Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng công thương Đống Đa

Đứng trên góc độ là người cho vay, thẩm định tài chính là một nội dung rất quan trọng trong quá trình thẩm định của một dự án đầu tư để ra quyết định cho vay. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính là một trong những nhân tố góp phần vào thành công hoạt động ngân hàng nói riêng và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Nhưng hoàn thiện công tác thẩm định tài chính là vấn đề phức tạp và đó chỉ là một trong những nội dung cần thẩm định đối với một dự án đầu tư. Để làm tốt công tác thẩm định tài chính dự án cần sự phối hợp của rất nhiều biện pháp của bản thân Ngân hàng nói riêng và cần những giải pháp phối hợp đồng bộ khác của nhiều chủ thể như cơ quan chủ quản, Ngân hàng Nhà nước và phía khách hàng. Đề tài nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án không phải là mới nhưng vẫn là đề tài cấp thiết. Mặc dù vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế song em vẫn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng Công Thương Đống Đa. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để chuyên đề này trở thành công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn.

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17.399 10 1.740 1.740 1.740 1.740 1.740 1.740 1.740 1.740 1.740 1.740 - Tổng mức trích KH/năm 18.547 18.547 18.547 18.547 18.547 16.616 16.616 16.616 16.616 16.616 - Bảng 11. Bảng tính giá thành sản phẩm Đơn vị: triệu đồng GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chi phí nguyên vật liệu 129,675 166,725 185,250 185,250 185,250 185,250 185,250 185,250 185,250 185,250 Chi phí nhân công trực tiếp 4,174 5,367 5,964 5,964 5,964 5,964 5,964 5,964 5,964 5,964 Chi phí chung 35,575 40,440 42,872 42,872 42,872 40,941 40,941 40,941 40,941 40,941 KHCB 18,547 18,547 18,547 18,547 18,547 16,616 16,616 16,616 16,616 16,616 Chi phí bằng tiền khác 17,028 21,893 24,325 24,325 24,325 24,325 24,325 24,325 24,325 24,325 Phế liệu thu hồi (994) (1,278) (1,419) (1,419) (1,419) (1,419) (1,419) (1,419) (1,419) (1,419) Tổng chi phí sản xuất 168,431 211,254 232,666 232,666 232,666 230,735 230,735 230,735 230,735 230,735 Giá thành đơn vị sản phẩm 12.03 11.74 11.63 11.63 11.63 11.54 11.54 11.54 11.54 11.54 Xác định doanh thu của dự án: Bảng 12. Báo cáo thu nhập của dự án Đơn vị: triệu đồng BÁO CÁO THU NHẬP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng doanh thu 185,346 258,896 291,258 294,200 294,200 294,200 294,200 294,200 294,200 294,200 29,420 Doanh thu tăng thêm - - - - - - - - - - - Các khoản giảm trừ - - - - - - - - - - - Doanh thu thuần 185,346 258,896 291,258 294,200 294,200 294,200 294,200 294,200 294,200 294,200 29,420 Giá vốn hàng bán 151,588 206,934 230,543 232,685 232,668 230,910 230,751 230,736 230,735 230,735 23,073 Chi phí tăng thêm 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 3,321 Lợi nhuận gộp 30,438 48,641 57,394 58,194 58,211 59,969 60,129 60,143 60,144 60,145 3,026 Chi phí hoạt động tài chính 14,480 12,294 10,109 7,923 5,737 3,552 1,366 - - - - Chi phí bán hàng 7,414 10,356 11,650 11,768 11,768 11,768 11,768 11,768 11,768 11,768 1,177 Chi phí quản lý doanh nghiệp 14,828 20,712 23,301 23,536 23,536 23,536 23,536 23,536 23,536 23,536 2,354 Lợi nhuận trước thuế (6,284) 5,280 12,335 14,967 17,170 21,113 23,459 24,839 24,840 24,841 (505) Thuế thu nhập - 1,320 3,084 3,742 4,292 5,278 5,865 6,210 6,210 6,210 - Lợi nhuận ròng (6,284) 3,960 9,251 11,226 12,877 15,835 17,594 18,629 18,630 18,630 (505) 8.5.4. Thẩm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Thời gian thu hồi vốn: Không chiết khấu: 7 năm 5 tháng; Có chiết khấu: 10 năm 9 tháng; Giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR Từ những số liệu trên và kết quả tính toán kèm theo, một số chỉ tiêu kinh tế được xác định như sau: Bảng 13. Bảng chi phí vốn của dự án 1 Lãi suất kỳ vọng của chủ đầu tư 16,00% 2 Lãi vay 12,75%  3 Chi phí vốn bình quân WACC 11,55% WACC = (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu * Lãi kỳ vọng của chủ đầu tư) + ( Tỷ lệ vốn vay * Lãi vay) * ( 1- thuế TNDN). WACC = 30,9% * 16% + ( 69,1% * 12,75%) * (1-25%) = 11,55% Với mức chi phí vốn bình quân WACC = 11,55% thì ta xác định được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án như sau: Bảng 14. Xác định dòng tiền của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Doanh thu 185.346 258.896 291.258 294.200 294.200 294.200 294.200 294.200 294.200 29.420 29.420 Thay đổi khoản phải thu (18.535) (7.355) (3.236) (294) - - - - - 29.420 Giá trị thanh lý - - - - - - - - - - - - Tổng dòng tiền vào - 16.,811 251.541 288.022 293.906 294.200 294.200 294.200 294.200 294.200 58.840 58.840 Chi phí đầu tư (173.714 ) - - - Chi phí hoạt động - 175.446 227.095 252.391 252.744 252.744 252.744 252.744 252.744 252.744 6.851 6.851 Thay đổi khoản phải trả - (15.159) (5.535) (2.361) (214) 2 176 16 1 0 20.766 20.766 Thay đổi tiền mặt - (9.267) (3.678) (1.618) (147) - - - - - 14.710 14.710 Thuế TNDN - - 1.320 3.084 3.742 4.292 5.278 5.865 6.210 6.210 - - Tổng dòng tiền ra (173.714) 151.020 219.203 251.496 25.,124 257.038 258.198 258.624 258.955 258.954 42.327 42.327 Dòng tiển ròng (173.714) 15.792 32.338 36.526 37.781 37.162 36.002 35.576 35.245 35.246 35.246 16.513 Ghi chú: dấu ( ) chỉ giá trị âm. NPV = 16.634,42 IRR = 13,81% WACC =11,55% Khả năng trả nợ: Trong đó: Nguồn trả nợ gồm 70% Lợi nhuận và Khấu hao cơ bản Khả năng trả nợ trung bình của dự án trong 7 năm là 1.1 nên tuy năm đầu thiếu nguồn trả nợ 8.671 triệu đồng nhưng dự án vẫn đảm bảo khả năng trả nợ. Độ nhạy của dự án. Dự án chịu được mức độ tăng tổng đầu tư đến 2%, giá bán giảm 1%; nguyên liệu tăng 1%. Nhìn chung, mức chịu đựng rủi ro của Dự án ở mức thấp, tuy nhiên với khả năng tài chính hiện tại của khách hàng thì mức rủi ro trên là chấp nhận được. Khi thay đổi tổng mức vốn đầu tư so với mức dự kiến ban đầu: Bảng 15. Phân tích độ nhạy của dự án khi tổng vốn đầu tư thay đổi GTTĐ tổng VĐT trong TH thay đổi 173.714 177.188 182.4000 191.085 199.771 208.457 217.142 Tỷ lệ tăng tương đối 0% 2% 5% 10% 15% 20% 25% Chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV 13.195 6.533 - 3.631 -21.039 -39.051 -57.681 -76.47 IRR 13,25% 12,43% 11,26% 9,44% 7,76% 6,21% 4,7% Khi cho tổng vốn đầu tư tăng lên 2% ta có các chỉ tiêu: NPV = 6.533 >0 : thỏa mãn IRR = 12,43% > WACC = 11,55%: thỏa mãn Tiếp tục tăng tổng vốn đầu tư lên đến 5% , khi đó ta có: NPV = -3.631 < 0 IRR = 11,26% < WACC = 11,55% Như vậy dự án chịu được sự thay đổi của tổng vốn đầu tư khi tăng lên 2%. Khi giá bán giảm: Bảng 16. Phân tích độ nhạy của dự án khi giá bán giảm Các chỉ tiêu P/án Giá bán giảm 0.0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% NPV 13.195 3,611 (5.973) (15.838) (25.833) (35.905) (46.395) (57.302) IRR 13.25% 12.02% 10.77% 9.44% 8.05% 6.61% 5.07% 3.40% Khi cho giá bán giảm 1% ta được các chỉ tiêu: NPV = 3.611 > 0: thỏa mãn IRR = 12,02% > WACC = 11,55%: thỏa mãn Khi cho giá bán giảm 2% thì các chỉ tiêu NPV, IRR như sau: NPV = - 5.973 IRR = 10,77% < WACC = 11,55% Như vậy dự án có thể chịu được sự thay đổi khi giảm giá bán xuống 1%. Khi chi phí nguyên vật liệu tăng: Bảng 17. Phân tích độ nhạy của dự án khi chi phí nguyên vật liệu tăng Các chỉ tiêu P/án Chi phí nguyên vật liệu tăng 0.0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% NPV 13,195 4,495 (4,205) (13,073) (22,145) (31,218) (40,533) (50,169) IRR 13.25% 12.14% 11.00% 9.82% 8.58% 7.31% 5.98% 4.56% Khi cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên 1% ta được: NPV = 4.495 > 0: thỏa mãn IRR = 12,14% > WACC = 11,55% Khi cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên đến 2%: NPV = -4.205 < 0 IRR = 11% < WACC =11,55% Như vậy dự án chỉ có thể chịu được sự thay đổi chi phí nguyên vật liệu khi tăng thêm 1%. Phân tích điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn doanh số: Doanh thu hòa vốn: Thời gian hòa vốn: 8.5.5. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Tài sản bảo đảm là toàn bộ tài sản hình thành từ dự án được nhập ngoại qua đấu thầu quốc tế, đáp ứng đủ các điều kiện thế chấp làm bảo đảm tiền vay, tổng giá trị tạm tính là 175.814 triệu đồng. Căn cứ bảo đảm tiền vay : Căn cứ vào nghị định 178/1999/NĐ – CP ngày 29/12/1999 của Thủ tướng chính phủ, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, thông tư 06/2000/TT –NHNNI ngày 04/04/2000; Hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay 1219/CV – NHCT5 ngày 01/06/2000. Hợp đồng bảo hiểm tài sản giữa Tổng Công Ty Giấy và công ty bảo hiểm thỏa thuận trong trường hợp xảy ra sự cố thì Ngân hàng Công Thương Đống Đa sẽ là người thụ hưởng. Tổng công ty Giấy là Tổng công ty được Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập và hoạt động luôn có lãi, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty không có nợ quá hạn và lãi treo với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhận xét sau khi thẩm định dự án Mua sắm thiết bị của tổng công ty Giấy. Hồ sơ pháp lý của Công ty: Hồ sơ khách hàng đầy đủ, hợp pháp hợp lệ theo đúng quy định của Ngân hàng và pháp luật, bộ máy lãnh đạo Tổng công ty là những người có năng lực điều hành tư cách đạo đức tốt, có uy tín với ngân hàng và bạn hàng. Về hoạt động SXKD, tài chính: ổn định trong nhiều năm và có xu hướng phát triển tốt trong tương lai, giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước, doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh qua từng năm, tình hình tài chính lành mạnh, vốn chủ sở hữu lớn và được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, các khoản nợ khó đòi được trích lập dự phòng kịp thời, đầy đủ. NHCT đã thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm cho TCT và đã đem lại hiệu quả cho đơn vị, doanh thu và lợi nhuận ổn định và phát triển. Mặc dù, hiện nay giá các yếu tố đầu vào đang gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của nhiều đơn vị sản xuất giấy. Tuy nhiên, do TCT đã tự chủ động được 70% nguyên liệu bột giấy, có hệ thống thu mua nguyên vật liệu trong nước lâu năm, có tín nhiệm, chủ động dự trữ nên đảm bảo đủ nhu cầu cho sản xuất. Đồng thời TCT cũng tăng cường quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, xem xét lại các định mức tiêu hao, tính toán hợp lý các chi phí và linh hoạt điều chỉnh giá giấy trong từng thời kỳ nên việc tiêu thụ giấy hiện nay vẫn thuận lợi, đảm bảo có lãi. Công ty là khách hàng truyền thống của NHCT, trong quan hệ tín dụng có uy tín, luôn trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên, đơn vị có quan hệ với nhiều TCTD, gây khó khăn trong việc quản lý và thu hồi vốn. Dự án cải tạo nâng cấp 02 máy xeo nhằm tăng chất lượng giấy có gia keo bề mặt đáp ứng nhu cầu thị trường và sản lượng thêm 20.000 tấn giấy/năm do Tổng Công ty làm chủ đầu tư sẽ khắc phục được phần nào nhu cầu ngày càng tăng về giấy in, viết trong thị trường nội địa và xuất khẩu mà còn tận dụng được năng lực sản xuất bột giấy ngày càng gia tăng, năng lực sản xuất điện, than, nhân công sẵn của Tổng Công ty. Hiệu quả tài chính của dự án: dự án có tính khả thi, dự kiến có hiệu quả, có khả năng thực hiện. Dự án có hiệu quả tốt và đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết, khả năng chịu đựng về sự thay đổi các yếu tố bất lợi trong hoạt động của dự án là khá cao. Biện pháp bảo đảm tiền vay: đủ điều kiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng: khách hàng đáp ứng được các yêu cầu của chế độ tín dụng hiện hành. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT Đống Đa. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án “ Mua sắm thiết bị của Tổng công ty Giấy” Sau khi thẩm định dự án vay vốn nhằm mục đích mua sắm thiết bị của Tổng Công ty Giấy, Giám đốc Ngân hàng Công Thương Đống Đa đã chấp thuận đề nghị vay vốn của Tổng Công Ty Giấy. Công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng của Ngân hàng đối với dự án trên đã tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định và thỏa mãn các điều kiện sau: Số tiền cho vay đối với dự án tối đa 85% giá trị thiết bị nhập ngoại và bảo đảm tỷ lệ vốn tự có tham gia của Chủ đầu tư tối thiểu 30% tổng mức đầu tư cố định của dự án. Ngân hàng Công Thương Đống Đa đã yêu cầu Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay trong quá trình lắp đặt, chạy thử và sau khi hoàn thành tại công ty bảo hiểm được Chi nhánh NHCT Đống Đa chấp thuận với mức bồi thường tổn thất tối thiểu tương đương với tổng nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí) được xác định tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm ghi rõ, người thụ hưởng đầu tiên trong trường hợp xảy ra rủi ro, tổn thất là Chi nhánh NHCT Đống Đa. Thực hiện đầu tư theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước trong quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đầu thầu, quy chế tín dụng và các quy định của pháp luật liên quan. Trong nội dung định tài chính dự án, cán bộ tín dụng đã sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án: Chỉ tiêu NPV được tính trên quan điểm của ngân hàng. NPV của dự án >0. Chỉ tiêu IRR thỏa mãn lớn hơn chi phí vốn bình quân của dự án. Chỉ tiêu doanh thu hòa vốn . Thời gian thu hồi vốn có và không có chiết khấu. Có sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy của dự án khi tổng vốn đâu tư tăng, giá bán giảm, chi phí nguyên vật liệu tăng. Nhìn chung, nội dung thẩm định dự án của NHCT Đống Đa phù hợp với công tác thẩm định dự án hiện hành với phương pháp tính khoa học, có xem xét đến các yếu tố tĩnh và yếu tố động ảnh hưởng tới dự án. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 2.1. Những kết quả đạt được. 2.1.1. Quy trình thẩm định. Công tác thẩm định đã tuân theo quy trình cụ thể, các bước thẩm định được tiến hành một cách khoa học và chính xác. Quán triệt phương châm “ Mở rộng cho vay đến đâu phải chắc chắn và hiệu quả đến đó” , các cán bộ tín dụng Ngân hàng Công Thương Đống Đa rất chú trọng công tác thẩm định cho vay theo quy trình chặt chẽ và tương đối khoa học. Do tuân thủ nghiêm túc quy trình, các dự án trước khi được phê duyệt cho vay đều phải trải qua khâu thẩm định kỹ lưỡng, do đó trong những năm qua hạn chế được tình trạng phát sinh nợ khó đòi. 2.1.2. Phương pháp thẩm định. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn, các cán bộ tín dụng Ngân hàng Công Thương Đống Đa đã vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định như thẩm định theo trình tự, thẩm định theo phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp phân tích độ nhạy. Trong những năm gần đây, phương pháp phân tích độ nhạy đã được chú trọng để đánh giá độ an toàn của dự án. 2.1.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn. Trong quá trình thẩm định, các cán bộ tín dụng luôn coi trọng việc đánh giá tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho dự án. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đầu tư cho dự án không được phép nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư. Do xác định đúng mục tiêu cần chú trọng nên cán bộ tín dụng nắm được thời điểm bao giờ nên giải ngân và tiếp tục giải ngân để dự án hoạt động có hiệu quả nhất. Các tiêu chí về giá thành và chi phí sản xuất luôn được cán bộ tín dụng chú trọng. Ngoài việc đánh giá chi phí, giá thành sản phẩm của dự án có hợp lý không, cán bộ tín dụng còn sử dụng chi phí sản xuất làm yếu tố để phân tích độ nhạy của dự án, khi chi phí tăng thì các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn…còn đảm bảo hay không, qua đó rút ra kết luận về độ nhạy của dự án. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng đặc biệt chú trọng về khía cạnh thẩm định tài sản bảo đảm. Đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo bằng cách thế chấp tài sản hoặc giấy tờ có giá, ngân hàng đều xem xét rất kỹ lưỡng trước khi cho vay. Đối với những khách hàng lần đầu quan hệ với ngân hàng hoặc những đơn vị kinh doanh mang tính mạo hiểm thì Ngân hàng yêu cầu phải có tài sản gửi tại Ngân hàng thì mới cho vay. Do siết chặt khâu tài sản bảo đảm nên Ngân hàng tránh được những khoản nợ xấu. 2.1.4. Về mặt năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng. Đội ngũ cán bộ thẩm định được đào tạo có chuyên sâu hơn về nghiệp vụ thẩm định và thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ. Trong quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ dự án, tiến hành thẩm định và trình lên cấp trên do đó công tác thẩm định dự án được thực hiện xuyên suốt và thống nhất. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ , nắm chắc quy trình thẩm định và hiểu biết nhiều lĩnh vực cũng như nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường. Để nâng cao chất lượng thẩm định, Ngân hàng đã thực hiện chuyên môn hóa lĩnh vực chi vay và giao dịch với phân đoạn cụ thể, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một lĩnh vực hoặc một số doanh nghiệp là khách hàng quen thuộc. Do đó cán bộ tín dụng ám hiểu hơn về lĩnh vực mình phụ trách cũng như các chỉ tiêu chung của ngành để tiến hành so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ cán bộ Ngân hàng cũng nâng cao đáng kể, bằng chứng là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua rất tích cực. 2.1.5. Về trang thiết bị và nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Ngân hàng Công Thương Đống Đa là chi nhánh của một trong bốn ngân hàng Quốc Doanh nên nguồn thông tin ngân hàng có được rất phong phú, dồi dào. Nhờ những nguồn thông tin tham khảo từ Ngân hàng Nhà nước, từ các đối tác là doanh nghiệp quen thuộc. Thông tin thu thập được từ khách hàng và các nguồn khác đều được xử lý nhanh gọn và chính xác. Công tác thu thập, xử lý và đánh giá, phân tích thông tin được thực hiện qua nhiều bước và nhiều nguồn như: để đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định đã thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với báo cáo tài chính, phỏng vấn, thực địa khảo sát, lấy thông tin từ bạn hàng, của các cơ quan chuyên môn. Để thu thập và xử lý nhanh chóng nguồn thông tin đó, tất cả cán bộ thẩm định đều được trang bị phương tiện làm việc hiện đại và hệ thống truy cập thông tin phong phú. Một số tồn tại và nguyên nhân. Tồn tại Về quy trình thẩm định. Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, song hầu hết chỉ đề cập tới giai đoạn thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh gía, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án chưa được quan tâm thường xuyên xuyên suốt DA. Một số tài sản tuy thời gian khấu hao đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn còn giá trị sử dụng. Việc hoàn trả hay định giá tài sản cũng như hoàn trả vốn lưu động khi kết thúc dự án chưa có quy định cụ thể. Đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp hoặc thông thường tài sản đầu tư bằng vốn vay là tài sản thế chấp, thì việc đánh giá định kỳ tài sản thế chấp được thực hiện với hiệu quả chưa cao. Về nội dung thẩm định Trong quá trình thẩm định tài chính của Dự án, Ngân hàng còn chú trọng vào tài sản bảo đảm. Việc xem xét kỹ lưỡng tài sản bảo đảm là yêu cầu quan trọng để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm các cơ hội cho vay của ngân hàng do các điều kiện khắt khe về tài sản bảo đảm. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, ngân hàng quá chú trọng trong đánh giá và định giá tài sản bảo đảm, nếu không có tài sản đủ lớn thì doanh nghiệp hầu như không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Điều này góp phần vào thực trạng doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn nhưng cả hai phía cung và cầu vốn vẫn không thể gặp nhau. Thực tế, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bản thân họ có số vốn không lớn nên tài sản không có nhiều, nhưng phía Ngân hàng lại yêu cầu họ phải có tài sản bảo đảm đủ lớn mới được chấp thuận cho vay nên doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Do đó đánh giá đúng vai trò của tài sản bảo đảm trong trường hợp nào là thực sự cần thiết, trường hợp nào có thể linh động được sẽ giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Về năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp về cơ bản mỗi cán bộ tín dụng còn thực hiện nhiều khâu từ khâu đề xuất – phân tích - phê duyệt - giải ngân - quản lý sau cho vay nên vẫn còn thiếu chuyên môn hoá và khó quan sát. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro chưa thật hiệu quả vì ngân hàng vẫn chưa có một tổ chức chuyên trách quản lý rủi ro sau cho vay. Cán bộ tín dụng của Ngân hàng Công Thương chủ yếu là tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế nên am hiểu không chuyên sâu về lĩnh vực máy móc kỹ thuật. Để thẩm định một dự án vay vốn phục vụ mua sắm máy móc thiết bị hoặc xây dựng nhà xưởng, công trình thì cán bộ phải tự tìm hiểu về cơ chế hoạt động, đặc tính của sản phẩm, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế của máy móc thiết bị đó, thông số kỹ thuật thế nào là hợp lý, những kiến thức về xây dựng…điều này gây khó khăn cho công tác thẩm định vì cán bộ phải học những kiến thức đó từ đầu mà không hề chuyên sâu giống như được đào tạo chính quy bài bản. Ở một số ngân hàng nước ngoài ngày nay đã tiến hành tuyển dụng các kỹ sư có trình độ chuyên môn kỹ thuật vào vị trí cán bộ tín dụng. Sau một thời gian đào tạo về nghiệp vụ tín dụng họ có thể thẩm định dự án theo đúng quy trình chuẩn mà kiến thức chuyên môn về các máy móc thiết bị, công trình kỹ thuật rất chắc. Về trang thiết bị và thông tin phục vụ công tác thẩm định. Công tác thu thập thông tin còn hạn chế. Các thông tin về doanh nghiệp và dự án do phía chủ đầu tư cung cấp đôi khi còn chưa trung thực và minh bạch. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không qua kiểm toán, một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính do doanh nghiệp cung cấp trong báo cáo không chính xác. Công tác lập dự án của chủ đầu tư còn rất yếu do thiếu chuyên môn nghiệp vụ. Một số doanh nghiệp đã tìm tới các công ty, tổ chức tư vấn để thuê họ lập dự án nhưng số lượng đó không nhiều. Khó khăn trong nguồn thông tin do chính chủ đầu tư cung cấp không chính xác và không cập nhật khiến công tác thẩm định bị chậm lại do chính cán bộ thẩm định lại phải tìm hiểu lại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và vận dụng vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để đánh giá. Ngân hàng Công Thương Đống Đa cũng như các hệ thống ngân hàng trên toàn quốc đã ý thức được vai trò của trang thiết bị hiện đại là không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng nên đã trang bị những thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng và cập nhật công nghệ mới. Tuy nhiên, ở một số ít các phòng vẫn thiếu máy vi tính đếm trên đầu người, ví dụ như phòng Khách hàng 2 vẫn còn tình trạng 2 cán bộ dùng chung một máy vi tính. Nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan. - Chính sách đào tạo và tuyển dụng của ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện, Công tác tuyển dụng cán bộ chưa thực sự mở rộng. - Ngân hàng công Thương Đống Đa thu hút được nhiều dự án nhưng do cơ chế cho vay và khâu thẩm định tài sản đảm bảo rất chặt chẽ không như các ngân hàng thương mại Cổ phần khác nên có một số khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng. - Khả năng bao quát công việc của cán bộ tín dụng là có giới hạn nhưng tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đống Đa cũng như tại một số ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần khác, cán bộ thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc trong quy trình thẩm định từ nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, quyết định tín dụng…Nhiều công việc đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực mà một cán bộ thì không thể bao quát hết được. - Chính sách marketing của ngân hàng chưa được chú trọng. Mặc dù Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đống Đa nói riêng đã đẩy mạnh công tác marketing hình ảnh của Ngân hàng trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng một số cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đó. Nguyên nhân khách quan. - Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế là một khó khăn cho công tác thẩm định. Nó kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các mối quan hệ với những khách hàng mới, với các đối tác nước ngoài đã tạo ra thử thách về cạnh tranh, rủi ro về mất vốn. - Tuy đã có những bước tiến vượt bậc nhưng so với sự phát triển công nghệ của các ngân hàng trên thế giới, chúng ta còn thua kém nhiều, do vậy công tác thẩm định còn lạc hậu, chưa bắt kịp với sự phát triển của thế giới. - Về phía nhà nước, các văn bản quy chế liên quan đến thẩm định còn hạn chế hoặc chưa rõ ràng, chồng chéo. Hoạt động của các ngành có liên quan còn chưa hiệu quả hoặc chưa hiệu quả, gây khó khăn cho công tác thẩm định. - Trình độ quản lý chưa đồng đều, thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định. Bên cạnh đó luật đất đai, đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho công tác thẩm định. - Các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể, khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Ngân hàng khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước. CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA. I. Định hướng hoạt động trong thời gian tới. Định hướng cho hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đống Đa. Định hướng chung Trong những năm qua, ngân hàng Công Thương Đống Đa đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Để có được thành công đó là sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Ngân hàng. Trong thời gian tới, mục tiêu Ngân hàng Công Thương Đống Đa là không ngừng nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Đến với ngân hàng Công Thương Đống Đa, khách hàng sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm “ Tin cậy, hiệu quả, hiện đại”. Cung cấp các dịch vụ hoàn hảo để mang tới cho khách hàng sự hài lòng nhất là tôn chỉ hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đống Đa. Phấn đấu đạt được các mục tiêu đó, Ngân hàng đã đạt ra phương hướng nhiệm vụ cần đạt được trong thời gian tới: Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, thực hiện 4 hoá: Hiện đại hoá; Cổ phần hoá; Chuẩn hoá các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự cán bộ; Công khai minh bạch hoá, lành mạnh tài chính. Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tổng tài sản nợ, tổng tài sản có, thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bền vững. Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Đảm bảo an ninh tài chính, an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của NHCTVN. Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, đem đến lợi ích chung cho toàn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng của NHCTVN. 1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 Năm 2008 tuy thế giới chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Ngân hàng Công Thương Đống Đa vẫn hoạt động có lãi, điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã nhận thức rõ sự biến động của nền kinh tế thị trường là liên tục, để phát triển được cần thực hiện tốt các biện pháp theo đúng phương hướng và mục tiêu đã đề ra. Bản thân Ngân hàng Công Thương Đống Đa đã xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài tới năm 2010 trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn của bối cảnh kinh tế trong nước và tình hình kinh tế thế giới nên Ngân hàng vẫn đứng vững và phát triển không ngừng dù nhiều ngành khác bị ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới. Giữ vững thành tích đó, năm 2009 Ngân hàng phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau: Tổng nguồn vốn huy động tăng : 15% đến 20% Tổng dư nợ đầu tư và cho vay nền kinh tế tăng : 15% đến 20%. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3,4, và 5) dưới : 5%/Dư nợ cho vay. Cho vay trung và dài hạn tối đa : 40%/Dư nợ cho vay. Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản : 75%/Dư nợ cho vay. Tỷ lệ cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tối đa : 32%/Dư nợ cho vay. Lợi nhuận hạch toán : 92 tỷ đồng. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra, Ngân hàng Công Thương Đống Đa luôn coi trọng công tác thẩm định dự án cho vay vốn trung và dài hạn. Hoạt động tín dụng chỉ đạt chất lượng, hiệu quả, rủi ro thấp khi công tác thẩm định được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Vì vậy, công tác thẩm định cần được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, có một cơ chế hoàn hiện kết hợp với trình độ khoa học công nghệ cao để tao thành một tổng thể giải pháp đồng bộ cho việc định hướng phát triển. Xét trên góc độ Ngân hàng, công tác thẩm định tài chính dự án cho vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa nên có những định hướng sau: Để hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn, trước tiên cần nhận thức đúng vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án vì quan điểm thẩm định của ngân hàng là quan điểm tổng vốn đầu tư. Thẩm định tài chính dự án cần được thực hiện nhằm trợ giúp cho quá trình ra quyết định tín dụng cũng như sau khi đã giải ngân nhằm theo dõi đánh giá tình hình hoạt động của dự án, nói cách khác thẩm định dự án cần được tiến hành trước trong và sau khi cho vay. Thực hiện tốt được điều này sẽ nâng cao chất lượng tín dụng cũng như uy tín và vị thế của Ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án không chỉ đứng trên quan điểm của Ngân hàng là người cho vay mà còn nên xem xét theo quan điểm của người đi vay mới tăng tính khách quan của công tác thẩm định. Việc đánh giá đúng và đủ lượng vốn cần cho vay không những tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà còn gia tăng lợi ích cho chủ đầu tư thông qua việc tư vấn, giúp đỡ chủ đầu tư trong phương án thực hiện như thời điểm bỏ vốn, thời điểm rót thêm vốn.. Bằng cách này mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng cũng được thắt chặt, làm tăng cường niềm tin và uy tín của khách hàng dành cho Ngân hàng. Nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng. Trong thời gian tới, Ngân hàng nên có phòng thẩm định dự án riêng biệt. Việc chuyên môn hóa trong công tác thẩm định sẽ giúp các cán bộ có những nhận xét, đánh giá sâu sắc hơn trong chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài việc thẩm định các dự án của Nhà nước, của Doanh nghiệp Quốc doanh, ngân hàng Công Thương Đống Đa chủ động tìm kiếm các dự án cần tài trợ vốn khác. Công việc này sẽ mang lại cho Ngân hàng tính chủ động trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCTDD. 1. Nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định Công tác thẩm định dự án từ lâu đã gắn liền với hoạt động tín dụng cho vay. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần thông qua khâu thẩm định để đảm bảo tài sản thế chấp . Tuy nhiên công tác thẩm định chưa được quan tâm xứng đáng với tầm quan trọng của nó vì chưa có tổ thẩm định và cán bộ thẩm định riêng rẽ tách biệt với cán bộ tín dụng. Hiện nay tại ngân hàng Công Thương Đống Đa, cán bộ tín dụng là người kiêm luôn nhiệm vụ thẩm định để cho vay vốn. Hình thức này có ưu điểm là gắn kết quá trình thẩm định, cho vay và giám sát về một người cụ thể, song cũng dẫn đến hạn chế lớn là thiếu sát sao trong công việc vì một người phải đảm nhận quá nhiều khâu dẫn đến quá tải. Việc phân định rõ nhiệm vụ, phạm vi công việc của các cán bộ và thành lập ra tổ thẩm định là điều cần thiết. Trong đó, tổ thẩm định chịu trách nhiệm về xem xét các điều kiện vay vốn của khách hàng, tính giá trị và tính pháp lý của tài sản cầm cố, tài sản thế chấp, phân tích tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế xã hội của dự án. Còn cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về phần kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ gốc và lãi theo khế ước đã thỏa thuận. Việc phân định rõ công việc sẽ tăng cường vai trò thẩm định, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định. Ngân hàng Công Thương Đống Đa đã có một bản hướng dẫn quy trình thẩm định dự án trong đó có kiểm soát sau cho vay. Tuy nhiên để phát huy tính chủ động trong việc vận dụng các thông tư, chỉ thị của cấp trên trong công tác thẩm định dự án, Ngân hàng cần chi tiết hóa các nội dung công việc trong quy trình và các chỉ tiêu trong quy trình cần cập nhật, chính xác và chi tiết cụ thể. Trong công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định cần theo dõi sát sao hoạt động của dự án để đánh giá chính xác, kịp thời tiến độ thực hiện dự án và các yếu tố liên quan để quản lý nguồn vốn cho vay bảo đảm thực hiện đúng mục đích, hiệu quả. Từng bước hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án Về phân tích tài chính dự án vay vốn : tuy trong nội dung quy trình đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để phân tích tài chính dự án nhưng để phân tích sát với thực tế thì cán bộ thẩm định cần tham khảo giá thị trường và giá các dự án khác để tham khảo. Về xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ và xử lý nợ gốc và lãi. Việc xác định thời hạn trả nợ cần tính toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất và tiến độ của dự án. Trên thực tế, ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hoặc thu lũy thoái. Trong thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm vẫn ở giai đoạn thăm dò thị trường nên việc ngân hàng yêu cầu trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp không đủ vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng nên căn cứ vào nguồn thu của dự án và tiền hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian thì phù hợp với quá trình đầu tư. Về việc thu lãi theo tháng của ngân hàng như hiện nay là chưa hợp lý. Việc thu lãi cần tính toán và thu cùng với nợ gốc để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng ngân hàng phải đi đường vòng hoặc vay ngắn hạn để trả nợ ngân hàng vì chưa có nguồn thu từ dự án. Đảm bảo nguồn dữ liệu thông tin phong phú chính xác. Thông tin là căn cứ quan trọng để tiến hành thẩm định dự án, đặc biệt thông tin phục vụ cho việc thẩm định tài chính lại càng quan trọng. Đảm bảo nguồn thông tin phong phú và chính xác là yêu cầu cần thiết trong công tác thẩm định. Hiện nay nguồn thông tin của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn . Bên cạnh nguồn yêu cầu phía khách hàng cung cấp như báo cáo tài chính, căn cứ pháp lý của doanh nghiệp hoặc ngân hàng trực tiếp xác minh như xuống cơ sở hoặc phỏng vấn trực tiếp người đại diện doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác của thông tin, ngân hàng còn có thể khai thác thông tin từ các nguồn như : thông tin từ đối tác có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp như bạn hàng, tổ chức tín dụng, thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng Nhà Nước, hoặc từ sách báo, phương tiện thông tin đai chúng...Tuy nhiên thiếu thông tin cũng là một trong những khuyết tật của thị trường Việt Nam nói chung và là điểm bất lợi cho công tác thẩm định tài chính của ngân hàng nói riêng. Thiếu thông tin, thông tin không đồng bộ, độ chính xác chưa cao do phía khách hàng cung cấp hoặc trong quá trình thu thập thông tin của cán bộ thẩm định chưa đạt độ chính xác cao do nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng của công tác thẩm định dự án bị ảnh hưởng như : báo cáo tài chính khách hàng cung cấp chưa qua kiểm toán, thông tin trên thị trường bị bóp méo..Do đó, để đảm bảo tính khách quan, chính xác và trung thực của nguồn thông tin, ngân hàng Công Thương Đống Đa nên phối hợp với cơ quan kiểm toán độc lập để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của cán bộ thẩm định Một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định là trình độ cán bộ thẩm định. Để thực hiện tốt công tác thẩm định đòi hỏi người cán bộ phải thõa mãn những yêu cầu về trình độ, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm. Về trình độ : cán bộ thẩm định phải có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh tế thị trường, pháp luật, thuế và phải có trình độ từ đại học trở lên. Về khả năng : bên cạnh những kỹ năng làm việc thành thạo như phân tích các chỉ tiêu tài chính, vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định thì cán bộ còn phải nhạy bén với môi trường hàng rào dự án vì môi trường kinh tế xã hội là môi trường vận động không ngừng. Về khả năng, kinh nghiệm : kinh nghiệm thẩm định là tài sản quý giá đối với mỗi cán bộ thẩm định, ngoài ra còn yêu cầu họ có kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan đến dự án. Bên cạnh đó cán bộ phải có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghành và trách nhiệm với công việc. Để có được đội ngũ cán bộ giỏi, ngoài sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thì Ngân hàng Công Thương Đống Đa cần tạo điều kiện cơ sở vững chắc để đội ngũ cán bộ phát huy hết tiềm năng : - Có kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thẩm định như cử cán bộ đi học tại các trung tâm nâng cao nghiệp vụ hoặc mời giảng viên về giảng dạy tại ngân hàng. - Phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ thẩm định. - Bên cạnh việc đào tạo thì ngân hàng nên chú trọng đầu vào của cán bộ, tuyển chọn những cán bộ có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao vào vị trí thích hợp. - Có chính sách thu hút người tài về làm việc, chế độ đãi ngộ thích hợp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở. - Đề tránh rủi ro nghề nghiệp trong quá trình thẩm định, ngân hàng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp sai phạm hoặc cố ý làm trái quy định của ngân hàng, bên cạnh đó có chế độ khen thưởng xứng đáng để khích lệ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công việc. 6. Nâng cao trình độ công nghệ và trang thiết bị. Ngân hàng Công Thương Việt Nam được đánh giá là ngân hàng tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam như sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng tự động ; là ngân hàng đầu tiên Việt Nam được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001 :2000. Bởi vậy, hệ thống quản lý tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa là một trong những hệ thống tiên tiến nhất trong số các ngân hàng trong nước. Nhưng như đã phản ánh ở phần trên, hiện nay ở một số bộ phận tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa vẫn thiếu máy móc để cán bộ làm việc. Nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính thì trước hết cần trang bị tốt và đầy đủ phương tiện cho cán bộ hoàn thành công việc. Trước mắt là trang bị những máy tính hiện đại có nối mạng toàn hệ thống ngân hàng cho cán bộ thẩm định để khi cần khai thác thông tin, các cán bộ tín dụng có thể truy cập trực tiếp mà không cần thông qua phòng thông tin điện tử. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần thường xuyên cập nhất các chương trình, phần mềm mới để áp dụng vào việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ để đem lại sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng. III. Kiến nghị. 1. Kiến nghị đối với nhà nước. Với vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô, Nhà nước cùng với các chính sách kinh tế ban hành có ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ trong nền kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi dù nhỏ trong hệ thống chính sách đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với hoạt động của ngân hàng thương mại. Nhà nước cần ban hành chính sách kiểm toán cụ thể, chặt chẽ để tạo điều kiện cung cấp thêm thông tin cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Một khi việc cung cấp báo cáo tài chính đã qua kiểm toán là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thẩm định năng lực của doanh nghiệp vay vốn thì Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin từ phía khách hàng. Ngoài ra, Chính phủ cần dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện để đầu tư tín dụng có trọng điểm với hiệu quả cao. Hiện nay, khách hàng lớn của ngân hàng vẫn đa số là doanh nghiệp quốc doanh nên càng cần đẩy mạnh việc tự chủ bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các khoản vay của ngân hàng. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy đối với hoạt động cho vay, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ để bảo vệ quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng cần xây dựng và ban hành quy trình và nội dung thẩm định thống nhất giữa các ngân hàng vì mỗi ngân hàng có một quy trình thẩm định khác nhau. Quy trình của Ngân hàng nhà nước cần dựa trên cơ sở thẩm định dự án của các Cơ Quan khoa học, Bộ kế hoạch và đầu tư và của các ngân hàng thương mại sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Có ngân hàng thì tách riêng cán bộ thẩm định và cán bộ tín dùng, nhưng có ngân hàng thì cán bộ tín dụng cũng là cán bộ thẩm định dự án. Vì vậy để quản lý cho thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một quy trình chuẩn và nội dung thống nhất để hoạt động thẩm định giữa các ngân hàng nhất quán và các ngân hàng có thể phối hợp với nhau. Ngân hàng cần hệ thống hóa những kiến thức về thẩm định dự án để hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần mở rộng phạm vi cung cấp thông tin, không những cung cấp thông tin cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng mà còn cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Ngân hàng cần hoàn thiện củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành. Thông tin là nguồn tài nguyên quan trọng, ngân hàng nhà nước là đầu mối quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng. Theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước cung cấp cho họ thông tin về doanh nghiệp giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở thẩm định đúng trước khi tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Thiếu thông tin là một trong những nguyên nhân làm cho việc thẩm định dự án đầu tư không chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao. Do đó ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên thu thập thông tin từ các ngân hàng thương mại, có thể tra cứu tình hình vay nợ của các khách hàng thông qua các tổ chức tín dụng qua đó hỗ trợ cho cán bộ tín dụng có thêm thông tin về khách hàng. Để khai thác được vai trò của thông tin cần thành lập các công ty chuyên về cung cấp, mua bán thông tin và qua đó tách biệt vai trò quản lý của ngân hàng Nhà nước và vai trò cung cấp thông tin của các công ty. 3. Kiến nghị đối với khách hàng. Khách hàng cần có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng cho các cán bộ tín dụng. Thông tin khách hàng cung cấp là những thông tin rất có giá trị vì trong công tác thẩm định dự án, sự trung thực của khách hàng trong việc cung cấp các thông tin đem đến việc đánh giá chính xác năng lực của khách hàng từ đó có quyết định cho vay hợp lý đúng đắn. Trong việc cho vay tín dụng ngoài sự giám sát của Ngân hàng còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền liên quan như Sở tài nguyên môi trường, sở Địa chính, cơ quan đăng kiểm. Các cơ quan này cần phối hợp với ngân hàng Công Thương Đống Đa để ngân hàng có thể thực hiện việc thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố tài sản tại ngân hàng một cách nhanh nhất và đảm bảo việc cho vay một cách an toàn, hiệu quả, bền vững. KẾT LUẬN Đứng trên góc độ là người cho vay, thẩm định tài chính là một nội dung rất quan trọng trong quá trình thẩm định của một dự án đầu tư để ra quyết định cho vay. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính là một trong những nhân tố góp phần vào thành công hoạt động ngân hàng nói riêng và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Nhưng hoàn thiện công tác thẩm định tài chính là vấn đề phức tạp và đó chỉ là một trong những nội dung cần thẩm định đối với một dự án đầu tư. Để làm tốt công tác thẩm định tài chính dự án cần sự phối hợp của rất nhiều biện pháp của bản thân Ngân hàng nói riêng và cần những giải pháp phối hợp đồng bộ khác của nhiều chủ thể như cơ quan chủ quản, Ngân hàng Nhà nước và phía khách hàng. Đề tài nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án không phải là mới nhưng vẫn là đề tài cấp thiết. Mặc dù vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế song em vẫn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng Công Thương Đống Đa. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để chuyên đề này trở thành công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH (Phòng khách hàng/phòng kinh doanh lập) Mô tả khái quát khoản vay: Khách hàng Tên dự án/phương án Tổng nhu cầu vốn của dự án Trong đó đề nghị vay ngân hàng công thương… Thẩm định về khách hàng vay vốn Giới thiệu khách hàng Tên khách hàng Địa chỉ Điện thoại Tài khoản tiền gửi Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính Vốn điều lệ tính đến thời điểm gần nhất Vốn đăng ký kinh doanh tính đến thời điểm gần nhất Người đại diện Cơ cấu, mô hình tổ chức Bộ máy quản lý Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển (thời gian thành lập, các giai đoạn phát triển, thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng Công Thương) Xem xét khách hàng trong một mối quan hệ Hồ sơ khách hàng - Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ, số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Số liệu tình hình sản xuất kinh doanh ít nhất 2 năm gần nhất Phân tích về sản lượng sản xuất, tiêu thụ, kinh doanh, lợi nhuận Đánh giá về hiệu quả kinh doanh, tốc đọ tăng trưởng thông qua một số chỉ tiêu Phân tích hiệu quả kinh doanh Hệ số lãi ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu ROA ROE Phân tích khả năng tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận Chiến lược sản xuất kinh doanh, chính sách bán hàng, tiếp cận thị trường… Tình hình tài chính của khách hàng. Số liệu về tình hình tài chính của khách hàng 2 năm Khái quát đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh Khái quát sự biến động quy mô tài sản có/tài sản nợ Đánh giá tình hình tài chính: Vốn lưu động ròng Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh. Khả năng tự chủ tài chính Tình hình quan hệ tín dụng. Quan hệ tín dụng với ngân hàng Công Thương. Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai Khả năng trả nợ Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và phương án khắc phục. B. Thẩm định phương án/dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng. 1. Giới thiệu dự án. - Tên dự án. - Địa điểm thực hiện dự án - Sự cần thiết thực hiện dự án - Mục tiêu đầu tư - Quy mô dự án - Sản phẩm hàng hóa chủ yếu - Điều kiện nhân lực - Điều kiện cơ sở hạ tầng - Thời gian thực hiện phương án 2. Hồ sơ liên quan 3. Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm - Thị trường cung cấp - Thị trường tiêu thụ - Phân tích hiện trạng, xu hướng vận động và phát triển của ngành hàng trong tương lai. - Phương thức tiêu thụ mạng lưới phân phối sản phẩm 4. Phương diện tài chính của dự án 4.1. Nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện dự án - Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Vốn chủ sở hữu Vốn vay ngân hàng Công Thương Tính khả thi của nguồn vốn tham gia. 4.2. Tính toán lại hiệu quả của dự án. - Cơ sở tính toán - Căn cứ định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu - Đánh giá công suất thực hiện, khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm nêu ra trong dự án. - Giá các yếu tố đầu vào, giá bán sản phẩm. 5. Những rủi ro dự kiến và phương án khắc phục - Rủi ro về kinh doanh - Rủi ro về tài chính - Rủi ro về chính sách - Rủi ro khác 6. Bảo đảm tiền vay - Mức độ đáp ứng các điều kiện cho vay - Biện pháp bảo đảm tiền vay - Hồ sơ đảm bảo tài sản - Giá trị tài sản đảm bảo 7. Dự kiến lợi ích của ngân hàng Công Thương nếu chấp thuận cho vay để thực hiện dự án. C. Kết luận và đề xuất 1. Nhận xét và đề xuất của cán bộ tín dụng 1.1. Nhận xét - Về hồ sơ khách hàng, tư cách khách hàng - Về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng - Về mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với ngân hàng Công Thương và tổ chức tín dụng khác. - Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hàng khách hàng - Về tính khả thi của dự án. - Về mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng - Về mức độ đáp ứng các điều kiện về đảm bảo tiền vay. 1.2. Đề xuất - Đề nghị cho vay/không cho vay. - Lý do. - Số tiền cho vay. - Lãi suất cho vay. - Thời hạn cho vay. - Thời gian rút vốn - Thời gian ân hạn 2. Đề xuất của lãnh đạo kinh doanh/phòng khách hàng. 2.1. Kết luận thẩm định 2.2. Đề xuất - Đề nghị cho vay/không cho vay - Lý do - Phương thức cho vay - Lãi suất 3. Quyết định của giám đốc Ngân hàng Công Thương PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN Một số chỉ tiêu phân tích  1 2  3  4  5  6  7  8  9 10 11 Suất sinh lời doanh thu -3.39% 1.53% 3.18% 3.82% 4.38% 5.38% 5.98% 6.33% 6.33% 6.33% -1.72% Định phí 47,855 51,553 51,956 50,006 47,820 43,703 41,518 40,152 40,152 40,152 2,354 Biến phí 143,775 202,063 226,967 229,226 229,210 229,384 229,224 229,209 229,208 229,208 27,571 Doanh thu hoà vốn 213,361 234,844 235,377 226,428 216,475 198,368 187,984 181,758 181,755 181,754 37,449 Công suất hoà vốn 115% 91% 81% 77% 74% 67% 64% 62% 62% 62% 127% Thời gian hoà vốn (tháng) 14 11 10 9 9 8 8 7 7 7 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO. Giáo trình KINH TẾ ĐẦU TƯ khoa Kinh Tế Đầu Tư – NXB Đại học KTQD Giáo trình LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ khoa Kinh Tế Đầu Tư – NXB Đại học KTQD Giáo trình TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP khoa Ngân hàng Tài Chính – NXB KTQD SỔ TAY TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM “ TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH” – Federic S.Mishkin. Báo cáo thẩm định của Phòng khách hàng 1 – NHCT Đống Đa Website của Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam Các tài liệu tham khảo: tạp chí Ngân hàng các số tháng 6,7,8,9,10,11,12 năm 2008. DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT. NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHCT : Ngân hàng Công Thương TCT : Tổng công ty HSTT: Hệ số thanh toán TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn TSCĐ: Tài sản cố định BĐTV: Bảo đảm tiền vay XDCB: Xây dựng cơ bản MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ tổ chức Ngân Hàng Công Thương - chi nhánh Đống Đa. 4 Sơ đồ quy trình thẩm định cho vay tại ngân hàng Công thương Đống Đa. 18 Bảng 01. Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Công Thương - chi nhánh Đống Đa. 7 Bảng 02. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 9 Bảng 03. Tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 10 Bảng 04. Tình hình kinh doanh đối ngoại của ngân hàng Công Thương - chi nhánh Đống Đa 11 Bảng 05. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công ty Giấy (2006-2008) 45 Bảng 06. Bảng tổng kết tài sản Tổng Công ty Giấy 46 Bảng 7. Bảng tổng kết Tổng Nguồn vốn của Tổng công ty Giấy. 48 Bảng 8. Các chỉ tiêu tài chính của TCT Giấy 50 Bảng 9. Cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án Mua sắm 02 máy xeo của Tổng Công ty Giấy Việt Nam. 52 Bảng 10. Bảng trích khấu hao hàng năm của dự án 54 Bảng 11. Bảng tính giá thành sản phẩm 54 Bảng 12. Báo cáo thu nhập của dự án 55 Bảng 13. Bảng chi phí vốn của dự án 56 Bảng 14. Xác định dòng tiền của dự án 57 Bảng 15. Phân tích độ nhạy của dự án khi tổng vốn đầu tư thay đổi 58 Bảng 16. Phân tích độ nhạy của dự án khi giá bán giảm 59 Bảng 17. Phân tích độ nhạy của dự án khi chi phí nguyên vật liệu tăng 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21660.doc
Tài liệu liên quan