Chuyên đề Hoàn thiện công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước tại Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái

Cùng với sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của Luật ngân sách Nhà nước đã giúp cho cơ quan Tài chính, đặc biệt là bộ phận kế toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Qua thời gian nghiên cứu đề tài chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Tình hình Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ những năm qua thực hiện tương đối tốt các khoản thu hầu như hoàn thành dự toán tỉnh giao hằng năm, tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã mấy năm gần đây đạt kết quả tốt nhất là từ khi thực hiện Luật ngân sách Nhà nước đã hạn chế được những khoản chi không đúng mục đích. Do đó nguồn thu ngân sách Nhà nước của Thị xã ngày càng được phong phú đã đáp ứng được nhu cầu chi cần thiết từ trên xuống. Công tác kế toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ trong thời gian qua đã có những chuyển biến tốt dần đi vào nề nếp, chế độ kế toán ngân sách Nhà nước từ khâu dự toán đến khâu quyết toán đã làm đúng tinh thần Luật ngân sách Nhà nước và các thông tư hướng dẫn thực hiện tiết kiệm và chống lãng phí. Tuy nhiên việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa phản ánh đầy đủ, rõ ràng do một số sổ sách chưa được mở, các tài khoản tổng hợp chưa được sử dụng để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong thời gian tới để công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước được thực hiện một cách trôi trảy và có hiệu quả thì cần phải được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hơn.

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước tại Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc về lĩnh vực tài chính và Thu - Chi ngân sách trên địa bàn Thị xã theo Luật ngân sách và sự phân cấp quản lý của Nhà nước. Với chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động công tác quản lý về tài chính, phòng Tài chính còn thực hiện chức năng tham mưu giúp Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã tham gia xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế – xã hội, quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành Thu - Chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã, mà cụ thể với những nhiệm vụ sau: - Quản lý Thu - Chi ngân sách Nhà nước Thị xã, quản lý các đơn vị dự toán và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước. - Quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn Thị xã. - Quản lý Nhà nước về tài chính, các loại hình kinh tế theo sự phân cấp quản lý của tỉnh. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Thị uỷ, UBND thị, Sở Tài chính – vật giá tỉnh Yên Bái giao cho phòng Tài chính – Thương mại Thị xã Nghĩa Lộ có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, làm việc cho lãnh đạo và cán bộ công chức của phòng phù hợp với tình hình tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đảm bảo đúng Luật ngân sách Nhà nước đã ban hành nhằm làm tốt hai chức năng quản lý về tài chính và tham mưu giúp HĐND, UBND Thị xã về công tác tài chính trên địa bàn Thị xã. * Tình hình tổ chức bộ máy quản lý và quy chế hoạt động của phòng Tài chính – Thương mại Thị xã Nghĩa Lộ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý và quy chế hoạt động của phòng Tài chính – Thương mại Thị xã Trưởng phòng Kế toán tổng hợp Kế toán ngân sách xã, phường Kế toán quyết toán vốn đầu tư Phó phòng - Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung mọi hoạt động công tác của phòng trước Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã quản lý Thu - Chi ngân sách trên địa bàn và ngân sách Thị xã, quản lý công tác kế hoạch, quản lý các dự án. - Phó phòng: Giúp trưởng phòng về công tác quản lý điều hành chung mọi hoạt động của phòng. Báo cáo trao đổi thường xuyên về công tác cua rmình trên lĩnh vực được giao, chịu trách nhiệm cá nhân giải quyết những công việc khi được đồng chí Trưởng phòng uỷ nhiệm. - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng trong việc tổng hợp, đảm bảo xây dựng dự toán kế hoạch Thu – Chi, cấp phát ngân sách chính xác, kịp thời, đúng chế độ, đúng nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động tài chính. - Kế toán ngân sách xã - phường: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng trong việc tổng hợp dự toán Thu - Chi ngân sách xã phường trên địa bàn Thị xã, cung cấp thông tin số liệu về Thu - Chi sát với thực tế, những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại của các xã phường trong Thị xã với lãnh đạo, cơ quan cấp trên để kịp thời xử lý giải quyết. - Kế toán quyết toán vốn đầu tư: Có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các xã, phường, các cơ quan, các đơn vị, trường học do UBND Thị xã quản lý làm tốt công tác quản lý công sản của đơn vị mình. 2. Tình hình cơ bản của phòng Tài chính Thị xã a. Tình hình cán bộ công nhân viên của phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Nghĩa Lộ: Bảng 5: Tình hình lao động của phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã qua 3 năm (2004 – 2006) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 05/04 06/05 BQ Tổng số lao động 8 100 8 100 8 100 100 100 100 Trình độ ĐH 6 75 6 75 7 87,5 100 116,67 108,33 Trình độ CĐ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trình độ TC 1 12,5 1 12,5 1 12,5 100 100 100 Trình độ dưới TC 1 12,5 1 12,5 0 0 100 0 0 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Qua biểu ta thấy số lượng lao động của phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Nghĩa Lộ qua các năm vẫn giữ nguyên là 8 người, đó là do yêu cầu công việc của phòng, trong tổng số lao động thì những người có trình độ đại học chiếm tỷ trong lớn, chiếm 75% năm 2004; 87,5% năm 2006. Như vậy số lao động tăng là 6 người năm 2004 lên 7 người năm 2006. Điều này thể hiện sự quan tâm của phòng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ nhằm hoàn thiện ngày một tốt hơn những nhiệm vụ và chức năng mà Nhà nước ta đề ra. Mặc dù vậy số lao động có trình độ trung cấp và dưới trung cấp vẫn còn, tuy nhiên số lao động này có xu hướng giảm, đặc biệt đến năm 2006 số lao động dưới trung cấp không còn nữa. b. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động công tác của phòng Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với Thị xã và trong quá trình hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nói chung và hoạt động công tác tài chính nói riêng. Nhưng thực tế hiện nay các cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã mới chỉ đáp ứng được phần cơ bản nhu cầu làm việc của phòng ban, các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã vẫn hoàn thành nhiệm vụ mà UBND Thị xã giao cho hằng năm cụ thể cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động, công tác của phòng được thể hiện như sau: - Nhà làm việc: 516m2 với tổng giá trị là 445.824.000đ - Phương tiện giao thông vận chuyển: 01 xe ô tô tổng giá trị là 288.000.000đ. - Thiết bị văn phòng: Tổng giá trị là 50.185.000đ bao gồm: 04 máy vi tính, 04 máy điện thoại, 02 máy in, 02 máy photo… - Gara ôtô: 21m2 tổng giá trị 10.920.000đ. - Nhà kho, nhà tập thể: 156m2 tổng giá trị 48.464.000đ. - Tài sản cố định khác: Tổng giá trị 20.850.000đ. * Thuận lợi: Thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động công tác của phòng tương đối đầy đủ như: Máy vi tình, máy in, máy photo, điện thoại… Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, tin học ra đời và được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó có quản lý ngân sách Nhà nước. Việc áp dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán và quản lý ngân sách Nhà nước đã góp phần đảm bảo độ chính xác tin cậy kịp thời và nhanh chóng, lưu trữ và xử lý tính toán được khối lượng số liệu lớn. Điều này cho phép cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước tiết kiệm được nhân lực, thời gian với kết quả tính toán nhanh, độ chính xác cao, hạn chế được tiêu cực nảy sinh, đồng thời với việc chuyển và xử lý số liệu nhanh, kịp thời giúp cho cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước chỉ đạo kịp thời công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước, làm cho ngân sách Nhà nước thực sự phát huy vai trò của mình. * Khó khăn: Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cấp cơ sở chưa đồng nhất nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tài chính trong hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã trong thời gian qua cũng như hiện tại. c. Nhận xét về đặc điểm, điều kiện cơ bản của địa phương * Thuận lợi: Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Thị xã Nghĩa Lộ đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã đề ra, sản xuất nông nghiệp, TTCN, Thương mại – Dịch vụ tiếp tục phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng có bước phát triển mới, tình hình xã hội có nhiều bước tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước. Hoạt động đối ngoại được trú trọng, an ninh chính trị được giữ vững, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước, điều kiện thuận lợi hơn cả chính là sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh, có đội ngũ chuyên viên ở các ngành, các lĩnh vực đủ điều kiện làm tốt công tác quản lý và tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế – văn hoá - xã hội, phong trào toàn Thị xã có nhiều chuyển biến tích cực nhất là từ khi tái lập Thị xã tạo đà phát triển cho những năm tới. Thị xã Nghĩa Lộ được xác định là trung tâm kinh tế – văn hoá - xã hội phía Tây của tỉnh Yên Bái, đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể gắn với trục động lực vùng kinh tế phía Tây của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2010. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế, đầu tư cho cơ sở hạ tầng tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách Nhà nước của Thị xã tiến tới cân bằng Thu - Chi ngân sách Nhà nước. Lĩnh vực quản lý ngân sách Nhà nước đã được coi trọng, về thu ngân sách Nhà nước việc quản lý thu đạt kết quả tốt và vượt so với kế hoạch, các nguồn thu được Thị xã tích cực khai thác và phát triển, giải quyết phần lớn vấn đề kinh phí cho địa phương. Về chi ngân sách Nhà nước những năm gần đây, Thị xã đã quan tâm chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đồng thời đảm bảo chi thường xuyên và chi trợ cấp cho ngân sách xã, phường hoạt động. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng lớn, Thị xã Nghĩa Lộ còn có những khó khăn và một số yếu điểm tồn tại. Là một Thị xã miền núi mới được tái lập lại xa trung tâm tỉnh lỵ nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước của địa phương. Do chưa thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài, chưa phát huy hết nội lực của các thành phần kinh tế, nguồn thu ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, chưa triệt để khai thác các nguồn thu đã dẫn đến thất thu còn lớn, hằng năm còn phải nhờ trợ cấp của ngân sách tỉnh. Do vậy không có điều kiện để chi cho đầu tư phát triển kinh tế. Mặc dù đã được UBND tỉnh quan tâm đầu tư xong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, mất cân đối, đầu tư cho phát triển kinh tế còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, nội lực của nhân dân chưa được phát huy, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, sự phát triển kinh tế – xã hội chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của Thị xã. Tốc độ tăng trưởng và phát triển một số mặt còn yếu, việc áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp còn chưa rộng và thiếu đồng bộ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu vụ mùa, giống cây trồng… chuyển biến chưa nhiều. Tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, giá trị sản phẩm chiếm tỷ trong còn thấp trong cơ cấu kinh tế của xã hội, chất lượng các loại sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thương mại – Dịch vụ phân tấn, sản phẩm hàng hoá địa phương sản xuất chưa nhiều, trong địa bàn Thị xã chưa tạo dựng được nhiều chủ doanh nghiệp lớn. Vì kinh tế tư nhân khả năng nguồn vốn còn hạn hẹp, chưa dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm cho người lao động còn ít. Công tác quản lý Nhà nước ở một số cơ sở còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn lỏng lẻo, hoạt động gian lận, buôn lậu tài nguyên rừng vẫn còn diễn ra, việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật, nghĩa vụ công dân còn thiếu dân chủ công bằng. - Về thu ngân sách Nhà nước: Thị xã đã có nhiều cố gắng về các khoản thu điều tiết hằng năm đều đạt và vượt dự toán nhưng chưa tự cân đối được ngân sách Nhà nước do vẫn còn thất thu và nợ đọng một số khoản thu, nhiều khoản thu còn bỏ xót như: Thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, phí và lệ phí… việc quản lý và khai thác nguồn thu chủ yếu là khoản thu đóng góp huy động của nhân dân. - Về chi ngân sách Nhà nước: Nhìn chung trong những năm qua, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã đã đảm bảo đúng chính sách chế độ, công tác cấp phát kinh phí kịp thời, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị dự toán. Tuy vậy trong quá trình quản lý và điều hành nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước vẫn còn những tồn tại cần khắc phục đó là: + Công tác xây dựng và giao dự toán chưa được tính toán sát thực trên cơ sở nhiệm vụ chi mà địa bàn Thị xã phải đảm nhiệm theo từng năm ngân sách. + Việc chi tiêu ở các đơn vị dự toán chưa đúng tiêu chuẩn định mức quy định của Nhà nước như: Chi tiếp khách, hội nghị, công tác phí, sử dụng điện thoại… xong khi duyệt quyết toán vẫn chưa mạnh dạn bóc tách những khoản chi vượt chế độ. Trong quá trình quản lý và điều hành Thu - Chi ngân sách Nhà nước ở Thị xã vẫn còn những tồn tại vướng mắc một số nguyên nhân sau: + Việc tính toán một số chỉ tiêu dự toán chưa sát thực với thực tế gây khó khăn cho khâu thực hiện mà kết quả không đạt dự toán. + Việc kiểm tra thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên liên tục dẫn đến sự buông lỏng ở một số phường và một số đơn vị dự toán kết quả thực hiện không đúng chính sách chế độ vẫn còn xảy ra. + Việc Thu - Chi một số khoản không hoàn thành kế hoạch do có sự thay đổi về kinh tế – xã hội, chính sách, văn bản của Nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán của Thị xã như: chi tăng lương mới, trợ cấp tết… + Sự chưa hoàn thiện, đồng bộ của khung pháp luật. Trên đây là những đánh giá về mặt thuận lợi và khó khăn của địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước ở Thị xã Nghĩa Lộ trong 3 năm (2004 – 2006). Có được những kết quả trên chúng ta không phủ nhận sự đóng góp của các cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước, các phòng ban liên quan và các đoàn thể. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã đã có vai trò quan trọng trong việc tham mưu giúp HĐND, UBND Thị xã quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và kiểm tra quyết toán theo luật định. Để ngân sách Nhà nước của Thị xã trong thời gian tới thực sự lớn mạnh và là công cụ quan trọng của Nhà nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Do đó cần có những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã. II- Thực trạng hoạt động tài chính Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ trong 3 năm 1- Khái quát tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ Về công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đó là các khoản thu mà Cục thuế tỉnh Yên Bái nói chung và chi Cục thuế Thị xã Nghĩa Lộ nói riêng cũng như các huyện khác trong tỉnh đều thực hiện, các khoản thu này bao gồm: Thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, các khoản phí, lệ phí… a. Thu ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2004 Bảng 6a : Tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2004 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng thu ngân sách Thị xã 27.805 42.975 15.170 44,8 I. thu cân đối chi Thị xã 17.105 27.240 10.135 43,8 1. Thu điều tiết cân đối chi 10.360 12.375 2.015 11,9 2. Thu trợ cấp cân đối 7.745 8.865 1.120 11,4 - Trợ cấp chi thường xuyên 6.995 8.865 1.870 12,7 - Trợ cấp cơ bản - - - - - Dự phòng 750 - - - II. Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 10.700 15.735 5.035 47 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Qua bảng 6a ta thấy phần thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã năm 2004 đạt 42.975trđ tăng 15.170trđ tương ứng tăng 44,8% so với dự toán. Trong đó các khoản thu như sau: Thu cân đối chi Thị xã là khoản thu bao gồm: Thu điều tiết cân đối và thu trợ cấp cân đối đạt 17.105trđ tăng 10.135trđ tương ứng tăng 43,8% so với dự toán. Trong đó khoản thu điều tiết cân đối chi chủ yếu là thuế - đó là nguồn thu của ngân sách Nhà nước do ngành thuế đảm nhiệm, ngân sách Thị xã được điều tiết một tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào từng loại thuế nhằm gắn trách nhiệm của chính quyền Thị xã vào quá trình quản lý và tổ chức thu thuế đồng thời thực hiện chính sách phân cấp nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi của chính quyền Thị xã, khoản thu này đạt 12.375trđ tăng 2.015trđ tương ứng tăng 11,9% so với dự toán, thu nợ cấp cân đối đạt 8.865trđ tăng 1.120trđ tương ứng tăng 11,4% so với dự toán. Điều này chứng tỏ kết quả hoạt động thu ngân sách Nhà nước của Thị xã đã tự giải quyết cân đối được ngân sách Nhà nước của mình. b. thu ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2005 Bảng 6b: Tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2005 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng thu ngân sách Thị xã 30.590 43.663 13.113 14,3 I. Thu cân đối chi Thị xã 19.560 28.038 8.478 14,3 1. Thu điều tiết cân đối chi 11.490 18.320 6.830 15,9 2. Thu trợ cấp cân đối 8.070 9.718 1.648 12 -Trợ cấp chi thường xuyên 7.070 7.960 890 11,3 - Trợ cấp xây dựng cơ bản 250 1.758 1.508 70,3 - Dự phòng 750 - - - II. Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 11.940 15.625 3.685 13,1 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Năm 2005 phần thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã tăng so với năm 2004, với tổng số thu 43.663trđ tăng 13.113trđ tương ứng tăng 14,3% so với dự toán, khoản thu cân đối cũng tăng lên là 28.038trđ tăng 8.478trđ tương ứng tăng 14,3% so với dự toán, trong đó thu điều tiết cân đối chi là 18.320trđ tăng 6.830trđ tương ứng tăng 15,9% so với dự toán, thu trợ cấp cân đối là 9.718trđ tăng 1.648trđ tương ứng tăng 12% so với dự toán. c. Thu ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2006 Bảng 6c: Tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2006 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng thu ngân sách Thị xã 32.505 44.180 11.675 13,5 I. Thu cân đối chi Thị xã 24.530 29.400 14.870 11,9 1. Thu điều tiết cân đối chi 13.350 19.770 6.420 48 2. Thu trợ cấp cân đối 11.180 11.630 450 10,4 -Trợ cấp chi thường xuyên 7.930 7.980 50 10,1 - Trợ cấp xây dựng cơ bản 2.250 2.900 650 12,8 - Dự phòng 1.000 750 - 250 -75 II. Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 7.975 14.780 6.805 85,3 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Năm 2006 phần thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã lại tăng cao hơn đạt 44.180trđ tăng 11.675trđ tương ứng tăng 13,5% so với dự toán, thu cân đối là 29.400trđ tăng 14.870trđ tương ứng tăng 11,9% so với dự toán. Trong đó thu điều tiết là 19.770trđ tăng 6.420trđ tương ứng tăng 48% so với dự toán, thu trợ cấp cân đối là 11.630trđ tăng 450trđ tương ứng tăng 10,4% so với dự toán. Cụ thể trợ cấp chi thường xuyên là 7.980trđ tăng 50trđ tương ứng tăng 10,1% so với dự toán, trợ cấp xây dựng cơ bản là 2.900trđ tăng 650trđ tương ứng tăng 12,8% so với dự toán. Bên cạnh đó khoản thu để lại quản lý qua ngân sách cũng tăng cao là 14.780trđ tăng 6.805trđ tương ứng tăng 85,3% chủ yếu là những khoản thu từ học phí, viện phí, thu đóng góp XDCSHT, các khoản thu này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Xong nó không phải là khoản thu cân đối chi thường xuyên, toàn bộ khoản thu trên được đầu tư trở lại cho sự nghiệp giáo dục, y tế. Riêng với khoản thu đóng góp XDCSHT chủ yếu là các khoản ghi thu – ghi chi, giá trị ngày công lao động của nhân dân huy động được làm đường giao thông, làm kênh mương nội đồng, làm trường học. Việc quản lý các khoản thu đóng góp của nhân dân quản lý theo dự toán của các công trình được đầu tư một phần từ ngân sách Nhà nước, một phần huy động từ đóng góp của nhân dân. Phần thu ngân sách Nhà nước thực hiện trên địa bàn có chiều hướng tăng, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 104,2%, các khoản thu khác đều tăng qua 3 năm cụ thể là: Thu điều tiết tăng với tốc độ bình quân là 103,8%, thu trợ cấp cân đối tăng với tốc độ bình quân hằng năm là 112,7%. d. Tổng hợp tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã qua 3 năm Bảng 7: Tình hình thực hiện thu ngân sách Thị xã Nghĩa Lộ qua 3 năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 So sánh (%) 05/04 06/05 BQ Tổng thu ngân sách Thị xã 42.975 43.663 44.180 101,6 101,2 101,4 I. Thu cân đối chi Thị xã 27.240 28.038 29.400 102,9 104,8 103,85 1. Thu điều tiết cân đối chi 12.375 18.320 19.770 148 107,9 127,95 2. Thu trợ cấp cân đối 8.865 9.718 11.630 109,6 119,6 114,6 - Trợ cấp chi thường xuyên 8.865 7.960 7.980 89,7 100,2 94,95 - Trợ cấp xây dựng cơ bản - 1.758 2.900 - 164,9 82,45 - Dự phòng - 750 750 750 100 125 II. Các khoản thu để lại chi XDCSHT 15.735 15.625 14.780 99,3 94,5 96,9 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Phần thu ngân sách Nhà nước thực hiện trên địa bàn có chiều hướng tăng, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 104,2%, các khoản thu khác đều tăng qua 3 năm cụ thể là: Thu điều tiết tăng với tốc độ bình quân là 127,95%, thu trợ cấp cân đối tăng với tốc độ bình quân hằng năm là 114,6%. Trong đó trợ cấp chi thường xuyên tăng với tốc độ bình quân tăng hằng năm là 94,95%, trợ cấp xây dựng cơ bản tốc độ bình quân tăng hằng năm là 82,45%, dự phòng tăng 125%. Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách cũng tăng với tốc độ bình quân tăng hằng năm là 96,9%. Từ tình hình thu ngân sách của Thị xã qua các năm được thể hiện ở trên vào cuối mỗi quý kế toán tổng hợp các khoản thu có cùng nội dung để lập bảng tổng hợp về thu ngân sách theo quý trong từng năm. Điều này được thể hiện qua bảng 8. Bảng 8: Tình hình thu ngân sách Nhà nước theo quý của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2006 Nội dung Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Tổng thu ngân sách Thị xã 10.750 10.785 11.275 11.370 44.180 I. Thu cân đối chi Thị xã 9.250 8.475 9.875 8.460 36.060 1. Thu điều tiết cân đối chi 7.250 5.475 7.375 5.295 25.395 2. Thu trợ cấp cân đối 2.000 3.000 1.500 3.165 9.665 - Trợ cấp chi thường xuyên 2.000 2.000 1.500 1.286 6.786 - Trợ cấp xây dựng cơ bản - 1.000 - 1.129 2.129 - Dự phòng - - - 750 750 II. Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 1.500 2.400 1.400 2.820 8.120 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Căn cứ vào bảng trên ta thấy ngay từ đầu quý I để đáp ứng nhu cầu chi và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, Thị xã đã tập trung thu các khoản cân đối đặc biệt là một số suất thuế có tính chất ổn định như: Thuế môn bài, thuế nhà đất, phí và lệ phí, thu ngoài quốc doanh… Do vậy số quý I trên địa bàn đạt cao. Quý II và quý III Thị xã tiếp tục triển khai thu đúng kế hoạch đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ đã đề ra. Sang quý IV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chi còn lại và có tiết kiệm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thị xã đã tập trung thu róc các khoản thu và phấn đấu thu vượt ở một số sắc thuế như: Thu tiền giao đất, lệ phí trước bạ, thu ngoài quốc doanh, thu thuế nhà đất, phí và lệ phí, thu khác ngân sách… Năm 2006 tổng số thu trên địa bàn là 44.180trđ đạt 127% kế hoạch tỉnh giao. 2- Khái quát tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ Cùng với khai thác các khoản thu và nhiệm vụ chi của cấp chính quyền Thị xã, chi ngân sách Nhà nước của Thị xã cũng tăng lên tương ứng với nguồn thu. Nếu như tốc độ phát triển bình quân, quy mô thu ngân sách Nhà nước của Thị xã qua 3 năm đạt 103,5% thì tốc độ phát triển bình quân chi ngân sách Nhà nước của Thị xã qua 3 năm đạt 95,75%. Điều này thu bao nhiêu thì gần như chi hết bấy nhiêu mà không có tích luỹ cho năm sau, hơn nữa trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước thì chi thường xuyên lại chiếm tỷ trọng cao, trên dưới 50% và khoản chi này có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm. Tình hình đó được thể hiện cụ thể qua từng năm. a. Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2004 Bảng 9a: Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2004 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng chi ngân sách Thị xã 27.805 42.950 15.145 154,4 I. Chi thường xuyên 17.105 30.840 13.695 180,2 1. Chi sự nghiệp kinh tế 4.975 8.970 4.020 180,3 2. Chi sự nghiệp văn xã 2.640 4.640 2.000 175,6 3. Chi quản lý hành chính 3.950 4.605 655 116,5 4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị 400 400 - 100 5. Chi AN - QP 600 875 275 145,8 6. Chi ngân sách phường 1.380 6.385 5.005 462,6 7. Chi khác ngân sách 1.245 4.565 3.320 366,6 8. Chi dự phòng 750 750 - 100 II. Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 10.700 12.110 1.410 113,1 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Tổng chi ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2004 là 42.950trđ tăng 15.145trđ tương ứng tăng 154.4% so với dự toán. Chi thường xuyên gắn với chức năng của chính quyền Thị xã, nhiệm vụ chi thường xuyên phải đảm bảo cho hoạt động bình thường của bộ máy Đảng – Chính quyền - Đoàn thể duy trì phát triển ngày càng cao sự nghiệp văn hoá, kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội… trong Thị xã, khoản chi này thực hiện tăng 13.695trđ tương ứng tăng 180,2% so với dự toán là do Thị xã chi ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng thêm mới các trạm xá, bưu điện văn hoá xã - phường, xây dựng các phòng học phục vụ cho công tác giảng dạy xoá mù phổ cập các cấp… Hiện nay phần lớn các trường học của Thị xã được xây dựng kiên cố cao tầng, bên cạnh đó còn một số xã - phường sử dụng nhà cấp 4. Vì vậy cần phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. b. Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2005 Bảng 9b: Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2005 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng chi ngân sách Thị xã 30.590 43.300 12.710 154,4 I. Chi thường xuyên 19.550 28.030 8.480 143,4 1. Chi sự nghiệp kinh tế 4.125 7.320 3.195 177,5 2. Chi sự nghiệp văn xã 2.780 3.580 800 128,7 3. Chi quản lý hành chính 3.370 5.422 2.025 160,9 4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị 450 400 -50 88,8 5. Chi AN - QP 405 2.500 2.095 617,3 6. Chi ngân sách phường 6.920 7.918 998 114,4 7. Chi khác ngân sách 750 890 140 118,6 8. Chi dự phòng 750 - - - II. Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 11.040 15.270 4.230 138,3 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Nhiệm vụ chi do Luật ngân sách Nhà nước quy định là cơ sở pháp lý về quản lý ngân sách Nhà nước của Thị xã. Tuy nhiên quản lý chi không chỉ để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước các cấp một cách đơn thuần mà còn phải tính toán để với ngân sách Nhà nước nhất định vẫn đảm bảo các khoản chi có hiệu quả cao nhất. Chi ngân sách Nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ thứ tự ưu tiên hợp lý các khoản chi, nhưng phải đảm bảo cân đối giữa nguồn thu và nhu cầu chi theo từng thời kỳ. Trong những năm qua chi thường xuyên tăng khá nhanh năm 2004 tăng 30.840trđ tăng 180,2% so với dự toán. Năm 2005 chi thường xuyên giảm đi đôi chút còn 28.030trđ tăng 8.480trđ tương ứng tăng 143,4% so với dự toán trong đó chi AN – QP tăng cao nhất là 2.500trđ tương ứng tăng 2.095trđ tăng 617,3% so với dự toán, chi cho quản lý hành chính là 5.422trđ tương ứng tăng 2.052trđ tăng 160,9% so với dự toán. Trong chi quản lý hành chính thì lương cán bộ Thị xã chiếm khoảng 30 – 40% ngoài ra còn các khoản chi: hội nghị, tiếp khách. Các khoản chi này khó quản lý dễ gây hiện tượng chi tràn lan làm tăng chi thường xuyên. c. Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2006 Bảng 9c: Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2006 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng chi ngân sách Thị xã 32.041 43.580 11.539 136 I. Chi thường xuyên 26.530 33.400 6.870 125,8 1. Chi sự nghiệp kinh tế 7.760 9.870 2.110 127,2 2. Chi sự nghiệp văn xã 1.160 2.250 1.090 193,9 3. Chi quản lý hành chính 5.430 6.615 1.185 121,8 4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị 490 750 260 153 5. Chi AN - QP 450 870 420 193,3 6. Chi ngân sách phường 8.500 10.550 2.050 124,1 7. Chi khác ngân sách 1.370 2.028 650 148 8. Chi dự phòng 900 1.250 350 138,9 II. Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 5.511 10.180 4.669 184 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Qua bảng ta thấy năm 2006 chi thường xuyên tăng nhanh, số chi là 33.300trđ tương ứng tăng 6.870trđ tăng 125,8% so với dự toán. Trong đó khoản chi dùng cho sự nghiệp văn xã tăng cao là 2.250trđ tương ứng tăng 1.090trđ tăng 193,9% so với dự toán là do ngân sách Nhà nước Thị xã chi cho hoạt động văn hoá - TDTT, phát thanh truyền hình… Phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống – xã hội của nhân dân trên địa bàn Thị xã. Bình quân qua các năm chi thường xuyên tăng 108,2%. Cụ thể các khoản chi thường xuyên trước hết là: - Sự nghiệp kinh tế: Là khoản chi phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và các sự nghiệp kinh tế khác. Thực hiện phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngân sách Nhà nước của Thị xã đã đầu tư cải tạo nâng cấp duy tu làm thêm các cống trên các tuyến đường Thị xã quản lý. Về thuỷ lợi đã giải quyết kịp thời việc tưới tiêu úng cho hai vụ lúa, đã đầu tư tu sửa 100% số máy bơm, đào đắp thêm kênh mương chính. Thuỷ lợi nội đồng, nạo vét bể hút phục vụ tốt cho công tác phòng chống lụt bão. Bên cạnh những mặt đã làm được, do kinh phí còn hạn hẹp nên việc thực hiện sự nghiệp kinh tế chưa được tốt, việc nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế làm ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng các nguồn thu. - Sự nghiệp văn xã: + Văn hoá TDTT, truyền thanh: Là những khoản chi cho việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng làng văn hoá, tổ chức lễ hội gắn với hoạt động văn hoá TDTT đảm bảo không khí vui tươi lành mạnh góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của địa phương. Cụ thể năm 2004 tăng 4.640trđ tương ứng tăng 180,3% so với dự toán và nó đã góp phần tích cực vào việc đổi mới công cuộc xây dựng nông thôn. + Chi đảm bảo xã hội: Khoản chi phí cho cán bộ nghỉ hưu, chi hỗ trợ cứu tế xã hội và một số công tác xã hội khác, đây là một trong những nguyên nhân chính làm chi thường xuyên tăng 76% so với dự toán năm 2006 (Bảng 13). Điều này chứng tỏ Thị xã rất quan tâm đến công tác xã hội thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Quản lý hành chính: Đây là khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách Nhà nước của Thị xã hằng năm chiếm 30% trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Hằng năm ngân sách Thị xã phải chi một khoản rất lớn cho sự nghiệp này, năm 2004 khoản chi này là 4.605trđ tăng 116,5% so với dự toán, năm 2005 đạt 5.422trđ tăng 160,9% so với dự toán và năm 2006 khoản chi này tăng tiếp 6.615trđ tăng 121,8% so với dự toán. - An ninh – quốc phòng: Đây là khoản chi phục vụ cho công tác huấn luyện quân sự, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác tuyển quân hằng năm. Chi cho công an làm nhiệm vụ giữ an ninh xã hội, ổn định không để điểm nóng sảy ra, công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình. Trong những năm qua chi cho AN - QP tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng, năm 2004 chi 875trđ tương ứng tăng 275trđ tăng 145,8% so với dự toán, năm 2005 khoản chi này tăng cao lên 2.500trđ tương ứng tăng 2.095trđ tăng 617,3% so với dự toán. Nhưng năm 2006 khoản chi này có giảm đi còn 870trđ tương ứng với 193,3%. Hằng năm ngân sách Nhà nước của Thị xã vẫn dành một phần kinh phi hỗ trợ tập luyện dân quân tự vệ các phường, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Xây dựng thao trường nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. d. Tổng hợp tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước của Thị xã qua 3 năm Bảng 10: Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ qua 3 năm Chỉ tiêu Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Thực hiện m 2006 So sánh (%) 05/04 06/05 BQ Tổng chi ngân sách Thị xã 42.950 43.300 43.580 100,8 100,6 100,7 I. Chi thường xuyên 30.840 28.030 33.400 90,8 119,2 105 1. Chi sự nghiệp kinh tế 8.970 7.320 9.870 81,6 134,8 108,2 2. Chi sự nghiệp văn xã 4.640 3.580 2.250 77,2 62,85 69,98 3. Chi quản lý hành chính 4.605 5.422 6.615 117,7 122 119,85 4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị 400 400 750 100 187,5 134,75 5. Chi AN – QP 875 2.500 870 285,7 34,8 160,25 6. Chi ngân sách phường 6.385 7.918 10.550 124 133,2 128,6 7. Chi khác ngân sách 4.565 890 2.028 19,5 227,9 123,7 8. Chi dự phòng 750 - 1.250 - - - II. Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 12.110 15.270 10.180 126,1 66,7 96,4 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Thực hiện chế độ phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ được thực hiện trên cơ sở dự toán ngân sách đã được UBND tỉnh phê duyệt căn cứ vào khả năng thu, tiến độ thu và các nhu cầu cho hoạt động của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, UBND các phường bố trí chi cho hợp lý. Qua bảng ta thấy qua 3 năm tốc độ tăng bình quân của tổng chi ngân sách Nhà nước của Thị xã là 100,7%. Trong đó chi thường xuyên là 105% bao gồm: Khoản chi cho sự nghiệp AN – QP là 160,25%, chi cho sự nghiệp kinh tế là 108,2%, chi cho sự nghiệp văn xã là 69,98%, chi quản lý hành chính là 119,85%. Có nghĩa là các sự nghiệp này ngày càng tăng, ngày càng được các cấp chính quyền trên địa bàn Thị xã quan tâm hơn. Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã qua các năm được thể hiện ở trên vào cuối mỗi quý kế toán tổng hợp các khoản chi có cùng nội dung để lập biểu tổng hợp về chi ngân sách Nhà nước theo quý trong từng năm. Bảng 11: Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước theo quý của Thị xã năm 2006 Nội dung Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Tổng chi ngân sách Thị xã 10.500 10.700 11.080 11.300 43.580 I. Chi thường xuyên 9.000 8.300 9.680 8.490 35.470 1. Chi sự nghiệp kinh tế 2.030 1.450 2.520 2.040 8.040 2. Chi sự nghiệp văn xã 1.100 950 890 1.015 3.055 3. Chi quản lý hành chính 2.150 1.950 3.100 1.315 8.515 4. Chi AN – QP 420 350 420 550 1.740 5. Chi ngân sách phường 2.750 2.850 2.220 1.680 9.480 6. Chi khác ngân sách 550 750 550 890 2.740 7. Chi dự phòng - - - 1.000 1.000 II. Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 1.500 2.400 1.400 2.810 8.110 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Tóm lại: Tình hình chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ mấy năm gần đây đạt kết quả tốt, nhất là khi thực hiện Luật ngân sách Nhà nước đã hạn chế được những khoản chi đáp ứng cho nhu cầu chi của bộ máy quản lý hành chính và các sự nghiệp kinh tế - văn hóa – ANQP… IV- Báo cáo Thu - Chi ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Nghĩa Lộ Báo cáo kế toán ngân sách Nhà nước là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán về tình hình và kết quả hoạt động của ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định. Nó được coi là một tài liệu quan trọng trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, định kỳ kết toán ngân sách Nhà nước của Thị xã phải lập biểu và gửi báo cáo Thu - Chi ngân sách Nhà nước hàng tháng, báo cáo quyết toán năm. 1- Tình hình báo cáo thu ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2006 Khi kết thúc năm ngân sách, kế toán ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ xác định số thực thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, kiểm tra rà soát lại số liệu đã phản ánh nhằm đảm bảo xác định chính xác tổng số thực thu ngân sách Nhà nước cả năm để lập báo cáo thu ngân sách năm để lập báo cáo thu ngân sách Nhà nước năm được thể hiện cụ thể trên bảng 12. Bảng 12: Báo cáo thu ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2006 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng thu ngân sách Thị xã 32.505 44.180 11.675 135,9 I. Các khoản thu cân đối 24.530 29.400 4.870 119,8 1. Thu ngoài quốc doanh 8.500 10.750 2.250 126,5 2. Lệ phí trước bạ 2.100 3.500 1.400 166,7 3. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 750 850 100 113,3 4. Thuế nhà đất 1.250 1.590 340 127, 2 5. Thu tiền thuê đất 400 470 70 117 ,5 6. Thu tiền giao đất 8.500 8.975 475 105,5 7. Phí, lệ phí 2.630 2.980 350 113,3 8. Thuỷ lợi phí 400 285 -115 71,3 II. Các khoản thu không cân đối 7.975 14.780 6.805 185,3 1. Học phí 3.725 6.920 3.195 185,7 2. Viện phí 4.250 7.860 3.610 184,9 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Báo cáo này được lập dựa trên sổ kế toán thu ngân sách Nhà nước năm kế toán sẽ phân loại, tổng hợp số liệu từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đầu năm theo nội dung như trong báo cáo thu ngân sách Nhà nước. Thông qua báo cáo thu ngân sách ta biết được tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nước cả năm so với dự toán. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2006 là 44.180trđ tương ứng tăng 11.675trđ tăng 135,9% so với dự toán tỉnh giao. Trong đó các khoản thu cân đối năm 2006 là 29.400trđ tương ứng tăng 4.870trđ tăng 119,8% so với dự toán. Các khoản thu không cân đối cũng tăng lên 14.780trđ tăng 6.805trđ tương ứng tăng 185,3% so với dự toán. Như vậy căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch chúng ta đánh giá được ưu, nhược điểm trong tổ chức chấp hành thu ngân sách Nhà nước của Thị xã. Qua báo cáo thu ngân sách Nhà nước chúng ta cũng đánh giá được xu hướng phát triển của Thị xã Nghĩa Lộ bằng cách so sánh giữa số hiện thực năm nay so với số hiện thực năm trước. Nhờ vậy mà có thể phát hiện khả năng tiềm tàng để bồi dưỡng nguồn thu hoặc tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong phân phối, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 2. Tình hình báo cáo chi ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2006 Cũng như báo cáo thu ngân sách Nhà nước, báo cáo chi được lập trên sổ kế toán chi ngân sách Nhà nước năm kế toán sẽ phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung chi, tập hợp các khoản chi có cùng nội dung để lập ra báo cáo chi ngân sách Nhà nước của năm đó và gửi lên cơ quan tài chính cấp tỉnh cùng với báo cáo thu ngân sách Nhà nước. Nội dung báo cáo chi ngân sách Nhà nước được thể hiện trên bảng 13 Bảng 13: Báo cáo chi ngân sách Nhà nước của Thị xã năm 2006 Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Thực hiện so với dự toán ± (trđ) ± (%) Tổng chi ngân sách Thị xã 32.041 43.580 11.539 136 I. Chi thường xuyên 26.530 33.400 6.870 125,8 1. Chi sư nghiệp kinh tế 7.760 9.870 2.110 127,2 - Chi sự nghiệp nông nghiệp 3.613 4.615 1.002 127,7 - Chi sự nghiệp thuỷ lợi 675 650 -25 96,3 - Chi sự nghiệp giao thông 300 285 -15 95 - Chi sự nghiệp kiến thiết thị chính 3.172 4.320 1.148 136,1 2. Chi sự nghiệp văn xã 1.160 2.250 1.090 193,9 - Chi sự nghiệp văn hoá 245 500 255 204,1 - Chi sự nghiệp TDTT 261 380 119 145,9 - Chi sự nghiệp TT - TH 254 620 366 244 - Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 400 780 380 176 3. Chi quản lý hành chính 5.430 6.615 1.185 121,8 - Chi quản lý Nhà nước 3.605 4.600 995 127,6 - Kinh phí Đảng 575 1.015 440 176,5 - trợ cấp Đoàn thể 1.250 1.000 -250 80 4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị 490 750 260 153 5. Chi AN – QP 450 870 420 193,3 - Chi an ninh 230 440 210 191,3 - Chi quốc phòng 220 430 210 195,5 6. Chi ngân sách phường 8.500 10.550 2.050 124,1 7. Chi khác ngân sách 1.370 2.028 658 48 8. Chi dự phòng 900 1.250 350 138,9 II. Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 5.511 10.180 4.669 184 1. Chi trả học phí 3.760 5.860 2.100 155,8 2. Chi trả viện phí 1.745 4.320 2.575 247,5 Nguồn phòng Tài chính – Kế hoạch Qua báo cáo chi ta thấy phần lớn các khoản chi ngân sách Nhà nước trong muc chi cân đối của Thị xã đều được thực hiện vượt mức toán phân bổ. Cụ thể tổng chi ngân sách Thị xã năm 2006 là 43.580trđ tăng 11.539trđ tương ứng tăng 136%. Chi thường xuyên là 33.400trđ tăng 6.870trđ tương ứng tăng là 125,8%. Các khoản thu bằng nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách là 10.180trđ tăng 4.669trđ tương ứng tăng 184%. Các khoản chi này được quản lý chặt chẽ và tuân thủ nguyên tắc về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và các văn bản pháp quy về cấp phát và quyết toán vốn, giám sát thi công chặt chẽ, đảm bảo công trình đạt chất lượng hiệu quả tránh thất thoát, chống lãng phí cho ngân sách Nhà nước. 3- Tình hình tổ chức thực hiện công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước Thị xã Từ khi Luật ngân sách Nhà nước ra đời bước đầu thực hiện Luật ngân sách Nhà nước nhưng đa số các chủ tài khoản đã nắm được các quy định về kiểm soát chi kho bạc Nhà nước, các điều kiện, cách thức phê chuẩn chi tiêu chứng từ, vận dụng các chế độ của Nhà nước vào Thu - Chi ngân sách Nhà nước. Việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về cơ bản đảm bảo phản ánh kịp thời, đầy đủ và đúng yêu cầu nghiệp vụ, các chứng từ kế toán được lập theo đúng hướng dẫn. Hầu hết các đơn vị được hưởng ngân sách Nhà nước đều làm tốt, song công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước ở Thị xã Nghĩa Lộ cũng không tránh khỏi những tồn tại sau: - Sổ kế toán theo cân đối kế toán ngân sách Nhà nước của Thị xã hình thức áp dụng là nhật ký sổ cái bao gồm: Sổ nhật ký sổ cái, sổ nhật ký quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi kho bạc, sổ chi tiết thu, sổ chi tiết chi. Các sổ còn lại chưa được mở là do đặc điểm hoạt động không phát sinh hoặc thiếu căn cứ ghi sổ và chưa thống nhất trong ghi chép. Hình thức kế toán ngân sách Nhà nước được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Hình thức kế toán ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ Sổ chi tiết chi Chứng từ Phần thu giấy nộp tiền, giấy báo kho bạc, phiếu thu Phần chi, lệnh chi, chứng từ gốc khác Sổ tiền gửi kho bạc Sổ quỹ Nhật ký chi ngân sách Thị xã Báo cáo Thu - Chi tháng, quý, năm Nhật ký thu ngân sách Thị xã Sổ chi tiết thu - Các quan hệ giao dịch (cấp phát, hạch toán chi) giữa kế toán ngân sách với kho bạc còn chưa trôi chảy, thủ tục còn rườm rà chưa thống nhất phản ánh nội dụng Thu - Chi theo mục lục ngân sách Nhà nước. - Trình độ kế toán ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế vì là Thị xã mới được tái lập nên còn nhiều lúng túng, chưa đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước của Thị xã, phường. Một số phường trong quá trình thu nộp ngân sách Nhà nước còn hạn chế và không nắm vững phương pháp ghi chép, hạch toán trên sổ kế toán, vừa sử dụng sổ sách mới vừa sử dụng sổ sách cũ nên nhiều phường không lập được bảng cân đối tài khoản. Trong giai đoạn tới Thị xã Nghĩa Lộ cần phải tìm ra được những giải pháp nhằm đảm bảo công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã được thực hiện đúng tinh thần Luật ngân sách Nhà nước. Chương III- Một số vấn đề cần hoàn thiện trong công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ 1- Đánh giá hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ Phần lớn Thị xã đã tích cực khai thác và phát triển nguồn thu với nguồn thu điều tiết theo quy định. Tuy vậy nguồn thu này hết sức phức tạp đối với các phường bởi các loại thuế, số thu được còn rất nhỏ so với khả năng có thể tận dụng khai thác trên địa bàn. Tồn tại này là do tình hình chấp hành chính sách, chế độ của người dân nhưng cũng không bỏ sót qua sự lãnh đạo của chính quyền trong công tác quản lý ngân sách. Nhìn chung thị xã thực hiện tốt nhờ đó mọi nguồn thu tăng lên đáng kể, với nguồn thu trợ cấp là khoản thu có mức chênh lệch khá cao. Đây là vấn đề khó khăn đối với cán bộ cấp trên. Hằng năm ngân sách Nhà nước chi ra một khoản tương đối lớn trong đó ở từng vùng cơ sở thì Nhà nước chưa bao quát sâu sắc được. Có phường thực hiện khó khăn lại hay gặp rủi ro trong sản xuất nhưng có phường lại phát triển mạnh và thu nhập cao được hưởng trợ cấp. Vì vậy khoản trợ cấp Thị xã phải xem xét cần thực hiện công bằng xã hội. Mấy năm gần đây Thị xã thực hiện cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, chú trọng phát triển kinh tế nông thôn. Với chi thường xuyên đây là nguồn chi chủ yếu trong tổng chi. Trong cơ cấu chi đã chú trọng chi cho sự nghiệp văn xã như: Văn hoá thông tin, y tế… tăng đáng kể so với năm trước. Đây là những mặt tích cực của hoạt động chi góp phần vào công tác quản lý ngân sách Thị xã vì nó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Ngoài những mặt đã đạt được thì công tác quản lý ngân sách Nhà nước của Thị xã vẫn còn những mặt tồn tại chẳng hạn như: Chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí và các khoản chi khác do quản lý quá nhiều đều tăng so với năm trước. Trong khi đó các khoản chi lương, phụ cấp cho cán bộ lại tăng lên. Vậy cần phải khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã. 2- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ trong thời gian tới a. Tích cực hỗ trợ tài chính để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã: Trong cơ chế hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Vì vậy việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì vấn đề vốn là vấn đề bức xúc, Thị xã Nghĩa Lộ nên có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tiêu thụ hàng hoá, khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên cơ sở đổi mới công nghệ thiết bị phát huy năng lực hiện có và phát triển các ngành nghề mới ở địa phương để củng cố tăng nguồn thu cho Thị xã. b. Tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở Thị xã: Nâng cao nhận thực, xác định đúng vai trò, vị trí của ngân sách Nhà nước ở Thị xã, nhận thức đúng đắn về ngân sách Nhà nước ở Thị xã là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể phải nhận thức được rằng: Ngân sách Nhà nước ở Thị xã là nguồn tài chính cơ bản và duy nhất đảm bảo cho việc thực hiện mọi chức năng và nhiệm vụ của chính quyền Thị xã trong sự nghiệp xây dựng nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Như vậy đòi hỏi các cấp, các ngành mà đặc biệt là cán bộ làm công tác nghiên cứu về ngân sách Nhà nước của Thị xã phải có sự tập trung đầu tư nghiên cứu, ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ có liên quan đến ngân sách Nhà nước ở Thị xã. Tăng cường thực hiện tốt công tác Thu – Chi, tăng cường trách nhiệm của cơ quan thu trong việc tổ chức thu nộp các khoản thuế vì nó gắn trực tiếp với mọi thành phần chịu thuế nên phải làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người hiểu và tự giác chấp hành. Thực hiện tốt nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan chức năng để việc tổ chức thu nộp đúng luật và có kết quả cao. c. Hoàn thiện bộ máy tổ chức: Đối với phòng Tài chính thì mặt tổ chức nhân sự được bố trí tương đối hợp lý và thuận lợi. Tuy nhiên kế toán ở các phường trong Thị xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Để giảm những khó khăn vướng mắc cho phòng Tài chính và các phường trong Thị xã thì lãnh đạo Thị xã cần tạo điều kiện cho các cán bộ ở phòng Tài chính và các phường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo Thị xã có những quyết định đúng đắn, kịp thời, chính xác và việc hạch toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước có hiệu quả cao hơn, chính xác và cân đối hơn. d. Giải pháp trong quản lý Thu - Chi ngân sách Nhà nước: Rà soát các nguồn thu trên địa bàn và thu thuế đối với các nguồn thu còn bỏ sót. Tăng cường việc kiểm soát ghi chép hoá đơn chứng từ đối với các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân mở sổ kế toán hộ, thực hiện công bằng đối với Nhà nước. Tăng cường hoạt động tư vấn thuế phường, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội trong việc tuyên truyền giải thích các chính sách thuế của Nhà nước. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan pháp luật, các ngành chuyên môn trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế. Tăng cường quản lý các khoản thu phí, lệ phí do Nhà nước quy định, thu đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho HĐND, UBND trong việc quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước theo Luật ngân sách Nhà nước. Chi ngân sách địa phương với yêu cầu đặt ra là đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, các hoạt động sự nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Chi ngân sách phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong chi tiêu hành chính, tăng chi đầu tư phát triển kinh tế tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách Nhà nước. e. Giải pháp về chính sách chế độ: Trong thực tế cho thấy các văn bản, chính sách chế độ về quản lý ngân sách Nhà nước là kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều hành Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã. Do vậy chúng có tác động rất lớn mang tính chất quyết định đến hiệu quả công tác ngân sách, tuy nhiên trong quá trình thực thi không phải lúc nào các chính sách chế độ cũng được thực hiện tốt nhất. Mặt khác các chính sách chế độ khi đi vào cuộc sống không phải lúc nào cũng đúng đắn, toàn diện và phù hợp. Do đó cần tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của chúng hơn nữa. Thực hiện phân cấp ngân sách Nhà nước theo luật ngân sách, các cấp ngân sách được giao nhiệm vụ Thu - Chi ổn định từ 3 đến 5 năm để tạo thế chủ động cho ngân sách địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh tăng thu cho ngân sách. Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận Cùng với sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của Luật ngân sách Nhà nước đã giúp cho cơ quan Tài chính, đặc biệt là bộ phận kế toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Qua thời gian nghiên cứu đề tài chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Tình hình Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ những năm qua thực hiện tương đối tốt các khoản thu hầu như hoàn thành dự toán tỉnh giao hằng năm, tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã mấy năm gần đây đạt kết quả tốt nhất là từ khi thực hiện Luật ngân sách Nhà nước đã hạn chế được những khoản chi không đúng mục đích. Do đó nguồn thu ngân sách Nhà nước của Thị xã ngày càng được phong phú đã đáp ứng được nhu cầu chi cần thiết từ trên xuống. Công tác kế toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ trong thời gian qua đã có những chuyển biến tốt dần đi vào nề nếp, chế độ kế toán ngân sách Nhà nước từ khâu dự toán đến khâu quyết toán đã làm đúng tinh thần Luật ngân sách Nhà nước và các thông tư hướng dẫn thực hiện tiết kiệm và chống lãng phí. Tuy nhiên việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa phản ánh đầy đủ, rõ ràng do một số sổ sách chưa được mở, các tài khoản tổng hợp chưa được sử dụng để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong thời gian tới để công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước được thực hiện một cách trôi trảy và có hiệu quả thì cần phải được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hơn. II. Kiến nghị Qua thời gian thực tập, nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thấy được những mặt tích cực trong công tác Thu - Chi ngân sách của phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Nghĩa Lộ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít những mặt tồn tại, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau: Đối với các cơ quan, đơn vị cấp trên cần quan tâm hơn nữa đến công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ để họ hoàn thành công việc được tốt hơn. Cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra việc hạch toán công tác Thu - Chi ngân sách Nhà nước của phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã, từ đó tìm ra những thiếu sót để bổ sung. Đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới cần làm tốt công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về cơ bản đảm bảo phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ, các chứng từ kế toán được lập theo đúng hướng dẫn. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giúp các cơ quan lãnh đạo có những quyết định đúng đắn, kịp thời để việc hạch toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước có hiệu quả cao hơn, chính xác và cân đối hơn. Từ đó có những quyết định đúng trong việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội ngày càng được mở rộng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36758.doc
Tài liệu liên quan