Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV

Với vai trò là một trong 3 yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết đến cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu lớn đặt ra không chỉ cho riêng Công ty Hóa chất mỏ - TKV mà còn là yêu cầu đối với mọi đơn vị tổ chức kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty Hóa chất mỏ - TKV hiện nay một phần chính nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ. Thời gian thực tập tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã rất cố gắng nhưng với kiến thức còn nhiều hạn chế nên Báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thày, cô giáo và các cán bộ kế toán để bài Báo cáo thực tập này thực sự được hoàn thiện. Em xin cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các cán bộ phòng kế toán tài chính đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn./.

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 Có TK 214 đồng thời Nợ TK 009: nguồn vốn khấu hao - Định kì phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê họoạt động: Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung Có TK 142: chi phí trả trước Có TK 242: chi phí trả trước dài hạn 2.2.2. Kế toán tăng giảm TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp. 2.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán tổng hợp.. Các phòng ban trong Công ty khi có nhu cầu trang bị mới TSCĐ phải lập kế hoạch về nhu cầu mua sắm, đầu tư trình lên Giám đốc Công ty, việc mua sắm tùy từng trường hợp cụ thể mà cần phải trình lên cả Tổng Công tty Than theo phân cấp quản lí của Công ty. Sau khi có sự đồng ý của Tổng Công ty Than về việc đầu tư TSCĐ cho Công ty Hóa chất mỏ Giám đốc Công ty sẽ giao nhiệm vụ cho tổ tư vấn về giá đảm nhiệm việc lựa chọn nhà cung cấp (việc lựa chọn này thường theo phương thức chào hàng cạnh tranh). Sau khi nhận được lời chào hàng tổ tư vấn phải tổ chức ra một cuộc họp để quyết định lựa chọn nhà cung cấp và phải có tờ trình, biên bản họp tổ tư vấn về giá của Công ty gửi lên Giám đốc Công ty mới có quyết định chính thức về việc mua TSCĐ. Khi hợp đồng kí kết các bên tiến hành bàn giao TSCĐ và lập biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lí hợp đồng, bên mua làm thủ tục thanh toán. Từ các chứng từ có liên quan (như Biên bản bàn giao TSCĐ, các hóa đơn phản ánh giá mua, tập hợp chi phí phát sinh…) kế toán tiến hành ghi sổ và lập thẻ TSCĐ. Để trình bày về phần hạch toán tăng TSCĐ tôi xin lấy ví dụ nghiệp vụ mua sắm 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra xảy ra vào tháng 02 năm 2008. Khi có nhu cầu trang bị mới 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra thì phòng an toàn kĩ thuật phải lập kế hoạch về nhu cầu mua sắm, đầu tư trình lên Giám đốc Công ty bằng một tờ trình. TỜ TRÌNH V/v: Phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án “Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra – Công ty Hóa chất mỏ-TKV Kính gửi: Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lí dự án và đầu tư xây dựng công trình Căn cứ quyết định số 3237/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2006 của Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV “v/v phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2007” Giám đốc Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV trình Hội đồng quản trị phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án dự án: Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra – Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ với những nội dụng sau: 1. Tên dự án: Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra – Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV 2. Mục tiêu đầu tư: phục vụ sản xuất kinh doanh 3. Chủ đầu tư: Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV 4. Tổng mức đầu tư: 3.383.700.369 đồng 5. Nguốn vốn: Vay tín dụng thương mại và nguồn vốn khác của Công ty 6. Thời hạn đầu tư: 2007 Kính đề nghị Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV xem xét phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án: Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra. Giám đốc (đã kí) Căn cứ vào Quyết định của HĐQT ngày 04/02/2008 Giám đốc Công ty ra quyết định số 442/QĐ – TKKTTC phê duyệt giá mua thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CTY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 442/QĐ – TKKTTC Hà Nội ngày 04 tháng 02 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH V/v: Phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - TKV QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra Điều 2. Tổ chức thực hiện: Ủy quyền Giám đốc Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV Tổ chức đấu thầu theo đúng quy định Trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt kết quả đấu thầu và hợp đồng mua sắm thiết bị Tiến hành mua sắm thiết bị, nghiệm thu bàn giao công trình và quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, báo cáo Hội đồng quản trị Công ty kết quản thực hiện Điều 3. Ông Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng ban có liên quan căn cứ quyết định thi hành TM.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Chủ tịch (đã kí) Sau khi xem xét và đánh giá các hồ sơ dự thầu tổ chuyên gia xét thầu quyết định chọ nhà thầu Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến và có tờ trinh lên Tổng Giám đốc Công ty để xin phê duyệt. TỜ TRÌNH Kính gửi: ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và kết quả đánh giá kĩ thuật các hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia xét thầu, cụ thể như sau: TT Tên nhà thầu Kết quả đánh giá HSDT Điểm kĩ thuật 1 Công ty TNHH thương mại và XNK phụ tùng Hà Nội Không đạt - 2 Công ty TNHH Lam Đa Không đạt - 3 Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến Đạt Đạt Tổ trưởng Tổ chuyên gia xét thầu đề nghị Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt danh sách các nhà thầu đã tham gia đấu thầu. Kính trình Tổng Giám đốc Công ty xem xét phê duyệt./. TỔ TRƯỞNG (đã kí) Sau khi tờ trình được Tổng Giám đốc xem xét và kí duyệt thì Tổng Giám đốc ban hành quyết định phê duyệt. QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu Điều 1. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu với các nội dung sau Tên gói thầu “Cung cấp 5 máy bơm hút nước hố nổ” Nhà thầu đạt điểm kĩ thuật và được chuyển sang xem xét tiếp về mặt tài chính thương mại là Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến. Tiếp tục tổ chức đánh giá về mặt thương mại, tài chính hồ sơ dự thầu Điều 2. Ông Tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu và các bộ phận liên quan căn cứ quyết định thực hiện TỔNG GIÁM ĐỐC (đã kí) Sau đó Tổng Giám đốc có tờ trình lên Hội đồng thành viên Công ty để xin phê duyệt kết quả đấu thầu. TỜ TRÌNH V/v xin phê duyệt kết quả đấu thầu Kính gửi: Hội đồng thành viên Công ty Tổng giám đốc Công ty trình Hội đồng thành viên phê duyệt kết quả đấu thầu với các nội dung chính sau: Nhà thầu được đề nghị trúng thầu: Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến Giá được đề nghị trúng thầu: 3.165.750.000 đồng Tổng Giám đốc Công ty kính trình Hội đồng thành viên phê duyệt để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. TỔNG GIÁM ĐỐC (đã kí) Hội đồng thành viên Công ty sau khi xem xét sẽ có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu. QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt kết quả đấu thầu Phê duyệt kết quả đấu thầu với các nội dung sau: Nhà thầu trúng thầu: Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến Giá trúng thầu: 3.165.750.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT Hình thức hợp đồng: trọn gói T.M HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY CHỦ TỊCH (đã kí) Sau khi hoàn thành các thủ tục Công ty Hóa chất mỏ - TKV và Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến tiến hành kí kết hợp đồng kinh tế, sau đó 2 bên tiến hành giao nhận tài sản và lập Biên bản bàn giao tài sản. BIÊN BẢN BÀN GIAO VÀ NGHIỆM THU Bên nhận: CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - TKV Địa chỉ: Ngõ 1 – Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội Đại diện: Ông Đặng Duy Dũng - Chức vụ: Tổ trưởng tổ xét thầu Bên giao: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VIỆT TIẾN Địa chỉ: Số 32/302 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội Đại diện: Ông Phạm Quang Hải - Chức vụ: Giám đốc Hai bên cùng thống nhất Biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa với những nội dung chính sau: Điều 1. Nội dung bàn giao: TT Tên hàng Số lượng 1 - Thiết bị hút lỗ nạp nổ kĩ thuật - Tài liệu kèm theo: sách hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và sách danh điểm kĩ thuật 05 chiếc Điều 2. Chất lượng và xuất xứ: Chất lượng mới 100%, đúng chất lượng chủng loại hoàn toàn phù hợp với hợp đồng, do hãng Legra – Úc sản xuất. Đại diện bên bán Đại diện bên mua Giám đốc Phó Giám đốc (đã kí) (đã kí) HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Liên 2: Giao khách hàng) Ngày 08 tháng 02 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến Địa chỉ: 32/302 Đường Láng – P. Thịnh Quang – Q. Đống Đa – HN Số TK: 0101335482 Họ tên người mua hàng: Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV Địa chỉ: Ngõ 1 - Phố Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân – HN Số TK :0100101072-1 Hình thức thanh toán: chuyển khoản STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT SL Đơn giá Thành tiền 1 - Máy bơm hút nước hố nổ Legra / Model: SDD130 - Mới 100% - Hãng sản xuất: Legra Egineering - Xuất xứ: Australia - Năm sản xuất: 2007 Chiếc 05 601.904.762,3 3.009.523.810 Cộng tiền hàng 3.009.523.810 Thuế suất: 5% 150.476.190 Tổng cộng 3.160.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba tỉ một trăm sáu mươi triệu đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) Sau đó kế toán tập hợp giá mua, chi phí trước khi sử dụng để lập thẻ TSCĐ. Sau đây là thẻ TSCĐ được lập cho máy bơm hút nước hố nổ: THẺ TSCĐ SỐ 45 Ngày 10/02/2008 Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ số 80215-VTIC/HCM ngày 18/02/2008 Tên, kí hiệu mã, quy cách TSCĐ: Máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra Nước sản xuất: Australia Bộ phận quản lí sử dụng: Phòng kĩ thuật an toàn Năm đưa vào sử dụng: 2008 Công suất: Đình chỉ sử dụng tài sản ngày:……………………………………………….. Số hiệu NT Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị HM Cộng dồn Máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra 3.009.523.810 2008 Nợ TK 211: 3.009.523.810 Nợ TK 133: 150.476.190 Có TK 311: 3.160.000.000 2.2.2.2. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ. Căn cứ các chứng từ tăng TSCĐ kế toán phản ánh trên các sổ chi tiết: - Sổ chi tiết TK 211: được mở cho từng tháng, dùng theo dõi số dư đầu kì, số dư cuối kì và số phát sinh Nợ/Có của tK 211 trong kì. Tại Công ty các trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm đầu tư đều được tập hợp vào TK 2411 “Xây dựng cơ bản dở dang” rồi sau đó kế toán mới kết chuyển ghi bút toán tăng TSCĐ, ghi nợ TK 211. - Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ: sổ này dùng để phản ánh nguyên giá TSCĐ và mức khấu hao phải trích của TSCĐ có trong kì. Sổ này mở cho từng tháng tại từng đơn vị thành viên trực thuộc. - Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ: bảng này được ghi vào cuối mỗi tháng dựa trên số liệu từ sổ chi tiết TK 211, 213. CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN CƠ QUAN VĂN PHÒNG CÔNG TY TK 211 – TSCĐ HỮU HÌNH Từ ngày 01/02/2008 đến ngày 28/02/2008 Đơn vị: đồng Số dư Nợ đầu kì: 6.556.730.945 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … 25 Tăng TS 05 máy bơm hố nổ hiệu Legra 2411 3.160.000.000 Cấp 05 máy bơm hố nổ hiệu Legra 1361 3.160.000.000 Tổng phát sinh Nợ: 3.160.000.000 Tổng phát sinh Có: 3.160.000.000 Sô dư cuối kì: 0 Ngày 28/02/2008 Kế toán trưởng Người ghi sổ (kí, họ tên) (kí, họ tên). * Hạch toán nghiệp vụ mua 05 máy bơm hố nổ hiệu Legra. - Bút toán1. Phản ánh mua: Nợ TK 2411: 3.009.523.810 Nợ TK 1332: 150.476.190 Có TK 331: 3.160.000.000 - Bút toán 2. Kết chuyển ghi bút toán tăng TSCĐ: Nợ TK 2115: 3.009.523.810 Có TK 2411: 3.009.523.810 - Bút toán 4. Đến khi thanh toán với người bán: Nợ TK 331: 3.160.000.000 Có TK 341: 3.160.000.000 * Sổ tổng hợp được sử dụng: Sổ cái TK 211: sổ được mở cho cả năm. Số phát sinh Có được lấy từ nhật kí chứng từ số 9, số phát sinh Nợ lấy từ nhật kí chứng từ khác có liên quan. Sổ này chỉ được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật kí chứng từ. CTY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 7 PHẦN 1 VĂN PHÒNG CÔNG TY Tháng 02/2008 Đơn vị: đồng STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 142 2411 … Cộng chi phí … … … … … … 211 3.160.000.000 3.160.000.000 … … … … … … Cộng 3.160.000.000 … … Ngày 28/02/2008 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ghi sổ (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên) 2.2.2.3. Hạch t oán giảm TSCĐ. * Giảm do thanh lí, nhượng bán: - Chứng từ sử dụng: + Quyết định nhượng bán, thanh lí của cấp có thẩm quyền. Cụ thể Công ty trình chủ sở hữu (Tổng Công ty Than Việt Nam) quyết định đối với phương án nhượng bán, thanh lí TSCĐ có giá trị còn lại bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm công bố gần nhất. Đối với những TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm công bố gần nhất thì: _ Nếu TSCĐ đã thu hồi đủ vốn, hết thời hạn sử dụng có nguyên giá đến 100 triệu đồng thì Giám đốc Công ty ra quyết định, TSCĐ có nguyên giá lớn hơn 100 triệu đồng thì Giám đốc Công ty trình HĐQT quyết định. _ Nếu TSCĐ chưa thu hồi đủ vốn thì Giám đốc Công ty quyết định thanh lí, nhượng bán những TSCD có nguyên giá đến 50 triệu đồng hoặc lớn hơn 50 triệu đồng và giá trị còn lại nhỏ hơn 20% nguyên giá (nhưng không quá 20 triệu đồng). Những trường hợp còn lại Giám đốc Công ty trình HĐQT quyết định. + Biên bản họp Hội đồng thanh lí: để xác định về tình trạng kĩ thuật và giá trị của TSCĐ. + Biên bản đấu giá: chọn người mua với giá cao nhất. + Biên bản thanh lí TSCĐ + Hóa đơn, phiếu thu, giấy báo Có. - Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ: + Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ và chuyển giá trị còn lại vào chi phí khác: Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ - Phản ánh thu nhập từ hoạt động nhượng bán, thanh lí: Nợ TK 111, 112, 131: theo giá thanh toán Nợ TK 152: phế liệu nhập kho Nợ TK 138: tiền bồi thường phải thu Có TK 711: ghi thu nhập khác Có TK 3331: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ + Nếu trong trường hợp nhượng bán thanh lí daonh nghiệp phải chi ra một số khoản như: chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài… Nợ TK 811: chi phí khác Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Có TK 111, 112, 331…: yếu tố chi phí khác - Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ: Sau khi có đầy đủ các chứng từ liên quan cần thiết kế toán tiến hành hạch toán chi tiết TSCĐ bằng cách phản ánh trên sổ chi tiết TK 211, sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ, bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ. Trong kì Công ty có 02 nghiệp vụ thanh lí TSCĐ là giảm TSCĐ hiện có trong kì là nghiệp vụ thanh lí xê ô tô IFA W50 – SĐK: 29K-4315 và nghiệp vụ thanh lí 02 máy vi tính có nguyên giá 21.700.668 và máy tính SX 150HZ có nguyên giá 21.049.000. Hai máy này đã được trích khấu hao hết, giá trị thu hồi ước tính là 9.500.000. TỜ TRÌNH Đề nghị thanh lí TSCĐ Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty Hóa chất mỏ - TKV Căn cứ quy định của Giám đốc Công ty về việc thanh lí TSCĐ là phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị. Căn cứ thực trạng của phương tiện vận tải của văn phòng Công ty được Công ty Hóa chất mỏ - TKV giao cho quản lí, sử dụng. Để thực hiện việc thanh lí TSCĐ theo quy định của Công ty, Văn phòng công ty kính đề nghị Giám đốc Công ty xét cho phép được thanh lí TSCĐ là phương tiện vận tải và máy móc như sau: Tên tài sản, thiết bị Xe IFA W50 Máy vi tính AT 486 Máy vi tính SX 150HZ Giá trị nguyên giá 63.289.330 21.700.668 21.049.000 Giá trị đã khấu hao 63.289.330 21.700.668 21.049.000 Giá trị còn lại 0 0 0 Giá trị thu hồi ước tính 12.500.000 9.500.000 9.500.000 Lí do đề nghị thanh lí: Xe ô tô IFA W50 BKS: 29K - 4315 đã sử dụng lâu năm, hết khấu hao tài sản và gần hết hạn sử dụng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Xe đã sửa chữa nhiều lần, thiết bị mòn, rơ rão, thiếu đồng bộ. Hiện tại xe hoạt động thường xuyên phải sửa chữa, không đảm bảo an toàn. Hai máy vi tính cũng đã khấu hao hết, các máy đã lạc hậu, tốc độ xử lí thông tin chậm, không còn đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật. Hồ sơ xin thanh lí kèm theo tờ trình gồm có: Tên tài sản, thiết bị đề nghị thanh lí Biên bản giám định kĩ thuật tài sản đề nghị thanh lí Biên bản họp Ban thanh lí tài sản Tổng hợp tài sản xin thanh lí. Văn phòng Công ty đề nghị Giám đốc Công ty xét duyệt. Xin kính trình Giám đốc. Trưởng phòng (đã kí) BẢNG TỔNG HỢP TSCĐ LÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ XIN THANH LÍ NHƯỢNG BÁN STT Tên, số TSCĐ Ngày SD NG GTCL TGHĐ SL Bpháp xử lí Ước tính Thu hồi 1 Xe ô tô IFA W50 29K-4315 1984 63.289.330 0 23 năm 530.000 km Thanh lí bán nguyên chiếc 12.500.000 2 Máy vi tính AT486 1995 21.700.668 0 11 năm Thanh lí bán nguyên chiếc 9.500.000 3 Máy vi tính SX150HZ 1995 21.049.000 0 11 năm Thanh lí bán nguyên chiếc 9.500.000 Cộng 105.387.330 0 31.500.000 BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH KĨ THUẬT ĐỀ NGHỊ THANH LÍ TSCĐ Hôm nay ngày 05 tháng 002 năm 2008 Địa điểm: Văn phòng Công ty Hóa chất mỏ - TKV Hội đồng giám định kĩ thuật Công ty gồm: 1. Ông: Vũ Văn Hà Giám đốc Công ty Chủ tịch hội đồng 2. Ông: Nguyễn Văn Khôi Trưởng phòng KTAT Phó chủ tịch HĐ 3. Ông: Nguyễn Xuân Thảo Kế toán trưởng Ủy viên 4. Ông: Nguyễn Văn Định Trưởng phòng KH&CHSX Ủy viên 5. Ông: Nguyễn Minh Khải Cán bộ phòng KTAT Ủy viên Đã tiến hành giám định tài sản chờ thanh lí như sau: 1. Tài sản được giám định: - Xe ô tô tải thùng: Loại xe: IFA W50 Số đăng kí: 29K-4315 Số khung: 00737 Số máy: 00112 Năm sử dụng: 1984 Đã hoạt động: 530.000 km Đã sử dụng: 23 năm - Máy vi tính AT486 Năm sử dụng: 1995 Đã sử dụng: 11 năm - Máy vi tính SX150HZ Năm sử dụng: 1995 Đã sử dụng: 11 năm 2. Tình trạng kĩ thuật của thiết bị: - Xe đã sử dụng lâu năm, các hệ thống thiết bị mòn rơ, tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn quá mức quy định, thường xuyên phải sửa chữa. - Các chi tiết máy bị mòn rơ rão, trục cơ hết cốt sử dụng - Chassis bị nứt cong biến dạng - Thùng hàng: gỗ sàn thành mục gẫy, khung lưới B40 hư hỏng đã hàn đắp sửa chữa nhiều lần. - Cabin: được sửa chữa chắp vá nhiều, khi xe hoạt động gây rung xóc và tiếng ồn lớn. - Xe sắp hết hạn sử dụng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. - Hai máy vi tính đều đã sử dụng lâu năm, đều đã lạc hậu, tốc độ xử lí thông tin kém, không còn đáp ứng được với yêu cầu kĩ thuật. 3. Kết luận của Hội đồng giám định. Đề nghị thanh lí 4. Đề xuất biện pháp xử lí. Thanh lí bán nguyên chiếc 5. Ước tính giá trị thu hồi. STT Tên tài sản ĐVT SL Đơn giá Giá trị thu hồi ước tính 1 Xe nguyên chiếc chiếc 01 12.500.000 12.500.000 2 Máy vi tính AT496 chiếc 01 9.500.000 9.500.000 3 Máy vi tínhSX150HZ chiếc 01 9.500.000 9.500.000 Cộng 03 31.500.000 31.500.000 Bằng chữ: Ba mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng. Biên bản được lập xong lúc 11 giờ cùng ngày, đã được mọi người nhất trí thông qua. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC (đã ki) BIÊN BẢN HỌP THANH LÍ TSCĐ Hôm nay ngày 06 tháng 02 năm 2008 Địa điểm: Văn phòng Công ty Hóa chất mỏ - TKV BAN THANH LÍ TSCĐ CỦA CÔNG TY GỒM: 1. Ông: Vũ Văn Hà Giám đốc Công ty Chủ tịch Hội đồng 2. Ông: Nguyễn Văn Khôi Trưởng phòng KTAT Phó chủ tịch HĐ 3. Ông Nguyễn Xuân Thảo Kế toán trưởng Ủy viên 4. Ông: Nguyễn Văn Định Trưởng phòng KH&CHSX Ủy viên 5. Ông: Nguyễn Minh Khái Cán bộ phòng KTAT Ủy viên Sau khi kiểm tra đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn, năng lực tài sản thực tế của Công ty: Xe ô tô IFA W50, máy vi tính AT486, máy vi tính SX150HZ (có biên bản giám định kèm theo). Các thành viên Hội đồng giám định kĩ thuật Công ty Hóa chất mỏ - TKV thống nhất đề nghị Giám đốc Công ty cho phép được thanh lí những TSCĐ nêu trên. Biên bản lập xong lúc 16 giờ cùng ngày, đã được thông qua mọi người nhất trí kí tên. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (đã kí) BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH KĨ THUẬT TSCĐ ĐỂ THANH LÍ, NHƯỢNG BÁN Hôm nay ngày 10 tháng 02 năm 2008 tại Văn phòng Công ty Hóa chất mỏ - TKV chúng tôi gồm: 1. Ông: Nguyễn Xuân Thảo Kế toán trưởng Công ty 2. Ông: Nguyễn Văn Sơn Phó phòng KTAT Sau khi xem xét và căn cứ vào các định mức, chỉ tiêu kĩ thuật của tài sản không còn giá trị sử dụng Đoàn đã nhất trí đánh giá hiện trạng tài sản không còn giá trị sử dụng như sau: 1. Xe ô tô IFA W50 Đăng kí 29K-3415 Số khung: 00737 Số máy: 00112 Năm đưa vào sử dụng: 1984 Nguyên giá: 63.289.330 đồng Giá trị còn lại: 0 Giá trị thu hồi ước tính: 12.500.000 đồng Tình trạng kĩ thuật: Thời gian hoạt động 23 năm các hệ thống chi tiết máy bị mò rơ rão tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn lớn thường xuyên phải sửa chữa. Sắp hết hạn sử dụng của Bộ Giao thông vận tải. 2. Máy vi tính AT486 Năm đưa vào sử dụng: 1995 Nguyên giá:21.700.668 đồng Giá trị còn lại: 0 Giá trị thu hồi ước tính: 9.500.000 đồng 3. Máy vi tính SX150HZ Năm đưa vào sử dụng: 1995 Nguyên giá: 21.049.000 đồng Giá trị còn lại: 0 Giá trị thu hồi ước tính: 9.500.000 đồng Tình trạng kĩ thuật của cả 02 máy vi tính: 2 máy đều đã khấu hao hết, các máy đã lạc hậu. tốc độ xử lí thông tin chậm, không còn đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật. Các tài sản trên đã sử dụng lâu năm đã bị hư hỏng qua nhiều lần sửa chữa lớn đến nay không khôi phục sửa chữa phục hồi lại để sử dụng là không kinh tế, không đảm bảo an toàn cho phương tiện khi lưu thông. Kính đề nghị Giám đốc Công ty và Ban thanh lí tài sản Công ty xem xét cho thanh lí số tài sản trên. ĐẠI DIỆN CÔNG TY PHÒNG KTAT PHÒNG KTTCKT QUYẾT ĐỊNH Thanh lí tài sản Điều1. Thanh lí TSCĐ sau: * Xe ô tô IFA W50 Đăng kí: 29K-3415 Số khung: 00737 Số máy: 00112 Năm đưa vào sử dụng: 1984 Nguyên giá: 63.289.330 đồng Giá trị còn lại: 0 Giá trị thu hồi ước tính: 12.500.000 đồng Tình trạng kĩ thuật: Thời gian hoạt động 23 năm các hệ thống chi tiết máy bị mò rơ rão tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn lớn thường xuyên phải sửa chữa. Sắp hết hạn sử dụng của Bộ Giao thông vận tải. * Máy vi tính AT486 Năm đưa vào sử dụng: 1995 Nguyên giá:21.700.668 đồng Giá trị còn lại: 0 Giá trị thu hồi ước tính: 9.500.000 đồng * Máy vi tính SX150HZ Năm đưa vào sử dụng: 1995 Nguyên giá: 21.049.000 đồng Giá trị còn lại: 0 Giá trị thu hồi ước tính: 9.500.000 đồng Đi ều 2. Ông chánh văn phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lí t ài sản và hạch toán theo quy định hiện hành của Nhà nước Điều 3. Các ông: Kế toán trưởng Công ty, Trưởng phòng kĩ thuật công nghệ Công ty căn cứ quyết định thi hành. GIÁM ĐỐC * Giảm do điều chuyển nội bộ: Các chứng từ sử dụng: Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh khi có nhu cầu cần cấp mới 05 mýa bơm hút nước hố nổ nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh phải lập một tờ trình gửi lên Giám đốc Công ty. Tại Công ty các thủ tục được tiến hành tương tự như trường hợp đầu tư mua sắm TSCĐ khác. Cuối cùng ngày 20/02/2008 Giám đốc Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV ra quyết định điều chuyển 05 máy bơm hút nước hố nổ (nguyên gía 3.160.000.000) về Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh. Ngày 22/02/2008 việc giao nhận TSCĐ trên được tiến hành, kế toán Công ty tiến hành hạch toán điều chuyển số TSCĐ trên. Sổ tổng hợp sử dụng: - Sổ nhật kí chứng từ số 9: sổ này được mở hàng tháng. Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 211, TK 213 tại văn phòng Công ty. Số liệu trên nhật kí chứng từ số 9 là căn cứ để ghi sổ cái TK 211, 213. - Sổ cái TK 211. Hạch toán tổng hợp: Nợ TK 136 - Quảng Ninh: 3.160.000.000 Có TK2114: 3.160.000.000 Hạch toán chi tiết: QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV V/v: điều chuyển 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra về Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh Điều 1. Điều chuyển 5 máy bơm từ Công ty Hóa chất mỏ - TKV về Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh quản lí và sử dụng kể từ ngày ban hành quyết định. Ông trưởng phòng kĩ thuật an toàn công ty, Giám đốc Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh có trách nhiệm tổ chức giao nhận tài sản theo quy định ban hành. Điều 2. Các ông Giám đốc Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh, kế toán trưởng công ty, trưởng phòng kĩ thuật an toàn, trưởng phòng thiết kế và đầu tư công ty căn cứ quyết định thi hành. Giám đốc (đã kí) BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ Căn cứ quyết định số 2611/QĐ-KTAT ngày 20/02/2008 của Giám đốc Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV về việc điều chuyển 05 máy bơm hút nước hố nổ từ Công ty về Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh. Hôm nay ngày 22/02/2008 tại văn phòng Công ty chúng tôi gồm: 1. Bên giao. Ông: Trần Ngọc Dũng Chức vụ: Chánh văn phòng Công ty Ông: Nguyễn Tiến Dũng Chức vụ: Cán bộ phòng KTAT Công ty Bên nhận. Ông: Trần Huy Tuấn Chức vụ: Cán bộ phòng KTAT Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh theo giấy giới thiệu số 122 ngày 21/02/2008 của Giám đốc Công ty. Đã tiến hành giao nhận 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra. - Tình trạng: + Các trang thiết bị đầy đủ, hoạt động tốt. + Chất lượng mới 100%, đúng chất lượng, chủng loại hoàn toàn phù hợp. - Các thiết bị đi kèm: + Sách hướng dẫn vận hành + Sách danh điểm kĩ thuật (tiếng anh) Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. Đại diện bên giao Đại diện bên nhận (đã kí) (đã kí) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TĂNG GIẢM TSCĐ Tháng 02 năm 2008 Đơn vị tính: đồng STT Tên TSCĐ Nguyên giá Phân theo nguồn hình thành Ngân sách Bổ sung Vay A TSCĐ tăng trong kì 880.256.516 … … … I Do đầu tư mua sắm 880.256.516 … … … 1 05 máy bơm Legra 3.160.000.000 3.160.000.000 … … … … … … II Do điều động Cty 0 III Do điều chỉnh Ngiá 0 B TSCĐ giảm trong kì 1.205.874.123 I Do thanh lí nhượng bán … … … … 1 Máy vi tính AT486 21.700.668 21.700.688 2 Máy vi tính SX150HZ 21.049.000 … 21.049.000 … III Do điều động … … … … … … … … … … … … … … 2.3. THỰC TRẠNG KHẤU HAO TSCĐ VÀ KẾ TOÁN KHẤU HAO. Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ. Giá trị hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kĩ thuật. Giá trị hao mòn được trích định kì (hàng tháng, hàng quý) vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì để hình thành nguồn vốn nhằm tái đầu tư lại cho TSCĐ do quá trình sử dụng nó bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Khi sử dụng TSCĐ doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kì hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. * Các loại hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ - Hao mòn TSCĐ: hao mòn là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Hao mòn được thể hiện dưới 2 dạng: + Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do chúng được sử dụng vào sản xuất kinh doanh do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐ giảm dần cuối cùng bị hư hỏng phải thanh lí. + Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về mặt giá trị của TSCĐ do các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại với nhiều tính năng với nằng suất cao hơn và với chi phí thấp hơn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Hao mòn là hiện tượng khách quan. - Khấu hao: khấu hao TSCĐ là hình thức thu hồi vốn cố định đầu tư ở TSCĐ tương xứng với giá trị hao mòn trong sản xuất kinh doanh nhằm âtọ ra nguồn vốn tái đầu tư TSCĐ. + Về phương diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. + Về phương diện tài chính: khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. + Về phương diện thuế: khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. + Về phương diện kế toán: khấu hao là việc ghi nhận giảm giá TSCĐ. Do vậy khấu hao chính là biểu hiện của phần giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình hoạt động nên giữa khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có hao mòn thực hiện thì mới có khấu hao. Nếu hao mòn mang tính tất yếu khách quan thì khấu hao mang tính chủ quan của con người. Hoạt động khấu hao do con người tạo ra cũng do con người thực hiện nên chứa đựng trong nó tính chủ quan của con người. Hơn nữa theo chủ nghĩa duy vật biện chứng hao mòn là nội dung bên trong, khấu hao là hình thức biểu hiện ra bên ngoài, nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức cũng có tác động lại nội dung. Khấu hao không phản ánh chính xác phần giá trị trong hao mòn của TSCĐ khi đem vào vận hành sử dụng mà hoàn toàn do mục đích, yêu cầu quản lsi sử dụng tài sản của con người quyết định. * Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính về chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Công ty Hóa chất mỏ - TKV áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng khi tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng và những TSCĐ đã trích hết nhưng vẫn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì không được tính, trích khấu hao. Hàng tháng kế toán TSCĐ tính và trích khấu hao TSCĐ theo đúng tỉ lệ quy định. Cụ thể căn cứ vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao của từng TSCĐ hay số năm sử dụng ước tính của từng TSCĐ, mức khấu hao TSCĐ được tính theo công thức sau: Mức khấu hao trung bình = Nguyên giá TSCĐ hàng năm của TSCĐ Số năm sử dụng Mức khấu hao trung bình = Nguyên giá TSCĐ hàng tháng của TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao phải trích = đã trích kì + tăng - giảm trong kì trước trong kì trong kì Ví dụ trong tháng 02 năm 2008 công ty mua máy im Epson Laser N 2120 đưa vào sủ dụng ngay trong tháng tại phòng TKKTTC công ty nên đến tháng 03/2008 kế toán mới bắt đầu trích khấu hao cho tài sản này (công ty trích khấu hao cho từng tháng). TSCĐ trên có nguyên giá 24.071.500 đồng, thời gian sử dụng 2,1 năm. Mức khấu hao 1 tháng = 24.071.500 = 955.218 đồng 2,1 năm x 12 tháng Bảng khấu hao TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền Số tiền 1. Nguyên giá TSCĐHH Số dư đầu kì 65.770.433.710 65.079.822.242 69.650.407.055 Số dư cuối kì 65.079.855.242 69.650.055 79.484.142.880 2. Giá trị hao mòn Số dư đầu kì 30.879.163.592 36.514.318.989 42.683.069.518 Số dư cuối kì 36.514.318.989 40.683.069.518 47.952.598.853 3.Giá trị hao mòn còn lại Số dư đầu kì 28.967.337.537 Số dư cuối kì 28.967.337.537 31.530.544.027 * Chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ làm cơ sở hạch toán khấu hao TSCĐ. Do khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn tháng nên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo tháng 03 năm 2008 mới phản ánh việc trích khấu hao cho TSCĐ là máy in Epson Laser N 2120. CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HCM – TKV BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ CƠ QUAN VĂN PHÒNG CÔNG TY Tháng 02 năm 2008 Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu TG sử dụng (năm) Nơi sử dụng Toàn Cty TK 642 – Chi phí QLDN Nguyên giá Số khấu hao I Số KHTSCĐ tháng trước 6575.258.217 79.899.945 79.599.945 II Số KH tăng tháng này 104.315.010 4.139.484 4.139.484 1 Máy in Epson N2120 2,1 24.071.500 955.218 955.218 … … … … … … III Số KH giảm tháng này 0 0 0 IV Số KH trích tháng này 6.679.573.227 83.739.429 83.739.429 1 Dụng cụ quản lí 986.037.383 16.509.876 16.509.876 Ngày 28 tháng 02 năm 2008 * Hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào các chứng từ biến động tăng giảm TSCĐ và chứng từ khấu hao TSCĐ kế toán phản ánh các nghiệp vụ vào các sổ chi tiết: - Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ - Sổ chi tiết TK 214: sổ này mở theo tháng, dùng để theo dõi số dư đầu kì, số phát sinh Nợ / Có của TK 214 trong kì. * Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ: Sổ tổng hợp sử dụng: - Bảng kê số 5: tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong từng tháng tại văn phòng Công ty. Số liệu trên cộ ghi Có TK 214 lấy từ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Sau khi khóa sổ vào cuối tháng số liệu trên được dùng để ghi vào nhật kí chứng từ số 7. - Nhật kí chứng từ số 7: ghi vào cuối tháng căn cứ từ số liệu tổng hợp trên bảng kê số 5. - Sổ cái TK 214: sổ này mở cho cả năm, số liệu được tổng hợp vào cuối tháng căn cứ trên nhật kí chứng từ số 7 và nhật kí chứng từ số 9. CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HCM – TKV NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 7 VĂN PHÒNG CÔNG TY Từ ngày01/03/2008 đến ngày 31/03/2008 Phần 1 Đơn vị: đồng S T T Ghi Có TK Ghi Nợ TK 142 214 … Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng chi phí NKCT số 1 … … … … … … … … … 642 … 83.739.429 … … … … … … … … … … … … Cộng … 83.739.429 … … … … Phần 2 STT Các TK Yếu tổ chi phí sản xuất kinh doanh … Cộng chi phí … KHTSCĐ Cộng … … … … … … … … TK 642 … 83.739.429 … … … Cộng trong tháng … 83.739.429 … … … Lũy kế từ đầu năm Ngày 31 tháng 03 năm 2008 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ghi sổ (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên) Sơ đồ 2.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÊ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ. 3.1.1. Ưu điểm. - Công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều đơn vị thành viên nằm phân tán trên cả nước vì thế Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán nửa tập trung, nửa phân tán là rất phù hợp. - Việc áp dụng hình thức sổ Nhật kí chứng từ cho thấy trình độ nhân viên kế toán của Công ty cao, đồng đều, phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lí của Công ty. Tại Công ty các nhân viên kế toán đều được phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người. - TSCĐ được quản lí khoa học, chặt chẽ. Điều đó biểu hiện cụ thể qua việc quản lí tốt hồ sơ TSCĐ, mỗi TSCĐ đều có một bộ hồ sơ riêng, việc quản lí được giao trách nhiệm cho từng bộ phận sử dụng. Khi phát sinh các nghiệp vụ TSCĐ như mua sắm, điều chuyển thanh lí nhất là với các TSCĐ có giá trị lớn, trình tự được thực hiện đúng thủ tục và chặt chẽ. Hàng năm vào ngày cuối cùng của năm tài chính, kế toán của Công ty cũng như ở tất cả các đơn vị đều phải lập Báo cáo kiểm kê TSCĐ trên cơ sở kiểm kê thực tế TSCĐ hiện có tại đơn vị. Báo các này sau khi lập cho toàn Công ty phải nộp lên Tổng Công ty Than. - Mặc dù các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh nhiều nhưng luôn được kế toán viên phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng với chế độ quy định. Đồng thời việc phản ánh các nghiệp vụ về TSCĐ luôn được gắn với các nghiệp vụ liên quan đến hình thành TSCĐ đã giúp cho việc quản lí phân công công việc trong phòng kế toán - kế toán phần hành TSCĐ được kiêm luôn kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn. - Việc tổ chức sổ: cách mở sổ, ghi sổ, đối chiếu, chuyển sổ được thực hiện đúng với quy định và luôn đảm bảo tính khoa học. - Kế toán TSCĐ đã phân loại các TSCĐ hiện có theo nguồn hình thành và theo loại tài sản, các cách phân loại này không những giúp nhà quản lí ra quyết định mà còn giúp các đối tượng quan tâm hiểu và thấy được thế mạnh của Công ty. - Công ty đã phân cấp quản lí TSCĐ cho các đơn vị trực thuộc do vậy trách nhiệm vật chất trong quản lí TSCĐ đã được nâng cao. 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. - Với hình thức sổ nhật kí chứng từ như hiện nay có nhược điểm là số lượng sổ sách rất lớn, cho dù có sự trợ giúp của máy tính nhưng công việc của kế toán viên vẫn rất phức tạp. Kế toán mất nhiều thời gian, công sức để đối chiếu, kiểm tra sổ. Mặt khác với hình thức sổ nhật kí chứng từ việc áp dụng kế toán máy sẽ khó khăn hơn các hình thức sổ khác vì một phần mềm máy tính không thể thiết kế được tất cả các loại sổ sử dụng, có nhiều sổ sách kế toán đòi hỏi kế toán viên phải tự tập hợp, kết chuyển số liệu và tự chuyển sổ giống như thực hiện kế toán thủ công.. - Cách phân loại TSCĐ còn chưa thống nhất. Trong Công ty hiện nay có 2 loại TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất và trang Web. Tuy nhiên kế toán Công ty thường xếp các TSCĐ vô hình này vào các nhóm thuộc TSCĐ hữu hình. Quyền sử dụng đất được gộp chung vào nhóm nhà cửa, vật kiến trúc và trang Web của Công ty được đưa vào nhóm thiết bị dụng cụ quản lí. Đồng thời các sổ kế toán không phản ánh rõ TSCĐ dùng cho hoạt đồng sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi. Điều đó cũng sẽ gây khó khăn cho việc quản lí cũng như hạch toán TSCĐ và phân tích hiệu quản sử dụng TSCĐ. - Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ cũng chưa hợp lí. Hiện nay TSCĐ trong toàn Công ty được áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này đơn giản dễ tính toán nhưng lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng có nghĩa nó không phản ánh đúng tỉ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ. Những năm đầu máy móc thiết bị còn mới, giá trị sử dụng lớn vì thế lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh lớn hơn. Những năm sau đó do hao mòn hữu hình làm giá trị sử dụng của tài sản giảm nên rõ ràng lợi ích đem lại không thể bằng so với trước. Phương pháp này càng không thích hợp với các TSCĐ có hao mòn hữu hình nhanh, những TSCĐ cần thiết phải thu hồi vốn sớm hay những tài sản hoạt động không thường xuyên, liên tục. - Trong hạch toán TSCĐ vẫn có một số TSCĐ mới đưa vào sử dụng kế toán đã trích khấu hao ngay trong tháng đó hoặc một số TSCĐ giảm trong tháng thì kế toán cũng ngừng trích khấu hao tài sản đó ngay trong tháng. Theo như quy định chung tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV khấu hao được tính theo tháng. Tuy nhiên có những trường hợp đến cuối quý kế toán mới tiến hành trích khấu hao cho cả 3 tháng. Điều này sẽ gây ra sự biến động lớn về chi phí trong kì kế toán. - Kế toán mở “Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ” dùng chung cho tất cả các loại TSCĐ. Sổ được thiết kế theo mẫu riêng của Công ty có ưu điểm là theo dõi được cụ thể nguồn hình thành TSCĐ. Tuy nhiên trong có rất nhiều TSCĐ nên việc sử dụng chung sổ này sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lí, hạch toán các loại TSCĐ. Hơn nữa trong kết cấu của sổ không nêu được các thông tin liên quan đến TSCĐ như sổ chứng từ, ngày tháng ghi tăng giảm TSCĐ và lí do giảm. Điều đó sẽ dẫn tới sự thiếu chặt chẽ trong quản lí. - Tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV khối lượng TSCĐ đầu tư mua sắm mới bằng vốn khấu hao cơ bản chiếm tỉ lệ lớn trong khi vốn khấu hao tăng trong năm tài chính (chủ yếu là do trích khấu hao) lại không bù đắp cho số đã sử dụng đã dẫn tới tình trạng giá trị của vốn khấu hao của các năm luôn nhỏ hơn không. Điều đó thể hiện sự kém năng động của Công ty trong việc huy động các nguồn tài trợ để đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất. - Việc lập Thẻ TSCĐ giúp kế toán theo dõi chi tiết từng TSCĐ dễ dàng hơn, cho biết số chứng từ, ngày tháng ghi tăng, giảm TSCĐ, nguồn gốc TSCĐ, cập nhật kịp thời nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ cùng lí do giảm TSCĐ (nếu có) song kế toán tại Văn phòng Công ty không lập Thẻ TSCĐ, điều này làm giảm hiệu quả quản lí TSCĐ tại Công ty. - Trong hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo chế độ kế toán và theo quy định của Tông Công ty Than Việt Nam phải tập hợp toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh vào TK 2413, sau đó thực hiện bút toán kết chuyển và phân bổ vào chi phí quản lí doanh nghiệp. Nhưng tại Văn phòng Công ty không sử dụng TK 2413 để hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Ví dụ như trường hợp thuê ngoài sửa chữa đến khi bàn giao công trình sửa chữa hoàn thành đơn vị thanh toán với bên B thì kế toán mới tiến hành ghi sổ và tập hợp luôn toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào TK 642 căn cứ vào Hóa đơn GTGT do bên B lập và giao cho Công ty. Điều này sẽ gây nên sự biến động khá lớn về chi phí trong kì kế toán. Thêm vào đó thời điểm Công ty thanh toán với bên B và thời điểm khi công trình hoàn thành nhiều khi không cùng một tháng nên sẽ làm cho việc phản ánh chi phí quán lí doanh nghiệp trong tháng đó không chính xác. - Tất cả TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm mới đều được kế toán tập hợp trước tiên vào TK 2411 rồi sau đó mới thực hiện bút toán kết chuyển ghi tăng TSCĐ. Việc thực hiện như vậy là hợp lí cho những TSCĐ phải qua lắp đặt chạy thử. Nhưng tại Công ty có khá nhiều TSCĐ không phải qua lắp đặt trong thời gian dài nên việc hạch toán những TSCĐ này với việc sử dụng TK 2411 làm tài khoản trung gian là không cần thiết. - TSCĐ tại Văn phòng Công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay (50,65%), do Ngân sách Nhà nước cấp (28,95%) và do tự bổ sung (19,78%). Như vậy Công ty chưa huy động được thêm từ các nguồn khác như thuê TSCĐ hay liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. - Sổ nhật kí chứng từ số 9 theo như quy định của Bộ tài chính chỉ sử dụng để theo dõi các phát sinh có của các TK 211, 212, 213 nhưng tại Công ty sổ này được thiết kế dùng để theo dõi cả các số dư đầu kì, phát sinh nợ, phát sinh có và số dư cuối kì, như vậy là không đúng với quy định. - Công ty chưa thực hiện hoạt động phân tích kết quả kinh doanh kết hợp với công tác kế toán quản trị. Thông tin do kế toán cung cấp không chỉ phục vụ cho bên thứ ba mà còn rất cần thiết cho chính các nhà quản trị doanh nghiệp. Sử dụng thông tin do kế toán quản trị và các hoạt động phân tích kết quả kinh doanh cung cấp sẽ giúp cho nhà quản lí có quyết định kinh doanh hợp lí, kịp thời, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương trường và tận dụng tối đa năng lực của các TSCĐ trong Công ty. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV. - Công ty có thể đặt riêng một chương trình kế toán sử dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình hoặc chuyển đổi hình thức sổ theo hình thức nhật kí chung hoặc chứng tư ghi sổ. Vì 2 hình thức sổ trên khi áp dụng kế toán máy có thể phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp. - Kế toán phải thống nhất trong việc phân loại TSCĐ, quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính phải được xếp vào TSCĐ vô hình. TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nên được ghi rõ ràng trong các sổ sách để thuận lợi cho việc theo dõi quản lí. - Để phản ánh đúng chi phí khấu hao trong quá trình sử dụng có nghĩa phản ánh tỉ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ kế toán nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với từng loại TSCĐ. - Kế toán cần tuân thủ nguyên tắc tròn tháng khi tính khấu hao và nên trích khấu hao cho từng tháng. Nếu có mở sổ chi tiết liên quan đến khấu hao theo quý thì số liệu sẽ được tổng hợp từ các sổ chi tiết tháng. - Các TK 211, 212, 213 có thể được phản ánh riêng trên từng trang sổ nhật kí chứng từ số 9 như tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV nhưng phải mở đúng theo mẫu quy định chung của Bộ tài chính và chỉ dùng để theo dõi phát sinh có của từng tài khoản trong tháng. - Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng hay phản ánh đúng mối quan hệ giữa chi phí khấu hao với lợi ích thu được từ sử dụng TSCĐ, kế toán nên chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng TSCĐ. - Vì số lượng TSCĐ tại Công ty là khá lớn do vậy kế toán nên mở sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại TSCĐ đồng thời những TSCĐ phụcvụ hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nên được ghi rõ trên các sổ sách kế toán. - Với những TSCĐ khi mua về không phải qua thời gian lắp đặt chạy thử thì kế toán nê hạch toán thẳng vào TK 211 khi có đủ chứng từ cần thiết, điều này sẽ giúp công việc hạch toán đơn giản hơn, nhanh hơn do không phải qua TK 2411 làm TK trung gian. 3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trước hết Công ty cần tổ chức thực hiện việc quản lí, sử dụng và tổ chức hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước, sửa đổi những điểm còn hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán nói chung và công tác hạch toán TSCĐ nói riêng. * Lựa chọn đúng đắn các phương án đầu tư và mua sắm TSCĐ: đây là công việc rất quan trọng do hiệu quả sử dụng TSCĐ chỉ cao khi Công ty mua sắm, đầu tư TSCĐ đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đầu tư mới TSCĐ đúng hướng, đúng mục đích có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ vì nó góp phần làm giảm hao mòn vô hình, giảm hao phí lao động sống, tiết kiệm vật tư, nâng cao hiệu quả và năng suất chất lượng công trình. Hiện nay có nhiều phương án đầu tư hiệu quả, một trong những phương án đầu tư đó là hình thức đi thuê tài sản. Có 2 loại thuê tài sản: - Thuê hoạt động: hình thức này có ưu điểm là bên thuê không phải chịu trách nhiệm về bảo trì, bảo dưỡng tài sản thuê cũng như không phải gánh chịu các rủi ro liên quan đến tài sản thuê nếu như không phải do lỗi của mình. Đồng thời khi không có nhu cầu sử dụng hoặc khi TSCĐ này trở nên lạc hậu về kĩ thuật hoặc có các rủi ro khác bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định. - Thuê tài chính: đây là hình thức đầu tư TSCĐ còn rất mới ở nước ta và có ít các doanh nghiệp áp dụng. Đây là hình thức thuê vốn trung và dài hạn, có ưu điểm là bên thuê không cần phải có tài sản thế chấp như trong trường hợp vay vốn bằng tiền của các cơ sở tín dụng. Thêm vào đó bên thuê không phải không phải huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để được thanh toán trong nhiều kì. Ưu điểm này càng tỏ ra hữu hiệu với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính hạn hẹp. Nếu Công ty quyết định mua mới thì thì cần tiến hành điều tra, tham khảo thị trường để xem xét cả hai mặt giá cả và chất lượng TSCĐ để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trước khi thực hiện đầu tư mua mới TSCĐ Công ty phải căn cứ vào hiện trạng TSCĐ tại Công ty để lên kế hoạch đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó việc đầu tư TSCĐ phải được tiến hành theo xu hướng TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính phải luôn giữ vai trò chủ đạo, TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh càng giảm càng tốt. Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác dưới hình thức nhận vốn góp kinh doanh bằng TSCĐ của đơn vị khác Công ty đã huy động thêm được vốn, tăng TSCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư TSCĐ vừa giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vừa tận dụng được các nguồn lực của mình phục vụ cho nhu cầu khác nhau trong doanh nghiệp và kết quả cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Đầu tư TSCĐ hợp lí về cơ cấu: đây là một biện pháp đi đôi với việc lựa chọn phương án đầu tư TSCĐ. Doanh nghiệp phải biết đầu tư những TSCĐ đúng nhu cầu thực tế của mình và được phân bổ hợp lí cho các đối tượng sử dụng nhằm tránh tình trạng có nhiều TSCĐ thừa không cần sử dụng nhưng lại thiếu những TSCĐ mà doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng hay tránh tình trạng ở nhiều bộ phận tài sản bị bỏ không trong khi ở các bộ phận khác lại thiếu phương tiện sản xuất kinh doanh. * Tổ chức quản lí chặt chẽ TSCĐ nhằm tránh tình trạng mất mát, hư hỏng TSCĐ một cách không đáng có. Đồng thời nếu việc quản lí được tổ chức khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lí tốt được từng TSCĐ về hiện trạng kĩ thuật, thời gian sử dụng và công suất thực tế để từ đó có các biện pháp bảo dưỡng, nâng cấp một cách kịp thời. * Có các biện pháp sử dụng hợp lí và triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị và các TSCĐ khác. * Tiến hành phân cấp quản lí TSCĐ: Công ty giao quyền sử dụng và quản lí TSCĐ cho một xí nghiệp quản lí chính còn lại TSCĐ phục vụ cho xí nghiệp nào thì xí nghiệp đó tự quản lí. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người lao động. Đồng thời sẽ sớm tìm ra những hỏng hóc của TSCĐ để có biện pháp xử lí kịp thời. * Bên cạnh yếu tố vật chất, trang thiết bị, yếu tố con người cũng đóng một vai trò quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tăng năng suất của trang thiết bị thì Công ty cần đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, có kĩ năng để sử dụng, vận hành một số TSCĐ thông qua việc Công ty khuyến khích tổ chức đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ. * Công ty cần nhượng bán, thanh lí những TSCĐ đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém vì cứ cố kéo dài những TSCĐ này sẽ tốn kém chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động, sản phẩm do chúng tạo ra không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh do mất cơ hội để đầu tư trang bị những loại TSCĐ mới có công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến. * TSCĐ là một bộ phận của vốn cố định nên cuối năm ngoài việc kiểm kê TSCĐ Công ty nên tiến hành đánh giá lại TSCĐ kết hợp với việc bản toàn và phát triển vốn cố định. Bảo toàn vốn xuất phát từ điều kiện nền kinh tế có lạm phát nên việc đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường để thấy được tiềm lực thực tế của Công ty cũng như đảm bảo tiêu chí tính đúng, tính đủ vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Bảo toàn vốn giúp Công ty có khả năng tái tạo TSCĐ khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, phù hợp với biến động của thị trường, bảo toàn vốn nên được thực hiện cả về mặt giá trị và hiện vật. * Ngoài việc tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ kế toán còn phải tổ chức tốt việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho Công ty có những quyết định chính xác, sáng suốt, kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Với vai trò là một trong 3 yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết đến cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu lớn đặt ra không chỉ cho riêng Công ty Hóa chất mỏ - TKV mà còn là yêu cầu đối với mọi đơn vị tổ chức kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty Hóa chất mỏ - TKV hiện nay một phần chính nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ. Thời gian thực tập tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã rất cố gắng nhưng với kiến thức còn nhiều hạn chế nên Báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thày, cô giáo và các cán bộ kế toán để bài Báo cáo thực tập này thực sự được hoàn thiện. Em xin cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các cán bộ phòng kế toán tài chính đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 1027/QĐ – KTTCTK ngày 06/02/2001 của Tổng Công ty Than Việt Nam. 2. “ Lý thuyết cơ bản và sản xuất thuốc nổ công nghiệp ” – Kĩ sư Ngô Văn Tùng năm 2001. 3. Quy chế tài chính Công ty Vật liệu nỏ Công nghiệp. 4. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 5. Một số luận văn tốt nghiệp các năm trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37313.doc
Tài liệu liên quan