Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều tự ý thức được vai trò to lớn và hết sức quan trọng của việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Và các doanh nghiệp luôn coi đó là tiêu chí và chiến lược để phấn đấu, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu đã tổ chức sắp xếp và ngày càng góp phần hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế đắc lực đòi hỏi Công ty còn phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hơn nữa để đảm bảo phù hợp với điều kiện của Công ty vừa đảm bảo chế độ, chuẩn mực kế toán.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tháng: 0 kg. Số tiền là: 0 đồng. Xuất kho trong tháng: 435 kg. Đơn giá bình quân thép Y8 $ 100 là: 14.067.000/554,5=25.368,8 đồng. Giá thực tế thép Y8 $ 100 là: 25.368,8 x 435=11.035.428 đồng Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trên “ bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng” cho các phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho và sổ chi tiết vật tư do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành lên “ bảng tổng hợp vật liệu sử dụng”. Ví dụ: Trong tháng 10/2007 toàn bộ CPNVLTT dùng để sản xuất sản phẩm từ các phiếu xuất kho được kế toán tập hợp trên “ bảng tổng hợp vật liệu sử dụng” ( Phụ biểu 02). Sau đó, kế toán vật liệu lọc ra những số liệu cần thiết trong bảng tổng hợp nguyên vật liệu và bảng kê số 3 ( Phụ biểu 03) để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Phụ biểu 04). Trong bảng phân bổ nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh khi mua được phân bổ hết cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong kì. Phụ biểu 02: Bảng tổng hợp vật liệu sử dụng Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT Ghi Nợ TK 621 Ghi Có TK 152 TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 TK 152.4 TK 152.7 TK 152.8 1 TK 6211_Phân xưởng rèn dập CKĐDR thân 239.998.000 CKDR PEDAN 125.274.000 68.485.000 CKĐK5VD Thân 258.726.000 CKĐ5VD PEDAN 19.374.000 11.204.000 CKĐM92 thân 65.519.000 2 TK 6212_PX Cơ khí 4.121.000 CKĐ M92 11.026.000 65.500.000 CKĐ 5VD 31.233.000 5.400.000 4.205.000 CKĐ 5VT 85.584.000 576.618.000 5.456.000 Thanh giảm sóc 47.038.300 301.926.000 Chi phí Ma + NL 59.228.700 1.920.000 3 TK6214_PX gia công Gia công kéo thép 943.001.000 4 Cộng 1.886.002.000 878.544.000 89.210.000 1.920.000 75.161.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ biểu 03: Bảng kê số 3 Tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số TT Chỉ tiêu Tài khoản 152 Tài khoản 153 1 I. Số dư đầu kỳ 1.025.023.365 78.785.295 2 II. Số phát sinh trong kỳ 3.211.714.766 0 3 Từ NKCT số 1 (Ghi có TK 111) 0 4 Từ NKCT số 2 (Ghi có TK 112) 0 0 5 Từ NKCT số 5 (Ghi có TK 331) 3.209.964.766 0 6 Từ NKCT số 6 (Ghi có TK 151) 0 0 7 Từ NKCT số 7 (Ghi có TK 152) 0 0 8 Từ NKCT khác (Ghi có TK 338) 1.750.000 78.785.259 9 III. Cộng số phát sinh trong kỳ và số dư đầu kỳ 4.236.783.131 10 V. Xuất dùng trong kỳ 3.231.964.503 35.236.947 11 VI. Tồn kho cuối kỳ 1.004.773.628 43.548.312 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 04: Bảng phân bổ vật liệu sử dụng Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT 1521 1522 1523 1524 1527 153 1 TK621- Chi phí NVL trực tiếp 2 TK6211- PX rèn dập 616.897.000 345.903.083 2.533.400 3 TK6212- PX cơ khí 1.723.433.000 209.524.000 2.122.000 4 TK6214- PX gia công 21.400.000 19.758.000 5 Cộng TK621 2.361.730.000 555.427.083 4.655.400 19.758.000 6 TK627- Chi phí sản xuất chung 7 TK6271- PX rèn dập 33.475.000 27.752.000 2.268.000 6.886.900 2.275.400 8 TK6272- PX cơ khí 8.575.000 6.327.000 14.754.900 14.754.900 5.923.000 10.278.100 9 Cộng TK627 42.050.000 34.079.000 17.022.900 21.641.800 12.553.500 10 TK 641 99.718.000 3.749.000 11 TK 642 9.987.000 Cộng 2.403.780.000 699.211.083 25.427.300 21.641.800 5.923.000 32.311.500 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán lập bảng kê số 4. ( Phụ biểu 05) Nợ TK 621 : 2.921.812.483đ Có TK 152 : 2.921.812.483đ Nợ TK 621 : 19.758.000đ Có TK 153 : 19.758.000đ Phụ biểu 05: Bảng kê số 4:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng TK 621 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số tt TK ghi có TK ghi nợ TK 1521 TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1527 TK 153 NKCT số 1 NKCT số 2 Tổng cộng chi phí TK 621 TK6211- PX rèn dập 616.897.000 345.903.083 2.533.400 965.333.483 TK6212- PX cơ khí 1.723.433.000 209.524.000 2.122.000 1.935.079.000 TK6214- PX gia công 21.400.000 19.758.000 41.158.000 Tổng cộng 2.361.730.000 555.427.083 4.655.400 19.758.000 2.941.570.483 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Từ bảng kê số 4, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 (Phụ biểu số 13) Nợ TK 621 : 2.921.812.483đ Có TK 152 : 2.921.812.483đ Nợ TK 621 : 19.758.000đ Có TK 153 : 19.758.000đ Và sau cùng vào sổ cái tài khoản 621. (Phụ biểu 06) Phụ biểu 06: Đơn vị: Công ty Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Sổ cái Tài khoản 621 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK 152 2.921.812.483 TK 153 19.758.000 Cộng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số dư cuối tháng Nợ Có 2.941.570.483 2.941.570.483 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm và các khoản được trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ với tỉ lệ quy định. Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất tại công ty gồm tiền lương trả theo sản phẩm và tiền lương trả theo thời gian. Hàng ngày, cán bộ thống kê phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất của từng công nhân rồi ghi vào sổ theo dõi. Từng công nhân cũng tự ghi số sản phẩm, thời gian sản xuất để làm căn cứ so sánh, kiểm tra kết quả lao động của mình. Định kỳ 2 đến 3 ngày, cán bộ thống kê đối chiếu ghi chép của từng người. Cuối tháng, cán bộ thống kê gửi bảng chấm công và báo cáo tình hình sản xuất của phân xưởng lên phòng tổ chức lao động. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, các báo cáo kết quản sản xuất của từng phân xưởng, đơn giá tiền lương và mức lương cơ bản của từng công nhân, phòng tổ chức lao động lập bảng tính lương cho công nhân (Phụ biểu số 07) theo từng phân xưởng trong tháng và sau đó chuyển sang phòng tài vụ. Phụ biểu 07: Bảng tính lương Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT Họ và tên Lương 1 công Nghỉ phép Lễ tết, hội họp Cộng Thành tiền Phân xưởng cơ khí 1 Đinh Xuân Cấp 42.500 2 1.635.500 Dương Hoàng Anh 48.000 4 1 1.870.000 Phạm Đức Doanh 55.000 2 1 2.345.000 Đào Viết Phú 40.000 2,5 1.545.000 .......... Cộng 335.657.500 Phân xưởng cơ khí 2 Lê Tuyết Mai 55.000 0,5 1 2.134.000 Dương Thị Mới 46.500 1 1.956.500 Nguyễn Văn Phú 52.000 1 1 2.045.000 .......... Cộng 245.568.000 Phân xưởng cơ khí 3 Trần Minh Phương 58.000 2 2.456.000 Nguyễn Hà Văn 52.000 2 2.098.000 ........... Cộng 270.765.500 Tổng cộng 851.991.000 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Công thức tính lương như sau: Quỹ tiền lương phải trả công nhân sản xuất = Đơn giá tiền lương x Số lượng sản phẩm hoàn thành Trong đó đơn giá tiền lương được xác định theo từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm bao gồm cả phụ cấp độc hại và tiền ăn trưa. Trong thời gian nghỉ lễ, tết, hội họp học tập, công nhân được hưởng lương theo thời gian. Tiền lương thời gian = Mức lương cơ bản bình quân một ngày x Số ngày hưởng lương theo thời gian Mức lương cơ bản bình quân một ngày = 210 26 ngày x Hệ số cấp bậc Ngoài ra công nhân còn được hưởng một số khoản khác như tiền làm thêm giờ, tiền lương trả cho thời gian ngừng sản xuất vì máy hỏng hay do năng suất vượt mức, chất lượng vượt... Do đó tiền lương trả cho một công nhân được tính như sau: Tiền lương phải trả cho một công nhân = Tiền lương sản phẩm + Tiền lương thời gian + Các khoản phụ (nếu có) Việc trả lương cho công nhân được chia thành hai đợt, đầu tháng tạm ứng lương lần 1, kế toán ghi: Nợ TK 334 Tạm ứng lương Có TK 111 lần 1 Cuối tháng, căn cứ vào bảng lương, kế toán quỹ xuất tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Cũng căn cứ vào bảng thanh toán lương (đã có chữ ký của người được lĩnh lương), kế toán thanh toán ghi: Nợ TK 334 Thanh toán lương lần 2 Có TK 111 Trường hợp đầu tháng, người lĩnh lương được tạm ứng thừa thì khoản tạm ứng thừa đó được truy thu: Nợ TK 111 Có TK 334 Cuối kỳ lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. (Phụ biểu 08) Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán chi phí vào bảng kê số 4. ( Phụ biểu 09) Phụ biểu 08: Đơn vị: Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số TT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 Lương TK 338 Tổng chi phí KPCĐ (TK 338.2) BHXH (TK 338.3) BHYT (TK 338.4) Cộng có TK 338 I TK 622 - PX rèn dập 385.456.600 7.709.132 11.563.698 7.709.132 26.981.962 412.438.562 - PX cơ khí 851.991.000 17.039.820 25.559.730 17.039.820 59.639.370 911.630.370 - PX gia công 124.675.000 2.493.500 3.740.250 2.493.500 8.727.250 133.402.250 Cộng TK622 1.457.471.182 II TK 627 - PX rèn dập 24.500.500 490.010 735.015 1.735.035 26.515.535 - PX cơ khí 54.768.000 1.095.360 1.643.040 3.833.760 58.601.760 Cộng TK627 84.817.295 III Tổng cộng 1.542.288.477 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 09: Bảng kê số 4:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng TK 622 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số tt TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 NKCT số 1 NKCT số 2 Tổng cộng chi phí TK 622 TK6221- PX rèn dập 616.897.000 26.981.962 643.878.962 TK6222- PX cơ khí 1.723.433.000 59.639.370 1.783.072.370 TK6224- PX gia công 21.400.000 8.727.250 30.127.250 Tổng cộng 1.362.122.600 95.348.582 1.457.471.182 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) vào nhật ký chứng từ số 7: Nợ TK 622 : 1.362.122.600đ Có TK 334 : 1.362.122.600đ Nợ TK 622 : 95.348.582đ Có TK 334 : 95.348.582đ Từ nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái tài khoản 622 (phụ biểu 10): Phụ biểu 10: Sổ cái TK 622 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK 334 1.362.122.600 TK 338 95.348.582 Cộng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số dư cuối tháng Nợ Có 1.457.471.182 1.457.471.182 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất chi tiết từ TK 6271 đến TK 6274. Chi phí sản xuất chung ở công ty được chia thành các khoản mục chủ yếu sau: -Chi phí nhân viên phân xưởng -Chi phí công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu -Chi phí khấu hao tài sản cố định. -Chi phí chung khác Các chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan trực tiếp tới phân xưởng nào thì tập hợp cho phân xưởng đó. Các chi phí không thể hạch toán trực tiếp cho từng phân xưởng sẽ được tập hợp chung, cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ vào các phân xưởng. Phương pháp hạch toán như sau: a. Hạch toán chi phí nhân viên phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp để tính lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại phân xưởng. Tổng tiền lương trả cho nhân viên phân xưởng = Đơn giá tiền lương x Số sản phẩm hoàn thành Trong đó: đơn giá tiền lương bao gồm tiền ăn trưa, phụ cấp độc hại và phụ cấp trách nhiệm. Ngoài ra trong thời gian nghỉ lễ tết, hội họp, học tập nhân viên phân xưởng cũng được hưởng thời gian như đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Quá trình hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán tập hợp số liệu ở các bảng thanh toán lương của từng tháng trong kỳ hạch toán, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, khoản mục chi phí lương cho nhân viên phân xưởng. Nợ TK 627 : 79.268.500đ Có TK 334 : 79.268.500đ Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương cũng được tính như đối với nhân công trực tiếp sản xuất: Nợ TK 627 : 5.568.795đ Có TK 338 : 5.568.795đ Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán vào bảng kê số 4 (Phụ biểu 11) và nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản: Nợ TK 627 : 79.268.500đ Có TK 334 : 79.268.500đ Nợ TK 627 : 5.568.795đ Có TK 338 : 5.568.795đ b. Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung Công ty Dụng cụ Cổ phần Cơ khí Xuất khẩu các chi phí về nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đều được tập hợp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, do đó những chi phí vật tư dùng cho sản xuất chung chủ yếu là chi phí phụ tùng sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và các công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ công ty sử dụng như que hàn, chì thỏi… Khi các phân xưởng có nhu cầu về công cụ dụng cụ, phòng cung tiêu cử cán bộ đi giao dịch, mua hàng làm thủ tục nhập kho, sau đó xuất cho các phân xưởng. Khi nhận được các phiếu xuất kho do thủ kho bàn giao, kế toán vật liệu ghi sổ chi tiết cho từng phân xưởng. Cuối kỳ hạch toàn, kế toán lập bảng tổng hợp nhập khẩu tồn nguyên vật liệu và tập hợp chi phí vật liệu, công cụ vào bảng kê số 3 sau đó vào bảng kê số 4 (Phụ biểu 11) và nhật ký chứng từ số 7. Nợ TK 627 : 114.793.700đ Có TK 152 : 114.793.700đ Nợ TK 627 : 12.553.500đ Có TK 153 : 12.553.500đ c. Hạch toán khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định được theo dõi chi tiết trên thẻ tài sản cố định về nguyên giá, giá trị còn lại nơi sử dụng. Trong kỳ hạch toán, nếu có phát sinh tăng tài sản cố định, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định, kế toán lập thẻ tài sản cố định theo dõi tài sản cố định tăng. Ở công ty, mỗi phân xưởng sử dụng các loại máy móc khác nhau nên TSCĐ ở phân xưởng nào thì chi phí khấu hao sẽ được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ mà công ty áp dụng đó là phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Công ty hạch toán toàn bộ khoản tính khấu hao tài sản cố định đang sử dụng trong kỳ vào chi phí sản xuất chung và phân bổ đều cho các đối tượng chịu chi phí. Kế toán ghi chi phí bảng kê số 4 (Phụ biểu 11): Nợ TK 627: 10.131.275đ Có TK 214 : 10.131.275đ Sau đó, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7: Nợ TK 627: 10.131.275đ Có TK 214 : 10.131.275đ Và từ nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái TK 627 (Phụ biểu 12): Phụ biểu 11: Bảng kê số 4:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng TK 627 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: Đồng Số tt TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 TK 152 TK 153 TK 214 Tổng cộng chi phí TK 627 TK6271- PX rèn dập 24.500.500 1.735.035 70.381.900 2.275.400 643.878.962 TK6272- PX cơ khí 54.768.000 3.833.760 44.411.800 10.278.100 1.783.072.370 Tổng cộng 79.268.500 5.568.795 114.793.700 12.553.500 10.131.275 1.457.471.182 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 12: Sổ cái TK 627 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK111 TK 152 114.793.700 Tk153 12.553.500 TK214 10.131.275 TK 333 TK 334 79.268.500 TK 338 5.568.795 Cộng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dư cuối tháng Nợ Có 222.315.770 222.315.770 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 6. Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Do công ty áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên nên mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào tài khoản 154. Sau khi đã tập hợp vào các khoản mục chi phí, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và vào bảng kê số 4. Nợ TK 154 : 4.579.307.477 Có TK 621 : 2.941.570.483 Có TK 622 : 1.457.471.182 Có TK 627 : 222.315.770 Từ bảng kê số 4, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 (Phụ biểu 13) và từ nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái TK 154 ( Phụ biểu 14). Nợ TK 154 : 4.579.307.477 Có TK 621 : 2.941.570.483 Có TK 622 : 1.457.471.182 Có TK 627 : 222.315.770 Phụ biểu 13: Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Tổng cộng chi phí 1 TK 154 3.231.964.503 48.433.000 68.131.127 3.348.528.630 2 TK 621 3.231.964.503 3.231.964.503 3 TK 622 40.700.000 7.733.000 48.433.000 4 TK 627 6.037.792 35.236.947 10.131.275 7.800 000 1.482.000 68.131.127 Tổng cộng 3.238.002.295 35.236.947 10.131.275 48.500.000 9.215.000 3.231.964.503 48.433.000 68.131.127 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 14: Sổ cái TK 154 Số dư đầu năm Nợ Có 887.986.000 Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK 621 2.941.570.483 TK 622 1.457.471.182 TK 627 222.315.770 Cộng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dư cuối tháng Nợ 4.621.357.435 4.621.357.435 887.986.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) III. Hạch toán giá thành sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được chia làm 3 bước. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí định mức cũng như để đơn giản cho quá trình tính toán, kế toán thực hiện phân đoạn quá trình sản xuất làm 2 bước đó là bước tạo phôi và bước hoàn chỉnh sản phẩm. Tương ứng với 2 bước này, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là nửa sản phẩm (giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm). Kế toán công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho việc định giá bán sản phẩm và đưa ra quyết định quản lý của ban lãnh đạo công ty. 2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang của công ty bao gồm cả nửa thành phẩm và thành phẩm. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cũng được thực hiện cho 2 giai đoạn: giai đoạn tạo phôi và giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm. Sản phẩm dở dang của công ty được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính. Cuối mỗi tháng căn cứ vào số lượng phôi làm dở được kiểm kê và bảng kê số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Giai đoạn tạo phôi và giai đoạn tạo thành phẩm được đánh giá theo cùng một phương pháp. - Giai đoạn tạo phôi: Ở giai đoạn này, giá trị sản phẩm dở dang được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh để sản xuất phôi trong tháng. Chi phí sản xuất Chi phí nguyên vật liệu chính Số Chi phí sản xuất dở đầu kỳ + phát sinh trong kỳ lượng dở dang cuối kỳ = x phôi Số lượng phôi phẩm Số lượng phôi phẩm dở dở dang cuối kỳ + hoàn thành trong kỳ dang CK Công ty không tính giá trị sản phẩm dở dang cho toàn công ty mà tính cho từng sản phẩm riêng biệt sau đó tập hợp lại. Ví dụ: sản phẩm CKĐ5VT nội. Trị giá phôi hoàn thành trong thời kỳ chuyển sang PX cơ khí là 42.695.000. Trị giá phôi dở dang đầu kỳ là 14.909.000 (phản ánh trên phiếu tính giá thành sản phẩm tháng trước). Số lượng phôi dở dang cuối kỳ là 1.000 tương ứng với số tiền là 10.917.000. CPSXDD cuối kỳ = CFSXDD đầu kỳ + CPNVLC PS trong kỳ x SLDDCK SL phôi hoàn thành+SL phôi đ ck CPSXDD cuối kỳ SP CKĐ5VT nội = 14.909.000 + 42.695.000 x 1000 1000 + 2500 = 10.917.000 đồng. - Giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm (tương tự như phương pháp tính trị giá sản phẩm dở như phân xưởng rèn dập). Quá trình tạo phôi được thực hiện ở phân xưởng rèn dập. Sau khi hoàn thành,số lượng phôi này được nhập kho bán thành phẩm, sau đó được chuyển xuống phân xưởng cơ khí để tiếp tục chế tạo. Chính vì vậy giá trị của phôi dùng để chế tạo sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí. Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang trong giai đoạn này theo chi phí nguyên vật liệu chính. + Đối với chi phí nguyên vật liệu chính: Chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong giai đoạn này bao gồm cả phần chi phí nằm trong phôi phẩm (bán thành phẩm) chuyển từ phân xưởng rèn dập sang và phần chi phí tiếp tục bỏ vào giai đoạn này. Kế toán phải căn cứ vào “ phiếu tính giá thành sản phẩm” của giai đoạn 1 (phân xưởng rèn dập) để xác định chi phí nguyên vật liệu chính chuyển sang giai đoạn 2, căn cứ vào “ bảng phân bố vật liệu sử dụng” của phân xưởng cơ khí để xác định phần chi phí phát sinh ở giai đoạn 2,cộng với chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang (phản ánh trên phiếu tính giá thành của kỳ trước). Từ đó, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. + Đối với chi phí nguyên vật liệu khác: đánh giá theo chuyển từ phân xưởng rèn dập sang. Giá trị sản phẩm dở dang của mỗi phân xưởng (chi tiết cho từng loại sản phẩm) được phản ánh trực tiếp trên phiếu tính giá thành sản phẩm. 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm nên kế toán công ty áp dụng phương pháp tính giá phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.Mỗi loại thành phẩm hay nửa thành phẩm nhập kho của từng phân xưởng được kế toán lập cho một phiếu tính giá thành riêng. Phiếu tính giá thành được thiết kế mở chi tiết cho từng loại sản phẩm cụ thể nhưng không theo các khoản mục chi phí đã tập hợp trên bảng phân bổ. Căn cứ vào “ bảng phân bổ vật liệu sử dụng” của mỗi phân xưởng (chi tiết cho từng loại sản phẩm) kế toán vào số liệu chi cho yếu tố chi phí: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, than dầu sản phẩm. Đối với các yếu tố thuộc chi phí sản xuất chính (khuôn-dao tự chế, dụng cụ cắt-đá mài, điện nước sản xuất, khấu hao…) kế toán căn cứ vào “ bảng phân bổ và tổng hợp chi phí sản xuất chung” để vào số liệu. Số liệu cột chi phí dở dang đầu kỳ được chuyển từ phiếu tính giá thành của kỳ trước sang (cột CPSXDD cuối kỳ). Sau khi đã tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ,kế toán tính giá thành cho số thành phẩm và nửa thành phẩm nhập kho theo chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Ví dụ: phiếu tính giá thành sản phẩm CKĐ5VT nội. (Phụ biểu 15) Phụ biểu 15: Phiếu tính giá thành sản phẩm HT: 2500sp CKĐ5VT Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Khoản mục SHTK Phát sinh trong kỳ Cộng PS Dở dang Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1541 1542 ĐK CK NL chính 42.695.000 5.200.000 47.895.000 14.909.000 10.917.000 51.887.000 SP hỏng VL phụ Mạ vecni 4.180.000 4.180.000 4.180.000 Khuôn, dao tự chế dụng cụ cắt, đá mài 5.335.000 1.429.000 6.764.000 6.764.000 Than, dầu sp Phụ tùng, thiết bị 2.930.000 405.000 3.335.000 3.335.000 Điện nước sx 3.550.000 354.000 3.904.000 3.904.000 Dầu bảo dưỡng tb 1.200.000 170.000 1.370.000 1.370.000 Lương cnsx 18.876.000 10.608.000 29.484.000 29.484.000 BHXH 566.280 318.240 884.520 884.520 Khấu hao 2.546.980 1.048.000 3.594.980 3.594.980 Ca ba độc hại 1.532.000 825.000 2.357.000 2.357.000 Ăn ca CP gia công khác Giá thành sp 79.231.260 24.537.240 103.768.500 14.909.000 10.917.000 107.760.500 43.104,2 CHƯƠNG II HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU i. Nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty 1. Nhận xét chung Từ khi thành lập tới nay, công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Đi lên từ cơ chế bao cấp, trải qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thời kì mà rất nhiều doanh nghiệp nhà nước bị giải thể do không thích ứng được với cơ chế mới nhưng công ty vẫn đứng vững và đã tự khẳng định mình, đóng góp một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập đều đặn cho công nhân, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Có được kết quả như vậy là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ trong công ty. Nhận thức được vai trò to lớn của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán, trong kế toán chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm một trọng tâm cần hoàn thiện. 2. Ưu điểm * Về tổ chức bộ máy quản lý: Hệ thống quản lý của công ty nhìn chung khá khoa học, gọn nhẹ và có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. * Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán: Nhìn chung, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình thực tế của công ty cả về quy mô hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh.Với hình thức tổ chức kế toán tập trung, các nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể, phù hợp với năng lực từng người. Các thành phần kế toán có trình độ tương đối đồng đều, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình đảm nhiệm tốt công tác quản lý và hạch toán kinh tế của công ty. * Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán mà công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ và đúng với chế độ, nhưng cũng có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Việc luân chuyển hệ thống chứng từ sổ sách kế toán được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận kế toán, thúc đẩy quá trình lập báo cáo đúng thời hạn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Hiện nay, phòng kế toán của công ty đang áp dụng dần dần vi tính vào một số công việc như lập bảng biểu, tính toán… nên phần công việc có phần giảm bớt, tính đối chiếu kiểm tra giúp cho việc phát hiện sai sót có hiệu quả hơn. * Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã tập hợp và phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí phát sinh (chi tiết cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm), giúp cho công tác tính giá thành được thuận lợi phù hợp. Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm tương đối phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo được tính gọn nhẹ và hiệu quả. Việc áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức “ nhật ký chứng từ” là phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Xuất phát từ đặc điểm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và sản phẩm dở dang ít nên công ty đã xác định mức tiêu hao từng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Do vậy, công ty đã đơn giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm, từ đó góp phần thực hiện tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất. Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này không những khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra cho người lao động ý thức tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho nhân viên thống kê phân xưởng và kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được nhanh và chính xác. Hiện nay công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là tháng phù hợp với kỳ kế toán, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho ban lãnh đạo ra các quyết định quản lý, giúp cho kế toán phát huy được các chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời. 3. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán còn có những hạn chế, chưa thực sự phù hợp với quy định của chế độ và yêu cầu của công ty nhất là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần được khắc phục và hoàn thiện. * Đối với kế hoạch tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sản phẩm của công ty sản xuất rất đa dạng vối khối lượng lớn nên công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Để thuận tiện cho công việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty đã xây dựng một hệ thống định mức về chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, tương ứng với nó là hệ thống giá hạch toán của từng loại nguyên vật liệu. Nhưng công ty lại không sử dụng hệ số giá để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho mà lại sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất. * Đối với kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán tính gộp cả chi phí về tiền lương của bộ phận sản xuất trực tiếp và tiền lương của bộ phận sản xuất gián tiếp (nhân viên quản lý phân xưởng, thống kê phân xưởng…) vào chi phí nhân công trực tiếp. Mặt khác tiền lương của bộ phận sản xuất cũng được tính trả như công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng tức là tính lương theo sản phẩm. Điều này không những không đúng với chế độ kế toán hiện hành mà có thể gây ra thắc mắc giữa các công nhân trong phân xưởng, làm hạn chế tăng năng suất lao động, ảnh hưởng đến việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó kế toán không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân. Số tiền này được giao cho quản đốc phân xưởng giữ, khi công nhân nghỉ phép thì quản đốc phân xưởng trực tiếp thanh toán với công nhân. Điều này làm cho việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm thiếu chính xác làm ảnh hưởng tới giá thành giữa các tháng (do số lượng công nhân trục tiếp sản xuất của công ty nhiều, thời gian nghỉ phép không đồng đều). * Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Các yếu tố chi phí nằm trong khoản mục chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp chung trên TK 627 của mỗi phân xưởng nhưng không theo dõi chi tiết đến từng yếu tố chi phí. Trong các báo cáo sản xuất, nhân viên kế toán của phân xưởng có phản ánh cụ thể chi phí sản xuất ở phân xưởng theo từng yếu tố nhưng không phản ánh vào các tài khoản tập hợp chi phí. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm tra theo dõi. Công ty hạch toán toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài vào chi phí sản xuất chung là không phù hợp bởi vì chi phí này không chỉ để phục vụ cho bộ phận sản xuất mà còn phục vụ cho các bộ phận khác ngoài sản xuất (các phòng ban).Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho giá thành sản phẩm phải gánh chịu thêm một phần chi phí của bộ phận khác, làm đội giá thành sản phẩm lên cao hơn. * Về công tác tính giá thành: Phiếu tính giá thành do kế toán công ty lập chưa thực sự phù hợp với mẫu quy định của Bộ Tài Chính. Việc tập hợp các chi phí nằm trong giá thành của sản phẩm tuy có căn cứ vào bảng phân bổ nhưng lại không phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Do vậy công việc của khâu tính giá thành rất phức tạp, dài và không thấy được các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. * Về việc hạch toán chi phí sản phẩm hỏng. Ở công ty trong quá trình sản xuất có phát sinh sản phẩm hỏng, mặc dù ít nhưng chi phí do những sản phẩm hỏng này đều nằm trong chi phí sản phẩm hoàn thành. Do đó, thành phẩm phải gánh chịu thêm một phần chi phí của sản phẩm hỏng, làm cho giá thành đơn vị thành phẩm cao hơn so với thực tế. Việc công ty không hạch toán chi phí sản xuất cho sản phẩm hỏng sẽ gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân gây hỏng và không tìm ra biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế số lượng sản phẩm hỏng. II. Giải pháp hoàn hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty 1. Yêu cầu cơ bản Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, nó đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên liên tục, cập nhật theo những thay đổi của pháp luật và chuẩn mực kế toán tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn về mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mà đề ra phương hướng điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo thực sự hữu ích cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải thực hiện được những yêu cầu sau: - Phù hợp với cơ chế quản lý tài chính và chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành của Nhà nước. Chế độ, chuẩn mực kế toán là những quy định, hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, thủ tục kế toán một cách cơ bản, chung nhất làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. Nó chính là hành lang pháp pháp lý của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên có thể áp dụng hình thức, phương pháp kinh doanh khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đúng chế độ, đúng chuẩn mực kế toán của Nhà nước. Vậy mới đảm bảo tính đúng đắn hợp pháp của thông tin kế toán. - Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau nên tổ chức kế toán cũng vì vậy mà khác nhau. Nên các doanh nghiệp phải dựa trên đặc điểm thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để vận dụng hình thức, phương pháp kế toán cho phù hợp. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý đơn vị mình. - Tạo ra dòng vận động liền mạch của các chứng từ giữa các bộ phận, hạn chế tối đa hiện tượng trùng lặp, chồng chéo đương đi của các chứng từ và các bút toán ghi sổ. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí giá thành, phục vụ cho công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý giá thành nói riêng. - Việc hoàn thiện phải trong mối quan hệ thống nhất với các thành phần kế toán khác, phải kết hợp được giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị. Nếu thực hiện được các yêu cầu này thì quá trình hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mới thực sự mang tính khả thi và trở thành công cụ đắc lực của mỗi doanh nghiệp. 2. Nội dung Ở Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn những hạn chế mà nếu khắc phục được sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh của Công ty hơn. Sau một thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Kế toán tài vụ và dựa trên cơ sở những kiến thức đã được các thầy cô giáo truyền đạt tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm ở Công ty như sau: Ý kiến thứ nhất: theo chế độ kế toán hiện hành thì nội dung chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp khác, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và được hạch toán vào TK 622. Nhưng thực tế ở Công ty tiền lương của bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như: quản đốc phân xưởng, thống kê phân xưởng… cũng được hạch toán vào TK 622. Điều này là không đúng với chế độ kế toán hiện hành làm sai lệch tính chất của chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm. Theo chủ ý của em kế toán nên tách biệt chi phí nhân viên gián tiếp tại phân xưởng ra khỏi chi phí nhân công trực tiếp rồi sau đó đưa sang chi phí sản xuất chung rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu chí thích hợp. Như vậy không những kế toán sẽ đảm bảo đúng được quy định quy định của chế độ kế toán hiện hành mà còn góp phần củng cố sự cân bằng trong phân phối thu nhập, khuyến khích việc tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc phân bổ chi phí tiền lương của nhân viên gián tiếp tại phân xưởng có thế tiến hành như sau: căn cứ vào bảng chấm công của từng phân xưởng và bảng kê sản phẩm nhập kho, kế toán tính riêng được tiền lương sản phẩm phải trả cho từng công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương nhân viên gián tiếp phân xưởng được tính theo thời gian còn các khoản thu nhập khác như tiền thưởng năng suất được tính theo hệ số lương của từng người. Cuối tháng phân bổ chi phí cho nhân viên gián tiếp theo công thức: Tổng tiền lương của nhân viên gián tiếp PX Hệ số phân bổ = Tổng tiền lương định mức của các sản phẩm CPSXC (khoản mục CPNC) = Chi phí tiền lương định x Hệ số phân bổ cho từng sản phẩm mức sản phẩm đó phân bổ Công ty thực hiện việc trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân đồng thời xuất quỹ tiền mặt để giao cho quản đốc phân xưởng giữ (nhập quỹ phân xưởng). Như vậy công ty đã lãng phí một khoản tiền nhàn rỗi nằm trong quỹ của phân xưởng, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Mặt khác tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là khoản chi phí thực tế chưa phát sinh trong kỳ nhưng đã được tính vào sổ chi phí, mà số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty nhiều, thời gian nghỉ phép lại không đồng đều nên sẽ ảnh hưởng đến giá thành giữa các tháng. Theo em hàng tháng Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo một tỷ lệ nhất định trên tông tiền lương. Như vậy sẽ đảm bảo một tỷ lệ ổn định về chi phí nhân công trực tiếp trên giá thành sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến giá thành giữa các tháng. Khi có phát sinh thực tế thì mới xuất quỹ tiền mạt trả cho công nhân. Để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán cần lập kế hoạch trích trước theo công thức sau: Mức tính tiền lương: tiền lương cơ bản thực tế phải trả cho CNTTSX trong tháng X tỷ lệ trích trước. Tổng tiền lương kế hoạch năm của CNTTSX Tỷ lệ trích trước = --------------------------------------------------------- x 100 Tổng tiền lương kế hoạch năm của CNTTSX Kế toán sử dụng TK 335 : là chi phí phải trả để hạch toán tiền lương nghỉ phép trích trước của công nhân trực tiếp sản xuất. Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán chi: Nợ TK 622: - chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: - chi phí trả. Số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Nghỉ phép phải trả: Nợ TK 335:- chi phí trả Có TK 334: - phải trả công nhân viên. Ý kiến thứ hai: hoàn thiện kế toán sản xuất chung. Kế toán Công ty hạch toán toàn bộ các yếu tố chi phí thuộc chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên TK627 (chi tiết theo từng phân xưởng). Nhưng lại không chi tiết cho từng yếu tố sản xuất chung như: chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác điều này đã gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý các yếu tố sản xuất chung. Do vậy, kế toán Công ty mở thêm TK cấp 3 để quản lý chi phí sản xuất chung, chi tiết cho từng khoản mục. Ví dụ: TK 6272: chi phí sản xuất chung ở phân xưởng cơ khí có thể mở thêm các TK cấp 3 như sau: - TK 62721: chi phí vật liệu thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí - TK 62722: chi phí nhân công thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí - TK 62723: chi phí công cụ, dụng cụ thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí - TK 62724: chi phí khấu hao TSCĐ thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí - TK 62725: chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí - TK 62726: chi phí bằng tiền thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý chi phí sản xuất chung Công ty nên lập cho mỗi phân xưởng một sổ chi phí sản xuất chung trên cơ sở các biểu khoản đã được mở từ đó tiến hành tổng hợp số liệu để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng thành phẩm. Thực tế Công ty hạch toán toàn bộ chi phí dịch vụ mua vào (tiền điện, nước, điện thoại…) vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp với nội dung và tính chất chi phí vì chi phí này ngoài việc phục vụ cho sản xuất còn phục vụ cho các phòng ban( các bộ phân ngoài sản xuất). Việc hạch toán chi phí như vậy làm cho giá thành sản phẩm phải gánh chịu thêm phần chi phí của bộ phận khác. Theo em, kế toán nê tách riêng từng chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất để tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Còn phần chi phí phục vụ cho các phục vụ phòng ban nên tập hợp vào TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ý kiến thứ ba: hoàn thiện kế hoạch tính giá thành sản phẩm. Công tác tính giá thành được tính đều đặn hàng tháng cho từng đối tượng, tuy nhiên kế toán không phản ánh trên phiếu tính giá thành các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung mà lại chia ra thành những yếu tố chi phí cụ thể như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, mạ vecni, khuôn do tự chế, lương công nhân trực tiếp sản xuất, bảo hiểm xã hội, khấu hao… Điều này không những gây ra sự không đồng nhất giữa nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm mà còn làm tăng thêm khối lượng công việc ở khâu tính giá thành. Theo em, trên phiếu tính giá thành nên phản ánh 3 khoản mục đã tập hợp được trên các bảng phân bổ, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Có như vậy mới đảm bảo giảm bớt khối lượng công việc của kế toán trong khâu tính giá thành sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho theo dõi và tính giá thành. Kế toán Công ty đã lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Phương pháp đánh giá này tỏ ra kém hiệu quả vì kế toán lại phải phản ánh trên phiếu tính giá thành chi tiết cả chi phí nguyên vật liệu chính, làm cho khối lượng công việc sẽ nhiều hơn. Để khắc phục, kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở số liệu đã có sẵn trên phiếu tính giá thành. Như vậy, kế toán có thể giảm bớt công việc. Ý kiến thứ 4: Xây dựng mô hình kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu mới chỉ thực hiện kế toán tổng hợp và các thành phần hành kế toán chi tiết chứ chưa thực hiện kế toán quản trị. Do đó theo em Công ty nên xây dựng mô hình kế toán quản trị về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cụ thể là: * Về việc phân loại chi phí sản xuất trong mô hình kế toán quản trị. Ở công ty chi phí sản xuất chưa được phân loại theo mức độ hoạt động của mày móc thiết bị, do đó cần phân loại chi phí thành chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí, trong một phạm vi hoạt động nhất định thì nó là định phí nhưng vượt qua phạm vi đó thì nó lại là định phí. Từ cách phân loại đó các nhà quản trị có thể kiểm soát được chi phí và thấy rõ được mối quan hệ giữa chi phí- lợi nhuận trong nhiều tình huống khác nhau. Qua đó xác định được điểm hòa vốn, tìm ra được phương án tối ưu về lợi nhuận và đưa ra quyết định có lợi nhất cho công ty. * Về việc phân tích chi phí và giá thành sản phẩm Phân tích chi phí giúp các nhà kế toán quản trị nhận diện được các chi phí, những hoạt động sinh ra chi phí, và những nơi chịu chi phí, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, lập kế hoạch chi phí, đề xuất biện pháp thiết thực nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thực tế ở công ty bộ phận kế toán chỉ tiến hành phân tích chi phí cho từng năm và cho toàn doanh nghiệp. Theo em, nên tiến hành phân tích chi phí cho từng quý và cụ thể đối với từng loại sản phẩm, từng phân xưởng. Như vậy, sẽ giúp cho kế toán và các nhà quản trị của công ty biết được tổng chi phí của quý sau cao hơn hay thấp hơn so với quý trước. Từ đó đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân chính và đưa ra biện pháp kịp thời phù hợp với từng phân xưởng, từng loại chi phí. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Việc hạ giá thành sản phẩm không chỉ là mong muốn của các nhà quản trị mà còn là yêu cầu khách quan khi các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và phải đứng vững trong nền cạnh tranh của kinh tế thị trường. Để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị phải biết nội dung cấu thành giá thành, biết được nguyên nhân nào, yếu tố nào đã làm tăng giá thành… Do đó, các nhà quản trị cần biết, cần phải thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình giá thành sản phẩm. Để phân tích giá thành sản phẩm trước hết các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch và nhiệm vụ hạ giá thành. Đồng thời cần phải phân tích chi phí chi tiết đến từng khoản mục: Phân tích CPNVLTT trong giá thành, CPNCTT, CPSXC trong già thành. Phân tích đánh giá giúp công ty đánh giá được nhiệm vụ hạ giá thành, theo dõi chặt chẽ hơn tình hình sử dụng nhân công lao động, vật tư, tiền vốn… Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra được các biện pháp kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ý kiến thứ 5: Hạch toán sản phẩm hỏng. Thực tế trong quá trình sản xuất tại công ty có phát sinh chi phí sản phẩm hỏng nhưng chi phí sản phẩm hỏng không được hạch toán riêng mà tính cho sản phẩm hoàn thành. Do vậy giá thành sản phẩm không chính xác vì đã không loại bỏ chi phí sản phẩm hỏng. Mặc dù ở công ty chi phí sản phẩm hỏng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng kế toán vẫn nên tổ chức hạch toán riêng khoản chi phí này để đảm bảo việc tính giá thành được chính xác. Không những thế còn giúp công ty nhìn nhận đúng đắn các khoản thiệt hại, từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí sản phẩm hỏng được tính vào với giá thánh sản phẩm hoàn thành. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì chi phí sản phẩm hỏng không được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành mà kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân để có biện pháp xử lý. Kế toán ghi sổ: Nợ TK 1528 : Phế liệu thu hồi Nợ TK 1388 : Số tiền bắt buộc bồi thường Nợ TK 811 : Tính vào chi phí khác Có TK 154 Việc xác định trị giá sản phẩm hỏng cũng tương tự như việc xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ý kiến thứ sáu: ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán. Ứng dụng phần mềm trong kế toán là một việc cần thiết và quan trọng. Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng. Thông qua giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể đánh giá được các khoản mục giá thành làm cơ sỏ đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất của từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất… Kế toán bằng máy vi tính sẽ trở nên rất hiệu quả nếu có được một phương pháp và phần mềm tương thích. Kế toán máy sẽ có thông tin tài chính, kế toán cần thiết một cách kịp thời mà không mất nhiều công sức. Tuy nhiên, để có thể quản lý xử lý lưu trữ trực tiếp một cách chính xác, tiện lợi cho việc kết xuất, tra cứu, lưu trữ là hết sức cần thiết. Vì vậy mà đòi hỏi người sử dụng phải có nghiệp vụ và chuyên môn khi làm kế toán máy. Đối với công tác kế toán máy phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy nhận giữ liệu từ các bộ phận sản xuất. Do đó, từng khoản chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Phương pháp mã số hóa: một mã số được xem là biểu diễn theo quy ước, thông thường là ngắn gọn về mặt thuộc tính của một tập thể hoặc tập thể thực thể. Công tác mã hóa là công tác xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với đối tượng cần biểu diễn, với mục tiêu là nhận diện rất tốt, không nhầm lẫn một mẫu tin trong một tập tin hay một cá thể trong một tập thể. Nhập dữ liệu: Đối với kế toán nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục. Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập dữ liệu, xem thông báo và hướng dẫn. Khi nhập người sử dụng bắt buộc thực hiện thao tác quy trình nhập dữ liệu mới. Để nhập dữ liệu ta vào màn hình nhập liệu, vào ô loại chứng từ và chọn loại chứng từ cần sử dụng, trên màn hình nhập liệu gồm các tiêu thức cần nhập dữ liệu ta nhập dữ liệu cho các tiêu thức sau đó chương trình sẽ tự động tính các tiêu thức mà chương trình đã xây dựng sẵn. Sau đó nhấn nút lưu để lưu dữ liệu vào máy. Việc xử lý do máy tính tự xử lý theo phần mềm đã được lập trình đối với kế toán chi phí và giá thành sản phẩm thì việc kết chuyển và phân bổ do máy tính tự làm khi đã nhập đầy đủ số liệu. KẾT LUẬN Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều tự ý thức được vai trò to lớn và hết sức quan trọng của việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Và các doanh nghiệp luôn coi đó là tiêu chí và chiến lược để phấn đấu, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu đã tổ chức sắp xếp và ngày càng góp phần hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế đắc lực đòi hỏi Công ty còn phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hơn nữa để đảm bảo phù hợp với điều kiện của Công ty vừa đảm bảo chế độ, chuẩn mực kế toán. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, các cán bộ công nhân viên đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện kiện để em hoàn thành một cách tốt nhất bản báo cáo này. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế nên báo cáo này của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy, cô giáo trong trường và nhân viên trong Công ty để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Đức Vinh và các cô, các chú trong phòng kế toán- tài vụ, phòng tổ chức lao động và tiền lương của Công ty đã quan tâm tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo em hoàn thành báo cáo này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2 quyển. (ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). 3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính_ PGS. TS Nguyễn Văn Công, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 2006. 4. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính. 5. Các báo cáo, luận văn của sinh viên khoá trên. 6. Sách báo, các trang web về kế toán… MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33246.doc
Tài liệu liên quan