Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty thương mại và dịch vụ lữ hành Tân Việt

Môi trường phục vụ bao gồm nhiều yếu tố như phòng ốc, trang thiết bị, bảng hiệu hướng dẫn, không khí, cảnh quan Trong lĩnh vực dịch vụ, môi trường phục vụ có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ, hành vi của khách hàng. Và trong lĩnh vự này, vai trò của khách hàng càng quan trọng hơn do khách tương tác trực tiếp nhiều khâu trong quá trình thực hiện dịch vụ. Điều này giải thích tại sao nhiều dịch vụ công cộng nước ta hay bị ách tắc và tỷ lệt rục trặc từ phía khách hàng rất cao. Tạo môi trường tốt cho nhân viên công ty, cho khách cũng là tạo điều kiện để cùng nhau thành công. Tóm lại doanh nghiệp cần xem khách hàng là một chủ thể trong mọi hoạt động và xem trọng việc cùng nhau tránh những trục trặc khó khăn. Giảm thất bại cho khách cũng là tăng thành công cho mình. Các trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình làm việc như điện thoại, máy tính, internet ngày càng trở nên quan trọng. Ví công việc như một thực thể sống thì các công cụ có vai trò như một bộ phận cơ thể. Đối với ngành kinh doanh dịch vụ như kinh doanh lữ hành thì nó càng quan trọng hơn, không cần máy móc phức tạp cần vốn đầu tư lớn, mà chủ yếu sử dụng các thiết bị văn phòng do nhu cầu giao dịch nhiều. Do đó đầu tư cho trang thiết bị phục vụ nhu cầu công việc cũng chính là công cụ mang lại sự thành công của doanh nghiệp. Chương 3 là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty du lịch Tân Việt. Những giải pháp này được đưa ra dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp, tầm nhìn và quan điểm kinh doanh của ban lãnh đạo, lĩnh vực kinh doanh, nguồn khách Và một đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ những kỹ năng nghề nghiệp cũng góp phần quan trọng mang lại hiệu quả cho hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như bất cứ hoạt động nào trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Các kỹ năng đó là kỹ năng giao tiếp để hiểu khách hàng, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng hiểu thêm về cơn giận, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng lắng nghe hiệu quả

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty thương mại và dịch vụ lữ hành Tân Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty ta có thể thấy phần doanh thu mà doanh nghiệp thu được chủ yếu là phần thu hộ của các nhà cung cấp. Năm 2007, 2008, 2009 phần lợi nhận mà công ty thu được lần lượt là 3.86%; 4.57%; 5.22%. Đây là khoản lợi nhuận có thể nói là quá ít so với phần doanh thu mà doanh nghiệp nhận về. Nguyên nhân chủ yếu do công ty còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và cũng một phần do chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Mặt khác, khi nhìn vào biểu đồ tăng trưởng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (năm 2007 làm năm gốc). Tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận công ty trong 3 năm lần lượt là: 100%, 155%, 254%; 100%, 183%, 344%. Thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty Giai đoạn trước: công ty đã thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng như: Gọi điện marketing tìm kiếm nguồn khách hàng, gửi kẹp file khổ A4 có in hình logo của công ty cùng chương trình, danh sách các chương trình tham khảo tận nơi ở hoặc cơ quan cho khách hàng. Đa số các công ty được lựa chọn là các công ty vừa và lớn trên địa bàn Hà Nội có số nhân viên lớn. Những công ty có quy mô như vậy thường có nhu cầu đi du lịch hàng năm. Tư vấn miễn phí: Đưa ra các thông tin chi tiết về chuyến đi cùng những lựa chọn (đưa ra từng tuyến điểm cùng lợi ích mà chúng mang lại) cho khách hàng lựa chọn chương trình phù hợp nhu cầu của mình. Nhân viên chăm sóc có thể tư vấn qua “chat online” hoặc qua điện thoại. Nếu là khách quen có thể hẹn gặp đi ăn, uống cafe trao đổi thông tin lẫn nhau giới thiệu chương trình, miêu tả qua máy tính laptop với những hình ảnh minh họa sống động đầy thuyết phục. Giá cả cũng là một phần quan trọng không thể thiếu khi giải đáp thắc mắc của khách hàng. Các vấn đề về giá cả bao gồm giá các bữa ăn theo chương trình, các chương trình khuyến mại, giá áp dụng cho trẻ em, giảm giá áp dụng cho đoàn lớn hơn số lượng người nhất định… Sau một thời gian tham khảo chương trình, công ty chủ động gọi điện cho khách hàng hỏi thăm và giải đáp các thắc mắc nếu có. Ngoài ra tiếp tục đàm phán thương lượng và marketing cho tới khi khách hàng đồng ý đưa ra quyết định. Thông thường các chương trình du lịch có số lượng người đi đông sẽ cần có sự tham khảo ý kiến của nhiều thành viên trong công ty. Đôi khi công ty khá lớn thì việc quyết định lại phụ thuộc vào người đứng đầu tổ chức như bên công đoàn hoặc phòng hành chính tổ chức. Họ còn phụ thuộc vào người lãnh đạo tổ chức, ảnh hưởng bởi các quy chế, thủ tục hành chính trong công ty. Vì vậy tùy từng đối tượng mà doanh nghiệp có các cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Giai đoạn trong: giai đoạn này bắt đầu từ khi khách hàng quyết định mua chương trình du lịch của công ty cho tới khi họ kết thúc tour. Từ khi khách ký hợp đồng mua chương trình cho tới khi chuẩn bị sử dụng chương trình: Khách hàng sẽ hỏi chi tiết hơn về chương trình, thực đơn các bữa ăn, phòng ngủ đạt tiêu chuẩn như thế nào, các trang thiết bị đi kèm, tiêu chuẩn xe, sự phù hợp của chương trình về thời gian, địa điểm… Sau khi đoàn đã thống nhất ý kiến. Nhân viên cũng đã tiếp thu và giải đáp thắc mắc cho khách một cách tận tình chu đáo, dựa trên sự phù hợp mà công ty đã đưa ra các thay đổi hoặc điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng. Ngoài ra thời điểm này cũng chính là lúc công ty có thể thu thập được nhiều tin về khách để có biện pháp phục vụ chu đáo hơn và gợi ý phát hiện thêm nhu cầu mới của khách hàng. Trước khi đi hướng dẫn viên họp đoàn và đưa ra một số lưu ý cho chuyến đi như: danh sách các dụng cụ, đồ dùng cá nhân cần thiết nên mang theo, thông tin về thời tiết, tình hình thanh toán, mua sắm, lưu ý cho trẻ em…Sau đây là một mẫu họp đoàn của công ty: MỘT SỐ THÔNG TIN ĐI DU LỊCH TRUNG QUỐC Tuyến: Hà Nội – Bắc Kinh – Thượng Hải – Hà Nội (6ngày/5Đêm, máy bay) *Lịch bay: Quý khách tập trung tại Nhà Hát Lớn - Hà Nội lúc 06h00 ngày 21/06/2009 + Ngày khởi hành: Quý khách đáp chuyến bay CZ 372 đi Bắc Kinh lúc 08h40. Máy bay quá cảnh tại Nam Ninh lúc 10h30, Quý khách làm thủ tục chuyển máy bay, 11h10 tiếp tục bay đi Bắc Kinh, đến Bắc kinh lúc 14h10 ngày 21/06/2009 + Ngày về: Quý khách đáp chuyến bay CZ 361 khởi hành lúc 15h50 về Hà Nội lúc 19h50 ngày 26/06/2009 * Khách sạn tại Bắc kinh: BEIJING DONG FANG Hotel *** Địa chỉ: Số 11 Đường Wan Ming, TP Backinh, Trung quốc Tel: 010-63.01 44 66 * Khách sạn tại Thượng Hải: (thông báo sau) Hướng dẫn viên đón đoàn tại - SB Bắc Kinh-Trung quốc: Mr Vũ Chí Hùng - ĐTDĐ: 013366068329 Hướng dẫn tiễn đoàn và làm thủ tục tại sân bay Nội Bài: Mr Trịnh Thế Ninh - 0912 252 993 Biển đón đoàn: “Chào đoàn TANVIET TRAVEL - HANOI”. *Trang phục: Với thời tiết hiện tại (Bắc kinh và Thượng Hải đang là mùa hè, nhiệt độ trung bình 26- 33°C) , Quý khách nên mang quần áo mùa hè phù hợp với khí hậu tại Bắc Kinh và Thượng Hải (cũng nên mang theo 01 áo khoác mỏng). Quý khách không nên mang giầy quá mới để tránh đau chân do phải đi bộ tham quan, nên chọn giầy đế bằng. *Khách sạn: Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, Quý khách lưu ý kiểm tra, nếu thấy hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho HDV biết, nếu không báo, khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà Quý khách không gây ra. Quý khách nên mang theo từ Việt Nam một số đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải đánh răng, thuốc bổ, thuốc bệnh, thuốc tiêu chảy, máy sấy tóc, bàn là điện 220V(nếu cần).., Nếu Quý khách sử dụng các đồ ăn thức uống trong phòng khách sạn hoặc xem các chương trình TV phải trả tiền thì sẽ tự thanh toán chi phí phát sinh khi làm thủ tục trả phòng. *Ăn uống: Các bữa ăn chính chủ yếu là theo khẩu vị Hoa., Vì vậy đồ ăn thường nhiều dầu mỡ, không dùng nước mắm, ớt tươi (đặc biệt là ở Bắc Kinh, Thượng Hải). Quý khách có thể mang theo ruốc thịt, mì tôm phòng khi không hợp khẩu vị. Hầu hết các loại trái cây không được nhập vào Trung Quốc Bàn ăn thường gồm 8-10 người một bàn. *Tiền tệ Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc là đồng NDT (RMB), 1RMB = 1950 VND; Quý khách nên đổi trước một ít tiền ra đồng nhân dân tệ (NDT) để thuận lợi cho việc chi tiêu ở Trung Quốc. Khi đi DU LịCH, nên mang theo tiền USD loại seri mới để dự phòng khi cần thiết hoặc đồng NDT để sử dụng tại các điểm (tốt nhất Quý khách nên đổi tiền NDT tại Việt Nam sẽ rẻ hơn bên Trung Quốc) Quý khách đổi tiền Nhân dân tệ tại Hà Nội: 25 Lương Ngọc Quyến, số 37 Hà Trung và tại các hiệu vàng lớn hoặc liên hệ qua Tanviet travel. *Thủ tục xuất nhập cảnh: Mỗi người khi xuất cảnh đều có hộ chiếu và visa. Lúc qua biên giới, giấy tờ của ai người đó cầm và xuất trình cho công an biên phòng. Khi đã được đóng dấu mới được phép xuất hay nhập cảnh và lúc đó giấy tờ mới có giá trị. Khi nhận lại giấy tờ, Quý khách chú ý kiểm tra lại đã được đóng dấu hay chưa. - Hành lý: + Quý khách được phép mang hành lý mỗi người là 20kg (lượt đi cũng như lượt về). Nếu Quý khách mang quá 20kg, Quý khách phải tự trả phí quá cước. +Hành lý ký gửi tách riêng cho trưởng đoàn làm thủ tục ký gửi hành lý +Hành lý xách tay phải gọn nhẹ (để vừa trong khoang hành lý trên máy bay) - Hàng hoá và tiền tệ. +Ngoại tệ bằng tiền mặt nếu mang theo dưới 3000USD không cần phải khai báo. +Các máy điện thoại di động, máy quay phim, máy chụp ảnh loại chuyên dùng cần khai rõ ký hiệu, số máy vào tờ khai XNC. +Quý khách mang theo máy ảnh, cần chuẩn bị sẵn phim, pin từ Việt Nam. +Khi đi mua sắm, nên mang theo một máy tính nhỏ. Hàng hoá mua trong siêu thị hay trong chợ nên đối chiếu giá cả và trả giá cho những món đồ cần mua. +Nếu Quý khách mua hàng điện tử trị giá trên 300 USD (giá trị tại Việt Nam) sẽ phải chịu thuế khoảng 60% của phần chênh lệch. +Tuyệt đối không mang theo nữ trang có giá trị lớn, tài liệu mật, tài liệu quốc gia. - Các tờ khai XNC và hải quan. +Toàn bộ tờ khai XNC và hải quan VN cũng như đơn xuất nhập cảnh vào Trung Quốc đều đã được cán bộ của công ty du lịch hoàn tất. +Quý khách lưu ý cất giữ các liên còn lại của các tờ khai để sử dụng khi về. *Những điều lưu ý khác. Giờ và địa điểm tập trung đều được thông báo trước. Quý khách nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn để tránh ảnh hưởng đến thời gian và hành trình của cả đoàn. Nếu ai đến muộn (chậm nhất là 05 phút) đoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm chễ. Trong hành lý tư trang để tại khách sạn, Quý khách lưu ý khoá lại hành lý cẩn thận trước khi rời khách sạn để đi tham quan đồng thời không để các đồ có giá trị lớn hoặc tiền bạc trong hành lý để tại phòng khách sạn. Trong hành trình tham quan, khi Quý khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho hướng dẫn viên và trưởng đoàn. Tuyệt đối không được tự ý ngồi nghỉ lại để chờ đoàn quay ra, vì phần lớn các điểm tham quan tại Trung Quốc đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác. Luôn đi theo đoàn, tránh trường hợp bị lạc. Không dừng lại mua hàng mà không quan sát đoàn và khi cả đoàn đã đi phía trước. Khi Quý khách nào bị lạc đoàn, nên đứng tại chỗ để hướng dẫn và trưởng đoàn tìm. Không nên đi tìm đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc. Đối với những Quý khách có bệnh như cao huyết áp, tim mạch..nên mang theo các loại thuốc đặc trị. Quý khách lưu ý: 1kg mua tại Trung Quốc=1/2kg Việt Nam Quý khách nên giữ danh thiếp khách sạn nơi mình cư trú đề phòng khi lạc đường. Thực hiện văn minh du lịch, trước khi tạm biệt, Quý khách nên có tiền boa cho HDịCH Vụ và những người phục vụ. TANVIET TRAVEL KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT CHUYẾN ĐI VUI VẺ, MẠNH KHOẺ VÀ THÚ VỊ! Từ khi khách bắt đầu chuyến đi cho tới khi chia tay đoàn: Ngay trong buổi đón đoàn đầu tiên, hướng dẫn viên đã làm tốt nghiệp vụ của mình như giúp đỡ khách xếp đồ lên xe, giúp khách lên xe, hướng dẫn rất năng nổ nhiệt tình. Tuy có đoàn phải thuê hướng dẫn viên bên ngoài nhưng đều là những người quen biết nên chất lượng khá đồng đều và khá tốt. Hướng dẫn viên trong công ty có sự phân chia chuyên tuyến theo vùng miền, theo loại hình du lịch. Đa số hướng dẫn đều là những người đã có kinh nghiệm và nắm bắt được tâm lý khách du lịch. Ví dụ hướng dẫn chuyên du lịch lễ hội biết cách tổ chức đoàn, có nhiều kiến thức về tâm linh như cách lễ, cách lấy quẻ…giúp đỡ khách trong quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch. Trong chuyến đi điều hành công ty có gọi điện hỏi thăm thu thập thông tin xem đoàn có hài lòng về chất lượng cách dịch vụ hay không, có nhu cầu gì thêm không, có phàn nàn gì về dịch vụ hoặc hướng dẫn viên hay không? Trên cơ sở thực tế giữa ý kiến của hướng dẫn và đoàn mà điều hành có những điều chỉnh phù hợp. Ví dụ theo chương trình bữa ăn là 80.000Đ/ khách của đoàn đi Huế nhưng đoàn muốn có một bữa ăn hải sản ngon liên hoan đoàn thì phải đặt dịch vụ ăn uống ở một nhà hàng hải sản khác và mức giá bữa ăn phải tăng là 120.000Đ/ khách… Giai đoạn sau: Sau khi đoàn đã đi về nghỉ ngơi được vài ngày, nhân viên công ty cũng đã gọi điện hỏi thăm (tránh gọi đầu tuần hoặc đầu giờ buổi sáng, nếu có gì phàn nàn không vui dễ gợi lại cho họ cảm giác bực bội, như vậy sẽ làm cho khách có tâm trạng không tốt keo dài ít nhất suốt cả buổi hôm đó). Qua quá trình hỏi thăm khách hàng, công ty lại thu thấp được thông tin và giai quyết vấn đề phát sinh nếu có về chất lượng dịch vụ hoặc hướng dận viên. Dựa trên thông tin đó, điều hành xem xét và thuyết phục thương lượng với khách đưa ra các ưu đãi, hoặc giảm giá…Mục tiêu của công tác này làm cho khách hàng hài lòng hơn nữa về chất lượng dịch, giải quyết vấn đề để khách thấy rằng mình luôn được quan tâm tới vấn đề, nhu cầu của mình, cuối cùng thanh quyết toán đoàn. Thông thường trong hợp đồng du lịch ký kết đoàn sẽ thanh toán hết tour trong một số ngày nhất định tùy từng công ty. Ngoài ra công ty cũng đã trích ra một khoản tiền trong kế hoạch hàng năm cho công tác chăm sóc khách hàng cũ bằng việc mua quà tăng vào các dịp đặc biệt như: Tết Trung Thu, Tết Dương lịch, Âm lịch, ngày thành lập ngành có giám đốc tới thăm hỏi và tặng quà, ngày 8/3, 20/10, sinh nhật cũng gửi thư chúc mừng. Không những thế công ty còn tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng, khuyến mãi đặc biệt cho các khách hàng trung thành, khách hàng may mắn, hoặc tặng túi visa cho khách đi nước ngoài…Công ty cũng thường gọi điện hỏi thăm hoặc liên hệ với khách hàng trước mùa du lịch hoặc trước các dịp lễ để khách hàng nhớ tới công ty, in đậm hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng. Nhờ những phương thức chăm sóc khách hàng hiệu quả nói trên mà cho tới cuối năm 2009 công ty đã có được nguồn khách thường xuyên hàng năm của các đơn vị tổ chức được liệt kê ở bảng sau: STT Tên đoàn Số lần/ năm 1 Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 4 2 UBND phường Phố Huế 5 3 Điện lực Hoàn Kiếm 2 4 Traphaco Văn Lâm 3 5 Traphaco Hoàng Liệt 3 6 Đảng Ủy Bùi Thị Xuân 2 7 Gara ôtô Trung Thượng 4 8 Công ty may liên doanh 19/5 3 9 Giáo viên trường THCS Tô Hoàng 2 10 Quận Ủy Hai Bà Trưng… 5 Từ năm được thành lập cho tới 4 tháng đầu năm 2010 số đoàn khách đã từng đi hàng năm của công ty quay trở lại 100%. Như vậy có thể thấy đây là một minh chứng cho thấy hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình cũng xảy ra một số sai sót về chất lượng dịch vụ cần được chú trọng hơn đặc biệt là lựa chọn hướng dẫn viên có năng lực, kiến thức phù hợp với tuyến điểm. Chương 2 là những nét khái lược về công ty du lịch Tân Việt cùng thực trạng hoạt động kinh doanh và các hoạt động chăm sóc khách hàng. Như phần lý thuyết đã trình bày ở Chương 1 kết hợp với thực tế các hoạt động trong công tác chăm sóc khách hàng của Tân Việt chúng ta có thể thấy những mặt được và chưa được. Những mặt được cần tiếp tục phát huy và những mặt chưa được cần phải hoàn thiện hơn nữa. Để cụ thể, vấn đề này sẽ được trình bày ở Chương 3. Chương 3 Hoàn thiỆn hoẠt đỘng chăm sóc khách hàng đẠt hiỆu quẢ trong kinh doanh lỮ hành Tầm nhìn chiến lược và quan điểm kinh doanh của ban lãnh đạo Phương hướng kinh doanh của công ty trong những năm tới (kế hoạch cho năm 2010 – 2015) Mảng du lịch: Xác định hoạt động lữ hàng làm xương sống cho năm 2010, tạo doanh thu chính và xây dựng thị trường khách đủ mạnh cho các năm sau. Kết hợp làm outbound nhưng không quảng cáo mạnh, chỉ dừng lại ở các đoàn có thiện chí đi với công ty. Đẩy mạnh hoạt động cho thuê xe Mảng thương mại: Triển khai bán hạt nhựa theo các hành thức đại lý, nhập chung… Khảo sát các lĩnh vực thương mại khác có tính khả thi phù hợp với tiềm lực và thời điểm… Các chỉ tiêu kinh doanh 2010 Doanh thu: Chỉ tiêu Nội địa Outbound Công ty 40 đoàn 2000 khách DT 2.500 triệu Lãi gộp 60 triệu (10%) 05 đoàn 70 khách DT 560 triệu Lãi gộp 20 triệu (5%) Cộng tác viên 05 đoàn 100 khách DT 200 triệu Lãi gộp 10 triệu (3%) 0 đoàn 0 khách DT 0 triệu Lãi gộp 0 triệu Chỉ tiêu về dịch vụ: 10 triệu Chỉ tiêu thương mại: 50 triệu Tổng kế hoạch lãi gộp cả năm: 150 triệu Quy chế lương thưởng 2010 Các khoản trong lương bao gồm: lương tối thiểu (lương cơ bản), phụ cấp công việc, lương kinh doanh, công tác phí. Tất cả được trả vào ngày 30 – 3 hàng tháng. Lương tối thiểu áp dụng cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty là 2.000.000 Đồng Lương phụ cấp công việc: tính theo hệ số chức danh (giám đốc 0.4, trưởng phòng/ phụ trách 0.3, còn lại 0.2 vào mùa cao điểm; giám đốc 0.3, trưởng phòng/ phụ trách 0.2, còn lại 0.1 vào mùa thấp điểm) và hệ số kế hoạch. Lương kinh doanh: Tính theo phần trăm doanh thu Kế hoạch chi phí cho công tác chăm sóc khách hàng Công ty cũng đã có kế hoạch chi phí cho hoạt động chăm sóc khách hàng năm 2010 với những khoản sau: Chi phí quà tặng cho khách hàng :15.000.000đ Chi phí khác : 5.000.000đ Hoàn thiện công tác quản lý tổ chức Trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, con người là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho chính doanh nghiệp đó. Vì vậy, để có một sản phẩm dịch vụ tốt phải quản trị tốt nguồn nhân lực kết hợp với các yếu tố đầu vào khác và quá trình hoạt động tạo ra các yếu tố đầu ra. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy chúng chuyển động. Các nhân viên trong công ty được ví như những bánh xe, quy trình hoạt động như nhưng bánh răng tạo sự ăn khớp và sự quản lý của ban lãnh đạo như là chất dầu bôi trơn tạo động lực cho sự ăn khớp và chuyển động nhẹ nhàng của từng bộ phận trong tổng thể. Dưới đây là một số nội dung cơ bản: Xây dựng chuẩn quy trình Để có một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cần phải có một quy trình tốt. Có một quy trình tốt thì phải vận dụng vào thực tiễn thì mới phát huy được hiệu quả của nó. Như trên đã trình bày, một quy trình chăm sóc khách hàng gồm ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có nội dung, cách thức giao tiếp khác nhau tùy từng đối tượng khách hàng. Nhân viên sẽ phải làm gì để mang lại dịch vụ khách hàng mang tính cá nhân tới từng đối tượng khách hàng? Thông thường họ sẽ phải làm bốn bước: nhận diện khách hàng, ghi nhớ đặc điểm khách hàng, cá biệt hóa dịch vụ và phát triển thông tin khách hàng. Trước tiên, nhân viên cần học cách nhận diện khách hàng, đánh giá và dự đoán nhu cầu, mong muốn khách hàng. Đối với khách hàng quen thuộc thì công việc này trở nên dễ dàng hơn khi đã có hồ sơ thông tin thói quen mua sắm, lịch sử giao dịch của khách hàng. Tuy nhiên, với khách hàng mới, nhân viên cần tinh ý nắm bắt thái độ, nhu cầu và phục vụ chu đáo nhất khi có thể. Thực chất đây là kỹ năng đòi hỏi nhân viên khả năng giao tiếp kết hợp với quy trình phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Thứ hai là khả năng ghi nhớ. Nhân viên phải học cách ghi nhớ những đặc điểm nổi bật nhất của từng đối tượng khách hàng từ đó rút ra kinh nghiệm về cách thức chăm sóc khách hàng đó. Để nhân viên ghi nhớ dễ dàng hơn, doanh nghiệp nên phân loại khách hàng và phân công nhiệm vụ theo từng nhóm sẽ đạt hiệu quả hơn. Thứ ba là tổ chức lại dịch vụ dựa trên hiểu biết nhất định về khách. Từ đó có phương thức phục vụ cá nhân đối vời từng đối tượng cụ thể và điều chỉnh cách thức giao tiếp, tư vấn, cách thuyết phục khách hàng. Được phục vụ như vậy khách hàng không ngần ngại bộc lộ mong muốn, nhu cầu mới, mua nhiều hơn sản phẩm của doanh nghiệp. Cuối cùng, là quá trình cá biệt hóa dịch vụ, mở rộng thông tin khách hàng, phát triển dữ liêu liên quan tới khách hàng. Doanh nghiệp càng sở hữu nhiều thông tin về khách hàng thì càng giúp nhân viên chủ động, sáng tạo hơn khi chinh phục khách hàng, dù là những khách hàng khó tính nhất. Tuyển mộ tuyển chọn nhân viên Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh lữ hành không cần nhiều lao động nhưng phải trải qua nhiều thao tác, công đoạn khác nhau và phương tiện sử dụng chủ yếu là các thiết bị văn phòng. Do đó để đảm bảo hiệu quả trong công việc thì việc tuyển mộ tuyển chọn nhân viên phải đảm bảo phù hợp công việc như sử dụng thành thạo máy vi tính, biết ngoại ngữ (nếu khách hàng là người nước ngoài). Tính tình nhẹ nhàng, khéo léo, kiên trì, nhẫn nại, điềm tĩnh và quan trọng là phải có niềm đam mê và sự khéo léo trong giao tiếp với khách hàng, đức tính cần cù chăm chỉ, cẩn thận, trung thực…Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và trong giai đoạn còn non trẻ thì việc lựa chọn nhân viên phải phù hợp tránh lãng phí chi phí nhân công mà yêu cầu công việc không đòi hỏi với mức độ cao. Chế độ lương thưởng Người lao động là một trong ba bộ phận quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp: lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, và công nghệ. Vì vậy tạo động lực cho người lao động là một công việc hết sức quan trọng. Tạo động lực cho người lao động là việc thực thi các chính sách, biện pháp khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả lao động. Tạo động lực bao gồm các khuyến khích về vật chất và khuyến khích về tinh thần. Khuyến khích về vật chất gồm các khoản lương cơ bản, phụ cấp, thưởng, phúc lợi. Khuyến khích về tình thần bao gồm điều kiện làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến. Khoản thù lao mà người lao động nhận được phản ánh họ có hài lòng hay không về công việc. Như vậy với mức thù lao hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có một nguồn lao động trung thành, làm việc hiệu quả nâng chất lượng công việc tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Dựa trên quy chế lương của công ty có thể thấy khoản lương cơ bản còn khá thấp chưa kích thích được người lao động làm việc. Người lao động muốn có khoản lương cơ bản đủ để trang trải các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Ngoài ra mức lương kinh doanh cũng thấp và chưa có quy chế rõ ràng, điều kiện phúc lợi cho nhân viên hầu như là không có ngoài chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, tùy tình hình kinh doanh của công ty mà công ty phải có chế độ lương phù hợp cho từng đối tượng. Doanh nghiệp cần có văn bản rõ ràng về cách tính lương, quy chế lương cùng toàn bộ các điều kiện phúc lợi cho toàn bộ nhân viên trong công ty hiểu rõ và có thể tự tính mức lương cho mình. Ban lãnh đạo và trưởng các bộ phận cũng nên có các biện pháp kích thích nhân viên của mình bằng những lời nói có giá trị kích thích sự thăng tiến, phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Đây là một đòn bẩy có giá trị tinh thần hữu hiệu nhất khi đòn bẩy về kinh tế không còn mang lại nhiều giá trị nữa. Quản lý nhân viên Để nâng cao năng suất lao động ngoài việc tạo động lực kích thích người lao động cũng phải có quy chế quản lý nhân viên tạo một khuôn mẫu chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp. Các hình thức quản lý nhân viên như giám sát, quản lý theo sản phẩm, thúc giục người lao động, có chế độ thưởng phạt kỷ luật rõ ràng… Việc lựa chọn công cụ nào hoặc kết hợp các công cụ với nhau như thế nào cho hợp lý với tình hình công ty lại phụ thuộc vào cách quản lý và quan điểm kinh doanh của ban lãnh đạo. Hiện nay công ty chưa có một hệ thống văn bản chính thức nào về vấn đề lao động. Vì vậy, trong thời gian tới công ty phải thống nhất xây dựng hệ thống các văn bản như bản mô tả công việc, quy chế lương, bản yêu cầu công việc, bảng đánh giá kết quả lao động, nội quy…Đó là cơ sở cho việc hướng dẫn điều phối nhân viên trong quá trình hoạt động. Đào tạo hoàn thiện quá trình tác nghiệp của nhân viên trong công ty Muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, chủ doanh nghiệp cần ghi nhớ khẩu hiệu “khách hàng luôn luôn đúng”. Và để khách hàng quay trở lại, trở thành khách hàng trung thành, ngoài việc áp dụng theo một quy trình chuẩn thì đào tạo dịch vụ khách hàng cho nhân viên chính là phương tiện để đạt được mục tiêu - đào tạo nhân viên cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng, xử lý tình huống. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức đào tạo theo nhóm, mỗi phòng ban có thể tự tổ chức đào tạo cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể tìm đến những nhà tư vấn hay tổ chức đào tạo chuyên nghiệp. Sau đây là một số kỹ năng cần có của một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Kỹ năng giao tiếp để hiểu khách hàng Trong quá trình phục vụ du lịch bao giờ cũng diễn ra trong những mối quan hệ xã hội giữa người với người. Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái tâm lý của người làm du lịch và người tiêu dùng du lịch. Nếu người phục vụ du lịch không có kiến thức nhất định về hành vi người tiêu dùng thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của du khách. Vì vậy giao tiếp là quan trọng, là điểm mấu chốt để có thể nắm bắt thông tin về khách hàng rõ ràng nhất. Một trong những nét đặc trưng của giao tiếp giữa người làm du lịch và khách hàng là ngắn. Sự đánh giá, lựa chọn lẫn nhau chịu sự chi phối của ấn tượng ban đầu, cái cảm giác đầu tiên khi gặp nhau. Do đó kỹ năng trong giao tiếp là phương tiện đưa đến thành công trong chăm sóc khách hàng. Trong giao tiếp có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới tâm trạng khách hàng. Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm sức khỏe, vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội, tính khí, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, thu nhập. nhân tố khách quan bao gồm môi trường tự nhiên, những giá trị văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, cơ sở vật chất, đội ngũ lao động. Những nhân tố này có thể được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài mà cũng có thể không. Với tư cách là một chủ thể trong giao tiếp, người nhân viên giao tiếp tốt phải có khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện này và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong. Giao tiếp tốt là sự kết hợp hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ. Tiến sĩ tâm lý Albert Mehrabian đã đưa ra nguyên tắc 7%-38%-55%. Theo nguyên tắc này thì một giao tiếp thông thường bao gồm 55% là các hành vi không lời như ngôn ngữ cơ thể và nét mặt; 38% là giọng nói, bao gồm âm lượng, sắc điệu, ngữ điệu cũng như chất giọng; và chỉ có 7% là câu chữ được sử dụng. Người giao tiếp tốt là người chủ động, tự tin, biết cách định hướng khách hàng để điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích của mình. Muốn làm được điều này, nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng nói riêng và các bộ khác nói chung phải trau dồi, nâng cao các kỹ năng giao tiếp qua quá trình học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, qua sách vở về tâm lý giao tiếp đặc biệt trong du lịch, qua các phương tiện khác. Có như thế chúng ta mới có thể hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ nhu cầu đặc điểm tâm sinh lý của họ. Từ đó làm cơ sở dữ liệu chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo sự hài lòng, thỏa mãn và trung thành với doanh nghiệp. Chăm sóc khách hàng qua điện thoại Điện thoại là một công cụ làm việc quan trọng của người lao động trong du lịch đặc biệt đối với các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng, văn phòng công ty. Nếu biết sử dụng hiệu quả công cụ này sẽ là một điều kiện mang lại thành công cho công việc. Trái lại, điện thoại cũng là một công cụ dễ mang lại trạng thái âm tính cho người nghe. Ví dụ công ty cổ phần Hoa Sao, một điện thoại viên phải nghe từ 120 – 150 cuộc gọi một ngày . Với áp lực công việc như thế và chưa kể không phải lúc nào cũng nhận được những thắc mắc, kiến nghị dễ chịu từ khách hàng đặc biệt là những khách hàng khó tính. Vì thế đức tính nhẫn nhịn, kiên trì lắng nghe được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là tiêu chí quyết định để một điện thoại viên gắn bó với công việc chăm sóc khách hàng lâu dài hay không. Trong các cuộc gọi điện thoại, ngoài những trang bị đầy đủ về kiến thức còn phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe, đức tính nhẫn nhịn, đặc biệt là thái độ trong công việc. Con người ai cũng vậy, khi yêu thích một công việc gì đó bao nhiêu thì càng làm tốt nó bấy nhiêu. Giao tiếp bằng điện thoại, giọng nói là phương tiện giao tiếp chính giữa các cá thể với nhau. Có rất nhiều phương tiện được sử dụng trong mối quan hệ giữa thương hiệu công ty với khách hàng, nhưng phương tiện vẫn được coi là truyền thống và có ý nghĩa trong đời sống kinh doanh hiện đại là giọng nói. Giọng nói góp phần quyết định sự thuyết phục khách hàng thành công hay không đến 80% (kết quả cuộc thi trắc nghiệm tại công ty Hoa Sao). Với nhiều cách biểu hiện khác nhau trong tiết tấu, ngữ điệu, tình cảm, giọng nói của nhân viên nghe điện thoại cho người nghe thấy được sự quan tâm, chăm sóc, cảm thông, chia sẻ. Nhưng ngược lại nó cũng có thể mang lại sự buồn tẻ, cáu giận thậm chí coi thường, mắng chửi của khách hàng. Như vậy nhân viên chăm sóc khách hàng cần phải hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các kỹ năng trong công việc. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi gọi điện và nhận cuộc gọi: Khi nghe hoặc gọi phải xưng danh; xin người cần gặp, xin chờ chuyển máy, nếu được nhắn tin thì ghi đầy đủ, chính xác thông tin và truyền đạt kịp thời Khi gọi điện hoặc nghe nên nở nụ cười như thế giọng nói mới trở nên chân thành, vui vẻ, vui lòng được phục vụ khách hàng Gọi nhầm số phải xin lỗi và nhẹ nhàng cúp máy Khi đang liên lạc mà tự nhiên mất thì phải gọi lại ngay Nên chuẩn bị nội dung trước khi trao đổi tránh sai sót, nhầm lẫn, tự tin chủ động trong cuộc gọi Không nên gọi điện vào đầu giờ làm việc trong ngày Không nên gọi quá lâu trong phòng đông người Không nên gọi sau 22h hoặc quá sớm Kết thúc cuộc gọi nhớ cảm ơn, chào tạm biệt và hẹn gặp lại… Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả Giao tiếp là một nghệ thuật. Qua cuộc trò chuyện chúng ta có thể làm người đối diện cảm thấy hứng thú hoặc chán ngán. Người này thích trò chuyện với người khác không phải đơn thuần chỉ là những gì họ nói mà còn vì cách nói của họ và cách họ lắng nghe như thế nào. Một người nghe chân thành là người tạo được lòng tin của người khác, nói chuyện lôi cuốn hấp dẫn, thấu hiểu người nói. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả có thể là bẩm sinh ở một số người nhưng nó thực sự là cả một quá trình nỗ lực. Đó là kỹ năng mà chúng ta phải hoàn thiện từng ngày qua quá trình học tập và thực hành. Dưới đây là một số cách giúp ta hình thành kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Đây không chỉ là kỹ năng hữu ích cho một nhân viên chăm sóc khách hàng cần có mà nó còn là một kỹ năng sống, kỹ năng trong giao tiếp. Nên tập trung chú ý: Bao gồm các giao tiếp bằng mắt, mắt hướng về phía người nói hay gặt đầu để biểu lộ sự tán thành và thông hiểu. Nó chứng tỏ người nghe đang thực sự chú ý và tiếp nhận thông tin. Đáp lại một cách chân thành để xác nhận lại những ẩn ý bên trong mà người nói muốn bày tỏ. Khi giãi bày điều gì, người nói thường muốn cho chúng ta biết chính là thái độ và cảm xúc của họ. Hãy cho họ biết ta đang thực sự lắng nghe và thấu hiểu họ như thế nào. Đồng thời cũng nên có những câu hỏi mở để khuyến khích người nói bày tỏ thêm ý kiến và cảm xúc riêng. Hầu hết chúng ta không nên hỏi “tại sao…?” vì như thế họ dễ cho rằng đó như một lời phán xét hay trách cứ. Điều này, một lần nữa khẳng định ta đã luôn muốn được lắng nghe, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của họ như thế nào. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ: nhiều khi người ta thường không nhận ra là mình đang nói vòng vo. Hãy thử diễn giải lại một cách ngắn gọn và gợi mở để họ nói nhiều hơn. Bí quyết này sẽ khiến người đối diện bày tỏ nhữn điều thực sự họ muốn chia sẻ. Trong khi nghe điện thoại, những cái tên khó nhớ, địa chỉ phức tạp, những vấn đề quan trọng hay những con số dài dằng dặc chúng ta cũng nên đọc lại hoặc hỏi lại để tăng tính chính xác của thông tin cũng như nhấn mạnh cho người nghe thấy chúng ta thực sự quan tâm tới những vấn đề của họ, họ luôn được cọi trọng. Thỉnh thoảng hãy có những giây phút im lặng. Điều đó chứng tỏ ta đang lắng nghe hoặc suy ngẫm về vấn đề của họ. Tuy nhiên, chúng ta không nên im lặng quá lâu, nó khiến người đối diện rơi vào trạng thái ngõ cụt, bối rối, không biết nói gì thêm. Hiểu thêm về cơn giận Sự tức giận, cơn thịnh nộ, sự phẫn nộ, dù gọi nó bằng bất cứ cái tên nào thì nó vẫn xảy ra với tất cả chúng ta trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có kinh doanh. Khi nói tới dịch vụ khách hàng, người ta thường hiểu đó là công việc mà hằng ngày ta thường xuyên phải tiếp xúc, phục vụ với nhiều loại khách hàng khác nhau. Có những người dễ tính, cởi mở, có những khách hàng khó tính, khó nết, hay cáu kỉnh, giận dữ và thậm chí thô lỗ. Cách mà bạn giải quyết vấn đề, ứng xử với khách hàng quyết định tới sự thành công hay thất bại của công ty. Những tình huống gây khách cáu kỉnh, bực tức chủ yếu do: vấn đề về chất lượng hay giao nhận sản phẩm dịch vụ; thông tin không chính xác khi chuyển tới khách hàng; các thủ tục, chính sách của công ty; xung đột; khách đang cáu giận về điều gì đó; việc gửi trả lại hoặc chấm dứt sử dụng dịch vụ…hiểu được nguyên nhân vấn đề là căn cứ quan trọng giúp ta có cách xử lý tình huống chính xác và hiệu quả hơn. Mục tiêu cuối cùng của nhưng việc giải quyết tình huống khó khăn khi khách hàng đang vô cùng bực tức là đưa ra được giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất, giúp khách nguôi cơn giận, tuyệt đối không được chốn tránh trách nhiệm. Chúng ta đều muốn khách hàng rời công ty với cảm giác được lắng nghe, được chăm sóc chu đáo, được cho là người quan trọng nhất. Như vậy trong tương lai bạn có tiếp tục lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đó không? Chắc chắn là có. Dưới đây là một quy trình bốn bước giúp đỡ khách hàng giải tỏa được cơn giận dữ. Bước một thể hiện sự cảm kích về những đóng góp, ý kiến của khách hàng nhằm xử lý các tình huống khó khăn trong dịch vụ, khách hàng sẽ giảm bớt sự gay gắt hơn. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, có thể sử dụng những câu nói như “tôi rất lấy làm tiếc”, “tôi hiểu quý vị cảm thấy như thế nào”, “tôi xin lỗi”, “tôi có thể hiểu cách mà quý vị cảm nhận”…để khách hàng thấy họ được lắng nghe và tôn trọng. Bước hai là làm rõ vấn đề. Đôi khi chúng ta hay mắc những sai lầm trong giải quyết vấn đề vì chúng ta hay dựa trên những gì bản thân suy nghĩ và nhận xét lời nói của khách hàng. Bước giúp ta làm rõ các thông tin qua đó hiểu được vấn đề, mối quan tâm thực sự của khách hàng. Bước ba là đưa ra cách giải quyết vấn đề. Việc đưa ra giải pháp hay các cách giải quyết vấn đề không phải là một thách thức khó khăn nếu ta làm tốt hai bước ở trên. Giải pháp đưa ra giải thích cụ thể chúng ta sẽ làm gì cho khách hàng dựa trên chức năng, quyền hạn của bản thân. Có thể đưa ra nhiều lựa chọn cho khách. Bước bốn là kiểm tra lại kết quả. Việc kiểm tra chính là cơ hội cho ta nhằm đảm bảo rằng khách hàng đã hoàn toàn thỏa mãn và cảm thấy vui vẻ với giải pháp được đưa ra. Để kiểm tra chúng ta có thể đặt câu hỏi kiểm tra xem cảm nhận của khách như thế nào. Kỹ năng thuyết phục khách hàng Trước tiên, để thuyết phục được khách hàng bạn phải trả lời được bốn câu hỏi sau: Liệu kết quả có khả quan khi bạn nói với khách hàng rằng họ sẽ đạt được gì khi họ chấp nhận hoặc đánh mất gì khi họ không đồng ý với bạn? Nếu sản phẩm của bạn có cả ưu và nhược điểm thì bạn trình bày điểm yếu đó vào thời điểm nào? Khi khách khen ngợi, bạn trả lời như thế nào để có sức thuyết phục hơn ngoài lời cảm ơn? Điều gì hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện để mở rộng ảnh hưởng của bản thân? Sau đây là 6 nguyên tắc thuyết phục mà bạn có thể sử dụng để thuyết phục khách hàng (tham khảo website Nguyên tắc trao đổi: Trong văn hóa giao tiếp của con người chúng ta đều có chung suy nghĩ rằng “tôi sẽ trả lại anh cái mà anh đã đưa cho tôi”. Đó như một luật lệ hiển nhiên, không chỉ đúng trong đời sống vật chất mà trong cả đời sống tinh thần, chúng ta không bao giờ nhận mà không trả lại điều gì đó. Khi có một lời cảm ơn của một khách hàng, bạn có một cơ hội lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Vậy bạn làm gì trong thời gian này? Nếu người đó nói lời cảm ơn vì bạn đã làm cho họ vượt qua bổn phận của bạn, thay vì nói “ồ không có gì” bạn nên sử dụng “tất nhiên rồi, chúng ta luôn sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. Đó là những điều bạn bè thân thiết vẫn thường làm cho nhau mà!” Nguyên tắc khan hiếm: Như chúng ta đã biết nhu cầu của con người là không giới hạn, thỏa mãn nhu cầu này lại có nhu cầu khác cao hơn. Ví dụ khi khách hàng có một yêu cầu đặc biệt mang lại cho họ một lợi ích có ý nghĩa nào đó, bạn không những cần trình bày về lợi ích mà họ đạt được mà còn đề cập tới những thứ mà họ có thể bị mất đi. Con người luôn sợ phải mất một cái gì đó. Nguyên tắc sự tín nhiệm: Thông thường mọi người đều nghe theo lời khuyên của những người có uy tín. Vì vậy bạn cần chứng tỏ cho họ thấy trình độ và sự am hiểu của mình về vấn đề mà bạn đạn đang nói cùng với thái độ thành thực, chân thành. Sự am hiểu dựa trên kiến thức về lĩnh vực mà bạn phải trau dồi. Nguyên tắc cam kết và kiên định: Nếu bạn muốn củng cố sức mạnh của một lời đồng ý chấp nhận mua sản phẩm dịch vụ của công ty với các điều khoản đã thỏa thuận, bạn nên yêu cầu khách hàng xác nhận trên giấy. Điều đó có ý nghĩa khách hángẽ thự hiện những điều đã viết mà doanh nghiệp cũng cam kết thực hiện đúng theo nó. Nguyên tắc nhất trí: Khách hàng thường hay tham khảo ý kiến của những người thân, bạn bè khi có nhu cầu về một vấn đề nào đó. Như vậy bạn nên sử dụng khách hàng hiện tại và các mối quan hệ của họ như một kênh giao tiếp hiệu quả cho dịch vụ của bạn. Nguyên tắc yêu mến: Chúng ta thường có cảm tình hơn với những người yêu mến ta. Khách hàng cũng vậy. Khách hàng ngày càng khó tính hơn và đòi hỏi nhiều hơn về yêu cầu sản phẩm mà còn cả về dịch vụ, thái độ của nhân viên. Cho nên chúng ta phải tập cách yêu mến khách hàng để họ cũng yêu mến sản phẩm của chúng ta. Chân dung người làm dịch vụ khách hàng Để có một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi bạn nên đào tạo nhân viên của mình những nhân tố thiết yếu tạo nên hình ảnh của một người chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Đây là từ điển ABC chăm sóc khách hàng mà bạn có thể tham khảo (nguồn: A đại diện cho công việc chăm sóc từ Sự quan tâm (Attention) tới từng Chi tiết nhỏ nhặt nhất. Đó là vì khi các khách hàng biết rằng họ được bạn chăm sóc một cách nhiệt tình, kể cả những điều nhỏ nhặt, họ sẽ tin rằng bạn quan tâm tới một sự gắn kết vĩ đại hơn là những điều lớn lao. B đại diện cho Lợi ích (Benefits), đó là tất cả những gì mà khách hàng mong muốn bạn sẽ nói cho cho họ biết. C đại diện cho Lời phàn nàn (Complaints), dịch vụ tiếp thị marketing miễn phí của bạn. D đại diện cho Đội ngũ nhân viên tận tuỵ (Dedicated staff), đó là vì khi tập thể nhân viên thực sự gắn kết với công ty, số lượng khách hàng trung thành sẽ tăng tối thiểu 60%. E đại diện cho Sự trao quyền (Empowerment), đồng nghĩa với việc bạn tin tưởng và đào tạo đội ngũ nhân viên làm bất cứ điều gì để gây thiện cảm với khách hàng. F đại diện cho Tình cảm (Feelings). Như một quảng cáo của hãng Scottish Life đã từng nói: “Hãy khiến cho mỗi khách hàng cảm thấy như bạn sẵn lòng mở rộng lòng mình khi đặt chiếc áo jacket ngang qua một vũng nước và sau đó cứu chú mèo con của họ từ trên cành cây”. G đại diện cho Vượt khỏi con đường của bạn (Going out of your way), giống như một kỹ sư đã chấp nhận đi xa hơn 50 dặm trên đường về nhà mình chỉ để gửi một chiếc điện thoại cho khách hàng, người đã chờ đợi nó cả ngày hôm nay. H đại diện cho Công nghệ cao, Tiếp xúc tiện lợi (Hi-Tech, Hi-Touch), đó là vì khi mọi việc trở nên phức tạp, khách hàng sẽ mong đợi những lần tiếp xúc cá nhân. I đại diện cho Ichiban, một từ Nhật Bản có nghĩa là “mong muốn trở thành người tốt nhất”. J đại diện cho Cuộc hành trình của khách hàng (customer Journey), theo đó bạn phải biết rõ từng ly từng tý về khách hàng. K đại diện cho Kaizen, một từ Nhật Bản khác có nghĩa là “sự tiến triển không ngừng”. L đại diện cho Lòng trung thành (Loyalty), theo đó bạn sẽ có được lòng trung thành của khách hàng bằng việc đi sâu vào trái tim khách hàng cũng như gắn kết tâm trí họ với công ty bạn. M đại diện cho Khoảnh khắc của lẽ phải (Moments of Truth), có hàng trăm cơ hội mỗi ngày để khiến khách hàng gắn kết hơn với công ty bạn. N đại diện cho Đến lúc dành cho những yếu tố phụ thêm (Now For Something Extra), điều mà sẽ chấm dứt mọi phàn nàn của khách hàng. O đại diện cho Quan sát (Observing) mọi nhu cầu của khách hàng trước khi bản thân họ biết đến những nhu cầu đó. P đại diện cho Niềm kiêu hãnh (Pride), theo đó đội ngũ nhân viên có thể cảm thấy được khi nào thì họ ở trong một nghề nghiệp đáng giá. Q đại diện cho Chất lượng (Quality) của sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ, sự lịch sự nhã nhặn. R đại diện cho Quy tắc vàng (golden Rule): khách hàng luôn đúng, thậm chí cả khi họ sai. S đại diện cho Những nụ cười thân thiện (sincere Smiles), không giả tạo nhưng có thể làm tan chảy những trái tim băng giá. T đại diện cho sự Ứng xử khéo léo (Tact), một điều mà các khách hàng sẽ nhận ra nhưng bạn vẫn phải giả vờ không như vậy. U đại diện cho Dưới lời hứa và Trên giao nhận (Under promise and Over deliver), cách đơn giản nhất để tạo ra một ngày vui thực sự cho khách hàng. V đại diện cho Giá trị (Value) bởi vì không gì quý giá bằng thời gian, sự chăm sóc, quan tâm của bạn với khách hàng. W đại diện cho Nhân tố ấn tượng mạnh mẽ (Wow Factor), khi bạn chấm dứt hay thay đổi một cái gì đó đột ngột. X đại diện cho dịch vụ độc đáo khác thường (eXtraordinary service) trong thế giới của chúng ta. Y đại diện cho Mẹ của bạn luôn đúng (Your mum was right), đó là vì sự tôn trọng là rất thiết yếu. Z đại diện cho Lời chúc ngủ ngon Zzzzz (good night’s Zzzzz) sau một ngày làm việc thành công. Cơ sở vật chất Môi trường phục vụ bao gồm nhiều yếu tố như phòng ốc, trang thiết bị, bảng hiệu hướng dẫn, không khí, cảnh quan…Trong lĩnh vực dịch vụ, môi trường phục vụ có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ, hành vi của khách hàng. Và trong lĩnh vự này, vai trò của khách hàng càng quan trọng hơn do khách tương tác trực tiếp nhiều khâu trong quá trình thực hiện dịch vụ. Điều này giải thích tại sao nhiều dịch vụ công cộng nước ta hay bị ách tắc và tỷ lệt rục trặc từ phía khách hàng rất cao. Tạo môi trường tốt cho nhân viên công ty, cho khách cũng là tạo điều kiện để cùng nhau thành công. Tóm lại doanh nghiệp cần xem khách hàng là một chủ thể trong mọi hoạt động và xem trọng việc cùng nhau tránh những trục trặc khó khăn. Giảm thất bại cho khách cũng là tăng thành công cho mình. Các trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình làm việc như điện thoại, máy tính, internet…ngày càng trở nên quan trọng. Ví công việc như một thực thể sống thì các công cụ có vai trò như một bộ phận cơ thể. Đối với ngành kinh doanh dịch vụ như kinh doanh lữ hành thì nó càng quan trọng hơn, không cần máy móc phức tạp cần vốn đầu tư lớn, mà chủ yếu sử dụng các thiết bị văn phòng do nhu cầu giao dịch nhiều. Do đó đầu tư cho trang thiết bị phục vụ nhu cầu công việc cũng chính là công cụ mang lại sự thành công của doanh nghiệp. Chương 3 là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty du lịch Tân Việt. Những giải pháp này được đưa ra dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp, tầm nhìn và quan điểm kinh doanh của ban lãnh đạo, lĩnh vực kinh doanh, nguồn khách…Và một đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ những kỹ năng nghề nghiệp cũng góp phần quan trọng mang lại hiệu quả cho hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như bất cứ hoạt động nào trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Các kỹ năng đó là kỹ năng giao tiếp để hiểu khách hàng, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng hiểu thêm về cơn giận, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng lắng nghe hiệu quả… KẾT LUẬN Chăm sóc khách hàng là một khâu ngày càng quan trọng trong kinh doanh nói chung và kinh doanh lữ hàng nói riêng. Nó không chỉ là các dịch vụ khách hàng sau khi bán mà là cả một quy trình diễn ra liên từ lúc trước khi khách hàng mua sản phẩm dịch vụ, khi khách tiêu dùng cho tới khi sau khi khách đã tiêu dùng. Ngày này, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, sản phẩm có xu thế được đồng hóa do sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật. Vậy đâu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp? Không điều gì khác đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các doanh nghiệp có xu thế lựa chọn, đầu tư cho chiến lược chăm sóc khách hàng – điều duy nhất tạo sự khác biệt cho sản phẩm. Vì theo bản chất nó là dịch vụ, mà đặc điểm của dịch vụ là khó bắt chước. Thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc khách hàng các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư cho các trang thiết bị, môi trường làm việc cũng như các kỹ năng của đội ngũ nhân lực. Đó không phải là một khoản đầu tư ngắn hạn mà là đầu tư cho tương lai, mang lại lợi nhuận lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chủ biên PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình “Marketing du lịch”, NXB trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Chủ biên PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS. TS Phạm Hồng Chương, Giáo trình “ Quản trị kinh doanh lữ hành”, NXB trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Chủ biên PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Văn Điềm, Giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Chủ biên PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS. TS Nguyễn Văn Đính, Giáo trình “Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch” , NXB trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Tài liệu của Công ty Thương mại và Dịch vụ Lữ Hành Tân Việt PHỤ LỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HÈ 2010 STT CHƯƠNG TRÌNH MỨC A MỨC B TV1 Hà Nội – Điện Biên (5ngày/ ôtô) 2.040.000 1.660.000 TV2 Hà Nội – Điện Biên (3ngày/ máy bay) 2.836.000 2.616.000 TV3 Hà Nội – Sapa (3ngày – 4 đêm/ tàu hỏa – nằm ĐH K6) 1.758.000 1.378.000 TV4 Hà Nội – Đồ Sơn (2ngày/ ôtô) 729.000 619.000 TV5 Hà Nội – Sầm Sơn (3ngày/ ôtô) 1.245.000 956.000 TV6 Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu (2ngày/ ôtô) 779.000 639.000 TV7 Hà Nội – Hạ Long – Cát Nà (4ngày/ ôtô) 1.860.000 1.460.000 TV8 Hà Nội – Cát Bà (3 ngày/ ôtô – tàu thủy cao tốc) 1.479.000 1.079.000 TV9 Hà Nội – Trà Cổ – Đông Hưng (4 ngày/ ôtô) 1.770.000 1.480.000 TV10 Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác (4 ngày/ tàu hỏa – nằm ĐH K6) 1.900.000 1.468.000 TV11 Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác (4 ngày/ ôtô) 1.814.000 1.324.000 TV12 Hà Nội – Quảng Bình – Thiên Cầm (4 ngày/ ôtô) 1.880.000 1.540.000 TV13 Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Hội An (5 ngày – 5 đêm/ ôtô) 2.790.000 2.360.000 TV14 Hà Nội – Huế (5 ngày/ tàu hỏa – nằm ĐH K6) 2.425.000 2.155.000 TV15 Hà Nội – Huế – Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn (7 ngày/ tàu hỏa) 3.530.000 3.020.000 TV16 Hà Nội – Đà Nẵng – Hội An – Bà Nà – Mỹ Sơn (6 ngày/ tàu hỏa – giường nằm ĐH K6) 2.959.000 2.519.000 TV17 Hà Nội – Nha Trang (5 ngày/ tàu hỏa – máy bay) 2.960.000 2.540.000 TV18 Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt (7 ngày/ tàu hỏa – nằm ĐH) 4.610.000 4.040.000 TV19 Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM – Vũng Tàu (10 ngày) 6.215.000 5.235.000 TV20 Hà Nội – Nha Trang – Mũi Né – TP.HCM (8 ngày/ tàu hỏa – nằm ĐH) 5.405.000 4.455.000 TV21 Hà Nội – TP.HCM – Đà Lạt – Vũng Tàu – Côn Đảo (7 ngày/ máy bay) 4.125.000 2.964.000 TV22 Hà Nội – TP.HCM – Đảo Phú Quốc (5 ngày/ máy bay) 2.760.000 2.180.000 TV23 Hà Nội – Nha Trang – Buôn Mê Thuật – Hồ Lak – Biển Dốc Lết (7 ngày) 4.640.000 4.060.000 TV24 Hà Nội – Quảng Bình – Huế – Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Buôn Mê Thuật – Đà Lạt – Vũng Tàu – Mê Kông – TP.HCM – Mũi Né – Ninh Chữ (22 ngày/ ôtô) 12.514.000 9.554.000 Ngoài ra công ty còn có các chương trình: Tour ‘ trăng mật ngọt ngào” Tour du lịch nước ngoài… Tour du lịch kết hợp xúc tiến thương mại, tìm đối tác Tour tham quan chiến trường xưa Các dịch vụ khác: Tổ chức hội nghị, hội thảo Dịch vụ cho thuê xe du lịch trọn gói Dịch vụ đặt vé máy bay, tàu hỏa Dịch vụ visa, hộ chiếu… GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày….tháng 05 năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày….tháng 05 năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31236.doc
Tài liệu liên quan