Chuyên đề Hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S

Qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, em đã có cơ hội được so sánh việc hạch toán giữa lý thuyết và thực tiễn tại Công ty, đặc biệt là việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp phương tiện và Dịch vụ vận tải, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S đã hoàn thành một khối lượng lớn các hợp đồng mua bán ôtô Dịch vụ sửa chữa ôtô và Dịch vụ vận tải cho nhiều Công ty và khách hàng trên miền Bắc. Trong thời gian qua Công ty đã duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển của mình, bước tạo dựng uy tín và hình ảnh trong lòng khách hàng và nhà cung cấp. Để đạt được thành tích đó, không thể phủ nhận vai trò của công tác kế toán nói chung và công tác thanh toán nói riêng tại Công ty. Những chính sách rõ ràng trong điều khoản thanh toán và việc thường xuyên theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với người lao động và với ngân hàng đã đem lại cho Công ty những mối quan hệ tốt với các đối tượng thanh toán và giúp ổn định tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, vẫn còn tồn tại những nhược điểm trong công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán cần được hoàn thiện.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghi sổ, bảo quản và lưu trữ chứng từ. 2.3.2.3. Kế toán thanh toán với người mua tại Công ty - Tài khoản sử dụng Tài khoản kế toán được sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua tại Công ty là TK 131. Đối với các khách hàng thường xuyên của Công ty, Công ty chi tiết TK 131 tới từng khách hàng, còn đối với những khách hàng không thường xuyên hoặc khách hàng là các cá nhân nhỏ lẻ, Công ty theo dõi chung trên TK 131. TK 131GTTN: Phải thu Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên TK 131GMTL: Phải thu Công ty cổ phần gạch men Thăng Long TK 131OLHN: Phải thu Công ty cổ phần gạch ốp lát Hà Nội,… Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác trong quan hệ thanh toán với người mua như: TK 111, TK 112. Phương pháp kế toán: Đối với hợp đồng Dịch vụ vận chuyển, Dịch vụ sửa chữa ôtô hoặc các Dịch vụ khác có giá trị nhỏ thì tùy theo phương thức thanh toán, kế toán hạch toán thẳng vào tài khoản liên quan. Nợ TK 111, 131: Tổng giá trị khách hàng phải thanh toán Có TK 511 – chi tiết loại Dịch vụ hoàn thành: Giá chưa thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. Còn đối với những hợp đồng cung cấp hàng hóa có giá trị lớn như ôtô và dầu Shell, kế toán đều hạch toán thông qua TK 131 – “Phải thu khách hàng”. Nợ TK 131 – chi tiết khách hàng: Tổng giá trị khách hàng phải thanh toán Có TK 511 – chi tiết loại Dịch vụ hoàn thành: Giá chưa thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. Sau đó mới hạch toán vào tài khoản tiền gửi ngân hàng khi khách hàng thực hiện thanh toán: Nợ TK 112 Có TK 131 – chi tiết khách hàng 2.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán thanh toán với người mua tại Công ty Hình thức ghi sổ kế toán mà Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S là “Chứng từ ghi sổ”, vì vậy các sổ sách kế toán thanh toán với người mua tại Công ty là: “Chứng từ ghi sổ”, “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” và “Sổ cái TK 131”. Với các khách hàng mua ôtô là các khách hàng lẻ và thanh toán ngay sau khi giao hàng thì kế toán không mở sổ chi tiết TK 131 đối với các khách hàng này. Biểu 2.13: Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02a-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 20 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Bán ôtô Isuzu cho Cty CP tư vấn đầu tư XD&TM Thuế GTGT đầu ra Bán dầu Shell cho Cty CP Nam Thiên Thuế GTGT đầu ra … Bán ôtô tải cho Nguyễn Hồng Sơn Thuế GTGT đẩu ra … Bán ôtô tải Suzuki cho Nguyễn Trung Dũng Thuế GTGT đầu ra 131 - - - - - - - 511 3331 511 3331 511 3331 511 3331 405.426.011 20.271.301 18.336.824 1.833.682 300.000.000 15.000.000 153.571.920 7.678.596 Cộng 11.229.384.973 Kèm theo: 30 chứng từ gốc Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.14: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02b-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) (Trích) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2009 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng A B 1 A B 1 …. 20 …. …. 28/02/2009 …. … 11.229.384.973 … … 21 …. …. 28/02/2009 …. … 9.684.214.587 … Cộng tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Cộng tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Sổ này có: … trang, đánh số từ trang số 01 đến… Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 2.15: Sổ Cái tài khoản 131 Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02c1-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên TK: Phải thu của khách hàng Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Số hiệu TK: 131 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 20 20 20 20 21 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong tháng Bán ôtô Isuzu cho Cty CP tư vấn đầu tư XD&TM Thuế GTGT đầu ra Bán dầu Shell cho Cty CP Nam Thiên Thuế GTGT đầu ra … Bán ôtô tải cho Nguyễn Hồng Sơn Thuế GTGT đẩu ra … Bán ôtô tải Suzuki cho Nguyễn Trung Dũng Thuế GTGT đầu ra Công ty LEO Việt Nam thanh toán tiền dầu Shell … 511 3331 511 3331 511 3331 511 3331 111 11.458.792.501 405.426.011 20.271.301 18.336.824 1.833.682 300.000.000 15.000.000 153.571.920 7.678.596 2.440.780 Cộng số phát sinh tháng 11.229.384.973 9.684.214.587 Số dư cuối tháng 13.003.962877 2.4. Kế toán thanh toán với nhà nước tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S Các khoản Công ty phải thanh toán với nhà nước có nhiều loại như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế nhà đất, thuế trước bạ,… nhưng trong đó chủ yếu là thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN với nhà nước. 2.4.1. Kế toán thanh toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. 2.4.1.1. Phương pháp tính thuế GTGT tại Công ty Thuế GTGT gồm có Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra. Đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, có ba loại mức thuế suất thuế GTGT: Với dầu Shell và các loại phụ tùng, các Dịch vụ điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, TSCĐ mua ngoài mức thuế suất thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 10%. Với ôtô, mức thuế suất thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 5%. Với một số loại nhiên liệu khác như dầu mỡ nhờn, mức thuế suất thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 0%. Tương ứng với các ba thuế suất thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là ba mức thuế suất thuế GTGT đầu ra: Với dầu Shell và các loại Dịch vụ như sửa chữa ôtô, Dịch vụ vận tải, mức thuế suất thuế GTGT đầu ra là 10%. Với ôtô, mức thuế suất thuế GTGT đầu ra là 5%. Với một số loại phụ tùng, thuế suất thuế GTGT là 0%. Hàng tháng, kế toán theo tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra và theo dõi số thuế phải nộp trên sổ tổng hợp tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, phần chênh lệch là số thuế GTGT phải nộp của Công ty. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì Công ty được xét hoàn thuế hoặc được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau. Tuy nhiên, là một Công ty làm ăn có lãi nên hầu như số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và hàng tháng Công ty đều phải nộp thuế GTGT với nhà nước. 2.4.1.2. Phương pháp kế toán thanh toán thuế GTGT tại Công ty. Tài khoản Công ty sử dụng cho hạch toán thanh toán thuế GTGT là: TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, Dịch vụ mua vào TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra Các chứng từ bảng biểu mà Công ty sử dụng để hạch toán thuế GTGT là: Hóa đơn GTGT, Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hóa đơn hàng hóa Dịch vụ mua vào, bảng kê hóa đơn hàng hóa Dịch vụ bán ra. Ví dụ 3: Trong tháng 02/2009, tại Công ty có phát sinh các nghiệp vụ mua bán hàng hóa Dịch vụ. Cuối tháng kế toán tổng hợp từ các Hóa đơn GTGT và có số liệu như sau: - Số thuế GTGT còn được khấu tháng 01 chuyển sang là: 1.993.919 đồng. Tổng trị giá hàng hóa Dịch vụ mua vào trong tháng 2 năm 2009 là: 11.884.771.913 đồng. Thuế GTGT của hàng hóa, Dịch vụ mua vào tháng 02/2009 là: 745.432.123 đồng. Tổng trị giá hàng hóa, Dịch vụ bán ra trong tháng 2 năm 2009 là: 12.437.164.975 đồng. Thuế GTGT của hàng hóa, Dịch vụ bán ra là: 797.797.622 đồng. Số thuế GTGT phải nộp trong tháng 2 năm 2009 là 50.371.508 đồng Cùng vào thời điểm cuối tháng, kế toán tiến hành lập Bảng kê hóa đơn hàng hóa, Dịch vụ mua vào, Bảng kê hóa đơn hàng hóa, Dịch vụ bán ra và lập tờ khai thuế GTGT tháng 2 năm 2009. Biểu 2.16: Tờ khai thuế GTGT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------ TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) Kỳ tính thuế: tháng 02 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mã số thuế: 0 1 0 1 0 4 9 3 9 3 Đơn vị tiền: đồng STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV (chưa thuế GTGT) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua bán (đánh dấu X) B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang 1.993.919 C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hóa, Dịch vụ (HHDV) mua vào 1 Hàng hóa, Dịch vụ mua vào trong kỳ 11.884.771.913 745.432.123 a Hàng hóa mua vào trong nước 11.884.771.913 745.432.123 b Hàng hóa Dịch vụ nhập khẩu 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng b Điều chỉnh giảm 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào 745.432.123 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này 745.432.123 II Hàng hóa Dịch vụ bán ra 1 Hàng hóa, Dịch vụ bán ra trong kỳ 12.437.164.975 797.797.622 1.1 Hàng hóa Dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT 1.2 Hàng hóa, Dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT: 12.437.164.975 797.797.622 a Hàng hóa, Dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% 11.302.748 b Hàng hóa, Dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% 8.895.772.253 444.788.619 c Hàng hóa, Dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% 3.530.089.974 353.009.003 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng b Điều chỉnh giảm 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra: 12.437.164.975 797.797.622 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ 50.371.580 2 Thuế GTGT chưa được khấu trừ hết kỳ này 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn lại kỳ này 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ Biểu 2.17: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa Dịch vụ bán ra BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÁN RA Kỳ tính thuế: Tháng 02 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Mã số thuế: 0101049393 Hóa đơn, chứng từ bán Tên người mua Mã số thuế Mặt hàng Doanh số bán chưa thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hóa đơn Số hóa đơn Ngày tháng QC/08B 26853 11/02/09 Cty TNHH Thành Đăng 0101055076 Phí dầu mỡ nhờn 14.472 0% QC/08B 26892 20/02/09 Cty TNHH VPP Trà My 0100984865 Phí dầu mỡ nhờn 5.400 0% ….  … QC/08B 26732 4/02/09 Cty TNHH Công Sơn 02900740113 ôtô 477.905.402 5% 23.895.270 QC/08B 26737 5/02/09 Trần Hùng Cường ôtô 151.404.771 5% 7.570.238 QC/08B 27039 20/02/09 Nguyễn Hồng Sơn Ôtô 300.000.000 5% 15.000.000 …  … QC/08B 26692 3/02/09 Cty NGK Cocacola VN 0300792431 sửa chữa 6.340.300 10% 634.030 QC/08B 26740 5/02/09 Cty CP ĐT&CK ctrình 0500238120 dầu Shell 14.462.880 10% 1.446.288 …  … Tổng doanh thu hàng hóa, Dịch vụ bán ra: 12.437.164.975 Tổng thuế GTGT của hàng hóa, Dịch vụ bán ra: 797.797.622 Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Biểu 2.18: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, Dịch vụ mua vào BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO Kỳ tính thuế: Tháng 02 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S Mã số thuế: 0101049393 Đơn vị: đồng Việt Nam Hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế Tên người bán Mã số thuế Mặt hàng Doanh số mua chưa thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hóa đơn Số hóa đơn Ngày tháng UNC 004 05/02/09 NH ĐT & PT Hà Nội 100150619 Phí thanh toán 7.000 10% 700 HĐTP 0020 16/02/09 NH ĐT & PT Hà Nội 100150619 Phí thanh toán 20.000 10% 2.000 …. VS/08T 4164 11/02/09 Cty TNHH VN Suzuki 3600244035 ôtô 154.866.446 5% 7.743.322 … AB/08T 555 15/02/09 Cty Shell VN TNHH 0053681285 Dầu Shell 181.818.000 10% 18.182.000 VS/08T 4557 28/02/09 Cty TNHH VN Suzuki 3600244035 phụ tùng 97.083.451 10% 9.708.345 AB/08T 10396 28/02/09 Cty Shell VN TNHH 3600524089 dầu Shell 11.315.260 10% 1.131.526 … Tổng giá trị hàng hóa, Dịch vụ mua vào: 11.884.771.913 Tổng thuế GTGT của hàng hóa, Dịch vụ mua vào: 745.432.123 Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) 2.4.1.3. Hệ thống sổ sách kế toán thanh toán thuế GTGT tại Công ty Sổ sách kế toán liên quan đến thanh toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S là Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TK 133 và Sổ Cái TK3331. Từ các chứng từ ghi sổ số 14 và số 20 đã lập ở trên là căn cứ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào Sổ Cái TK 133 và Sổ Cái TK 3331. Cuối kỳ, số dư đầu kỳ của TK 133 và số phát sinh trong tháng của TK 133 được cộng vào và kết chuyển sang TK 3331 để tính ra số thuế GTGT còn phải nộp của Công ty. Biểu 2.19: Sổ Cái tài khoản 133 Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02c1-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên: Thuế GTGT được khấu trừ Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Số hiệu: 133 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G 28/02 28/02 28/02 … 28/02 28/02 28/02 14 14 14 14 14 14 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong tháng Thuê Cty Xuyên Việt v/c thép Thuê Cty Triết Tâm v/c hàng Viettel Mua dầu Shell của Cty Shell VN TNHH … Thuê Cty Bảo hiểm Bảo Việt bảo hiểm thép Thuê Cty kiểm toán V kiểm toán Thuê Cty vận tải Hồng Đức v/c dầu Shell … 331 331 331 331 331 331 1.993.919 336.364 504.150 18.182.000 1.390.845 2.727.273 17.904.761 Cộng số phát sinh tháng 745.432.123 Kết chuyển vào TK 3331 747.426.042 Số dư cuối tháng 0 Biểu 2.20: Sổ Cái tài khoản 3331 Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02c1-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên TK: Thuế GTGT phải nộp Số hiệu TK: 3331 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G 28/02 28/02 28/02 … 28/02 28/02 28/02 20 20 20 20 20 20 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong tháng Bán ôtô Isuzu cho Cty CP tư vấn đầu tư XD&TM Bán dầu Shell cho Cty CP Nam Thiên Bán ôtô tải cho Nguyễn Hồng Sơn … Bán ôtô tải Suzuki cho Nguyễn Trung Dũng Bán dầu Shell cho Cty TNHH thép Việt Nam Bán dầu Shell cho Cty xây dựng công trình ngầm 131 131 131 131 131 131 20.271.301 1.833.682 15.000.000 … 7.678.596 1.453.302 2.198.764 Cộng số phát sinh tháng 797.797.622 Kết chuyển từ TK 133 sang 747.426.042 Số dư cuối tháng 50.371.580 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.4.2. Kế toán thanh toán thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. Khoản thuế TNDN được hạch toán vào TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng quý, kế toán tạm tính ra số thuế TNDN phải nộp và lập Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nộp cho Chi cục thuế Quận Thanh Trì. Và đến cuối năm, sau khi xác định số thuế TNDN phải nộp trong năm và số còn phải nộp đầu năm để tính ra số thuế còn phải nộp. Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S nộp thuế thu nhập doanh nghiệp một năm một lần và thường nộp bằng chuyển khoản vào tháng 3 hàng năm. Dưới đây là mẫu Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. Biểu 2.21: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH – MẪU 01A/TNDN Kỳ tính thuế: Quý 1 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S Mã số thuế: 0101049393 Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội Điện thoại: 0438615380 Fax: 048617118 Đơn vị tiền: đồng STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu phát sinh trong kỳ 31.284.126.240 2 Chi phí phát sinh trong kỳ 30.997.255.143 3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ 286.871.097 4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế 0 5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế 0 6 Lỗ được chuyển trong kỳ 0 7 Thu nhập chịu thuế 286.871.097 8 Thuế suất thuế TNDN (%) 25% 9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm 0 10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ 71.717.774 Tôi cam đoan số liệu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật với số liệu đã kê khai. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) 2.5. Kế toán thanh toán với người lao động tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. 2.5.1. Đặc điểm lao động tại Công ty Lực lượng lao động là đội ngũ trực tiếp tạo nên doanh thu, lợi nhuận, uy tín và hình ảnh cho Công ty, Tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, theo thống kê đến cuối năm 2008 có 107 người gồm các loại lao động như sau: Lao động trực tiếp: có 50 người, chiếm 46,73%. Loại lao động này là công nhân làm việc ở phân xưởng sửa chữa. Lao động gián tiếp: có 57 người, chiếm 53,27%, gồm Giám đốc, các phó giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng, nhân viên văn phòng, bảo vệ,… Trình độ đại học và trên đại học trong Công ty là 27 người, chiếm 26%. Ngoài ra Công ty còn có lao động thời vụ thuê ngoài, tuy nhiên tỷ lệ này không đáng kể, chỉ khoảng từ 5 đến 7 người. 2.5.2. Cách tính trả lương cho người lao động trong Công ty Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S thực hiện tính lương cho công nhân viên trong Công ty như sau: Mức lương cơ bản có hiệu lực từ năm 2008 là: 1.200.000 đồng Sau đó tùy theo chức vụ để tính ra lương theo bảng hệ số lương ở dưới. Lương phải trả = Lương cơ bản x Hệ số lương Ngoài ra đối với công nhân ở xưởng sửa chữa còn tính thêm một phần lương theo khối lượng công việc hoàn thành bằng cách: căn cứ vào doanh thu cuối tháng ở từng đội sửa chữa để tính trung bình số phải trả cho mỗi công nhân. Lương phải trả công nhân = Lương cơ bản x Hệ số lương + Lợi nhuận từng tổ Số CN trong tổ Biểu 2.22: Bảng hệ số lương TT Chức danh Hệ số lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc 12 2 Phó giám đốc 9 3 Kế toán trưởng 8 4 Trưởng phòng, giám đốc trung tâm bảo hành 6,5 7 7,5 5 Phó phòng, phó giám đốc trung tâm bảo hành 5,5 6 6,5 6 Cố vấn chăm sóc khách hàng 3,1 3,4 3,7 4 4,1 4,3 4,7 5 5,3 5,6 5,9 6,2 6,5 7 Nhân viên nghiệp vụ 1,8 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 3,2 3,4 3,6 3,8 4 4,2 8 Công nhân 1,6 1,8 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 9 Bảo vệ 1,6 1,8 2 2,2 2,4 10 Tạp vụ 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 11 Lái xe 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 12 Nhân viên tiếp thị 2,2 2,4 2,6 2,8 3 3,2 3,4 3,6 3,8 4 4,2 4,4 13 Nhân viên giao nhận hàng hóa 2,2 2,4 2,6 2,8 3 3,2 3,4 3,6 3,8 4 14 Thủ kho 1,8 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 3,2 15 Nhân viên văn phòng, lễ tân 1,6 1,8 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 Tùy vào trình độ và thời gian làm việc mà mỗi chức danh lại có nhiêu hệ số lương, ví dụ với công nhân, cứ khoảng 2 năm được nâng hệ số lương một lần. Ngoài ra đối với một số công nhân làm công việc có liên quan đến chất độc hại còn có phụ cấp độc hại và phụ cấp trách nhiệm, các phụ cấp này được tính theo bảng sau: Biểu 2.23: Bảng hệ số phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại TT Phụ cấp trách nhiệm Hệ số 1 Tổ trưởng sản xuất, bán dầu, bảo vệ 0,3 2 Tổ phó sản xuất, bán dầu, bảo vệ 0,15 Phụ cấp độc hại 1 Thợ sơn 0,2 Những công nhân được phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại sẽ được cộng thêm hệ số theo bảng này vào hệ số lương để tính lương. Công ty thực hiện trả lương cho công nhân viên vào ngày 10 hàng tháng, thanh toán luôn 1 lần toàn bộ lương. Đối với nhân viên văn phòng, Công ty trả lương qua tài khoản, còn đối với công nhân xưởng sửa chữa và các lao động khác như bảo vệ, tạp vụ,… Công ty trả lương trực tiếp bằng tiền mặt. 2.5.3. Phương pháp kế toán thanh toán với người lao động tại Công ty Công ty hạch toán và theo dõi lương và các khoản phải trích theo lương cho nhân viên trên TK 334 – Phải trả người lao động Cuối tháng, các phòng ban và từng tổ sửa chữa nộp cho Phòng tổ chức hành chính “Bảng chấm công”, sau đó Phòng tổ chức hành chính tổng hợp và chuyển số liệu cho Phòng kế toán để tính lương, lập Bảng danh sách chi lương, đồng thời lập Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái TK 334. CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ T&S BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 02 NĂM 2009 Phòng: Kế toán TT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Quy ra công để trả lương Lương sản phẩm Lương thời gian Nghỉ hưởng lương 100% Nghỉ hưởng lương BHXH 1 Nguyễn Thị Thu Hiền x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2 Phạm Thị Hoa x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 3 Vũ Thị Hồng Nga x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 4 Hà Thị Điệp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 5 Đỗ Thị Thu Hằng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 6 Nguyễn Thị Diệu x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 7 Phùng Thị Thùy Linh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 8 Ngô Thị Bích Thủy x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Giám đốc Công ty Thay mặt phòng kế toán Biểu 2.24: Bảng chấm công Biểu 2.25: Danh sách chi lương cho cán bộ công nhân viên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ T&S Thanh Trì – Hà Nội DANH SÁCH CHI LƯƠNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN Tháng 02 năm 2009 Đơn vị: đồng TT Họ và tên Chức vụ H.số lương Lương Ghi chú 1 Trần Quyết Thắng Giám đốc 12 14.000.000 2 Vũ Ngọc Thanh Phó giám đốc 9 10.800.000 3 Phan Thế Dũng Phó giám đốc 9 10.800.000 4 Lê Văn Riềng Phó giám đốc 9 10.800.000 5 Nguyễn Thị Thu Hiền Kế toán trưởng 8 9.600.000 6 Lê Bá Tùng Trưởng phòng 7 8.400.000 7 Phạm Thị Hoa Phó phòng 6,5 7.800.000 8 Trần Thành Long NV nghiệp vụ 2,7 3.240.000 9 Nguyễn Văn Nam Bảo vệ 1,8 2.160.000 10 Trần Văn Thanh Thợ sửa chữa 2,8 3.360.000 11 Đỗ Tiến Mạnh Thợ tay nghề cao 3,4 4.080.000 12 Vũ Thị Lý Nhân viên tiếp thị 2,2 2.420.000 HĐ mùa vụ 13 Phạm Thu Thảo Nhân viên nấu ăn 0,8 960.000 … Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.26: Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02a-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 22 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Tính ra lương phải trả cho bảo vệ Tính ra lương phải trả cho cán bộ công nhân viên Tính ra lương phải trả cho lái xe v/c thép T1+2/09 642 154/642 154 334 - - 13.745.455 531.098.000 103.630.427 Cộng 648.473.882 Kèm theo: 3 chứng từ gốc Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.27: Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02a-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 23 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Chi lương tạm ứng T2/09 cho cán bộ Chi lương cho cán bộ công nhân viên Trừ bảo hiểm T2/09 Chi lương lái xe v/c thép T1+2/09 334 - - - 111 111/112 338 111 105.458.000 395.759.000 8.881.000 103.630.427 Cộng 613.728.427 Kèm theo: 4 chứng từ gốc Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.28: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02b-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) (Trích) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2009 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng A B 1 A B 1 …. 22 …. …. 28/02/2009 …. … 648.473.882 … … 23 …. …. 28/02/2009 …. … 613.728.427 … Cộng tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Cộng tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Sổ này có: … trang, đánh số từ trang số 01 đến… Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 2.29: Sổ Cái tài khoản 334 Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02c1-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên TK: Phải trả người lao động Số hiệu TK: 334 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 22 22 22 23 23 23 23 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong tháng Tính ra lương phải trả cho bảo vệ Tính ra lương phải trả cho cán bộ công nhân viên Tính ra lương phải trả cho lái xe v/c thép T1+2/09 Chi lương tạm ứng T2/09 cho cán bộ Chi lương cho cán bộ công nhân viên Trừ bảo hiểm T2/09 Chi lương lái xe v/c thép T1+2/09 642 154/642 154 111 111/112 338 111 105.458.000 395.759.000 8.881.000 103.630.427 310.255.091 13.745.455 531.098.000 103.630.427 Cộng số phát sinh tháng 613.728.427 648.473.882 Số dư cuối tháng 345.000.486 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.6. Kế toán các khoản tiền vay tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. Tiền vay của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn nhưng chủ yếu là vay ngắn hạn. 2.6.1. Kế toán các khoản vay ngắn hạn Vay ngắn hạn là khoản vay chính trong các khoản vay tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, chiếm khoảng 35% tổng nguồn vốn. Hầu hết các khoản vay ngắn hạn của Công ty đều vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, dùng để mua hàng hóa và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Là một khách hàng lâu năm của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty đã ký với ngân hàng một khế ước vay vốn và vay theo hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay Công ty ký với ngân hàng một Giấy nhận nợ. Khoản vay ngắn hạn được theo dõi trên TK 311 – Vay ngắn hạn, và chỉ phát sinh các khoản vay bằng Việt Nam đồng nên không xảy ra chênh lệch tỷ giá. Phương pháp hạch toán các khoản vay ngắn hạn và lãi tiền vay ngắn hạn được thực hiện theo chế độ. Sổ sách kế toán liên quan đến nghiệp vụ vay ngắn hạn gồm có Chứng từ ghi sổ TK 311 và Sổ Cái TK 311. Biểu 2.30: Giấy nhận nợ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2009 GIẤY NHẬN NỢ Hôm nay, ngày 13 tháng 02 năm 2009 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tên khách hàng vay vốn: Công ty cổ phần vận tải và Dịch vụ Địa chỉ: Km12+300, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội Điện thoại: Người đại diện: Ông Trần Quyết Thắng Chức vụ: Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị Số tiền cho vay: 500.000.000 (Năm trăm triệu đồng chẵn) Mục đích sử dụng vốn vay: Bổ sung vốn kinh doanh Thời gian vay: từ 13/03/2009 đến 13/09/2009 Lãi suất vay vốn: 0,875%/tháng, Lãi suất được điều chỉnh 03 tháng/lần, bằng lãi suất huy động tiết kiệm loại 12 tháng, lĩnh lãi sau, bậc cao nhất (nếu có và không tính theo lãi suất của sản phẩm huy động đặc thù) cộng biên độ 0,25%/tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh tại mọi thời điểm không trái với quy định của NHNN. Phương thức giải ngân: Chuyển khoản vào số TK: 21110000013616 của Công ty. Người nhận nợ Phòng QHKH Phòng QLRR Giám đốc CN Biểu 2.31: Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02a-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 25 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Vay ngắn hạn NH Đầu tư và Phát triển VN 112 311 500.000.000 Cộng 500.000.000 Kèm theo: 1 chứng từ gốc Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.32: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02b-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2009 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng A B 1 A B 1 …. 25 …. …. 28/02/2009 …. … 500.000.000 … … …. …. …. … … Cộng tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Cộng tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Sổ này có: … trang, đánh số từ trang số 01 đến… Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 2.33: Sổ Cái tài khoản 311 Đơn vị: Công ty CP Vận tải và Dịch vụ T&S Mẫu số: S02c1-DNN Địa chỉ: Thanh Trì – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên TK: Vay ngắn hạn Số hiệu TK: 311 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G 28/02 25 28/02 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong tháng Vay ngắn hạn NH Đầu tư và Phát triển VN 112 7.254.236.845 500.000.000 Cộng số phát sinh tháng 500.000.000 Số dư cuối tháng 7.754.236.845 Ngày 28 tháng 02 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.6.2. Kế toán các khoản vay dài hạn. Vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty (khoảng 5% đến 10% tổng nguồn vốn). Công ty thực hiện vay dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển để thanh toán các khoản nợ dài hạn như mua sắm thiết bị văn phòng và TSCĐ dùng chung toàn Công ty. Các nghiệp vụ về vay dài hạn ít diễn ra tại Công ty. Kế toán hạch toán khoản vay dài hạn của Công ty vào TK 341 – Vay dài hạn. CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ T&S 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. Với quá trình hình thành và phát triển hơn gần 10 năm của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, để tạo được uy tín và hình ảnh như ngày nay là cả một nỗ lực không ngừng của tập thể nhân viên toàn Công ty, trong đó có nhân viên Phòng kế toán. Phòng kế toán là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo Công ty trong toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua việc cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo. Với quy luật khách quan, bất kỳ sự hoạt động của một tổ chức hay bộ phận nào cũng có những ưu điểm nên phát huy và những nhược điểm cần hạn chế. Và công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán của Công ty cũng vậy. 3.1.1. Những ưu điểm 3.1.1.1. Về tổ chức công tác kế toán: - Về tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ quy mô của Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên Công ty chọn tổ chức phòng kế toán theo mô hình tập trung là hợp lý, vì phù hợp với quy mô của Công ty và đáp ứng được yêu cầu kịp thời trong trao đổi thông tin kế toán. Sự phân công trách nhiệm trong phòng kế toán rõ ràng, mỗi nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành kế toán cụ thể của mình. Sự phân công này giúp cho công việc không bị chồng chéo và đảm bảo mọi việc diễn ra đúng trình tự. Đội ngũ kế toán trong Công ty hầu hết là những nhân viên trẻ, có trình độ từ cao đẳng trở lên, năng động, dễ tiếp thu với những thay đổi trong chính sách kế toán cũng như áp dụng phần mềm vào công tác kế toán. Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác kế toán được trang bị khá đầy đủ, mỗi nhân viên kế toán phụ trách một máy tính riêng và trong phòng kế toán có nối mạng Internet để chuyển dữ liệu cho nhau thuận tiện hơn. Về hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ của Công ty gồm hai loại bắt buộc và hướng dẫn. Với các chứng từ bắt buộc, Công ty áp dụng đúng biểu mẫu do Bộ Tài Chính ban hành. Với các chứng từ hướng dẫn, Công ty có sửa đổi một số yếu tố trên chứng từ cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty theo đúng trình tự chung đã quy định gồm lập, kiểm tra, ghi sổ, bảo quản và lưu trữ chứng từ. Hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo của Công ty khá hoàn chỉnh bao gồm bộ báo cáo do Bộ Tài Chính quy định. 3.1.1.2. Về tổ chức hạch toán thanh toán Việc tổ chức hạch toán các nghiệp vụ thanh toán được phản ánh vào sổ sách theo đúng như chuẩn mực chế độ kế toán đã ban hành. Hệ thống chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty khá đầy đủ và nhất quán với nhau. Việc lưu trữ và bảo quản các chứng từ được thực hiện khá cẩn thận và ngăn nắp, đảm bảo thuận tiện trong việc tìm kiếm. Phần hành kế toán thanh toán tại Công ty bao gồm thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán với khách hàng, thanh toán với nhà nước, thanh toán với công nhân viên và thanh toán các khoản vay được phân công cụ thể tới các nhân viên trong phòng kế toán, trong đó kế toán công nợ phụ trách phần hành kế toán thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng, kế toán trưởng phụ trách phần hành kế toán thanh toán với nhà nước, kế toán hạch toán chi tiết phụ trách phần hành kế toán thanh toán với công nhân viên và thanh toán các khoản vay. Sự phân công này khá hợp lý vì các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp diễn ra khá thường xuyên nên khối lượng công việc lớn, được giao riêng cho 1 nhân viên, kế toán trưởng là người có trình độ và kinh nghiệm làm việc nên phụ trách về thuế, còn lại kế toán thanh toán với công nhân viên và các khoản vay diễn ra cố định vào một thời điểm trong tháng nên được giao cho nhân viên kế toán hạch toán chi tiết phụ trách. Đối với các khách hàng hoặc nhà cung cấp thường xuyên của Công ty, Công ty có chi tiết tài khoản và lập sổ kế toán chi tiết tới từng đối tượng, còn lại các đối tượng khách hàng và nhà cung cấp không thường xuyên được hạch toán chung trên 1 sổ kế toán chi tiết. Điều này giúp cho dễ dàng theo dõi các đối tượng và hệ thống sổ sách kế toán không quá phức tạp. Phương thức thanh toán chủ yếu áp dụng tại Công ty là thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với một số nghiệp vụ kinh tế có giá trị nhỏ. Với việc áp dụng phương thức thanh toán này, Công ty sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn, giảm nhẹ khối lượng quản lý công tác tài chính, phù hợp với quy định và xu hướng chung. 3.1.2. Những nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được của nhân viên phòng kế toán vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần hạn chế. Hiện tại Công ty mới chỉ làm kế toán trên phần mềm Excel mà chưa áp dụng kế toán máy. Điều này làm giảm hiệu quả trong công việc. Vì kế toán máy là một chương trình phần mềm được thiết kế riêng cho công tác kế toán, giúp tăng năng suất lao động, giảm khối lượng lao động và đem lại hiệu quả cao trong công việc. Xem xét về tổ chức bộ máy kế toán ta thấy chỉ có một kế toán công nợ. Công việc của kế toán công nợ là theo dõi tình hình công nợ phải thu phải trả của doanh nghiệp cũng như xem xét phân tích khả năng trả nợ của khách hàng để có phương án phù hợp. Như vậy chỉ một nhân viên kế toán công nợ là chưa đáp ứng được khối lượng công việc lớn vì số lượng khách hàng của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S là khá lớn, toàn bộ phần công nợ phải thu phải trả dồn vào một nhân viên kế toán gây áp lực vào những khoảng thời gian lập báo cáo hay cuối kỳ kế toán. Theo như chế độ kế toán Công ty đã đăng ký thì hình thức kế toán Công ty áp dụng là “Chứng từ ghi sổ” với khoảng thời gian chuyển số liệu từ chứng từ ghi sổ vào Sổ Cái là 15 ngày. Trên quan sát sổ sách cho thấy thực tế khoảng thời gian này là 30 ngày. Như vậy Công ty đã làm khác so với quy định đã đăng ký. Hơn nữa khoảng thời gian 30 ngày mới chuyển số liệu từ Chứng từ ghi sổ vào Sổ Cái sẽ làm cho công việc dồn dập vào cuối tháng và cuối kỳ kế toán. Việc phân bổ công việc trong tháng gây ra sự phi hiệu quả trong công việc. Về hệ thống tài khoản kế toán của Công ty, đối với một số đối tượng cần chi tiết, kế toán sử dụng ngay chính tên khách hàng hoặc nhà cung cấp để chi tiết tới từng đối tượng, điều này có thể gây ra sự phức tạp trong việc ghi chép sổ sách vì việc sử dụng các con số để chi tiết cho từng đối tượng thì đơn giản gọn nhẹ hơn. Xem xét về cơ cấu nguồn vốn, ta thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn là tương đối thấp, chủ yếu là đi vay nợ nhiều. Kinh doanh từ nguồn vay nợ tuy có rẻ hơn và tạo ra động lực làm việc hơn so với dùng vốn chủ sở hữu kinh doanh nhưng nếu đi vay với tỷ lệ quá cao trong tổng nguồn vốn sẽ là rủi ro cho Công ty khi đến thời hạn thanh toán các khoản nợ và làm giảm tính tự chủ về tài chính của Công ty. Vì vậy Công ty cần xem xét giảm nguồn vay nợ xuống và tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn góp của các cổ đông trong ban quản trị, tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,… để tăng tính tự chủ về tài chính của Công ty. Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là ôtô với giá trị lớn. Tuy nhiên Công ty ít khi thực hiện phương thức cho khách hàng trả sau mà chủ yếu là thanh toán ngay. Điều này làm giảm tính hấp dẫn đối với khách hàng. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt, vì vậy đòi hỏi các Công ty nói chung và Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S nói riêng luôn phải tìm tòi,học hỏi để tạo ra lối đi riêng cho mình. Ngoài các chiến lược về marketing nhằm tìm kiếm nhà cung cấp tốt cũng như duy trì và phát triển thị phần của mình thì việc duy trì một hệ thống tài chính ổn định cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Để duy trì một hệ thống tài chính ổn định thì Công ty cần phải chú trọng đến việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung công tác tổ chức các nghiệp vụ thanh toán nói riêng. Để có thể làm được điều này, các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thanh toán tại Công ty phải được đề ra trên cơ sở tuân thủ một số nguyên tắc như: Phải tuân thủ chính sách kinh tế của Nhà nước, các chế độ và chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra cũng phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính hiệu quả trong việc hoàn thiện kế toán thanh toán tại Công ty. Dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và thông qua thực tế tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thanh toán tại Công ty. Thứ nhất: Về việc áp dụng một phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán của Công ty. Tuy quy mô của Công ty chưa lớn nhưng khối lượng công việc kế toán hàng ngày diễn ra khá lớn. Việc áp dụng một phần mềm kế toán sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc, và đến cuối kỳ các sổ sách kế toán sẽ được chương trình tự tổng hợp lên các báo cáo tài chính. Thứ hai: Với hình thức kế toán áp dụng là “Chứng từ ghi sổ”, Công ty nên xem xét lại. Vì chính sách kế toán mà Công ty đăng ký với Cục Thuế là 15 ngày sẽ chuyển số liệu từ chứng từ ghi sổ vào Sổ Cái một lần, nhưng thực tế là 30 ngày. Công ty nên thực hiện đúng như đã đăng ký để giảm bớt khối lượng công việc cuối kỳ kế toán, hơn nữa thực hiện theo đúng chính sách mà Công ty đã đăng ký. Thứ ba: Về việc chi tiết các tài khoản nên dùng các con số để mã hóa các tài khoản thay vì dùng các ký hiệu viết tắt vi việc sử dụng các con số sẽ làm cho tài khoản ngắn gọn hơn, dễ dàng hơn trong việc phản ánh vào sổ sách. Ví dụ để phản ánh khoản phải trả các nhà cung cấp thường xuyên của Công ty, có thể chi tiết các tài khoản là: TK 3311: Phải trả Công ty Isuzu Việt Nam TK 3312: Phải trả Công ty TNHH Việt Nam Suzuki … Thứ tư: Về việc hạch toán các nghiệp vụ mua bán hàng hóa thanh toán ngay. Như đã nêu trong phần thực trạng, với các nghiệp vụ mua và bán ôtô và dầu Shell thanh toán ngay, kế toán luôn hạch toán qua TK 131 hoặc TK 331. Rồi sau đó tùy vào phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng kế toán mới hạch toán vào tài khoản liên quan. Điều này sẽ làm tăng khối lượng công việc kế toán lên. Vì vậy có thể hạch toán thẳng vào tài khoản liên quan để giảm bớt khâu hạch toán xuống. Như vậy, việc phản ánh vào sổ sách sẽ là: Nợ TK 156 Nợ TK 133 Có TK 111, 112 Hoặc: Nợ TK 111, 112 Có TK 511 Có TK 3331 Thứ năm: Về chính sách thanh toán của Công ty. Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S không được hưởng chiết khấu thanh toán khi mua hàng và không thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi bán hàng. Và ở cả khi mua hàng và bán hàng, thời hạn thanh toán đều là trả tiền rồi mới giao hàng. Công ty cần phải áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm đối với những khách hàng có khả năng trả ngay, và cần áp dụng chính sách trả sau trả chậm đối với những khách hàng có nhu cầu mua hàng nhưng chưa có khả năng thanh toán. Điều này có thể giúp Công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa. Ngoài chính sách thanh toán của Công ty với khách hàng, với chính sách thanh toán của Công ty với nhà cung cấp cũng thế. Công ty nên bàn bạc thỏa thuận lại với nhà cung cấp về điều khoản thanh toán trả sau trả chậm để có thể tận dụng được vốn kinh doanh. Thứ sáu: Sau khi thực hiện chính sách cho khách hàng trả chậm, trả sau, Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản phải thu. Điều này không chỉ phù hợp với quy định mà Bộ Tài Chính ban hành mà còn giúp Công ty chủ động với những bất ổn xảy ra từ các khoản nợ quá hạn của Công ty. Quy trình hạch toán lập dự phòng phải thu khó đòi như sau: Để theo dõi khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán phản ánh vào TK 139 – “Dự phòng phải thu khó đòi”: phản ánh việc lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi của Công ty. Cuối kỳ kế toán đầu tiên, kế toán tính ra mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập: Nợ TK 642 Có TK 139 Cuối kỳ kế toán sau, kế toán tính ra mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập, so sánh với mức dự phòng đã lập năm trước. Nếu mức dự phòng năm nay lớn hơn năm trước, kế toán phải lập dự phòng thêm số chênh lệch và hạch toán: Nợ TK 642 Có TK 139 Nếu mức dự phòng năm trước lớn hơn năm nay, kế toán thực hiện hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 139 Có TK 642 Đối với những khoản nợ đã lập dự phòng phải thu khó đòi và đến hạn không thu được nợ, khi Công ty quyết định xóa sổ khoản nợ đó, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 139 Có TK 642 Có TK 131 Đồng thời ghi Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý Sau khi xóa sổ khoản nợ mà vẫn thu hồi được nợ, kế toán hạch toán vào khoản thu nhập khác: Nợ TK 111, 112,… Có TK 711 Đồng thời ghi Có TK 004. Thứ bảy: Công ty cần tăng cường công tác phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. Từ các chỉ tiêu trong biểu 1.2 (Tình hình tài sản của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008) và biểu 1.3 (Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008) ta có thể thấy rõ hơn tình hình thanh toán của Công ty thông qua các biểu sau: Biểu 3.1: Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) Các khoản phải thu Các khoản phải thu ngắn hạn 16.951.228.542 16.951.228.542 7.374.993.478 7.374.993.478 9.576.235.064 9.576.235.064 129,85 129,85 Các khoản phải trả Vay ngắn hạn Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp NN Phải trả người lao động Các khoản phải trả ngắn hạn khác Vay dài hạn 24.047.890.350 8.311.941.065 13.018.489.574 508.752.405 160.604.784 160.456.565 620.442.039 1.267.203.920 17.503.699.517 7.662.141.714 6.030.244.941 336.690.000 266.181.320 106.310.111 739.057.511 2.363.043.920 6.544.190.833 649.799.351 6.988.244.633 172.062.405 -105.576.536 54.146.454 -118.615.472 -1.095.840.000 37,39 8,48 115,89 51,1 -39,66 50,93 -16,05 -46,37 Thông qua biểu 3.1 về phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008 ta thấy: Các khoản phải thu của Công ty gồm các khoản phải thu ngắn hạn tăng 9.576.235.064 đồng (tương ứng với 129,85%) là do Công ty đã áp dụng hình thức trả chậm cho khách hàng. Các khoản phải trả của Công ty tăng 6.544.190.833 đồng (tương ứng với 37,39%) nguyên nhân là do tăng khoản phải trả cho người bán (tăng gần 7 tỷ tương ứng với 115,89%), tăng khoản người mua trả tiền trước (tăng hơn 172 triệu tương ứng với 51,1%), tăng khoản phải trả người lao động (tăng hơn 54 triệu tương ứng với 50,93%) và tăng vay ngắn hạn (gần 650 triệu tương ứng với 8,48%), trong đó chủ yếu nhất là sự tăng lên về khoản phải trả cho người bán và khoản vay ngắn hạn. Các khoản làm giảm nợ phải trả của Công ty là vay dài hạn giảm 1.095.840.000 tương ứng với 46,37%, thuế và các khoản phải nộp NN giảm 105.576.536 đồng tương ứng với 39,66%, các khoản phải trả ngắn hạn khác giảm 118.615.472 đồng tương ứng với 16,05%. Điều này chứng tỏ Công ty đã thực hiện thanh toán các khoản nợ dài hạn và tình hình đóng góp với NN năm 2008 tốt hơn so với năm 2007. Qua phân tích tình hình thanh toán của Công ty ta thấy trong năm 2008 Công ty đã được nhà cung cấp cho trả sau, trả chậm và cũng đã áp dụng hình thức thanh toán trả chậm cho khách hàng. Như vậy Công ty đã tăng sự chiếm dụng vốn, nhưng Công ty cần theo dõi khả năng thanh toán các khoản nợ này tránh tồn đọng nợ quá nhiều. Và cũng là mới bước đầu cho khách hàng trả sau, trả chậm, Công ty cần theo dõi công tác thu hồi nợ để tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều và lâu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp tục xem xét về các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty. Biểu 3.2: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 (lần) Năm 2007 (lần) So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,15 1,2 -0,05 -4,17 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,088 0,12 -0,032 -26,67 Hệ số chuyển đổi TSNH thành tiền 0,087 0,1 -0,013 -13 Qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty ta thấy khả năng thanh toán của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2008 giảm 0,05 lần so với năm 2007 (tương ứng với 4,17%). Tuy nhiên ở cả hai giai đoạn hệ số này đều ở mức chấp nhận được (>1) cho thấy tình hình tài chính của Công ty khá ổn định. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 giảm 0,032 lần so với năm 2007 (tương ứng với 26,67%) chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty đã giảm đi, và con số này ở cả 2 năm đều thấp cho thấy lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn. Hệ số chuyển đổi TSNH thành tiền của Công ty năm 2008 giảm 0,013 lần (tương ứng với 13%) so với năm 2007 và con số này cũng có giá trị thấp chứng tỏ khả năng chuyển đổi TSNH thành vốn bằng tiền của Công ty còn thấp. Tóm lại qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty ta thấy khả năng thanh toán chung của Công ty là chấp nhận được, tuy nhiên khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Công ty chưa tốt. Công ty nên tăng lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn tránh rơi vào khó khăn khi đến hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S. KẾT LUẬN Qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S, em đã có cơ hội được so sánh việc hạch toán giữa lý thuyết và thực tiễn tại Công ty, đặc biệt là việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp phương tiện và Dịch vụ vận tải, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S đã hoàn thành một khối lượng lớn các hợp đồng mua bán ôtô Dịch vụ sửa chữa ôtô và Dịch vụ vận tải cho nhiều Công ty và khách hàng trên miền Bắc. Trong thời gian qua Công ty đã duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển của mình, bước tạo dựng uy tín và hình ảnh trong lòng khách hàng và nhà cung cấp. Để đạt được thành tích đó, không thể phủ nhận vai trò của công tác kế toán nói chung và công tác thanh toán nói riêng tại Công ty. Những chính sách rõ ràng trong điều khoản thanh toán và việc thường xuyên theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với người lao động và với ngân hàng đã đem lại cho Công ty những mối quan hệ tốt với các đối tượng thanh toán và giúp ổn định tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, vẫn còn tồn tại những nhược điểm trong công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán cần được hoàn thiện. Với một số giải pháp đề cập trong nội dung chuyên đề, em hy vọng sẽ đóng góp làm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty. Vì thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu có hạn, chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo bảo đóng góp của các thầy cô để hoàn thiện hơn chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Trương Anh Dũng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Phạm Bích Ngọc DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. Đặng Thị Loan, Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Thống Kê – 2007. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/09/2006. Thông tư số 13/2009/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa Dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn. Thông tư 134/2007/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 23/11/2007 hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn tài liệu tại Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31426.doc
Tài liệu liên quan