Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long

Hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Những thông tin mà kế toán cung cấp mà đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó đề ra những biện pháp quản lý kinh doanh phù hợp. Ngoài ra những thông tin này còn là cơ sở để doanh nghiệp phân tích, đánh giá phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của kế toán là giám đốc bằng tiền đối với quá trình HĐSXKD của doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống, phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình hoạt động. Qua thời gian thực tập tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty rất được chú trọng và được thực hiện tương đối đầy đủ theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước phần nào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty hiện nay. Tuy nhiên vì mục tiêu phát triển chung của Công ty, công tác kế toán cũng cần có những bước đổi mới hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm để phục vụ mục đích quản trị nội bộ. Nhận thức được điều đó, em đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 71.324 408.349 54.447 27.223 561.343 Biển quảng cáo 48.709 299.445 39.926 19.963 408.043 …….. 3 Tk 334 - Phải trả người lao động - 3.781.744 756.349 756.349 5.294.442 ..…… Cộng 1.834.161 16.522.212 2.455.078 1.605.714 22.417.165 Ngày 31 tháng 1 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK 622:01 CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG Mẫu số: S36-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT Tài khoản 622:01 - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Biển báo phản quang Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/3/2010 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 622:01 Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra Lương Các khoản khác Khoản phải trả, phải nộp - Số dư đầu kỳ - - - - 20/1 PC039 20/1 Chi thanh toán tiền nhân công bốc hàng ngoài giờ 111 190.000  -  190.000  -  ………. 31/1 BPBL 31/1 Phân bổ tiền lương 1/2010 3341 3.856.620 3.225.600 631.020 ………… 31/3 BHTN 31/3 Trích tiền BHTN quý I/2010 3389 103.875  -  - 103.875 31/3 BHXH 31/3 Trích tiền BHXH quý I/2010 3383 1.558.125 -   - 1.558.125 31/3 KPCĐ 31/3 Trích tiền KPCĐ quý I/2010 3382 257.610 -  -  257.610 31/3 BHYT 31/3 Trích tiền BHYT quý I/2010 3384 207.750 -  -  207.750 - Cộng phát sinh 15.473.013 10.387.500  2.958.153 2.127.360 - Ghi Có TK 622:01 154:01 15.473.013 - Số dư cuối kỳ -  -  -  -  Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.1.2.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp Định kỳ 15 ngày, kế toán lập chứng từ ghi sổ 1 lần. Đầu tiên, kế toán vào đăng ký số chứng từ ghi sổ. VD: CTGS số 191 tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản khấu trừ vào lương của công ty từ ngày 16/03/2010 đến ngày 31/03/2010 CTGS số 192 tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản phải trả công nhân viên của công ty từ ngày 16/03/2010 đến ngày 31/03/2010 CTGS số 193 tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản trích theo lương …….. Sau đó máy sẽ tự động cập nhật vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Xem Biểu 2.8 trang 26 Sau đó kế toán đánh dấu các nghiệp vụ cần vào chứng từ ghi sổ để máy tự động nhập số liệu vào Chứng từ ghi sổ (chi tiết) – Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ Số 193 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 193 Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Loại chứng từ gốc: Các khoản trích theo lương Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Số hiệu Ngày tháng A B C D 1 BHTN 31/3 Trích BHTN của công nhân sản xuất quý I/2010 622 3.835.258 BHXH 31/3 Trích BHXH của công nhân sản xuất quý I/2010 622 57.528.870 ……….. KPCĐ 31/3 Trích KPCĐ của nhân viên quản lý quý I/2010 627 2.475.048 BHYT 31/3 Trích BHYT của nhân viên quản lý quý I/2010 627 1.964.334 ………… 31/3 Khấu trừ vào lương của người lao động quý I/2010 334 52.721.957 Cộng 227.500.386 Ngày 31 tháng 1 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.14: Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Số 1 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Biểu 2.17: Sổ cái TK 622 CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG Mẫu số: S02c-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2010 Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp CTGS Trích yếu TK đối ứng Số tiền Ngày tháng Số hiệu Nợ Có A B C D 1 2 - Số dư đầu năm 31/1 033 Chi thanh toán tiền nhân công bốc hàng ngoài giờ 111 190.000  31/1 050 Tiền lương công nhân sản xuất tháng1/2010 334 125.845.339 ………… 31/3 192 Trích BHTN công nhân sản xuất quý I/2010 338 3.835.258 Trích BHXH công nhân sản xuất quý I/2010 338 57.528.870 Trích KPCĐ công nhân sản xuất quý I/2010 338 9.588.254 Trích BHYT công nhân sản xuất quý I/2010 338 7.670.516 31/3 155  Kết chuyển CPNCTT sản xuất biển báo vào CPSXKDD 154  15.473.013 …………. - Cộng phát sinh quý I 432.376.679   432.376.679  …………. Ngày … tháng … năm … Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.4.1. Nội dung Tại công ty CPCKXDGT Thăng Long, CPSXC là những chi phí có tính chất phục vụ quản lý tại các phân xưởng như: chi phí CCDC, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bằng tiền… Những chi phí này được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được tính riêng cho từng xí nghiệp sản xuất, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm. Trình tự tập hợp CPSXC tại công ty như sau: a, Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp Tiền lương, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp theo trách nhiệm chức vụ và các khoản trích theo lương của quản lý xí nghiệp sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Lương của quản lý xí nghiệp là lương thời gian được xác định trên mức lương tối thiểu và hệ số lương. Các khoản trích theo lương được xác định giống với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. b, Chi phí CCDC CCDC của công ty bao gồm rất nhiều loại như: Các loại búa cơ khí, mỏ lết, clê, các loại kéo cắt tôn, các loại cưa, kìm điện, kìm tán đinh nhôm, súng vặn ốc…. Các loại công cụ nhỏ thì được phân bổ 1 lần khi xuất dùng, các CCDC có giá trị lớn sẽ được phân bổ giá trị trong 1 năm sản xuất, mặc dù chúng được sử dụng trong thời gian dài hơn. Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho xí nghiệp sử dụng CCDC. c, Chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ của công ty bao gồm: nhà cửa, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý. Trong đó, máy móc thiết bị có rất nhiều loại như: máy tiện, máy phay, máy dập, máy mài… TSCĐ được quản lý độc lập ở các xí nghiệp sản xuất. Vì vậy, giống như CCDC, khấu hao TSCĐ được tập hợp theo từng sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm. Công ty sử dụng phương pháp trích khấu hao tuyến tính cố định, và tiến hành trich khấu hao vào cuối năm kế toán. Theo đó: Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng dự kiến d, Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm: chi phí điện nước, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ… e, Chi phí khác Chi phí bằng tiền: bao gồm các khoản chi phí phát sinh bằng tiền phục vụ sản xuất Chi phí sửa chữa TSCĐ: nếu số tiền phát sinh không lớn thì kế toán phân bổ toàn bộ chi phí vào CPSXC trong kỳ; nếu số tiền phát sinh lớn thì kế toán hạch toán chi phí đó vào chi phí trả trước và phân bổ dần vào các kỳ kế toán, số kỳ phân bổ nhiều hay ít phụ thuộc vào số tiền phát sinh. 2.1.4.2. Tài khoản sử dụng Nhằm phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm HĐSXKD, công ty sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Nội dung TK: Bên Nợ Bên Có - Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh - Các khoản giảm CPSXC - Kết chuyển CPSXC Không có số dư cuối kỳ TK này được chi tiết cho từng sản phẩm như sau: TK 627:01 Chi phí sản xuất chung sản xuất Biển báo phản quang TK 627:02 Chi phí sản xuất chung sản xuất Tấm sóng các loại TK 627:03 Chi sản xuất chung sản xuất Gương cầu giao thông TK 627:07 Chi phí sản xuất chung sản xuất Sơn đường TK 627:08 Chi phí sản xuất chung sản xuất Máy phun sơn nóng TK 627:11 Chi phí sản xuất chung sản xuất Tấm chống chói TK 627:12 Chi phí sản xuất chung sản xuất Sàn lót TK 627:37 Chi phí sản xuất chung sản xuất Rọ đá TK 627:45 Chi phí sản xuất chung sản xuất Cột km TK 627:47 Chi phí sản xuất chung sản xuất Nhôm kính …………. 2.1.4.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội để vào Sổ chi tiết TK 627 phần lương và các khoản phải trả theo lương của quản lý xí nghiệp sản xuất. Bảng phân bổ tiền lương: Xem Biểu 2.13 trang 35 Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội: Xem Biểu 2.14 trang 36 Giá trị khấu hao TSCĐ phân bổ cho từng loại sản phẩm mỗi kỳ kế toán là con số tạm tính. Công ty tiến hành tính khấu hao TSCĐ vào cuối mỗi năm tài chính. Căn cứ vào giá trị trích hàng năm và số liệu tạm tính trong 3 quý đầu, giá trị khấu hao TSCĐ còn thiếu được tính toàn bộ vào CPSXC của quý cuối trong năm. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng CCDC, kế toán căn cứ vào phiếu xuất CCDC để nhập số liệu vào phần mềm kế toán, giá trị CCDC này được hạch toán vào TK 627 (đối với CCDC có giá trị nhỏ). Đối với CCDC có giá trị lớn thì kế toán hạch toán giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí trả trước ngắn hạn. Đến cuối năm, kế toán tổng hợp giá trị CCDC xuất dùng trong năm và tiến hành phân bổ. Còn giá trị CCDC vào Sổ chi tiết TK 627 mỗi kỳ kế toán là con số tạm tính cũng như đối với khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ. Trong kỳ khi phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện, điện thoại, nước..) hay chi phí bằng tiền khác thì kế toán căn cứ vào các chứng từ: giấy báo nợ, phiếu chi… để nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Đến cuối kỳ, kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung (bao gồm cả chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC được phân bổ tạm tính, tiền lương và các khoản phải trả theo lương của quản lý xí nghiệp) cho từng xí nghiệp sản xuất. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo hệ số phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ công ty sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí nhân công trực tiếp Như vậy: Chi phí sản xuất phân bổ cho loại sản phẩm = Hệ số phân bổ × Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho loại sản phẩm CÔNG TY CỔ PHẪN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG Mẫu số S36-DN (Ban hành theo QĐ sô 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT Tài khoản 627:01 - Chi phí sản xuất chung sản xuất Biển báo phản quang Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/3/2010 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 627:01 Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra Phải trả CNV Trích theo lương KH TSCĐ CCDC Khác - Số dư đâu kỳ - - - - - - ……… 31/1 BPBL 31/1 Phân bổ tiền lương tháng 1/2010 334 1.004.182  1.004.182  - -   -  - ……… 23/3 23/3 Thi công lắp đặt hệ thống an toàn giao thông trên Quốc lộ 18 331 19.965.235 - - - - 10.965.235 ………… 31/3 BHXH 31/3 Phân bổ BHXH quý I/2010 3383  408.349 -  408.349  -   - -  31/3 PBKH 31/3 Phân bổ KH TSCĐ quý I/2010 214 2.132.523 - - 2.132.523 - - 31/3 PBCCDC 31/3 Phân bổ CCDC quý I/2010 142 1.058.796   - -  -   1.058.796  -  - Cộng phát sinh 29.349.211  3.430.132 561.343 2.132.523  1.058.796  22.166.417 Ghi Có TK 627:01 154:01 29.349.211 - Số dư cuối kỳ - - - - - - Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trường (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK 627:01 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.1.4.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp Định kỳ 15 ngày, kế toán lập chứng từ ghi sổ 1 lần. Đầu tiên, kế toán vào đăng ký số chứng từ ghi sổ (máy sẽ tự động nhập vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ). Sau đó, kế toán đánh dấu các nghiệp vụ cần vào chứng từ ghi sổ để máy tự động nhập số liệu vào Chứng từ ghi sổ (chi tiết) – Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Kế toán không lập chứng từ ghi sổ TK 627, mà căn cứ vào các chứng từ ghi sổ của các TK có liên quan đến TK 627 như: CTGS ghi Có TK 111, 142, 152, 153, 214, 334, 338… để vào Sổ cái TK 627 Biểu 2.19: Sổ cái TK 627 CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG Mẫu số: S02c-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2010 Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung CTGS Trích yếu TK đối ứng Số tiền Ngày tháng Số hiệu Nợ Có A B C D 1 2 - Số dư đầu năm - - 15/1 Cước vận chuyển tháng 12/2009 (đợt 2) 331 8.922.667 15/1 Lương của quản lý xí nghiệp tháng 1/2010 334 42.115.012 …………. 31/3 Cước vận chuyển tháng 3/2010 (đợt 1) 331 31.848.667 31/3 193  Trích BHTN quý I/2010 338 982.167 Trích BHXH quý I/2010 338 14.732.505 Trích KPCĐ quý I/2010 338 2.475.048 Trích BHYT quý I/2010 338 1.964.334 31/3 Chi phí CCDC 142 125.396.556 31/3 Trích KH TSCĐ quý I/2010 214 187.298.933 Kết chuyển CPSXC sản xuất biển báo vào CPSXKD quý I/2010 154 29.349.211 ……….. - Cộng phát sinh quý I 603.106.526 603.106.526 ………….. Ngày … tháng … năm … Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá SPDD 2.1.5.1. Kiểm kê tính giá SPDD Cuối kỳ, các xí nghiệp tiến hành kiểm kê thành phẩm cũng như SPDD của xí nghiệp. Các xí nghiệp có trách nhiệm nộp Bảng kê tình hình hoàn thành sản phẩm của xí nghiêp mình lên Phòng Tài chính – Kế toán. Kế toán sẽ tiến hành tổng hợp CPSX, căn cứ vào bảng kê các xí nghiệp nộp lên để đánh giá SPDD cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. Mã sản phẩm ĐV tính Số lượng sản phẩm Tên sản phẩm Kế hoạch Hoàn thành Dở dang Biển tam giác cạnh 700 BTG biển 160 136 24 Biển tam giác cạnh 900 BTGC900 biển 2 2 0 Biển tròn phi 700 BT biển 80 80 0 Biển tròn phi 900 BTF900 biển 30 23 7 Biển 1×1,6m B1×1,6m biển 25 18 7 Biển 1×1,2m B1×1,2m biển 2 2 0 Biển 2,75×0,8m B2,75×0,8m biển 1 1 0 Biển 0,7×0,7m B0,7×0,7m biển 21 21 0 Biển 0,7×1m B0,7×1m biển 2 2 0 Biển 0,6×0,9m B0,6×0,9m biển 4 4 0 Biển phụ gương BPG biển 30 30 0 Biển 1,5×2,4m B1,5×2,4m biển 1 1 0 Biển 1,4×10m B1,4×10m biển 1 1 0 Cột biển báo cột 60 60 0 Biểu 2.20: Bảng kê tình hình hoàn thành sản phẩm Biển báo phản quang Căn cứ vào Bảng kê này, kế toán lập phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành về số lượng. Đến khi hoàn thành tính giá thành sản phẩm thì nhập số liệu vào sau: Công ty áp dụng phương pháp NVL trực tiếp để đánh giá SPDD cuối kỳ. Theo đó: Chi phí NVLTT dở dangđầu kỳ + Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ × Số lượng SP dở dang cuối kỳ Giá trị SPDD cuối kỳ = Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dở dang cuối kỳ Đánh giá SPDD của sản phẩm “Biển báo phản quang” Chi phí NVLTT dở dang đầu kỳ: 0 Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ: 83.218.129 Biển báo 71.343.304 Cột biển 11.874.825 NVL dùng sản xuất mặt biển báo và cột biển báo được xuất dùng riêng. Nên chi phí NVL trực tiếp sản xuất mặt biển báo và cột biển báo được tính riêng, còn chi phí nhân công trực tiếp và CPSXC được phân bổ theo tỷ lệ ước tính. Tỷ lệ được quy định là: chi phí nhân công và CPSXC 1 cột biển báo bằng 17% so với mặt biển báo. Sản phẩm “Biển báo phản quang” của công ty lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Cột biển báo gồm có: cột 3m và cột 4m. Mặt biển báo có kích thước khác nhau, nên chi phí NVL trực tiếp được phân bổ cho các loại biển báo phụ thuộc vào diện tích của mặt biển báo và hình dạng của mặt biển báo (tam giác, tròn, hình chữ nhật). Công ty đã xây dựng hệ thống hệ số để tiện cho việc tính toán CPSX biển báo qua các kỳ kế toán như sau: Tên sản phẩm Mã sản phẩm Hệ số phân bổ Tên sản phẩm Mã sản phẩm Hệ số phân bổ Biển tam giác cạnh 700 BTG 0,14  Biển 0,7×0,7m B0,7×0,7m 0,306  Biển tam giác cạnh 900 BTGC900  0,27 Biển 0,7×1m B0,7×1m  0,438 Biển tròn phi 700 BT  0,21 Biển 0,6×0,9m B0,6×0,9m  0,338 Biển tròn phi 900 BTF900  0,29 Biển phụ gương BPG  0,15 Biển 1×1,6m B1×1,6m  1 Biển 1,5×2,4m B1,5×2,4m  2,25 Biển 1×1,2m B1×1,2m  0,75 Biển 1,4×10m B1,4×10m  8,75 Biển 2,75×0,8m B2,75×0,8m  1,375 Biểu 2.21: Hệ số phân bổ chi phí cho các loại biển báo Căn cứ vào bảng hệ số trên, tất cả các sản phẩm (bao gồm cả SPDD) được quy đổi về sản phẩm gốc. Sau đó dựa vào chi phí NVL trực tiếp dở dang đầu kỳ và phát sinh trong kỳ để tính chi phí NVL trực tiếp cho 1 sản phẩm gốc, từ đó tính được chi phí NVL trực tiếp cho từng loại biển. Tên sản phẩm Hệ số Số lượng Tổng CP NVL TT CPNVL TT /1SP gốc CPNVL TT /1SP Tổng CP Chưa quy đổi Quy đổi Biển tam giác cạnh 700 0,14 160 22,4 99.414,37219 15.906.299,55 Biển tam giác cạnh 900 0,27 2 0,54 191.727,7178 383.455,4356 Biển tròn phi 700 0,21 80 16,8 149,121,5583 11,929,724,66 Biển tròn phi 900 0,29 30 8,7 205,929,771 6.177.893,129 Biển 1×1,6m 1 25 25 710.102,6585 17.752.566,46 Biển 1×1,2m 0,75 2 1,5 532.576,9939 1.065.153,988 Biển 2,75×0,8m 1,375 1 1,375 97.6391,1554 976.391,1554 Biển 0,7×0,7m 0,306 21 6,426 217.291,4135 4.563.119,684 Biển 0,7×1m 0,438 2 0,876 311.024,9644 622.049,9288 Biển 0,6×0,9m 0,338 4 1,352 240.014,6986 960.058,7943 Biển phụ gương 0,15 30 4,5 106.515,3988 3.195.461,963 Biển 1,5×2,4m 2,25 1 2,25 1.597.730,982 1.597.730,982 Biển 1,4×10m 8,75 1 8,75 6.213.398,262 6.213.398,262 Cộng 100,469 71.343.304 710.102,6585 71.343.304 Biểu 2.22: Chi phí NVL đơn vị sản phẩm các loại biển báo Như vậy giá trị SPDD cuối kỳ là: 8.798.172 đ Tên sản phẩm Số lượng CPNVL TT/1SP Tổng Biển tam giác cạnh 700 24 99.414,37219 2.385.944,933 Biển tròn phi 900 7 205.929,771 1.441.508,397 Biển 1×1,6m 7 710.102,6585 4.970.718,61 Cộng 8.798.171,939 Biểu 2.23: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Các khoản mục CPSX sau khi được tổng hợp và phân bổ sẽ được tập hợp vảo TK 154 “Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này cũng được chi tiết theo từng sản phẩm. Sau khi trừ đi giá trị SPDD đánh giá cuối kỳ, toàn bộ giá trị còn lại được tính vào giá trị của thành phẩm. CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG Mẫu số:S36-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT Tài khoản 154:01 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sản xuất Biển báo phản quang Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/3/2010 Ngày ghi sổ Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Ghi Nợ TK 154:01 Số hiệu Ngày tháng Tổng tiền Chia ra NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung A B C D E 1 2 3 4 - Số dư đầu kỳ -   - -  31/3 31/3 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621:01 83.218.129 83.218.129 -  -  31/3 31/3 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622:01 15.473.013  - 15.473.013 -  31/3 31/3 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627:01 29.349.211 -  -  29.349.211 - Cộng phát sinh 128.040.353 83.218.129 15.473.013 29.349.211 - Ghi có TK 154:01 155:01 119.242.181  -  - -  - Số dư cuối kỳ 8.798.172 8.798.172  - -  Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.24: Sổ chi tiết TK 154:01 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành Đối tượng tính giá thành của công ty là: Sản phẩm cuối cùng đối với: Tấm sóng, Tấm chống chói, Áo phản quang, Rọ thép, Máy phát điện, Máy quét đường … Chi tiết hay bộ phận cấu thành sản phẩm đối vơi: Biển báo phản quang, Gương cầu … Phương pháp tính giá thành: Do chủng loại các sản phẩm của công ty là tương đối đa dạng. Mỗi loại sản phẩm có những đặc thù riêng, được sản xuất theo các quy trình công nghệ khác nhau nên phương pháp tính giá thành cũng không giống nhau. Đối với sản phẩm “Biển báo phản quang”, phương pháp tính giá thành được áp dụng là sự kết hợp của 2 phương pháp: phương pháp tổng cộng chi phí và phương pháp hệ số. Để tính giá thành của 1 sản phẩm biển báo phản quang hoàn chỉnh thì sẽ tính tổng giá thành của mặt biển báo và cột biển báo. Mặt biển báo có rất nhiều kích cỡ khác nhau nên giá thành sản xuất là khác nhau. Để tính giá thành cho từng loại mặt biển báo thì công ty áp dụng phương pháp hệ số. 2.2.2. Quy trình tính giá thành Ta có Bảng tổng hợp CPSX của sản phẩm biển báo dưới đây: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Đơn vị: đ STT Khoản mục Tổng tiền Trong đó Mặt biển báo Cột biển báo 1 Chi phí NVL trực tiếp 83.218.129 71.343.304 11.874.825 2 Chi phí nhân công trực tiếp 15.473.013 13.224.797 2.248.216 3 Chi phí sản xuất chung 29.349.211 25.084.796 4.264.415 Cộng 128.040.353 109.652.897 18.387.456 Biểu 2.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Sau khi tập hợp được CPSX riêng cho mặt biển báo và cột biển báo thì kế toán tiến hành tính giá thành cho từng bộ phận căn cứ vào giá trị SPDD cuối kỳ đã được đánh giá. Theo đó: Tổng giá thành SP = CPSXDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ THẺ TÍNH GIÁ THÀNH CỘT BIỂN BÁO Quý I/2010 Số lượng: 60 Đơn vị tính: đ STT Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CP phát sinh trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVL trực tiếp - 11.874.825 - 11.874.825 197.914  2 Chi phí NC trực tiếp - 2.248.216 - 2.248.216 37.470 3 Chi phí SX chung - 4.264.415 - 4.264.415 71.074 Cộng - 18.387.456 - 18.387.456 306.458 Biểu 2.26: Thẻ tính giá thành cột biển báo THẺ TÍNH GIÁ THÀNH MẶT BIỂN BÁO Qúy I/2010 Số lượng: 321 Đơn vị tính: đ STT Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CP phát sinh trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành 1 Chi phí NVL trực tiếp - 71.343.304 8.798.172 62.545.132 2 Chi phí NC trực tiếp - 13.224.797 - 13.224.797 3 Chi phí SX chung - 25.084.796 - 25.084.796 Cộng - 109.652.897 8.798.172 100.854.725 Biểu 2.26: Thẻ tính giá thành mặt biển báo Biểu 2.27: Thẻ tính giá thành biển báo BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH MẶT BIỂN BÁO CÁC LOẠI Đơn vị tính: đ Tên sản phẩm Hệ số Số lượng Tổng giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Giá thành đơn vị Tổng giá thành Chưa quy đổi Quy đổi Biển tam giác cạnh 700 0.14 136 19.04 160.306,7871 21.801.723,04 Biển tam giác cạnh 900 0.27 2 0.54 309.163,0893 618.326,1787 Biển tròn phi 700 0.21 80 16.8 240.460,1806 19.236.814,45 Biển tròn phi 900 0.29 23 6.67 332.064,0589 7.637.473,355 Biển 1×1,6m 1 18 18 1.145.048,479 20.610.872,62 Biển 1×1,2m 0.75 2 1.5 858.786,3593 1.717.572,719 Biển 2,75×0,8m 1.375 1 1.375 1.574.441,659 1.574.441,659 Biển 0,7×0,7m 0.306 21 6.426 350.384,8346 7.358.081,526 Biển 0,7×1m 0.438 2 0.876 501.531,2338 1.003.062,468 Biển 0,6×0,9m 0.338 4 1.352 387.026,3859 1.548.105,544 Biển phụ gương 0.15 30 4.5 171.757,2719 5.152.718,156 Biển 1,5×2,4m 2.25 1 2.25 2.576.359,078 2.576.359,078 Biển 1,4×10m 8.75 1 8.75 10.019.174,19 10.019.174,19 Cộng 321 88.079 100.854.725 1.145.048,479 100.854.725 Biểu 2.28: Bảng tính giá thành mặt biển báo các loại Sau khi tính giá thành sản phẩm, kế toán hoàn thành phiếu xuất kho và nhập số liệu vào phần mềm. Biểu 2.29: Phiếu nhập kho Số 17TP CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG Mẫu số:01-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Nợ TK 155:01 Số: 17TP Có TK 154:01 - Họ và tên người giao: Ông Khải -Theo ……. số ……. ngày ……. tháng ……. năm ……..của: ……........................................ - Nhập tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Biển tam giác cạnh 700 biển 136 160.307 21.801.752 2 Biển tròn phi 700 biển 80 240.460 19.236.800 3 Biển tròn phi 900 biển 23 332.064 7.637.472 4 Biển tam giác cạnh 900 biển 2 309.163 618.326 5 Biển 1×1,6m biển 18 1.145.048 20.610.864 Cộng 69.905.214 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): …………………………………… - Số chứng từ gốc kèm theo:………………………………………. Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) sa (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tài Công ty CPCKXDGT Thăng Long và phương hướng hoàn thiện 3.1.1. Ưu điểm Về Bộ máy kế toán: Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, giao thông, Công ty CPCKXDGT Thăng Long nhận thức được tầm quan trọng của lợi thế giá cả trong cạnh tranh. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, luôn tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để phát huy vai trò đó, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán và đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, nhiệt huyết với công việc. Cụ thể trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn có sự kết hợp nhịp nhàng, giữa Kế toán NVL, Kế toán tiền lương, và Kế toán tổng hợp để có thể tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách nhanh chóng và chính xác. Về việc sử dụng TK: Công ty hiện đang sử dụng hệ thống TK do Bộ tài chính ban hành. Trong việc tập hợp CPSX, công ty phân theo 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và sử dụng các TK 621, 622, 627 để theo dõi. Các chi phí đến cuối kỳ được tập hợp vào TK 154 để tính giá thành. Ngoài việc sử dụng hệ thống TK được áp dụng chung cho các doanh nghiệp, công ty còn chi tiết các TK thành các tiểu khoản để theo dõi cho sản phẩm cụ thể. Việc tập hợp chi phí và sử dụng các TK này để theo dõi giúp cho các cấp quản lý dễ dàng theo dõi các chi phí phát sinh và giúp cho việc tính giá thành được đơn giản. Về hệ thống chứng từ, sổ sách: Công ty đã thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách, chứng từ hạch toán ban đầu theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đảm bảo phù hợp với hoạt động của Công ty. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của Nhà nước và lãnh đạo Công ty. Với đội ngũ kế toán nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn đã vận dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ một cách sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm HĐSXKD của công ty. Nhìn chung trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với hình thức sổ Chứng từ ghi sổ và ghi chép đầy đủ từng khoản mục mà mẫu sổ quy định: Kế toán sử dụng các chứng từ ghi sổ để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh trong những khoảng thời gian bằng nhau (15 ngày) để giảm bớt khối lượng công việc khi vào sổ cái. Sử dụng Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 để theo dõi riêng từng khoản mục chi phí và tập hợp tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 được chi tiết theo từng sản phẩm của công ty giúp cho việc theo dõi, tập hợp chi phí được thuận lợi Việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, lữu trữ chứng từ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành và giúp cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được thuận lợi. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Việc phân định chi phí theo 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC đã cho thấy chức năng của chi phí trong quá trình HĐSXKD. Đây chính là căn cứ để tập hợp CPSX và xác định được gí thành một cách chính xác, tạo điều kiện cung cấp thông tin có hệ thống cho các báo cáo tài chính. Công ty sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm là hoàn toàn phù hợp bởi mỗi loại sản phẩm của công ty lại có nhiều quy cách phẩm chất khác nhau. Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hiện đang hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp hoàn toàn phù hợp với tính chất hàng tồn kho có giá trị lớn và thường xuyên biến động của công ty. Về việc áp dụng phần mềm trong công tác kế toán: Sự phát triển của công nghệ phần mềm đã góp phần làm giảm sức lao động của con người trong nhiều lĩnh vực trong đó có kế toán. Tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long, kế toán công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng nên đã làm đơn giản được nhiều khâu trong công tác kế toán. Chẳng hạn như trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phần mềm kế toán giúp cho việc tính giá thành NVL xuất kho được nhanh chóng. Về việc quản lý chi phí: Đối với khoản mục CPNVLTT: Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao NVL hợp lý, quản lý thu mua vật tư, cũng như việc xuất dùng theo định mức đó. Đồng thời hàng quý Phòng Kinh doanh của công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất tới từng xí nghiệp sản xuất, sau đó các xí nghiệp sẽ phân công công việc đến từng tổ sản xuất. Đối với khoản mục CPNCTT: Công ty xây dựng chế độ hợp lý, áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm. Công ty đã xây dựng đơn giá sản phẩm chi tiết tới từng công việc, nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thợi tới từng xí nghiêp, bộ phận sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đây cũng là hình thức trả lương có nhiều ưu điểm, nó đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Ngoài được hưởng lương chính, công nhân sản xuất còn được hưởng các khoản phụ cấp, các khoản tiền làm thêm giờ, thêm ca. Với những ưu điểm trên, công tác quản lý chi phí và giá thành ngày càng được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả HĐSXKD của công ty. 3.1.2. Nhược điểm Về hệ thống TK sử dụng: Hệ thống TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mà công ty sử dụng bao gồm: TK 621, 622, 627, 154 mới chi tiết theo sản phẩm sản xuất của công ty, nhưng chưa chi tiết theo các xí nghiệp sản xuất. Vì vậy không thể đánh giá được tình hình sản xuất của từng xí nghiệp cũng như không thuận tiện trong việc theo dõi và quản lý các chi phí phát sinh tại từng xí nghiệp sản xuất. Về phương pháp tính giá NVL xuất kho: Hiện tại công ty đang áp dụng tính giá NVL xuất kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp giá xuất kho NVL kịp nên tránh được tình trạng tồn đọng công việc cuối kỳ kế toán. Tuy nhiên đây là phương pháp không phù hợp với đặc điểm NVL của công ty nói riêng và hàng tồn kho nói chung. Vì: Số lượng danh điểm vật tư của công ty là tương đối lớn. Các xí nghiệp sản xuất không có kho vật tư riêng, vật tư mang xuống các xí nghiệp sản xuất thường chỉ đợi thời gian ngắn để đưa vào chế biến. Nên toàn bộ NVL được cất trữ trong kho NVL của công ty. Hơn nữa nhu cầu NVL của công ty là lớn vì phải cung cấp NVL cho 10 xí nghiệp sản xuất, nên khối lượng NVL tồn kho nhiều. Nếu tính giá NVL xuất kho theo phương pháp Nhập trước –Xuất trước sẽ dẫn đến tình trạng chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ kỳ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của công ty không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của NVL. Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với vật tư mua ở ngoài, không nhập kho mà chuyển thẳng xuống xí nghiệp sản xuất: chi phí thu mua vật tư như chi phí vận chuyển, bốc dỡ , công ty không hạch toán vào CPNVLTT mà hạch toán toàn bộ vào CPSXC. Như vậy kế toán không phản ánh đúng nội dung của chi phí phát sinh. Đặc biệt nó ảnh hưởng đến giá trị SPDD cuối kỳ, từ đó làm sai lệch giá thành tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ đặc biệt khi chi phí thu mua này là lớn. Chi phí nhân công trực tiếp Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã ra Công văn số 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 chỉ dẫn về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Theo đó, từ ngày 01/01/2010, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN có thay đổi như sau: BHXH 22% (người sử dụng lao động đóng 16%, người lao động đóng 6%), BHYT 4,5% (người sử dụng lao động 3%, người lao động 1,5%), BHTN 2% (người sử dụng lao động 1%, người lao động 1%). Tuy nhiên trong quý I năm 2010, công ty vẫn tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ cũ: BHXH 20% (người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%), BHYT 3% (người sử dụng lao động 2%, người lao động 1%), BHTN 2% (người sử dụng lao động 1%, người lao động 1%). Chi phí sản xuất chung Đối với các chi phí cần phân bổ như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, nhiên liệu, Công ty không tiến hành tính và phân bổ mỗi kỳ kế toán mà chỉ tính và phân bổ vào cuối năm tài chính. Con số phân bổ trong các kỳ kế toán là con số ước tính. Đến cuối năm, sau khi tính được tổng chi phí cần phân bổ thì kế toán trừ đi giá trị đã phân bổ trong các kỳ kế toán trước, còn lại hạch toán toàn bộ vào kỳ kế toán cuối cùng. Như vậy chi phí của kỳ kế toán cuối cùng sẽ không ổn định, có thể quá cao hoặc quá thấp so với các kỳ còn lại nếu trong năm biến động về TSCĐ hoặc xuất dùng CCDC của công ty là lớn. Về quản lý chi phí sản xuất Trên thực tế, trong quá trình sản xuất có tạo ra nhiều phế liệu có thể tận dụng để sản xuất (vd: tôn khi cắt biển báo, tấm sóng). Nhưng các xí nghiệp không tận dụng để sản xuất làm lãng phí NVL; hoặc có sử dụng lại nhưng ko hạch toán ghi giảm CPNVLTT làm tăng giá thành sản phẩm cuối kỳ. 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện Như chúng ta đã biết, mục đích của HĐSXKD của một doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận với chi phí bỏ ra là nhỏ nhất. Trong khi đó, khách hàng lại mong muốn tìm kiếm những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình. Vậy doanh nghiệp phải tìm cách để giải quyết mâu thuẫn này: làm sao để tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Kế toán với tư cách là một trong những bộ phận quan trọng thực hiện việc quản lý, giám sát và điều hành những hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt bộ máy kế toán trong doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đảm bảo sự vận hành của bộ máy kế toán mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp là căn cứ để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó tìm kiếm cho mình hướng đi phù hợp. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tình hình HĐSXKD của doanh nghiệp. Việc tập hợp đầy đủ CPSX và tính đúng giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kết quả về giá thành sản phẩm là cơ sở, là điều kiện cho công tác xác định kết quả kinh doanh, công tác quản lý CPSX và hạ thấp giá thành sản phẩm cũng như là phương hướng cho các chính sách cạnh tranh khác của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần được công ty chú trọng hoàn thiện, theo hướng: Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Song song với sự phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả. Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và tốc độ phản ánh thông tin về tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên các đặc trưng khác biệt giữa hoạt động sản xuất cơ khí và các hoạt động kinh doanh khác. Thứ ba: Kết hợp tính thống nhất và đa dạng về nội dung phương pháp hạch toán. Nội dung phương pháp hạch toán đều phải dựa trên pháp lệnh thống kê, các chế độ về chứng từ kế toán, chế độ TK kế toán, chế độ báo cáo kế toán, song cũng phải dựa trên các đặc điểm sản xuất đặc trưng của công ty. Thứ tư: Kết hợp hài hòa giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng tri thức của con người. Chỉ có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm nói riêng. Thư năm: Đảm bảo nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán phải nhạy bén chân thực phù hợp với các quy luật thị trường về kinh doanh đồng thời tuân thủ đúng các cơ chế chính sách, luật định, khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPCKXDGT Thăng Long Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPCKXDGT Thăng Lon g, đồng thời trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau: Về hệ thống TK sử dụng Công ty nên xây dựng hệ thống TK mà trong đó các TK tính giá thành như: 621, 622, 627, 154 được chi tiết theo cả xí nghiệp sản xuất và theo sản phẩm của từng xí nghiệp đó, theo dạng 621.A.B, 622.A.B, 627.A.B, 154.A.B trong đó: 1: Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 1 2: Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 2 3: Xí nghiệp Sản xuất sản phẩm an toàn giao thông 4: Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông số 1 A: Chi tiết theo 5: Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông số 2 XNSX 6: Xí nghiệp Thương mại dịch vụ vận tải 7: Xí nghiệp Xây dựng dân dụng dịch vụ thương mại 8: Xí nghiệp Sản xuất kinh doanh hàng dân dụng dịch vụ tổng hợp 9: Xí nghiệp Xây dụng thương mại giao thông 10: Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 3 01: Biển báo các loại 02: Tấm sóng các loại 03: Gương cầu giao thông 07: Sơn đường B: Chi tiết theo 08: Máy phun sơn nóng Sản phẩm 11: Tấm chống chói 12: Sàn lót 37: Rọ đá 45: Cột km 47: Nhôm kính Như vậy tài khoản chi tiết TK 621.9.01 cho biết CPNVLTT sản xuất Biển báo các loại tại Xí nghiệp XDTMGT. Đến cuối kỳ ngoài Sổ cái tập hợp chi phí sản xuất cho toàn công ty, Kế toán có thể lập thêm Sổ cái cho từng Xí nghiệp sản xuất. Như vậy sẽ biết được chi tiết hơn số liệu vể chi phí phát sinh hay giá trị SPDD ở từng Xí nghiệp sản xuất. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cũng như quản lý chi phí ở từng xí nghiệp sản xuất phù hợp với đặc điểm sản phẩm sản xuất tại xí ngiệp đó. Về phương pháp tính giá NVL xuất kho NVL là một yếu tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm. Ở Công ty CPCKXDGT Thăng Long CPNVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó xác định chính xác giá trị NVL nhập kho, xuất kho có ý nghĩa rất lớn đối với việc tính chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Vì vây Công ty nên sử dụng phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá NVL xuất kho thay cho phương pháp Nhập trước – Xuất trước mà công ty hiện đang sử dụng. Theo đó: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Giá trị vật tư tồn đầu kỳ + Giá trị vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được hạch toán chi tiết NVL, bởi vì phương pháp này không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất NVL trong kỳ. Hơn nữa phương pháp này phù hợp với tình hình của công ty, khi mà số lần xuất NVL sản xuất là tương đối nhiều. Phương pháp này cũng giảm bớt được tình trạng chi phí hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành .Trong khi giá NVL xuất kho theo Phương pháp Nhập trước – Xuất trước phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của NVL tồn từ kỳ trước, thì theo Phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ giá NVL xuất kho chỉ phụ thuộc một phần vào giá NVL tồn kho đâu kỳ bởi đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ phụ thuộc vào cả giá trị vật tư, số lượng vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Nếu áp dụng phương pháp này thì giá NVL xuất kho trong kỳ sẽ được hạch toán theo giá tạm tính, đến cuối kỳ kế toán mới tính đơn giá NVL xuất kho trong kỳ và tiến hành điều chỉnh giá trị NVL xuất kho. Như vậy việc tính giá NVL bị dồn đến cuối kỳ. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của hệ thống máy vi tính và phần mềm kế toán thì công việc này không quá phức tạp, khi trong kỳ kế toán đã hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ nhập kho NVL. Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thông thường toàn bộ giá trị của lô NVL xuất kho phục vụ cho sản xuất sản phẩm sẽ được hạch toán vào CPNVLTT, còn đối với NVL mua ngoài không nhập kho mà mang thẳng xuống xí nghiệp sản xuất thì kế toán nên hạch toán vào CPNVLTT đúng bằng giá NVL nhập kho trong trường hợp lô hàng đó được nhập kho NVL, tức là chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ…) sẽ được tính vào CPNVL trong kỳ chứ không phải là CPSXC như kế toán công ty hiện đang làm. Như vậy kế toán mới phản ánh đúng nội dung của khoản mục chi phí, cách hạch toán này cũng sẽ làm thay đổi giá trị của SPDD cuối kỳ và giá thành của sản phẩm hoàn thành. Chi phí nhân công trực tiếp Công ty cần nhanh chóng áp dụng tỷ lệ trích Bảo hiểm mới theo Công văn số 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 của Bảo hiểm Thành phố. Trong đó: BHXH: Trích 22% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 16% tính vào chi phí SXKD, còn 6% trừ vào lương BHYT: Trích 4,5% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5% trừ vào lương BHTN: Trích 2% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 1% tính vào chi phí SXKD, còn 1% trừ vào lương Đối với KPCĐ: trích 2% theo lương thực tế của người lao động trong đó 1% tính vào chi phí SXKD, 1% trừ vào lương. Nếu công ty có thỏa thuận với người lao động sẽ chịu toàn bộ KPCĐ cho người lao động, thì 1% không tính vào chi phí SXKD sẽ được trừ vào Lợi nhuận sau thuế của công ty. Kế toán nên trích các khoản này căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương được lập vào cuối mỗi tháng thay vì việc đợi đến cuối mỗi kỳ mới tổng hợp và tính các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung Kế toán nên tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng như CCDC vào cuối các kỳ kế toán thay vì sử dụng số liệu tạm tính. Như vậy CPSXC sát thực tế hơn, là cơ sở để tính đúng, tính chính xác giá thành sản phẩm. Hơn nữa nó cũng tránh tình trạng để công việc dồn vào cuối năm tài chính. Kế toán cần xác định chính xác các chi phí được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Chẳng hạn như: Hiện tại toàn bộ cước vận chuyển kế toán đều hạch toán vào CPSX chung trong kỳ. Như vậy là không phản ánh đúng nội dung của chi phí phát sinh. Nếu là cước vận chuyển cho lô NVL sản xuất sản phẩm thì phải hạch toán vào CPNVLTT, chi phí vận chuyển lô hàng bán cho khách hàng thì phải được hạch toán vào TK 641 “Chi phí bán hàng”, chỉ có cước vận chuyển phục vụ cho việc sản xuất tại xí nghiệp thì mới được hạch toán vào TK 627. Trong kỳ, Xí nghiệp Xây dựng thương mại giao thông nhận được hợp đồng thi công, lắp đặt hệ thống biển báo trên Quốc lộ 18, kế toán đã hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thi công lắp đặt vào CPSXC sản xuất biển báo, đẩy CPSXC trong kỳ lên cao vô lý làm giá thành sản phẩm cuối kỳ tăng theo. Đối với các khoản chi phí phát sinh cho hợp đồng đó, kế toán có thể hạch toán trực tiếp vào giá vốn trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 Có TK 111, 112, 152, 331… Về quản lý chi phí sản xuất Xuất phát từ thực trạng ở công ty cho thấy rằng ở các xí nghiệp sản xuất, phế liệu thu hồi hầu như không được hạch toán. Đây có thể được coi là một thiếu sót trong quản lỳ chi phí của công ty. Nếu công ty tận dụng khoản phế liệu này thì đó sẽ là một nhân tố góp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Phế liệu của công ty tại các xí nghiệp sản xuất chủ yếu bao gồm: thép phế liệu, sắt mẩu, phoi, tôn … Khoản thu hồi này sẽ làm giảm chi phí. Vì vậy cuối mỗi kỳ các xí nghiệp nên lập Bảng kê phế liệu thu hồi, sau đó đưa lên Phòng Tài chính – Kế toán làm cơ sở để ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Có thể sử dụng mẫu bảng sau đây: BẢNG KIỂM KÊ PHẾ LIỆU THU HỒI CUỐI KỲ Ngày … tháng … năm … Số: …….. Bộ phận sử dụng:………………….. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất phế liệu thu hồi Đơn vị tính Số lượng Lý do A B 1 2 C  1  2  3 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Căn cứ vào Bảng kiểm kê này, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ: Nợ TK 152, 111, 131…. Có TK 154 Về Kế toán quản trị Bên cạnh Kế toán Tài chính, Kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực của nhà quản trị. Trong khi thông tin của Kế toán tài chính là thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra trong quá khứ thì thông tin của Kế toán quản trị về cơ bản là những thông tin vừa mang tính chất thực tế vừa mang tính chất điều chỉnh, phục vụ cho việc lập các dự toán, dự đoán tương lai để quyết định một phương án tối ưu của nhà quản trị. Kế toán quản trị có hai chức năng quan trọng là hoạch định và kiểm tra. Để kiểm soát chi phí sản xuất, kế toán quản trị xây dựng nên các định mức chi phí sản xuất. CPNVLTT và CPNCTT luôn là chi phí khả biến. Việc xây dựng định mức hai loại chi phí này dựa trên định mức giá (giá 1 đơn vị NVL, giá 1 giờ công lao động trực tiếp) và định mức lượng (lượng NVL trực tiếp, lượng thời gian hoàn tất 1 đơn vị sản phẩm). Riêng CPSXC, do bao gồm nhiều khoản mục nên để xây dựng định mức cần tách thành 2 bộ phận: biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung và thường dùng tỷ lệ theo thời gian để xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn. Sau khi đã xây dựng hệ thống định mức chi phí, kế toán tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế với định mực. Nếu có chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân gây ra và các biện pháp để khắc phục nếu là chênh lệch tăng, và phát huy nếu là chênh lệch giảm. Việc xem xét một cách tỉ mỉ, chi tiết chi phí trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với định mức là căn cứ để kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhất, là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Chính vì chức năng kiểm soát chi phí mà Kkế toán tài chính không có được nên công ty nên kết hợp Kế toán quản trị với Kế toán tài chính trong quá trình quản lý. Việc xây dựng bộ phận Kế toán quản trị phải đảm bảo: Đảm bảo được sự phù hợp giữa Bộ phận Kế toán quản trị với đặc điểm HĐSXKD của công ty. Phải đáp ứng được yêu cầu, chỉ tiêu quản trị do công ty đề ra Bộ phận xây dựng phải khả thi và tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả tối đa 3.3. Điều kiện thực hiện Trong quá trình thực hiện công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán ban hành. Đồng thời công tác thực hiện phải xuất phát từ đặc điểm SXKD, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phản ánh hợp lý và hiệu quả. Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần phải có sự nỗ lực từ 2 phía: Nhà nước, các ban ngành liên quan; từ chính phía doanh nghiệp. Nhà nước và các ban ngành liên quan phối hợp ban hành các chính sách, chủ trương, chế độ, chuẩn mực hướng dẫn chi tiế, đồng bộ các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Đồng thời doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật thông tin, các chế độ, chuẩn mực mới để áp dụng vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình và đưa ra những chính sách, biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. KẾT LUẬN Hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Những thông tin mà kế toán cung cấp mà đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó đề ra những biện pháp quản lý kinh doanh phù hợp. Ngoài ra những thông tin này còn là cơ sở để doanh nghiệp phân tích, đánh giá phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của kế toán là giám đốc bằng tiền đối với quá trình HĐSXKD của doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống, phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình hoạt động. Qua thời gian thực tập tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty rất được chú trọng và được thực hiện tương đối đầy đủ theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước phần nào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty hiện nay. Tuy nhiên vì mục tiêu phát triển chung của Công ty, công tác kế toán cũng cần có những bước đổi mới hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm để phục vụ mục đích quản trị nội bộ. Nhận thức được điều đó, em đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long. Trong bài viết của mình, em đã có những phân tích, đề xuất dưới góc nhìn của một sinh viên kế toán đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long. Ngoài ra do thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để nhận thức của em về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn. Để hoàn thiện chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cổ giáo – ThS Phạm Thi Minh Hồng cùng bann lãnh đạo và các anh các chị trong Phòng Tài chính – Kế toán Công ty CPCKXDBT Thăng Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên VŨ THỊ HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trường Bộ Tài Chính Hệ thống kế toán Việt Nam – Chế độ kế toán doanh nghiệp – Hướng dân lập chứng từ kế toán, Hướng dẫn ghi sổ kế toán – Nhà xuất bản Tài chính Giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp” – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Luận văn tốt nghiệp các khỏa 46, 47 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Các sổ sách, Tài liệu kế toán, Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng giao thông Thăng Long năm 2009, 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25559.doc
Tài liệu liên quan