Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên

Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho nhà máy. Quá trình thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức tiếp thu ở trường vào thực tế. Với bài học thực tế đã tích luỹ trong thời gian thực tập tại nhà máy đã giúp em củng cố nắm vững kiến thức đã học trên lớp. Trên cơ sở lý luận và thực tế đó với lòng mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Song công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là một lĩnh vực khá rộng, bên cạnh đó do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.

doc110 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BTC16 Than cám phấn mễ kg 17.470 1.251 21.863.757 1523 1368K1 Mỏ than Phấn Mễ 56.018.257 Cộng 10.899.174.930 Biểu 34 CÔNG TY GANG THÉP THÀI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 Tài khoản: 1368 – Thanh toán giữa các đơn vị trong công ty - Mua Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng STT Mã đt Tên đối tượng Dư nợ đầu Dư có đầu Có TK 1361 Có TK 512 Cộng PS Nợ TK 1361 Nợ TK 1521 Nợ TK1522 Nợ TK1523 Cộng PS Dư nợ cuối Dư có cuối 1 A001 N/M C.Thép L.Xá 814.391.850 814.391.850 814.391.850 814.391.850 2 A003 N/M Hợp Kim Sắt 522.604.897 522.604.897 522.804.897 522.804.897 3 A004 N/M Luyện Gang 3.119.125.344 3.119.125.344 3.119.125.344 3.119.125.344 4 A005 XN Phế liệu kim loại 4.922.127.464 4.922.127.464 4.922.127.464 4.922.127.464 5 A006 N/M luyện Thép Lưu Xá 1.258.143.015 1.258.143.015 1.238.143.015 20.000.000 1.258.143.015 6 A009 XN Năng Lượng 2.663.388 2.663.388 2.663.388 2.663.388 7 A013 N/M Cốc Hoá 204.100.715 204.100.715 49.263.639 154.837.076 204.100.715 8 A034 Mỏ than Phấn Mễ 56.018.257 56.018.257 34.154.500 21.863.757 56.018.257 9 A035 Mỏ Sắt Trại Cau 7.277.945 7.277.945 7.277.945 7.277.945 Cộng 10.899.174.930 7.277.945 10.906.452.875 7.277.945 10.650.547.070 71.927.027 176.700.833 10.906.452.875 KẾ TOÁN GHI SỔ Ngày 31 tháng 07 năm 2006 KẾ TOÁN TRƯỞNG Biểu 35 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TK1368 – Thanh toán giữa các đơn vị trong công ty - Mua Tháng 07 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng Số dư đầu tháng Nợ Có 0 0 Ghi có các TK - TK đối ứng nợ TK này Tháng 7 TK 1361 10.899.174.930 TK 512 7.277.945 Tổng số phát sinh nợ 10.906.452.875 TK 1361 7.277.945 TK 1521 10.650.547.070 TK 1522 71.927.027 TK 1523 176.700.833 Tổng phát sinh có 10.906.452.875 Số dư cuối tháng Nợ 0 Có 0 Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) 2.5.4 Hạch toán tổng hợp quá trình xuất nguyên vật liệu Nguyên vật liệu củan nhà máy xuất dùng chủ yếu phục vụ cho sản xuất sản phẩm.Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng của kế toán tổng hợp vật tư là phản ánh kịp thời, tính toán và phân bổ chính xác cho từng đối tượng sử dụng vật tư. Trong tháng, nhà máy có các trường hợp giảm nguyên vật liệu chủ yếu như sau: + Giảm vật tư do xuất vật tư để trực tiếp sản xuất sản phẩm (1) + Giảm vật tư để phục vụ dùng cho phân xưởng (2) + Giảm vật tư để phục vụ cho quản lý doang nghiệp (3) + Giảm vật tư để phục vụ cho bán hàng ngoài như bao bì, dây đồng… + Giảm vật tư để phục vụ sủa chữa lớn TSCĐ – XDCB (5) + Giảm vật tư để thực hiện lao vụ dịch vụ (6) + Giảm vật tư do xuất vật tư để thuê ngoài gia công chế biến (6) + Giảm vật tư do xuất vật tư để bán (7) + Giảm vật tư để cho vay nội bộ trong công ty (8) + Giảm vật tư do xuất vật tư với giá trị lớn sang chi phí chờ kết chuyển (9) Trình tự hạch toán quá trình xuất vật tư được thể hiện dưới sơ đồ chữ T sau (1), (2) (3), (4) (5), (6) (7) (8) (9) TK621, 627 (chi tiết ) TK152 (chi tiết) VD: + Ngày 08/07/2006: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 04/2Q2 xuất Niken tấm sang PX2 để trực tiếp sản xuất sản phẩm thì kế toán định khoản Nợ TK621 (6211): 52.423.257 Có TK152 (1521): 52.423.257 + Ngày 28/07/2006: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 13/PX1 xuật que hàn đồng trần để phục vụ sản xuất chung thì kế toán định khoản Nợ TK627 (6271): 300.000 Có TK 1522: 300.000 + Ngày 04/07/2006: Căn cứ vào hoá đơn số 0048874 xuất xỉ thải thu hồi bán cho Cty cổ phần vật liệu chụi lửa 2000m3 kế toán định khoản. Nợ TK632 (6321): 24.090.037 Có TK 1526: 24.090.037 Quy trình ghi sổ hạch toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên để lập sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được lập cho từng phân xưởng và được tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho của vật tư cho phân xưởng đó. Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, kế toán tổng hợp lập nên “bảng phân bổ vật liệu”. Sơ đồ quy trình ghi sổ hạch toán tổng hợp quá trình xuất nguyên vật liệu Phiếu xuất kho Sổ chi tiết vật tư Bảng phân bổ vật liệu Biểu 36 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng, kg, lít, chai STT Số Ngày Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá Tiền TK TKĐƯ Phân xưởng 1 123.608.336 1 01/7Q6 31/07 ÂÔT16 Ống thép không hàn 32x4 kg 287 11.904,760 3.416.666 1521 62111 2 01/7Q6 31/07 ATT12 Thép tấm CT3 – 25 ly kg 600 8.382,59 5.029.552 1521 62111 3 01/7Q6 31/07 ATT19 Thép tấm CT3 – 20 ly kg 800 8.238,1 6.590.480 1521 62111 … … … … … … … … … … … TK Có 1521 - TK Nợ 62111 53.843.134 17 13/PX1 28/07 BQH03 Que hàn 3,2 + 4 kg 205 10.454 2.143.070 1522 62111 18 2/TP10 31/07 BCC13 Chai axetylen chai 12 285.575,39 3.426.905 1522 62111 19 2/TP10 31/07 BOC06 Oxy chai chai 72 14.045,48 1.011.274 1522 62111 … … … … … … … … … … … TK Có 1522 – TK Nợ 62111 21.080.301 28 13/PX1 28/07 BQH06 Que hàn đồng bọc thuốc 3,2 kg 5 215.000 1.075.000 1522 6271 29 13/PX1 28/07 BQH07 Que hàn đông trần 5+6 kg 2 150.000 300.000 1522 6271 30 14/PX1 28/07 BDC01 Dầu CN 20 + 30 lít 836 18.199,55 15.214.822 1522 6271 … … … … … … … … … … … TK Có 1522 – TK Nợ 6271 19.892.283 37 25/PX1 24/07 BP654 BR côn xoắn Z28/Z35 bộ 1 9000.000 9000.000 1524 6271 40 25/PX1 24/07 PDR49 Dây đai 19x2790 Sợi 5 38.500 192.500 1524 6271 … … … … … … … … … … … TK Có 1524 – TK Nợ 6271 17.976.544 … … … … … … … … … … … Cộng 123.608.336 Biểu CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng, kg, lít, chai STT Số Ngày Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá Tiền TK TKĐƯ Phân xưởng 2 2.115.045.607 72 01/KL1 24/07 AGA02 Gang đúc Tấn 125 3.286.602 410.825.250 1521 62111 73 01/PX1 25/07 ANK02 Niken tấm kg 235 223.077,09 52.423.257 1521 62111 … … … … … … … … … … … TK Có 1521 - TK Nợ 62121 1.491.183.219 … … … … … … … … … … … Phân xưởng 3 14.677.156.327 87 13/PX5 28/07 ADP04 Đồng phốt pho kg 16,8 162.747 2.734.149 1521 62111 88 13/PX5 28/07 AFR06 Ferô Silic 75% kg 130 12.063 1.568.190 1521 62111 … … … … … … … … … … … TK Có 1521 – TK Nợ 62131 12.632.796.462 … … … … … … … … … … … Sửa chữa thường xuyên 130.000 209 25/PX1 17/07 PV051 Vòng bi cầu 209 vòng 2 65.000 130.000 1524 2414 TK Có 1524 – TK Nợ 2414 130.000 … … … … … … … … … … … Xuất kho vật tư bán 59.972.925 275 0048874 04/07 EXT01 Xỉ thải thu hồi M3 2000 12.045,020 24.090.037 1526 6322 … … … … … … … … … … … TK Có 1526 – TK Nợ 632 59.972.925 … … … … … … … … … … … Cộng 18.534.406.291 Biểu 37 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG (GHI NỢ CÁC TÀI KHOẢN) 1521 1522 1523 1524 1526 152 153 TỔNG CỘNG 142 CP trả trước ngắn hạn 694.763.439 694.763.439 694.763.439 14222 Chi phí trả trước – PX2 126.153.023 126.153.023 126.153.023 14223 Chi phí trả trước - PX3 568.610.416 568.610.416 568.610.416 241 Xây dựng cơ bản -851.820 -851.820 -851.820 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ -981.820 -981.820 -981.820 2414 CP sửa chữa th. xuyên 130.000 130.000 130.000 621 CP NVL trực tiếp 15.507.990.156 883.330.467 310.937.119 5.297.881 848.347.973 17.555.903.596 17.555.903.596 62111 CP Ng. nhiên VLC PX1 53.843.134 21.080.301 74.923.435 74.923.435 62121 CP Ng. nhiên VLC PX2 1.491.183.219 167.182.601 44.505.422 260.735.443 1.963.606.685 1.963.606.685 62122 CP Ng. nhiên VLC PX2 17.730.742 17.730.742 17.730.742 62131 CP Ng. nhiên VLC PX3 12.632.796.462 561.477.602 193.498.494 587.612.530 13.975.385.088 13.975.385.088 62132 CP Ng. nhiên VLP PX3 79.219.854 79.219.854 79.219.854 … … … … … … … … … … 627 CP sản xuất chung 5.340.253 69.641.881 52.176.128 57.185.711 -320.850 184.023.123 32.045.480 216.068.603 6271 Chi phí chung PX1 19.892.283 17.976.544 37.868.827 10.816.074 48.684.901 6272 Chi phí chung PX2 1.993.814 1.629.948 -320.850 3.302.912 4.252.245 7.555.157 6273 Chi phí chung PX3 14.939.157 29.885.178 44.824.335 9.116.634 53.940.969 … … … … … … … … … … 632 Giá vốn hàng bán 7.171.765 52.801.160 59.972.925 59.972.925 6321 Giá vốn hàng nội bộ 7.171.765 642 Chi phí quản lý DN 1.454.084 2.755.567 4.209.651 4.339.897 8.549.548 6422 Chi phí vật liệu QL 1.449.604 2.755.567 4.205.171 4.205.171 … … … … … … … … … … Tổng cộng 15.513.330.409 1.649.189.871 373.040.579 61.631.772 900.828.283 18.498.020.914 36.385.377 18.534.406.291 Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu kế toán tiến hành tổng hợp nguyên vật liệu đã xuất dùng cho các mục đích. Trên cơ sỏ đó lập bảng phân bổ vật liệu.Từ bảng phấn bổ vật liệu kế toán tổng hợp giảm vật liệu để làm căn cứ vào bảng kê số 3, bảng kê số 4, bảng kê số 5 như sau: + Xuất nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất: Nợ TK 621: 15.507.990.156 Nợ TK 627: 5.340.253 Có TK 152(1521): 15.513.330.409 + Xuât nguyên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất và quản lý Nợ TK 142: 694.763.439 Chi tiết TK 14222: 126.153.023 TK 14223: 568.610.416 Nợ TK 621 (chi tiết): 883.330.467 Nợ TK 627 (chi tiết): 69.641.881 Nợ TK 642 (chi tiết): 1.454.084 Có TK 1522: 1.649.189.871 + Xuất nhiên liệu phục vụ cho sản xuất quản lý và bán Nợ TK 621 (chi tiết): 310.937.119 Nợ TK 627 (chi tiết): 52.176.128 Nợ TK 632 (chi tiết): 7.171.765 Nợ TK 642 (chi tiết): 2.755.567 Có TK: 373.040.579 + Xuất phụ tùng thay thế, sửa chữa cho sản xuất Nợ TK 241 (chi tiết): (- 851.820 ) Nợ TK 6214: 5.297.881 Nợ TK 627 (chi tiế): 57.185.711 Có TK 1524: 61.631.772 + Xuất phế liệu thu hồi dùng lại cho sản xuất và quản lý Nợ TK 621 (chi tiết): 848.347.973 Nợ TK 6272: ( -320.850 ) Nợ TK 632: 52.801.160 Có TK 1526: 900.828.283 + Xuất nguyên vật liệu khác cho sản xuất và quản lý Nợ TK 627 (chi tiết): 32.045.480 Nợ TK 642 (chi tiết): 4.339.897 Có TK:153: 36.385.377 Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết nhập vật tư và sổ chi tiết xuất vật tư và bảng phân bổ vật liệu để lập nên bảng kê số 3 thể hiện qua sơ đồ sau Sổ chi tiết nhập vật tư nội bộ Ghi Nợ TK 152 Ghi có TK 1368 Sổ chi tiết nhập vật tư mua ngoài Ghi Nợ TK 152 Ghi Có TK 331 Bảng phân bổ vật liệu Ghi Có TK 152 Bảng kê số 3 được lập như sau: + Số dư đầu kỳ: được lấy từ số dư cuối kỳ của bảng kê số 3 của tháng 4/2006 + Số phát sinh trong kỳ: Được tổng cộng các số phát sinh chi tiết cụ htể là: Số phát sinh trong kỳ của TK1368 – thanh toán giứa các đơn vị nội bộ được lấy từ tổng cộng theo từng loại nguyên vật liệu trên sổ chi tiết nhập vật tư nội bộ. VD Tổng số tiền của nguyên vật liệu chính (TK1521): 10.654.547.070 đồng trên sổ chi tiết nhâp vật tư nội bộ được đưa vào ô giao giữa dòng ghi số phát sinh trong kỳ của TK 1368 và cột ghi nợ TK152 là : 10.654.547.070 đồng - Số phát sinh trong kỳ của TK 154 (chi tiết) – chi phí sản xuất chung dở dang. Được lấy từ số tổng hợp theo từng loại vật liệu trên sổ chi tiết nhập vật tư - Số phát sinh trong kỳ của tài khoản 331 - phải trả cho người bán: Được lấy từ số tổng hợp theo từng loại vật liệu trên sổ chi tiết nhập vật tư mua ngoài VD: Tổng số tiền của nguyên vật liệu phụ (TK1522): 899.468.587 đồng trên sổ chi tiết nhập vật tư mua ngoài được đưa vào ô giao giữa hai dòng ghi số phát sinh trong kỳ của TK331 và cột ghi nợ TK1522 là: 899.468.587 đồng + Xuất dùng trong kỳ: được lấy từ số liệu tổng hợp theo từng loại vật liệu trên bảng phân bổ vật liệu + Số cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh trong kỳ - Xuất dùng trong kỳ Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu để lập lên bảng kê số 4 và bảng kê số 5 Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Bảng phân bổ vật liệu Ghi có TK 152 Ghi NợTK 621,627,642,632,145 Biểu 38 CÔNGTY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP BẢNG KÊ SỐ 3 Từ ngày 01/07/20006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng Stt Chỉ tiêu 1521 1522 1523 1524 1526 153 Tổng cộng 1 I. Số dư đầu kỳ 13.006.930.659 1.976.147.033 81.011.817 100.611.254 1.893.316.144 201.799.773 17.259.816.680 2 II. Số phát sinh trong kỳ 12.835.180.139 971.395.614 353.793.661 65.402.804 1.614.655.416 56.318.308 15.896.745.942 3 1368K1- T.toán giưa các đ.vị nội bộ 10.650.547.070 71.927.027 176.700.833 10.899.174.930 4 15411 – CP SXC dở dang PX1 16.877.053 226.702.000 11.871.238 255.450.291 5 15412 – CP SXC dở dang PX2 191.183.850 191.183.850 6 15413 – CP SXC dở dang PX3 1.077.051.070 1.077.051.070 7 15415 – CP SXC dở dang PX5 14.110.000 14.110.000 8 15432 – CP SXC dở dang cán 10000 91.606.700. 91.606.700 9 15435 – Chi phí chế biến 43.004.976 14.322.646 57.327.622 10 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ -320.850 -320.850 11 331 - Phải tră cho người bán 2.141.628.093 899.468.587 177.092.828 48.525.751 44.447.070 3.311.162.329 12 III. Cộng số dư đầu và PS T.kỳ (I+II) 25.842.110.798 2.947.542.647 434.805.478 166.014.058 3.507.971.560 258.118.081 33.156.562.622 13 IV. Xuất dùng trong kỳ 15.513.330.409 1.649.189.871 373.040.579 61.631.772 900.828.238 36.385.377 18.534.406.291 Cộng 10.328.780.389 1.298.352.776 61.764.899 104.382.286 2.607.143.277 221.732.704 14.622.156.331 Kế toán ghi sổ Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng Biểu 39 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP BẢNG KÊ SỐ 4 Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng TK Tên tài khoản Có TK 1521 Có TK 1522 Có TK 1523 Có TK 1524 Có TK 1526 Có TK 153 Tổng cộng 621 Chi phí NVL trực tiếp 15.507.990.156 883.330.467 310.937.119 5.297.881 848.347.973 17.555.903.596 62111 CP Ng. nhiên VLCPX1 53.843.134 21.080.301 74.923.435 62121 CP Ng. nhiên VLCPX2 1.491.183.219 167.182.601 44.505.422 260.735.443 1.963.606.685 62122 CP Ng. nhiên VLPPX2 17.730.742 17.730.742 62131 CP Ng. nhiên VLCPX3 12.632.796.462 561.477.602 193.498.494 587.612.530 13.975.385.088 62132 CP Ng. nhiên VLPPX3 79.219.854 79.219.854 6214 CP Ng. nhiên VL cán 10000 1.330.167.341 797.388 72.933.203 5.297.881 1.409.195.813 6216 CP Ng. nhiên VL chế biến 35.841.979 35.845.979 627 Chi phí sản xuất chung 5.340.253 69.641.881 52.176.128 57.185.711 -320.850 32.045.480 216.068.603 6271 Chi phí chung PX1 19.892.283 17.976.544 10.816.074 48.684.901 6272 Chi phí chung PX2 1.993.814 1.629.948 -320.850 4.252.245 7.555.157 6273 Chi phí chung PX3 14.939.157 29.885.178 9.116.634 53.940.969 6274 Chi phí chung cán 10000 5.340.253 4.900.870 984.233 3.546.590 14.771.946 6275 Chi phí chung PX5 8.529.021 843.308 622.402 9.994.731 6278 Chi phí chung 19.386.736 52.176.128 5.866.500 3.691.535 81.120.899 Tổng cộng 15.513.330.409 952.972.348 363.113.247 62.483.592 848.027.123 32.045.480 17.771.972.199 Kế toán ghi sổ Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng Biểu 40 CÔNG TY GANNG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP BẢNG KÊ SỐ 5 Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 31/07/2006 Đơn vị: Đồng Stt Tên tài khoản Có TK 1521 Có TK 1522 Có TK 1523 Có TK 1524 Có TK 1526 Có TK 153 Tổng cộng 642 Chi phí quản lý DN 1.454.084 2.755.567 4.339.897 8.549.548 6422 CP VL quản lý 1.449.604 2.755.567 4.205.171 6423 CP đồ dùng văn phòng 3.076.313 3.076.313 6428 CP khác 4.480 1.263.584 1.268.064 Tổng cộng 1.454.084 2.755.567 4.339.897 8.549.548 Kế toán ghi sổ Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng Biểu 41 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1521 – Nguyên liệu chính Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 13.129.331.114 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 1368K 12.756.454.683 6.802.483.494 10.721.118.338 15.480.242.130 15.740.549.516 12.540.326.867 10.650.547.070 84.691.722.098 15413 39.865.715 180.880.000 220.745.715 15435 24.286.323 59.864.851 73.392.776 63.231.104 49.940.977 63.108.499 43.004.976 376.829.506 331 1.717.273.360 780.063.811 1.787.972.012 766.854.278 1.145.342.487 1.555.140.253 2.141.628.093 9.894.274.294 PS Nợ 14.498.014.366 7.682.277.871 12.763.363.126 16.310.327.512 16.935.832.980 14.158.575.619 12.835.180.139 95.183.571.613 PS Có 6.690.806.076 14.320.858.235 15.477.102.126 16.264.267.769 14.556.579.744 15.161.177.979 15.513.330.409 97.984.122.338 Dư Nợ 20.936.539.404 14.297.959.040 11.584.220.040 11.630.279.783 14.009.533.019 13.006.930.659 10.328.780.389 10.328.780.389 Dư Có Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 42 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1522 – Nguyên liệu phụ Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 2.448.848.137 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 1368K 46.189.196 632.383.222 801.824.700 592.419.438 115.487.650 1.413.902.925 71.927.027 3.674.134.158 15413 264.600 264.600 331 666.213.577 821.027.844 952.396.976 556.613.568 810.948.988 839.866.647 899.468.587 5.546.536.187 PS Nợ 712.402.773 1.453.411.066 1.754.221.676 1.149.297.606 926.436.638 2.253.769.572 971.395.614 9.220.934.945 PS Có 1.234.876.785 1.359.693.943 1.591.854.969 1.625.307.332 1.455.121.878 1.455.385.528 1.649.189.871 10.371.430.306 Dư Nợ 1.926.374.125 2.020.091.248 2.182.457.955 1.706.448.229 1.177.762.989 1.976.147.033 1.298.352.776 1.298.352.776 Dư Có Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 43 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1523 – Nhiên liệu Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 93.413.906 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 1368K 145.256.333 110.212.943 134.086.300 150.938.616 126.214.097 156.381.518 176.700.833 999.790.640 331 355.528.760 19.637.272 179.261.773 151.518.333 28.183.209 177.532.007 177.092.828 1.088.754.182 PS Nợ 500.785.093 129.850.215 313.348.073 302.456.949 154.397.306 333.913.525 353.793.661 2.088.544.822 PS Có 323.521.587 263.792.446 307.587.869 320.322.926 251.820.218 280.108.204 373.040.579 2.120.193.829 Dư Nợ 270.677.412 136.735.181 142.495.385 124.629.408 27.206.496 81.011.817 61.764.899 61.764.899 Dư Có Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 44 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1524 – Phụ tùng thay thế Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 248.202.140 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 15411 8.882.650 15.748.350 12.091.791 11.506.055 17.901.591 15.381.301 16.877.053 98.388.791 331 15.777.000 11.239.250 116.787.000 30.071.000 29.311.100 58.134.000 48.525.751 309.845.101 PS Nợ 24.659.650 26.987.600 128.878.791 41.577.055 47.212.691 73.515.301 65.402.804 408.233.892 PS Có 22.556.379 31.447.017 188.079.803 29.940.258 141.731.305 76.667.212 61.631.772 552.053.746 Dư Nợ 250.305.411 245.845.994 186.644.982 198.281.779 103.763.165 100.611.254 104.382.286 104.382.286 Dư Có Ngày 31 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 45 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1526 – Phế liệu thu hồi Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 1.190.654.627 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 1368K 9.825.000 10.872.000 20.697.000 15411 163.100.000 169.358.000 549.357.010 110.530.000 264.522.528 63.400.000 226.702.000 1.546.969.538 15412 77.922.800 212.920.000 191.607.000 182.954.800 181.936.000 174.090.950 191.183.850 1.212.615.400 15413 516.172.500 996.971.250 1.172.796.000 1.167.140.300 1.013.799.669 1.083.633.000 1.077.051.070 7.027.563.789 15415 21.316.000 17.520.000 18.980.000 18.291.000 19500.000 9.165.000 14.110.000 118.882.000 15432 81.899.000 97.005.000 38.352.000 15.132.000 90.945.800 3.900.000 91.606.700 418.840.500 15435 7.469.803 15.865.897 16.799.639 16.852.309 16.563.739 16.823.349 14.322.646 104.697.382 1551 80.668.781 -1.901.376 78.767.405 2413 17.862.905 3.456.500 546.100 -320.850 21.544.655 PS Nợ 867.880.103 1.527.503.052 1.991.348.149 1.591.569.190 1.597.092.736 1.360.529.023 1.614.655.416 10.550.577.669 PS Có 517.235.780 1.465.258.374 2.170.621.065 1.517.915.375 1.370.187.082 1.192.043.060 900.828.283 9.134.089.019 Dư Nợ 1.541.298.950 1.603.543.628 1.424.270.712 1.497.924.527 1.724.830.181 1.893.316.144 2.607.143.277 2.607.143.277 Dư Có Biểu 45 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 – Nguyên liệu - vật liệu Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 17.110.449.924 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 1368K 12.947.900.212 7.545.079.659 11.657.029.338 16.223.600.184 15.992.076.263 14.121.483.310 10.899.174.930 117.451.862.941 15411 171.982.650 185.106.350 561.448.801 122.036.055 282.424.119 78.781.301 243.579.053 1.645.358.329 15412 77.922.800 212.920.000 191.607.000 182.954.800 181.936.000 174.090.950 191.183.850 1.212.615.400 15413 516.172.500 1.036.836.965 1.353.676.000 1.167.404.900 1.013.799.669 1.083.633.000 1.077.051.070 7.248.309.504 15415 21.316.000 17.520.000 18.980.000 18.291.000 19500.000 9.165.000 14.110.000 118.882.000 15432 81.899.000 97.005.000 38.352.000 15.132.000 90.945.800 3.900.000 91.606.700 418.840.500 15435 317.756.126 757.730.748 90.192.415 80.083.413 66.504.716 79.931.848 57.327.622 481.526.888 1551 80.668.781 -1.901.376 78.767.405 2413 17.862.905 3.456.500 546.100 -320.850 21.544.655 331 2.754.792.697 1.631.968.177 3.036.417.761 1.505.057.179 2.013.785.784 2.630.672.907 3.266.715.259 16.839.409.764 PS Nợ 16.603.741.985 10.820.029.804 16.951.159.815 19.395.228.312 19.660.972.351 18.180.303.040 15.840.427.634 117.451.862.941 PS Có 8.788.996.607 17.441.050.015 19.735.245.832 19.757.753.660 17.775.440.227 18.165.381.983 18.498.020.914 120.161.889.238 Dư Nợ 24.925.195.302 18.304.175.091 15.520.089.074 15.157.563.726 17.043.095.850 17.058.016.907 14.400.423.627 14.400.423.627 Dư Có 2.6 CÔNG TÁC KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY Công tác kiểm kê nguyên vật liệu được tiến hành hai lần trong một năm. Do chủng loại vật tư của nhà máy đa dạng, số lượng lớn nên việc tiến hành kiểm kê một cách toàn diện không những kiểm tra về mặt số lượng mà còn kiểm tra về mặt chất lượng của từng loại nguyên vật liệu có trong kho. Mọi biên bản kiểm kê đều được ghi vào “ Biên bản kiểm kê ”. Biên bản này được lập theo từng thứ tự vật liệu, theo từng danh điểm và từng kho bảo quản. Trong đó ghi rõ danh điểm vật tư, tên vật tư đơn vị tính, đơn giá, số lượng tồn kho thức tế, số lượng trên sổ sách, chênh lệch số lượng kém phẩm chất, thành tiền của từng thứ tự vật liệu. Cuối mỗi kỳ kiểm kê, kế toán nguyên vật liệu tập hợp kết quả và nhập số liệu vào máy vi tính. Ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép định kỳ 6 tháng tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu để phát hiện và xử lý chênh lệch giữa số tồn kho thực tế và số tồn trên sổ sách, đồng thời rút ra những kinh nghiệm, bổ sung các biện pháp đêee không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý kho vật tư. Biên bản kiểm kê bao gồm 3 người: 1 thủ kho, 1 thống kê ( nhân viên phòng vật tư ), 1 kế toán ( kế toán nguyên vật liệu ). Kết quả kiểm kê được ghi vào biên bản kiểm kê do phòng vật tư lập. Cuối kỳ kiểm kê biên bản kiểm kê được gửi về phòng kế toán. Kế toán tập hợp số liệu tính giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại: Chênh lệch thừa thiếu = Số lượng tồn kho kiểm kê - Số lượng tồn kho sổ sách Biẻu 47 Đơn vị: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Địa chỉ:……….. Mẫu số : 08 – VT Ban hành theo quyết định số 186 – TC/ CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ - Thời điểm kiểm kê……giờ…..ngày……tháng……..năm - Ban kiểm kê gồm: Ông, bà: trưởng ban Ông, bà: Uỷ viên Ông, bà: Uỷ viên - Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây: STT Tên nhãn liệu vật tư Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Thừa Thiếu Tốt Kém phẩm chât Phẩm chất tôt Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưỏng Thủ kho Trưởng ban kiểm kê Căn cứ vảo biên bản kiểm kê. Hội đồng kiểm kê của nhà máy sẽ đưa ra kết quả sử lý, tuỳ thuộc vào số lượng hao hụt. Kế toán nguyên vật liệu dựa vào kết quả trên để ghi sổ + Thừa phát hiện khi liểm kê Nợ TK 152 Có TK 3381 + Thiếu phát hiện khi kiểm kê - Thiếu trong định mức: Nợ TK 642: Trị giá thiếu hụt trong định mức Có TK 152 - Thiếu hụt ngoài định mức: Nợ TK 1388 Có TK 152 Nhận xét: Kết quả kiểm kê cho thấy nhà máy đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và hạch toán vật tư nhập kho, xuất dùng, giữa kế toán và thủ kho. Hệ thống kho tàng được bố trí, bảo quản hợp lý an toàn PHẦN 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG Ngay từ khi mới thành lập Công ty Gang Thép đến nay, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Nhà máy đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm của nhà máy ngày càng có uy tín trên thị trường trong đó công tác quản lý chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện góp một phần đáng kể để đạt được những thành tích đó. Trong những năm tới, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép có những định hướng rất tích cực như: Kiện toàn bộ máy tổ chức khoa học và chặt chẽ, mở rộng cải tạo dây chuyền, lựa chọn những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác…..nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm của Nhà máy rất đa dạng không những đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các đơn vị nội bộ mà còn tiêu thụ cả ngoài công ty, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, luôn giữ được uy tín với khách hàng về chất lượng, mẫu mã cũng như số lượng sản phẩm. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà máy luôn cố gắng vươn lên và đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường như hiện nay. Tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà máy Cùng với sự phát triển của nhà máy, công tác kế toán của phòng kế toán thống kê cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quy mô sản xuất của nhà máy. 3.1.1 Bộ máy kế toán của nhà máy Với đắc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy, với tình hình phân cấp quản lý, khối lượng công việc nhiều …bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của công việc và phát huy được năng nực chuyên môn của từng người. Bên cạnh đó, để thích ứng với yêu cầu của xã hội, đòi hỏi của thị trường, nhà máy đã không ngừng tổ chức cho các kế toán viên đi học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của từng người, đảm bảo lợi ích cho toàn nhà máy. Với hình thức tổ chức như vậy, bộ máy kế toán đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu hạch toán để cung cấp những thông tin cần thiết cho giám đốc như: Tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, thu nhập và cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 3.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán Hiện nay nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với trình độ hạch toán và mô hình sản xuất kinh doanh lớn của Nhà máy là nhiều mặt hàng, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ sách, nhật ký, bảng biểu kế toán được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời dễ kiểm tra đối chiếu. Giúp cho kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán. 3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Nền sản xuất xã hội luôn có sự vận động và phát triển không ngừng do sự tác động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cùng với sự vận động này cơ chế quản lý cũng phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ở nước ta, Đảng và Nhà Nước đã tiến hành công cuộc cải cách cơ chế quản lý ngay sau khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Hạch toán kế toán là một bộ phận của hệ thống công cụ quản lý Nhà Nước trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Nhà Nước cho phép các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật nên hạch toán kế toán càng có vai trò quan trọng. Cùng với sự thay đổi về quản lý kinh tế, hạch toán kế toán cũng chụi sự chi phối cần đổi mới hoàn thiện. Hạch toán tốt nguyên vật liệu sẽ đảm bảo việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất. Kiểm tra giám sát việc chấp hành định mức, dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu ngăn ngừa các hiện tượng mất mát lãng phí, đồng thời giảm chi phí hạ giá thành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiện nay trên thực tế, công tác hạch toán nguyên vật liệu vẫn còn phức tạp cồng kềnh cần được giảm bớt. Vì vậy, các doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình cần có các biện pháp quản lý, hạch toán theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ quy định. Công cuộc cải cách chế độ kế toán ở nước ta theo quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/1/1995 đã đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán trong tình hình mới và phù hợp với chuẩn mực thông lệ quốc tế. Do điều kiện nước ta đi sau nên chúng ta đã tận dụng được những kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng chế độ kế toán phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tế ở từng doanh nghiệp không tránh khỏi có những sai sót, do vậy công tác hoàn thiện tổ chức hạch toán là vô cùng cần thiết với tất cả các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨCC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Trong các nhà máy của Công Ty Gang Thép Thái Nguyên nói chung và Nhà máy Cơ Khí Gang Thép nói riêng với sản phẩm đa dạng và sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu đầu vào nên chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng và ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm nên nhà máy đã quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua, bảo quản đến khâu sử dụng & đã áp dụng theo đúng chế độ kế toán mới để hạch toán nguyên vật liệu tại nhà máy. Qua thời gian thực tập, vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác hạch toán nguyên vật liệu, em thấy công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Nhà Máy Cơ Khí Gang Thép có những ưu điểm, nhược điểm sau 3.2.1 Ưu điểm 3.3.1.1 Công tác quản lý nguyên vật liệu Nhà máy quản lý nguyên vật liệu theo kho, theo mã vật tư tạo điều kiện cho phòng vật tư dễ quản lý và kiểm tra vật tư nhập xuất tồn kho để từ đó phòng vật tư có thể lập ra kế hoạch mua cho hợp lý. Việc quản lý vật tư một cách khoa học chặt chẽ, dễ kiểm tra này tạo điều kiện cho thuận lợi cho kế toán vật tư trong hạch toán, dễ đối chiếu và phát hiện kịp thời những vật tư nào thiếu hay thừa để từ đó có quyết định sử lý nhanh chóng cụ thể: + Công tác tổ chức thu mua: Nhà máy giao nhiệm vụ tìm và mua vật một cách cụ thể cho phòng vật tư đảm nhiệm với đội ngũ cán bộ vật tư hoạt bát, nhanh nhẹn tháo vát trong công việc, nắm bắt biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường nhằm thu mua vật tư, cung cấp đầy đủ kịp thời vật liệu cho sản xuất. Vật tư chủ yếu nhà máy sử dụng là nhập mua của các đơn vị nội bộ trong Công ty, số lượng nhập kho theo sự điều động và giá quy định của Công ty đặt ra trên cơ sở Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất mà nhà máy lập ra nên thuận lợi cho nhà máy trong việc tìm nguồn cung cấp vật tư và tham khảo giá cả thị trường khi mua vật tư. Quản lý tốt khâu thu mua thông qua việc quản lý hoá đơn, chứng từ thu mua. + Công tác dự trữ bảo quản vật tư: Nhà máy đã xác định lượng vật liệu dự trữ nhằm đảm bảo cho sản xuất, vừa không gây ứ đọng vốn kinh doanh của nhà máy. Nhà máy đã xây dựng, quy hoạch hệ thống kho vật liệu khá tốt, phù hợp với quy mô sản xuất của nhà máy, phương án bảo vệ nghiêm ngặt, khắc phục được tình hình thất thoát nguyên vật liệu. + Công tác sử dụng vật tư: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu ở các phân xưởng đều được kiểm tra, xét duyệt trên cơ sở kế hoạch sản xuất đã được lập. Khi có nhu cầu sử dụng, phòng vật tư xem xét tính hợp lý hợp lệ của các giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu để duyệt và viết phiếu xuất kho một cách nhanh tiết kiệm nhất. Như vậy, nhà máy đã quản nguyên vật liệu đưa vào sản xuất một cách chặt chẽ nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm 3.3.1.2 Công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu được tiến hành khá nề nếp theo một quy trình từ khâu luân chuyển chứng từ kế toán đến việc ghi chép sổ sách kế toán chặt chẽ, thể hiện nhiều điểm sáng tạo trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Các số liệu trên các sổ có tính đối chiếu cao. + Về công tác tính giá nguyên vật liệu xuất kho Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho mà nhà máy đang áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền phù hợp với tình hình biến động thường xuyên liên tục vật tư của nhà máy + Về cách luân chuyển chứng từ Cách luân chuyển chứng từ được tiến hành chặt chẽ đã tạo điều kiện theo dõi đối chiếu một cách chính xác và khoa học các nghiệp vụ nhập xuất kho vật tư giữa các đơn vị sản xuất, phòng kế toán. Dựa vào đó, kế toán nguyên vật liệu có thể hạch toán chính xác các nghiệp vụ nhập - xuất nguyên vật liệu và phòng vật tư có thể có được những thông tin kịp thời để lập kế hoạch mua vật tư đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong kỳ. + Về công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, nhà máy đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Phương pháp này thuận tiện cho cho công tác hạch toán nguyên vật liệu tại phòng kế toán bằng kế toán máy (theo dõi cả về số lượng & giá trị) vừa giảm nhẹ được công việc của thủ kho ở kho. + Về công tác hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu - Kế toán sử dụng tài khoản theo đúng chế độ kế toán, kế toán vật tư mở tài khoản NVL theo kho vật tư và quản lý vật tư theo mã vật tư. Mở tài khoản ngắn gọn, mở theo cách phân loại và theo công dụng của vật tư giúp kế toán dễ hạch toán, định khoản và vào sổ kế toán - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc vận dụng hạch toán này là phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xưyên tình hình biến động vật tư. - Đặc biệt, trong hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã sử dụng phần mền kế toán trong hạch toán. Việc sử dụng phần mền kế toán đã góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán, đồng thời đem lại độ chính xác cao cho công tác tính giá nguyên vật liệu Như vậy, những điểm mạnh về tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu nêu trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. 3.2.1 Hạn chế Trong tháng 7 mức tồn kho của các nguyên vât liệu đều giảm mạnh so với đầu năm. Tuy nhiên, số lượng nhiên liệu tồn kho quá ít sẽ có thể dẫn đến tình trạng không cung cấp kịp thời nhiên liệu cho sản xuất. Trong khi số lượng phế liệu thu hồi tồn kho lại nhiều. Dẫn đến sự dự trữ nguyên vật liệu tồn kho không đồng đều. Do vậy nhà máy cần xem xét vấn đề này để đảm bảo mức dự trữ giữa các vật liệu một cách tỷ lệ đồng đếu phù hợp, bởi vì dữ trữ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho một đơn vị sản xuất kinh doanh, dự trữ vật tư phù hợp có thể đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời cho cả sản xuất cũng như ngay cả trong điều kiện bất thường xảy ra như: hoả hoạn, hỏng, mất , mát, vật liệu thiếu chất lượng …. - Khi sử dụng vật liệu mua nội bộ của công ty đặt ra, trên cơ sở công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất mà nhà máy lập ra. Điều này sẽ không thuận lợi cho nhà máy trong việc quyết định giá vật tư mua nội bộ và số lượng vật liệu nhập kho trong tháng - Nhà máy chỉ được sử dụng vật liệu mua ngoài nếu trong các nhà máy trong Công ty không cung cấp được. Điều này hạn chế nhà máy trong việc đi tìm được những vật liệu có chất lượng cao mà giá cả hợp lý. - Trong tính giá xuất kho vật liệu, kế toán áp dụng tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền nên việc tính giá xuất kho sẽ bị dồn vào cuối tháng dẫn đến việc tập hợpchi phí nguyên vật liệu cũng bị dồn vào cuối tháng nên cuối tháng mới xác định được chi phí nguyên vật liệu để tính ra giá thành sản phẩm. - Cuối tháng khi hàng còn đang đi đường, ở nhà máy không hạch toán vào TK 151 để theo dõi mà chờ đến khi hàng về mới làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán, điều này chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành - Trong điều kiện nền kinh trế hiện nay giá cả của nhiều mặt hàng thường xuyên biến động, Nhà máy chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nếu gặp phải tình huống giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động lớn. 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Với góc độ là một sinh viên thực tập em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần nhỏ bé vào công việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà Máy Cơ Khí Gang Thép như sau: Nhà máy có thể nên chú ý đến việc lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng hợp lý hơn để tổ chức lập kế hoạch nhu cầu chi tiết dự trữ vật tư và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất một cách phù hợp đảm bảo cung cấp, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời như: Xác định rõ định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm cho từng phân xưởng, xây dựng chính xác kế hoạch sản xuất sản phẩm, các dự toán, các phương án sử dụng nguyên vật liệu cho từng phân xưởng sản xuất. 3.4.1 Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 3.4.1.1 Lập phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất Về giao nhận chứng từ giữa thủ kho và kế toán: Vì nguyên vật liệu của nhà máy phải nhập xuất làm nhiều lần nên số lượng chứng từ về nhập xuất nguyên vật liệu ở nhà máy tương đối nhiều, để nâng cao trách nhiệm bảo quản chứng từ, có cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm khi chứng từ bị mất, nhà máy nên lập sổ giao nhận chứng từ. Mấu phiếu giao nhận chứng từ có thể lập như sau: PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ Từ ngày … đến ngày STT Mã vật tư Tên vật tư Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Ghi chú Người giao Người nhận 3.4.1.2 Lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức Làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra việc sử dụng vật tư theo hạn mức. Phiếu này dùng cho một loại vật tư hay nhiều loại vật tư Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật tư được duyệt trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm Hạn mức được duyệt = Số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong tháng x Định mức sử dụng vật tư cho một đơn vị sản phẩm Số lượng thực xuất trọng tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lượng thực xuất từng lần. Phụ trách bộ phận quản lý vật tư căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức sử dụng vật tư cho một đơn vị sản phẩm để xác định hạn mức được duyêt trong tháng cho từng bộ phận sử dụng Biểu 48 Đơn vị: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP THÁI NGUYÊN Địa chỉ:……………. Mẫu số: 05 – VT Ban hành theo quyết định số: 186 – TC/CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC Số: …………… Nợ: Có: PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Ngày ….tháng…..năm….… Bộ phận sử dụng: Lý do xuất : Xuất tại kho: Stt Tên nhãn hiệu vật tư Mã số ĐVT Hạn mức được duyệt trong tháng Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày Ngày Ngày Cộng A B C D 1 2 3 4 5 6 7 Cộng x x x x x x x x x Người ký nhận Ngày ….. tháng……năm…… Phụ trách bộ phận sử dụng ( Ký, họ tên ) Phụ trách cung tiêu ( Ký, họ tên ) Thủ kho ( Ký, họ tên ) 3.4.1.3 Lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng. Làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện mức sử dụng vật tư Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở đơn vị sử dụng được phân thành hai loại + Nếu vật tư không cần sử dụng nữa thì lập phiếu nhập kho và nộp lại kho + Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biểu 49 Đơn vị: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP THÁI NGUYÊN Địa chỉ:……………. Mẫu số: 05 – VT Ban hành theo quyết định số: 186 – TC/CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC Số: …………… PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ Ngày …. Tháng….năm….. Bộ phận sử dụng: STT Tên mhãn hiệu vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng A B C D 1 2 Phụ trách bộ phận sử dụng ( Ký, họ tên ) 3.4.1.4 Công tác hạch toán hàng đi đường Việc hạch toán hàng đi đường chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành. Nhà máy cần mở TK 151 để theo dõi. Khi nhận được hoá đơn của người bán nhưng hàng chưa về đến nhà máy, kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ hàng đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì làm thủ tục nhập kho bình thường. Nhưng đến cuối tháng hàng chưa về, kế toán căn cứ vào hoá đơn, hợp đồng mua hàng ghi Nợ TK 151: Nợ TK 133: Có TK 331: Và ghi chép trên nhật ký chứng từ số 6 Tháng sau khi hàng về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152: Có TK 151: VD: Ngày 26/07/2006 Nhà máy mua ống thép của cửa hàng Hoàng Quốc Hải nhận được hoá đơn sau: Mẫu số: 01 GTKT – 3ll CD/00- B HOÁ ĐƠN ( GTGT ) Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 26 tháng 7 năm 2006 NO: 092227 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng thép Trần Quốc Hải Địa chỉ: 38 Trần Khát Chân – Hà Nội Số TK: 060 – 0036.0908 - Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Điện thoai: …………. MST: 01002638091 Họ tên người mua hàng: Hoàng Văn Tú Đơn vị: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên Địa chỉ: Cam Giá – Thái Nguyên - Số TK: 710A – 00130 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 4600100155005 STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá ( đồng ) Thành tiền ( đồng ) A B C 1 2 3 = 2x1 1 Ống thép không hàn kg 1630 11.904 19.403.520 Cộng tiền hàng 19.403.520 Thuế suất thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT 970.176 Tổng cộng tiền thanh toán 20.373.696 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi triệu ba trăm bảy mươi ba nghìn sáu trăm chín mươi sáu đồng Người mua hàng ( Ký, họ tên ) Người bán hàng ( Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Nhưng do xe vận chuyển của cửa hàng bị hỏng trên đường vì vật đến cuối tháng vẫn hàng vẫn chưa về. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi Nợ Tk 151: 19.403.520 Nợ TK 1331: 970.176 Có TK331: 20.373.696 Và ghi vào nhật ký chứng từ số 6. Đến cuối tháng hàng về đến nhà máy. Phòng vật tư viết phiếu nhập kho số 42 ngày 3/08/2006. Kế toán ghi bút toán Nợ TK 1521: 19.403.520 Có Tk 151: 19.403.520 NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP NHẬTKÝ CHỨNG TỪ SỐ 6 Ghi có TK 151 – Hàng mua đang đi đường Tháng 08/2006 Stt Diễn giải Số dư đầu tháng Hoá đơn Phiếu nhập Ghi có TK 151, ghi Nợ các TK Số dư cuối tháng SH NT SH NT 152 … Cộng 1 Mua ống thép 19.403.520 92227 26/7 42 6/8 Đã ghi sổ cái, ngày… tháng….. năm …… Kế toán ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Kế, họ tên) 3.4.1.5 Lập dự phòg giảm giá hàng tồn kho Nhà máy cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Xét về phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà bảng cân đối kế toán của nhà máy phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản - Xét về phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá, nhà máy có thể tích luỹ được một số vốn. Số vốn này được bù đắp các khoản giảm giá hàng tồn kho thực sự phát sinh. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của nhà máy tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thật sự - Việc trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có điều kiện sau: + Nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán + Có chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn tồn kho Phương pháp xác định mức dự phòng hàng tồn kho Mức dự phòng giảm giá cần lập cho từng loại tồn kho i = Số lượng hàng tồn kho cuối niên độ loại i x Giá đơn vị thực tế ghi sổ của vật liệu i - Giá đơn vị thực tế trên thi trường của vật liệu i Tài khoản được sử dụng để hạch toán là TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn Phương pháp hạch toán: Cuối niên độ kế toán hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập năm trước Nợ TK 159: Có TK 711 Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới Nợ TK 642 Có TK 159 3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Trong quá trình sản xuất của nhà máy giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn nhà máy. Để công tác quản lý nguyên vật liệu ngày càng tốt hơn, nhà máy cần phải thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Trên cơ sở các kết quả phân tích đó, nhà máy có hướng điều chỉnh kế hoạch, tìm ra các biện pháp kịp thời để phát huy những mặt tốt khắc phục những mặt còn hạn chế , không ngừng nâng cao hiệi quả của công tác quản lý nguyên vật liệu. Việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu có thể dựa trên một số chỉ tiêu sau đây: Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm: Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu cần xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối. Quy ước: Chỉ số 1: kỳ thực hiện Chỉ số k: kỳ kế hoạch + Mức biến động tuyệt đối : Số tương đối = M1 x 100% Mk Số tuyệt đối: DM=M1-Mk Kết quả tính toán trên cho thấy khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm. Việc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu tốt hay xấu. + Mức biến động tương đối: Số tương đối = M1 x 100% M k x Q1 Qk Số tuyệt đối = DM=M1-Mk x Q1/Qk Kết quả tính toán phản ánh lúc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí. - Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho đơn vị sản xuất sản phẩm: Sản phẩm của Công ty được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Vì vậy lúc chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu từng loại cho từng mức sản phẩm (mi) và giá đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm (si). + Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: mi = ki + fi + hi ki: Trọng lượng tịnh của sản phẩm fi: Mức phế liệu bình quân một sản phẩm hi: Mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng bình quân của đơn vị sản phẩm hoàn thành. Mức tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: Dm = m1 - mk = (k1 - kk )+ (f1 - fk) + (h1 - hk) Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: Dm = Smi1si1 - mi1sik + Ảnh hưởng của nhân tố giá đơn vị nguyên vật liệu: Dm = (si1 - sik ) mik Qua kết quả phân tích trên đây giúp cho Công ty xác định rõ nguyên nhân làm thay đổi mức chi phí cho sản xuất đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, đây là nhân tố cơ bản để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. - Phân tích hệ số quay kho vật tư của thực tế so với kế hoạch: Hệ số quay kho vật tư = Giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ Giá trị vật tư bình quân vật tư tồn kho Hệ số này càng lớn thì số vốn lưu động quay càng nhiều, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Trên dây là một số ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, có thế giải pháp đề của em chưa đầy đủ, chưa phải là tối ưu, em rất mong được nhà máy tham khảo. KẾT LUẬN Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho nhà máy. Quá trình thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức tiếp thu ở trường vào thực tế. Với bài học thực tế đã tích luỹ trong thời gian thực tập tại nhà máy đã giúp em củng cố nắm vững kiến thức đã học trên lớp. Trên cơ sở lý luận và thực tế đó với lòng mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Song công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là một lĩnh vực khá rộng, bên cạnh đó do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn. Trong thời gian thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán của nhà máy. Đồng thời được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Th. S Lê Kim Ngọc đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Sinh viên thực hiện Lê Hải Yến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32887.doc
Tài liệu liên quan