Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Phúc Hưng

Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường đã trở thành đòn bẩy hết sức hữu hiệu đối với sự vận động của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế “mở”. Chính vì vậy mà điều quan trọng trước tiên đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đó là uy tín và chất lượng sản phẩm. Có được như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và có được thị phần của mình trên thị trường. Song để tạo được uy tín và chất lượng sản phẩm chúng ta cần phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại. Đối với công ty xây dựng nói chung và Công ty TNHH Phúc Hưng nói riêng, vấn đề có ý nghĩa sống còn và đặc biệt quan trọng, và mối quan tâm hàng đầu hiện nay là phải đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến để đảm bảo thi công các công trình mới. Và đó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp có thể tham gia vào đấu thầu xây lắp, tạo vị thế cho doanh nghiệp có thêm sức cạnh tranh.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Phúc Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó được bù đắp dưới hình thái giá trị mỗi khi sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ. Qua đó cho thấy vai trò của TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Phúc Hưng nói riêng là rất cần thiết. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Phúc Hưng dù ở bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có TSCĐ nhất định. Nó là điều kiện tiền đề cho sự ra phát triển và là cơ sở để nâng cao năng suất lao động đồng thời giúp công ty mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì TSCĐ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Có TSCĐ tốt và hợp lý thì nó sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất và đàm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục. chính vì thế mà Công ty TNHH Phúc Hưng đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao vai trò của TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình ngày một tốt hơn. 2.3. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại công ty. 2.3.1. Phân loại TSCĐ tại công ty. TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Để thuận tiện cho việc hạch toán quản lý TSCĐ và tính toán mức khấu hao cho từng nhóm TSCĐ, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ của Công ty theo những tiêu thức sau: Phân loại theo nguồn hình thành: - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung: 1.091.35.960đ, chiếm 21,34% - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng: 288.571.429đ, chiếm 5,64% - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn góp: 3.000.000.000đ, chiếm 73,02% Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật: STT Tài sản Nguyên giá I TSCĐ hữu hình 4.814.363.194 1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.959.932.000 2 Máy móc, thiết bị 69.599.047 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.685.151.035 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 99.681.112 II TSCĐ thuê tài chính 0 III TSCĐ vô hình 300.000.000 1 Chí phí vì lợi thế thương nghiệp 300.000.000 Cộng 5.114.363.194 2.3.2. Đánh giá TSCĐ. TSCĐ của Công ty là bộ phận chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện năng lực, tình hình tài chính của công ty. Vì vậy việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa to lớn trong công tác hạch toán, tính toán khấu hao và trong việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đánh giá đúng đắn giá trị của TSCĐ sẽ đánh giá đúng về quy mô, năng lực và tình hình tài chính của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hiện nay công ty thực hiện đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theo Nguyên giá và đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Tuỳ từng trường hợp tăng TSCĐ khác nhau mà TSCĐ được đánh giá theo những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá TSCĐ luôn phải đảm bảo theo nguyên tắc giá phí. Ví dụ: Ngày 01/12/2007, Công ty TNHH Phúc Hưng mua mới một máy cắt thép ( phục vụ cho các đội) Giá mua ( chưa có thuế GTGT) : 12.450.000đ Chi phí vận chuyển: 500.000đ Thuế GTGT 10% Máy đã được bàn giao và đưa vào sử dụng. Căn cứ vào nghiệp vụ trên, nguyên giá của TSCĐ được xác định như sau: Nguyên giá =12.450.000 +500.000 =12.950.000đ Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSCĐ được đưa vào sử dụng và chúng bị hao mòn và hư hỏng dần. Để bù đắp giá trị hao mòn trong quá trình đó, công ty phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ là số tiền khấu hao. Như vậy, đánh giá lại TSCĐ theo giá trị còn lại nghĩa là xác định giá trị hiện có của TSCĐ. Việc đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp cho nhà quản lý thấy được hiện trạng kỹ thuật, năng lực hiện có của mình. Từ đó có biện pháp, cách thức, quyết định đầu tư, cải tiến nâng cấp năng lực TSCĐ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Máy trộn bê tông 200L Nguyên giá: 19.600.000đ Khấu hao luỹ kế : ( tính đến ngày 31/12/2007): 17.045.719đ Giá trị còn lại =Nguyên giá- khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại =19.600.000 - 17.045.719đ =2.554.281đ 2.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán TSCĐ ở Công ty TSCĐ của Công ty tăng lên chủ yếu do mua sắm và được đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung, và tín dụng. Khi có nhu cầu mua sắm TSCĐ phục vụ cho hoạt động thì các đơn vị, bộ phận phải lập tờ trình xin mua gửi đến Giám đốc Công ty. Khi nhận được tờ trình xin mua TSCĐ, Giám đốc trên cơ sở xem xét các thông tin sau đó gửi quyết định xuống phòng kế toán, lấy giấy báo giá và tiến hành mua mới. Sau khi được giám đốc ký duyệt mới được phép mua TSCĐ đó. Căn cứ vào tờ trình xin mua, công văn chấp nhận, biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn chứng từ... Các chứng từ kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01-TSCĐ) Thẻ TSCĐ (Mẫu 02-TSCĐ) Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu 03-TSCĐ) Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ( Mẫu 04-TSCĐ). Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( Mẫu 05-TSCĐ) Các quyết định, giấy tờ trình về mua, thanh lý, nhượng bán, về đầu tư XDCB. Quyết định về đánh giá hoặc kiểm kê TSCĐ. Hợp đồng mua bán và các giấy tờ liên quan khác. 2.5. Tổ chức Công tác kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty. TSCĐ trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, hơn nữa, TSCĐ của Công ty rất phong phú, đa dạng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ biến đổi liên tục, các nghiệp vụ phát sinh nhiều. Vì vậy, để đảm bảo cho việc quản lý TSCĐ một cách tối đa thì kế toán cần theo dõi chặt chẽ và phản ánh chi tiết từng trường hợp biến động của TSCĐ. Công tác hạch toán kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty được thực hiện ở phòng Tài Chính kế toán của Công ty. DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÔNG TY THỰC TẾ ĐANG SỬ DỤNG Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC, bao gồm: TT Tên hệ thống chứng từ Mã số Ghi chú 1 Bảng thanh toán lương 02-LĐTL 2 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL 3 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL 4 Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán 09-LĐTL 5 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL 6 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 11-LĐTL 7 Phiếu xuất kho 02-VT 8 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 01-VT 9 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá 05-VT 10 Bảng kê mua khác 06-VT 11 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT 12 Giấy thanh toán tạm ứng 01-TT 13 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT 14 Bảng kê kiểm quỹ 08B-TT 15 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ 16 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ 17 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ 18 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ 19 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ 20 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL 21 Phiếu nhập kho 01-VT 22 Giấy đi đường 04-LĐTL 23 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá 03-VT 24 Bảng chấm công 01A-LĐTL 25 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL 26 Bảng kiểm kê quỹ 08a-TT Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán tại Công ty. - Danh mục tài khoản kế toán Công ty thực tế sử dụng TT Tài khoản Tài khoản Tên tài khoản 1 111 1111 Tiền Việt Nam 2 112 1121 Tiền gửi ngân hàng 3 113 1131 Tiền đang chuyển ( tiền việt nam) 4 131 1311 Phải thu khách hàng 5 133 1331 Thuế GTGT được khấu trừ 6 138 1388 Phải thu khác 7 141 Tạm ứng 8 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 9 152 Nguyên vật liệu 10 153 Công cụ dụng cụ 11 154 Chi phí sản xuất kinh doanh 12 156 Giá mua hàng 13 157 Hàng gửi bán 14 211 2111 Nhà cửa vật kiến trúc 211 2112 Máy móc thiết bị 211 2113 Phương tiện vận tải truyền dẫn 211 2114 Thiết bị công cụ quản lý 15 214 2141 Hao mòn TSCĐ 16 3241 2411 Mua sắm TSCĐ 17 241 2412 Xây dựng cơ bản dở dang 241 2412 chi phí xây dựng cơ bản dở dang 311 vay ngắn hạn 315 nợ dài hạn đến hạn phải trả 331 phải trả người bán 333 3331 Thuế GTGT phải nộp 333 3338 các loại thuế khác 334 phải trả công nhân viên 338 phải trả, phải nộp khác 341 vay dài hạn 343 nợi dài hạn 411 Nguồn vốn kinh doanh 421 Lợi nhuận chưa phân phối 431 Quỹ khen thưởng 441 Nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 466 nguồn hình thành TSCĐ 511 Chi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 515 doanh thu hoạt động tài chính 621 chi phí nguyên vật liệu 622 chi phí nhân công 623 chi phí máy thi công 641 chi phí bán hàng 642 chi phí quản lý doanh nghiệp 811 Chi phí khác 911 Xác định kết quả kinh doanh 2.6. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ tại Công ty. Trong công ty, khi có các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phát sinh, trước hết phòng QLVTCG tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật, năng lực hoạt động của tài sản, nghiệm thu và lập biên bản bàn giao, lập hồ sơ tăng, giảm TSCĐ. Sau đó gửi hồ sơ TSCĐ cùng các chứng từ, hoá đơn liên quan về phòng tài chính- kế toán, phòng tài chính- kế toán TSCĐ căn cứ vào đó để hoạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ, số liệu, chứng từ nhận được liên quan đến tài sản tăng, kế toán xác định khối lượng ghi TSCĐ và đánh ký hiệu, mã hiệu cho tài sản, sau đó mở thẻ TSCĐ để hạch toán cho từng đối tượng TSCĐ theo mẫu quy định. Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán để theo dõi TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Đối với tài sản giảm, kế toán phải xác định đối tượng ghi TSCĐ nào bị giảm, lấy thẻ TSCĐ bị giảm để ghi những nội dung có liên quan và sắp xếp sang hồ sơ riêng để ghi giảm. Ghi giảm vào sổ TSCĐ Sổ TSCĐ được lập cho toàn công ty một quyển. Sau khi kế toán tập hợp thẻ TSCĐ và đăng ký vào sổ TSCĐ đồng thời tiến hành ghi vào sổ tăng, giảm TSCĐ. Ví dụ: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Yên Bái Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty TNHH Phúc Hưng Độc lập-Tự do- Hạnh phúc Số: 05/HĐTM HỢP ĐỒNG KINH TẾ V/Việc thuê máy móc thiết bị Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội Đồng Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 25 tháng 09 năm 1989 Căn cứ vào nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về HĐKT. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi bên. Hôm nay ngày 25 tháng 05 năm 2007 tại Công ty TNHH Phúc Hưng Địa chỉ :Tổ 5-TT Yên Thế- Lục Yên- Yên Bái chúng tôi gồm có: Đại diện bên A ( Cho thuê máy móc thiết bị) : Công ty TNHH Đại Lục 1.Ông: Nguyễn Văn Việt Chức vụ: Giám Đốc Địa chỉ : Tổ 4 thị trấn Yên Thế -Huyện Lục Yên Điện thoại : 029 845 451 Đại diện bên B (Thuê máy móc thiết bị) : Công ty TNHH Phúc Hưng 1.Ông Kiều Công Ngũ Chức vụ : Giám Đốc Tài Khoản số: 42110101021 tại ngân hàng No $ PTNT huyện Lục Yên. Điện thoại: 029 845 370- 0913 251 619 FAX: 029 846 536 Hai bên thoả thuận ký hợp đồng với nội dung và các điều khoản sau: Điều I: Bên A đồng ý cho thuê và bên B đồng ý nhận thuê số lượng và giá cả máy móc thiết bị cụ thể như sau: TT TÊN TÀI SẢN ĐVT SL CHẤT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TRÊN 1 ca (8.0h ) 1 Máy trộn vứa ATKT 180 L cái 2 tốt 275.000 2 Máy đầm dùi 3 pha cái 1 tốt 175.000 3 Đầm bàn cái 2 tốt 260.000 4 Máy khoan đá hơi ép cái 1 tốt 470.000 5 Tời điện cái 2 tốt 110.000 6 Máy bơm cái 2 tốt 70.000 7 Máy xẻ gỗ cái 2 tốt 115.000 8 Máy hàn TQ cái 2 tốt 90.000 9 Máy nắn cắt sắt cái 2 tốt 30.000 10 Thiết bị kiểm tra độ sụt vữa BT cái 1 tốt 60.000 11 Máy kinh vĩ cái 1 tốt 45.000 12 Khuân mẫu BT vữa cái 1 tốt 50.000 13 Máy kiểm tra điện trở thu xét tiếp địa cái 1 tốt 55.000 -Đơn giá trên đã có VAT Điều II: Trách nhiệm của mỗi bên: 1.Trách nhiệm cho thuê: Bên A Giao máy móc thiết bị và công nhân vận hành máy móc cho bên B thuê đủ và đúng số lượng hợp đồng, máy móc thiết bị phải đảm bảo tính năng hoạt động tốt đủ để sản xuất. Tự túc nhiên liệu và thay thế phụ tùng. 1.Trách nhiệm bên nhận thuê: -Có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị trong khi sử dụng, không để hư hỏng , mất mát. -Thanh toán tiền thuê trên ca máy theo khối lượng hoạt động thực tế, được cụ thể của cán bộ kỹ thuật tại hiện trường. Điều III: Những điều khoản Chung. -Hai bên cam kết thực hiện tốt những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có pháp lý ngang nhau. Đại Diện Bên Thuê Đại Diện Bên Cho Thuê Giám Đốc Giám Đốc Kiều Công Ngũ Nguyễn Văn Việt BẢNG KIỂM KÊ THỰC TẾ MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG NHÀ THẦU ĐI THUÊ ĐỂ THI CÔNG CÔNG TRÌNH STT Tên Tài Sản Đơn vị tính Số lượng Chất lượng thực tế 1 Máy trộn vữa ATKT 180L cái 2 tốt 2 Máy đâm dùi 3 pha cái 1 tốt 3 Đầm bàn cái 2 tốt 4 Máy khoan đá hơi ép cái 1 tốt 5 Tời điện cái 2 tốt 6 Máy bơm cái 2 tốt 7 Máy xẻ gỗ cái 2 tốt 8 Máy hàn TQ cái 2 tốt 9 Máy nắn cắt sắt cái 2 tốt 10 Thiết bị kiểm tra độ sụt vữa BT cái 1 tốt 11 Máy kinh vĩ cái 1 tốt 12 Khuân mẫu BT vữa cái 1 tốt 13 Máy kiểm tra điện trở thu sét tiếp địa cái 1 tốt Lục Yên, ngày 30 tháng 5 năm 2007 Đại Diện Bên Cho Thuê Đại Diện Bên Thuê Giám Đốc Giám Đốc Nguyễn Văn Việt Kiều Công Ngũ 2.6.1.Kế toán chi tiết tăng TSCĐ - Khi có chứng từ tăng tài sản cố định như: Hoá đơn của người bán hàng, biên bản giao nhận tài sản cố định, chứng từ về chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử.. thì kế toán căn cứ vào các chứng từ đó tính được nguyên giá của tài sản cố định nhập vào sử dụng, lập thẻ tài sản cố định và vào sổ chi tiết TSCĐ. Trong tháng 5/2007 Công ty mua 01 chiếc xe ôtô và 01 chiếc máy in LAGE cho máy vi tính, nhưng ở đây chỉ minh hoạ một trường hợp là mua xe ôtô TOYOTA. Cụ thể trong tháng 5/2007 Công ty mua 01 chiếc TOYOTA để phục vụ cho việc đi lại kiểm tra giám sát các công trình được thường xuyên liên tục và kịp thời. - Giá bán ghi trên hoá đơn là: 334.003.810đ. - Thuế GTGT 5% : 16.700.190 đ - Tổng giá thanh toán là: 350.704.000đ - Chi phí bao gồm: Thuế trước bạ xe ôtô = 7.014.000đ Trình tự hạch toán tại Công ty như sau: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ (GTGT) Mẫu số 01 GTKT -3LL Liên 2: (Giao cho khách hàng) KB/01- B Ngày 31 tháng 5 năm 2007 N0 082565 Đơn vị bán hàng : Công ty liên doanh TOYOTA- Hà Nội Địa chỉ: 103 -Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội Tài Khoản:................... Điện thoại:...................................................... Mã số thuế : 0100114459 -1 Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Phúc Hưng Đơn vị: .................................................................... Địa chỉ: tổ 5, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã Số thuế: 520021887 STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 =1 Xe ôtô TOYOTA ZACE-GL Chiếc 01 334.003.810 334.003.810 8 chỗ ngồi, mới 100% lắp ráp tại Việt Nam Màu xanh-ghi SK: 6903299 SM: 0496501 Cộng tiền hàng: 334.003.810 Thuế GTGT: 5% 16.700.190 Tổng Cộng tiền thanh toán 350.704.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm năm mươi triệu bảy trăm linh bốn nghìn đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) Đã ký Đã ký Đã ký Công Ty Liên Doanh TOYOTA- TC Hà Nội TOYOTA- TC HANOI Carservice corpration 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam BIÊN BẢN BÀN GIAO XE Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2007 Hôm nay, tại 103 Láng Hà Hà Nội Chúng tôi gồm có: A/Bên Giao: Ông: Hà Mạnh Trí Đại diện : Công ty Liên doanh TOYOTA- TC Hà Nội Địa Chỉ : 103 Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội B/ Bên Nhận: Ông : Kiều Công Ngũ Đại diện: Công ty TNHH Phúc Hưng Cùng nhau lập biên bản bàn giao xe với những nội dung sau: -Loại xe: Jacs CTL -Số Khung : 6903299 Số máy : 0496501 Màu: 2BD I/ Chất lượng xe: TT Khoản Mục Nội Dung Kiểm Tra 1 Hư hỏng bên ngoài Không 2 Hư hỏng, bên trong không 3 Hệ thống đèn trước sau Đủ, hoạt động tốt 4 Gương chiếu hậu, trong, ngoài Đủ, tốt 5 RADIO, ăng ten gạt nước Đủ, hoạt động tốt 6 chụp lá-răng, châm thuốc lá Đủ 7 Lốp dự phòng, nắp bình xăng Đủ , tốt 8 Đồ nghề kèm theo xe Kích, tay, kích, tuýp, tháo buzi, tay, tuýp tháo lốp, tuốc nơ vít, kìm, 02 cờ lê, chèn, lốp. II/ Giấy tờ kèm theo xe: STT Loại Giấy Tờ Nội Dung Kiểm Tra 1 Hoá đơn (GTGT) bản chính Có 2 Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bản chính có 3 Hoá đơn của TMV cho Công ty TOYOTA-TC Hà Nội có 4 Sổ bảo hành có Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi cùng nhất trí bàn giao chiếc xe trên với đầy đủ tính năng kỹ thuật, chất lượng xe và toàn bộ giấy tờ như trong biên bản. Biên bản này được lập thành 03 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 02, bên nhận giữ 01 bản. Đại diện bên giao Đại điện bên nhận Đã ký Đã ký Đơn vị: Công ty TNHH Phúc Hưng Bảo hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Địa chỉ: Tổ 5, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái Ngày 1 tháng 1 năm 2005 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 10 Ngày 05 tháng 6 năm 2007 Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày , tháng Diễn giải N.Giá Năm đưa vào sử dụng Giá trị khấu hao Cộng ôtô TOYOTA 341.017.810 2007 Kế toán tài sản cố định Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) - Căn cứ vào thẻ tài sản cố định kế toán đã vào sổ chi tiết tài sản cố định và giao trực tiếp cho lái xe quản lý. - Căn cứ vào chứng từ chuyển tiền kế toán lập chứng từ ghi sổ. Chứng Từ Ghi Sổ Số : 126 Ngày 30 tháng 6 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Tài Khoản Số tiền Ghi chú Nợ có Mua xe ôtô TOYOTA 211 112 334.003.810 Mua lệ phí trước bạ ôtô 211 112 7.014.000 Thuế GTGT: 5% 133 112 16.700.190 Cộng: 357.718.000 Người lập Kế toán trưởng Đã ký Đã ký 2.6.2.Kế toán giảm tài sản cố định: Khi công ty có một số TSCĐ đã khấu hao hết, hoặc không sử dụng, hoặc xét thấy việc sử dụng không đem lại hiệu quả thì công ty cần tiến hành nhượng bán hoặc thanh lý một số tài sản đó. Hàng năm công ty kiểm tra xem xét lại toàn bộ TSCĐ nếu TSCĐ nào không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả thì phải lập tờ trình gửi lên Ban Giám đốc để yêu cầu xin thanh lý, nhượng bán. Sau khi Bán Giám đốc đồng ý thì công ty lập hội đồng thanh lý để đánh giá hiện trạng TSCĐ cần thanh lý, nhượng bán. Ví dụ: Ngày 30 tháng 12 năm 2007 Công ty TNHH Phúc Hưng nhượng bán Xe ôtô KIA PRIDESL 1300 21C- 78 54 theo chứng từ 45/ CTy TCKT về việc giảm TSCĐ của Giám đốc Công ty. Công ty TNHH Phúc Hưng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số: 45/Cty-TCKT Độc lập - Tự do -Hạnh Phúc V/v: Giảm:TSCĐ Yên Bái, ngày 30 tháng 12 năm 2007 Công ty TNHH Phúc Hưng Hai thành Viên Trở Lên Số: 1602000088 Đăng ký lần đầu, ngày 27 tháng 11 năm 2003 Đăng ký thay đổi lần 2: Ngày 28 tháng 6 năm 2005 1.Tên Công ty: Công ty TNHH Phúc Hưng Tên giao dịch: Công ty TNHH Phúc Hưng 2. Địa chỉ trụ sở chính: tổ 5 , thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái 3.Ngành nghề kinh doanh: -Khai thác, chế biến đá vôi. -xây dựng các công trình: dân dụng, giao thông, thuỷ lợi -san tạo mặt bằng: -Kinh doanh: vật liệu xây dựng, hàng điện máy, điện lạnh, đồ mộc dân dụng; -kinh doanh thương mại -vận tải hàng hoá. 4.Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng chẵn) 5.Người đại diện theo pháp luật của công ty. Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Ông : Kiều Công Ngũ Quyết định: 1.Giảm giá trị TSCĐ của Công ty TNHH Xây lắp vật liệu xây dựng- Phúc Hưng: Xe ôtô KIA PRIDESL 1300 21C-7854 thuộc nguồn vốn tự bổ sung Nguyên giá: 158.370.680 đồng Đã khấu hao: 85.918.534 đồng Giá trị còn lại: 72.452.146 đồng Nguồn vốn : Tự bổ sung 2.Hạch toán kế toán: -Ghi giảm TSCĐ Nợ TK:2141 859.138.534 Nợ TK:811 72.452.146 Có TK: 2114 158.370.680 Nơi nhận: -Phòng TCKT -TCH Công ty TNHH Phúc Hưng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc Lục Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2007 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TSCĐ - Căn cứ vào ngày đăng ký kinh doanh và ngày thành lập công ty Hội đồng đánh giá thực trạng TSCĐ bao gồm: Ông: Kiều Công Ngũ, Giám đốc Công ty Bà :Hoàng thị Bình STT Tên, ký hiệu, quy cách sản phẩm Năm sử dụng Giá hạch toán Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 01 xe ôtô KIA PRIDESL 1300 21C-7854 2004 158.370.680 85.918.534 72.452.146 Cộng 72.452.146 Kết luận của Hội đồng: 1-Hiện nay TSCĐ này không được sử dụng do không có nhu cầu. 2-TSCĐ này được bảo quản thường xuyên, giá trị sử dụng còn lớn. Phòng KT-CG Phòng TCKT Giám đốc (ký ,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Mẫu số: 01 GTKT- 3LL Ký hiệu: AA/02 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1 (Lưu) Số 124 Ngày 30 tháng 12 năm 2007 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Phúc Hưng Địa chỉ : tổ 5, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Điện Thoại: Họ và Tên người mua hàng : Trịnh Đình Công Tên Đơn vị: Công Ty TNHH Hoàng Hà Địa Chỉ: Hình thức thanh toán: Tiền Mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe ôtô KIA PRIDESL 1300 21C-7854 Cộng tiền hàng: 70.800.000 đồng Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7.080.000 đồng tổng cộng tiền thanh toán: 77.880.000 đồng Số tiền bằng chữ: Bảy mươi bảy triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng chẵn./. CT xây lắp xây dựng Mã số: 01-TT Công ty TNHH Phúc Hưng Ban hành theo QĐ số Địa chỉ: Tổ 5, thị trấn Yên Thế, 15/2006/QĐ-BTC huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Ngày 20/3/2006 Số đăng ký kinh doanh: 1602000088 Điện thoại: FAX: PHIẾU THU Ngày 30 tháng 12 Năm 2007 Họ và tên người nộp tiền: Địa chỉ: tổ 5, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Lý do nộp tiền: Tiền Nhượng bán xe ôtô KIA PRIDESL 1300 21C-7854 Số tiền: 70.800.000 đồng ( Bằng chữ: bảy mươi triệu tám trăm ngàn đồng chẵn./.) kèm theo: 01 chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, họ tên) (ký , họ tên) Đã nhận đủ số tiền ( Viết bằng chữ : Bảy mươi triệu tám trăm ngàn đồng chẵn./.) Ngày 30 tháng 12 năm 2007 (ký, họ tên) Các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ sẽ được gừi về phòng kế toán của Công ty, kế toán sẽ ghi chi tiết vào thẻ TSCĐ đồng thời ghi vào sổ TSCĐ. Sau đó tiến hành nhập vào máy tính. Từ màn hình nhập chứng từ : chọn mục “ giảm TSCĐ” chương trình cho ra một bảng liệt kê các loại tài sản cố định từ bảng này chọn loại TSCĐ giảm. - Chọn tài khoản:2114 - Phương tiện vận tải truyền dẫn - Chọn loại: 211402- xe ô tô 21C-7854 - Chọn nhóm: 211402- xe ô tô KIA PRIDESL 1300 21 C- 7854 Sau đó kích vào “ chọn”. chương trình cho ra một chứng từ. - Tháng 12/2007 phân loại: GIAM01 -Nhượng bán TSCĐ - Ngày CT: 30/12/2007 Ngày GS: 30/12/2007 - Số hiệu :CV 05 Diễn giải: Hạch toán giảm xe ô tô KIA PRIDESL 1300 21C- 7854 do nhượng bán - Bộ Phận: Người nhập: Tài khoản Diễn Giải Mã số Số lưọng Đơn giá Phát sinh nợ Phát sinh có 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 85.918.534 811 Chi phí khác 72.452.146 2114 Phương tiện vận tải truyền dẫn 158.370.680 Sau khi vào chứng từ máy tính sẽ tự động chuyển TSCĐ giảm vào sổ TSCĐ lưu trong máy và xoá tên TSCĐ đó trong danh sách TSCĐ và máy tính tự động chuyển vào thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ. Công ty TNHH Phúc Hưng Mẫu số: 04-TSCĐ THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 33 Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng (ký, họ tên) - Căn cứ và Biên bản giao nhận TSCĐ số 33 ngày 28 tháng 12 năm 2007 Tên, ký mã hiệu, quy cách ( cấp hạng) TSCĐ : Máy vi tính Petium IV 2.8G Số hiệu: 2110101-03 Nước SX : Mỹ Năm SX: Bộ Phận quản lý sử dụng: Phòng Kinh doanh năm đưa vào sử dụng: 2007 Công suất ( diện tích) thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày.. tháng...năm.... Lý do đình chỉ: Đơn vị tính: 1000đ Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày , tháng, năm Diễn giải nguyên giá năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 33 15.000 DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO STT tên, quy cách, dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: .....ngày.... . .. tháng..... năm........ Lý do giảm: Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) ( ký, họ tên) + Trích số TSCĐ Công ty TNHH Phúc Hưng Sổ Tài Sản Cố Định MST:5200216887 Tháng 12/2007 Tài sản Năm sản xuất Năm SD Ghi chú Số năm KH Nguyên giá Hao mòn đầu năm Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại Mức KH tháng TK chi phí tên số hiệu Nhà cửa vật kiến trức 2111 9.797.692.130 Nhà làm việc hai tầng 211201 Nhà ăn tập thể 211202 ............... .......... ....... Máy móc thiết bị 2112 Máy trộn bê tông200L 21130101 Máy đầm đất 21130103 ............ .................. ....... Phương tiện vận tải truyền dẫn Công ty TNHH Phúc Hưng MST:5200216887 TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐ TRONG KỲ Năm 2007 Nội dung Nguyên giá Giá trị còn lại Tổng Cộng TBS CNK TD Tổng cộng TBS CNK TD Số dư đầu kỳ 1.357.551.389 1.068.979.960 288.571.429 1.023.499.111 783.048.688 240.450.423 Tăng trong kỳ 357.718.000 357.718.000 357.718.000 375.718.000 Tăng tài sản 357.718.000 357.718.000 357.718.000 375.718.000 Mua sắm mới 357.718.000 357.718.000 357.718.000 375.718.000 Giảm trong kỳ 200.000.000 200.000.000 176.666.669 176.666.669 Giảm tài sản 200.000.000 200.000.000 176.666.669 176.666.669 Nhượng bán tài sản 200.000.000 200.000.000 176.666.669 176.666.669 Khấu hao 132.570.389 . 132.518.199 52.190 Khấu hao trong kỳ 132.570.389 . 132.518.199 52.190 số dư cuối kỳ 1.515.269.389 1.091.359.960 423.909.429 1.204.550.442 650.530.489 554.019.953 2.7.Kế toán tổng hợp TSCĐ ở Công ty. Công ty với chức năng là xây dựng các công trình, sản xuất lắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình.... vì vậy mà TSCĐ của Công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình như: Máy trộn bê tông, máy đào đất... 2.7.1. Kế toán tăng TSCĐ - Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm: Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý, thì bộ phận cần TSCĐ sẽ gửi tờ trình mua sắm TSCĐ lên Giám đốc. Phòng KH-KH tham khảo thị trường, nhận đơn chào hàng , giấy báo giá của các đơn vị bán, kiểm tra và lập tờ trình lên Giám đốc xem xét, sau khi Giám đốc đồng ý phê duyệt thì mới ký hợp đồng mua bán tài sản, giao nhận và thanh toán. Căn cứ vào chứng từ mua TSCĐ ( Hoá đơn, phiếu chi...) và biên bản bàn giao nhận TSCĐ được gửi lên phòng TCKT, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ và hạch toán như sau: Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có Tk liên quan: 214, 111, 112, 331... Trong trường hợp Công ty mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc các quỹ của Công ty thì đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ, kế toán thực hiện bút toán chuyển nguồn vốn. Nợ TK 414,441... Có TK 411 (4112) Ví dụ: Ngày 20/12/2007, Công ty được phép trích nguồn vốn tự bổ sung để mua sắm 01 máy vi tính phục vụ cho phòng kinh doanh. Nguyên giá: 15.000.000đ Trên cơ sở tờ trình của phòng kinh doanh., Giám đốc duyệt mua 01 máy vi tính, thông qua quyết định gửi phòng KT-KH và phòng TC-KT. Căn cứ vào quyết định của phòng KT-KH tham khảo thị trường và quyết định mua của Công ty TNHH Nghĩa Thành, Bên bán cung cấp hoá đơn GTGT số 0022541 với tổng số tiền thanh toán: 12.476.391đ (trong đó thuế GTGT: 10%) Nhân viên mua sau khi làm thủ tục cần thiết đã thanh toán cho Công ty TNHH Nghĩa Thành bằng tiền mặt qua phiếu chi số 12 ngày 20/12/2007 và lập biên bản giao nhận TSCĐ số 33, căn cứ các chứng từ nhận được kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK: 2115 15.000.000đ Nợ TK: 1331 1.500.000đ Có TK: 111 16.500.000đ 2.7.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ. - Kế toán TSCĐ giảm do nhượng bán Khi công ty có những TSCĐ không cần dùng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả thì một trong những biện pháp để công ty tránh được tình trạng lãng phí vốn, ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh đó là tiến hành nhượng bán TSCĐ. Khi tiến hành nhượng bán TSCĐ công ty lập hội đồng đánh giá thực trạng và tiến hành nhượng bán theo đúng quy định hiện hành của chế độ kế toán. Ví dụ: Ngày 30/12/2007 Công ty tiến hành nhượng bán 01 xe ôtô KIA PRIDESL 1300 21C-7854, nguyên giá là :158.370.680đ, người mua trả bằng tiền mặt theo hoá đơn GTGT số 124 ngày 30/12/2007, số tiền thanh toán là: 77.880.000đ ( trong đó có 10% thuế GTGT). Hai bên đã ký kết hợp đồng giao nhận TSCĐ Số 40 ngày 30/12/2007 Căn cứ chứng từ: Quyết định của Ban Giám đốc Hoá đơn GTGT số 124 Phiếu thu số 15 Biên bản giao nhận TSCĐ số 40 Các chứng từ này được gửi về phòng TCKT của Công ty để làm căn cứ hạch toán cụ thể như sau: + Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214 85.918.534 Nợ TK 811 72.452.164 Có TK 211 158.370.680đ +Số tiền thu được từ nhượng bán: Nợ TK 111 77.880.000 Có Tk 711 70.800.000 Có TK 3331 7.080.000đ 2.7.3. Kế toán khấu hao TSCĐ. TSCĐ trong công ty được sử dụng thường xuyên, hơn nữa do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ luôn bị hao mòn vô hình và hữu hình. Để thu hồi vốn đầu tư và tiến hành quá trình tái sản xuất kinh doanh thì hàng tháng Công ty phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ ( Trừ những TSCĐ không phải trích khấu hao). Công ty căn cứ vào các phương pháp theo quy định hiện hành để áp dụng cho công ty mình phương pháp khấu hao phù hợp để thu hồi vốn nhanh chóng và đủ vốn đầu tư. Do tính chất đặc thù của ngành kinh doanh, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là từng công trình và hạng mục công trình, do đó việc tính toán và trích khấu hao rất phức tạp. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nên phòng kế toán thực hiện tính và phân bổ khấu hao cho toàn công ty. Để thực hiện việc trích và phân bổ khấu hao, kế toán sử dụng các tài khoản: TK214-Hao mòn TSCĐ TK009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản Phưong pháp tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Từ ngày 01/01/2004, việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ở công ty được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Căn cứ vào khung thời gian sử dụng của từng loại tài sản ban hành kèm theo quyết định 206 đưa ra, Công ty xác định được thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ để từ đó tính được mức khấu hao trung bình hàng năm và mức trích khấu hao trung bình của từng tháng. Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng năm = của TSCĐ Thời gian sử dụng Căn cứ mức trích khấu hao trung bình hàng năm, Công ty xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng: Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trung bình hàng tháng = của TSCĐ 12 tháng Trong tháng nếu có tăng, giảm TSCĐ thì kế toán TSCĐ thực hiện trích khấu hao theo quy định chung. Đối với TSCĐ tăng, giảm trong kỳ việc tính khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, tức là nếu có TSCĐ tăng cần phải trích khấu hao thì việc trích khấu hao phải được thực hiện từng tháng tiếp theo. Nếu có TSCĐ thôi trích khấu hao thì việc thôi trích khấu hao sẽ được thực hiện từ tháng tiếp theo. Cuối tháng, căn cứ vào kế hoạch khấu hao và tình hình sản xuất, kế toán lập số khấu hao TSCĐ, căn cứ vào lượng khấu hao của từng TSCĐ và đối tượng sừ dụng TSCĐ, kế toán lập hồ sơ chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng. Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên khi có tăng, giảm TSCĐ việc tính khấu hao được mặc định từ khi nhập dữ liệu tăng, giảm TSCĐ. Từ màn hình nhập TSCĐ mới, kế toán tiến hành nhập dữ liệu như bình thường như khi đến mục “ sử dụng” tuỳ theo TSCĐ có mục đích gì kế toán lựa chọn cho phù hợp. Nếu dùng cho mục đích kinh doanh thì hàng tháng máy tính tự động tính hao mòn cho TSCĐ đồng thời máy tự ghi vào nguồn vốn khấu hao: TK009, còn nếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì hàng tháng máy tự tính hao mòn nhưng không ghi vào TK009. Ví dụ: Ngày 12/12/2007, Công ty mua 01 máy cắt thép với nguyên giá 15.000.000 đồng. Khi mua TSCĐ và tiến hành nhập vào máy tính, khi đến mục “ sử dụng”, kế toán chọn: 6424 chi phí khấu hao TSCĐ. Sau đó đến mục “nguyên giá”, chọn mục: “nguồn vốn tự bổ sung” và ghi:15.000.000đồng, tiếp đến khi đến mục “ số năm tính khấu hao”, kế toán ghi “3”, thì máy sẽ tự tính ra số khấu hao như sau: Mức trích khấu hao 15.000.000 trung bình hàng năm = của TSCĐ 3 Mức trích khấu hao 5.000.000 trung bình hàng tháng = = 416.667 của TSCĐ 12 Mục “khấu hao/tháng”, 416.667, đồng thời số khấu hao tháng sẽ được ghi vào TK 009 mặc định trong máy là “ 416.667 Cuối tháng phòng kế toán của Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ và tính toán phân bổ vào từng loại chi phí. Trích một số sổ về khấu hao TSCĐ. Công ty TNHH Phúc Hưng MST:5200216887 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 214- Hao mòn TSCĐ Tháng 12/2007 Số dư đầu kỳ:30.298.281 đ Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng. Phát sinh nợ phát sinh có số dư 12/12 12/12 hạch toán tang TSCĐ: máy cắt thép 6274 269.792 30.568.073 KHT12 20/12 20/12 Hạch toán tăng TSCĐ-máy vi tính 6424 1.3000.000 416.667 30.984.740 Hạch toán giảm TSCĐ 6424 1.3000.000 29.684.740 686.459 29.684.740 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Công ty TNHH Phúc Hưng MST: 5200216887 SỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Từ tháng 10/2007 đến tháng 12/2007 Tài Sản Nguyên giá Lượng khấu hao Tên số hiệu Tổng số TBS CNK TD Tổng số TBS CNK TD Nhà cửa vật kiến trúc 2112 137.288.195 137.288.195 746.130 746.130 Nhà làm việc hai tầng 211201 137.288.195 137.288.195 746.130 746.130 Nhà làm việc hai tầng 211201- 137.288.195 137.288.195 746.130 746.130 .... ..... … ........ Máy móc thiết bị 2113 69.599.047 69.599.047 2.972.939 2.972.739 Máy móc phục vụ tại công trình 211301 69.599.047 69.599.47 2.972.939 2.972.739 Máy đầm đất MIKASA 21130103 15.904.761 15.904.761 568.026 568.026 ..... ....... Máy uốn thép 21130105-01 10.950.000 10.950.000 547.5 547.500 ........ ...... Phương tiện vận tải truyền dẫn 2114 1.073.363.035 784.791.606 288.571.429 17.214.285 17.214.285 xe ôtô 21C-7854 211403 185.200.000 185.200.000 5859643 5.787.501 7.214.286 ..... ....... ............. xe ôtô IFA-L60 211406 14665701 4.665.702 9.999.999 thiết bị dụng cụ quản lý 2115 99.681.112 99.681.112 3.937.701 3.937.701 Máy vi tính 211501 85.121.112 85.121.112 660.000 660.000 Máy vi tính giám đốc 21150103- 13.590.441 13.950.441 660.000 660.000 Máy vi tính kế toán ( trưởng) 21150104- 7.690.475 7.690.475 390.000 390.000 ........ ........ ....... Máy điều hoà nhiệt độ 211504 14.560.000 14.560.000 72.8.001 728.001 Máy điều hoà nhiệt độ VP 2115041-01 14.560.000 14.560.000 72.8001 728.001 Chi phí vì lợi thế thương mại 2135 300.000.000 300.000.000 7.500.000 7.500.000 Thương hiệu CtyTNHH Phúc Hưng 213501 300.000.000 300.000.000 7.500.000 7.500.000 Thương hiệu Cty 213501-01 300.000.000 300.000.000 7.500.000 7.500.000 Công ty TNHH Phúc Hưng MST:5200216887 CHI TIẾT PHÂN BỔ KHẤU HAO Năm 2007 Tài sản Tài khoản ghi nợ và đối tượng sử dụng Tài khoản ghi có Tên Số hiệu 2141 2142 2143 627401 Máy trộn bê tông 200L 21130102 627401-CT CQT khu Bản Lời 1.399.998 Máy đầm đất MIKẤ 21130103 627401-CTCQT khu Bản Lời 1.136.052 Xe HUYNDAI 5 tấn 211404- 627401-CT CQT khu Bản Lời 14.428.572 Tổng Cộng 16.964.622 627405 Máy trộn bê tông tự hành 21130104-404 đông cơ 15ML 627405- CTNMSX Dầu mỡ PThọ 1.171.428 Tổng Cộng 1.717.428 627409 Máy uốn thép 21130105-01 627409- CT Thuỷ điện Mường Lai 547.500 Xe ôtô IFA L 60 211406- 627409-CT thuỷ điện Mường Lai 19.999.998 tổng cộng 35.547.570 627410 Máy trộn bê tông 200L 21130102 627410- CT Bến Xe lục Yên 1.399.998 Máy đầm đất MIKASA 21130103 627410- CT Bến Xe lục Yên 1.36.052 tổng cộng 2.536.050 62711 Máy trộn bê tông tự hành 21130104-0104 627411-CT nhà Uỷ Ban Thị Trấn Yên Thế 1.171.428 động cơ 15ML tổng cộng 1.71.428 Nhà làm việc hai tầng 211201- 6424- chi phí khấu hao TSCĐ 57.143.427 Máy vi tính giám đốc 6424-chi phí khấu hao TSCĐ 2.640.000 Thương hiệu Cty TNHH Phúc Hưng 21301-01 6424-chi phí khấu hao TSCĐ 30.000.000 tổng cộng 258.433.044 30.000.000 tổng cộng 315.824.142 30.000.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng 2.7.4.Kế toán sửa chữa TSCĐ. Trong một doanh nghiệp thì TSCĐ là cơ sở vật chất có giá trị lớn và có tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một Công ty xây lắp vật liệu xây dựng, TSCĐ ở Công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị, xe cơ giới.. phục vụ cho các công trình xây dựng, công trình thuỷ lợi...hoạt động ngoài trời, phải di chuyển liên tục nên các TSCĐ thường bị hao mòn và dễ hư hỏng. Để duy trì khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ nhằm đáp đứng thường xuyên, bảo dưỡng, sữa chữa, nâng cấp TSCĐ. Công việc sửa chữa của Công ty chủ yếu là sữa chữa nhỏ, không có những sửa chữa lớn. Trong quá trình sử dụng, Công ty thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, thay thế các phụ tùng bị mất hay bị hư hỏng... chi phí sửa chữa nhỏ nên được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 632-chi phí máy thi công Nợ TK 627-chi phí sản xuất chung Nợ TK 642-chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 152, 153.... Ví dụ: Trong tháng 11/2007, công ty tiến hành bảo dưỡng định kỳ cho xe ôtô HUYNDAI 5 tấn, với tổng số tiền thanh toán cho trạm sửa chữa: 550.000 ( trong đó có 10% thuế (GTGT). Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng và hoá đơn GTGT số 120 ngày 08/11/2007 kèm theo, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK627 500.000 Nợ TK 133 50.000 Có TK 141 550.000 CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY TNHH PHÚC HƯNG. 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH xây lắp vật liệu xây dựng-Phúc Hưng. Công ty xây lắp vật liệu xây dựng-Phúc Hưng là một đơn vị xây lắp, đã thi công nhiều loại công trình và đạt được nhiều kết quả to lớn, tạo cơ sở vật chất cũng như những tích luỹ quan trọng trong công tác lãnh đạo, tổ chức điều hành, khẳng định phương thức sản xuất, kinh doanh của công ty là đúng đắn và khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường với tiến độ nhanh nhất và chất lượng đảm bảo. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực vươn lên của toàn bộ công ty và sự hỗ trợ nhiệt tình của tập thể công ty, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu được giao và đạt được những thành tích cao. Mọi chế độ, chính sách với nhà nước và người lao động được thực hiện đầy đủ, giá trị sản xuất hàng năm tăng dần, và cho đến nay, công ty đang ngày càng khẳng định được thế mạnh và chỗ đứng của mình trên thị trường. Đã có kết quả như trên, không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của phòng tài chính- kế toán của công ty- một trong những bộ phận chủ yếu giúp công ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 3.1.1. Những thành tích đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ ở công ty xây lắp vật liệu xây dựng- Phúc Hưng. 3.1.1.1.Về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Nhìn chung, những năm qua, công tác quản lý TSCĐ của công ty luôn được thực hiện theo đúng quy định của các cơ quan chức năng. Hệ thống TSCĐ được quản lý tốt, hạn chế được những mất mát, hư hỏng và phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Thời gian qua công ty cũng đã quan tâm đến việc đổi mới máy móc thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động, giảm được hao phí sức lao động của công trình. TSCĐ của công ty được quan tâm tốt cả về mặt hiện vật và giá trị, được thể hiện ở sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng tài chính-kế toán và phòng KT-CG của công ty. Cùng với việc nâng cao đổi mới TSCĐ thì công ty cũng đã có đội ngũ cán bộ giỏi, công nhân có trình độ cao để khai thác và sử dụng triệt để máy móc thiết bị, đưa máy móc thiết bị vào sử dụng một cách đồng bộ và hiệu quả. 3.1.1.2.Về công tác hạch toán TSCĐ. Công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán TSCĐ của công ty nói riêng trong các năm qua đã không ngừng được hoàn thiện, nâng cao khả năng cung cấp thông tin hữu ích cho toàn công ty. Trước đây, công tác hạch toán TSCĐ được thực hiện theo hình thức thủ công. Hình thức này tuy an toàn nhưng hiệu quả thấp, thông tin được cung cấp chậm, gây nhiều khó khăn cho công ty và khối lượng công việc của nhân viên kế toán lớn. Đôi khi thông tin đưa ra thiếu chính xác do lỗi thủ công. Nhận thức được vấn đề đó, công ty đã áp dụng việc hạch toán trên máy vi tính bằng phần mềm SAS của UNESCO ACCOUTING. Với việc trang bị máy tính trong quá trình hạch toán, do đó việc hạch toán TSCĐ của công ty trở nên dễ dàng hơn, việc quản lý sổ sách kế toán TSCĐ của Công ty cũng trở nên thuận tiện hơn, đảm bảo an toàn hơn. Số liệu kế toán TSCĐ được phản ánh kịp thời và chính xác hơn. Quy trình kế toán chỉ việc nhập số liệu vào máy, máy tính sẽ xử lý và cung cấp bất kỳ sổ kế toán, báo cáo kế toán nào theo yêu cầu của người sử dụng tại mọi thời điểm. Công tác kế toán thường xuyên được thực hiện theo những quy định mới ban hành của Bộ Tài Chính. Việc lập các chứng từ thực hiện khá đầy đủ khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, đảm bảo nguyên tắc thận trọng và tránh gian lận trong công tác quản lý. Cuối mỗi năm, công ty đều tổ chức kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ. Việc này giúp cho công ty thấy được năng lực thực sự của công ty tại thời điểm hiện tại. 3.1.1.3. Về việc phân loại TSCĐ. TSCĐ của công ty được phân loại khá đầy đủ theo các hình thức phân loại nguồn vốn hình thành và theo đặc trưng kỹ thuật đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Sự phân loại của công ty thể hiện được sự tỉ mỉ, rõ ràng. Việc phân loại theo nguồn hình thành giúp cho công ty cũng như các nhà quản lý đánh giá được thực trạng, cơ sở vật chất hiện có trong mối quan hệ với các nguồn vốn của công ty. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho công ty biết được tình hình TSCĐ; công ty có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng bao nhiêu. Từ đó phục vụ việc quản lý và hạch toán cụ thể từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng nhóm, loại TSCĐ. Việc phân loại TSCĐ giúp cho công tác TSCĐ chặt chẽ hơn, cụ thể và chi tiết hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. 3.1.1.4. Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ. Kế toán chi tiết ở phòng kế toán được phản ánh tương đối đầy đủ. Công ty thực hiện đánh số cho TSCĐ cho phép công ty quản lý thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ trong công ty, tiện lợi cho việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý và việc tra cứu, đối chiếu khi cần thiết. Cũng như tăng cường và ràng buộc được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong công ty trong quá trình bảo quản, sử dụng TSCĐ. Đồng thời, thuận lợi cho việc thiết kế mẫu sổ kế toán, chi tiết từng đối tượng TSCĐ trên máy vi tính phù hợp với số hiệu của TSCĐ đó làm cho công tác kế toán trên máy tính dễ dàng hơn. Khí có nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ được phân loại và phản ánh riêng vào sổ tăng, giảm TSCĐ. Căn cứ vào các sổ kế toán trích khấu hao khi có TSCĐ tăng và thôi trích khi giảm TSCĐ. Việc hạch toán chi tiết đầy đủ là cơ sở để kế toán tổng hợp tiến hành thuận lợi hơn. 3.1.1.5.Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều được thực hiện theo quy định thống nhất, đảm bảo đầy đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm, nhượng bán...phí lắp đặt chạy thử để bàn giao TSCĐ. 3.1.1.6.Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Công ty đã thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định hiện hành. Hàng tháng, công ty tính và phân bổ khấu hao, lập các báo cáo khấu hao theo từng nguồn hình thành TSCĐ. Riêng đối với nguồn hình thành TSCĐ từ vốn vay tín dụng thì công ty chú ý tới khấu hao theo thời gian vay của hợp đồng giúp cho việc tính khấu hao đơn giản, chính xác, ổn định, thu hồi vốn nhanh và trả nợ vay đúng hạn. 3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Bên cạnh những thành tích mà công ty đạt được vẫn còn một số tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ của công ty. Công ty cần có biện pháp khắc phục để phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán TSCĐ trong công ty. 3.1.2.1.Về việc phân loại TSCĐ. Hiện nay công ty đang phân loại TSCĐ theo hai hình thức: - Theo nguồn hình thành - Theo đặc trưng kỹ thuật. Việc phân loại tuy đáp ứng yêu cầu trong quản lý TSCĐ của công ty nhưng chưa đáp ứng được hết yêu cầu về thông tin và tình hình TSCĐ, vì qua đó chúng ta không biết được những TSCĐ không cần dùng hoặc không có hiệu quả sử dụng. Chúng ta cũng không thể nhận biết được TSCĐ nào bị hỏng không thể tiếp tục sử dụng hoặc các TSCĐ đã lạc hậu về kỹ thuật phải tiến hành thanh lý, nhượng bán. Từ đó, khó phát hiện được những tài sản nào cần thanh lý, nhượng bán, cần sửa chữa, bào dưỡng, có thể gây nên hiện tượng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ. 3.1.2.2.Về công tác khấu hao TSCĐ. Công ty đã thực hiện đúng việc kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ của Bộ Tài Chính quy định. Tuy nhiên, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty chưa chi tiết cụ thể hoá cho từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận sử dụng TSCĐ mà chỉ tính và phân bổ chung cho các loại chi phí. Trong sổ chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ, sổ khấu hao theo nguồn không được phản ánh. 3.1.2.3.Về công tác hạch toán TSCĐ. Mặc dù quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 đã có hiệu lực từ năm tài chính 2004 quy định những TSCĐ nguyên giá dưới 10.000.000 ( Mười triệu đồng), không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, theo quy định thì chuyển sang theo dõi quản lý, sử dụng, phân bổ giá trị còn lại trên sổ kế toán như công cụ lao động, nhưng công ty chưa áp dụng, hiện công ty đang có một số tài sản không thoả mãn theo tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ nhưng chưa chuyển sang công cụ, dụng cụ như: Máy tính đông nam á ( Nguyên giá: 7.883.910 đồng), máy vi tính kế toán trưởng ( nguyên giá: 7.690.475 đồng...) 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng. Về cách phân loại TSCĐ trong công ty. Hiện công ty đang phân loại TSCĐ theo 2 cách : theo nguồn hình thành và theo đặc trưng kỹ thuật. Theo 2 cách phân loại TSCĐ hiện tại của công ty thì chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Qua hai cách phân loại này, nhà quản lý không thể nắm bắt được kết cấu TSCĐ theo nội dung TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang dùng, TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ cần thanh lý... Để khắc phục vấn đề này thì cùng với 2 cách phân loại này, công ty nên phân loại theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng. Theo mục đích sử dụng thì có thể chia thành 2 loại: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản. Theo cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính khấu hao chính xác. Hơn nữa, theo cách phân loại này, cho phép nhà quản lý thấy được TSCĐ dùng trong và ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản để đưa ra phương hướng đầu tư hợp lý, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh đoanh. Về công tác hạch toán TSCĐ. Hiện nay trong công ty có những tài sản chưa thoả mãn tiêu chuẩn giá trị TSCĐ nhưng công ty vẫn hạch toán là TSCĐ. Vì vậy, công ty phải tiến hành soát xét lại toàn bộ TSCĐ của Công ty hiện có để xác định những TSCĐ chuyển thành công cụ, dụng cụ. Ví dụ: Máy tính Đông Nam Á, nguyên giá: 7.883..910đ Giá trị còn lại tính đến ngày 30 /12/2007: 7.883.910- 4.817.938 = 3.065.972 Hạch toán chuyển sang công cụ dụng cụ như sau: Nợ TK 242 3.0650972 Nợ TK 214 4.817,938 Có Tk 211 7.883.910 Đồng thời phân bổ giá trị còn lại vào chi phí trong một tháng Nợ TK 642 218.998 Có TK 242 218.998 KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường đã trở thành đòn bẩy hết sức hữu hiệu đối với sự vận động của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế “mở”. Chính vì vậy mà điều quan trọng trước tiên đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đó là uy tín và chất lượng sản phẩm. Có được như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và có được thị phần của mình trên thị trường. Song để tạo được uy tín và chất lượng sản phẩm chúng ta cần phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại. Đối với công ty xây dựng nói chung và Công ty TNHH Phúc Hưng nói riêng, vấn đề có ý nghĩa sống còn và đặc biệt quan trọng, và mối quan tâm hàng đầu hiện nay là phải đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến để đảm bảo thi công các công trình mới. Và đó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp có thể tham gia vào đấu thầu xây lắp, tạo vị thế cho doanh nghiệp có thêm sức cạnh tranh. Mặt khác, sản phẩm của công trình xây dựng chính là cơ sở hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu như cơ sở đó mà không được đảm bảo bền vững và ổn định thì không thể phát triển được kiến trúc thượng tầng. Vấn đề đó đòi hỏi ngành xây dựng phải đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm của mình. Có như vậy Thì TSCĐ mới phát huy được hiệu quả trong quá trình thi công, góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và công tác tổ chức kế toán TSCĐ ngày càng được hoàn thiện hơn. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Hưng, qua quá trình đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ ở công ty, em đã phân nào thấy được một số thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Từ đó em mạnh dạn xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Do hạn chế về mặt thời gian tìm hiểu, năng lực kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các cô, các chú cán bộ trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Bùi Minh Hải và các cán bộ phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này./. Yên Bái, tháng 6 năm 2008 Sinh Viên Hoàng Anh Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính -PGS.TS: Nguyễn văn Công - Nhà xuất bản tài chính -Hà Nội năm 2003. 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp Đồng chủ biên: PGS.TS: Lưu thị Hương PGS.TS: Vũ duy Hào Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân-2006 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế Nhóm tác giả: PGS.TS: Trần Thế Dũng. TS.Nguyễn Quang Hùng, ThS. Lương Thị Trâm. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia năm 2002. 4. Một số tạp chí kinh tế và tài chính khác..... DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TSCĐ : tài sản cố định GTGT : thuế giá trị gia tăng TNHH : trách nhiệm hữu hạn TBS : tự bổ sung TD : tín dụng TK : tài khoản TCKT : tài chính kế toán KT : kế toán LĐTL : lao động tiền lương BHXH : bảo hiểm xã hội VT : vật tư SX : sản xuất MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33326.doc
Tài liệu liên quan