Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2

Với đề tài nghiên cứu này, em hy vọng sẽ đóng góp được một phầm nào đó những ứng dụng thiết thực trong thực tiễn tổ chức, triển khai công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ôtô 3-2.

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình sử dụng quỹ tiền lương và lập báo cáo về lao động tiền lương. + Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ lập báo cáo thống kê với cấp trên, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ. + Kế toán hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm: theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tính giá thực tế của hàng hoá nhập kho, mở các sổ, thẻ kế toán phản ánh hàng hoá và quá trình tiêu thụ. + Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm giúp việc cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửi lên cấp trên. + Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và lập báo cáo quỹ. + Kế toán chi phí giá thành: có nhiệm vụ tập hợp, tính toán chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành cho các sản phẩm, các công trình hoàn thành. 2.1.3.2. Tổ chức bộ sổ kế toán tại Nhà máy. Nhà máy áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 với sự sửa đổi bổ sung theo các chuẩn mực kế toán mới ban hành. Hệ thống chứng từ của Nhà máy bao gồm: hệ thống chứng từ về lao động tiền lương, hàng tồn kho, thanh toán, tài sản cố định…theo đúng quy định của Nhà nước. Danh mục tài khoản được sử dụng là hầu hết các tài khoản theo quyết định 1141 có sửa đổi trừ các tài khoản được sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ và TK151. Hình thức tổ chức kế toán: Nhà máy ôtô 3-2 áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để ghi sổ kế toán. Do áp dụng theo hình thức nhật ký chứng từ nên Nhà máy sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức này bao gồm: các bảng kê, các nhật ký chứng từ , các sổ chi tiết theo đúng quy định. Tuy nhiên Nhà máy không sử dụng nhật ký chứng từ số 3, số6, sổ cái TK113, sổ cái TK151. Trình tự ghi sổ của Nhà máy ô tô 3-2. Sơ đồ 2.1.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ, (thẻ) kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tàI chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Có thể khái quát trình tự ghi sổ của Nhà máy như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, các bảng phân bổ kế toán ghi vào các bảng kê, các nhật ký chứng từ, các sổ chi tiết liên quan. Cuối tháng trên cơ sở số liệu của các nhật ký chứng từ 1,2,5,7,10 đối ứng với Nợ các tài khoản 152,153,155,156 kế toán lấy các số liệu vào bảng kê số 3 và số 9 để tính ra giá thành thực tế của vật tư, hàng hoá xuất kho. Phần xuất kho trong bảng kê số 3 là căn cứ để lập nên bảng phân bổ số 2. Thông qua bảng kê số 2, và bảng kê số 9 kế toán vào các bảng kê 4,5,6,8,10,11 theo giá thực tế. Đồng thời cuối tháng sau khi hoàn tất việc ghi các sổ kế toán chi tiết, các bảng kê, kế toán sẽ ghi vào NKCT 5,7,8. Sổ cái được mở cho cả năm, mỗi tờ sổ được dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng. Cơ sở để vào sổ cái là từ nhật ký chứng từ liên quan. Số phát sinh Có được lấy từ chính nhật ký chứng từ đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ NKCT liên quan. 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2 2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất. 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Nhà máy Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, Nhà máy đã lựa chọn việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đính công dụng của chi phí. Theo tiêu thức này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục sau: + Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 612). + Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (TK 622). + Khoản mục chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí VL dùng cho quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Với cách phân loại này đã giúp Nhà máy xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Cũng như mọi doanh nghiệp khác, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cung luôn được coi là công việc đầu tiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, với yêu cầu quản lý là rất cần thiết và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (như đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu trình độ quản lý hay trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm ) Xuất phát từ đặc điểm sản xuất thực tế của doanh nghiệp với nhiều loại sản phẩm, quy trình công nghệ phức tạp, được tổ chức thành các phân xưởng, mà công ty cơ khí ôtô 3-2 lựa chọn đố tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm. Riêng phân xưởng ôtô I đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chỉ theo phân xưởng mà không chi tiết cho từng phiếu sản xuất. 2.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất. 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cơ khí ôtô 3-2 2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối tượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành trong thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các loại đối tượng lao động chuyển hoá toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm mới và hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại Nhà máy ôtô 3-2, đối tượng lao động cấu thành trong thành phẩm chính gồm các loại sau: - Vật liệu chính: bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu trong Nhà máy có tác dụng cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm: như khung xương, nội thất, điện máy gầm, thép hộp… - Vật liệu phụ: là tất cả các loại NVL có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất sản phẩm, có tác dụng làm đẹp nâng cao hình thức, chất lượng sản phẩm hay các loại nhiên liệu có tác dụng giúp cho động cơ của sản phẩm, máy móc có thể hoạt động bình thường như các laọi sơn, giấy giáp, nước rửa kính, keo dán cửa sổ. - Phế liệu thu hồi là tất cả các loại NVL và CCDC bị hỏng, bị loại ra trong quá trình sản xuất như: tôn phế liệu, nhôm phế liệu, máy khoan hỏng… Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm ở công ty cơ khí ôtô 3-2 . Chính vì vậy mà công ty luôn phải quản lý chặt chẽ và thường xuyên khoản mục chi phí này. 2.2.4.1.1. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán ở công ty cơ khí ôtô 3-2 cũng sử dụng TK621: "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" sau đó mở chi tiết theo từng phân xưởng và theo từng sản phẩm. TK62101 : Phân xưởng ôtô I TK62102 : Phân xưởng ôtôII TK62103 : Phân xưởng cơ khí I TK62104 : Phân xưởng cơ khí II TK62105 : Phân xưởng cơ khí III Trong tháng 1 năm 2005, ngoài việc mở chi tiết cho từng phân xưởng, công ty mở chi tiết cho các phiếu sản xuất của các phân xưởng cơ khí I,III Và trong tháng này công ty chỉ sản xuất đóng mới xe K32, và khung xe máy kiểu dáng Dream. Nên TK621 chỉ mở chi tiết cho 2 loại sản phẩm chính này. 2.2.4.1.2. Sổ sách kế toán, chứng từ sử dụng: Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí NVLTT kế toán cần phải kết hợp sử dụng các loại sổ sách chứng từ khác nhau, cụ thể là: Sổ chi tiết NVL, bảng tổng hợp xuất NVL- CCDC, bảng nhập - xuất - tồn NVL chính, phiếu xuất kho, các nhật ký chứng từ 7, bảng kê số 3,4. Căn cứ để ghi các nhật ký chứng từ là các chứng từ gốc, các sổ chi tiết. Căn cứ để ghi sổ cái TK621 là các nhật ký chứng từ 2.2.4.1.3. Trình tự kế toán tập hợp chi phí NVLTT Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, nhân viên phân xưởng hoặc nhân viên các bộ phân khác viết phiếu yêu cầu cấp vật tư trong đó ghi rõ : danh mục những vật tư cần lĩnh cụ thể với những yêu cầu về kiểu cách, phẩm chất số lượng (dựa trên kế hoạch sản xuất mà phân xưởng được giao trong phiếu sản xuất) Phiếu yêu cầu cấp vật tư sẽ được chuyển cho quản đốc phân xưởng ký duyệt, sau đó chuyển cho giám đốc duyệt và cuối cùng chuyển xuống cho phòng kế hoạch sản xuất viết phiếu xuất kho. Phòng kế hoạch sản xuất căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được phê duyệt để viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên : 1 liên lưu tại quyển, một liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất vật liệu và ghi vào thẻ kho, sau đó giao cho kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán tập hợp các phiếu xuất kho xác định trị giá thực tế của vật liệu xuất kho. Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu, nghiệp vụ xuất lại diễn ra thường xuyên cho nhiều mục đính khác nhau phục vụ sản xuất, công ty không áp dụng phần mềm kế toán nên để thuận tiện cho việc hạch toán NVL kế toán vật tư sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán của từng loại NVL thường là giá mua thực tế của NVL đầu niên độ kế toán trước nên tương đối sát với thực tế. Cuối tháng kế toán tính giá thực tế vật liệu xuất kho và tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ số giá. Kế toán tiến hành như sau: Giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trong kỳ H = ------------------------------------------------------------ Giá hạch toán tồn đầu + giá hạch toán nhập trong kỳ Căn cứ vào hệ số giá và giá hạch toán tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho: Giá thực tế NVL xuất kho = giá hạch toán của NVL x H Phiếu xuất kho số 81 Ngày 10/1/2005 Họ tên người nhận hàng : Bà Bình Phân xưởng ôtô II Lý do: phục vụ sản xuất Xuất tại kho : Vật tư STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá TT CT TX 1 2 3 4 5 Bulông M8x60 Ghế 3 không chân Ghế đôi không chân Ghế đôi có chân Ghế đơn có chân con cái cái cái cái 56 05 06 10 02 56 05 07 10 02 5234 1532531 1166950 1591341 542213 293104 7662655 8168650 15913410 1084486 cộng 33122305 cộng thành tiền: ba mươi ba triệu không trăm chín mươi sáu nghìn Thủ trưởng Kế toán trưởng P. trách cung tiêu N.nhận hàng Thủ kho (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) Theo phương pháp này giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho đến cuối tháng mới tính được căn cứ vào bảng kê số 3. Tuy nhiên việc điều chỉnh giữa giá thực tế và giá hạch toán chỉ cho những sản phẩm chính của doanh nghiệp, còn những nửa thành phẩm dưới dạng nguyên vật liệu do phân xưởng cơ khí I và III sản xuất vẫn sử dụng giá hạch toán để tính giá thành, vì vậy những sản phẩm này khi nhập kho có giá hạch toán và giá thực tế là như nhau. Do doanh nghiệp có hơn 1000 loại vật tư và cũng chưa có danh điểm loại vật tư, vì vậy không mở chi tiết cho TK152. Vì vậy công ty không thể xác định chính xác hệ số giá cho từng loại vật tư mà chỉ xác định được hệ số giá chung cho tất cả các loại vật tư xuất kho, sau đó mới tính cho các phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm Để lập được bảng kê số 3 , kế toán lập các bảng sau: Bảng kê phiếu nhập : bảng 7 Bảng kê phiếu xuất cho từng phân xưởng : bảng 8 Bảng tổng hợp phiếu xuất toàn doanh nghiệp : bảng 9 Bảng kê số 3 : bảng 10 Bảng phân bổ NVL- CCDC: bảng 11. Từ chứng từ thực tế trên bảng phân bổ sẽ được tập hợp vào bảng kê số 4, tương ứng với các khoản ghi: Nợ TK621 19.125.555.675 (chi tiết theo PX, sản phẩm) Có TK152 19.125.555.675 Từ bảng kê số 4 số liệu được chuyển ghi vào NKCT số 7 tương ứng với các tài khoản ghi: Nợ TK154 19.125.555.675 Có TK621 19.125.555.675 Cuối tháng từ NKCT số 7, kế toán ghi vào sổ cái TK 621. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bảng kê số 4, NKCT số 7, kế toán ghi vào bảng tổng hợp tính giá thành của từng phân xưởng, sản phẩm. 2.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Nếu nói đến NVL là đề cập đến yếu tố đối tượng lao động, thì nói đến nhân công là nói đến yếu tố sức lao động trong cấu thành sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố này mới có thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Và trong quá trình sản xuất, yếu tố nhân công hình thành nên khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). Trong công ty cơ khí ôtô 3-2, CPNCTT gồm các khoản mục như: tiền lương chính, lương bổ sung, phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo đúng chế độ kế toán 2.2.4.2.1. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK622 "chi phí nhân công trực tiếp" và cũng chi tiết cho từng phân xưởng, sản phẩm. TK62201 : phân xưởng ôtô I TK62202 : phân xưởng ôtô I TK62203 : phân xưởng cơ khí I TK62204 : phân xưởng cơ khí II TK62205 : phân xưởng cơ khí III 2.2.4.2.2.Chứng từ sổ sách kế toán Đối với TK622 kế toán sử cụng các sổ sách như: bảng chấm công, bảng tính lương sản phẩm, bảng tính thời gian, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng kê số 4, NKCT số 7, sổ cái TK622. 2.2.4.2.3. Trình tự ghi sổ: Việc tính lương và các khoản trích theo lương của các phân xưởng do kế toán của các phân xưởng tính Hàng ngày tổ trưởng, trưởng ca tại các tổ ca sản xuất, của các phân xưởng thực hiện chấm công theo dõi số công nhân đi làm hay vắng mặt của tổ mình. Đến cuối tháng nộp cho kế toán phân xưởng. Đồng thời để khuyến khích công nhân chuyên tâm sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản xuất, công ty đã kết hợp hạch toán lương công nhân sản xuất theo lương sản phẩm. Khi có phiếu sản xuất, kế toán phân xưởng giao cho các tổ thực hiện từng phần công việc, có đơn giá cụ thể. Ví dụ đơn giá tiền cho mỗi công việc: Định mức đơn giá phân xưởng cơ khí I 1) ống chính + Dream uốn : 100đ x 2 = 200đ cắt đầu : 67đ nhập kho 33đ tổng cộng: 300đ + Wave: uốn: 100đ x 3 = 300đ cắt đầu : 67đ nhập kho 33đ tổng cộng: 400đ 2) các loại thanh + A9 dài 219: cắt : 50đ vận chuyển: 20đ 70đ …… Đến cuối tháng căn cứ vào các phiếu sản xuất đã hoàn thành để xác định tiền lương cho các tổ: Tổng quỹ lương tổ = tổng số lượng sản phẩm x đơn giá sản phẩm SX Từng tổ sẽ căn cứ vào bảng chấm công, bình bầu hệ số công (hệ số này căn cứ vào công việc của từng người, do mọi người trong tổ tự bình bầu). Tổng quỹ lương đơn giá công = ------------------------------------ tổng số công tháng của tổ Tiền lương 1 người = tổng công 1 người x đơn giá công Ngoài ra người lao động của công ty còn nhận được khoản lương bổ sung. Cách tính lương bổ sung : Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, công ty ấn định lương bình quân một công nhân trong tháng. Lấy tiền lương bình quân đó nhân với tổng số lao động của công ty được quỹ lương dự định chia trong tháng Quỹ lương bổ sung chính bằng tổng số lương dự định chia trong tháng sau khi đã trừ đi quỹ lương thời gian hoặc lương sản phẩm của công nhân sản xuất trong tháng. Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ - công nhân phải trả BHXH, BHYT (trừ vào lương) = lương cơ bản x (5%BHXH + 1%BHYT) Lương cơ bản = 290.000 x HSL - công ty trả tính vào chi phí: BHXH = lương cơ bản x 15% BHYT= lương cơ bản x 2% KPCĐ = lương cơ bản x 2% Cuối tháng sau khi tính lương, kế toán phân xưởng chuyển sổ lương của phân xưởng lên phòng kế toán để kế toán tiền lương kiểm tra đối chiếu, tập hợp lương cho cả công ty. Kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, theo định khoản : Nợ TK622 1.198.899.038 (Chi tiết theo phân xưởng, SP) Có TK334 1.007.478.185 Có TK338 191.402.853 Có TK3382 20.149.563 Có TK3383 20.149.563 Có TK3384 151.121.727 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp ghi vào bảng kê 4, tương ứng với các phần mục có ghi: Nợ TK622 1.198.899.038 (chi tiết theo phân xưởng, SP) Có TK334 1.007.478.185 Có TK338 191.402.853 Từ bảng phân bổ và bảng kê kế toán tiến hành ghi vào NKCT số 7, theo các phần , mục có ghi tương ứng: Nợ TK 154 1.198.899.038 Có TK 622 1.198.899.038 Vào cuối tháng, căn cứ vào NKCT số 7 kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái TK622 2.2.4.3.Kế toán chi phí sản xuất chung Nếu nói đến đối tượng lao động, yếu tố sức lao động thì không thể không nhắc đến yếu tố tư liệu lao động như CCDC, TSCĐ (máy móc, thiết bị sản xuất) trong quá trình sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất không thể thiếu một trong các yếu tố trên. Tại công ty cơ khí ôtô 3-2 khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch cụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, kế toán sử dụng TK627 "chi phí sản xuất chung", đồng thời mở chi tiết cho các khoản mục thương ứng: TK6271,TK6272,TK6273,TK6274,TK6277,TK6278. Quy trình thực hiện: Hằng ngày các chi phí thực tế phát sinh được kế toán tập hợp vào TK627, chi tiết cho từng khoản mục. Sau đó đến cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu tập hợp được (bên Nợ TK627) kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để phân bổ cho các đối tượng liên quan. 2.2.4.3.1. Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng (TK6271) Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồng tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng: Cách tính lương:Lương của nhân viên phân xưởng phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất của phân xưởng mình, cụ thể: Tổng quỹ lương sản phẩm của PX Hệ số lương = ------------------------------------------------- quản lý Tổng quỹ lương cơ bản của PX Tổng quỹ lương sản phẩm của PX = tổng số lương của bộ phận sản xuất Tổng quỹ lương cơ bản của PX = tổng hệ số lương PX x 290.000 Lương một nhân viên QL PX = HS lương x hệ số lương QL x 290.000 Ví dụ: Phân xưởng ôtô I, có 11 người, trong đó có 3 nhân viên quản lý phân xưởng. Ông Nguyễn Hữu Toàn, giám đốc phân xưởng có hệ số lương là 3,54. Tổng hệ số lương toàn phân xưởng: 29,46 Tổng quỹ lương sản phẩm của phân xưởng: 13.000.000đ Tổng quỹ lương cơ bản = 29,46 x 290.000 = 8543.400đ 13.000.000 Hệ số lương quản lý = ----------------- = 1,52 8.543.400 Lương quản lý của ông Toàn là : 3,54 x 1,52 x 290.000 = 1560432đ Ông Toàn có các khoản: Phụ cấp chức vụ : 400.000đ Bổ sung lương : 0,23 x 1560432 = 358.899 Tiền ăn ca : 250.000đ Tổng tiền lương được lĩnh = 2.569.331 Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành định khoản chi tiết. Khoản tiền lương: Nợ TK6271 35.347.000 TK62711 : PX ôtô I 4.550.000 TK62712 : PX ôtô II 10.752.000 TK62713 : PX cơ khí I 6.920.000 TK62714 : PX cơ khí II 5.000.000 TK62715 : PX cơ khí III 8.125.000 Có TK334 35.347.000 Các khoản trích theo lương: Nợ TK6271 6.715.930 (Chi tiết theo PX) Có TK338 (2,3,4) 6.175.930 Từ số liệu trên bảng phân bổ, kế toán tập hơpj ghi vào bảng kê số 4, TK627 hạch toán chi tiết vao TK6271. 2.2.4.3.2. Chi phí nguyên vật liệu cùng cho quản lý PX: Dựa vào bảng phân bổ NVL kế toán tiến hành định khoản chi tiết: Nợ TK 6272 9.669.013 TK 62721 1.699.763 TK 62722 2.605.517 TK 62723 2.301.101 TK 62724 2.093.004 TK 62725 969.638 Có TK152 9.669.013 Từ bảng phân bổ kế toán ghi vào bảng kê số 4, hạch toán chi tiết vào TK6272. 2.2.4.3.3. Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ ghi vào bảng kê số 4, hạch toán chi tiết TK6273. Nợ TK6273 60.546.126 TK62731 8.915.651 TK62732 32.583.300 TK62733 1.439.522 TK62734 7.650.500 TK62735 11.396.675 Có TK153 60.546.126 2.2.4.3.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất của công ty bao gồm: khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng. Công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng (áp dụng theo quyết định 106 - BTC)' Công thức: nguyên giá của TSCĐ Số trích khấu hao = ------------------------------------- 1 tháng của TSCĐ số năm sử dụng x 12 tháng Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm của từng loại TSCĐ, kế toán xác định số khấu hao tăng, giảm của từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ. Sau đó kế toán TSCĐ xác định số khấu hao phải trích trong tháng của từng loại TSCĐ. Cuối tháng căn cứ vào số liệu đã tính toán, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ số khấu hao TSCĐ (bảng số15) Bảng số 15 Bảng phân bổ khấu hao tháng 1/2005 TK số trích khấu hao 6274 62741: PX ôtô I 62742: PX ôtô II 62743: PX cơ khí I 62744: PX cơ khí II 62745: PX cơ khí III 88.851.196 3.621.000 29.947.745 21.269.250 15.826.400 18.186.800 641: chi phí bán hàng 15.385.195 642: chi phí quản lý DN 25.308.150 811: chi khác 15.120.400 tổng cộng 144.279.745 Từ bảng phân bổ, kế toán ghi chuyển sang bảng kê số 4, hạch toán chi tiết vào TK6274 theo định khoản: Nợ TK6474 88.851.149 (chi tiết theo PX) Có TK214 88.858.149 2.2.4.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Để tập hợp các khoản chi dịch vụ mua ngoài và khoản chi phí khác bằng tiền kế toán sử dụng các TK6277 " chi phí dịch vụ mua ngoài" và TK6278 " chi phí bằng tiền khác"sau đó hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác như: chi phí điện, nước, vận chuyển… đều được khoán định mức nhất định cho từng phân xưởng, mức khoán này do phòng kế hoạch ấn định dưa trên cơ sở các phiếu sản xuất đưa ra cho từng phân xưởng, kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng. Nếu phân xưởng sử dụng không hết các khoản chi phí này thì phải nộp lại cho công ty nhưng sẽ được khen thưởng. Nếu phân xưởng sử dụng vượt dinh mức, thì căn cứ vào nguyên nhân, nếu sử dụng lãng phí thì phải bồi thường cho công ty. Căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh kế toán tiến hành tập hợp số liệu ghi vào bảng kê chi phí (bảng 16) Từ bảng tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác, kế toán tiến hành ghi vào bảng bảng kê số 4. Việc hạch toán chi tiết, cụ thể trong tháng 1/2005 đối với CPDV mua ngoài và CP bằng tiền khác thông qua định khoản sau: Nợ TK6277 251.484.620 TK62771 9.780.000 TK62772 121.981.220 TK62773 39.336.000 TK62774 38.505.400 TK62775 40.882.000 Có TK111 251.484.620 Nợ TK6278 4.326.000 TK62781 1.320.000 TK62782 1.756.000 TK62783 500.000 TK62784 250.000 TK62785 500.000 Có TK111 4.326.000 Bảng 16 Bảng tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Phân xưởng sản xuất tháng1/2005 chỉ tiêu PX ôtô I PX ôtôII PX cơ khí I PXcơ khí II PXcơ khí III CP DVmua ngoài điện nước điện thoại khác 9.780.000 9.123.400 250.400 124.130 282.070 121.981.220 120.920.200 754.200 142.210 164.610 39.336.000 38.575.000 529.100 132.140 99.760 38.505.400 37.716.000 457.200 129.500 202.700 40.882.000 40.124.300 351.120 157.340 249.240 CP bằng tiền khác 1.320.000 1.756.000 500.000 250.000 500.000 Từ số liệu tập hợp được trên sổ chi tiết theo từng khoản mục chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. ở các phân xưởng sản xuất chính, do phân xưởng ôtô I đối tượng tính giá thành là toàn bộ phân xưởng, nên chi phí sản xuất chung đã tập hợp được cho phân xưởng ôtô I không phải phân bổ. Đối với phân xưởng ôtô II và cơ khí III trong kỳ chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên cũng không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung. Đối với phân xưởng sản xuất phụ, do trong kỳ sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên phải tiến hành phân bổ chi phhí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Căn cứ để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của 2 phân xưởng này là các phiếu sản xuất do phòng kế hoạch đặt hàng. Tiêu thức phân bổ cho mỗi phiếu sản xuất (mỗi mặt hàng) là số giờ công toàn bộ để sản xuất mặt hàng đó. Công thức: Tổng CPSXC của phân xưởng Chi phí SXC phân = ---------------------------------------- x Số giờ công bổ cho PSX i Tổng số giờ công SX của PX SXcuả PSX i Từ bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán tập hợp vào bảng kê số 4 tương ứng với phần có ghi: Nợ TK 627 456.720.246 (chi tiết theo từng khoản mục, PX) Có TK334 35.347.000 Có TK338 6.715.930 Có TK152 9.449.393 Có TK153 60.546.126 Có TK214 88.851.196 Có TK111 255.810.602 2.2.5. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty cơ khí ôtô 3-2. Sản phẩm làm dở ở công ty cơ khí ôtô 3-2 được xác định là sản phẩm còn ứ đọng trong từng quy trình công nghệ sản xuất chưa hoàn thành, hoặc là những sản phẩm chưa tính vào khối lượng sản phẩm bàn giao trong kỳ. Để tính toán chính xác chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty cơ khí ôtô 3-2 nói riêng rất cần phải xác định đúng và đủ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công việc tính, xác định giá trị sản phẩm làm dở phụ thuộc rất lớn vào đối tượng kế toán và đối tượng tính giá thành vì vậy mỗi phân xưởng có phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở riêng. Đối với phân xưởng sản xuất phụ đối tượng tính giá thành là các phiếu sản xuất hoàn thành, nên những phiếu sản xuất chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong tháng 1 năm 2005, công ty cơ khí ôtô 3-2, tại phân xưởng cơ khí I có ba phiếu sản xuất hoàn thành : PSX209 (dở dang từ kỳ trước) và PSX07, PSX12. Chi phí sản xuất của PSX30 là chi phí dở dang. Tại phân xưởng cơ khí IIIcó 2 PSX hoàn thành : PSX206 (dở dang từ kỳ trước) và PSX18. Chi phí sản xuất của PSX24 là chi phí dở dang. (bảng 20) Đối với phân xưởng ôtô I, do đặc điểm của phân xưởng này bảo dưỡng và sửa chữa và bảo dưỡng xe ôtô, nên mang tính chất là kinh doanh dịch vụ chính vì vậy rất khó xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, và chi phí này phát sinh không lớn, không ảnh hưởng nhiều tới việc đánh giá tình hình SXKD của phân xưởng cũng như việc kiểm soát chi phí.Với những lý do trên đây công ty không đánh giá chi phí dở dang của phân xưởng này. Đối với các phân xưởng sản xuất chính công ty đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo chi phí NVL trực tiếp. công thức: D đk + Cvl Dck = ----------------- x Sd Sht + Sd trong đó Dck: chi phí SXKD dở dang cuối kỳ D đk: chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Cvl: chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Sht : khối lượng sản phẩm hoàn thành Sd : khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ Trong tháng 1/2005 * Phân xưởng ôtô I có CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ là: 4.352.768.526đ Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ là : 18.408.501.660đ Số lượng sản phẩm hoàn thành: 60 sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang là: 17 sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 4.352.768.526 + 18.408.501.660 Dck = -------------------------------------------- x 17 = 5.025.215.496đ 60 + 17 * Phân xưởng cơ khí II có CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ là: 42.092.580đ Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ là: 351.686.429đ Số lượng sản phẩm hoàn thành: 346 sản phẩm Số lượng sản phẩm làm dở là : 51 sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 11.092.580 + 98.277.464 Dck = ------------------------------------- x 51 = 14.050.056đ 346 + 51 2.2.6. Kế toán giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí ôtô 3-2 Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành khác nhau giữa các phân xưởng, nên tuỳ theo từng phân xưởng có phương pháp tính giá thành riêng. Đối với phân xưởng sản xuất phụ, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo phiếu sản xuất, nên tính giá thành tương tự như đối với đơn đặt hàng, toàn bộ chi phí tập hợp được trong phiếu sản xuất chính là giá thành sản xuất của sản phẩm. (bảng 20). Đối với phân xưởng ôtô I, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là theo phân xưởng, PX này cung không đánh giá chi phí dở dang, chính vì vậy toàn bộ chi phí phát sinh và tập hợp được của phân xưởng là giá thành sản xuất. (bảng 21) Đối với phân xưởng ôtô II, và cơ khí II, có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, tuy nhiên nửa thành phẩm không bán ra ngoài, vì vậy công ty không đánh giá nửa thành phẩm ở các quy trình công nghệ, mà tập hợp chi phí cho cả quy trình và tính giá cho sản phẩm hoàn thành. (bảng 21) Công thức: Giá thành sản xuất = D đk + CPSX phát sinh trong kỳ - D ck giá thành SX Giá thành đơn vị = ----------------------------- Số lượng SP hoàn thành 2.2.2. Tính giá thành sản phẩm. 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, Nhà máy ôtô 3-2 lựa chon đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành, hoặc bán sản phẩm dưới dạng nguyên vật liệu. Riêng đối với phân xưởng ôtô I đối tượng tính giá thành là toàn bộ phân xưởng. Kết thúc một quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra của Nhà máy là các loại khung xe máy hoàn thành theo từng lô hàng theo hợp đồng kinh tế của các hãng khác. Vì vậy, đối tượng tính giá thành cũng là từng sản phẩm lô hoặc từng lô hàng hoàn thành. 2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành của Nhà máy. Kỳ tính giá thành của Nhà máy thương là một tháng, cuối tháng lập báo cáo giá thành cho từng loại sản phẩm. Còn đối với lô hàng thì tính giá thành là thời gian khi bắt đầu thực hiện lô hàng đó. Từ đặc đIểm của Nhà máy nên kế toán giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn đối với các loại khung xe máy. Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng theo từng khoản mục, giá trị làm dở đầu tháng và cuối tháng ước tính để xác định giá thành khoản mục theo công thức: ZCM = Dđt + GKM - Dct Trong đó: ZCM; GKM: Giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất theo khoản mục. Dđt; Dct : Giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng và ước tính cuối tháng. Để phù hợp với yêu cầu quản trị của Nhà máy, giá thành sản phẩm của Nhà máy được tính theo các khoản mục sau. + Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL chính Chi phí NVL phụ Chi phí nhiên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương BHXH, KPCĐ + Chi phí sản xuất chính Chi phí nhân viên xưởng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác. Phần thứ ba Hoàn thiện tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ôtô 3-2 3.1. Nhận xét đánh giá chung về thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí ôtô 3-2. 3.1.1. Ưu điểm: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng luôn phải triệt để thực hiện hai mục tiêu cơ bản là hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nắm bắt và nhận thức đúng đắn tình hình đó, tại công ty cơ khí ôtô 3-2 tất cả các phòng ban phân xưởng luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất của mình. Nhất là phòng kế toán của công ty luôn chăm lo đến công tác kế toán sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà chất lượng, cũng như thị phần của công ty ngày càng được mở rộng. Đây được coi là thành tựu lớn không chỉ trong công tác sản xuất sản phẩm, mà là cả trong công tác kế toán nhất là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thnàh sản phẩm. Cụ thể: + Về bộ máy kế toán, công ty cơ khí ôtô 3-2 đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện và có tính chuyên sâu cao. Mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán độc lập, đến cuối kỳ mới tập hợp lại cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo tháng. Với việc phân chia cụ thể từng phần việc cho từng kế toán viên sẽ tạo tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. Hơn nữa công ty tuy chưa sử dụng phần mềm kế toán, nhưng việc xử lý hầu như đều trên máy vi tính, điều này đã giúp kế toán rất nhiều trong việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng kịp thời hơn. + Một thành tựu quan trọng nữa trong công tác kế toán của công ty cơ khí ôtô 3-2 không thể không nhắc tới đó là thnàh tựu trong công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất. cụ thể: Đối với khoản mục CPNVLTT:Công ty đã tiến hành tổ chức quản lý khá chặt chẽ cả về mặt giá trị lẫn về mặt hiện vật. Tuy NVL của công ty có rất nhiều chủng loại, số lượng lớn, nhưng kế toán NVL vẫn khắc phục được khó khăn quản lý tốt khoản mục chi phí này. Đặc biệt về mặt hiện vật, phòng kế hoạch sản xuất dựa vào định mức tiêu hao của phòng kỹ thuật đã đặt hàng các phân xưởng sản xuất thông qua phiếu sản xuất. Các phiếu sản xuất này chính là định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Việc quản lý NVL theo định mức tiêu hao là cơ sở để tiến hành sản xuất và sử dụng NVL cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho công tác quản lý NVL. Hơn thế nữa trong quá trình sản xuất sản phẩm, công ty luôn đẩy mạnh thi đua sản xuất , thực hành tiết kiệm, thông qua việc hình thành quy chế khen thưởng tiết kiệm, khen thưởng cho các bộ phận, đơn vị thực hiện tốt công tác này.Việc tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất là cơ sở để giảm chi phí sản xuất sản phẩm và hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, ưu điểm cơ bản của công ty đó là việc tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, công nhân sản xuất tính lương khoán theo sản phẩm, ngoài ra cán bộ công nhân con được hưởng lương bổ sung, khoản lương này được tính dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính lương và các khoản trích theo lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh từ đó tạo động lực cho người lao động hăng say sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thêm nữa công ty đã tổ chức thực hiện quy chế khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao tay nghề giỏi, có nhiều sáng kiến phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Đó chính là những tiền đề, cơ sỏ tạo ra động lực cho con người lao động năng động, sáng tạo và hăng say sản xuất, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Trong công tác quản lý tiền lương của nhân viên phân xưởng, công ty đã tính lương của nhân viên phân xưởng dựa vào kết quả sản xuất của phân xưởng đó, điều này đã làm nâng cao được trách nhiệm của nhân viên phân xưởng đối với việc sản xuất của phân xưởng mình. Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, mỗi phân xưởng đều được quy định một mức nhất định, nếu sử dụng quá định mức sẽ phải đền bù, dưới dịnh mức được khen thưởng, đây là cách quản lý chi phí rất có hiệu quả của công ty. + Trong việc tổ chức quản lý giá thành sản phẩm, công ty đã tiến hành quản lý theo giá thành kế hoạch. Thông qua việc đánh giá so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, công ty có thể đánh giá được chất lượng của công tác quản lý sản xuất kinh doanh kỳ thực tế, từ đó có biện pháp kịp thời giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Những hạn chế. Bên cạnh các thành tựu ưu điểm đã đạt được trong công tác tổ chức công tác kế toán, thì ở công ty cơ khí ôtô vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo em, để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng, thì công ty cơ khí ôtô 3-2 cần khắc phục một số hạn chế sau. Thứ nhất trong việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí của công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm hạn chế. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu sản xuất: Trước hết là trong việc quản lý nguyên vật liệu: Công ty có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống danh mục vật liệu hoàn chỉnh, cũng như chưa mở chi tiết cho TK152, chính vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu còn gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được kịp thời, chính xác cho nhu cầu quản trị của doanh nghiệp. Thứ hai trong công tác tính trị giá vật liệu xuất kho vẫn còn nhiều hạn chế, đó là công ty sử dụng giá hạch toán cho vật liệu xuất kho, sau đó mới điều chỉnh giữa giá hạch toán với giá thực tế thông qua hệ số giá, nhưng hệ số giá này lại được tính chung cho cả doanh nghiệp vì vậy sẽ không chính xác trị giá xuất kho, sẽ có sự bù trừ lẫn nhau giữa các loại nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới việc tính chi phí NVL, và giá thành sản phẩm sẽ không chính xác. Thêm vào đó NVL xuất cho các phân xưởng sản xuất phụ là giá hạch toán, không có sự điều chỉnh giá, nên giá thành thực tế của vật liệu nhập kho do các phân xưởng sản xuất phụ sản xuất ra cũng không chính xác. Hơn nữa, hiện nay theo chuẩn mực kế toán mới về NVL, việc tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp hệ số giá (sử dụng giá hạch toán) không còn được áp dụng nữa, mà phải áp dụng 4 phương pháp tính giá như trong chuẩn mực quy định đó là phương pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp nhập sau xuất trước. Đối với kế toán nhân công trực tiếp Tuy tình hình nhân công trong công ty cơ khí ôtô 3-2 tương đối ổn định, nhưng công ty không thể định trước kế hoạch về số lao động nghỉ phép trong tháng, nên có thể có tháng số lao động nghỉ phép lớn, có tháng lại bình thường. Điều đó ảnh hưởng lớn tới khoản mục CPNCTT tập hợp trong giá thành sản phẩm. Vì vậy mà việc hạch toán trực tiếp khoản lương nghỉ phép vào kỳ có phát sinh thực tế mà không tiến hành trích trước của công ty là chưa hoàn toàn hợp lý. Đối với công tác đánh giá sản phẩm làm dở của phân xưởng ôtô II, cơ khí II thep chi phí NVLTT là chưa hoàn toàn hợp lý. ở phân xưởng ôtô II, tuy chi phí NVL chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, có một số nguyên vật liệu chính có giá trị lớn bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ như tổng thành satxi nhập ngoại, tuy nhiên công ty chủ yếu là sản xuất và lắp ráp ôtô nên các loại vật liệu khác bỏ vào chủ yếu theo mức độ gia công, chế biến hoàn thành.Việc tính chi phí dở dang loại bỏ chi phí NCT, và chi phí sản xuất chung là không chính xác. Hơn nữa trong việc đánh giá sản phẩm làm dở cũng như việc tính giá thành để đảm bảo tính toán chính xác cần tách khoản mục chi phí NVLTT thành 2 khoản mục : tổng thành satxi, và khoản mục CP VL khác. Như vậy trong quá trình tập hợp chi phí cũng cần thiết phải tách khoản mục CPNVLTT như trên để tiện quản lý. ở phân xưởng cơ khí II, chi phí nhân công mới là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, vậy mà công ty chỉ đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVLTT là không chính xác. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công ty lại vẫn chưa sử dụng phần mềm kế toán, chính vì vậy với một khối lượng công việc quá lớn, mà biên chế trong phòng kế toán lại ít vì vậy không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế. Tuy vậy mỗi nhân viên trong phòng kế toán vẫn không ngừng học hỏi, tìm cách hạn chế những thiếu sót, và không ngừng phát huy những ưu điểm đã đạt được. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ôtô 3-2. Xuất phát tử đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty cơ khí ôtô 3-2, kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và trên sách báo, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin đưa ra một số y kiến mang tính chất đóng góp, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ôtô 3-2, như sau: 3.2.1. ý kiến thứ nhất: Đối với việc quản lý nguyên vật liệu, công ty cần xây dựng một hệ thống danh mục nguyên vật liệu hoàn chỉnh, điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công ty khi quản lý nguyên vật liệu, và tính trị giá vật liệu xuất kho. Đồng thời hiện nay công ty đã tiến hành phân loại các NVL, như đã trình bày trong phần trước, đồng thời vì sản xuất nhiều loại sản phẩm, nên phân xưởng nào cũng tổ chức kho vật liệu riêng của phân xưởng mình. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho kế toán hạch toán chi tiết, vì vậy phòng kế toán nên mở chi tiết cho tài khoản 152, theo loại nguyên vật liệu, và nếu có thể mở chi tiết cho từng phân xưởng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý NVL cũng như tập hợp chi phí sản xuất. 3.2.2.ý kiến thứ hai: Đối với việc tính trị giá vật liệu xuất kho, doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp bình quân gia quyền, trị giá vật liệu xuất kho sẽ chính xác hơn, và việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng sẽ chính xác hơn. Việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền được thể hiện như sau. NVL xuất kho trong tháng, không tính trị giá ngay mà chỉ quản lý về mặt số lượng, đến cuối kỳ kế toán, thông qua bảng kê nhập- xuất - tồn của loại NVL ấy để tính ra trị giá NVL xuất kho trong kỳ, theo công thức: trị giáNVL tồn ĐK + Trị giá NK TK số lượng Trị giá NVL xuất = ------------------------------------------ x NVLXK kho trong kỳ Lượng NVL tồn ĐK + lượng NK TK trong kỳ Ví dụ: Ta tính trị giá xuất kho của ghế đôi có chân như sau: số lượng tồn đầu kỳ: 200chiếc, đơn giá160231đ số lượng nhập kho TK :700 chiếc, đơn giá 161642đ số lượng xuất kho TK : 620chiếc 200 x160.231 + 700 x 161.642 Đơn giá xuất = ------------------------------------- = 161.328đ 200 + 700 trị giá XKghế = 161.328 x 620 = 100.023.636đ đôi có chân 3.2.3. ý kiến thứ 3 Để đảm bảo sự ổn định của CPNCTT trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra, phòng kế toán mà cụ thể là kế toán tiền lương nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp sản xuất. Cụ thể phòng kế toán tiến hành tính toán quỹ lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trong 1 năm trên cơ sở: + tổng quỹ lương cơ bản của CNSX trong năm + số công nhân sản xuất của năm + tổng số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định hiện hành Khi đó tính toán được Tiền lương nghỉ phép = lương CB bình x Số CN SX x tổng số ngày phải trả cho CN SX quân 1 CN SX trong tháng nghỉ phép Trên cơ sở số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX đã tính hàng tháng, kế toán tiến hành trích một phần tổng số tiền đã trích trước này vào giá thành để đảm bảo giá thành không bị biến động do ảnh hưởng của số lao động thực tế phát sinh. Số tiền trích trước hàng kỳ được tính theo công thức: Mức trích trước tiền lương Số tiền lương cơ bản nghỉ phép của CN SX hàng = tỷ lệ trích trước x phải trả cho số CNSX kỳ theo kế hoạch trong kỳ tổng tiền lương nghỉ phép của CNSX phải trả theo KH Tỷ lệ trích = ------------------------------------------------------------------- trước tổng tiền lương CB phải trả cho CNSX trong năm theo KH Cuối cùng căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng kỳ tiền lương nghỉ phép của CNSX kế toán ghi Nợ TK 622 Có TK 335 Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX, kế toán ghi: Nợ TK335 Có TK 334 Khi thanh toán lương nghỉ phép cho CNSX, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111 Cuối năm kế toán tiến hành so sánh số chi lương nghỉ phép thực tế của công nhân sản xuất thực tế với mức lương nghỉ phép trích trước và tìm ra chênh lệch (nếu có). + Nếu số thực chi < số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí: Nợ TK335 Có TK622 + Nếu số thực chi > số trích trước, kế toán tiến hành trích thêm: Nợ TK622 Có TK335 Việc tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX không những chỉ có tác dụng ổn định giá thành khi có biến động của số công nhân nghỉ phép trong kỳ, mà số tiền trích trước chưa được hạch toán vào từng kỳ thực tế công ty có thể sử dụng cho các mục đích sản xuất khác trong ngắn hạn… Vì thế mà phát huy được cao nhất hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2.4.ý kiến thứ 4: Đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một phần rất quan trọng, giúp doanh nghiệp không chỉ xác định một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, mà còn giúp công ty xác định chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm, đây là yếu tố cơ bản để xác định được giá bán. Việc xác định chi phí dở dang cuối kỳ tại phân xưởng ôtô II và cơ khí II theo chi phí NVL là không chính xác, công ty nên đánh giá chi phí dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương. Nội dung: Căn cứ vào khối lượng dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang thành khối lượng hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ tính cho một sản phẩm hoàn thành và một sản phẩm làm dở là như nhau. Với những chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến tính cho sản phẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương. Công thức tính: + Với chi phí bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ D đk + C Dck = -------------- x Sd Sht + Sd +Với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến: D dk + C Dck = -------------- x Sd' Sht + Sd' Trong đó: Sd' = Sd x mức độ chế biến hoàn thành Ta tính lại chi phí sản phẩm làm dở cho tháng 1/2005 như sau: Đối với chi phí dở dang đầu kỳ, vì không có số liệu cụ thể từng khoản mục chi phí, để đánh giá lại chi phí làm dở đầu kỳ ta tạm thời sử dụng giá thành định mức của sản phẩm, và khối lượng hoàn thành tương đương là 50% đối với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến. Tại phân xưởng ôtô II : số lượng sản phẩm làm dở đầu kỳ là 15 sản phẩm Giá thành định mức của xe ôtô K32 Chi phí NVLTT: 296.000.000đ trong đó : tổng thành satxi : 240.120.000đ chi vật liệu khác :55.880.000đ Chi phí NCTT : 14.000.000 đ Chi phí SXC : 3.290.000đ tổng giá thành: 313.290.000đ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: Chi phí NVLTT : tổng thành satxi : 240.120.000 x 15 = 3.601.800.000đ chi vật liệu khác : 55.880.000 x 50% x 15 = 419.100.000đ Chi phí NCTT : 14.000.000 x 50% x 15 = 105.000.000đ Chi phí SXC : 3.290.000 x 50% x 15 = 9.870.000đ tổng chi phí dở dang đầu kỳ: 4.135.770.000đ Tại phân xưởng cơ khí II Số lượng sản phẩm làm dở: 40 sản phẩm Giá thành định mức 1 sản phẩm: CPNVLTT : 276.000đ CPNCTT : 342.500đ CPSXC : 211.000đ tổng giá thành ĐM : 829.500đ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: CPNVLTT : 276.000 x 40 = 11.040.000đ CPNCTT : 342.500 x 50 % x 40 = 6.850.000đ CPSXC : 211.000 x 50% x 40 = 4.220.000đ tổng chi phí dở dang đầu kỳ : 22.110.000đ Chi phí dở dang cuối kỳ , đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ thì chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau, đối với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến, mức độ hoàn thành là 60%. Đối với phân xưởng ôtô II Chi phí dở dang cuối kỳ : 17 sản phẩm 3.601.800.000 + 14.407.200.000 Tổng thành satxi = -------------------------------------- x 17 = 3.976.012.987đ 60 + 17 419.100.000 + 4.001.301.660 chi VL khác = --------------------------------------- x 17 x 60% = 642.280.583đ 60 + 17 x 60% 105.000.000 + 837.547.898 CPNCTT = ------------------------------------- x 17 x 60% = 136.951.403đ 60 + 17 x 60% 9.870.000 + 197.111.596 CPSXC = -----------------------------------x 17 x 60% = 30.074.248đ 60 + 17 x 60% Phân xưởng cơ khí II Chi phí dở dang cuối kỳ 51 sản phẩm 11.040.000 + 98.277.464 CPNVLTT = ------------------------------- x 51 = 1.4043.301đ 346 + 51 6.850.000 + 118.495.954 CPNCTT = ------------------------------- x 51 x 50% = 8.603.827đ 346 + 51 x 50% 4.220.000 + 72.724.792 CPSXC = ------------------------------- x 51 x 50% = 5.281.540đ 346 + 51 x 50% Ta có bảng tính giá thành sản phẩm (bảng 23). 3.2.5. Đối với công tác kế toán trên máy Hiện nay công ty tuy đã đưa máy vi tính vào công tác kế toán, việc làm này đã giúp phòng kế toán của công ty giảm bớt được khối lượng công việc, quản lý được chính xác và hiệu quả hơn, tuy nhiên vì công ty không áp dụng phần mềm kế toán nên công tác kế toán còn gặp nhiều khó khăn, khó khắc phục được. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, công ty cần đầu tư nghiên cứu, xử lý và tìm ra phần mềm kế toán phù hợp với tình hình thực thế của công ty mình, từ đó giúp cho công việc của kế toán viên hiệu quả hơn. 3.2.6. Tăng cường áp dụng kế toán quản trị cho việc ra quyết định: Để phục vụ cho các nhà quản lý công ty trong việc ra các quyết định, thì phòng kế toán của công ty nên tiến hành xây dựng mô hình chi phí thích hợp. Đó chính là xây dựng mô hình theo mô hình chi phí biên. Theo mô hình này công ty cần tiến hành phân tích toàn bộ chi phí của doanh nghiệp theo 2 loại cơ bản là chi phí biến đổi (biến phí) và chi phí cố định. Mặt khác công ty không tính toán, phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm mà luôn tính là tổng số và là chi phí thời kỳ. Tổng chi phí cố định của kỳ nào phải được bù đắp đầy đủ ở kỳ đó. Khi đó phần chi phí còn lại trong sản phẩm chỉ bao gồm phần biến phí sản xuất. Cụ thể các chỉ tiêu tính toán trong mô hình như sau: Lợi nhuận = sản lượng x (giá bán đơn vị - biến phí đơn vị) - tổng định phí lợi nhuận = tổng lãi trên biến phí - tổng định phí Hay lợi nhuận = doanh thu x tỷ suất lãi trên biến phí - tổng định phí Ngoài ra để lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, trong việc lựa chọn, phòng kế toán cần tiến hành lựa chọn các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Thông tin thích hợp phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn cơ bản đó là . Thông tin đó phải liên quan đến tương lai thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn. Nếu thông tin không đạt một trong 2 tiêu chuẩn hoặc cả hai tiêu chuẩn trên thì không được coi là thông tin thích hợp. Tóm lại, phát huy những ưu điểm vốn có kết hợp với việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại sẽ giúp cho công ty đạt hiệu quả cao hơn trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết luận Sau quá trình thực tập tại công ty cơ khí ôtô 3-2 được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác kế toán tại công ty, cùng với những cơ sở lý thuyết đã học tập, nắm bắt được tại trường lớp, em càng khẳng định thêm việc tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Với đề tài nghiên cứu này, em hy vọng sẽ đóng góp được một phầm nào đó những ứng dụng thiết thực trong thực tiễn tổ chức, triển khai công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ôtô 3-2. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng kế toán nói riêng và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty cơ khí ôtô 3-2 nói chung và thầy giáo Nguyễn Đào Tùng đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này. Tài liệu tham khảo 1. Kế toán doanh ngiệp theo luật kế toán mới - nhà xuất bản thống kê - 2003 do tập thể tác giả Học viện Tài Chính biên soạn 2. Giáo trình kế toán quản trị - Học viện Tài Chính - 2002 do PGS - TS Vương Đình Huệ và TS Đoàn Xuân Tiên đồng chủ biên. 3. Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, tài tập và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp - nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 1999 do Nguyễn Văn Nhiệm biên soạn. 4. Giáo trình Phân tích hoạt động tài chính - Học viện Tài Chính - 2003 - chủ biên TS Nguyễn Thế Khải. 5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - vụ chế độ kế toán- nhà xuất bản Tài Chính - Hà Nội - 1995 6. Tạp chí tài chính do bộ tài chính phát hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32473.doc
Tài liệu liên quan