Chuyên đề Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Cồn Giấy Rượu Hà Tây

Trong thời gian nghiên cứu lý thuyết kết hợp với tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Hà Tây. Kết hợp những điều đã được học vào nghiên cứu tình hình thực hiện công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương em nhận thấy mình đặc biệt với hoạt động chính là sản xuất Cồn 96 và Ga (Co2), Rượu, Giấy các loại nên công tác kế toán tiền lương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Thực hiện tốt kế toán tiền lương góp phần làm giảm chi phí.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Cồn Giấy Rượu Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhân công và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp là tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm.Tùy theo đặc thù riêng của từng loại doanh nghiệp mà áp dụng hình thức tiền lương cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng nên hầu hết các doanh nghiệp đều kết hợp cả hai hình thức trên. 2.1. 1. Hình thức tiền lương theo thời gian Trong doanh nghiệp hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng cho nhân viên làm văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - Kế toán. Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghề nghiệp, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo mỗi ngành nghề tính chất công việc đặc thù doanh nghiệp mà áp dụng bậc lương khác nhau. Độ thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn chia thành nhiều thang bậc lương, mỗi bậc lương có mức lương nhất định, đó là căn cứ để trả lương, tiền lương theo thời gian có thể được chia ra. + Lương tháng, thường được quy định sẵn với từng bậc lương trong các thang lương, lương tháng được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương tháng = Mức lương tối thiểu * hệ số lương theo cấp bậc, chức vụ và phụ cấp theo lương. + Lương ngày, là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương tháng Mức lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng + Lương giờ: Dùng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Mức lương ngày Mức lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày Hình thức tiền lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động. * Các chế độ tiền lương theo thời gian: - Đó là lương theo thời gian đơn giản - Lương theo thời gian có thưởng - Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: Đó là tiền lương nhận được của mỗi người công nhân tuỳ theo mức lương cấp bậc cao hay thấp, và thời gian làm việc của họ nhiều hay ít quyết định. - Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Đó là mức lương tính theo thời gian đơn giản cộng với số tiền thưởng mà họ được hưởng. 2.1.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm + Khác với hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành. Tổng tiền lương phải trả = Đơn giá TL/SP * Số lượng sản phẩm hoàn thành - Hình thức tiền lương theo sản phẩm: + Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: Tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếo theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định, không chịu bất cứ một sự hạn chế nào. Đối với Công ty không áp dụng được hình thức tiền lương này vì là Công ty kinh doanh thương mại. Tổng TL phải trả = Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành * đơn giá TL + Tiền lương sản phẩm gián tiếp. Là tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất, như bảo dưỡng máy móc thiết bị, họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ gián tiếp ảnh hưởng đến năng xuất lao động trực tiếp vì vậy họ được hưởng lương dựa vào căn cứ kết quả của lao động trực tiếp làm ra để tính lương cho lao động gián tiếp. Nói chung hình thức tính lương theo sản phẩm gián tiếp này không được chính xác, còn có nhiều mặt hạn chế, và không thực tế công việc. + Tiền lương theo sản phẩm có thưởng. Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp nếu người lao động còn được thưởngtrong sản xuất, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư. Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng này có ưu điểm là khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động tăng cao, có lợi cho doanh nghiệp cũng như đời sống của công nhân viên được cải thiện. +Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng được tính ra trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở mức năng suất cao. Hình thức tiền lương này có ưu điểm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, duy trì cường độ lao động ở mức tối đa, nhằm giải quyết kịp thời thời hạn quy định. Tuy nhiên hình thức tiền lương này cũng không tránh khỏi nhược điểm là làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy mà chỉ được sử dụng khi cần phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng, hoặc trả lương cho người lao động ở khâu khó nhất để đảm bảo tính đồng bộ cho sản xuất. Nói tóm lại hình thức tiền lương theo thời gian còn có nhiều hạn chế là chưa gắn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động, kém tính kích thích người lao động. Để khắc phục bớt những hạn chế này ngoài việc tổ chức theo dõi, ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên, kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý. So với hình thức tiền lương theo thời gian thì hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn. Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu nhập tiền lương với kết quả sản xuất của người lao động. Kích thích tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân phát huy tính sáng tạo cải tiến kỹ thuật sản xuất, vì thế nên hình thức này được sử dụng khá rộng rãi. Hiện tại Công ty Đang áp dụng Các hình thức sau * Hiện nay Công ty chủ yếu áp dụng 2 hình thức trả lương đó là : + Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng tại văn phòng Công ty. + Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng tại Công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Hà Tây. Ngoài ra Công ty còn có các chế độ khác để khuyến khích cán bộ, công nhân viên như: Tiền ăn giữa ca, thưởng vượt chỉ tiêu năng xuất đề ra, phụ cấp trách nhiệm đối với bộ phận quản lý các phân xưởng. + Ăn giữa ca đối với bộ phận quản lý tối đa là 350.000 đ/tháng, số ngày công là 26 ngày. VD: Chị Ngô Thị Trâm tháng 12/2009 chị nghỉ ốm 5 ngày, trong tháng 1 chị Trâm được hương tiền ăn ca là: 350.000 x 21ngày = 282.700 đ 26 + Phụ cấp Công ty không áp dụng mà có định mức là 200.000đ/tháng cho những người mang trách nhiệm lãnh đạo tính trực tiếp vào chi phí sản xuất chung. Không phải hạch toán qua TK 334. B.1 - Tiền lương theo thời gian là hình thức mà việc xác định tiền lương phải trả căn cứ vào lương cấp bậc, số ngày làm việc định mức và số ngày làm việc thực tế của từng người được áp dụng theo công thức : Tiền lương phải trả trong tháng = Mức lương một ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng Mức lương = Mức lương tháng theo cấp bậc (C.V) x Hệ số các loại phụ cấp ( nếu có) Số ngày làm việc trong thang theo chế độ ( 26 ngày) VD: Tại phòng kế toán của văn phòng Công ty trong tháng 12/2009 có cô Ngô Thị Trâm với mức lương cơ bản là 630.000đ/tháng. Căn cứ vào bảng chấm công tháng 12/2009 thì số ngày làm việc thực tế là 21 ngày / 26 ngày . Theo phương pháp tính lương thời gian ở trên thì số tiền lương có được hưởng trong tháng 1 là : Tiền lương phải trả trong tháng 1 = 630.000 x 21 = 508.800đ 26 Vậy trong tháng 1 cô được hưởng lương thời gian là 508.800 đồng b.2 - Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tính lương hoặc khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng qui định và đơn giá tiền lương tính cho một khối lượng sản phẩm hoặc công việc đó và được tính như sau: Tiền lương được hưởng trong tháng của tổ = Sản lượng sản phẩm hìnht hành x Đơn giá lương của đội sản xuất Trong đó : Đơn giá ngày = số lượng cả tổ được hưởng Số ngày đi làm của từng người Tiền lương trong tháng của 1 người được hưởng = Tiền lương ngày x Số ngày làm việc thực tế của người đó VD: Tại Công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Hà Tây trong tháng 12 năm 2009, phân xưởng đóng chai đóng được 10000 chai, đơn giá mỗi chai là 500đ, tổng số ngày đi làm của cả tổ tháng 1 là 100 ngày . Căn cứ vào bảng chấm công thì ta có : Nguyễn Thị Lan Anh : 25 ngày Nguyễn Văn Hùng : 26 ngày Nguyễn Thị Loan : 26 ngày Đỗ Thị Huệ : 23 ngày Từ các công thức trên ta tính lương cho từng người như sau : Đơn giá lương ngày = 3.500.000 = 35.000đ 25+26+26+23 Lương phải trả cho chị Lan Anh = 35.000đ x 25 = 875.000đ Lương phải trả cho anh Hùng = 35.000đ x 26 = 910.000đ Lương phải trả cho chị Loan = 35.000đ x 26 = 910.000đ Lương phải trả cho chị Huệ = 35.000đ x 23 = 805.000đ 2.2: Chế độ tiền lương của Công ty. Quỹ tiền lương và thành phần quỹ tiền lương trong công ty. Quỹ tiền lương. Là toàn bộ các khoản tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ tiền lương. Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng, các khoản phụ cấp thường xuyên. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp được phân ra 2 loại cơ bản sau: + Tiền lương chính: Là các khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian họ hoàn thành công việc chính đã được giao, đó là tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên, và tiền thưởng khi vượt kế hoạch. + Tiền lương phụ: Là tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc khác như: Đi họp, học, nghỉ phép, thời gian tập quân sự, làm nghĩa vụ xã hội. Việc phân chia quỹ tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩa nhất định trong công tác hoạch toán phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp. Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải đặt trong mối quan hệ với thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiền lương vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 2.2.1. Các loại tiền thưởng trong Công ty. Là khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động tiền lương có tính ổn định, thường xuyên, còn tiền thưởng thường chỉ là phần thêm phụ thuộc vào các chỉ tiêu thưởng, phụ thuộc vào kết qủa kinh doanh. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền thưởng: * Đối tượng xét thưởng: Lao động có làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Mức thưởng: Thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương được căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động qua năng suất chất lượng công việc, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhiều hơn thì hưởng nhiều hơn. * Các loại tiền thưởng: Bao gồm tiền thưởng thi đua (từ quỹ khen thưởng), tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (vượt doanh số, vượt mức kế hoạch đặt ra của công ty) *.Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Khái niệm: Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức * Nguồn hình thành quỹ: Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. - Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ) Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, được tính toán dựa trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH, khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với quỹ BHXH. Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở tài khoản của người lao động. Các doanh nghiệp phải nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹ BHXH quản lý. * Mục đích sử dụng quỹ: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ. Hay theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) BHXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập, gây ra ốm đau mất khả năng lao động. 2.2.2. Thanh toán lương và BHXH Chứng từ, thủ tục thanh toán lương. Để thanh toán tiền lương tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng ngày kế toán doanh nghiệp phải lập bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL, ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11 năm 1995 của Bộ Tài Chính) cho từng tổ, đơn vị, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương(lương sản phẩm, lương thời gian) các khoản phụ cấp, tự cấp, các khoản khẩu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh, thanh toán về trợ cấp, bảo hiểm cũng được lập tương tự sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt. Bảng thanh toán lương, BHXH sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người lao động. Thông thường tại các doanh nghiệp việc thanh toán lương và các khoản trích theo lương, các khoản trích khác cho người lao động được chia làm 2 kỳ. Kỳ 1 là tạm ứng và kỳ 2 sẽ nhập số còn lại sau khi trừ đi các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách ngững người chưa lĩnh lương cùng các chứng từ và báo cáo thu- Chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ. 2.2.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn đối với người lao động . Tăng cường công tác đào tạo Đây là biện pháp có tác dụng lâu dài nó ảnh hưởng tới sự thực hiện mức của người lao động. Tay nghề của người lao động càng cao thì mức cũng đòi hỏi ở trình độ tương đương nghĩa là nó có thể giảm bớt được số lao động nếu thực hiện mức cũ hoặc mức có thể được nâng cao hơn. Tuy nhiên, để đào tạo đúng đối tượng thì cán bộ quản lý lao động phải phân loại đối tượng lao động và với từng đối tượng có nhu càu đào tạo khác nhau và hình thức đào tạo cũng không giống nhau nhằm tránh đào tạo thừa gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Muốn nâng cao năng lực trình độ của người lao động thì có thể theo hướng sau: + Từ khâu tuyển chọn đầu vào : đưa ra tiêu chuẩn để làm căn cứ tuyển chọn sát với thực tế yêu cầu công việc. + Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn nhằm tìm ra người nhanh nhẹn có năng lực, việc này sẽ giúp cho việc đào tạo trong Công ty sau này được tiến hành nhanh chóng. Hình thức đào tạo phải phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty. Với lao động thời vụ tính chất công việc dễ dàng không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì chỉ cần một số buổi nghe, quan sát đặc điểm sản xuất, các quy định của Công ty và nên được đào tạo dưới hình thức kèm cặp. Với lao động công nghệ, lao động quản lý, thì phải được Công ty giới thiệu cử đi học, tại các lớp các khoá học thêm, ở các trung tâm hoặc trường chuyên ngành . Hình thức này sẽ tốn kinh phí hơn vì thế để có hiệu quả thì phải lựa chon cán bộ đi học chính xác tránh tình trạng thân quen mà cử người đi học không đúng sẽ gây lãng phí. Mặt khác vì trong Công ty trả lương theo sản phẩm nên sẽ không ít trường hợp chạy theo sản lượng mà làm ẩu. Cán bộ chấm công, thống kê sản lượng phải khách quan không được gian lận. * Bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép, để làm căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động. * Trách nhiệm ghi : - Mỗi bộ phận (phòng ban, tổ, nhóm …) phải lập bảng chấm công hàng tháng, hàng ngày tổ trường (Phòng, ban …) hoặc người được quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo ký hiệu quy định trong chứng từ. - Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH về bộ phận kế toán kiểm tra đối chiếu qui ra công để tính lương và BHXH, kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32 đến 37. * Phương pháp chấm công . Tuỳ thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, ngày công được qui định. Một ngày công thời gian qui định (+). Bảng chấm công được lưu tại văn phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác định khối lượng đơn vị trực thuộc, căn cứ vào bảng thanh toán lương . II: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 2.3. Quy trình kế toán tiền lương Đầu tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công tiến hành lập bảng tạm ứng cho từng công nhân viên trong công ty. Biểu mẫu 2: Bảng chấm công Tháng 12 năm 2009 Đơn vị : công ty cổ phàn cồn – Giấy – Rượu Hà Tây Bộ phận : Phòng kế toán Mẫu số : 01 – LĐTL Theo QĐ số 1141 – TC/CĐKT Ngày 1-11-1995-BTC TT Họ và tên Bậc lương Chức vụ Ngày trong tháng QUY RA 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Lương SP Lương t/g Nghỉ hưởng 100% Nghỉ hưởng BHXH Nghỉ hưởng 70% Nghỉ không hương lương A B C D cn cn cn cn cn 32 33 34 35 36 37 1 Đặng Đình Dung 2/2 Giám đốc + + + + + + + + + + + + + + + + + + + H + + + + + 25 1 2 Hoàng Văn Ghi 2/2 TPKT + + + + + + + + + + + + + + + + + + + H + + + + + 25 1 3 Đỗ Thị út 12/12 KT + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 4 Ngô Thị Trâm 8/12 KT + + + + + + + + ô ô ô ô ô + + + + + + + + + + + + 21 5 Cộng 97 2 5 Phụ trách bộ phận Kế toán chấm công Toàn Công ty trên cơ đó kế toán lập bảng phân bổ số 1 “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” vào cuối tháng, quý. Cụ thể bảng chấm công phòng kế toán trên Công ty tháng 12 năm 2009 như sau : Ký hiệu chấm công - Lương sản phẩm k - Lương thời gian + - Lương ốm ô - Tai nạn T - Lương nghỉ phép P - Nghỉ học, họp H - Nghỉ thai sản TS - Nghỉ tự túc T2 2.3.1. Phương pháp trích BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ qui định là 25% tiền lương thực tế phải trả cho người lao động trong đó 19% tính vào chi phí xây dựng kinh doanh, 6% người lao động phải nộp. Trong tổng số 25% BHXH, BHYT, KPCĐ thì có 20% là BHXH, 3% BHYT, KPCĐ ở Công ty vẫn tính theo tỷ lệ qui định nhưng tỷ lệ dùng để trích BHXH, BHYT, KPCĐ không phải là tỷ lệ thực tế mà tỷ lệ cơ bản, riêng KPCĐ được tính theo lương thực tế công chức . - BHXH: + BHYT: + BHYT phải tính trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận liên quan bằng tổng tiền lương cơ bản cảu bộ phận đó nhân 2% . +BHYT người lao động phải đóng góp bằng tổng tiền lương cơ bản nhân 1% . - KPCĐ: + KPCĐ phải tính trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận liên quan bằng tổng tiền lương cơ bản của bộ phận đó nhân 2%. VD: Trong tháng 12/2009 tổng tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế của các bộ phận được tổng hợp theo bảng. Bộ phận Lương cơ bản Lương thực tế Bộ phận sản xuất trực tiếp 23.000.000 25.000.000 Bộ phận quản lý phân xưởng 2.300.000 2.500.000 Bộ phận quản lý trực tiếp 5.000.000 6.500.000 Bộ phận quản lý bán hàng Cộng 30.300.000 34.000.000 Với số liệu trên Công ty tiến hành tính và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ như sau : - BHXH : + BHXH tính vào chi phí NCTT = 23.000.000 x15% = 3.450.000đ + BHXH tính vào chi phí SXC = 2.300.000 x15% = 345.000đ + BHXH tính vào chi phí QLDN = 5.000.000 x 15% = 750.000đ Tổng BHXH tính vào chi phí sản xuất = 3.450.000+345.000+750.000 = 4.545.000đ BHXH khấu trừ vào lương của người lao động = 30.300.000 x 5% = 1.515.000đ - BHYT: + BHYT tính vào chi phí SXC = 23.000.000 x 2% = 460.000 đ + BHYT tính vào chi phí SXC = 2.300.000 x 2% = 46.000đ + BHYT tính vào chi phí QLDN = 5.000.000 x 2% = 100.000 đ Tổng BHYT tính vào chi phí sản xuất = 460.000 + 46.000 + 100.000 = 606.000 đ BHYT khấu trừ vào lương của người lao động = 30.300.000 x 1% = 303.000đ . - KPCĐ: + KPCĐ tính vào chi phí NCTT = 25.000.000 x 2% = 500.000 đ + KPCĐ tính vào chi phí SXC = 2.500.000 x 2% = 50.000đ KPCĐ tính vào chi phí QLDN = 6.500.000 x 2% = 130.000 đ Tổng KPCĐ phải trích = 500.000 +50.000 +130.000 = 680.000 đ 2.3.2. Thanh toán chi tiết tiền lương cho người lao động Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I Để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho người lao động, cứ đầu tháng Công ty cho người lao động tạm ứng lương kỳ I. Tuỳ thuộc vào mức lương cơ bản của từng người mà người lao động có thể ứng lương theo nhu cầu của mình nhưng không được vượt quá mức lương cơ bản của mình. Cụ thể ở văn phòng Công ty trong tháng 12/2009 có bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I như sau : Biểu mẫu 3 Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I Tháng 12/2009 Đơn vị : Văn phòng Công ty STT Họ và tên Chức vụ Tạm ứng kỳ I Ký nhận 1 Dương Ngọc Sơn Giám đốc 600.000 2 Hoàng Văn Ghi TPKT 500.000 3 Đỗ Thị Út KT 450.000 4 Ngô Thị Trâm KT 400.000 5 Phạm Văn Ngà TPNV 400.000 6 Phạm Thị Hạnh Nhân viên 300.000 7 Như Ngọc Tuyên Nhân viên 300.000 8 Nguyễn Đức Chính Nhân viên 300.000 9 Trần Nam Nhân viên 300.000 10 Trần Thị Nhạ TPHC 300.000 11 Nguyễn Thị Minh Nhân viên 300.000 12 Nguyễn Văn Nhuế Lái xe 13 Nguyễn Tiến Hạt Bảo vệ 300.000 Cộng 4.450.000 ( Bốn triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng chẵn) KT Thanh toán Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I kế toán lập phiếu chi tiền kỳ I của toàn Công ty. Biểu mẫu 4. Phiếu chi số 1 Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Nợ TK 334 Có TK 111 Mẫu số 02 – TT QĐ số 1141-TCKĐ/CĐH Ngày 1-1-95 của Bộ TC Họ và tên người nhận : Ngô Thị Trâm Địa chỉ : Tam Hiệp - Phúc Thọ - Hà Tây Lý do chi : Chi tạm ứng lương kỳ I cho toàn Công ty Số tiền : 15.250.000 đ Số tiền viết bằng chữ : Mười năm triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng. Đã nhận đủ số tiền : 15.250.000 đồng Kèm theo một tập chứng từ gốc . Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị đã ký, đóng dấu Dương Ngọc Sơn KT trưởng đã ký Hoàng Văn Ghi KT lập phiếu đã ký Đỗ Thị út Thủ quỹ đã ký Nguyễn Thị Minh Người nhận đã ký Ngô Thị Trâm Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I kế toán lập phiếu chi tiền tạm ứng kỳ II của toàn Công ty. Biểu mẫu 5 Phiếu chi số 30 Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Nợ TK 334 Có TK 111 Mẫu số 02 - TT QĐ số 1141-TCKĐ/CĐH Ngày 1-1-95 của Bộ TC Họ và tên người nhận : Trần Thị Huyền Địa chỉ : Tam Hiệp - Phúc Thọ - Hà Tây Lý do chi : Chi tạm ứng lương kỳ II cho toàn Xí nghiệp Số tiền : 22.980.000 đ Số tiền viết bằng chữ : Hai mươi hai triệu chín trăm tám mươi ngàn đồng . Đã nhận đủ số tiền : 22.980.000 đ Kèm theo một tập chứng từ gốc . Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị đã ký, đóng dấu Dương Ngọc Sơn KT trưởng đã ký Hoàng Văn Ghi KT lập phiếu đã ký Đỗ Thị út Thủ quỹ đã ký Nguyễn Thị Minh Người nhận đã ký Ngô Thị Trâm Căn cứ vào tổng quỹ lương cơ bản tính số khấu trừ vào lương công nhân viên kế toán lập phiếu thu như sau: Biểu mẫu 6 Phiếu Thu số 28 Ngày 30 tháng 12 năm 2009 Nợ TK 111 Có TK 338 Mẫu số 01 - TT QĐ số 1141-TCKĐ/CĐH Ngày 1-1-95 của Bộ TC Họ và tên người nhận : Trần Thị Huyền Địa chỉ : Phúc Thọ - Hà Tây Lý do chi : Nộp tiền BHXH, BHYT Số tiền : 1.860.270 đồng Số tiền viết bằng chữ : (Một triệu tám trăm sáu mười ngàn hai trăm bảy mươi đồng) . Đã nhận đủ số tiền : 1.860.270 đồng Kèm theo một tập chứng từ gốc . Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị đã ký, đóng dấu Dương Ngọc Sơn KT trưởng đã ký Hoàng Văn Ghi KT lập phiếu đã ký Đỗ Thị út Thủ quỹ đã ký Nguyễn Thị Minh Người nhận đã ký Ngô Thị Trâm * Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương và BHXH cùng một số chứng từ khác liên quan kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH . Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2009 của Toàn Công ty như sau: Biểu mẫu 7 Đơn vị: Công ty cổ phần cồn - giấy - rượu Hà Tây Bảng phân bổ tiền lương Tháng 12 năm 2009 TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 Tổng cộng Lương chính Lương phụ Các khoản phụ Cộng TK 338.2 TK 338.3 TK338.4 Cộng 1.CPNCTT ( TK622) 25.000.000 500,000 3.450.000 600,000 4.640.000 29.640.000 2.CPSXC(TK627) 25.000.000 50,000 345,000 69,000 464.000 2.964.000 3.CPQLDN ( TK642) 6.500.000 130,000 750,000 150,000 1.030.000 7.530.000 4. CHBH ( TK641) 5. Phải trả CNV ( TK334) 1.818.000 1.181.000 6. Phải thu khác (TK138) Phải trả, nộp (TK338) Cộng 34.000.000 680,000 4.545.000 909,000 7.948.000 41.952.000 Biểu mẫu 8 Bảng thanh toán tiền lương Tháng 12/2009 Đơn vị : Công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Bộ phận : Phòng kế toán Mẫu số 02 - LĐ tiền lương TT Họ và tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian Lương hưởng 75% Ăn ca Phụ cấp khác Tổng số tiền lương Thuế TN phải nộp Tạm ứng kỳ I Các khoản khấu trừ Kỳ II được lĩnh Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số tiền Ký nhận 1 Đặng Đình Dung 26 709.200 350.000 200.000 1.259.200 400.000 859.200 2 Hoàng Văn Ghi 26 590.400 350.000 200.000 1.114.400 500.000 614.400 3 Đỗ Thị Út 26 532.700 350.000 200.000 1.082.700 450.000 632.700 4 Ngô Thị Trâm 21 508.800 5 97.900 282.700 200.000 1.089.400 400.000 689.400 . …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. 13 Nguyễn Văn Nhuế 26 525.600 350.000 200.000 1.075.600 300.000 775.600 14 Ngô Tiến Hạt 20 231.000 6 63.000 269.200 563.200 300.000 263.200 Cộng 343 6.936.800 21 267.500 1.951.900 1.350.000 8.554.300 3.650.000 4.904.300 Kế toán thanh toán ( Ký ghi họ tên) Kế toán trưởng ( Ký ghi họ tên) Biểu mẫu 9Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tại công ty Cổ phần cồn - giấy - rượu hà Tây Tháng 12 năm 2009 Đơn vị : Công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Bộ phận : Phòng kế toán STT Bộ phận Lương cơ bản Thực tế tạm ứng lương Tạm ứng kỳ I Khấu trừ 6% Còn lĩnh BHXH 5% BHYT 1% Cộng 6% I Bộ phận sản xuất trực tiếp 23.000.000 25.000.000 7.500.000 1.150.000 230,000 1.3980.000 16.120.000 1 Phân xưởng số 1 5.570.000 6123,950 2.000.000 278,000 55,700 334,200 3.789.750 Tổ 1 1.750.000 1.910.000 6.000.000 87,000 17,500 105,000 1.211.000 Tổ 2 1.850.000 1.957.950 620,000 92,500 18,500 111,000 1.226.950 Tổ 3 1.970.000 2.250.000 780,000 98,500 19,700 118..200 1.351.800 2 Phân xưởng số 2 8.500.000 9.338.025 3.000.000 425,000 85,000 510,000 5.828.025 Tổ 1 2.833.000 3.112.675 1.000.000 141,650 28,330 169,980 1.942.695 Tổ 2 2.800.000 3.012.675 1.000.000 140,000 28,000 168,000 1.844.675 Tổ 3 2.867.000 3.212.675 1.000.000 143,350 28,670 172,020 2.040.655 3 Phân xưởng số 3 8.930.000 9.538.025 2.500.000 446,500 89,300 535,800 6.502.225 Tổ 1 4.365.000 4.669.013 1.200.000 218..250 43,650 261,900 3..207.113 Tổ 2 4.565.000 4.869.012 1.300.000 226,250 45,650 273,900 3.295.112 II Bộ phận quản lý PX 2.300.000 2.500.000 1.000.000 115,000 23,000 138,000 1.362.000 1 Phân xưởng 1 650,000 665,000 270,000 32,500 6,500 39,000 356,000 2 Phân xưởng 2 640,000 930,000 380,000 42,000 8,400 50,400 499,600 3 Phân xưởng 3 810,000 905,000 350,000 40,500 8,100 48,600 506,400 III Bộ phận quản lý DN 5.000.000 6.500.000 2.220.000 250,000 50,000 300,000 3.950.000 1 Phòng tài chính HC 1.399.600 1.498.000 550.000 69,980 13,996 83,976 864,024 2 Phòng tài vụ 2.690.400 3.769.422 3.650.000 134,520 26,904 161,424 2.388.000 3 Phòng kế hoạch VT 910,000 1.232.567 450,000 45,500 9,100 54,600 727,967 IV Bộ phận bán hàng …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. Cộng 30.300.000 34.000.000 10.720.000 1.515.000 303,000 1.918.000 21.482.000 2.4. Phương pháp hạch toán BHXH, phương pháp tính BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.4.1. Phương pháp tính BHXH phải trả CNV . * Chế độ BHXH phải trả CNV Công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Hà Tây Để đảm bảo đúng chế độ theo đúng luật lao động thì bất kỳ doanh nghiệp nào khi có công nhân ốm đau, thai sản đều phải có trách nhiệm trả BHXH thay lương. + Trường hợp nghỉ đẻ, thai sản : - Thời gian qui định được hưởng BHXH là 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện làm việc bình thường, trường hợp sinh con trên 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ sẽ được nghỉ 15 ngày kể từ ngày con chết. - Trong thời gian nghỉ được hưởng BHXH, người mẹ được hưởng 100% lương cơ bản . + Trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn rủi ro có xác nhận của Sở y tế: - Thời gian nghỉ hưởng BHXH từ 15 - 30 năm thì được nghỉ 40 ngày / năm. - Nếu bệnh dài ngày với các bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ ý tế ban hành thì thời gian nghỉ BHXH không quá 80 ngày ( Trường hợp này không phân biệt thời gian BHXH). Cách tính BHXH phải trả cho CNV Theo chế độ qui định về thanh toán BHXH cho CNV thì tiền lương trả cho những người ốm đau, thai sản theo công thức : BHXH phải trả CNV = Mức lương tối thiểu x hệ số lương x Số ngày ốm được hưởng BHXH x Tỷ lệ qui định 26 Trong đó ốm đau là 75% VD: Công ty tính BHXH phải trả cho chị Nguyễn Thị Lan Anh 28 tuổi đơn vị công tác phòng Tài vụ . Nghỉ đẻ : Sinh con lần thứ nhất . Số ngày nghỉ chế độ là 4 tháng Số ngày nghỉ được hưởng 100% BHXH là 104 ngày mức lương cơ bản chị được hưởng trong tháng là 350.000 đ . Vậy số lương mà chị Lan Anh được hưởng theo chế độ BHXH là : BHXH phải trả cho chị Lan Anh = 350.000 x 104 x 100% = 1.400.000đ 26 2.4.2 Chứng từ kế toán BHXH tại Công ty sử dụng gồm + Phiếu nghỉ hưởng BHXH và bảng thanh thánh BHXH . - Trong thời gian lao động, người lao động bị ốm được cơ quan y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ phải báoc áo cho Xí nghiệp và nộp giấy nghỉ cho người phụ trách chấm công. Số ngày nghỉ thực tế của người lao động theo bảng chấm công hàng tháng của từng đơn vị . - Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH kèm theo bảng chấm công kế toán cảu đơn vị chuyển về phòng kế toán Xí nghiệp để tính BHXH. Tuỳ thuộc voà số người phải thanh toán trợc ấp BHXH cho từng phòng, ban, bộ phận hay toàn Công ty. Cơ sở để lập bảng thanh toán BHXH là phiếu nghỉ hưởng BHXH. Khi lập phaỉ phân bổ chi tiết theo từng trường hợp : Nghỉ bản thân ốm, con ốm, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thai sản. Trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương. Cuối tháng kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn Công ty, bảng này phải được trưởng ban BHXH của Công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên gửi choc ơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi, 1 liên lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ khác có liên quan . Dựa vào bảng chấm công tháng 1/2009 của các đơn vị và các phiếu nghỉ hưởng BHXH cấp trên để thanh toán BHXH, cụ thể 1 mẫu cảu chị Ngô Thị Trâm như sau: Tên cơ quan y tế Ban hành theo mẫu CV …….. Số 90TC/CĐKT ngày 20/7/99 của Bộ TC Số KB/BA622 Giấy chứng nhận nghỉ ốm Quyển số 363 Số : 037 Họ và tên : Ngô Thị Trâm Tuổi 36 Đơn vị công tác: Xí nghiệp NSTP Hà Nội Lý do cho nghỉ: Viêm mũi xoang Số ngày cho nghỉ: 05 ngày ( từ ngày 10/12 đến hết ngày 15/12/2009 Xác nhận của phụ trách đơn vị Số ngày nghỉ : 05 ngày ( Đã ký, đóng dấu) Đăng Cấn Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Y bác sĩ KCB ( Đã ký, đóng dấu) Nguyễn Thị Hồng Phần BHXH Số sổ BHXH: 039115 1- Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH : 5 ngày 2- Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ : ngày 3- Lương tháng đóng BHXH : 630.000 đồng 4- Lương bình quân ngày : 24.230 đồng 5- Tỷ lệ hưởng BHXH: 75% 6- Số tiền hưởng BHXH : 90.900 đồng Cán bộ cơ quan BHXH ( Đã lý rõ họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Phụ trách BHXH đơn vị ( Đã ký, đóng dấu) Ngô Thị Trâm ( Ghi chú: Phần mặt sau căn cứ ghi vào giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH hoặc giấy ra viện). - Sau khi tổng hợp tất cả các phiếu nghỉ hưởng BHXH như trên kế toán lập bảng thanh toán BHXH cho toàn Xí nghiệp như sau : Đơn vị : Xí nghiệp NSTP Hà Tây Mẫu số 04 - LĐTL Bộ phận : Toàn xí nghiệp Mẫu số 10: Bảng thanh toán BHXH Tháng 12 năm 2009 Nợ : 334 Có : 111 TT Họ và tên Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ tai nạn Tổng số tiền Ký nhận SN ST SN ST SN ST SN ST 1 Ngô Thị Trâm 5 97.900 97.900 2 Như Ngọc Tuyến 5 73.000 73.000 3 Nguyễn Đức Chính 2 27.800 27.800 4 Trần Thị Nhạ 3 44.000 44.000 5 6 63.000 63.000 …….. …….. …….. 952.200 ( Tổng số tiền viết bằng chữ: Chín trăm năm mươi hai ngàn hai trăm đồng) Kế toán BHXH ( Đã ký, ghi rõ họ tên) Trưởng ban BHXH ( Đã ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng ( Đã ký, ghi rõ họ tên) * Từ bảng thanh toán BHXH tháng 12/2009 kế toán lập phiếu chi tiền BHXH trả thay lương cho toàn Công ty. - Cụ thể ta có uỷ nhiệm thu về kinh phí BHXH do cơ quan BHXH cấp cho Công ty. Mẫu số: 11 Uỷ nhiệm chi số 30 (Tương đương giấy báo có ) Chuyển khoản tiền : Thư - Điện ngày 30/12/2009 Đơn vị trả tiền : Cơ quan BHXH Số tài khoản : Tại ngân hàng : Đơn vị nhận tiền : Xí nghiệp Đ-G-R- Hà Tây Địa chỉ : Hà Tây Số tài khoản : 710A-00047 Tại ngân hàng : Đan Phượng Nội dung thanh toán : Cấp kinh phí BHXH Số tiền : 952.200 đồng Số tiền bằngc hữ : Chín trăm năm mươi hai ngàn hai trăm đồng Đơn vị trả tiền KT chủ tài khoản (Đã ký, đóng dấu) Ngân hàng A Ngày…. số phụ kiểm soát Trưởng ngân hàng Đã ký Ngày 30 tháng 12 năm 2009 Ngân hàng B Ngày 30/12/2009 số phụ kiểm soát trưởng ngân hàng - Ta có phiếu chi TM về chi lương BHXH cho toàn Xí nghiệp . Mẫu số .11 Phiếu chi số 32 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Nợ TK 334 Có TK 111 Mẫu số 02 – TT QĐ số 1141-TCKĐ/CĐH Ngày 1-1-95 của Bộ TC Họ và tên người nhận : Như Ngọc Tuyến Địa chỉ : Hà Tây Lý do chi : Chi lương BHXH cho toàn Công ty . Số tiền : 952.200 đồng Số tiền viết bằng chữ : Chín trăm năm mươi hai ngàn hai trăm đồng Đã nhận đủ số tiền : 952.200 đồng Kèm theo một tập chứng từ gốc . Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị đã ký, đóng dấu Dương Ngọc Sơn KT trưởng đã ký Hoàng Văn Ghi KT lập phiếu đã ký Ngô Thị Trâm Thủ quỹ đã ký Nguyễn Thị Minh Người nhận đã ký Như Ngọc Quyến 2.4.3. Luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Hà Tây. Sơ đồ1.1.1. Luân chuyển chứng từ kế toán B¶ng chÊm c«ng, phiÕu b¸o khèi l­îng s¶n phÈm, c«ng viÖc hoµn thµnh, phiÕu nghØ h­ëng BHXH b¶ng thanh to¸n l­¬ng, BHXH b¶ng thanh to¸n l­¬ng, BHXH b¶ng tÝnh vµ trÝch BHXH, BHYT, KPC§ . B¶ng tæng hîp chi tiÕt TK 338 Sæ c¸i TK334,338 NhËt ký chøng tõ sè 7 NhËt ký Chøng tõ sè NhËt ký Chøng tõ sè B¶ng kª sè 4.5 Sæ KT chi tiÕtTK 338, sæ chi tiÕt CP B¶ng ph©n bè TL vµ BHXH C¸c phiÕu chi C¸c giÊy b¸o cã Sơ đồ:1.12. Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với người lao động TK 111, 112 TK 334 TK 622, 627, 641,642 Thanh toán cho người LĐ TL và những khoản thu nhập TK 3388 có tính chất lương phải trả cho Trả tiền giữ Giữ hộ TNhập NLĐ hộ cho NLĐ cho NLĐ TK 335 TK 138,141 TK 622 Khấu trừ các khoản tiền phạt, TL NP thực tế Trích trước Tiền bồi thường, phải trả cho TLNP Tiền tạm ứng…. NLĐ theo KH TK 3383 TK333 Thu hộ thuế Trợ cấp BHXH phải trả Thu nhập cá nhân cho NN cho người lao động TK 421 TK 338.3, 338.4, 3388 Thu hộ quỹ BHXH, Tiền lương phải trảNLĐ BHYT, Tòa án… (Khoán thu nhập) Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111, 112 TK 338.2, 338.3, 338.4 TK 622, 627, 641, 642 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT tính vào chi phí TK 334 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào thu nhập của NLĐ TK 334 TK 111, 112 Trợ cấp BHXH cho người lao động Nhận tiền cấp bù của Quỹ BHXH 2.5. Sổ kế toán về tiền lương và các khoản trích theo lương, BHXH Công ty đang sử dụng gồm: Nhật ký chứng từ số 1 Nhật ký chứng từ số 2 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 334, TK 338. * Nhật ký chứng từ số 1 . + Phương pháp ghi chép : Nhật ký chứng từ số 1: là sổ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh bên có của TK 111 đối ứng với nợ các TK khác, cộng TK 111. + Cơ sở ghi NKCT số 1 là các báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc có liên quan, cuối tháng lấy tổng cộng có TK 111 để ghi sổ cái. Mẫu số:12 Nhật ký chứng từ số 1 . Ghi Có TK 111 - TM Tháng 12 năm 2009 TT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 111 Nợ các TK Cộng có TK 111 Số Ngày TK 334 TK338 … 1 18 10/12 Chi tạm ứng lương kỳ I cho toàn xí nghiệp 15.250.000 15.250.000 2 30 31/12 Chi thanh toán lương kỳ I cho toàn xí nghiệp 22.980.000 22.980.000 3 32 31/12 Chi lương BHXH cho toàn xí nghiệp 1.860.270 1.860.270 Cộng 40.090.270 40.090.270 Đã ghi sổ chi KT ghi sổ (đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2009 KT tổng hợp (đã ký) Ngày 31 thág 12 năm 2009 KT trưởng (đã ký) * Nhật ký chứng từ số 2 : - Phương pháp ghi : + NKCT số : Dùng phản ánh số phát sinh bên có TK 112 đối ứng nợ TK liên quan khác. Khi nhận được chứng từ gốc kèm theo với báo cáo nợ của ngân hàng, kế toán ghi sổ vào NKCT số 2. Cuối tháng cộng khoá sổ NKCT số 2 xác định tổng số phát sinh có TK 112 đối ứng với nợ các TK liên quan khác, tổng số TK 112 để ghi sổ cái . Mẫu số:14 Nhật ký chứng từ số 2 TT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 111 Nợ các TK Cộng có TK 111 Số Ngày TK 3382 TK3383 … 1 27 31/12 Xí nghiệp nộp BHXH cho cơ quan quản lý ( 17%) 6.815.345 6.815.345 2 28 31/12 Xí nghiệp nộp BHXH cho cơ quan quản lý cấp trên (2%) 801.805 801.805 3 29 31/12 Xí nghiệp nộp KPCĐ cho Công đọn ngành (1%) 400.902 400.902 Cộng 7.617.150 400.902 8.018.052 Đã ghi sổ chi KT ghi sổ (đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2009 KT tổng hợp (đã ký) Ngày 31 thág 12 năm 2009 KT trưởng (đã ký) * Nhật ký chứng từ số 7. Tháng 12/2009 Số TT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 334 TK 338 1 TK 642 – CP quản lý DN 6.500.000 1.030.000 2 TK 111 – Tiền mặt 3 TK 3383 – BHXH Cộng Đã ghi sổ cái ngày 31/12/2009 KT ghi sổ KT tổng hợp KT trưởng * Sổ cái : - Khi đã kiểm tra đối chiếu trên các NKCT thì vào sổ cái các TK 334,TK 338. - Cụ thể ta có mẫu số Cái TK 334, TK 338 trong tháng 12/2009 như sau : Mẫu số:14 Đơn vị : Xí nghiệp Đường - Giấy - Rượu Sổ cái TK 334 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK khác Tháng 1 Tháng 2 Tháng 12 Cộng TK 111 từ NKCT số 1 34.000.000 Cộng số phát sinh nợ 34.000.000 Cộng số phát sinh có 34.000.000 Số dư cuối tháng nợ 0 Có 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 KT ghi sổ KT trưởng Mẫu số: 15 Đơn vị : Xí nghiệp Đường - Giấy - Rượu Sổ cáI TK 338 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có TK đối ứng nợ với TK 338 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 12 Cộng TK 112 từ NKCT số 2 7.948.000 TK 334 từ NKCT số 7 1.818.00 Cộng số phát sinh nợ 9.766.000 Cộng số phát sinh có 9.766.000 Số dư cuối tháng Nợ 0 Có 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 KT ghi sổ KT trưởng Chương III một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần cồn giấy rượu hà tây Cùng với sự phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy kế toán cũng không ngừng được hoàn thiện, tham mưu và giúp cho Ban Giám đốc điều hành các phần việc mà mình phụ trách, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về tài chính của Công ty giúp cho lãnh đạo Công ty ra các quyết định đúng đắn về quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty. Bộ phận kế toán của Công ty đã thực hiện việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên Công ty rất cụ thể, chính xác đáp ứng được nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Việc chi trả tiền lương, thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về các chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi trực tiếp của người lao động. Công ty cũng sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán đã quy định trong chế độ ghi chép ban đầu về tiền lương, về thanh toán các chế độ BHXH. Bên cạnh đó, do thực hiện chế độ hưởng lương theo lợi nhuận nên khi Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt doanh thu cao thì mức thu nhập của các cán bộ công nhân viên trong Công ty được nâng cao, góp phần đảm bảo được mức sống và sinh hoạt của họ, khuyến khích được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong công việc. 3.1. Ưu điểm Em đã biết tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng. Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở, đòn bẩy cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Còn đối với người lao động, tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy năng lực sáng tạo, sự nhiệt tình trong công việc góp phần không nhỏ làm tăng năng suất lao động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đạt kết quả cao. Do đó ở mỗi doanh nghiệp, tuỳ theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình mà có chế độ kế toán tiền lương sao cho hợp lý, luôn nghiên cứu và hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, các chế độ hưởng BHXH, các chế độ khen thưởng, khuyến khích lương để sao cho quyền lợi của người lao động động luôn được đảm bảo và được đặt lên hàng đầu , góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, khuyến khích được người lao động trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề rất quan trọng. Thuận lợi: Là một chủ thể pháp nhân có bề dày kinh nghiệm Công ty có rất nhiều lợi thế trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ; Đóng trên địa điểm cạnh đường Quốc lộ 32 nên rất thuận lợi trong vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá cũng như giao lưu với các bạn hàng; Là địa bàn có lực lượng lao động dồi dào về số lượng và chất lượng, dân chúng thuần tuý thuận lợi lớn trong khâu bảo vệ; Công ty luôn thanh toán lương cho CB-CNV đúng thời gian quy định. Có chính sách đãi ngộ phù hợp, khích lệ được người lao động, làm họ gắn bó hơn với công ty. Công ty đóng BHXH cho CB-CNV trong toàn công ty theo đúng quy định của nhà nước. Thường xuyên cho kế toán tiền lương đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn góp phần tăng hiệu quả của công việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty cũng tạo điều kiện để kế toán tiền lương đi học các lớp bồi dưỡng dài hạn để cho kế toán tiền lương trong đơn vị được hoàn thiện hơn. 3.2. Nhược điểm Tiền lương góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp. Đối với sản xuất kinh doanh, tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Do đó, nếu doanh nghiệp vận dụng chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động. Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng nhưng nó đòi hỏi phải luôn đảm bảo nguyên tắc công bằng và xứng đáng đối với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Tiền lương nhận được thoả đáng thì người lao động sẵn sàng nhận công việc được giao dù ở đâu, làm gì trong điều kiện sức lực và trí tuệ của họ cho phép. Kế toán tiền lương của công ty phải kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả công việc không cao. Tham mưu cho lãnh đạo công ty chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Ban giám đốc về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương khi có sự thay đổi. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở từng doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc: tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính về các vấn đề như: cách tính lương, phân bổ tiền lương, cũng như phải đầy thực hiện đúng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan. Khó khăn: Công ty đã được thành lập từ những năm 60 nên công nghệ lạc hậu; Hiện tại chưa có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn Đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay của công ty là nguồn Cồn 96o nhập lậu từ Trung Quốc thông thường không qua kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện tại có giá bán thấp hơn mà lại không có gì phân biệt được với sản phẩm mà Công ty sản xuất ra nên khách hàng thường xuyên bị nhầm lẫn với hàng của Công ty Cạnh tranh tiềm ẩn: Hiện nay trên địa bàn và một số nơi trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh đã xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cồn 96o với quy mô nhỏ thông thường không đáp ứng được chất lượng đòi hỏi nên giá thành hạ, hiện tại đây không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty song về lâu dài đây là đối thủ tiềm ẩn Công ty nên có các đối sách thích ứng Các đại lý phân phối hàng lâu năm của Công ty cũng bị các doanh nghiệp chào mời với giá cả hấp dẫn gây ảnh hưởng không nhỏ tới khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua gặp không ít khó khăn hiện tại tập trung vào sản xuất 2 mặt hàng chính là Cồn 96o và khí Ga CO2 còn mặt hàng Giấy vệ sinh, bìa cát tông và rượu chỉ sản xuất 3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Từ góc độ vĩ mô của nền kinh tế em nhận thấy Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Có nhiều thuận lợi song bên cạnh đó tiềm ẩn không ít những khó khăn thách thức: theo thời vụ và đơn đặt hàng Nhận định: Khôi phục sản xuất và phát triển bền vững là mục tiêu của tất cả các Công ty, xí nghiệp song trong thời kỳ hội nhập tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Trước sức ép mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xẽ xuất hiện tại Việt Nam ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là các doanh nghiệp nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vốn kinh doanh ít, công nghệ lạc hậu. Tuỳ theo tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà có phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp mình sao cho phù hợp. Doanh nghiệp cần áp dụng ngay những chính sách, quy định mới ban hành của Nhà nước về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến đội ngũ kế toán của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để họ hoàn thành tốt công việc của mình và có khả năng thích nghi với những chế độ chính sách kế toán mới, đảm bảo sao cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ hiện hành của Nhà nước cũng như những quyền lợi của họ. Hướng khắc phục : Để đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và người lao động đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty nên liên doanh với một đối tác nước ngoài hoặc liên doanh với đối tác trong nước cùng sản xuất mặt hàng nhằm mục đích: Tăng vốn kinh doanh, tiếp cận được công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường làm việc, nên lập kế hoạch để đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thay vì chỉ tiêu thụ trong nước như hiện nay. Tạo điều kiện cho các cán bộ học đại học, năng cao tay nghề, mở rộng quan hệ đội ngũ tin học, thiết lập các mối quan hệ làm ăn. Để giảm khối lượng công việc của kế toán tiền lương công ty cần xem xét tuyển thêm người để tiến độ công việc cũng như hiệu quả của nó được cao hơn. Từ đó bộ phận kế toán tiền lương sẽ lập kế hoạch và tham mưu với lãnh đạo được kịp thời hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng cần lập những quỹ khen thưởng, phúc lợi, chế độ trợ cấp và chế độ khen thưởng thiết thực, công bằng, hợp lý đối với người lao động để khuyến khích họ trong công việc, góp phần giúp họ đảm bảo và nâng cao cuộc sống của bản thân mình và gia đình. Kết luận Trong thời gian nghiên cứu lý thuyết kết hợp với tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Cồn - Giấy - Rượu Hà Tây. Kết hợp những điều đã được học vào nghiên cứu tình hình thực hiện công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương em nhận thấy mình đặc biệt với hoạt động chính là sản xuất Cồn 96 và Ga (Co2), Rượu, Giấy các loại nên công tác kế toán tiền lương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Thực hiện tốt kế toán tiền lương góp phần làm giảm chi phí. Qua khảo sát tại công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Cách trả lương của công ty thực sự đã khuyến khích được người lao động không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, nâng cao nâng suất và chất lượng sản phẩm. Được sự chỉ đạo tận tình và sự quan tâm của các anh chị trong phòng kế toán và ban lãnh đạo công ty cổ phần Cồn -Giấy - Rượu Hà Tây, Đặc biệt là sự chỉ bảo dẫn dắt tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Hoa em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Do thời gian thực tập và nghiên cứu ngắn, khả năng nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em khó tránh khởi những sai sót .Vậy em mong được sự góp ý kiến của cô giáo để bản báo cáo của em dược hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán và ban lãnh đạo công ty cổ phần Cồn - Giấy -Rượu Hà Tây cùng các anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! Phúc thọ, ngày 05 tháng 03 năm 2010 Sinh viên Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình quản trị nhân lực - Nguyễn Hữu Thân - 2001 2. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp. Tập 1, 2 - NXB Giáo dục - 1994. 3. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật lao động ở xí nghiệp - UBKHHNN - 1991 4. Quy tắc định mức kỹ thuật lao động - Bộ Công nghiệp nặng - 1966

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31719.doc
Tài liệu liên quan