Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi

Hiện nay, Trung tâm không sử dụng tài khoản 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa, mà tất cả những chi phí thu mua hàng hóa phát sinh được ghi nhận vào tài khoản 811 – Chi phí khác. Như vây, giá vốn hàng hóa xuất bán chỉ bao gồm trị giá thực tế nhập của hàng hóa, còn toàn bộ chi phí mua hàng không được ghi nhận và phân bổ cho hàng hóa bán ra. Trung tâm nên hạch toán chi phí thu mua cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83,579,970 0 83,579,970 165,511,463 5% - - - - - - - - - 10% 116,669,160 0 132,422,273 132,422,273 83,579,970 0 83,579,970 165,511,463 Biểu số 2.7: Bảng kê số 8 Hạch toán tổng hợp quá trình tiêu thụ được thực hiện như sau: * Bảng kê số 1: Kế toán căn cứ vào Phiếu thu để ghi vào Bảng kê số 1 – dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 - Tiền mặt (phần thu) và đối ứng Có các tài khoản liên quan. Số dư cuối ngày trên bảng kê số 1 phải khớp với số dư tiền mặt hiện có tại quỹ cuối ngày. * Bảng kê số 2: Kế toán căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng để ghi vào Bảng kê số 2 – dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (phần thu) và đối ứng Có các tài khoản liên quan. * Bảng tổng hợp doanh thu: kế toán trưởng căn cứ vào các Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra của các quầy hàng, ghi nhận vào Bảng tổng hợp doanh thu (TK 511). Bảng tổng hợp doanh thu gồm các cột ghi rõ tên quầy, giá vốn, lãi, giá bán chưa thuế, thuế GTGT, giá thanh toán, đồng thời chi tiết theo doanh thu tiêu thụ hàng hóa chịu thuế suất 10% (TK 5111A), doanh thu tiêu thụ hàng hóa chịu thuế suất 5% (TK 5111B), doanh thu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa (TK 5113A), doanh thu cung cấp dịch vụ khác (TK 5113B) và doanh thu cung cấp dịch vụ cho thuê (TK 5113C). * Nhật kí chứng từ số 8 được lập vào cuối tháng, căn cứ vào các bảng kê và các nhật kí chứng từ liên quan. Số liệu tổng cộng của nhật kí chứng từ số 8 được ghi lên sổ cái các tài khoản liên quan. TRUNG TÂM TMDV TRÀNG THI BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU – TÀI KHOẢN 511 12 Tràng Thi, Hà Nội Tháng 02/2009 STT TÊN QUẦY GIÁ VỐN LÃI GIÁ BÁN CHƯA THUẾ THUẾ GIÁ THANH TOÁN CHIA RA 131 1368 TÀI KHOẢN 5111A - DOANH THU BÁN HÀNG HÓA THUẾ SUẤT 10% 1 Điện máy tổng hợp 293,606,550 4,504,932 298,111,482 29,811,678 327,923,160 327,923,160 2 Máy công cụ 123,286,519 5,383,893 128,670,412 12,867,048 141,537,460 141,537,460 3 Điện tử âm thanh 3,392,000 8,000 3,400,000 340,000 3,740,000 3,740,000 4 Văn phòng phẩm 41,090,898 697,920 41,788,818 4,178,882 45,967,700 45,967,700 5 Máy văn phòng 14,500,000 350,000 14,850,000 1,485,000 16,335,000 16,335,000 6 Đồ điện 83,579,970 9,579,063 93,159,033 9,315,967 102,475,000 102,475,000 7 Xe đạp 39,555,473 7,312,694 46,868,167 4,686,833 51,555,000 51,555,000 8 Kim khí 22,097,172 5,277,362 27,374,534 2,737,466 30,112,000 30,112,000 9 Đồ gia dụng 62,150,999 6,585,333 68,736,332 6,873,668 75,610,000 75,610,000 10 Khâm Thiên 268,300,000 11,700,000 280,000,000 28,000,000 308,000,000 308,000,000 11 Hàng Gai 92,354,880 25,179,120 117,534,000 11,753,400 129,287,400 129,287,400 12 Hàng Đào 1 118,908,735 27,256,265 146,165,000 14,616,500 160,781,500 160,781,500 13 Hàng Đào 2 43,946,078 19,409,364 63,355,442 6,335,558 69,691,000 69,691,000 14 Hàng Bông 31,973,050 7,886,950 39,860,000 3,986,000 43,846,000 43,846,000 CỘNG 5111A 1,238,742,324 131,130,896 1,369,873,220 136,988,000 1,506,861,220 1,506,861,220 TÀI KHOẢN 5111B - DOANH THU BÁN HÀNG HÓA THUẾ SUẤT 5% 1 Điện máy tổng hợp 23,934,000 294,571 24,228,571 1,211,429 25,440,000 25,440,000 2 Máy công cụ 40,806,667 1,527,903 42,334,570 2,116,830 44,451,400 44,451,400 3 Điện tử âm thanh 4 Văn phòng phẩm 5 Máy văn phòng 6 Đồ điện 7 Xe đạp 8 Kim khí 5,414,105 1,431,032 6,845,137 342,863 7,188,000 7,188,000 9 Đồ gia dụng 10 Khâm Thiên 11 Hàng Gai 2,625,000 2,817,000 5,442,000 272,100 5,714,100 5,714,100 12 Hàng Đào 1 13 Hàng Đào 2 14 Hàng Bông CỘNG 5111B 72,779,772 6,070,506 78,850,278 3,943,222 82,793,500 82,793,500 TỔNG HÀNG KDTN - 5111 1,311,522,096 137,201,402 1,448,723,498 140,931,222 1,589,654,720 1,589,654,720 TÀI KHOẢN 5113A - DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA 1 Máy văn phòng 2 Điện tử âm thanh 3 Đồ điện 809,090 809,090 80,909 890,000 890,000 4 Hàng Gai 5 Hàng Đào 1 6 Hàng Đào 2 6,700,000 6,700,000 670,000 7,370,000 7,370,000 7 Khâm Thiên 1,118,177 1,118,177 111,823 1,230,000 1,230,000 8 Hàng Bông CỘNG 5113A 0 8,627,267 8,627,267 862,732 9,490,000 9,490,000 TÀI KHOẢN 5113B - DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁC 0 0 0 0 0 0 CỘNG 5113B 0 0 0 0 0 0 TÀI KHOẢN 5113C - DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO THUÊ 1 27,727,272 27,727,272 2,772,728 30,500,000 30,500,000 CỘNG 5113C 0 27,727,272 27,727,272 2,772,728 30,500,000 30,500,000 TỔNG DỊCH VỤ - 5113 0 36,354,539 36,354,539 3,635,460 39,990,000 39,990,000 TỔNG CỘNG THÁNG 2/2009 1,311,522,096 173,555,941 1,485,078,037 144,566,682 1,629,644,720 1,629,644,720 Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp doanh thu – Tài khoản 511 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 156 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 156A 1,404,969,674 1,238,742,324 2,716,491,770 2,716,491,770 156B 1,055,500 72,779,772 1,055,500 1,055,500 PS Nợ 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 PS Có 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.9: Sổ cái tài khoản 632 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 – DOANH THU TIÊU THỤ Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 911 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Phát sinh Nợ 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Phát sinh Có 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.10: Sổ cái tài khoản 511 Các trường hợp giảm trừ doanh thu: * Chiết khấu thương mại áp dụng trong trường hợp người mua mua hàng với số lượng lớn. Tỉ lệ hay số tiền chiết khấu phải được ghi rõ trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, để đơn giản hóa công tác kế toán, kế toán xác định doanh thu tiêu thụ chính là giá bán chưa có thuế trừ đi (-) số chiết khấu thương mại. Do vậy, Trung tâm không hạch toán khoản chiết khấu thương mại. * Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm Biên bản xác định hàng hóa không đủ quy cách phẩm chất, Biên bản giảm giá, đồng thời bên bán phải lập hóa đơn GTGT cho số hàng được giảm giá, ghi rõ giảm giá hàng bán, chứng từ phản ánh nghiệp vụ chi tiền của bên bán như phiếu chi, giấy báo Nợ. Tuy nhiên, với nguồn hàng đảm bảo chất lượng được cung cấp bởi các nhà cung cấp truyền thống có uy tín, cùng với phương châm phục vụ khách hàng chu đáo, nghiệp vụ giảm giá hàng bán hầu như không xảy ra. * Hàng bán bị trả lại là hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm Biên bản xác định hàng hóa không đủ quy cách phẩm chất, Biên bản trả lại hàng hóa, đồng thời bên mua lập hóa đơn GTGT trả lại hàng, trên hóa đơn phải ghi rõ hàng trả lại, bên mua lập phiếu xuất kho để trả hàng, chứng từ phản ánh nghiệp vụ chi tiền của bên bán như phiếu chi, giấy báo Nợ. Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng rất ít khi xảy ra tại Trung tâm TMDV Tràng Thi nên trong phạm vi chuyên đề thực tập, em không đề cập đến nội dung này. 2.2.2. Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý Trung tâm nhận làm đại lý cho một số doanh nghiệp, bán hàng hóa chịu thuế GTGT, bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng. Trung tâm phải kê khai nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng được hưởng. Theo phương thức này, toàn bộ số hàng nhận đại lý được coi là hàng hóa nhận bán hộ. Toàn bộ số tiền thu được từ bán hàng là khoản phải trả đơn vị giao đại lý. Khoản tiền hoa hồng bán hàng mới được xác định là doanh thu của đơn vị nhận đại lý. Đơn vị nhận đại lý kê khai và nộp thuế GTGT hộ bên giao đại lý và phải nộp thuế GTGT đầu ra của hoa hồng được hưởng. Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi theo giá có thuế GTGT: Nợ TK 003: Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược Khi bán hàng cho khách hàng, trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ “hàng bán đại lý”. Kế toán căn cứ hóa đơn GTGT ghi nhận: Nợ TK 131: giá bán theo hợp đồng đại lý Có TK 331-bên giao đại lý: giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 33311: thuế GTGT của hàng bán đại lý phải nộp Đồng thời ghi: Có TK 003 Khách hàng trả tiền, căn cứ phiếu thu hay giấy báo Có, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Cuối mỗi tháng, hay khi bán hết lô hàng nhận đại lý, đơn vị lập bảng kê hóa đơn GTGT của hàng hóa đã tiêu thụ, gửi cho bên giao đại lý. Bên giao đại lý lập hóa đơn GTGT cho số hàng đã tiêu thụ. Khi nhận được hóa đơn của đơn vị giao đại lý chuyển đến, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào: Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: phải trả bên giao đại lý Tính ra số hoa hồng được hưởng, kế toán lập hóa đơn GTGT, ghi: Nợ TK 331-bên giao đại lý Có TK 511: hoa hồng được hưởng Có TK 33311: thuế GTGT của hoa hồng được hưởng phải nộp Kế toán chuyển hóa đơn GTGT của hoa hồng được hưởng cho bên giao đại lý. Khi trả tiền cho đơn vị giao đại lý: Nợ TK 331-bên giao đại lý Có TK 111, 112 2.3. Thực trạng kế toán kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi 2.3.1. Kết quả tiêu thụ và tài khoản sử dụng Kết quả hoạt động sản suất kinh doanh trong đơn vị kinh doanh thương mại là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động lưu chuyển hàng hóa (lưu chuyển hàng hóa bao gồm hai giai đoạn là mua hàng và bán hàng không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ và hoạt động tài chính, được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh. Kết quả đó được tính theo công thức sau: Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu - Giá vốn hàng bán = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán Như vậy, để tính chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta phải tính toán chính xác doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu), giá vốn hàng tiêu thụ, đồng thời tập hợp các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí, doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kì kế toán một cách chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, trong phạm vi một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, hoạt động tài chính của Trung tâm TMDV Tràng Thi hầu như rất ít nên trong chuyên đề này, em không đề cập tới phần này. Để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng các Tài khoản sau: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng: dùng để phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, bảo quản, đóng gói, vận chuyển hàng hóa… Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 641: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kì. Tài khoản 641 không có số dư cuối kì. Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642: Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kì. Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kì này nhỏ hơn số dự phòng đã lập dự phòng kì trước chưa sử dụng hết). Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kì. Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kì này lớn hơn số dự phòng đã lập dự phòng kì trước chưa sử dụng hết). Tài khoản 642 không có số dư cuối kì. Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh: dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kì kế toán. Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã bán. Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển lãi. Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đã bán trong kì. Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kì. Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hặc xử lý lỗ thuộc năm nay. Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 421: Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trích lập các quỹ của doanh nghiệp. Nộp lợi nhuận lên cấp trên. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì. Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù. Xử lý các khoản lỗ của hoạt động kinh doanh. Số dư bên Nợ: Số lỗ của hoạt động kinh doanh chưa xử lý. Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng. 2.3.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng phát sinh tại Trung tâm TMDV Tràng Thi bao gồm: Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng trong Trung tâm. Chi phí đồ dùng, vật liệu, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác bán hàng. Để tiết kiệm chi phí, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, Trung tâm lập định mức chi phí về dụng cụ, văn phòng phẩm, quy định rõ mức chi phí dụng cụ tối đa trong tháng. Mỗi phòng ban, bộ phận có một định mức riêng phù hợp với hoạt động của bộ phận đó. Đó là cơ sở để Trung tâm đánh giá hoạt động của các bộ phận vào cuối kì. Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác bán hàng. Do là đơn vị kinh doanh thương mại nên phần lớn tài sản cố định của Trung tâm phục vụ cho việc bán hàng. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như chi phí điện, nước, sửa chữa tài sản cố định, thuê bốc dỡ, vận chuyển… Các chi phí khác bằng tiền như chi phí quảng cáo, giới thiệu, chi phí tiếp khách,… Các chi phí bán hàng phát sinh trong tháng thường được chi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng và tập hợp vào tài khoản 641 – chi phí bán hàng. Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Các nghiệp vụ phát sinh trong kì được ghi nhận qua các bút toán sau: - Khi phát sinh các chi phí bán hàng: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 334, 338: Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng và các khoản phải trích theo lương Có TK 152, 153, 156, 142, 242: Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng Có TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 111, 112, 331: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trình bán hàng Có TK 335: Chi phí phải trả (khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng) Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (khi phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí bán hàng) - Cuối kì, kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641: Chi phí bán hàng Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ là: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho (xuất hàng hóa, dụng cụ phục vụ cho công tác bán hàng), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), bảng tính và phân bổ khấu hao (mẫu số 06-TSCĐ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC),… Các nghiệp vụ phát sinh về chi phí bán hàng được tập hợp một lần vào cuối tháng, kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 641 và lập bảng Tập hợp chi phí bán hàng chi tiết theo từng khoản mục để tiện cho việc theo dõi và quản lý. Sau khi lập bảng tập hợp chi phí bán hàng, kế toán lập bảng kê số 5. Từ đó, số liệu tổng hợp được ghi lên sổ cái tài khoản 641. Tập hợp chi phí bán hàng của Trung tâm TMDV Tràng Thi trong tháng 02/2009 được tổng hợp qua bảng sau: TẬP HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG Tháng 2 năm 2009 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 Các TK phản ánh NKCT khác Cộng CP thực tế trong tháng NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 1 Lương nhân viên bán hàng 62,750,900 11,922,600 74,673,500 2 Chi phí dụng cụ, vật liệu 1,674,400 1,674,400 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 300,000 300,000 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 3,200,909 3,200,909 5 Chi phí bằng tiền khác 2,288,181 2,288,181 Cộng 0 300,000 62,750,900 11,922,600 3,962,581 3,200,909 0 82,136,990 Biểu số 2.11: Tập hợp chi phí bán hàng Số cái tài khoản 641 của Trung tâm TMDV Tràng Thi trong tháng 02/2009 được thể hiện qua biểu sau: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 1111 2,701,889 3,962,581 6,664,470 6,664,470 1121 2,597,774 3,200,909 5,798,683 5,798,683 214 300,000 300,000 600,000 600,000 334 64,230,400 62,750,900 126,981,300 126,981,300 338 12,203,700 11,922,600 24,126,300 24,126,300 Phát sinh Nợ 82,033,763 82,136,990 164,170,753 164,170,753 Phát sinh Có 82,033,763 82,136,990 164,170,753 164,170,753 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.12: Sổ cái tài khoản 641 Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) của Trung tâm TMDV Tràng Thi bao gồm các khoản sau: Tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lý của Trung tâm; Chi phí vật liệu dụng cụ, đồ dùng văn phòng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp; Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý; Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản cố định phục vụ cho quản lý; Tiền thuê đất, thuê nhà phải trả cho nhà nước (trả qua Công ty TMDV Tràng Thi); Các chi phí dịch vụ mua ngoài; Các chi phí bằng tiền khác,… Các chi phí QLDN phát sinh trong tháng thường được chi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng và tập hợp vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Các nghiệp vụ phát sinh về chi phí QLDN được tập hợp một lần vào cuối tháng, kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 642 và lập bảng Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp chi tiết theo từng khoản mục để tiện cho việc theo dõi và quản lý. Các nghiệp vụ phát sinh trong kì được ghi nhận qua các bút toán sau: - Khi phát sinh chi phí QLDN: Nợ TK 642: Chi phí QLDN Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 334, 338: Tiền lương phải trả nhân viên QLDN và các khoản phải trích theo lương Có TK 152, 153, 156, 142, 242: Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho QLDN Có TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 111, 112, 331: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho QLDN Có TK 335: Chi phí phải trả (khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí QLDN) Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (khi phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí QLDN) - Cuối kì, kết chuyển toàn bộ chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642: Chi phí QLDN Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ là: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho (xuất hàng hóa, dụng cụ phục vụ cho công tác bán hàng), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), bảng tính và phân bổ khấu hao (mẫu số 06-TSCĐ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC),… Sau khi lập bảng tập hợp chi phí QLDN, kế toán lập bảng kê số 5. Từ đó, số liệu tổng hợp được ghi lên sổ cái tài khoản 642. Tập hợp chi phí QLDN của Trung tâm TMDV Tràng Thi trong tháng 02/2009 được tổng hợp qua bảng sau: TẬP HỢP CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tháng 2 năm 2009 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 214 TK 334 TK 338 TK 3368 Các TK phản ánh NKCT khác Cộng CP thực tế trong tháng NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 1 Chi phí lương nhân viên quản lý 32,002,300 6,080,400 38,082,700 2 Chi phí dụng cụ, vật liệu 800,000 800,000 3 Chi phí khấu hao TSCĐ  1,450,000 1,450,000 4 Tiền thuê đất 20,000,000 20,000,000 5 Tiền thuê nhà 20,792,292 20,792,292 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2,223,000 2,223,000 7 Chi phí bằng tiền khác 1,220,700 1,220,700 Cộng 1,450,000 32,002,300 6,080,400 40,792,292 4,243,700 0 0 84,568,692 Biểu số 2.13: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Số cái tài khoản 642 của Trung tâm TMDV Tràng Thi trong tháng 02/2009 được thể hiện qua biểu sau: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 1111 2,877,181 4,243,700 7,120,881 7,120,881 1121 40,792,292 40,792,292 81,584,584 81,584,584 214 1,450,000 1,450,000 2,900,000 2,900,000 334 33,288,400 32,002,300 65,290,700 65,290,700 338 6,324,800 6,080,400 12,405,200 12,405,200 Phát sinh Nợ 84,732,673 84,568,692 169,301,365 169,301,365 Phát sinh Có 84,732,673 84,568,692 169,301,365 169,301,365 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.14: Sổ cái tài khoản 642 Kế toán kết quả tiêu thụ Kế toán sử dụng tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kì kế toán. Kế toán căn cứ vào sổ cái tài khoản 511, sổ cái tài khoản 632, sổ cái tài khoản 641, sổ cái tài khoản 642 để lên sổ cái tài khoản 911. Kế toán căn cứ vào sổ cái tài khoản 911 để ghi sổ cái tài khoản 421. Từ đó, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp và các yêu cầu của cơ quan chức năng. Doanh nghiệp có lãi khi: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN > 0 Doanh nghiệp lỗ khi: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN < 0 Trình tự hạch toán có thể được khái quát qua sơ đồ sau: TK 521, 531, 532 TK 911 TK 511 TK 632 Kết chuyển chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 641, 642 Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN TK 515 TK 635 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu tài chính TK 811 TK 711 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển doanh thu khác TK 4212 Kết chuyển lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh Kết chuyển lãi hoạt động sản xuất kinh doanh Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Sổ cái tài khoản 911 trong tháng 2 năm 2009 có mẫu như sau: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911 Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 4212 6,687,101 6,738,172 13,425,273 13,425,273 635 112,087 112,087 112,087 632 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 641 82,033,763 82,136,990 164,170,753 164,170,753 642 84,732,673 84,568,692 169,301,365 169,301,365 Phát sinh Nợ 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Phát sinh Có 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.15: Sổ cái tài khoản 911 PHẦN 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÀNG THI 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi 3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng đều tìm mọi biện pháp để tạo ra nhiều doanh thu nhất với chi phí thấp nhất và lãi thu được nhiều nhất. Để đạt được mục tiêu này, bất kì người quản lý nào cũng nhận thức được và đề cao tầm quan trọng, vai trò của thông tin kế toán. Hệ thống thông tin sử dụng để ra quyết định quản lý được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được. Kinh doanh thương mại là hoạt động kinh doanh diễn ra trong khâu lưu thông với các hoạt động cơ bản là mua, bán và dự trữ hàng hóa. Do đó, kế toán trong doanh nghiệp thương mại có những điểm khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác. Trong doanh nghiệp thương mại, vấn đề tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là vấn đề sống còn và quan trọng nhất. Do vậy, kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ là một phần rất quan trọng trong kế toán doanh nghiệp thương mại. Nhận thức được điều đó, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta đã hội nhập với kinh tế thế giới, kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ với mức tăng trưởng hàng năm 20%, Ban Giám đốc Trung tâm TMDV Tràng Thi luôn coi trọng công tác kế toán của đơn vị. Kể từ khi thành lập, Trung tâm TMDV Tràng Thi đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt trong quản lý kinh doanh nói chung cũng như trong công tác kế toán nói riêng. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên trong Trung tâm, tập thể phòng kế toán không ngừng trau dồi trình độ nghiệp vụ của mình nhằm nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán, đóng góp tích cực vào công tác quản lý tài chính của Trung tâm. Từ đó, Trung tâm có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh đảm bảo sinh lời và có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Thực tế, ban lãnh đạo của Trung tâm đã đưa ra nhiều giải pháp kinh doanh có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn để hoà nhịp với cơ chế thị trường. Trung tâm áp dụng mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kế toán của Trung tâm. Mô hình kế toán tập trung khá phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của Trung tâm hiện nay. Mô hình này có các ưu điểm là cho phép công tác kiểm tra, quản lý kế toán được tập trung thống nhất tại phòng kế toán của đơn vị, trực tiếp là kế toán trưởng, đảm bảo sự thống nhất về quản lý trong toàn đơn vị; cung cấp thông tin cho quản lý chính xác, kịp thời; thuận lợi cho việc phân công kế toán theo hướng chuyên môn hóa; và cho phép tổ chức bộ máy công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, về lâu dài, mô hình này không phù hợp với đơn vị kinh doanh phân tán về địa điểm. Thực tế hiện nay, Trung tâm không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh với nhiều cửa hàng nằm phân tán trên các tuyến phố, mỗi cửa hàng kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc ghi nhận, xử lý các thông tin kế toán của đơn vị do chứng từ phát sinh không thể tập hợp về bộ phận kế toán hàng ngày mà phải nộp định kì. Việc tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm TMDV Tràng Thi là khá gọn nhẹ. Tuy nhiên, số lượng nhân viên, kế toán viên của Trung tâm còn ít, nên ảnh hưởng đến sự chuyên môn hóa lao động, quy trình luân chuyển chứng từ, cũng như công tác kế toán các phần hành cụ thể. Đội ngũ kế toán của Trung tâm là những người có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm nên đã đáp ứng được khối lượng công việc, đảm bảo chất lượng công tác kế toán tại Trung tâm. Song, là một đơn vị kinh doanh thương mại với quy mô lớn, kinh doanh rất đa dạng các mặt hàng, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều mà bộ máy kế toán chỉ gồm 5 kế toán viên và một kế toán trưởng thì khối lượng công việc mỗi người phải đảm nhận là rất lớn. Việc phân công lao động kế toán bao gồm kế toán trưởng đảm nhận nhiệm vụ kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính, kế toán quầy đảm nhận từ việc thu thập chứng từ, ghi chép và xử lý các nghiệp vụ phát sinh ở từng quầy hàng như công nợ phải thu phải trả, hàng tồn kho, doanh thu, vốn bằng tiền. Điều này đảm bảo không có sự chồng chéo về công tác kế toán. Tuy nhiên, việc kế toán quầy hàng phải đảm nhận quá nhiều phần hành kế toán, chưa có sự phân định rõ các phần hành kế toán cũng là một hạn chế. Thông tin kế toán chi tiết nằm phân tán ở các kế toán quầy. Bên cạnh đó, kế toán tổng hợp mất nhiều thời gian do thông tin số liệu không tập trung. Kế toán trưởng phải đảm nhận khối lượng công việc lớn nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo và thời gian lập báo cáo bị kéo dài. Như vậy, việc thu nhận và xử lý thông tin kế toán vẫn chưa phát huy được hết tác dụng, khả năng cung cấp các thông tin, số liệu cho công tác quản lý còn bị hạn chế. Trung tâm nên tiến hành một số biện pháp tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng chuyên môn hóa, giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán viên, tuyển dụng thêm lao động kế toán thông qua tổ chức thi tuyển đầu vào, đưa ra các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ kế toán để đảm đương các nhiệm vụ theo yêu cầu mới của Trung tâm. 3.1.2. Về hệ thống chứng từ kế toán tiêu thụ và quy trình luân chuyển chứng từ Nhìn chung, hệ thống chứng từ kế toán đang được sử dụng tại Trung tâm TMDV Tràng Thi đã theo đúng những quy định, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Hệ thống chứng từ sử dụng theo mẫu ban hành tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Tuy nhiên, một số chứng từ vẫn theo hệ thống chứng từ cũ ban hành theo Quyết định số 1141/TC-QĐ-CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995. Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng các chứng từ do Trung tâm thiết kế phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại. Điều này làm ảnh hưởng tới tính thống nhất trong các mẫu biểu kế toán, chưa thực sự thuận tiện cho việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán. Về cơ bản hệ thống chứng từ về kế toán tiêu thụ và hạch toán ban đầu đã đảm bảo ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì. Quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, đảm bảo sự kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận, từ đó giúp ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách trung thực, đầy đủ, kịp thời, chính xác trên sổ sách kế toán theo hình thức ghi sổ phù hợp. Các chứng từ được lập, phân loại, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản cẩn thận theo đúng quy định, thuận tiện cho việc theo dõi của kế toán. Trung tâm đã đưa công tác chứng từ kế toán nói chung và chứng từ kế toán tiêu thụ nói riêng vào nề nếp và duy trì thực hiện một cách nghiêm túc. 3.1.3. Về hệ thống tài khoản kế toán tiêu thụ Trung tâm đã áp dụng đúng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, có thể thấy việc vận dụng các tài khoản chi tiết chưa thực sự linh hoạt và phát huy được hết tác dụng. Để thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi chủng loại hàng hóa, mỗi mặt hàng cần phải sử dụng hệ thống tài khoản chi tiết hợp lý và hiệu quả hơn. Từ đó, các thông tin kế toán mới thật sự giúp ích cho hoạt động phân tích, đánh giá và quản lý của Trung tâm. Các tài khoản về kế toán tiêu thụ của Trung tâm hiện nay chỉ được phân chia chi tiết theo 2 mức thuế suất thuế GTGT là 5% và 10%. Ví dụ: Tài khoản 156 – Hàng hóa được phân làm 2 tài khoản cấp 2 là TK 156A – Giá mua hàng hóa thuế suất 10% và TK 156B – Giá mua hàng hóa thuế suất 5%. Tài khoản 5111 - doanh thu bán hàng hóa được phân làm 2 tài khoản chi tiết là TK 5111A – Doanh thu bán hàng hóa thuế suất 10% và TK 5111B – Doanh thu bán hàng hóa thuế suất 5%. Điều này mới chỉ phục vụ cho mục đích tính thuế GTGT, phục vụ cho công tác báo cáo thuế chứ chưa trợ giúp cho công tác đánh giá doanh thu, giá vốn, lợi nhuận của từng chủng loại, mặt hàng. Như vậy, thông tin kế toán chưa thể phục vụ cho các quyết định kinh doanh một cách đắc lực nhất. Một đơn vị thương mại phải tiến hành đánh giá thị trường và đánh giá được mặt hàng nào kinh doanh có lãi nhất, mặt hàng nào kinh doanh kém hiệu quả. Khi phòng kinh doanh yêu cầu kế toán cung cấp tình hình doanh thu, giá vốn, lợi nhuận của nhóm hàng, mặt hàng nào đó thì kế toán sẽ gặp khó khăn do không phân tách thành các tài khoản chi tiết một cách hợp lý. Theo em, Trung tâm nên thiết lập một hệ thống tài khoản chi tiết một cách khoa học, hợp lý để có thể cung cấp các chỉ tiêu chi tiết bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp, từ đó cung cấp thông tin kế toán chính xác, kịp thời nhất, phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp. 3.1.4. Về bộ sổ kế toán tiêu thụ Việc tổ chức sổ kế toán của Trung tâm TMDV Tràng Thi theo hình thức Nhật ký - Chứng từ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn với số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn, trình độ nghiệp vụ kế toán cao và dễ chuyên môn hóa lao động kế toán. Hệ thống sổ kế toán về tiêu thụ của Trung tâm đã đảm bảo hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, giúp phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đối tượng. Việc ghi sổ kế toán đảm bảo dựa trên các chứng từ gốc, chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp. Tuy nhiên, do đặc điểm của hình thức kế toán mà Trung tâm áp dụng là hình thức Nhật kí – chứng từ rất phức tạp về kết cấu, mẫu sổ, quy mô sổ lớn về lượng và loại nên cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác tổng hợp lập báo cáo tài chính cuối kì. Mặt khác, nó cũng là một bất cập khi áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán. 3.1.5. Về hệ thống báo cáo kết quả tiêu thụ Việc vận dụng hệ thống báo cáo kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của Trung tâm theo đúng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, bước đầu đã cung cấp được những thông tin cần thiết, thiết yếu cho công tác quản lý của Trung tâm và cho các cơ quan quản lý nhà nước. Việc lập và trình bầy báo cáo tài chính về cơ bản đã tuân thủ Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bầy báo cáo tài chính. Việc lập các báo cáo tài chính của Trung tâm căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Các báo cáo đã phần nào đảm bảo được tính trung thực, hợp lý, lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định, đúng nội dung, phương pháp và trình bày một cách nhất quán giữa các kỳ kế toán. Các báo cáo kế toán đều được người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu. Trung tâm không thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi nên trong báo cáo tài chính không phản ánh các chỉ tiêu này. Điều này chưa đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán, dẫn tới có thể làm sai lệch phần nào thông tin tài chính trên các báo cáo tài chính. Hiện nay, Trung tâm không thực hiện việc tính giá vốn cho hoạt động cung cấp dịch vụ. Do tỉ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ trên tổng doanh thu là rất nhỏ nên Trung tâm ghi nhận toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ vào chi phí bán hàng. Ví dụ, trị giá vật liệu, phụ tùng xuất để thay thế sửa chữa được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, chi phí lương nhân viên kỹ thuật được tính vào chi phí lương nhân viên bán hàng, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác liên quan đến cung cấp dịch vụ cũng được hạch toán thẳng vào chi phí bán hàng. Do vậy, ta có thể thấy trên tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra tài khoản 511 – quầy đồ điện, giá vốn của dịch vụ sửa chữa là bằng 0. Với cách hạch toán như vậy, tổng doanh thu và tổng chi phí của Trung tâm không thay đổi, dẫn đến lợi nhuận không bị sai lệch gì, nhưng điều này chưa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc kế toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí và các điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Trung tâm TMDV Tràng Thi đang áp dụng mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kế toán của Trung tâm. Điều này khá phù hợp với quy mô và tổ chức bộ máy của Trung tâm theo mô hình tập trung. Biên chế bộ máy kế toán của Trung tâm tương đối mỏng chỉ có 5 kế toán viên, tuy nhiên với biên chế như vậy vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp, nên mô hình tổ chức bộ máy kế toán được thiết kế theo kiểu tập trung nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng đối với toàn bộ công tác kế toán. Bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên thiết kế như sau: Phòng kế toán tài chính của Trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và thống kê đơn vị. Tại các cửa hàng trực thuộc, các bộ phận trực thuộc (như quầy) đều không có tổ chức kế toán riêng, mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán, sử dụng chính nhân viên bán hàng làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để hàng ngày hoặc định kỳ ngắn (3 ngày, 5 ngày…) chuyển chứng từ ban đầu về Phòng kế toán – tài chính của đơn vị để ở đây tiến hành việc ghi chép kế toán. Thiết kế mô hình như vậy sẽ tập trung hoá công tác kế toán, cung cấp thông tin kế toán kịp thời phục vụ cho quản lý kinh tế – tài chính tập trung ở đơn vị, thuận tiện cho việc phân công lao động trong phòng kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật tính toán (máy vi tính, phần mềm kế toán) và công tác kế toán, tài chính, thống kê ở đơn vị. Cụ thể có thể khái quát như mô hình như sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán, tài sản cố định, hàng tồn kho Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tổng hợp và kiểm tra. Sơ đồ 3.1: Mô hình hoàn thiện bộ máy kế toán tại Trung tâm TMDV Tràng Thi Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán trong mô hình bộ máy kế toán trên có thể khái quát như sau: - Bộ phận kế toán theo dõi vốn bằng tiền, kế toán thanh toán, TSCĐ, hàng tồn kho: + Thực hiện kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp vốn bằng tiền, các loại tiền vay, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, kể cả thanh toán trong và ngoài đơn vị. + Thực hiện kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết tài sản cố định, hàng tồn kho. - Bộ phận kế toán hàng tồn kho, tiêu thụ - kết quả tiêu thụ, tiền lương và bảo hiểm xã hội. + Tính lương và các khoản trích theo lương cho các bộ phận trong đơn vị, lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, trích BHXH phải chi trả cho người lao động ốm đau, thai sản. + Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng, dịch vụ, thuế giá trị gia tăng đầu ra - đầu vào. + Tính trị giá vốn của hàng hoá xuất kho và phân bố chi phí thu mua cho hàng đã bán. + Lập báo cáo kế toán nội bộ về doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận. + Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến hàng hoá và tiêu thụ. - Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán: Hạch toán kế toán có chức năng kiểm tra, vì vậy mọi kế toán ở các bộ phận kế toán khi ghi chép kế toán đều phải kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi ghi sổ. Các phần hành kế toán có liên quan chặt chẽ với nhau, cuối kỳ phải tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng bộ phận theo hệ thống và trình tự nhất định để phản ánh được các quá trình và kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị trong kỳ kế toán. Trong quá trình tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ cũng phải tiến hành kiểm tra việc ghi chép, xử lý thông tin ở bộ phận kế toán phần hành trong mối quan hệ với các bộ phận kế toán phần hành khác và với bộ phận kế toán tổng hợp. + Tiến hành kế toán các nghiệp vụ chưa phân công cho các bộ phận kế toán trên như các nghiệp vụ về hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, nguồn vốn chủ sở hữu, kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Thu nhận và kiểm tra thông tin kế toán ở các bộ phận kế toán đã ghi chép và hệ thống hoá trong kỳ. + Tiến hành kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán. Lập Bảng cân đối tài khoản. + Lập các báo cáo tài chính. - Kế toán trưởng: + Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán tài chính tại Trung tâm TMDV Tràng Thi, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán. + Phụ trách công việc chung toàn phòng, phân công, đôn đốc, kiểm tra các thành viên thực hiện các công việc được giao. + Quan hệ giao dịch với Ngân hàng, cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng khác để thực hiện tác nghiệp của Phòng. 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán tiêu thụ Như đã phân tích ở trên, Trung tâm TMDV Tràng Thi nên thiết lập một hệ thống tài khoản kế toán tiêu thụ bao gồm các tài khoản chi tiết một cách khoa học, hợp lý nhằm cung cấp thông tin kế toán chính xác, kịp thời nhất, phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp. các tài khoản liên quan đến kế toán tiêu thụ như tài khoản 156, 131, 511, 632 nên được chi tiết như sau: Tài khoản 156 – Hàng hóa: chi tiết thành các tài khoản cấp 2, 3 và 4 như sau: TK 1561 – Giá mua hàng hóa TK 15611 – Giá mua hàng hóa quầy điện tử âm thanh 156111 - Hàng điện tử âm thanh thuế suất 10% 156112 - Hàng điện tử âm thanh thuế suất 5% TK 15612 – Giá mua hàng hóa quầy điện máy tổng hợp 156121 - Hàng điện máy tổng hợp thuế suất 10% 156122 - Hàng điện máy tổng hợp thuế suất 5% 156123 - Hàng điện máy tổng hợp thuế suất 0% TK 15613 – Giá mua hàng hóa quầy máy công cụ 156131 - Hàng máy công cụ thuế suất 10% ………… …………… TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa Tài khoản 131 – Phải thu người mua: được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: TK 1311 - Phải thu khách hàng quầy điện tử âm thanh 1312 - Phải thu khách hàng quầy điện máy tổng hợp 1313 - Phải thu khách hàng quầy máy công cụ ……………… Tài khoản 331 – Phải trả người bán: được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: TK 3311 – Phải trả người bán quầy điện tử âm thanh 3312 - Phải trả người bán quầy điện máy tổng hợp 3313 - Phải Phải trả người bán quầy máy công cụ ……………… Tài khoản 511 – Doanh thu tiêu thụ: được chi tiết thành các tài khoản cấp 2, 3 và 4 như sau: 5111 – Doanh thu bán hàng hóa 51111 – Doanh thu bán hàng hóa quầy điện tử âm thanh 511111 - Doanh thu hàng điện tử âm thanh thuế suất 10% 511112 - Doanh thu hàng điện tử âm thanh thuế suất 5% 51112 - Doanh thu bán hàng hóa quầy điện máy tổng hợp 511121 - Doanh thu hàng điện máy tổng hợp thuế suất 10% 511122 - Doanh thu hàng điện máy tổng hợp thuế suất 5% 51113 - Doanh thu bán hàng hóa quầy máy công cụ 511131 - Doanh thu hàng máy công cụ thuế suất 10% …………… …………… 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa 51132 – Doanh thu khác 51133 – Doanh thu cho thuê tài sản Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và 3 như sau: TK 6321 – Giá vốn hàng bán hàng hóa 63211 – Giá vốn hàng bán quầy điện tử âm thanh 63212 – Giá vốn hàng bán quầy điện máy tổng hợp 63213 – Giá vốn hàng bán quầy máy công cụ ……………… TK 6323 – Giá vốn hàng bán dịch vụ Hoàn thiện hạch toán giá vốn dịch vụ Việc không ghi nhận giá vốn của dịch vụ chưa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Theo Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc phù hợp được phát biểu như sau: “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kì tạo ra doanh thu và chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó”. Như vậy, khi ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ, đồng thời cũng phải ghi nhận tương ứng giá vốn của dịch vụ. Hơn nữa, theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ phải thỏa mãn 4 điều kiện sau đây: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán; Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Như vậy, để ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ thì cần thiết phải xác định giá vốn của dịch vụ cho phù hợp với nội dung của Chuẩn mực số 14. Vậy xác định giá vốn của dịch vụ như thế nào? Giá vốn của dịch vụ nên được tập hợp trên tài khoản 6323 – Giá vốn hàng bán dịch vụ. Đối với dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, giá vốn của dịch vụ bao gồm lương nhân viên kỹ thuật, phụ tùng, vật liệu thay thế, chi phí điện nước, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v… Hiện nay, các chi phí về lương nhân viên kỹ thuật, điện nước và các chi phí khác được tính thẳng vào chi phí bán hàng, vật liệu, phụ tùng xuất kho để thay thế, sửa chữa được ghi nhận vào giá vốn hàng bán. Theo em, kế toán Trung tâm nên ghi nhận giá vốn dịch vụ sửa chữa bao gồm: + Lương nhân viên kỹ thuật. + Trị giá vật liệu, phụ tùng, hàng hóa xuất kho hay mua ngoài để thay thế. + Trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ phục vụ cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng. + Chi phí điện, nước phục vụ cho dịch vụ sửa chữa nên được phân bổ theo tiêu thức doanh thu theo công thức sau: Doanh thu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng Tổng chi phí điện, nước phát sinh Chi phí điện, nước phân bổ cho dịch vụ sửa chữa Doanh thu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng x Doanh thu bán hàng = + + Các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng. Đối với dịch vụ cho thuê, giá vốn nên được tính như sau: + Chi phí khấu hao nhà cửa + Tiền thuê đất x Tiền thuê nhà Diện tích cho thuê Giá vốn dịch vụ cho thuê Tổng diện tích của Trung tâm = Hoàn thiện hạch toán chi phí thu mua hàng hóa Hiện nay, Trung tâm không sử dụng tài khoản 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa, mà tất cả những chi phí thu mua hàng hóa phát sinh được ghi nhận vào tài khoản 811 – Chi phí khác. Như vây, giá vốn hàng hóa xuất bán chỉ bao gồm trị giá thực tế nhập của hàng hóa, còn toàn bộ chi phí mua hàng không được ghi nhận và phân bổ cho hàng hóa bán ra. Trung tâm nên hạch toán chi phí thu mua cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Chi phí mua hàng là các khoản chi phí cần thiết để doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ mua hàng và dự trữ hàng hóa. Chi phí mua hàng gồm các khoản sau: + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bốc xếp hàng mua. + Chi phí kho bãi chứa đựng hàng hóa trung gian. + Chi phí trả lệ phí cầu, đường, phà phát sinh khi mua. + Chi phí hoa hồng môi giới liên quan đến khâu mua hàng. + Chi phí hao hụt hàng mua trong định mức. Trung tâm nên mở tài khoản chi tiết 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa để hạch toán chi phí mua hàng. Cuối kì, kế toán phân bổ chi phí thu mua theo tỷ lệ hàng bán ra và hàng tồn cuối kì để xác định giá vốn hàng bán. Trị giá mua của hàng hóa xuất bán trong kì Chi phí thu mua phát sinh trong kì + Chi phí thu mua đầu kì Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra Trị giá mua của hàng hóa xuất bán x Trị giá mua của hàng hóa tồn cuối kì = + Trị giá vốn của hàng hóa bán ra Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra Trị giá mua của hàng hóa xuất bán = + Hạch toán chi phí mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên được khái quát qua sơ đồ sau: TK 111, 112, 331 TK 632 TK 1562 Tập hợp chi phí thu mua Phân bổ chi phí thu mua hàng hóa cho hàng bán ra TK 133 Thuế GTGT Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán chi phí thu mua hàng hóa KẾT LUẬN Như vậy, tiêu thụ là một khâu rất quan trọng trong chu kỳ kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp vì chỉ khi tiêu thụ được hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp mới có doanh thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong kì, tạo ra lợi nhuận. Do vậy, công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp, nhằm cung cấp các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Qua quá trình thực tập tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi, em đã đi sâu tìm hiểu thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ của Trung tâm, đồng thời đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện. Do thời gian thực tập không nhiều và bản thân ít kinh nghiệm thực tế nên em không thể tránh khỏi những sai sót trong chuyên đề. Em rất mong ý kiến bổ sung của thày giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng kế toán Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập và PGS.TS Nguyễn Văn Công đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố 04 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1). Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành và công bố 06 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2). PGS.TS Đặng Thị Loan, Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân- 2007. PGS.TS. Nguyễn Thị Đông, Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, 2003 PGS.TS Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập – bài giải kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007. Hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31390.doc
Tài liệu liên quan