Chuyên đề Hoàn thiện kế toán vồn bằng tiền tại Tổng công ty Thép Việt Nam

Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt, doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo thu nhận được những thông tin tài chính kịp thời, chính xác. Kế toán có chức năng đảm bảo điều đó, đặc biệt là khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vốn bằng tiền không chỉ đảm bảo nhu cầu mua sắm, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong doanh nghiệp, vốn bằng tiền vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu hoạt động kinh doanh. Vì vậy, kế toán vốn bằng tiền mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.

doc95 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán vồn bằng tiền tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. 2.3.2 Kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng là tiền VNĐ Tiền gửi ngân hàng được coi là tài sản mang tính an toàn cao và thuận tiện cho hoạt động của doanh nghiệp vì thanh toán qua ngân hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, độ chính xác và an toàn ngày càng được nâng cao, giảm thiểu sai lầm, thất thoát... Tại Tổng công ty, các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng thường nhiều, vì vậy có một chuyên viên kế toán chỉ đảm trách các nghiệp vụ kế toán ngân hàng. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ do Ngân hàng chuyển đến, kế toán đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo để ghi vào sổ chi tiết tài khoản 112 – chi tiết theo ngân hàng giao dịch. Nếu có sự chênh lệch, không trùng khớp về các nghiệp vụ giữa kế toán và ngân hàng, kế toán ngân hàng phải thông báo ngay cho Kế toán trưởng và ngân hàng nơi xảy ra sai sót để xử lý kịp thời. Trường hợp cuối tháng chênh lệch chưa được xử lý thì kế toán lấy theo số liệu của ngân hàng làm chuẩn, khoản chênh lệch cho vào tài khoản 138 (1381) – nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu ngân hàng, hoặc tài khoản 338 (3381) – nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn số liệu ngân hàng. Kế toán phải nhanh chóng xác định được nguyên nhân để tiến hành điều chỉnh phù hợp. Định kỳ 3 ngày/lần thông báo biến động số dư tiền gửi và các phát sinh khác về tín dụng. Các sổ kế toán chi tiết được sử dụng là Sổ chi tiết tài khoản 112 – chi tiết theo loại tiền và ngân hàng giao dịch. Sau đây là một số nghiệp vụ về tiền gửi ngân hàng là tiền Việt Nam Đồng phát sinh tại Tổng công ty. Ví dụ 4: Ngày 22/08/2008, Tổng công ty mua 500 tấn thép cuộn Ø5,5 và 800 tấn thép cuộn Ø8 của Công ty Gang thép Thái Nguyên để xuất khẩu sang thị trường Singapore theo Hóa đơn Giá trị gia tăng số 01236, tổng trị giá lô hàng là 12.557 triệu đồng (chưa VAT 10%). Tổng công ty chưa thanh toán cho Cty Gang thép Thái Nguyên. Ngày 15/12/2008, Tổng công ty thanh toán lô hàng đã mua ngày 22/08/2008 thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, nơi Tổng công ty mở tài khoản tiền gửi thanh toán, ngân hàng đã gửi Giấy báo Nợ số 21/12 đến Tổng công ty. Khi nhận được Giấy báo Nợ từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, kế toán ngân hàng kiểm tra, đối chiếu Giấy báo Nợ với Hóa đơn Giá trị gia tăng số 01236 xem có trùng khớp hay không, sau đó tiến hành cập nhật dữ liệu vào máy tính để lưu trữ và tổng hợp số liệu. Mẫu 2.14: Ủy nhiệm chi ỦY NHIỆM CHI Sđ: CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN, THƯ Lập ngày: 15/12/2008 Đơn vị trả tiền: Tổng công ty Thép Việt Nam Số tài khoản: …… Tại ngân hàng: NH ĐT&PT TN Tỉnh, TP: Thái Nguyên PHẦN DO NH GHI TÀI KHOẢN NỢ Đơn vị nhận tiền: Cty Gang thép TN Số tài khoản: ……. Tại ngân hàng: NH ĐT&PT TN Tỉnh, TP: Thái Nguyên TÀI KHOẢN CÓ Số tiền bằng chữ: Mười ba tỷ tám trăm mười hai triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn . Nội dung: Thanh toán tiền hàng Số tiền bằng số: 13.812.700.000 VNĐ ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN Ghi sổ ngày: Kế toán TP kế toán NGÂN HÀNG A Ghi sổ ngày: Kế toán TP kế toán NGÂN HÀNG B Ghi sổ ngày: Kế toán TP kế toán Khi nhập các thông tin về việc thanh toán cho Công ty Gang thép Thái Nguyên số tiền hàng còn nợ thông qua ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, máy tính lập tức tự động cập nhật dữ liệu lên Nhật ký – Chứng từ số 2 – ghi có TK 112108 và sổ chi tiết tài khoản 112108 – Tiền gửi VNĐ-NH ĐT&PT TN. Mẫu 2.15: Nhật ký chứmg từ số 2 – Ghi có TK 112108 TỔNG CÔNG TY THÉP Mẫu S04a2-DN VIỆT NAM (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi có TK 112108 – Tiền gửi VNĐ-NH ĐT&PT TN Từ ngày 15/12/2008 đên ngày 15/12/2008 STT Ngày Nợ TK 3312 … … Cộng ps có … … … ... … … … 15/12/08 13.812.700.000 … … 13.812.700.000 … … … … … … Cộng … … … … Đã ghi sổ cái, ngày 15 tháng 11 năm 2008 Lập ngày 15 tháng 11 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ví dụ 5: 10/12/2008, Tổng công ty nộp thuế GTGT phải nộp cho ngân sách nhà nước Quý III – 2008 là 3.127 triệu đồng bằng tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, đã nhận được Giấy báo Nợ của Kho bạc Nhà nước số 14/12. Do Tổng công ty có mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nên việc nộp lên Ngân sách Nhà nước được thực hiện bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản Kho bạc Nhà nước. Kế toán ngân hàng nhận giấy báo Nợ của Kho bạc Nhà nước tiến hành cập nhật số liệu vào máy tính, phần mềm kế toán sử dụng sẽ tự động cập nhật dữ liệu vào nhật ký chứng từ số 2 và sổ chi tiết tài khoản 112117 – Tiền gửi Việt Nam – Kho bạc Nhà nước. Mẫu 2.16: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà uước bằng chuyển khoản Mẫu số C1-03/NS (Ban hành theo QĐ số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ trưởng BTC) GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG CHUYỂN KHOẢN Tên đối tượng nộp tiền: Tổng công ty Thép Việt Nam Mã số đối tượng nộp tiền: ………….. PHẦN KHO BẠC NHÀ NƯỚC GHI Nợ TK Có TK Địa chỉ:……………………………………………………. Đề nghị Ngân hàng (KBNN) Trích tài khoản số 125803000255 Để nộp NSNN vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước Tp Hà Nội Cơ quan thông báo thu: Chi cục Thuế TP Hà Nội Mã số cơ quan thu: ................ Nội dung các khoản nộp ngân sách nhà nước (ghi theo thông báo thu): Kho bạc Nhà nước ghi STT Nội dung khoản nộp Chương Loại Khoản Mục Tiểu mục Số tiền Mã nguồn Mã điều tiết Nộp thuế GTGT cho hàng bán trong quý III -2008 155A 03 01 16 02 3.127.000.000 Cộng 3.127.000.000 Tổng số tiền ghi bằng chữ: Ba tỉ một trăm hai bảy triệu đồng. ĐỐI TƯỢNG NỘP KHO BẠC NHÀ NƯỚC Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Kế toán Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) (Ký, đóng dấu) (Ký, ghi họ tên) (Ký, đóng dấu) Mẫu 2.17: Nhật ký chứng từ số 2 – Ghi có TK 112117 TỔNG CÔNG TY THÉP Mẫu S04a2-DN VIỆT NAM (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi có TK 112117 – Tiền gửi Việt Nam – Kho bạc Nhà nước Từ ngày 10/12/2008 đên ngày 10/12/2008 STT Ngày Nợ TK 3331 … … Cộng ps có … … … ... … … … 10/12/08 3.127.000.000 … … 3.127.000.000 … … … … … … Cộng … … … … Đã ghi sổ cái, ngày 10 tháng 12 năm 2008 Lập ngày 10 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu 2.18: Sổ chi tiết tài khoản – TK 112108 TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Mẫu S38-DN 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 112108 – Tiền gửi Việt Nam-NH ĐT&PT TN Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 Số dư nợ đầu kỳ: 20.589.010.000 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 15/12/08 GBN 21/12 CTGTTN – Cty Gang thép TN Thanh toán tiền hàng 3312 13.812.700.000 … … … … … … … 21/12/08 UNT 12/12 CTCPKKBT – Cty CP Kim khí Bắc Thái Thu hồi khoản đã trả hộ tiền hàng cho Cty Kim khí Bắc Thái 136203 TK 136203 – Phải thu nội bộ - Kim khí Bắc Thái 9.158.168.000 … … … … … … … Tổng phát sinh nợ: 11.601.694.000 Tổng phát sinh có: 13.846.430.000 Số dư nợ cuối kỳ: 18.344.274.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Mẫu 2.19: Sổ chi tiết tài khoản – TK 112117 TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Mẫu S38-DN 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 112117 – Tiền gửi Việt Nam-Kho bạc nhà nước Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 Số dư nợ đầu kỳ: 10.384.320.000 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 10/12/08 GBN 14/12 KBNN – Kho bạc nhà nước Nộp thuế GTGT cho hàng bán trong quý III-2008 3331 3.127.000.000 ... … … … … … … Tổng phát sinh nợ: 9.361.572.000 Tổng phát sinh có: 8.157.982.000 Số dư nợ cuối kỳ: 11.587.910.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên) Mẫu 2.20 Sổ chi tiết tài khoản – TK 1121 TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Mẫu S38-DN 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 1121– Tiền gửi Việt Nam Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 Số dư nợ đầu kỳ: 100.579.483.000 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 10/12/08 GBN 14/12 KBNN – Kho bạc nhà nước Nộp thuế GTGT cho hàng bán trong quý III-2008 3331 3.127.000.000 … … … … … … … 12/12/08 GBN 17/12 NHCTVN – NH Công thương VN Thanh toán nghiệp vụ mua ngoại tệ của NH Công thương VN 112232 17.307.715 … … … … … … … 15/12/08 GBN 21/12 CTGTTN – Cty Gang thép TN Thanh toán tiền hàng 3312 13.812.700.000 … … … … … … … 21/12/08 UNT 12/12 CTCPKKBT – Cty CP Kim khí Bắc Thái Thu hồi khoản đã trả hộ tiền hàng cho Cty Kim khí Bắc Thái 136203 9.158.168.000 … … … … … … … Tổng phát sinh nợ: 97.256.577.600 Tổng phát sinh có: 96.093.539.600 Số dư nợ cuối kỳ: 101.742.521.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên) 2.3.3 Hạch toán chi tiết tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ Tổng công ty Thép Việt Nam là tổng công ty đi đầu trong ngành thép Việt Nam, bởi vậy, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, Tổng công ty còn mở rộng thị trường ra nước ngoài. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoạt động xuất nhập khẩu cũng chiếm một vai trò quan trọng giúp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, với vai trò là công ty mẹ, Tổng công ty còn thực hiện nhiều hoạt động đầu tư, trong đó nhiều dự án đầu tư sử dụng ngoại tệ để giao dịch. Đối với những nghiệp vụ thanh toán đó, Tổng công ty chủ yếu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như mở L/C, séc bảo chi, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,… Các nghiệp vụ thanh toán này sử dụng ngoại tệ để thanh toán. Các ngoại tệ mà Tổng công ty sử dụng là đồng Đô-la Mỹ, đồng Yên Nhật, đồng EURO và đồng Nhân dân tệ. Để hạch toán chi tiết tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ, Tổng công ty áp dụng tỷ giá hạch toán. Cuối tháng, căn cứ vào tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố để đánh giá lại giá trị ngoại tệ nắm giữ thông qua tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, Tổng công ty còn sử dụng tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại để theo dõi ngoại tệ đang nắm giữ theo nguyên tệ. Định kỳ 3 ngày/lần, kế toán ngân hàng lập báo cáo diễn biến tỷ giá ngoại tệ cho Kế toán trưởng và Giám đốc Tổng công ty để phục vụ cho công tác quản lý. Đến cuối tháng, kế toán ngân hàng xem xét và đối chiếu số liệu ghi sổ và số liệu trên các giấy tờ của ngân hàng (sổ phụ ngân hàng, giấy báo số dư của khách hàng…) để kiểm tra khoản mục tiền gửi ngân hàng của Tổng công ty. Ví dụ 6: Ngày 12/12/2008, Tổng công ty mua 3,700$ của ngân hàng Công thương Việt Nam để trả nợ vay ngoại tệ cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản VNĐ của Tổng công ty tại ngân hàng công thương Việt Nam. Ngày 9/12/2008, Kế toán ngân hàng viết giấy đề nghị mua ngoại tệ gửi cho ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 12/12/2008, ngân hàng đồng ý bán ngoại tệ và gửi Giấy báo Có đến Tổng công ty, tỷ giá trong ngày là 16.985 VNĐ/USD. Kế toán ngân hàng kiểm tra nội dung và số liệu đúng với giấy đề nghị mua ngoại tệ đã gửi cho ngân hàng, sau đó nhập các dữ liệu theo chứng từ đã nhận từ ngân hàng, máy tính sẽ tự động nhập các dữ liệu vào Bảng kê số 2 – ghi nợ TK 11232 và sổ chi tiết tài khoản 11232. Tỷ giá hạch toán tại Tổng công ty là 16.500 VNĐ/USD. Mẫu 2.21: Giấy đề nghị mua ngoại tệ Ngân hàng công thương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA NGOẠI TỆ Kính gửi: Ngân hàng Công thương Việt Nam Công ty chúng tôi: Tổng công ty Thép Việt Nam Địa chỉ: 91, Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội Cần đăng ký mua ngoại tệ ngày 12/12/2008 Với nội dung như sau: - Số lượng 1,019$. Bằng chữ: Một nghìn không trăm mười chín đôla Mỹ. - Mục đích sử dụng: trả nợ vay ngoại tệ cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Tài khoản tiền gửi ngoại tệ của chúng tôi số 0120005564/25-USD Mở tại ngân hàng Công thương Việt Nam. - Tài khoản tiền gửi VNĐ của chúng tôi số 1350200040/25-VNĐ Mở tại ngân hàng Công thương Việt Nam. - Phương thức thanh toán: trích tài khoản tiền gửi VNĐ mở tại ngân hàng Công thương Việt Nam Công ty chúng tôi đã có đủ tiền VNĐ để thanh toán lượng ngoại tệ nói trên, đồng thời cam kết sử dụng số ngoại tệ do quý ngân hàng bán theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước. Nếu vi phạm, chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngày 9 tháng 12 năm 2008 Duyệt của ngân hàng Công thương VN Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu 2.22: Giấy báo có Ngân hàng Công thương Việt Nam GIẤY BÁO CÓ Số: 23/12 Ngày: 12/12/2008 Tài khoản: 1350200040/25-VNĐ Tiền gửi thanh toán VNĐ – Tổng công ty Thép Việt Nam / Tiền gửi không kỳ hạn. Số tiền: 17.307.715 VNĐ Nội dung: Trả nợ vay ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. (tỷ giá ngoại tệ: 16.985) Số tiền: 1,019 USD Bằng chữ: Một nghìn không trăm mười chín đôla Mỹ. Người lập phiếu Kiểm soát Máy tính tự động cập nhật vào Bảng kê số 2 – ghi Nợ TK 11232 như sau: Mẫu 2.23: Bảng kê số 2 – Ghi nợ TK 11232 TỔNG CÔNG TY THÉP Mẫu S04b2-DN VIỆT NAM (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 2 Ghi nợ TK 11232 – Tiền gửi ngoại tệ-NH Công thương VN Từ ngày 12/12/2008 đên ngày 12/12/2008 Số dư đầu tháng:… STT Ngày Có TK 112112 … Cộng ps nợ Dư cuối ngày … … … ... … … … 12/12/08 17.307.715 … 17.307.715 17.307.715 … … … … … … Cộng … … … … Số dư cuối tháng:… Đã ghi sổ cái, ngày 12 tháng 12 năm 2008 Lập ngày 12 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời dữ liệu cũng được máy tính tự động cập nhật vào Nhật ký chứng từ số 2 – ghi Có TK 112112 – Tiền gửi Việt Nam-NH Công thương VN. Mẫu 2.24: Nhật ký chứng từ số 2 – Ghi có TK 112112 TỔNG CÔNG TY THÉP Mẫu S04a2-DN VIỆT NAM (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi có TK 112112 – Tiền gửi Việt Nam-NH Công thương VN Từ ngày 12/12/2008 đên ngày 12/12/2008 STT Ngày Nợ TK 11232 … … Cộng ps có … … … ... … … … 12/12/08 17.307.715 … … 17.307.715 … … … … … … Cộng … … … … Đã ghi sổ cái, ngày 12 tháng 12 năm 2008 Lập ngày 12 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời kế toán ngân hàng theo dõi số ngoại tệ nắm giữ thông qua bút toán: Nợ TK 007 (USD): 1,019 Cuối kỳ, kế toán ngân hàng dựa vào sổ phụ ngân hàng và giấy báo số dư của khách hàng do ngân hàng Công thương Việt Nam để đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ. Ngân hàng Công thương Việt Nam gửi giấy báo số dư ngày 31/12/2008 của Tổng công ty. Số ngoại tệ đang có tại Ngân hàng được kế toán ngân hàng đánh giá lại như sau: Mẫu 2.25: Đánh giá lại các khoản tiền gửi ngoại tệ tại NH Công thương Việt Nam Số tiền Tỷ giá bq liên NH Dư VNĐ Đánh giá lại Chênh lệch TGHĐ Dư USD 21,530 16.977 355.245.000 365.514.810 10.269.810 Cộng - - 355.245.000 365.514.810 10.269.810 Đánh giá lại tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Công thương Việt Nam của Tổng công ty tháng 12/2008 theo bút toán: Nợ TK 11232: 10.269.810 Có TK 4131: 10.269.810 Mẫu 2.26: Sổ chi tiết tài khoản – TK 11232 TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Mẫu S38-DN 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 11232 – Tiền gửi ngoại tệ USD – NH Công thương VN Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 Số dư nợ đầu kỳ: 17.455.264.164 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 7/12/08 8/12/08 - UNC 13/12 - GBN 21/12 NHCTVN – NH Công thương VN Thanh toán số tiền hàng còn nợ với công ty AST STEEL 3311 59.551.680 … … … … … … … 12/12/08 GBC 23/12 NHCTVN – NH Công thương VN Mua ngoại tệ để trả nợ vay ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương VN 112112 17.307.715 … … … … … … … 31/12/08 Đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ 4131 10.269.810 Tổng phát sinh nợ: 5.487.694.879 Tổng phát sinh có: 7.684.610.849 Số dư nợ cuối kỳ: 15.258.348.194 Ngày 31 .tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Ví dụ 7: Dựa vào sổ phụ ngân hàng và giấy báo số dư khách hàng ngày 31/12/2008 của các ngân hàng gửi cho Tổng công ty, kế toán ngân hàng tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ cho các khoản tiền gửi ngoại tệ. Mẫu 2.27: Đánh giá lại các khoản tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng Số tiền Tỷ giá bq liên NH Dư VNĐ Đánh giá lại Chênh lệch TGHĐ Dư USD 2.742.240 16.977 45.246.960.000 46.555.008.480 1.308.048.480 Dư EURO 974.579 24.291 23.389.896.000 23.673.498.489 283.602.489 Dư JPY 83.149.430 187,8 16.629.886.000 15.615.462.954 (1.014.423.046) Dư CNY 5.643.223 2.497 14.108.057.500 14.091.127.831 (16.929.669) Cộng 99.374.799.500 99.935.097.754 560.298.254 Đánh giá lại tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng của Tổng công ty tháng 12/2008 theo bút toán: Nợ TK 1122: 560.298.254 Có TK 4131: 560.298.254 Sau khi nhập bút toán điều chỉnh, máy tính sẽ tự động cập nhật dữ liệu vào Bảng kế số 2 Sổ chi tiết tài khoản 1122. Mẫu 2.28: Bảng kê số 2 – Ghi nợ TK 1122 TỔNG CÔNG TY THÉP Mẫu S04b2-DN VIỆT NAM (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 2 Ghi nợ TK 1122 – Tiền gửi ngoại tệ Từ ngày 31/12/2008 đên ngày 31/12/2008 Số dư đầu tháng:… STT Ngày Có TK 4131 … Cộng ps nợ Dư cuối ngày … … … ... … … … 31/12/08 560.298.254 … 560.298.254 560.298.254 Cộng … … … … Số dư cuối tháng:… Đã ghi sổ cái, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG Mẫu 2.29: Sổ chi tiết tài khoản – TK 1122 TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Mẫu S38-DN 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 1122 – Tiền gửi ngoại tệ Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 Số dư nợ đầu kỳ: 104.259.576.141 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 7/12/08 8/12/08 - UNC 13/12 - GBN 21/12 NHCTVN – NH Công thương VN Thanh toán số tiền hàng còn nợ với công ty AST STEEL 3311 59.551.680 … … … … … … … 12/12/08 GBC 23/12 NHCTVN – NH Công thương VN Mua ngoại tệ để trả nợ vay ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương VN 112112 17.307.715 … … … … … … … 26/12/08 GBC 31/12 NH INDOVINA Hà Nội Công ty MACTS ứng trước tiền hàng 131 2.969.214.000 … … … … … … … 31/12/08 Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ 4131 560.298.254 Tổng phát sinh nợ : 134.156.463.147 Tổng phát sinh có : 138.480.941.534 Số dư nợ cuối kỳ : 99.935.097.754 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên) 2.3.4 Hạch toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng Tiền gửi ngân hàng là khoản mục vốn lưu động quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Mọi nghiệp vụ phát sinh tăng (giảm) tiền gửi ngân hàng phải được kế toán theo dõi kịp thời và chính xác. Tương tự các nghiệp vụ về tiền mặt tại quỹ, kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng cũng được máy tính tự động cập nhật từ các chứng từ trên máy được nhập lúc phát sinh nghiệp vụ để vào các sổ tổng hợp. Ngoài ra đến cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh liên quan đến vốn bằng tiền là đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ. Căn cứ vào tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố để đánh giá lại giá trị ngoại tệ nắm giữ thông qua tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá. Nếu lỗ về ngoại tệ, kế toán hạch toán vào chi phí tài chính (tài khoản 635), nếu lãi về ngoại tệ, kế toán hạch toán vào doanh thu tài chính (tài khoản 515). Với phần mềm kế toán máy sử dụng, các dữ liệu đã được cập nhật sau mỗi nghiệp vụ đến cuối kỳ được tự động tổng hợp để tạo ra sổ cái tài khoản 112 phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị phù hợp. Sổ cái tài khoản 112 của Tổng công ty vào ngày 31/12/2008 như sau: Mẫu 2.30: Sổ cái tài khoản 112 TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Mẫu S05-DN 91 Láng Hạ, Q.Đống Đa, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Số dư đầu năm Nợ Có 283.197.187.168 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 112 Năm 2008 Đơn vị: VNĐ TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 … … Tháng 11 Tháng 12 … … … … … … … 112112 … … … … … 17.307.715 … … … … … … … 136203 … … … … … 9.158.168.000 … … … … … … … 131 … ... … … … 2.969.214.000 … … … … … … … 4131 ... … … … … 560.298.254 Cộng ps nợ … … ... … … 479.157.389.187 Cộng ps có … … … … … 496.290.212.686 Dư nợ cuối tháng … … … … 314.257.189.146 297.124.365.647 Dư có cuối tháng Ngày 31 tháng 12 năm 2008 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG Như vây, số dư tiền gửi tại các ngân hàng của Tổng công ty Thép Việt Nam là 297.124.365.647. Số dư này bằng đúng số dư trên tài khoản tìền gửi tại các ngân hàng mà Tổng công ty mở tài khoản. 2.4 Kế toán tiền đang chuyển Tiền đang chuyển thuộc vốn lưu động của Tổng công ty, phát sinh khi Tổng công ty nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước, gửi vào tài khoản ngân hàng hay số tiền mà Tổng công ty đã làm thủ tục chuyển từ tài khoản tiền gửi của mình cho các đơn vị, cá nhân thụ hưởng nhưng tạm thời chưa nhận được giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng. Khi đó, kế toán ngân hàng sẽ theo dõi và định khoản vào tài khoản 113 – “Tiền đang chuyển”. Khoản tiền đang chuyển của Tổng công ty được theo dõi theo loại tiền. Để quản lý các khoản tiền đang chuyển, Tổng công ty theo dõi trên 2 tài khoản chi tiết: TK 1131 – Tiền đang chuyển VNĐ và TK 1132 – Tìền đang chuyển ngoại tệ. Khi nhận được giấy báo của ngân hàng, kho bạc, kế toán ngân hàng tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc ở mỗi nghiệp vụ cụ thể, sau đó ghi giảm khoản tiền đang chuyển tương ứng. Nếu có bất kỳ sự sai sót nào, kế toán phải thông báo ngay cho Kế toán trưởng và ngân hàng có liên quan để kịp thời xử lý. Chương 3 - Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 3.1 Đánh giá về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Thép Việt Nam. 3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kế toán được trôi chảy và mang lại hiệu quả cao trong công việc đều phải biết tổ chức sắp xếp bộ máy kế toán một cách khoa học và hợp lý. Điều này sẽ giúp cho công tác kế toán các phần hành được nhịp nhàng, tránh sự chồng chéo hoặc thiếu sót khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sự phối hợp nhịp nhàng này giữa các phần hành kế toán một mặt giúp cho công tác kế toán phản ánh được nhanh chóng, chính xác giúp cho ban quản trị có cơ sở kịp thời, chắc chắn để ra các quyết định quản trị phù hợp, mặt khác còn tạo tâm lý thoải mái cho các kế toán viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình, giúp nâng cao hiệu quả công việc, đặc biệt là với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều như ở Tổng công ty Thép Việt Nam. Ưu điểm: Tại Tổng công ty, việc phân công tổ chức công tác kế toán khá hoàn chỉnh, luôn không ngừng bố trí, phân công nhân viên kế toán hiệu quả, đảm bảo công tác kế toán thuận lợi và hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán. Việc phân công các phần hành kế toán cho mỗi chuyên viên kế toán đảm bảo các nguyên tắc trong quản lý là nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm, thể hiện ở kế toán tiền mặt và thủ quỹ là do 2 người đảm nhiệm; Kế toán trưởng hoặc Phó trưởng phòng kế toán tài chính (có một số nghiệp vụ trong giới hạn quyền hạn) là người phê duyệt nghiệp vụ thu, chi không đồng thời là kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng hay thủ quỹ; kế toán tiền mặt đồng thời là kế toán các nghiệp vụ tạm ứng là hợp lý vì các nghiệp vụ tạm ứng thường sử dụng phần lớn là tiền mặt... Mặt khác, mối quan hệ giữa các phần hành kế toán theo dạng trực tuyến và có sự đối chiếu ngang giữa các phần hành nên làm tăng sự chính xác và minh bạch trong các thông tin kế toán của Tổng công ty. Do Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, lại là một Tổng công ty nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô nên hoạt động đầu tư khá lớn, việc tách kế toán hoạt động đầu tư ra khỏi kế toán các hoạt động thường xuyên để tạo thành 2 mảng chính là hợp lý. Nhược điểm: Tuy nhiên, sự phân công các phần hành cụ thể cho mỗi chuyên viên kế toán có một số điểm chưa hợp lý. Thứ nhất, chuyên viên kế toán tổng hợp văn phòng trụ sở chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán Trụ sở chính công ty mẹ, trong khi kế toán tổng hợp định kỳ (quý, năm) cũng phải lập báo cáo tài chính công ty mẹ. Như vậy, điều này đã tạo nên sự phân công làm hai bước để lập báo cáo tài chính công ty mẹ cho 2 chuyên viên kế toán khác nhau, thể hiện sự chưa hợp lý trong việc sử dụng nguồn lực. Thứ hai, kế toán tiền mặt và kế toán ngân hàng được theo dõi ở hai chuyên viên kế toán khác nhau, trong khi đó, cả kế toán tiền mặt và kế toán ngân hàng đều phải theo dõi về mặt vật chất của tiền là như nhau (tiền VNĐ, tiền có gốc ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý). Bởi vậy, khi muốn theo dõi chi tiết một loại tiền nào đó, cần phải có sự tổng hợp của cả hai chuyên viên kế toán. Điều này là không cần thiết và gây ra sự cắt đoạn trong quản lý vốn. 3.1.2 Về tổ chức kế toán vốn bằng tiền 3.1.2.1 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ Nhìn chung, hệ thống chứng từ tại Tổng công ty Thép Việt Nam hiện nay đã được xây dựng một cách có hệ thống và khoa học, đảm bảo đầy đủ các chứng từ theo quy định của Bộ tài chính (tuân theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006). Các biểu mẫu chứng từ cũng được quy chuẩn theo các quy định do Bộ tài chính ban hành cũng như theo các văn bản pháp luật khác. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền, hệ thống chứng từ mà Tổng công ty đang sử dụng có thể đảm bảo phản ánh và minh chứng được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nghiệp vụ thu, chi, tạm ứng, kiểm kê quỹ… Ngoài ra, Tổng công ty còn thiết kế những quy tắc và cách thức lưu chuyển chứng từ hợp lý, khoa học và tiết kiệm được nguồn lực (thời gian, con người), góp phần xử lý nhanh các thông tin tài chính kế toán, từ đó thông tin kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trạng thái và sự biến động của vốn bằng tiền tại Tổng công ty. Điều này đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và hoạch định các chiến lược kinh doanh, bởi nếu việc luân chuyển chứng từ gặp trục trặc, các thông tin tài chính kế toán không thể được phản ánh và thông báo kịp thời cho Ban giám đốc thì không đảm bảo các quyết định được chính xác, nhất là khi vốn bằng tiền là loại tài sản liên quan đến khả năng thanh toán, chi trả các khoản vốn vay của Tổng công ty. 3.1.2.2 Về hệ thống tài khoản kế toán Để hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền, Tổng công ty đã tự thiết kế cho mình một hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chi tiết, đảm bảo thể hiện được nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với hệ thống tài khoản được thiết kế một cách chi tiết: theo loại tiền (tiền Việt Nam Đồng, tiền ngoại tệ), theo nơi cất trữ tiền (tại quỹ hay chi tiết các ngân hàng mà Tổng công ty mở tài khoản tiền gửi), theo trạng thái vật chất biểu hiện của tiền (tiền mặt, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)…, Tổng công ty có thể theo dõi, quản lý và lập kế hoạch sử dụng vốn bằng tiền một cách dễ dàng và khoa học theo từng loại tiền riêng biệt. Qua đó, các chỉ tiêu vốn bằng tiền sẽ được ghi chép, phản ánh đầy đủ, đúng đắn theo từng nguồn hình thành và phát sinh. Hiện nay Tổng công ty đang ngày càng mở rộng thị trường không chỉ là thị trường nội địa mà ra cả thị trường quốc tế, cũng như tìm kiếm các đối tác kinh doanh nước ngoài nhằm tận dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới nên các giao dịch có sử dụng đến đồng ngoại tệ trở nên thường xuyên hơn. Các ngoại tệ được sử dụng chủ yếu là USD, EURO, đồng Yên Nhật và đồng Nhân dân tệ. Với việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ như vậy nên Tổng công ty sử dụng tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại, chi tiết loại ngoại tệ nhằm theo dõi và quản lý hiệu quả tình hình sử dụng ngoại tệ tại Tổng công ty. Mặt khác,do tỷ giá ngoại tệ luôn biến động liên tục nên để phản ánh chính xác giá trị tài sản hiện có Tổng công ty sử dụng tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái để đánh giá lại tài sản có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính hay trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này là hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực kế toán ban hành. 3.1.2.3 Về hệ thống sổ kế toán Ưu điểm: Để theo dõi, quản lý và tổng hợp các thông tin kế toán tài chính có liên quan đến vốn bằng tiền, Tổng công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống sổ sách kế toán tương đối đầy đủ, từ các sổ chi tiết đến tổng hợp, đáp ứng được thông tin nhanh chóng, kịp thời để Ban quản trị Tổng công ty nắm bắt và ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp. Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán FAST, khối lượng công tác kế toán đã giảm đi đáng kể (do tất cả các dữ liệu đều được máy tính tự động cập nhật và xử lý), giảm bớt gánh nặng công việc cho các kế toán viên, đồng thời lên sổ và lập các báo cáo tài chính trong kỳ được chính xác và kịp thời theo nhu cầu quản lý của Tổng công ty. Nhược điểm: Hiện tại Tổng công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký Chứng từ. Tuy nhiên, cũng nhận ra rằng việc áp dụng hình thức ghi sổ này là chưa phù hợp. Mặc dù tại Tổng công ty khối lượng công tác kế toán nhiều, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ tay nghề cao nhưng hình thức này phù hợp hơn với những doanh nghiệp chủ yếu kế toán bằng lao động thủ công. Hình thức ghi sổ này sẽ khó vận dụng máy tính vào hạch toán, gây khó khăn trong công tác kiểm tra và quản lý số liệu kế toán. Trong khi đó, hiện nay Tổng công ty đã áp dụng phần mềm kế toán máy trong công tác kế toán để xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, do đó hình thức ghi sổ này tỏ ra không còn phù hợp. 3.1.2.4 Báo cáo kế toán tổng hợp Các báo cáo kế toán tổng hợp được chuyên viên kế toán tổng hợp lập theo định kỳ (quý, 6 tháng, năm) đầy đủ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm Bảng cân đối kế toán (Mẫu số 01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 03-DN) và Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09-DN). Ngoài ra theo quy định, vào cuối năm tài chính, Tổng công ty còn phải lập các báo cáo tài chính hợp nhất, đó là Bảng cân đối kế toán (Mẫu số 01-DN/HN), Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số 02-DN/HN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 03-DN/HN), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09-DN/HN) hợp nhất các khoản mục trên các báo cáo tài chính của toàn hệ thống công ty mẹ, công ty con trình Thủ tướng Chính phủ. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Tổng công ty lập theo phương pháp gián tiếp. Điều này là phù hợp với thực tiễn quản lý và công tác lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 03-DN/HN) cuối kỳ, do báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 03-DN/HN) theo quy định phải được lập theo phương pháp gián tiếp. 3.1.2.5 Kế toán ngoại tệ Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Tổng công ty, sự hợp tác và mở rộng quan hệ kinh tế ra nước ngoài, các khoản ngoại tệ cũng được sử dụng nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng ngoại tệ cũng phải được quan tâm hơn để phản ánh đúng thực tế vốn bằng tiền của Tổng công ty, tạo điều kiện cho việc hoạch định các kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Ưu điểm: Tại Tổng công ty, Kế toán hạch toán ngoại tệ chính xác và đúng chế độ về các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được xác định vào cuối kỳ. Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái đươc hạch toán vào tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính; còn các khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán vào tài khoản 635 – Chi phí tài chính. Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả, kế toán theo dõi theo từng loại ngoại tệ mà Tổng công ty sử dụng thông qua các tài khoản như TK 007 – Ngoại tệ các loại, chi tiết theo từng loại gốc ngoại tệ để theo dõi tình hình biến động tăng giảm và còn lại của ngoại tệ theo nguyên tệ, TK 1122 – tiền gửi ngoại tệ, chi tiết theo gốc ngoại tệ và nơi ngoại tệ được gửi… Ngoài ra, để quản lý ngoại tệ, kế toán ngân hàng và kế toán tiền mặt cũng như thủ quỹ phải liên tục liên hệ với các ngân hàng hay kiểm kê, theo dõi số liệu trên sổ sách có trùng khớp với thực tế không. Nhược điểm: Hiện tại, Tổng công ty đang áp dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán chi tiết tiền có gốc ngoại tệ. Việc sử dụng giá hạch toán có thể làm giảm khối lượng công tác kế toán nhưng lại làm cho việc tính giá ngoại tệ xuất ra không chính xác. Đối với việc sử dụng kế toán máy, việc tính giá xuất ngoại tệ không còn là công việc vất vả như khi làm kế toán thủ công dù cho tần suất xuất ngoại tệ có lớn như thế nào đi chăng nữa. Bởi vậy, phưong pháp này sẽ làm cho các thông tin về tiền trở nên sai lệch, làm ảnh hưởng đến các quyết định về sản xuất kinh doanh của Ban quản trị. 3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán vồn bằng tiền tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Mặc dù có thể nói hiện nay hệ thống kế toán tại Tổng công ty là khá hoàn chỉnh, đặc biệt là kế toán vốn bằng tiền, nhưng vẫn mắc phải một số hạn chế như trên đã phân tích. Bởi vậy, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Về tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán Trụ sở chính công ty mẹ đồng thời lập báo cáo tài chính định kỳ cho công ty mẹ và toàn hệ thống công ty mẹ, công ty con mà không tách biệt việc tổng hợp báo cáo quyết toán trụ sở chính công ty mẹ và lập báo cáo tài chính như hiện nay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho kế toán tổng hợp chủ động trong việc tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính cho Tổng công ty cũng như có thể tận dụng được nguồn lực về con người trong phòng, đồng thời lại có thể phân định rõ trách nhiệm đối với mỗi nhân viên trong việc thực hiện công tác kế toán của mình. Bên cạnh đó, một hạn chế thứ hai đã phân tích ở trên đó là phải mất đến hai chuyên viên kế toán để theo dõi các khoản mục vốn bằng tiền (chuyên viên kế toán ngân hàng và chuyên viên kế toán tiền mặt). Đây là sự lãng phí trong quản lý nhân lực kế toán. Do đó, kế toán ngân hàng nên đảm nhận công việc của kế toán tiền mặt, bởi hiện nay, với việc sử dụng phần mềm kế toán máy, khối lượng công việc của các kế toán viên không còn quá lớn như khi làm kế toán thủ công như trước đây, mà số liệu trên các sổ sách báo cáo được tạo ra vẫn đảm bảo độ chính xác cao theo các số liệu được nhập vào máy tính tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc kết hợp này còn giúp cho kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng có thể theo dõi chi tiết các khoản mục tiền theo dạng vật chất mà nó hiện hữu. Đồng thời theo dõi tổng hợp vốn bằng tiền, tình hình biến động tăng, giảm tiền của Tổng công ty, từ đó đưa ra được cái nhìn khái quát hơn trong công tác quản lý vốn bằng tiền – một loại tài sản cực kỳ quan trọng không chỉ đối với Tổng công ty Thép Việt Nam mà còn đối với bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Về hệ thống sổ kế toán: Do Tổng công ty đã áp dụng kế toán máy để phục vụ cho công tác hạch toán nên việc áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký – Chứng từ không còn cần thiết và phù hợp như trước đây, khi Tổng công ty còn sử dụng kế toán thủ công. Để thuận tiện và dễ dàng hơn trong công tác kế toán của các kế toán viên, Tổng công ty nên chuyển sang hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Với hình thức ghi sổ này, kế toán có thể dễ dàng đối chiếu, kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, qua đó có thể phát hiện sai sót nhanh chóng và kịp thời sửa chữa, tránh làm ảnh hưởng đến những thông tin tài chính cung cấp cho các đối tượng có liên quan. Về kế toán vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ: Việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán đã trực tiếp làm giảm đi rất nhiều khối lượng công tác kế toán của mỗi kế toán viên nói chung và kế toán viên theo dõi vốn bằng tiền nói riêng, đặc biệt là trong việc tính giá xuất của ngoại tệ mà Tổng công ty đang nắm giữ. Mặt khác, yêu cầu về thông tin vốn bằng tiền ngày càng phải chính xác để có thể đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Vì vậy, để tăng độ chính xác trong việc xác định giá trị của các ngoại tệ, Tổng công ty nên áp dụng tỷ giá thực tế hiện hành để tính giá xuất cho các ngoại tệ nắm giữ. Với việc áp dụng phương pháp này, tại thời điểm đầu ngày, khi chưa cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ thực hiện điều chỉnh tỷ giá ngày hôm đó theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Phát sinh chênh lệch đầu ngày được kế toán hạch toán vào tài khoản 515 hoặc tài khoản 635 tùy theo lãi về ngoại tệ hay lỗ về ngoại tệ. Trong ngày sẽ không phát sinh các chênh lệch ngoại tệ nữa. KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt, doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo thu nhận được những thông tin tài chính kịp thời, chính xác. Kế toán có chức năng đảm bảo điều đó, đặc biệt là khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vốn bằng tiền không chỉ đảm bảo nhu cầu mua sắm, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong doanh nghiệp, vốn bằng tiền vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu hoạt động kinh doanh. Vì vậy, kế toán vốn bằng tiền mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam cho thấy vốn bằng tiền đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong các mối quan hệ kinh tế với các đối tác kinh doanh, với Nhà nước, với các đơn vị thành viên và các thành phần kinh tế khác. Để đảm bảo chất lượng các thông tin đáp ứng được nhu cầu quản lý của ban quản trị cũng như các đối tượng quan tâm khác, kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa trong công tác tổ chức và hạch toán. Vì vậy, em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức và hạch toán kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Với việc đi sâu nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền của Tổng công ty, qua đó đã rút ra được những ưu, nhược điểm trong công tác tổ chức cũng như hạch toán, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty. Do thời gian nghiên cứu hạn chế và trình độ còn hạn hẹp nên báo cáo chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp của TS. Phạm Thị Thủy cũng như chú Kế toán trưởng và các anh chị công tác tại phòng Tài chính kế toán Tổng công ty Thép Việt Nam để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Hà Nội, Ngày tháng năm 2009 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, Ngày tháng năm 2009 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) Danh mục tài liệu tham khảo PGS.TS. Đặng Thị Loan (2006), “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. TS. Bùi Văn Dương (2007), “Hướng dẫn thực hành ghi chép tài khoản kế toán và sơ đồ kế toán doanh nghiệp”, NXB Thống kê. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2005), “Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính”, NXB Tài chính. Bộ tài chính (2006), “Cẩm nang pháp luật về tài chính, thuế, hải quan, xây dựng, đất đai dành cho doanh nghiệp” (tập 1), NXB Tài chính. Bộ Tài chính (2007), “Chế độ kế toán doanh nghiệp” (quyển 2), NXB Lao động xã hội. Tạp chí kế toán Bộ Tài chính (2007), “Hệ Thống Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam - Mẫu các hợp đồng theo quy định của pháp luật”, NXB Tài chính. Websise: www.vnsteel.vn Websise: www.mof.gov.vn Websise: www.webketoan.vn Websise: www.danketoan.com Websise: www.lawsoft.com Phụ lục: Phụ lục 1: Hệ thống các đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty Thép Việt Nam Phụ lục 2: Danh mục sản phẩm Phụ lục 3: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2005. Phụ lục 4: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2006. Phụ lục 5: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2007. Phụ lục 6: Danh sách cán bộ chủ chốt trong Tổng công ty Thép Việt Nam. Phụ lục 1: Hệ thống các đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty Thép Việt Nam CÔNG TY CON 1. Công ty Gang thép Thái Nguyên 2. Công ty CP Kim khí Hà Nội 3. Công ty CP Kim khí Miền Trung 4. Công ty CP Kim khí TP HCM 5. Công ty CP Kim khí Bắc Thái 6. Công ty CP Thép Đà Nẵng 7. Công ty CP Thép Biên Hoà 8. Công ty CP Thép Thủ Đức 9. Công ty CP Thép Nhà Bè 10. Công ty CP Thép Tân Thuận 11. Công ty CP Tư vấn thiết kế Luyện kim 12. Công ty CP Bóng đá TMN-CSG 13. Công ty Vật liệu Nam Ưng 14. Viện luyện kim đen 15. Trường CĐ nghề CĐLK ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 1. Công ty thép tấm lá Phú Mỹ 2. Công ty thép Miền Nam 3. Trung tâm Hợp tác Lao động với nước ngoài 4. Khách sạn Phương Nam 5. Chi nhánh Miền trung 6. Chi nhánh Miền Tây 7. Chi nhánh Thành phố HCM CÔNG TY LIÊN KẾT 1. Công ty CP CĐLK Thái Nguyên 2. Công ty cổ phần Trúc Thôn 3. Công ty CP lưới thép Bình Tây 4. Công ty CP đầu tư và XD miền Nam 5. Công ty liên doanh thép VPS 6. Công ty liên doanh thép Vinausteel 7. Công ty liên doanh VinaKyoei 8. Công ty liên doanh NatsteelVina 9. Công ty lien doanh Vinapipe 10. Công ty liên doanh trung tâm TM IBC 11. Công ty liên doanh cảng Quốc tế Thị Vải 12. Công ty liên doanh Posvina 13. Công ty liên doanh Nipponvina 14. Công ty liên doanh Tôn Phương Nam 15. Công ty liên doanh Vingal 16. Công ty liên doanh Thép Sài Gòn 17. Công ty liên doanh Thép Tây Đô 18. Công ty liên doanh cơ khí Việt Nhật 19. Công ty CP Bảo hiểm PJICO 20. Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung 21. Công ty CP Cơ khí Luyện kim Phụ lục 2: Danh mục sản phẩm - Bán thành phẩm: + Sản phẩm Ferror + Sản phẩm gang - Sản phẩm gia công kim khí: + Trục cán vòng bi - Sản phẩm sau cán: + Đinh ốc vít + Sản phẩm lưới rào + Dây thép mạ kẽm - Sản phẩm tôn: + Tôn dập sóng + Tôn mạ kẽm + Tôn mạ màu - Thép cây cuộn xây dựng: + Thép cây tròn trơn + Thép cây vằn + Thép cuộn - Thép hình, thép ống: + Thép chữ C + Thép chữ I + Thép góc + Thép ống - Thép tấm lá Phụ lục 3: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2005 Chỉ tiêu Mã sô 2005 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 13.120.325.040.905 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 11.666.874.969 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 13.108.658.165.936 4 Giá vốn hàng bán 11 12.507.962.812.972 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 600.695.352.964 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 160.460.299.200 7. Chi phí tài chính 22 339.115.875.770 _'Trong đó chi phí lãi vay 23 294.833.320.755 8.Chi phí bán hàng 24 129.900.610.941 9. Chi phí QLDN 25 310.166.789.999 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (18.027.624.546) 11. Thu nhập khác 31 72.962.664.755 12. Chi phí khác 32 6.976.291.899 13. Lợi nhuận khác 40 65.986.372.856 Lợi nhuận thuần trong công ty liên kết 50 6.564.623.971 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 60 54.523.372.281 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 61 17.153.479.339 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 62 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 70 37.369.892.942 17.1. Lợi ích của cổ đông thiểu số (693.977.625) 17.2. Lợi ích của cổ đông của công ty mẹ 38.063.870.567 Đơn vị: VNĐ Phụ lục 4: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2006 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã sô 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 14.256.101.769.429 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 12.141.822.279 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 14.243.959.947.150 4 Giá vốn hàng bán 11 13.450.314.209.621 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 793.645.737.529 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 73.272.210.666 7. Chi phí tài chính 22 508.840.788.466 _'Trong đó chi phí lãi vay 23 467.794.372.751 8.Chi phí bán hàng 24 140.794.109.416 9. Chi phí QLDN 25 327.989.681.510 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (110.706.631.197) 11. Thu nhập khác 31 57.448.644.682 12. Chi phí khác 32 11.744.897.918 13. Lợi nhuận khác 40 45.703.746.764 Lợi nhuận thuần trong công ty liên kết 50 137.121.258.755 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 60 72.118.374.322 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 61 11.981.087.780 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 62 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 70 60.137.286.542 17.1. Lợi ích của cổ đông thiểu số 8.147.390.789 17.2. Lợi ích của cổ đông của công ty mẹ 51.989,895,753 Phụ lục 5: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã sô 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 21,117,875,996,127 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 24,703,513,330 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 21,093,172,482,797 4 Giá vốn hàng bán 11 19,721,593,869,840 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 1,371,578,612,957 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 79,644,387,172 7. Chi phí tài chính 22 510,004,225,118 _'Trong đó chi phí lãi vay 23 484,265,603,917 8.Chi phí bán hàng 24 179,097,810,146 9. Chi phí QLDN 25 388,884,614,180 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 373,236,350,685 11. Thu nhập khác 31 91,848,176,955 12. Chi phí khác 32 51,339,269,995 13. Lợi nhuận khác 40 40,508,906,960 Lợi nhuận thuần trong công ty liên kết 50 234,507,527,268 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 60 648,252,784,913 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 61 40,538,361,108 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 62 (1,494,217,794) 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 70 609,208,641,599 17.1. Lợi ích của cổ đông thiểu số 15,303,820,793 17.2. Lợi ích của cổ đông của công ty mẹ 593,904,820,806 Phụ lục 6: Danh sách cán bộ chủ chốt trong Tổng công ty Thép Việt Nam I. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: 1. Ông Mai Văn Tinh Chủ tịch HĐQT. 2. Ông Đậu Văn Hùng Uỷ viên HĐQT. 3. Ông Đặng Thúc Kháng Uỷ viên HĐQT. 4. Ông Nguyễn Minh Xuân Uỷ viên HĐQT. 5. Ông Lê Phú Hưng Uỷ viên HĐQT. II.BAN TỔNG GIÁM ĐỐC: Ông Đậu Văn Hùng Tổng giám đốc. Ông Lê Phú Hưng Phó Tổng giám đốc. Ông Nguyễn Thanh Chuỷ Phó Tổng giám đốc. Ông Vũ Bá Ổn Phó Tổng giám đốc. Ông Nguyễn Trọng Khôi Phó Tổng giám đốc. III. BAN KIỂM SOÁT 1. Đặng Thúc Kháng Trưởng Ban Kiểm soát. 2. Nguyễn Tiến Thắng Uỷ viên Ban kiểm soát. 3. Đỗ Hiếu Thuận Uỷ viên Ban kiểm soát. 3. Đỗ Văn Cường Uỷ viên Ban kiểm soát. 5. Nguyễn Văn Tráng Uỷ viên Ban kiểm soát. IV. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY KHÓA 2007 - 2010 1- Đ/c Mai Văn Tinh Bí thư Đảng uỷ 2- Đ/c Đậu Văn Hùng Phó Bí thư Đảng uỷ 3- Đ/c Phạm Thị Hồng Thu Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ 4- Đ/c Vũ Bá Ổn Uỷ viên Ban Thường vụ 5- Đ/c Vương Quốc Lơi Uỷ viên Ban Thường vụ 6- Đ/c Lê Phú Hưng Uỷ viên Ban Thường vụ 7- Đ/c Nguyễn Minh Xuân Uỷ viên Ban Thường vụ 8- Đ/c Đặng Thúc Kháng Ủy viên Ban Chấp hành 9- Đ/c Nguyễn Thanh Chuỷ Ủy viên Ban Chấp hành 10- Đ/c Nghiêm Xuân Đa Ủy viên Ban Chấp hành 11- Đ/c Trần Văn Toàn Ủy viên Ban Chấp hành 12- Đ/c Nguyễn Hữu Chiến Ủy viên Ban Chấp hành 13- Đ/c Phan Văn Hoà Ủy viên Ban Chấp hành 14- Đ/c Bùi Văn Hùng Ủy viên Ban Chấp hành 15- Đ/c Trần Quang Ủy viên Ban Chấp hành 16- Đ/c Hà Cương Quyết Ủy viên Ban Chấp hành 17- Đ/c Huỳnh Quang Báu Ủy viên Ban Chấp hành 18- Đ/c Trần Văn Sơn Ủy viên Ban Chấp hành 19- Đ/c Ngô Thế Hiển Ủy viên Ban Chấp hành 20- Đ/c Bùi Ngọc Am Uỷ viên Ban Chấp hành 21- Đ/c Đặng Huy Hiệp Ủy viên Ban Chấp hành V. BCH CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 1. Vương Quốc Lơi Chủ tịch. 2. Lê Khắc Nhanh Phó Chủ tịch. 3. Vũ Bá Ổn Uỷ viên Ban thường vụ 4. Đào Xuân Kỷ Uỷ viên Ban thường vụ 5. Tiêu Thị Minh Đức Uỷ viên Ban thường vụ 6. Hoàng Thị Thắm Uỷ viên Ban thường vụ 7. Phan Văn Thái Uỷ viên Ban thường vụ 8. Phan Văn Hoà Uỷ viên Ban chấp hành 9. Hoàng Thị Hồng Hà Uỷ viên Ban chấp hành 10. Lê Hồng Việt Uỷ viên Ban chấp hành 11. Trịnh Đình Hùng Uỷ viên Ban chấp hành 12. Nguyễn Xuân Hưởng Uỷ viên Ban chấp hành 13. Đặng Ngọc Minh Uỷ viên Ban chấp hành 14. Văn Tiến Đức Uỷ viên Ban chấp hành 15. Trần Thị Minh Thu Uỷ viên Ban chấp hành 16. Nguyễn Thị Doan Uỷ viên Ban chấp hành 17. Vũ Sơn Đông Uỷ viên Ban chấp hành 18. Phạm Văn Dám Uỷ viên Ban chấp hành 19. Huỳnh Trung Quang Uỷ viên Ban chấp hành 20. Nguyễn Bá Tòng Uỷ viên Ban chấp hành 21. Trương Bá Liêm Uỷ viên Ban chấp hành 22. Lưu Văn Hoạt Uỷ viên Ban chấp hành 23. Trần Ngọc Hanh Uỷ viên Ban chấp hành 24. Lê Đức Thọ Uỷ viên Ban chấp hành 25. Hoàng Anh Tuấn Uỷ viên Ban chấp hành VI. BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI ĐOÀN TNCS HCM TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM: 1. Đồng chí Vương Duy Khánh Bí thư. 2. Đồng chí Bùi Thanh Bình Phó Bí thư 3. Đồng chí Phạm Kiều Anh Phó Bí thư 4. Đồng chí Trần Quang Huy Ủy viên Ban Thường vụ 5. Đồng chí Ngô Đức Toản Ủy viên Ban Thường vụ 6. Đồng chí Lê Hồng Việt Ủy viên Ban Chấp hành 7. Đồng chí Nguyễn Đức Vinh Nam Ủy viên Ban Chấp hành 8. Đồng chí Đặng Huyền Trang Ủy viên Ban Chấp hành 9. Đồng chí Nguyễn Xuân Khoa Ủy viên Ban Chấp hành 10. Đồng chí Bùi Văn Tương Ủy viên Ban Chấp hành 11. Đồng chí Phạm Ngọc Khánh Ủy viên Ban Chấp hành 12. Đồng chí Bùi Phương Nam Ủy viên Ban Chấp hành 13. Đồng chí Ngô Văn Thắng Ủy viên Ban Chấp hành 14. Đồng chí Trần Anh Tài Ủy viên Ban Chấp hành 15. Đồng chí Đinh Văn Tuyến Ủy viên Ban Chấp hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31415.doc
Tài liệu liên quan