Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Kiểm toán đang trở thành một thuật ngữ quyen thuộc và một nhu cầu của xã hội hiện đại. Công việc của người KTV khi kiểm toán báo cáo tài chính là xem xét tính chính xác, trung thực hợp lý của các thông tin BCTC trên những khía cạnh trọng yếu. Tất cả các khoản mục có khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đều được kiểm tra một cách chi tiết và cẩn trọng. Trong các khoản mục ấy, Nợ ngắn hạn được coi là một khoản mục quan trọng, Các công nợ này chính là sự phản ánh các mối quan hệ về lợi ích kinh tế với các nhà cung cấp bên ngoài, các nhà tín dụng. Khi tham gia thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và được trực tiếp tham gia công việc kiểm toán, dưới sự chỉ bảo tận tình và định hướng của TS Nguyễn Phương Hoa em đã mạnh dạn chọn đề tài hoàn hiện quy trình kiểm toán Nợ ngắn hạn. Với đề tài này, em hy vọng các nhận định của bản thân và các ý kiến về quy trình kiểm toán là đúng đắn và góp phần hoàn thiện hơn nữa công việc kiểm toán Nợ ngắn hạn.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản phải trả đã được ghi chép và hạch toán đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra 4. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ A. Soát xét chi tiết số dư các khoản phải trả. Phân tích sự biến động giữa năm nay và năm trước. Đối với các số dư phải trả giảm nhiều so với năm trước hoặc so với kỳ kiểm toán sơ bộ thì cần kiểm tra các khoản thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp trong năm hoặc thu thập bảng tổng hợp các hóa đơn chưa thanh toán do nhà cung cấp lập. Khẳng định rằng các khoản phải trả đó đã được hạch toán đúng đắn và hợp lý. B. Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả: 1. Thu thập sổ chi tiết các khoản phải trả và: - Đối chiếu tổng`phát sinh có với sổ mua hàng. - Đối chiếu tổng phát sinh nợ với số tiền - Kiểm tra các chứng từ phát sinh đối với các nghiệp vụ lớn 2. Chọn một số nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong năm và: - Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập - Xem xét tính ghi chép đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng 3. Chọn một số nghiệp vụ thanh toán khoản phải trả phát sinh trong năm và: - Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập - Đối chiếu, kiểm tra tới các phiếu chi và khẳng định rằng chúng đã được ghi chép đúng kỳ hạch toán. - Đối chiếu tổng số chi trả với sổ cái 4. Đánh giá kết quả kiểm tra. 5. XÁC NHẬN SỐ DƯ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ A. Lựa chọn một số khoản phải trả có số dư trọng yếu. B. Yêu cầu khách hàng cung cấp và soát xét số chi tiết phải trả của các nhà cung cấp đã chọn. C. Nếu không có báo cáo công nợ đã được khách hàng và nhà cung cấp xác nhận thì yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận công nợ rồi thực hiện những việc sau: 1. Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV 2. Gửi lại lần 2 nếu không nhận được phúc đáp 3. Đối chiếu số được xác nhận với số dư chi tiết. 4. Đối chiếu các Thư xác nhận không được phúc đáp, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiếp theo sau kỳ báo cáo và các hóa đơn mua hàng chưa thanh toán trong kỳ để khẳng định rằng số dư khoản phải trả đó đã được hạch toán đúng đắn tại ngày lập báo cáo. E. Đánh giá kết quả kiểm tra. 6. KIỂM TRA CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CHO CÁC BÊN THỨ BA A. Yêu cầu khách hàng cung cấp và xem xét các bằng chứng phản ánh các nghiệp vụ mua hàng phải trả cho bên thứ ba. Thu thập bảng tổng hợp các nghiệp vụ có liên quan với bên thứ ba. Đối chiếu với Sổ Cái đảm bảo rằng số dư các tài khoản này được phản ánh trên báo cáo kế toán tại ngày báo cáo. B. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh để đảm bảo rằng các nội dung kinh tế của chúng là phù hợp với việc ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán. C. Đánh giá tính hợp lý và phản ánh trung thực hoặc ghi chú của các khoản phải thu từ bên thứ ba trên báo cáo kế toán. D. Xem xét việc gửi thư xác nhận các số dư phải trả trọng yếu với bên thứ ba. Việc kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp được thực hiện đầy đủ các bước sao cho đảm bảo tất cả các mục tiêu kiểm toán. Các mục tiêu này bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu đặc thù. Cụ thể Mục tiêu tính hợp lý chung : Số dư nợ phải trả người bán và các số dư nợ trong sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý Mục tiêu đặc thù : Sự chính xác về mặt số học, sự thống nhất rong danh sách bảng kê với sổ chi tiết các khoản phải trả. Các khoản này phải có căn cứ hợp lý Các khoản phải trả hiện đều có trong danh sách các khoản phải trả Các khoản phải trả được đánh giá đúng đắn Việc phản ánh nợ phải trả người bán trong chu kỳ mua hàng và thanh toán được vào sổ đúng kỳ Tài khoản phải trả người bán trong chu trình mua hàng và thanh toán được trình bày đúng đắn. Khi tiến hành kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty X, các KTV cũng tiến hành tuần tự để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán này được thực hiện đầy đủ để có thể đưa ra kết luận về các khoản phải trả nhà cung cấp trong khoản mục Nợ ngắn hạn. Mục tiêu tính hợp lý chung : Khi tiếp cận và bắt đầu công việc kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn, các KTV sẽ tiến hành theo một quy trình định trước. Đầu tiên, KTV sẽ thu thập các sổ sách và báo cáo tài chính. Báo cáo gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và các thuyết minh Báo cáo tài chính. Sổ sách kế toán là Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. KTV sẽ xác minh theo hướng từ sổ sách xuống chứng từ, nghĩa là từ các BCTC, KTV sẽ so sánh số dư và tổng số dư với bảng tổng hợp số dư chi tiết theo từng đối tượng. Tại Công ty X, nhận thấy không có sự chênh lệch. Sau khi kiểm tra không thấy chênh lệch, KTV sẽ dựa vào Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ để tìm ra các tiểu khoản có số dư lớn hoặc có dấu hiệu bất thường. Khi đó kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ liên quan. Các chứng từ liên quan đến các khoản vay phải trả của đơn vị có thể là Các hợp đồng về cung cấp hàng hóa dịch vụ với các nhà cung cấp Các Hóa đơn mua hàng Biên bản bàn giao hàng hóa Phiếu nhập kho hay các chứng từ khác như: Tờ khai Hải quan, Phiếu đặt hàng… Khi kiểm tra một số tiểu khoản của phần phải trả người bán, phải trả nhà cung cấp theo phương pháp chọn mẫu chi tiết tại Công ty X, KTV nhân thấy các tài khoản có số dư này đều đầy đủ các chứng từ và được giải trình một cách hợp lý, hợp lệ. Xét thấy điệu kiện kinh doanh, định hướng phát triển và môi trường pháp luật không có nhiều thay đổi. Các kế hoạch sản xuất năm 2006 và năm 2007 không có đột biến nào lớn nên tổng số dư các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, nợ phải trả người bán không có sự đột biến tăng và sự biến dộng nằm trong logic chung của hệ thống tài chính của Công ty. KTV cũng thực hiện việc xem xét việc phân loại các khoản phải trả và kết luận rằng: các khoản phải trả đều có tính chất thương mại, việc trình bày các số dư khoản phải trả là hợp lý. Các mục tiêu đặc thù Mục tiêu đảm bảo sự thống nhất giữa bảng kê và sổ hạch toán chi tiết Trước tiên KTV tiến hành so sánh tổng số dư của bảng kê các khoản phải trả với số tổng cộng trên sổ cái tổng hợp, nhận thấy không có chênh lệch giữa hai số liệu này, KTV chuyển sang công việc đối chiếu hóa đơn. Do có nhiều giao dịch diễn ra trong một năm, ngoài ra một số nhà cung cấp có số dư phải trả không lớn nên KTV sẽ thực hiện phương pháp chọn mẫu kiểm tra chi tiết. Việc chọn mẫu và kiểm tra chi tiết dựa trên số liệu của Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản Nợ phải trả nhà cung cấp chi tiết theo đối tượng STT Khách hàng Nội dung Cuối kỳ 31/12/2007 Đầu kỳ 31/12/2006 1 Công ty A Phải trả nhà cung cấp 2,243,000 123,000 2 Công ty B Phải trả nhà cung cấp 9,234,000 4,180,000 3 Công ty C Phải trả nhà cung cấp 0 12,222,000 3 Công ty TNHH D Phải trả nhà cung cấp 0 190,000 4 Công ty TNHH E Phải trả nhà cung cấp 4,250,000 0 5 Nhà máy AS Phải trả nhà cung cấp 83,176,200 134,567,000 6 Liên doanh vận tải JK Phải trả nhà cung cấp 764,900 567,000 7 Doanh nghiệp M Phải trả nhà cung cấp 2,358,000 34,000,000 8 Công ty TNHH ABC Phải trả nhà cung cấp 48,275,000 32,050,000 9 Doanh nghiệp ORI Phải trả nhà cung cấp 78,115,000 54,089,000 10 Doanh nghiệp tư nhân KHA Phải trả nhà cung cấp 41,000,000 0 11 Doanh nghiệp tư nhân F Phải trả nhà cung cấp 1,123,150 1,602,330 12 Công ty cổ phần dịch QTR Phải trả nhà cung cấp 36,090 154,215 13 Liên doanh ô tô VPL Phải trả nhà cung cấp 0 132,400 14 Hợp tác xã vận tải ĐL Phải trả nhà cung cấp 2,705,000 4,692,000 15 Công ty thiết bị GPRS Phải trả nhà cung cấp 585,420 1,000,000 16 Nhà máy cơ khí HR Phải trả nhà cung cấp 120,000 120,000 TỔNG CỘNG Mục tiêu đặc thù : Các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết phải có căn cứ hợp lý : Từ bảng tổng hợp nợ phải trả nhà cung cấp, KTV tiến hành phỏng vấn kế toán về một số khoản phải trả nhà cung cấp có số dư đầu kỳ và cuối kỳ khá lớn và không có chênh lệch. Được giải thích như sau Về khoản Nợ nhà máy AS Số dư đầu kỳ : 134,567,000 đ Số dư cuối kỳ : 83,176,200 đ Với số dư của phải trả lơn như vậy, kế toán giải thích : Công ty AS có quan hệ làm ăn lâu dài và thân thiết với Công ty X. Vì vậy trong năm phát sinh nhiều nghiệp vụ mua phôi thép và bán sản phẩm từ phôi thép cho Công ty AS. Các khoản phải trả cho AS từ đầu kỳ đã được thanh toán, còn số dư nợ cuối kỳ là do phát sinh trong kỳ. Không xảy ra tình trạng nợ quá hạn và chậm nợ. KTV yêu cầu kế toán giải trình và thể hiện đầy đủ các giấy tờ và hóa đơn liên quan. Nhận thấy các nghiệp vụ phát sinh đều rõ ràng và đủ giấy tờ hóa đơn liên quan. KTV đồng ý với ghi chép của Kế toán. Từ Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ, KTV chọn mẫu một số tiểu khoản có số dư lớn rồi gửi thư xác nhận số dư tới các nhà cung cấp. Việc sử dụng phương pháp gửi thư xác nhận là một thủ tục đạt hiệu quả cao trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, thủ tục này thường rất tốn kém về mặt chi phí, đặc biệt là chi phí về mặt thời gian. Từ bảng tổng hợp nợ phải trả nhà cung cấp, KTV chọn ra 4 nhà cung cấp có số dư lớn và gửi thư xác nhận. ). KTV soạn thảo Thư xác nhận trên Giấy làm việc của Công ty khách hàng. Các Thư xác nhận đều được khách hàng phê chuẩn và gửi cho các nhà cung cấp. Mẫu Thư xác nhận đối với các khoản phải trả có mẫu như sau: Deloitte . Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Hà Nội, ngày… tháng… năm 2007 Kính gửi: Ông/Bà Kế toán trưởng Công ty : ………. Địa chỉ : …......... Tel: Fax: Thưa Quý Ông/Bà, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đang thực hiện kiểm toán BCTC của Công ty chúng tôi cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Kính đề nghị Quý Ông/Bà xác nhận và gửi trực tiếp cho KTV của chúng tôi, theo địa chỉ dưới đây, số dư các khoản mà Công ty TNHH X phải trả Quý Công ty thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007. Xin vui lòng gửi Fax, trước khi gửi bản chính qua Bưu điện, cho KTV của chúng tôi theo số: (844) 8 524 143 hoặc (844) 8 524 119. Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Quý Ông/Bà. _______________________________ Tên giám đốc «Chức danhGD» Kính gửi: CÔNG TY TNHH Deloitte Việt Nam Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu Số 8, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội Tel: (844) 8 524 123 Fax: (844) 8 524 143/119 Người nhận: Tên KTV - «KTV» Phòng Kiểm toán I Chúng tôi xin xác nhận số dư Công ty TNHH X phải trả chúng tôi tại thời điểm ngày 31/12/2007 là: …………………… ngoại trừ các vấn đề sau: Danh mục kèm theo: Có___ Không ___ Thay mặt Công ty Họ và tên: Chức vụ: (Ký tên, đóng dấu) Ngày: Thư xác nhận sẽ được gửi tới cho KTV theo địa chỉ của Công ty Deloitte Việt Nam. KTV thực hiện đối chiếu số dư trên sổ của khách hàng và số được xác nhận từ phía các nhà cung cấp. KTV nhận thấy: các số liệu ghi sổ và số xác nhận của khách hàng đều trùng khớp. Như vậy mục tiêu các khoản phải trả trong sổ hạch toán có căn cứ hợp lý. Mục tiêu đặc thù : Việc phản ánh nợ phải trả người bán trong chu kỳ mua hàng được vào sổ đúng kỳ Đối với các khoản Nợ phải trả nhà cung cấp, rủi ro được xác định là việc ghi nhận khoản Nợ phải trả nhà cung cấp không đúng vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Nợ phải trả nhà cung cấp là một khoản chi phí và làm giảm các tỷ số quan trọng như : tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời….Nên các doanh nghiệp thường có xu thế ghi nhận các khoản này chậm và ghi sang kỳ sau, niên độ sau. Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiền sau ngày khóa sổ (Subsequent test), thường là cho một chu trình thanh toán để kiểm tra khoản thanh toán đó có phải là số dư cuối năm hay không, kiểm tra tới chứng từ nhận hàng hóa, hóa đơn mua hàng và các tài liệu khác. Nếu các số dư có thanh toán sau ngày khóa sổ, hoặc thanh toán không hết, KTV kiểm tra các giấy nhận hàng, hóa đơn để chứng minh số dư tại kết thúc kỳ kế toán là đúng. Kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán (unpaid invoice test) tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán để đảm bảo tính xác thực của các khoản công nợ được ghi nhận. Theo hướng này, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu từ các hóa đơn mua hàng chưa được thanh toán tại thời điểm khóa sổ kế toán, đối chiếu tới các chứng từ liên quan như: Phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng hóa việc kiểm tra này cũng đồng thời đảm bảo được tính đúng kỳ của khoản nợ được ghi nhận. Cách thức kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiền sau ngày khóa sổ tập trung vào kiểm tra : Phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng, và các chứng từ bổ trợ khác Các khoản thanh toán đại diện cho một khoản công nợ tại ngày kết thúc năm tài chính có được phản ánh trên bảng tổng hợp số dư phải trả hay không Mục tiêu:Đảm bảo công nợ được ghi nhận đầy đủ Công việc:Chọn một số nghiệp vụ ghi nhận công nợ phải trả người bán sau ngày khóa sổ kiểm tra tới các chứng từ, đảm bảo ghi nhận đúng kỳ PN Hóa đơn BB kiểm nghiệm Diễn giải Thành tiền VAT PN01VT 4/1/2008 0048926 12/14/2007 12/14/2007 Nhập vòng bi SKF 355,609,152 17,780,457 PN02VT 4/1/2008 0005494 12/22/2007 12/22/2007 Nhập biến tần Toshiba VFS-4015 6,435,200 321,760 PN03VT 4/1/2008 0030148 12/22/2007 12/22/2007 Nhập xi măng PC 40, đá, cát vàng 1,959,000 PN04VT 4/1/2008 0080013 0080014 0013598 12/22/2007 12/22/2007 Nhập vòng bi SKF 9,420,000 471,000 PN05VT 4/1/2008 0084850 12/22/2007 12/22/2007 Nhập Tuyô thủy lực 8,820,000 882,000 PN06VT 4/1/2008 0005779 12/28/2007 12/28/2007 Nhập chổi đồng lấy điện 8,316,000 831,600 PN07VT 4/1/2008 0002247 12/27/2007 12/27/2007 Nhập eteket sắt 9,054,000 905,400 PN13VT 1/12/2008 0087332 '0087323 Dec-07 12/28/2007 Nhập trục cán 868,496,000 43,424,800 Total 1,268,109,352 64,617,017 Đề nghị điều chỉnh: Nợ TK 152 1,268,109,352 Nợ TK 133 64,617,017 Có TK 331 1,332,726,369 Note:KTV đã rà soát các phiếu nhập kho trong kỳ từ sau ngày khóa sổ đến thời điểm kiểm toán, xác định các trường hợp ghi nhận không đúng kỳ Kết luận:Sau điều chỉnh, công nợ phải trả người bán phản ánh hợp lý Cụ thể tại Công ty X, là một doanh nghiệp sản xuất phôi thép, những tháng cuối năm thường có nhiều thay đổi về chính sách thuế, sự gia tăng về nhu cầu thị trường nên số nghiệp vụ giao dịch với nhà cung câp cũng tăng. Khi đó KTV đã + Lựa một số nghiệp vụ phát sinh trong tài khoản tiền mặt và tài khoản tiền gửi ngân hàng của khách hàng từ ngày 1/1/2008 cho đến ngày thực hiện công việc kiểm toán. + Lựa chọn tất cả các nghiệp vụ thanh toán phát sinh có số dư lớn hơn 4% của PM ( được coi là vượt ngưỡng trọng yếu ) Việc xác định kích cỡ mẫu được xác định như sau: Kích cỡ mẫu = Tổng thê mẫu chọn/ Bước nhảy (J) Bước nhảy = MP/ Mức độ đảm bảo của Kiểm tra chi tiết Tổng thế mẫu là tổng giá trị các mẫu, là tổng các giá trị số dư MP : đã trình bày ở trên Mức độ đảm bảo kiểm tra chi tiết, đây là một thông số mà KTV thông qua khả năng xét đoán nghề nghiệp để định ra. + Đối chiếu với các chứng từ liên quan xem xét liệu các khoản nợ có được ghi nhân đầy đủ vào công nợ của năm 2007 hay không. + Đánh giá kết quả thực hiện và nhận thấy không có sai phạm nghiêm trọng và ảnh hưởng trọng yếu tới kết luận kiểm toán. Khi các mục tiêu kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp đã được đảm bảo đầy đủ, KTV hướng tời một số mục tiêu khác cho doanh nghiệp. Đó là xem xét các nhà cung cấp phôi thép cho Công ty X, việc đa dạng hóa nhà cung cấp xé đảm bảo giảm rủi ro nếu quá phu thuộc vào một nhà cung cấp. Ngoài ra, nếu có nhiều nhà cung cấp, Công ty sẽ có thể nhận được nhiều gói dịch vụ tốt, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Theo ý kiến của KTV, Công ty nên thực hiện chào thầu mua hàng với giá cạnh tranh với những lô hàng có giá trị lớn để có điều kiện lựa chọn nhà cung cấp và đa dạng hơn các lợi ích của mình. 2.2.2.2. Kiểm tra chi tiết các khoản Vay ngắn hạn Các thủ tục Kiểm tra chi tiết các khoản vay ngắn hạn mà KTV áp dụng tại công ty X Xác định tính hợp lý chung Kiểm tra số tổng và đối chiếu với sổ cái Đối với mỗi chủ nợ, KTV yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận nợ rồi thực hiện các bước sau: Đảm bảo rằng Thư xác nhận chứa đựng đầy đủ các thông tin phụ trợ cho việc kiểm tra của KTV như số dư các khoản vay, nợ và lãi suất (tiền lãi) cho các khoản đó… Gửi lại lần 2 đối với các Thư xác nhận chưa được phúc đáp. So sánh số được xác nhận với số dư sổ chi tiết. Nếu có chênh lệch thì phải lập bảng đối chiếu công nợ và kiểm tra các chứng từ có liên quan. Bảo đảm tính hợp lý của các số dư công nợ này. Đánh giá kết quả kiểm tra. Các khoản vay lãi vay được tính toán đúng đắn : Kiểm tra tiền lãi phải trả A. Thu thập sổ chi tiết chi phí tiền lãi phải trả. Kiểm tra số tổng và đối chiếu với sổ cái. B. Chọn một số khoản vay, nợ đã được kiểm tra ở thủ tục tổng hợp và thực hiện các bước sau: Kiểm tra vốn vay gốc và tỷ lệ lãi vay trên các khế ước vay và bảng liệt kê tiền vay Xác nhận các khoản vay, thời hạn vay và các khoản tiền lãi vay đã thanh toán Kiểm tra việc quy đổi các khoản vay bằng ngoại tệ và lãi phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm. Tính lại tiền lãi tính dồn và so sánh với tiền lãi tính dồn đã hạch toán và ghi vào bảng liệt kê tiền vay. Kiểm tra chi phí tiền lãi Tính toán lại toàn bộ các chi phí tiền lãi trong năm và so sánh với sổ cái chi phí trên báo cáo lãi lỗ. Việc trình bày và hạch toán các khoản vay ngắn hạn : Kiểm tra các khoản lãi vay đã thanh toán và chưa thanh toán tính đến ngày lập bảng khai tài chính để xác định xem có khoản phải trả nào chưa được ghi sổ kế toán hoặc không ghi chính xác số tiền. Phân tích chi phí lãi vay để phát hiện các khoản thanh toán tiền vay hoặc lãi vay không có thật. Kiểm tra việc hủy bỏ các chứng từ nợ đã thanh toán để đảm bảo là chúng không con được sử dụng và đang lưu chữ trong doanh nghiệp Thu thập các biên bản xác nhận của ngân hàng và của chủ vốn vay, đối chiếu cụ thể từng khoản vay trước đây đã tiến hành thanh toán hoặc không liệt kê vào bảng liệt kê tài sản. Khi kiểm toán Công ty X, các KTV của Deloitte cũng thực hiện các bước công việc dựa trên phần mềm AS/2 để vừa đảm bảo các mục tiêu kiểm toán, vừa có thế nhanh chóng hoàn thành phần hành nợ ngắn hạn. Việc tiến hành kiểm tra các khoản vay ngắn hạn có nhiều điểm tương đồng với kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả người bán. Đầu tiên, các kiểm toán viên sẽ kiểm tra theo hướng OVER ( từ sổ sách xuống chứng từ. KTV nhận thấy các khoản vay ngắn hạn của Công ty X tập trung chủ yếu vào vay ngân hàng với mục đích thanh toán và tiếp nhận các nguồn vốn vay ngắn hạn khác. Qua tìm hiêu KTV nhận thấy Công ty X có khoản vay ngắn hạn các ngân hàng : Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển phố Nối – Hưng Yên Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương Ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Nam Hà Nội Sở GD I Ngân hàng Đầu tư và phát triển. Do là Công ty X là khách hàng quen của Deloitte Việt Nam nên khi tiến hành kiểm toán, Công ty X đã chuẩn bị Sổ phụ ngân hàng ( Bank statement). Thực chất đây là Thông báo số dư khoản Nợ ngân hàng của các ngân hàng có giao dịch với Công ty X. Trong Sổ phụ ngân hàng này, ngân hàng sẽ cung cấp cho Công ty X số dư các khoản Nợ ngân hàng cũng như ngày tháng đáo hạn. Kiểm toán viên sẽ thu thập các xác nhận nợ của Ngân hàng, và so sánh với số ghi sổ của kế toán. Nếu Công ty chưa kịp chuẩn bị xác nhận số dư các khoản Nợ ngân hàng, KTV sẽ tiến hành gửi thư xác nhận. Đây là mẫu thư xác nhận được sử dụng để gửi : Hà Nội, ngày… tháng… năm 2007 Kính gửi: Ông/Bà Kế toán trưởng Công ty …. Địa chỉ:…. Tel: Fax: Kính thưa Ông/ Bà, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu, đang thực hiện việc kiểm toán BCTC của Công ty chúng tôi cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006. Theo đó, xin quý vị xác nhận và gửi cho KTV của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây số dư khoản vay mà chúng tôi phải trả Công ty quý vị (bao gồm Số nợ gốc và Lãi suất) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006. Xin vui lòng gửi Fax, trước khi gửi bản chính qua Bưu điện, cho KTV của chúng tôi theo số: (84 - 4) 8524 143 hoặc (84 - 4) 8524 119. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/ Bà. ____________ ___________________ Tổng Giám đốc Công ty TNHH X Kính gửi: Công ty TNHH Deloitte việt nam Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu 8 Pham Ngọc Thach , Quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (84-4) 8524 123 Fax: (84-4) 8524-143/119 Người nhận: - KTV Phòng Kiểm toán I. Chúng tôi xin xác nhận số dư khoản vay Công ty TNHH X phải trả chúng tôi tại thời điểm 31/12/2006 là ___, bao gồm Trong đó Số nợ gốc : Ngắn hạn _____________ Dài hạn ______________ Lãi vay phải trả: Ngắn hạn ______________ Dài hạn ______________ Danh mục kèm theo: Có _____ Không_____ Tên và con dấu của Công ty Được đại diện bởi: Chữ ký: Chức vụ: Ngày: Giấy tờ làm việc 8362 thể hiện điều này : Mục tiêu: Đảm bảo vay ngắn hạn được phản ánh hợp lý Công việc: Do các nghiệp vụ vay ngắn hạn phát sinh tương đối nhiều và có nhiều khoản vay được trả trước hạn hoặc trả nhiều lần trong kỳ, KTV không thực hiện ước tính lãi vay ngắn hạn mà thực hiện kiểm tra chi tiết và soát xét việc ghi nhận chi phí đến ngày 30/09/2007 Số chứng từ Ngày CT Ngày ghi sổ Nội dung TK Đư Số tiền NH NN&PTNT Nam Hµ Néi 4,538,036,590 MP = 1,390,000,000 R =2 J =695,000,000 n =6.53 Chọn 7 mẫu để kiểm tra NHNT9/04 1/9/2007 1/9/2007 NH Nam Hµ Néi thu l·i vay ng¾n h¹n 1121 9,594,900 v NHNT9/82 25/9/2007 25/9/2007 NH Nam Hµ Néi thu l·i vay ng¾n h¹n 1121 259,408,365 v NHN12/29 8/12/2007 8/12/2007 Tr¶ nî vay ng¾n h¹n NH Nam Hµ Néi khÕ íc 06NH000559002 1121 18,000,000.00 v NHN12/89 22/12/2007 22/12/2007 NH Nam Hµ Néi thu l·i vay ng¾n h¹n KU06NH0000559002 1122 278,285,604.00 v NHN12/102 26/12/2007 26/12/2007 NH Nam Hµ Néi thu l·i vay ng¾n h¹n 1121 225,086,400.00 v NHN11/111 24/11/2007 24/11/2007 NH Nam Hµ Néi thu l·i vay ng¾n h¹n 1121 585,276,431.00 v NHN12/04 1/12/2007 1/12/2007 NH Nam Hµ Néi thu l·i vay ng¾n h¹n 1121 9,033,300.00 v Đã kiểm tra đến chứng từ NH và các bảng tính lãi của NH phù hợp về số dư, mức lãi suất Tại Công ty X, nhận thấy không có sai lệch về mặt số liệu nên KTV chuyển sang bước tiếp theo là kiểm tra tính căn cứ hợp lý của các khoản vay. Theo điều lệ Công ty, những vấn đề sau đây phải được HĐQT phê chuẩn: Thành lập chi nhánh, văn phòng, công ty con Việc thực hiện, sửa đổi, huỷ bỏ các hợp đồng lớn Việc vay nợ và thực hiện mọi khoản thế chấp, đảm bảo, bảo lãnh và bồi thường Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh hoặc vượt quá 50% vốn điều lệ hoặc các khoản đầu tư vượt quá 10% giá trị kế hoạch và vốn kinh doanh hằng năm. Việc mua bán cổ phần của các công ty khác KTV sẽ kiểm tra xem các khoản vay ngân hàng này có nội dung là gì và có được sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị hay không. Việc kiểm tra nội dung và sư phê chuẩn của các khoản vay, KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan. Tại Công ty X, KTV xem xét số dư các khoản vay ngắn hạn từ bảng tổng hợp chi tiết theo đối tượng Kiểm tra các tiểu khoản có số dư lớn, KTV yêu cầu kế toán thể hiện các chứng từ liên quan. Nhận thấy : - Khoản vay ngắn hạn Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển phố Nối – Hưng Yên : các chứng từ gồm : Phiếu rút PRC120509, Hợp đồng vay ngắn hạn . KTV tiếp tục rà soát ngày tháng hợp đồng, nhận thấy ngày ký kết hợp đồng là ngày 5/04 năm 2007. KTV đồng ý với ghi nhận của kế toán. - Về khoản vay của Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên, Ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Nam Hà Nội, Sở GD I Ngân hàng Đầu tư và phát triển, KTV thực hiện các thủ tục tương tự và nhận thấy các giấy tờ chứng từ liên quan đều đầy đủ và được phản ánh trung thực, hợp pháp, hợp lý. Về lãi vay Khi kiểm tra lãi vay, KTV nhận thấy một lỗi khá cơ bản của Công ty X khi hạch toán các khoản lãi vay. Đó là việc ghi nhận chi phí lãi vay chỉ được thực hiện khi có giấy thông báo về tiền lãi vay của Công ty. Thực chất trong hợp đồng cho vay của Công ty X với ngân hàng đã có đủ các thông tin về Gốc vay, thời gian vay và tỷ lệ lãi suất. KTV nhận thấy một khoản vay của Công ty X có thời điểm phát sinh vào tháng 11 và có giá trị là 400,000,000 đ. Thời hạn vay là 9 tháng, thời gian tính lãi là 3 tháng với lãi suất 5%. Vào thời điểm cuối năm, kế toán chưa nhận giấy thông báo lãi của ngân hàng nên không ghi nhận và hạch toán vào sổ. Thực chất khoản chi phí này đã phát sinh. KTV phát hiện và yêu cầu kế toán điều chỉnh theo tính toán sau : Tới thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, khoản lãi vay thực tế tính vào chi phí là: 400,000,000 * 2 % = 8,000,000 đ KTV thực hiện việc đưa ra bút toán điều chỉnh tăng chi phí lãi đối với khoản vay này: Nợ TK 421: 8,000,000 Có TK 635: 8,000,000 Thực hiện kiểm tra tính phân loại của các khoản vay, KTV nhận thấy: tại thời điểm 31/12/2007, thời hạn thanh toán của khoản vay 423,321,000 VND có thời hạn dưới 1 năm nhưng vẫn được để tại tài khoản 341. KTV đề nghị thực hiện việc phân loại lại đối với khoản vay này sang khoản mục “Nợ dài hạn đế hạn trả” bằng bút toán phân loại lại: Nợ TK 341: 423,321,000 VND Có TK 315: 423,321,000 VND KTV thực hiện việc tính toán lại chi phí đối với các chi phí đối với các khoản vay ngắn hạn và đồng ý số liệu ghi sổ của khách hàng. Sau khi KTV phát hiện ra các sai sót và kiến nghị kế toán đưa ra bút toán điều chỉnh, KTV cũng đưa ra một số ý kiến tư vấn về việc hạch toán ngoại tệ, việc ghi nhận chi phí lãi vay theo kỳ kế toán và việc thu thập các xác nhận số dư ngân hàng để giúp việc gi chép kế toán dễ dàng và chính xác hơn. 2.2.2.3. Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác Khi tiến hành tìm hiểu các khoản phải trả phải nộp khác của Công ty X, KTV nhận thấy các khoản gồm một số nội dung chủ yếu sau - Kinh phí Công đoàn - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Các khoản phải trả phải nộp khác Nhận thấy các khoản mục này có nội dung khá đơn giản nên mục tiêu của kiểm toán các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác là Đảm bảo khớp sổ tổng hợp và sổ chi tiết Công việc KTV thực hiện thực hiện theo các bước sau : - Tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết - Đối chiếu số dư với các chứng từ liên quan. Giấy tờ làm việc 6150 thể hiện điều này 3382 Kinh phí công đoàn 40,353,219 33,046,666 73,399,885 3383 Bảo hiểm xã hội 832,438 184,039,925 398,340,061 691,492,891 477,192,755 3384 Bảo hiểm y tế 75,410,560 120,560,909 78,939,615 33,789,266 3388 Phải trả, phải nộp khác 3,570,702,329 4,573,238,591 220,716,153 1,053,171,289 5,405,693,727 338801 Tiền lãi ký quỹ phải trả 207,533,167 189,242,249 194,352,150 383,594,399 338816 Hoàng Văn Minh - P.VT 11,998,500 3,418,500 3,418,500 338803 Nguyễn Đức Tùng - Phòng VT 2,840,000 2,840,000 2,840,000 338804 Phạm Huy Vân - Phòng VT 10,250,126 10,250,126 10,250,126 338805 Tiền ký quỹ ký hợp đồng lao động 105,000,000 153,000,000 10,000,000 17,000,000 160,000,000 338806 Đào Tiến Bình . X SX phụ 338807 Bùi Thanh Hải. Tiền ăn ca 1,820,000 1,820,000 1,105,000 2,925,000 338808 Tạ Thị Mai Hoa 20,681,696 32,990,120 20,000,000 128,115,880 141,106,000 338809 BHXH chuyển 5% CSSKBD 1,862,144 338810 Quỹ vì sự tiến bộ phụ nữ Sông Đà 39,643,185 39,643,185 39,643,185 338811 Lê Ngọc Sơn -P.HTQT 1,601,928 338812 Quỹ đồng bào lũ lụt 49,657,559 51,370,098 51,370,098 338813 Quỹ đồng nghiệp SĐà 52,228,246 52,756,204 52,756,204 338814 Thuế thu nhập cá nhân 1,068,351 1,817,861 1,817,861 338815 Đoàn Văn Xuân - PKD 588,000 588,000 588,000 338817 Ký cược, ký quỹ ngắn hạn 2,919,000,000 3,879,000,000 100,000,000 230,000,000 4,009,000,000 338818 Đền ơn đáp nghĩa 52,175,376 53,259,489 53,259,489 338819 Đoàn phí CĐ phải trả 1,046,937 10,627,356 10,627,356 11,884,927 11,884,927 338820 Quỹ trẻ thơ SĐà 47,486,373 48,552,240 48,552,240 338821 Nguyễn Công Trào -Ban QLDA 1,096,499 1,149,263 1,149,263 338822 Hoàng Văn Bằng P.TCHC 1,388,809 9,334,924 9,334,924 338823 Phạm Thế Hiệu-P.Thiết bị 57,000 57,000 57,000 338824 Trần Tiến Dũng. HTQTế 6,590,100 50,000 50,000 338825 Đồng Văn Thân. XCán 15,114,074 15,114,074 15,114,074 338826 Nguyễn Đức Toản - P.TCHC 738,500 738,500 738,500 338827 Nguyễn Đức Kiệm - P.VT 1,900,000 338828 Tiền bảo hộ lao động 3,900,000 6,500,000 2,400,000 9,900,000 14,000,000 338829 Nguyễn Văn Hoàn-P.TCHC 5,758,759 10,993,661 10,993,661 338830 Nguyễn Đình Bắc - P.TCHC 141,000 338831 Cổ tức phải trả cổ đông 7,536,000 3,425,838 180,000 3,245,838 338832 Tiền lương phải trả CBCNV 9,869,381 62,394,723 97,283,074 44,757,732 338833 Bảo lãnh dự thầu 338834 Tiền nghỉ dưỡng sức năm 2005 338835 xử phat vi pham hanh chinh 338836 Lê Văn Thắm - P.TCHC 2,594,000 2,594,000 338837 Huỳnh Ngọc Sơn - P. HTQT 347,000 347,000 338838 Tiền tạm nộp mua cổ phần 3,367,370 338841 Nguyễn Văn Hà 3,367,370 338844 Học bổng SĐà 338846 Trần Anh Cường 12,089,933 12,089,933 338847 Hoàng Tiến Minh 22,172,988 22,172,988 338849 Phạm Văn Khu 6,629,940 6,629,940 338850 Đới Văn Sự 12,197,404 12,197,404 338851 Đặng Tuyết Hồng 141,252,556 141,252,556 338852 Hoàng Việt Hoà 6,540,000 6,540,000 338853 Phạm Khắc Hưng 14,040,250 14,040,250 338854 Trần Tiến Dũng 2,147,900 2,147,900 338855 Trương Thị Thuý 4,085,000 4,085,000 338856 PHạm Thái Hà 2,036,900 2,036,900 338857 Nguyễn Tiến Dương 109,430,650 109,430,650 338858 Đinh Văn Đạo 4,420,876 4,420,876 338859 Đỗ Ngọc Thành 3,799,307 3,799,307 338860 Nguyễn Ngọc Thuỵ 71,384 71,384 Nguyễn Văn Biền 1,137,322 1,137,322 Tổng số 3,571,534,767 4,873,042,295 739,617,123 1,856,650,461 5,990,075,633 Qua kết quả kiểm tra, kết luận đạt mục tiêu kiểm toán. Trong phạm vi đề tài hoàn thiện quy trình kiểm toán một số khoản Nợ ngắn hạn, người viết chỉ nghiên cứu 3 khoản mục : Nợ phải trả nhà cung cấp ngắn hạn, vay ngắn hạn và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác. 2.2.2.4. Kiểm toán Nợ ngắn hạn với các khách hàng lần đầu Thực chất quy trình kiểm toán Nợ ngắn hạn được chương trình AS/2 thực hiện và đảm bảo khá tốt, các bước kiểm toán rõ ràng và dế thực hiện nên khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu là thấp. Vì vậy trong bài chuyên đề, người viết không đề cập đến việc kiểm toán Nợ ngắn hạn với các khách hàng là lần đầu. Điểm khác biệt và quan trọng nhất là đối với khách hàng lần đầu kiểm toán, các thông tin về Số dư đầu kỳ của Nợ ngắn hạn là các số do kế toán cung cấp và chưa từng được các KTV của Công ty kiểm toán. Còn đối với khách hàng nhiều năm của Công ty Deloitte Việt Nam, các số liệu này đã được kiểm toán năm trước nên có thể yên tâm sử dụng. Trong trường hợp này, KTV chọn mẫu một số tài khoản có số dư lớn, yêu cầu kế toán giải trình nội dung và các chứng từ liên quan. Khách hàng lần này là Công ty Xi măng Y. Với một khách hàng lần đầu, việc kiểm toán Nợ ngắn hạn cũng tiến hành đầy đủ các bước và tương tự như với Công ty thép X. Tuy nhiên KTV chú trọng vào nghiên cứu môi trường kinh doanh, hình thức kinh doanh và bộ máy lãnh đạo. Công ty sản xuất xi măng Y trước đây là doanh nghiệp nhà nước, Công ty sản xuất Xi măng A là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 89 BXD – TCLD ngày 20/1/1992 của Bộ Xây Dựng. Giấy chứng nhận kinh doanh số 0200.000096 ngày 2/4/2004. Vốn điều lệ của công ty là 450.000.000.000 đồng Về kế toán tài chính: là việc áp dụng và trình bày báo cáo theo các quy định mới (QĐ15 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006) Về số liệu: Ban giám đốc mong muốn kỳ kiểm toán của năm 2007 đánh giá lại việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, lợi nhuận. Đánh giá tình hình hoạt động thực tế của công ty để có các điều chỉnh kịp thời vào thời điểm cuối năm. Tiếp theo các KTV tiến hành các thủ tục đánh giá và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Với các khách hàng lần đầu tiên kiểm toán, khả năng xảy ra rủi ro là cao do KTV chưa nhận thức được đầy đủ hệ thống kiểm soát nội bộ và độ liêm chính của ban giám đốc. Khi tiến hành kiểm tra KTV nhận thấy hế thống kiểm soát nội bộ của Công ty Xi măng Y không hoạt động tốt, nên các KTV nhận định chỉ số độ tin cậy kiểm tra chi tiết R= 2. ). Điều này có nghĩa là khi tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán sẽ phải kiểm tra nhiều mẫu hơn ở công ty mà có R lớn Đê khắc phục điều này, khi tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản Nợ ngắn hạn, số lượng mẫu chọn sẽ nhiều hơn và mức độ rủi ro được xác định cao hơn. Cụ thể Mục tiêu: Completeness, recording Công việc: Chọn mẫu, đối chiếu với xác nhận công nợ hoặc thực hiện thủ tục thay thế nếu không nhận được thư xác nhận MP= 12,900,000,000 R= 2 J=6,450,000,000 P= 119,099,765,564 n= 19 Mã KH Tên Khách hàng Số dư đầu năm Có Số dư cuối năm Có C122 Cty TNHH Quèc tÕ sao ®á HN - Hµ Néi 58,586,880 351,038,600 C250 CT CP TM & VT¶i th¸i hµ - H¶i d¬ng 2,561,806,682 1,957,224,714 C306 Cty TNHH H¹o Long - Hµ Néi 928,182,200 639,967,827 C364 Cty xi m¨ng H¶i V©n - §µ n½ng 6,991,884,303 10,629,477,035 C374 Cty Cæ phÇn bao b× S«ng §µ- Hµ T©y - 425,552,499 841,500,000 C391 C«ng ty cæ phÇn TM-DV-VT Hoµng th¹ch - 253,274,433 214,371,211 C423 C«ng ty cæ phÇn VPP cöu long - Hµ néi 411,840,000 2,037,156,000 C444 Cty TNHH TM vµ XL ®iÖn ¸nh s¸ng - 449,469,366 323,947,673 C512 Cty TNHH Hoµng Phóc - Kinh m«n - H¶i d¬ng 0 681,327,831 H008 CTy SX VËt liÖu QuyÕt TiÕn - Kinh M«n HD 290,087,408 344,149,140 K005 Cty VTvËn t¶i XM bé x©y dùng - 5,361,256,496 11,026,234,515 K249 Cty CPKD thiÕt bÞ c«ng nghiÖp* - Hµ néi 0 87,387,650 K121 C«ng ty xi m¨ng h¶i phßng - 0 7,311,595,114 K264 CTYcæ phÇn bao b× hoµng th¹ch - h¶i d¬ng 12,583,682,150 7,670,636,350 K310 CTy vËt t CNghiÖp QP Bé quèc phßng HN - 0 0 T031 Trung t©m ®µo t¹o Xi m¨ng - 0 0 T039 Trêng CN Kt xi m¨ng - 0 0 X032 XNCN x©y dùng sè 1 kinh m«n - h¶i d¬ng 1,659,156,261 2,587,774,166 X064 XN bao b× XM CT XMHP ( CT CP bao b× XM) - H¶i phßng 219,500,682 782,464,682 Cộng 32,194,279,360 47,486,252,508 Kiểm toán viên sẽ yêu cầu gửi nhiều thư xác nhận hơn, mặc dù chi phí cao hơn nhưng đây là cách thưc đạt hiệu quả lớn và độ tin cậy cao. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến của mình về BCTC. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát như xem xét giả định hoạt động liên tục và đánh giá tổng kết kết quả. Cuối cùng, KTV sẽ thực hiện việc đưa ra ý kiến tư vấn của mình đối với khách hàng trên cơ sở các phát hiện có được. Trên thực tế, việc đánh giá lại các khoản vay tại doanh nghiệp được thực hiện chưa tốt. Điều này làm cho các chi phí lãi vay không được phản ánh một cách đầy đủ và hợp lý theo các quy định về kế toán hiện hành. Bên cạnh đó, KTV cũng kiến nghị khách hàng cần tăng cường hơn nữa việc quản lý đối với các khoản vay. Thực tế, khoản vay tại đơn vị đã không được phân loại đúng đắn. Thêm vào đó việc dự đoán nhu cầu vay ngắn hạn trong năm tài chính tiếp theo chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng bị động trong quản lý vốn và chưa định hình được xu hướng quản lý tài chính năm sau. Cụ thể, nếu dự đoán lượng vốn ngắn hạn thiếu hụt năm sau là lớn thì Công ty cần thực hiện các biện pháp thắt chắt tình hình tài chính, thực hiện các biện pháp thu hồi và thanh toán nợ. Điều này giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc kiểm soát nhu cầu thanh toán của mình, đặc biệt là khi phát sinh các khoản thanh toán có khối lượng lớn. Sau khi đã hoàn thành tất cả các thử nghiệm bổ sung trên, báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700. PHẦN III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ NGẮN HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 3.1. Nhận xét về kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong kiểm toán Báo cáo tài chính Trong định hướng phát triển của Công ty từ những năm trước là quyết tâm tách ra hoạt động độc lập như một doanh nghiệp kiểm toán độc lập mà không phụ thuộc vào Bộ tài chính. Đặc biệt là trong năm vừa rồi, Công ty kiểm toán Việt Nam đã chính thức chuyển đổi tên gọi và giấy phép kinh doanh để trở thành Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Trong những năm trước đó Công ty đã là một thành viên của tập đoàn kiểm toán Deloitte quốc tế, được sự hỗ trợ về phương pháp tiếp cận kiểm toán và một số vấn đề trong nhân sự. Khi thực sự chuyển đổi thành Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thì sự giao lưu và trao đổi về nhân sự và kiến thức mới thực sự thay đổi lớn. Ưu điểm Kiểm toán Nợ ngắn hạn là một chu trình khá hoàn thiện , bao gồm nhiều bước từ tìm hiểu thông tin khách hàng tới các hoạt động sau kiểm toán. Việc KTV thực hiện nghiêm túc các khâu của quy trình sẽ đảm bảo mức rủi ro cho việc KTV đưa ra ý kiến đồng ý với ghi nhận kế toán trong khi xảy ra sai phạm trọng yếu là rất thấp. Các giai đoạn trong quy trình đều được tính toán và thiết kế hợp lý sao cho giai đoạn trước hỗ trợ cho giai đoạn sau và thuận tiện trong thu thập các bằng chứng kiêm toán. Việc thu thập thông tin của khách hàng đầu tiên khiến cho KTV có cái nhìn tổng quan về khách hàng. Khi đã nắm được lĩnh vực hoạt động , ngành nghề kinh doanh của Công ty khách hàng, bộ máy tổ chức và tình liêm chính của ban giám đốc, KTV sẽ hình dung được rủi ro tiềm tàng của công việc kiểm toán. Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết bằng chọn mẫu, KTV đã thực hiện công việc đánh giá rủi ro ở mức độ sai sót tiềm tàng. Đây là một thế mạnh của hệ thống và quy trình kiểm toán ở Deloitte vì bằng sự đánh giá này, KTV sẽ có một căn cứ định lượng để xác định mẫu kiểm tra chi tiết. Quy trình này hỗ trợ rất tốt cho việc kiểm tra chi tiết và các hoạt động ra kết luận. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát. Thực chât các trắc nghiêm kiểm soát không được áp dụng với một khoản mục cụ thể trên BCTC. Các trắc nghiệm này thường được gắn với một chu trình cụ thể. Theo các hướng dẫn của Deloitte, tài khoản phải trả nhà cung cấp là tài khoản có ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình chi phí của đơn vị. Đây là một trong 6 chu trình kiểm toán được xác định theo các hướng dẫn của Deloitte cần thiết phải thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát. Để thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp, KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ mua hàng bất kỳ và xem xét các thủ tục kiểm soát được áp dụng với nghiệp vụ đó. Trên cơ sở các công việc đã thực hiện ở các bước trên, phần mềm AS/2 sẽ thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục. Các thủ tục này được lựa chọn từ các thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ trong Mô hình thủ tục kiểm toán của Deloitte để đảm bảo mức độ thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Mỗi giai đoạn trong quy trình là một mắt xích có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn trước là nhân tố đầu vào cho giai đoạn sau và quyết định mức độ của giai đoạn sau. Sự liên kết chặt chẽ và thống nhất trong toàn quy trình làm tăng tính logic và dễ dàng kiểm soát chất lượng Tồn tại Vân đề tồn tại đầu tiên là nhân tổ con người trong một cuộc kiểm toán cụ thế. Các KTV sẽ phải đánh giá về tính liêm chính và hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các thông tin chung và các thông tin có sẵn. Thực chất Kiểm toán là một công việc đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp nhưng việc đánh giá về khách hàng mang tính chủ quan khiến việc kiểm tra và đánh giá lại công việc kiểm toán gặp khó khăn. Nhận định của mỗi KTV là khác nhau về một thông tin chung hay một hoạt động cụ thể Khi đánh giá mức độ rủi ro và trọng yếu, mức độ trọng yếu dự kiến là thống nhất cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC. Toàn bộ các khoản mục kiểm toán, trong đó bao gồm cả các khoản công nợ đều được áp dụng chung thống nhất một và chỉ một MP cũng như PM. KTV không thực hiện công việc phân bổ mức trọng yếu cho toàn bộ các khoản mục mà chỉ thực hiện đánh giá trị số các nhân tố ảnh hưởng của từng khoản mục để có được một phạm vi công việc hợp lý. Việc chỉ sử dụng một giá chị PM cũng như MP khiến cho KTV lại phải một lần nữa tính toán trị số các nhân tố ảnh hưởng. Việc chọn mẫu để thực hiện kiểm tra chi tiết trong kiểm toán khoản mục các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay nợ khác cần hướng tới một cơ sở đầy đủ và hợp lý hơn. Thông thường, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu trong thủ tục kiểm tra việc thanh toán các khoản công nợ sau ngày kết thúc niên độ thường xuất phát từ số liệu trên sổ kế toán và các Hóa đơn mở của khách hàng. Phần nhiều các KTV trong khi chọn mẫu đối với các nghiệp vụ thanh toán các khoản công nợ sau ngày khóa sổ kế toán lựa chọn phương pháp chọn mẫu dựa vào xét đoán nghề nghiệp hoặc chọn mẫu theo tiêu thức. Điều này có thể làm cho mẫu được chọn bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ có tính chất chủ quan của KTV. Hơn nữa, khi tiến hành chọn mẫu dựa trên xét đoán nghề nghiệp hoặc theo tiêu thức, KTV sẽ gặp phải vấn đề không có cơ sở để suy rộng cho tổng thể. Do đó, quy mô sai phạm của mẫu được kiểm tra chi tiết sẽ không có cơ sở để suy rộng cho mức sai phạm của tổng thể. Để giải quyết vấn đề này, KTV sẽ bắt buộc phải rà soát lại toàn bộ tổng thể. Việc rà soát này sẽ gây ra những tốn kém về mặt thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Hiệu quả của cuộc kiểm toán cũng vì thế mà bị ảnh hưởng 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 3.2.1. Hoàn thiện cách thức phân công và công việc của KTV trong một cuộc kiểm toán cụ thể Trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán cụ thể , việc một KTV phải đảm nhiệm và thực hiện một mình khá nhiều phần hành cụ thể. Sự việc trên cho thấy hai vấn đề : lượng công việc mà một KTV phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán là khá nhiều, hai là năng lực của KTV phải đảm bảo để không ảnh hưởng đến tiến độ chung của cuộc kiểm toán. Vấn đề thứ nhất : Khối lượng công việc một KTV phải thực hiện nhiều và phải thực hiện một mình. Một trong những yêu cầu của một KTV là khả năng làm việc nhóm. Khi phải thực hiện công việc một mình, KTV phải đối mặt với việc tự đánh giá mức độ rủi ro và trọng yếu, một công việc khá quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng tới mẫu chọn và khối lượng công việc tiếp theo. Do đó, để thực hiện việc hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản vay, nợ phải trả nhà cung cấp nói riêng và hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung, Công ty cần tiếp tục đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kiểm toán vốn còn đang rất thiếu hụt tại Việt Nam. Các chính sách về nhân lực được thực hiện một cách đồng bộ và có chiều sâu là cơ sở vững chác để Công ty tiếp tục duy trì được một đội ngũ nhân viên có chất lượng trong tương lai. Việc tuyển dụng nhân sự phải gắn liền với sử dụng, đãi ngộ và đào tạo. Một chính sách đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo, quản lý và đãi ngộ khen thưởng là cơ sở để xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ cao. Các KTV chính là những người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán sẽ hiểu rõ hơn ai hết những vấn đề còn vướng mắc trong cách thức tiếp cận với đối tượng kiểm toán. Vấn đề thứ hai : năng lực của KTV không thể là đồng đều trên mặt bằng chung toàn đơn vị, với một công việc, một quy trình cụ thể, các KTV cần sự hỗ trợ hơn nữa từ phía công ty và khách hàng. Việc thu thập thông tin và các bằng chứng kiểm toán đôi khi gặp nhiều khó khắn do sự chênh lệch về nhận thức và thái độ của kế toán khách hàng. Cũng có thể là do có gian lận bên trong. Giải quyết vấn đề này là sự tăng cường hợp tác giữa công ty TNHH Deloitte Việt Nam với các khách hàng nhằm tăng cường phạm vi hoạt động cho KTV trong khi đi kiểm toán tại khách hàng. Công việc cần trước mặt của Công ty kiểm toán là tăng cường nhân sự cho một cuộc kiểm toán nhằm thực hiện các công việc một cách cụ thể và hiệu quả hơn. Nhà nước cần có một hành lang pháp lý trong việc quản lý các cuộc kiểm toán của các công ty tư nhân cũng như quản lý hệ thống kiểm toán nói chung. . Mặt khác, sự hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn thay cho hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Khách hàng yêu cầu cơ quan kiểm toán chủ yếu là bị bắt buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện. Do vậy, Nhà nước cũng cần có các chính sách tích cực hoặc các hướng dẫn cụ thể nhằm tạo ra một thị trường kiểm toán rộng lớn hơn trong tương lai. Việc định hướng bằng các quy định và chính sách sẽ tăng cường việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường các Công ty kiểm toán đang rất khan hiếm và thiếu hụt KTV. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả chọn mẫu kiểm tra chi tiết khi kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong kiểm toán BCTC Việc chọn mẫu để kiểm tra chi tiết cần hạn chế việc áp dụng việc chọn mẫu theo xét đoán nghề nghiệp và hướng đến một cơ sở chọn mẫu đầy đủ và hợp lý hơn. Điều này sẽ giúp làm giảm tối đa các rủi ro trong quá trình chọn mẫu và đảm bảo được hiệu quả của cuộc kiểm toán. Việc chọn mẫu là một công việc có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện kiểm tra chi tiết. Vì thế, để thực hiện một thủ tục kiểm tra chi tiết đạt yêu cầu thì công việc trước hết là phải lựa chọn một phương pháp chọn mẫu thích hợp. Với Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nói chung, việc quy chuẩn các mẫu chọn và đưa vào chương trình AS/2 là một yêu cầu cấp thiết. Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phát sinh các khoản Nợ ngắn hạn nên đây là một quy trình không thể thiếu trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Nhân thấy việc hạch toán các khoản Nợ ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo kết quả kinh doanh nên khả năng xảy ra sai phạm cao. Việc quy chuẩn mẫu chọn và đa dạng hóa phương pháp chọn giúp KTV thực hiện công việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gianchi phí và nâng cao hiệu quả Công việc. Trong thực hiện kiểm tra chi tiết, KTV cũng cần quan tâm hơn đến sự ảnh hưởng có tính lũy kế của các sai phạm. Chẳng hạn, có nhiều sai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì chúng không đủ trọng yếu do quy mô nhỏ. Song nếu KTV cộng dồn tất cả các sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó các sai phạm này có thể mang tính trọng yếu. Thực ra việc kiểm toán Nợ ngắn hạn tại nhiều khách hàng nảy sinh lượng mẫu là rất lớn, việc này đòi hỏi KTV có cái nhìn tổng quan và nhạy bén để có thể hoàn thành công việc một cách chất lượng và hiệu quả. Để làm được điều này, Công ty phải thường xuyên đào tạo và cử chuyên gia tiến hành nâng cao trình độ cho các kiểm toán viên và trực tiếp tiến hành thực hiện một công việc cụ thể. Nếu kết quả công việc của chuyên gia không cung cấp được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hoặc kết quả này lại không phù hợp với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được, KTV và công ty kiểm toán cần phải xác định nguyên nhân của những khác biệt. Để thực hiện việc này, KTV có thể trao đổi với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán và với chuyên gia, và có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, hoặc mời một chuyên gia khác hoặc sửa đổi báo cáo kiểm toán của mình. KẾT LUẬN Kiểm toán đang trở thành một thuật ngữ quyen thuộc và một nhu cầu của xã hội hiện đại. Công việc của người KTV khi kiểm toán báo cáo tài chính là xem xét tính chính xác, trung thực hợp lý của các thông tin BCTC trên những khía cạnh trọng yếu. Tất cả các khoản mục có khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đều được kiểm tra một cách chi tiết và cẩn trọng. Trong các khoản mục ấy, Nợ ngắn hạn được coi là một khoản mục quan trọng, Các công nợ này chính là sự phản ánh các mối quan hệ về lợi ích kinh tế với các nhà cung cấp bên ngoài, các nhà tín dụng. Khi tham gia thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và được trực tiếp tham gia công việc kiểm toán, dưới sự chỉ bảo tận tình và định hướng của TS Nguyễn Phương Hoa em đã mạnh dạn chọn đề tài hoàn hiện quy trình kiểm toán Nợ ngắn hạn. Với đề tài này, em hy vọng các nhận định của bản thân và các ý kiến về quy trình kiểm toán là đúng đắn và góp phần hoàn thiện hơn nữa công việc kiểm toán Nợ ngắn hạn. Do hạn chế về nhận thức và thời gian nên trong chuyên đề này có nhiều thiếu sót so với yêu cầu của các thầy cô và so với thực tế. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để em nâng cao chất lượng chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kiểm toán tài chính, GS.TS Nguyễn Quang Quynh – Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội tháng 7 năm 2001. 2.Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán, GS.TS Nguyễn Quang Quynh – Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội tháng 1 năm 2005. 3. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 510 “Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính”. 4. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 620 “Sử dụng tư liệu của chuyên gia”. 5. Một số tài liệu chuyên môn của Deloitte. 6. Một số luận văn tốt nghiệp của các anh chị sinh viên khóa trước. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Báo cáo tài chính BCTC Kiểm toán viên KTV Trách nhiệm hữu hạn TNHH DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 : Bộ máy lãnh đạo tại Deloitte Việt Nam 7 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Công ty theo phòng ban 8 Sơ đồ 1.3. Chương trình Audit System 2 20 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty X 27 Bảng 1.1. Chỉ tiêu tổng hợp 15 Bảng 1.2. Doanh thu theo loại hình khách hàng 16 Bảng 1.3. Doanh thu theo loại hình dịch vụ 16 Bảng 2.1. Trị số PM theo phương pháp tỷ lệ bậc thang 34 Bảng 2.2. Bảng mô hình đảm bảo kiểm toán 37 Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản Nợ phải trả nhà cung cấp chi tiết theo đối tượng 47 Biểu 1.4. Số lượng kiểm toán viên 16 Biểu 1.5. Doanh thu của Công ty: 17 Biểu 1.6. Doanh thu theo loại hình khách hàng: 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11331.doc
Tài liệu liên quan