Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện

Trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần lập thành lưu đồ để có thể dễ dàng nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng của các thủ tục kiểm soát nội bộ. Từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian cho kiểm toán viên. Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên nên thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cả trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ. Ngoài ra để giảm bớt được tính chủ quan của kiểm toán viên trong việc đánh giá tính trọng yếu, công ty I.A nên xây dựng phương pháp thống nhất về quy cách ước lượng mức trọng yếu và việc phân bổ mức rủi ro cho mỗi tài khoản hay khoản mục. Khâu đánh giá khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khâu cần thiết. Do đó công ty nên cụ thể hóa trong các bước công việc của việc đánh giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra chọn mẫu trong kiểm toán là công việc cần thiết vì không thể tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ, nghiệp vụ và do kiểm toán viên quan tâm đến các khía cạnh trọng yếu trên báo cáo tài chính. Mặt khác, bất cứ khi nào kiểm toán viên lựa chọn cách chọn mẫu để kiểm toán thì luôn có rủi ro chọn mẫu, do đó kiểm toán viên phải lựa chọn phương pháp chọn mẫu sao cho rủi ro đó ở mức độ thấp nhất có thể. Và khi chọn mẫu, kiểm toán viên cần chú ý đến sự cần thiết phải xuất hiện của mọi thành phần trong tổng thể: các thành phần thích hợp cho mục đích kiểm tra, các thành phần đặc trưng, các phần tử đặc biệt để có thể khái quát được tổng thể từ mẫu đã chọn. Do đó, để nâng cao chất lượng mẫu chọn trong quá trình kiểm toán chu trình HTK thì KTV nên tiến hành chọn mẫu theo nhiều phương pháp sao cho mẫu chọn mang tính đại diện cao cho tổng thể. Các phương pháp chọn mẫu có thể là: + Chọn mẫu xác suất. + Chọn mẫu phi xác suất. Trong phương pháp chọn mẫu xác suất có ba cách chọn: chọn mẫu dựa vào bảng số ngẫu nhiên, chọn dựa vào chương trình vi tính và chọn mẫu hệ thống. Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất có cách chọn theo khối và chọn theo nhận định của KTV. Bên cạnh việc thực hiện chọn mẫu theo nhận định của KTV thì Công ty kiểm toán cũng nên thực hiện chọn mẫu kiểm toán theo phương pháp xác suất như chọn mẫu dựa theo bảng số ngẫu nhiên, chọn dựa vào chương trình máy vi tính và chọn mẫu theo hệ thống để làm tăng cao khả năng đại diện của mẫu cho tổng thể.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. 2.2. So sánh việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Tại các khách hàng, công ty I.A đều nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, thực hiện thu thập thông tin cơ sở, thông tin pháp lý cũng như các thông tin khác về khách hàng. Tuy nhiên do đặc điểm loại hình doanh nghiệp của khách hàng cũng như do kiểm toán lần đầu đối với ABC và XYZ là khách hàng thường niên của I.A nên trong khâu lập kế hoạch giữa các khách hàng cũng có sự khác nhau. Công ty ABC là doanh nghiệp sản xuất và là khách hàng kiểm toán lần đầu của công ty I.A, I.A đã thu thập đầy đủ thông tin về ABC, chú trọng đến thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro kiểm toán, tìm hiểu kỹ về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty XYZ vừa là khách hàng cũ lại có đặc thù hoạt động đặc biệt, do đó KTV giảm bớt khối lượng công việc nhờ vào sự hiểu biết về khách hàng XYZ có được qua các năm trước thể hiện trên hồ sơ kiểm toán lưu trữ tại công ty. Hơn nữa số dư hàng tồn kho so với tổng tài sản không lớn, do đó công ty cũng đã không thực hiện thủ tục phân tích trong khâu lập kế hoạch này. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán. Trong bước thực hiện kiểm toán và tại cả 2 khách hàng, I.A đều tiến hành thực hiện đối chiếu số dư và số phát sinh, đều thực hiện gửi thư xác nhận tới các khách hàng và sử dụng biên bản đối chiếu công nợ tại cả 2 khách hàng. Sự khác biệt ở chỗ: Tại khách hàng ABC, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, dễ xảy ra các sai phạm có tính trọng yếu, ABC là doanh nghiệp sản xuất nên công ty cử nhân viên kiểm toán đến chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế toán và kiểm toán viên đã chú trọng vào việc sử dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho để phát hiện các sai phạm xảy ra. Tại khách hàng XYZ, do đặc điểm của công ty không sử dụng đến biên bản kiểm kê hàng tồn kho mà chỉ có phiếu giao hàng là chứng từ chủ yếu để hạch toán, mức độ phức tạp của nghiệp vụ đơn giản, sự hiểu biết về khách hàng XYZ của công ty I.A là khá cao, do đó kiểm toán viên tập trung vào thủ tục chọn mẫu hóa đơn để đối chiếu với sổ sách nhằm mục tiêu tính đầy đủ của chứng từ và chọn mẫu nghiệp vụ trên sổ sách để kiểm tra tính có thật của nghiệp vụ. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán. KTV phát hiện các sai phạm xảy ra tại ABC và kiến nghị, trình nhóm trưởng kiểm toán để nhóm trưởng soát xét lại và dựa vào đó lập báo cáo kiểm toán và đưa ra các bút toán điều chỉnh. Công tác hạch toán đối với hàng tồn kho tại công ty XYZ khá đơn giản và kế toán của XYZ có đầy đủ năng lực để thực hiện công tác này, kiểm toán viên sau kiểm toán cũng không phát hiện ra sai phạm nào đối với khoản mục hàng tồn kho. 2.3. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Đông Dương. 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Tại khâu lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng như thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý và các thông tin có liên quan. Sau đó KTV đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho, thực hiện các thủ tục phân tích. KTV dựa trên kinh nghiệm của mình cũng như hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu của công ty để tiến hành đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. KTV tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho rồi thiết kế chương trình kiểm toán. Tùy vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng cũng như việc khách hàng là khách hàng kiểm toán lần đầu hay khách hàng cũ của công ty mà khối lượng công việc có thể được giảm bớt. 2.3.2. Thực hiện kiểm toán. Bước thực hiện tổng hợp. Dựa vào những tài liệu kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị như bảng cân đối phát sinh, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết,... KTV thực hiện đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản kiểm kê, đối chiếu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng tồn kho. Bước thực hiện kiểm tra chi tiết. Công ty cử KTV đi chứng kiến kết quả kiểm kê tại ngày khóa sổ kế toán. KTV tham gia kiểm kê tại thời điểm khóa sổ và tiến hành các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho. Nếu không có điều kiện tham gia vào ngày kiểm kê thì KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán được trích dẫn trong phần phụ lục. Chọn một số nghiệp vụ nhập và một số nghiệp vụ xuất kho kiểm tra xem có tuân thủ các quy trình về nhập – xuất kho, ghi chép, hạch toán đúng quy định và có đầy đủ chứng từ gốc đính kèm hay không. Nếu kết quả tốt thì chấp nhận. Nếu kết quả xấu thì mở rộng phạm vi kiểm tra. Chọn một số hóa đơn để kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ, xem xét xem các hóa đơn được chọn có được phản ánh đầy đủ vào các sổ sách có liên quan hay không. Thực hiện kiểm tra số dư các khoản phải trả, phải thu liên quan đến hàng tồn kho bằng việc gửi thư xác nhận tới bên thứ ba, tập hợp lại trên bảng tổng hợp xác nhận công nợ được trích dẫn trong phần phụ lục số 3. 2.3.3. Kết thúc kiểm toán. KTV đưa ra các vấn đề phát sinh và kiến nghị, nếu có sai phạm KTV tập hợp lại các bút toán điều chỉnh cần thiết. Nếu không có sai phạm trọng yếu, KTV căn cứ trên các bằng chứng thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến xác nhận rằng khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của đơn vị có được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu PHẦN 3. MỘT SỐ í KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRèNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CễNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG 3.1. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương. Sau hơn 2 năm thành lập, Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương đang từng bước phát triển và lớn mạnh. Doanh thu cũng như lượng khách hàng của công ty tăng lên hàng năm. Nhân sự của công ty đều là những người có năng lực và trình độ chuyên môn, mọi nhân viên của công ty đều được tạo điều kiện hết mức để mỗi người phát huy năng lực của mình và nâng cao kiến thức ngành nghề. Công ty đã phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ từ dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế đến dịch vụ định giá tài sản và dịch vụ đào tạo, do đó công việc của công ty đang đi vào nề nếp và ngày một ổn định với những khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực trong nhiều ngành nghề khác nhau thuộc các loại hình khác nhau, từ các công ty TNHH đến các công ty cổ phần hay đơn vị nhà nước…, từ các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng, công nghiệp đến các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hay là thương mại và dịch vụ… Công ty cũng đã có những chính sách làm tăng mối quan hệ với khách hàng như việc tổ chức cho các đơn vị khách hàng cùng các đơn vị thành viên đi học lớp cập nhật kiến thức cùng với nhân viên công ty, điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và giúp nhân viên dễ dàng trong việc nâng cao kiến thưc hơn mà còn giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng và công ty gắn bó hơn, tạo điều kiện cho công tác kế toán ở các đơn vị khách hàng thuận lợi trong việc áp dụng các chính sách mới của nhà nước, khi kiến thức của các đơn vị khách hàng về các chính sách của nhà nước cùng được cập nhật và nâng cao sẽ vô hình làm giảm khối lượng công việc của các kiểm toán viên của công ty khi làm việc với khách hàng, như việc hạch toán sai chế độ hay là việc hạch toán không đúng chính sách nhà nước ở các đơn vị khách hàng giảm đi. Những chính sách khuyến khích nhân viên công ty nhằm nâng cao năng lực như khen thưởng hay những ưu đãi khác cũng giúp cho nhân viên gắn bó với công ty hơn và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín và hình ảnh của công ty. 3.2. Đánh giá chung về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương. 3.2.1. Ưu điểm. 3.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi công ty đã có hợp đồng với công ty khách hàng, ban giám đốc bổ nhiệm trưởng nhóm kiểm toán và nhóm kiểm toán viên. Nếu khách hàng là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì kiểm toán sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm soát, phân tích sơ bộ các khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của công ty khách hàng và cuối cùng là tổng hợp các thông tin thu thập được để lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp và lên chương trình kiểm toán chi tiết. Nếu là khách hàng cũ, mà cụ thể trong trường hợp này là Công ty XYZ thì kiểm toán viên có thể dựa vào tài liệu của các kiểm toán viên năm trước, hồ sơ kiểm toán năm trước và kết hợp xem xét với những thay đổi của công ty trong năm tài chính để đưa ra các nhận định về: + Phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm, phương pháp lập dự phòng… + Hệ thống kiểm soát nội bộ: do Công ty XYZ là khách hàng thường niên nên việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào hồ sơ Kiểm toán năm trước. + Về đánh giá rủi ro trọng yếu trong lập kế hoạch kiểm toán Điều này giúp công ty tiết kiệm được chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. Như vậy công ty có xem xét đến hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp cho khoản mục hàng tồn kho. Tại công ty kiểm toán I.A nêu rõ phần đánh giá rủi ro, trọng yếu với báo cáo tài chính cũng như phân chia mức trọng yếu cho các khoản mục. Như vậy nhóm kiểm toán đã có đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, nhóm kiểm toán cũng đã áp dụng các thủ tục phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể rủi ro. Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cũng xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng. 3.2.1.2. Thực hiện kiểm toán. Nhóm kiểm toán đã thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp bằng các phương pháp quy định là kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và vận dụng thủ tục phân tích để thu thập bằng chứng. Kiểm toán viên cũng đã tham gia công việc kiểm kê hiện vật để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu và tình trạng của hàng tồn kho. Thủ tục kiểm kê hàng tồn kho được chi tiết hoá từng bước công việc tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện. Các bước công việc này đều giúp Kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng cần thiết khi quan sát kiểm kê vật chất với đơn vị khách hàng. Chẳng hạn công việc chuẩn bị kiểm kê với việc quan sát thành phần tham gia kiểm kê, soát xét giấy tờ và phiếu kiểm kê,… cho kiểm toán viên về đánh giá chung về thủ tục kiểm kê của đơn vị. Công việc trong thực hiện kiểm kê như quan sát điều kiện bảo quản hàng tồn kho, kiểm tra về hàng hoá không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, việc đánh dấu hàng đến, việc di chuyển hàng trong kiểm kê, thủ tục chia cắt niên độ…giúp kiểm toán viên có bằng chứng kiểm toán về hàng tồn kho theo các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Đây là bằng chứng tin cậy do kiểm toán viên trực tiếp tiến hành. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho của Công ty I.A đã có các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán và đưa ra các nhận định quan trọng nhất về hàng tồn kho. Và khi thực hiện kiểm toán kiểm toán viên của I.A đã sử dụng kết quả của kiểm toán của các khoản mục liên quan để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Mặt khác các thủ tục này cũng nhằm thoả mãn các cơ sở dẫn liệu như: + Mục tiêu tính hiện hữu, quyền sở hữu của đơn vị: Công ty đã sử dụng kết quả kiểm kê để có nhận định về cách thức lưu kho, quản lý kho hàng. Đối chiếu danh mục hàng tồn kho cuối kỳ với biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của kểm toán viên. + Mục tiêu đầy đủ: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra quá trình ghi sổ bằng việc kiểm tra các nghiệp vụ nhập, xuất hàng tồn kho , kiểm tra thủ tục chia cắt niên độ để khẳng định hàng tồn kho được ghi đúng kỳ, đồng thời các HTK của kỳ sau không được đếm trong quá trình kiểm kê. Mục tiêu đánh giá chính xác: Kiểm tra quá trình đánh giá mua HTK, xuất cho sản xuất, tính giá đơn vị thành phẩm Chọn mẫu mặt hàng để kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho, xem có nhất quán với phương pháp năm trước, có phù hợp với báo cáo tài chính hay không Xem xét cách tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, tính giá thành đơn vị. KTV xem xét phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho thành phẩm, cũng như xem xét việc tập hợp những chi phí đó. Những công việc trên là rất cần thiết vì đã giúp cho KTV nhận định chung về tổng giá trị thành phẩm sản xuất trong kỳ. + Mục tiêu chính xác cơ học: đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết với số liệu đã Kiểm toán năm trước, đối chiếu số liệu bảng cân đối số phát sinh với báo cáo nhập xuất tồn để kiểm tra tính hợp lý của sổ sách, tính chính xác của việc cộng dồn. + Đã xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. 3.2.1.3. Kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành xem xét lại các vấn đề phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính tại Công ty khách hàng và đánh giá, soát xét lại kết quả kiểm toán. Công việc này nhằm giúp cho kiểm toán viên hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán. Thông qua việc tổng hợp bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán, xác nhận mức độ trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu của các khoản mục trên báo cáo tài chính và nêu ra nhận xét, kiến nghị của mình, đồng thời kiểm toán viên đưa ra các bút toán điều chỉnh. Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, I.A đều tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm cho những lần kiểm toán sau được thực hiện tốt hơn, đồng thời nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên đối với công việc của mình. 3.2.2. Những tồn tại. 3.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên chưa lập thành lưu đồ để có thể dễ dàng nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng của các thủ tục kiểm soát nội bộ. Do đó chưa tiết kiệm được thời gian cho kiểm toán viên. Nhóm kiểm toán cũng chưa xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng trên từng cơ sở dẫn liệu. Ngoài ra khi đánh giá tính trọng yếu Công ty I.A chưa xây dựng phương pháp thống nhất về quy cách ước lượng mức trọng yếu và việc phân bổ mức rủi ro cho mỗi tài khoản hay khoản mục, nên chưa giảm bớt được tính chủ quan của kiểm toán viên trong việc đánh giá. 3.2.2.2. Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, công ty đã có quy định kiểm tra đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhưng chưa nêu cụ thể trong các bước tiến hành việc kiểm tra. Đối với công ty XYZ không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên không cần phải kiểm tra, nhưng đối với các đơn vị khách hàng khác thì việc làm này là cần thiết, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể hơn. Các kiểm toán viên chưa kết hợp được việc sử dụng các hình thức chọn mẫu trong kiểm toán. Việc chọn mẫu tại Công ty I.A là chọn mẫu dựa theo kinh nghiệm của kiểm toán viên nên không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả trong quá trình kiểm toán. 3.2.2.3. Kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên đã không xem lại kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở giai đoạn soát xét tổng thể để xem xét lại sự phù hợp của các đánh giá. 3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương. 3.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. Những năm gần đây nền kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp. Sự sụp đổ của hàng loạt các công ty lớn cũng như các ngân hàng trên thế giới đã kéo theo những ảnh hưởng có tính chất tiêu cực tới sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia trên thế giới và cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Từ sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán mới xuất hiện ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã tin tưởng vào một viễn cảnh tốt đẹp của nền kinh tế Việt Nam nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng ảo. Ngay sau đó những mặt yếu kém của nền kinh tế đã bắt đầu bộc lộ mà trong đó lạm phát là một vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội nói chung, sức mua của người tiêu dùng giảm và nền kinh tế của chúng ta lại đứng trước nguy cơ giảm phát. Hàng loạt các biện pháp đã được các nhà hoạch định chính sách đưa ra nhằm ứng biến với tình hình lạm phát và giảm phát hiện nay như là việc ngân hàng từng có một thời kỳ tăng lãi suất tiền gửi lên đến chóng mặt nhằm giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế để kìm hãm lạm phát, sau đó ngay cả các chính sách về thuế mới của nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để phát triển hoạt động kinh doanh cũng không nằm ngoài mục đích kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Nhưng thiết nghĩ đó chỉ là những biện pháp trong ngắn hạn. Đứng trước hàng loạt vụ gian lận lịch sử bị phanh phui cũng như sự sụp đổ của hàng loạt các công ty và ngân hàng lớn trên thế giới, người ta không thể không nghĩ đến câu hỏi: “Vậy Kiểm toán đứng ở đâu?” Ngay cả các công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới cũng không tránh khỏi các vụ bê bối này. Các gian lận xảy ra thường do các kế toán trưởng lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán đã phù phép báo cáo tài chính một cách tinh vi mà ngay cả các công ty kiểm toán lớn nhất thế giới khi áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết cũng đã không phát hiện ra các gian lận này. Các gian lận thường là do kế toán sử dụng các ước tính kế toán để phù phép báo cáo tài chính mà trong đó hàng tồn kho là một khoản mục dễ xảy ra gian lận nhất. Chính vì thế mà hàng tồn kho luôn luôn được đánh giá là một khoản mục có tính trọng yếu trên bảng cân đối kế toán và rất dễ xảy ra các gian lận, sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến bảng cân đối kế toán cũng như dẫn đến sự ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Hơn thế nữa tuy kiểm toán là một ngành nghề có mặt ở Việt Nam được hơn 15 năm nay nhưng mới chỉ thực sự bắt đầu được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây, nếu nói so với thế giới thì kiểm toán Việt Nam còn quá non trẻ. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính nói chung cũng như hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản mục, các chu trình mà đặc biệt là việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho nói riêng để góp phần minh bạch hóa các thông tin tài chính, để các thông tin tài chính không còn là ảo và đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng lạm phát và giảm phát, tăng trưởng đi lên là một điều cần thiết và là một tất yếu khách quan. 3.3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương. Trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần lập thành lưu đồ để có thể dễ dàng nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng của các thủ tục kiểm soát nội bộ. Từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian cho kiểm toán viên. Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên nên thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cả trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ. Ngoài ra để giảm bớt được tính chủ quan của kiểm toán viên trong việc đánh giá tính trọng yếu, công ty I.A nên xây dựng phương pháp thống nhất về quy cách ước lượng mức trọng yếu và việc phân bổ mức rủi ro cho mỗi tài khoản hay khoản mục. Khâu đánh giá khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khâu cần thiết. Do đó công ty nên cụ thể hóa trong các bước công việc của việc đánh giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra chọn mẫu trong kiểm toán là công việc cần thiết vì không thể tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ, nghiệp vụ và do kiểm toán viên quan tâm đến các khía cạnh trọng yếu trên báo cáo tài chính. Mặt khác, bất cứ khi nào kiểm toán viên lựa chọn cách chọn mẫu để kiểm toán thì luôn có rủi ro chọn mẫu, do đó kiểm toán viên phải lựa chọn phương pháp chọn mẫu sao cho rủi ro đó ở mức độ thấp nhất có thể. Và khi chọn mẫu, kiểm toán viên cần chú ý đến sự cần thiết phải xuất hiện của mọi thành phần trong tổng thể: các thành phần thích hợp cho mục đích kiểm tra, các thành phần đặc trưng, các phần tử đặc biệt để có thể khái quát được tổng thể từ mẫu đã chọn. Do đó, để nâng cao chất lượng mẫu chọn trong quá trình kiểm toán chu trình HTK thì KTV nên tiến hành chọn mẫu theo nhiều phương pháp sao cho mẫu chọn mang tính đại diện cao cho tổng thể. Các phương pháp chọn mẫu có thể là: + Chọn mẫu xác suất. + Chọn mẫu phi xác suất. Trong phương pháp chọn mẫu xác suất có ba cách chọn: chọn mẫu dựa vào bảng số ngẫu nhiên, chọn dựa vào chương trình vi tính và chọn mẫu hệ thống. Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất có cách chọn theo khối và chọn theo nhận định của KTV. Bên cạnh việc thực hiện chọn mẫu theo nhận định của KTV thì Công ty kiểm toán cũng nên thực hiện chọn mẫu kiểm toán theo phương pháp xác suất như chọn mẫu dựa theo bảng số ngẫu nhiên, chọn dựa vào chương trình máy vi tính và chọn mẫu theo hệ thống để làm tăng cao khả năng đại diện của mẫu cho tổng thể. KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, theo lộ trình gia nhập WTO đến năm 2012 Việt Nam phải hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo tiêu chuẩn của WTO - một nền kinh tế không có sự bảo hộ của nhà nước, không có sự ưu đãi cũng như không có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp mà chỉ có sự phân biệt doanh nghiệp theo quy mô, tất cả các doanh nghiệp đều phải tự lực cánh sinh, nhất là khi đối mặt với sự tràn vào của hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy mà ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước cần phải tự tăng cường sức mạnh cho chính mình. Với xu thế đó thì kiểm toán đóng vai trò là những bác sỹ không thể thiếu cho nền kinh tế và chính các doanh nghiệp kiểm toán cũng càng cần phải tự nâng cao năng lực của chính mình. Dù đất nước hiện nay đang đứng trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và nền kinh tế có những biến động phức tạp gây nhưng tương lai đất nước những năm sắp tới sẽ còn hứa hẹn nhiều sự chuyển biến hơn nữa cả về kinh tế lẫn các mặt của đời sống văn hóa xã hội… đặc biệt sẽ còn hứa hẹn nhiều hơn nữa sự phát triển của thị trường kiểm toán Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kiểm toán tài chính do Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ đồng chủ biên - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 05/2006. 2. Lý thuyết Kiểm toán. Gs.Ts.NGƯT. Nguyễn Quang Quynh. Nhà xuất bản Tài chính 2005. 3. Giáo trình Kiểm toán do GS.TS Vương Đình Huệ chủ biên. Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội 2004. 4. Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn (Nhà xuất bản tài chính) 5. Hệ thống các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 6. Tạp chí kế toán, Kiểm toán. 7. Các tài liệu làm việc của Kiểm toán viên công ty I.A. 8. Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC tại công ty I.A. 9. Hồ sơ kiểm toán khách hàng XYZ tại công ty I.A. Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho Mục tiêu - Hàng tồn kho được hạch toán, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu) - Giá trị của hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (FIFO – nhập trước xuất trước, PUMP – giá bình quân gia quyền, LIFO – Nhập sau xuất trước) (tính chính xác) - Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác ( tính đầy đủ, tính hiện hữu) - Giá trị của hàng tồn kho được xác minh; các khoản dự phòng giảm giá cần thiết được hạch toán ( giá trị, cách trình bày) Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Tổng quát Thu thập thông tin về chính sách kế toán áp dụng: phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ (như kê khai thường xuyên, kiểm kê thực tế) và xác định giá hàng tồn kho (như giá đích danh, LIFO, FIFO, giá bình quân) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính. 2. Thủ tục phân tích 2.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có). 2.2. So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có). 2.3. Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến 2.4. So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm , tìm ra những biến động lớn, bất thường và giải thích nguyên nhân. 3. Kiểm tra chi tiết Nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm và hàng hoá 3.1. Chứng kiến vào cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán (nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và nếu thời điểm được chỉ định làm kiểm toán trước thời điểm khoá sổ). 3.1.1. Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho hay không 3.1.2. Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn 3.1.3. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc hàng thừa. 3.1.4. Đảm bảo rằng các khoản mục bị loại ra khỏi danh mục hàng tồn kho (hàng giữ hộ người khác…) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, được cộng và ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra. 3.1.5. Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ, gửi thư xác nhận bên gửi hàng hoặc giữ hàng về số lượng chất lượng. 3.1.6. Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê. 3.2. Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ : 3.2.1 Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện ...) 3.2.2 Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được. 3.2.3 Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểm toán (nếu có thể). 3.3. Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê nhập xuất tồn và Biên bản kiểm kê) và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC và số liệu kiểm kê. 3.4. Kiểm tra các phát hiện trong kiểm kê đã được khách hàng xử lý hay chưa và có hợp lý hay không? Trong trường hợp chưa được xử lý thì cần phải xử lý như thế nào? 3.5. Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của các tài khoản hàng tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường này. 3.6. Kiểm tra chọn mẫu ....... nghiệp vụ nhập xuất kho để đảm bảo rằng qui định nội bộ của khách hàng về quản lý và mua sắm hàng tồn kho được thực hiện trên thực tế (đảm bảo nguyên tắc phê duyệt, nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm). Các phiếu nhập phiếu xuất có đầy đủ nội dung qui định và chữ ký của những người có liên quan và phù hợp với chứng từ gốc đi kèm (hóa đơn mua hàng, lệnh xuất kho...) 3.7 Chọn ...... nghiệp vụ nhập, xuất kho trước và sau ngày khóa sổ kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ. 3.8. Kiểm tra phương pháp tính giá 3.8.1 Xem xét phương pháp xác định giá trị hàng nhập kho (nguyên tắc phân bổ các loại chi phí mua hàng). 3.8.2 Kiểm tra phương pháp tính giá hàng tồn kho có được áp dụng đúng trên thực tế hay không, nhất quán trong năm và năm trước hay không ? Trường hợp áp dụng không nhất quán trong năm và năm trước cần chỉ ra ảnh hưởng của sự thay đổi này và lý do của sự thay đổi. 3.8.3 Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách so sánh đơn giá ghi sổ với đơn giá mua hàng tồn kho và giá bán hàng tồn kho tính đến thời điểm thực hiện kiểm toán. Trường hợp có sự giảm giá hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho thuộc loại hàng thực tế có những biến động đáng kể từ thời điểm khóa sổ kế toán cần thu thập thêm bằng chứng (hóa đơn mua hàng, thông tin về giá trên các phương tiện thông tin đại chúng...) đồng thời đối chiếu với số dự phòng đã được trích lập. 3.8.4 Thu thập và kiểm tra chênh lệch giá trị hàng tồn kho với các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho khác nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước theo qui định của chuẩn mực kế toán. 3.9 Chọn mẫu các khoản mục hàng tồn kho quan trọng thực hiện đối chiếu giữa thẻ kho, sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, biên bản kiểm kê và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 3.10 Kiểm tra phiếu nhập kho đầu năm sau đối với hàng mua đang đi đường để đảm bảo rằng giá trị và số lượng ghi sổ cuối năm là hợp lý 3.11 Thu thập phiếu xuất, biên bản giao nhận, thỏa thuận hoặc hợp đồng đại lý có liên quan đến hàng gửi bán tại thời điểm cuối năm. Kiểm tra việc quyết toán các lô hàng này trong đầu năm tiếp theo để đảm bảo rằng việc ghi nhận hàng gửi đi bán là hợp lý. 3.12 Kiểm tra việc phân loại và trình bày hàng tồn kho trên BCTC. 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4.1 Thu thập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4.2 Kiểm tra mức độ hợp lý của việc lập dự phòng - Kiểm tra cơ sở của việc trích lập dự phòng (tính toán lại một số khoản). - Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá trên thị trường tại thời điểm cuối niên độ kế toán, có xem xét đến đơn giá sau ngày khoá sổ kế toán nếu cấn thiết (thực hiện kết hợp với bước 3.8.3) 4.3 Xem xét việc hạch toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng 4.4 Tìm kiếm các hàng tồn kho đủ điều kiện lập dự phòng nhưng chưa ghi nhận. Trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý. 5. Thu thập và xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp, hoặc hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. 6. Kết luận 6.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. 6.2. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. 6.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán Phụ lục 2: Thông tin chứng kiến kiểm kê. Cỏc chỉ dẫn và yờu cầu Mục đích của việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho là để xác định (1) hàng tồn kho là có thực, (2) số lượng ghi sổ phản ánh đúng số lượng thực tế tồn kho tại ngày chứng kiến, và (3) hàng tồn kho vẫn có thể sử dụng được và có thể bán được ( không bị hư hỏng hoặc lỗi thời). Danh mục kiểm tra dưới đây bao gồm các thông tin cần thu thập và các kỹ thuật kiểm toán thông thường cần thực hiện trong quá trỡnh chứng kiến kiểm kờ, bao gồm cả thủ tục kiểm tra ghi sổ hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Danh mục kiểm tra không phải là tất cả các nội dung cần thực hiện cho mọi cuộc chứng kiến kiểm kê. Do vậy nó cần được bổ sung thêm các thủ tục thích hợp khi thấy cần thiết. Một số cõu hỏi cú thể là khụng thớch hợp trong một số tỡnh huống. Cỏc cõu hỏi khụng ỏp dụng cần được ghi rừ là N/A (khụng ỏp dụng). Cỏc cõu trả lời [KHễNG] cần được giải thích cụ thể trong phần GHI CHÚ hoặc tại trang giấy làm việc kèm theo được đánh tham chiếu đến câu hỏi liên quan. Danh mục kiểm tra được lập bởi mỗi nhân viên đại diện Đông Dương chịu trách nhiệm chứng kiến kiểm kê tại hiện trường và cần được hoàn thành trước khi rời khỏi địa điểm kiểm kê. Danh mục kiểm tra này có thể được sử dụng để thay thế cho Biên bản ghi nhớ về chứng kiến kiểm kờ hàng tồn kho. Mụ tả về hàng tồn kho Loại hàng tồn kho: Nguyờn vật liệu * Sản phẩm dở dang * Cụng cụ dụng cụ * Khỏc Hàng hoỏ * Hàng tồn kho đặc biệt (ghi chép chi tiết phục vụ cho cụng việc kiểm toỏn tiếp sau): Tại địa điểm kiểm kê: Hàng đó nhận được hoá đơn nhưng chưa về Hàng đó nhận nhưng chưa có hoá đơn Hàng tồn kho đang nhận giữ hộ Hàng đó bỏn nhưng chưa xuất khỏi kho Ngoài địa điểm kiểm kê:Hàng đang ở ngoài địa điểm kiểm kê Hàng đang chuyển đi cho khách hàng Hàng do nhà cung cấp đang chuyển đến Hàng gửi đi bán Các hàng tồn kho có tính đặc biệt Lỗi thời * Chuyển động (ví dụ xăng trong đường ống chyền dẫn) * Hư hỏng * Tớnh kỹ thuật đặc thù * Đơn đặt hàng đặc biệt * Dưới đây là danh mục chi tiết của hàng tồn kho phân loại theo tiêu thức trên: Phương pháp kiểm đếm Loại hàng tồn kho Địa điểm lưu kho Phương pháp kiểm kê và xác định số lượng Giỏ trị xấp xỉ Hướng dẫn kiểm kê C K Ghi chỳ 1. Khách hàng có những hướng dẫn đầy đủ bằng văn bản cho từng giai đoạn kiểm kê thực tế hàng tồn kho không? (Mô tả lại những điểm thiếu sót cần chú ý, nếu cú) Thu thập bản copy cỏc tài liệu hướng dẫn kiểm kê, lưu vào phần giấy làm việc trong Hồ sơ kiểm toán và xem xét những nội dung dưới đây của tài liệu hướng dẫn kiểm kê trên cơ sở đánh giá sự đầy đủ, thích hợp của chúng: Tên của những người lập và phê duyệt hướng dẫn kiểm kê Ngày, giờ thực hiện kiểm kờ Tên của những người chịu trách nhiệm giám sát cuộc kiểm kê Kế hoạch sắp xếp và phân loại hàng tồn kho, bao gồm cả cách thức thực hiện đối với sản phẩm dở dang để phục vụ cho việc xác định thời điểm chia cắt Dự tớnh cho việc kiểm soát nhận hàng hay giao hàng trong thời gian đang thực hiện kiểm kê và dự tính cho việc thực hiện kiểm đếm đối với hàng tồn kho chuyển động trong trường hợp nhà máy không thể dừng hoạt động Hướng dẫn việc ghi chép, mô tả các khoản mục hàng tồn kho và cách xác định số lượng của chúng (ví dụ: đếm, cân, đo, hoặc cách đo lường khác) Hướng dẫn xác định hàng tồn kho lỗi thời, hư hỏng, chậm luân chuyển Hướng dẫn sử dụng thẻ hoặc phiếu kiểm kê (bao gồm cả cách phát ra, thu về và kiểm soát) Hướng dẫn cách đánh dấu hàng tồn kho đó được đếm để tránh việc đếm hai lần hoặc bỏ sót Kế hoạch xác định lượng hàng tồn kho ngoài địa điểm kiểm kê (Lịch kiểm kê, nhân sự và phương thức thực hiện). Hướng dẫn việc rà soát và phê duyệt kết quả kiểm kê của phụ trách bộ phận hoặc người giám sát Hướng dẫn ghi chép lại thông tin trên các thẻ/ phiếu kiểm kê gốc, các thẻ/phiếu kiểm kê đó được sử dụng sang các Tờ tổng hợp kết quả kiểm kê cuối cùng. Các nhân viên của Công ty có hiểu và thực hiện đúng các hướng dẫn kiểm kê không? Các loại hàng tồn kho có được sắp xếp trước một cách ngăn nắp để thuận tiện cho việc kiểm đếm không? Các loại hàng tồn kho có được phân loại hợp lý để thuận tiện cho việc kiểm đếm trong và sau khi kiểm kờ khụng ? Cỏc nhóm kiểm kê có được giám sát thích đáng không? Thủ tục kiểm đếm C K Ghi chỳ Các nhóm kiểm kê có được phân công kiểm đếm hàng tồn kho mà họ thường chịu trách nhiệm quản lý khụng? Nếu khụng, nhúm kiểm kờ cú quen, biết hàng tồn kho khụng? Trong nhóm kiểm kê có người chịu trách nhiệm về xác định phẩm chất của hàng tồn kho không? Người kiểm đếm có thực hiện công việc một cách có hệ thống và khoa học không? Nhóm kiểm kê có tiến hành một cách độc lập, không tham khảo ghi chép trên sổ kế toán trong suốt quỏ trỡnh kiểm đếm không? Sau đó, có người nào được phân công để so sánh kết quả kiểm đếm với số liệu trên sổ kế toán và tỡm nguyờn nhõn chờnh lệch khụng? Kết quả kiểm kê có được kiểm tra lại hoặc các danh mục hàng tồn kho có được đếm lại bởi một người khác với người kiểm đếm lần đầu hay không? Những người đếm lại có thực hiện độc lập, không tham khảo kết quả của người kiểm đếm đầu tiên không? Tất cả các hàng tồn kho có được kiểm kê bằng cách đếm thực thể thực tế không? (Nếu không, hóy mô tả phương pháp được sử dụng để ước tính số lượng) Nếu sản phẩm dở dang được đánh giá là trọng yếu, hóy chỉ ra cỏch xỏc định giá trị sản phẩm dở dang (ví dụ như: tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành, …); nhân viên và cấp quản lý sẽ ỏp dụng phương pháp này như thế nào? Nếu một phần của hàng tồn kho đó được kiểm đếm trước, phần nhập và xuất sau đó có được chỉ rừ trong thẻ/phiếu kiểm kờ khụng, hoặc cú được kiểm soát một cách có hiệu quả bởi các quy trỡnh/thủ tục khỏc khụng? Những hàng tồn kho thuộc bên thứ ba đang có tại khu vực kiểm kê có được đếm khi thực hiện kiểm kê không? Nếu không, thông tin về các hàng hoá này có được ghi chép đầy đủ để phục vụ cho việc xác minh sau này không? Nếu hàng tồn kho của Khách hàng đang gửi tại kho của bên thứ ba là trọng yếu, có nhân viên nào được cử sang kiểm kê thực tế tại đó không? Nếu không, thông tin về các hàng hoá này có được ghi chép đầy đủ để phục vụ cho việc xác minh sau này không? Các thẻ/phiếu kiểm kê đó đánh số có được sử dụng và ghi chú đầy đủ thông tin để có thể đối chiếu với Tờ tổng hợp kết quả kiểm kê cuối cùng (sổ kế toán) không? (nếu thẻ/phiếu kiểm kê không được sử dụng, hóy mụ tả lại biện phỏp đó dựng, bao gồm cả thủ tục đó sử dụng để đảm bảo tất cả loại hàng tồn kho đều đó được kiểm đếm) Số lượng cuối cùng thể hiện trong Tờ tổng hợp kết quả kiểm kê cuối cùng có phải là số được đếm và ghi chép thực tế không? (Nếu không, giải thích rừ những thay đổi do việc nhập, xuất hàng sau đó,…) Thủ tục chia cắt niên độ C K Ghi chỳ Những thủ tục của khách hàng có bao gồm việc thu thập thông tin về chia cắt niên độ không? Thông tin trên các phiếu Xuất - Nhập kho cuối cùng ngay trước khi kiểm kê và đầu tiên ngay sau khi tiến hành kiểm kê có được ghi chép và copy lại không? Hoạt động sản xuất có tạm dừng trong thời gian thực hiện kiểm kê không? (Nếu không, hóy mụ tả cỏch thức đó sử dụng để kiểm soát sự di chuyển của nguyên vật liệu.) Hoạt động giao và nhận hàng có tạm dừng trong thời gian kiểm kê không? Nếu không, hóy mụ tả thủ tục được áp dụng để đảm bảo tính đúng đắn của việc chia cắt niên độ. Những mặt hàng trong khu vực giao/nhận hàng có được xếp riêng ra để phân biệt với những mặt hàng đó hoàn tất thủ tục nhập kho (bao gồm cả hàng nằm trong kho và ở ngoài kho) khụng? Nếu khách hàng có nhiều địa điểm lưu kho, hóy mụ tả những thủ tục để phản ánh hàng tồn kho luân chuyển nội bộ trong thời gian kiểm kê. Sự lỗi thời và bảo vệ hàng hoỏ Mô tả ngắn gọn thủ tục mà khách hàng áp dụng để xác định hàng hóa kém phẩm chất, lỗi thời và hàng chậm luõn chuyển Mô tả ngắn gọn những điểm yếu (nếu có) của các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ hàng tồn kho của khách hàng. Thủ tục kiểm kờ chọn mẫu Việc kiểm đếm và ghi chép của có thực sự được KTV chứng kiến ? Việc độc lập kiểm đếm mẫu có được thực hiện và ghi chép lại trên giấy làm việc hay không? (sử dụng mẫu GLV về kiểm kê chọn mẫu) Việc kiểm đếm mẫu có được thực hiện nhiều hơn so với dự kiến ban đầu không? (chỉ rừ chi tiết mẫu đó mở rộng) Những sai sút tại hiện trường được phát hiện do kiểm đếm mẫu có được điều chỉnh lại không? Nếu có những sai sót đáng kể (lớn) được phát hiện, nhân viên của Khách hàng có đếm lại ở các khu vực có sai sót không? KTV có xem xét lại khu vực mà khách hàng tiến hành kiểm đếm lại để có kết luận cuối cùng không? Việc kiểm mẫu có được thực hiện để đảm bảo sự mô tả hàng tồn kho, mức độ hoàn thành và đơn vị đo lường của chúng được ghi chép đúng đắn không? Việc quan sát có được thực hiện để chắc chắn rằng tất cả các mặt hàng đều được đánh dấu bằng thẻ/phiếu kiểm kê hoặc áp dụng cách khác để chú ý khụng? (mụ tả ngắn gọn cỏch mà KTV đó dựng nếu Khỏch hàng khụng sử dụng thẻ/phiếu kiểm kờ) Nếu các Biên bản kiểm kê (đó cú sẵn tờn hàng tồn kho) được sử dụng, mẫu lựa chọn của KTV có bao gồm một số mặt hàng có tại hiện trường và một số mặt hàng trong Biên bản kiểm kê không?(để phát hiện những hàng chưa được liệt kê vào danh mục kiểm kê) Nếu có một số lượng lớn nguyên vật liệu vẫn cũn nguyờn bao bỡ, cú phải chỳng được đóng gói bởi người bán không? Nếu việc đóng gói được thực hiện bởi khách hàng, KTV có kiểm tra chọn mẫu một số bao hàng đó không? (Ít nhất là kiểm tra những mặt hàng có giá trị) Do tất cả hoặc một phần quỏ trỡnh chứng kiến kiểm kờ của KTV là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các ghi chép trên Sổ kế toán của Khách hàng. Hóy mụ tả ngắn gọn cỏch thức và thủ tục kiểm soỏt đó thực hiện để đảm bảo rằng các ghi chép đó là tin cậy được và hoàn thành các nội dung sau: Mẫu lựa chọn của KTV cú bao gồm một số mặt hàng có tại hiện trường và một số mặt hàng trong Sổ kế toán của khách hàng không? Tất cả các kết quả kiểm đếm mẫu của KTV có được đối chiếu lại với sổ kế toán không? Nếu không, trên giấy làm việc có đủ thông tin để có thể thực hiện việc đối chiếu sau này khụng? KTV có xem xét lại sổ kế toán của khách hàng và phát hiện các điều chỉnh có số lượng lớn không? Những thông tin về chia cắt niên độ đó ghi chộp cú được đối chiếu tới những ghi chép tương ứng trên sổ kế toán không? Cỏc quan sỏt của KTV có bao quát được tất cả hàng tồn kho thuộc khu vực mà mỡnh chịu trỏch nhiệm chứng kiến kiểm kờ khụng? (Nếu khụng, hóy chỉ ra những mặt hàng được cất giữ ở bên ngoài khu vực, bao gồm cả hàng gửi bán, và ước tính số lượng của chúng) Mụ tả cỏc thủ tục mà KTV đó ỏp dụng để đảm bảo rằng danh mục hàng tồn kho không bị thêm vào sau khi KTV chứng kiến kiểm kê (ví dụ: thu thập danh sách số thẻ/phiếu kiểm kê đó sử dụng, thu thập bản copy cỏc biờn bản kiểm kờ, hoặc danh mục số chủng loại mặt hàng trờn mỗi tờ Biờn bản) KTV có liệt kê tất cả các hàng tồn kho chủ yếu bị lỗi thời hoặc chậm luân chuyển đó phỏt hiện trong quỏ trỡnh chứng kiến kiểm kờ khụng? (bao gồm tờn hàng và nhõn viờn mà KTV đó trao đổi về các hàng tồn kho đó) Tổng hợp thụng tin Nếu số lượng hàng tồn kho đó đếm được quy đổi về một đơn vị đo lường khác trên Báo cáo kết quả kiểm kê chính thức, KTV có thu thập các thông tin cần thiết để kiểm tra lại sự quy đổi đó không? Số liệu và thông tin về cuộc kiểm kê có được ghi rừ ràng và đánh dấu bỏ những dũng trống khụng? Các chi tiết về tổng hợp kết quả kiểm kê của Khách hàng đó cú sẵn để KTV đối chiếu lại kết quả kiểm mẫu của mỡnh với Bỏo cỏo kết quả kiểm kờ chớnh thức khụng? (Nếu khụng, mụ tả lại cỏch thức mà KTV đó ỏp dụng để có thể đối chiếu được kết quả kiểm tra của mỡnh với Bỏo cỏo kết quả kiểm kờ chớnh thức) Những vấn đề khác Hóy ghi lại cỏch thức mà khỏch hàng sẽ ỏp dụng để cải thiện các thủ tục kiểm kê của mỡnh trong tương lai. Hóy đưa ra cách thức mà KTV thấy có thể giúp cho thủ tục kiểm kê của khách hàng trong tương lai được thực hiện có hiệu quả hơn. Kết luận Dựa trên kết quả mà tôi (chúng tôi) có được trong quá trỡnh quan sỏt kiểm kờ, theo ý kiến tụi (chỳng tụi) cỏc tài liệu ghi chộp về cuộc kiểm kờ của Khỏch hàng phản ánh đúng số lượng hàng tồn kho thực tế, ngoại trừ các vấn đề dưới đây. Hơn nữa, dựa trên sự quan sát và điều tra của tôi (chúng tôi), theo ý kiến tụi (chỳng tụi) hàng tồn kho cú thể sử dụng được và có thể bán được, trừ các vấn đề dưới đây. Ngoại trừ: Thông tin chia cắt niên độ Tờn nhà cung cấp hoặc khỏch hàng Ngày Số tham chiếu hoặc mụ tả (A) Nguyên vật liệu đó bao gồm trong hàng tồn kho chưa?(B) Số tiền trên Hoá đơn (nếu có) Giao dịch được ghi nhận đúng kỳ không? (C) Nhận hàng (D) Giao hàng (D) Ghi chỳ: - Mụ tả nguồn tham chiếu - Đối với hàng nhận, cố gắng xác định vị trí của nguyên vật liệu đó liệt kờ và tỡm hiểu xem chỳng cú được đánh dấu không (hoặc xếp riêng ra, nếu chúng chưa được kiểm kê) để trả lời cho câu hỏi này. Câu trả lời của bạn không nên chỉ dựa vào số liệu về nhận hàng như trong Báo cáo nhận hàng. Đối với hàng giao, kiểm tra tài liệu giao hàng,… , các vận đơn. - Sau khi quan sỏt kiểm kờ, thu thập các hoá đơn (biên bản giao nhận) của nhà cung cấp hoặc chụp lại hoá đơn (biên bản giao nhận) của Khách hàng và đối chiếu với các tài liệu ghi chép của Khách hàng để trả lời cho câu hỏi này. - Trường hợp thẻ giao nhận đó đánh số sẵn được sử dụng, ghi lại số cuối cùng và các số chưa sử dụng trước đó. Trường hợp thẻ giao nhận đó đánh số sẵn không được sử dụng, thu thập về một vài lần giao, nhận hàng ngay trước ngày kiểm kê. Đối với những xe chở nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra trong khu vực kiểm kê, cần ghi lại số xe, số lượng hàng trên xe, hàng đó có bao gồm trong hàng tồn kho không. Kiểm soỏt tờ/thẻ/phiếu kiểm kờ Tên người hoặc khu vực (A) Số tờ/thẻ/phiếu kiểm kờ (B) Số phỏt ra Sử dụng Khụng sử dụng Huỷ Giải thớch (C) Ghi chỳ: - Ghi tên nguời hoặc khu vực sử dụng tờ/thẻ/phiếu kiểm kê đó phỏt ra - Chỉ rừ phạm vi cỏc số sử dụng cho mỗi loại. Cỏc số đó sử dụng, khụng sử dụng hay huỷ bỏ phải được ghi chép lại như số phát ra. - Đưa ra giải thớch cho những thẻ/phiếu hoặc tờ kiểm kờ Kiểm kờ chọn mẫu KTV chứng kiến kiểm kờ Tờn khỏch hàng Trang Tham chiếu Kho Nhà Tầng Bộ phận Phũng ban Ngày Thời gian Từ đến Mức độ hoàn thành, mô tả, điều kiện, … Số phiếu kiểm kờ Tờn hàng tồn kho Đơn vị Số lượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ………………….……………………………………….. PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG …………………………….……………. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương …………………………………………………. 1.2. Các hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương ………... 1.2.1. Các dịch vụ chính của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương ….. 1.2.2. Các nhóm khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương ............................................................................. 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương ............................................................................................... 1.3.2. Tổ chức nhân sự của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.......... 1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.. 1.5. Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương …… 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương trong những năm gần đây ………………………………………... PHẦN 2. THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG ….………. 2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện ……………………………………………… 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về khách hàng ABC và khách hàng XYZ ……… 2.1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng ABC. 2.1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán …………………………………………. 2.1.2.2. Thực hiện kiểm toán ...................................................................... 2.1.2.3. Kết thúc kiểm toán ......................................................................... 2.1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng XYZ. 2.1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ................................................................. 2.1.3.2. Thực hiện kiểm toán ...................................................................... 2.1.3.3. Kết thúc kiểm toán ........................................................................ 2.2. So sánh việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ ..................................... 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán .................................................................... 2.2.2. Thực hiện kiểm toán ......................................................................... 2.2.3. Kết thúc kiểm toán ............................................................................ 2.3. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Đông Dương ............. 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán .................................................................... 2.3.2. Thực hiện kiểm toán ......................................................................... 2.3.3. Kết thúc kiểm toán ............................................................................ PHẦN 3. MỘT SỐ í KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRèNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CễNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG ................................................................. 3.1. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương ........................................................................................ 3.2. Đánh giá chung về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương ........................................................................................ 3.2.1. Ưu điểm ............................................................................................ 3.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán ................................................................. 3.2.1.2. Thực hiện kiểm toán ...................................................................... 3.2.1.3. Kết thúc kiểm toán ………………………………………………. 3.2.2. Những tồn tại .................................................................................... 3.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................... 3.2.2.2. Thực hiện kiểm toán ...................................................................... 3.2.2.3. Kết thúc kiểm toán ........................................................................ 3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương ........................................................................ 3.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính ...................... 3.3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương ......................................................... ....... KẾT LUẬN ................................................................................................ Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................... Phần phụ lục ............................................................................................... 1 2 2 3 3 5 6 6 8 9 11 18 20 20 20 21 21 29 31 34 34 40 41 42 43 43 44 44 44 45 46 47 47 48 48 48 49 51 52 52 52 52 53 53 54 57 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21958.doc
Tài liệu liên quan