Chuyên đề Hoạt động truyền thông của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam

Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải thực sự trở thành một diễn đàn nghề nghiệp sôi nổi,nơi mà các tổ chức,cá nhân hoạt động kinh doanh đến giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tìm hiểu thông tin về thị trường dịch vụ,học tập các kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thực hiện quảng cáo,truyền thông thành công.Thông qua diễn đàn này,các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn về vai trò,sức mạnh của quảng cáo trong hoạt động cạnh tranh và hiểu rằng quảng cáo sẽ là một công cụ hiệu quả nhất cho việc tạo dựng hình ảnh của công ty trên thị trường.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần phải thành lập các bộ phận chuyên môn để tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu quảng bá thương hiệu,hình ảnh của mình,giúp các doanh nghiệp này có thể hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quảng cáo,những chiến dịch quảng cáo và những công ty quảng cáo phù hợp với mục tiêu,ngân sách của công ty.Có như vậy hiệp hội quảng cáo Việt Nam mới thật sự phát huy vau trò của hiệp hội nghề nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ,hàng hóa ở Việt Nam tăng trưởng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần phải xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ quảng cáo cho các cấp quản trị tại Việt Nam hiểu và hiểu sâu sắc về tầm quan trọng và lợi ích mà quảng cáo mang lại cho họ.Hiệp hội cần phải trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam trong việc tập hợp các vấn đề đáng quan tâm của ngành,để kiến nghị lên chính phủ để xuất các biện pháp giải quyết với mục tiêu hỗ trợ hết mình cho ngành.Có chính sách hỗ trợ,phối hợp các trường đại học,cao đẳng đào tạo nhân sự cho ngành.Trong thời gian trước mắt hiệp hội nên đứng ra tổ chức các khóa đào tạo,huấn luyện về nghiệp vụ cho nhân viên chính của các công ty quảng cáo và cho những đối tượng có nhu cầu nhằm mục đích nâng cao chấy lượng nguồn cung ứng dịch vụ quảng cáo trên thị trường Việt Nam.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động truyền thông của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày nay do tính chất của thị trường,nhu cầu ngày càng cao chứ đựng rất nhiều khách hàng tiềm năng,G’brand cần phải xác định rõ ràng hơn nữa đối tượng nhận tin của mình nhằm truyền tải thông điệp truyền thông có hiệu quả nhất.Hoạt động này đòi hỏi phải có sự chính xác bởi nó là hoạt động đầu tiên trong quá trình truyền thông.Cần có sự nghiên cứu,phân tích các yếu tố liên quan ,họp để đưa ra những kết luận,những quyết định về đối tượng nhận tin mục tiêu trong từng chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Công chúng mục tiêu rất đa dạng về văn hóa doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động ,môi trường kinh doanh,vị thế trên thị trường…Do vậy cần có sự phân chia rõ ràng theo những tiêu chí mà công ty xác định để có được chiến lược truyền thông phù hợp nhất.Công ty có thể sử dụng tiêu chí về địa lý,nhân khẩu học ,tâm lý và hành vi,…Do khách hàng của công ty chủ yếu là những tổ chức ,doanh nghiệp nên việc phân lọai là không khó khăn.nên không khó khăn trong việc phân loại.Công ty nên phân loại khách hàng nhận tin mục tiêu theo ngành kinh doanh chủ yếu. Xác định công chúng nhận tin mục tiêu liên quan đến việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.Thực hiện tốt việc phân đoạn thị trường sẽ giúp công ty lựa chọn được đoạn thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu sẽ chính là đoạn thị trường đó. Công ty nên có những sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường,về từng đối tượng khách hàng một cách thường xuyên,xây dựng một hệ thống tình báo marketing ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Xác định công chúng nhận tin mục tiêu là công việc cần phải được thực hiện đầu tiên trong hoạt động truyền thông do vậy đòi hỏi tính chính xác cao.Nếu truyền thông sai đối tượng sẽ không mang lại hiệu quả gì cho công ty. 3.1.2 Đối với hoạt động xác định các trạng thái liên quan đến việc mua của người nhận tin. Với hoạt động này,công ty chưa có sự xác định cụ thể,chưa có sự làm việc tập trung,chưa có sự nhận thức đúng đắn đến tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc xác định đúng trạng thái của khách hàng.Công ty nên có hoạt động thực tế trong việc nghiên cứu khách hàng.Công ty cần sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn đối với khách hàng tiềm năng,công chúng nhận tin có ảnh hưởng,sau đó kiểm tra xem đối tượng nhận tin đa số đang ở trong trạng thái nào để có được chiến lược truyền thông phù hợp nhất với trạng thái đó.Còn với đối tượng là khách hàng hiện tại,công ty cần phải nghiên cứu đánh giá lại để có thể phát hiện trường hợp khách hàng có thái độ chưa hài lòng với sản phẩm công ty để có những hoạt động marketing kịp thời để giữ khách hàng. 3.1.3 Thiết kế thông điệp truyền thông Hoạt động xúc tiến hỗn hợp cần phải có một thông điệp thống nhất về nội dung,hoàn chỉnh về hình thức và kết cấu. Quá trình xây dựng thông điệp gao gồm hai giai đoạn khác nhau nhưng bổ sung cho nhau.Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi nguồn phát phải xác định cho được cái muốn truyền đạt để tạo ra đáp ứng thích hợp nơi người nhận. Trong giai đoạn thứ hai ta phải xác định hình thức tốt nhất để truyền đạt thông điệp chủ định Thông điệp phải đáp ứng được nhu cầu của đối tượng nhận tin,nêu rõ được tính năng,một số đặc điểm của sản phẩm,công ty…Phải xuất phát từ việc nghiên cứu,phân tích thị trường kỹ lưỡng.Cần phải chọn đúng thị trường và chọn một chủ đề phù hợp.. Khi thiết kế thông điệp,công ty cần chú ý: +Nội dung thông điệp:Nội dung thông điệp trước hết cần ngắn gọn,xúc tích,dễ hiểu,dễ nhớ,dễ nghe và đặc biệt nhấn mạnh đến những lợi ích mà người nhận tin sẽ nhận được khi mua sản phẩm,dịch vụ của công ty,hợp tác cùng công ty.Nội dung thông điệp phải bao hàm yếu tố tình cảm và các đặc điểm nổi trội của sản phẩm,dịch vụ mà công ty cung cấp,tạo cho khách hàng sự tin tưởng và sử dụng sản phẩm,dịch vụ của công ty . +Cấu trúc thông điệp:Do người chịu trách nhiệm thiết kế thông điệp đảm nhiệm,người này cần phải sắp xếp các yếu tố ra sao để cho hợp logic,tăng sức hấp dẫn,dẫn dắt tâm lý khách hàng,để cho công chúng nhận tin muốn nghe và xem chương trình truyền thông của công ty. +Hình thức thông điệp:Hình thức chỉ là yếu tố phụ so với các yếu tố trên,nhưng nếu hình thức không được đảm bảo nó sẽ triệt tiêu sự lôi cuốn thị giác,thính giác và những ham muốn tiếp xúc với thông điệp truyền thông.Do vậy hình thức cần được thể hiện bằng một cách thức nhất định nào đó để tạo được sự thu hút ban đầu khi công chúng nhìn thấy và nghe thấy lời thông điệp.Tức là phải có sự kết hợp hài hòa giữa lời và hình ảnh minh họa.Tùy vào từng phương tiện sẽ chọn trong việc truyền tải thông điệp mà có cách xem xét,trình bày hình thức cho phù hợp,tránh máy móc dập khuôn bởi vì mỗi phương tiện có một đặc tính truyền tải,thu hút đối tượng nhận tin theo cách riêng của nó. 3.1.4 Lựa chọn phương tiện truyền thông Lựa chọn phương tiện truyền thông là công việc hết sức quan trọng,quyết định đến sự thành công của quá trình truyền thông.Mỗi loại phương tiện có lượng khán giả riêng nên cần có sự phối hợp sử dụng các công cụ với nhau một cách đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất. Công ty cần có sự lựa chọn phù hợp đối với từng chiến lược truyền thông cụ thể.Cần có sự cân bằng giữa các công cụ truyền thông,không nên chỉ sử dụng công cụ PR là chủ yếu.Đối với điều kiện hiện nay của công ty thì quảng cáo cũng là một công cụ hiệu quả nhưng chưa được công ty quan tâm nhiều.Công ty có mối quan hệ rất thân thiết với đài truyền hình Việt Nam và hay thực hiện những chương trình trên VTV nên cũng được nhắc tới trong các chương trình.Công ty cần đầu tư,hợp tác hơn nữa tổ chức những chương trình kiểu đó bởi quảng cáo trên truyền hình thì đối tượng nhận tin là rất đông đảo.Chi phí sẽ rất cao nếu G’brand tự mình làm một đoạn quảng cáo về công ty. Công ty cũng nên tùy thuộc vào đối tượng nhận tin mục tiêu,thông điệp cần truyền tải là gì,ngân sách cho phép là bao nhiêu để có thể lựa chọ phương tiện một cách phù hợp nhất G’brand nên kết hợp các phương tiện truyền thông lại với nhau cho hiệu quả hơn.Tùy vào từng thời điểm kinh doanh,gắn truyền thông với từng dịch vụ,sản phẩm cụ thể để có thể lựa chọn phương tiện truyền thông hợp lý nhất.Hiện tại,phương thức truyền thông chủ yếu của công ty là PR nhưng công ty hoàn toàn có thể đẩy mạnh hình thức bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp.Thực ra hai phương tiện này G’brand cũng đã và đang sử dụng nhưng cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa. 3.1.5 Xác định phản ứng đáp lại của khách hàng Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa phản ứng đáp lại của khách hàng,cần có bộ phận phụ trách truyền thông và phân chia công việc thực hiện nhiệm vụ này.Phản ứng đáp lại của khách hàng có sự tác động mạnh mẽ đến chiến lược truyền thông ở những thời kỳ sau. Nếu có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là phương thức hiệu quả nhất mang lại kết quả rõ ràng hơn cả.Nếu không có thể xác định qua điện thoại,Internet,hòm thư góp ý,hội nghị khách hàng… 3.2 Hoàn thiện các công cụ truyền thông cụ thể 3.2.1 Quảng cáo Trên nguyên lý chung khi vận hành một tổ chức dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả phi chính phủ,phi lợi nhuận thì hoạt động truyền thông quảng cáo tiếp thị vẫn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển bởi đây là kênh giao tiếp chính thức của tổ chức với đối tượng khan giả ,khách hàng mục tiêu.Không đơn thuần là công cụ quảng cáo quảng bá cho sản phẩm dịch vụ hoặc hoạt động của tổ chức việc tự tin giới thiệu mình với công chúng còn là cách thể hiện cam kết về chất lượng cũng như uy tín và sự minh bạch của tổ chức đó Quảng cáo là công cụ mang tính đại chúng rất cao,có sự lựa chọn của khán giả thấp,nhưng có phạm vi hoạt động tương đối rộng,mức độ tác động sâu,có ảnh hưởng lâu dài,cường độ tác động mạnh mẽ.Hiện nay,đây là phương tiện được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm,dịch vụ và công ty mình.Đặc biệt là hình thức quảng cáo trên Tivi,sách báo,đài,tạp chí. Do sự ồ ạt của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đã dẫn đến hiện tượng tràn ứ quảng cáo.Vì vậy phải xây dựng một chương trình quảng cáo tạo được sự khác biệt,tránh dập khuôn dễ tạo sự nhàm chán khi công chúng tiếp xúc với chương trình quảng cáo của công ty. Công ty nên tăng cường đặt các Pano quảng cáo tại những khu trung tâm của các thành phố lớn,các trung tâm thành phố tỉnh lỵ nhằm gây sự chú ý của công chúng nhận tin.Những pano không nên có quá nhiều chữ,truyền tải thông tin quá nhiều cùng lúc,chỉ nên quảng cáo cho thương hiệu của công ty.Ngoài ra công ty có thể kết hợp với quảng cáo Pano trên các tuyến xe công cộng như:xe bus,xe taxi…để tăng hiệu quả lớn hơn cho việc quảng cáo. Công ty nên tập trung hơn nữa tạo dựng sự biết đến hình ảnh công ty cho khách hàng mục tiêu.Nên có một bài phóng sự về công ty,tăng cường quảng cáo trên các Website.Đối với Website của công ty,nên có sự cải thiện về hình thức cũng như nội dung,cập nhật thông tin một cách kịp thời và đầy đủ hơn nữa.Áp dụng giải pháp Website thương mại điện tử.Sau đây là một số lợi ích có được từ giải pháp Website thương mại điện tử: Giải pháp Website thương mại điện tử là giải pháp nhằm xây dựng website thương mại điện tử trên nền công nghệ Portal.Giải pháp sẽ giúp áp dụng tốt nhất Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại,quảng bá thương hiệu,tăng doanh số… Giải pháp “Thương mại điện tử” Khuyếch trương thương hiệu Tối ưu quảng cáo Website Bán hàng trực tuyến Quản lý thuận tiện Sơ đồ 3.1: Giải pháp “Thương mại điện tử” Lợi ích giải pháp “Website thương mại điện tử”mang lại +Khuyêch trương thương hiệu -Trang web có độ hấp dẫn cao,thiết kế đẹp mắt,thu hút khách vào thăm,từ đó nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu -Tối ưu hóa tìm kiếm:Tăng mức xuất hiện của trang web trong các search engine. -Website cung cấp công cụ để tạo các bản tin với nội dung phong phú,nhờ đó thu hút được nhiều hơn nữa người vào thăm trang website. +Bán hàng trực tuyến -Giúp doanh nghiệp có thể bán hàng qua mạng. -Giỏ hàng giúp khách hàng có thể đặt hàng thuận tiện. -One-stop-shopping:Chỉ cần truy cập vào một địa chỉ web duy nhất,người sử dụng có thể khai thác được mọi dịch vụ,sản phẩm,tin tức mà công ty cung cấp. -Các sản phẩm và dịch vụ có thể được trình bày một cách linh hoạt và đẹp mắt. +Tối ưu quảng cáo -Đem lại thu nhập cho công ty bằng cách cho đặt quảng cáo tạo website -Hỗ trợ các công cụ quản lý,đánh giá hiệu quả của quảng cáo đối với những banner quảng cáo được đặt ở các website khác. +Quản lý thuận tiện -Có thể cập nhật website bằng những thao tác đơn giản mà không nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên. -Hệ thống báo cáo,phân tích giúp công ty đánh giá được tình hình hoạt động của website. -Cơ chế phân nhóm,phân quyền linh động. -Trang web đạt độ an toàn và bảo mật cao,đảm bảo thông tin an toàn. Công nghệ Portal -Giao diện thân thiện:Website cho phép người quản lý tùy biến và linh hoạt trong việc quản lý các thành phần giao diện. -Các chức năng trình bày văn bản thân thiện,tương tự như Microsoft Word,giúp trình bày nội dung các bài viết trên website một cách dễ dàng -Đa ngôn ngữ:Được phát triển trên nền tảng công nghệ Microsoft.NET,Portal sử dụng Unicode và XML nên hỗ trợ được mọi ngôn ngữ trên thế giới. -Dễ mở rộng:Tất cả các thành phần của Website tuân theo một quy tắc thống nhất có tính mở cao. -Chi phí xây dựng ban đầu không cao,chi phí nâng cấp và phát triển không cao,chi phí vận hành thấp -Quản trị hệ thống dễ dàng,sao lưu,khôi phục hệ thống nhanh chóng. 3.2.2 Khuyến mại Khuyến mại là một công cụ quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu,hỉnh ảnh của công ty và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm dịch vụ.Thế nhưng hoạt động này hiện nay chưa được G’brand quan tâm một cách đúng mức,sâu sắc.Công ty cần xây dựng một bảng báo giá hoàn chỉnh,có nhiều ưu đãi đối với khách hàng vì hiện tại công ty chưa có một bảng báo giá hoàn thiện.Áp dụng chính sách tăng chiết khấu thanh toán,chiết khấu bán hàng để khuyến khích khối lượng mua hàng của khách hàng nhằm tăng doanh số hàng hóa tiêu thụ trong kỳ thực hiện Tăng cường hình thức giảm giá đối với những khách hàng quen thuộc,lâu dài.Chẳng hạn như với dịch vụ sáng tạo trong các dự án hợp tác với TVAD,BIDV,PTI,Hanoimilk và một số khách hàng thân thiết khác công ty luôn có những ưu đãi riêng Đối với khách hàng thuê dịch vụ trọn gói thì cần có sự giảm giá ở một số khâu thực hiện và có sự ưu đãi đặc biệt như PTI,công ty sơn Hà Nội… Công ty nên tận dụng những sự kiện đặc biệt để có cuộc cách mạng về bán hàng nhằm thúc đẩy bán hàng và nâng cao hình ảnh,uy tín của công ty. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay,đòi hỏi G’brand cần tăng cường các hoạt động khuyến mại hơn nữa để có thể giành lợi thế và có được một vị thế vững chắc trên thị trường. 3.2.3 Quan hệ công chúng PR là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu,nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội,giới truyền thông,chính quyền,tài chình,địa phương,người trung gian,nhà phân phối,nhà cung cấp,cộng đồng…để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.Chính vì vậy,chức năng của quan hệ công chúng không thuộc phòng tiếp thị mà thường nó chịu sự điều hành trực tiếp của ban quản trị cấp cao trong công ty.Ngày nay,rất nhiều công ty đang nỗ lực chuyển một phần kinh phí cho quảng cáo và khuyến mại sang quan hệ công chúng vì nó đạt được những giá trị thương hiệu về mặt tiềm thức,hơn nữa ,nó ít tốn kém,đối tượng cụ thể và đáng tin cậy.Có thể nhận thấy những ưu điểm nổi bật của PR là: -PR là một quá trình thông tin hai chiều:Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đưa các thông tin về hàng hóa,dịch vụ,về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn phải lằng nghe các ý kiến phản hồi từ đối tượng được tuyên truyền.Thông qua đó,chủ thể của PR biết và hiểu được tâm lý,những mong muốn và nhận định của đối tượng về hàng hóa,dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược PR sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể.Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm,dịch vụ của mình. -PR có tính khách quan rất cao:Do hoạt động PR thường dùng các phương tiện trung gian(như các bài viết trên báo chí,các phóng sự truyền hình,truyền thanh,các chương trình tài trợ,hoạt động từ thiện…),cho nên mọi thông điệp đến với nhóm đối tượng tiêu dùng dễ được chấp nhận hơn,ít thể hiện tính thương mại hơn.Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về hàng hóa,dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn,ít bị cảm giác “hội chứng quảng cáo”,nhất là khi những người viết bài,những người tham luận là các nhà khoa hoc,các chuyên gia,các yếu nhân.Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng một ấn tượng,một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng hóa mang thương hiệu được tuyên truyền. -Hoạt động PR chuyển tải một lương thông tin nhiều hơn so với các phương tiện truyền thông,quảng bá khác.Thông qua các hoạt động từ thiện,hoạt động tài trợ hoặc các loạt bài viết,người tiêu dùng có cơ hội nhận được lượng thông tin nhiều và rõ hơn về hoạt đồn của bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.Khi sử dụng PR,nhất là trong trường hợp đó là một bài viết,một phóng sự…thì lượng thông tin chuyển tải là rất lớn,tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau và người tiếp nhận thông tin luôn có cảm giác như được tư vấn về hàng hóa,dịch vụ. -Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng.Qua hoạt động PR,các doanh nghiệp không chỉ tiến hành các hoạt động quảng bá cho thương hiệu của mình mà còn mang lại cho đối tượng(người tiêu dùng)những lợi ích đích thực như các chương trình biểu diễn nghệ thuật,các khoản đóng góp từ thiện…Chính vì thế nó rất gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng,sự gần gũi,thân thiện hơn nhiều với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. -PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông,trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng.Nếu so sánh chi phí để đăng tải một bài viết của một nhà nghiên cứu nào đó trên báo và chi phí cho việc quảng cáo cũng trên tờ báo đó thì chi phí cho quảng cáo thường lớn gấp hàng chục lần.Đây là một cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể tiến hành quảng bá và truyền thông cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên,hoạt động PR cũng có những hạn chế nhất định.Đó là:Thông tin không đến được với số lượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn do hoạt động PR chỉ tập trung được ở một nhóm đối tượng trong một khu vực định trước;Thông điệp đưa ra thường không gây “ấn tượng mạnh” và khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo;trong một số trường hợp sẽ khó kiểm soát nội dung thông điệp do phải chuyển tải qua bên thứ ba(nhà báo,chuyên gia,sự kiện…) +6C trong thông điệp PR Thông điệp của một hoạt động quan hệ công chúng cần đảm bảo 6 yếu tố quan trọng để có thể thống nhất với các hoạt động khác trong nỗ lực chung để tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Credibility-Uy tín của nguồn phát thông điệp.Một cuốn sách về chính trị được xuất bản bởi Nhà xuất bản chính trị quốc gia chắc chắn sẽ có uy tín hơn các Nhà xuất bản khác.Đây chính là cách thức lấy một thương hiệu có uy tín khác để hỗ trợ cho thương hiệu của mình.Một thông báo khuyên dùng của các trung tâm bác sĩ nha khoa chắc chắn sẽ có ích cho các sản phẩm chăm sóc răng miệng,đó là hình ảnh mà Colgate cố xây dựng nhằm thuyết phục những người mua thông qua sự thử nghiệm của bác sĩ chuyên khoa. Context-Phạm vi phân phối thông điệp cần phù hợp với mục đích đặt ra.Các sản phẩm phân đạm vẫn thường được quảng cáo trên báo Nông thôn ngày nay thay vì quảng cáo trên báo Phụ nữ.Điều này thể hiện việc lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp trong đó bao gồm cả việc xác định phạm vi mà phương tiện truyền tải.Tuy nhiên,phạm vi phân phối thông điệp PR thường mang tính chính xác cao,vì vậy,điều cần thiết là đảm bảo mục đích mà hoạt động PR theo đuổi được truyền tải một cách chính xác.Nỗ lực xây dựng xây dựng thương hiệu thông qua việc duy trì đội bóng của công ty Gạch Đồng Tâm là một ví dụ. Content-Nội dung thông điệp cần đơn giản,dễ hiểu và có ý nghĩa đối với người nhận.Mead Johnson cho rằng tình thương của người mẹ đối với con bằng sữa Enfa A+ giúp trẻ thông minh và mang đến niềm vui cho người mẹ “A+ cho bé và@ cho mẹ”.Tuy nhiên,hình ảnh A+ hơi khó hiểu vì nếu hiểu là điểm thì Việt Nam sử dụng thang điểm 10 chứ không dùng điểm A+ ;nếu hiểu theo nghĩa khoa học thì A+ mang thêm DHA+ARA.Việc này phức tạp đến mức Mead Johnson phải sử dụng thông điệp PR trên báo thông qua các bài phỏng vấn Tổng giám đốc Tradewin Asia-Trưởng đại diện chịu trách nhiệm tiếp thị tạo Việt Nam về các chất bổ sung DHA và ARA. Clarity-Thông điệp phải rõ ràng.Thông điệp rõ ràng nhằm tránh những hiểu lầm không đáng đó.Hình ảnh trong thông điệp được thể hiện rõ ràng thì công việc định vị sẽ được thực hiện tốt.Điều đặc biệt là thông điệp trong hoạt động PR mang tính chân thực cao hơn trong các quảng cáo,do đó nó dễ lôi cuốn các đối tượng và dễ gây dựng các giá trị và niềm tin về thương hiệu hơn là quảng cáo.Vì thế,một thương hiệu được “chăm sóc”tốt sẽ thể hiện trong nó những giá trị về cộng đồng,nó được xây dựng và đóng góp nhằm tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn,trong sạch hơn. Chanels-Lựa chọn kênh quảng bá nào.Trong quá trình lựa chọn kênh quảng bá,chủ thể của hoạt động PR phải biết đối tượng tiếp nhận thông điệp nào sẽ sử dụng kênh PR nào.Sự phù hợp giữa đối tượng và kênh truyền là một yếu tố quan trọng thúc đấy thông điệp được truyền tải tốt hơn. Capability-Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp của người nhận..Đa phần thông điệp “A+ cho bé và @ cho mẹ” của Mead Johnson khá khó hiểu đối với các bà mẹ.Các đặc tính về kỹ thuật nên được chuyền tải thông qua những gì đơn giản mà dễ hiểu.Điều này được bột giặt Vì Dân áp dụng khá thành công ở thị trường mục tiêu của họ.Bột giặt Vì Dân chiếm lĩnh thị trường nông thông với giá rẻ,bao bì sản phẩm viết đầy đủ các thông tin về đặc tính sản phẩm,xác nhận thông qua các chứng nhận của bên thứ ba +Các công cụ của PR -Marketing sự kiện và tài trợ Khai thác các sự kiện văn hóa,âm nhạc,thể thao xã hội…để phổ biến thương hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia.Hình thức này đặc biệt hiệu quả do mức ảnh hưởng mạnh tới đám đông và trạng thái xúc cảm của người xem sẽ thuận lợi cho việc chấp nhận thương hiệu. Việc tài trợ vẫn thường được áp dụng rộng rãi,đặc biệt trong thời điểm có các sự kiện lớn.Xung quang các sự kiện lớn,thông thường vẫn là một giai đoạn nóng cho việc cạnh tranh trong việc thực hiện các hoạt động PR.Mùa Seagames22 là một đơn cử,Caltex tài trợ chơ Wushu,bệnh viện Việt-Pháp tài trợ về sức khỏe,Tenamyd thì ủng hộ;công ty LG tài trợ thông qua trường đaị học Ngoại thương với ba nội dung đại hội-hội trại-dạ hội chào đón Seagames 22.Trong bất kỳ sự kiện nào,để trở thành nhà độc quyền về tài trợ,các công ty phải có sức mạnh về quan hệ công chúng với một số các đối tượng có khả năng đưa ra quyết định,việc này không thể một sớm một chiều để thực hiện.Đa phần các công ty duy trì sẵn mối quan hệ chính quyền có ảnh hưởng để đạt được hợp đồng tài trợ với các sự kiện. -Các hoạt động cộng đồng Xoay quanh các hoạt động cộng đồng thường được các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức chính trị tiến hành,việc cung cấp sản phẩm tài trợ cho các sự kiện này luôn luôn được hoan nghênh vì kinh phí dành cho các hoạt động cộng đồng nhằm giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn.Đồng thời,tài chính cho các hoạt động cộng đồng đảm bảo công ty luôn duy trì được một hình ảnh đẹp trong mắt người quan sát. -Tham gia hội chợ triển lãm. Xây dựng thương hiệu thông qua tham gia hoạt động hội chợ triển lãm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng cho các hoạt động hậu cần trước khi trưng bày tại triển lãm.Gian hàng tại hội chợ chỉ cung cấp một giao diện thương hiệu thân thiện về hình ảnh của công ty. Việc lựa chọn triển lãm để tham dự cũng vô cùng quan trọng,nó phụ thuộc nhiều vào các mục tiêu Marketing vì điều quan trọng là thị trường chứ không phải là cuộc triển lãm.,vì có thể sản phẩm sẽ không phù hợp với người tiêu dùng ở đó.Để lựa chọn các triển lãm cần tham dự có thể xác định thông qua một số nguồn như các cuốn catalog cũ,các tài liệu in ấn,những thống kê mà ban tổ chức đã công bố,nghiên cứu khách tham quan trước triển lãm,tra cứu website,nói chuyện với ban tổ chức,lời khuyên của những người trưng bày và khách tham quan.Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia hội chợ triển lãm với mục tiêu chỉ để bán hàng,do đó họ thường lựa chọn các hội chợ tổng hợp.Doanh nghiệp Việt Nam cũng tham gia các hội chợ chuyên ngành để tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư nhưng số lượng tham gia còn rất hạn chế.Trước khi tham dự,doanh nghiệp cần lập danh sách các công ty cần liên hệ,trao đổi thông tin thư từ,các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp và địa điểm tổ chức hội chợ là cơ hội tốt để giới thiệu hình ảnh hoàn hảo của công ty tới các đối tác.Bên cạnh đó cũng cần xác định ngân sách,tài liệu giới thiệu,đào tạo đội ngũ nhân viên,các nghi thức ,đảm bảo thực hiện thiết kế,dàn dựng tốt và các chỉ dẫn cần thiết. Tham dự hội chợ cũng là cơ hội để gặp gỡ các đối tác đến tham quan hội chợ đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh,đồng thời có thể nhận biết đối thủ cạnh tranh và học hỏi về thiết kế các sản phẩm mang đặc tính “mới” hoặc “thông minh”.Nhưng các khách tham quan các gian hàng tại hội chợ sẽ chỉ bị thu hút nếu thiết kế gian hàng tạo dựng được sự lôi cuốn hoàn hảo,Hình ảnh công ty tại gian hàng phụ thuộc nhiều vào thiết kế gian hàng và trưng bày,nó phải thể hiện được rõ ràng những gì mà triết lý thương hiệu muốn đem đến cho đối tượng mục tiêu,kể cả các vật dụng thông tin,quà tặng,thư mời,vui chơi,trình bày,đội ngũ nhân viên,thư phản hồi…và tất cả các yếu tố có thể sử dụng để xây dựng được một hình ảnh thương hiệu đẹp thông qua giao diện thân thiện đối với đối tượng mục tiêu gặp gỡ tại hội chợ.Mong muốn cung cấp thật nhiều thông tin tạo hội chợ triển lãm có thể sẽ thất bại.Việc quan trọng là phải tạo ra được một ấn tượng tốt và rõ ràng,các thông tin chi tiết có thể được cung cấp đầy đủ khi đối tượng có yêu cầu.Để chuẩn bọ cho tất cả các yếu tố đó,doanh nghiệp tham dự hội chợ phải có kế hoạch chuẩn bị chi tiết. -Các ấn phẩm của công ty. Một số công ty quá chú trọng đến các ấn phẩm phát hành,có thể không chỉ xuất phát từ nội bộ mà là những tranh quảng bá trên một số ấn phẩm của các cơ quan,đơn vị khác.Ấn phẩm xuất phát từ bên trong công ty khá đơn giản,chỉ là những phong bì,túi xách,giấy có tiêu đề,các cover,cặp đựng tài liệu,tập sách mỏng để giới thiệu,tờ rơi,tờ gấp,danh sách các thành viên,chính sách công ty,những nỗ lực đã và đang vươn tới của công ty.Tất cả đều được in ấn thể hiện được hình ảnh của công ty và những thương hiệu mà công ty mong muốn giới thiệu. Các ấn phẩm từ bên ngoài thì phong phú hơn do đặc tính của cơ quan in ấn phẩm khá phong phú.Nhưng để đạt được một hợp đồng quảng cáo cho một ấn phẩm từ bên ngoài đôi khi chỉ là cái giá công ty phải trả để duy trì mối quan hệ bảo trợ của cơ quan có ấn phẩm -Phim ảnh Việc xây dựng các bộ phim giới thiệu về công ty,những nỗ lực mà công ty đã trải qua và thành công đạt được trong một môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt là một cố gắng nhằm thể hiện cho các đối tác về một hình ảnh đẹp.Không những thế,nhiều công ty xây dựng phim cho mình nhằm thể hiện những nỗ lực của quá trình làm thương hiệu nội tuyến.Thành công của quá trình nào trong việc cải tiến đầu ra,cải tiến quy trình quản lý,những nỗ lực vượt bậc trong giai đoạn có biến động cao sẽ là sự ghi nhận của công ty đối với những cá nhân và bộ phận đạt được thành công đó.Những nỗ lực này được truyền tải thông qua hình ảnh và hướng những cá nhân vào văn hóa thay đổi theo chiều hướng tích cực,chủ động.Đó là cách thức quản trị thương hiệu nội tuyến thông qua phim ảnh,nhằm gây tác động đến những các nhân trong công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Công ty chưa có phòng PR nhưng hoạt động PR lại tương đối hiệu quả nhờ vào uy tín của bộ phận lãnh đạo công ty và là công cụ hoạt động truyền thông chủ yếu của công ty.Vì thế công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình một cách có hiệu quả hơn nữa.PR góp phần rất lớn trong việc tạo ra bầu không khí và có tác dụng truyền bá thông tin,hình ảnh sản phẩm rất tốt.Theo nghiên cứu cho thấy,trước khi đi đến quyết định mua một sản phẩm,đặc biệt là những sản phẩm có giá trị lớn,ngoài những thông tin thu thập được từ phương tiện thông tin đại chúng,khách hàng còn tham khảo ý kiến của bạn bè người thân.Do vậy quan hệ công chúng là chất xúc tác rất có hiệu quả để gia tăng các mối quan hệ truyền thông cũng như mở ra các mối quan hệ mới.Đây cũng là công cụ có sự lựa chọn khán giả cao,thu thập thông tin phản hôi nhanh vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy và dành nhiều ngân sách hơn cho hoạt động của công cụ này. Sau đây là bảy nguyên tắc để có được một chương trình PR có hiệu quả nhất: 1)Lên kế hoạch,chương trình(Programe Planning) Nhân viên PR đề xuất và lập kế hoạch hành động,sau đó đánh giá hiệu quả của chúng. Để PR đạt.Trên cơ sở phân tích những thách thức và cơ hội,xác định mục tiêu cụ thể,nhân được hiệu quả mong muốn,đồng thời có khả năng giải quyết những vướng mắc nảy sinh,việc lên kế hoạch,chương trình(Programe Planning) là một khâu thiết yếu trong lịch trình công việc. Tuỳ thuộc vào mục đích, chiến lược, sách lược cụ thể, một kế hoạch của PR thường gồm các bước sau đây: *Nghiên cứu, đánh giá tình hình. *Xác lập mục tiêu của chương trình. *Xác định các nhóm công chúng cần hướng tới trong chương trình. *Quyết định lựa chọn các phương tiện truyền thông nào. *Hoạch định về ngân sách. *Đánh giá hiệu quả của chương trình. 2)Soạn thảo và biên tập (Writing and Editing) Với PR, văn bản là công cụ thường xuyên để chuyển tải thông điệp tới khách hàng và công chúng. Các loại văn bản nhân viên PR phải thực hiện rất đa dạng, gồm những bản báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, thông cáo báo chí, các bài báo diễn văn, những cuốn sách nhỏ, bản tin nội bộ, bài viết trên website… Bởi vậy, phải có kỹ năng nói và viết tốt, thành thạo trong việc soạn thảo và biên tập, xử lý các loại văn bản có liên quan. 3) Thiết kế và sản xuất (Production) Công việc của nhân viên PR, làm những công việc nội bộ hay làm cho khách hàng đều gắn liền với việc thiết kế, sản xuất những cuốn niên giám, các bản báo cáo, phim tài liệu, các chương trình truyền thông đa phương tiện… Bởi vậy, nhân viên PR cần có kiến thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật về thiết kế và sản xuất chương trình, biết xây dựng mối quan hệ tốt, hiểu biết với các nhà thiết kế trong và ngoài công ty 4) Quan hệ với giới truyền thông (Media Relations) Quan hệ với giới truyền thông (Media Ralations) là một phần quan trọng trong hoạt động PR. PR thiết lập và phát triển một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với giới báo chí. Cung cấp thông tin cập nhật mới nhất về hoạt động của mình hoặc khách hàng tới báo chí. Công việc này bao gồm những hoạt động như soạn thảo và phát thông cáo báo chí, họp báo, tổ chức các buổi gặp mặt… Nhân viên PR phải liên tục duy trì và phát triển hình ảnh của công ty mình thông qua quảng cáo và việc xuất hiện thường xuyên trên các phương tiên thông tin đại chúng. 5) Truyền thông (Commucating) Truyền thông (Speaking) là một phần không thể thiếu của hoạt động của PR. Qua các buổi họp, diễn thuyết, ra mắt sản phẩm…, PR cố gắng đưa ra những thông điệp một cách hiệu quả tới từng nhóm khách hàng và công chúng riêng biệt để đạt được mục tiêu nhất định. Nhiệm vụ này đòi hỏi nhân viên PR phải có những kỹ năng diễn đạt, đồng thời phải hiểu biết thấu đáo về tâm lý và nhu cầu của các nhóm khách hàng, công chúng khác nhau trong xã hội. 6) Lên kế hoạch và thực hiện những sự kiện đặc biệt (Special Events) PR luôn phải lên kế hoạch và tổ chức, điều hành những hoạt động thường gọi là tổ chức event (sự kiện). Các sự kiện rất phong phú, từ các buổi hội nghị, triển lãm, những lễ kỷ niệm, cuộc thi, giải thưởng, cho đến những lễ ra mắt sản phẩm mới, những buổi họp báo… Những hoạt động này được tiến hành nhằm mục đích khác nhau như thu hút sự chú ý của các nhóm công chúng đặc biệt nào đó, quảng bá về một số hoạt động, sản phẩm mới và đặc biệt của doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng… Đây là một trong những mảng hoạt động chính của PR. 7) Nghiên cứu và đánh giá (Research and Evaluation) Đây là hoạt động không thể thiếu, cần trở thành nguyên tắc và thói quen. Một chương trình của PR chuyên nghiệp phải được liên tục đánh giá để rút kinh nghiệm, làm tiền đề cho việc xây dựng những kế hoạch sau này.Trích từ: Một số giải pháp cụ thể dành cho hoạt động PR của G’brand: Cần lập một phòng PR riêng để chuyên nghiên cứu theo dõi và tiến hành hoạt động này một cách thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa. Công ty nên thực hiện các bài PR tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.Đồng thời có thể sử dụng chính chuyên môn kiến thức của mình để làm PR thông qua việc viết bài tổ chức chuyên mục cộng tác cho các báo tham gia các sự kiện diễn đàn bàn tròn chia sẻ tư vấn về kỹ năng kinh nghiệm chiến lược quảng bá hoặc kể các câu chuyện thương hiệu hay.G’brand cũng nên làm cho mình trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy và luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các cơ quan thông tấn báo chí để khi cần tài liệu thông tin cho độc giả báo chí sẽ luôn nhớ đến mình .Đó là cơ hội PR rất tốt. Trước,trong và sau mỗi sự kiện,một chiến dịch truyền thông công ty phải có một bài viết đăng tải trên các phương tiện như báo chí,Internet để thu hút sự chú ý của công chúng.Đối với các hoạt động ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty cần tổ chức các buổi họp báo có sự tham gia của báo đài có uy tín để làm rõ sự việc trước khi nó trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong tương lai của công ty. Tham gia các hội chợ triển lãm,tài trợ cho các chương trình,hoạt động thu hút sự tham gia,chú ý của công chúng mục tiêu.Xuất bản các ấn phẩm về công ty,xây dựng những bộ phim nói về công,năng lực,kinh nghiệm của công ty. Quan hệ tốt với cơ quan báo chí,truyền hình,ngân hàng.giới đầu tư,chính trị,pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công việc kinh doanh của G’brand. Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động từ thiện với các cơ quan chữ thập đỏ,bệnh viện thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng nhằm có được thiện cảm tốt trong tâm trí đối tượng nhận tin mục tiêu của công ty. Tham gia các hoạt động văn hóa,thể thao để nâng cao hình ảnh của công ty PR nhân sự,giới thiệu các gương mặt,tài năng mới,các chuyên gia nổi tiếng trong ngành đang công tác ở công ty mình,PR cho chính những khách hàng đã tin tưởng và giao trọng trách xây dựng phát triển thương hiệu cho họ. Thông qua đó công ty có thể khẳng định vai trò và vị thế cạnh tranh trong ngành cũng như thể hiện niềm tự hào về khả năng sở hữu nhân tài. 3.2.4 Bán hàng cá nhân Cần nâng cao hơn nữa năng lực và lòng trung thành của đội ngũ bán hàng(Phòng Account Service) khuyến khích,động viên lực lượng bán hàng qua các hình thức: -Hội nghị khách hàng:Qua hội nghị khách hàng phải viết được ý kiến,đánh giá về công ty của khách hàng để có được những thay đổi,ứng phó kịp thời làm hài lòng khách hàng. -Tổ chức hội nghị bán hàng giữa các nhân viên Account giúp các nhân viên trao đổi,rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ,tạo bầu không khí sôi động,vui vẻ,tích cực vì công việc chung của công ty. -Có mức thưởng hấp dẫn hơn đối với những nhân viên Account vì họ là những người trực tiếp mang lại nguồn khách hàng,lợi nhuận cho công ty.Tạo điều kiện cho họ thăng tiến trong công việc. -Cần tổ chức những khóa đào tọa ngắn hạn về cách thức bán hàng hiệu quả,thu hút những người có khả năng từ những trường đại học danh tiếng. 3.2.5 Marketing trực tiếp Đây là hoạt động tương đối hiệu quả,đảm bảo sự quan tâm thường xuyên của công ty đối với khách hàng,tạo cho khách hàng luôn có cảm giác được công ty ưu tiên.Vấn đề quan trọng là công ty phải xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.Sau đó,công ty có những sự điều tra,nghiên cứu những khách hàng tiềm năng để có thể lên danh sách cụ thể với các thông tin về:Tên công ty,lĩnh vực hoạt động,quy mô hoạt động,khách hàng,đối thủ cạnh tranh…Công ty cần đầu tư ngân sách để bổ sung thêm những nhân viên có trình độ về marketing đồng thời đào tạo thêm về năng lực làm việc cũng như những yếu tố bổ trợ cho công việc. Hoàn thiện hơn các phương tiện marketing trực tiếp như:chất lượng cuộc gọi,catalog giới thiệu về công ty,năng lực công ty,sản phẩm công ty phải đầy đủ thông tin và hình ảnh đẹp mắt… 3.4 Các giải pháp marketing khác. 3.4.1 Hoàn thiện chính sách sản phẩm Công ty có thế mạnh trong lĩnh vực sáng tạo và tư vấn chính vì thế công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ bởi nó mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.Cần có sự tập trung cho hoạt động này.Xây dựng lại các cuộc họp sáng tạo lấy ý tưởng tuân thủ bốn nguyên tắc sau: -Không cho phép ý kiến phê bình trong cuộc họp,không được chỉ trích ý kiến do thành viên khác đề xuất. -Khuyến khích ý tưởng thoáng,lập dị càng tốt. -Càng nhiều ý kiến đề xuất càng tốt . -Khích lệ phát triển các ý tưởng ,gộp các ý tưởng lại để thành siêu ý tưởng . Sản phẩm của công ty đòi hỏi tính sáng tạo cao nên đối với mỗi khách hàng công ty nên có những sản phẩm mang tính riêng biệt,không lặp lại sản phẩm đã cung cấp cho khách hàng trước đó.Công ty cạnh tranh trên thị trường bằng sự độc đáo của sản phẩm,tính chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp sản phẩm đến khách hàng,do vậy đối với mỗi loại hình dịch vụ công ty cần có sự quan tâm đặc biệt tới ý tưởng tạo sự khác biệt trong sản phẩm.Không những thế hiệu quả của sản phẩm mà công ty đem đến cho khách hàng phải mang tính dài lâu,có thể xuyên suốt quá trình kinh doanh của họ. Công ty nên thiết lập một chính sách sản phẩm phù hợp với khả năng của công ty trong từng giai đoạn,có sự tập trung cụ thể vào sản phẩm,dịch vụ trong mỗi giai đoạn đồng thời có được chính sách về giá bán,truyền thông hiệu quả nhất.Trên cơ sở đó mở rộng thu hút thêm những khách hàng mới cho công ty,đạt được mục tiêu về thị phần kinh doanh. Công ty cần có thêm dịch vụ trước và sau bán hàng,chăm sóc khách hàng,giải đáp,hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty một cách hiệu quả nhất. Như vậy,công ty cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sự chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ,đẩy mạnh hơn nữa tính sáng tạo,luôn có sự xác định nhu cầu từng thời điểm để đẩy mạnh những dịch vụ,đáp ứng kịp thời mọi khách hàng 3.4.2 Hoàn thiện chính sách giá Giá bán từng sản phẩm,dịch vụ của công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý để mang lại lợi ích cho cả công ty và khách hàng,thống nhất lợi ích để khuyến khích hợp tác dài lâu mang lại sự phát triển cho cả hai bên. Hiện nay,cách thức định giá của công ty vẫn còn mang tính bột phát,tùy hứng vào từng thời điểm.Cách thức định giá này dễ mang đến cho khách hàng cảm giác không hài lòng về giá cả và họ luôn có những so sánh với đối thủ cạnh tranh.Công ty cần có một chính sách về giá rõ ràng và linh hoạt.Công ty có thể áp dụng mức giá của mình theo giá của đối thủ cạnh tranh để tránh sự cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm khi mà sản phẩm của các công ty không có nhiều sự khác biệt. Công ty cũng nên áp dụng nhiều phương án giá,mỗi sản phẩm dịch vụ có giá khác nhau,mỗi giá là một nhu cầu.Do sản phẩm của G’brand là những sản phẩm sáng tạo nên không có sự cố định trong giá bán dịch vụ tổng thể mà chỉ ở một số khâu nhất định.Giá bán cần đi đôi với chất lượng sản phẩm,dịch vụ,cần có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra được mức giá cạnh tranh nhằm có được sự chủ động trong kinh doanh. 3.4.3 Hoàn thiện chính sách hệ thống phân phối G’bran có khách hàng trên cả ba thị trường Bắc,Trung,Nam,khách hàng ở mỗi thị trường là khác nhau nên G’brand cần có những chính sách phân phối riêng.Công ty nên xác định chính xác khách hàng mục tiêu,các yếu tố thuộc về khách hàng mục tiêu của mình để có những chính sách phân phối hợp lý nhất.Tùy từng giai đoạn công ty có những khách hàng riêng và tìm cách tập trung vào nhóm khách hàng đó.Công ty cần có sự nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên để biết được nhu cầu hiện tại của thị trường.Có sự phân đoạn và lựa chọn thị trường công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách cao nhất.Hiện nay thị trường của G’brand là rất lớn vì thế đòi hỏi có sự đảm bảo về chất lượng và hiệu quả. 3.4.4 Tổ chức lại phòng Marketing và đào tạo đội ngũ làm Marketing một cách tập trung và đồng bộ. Hiện nay,phòng Marketing của công ty hoạt động một cách chưa có hiệu quả.Vì vậy cần phải tổ chức lại cơ cấu và hoạt động của phòng Marketing để hoạt động Marketing và truyền thông có sự tập trung và nhận thức rõ ràng.Cần có những điều chỉnh về yếu tố con người,công nghệ và chi phí cho hoạt động Marketing +Yếu tố con người:Cần tuyển dụng thêm những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn về Marketing,có sự năng động ,sáng tạo,linh hoạt trong công việc đặc biệt là phải chịu được môi trường có áp lực cạnh tranh cao trong công ty.Công ty cần có sự đào tạo về chuyên môn cho nhân viên,mỗi nhân viêc cần hiểu được bản thân công ty về mọi mặt. +Yếu tố công nghệ:Cần có những đảm bảo về thiết bị dành cho hoạt động marketing như máy tính nối mạng Internet,điện thoại bàn,máy photocopy,nối mạng thông tin nội bộ,có phần mềm phục vụ cho việc nghiên cứu của phòng… +Yếu tố về chi phí cho hoạt động Marketing: Do công ty chưa có nhiều sự đầu tư,quan tâm đến phòng marketing nên chi phí cho hoạt động này chưa có sự rõ ràng.Khi xác định chi chí cho hoạt động marketing bộ phận hoat động marketing cần phải tính đến những công việc phải làm,tùy theo chiến lược marketing hiện tại mà có những chi phí khác nhau.Định ra mức chi phí phù hợp giúp cho hoạt động marketing hoạt động tốt hơn,tránh vượt mức chi phí đề ra. +Hoạt động của phòng Marketing: -Thường xuyên nghiên cứu thị trường để phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. -Theo dõi,nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về sản phẩm,chất lượng phục vụ,khách hàng,chiến lược marketing,chiến lược kinh doanh của họ. -Hoạch định chiến lược Marketing cho công ty dựa trên những nghiên cứu về thị trường,khả năng hiện tại của công ty,cơ hội,thách thức. 3.4.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing(MSI) Hiện nay công ty chưa có sự đầu tư vào hoạt động này nên chiến lược Marketing của công ty chưa mang lại hiệu quả.Đây là hoạt đông rất cần thiết khi mà công ty muốn làm Marketing cho mình chũng như làm cho khách hàng. Hệ thống thông tin marketing gồm có bốn hệ thống con đó là:Hệ thống báo cáo nội bộ,hệ thống tình bào marketing,hệ thống nghiên cứu marketing,hệ thống hỗ trợ quyết định marketing.Cần có sự hoàn thiện từ các hệ thống con để từ đó hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing.Cần đảm bảo các công việc của từng hệ thống được hoàn thiện một cách chính xác để cuối cùng có được chiến lược Marketing phù hợp. 3.4.6 Bồi dưỡng kiến thức Marketing cho nhân viên toàn công ty Công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông,thương hiệu nên vấn để này là rất cần thiết.Không chỉ bộ phận làm Marketing mới cần có mà toàn thể nhân viên của công ty cũng cần được bồi dưỡng để nâng cao kiến thức,tư duy về marketing.Hiện nay,công ty cũng vẫn có những buổi huấn luyện về marketing với các chuyên gia nước ngoài nhưng số lượng là không nhiều và thành phần tham gia chưa đầy đủ.Công ty cần thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện như vậy hơn nữa và có sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong công ty. 3.5 Các giải pháp khác 3.5.1Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Hoạt động truyền thông của công ty chủ yếu là hoạt động PR và Marketing trực tiếp nên cần có sự đào tạo,bồi dưỡng nhân viên PR,nhân viên bán bang.Hiện tai công ty vẫn đang có những biện pháp khuyến khích rất hiệu quả như các chương trình vui chơi,giải trí,du lịch,đặc biệt là hỗ trợ toàn bộ nhân viên về phí điện thoại hàng tháng(công ty tài trợ toàn bộ và toàn công ty đều sử dụng mạng vinaphone để tạo sự thuận tiện trong liên lạc) 3.5.2 Công tác quản lý Cải thiện điều kiện làm việc.Áp dụng những phần mềm quản lý tiến bộ và hiệu quả.Hiện tại trong công ty sử dụng phần mềm Skype rất thuận tiện trong việc trao đổi thông tin qua Internet,nhưng đôi khi thông tin lại không được thông suốt.Công ty cần tăng cường sử dụng khai thác những tiện ích này hơn nữa để thông tin trong công ty được trao đổi một cách liên tục tạo điều kiện cho công việc được hiệu quả hơn. 3.5.3 Công tác tổ chức quản lý cán bộ Đào tạo cán bộ của công ty về đạo đức,phẩm chất chính trị,trình độ chuyên môn,trình độ quản lý,tổ chức. Có các khóa huấn luyện thường niên cho các cán bộ. 3.6 Một số kiến nghị với Nhà nước và Hiệp hội quảng cáo Việt Nam 3.6.1.Kiến nghị đối với Nhà nước Nhà nước cần có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề quảng cáo nhằm quản lý một cách chặt chẽ,hợp lý và thống nhất các điều kiện quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.Nhưng đồng thời cũng cần tránh tình trạng các văn bản này có hiệu lực mà lại không có tính thực tế,dẫn đến những khó khăn cho các công ty quảng cáo Việt Nam.Trong khi luật Quảng cáo Việt Nam đã có quy định về điều kiện hoạt động của các công ty quảng cáo quốc tế tại thị trường Việt Nam với nhiều hạn chế nhằm mục đích bảo hộ cho ngành quảng cáo trong nước nhưng trên thực tế các công ty này vẫn hoạt động rất mạnh mẽ dưới sự “trá hình”.Hình thức mà các công ty quảng cáo quốc tế đang sử dụng phổ biến hiện nay như trực tiếp giao dịch với các phương tiện truyền thông,các cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo để xin cấp các thủ tục pháp lý cho hoạt động quảng cáo của sản phẩm dịch vụ với tư cách là một doanh nghiệp sản xuất để thực hiện các hợp đồng truyền thông.Thậm chí là thuê các cá nhân Việt Nam đứng trên danh nghĩa để ký hợp đồng với các báo đài,phương tiện truyền thông.Các công ty quảng cáo quốc tế thực hiện sản xuất các chương trình quảng cáo tại Việt Nam,xong lại mang ra nước ngoài để thực hiện phần “hậu đài” và mang trở lại Việt Nam dưới danh nghĩa của chủ quảng cáo để thuê phương tiện..Hiện tượng “lách luật’ này đã gây thất thoát doanh thu cho ngành quảng cáo Việt Nam và gây khó khắn cho các công ty quảng cáo Việt Nam trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường nội địa. Hoàn thiện hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương để đảm bảo tính nhất quán trong vai trò quản lý của nhà nước được thực hiện chặt chẽ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên phạm vi cả nước. Nhà nước cần nghiên cứu để có những biện pháp,chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa,dịch vụ thực hiện quảng cáo các sản phẩm của mình.Các cơ quan này cũng cần tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các doanh nghiệp,chuyên gia quảng cáo về để làm rõ vai trò và hiệu quả của hoạt động cạnh tranh bằng công cụ quảng cáo đối với các doanh nghiệp.Hiệu quả có được từ hoạt động này cụ thể sẽ là những lợi ích cụ thể cho người tiêu dùng,cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế Việt Nam.Quảng cáo sẽ cung cấp thông tin về doanh nghiệp,sản phẩm,dịch vụ một cách đầy đủ hơn đến người tiêu dùng nhằm kích thích họ tiêu dùng hàng hóa trong nước.thúc đẩy các ngành kinh doanh trong nước phát triển.Trên quan điểm này,các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cầm có nghiên cứu cụ thể về mức khống chế ngân sách dành cho quảng cáo để có thể phối hợp với bộ phận tài chính thực hiện một mức khống chế ngân sách dành cho quảng cáo trong thu nhập của doanh nghiệp ở mức hợp lý hơn. Cơ quan truyền thông của nhà nước cần có những nghiên cứu để có những điều chỉnh hợp lý đối với mức giá áp dụng cho quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.6.2.Đối với Hiệp hội quảng cáo Việt Nam. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần nghiên cứu biện pháp và có các hoạt động cụ thể(xuất bản tài liệu,tổ chức hội nghị thường kỳ…) nhằm truyền đạt các quy định về đường lối phát triển và chính sách cho các công ty quảng cáo.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải tạo ra được một môi trường đoàn kết và hợp tác tích cực để các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam có được sự tin tưởng,phối hợp,hợp tác với nhau,học hỏi,giúp đỡ nhau để phát triển thành một hiệp hội nghề nghiệp có sức mạnh và tiếng nói trong nền kinh tế.Đồng thời,hiệp hội quảng cáo phải có những chương trình hoạt động cụ thể hướng trọng tâm đến mục tiêu quảng cáo trong nước và tính hiệu quả cũng như lợi ích của các công ty quảng cáo Việt Nam.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải thực sự phát huy vai trò hỗ trợ trong hoạt động xây dựng hoạt động truyền thông cho các công ty quảng cáo Việt Nam. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải thực sự trở thành một diễn đàn nghề nghiệp sôi nổi,nơi mà các tổ chức,cá nhân hoạt động kinh doanh đến giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tìm hiểu thông tin về thị trường dịch vụ,học tập các kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thực hiện quảng cáo,truyền thông thành công.Thông qua diễn đàn này,các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn về vai trò,sức mạnh của quảng cáo trong hoạt động cạnh tranh và hiểu rằng quảng cáo sẽ là một công cụ hiệu quả nhất cho việc tạo dựng hình ảnh của công ty trên thị trường.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần phải thành lập các bộ phận chuyên môn để tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu quảng bá thương hiệu,hình ảnh của mình,giúp các doanh nghiệp này có thể hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quảng cáo,những chiến dịch quảng cáo và những công ty quảng cáo phù hợp với mục tiêu,ngân sách của công ty.Có như vậy hiệp hội quảng cáo Việt Nam mới thật sự phát huy vau trò của hiệp hội nghề nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ,hàng hóa ở Việt Nam tăng trưởng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần phải xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ quảng cáo cho các cấp quản trị tại Việt Nam hiểu và hiểu sâu sắc về tầm quan trọng và lợi ích mà quảng cáo mang lại cho họ.Hiệp hội cần phải trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam trong việc tập hợp các vấn đề đáng quan tâm của ngành,để kiến nghị lên chính phủ để xuất các biện pháp giải quyết với mục tiêu hỗ trợ hết mình cho ngành.Có chính sách hỗ trợ,phối hợp các trường đại học,cao đẳng đào tạo nhân sự cho ngành.Trong thời gian trước mắt hiệp hội nên đứng ra tổ chức các khóa đào tạo,huấn luyện về nghiệp vụ cho nhân viên chính của các công ty quảng cáo và cho những đối tượng có nhu cầu nhằm mục đích nâng cao chấy lượng nguồn cung ứng dịch vụ quảng cáo trên thị trường Việt Nam. KẾT LUẬN Trên con đường đến với Quảng cáo,một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở Việt Nam.Em thấy mình rất may mắn và vinh dự được đào tạo tại chuyên ngành Quản trị Quảng cáo,khoa Marketing,trường đại học Kinh tế Quốc dân-trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành quản trị Quảng cáo.Em rất cảm động và biết ơn sự nhiệt tình và tâm huyết với sự dạy bảo của các thầy cô trong trường nói chung và sự quan tâm sâu sắc,tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Marketing. Bằng những kiến thức quý giá đã lĩnh hội được trong quá trình học tập tại trường.Hôm nay em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn,giảng dạy tận tình của thầy giáo trưởng khoa Marketing,PGS.TS Trương Đình Chiến.Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến thầy và toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa,Bộ môn quảng cáo cũng như kính chúc thầy và các thầy cô luôn khỏe mạnh và công tác tốt. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu-G’brand,nơi em thực tập đã giúp đỡ em rất nhiệt tình,chỉ bảo tạo điều kiện cho em và cung cấp cho em những thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.. Một lần nữa,em xin được chân thành cảm ơn tất cả./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình thực hiện Quản trị Quảng cáo-Trường Đại học KTQD 2.Giáo trình Marketing căn bản-Trường Đại học KTQD 3.Giáo trình nghiên cứu Marketing-Trường Đại học KTQD 4.Xây dựng và phát triển thương hiệu-Lê Xuân Tùng,NXB Lao động xã hội 5.Thương hiệu với nhà quản lý-NXB chính trị quốc gia 6.Các tài liệu của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu 7.Advertising-Wiliam F.Arens 8 Các trang web 9 Các bài luận văn khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25971.doc
Tài liệu liên quan