Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Viết phiếu thu, phiếu chi và cập nhật các số liệu vào sổ kế toán. - Theo dõi và cập nhật tài sản cố định của công ty. - Cuối mỗi ngày đối chiếu tồn quỹ với thủ quỹ. - Kiểm tra chứng từ khi thanh toán tiền cho khách hàng. - Đóng phiếu thu chi thành quyển và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định. - Theo dõi và chịu trách nhiệm các tài khoản: 111, 112, 212, 213, 241. - Định kỳ( hàng tuần) chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp.

doc10 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KỀM NGHĨA Công ty kềm nghĩa là một doanh nghiệp tư nhân gồm ba thành viên Tên công ty: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KỀM NGHIÃ Tên giao dịch: NGHĨA NIPPER Co.,Ltd Trụ sở chính: 10/20 Lạc Long Quân, phường 9, Quận Tân Bình,TpHCM Điện thoại: 08740651-9740652 Fax:08.9740653 Email: nghianippers.com.vn Vốn điều lệ: 25.300.000.000đồng QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành Tiền thân của công ty Kềm Nghĩa là cơ sở sản xuất chính thức hoạt động mang thương hiệu Nghĩa Sài Gòn vào năm 1990. Với chính sách kinh tế đổi mới của Nhà nước lúc bấy giờ, sự cạnh tranh để có một chỗ đứng trên thương trường quả là điều không dễ. Nắm được quy luật trên, ban lãnh đạo cơ sở lấy khẩu hiệu “ CHẤT LƯỢNG LÀ SỰ SỐNG CÒN CỦA THƯƠNG HIỆU” làm phương châm hoạt động sản xuất để định hướng cho chiến lược của cơ sở. Tập thể lãnh đạo, công nhân viên của cơ sở không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đồng thời được sự trợ giúp của chính quyền địa phương trong việc đề xuất với cơ quan chức năng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ, với sự trợ giúp ấy từng bước thương hiệu công ty Kềm Nghĩa đã được sự tin yêu của nhiều người tiêu dùng. Mười sáu năm đã trôi qua, bao thăng trầm trong suốt khoản thời gian ấy, thương hiệu Kềm Nghĩa ngày nay đã thực sự tin yêu và tín nhiệm của quý khách hàng trong nước cũng như ngoài nước, cho dù có những cạnh tranh khốc liệt để chiếm thị phần trên thương trường kể cả việc cạnh tranh không lành mạnh của một số cơ sở khác trong việc làm hàng giả hàng nhái thương hiệu Kềm Nghĩa. Để làm bước đột phá trong tương lai, vào tháng 9 năm 1999 cơ sở Kềm Nghĩa đã giải thể thành lập công ty TNHH Cơ khí Kềm Nghĩa. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102002257 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp. Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp XNK do Cục Hải Quan TP HCM cấp. Công ty chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1999 với đội ngũ hơn 200 công nhân trực tiếp sản xuất từ, đầu tư thêm 6500m2 mặt bằng, cải tiến hơn 50% các công đoạn dây chuyền sản xuất từ thủ công sang công nghiệp, sản xuất thêm một số sản phẩm như: dũa móng tay, nhíp nhổ chân mày, kéo cắt tóc, dụng cụ làm móng tay giả …. Năm 2004, công ty đã đưa vào hoạt động thêm một phân xưởng mới tại xã Bà Điểm, Hóc Môn với diện tích gần 7000 m2. Năm 2005, thương hiệu là một trong 81 doanh nghiệp đạt giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT do hội các doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức. Ngày 1 tháng 2 năm 2007 công ty Kềm Nghĩa một lần nữa đổi tên thành công ty Cổ Phần Kềm Nghĩa. 2. Phương hướng phát triển Hiện Công ty đã thành lập hai đại lý chính thức tại Hoa Kỳ và Campuchia với đầy đủ tư cách pháp nhân. Thương hiệu Kềm Nghĩa cũng đã được chính quyền các nước sở tại bảo hộ độc quyền. Để phát huy những thế mạnh, khắc phục những mặt yếu cũng như kết hợp với các cơ hội nhằm xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, Công ty cần phải chú trọng về vấn đề marketing. Vì vậy vấn đề ứng dụng marketing một cách khoa học vào hoạt động của công ty đang là vấn đề thiết thực và cấp bách đối với công ty Kềm Nghĩa nhằm khai phá và hình thành mạng lưới phân phối sâu rộng trong và ngoài nước. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY Chức năng: Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty như sau: Sản xuất cơ khí gia dụng, cụ thể là bộ dụng cụ làm móng và các mặt hàng khác như: kéo cắt tóc, nhíp, dũa… Buôn bán thương mại điện tử. Xuất khẩu hàng hoá do công ty sản xuất. Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với năng lực hiện có của công ty. Ngiên cứu tạo ra những sản phẩm mới. Đa dạng hoá sản phẩm, đa dang hoá thị trường, tạo thế mạnh vững chắc của công ty trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. Ứng dụng phương pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, phòng chóng cháy nổ, môi trường. Tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở nguồn vốn tự có, vốn vay nhằm đảm bảo tự trang bị và đổi mới thiết bị, xây dựng nâng cấp và mở cửa. Tuân thủ chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Bảo đảm việc hạch toán kinh tế , sự chịu trách nhiệm, tự hoàn vốn, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn đem lại hiệu quả cao của đồng vốn đầu tư, tự trang trải trả nợ vay, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương do công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo laao động, đào tạo bồi dưỡng trình độ văn hoá, ngoại ngữ, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ cong nhân viên cũng như nâng cao mức sống cho họ. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH Cơ cấu tổ chức – chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Các phòng ban chức năng là bộ phận chuyên môn giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Các trưởng phó phòng ban chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về nghiệp vụ chuyên môn xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo định kỳ trình lên Ban Giám Đốc. Phòng hành chánh nhân sự: Chịu trách nhiệm thực hiện các quy chế tuyển dụng, quản lý nhân sự, các chế độ chính sách về lương bổng, phụ cấp khen thưởng thăng tiến, các quy chế về kỹ luật lao động và các quy định về phúc lợi, các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đảm bảo những công việc mang tính phục vụ cho các hoạt động của toàn công ty và các phòng ban chức năng khác. Quản lý con dấu, lưu trữ các loại tài liệu, công văn giấy tờ.... liên quan tới công tác tài chính. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tiếp xúc, đàm phán với các đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh doanh để khai thác nguồn hàng. Đề ra các kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và những biện pháp thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó một cách tối ưu. Thực hiện các thủ tục, chứng từ về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Phối hợp cùng với phòng Kế toán thực hiện việc phân tích tình hình kinh doanh theo định kỳ để báo cáo trình Ban Giám Đốc. Tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu trực tiếp. Phòng kế toán Ghi chép, hạch toán các số liệu tài chính của Công ty. Phụ trách công tác kế toán tại Công ty và các xí nghiệp trực thuộc. Giải quyết các mối quan hệ tài chính trong quá trình luân chuyển vốn ngoại thương và kinh doanh dịch vụ như: Mối quan hệ giữa đơn vị và các cơ quan Nhà nước. Mối quan hệ trong nội bộ Công ty. Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức vốn sao cho đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị được liên tục và hiệu quả. Phân phối vốn hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho đơn vị. Giúp cho Ban giám đốc thấy rõ tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh theo các thương vụ, từ đó đề ra các phương pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Phòng kỹ thuật Nghiên cứu những mẩu mã sản phẩm mới, bảo trì máy móc thiết bị của công ty. IV.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Tổ chức bộ máy kế toán SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN VẬT TƯ THÀNH PHẨM KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty Kềm Nghiã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán tại công ty khâu nhập, phân loại chứng từ ban đầu, định khoản ghi chép theo dõi chi tiết, tổng hợp, tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cho đến việc lập báo cáo tài chính ...đều thực hiện tại phòng kế toán của công ty Hình thức này đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, đảm bảo cho lảnh đạo công ty có thể kiểm tra, chỉ đạo sát sao mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở thông tin do phòng kế toán cung cấp kịp thời và chính xác. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá, phân công lao động, nâng cao trình độ của nhân viên kế toán. 3.Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên kế toán a. Kế toán trưởng: -Phụ trách chung phòng kế toán công ty. -Quản lý và điều hành kế toán công ty. -Kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất nhập kho. - Bố trí nhân sự phòng kế toán theo năng lực và trình độ của từng người. -Đôn đốc kiểm tra các số liệu, báo cáo kế toán. -Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc ban hành các quy định, biểu mẩu nhằm kiểm tra, kiểm soát tài sản công ty. -Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, giá thành và các chi phí kinh doanh. b. Kế toán tổng hợp: - Ký thay và thay mặt kế toán trưởng điều hành phòng kế toán khi kế toán trưởng vắn mặt. - Tổng hợp các số liệu báo cáo các cơ quan ban ngành hàng tháng, quý, năm. - Theo dõi các tài khoản kế toán. - Tính giá thành sản phẩm. - Ngày 1 tây( dương lịch) hàng tháng kết hợp với bộ phận sản xuất kiểm tra sản phẩm dỡ dang tại xưởng. - Tập hợp chi phí, kiểm tra các định khoản kế toán nhằm hoàn thiện sổ sách kế toán. c. Kế toán thanh toán: - Viết phiếu thu, phiếu chi và cập nhật các số liệu vào sổ kế toán. - Theo dõi và cập nhật tài sản cố định của công ty. - Cuối mỗi ngày đối chiếu tồn quỹ với thủ quỹ. - Kiểm tra chứng từ khi thanh toán tiền cho khách hàng. - Đóng phiếu thu chi thành quyển và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định. - Theo dõi và chịu trách nhiệm các tài khoản: 111, 112, 212, 213, 241. - Định kỳ( hàng tuần) chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. d. Kế toán công nợ bán hàng: - Theo dõi công nợ: các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, vay và đôn đốc thu hồi nợ. - Kết hợp kế toán doanh thu, kế toán NVL và kế toán thanh toán cập nhật số liệu công nợ của khách hàng. - Định kỳ( tháng, quý, năm) phối hợp với phòng kinh doanh kiểm tra đối chiếu công nợ với khách hàng. - Định kỳ( tuần, tháng, quý, năm) lên kế hoạch thu hồi và thanh toán công nợ. - Lưu trữ chứng từ theo đúng quy định. - Theo dõi và chịu trách nhiệm các tài khoản: 131, 138, 141, 331, 338,311, 341. - Chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. e. Kế toán NVL, vật tư, thành phẩm: - Theo dõi và kiểm tra chứng từ nhập mua nguyên vật liệu, vật tư. - Cập nhật tất cả những chứng từ liên quan đến nhập xuất kho hàng ngày vào sổ kế toán. - Định kỳ( tháng, quý, năm) đối chiếu số liệu tồn kho nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm với bộ phận kho. - Lưu trữ chứng từ xuất nhập kho theo đúng quy định. - Theo dõi và chịu đúng trách nhiệm về các tài khoản 152, 153, 154, 155, 157. - Hàng tuần chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. f. Kế toán doanh thu: - Viết hoá đơn bán hàng. - Cập nhật doanh thu hàng tháng vào sổ kế toán. - Theo dõi khoản thuế GTGT đầu ra. - Kiểm tra giá bán. - Quản lý hoá đơn bán hàng công ty của các showroom. - Theo dõi và chịu trách nhiệm các tài khoản: 511, 3331. - Lưu trữ chứng từ theo đúng quy định. - Hàng tuần chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. g. Kế toán lương linh tinh: - Lập, kiểm tra bảng lương hàng tháng. - Mua hoá đơn, đóng tiền điện, điện thoại, lãi… - Lưu trữ chứng từ theo đúng quy định. - Chịu trách nhiệm tài khoản 334. - Cuối mỗi tháng chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. 4. Đặc điểm và quy trình sản xuất của công ty 4.1. Đặc điểm tổ chức của công ty: Là một doanh nghiệp sản xuất, công ty đang hoạt động vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất nhập khẩu dụng cụ chuyên dùng làm móng. Phần lớn nguyên vật liệu chính của công ty là nhập khẩu: gồm thép SC45T và thép không rỉ. Ngoài ra còn có các nguyên vật liệu khác như: đá, dũa, hoá chất…. Máy móc thiết bị của công ty hiện nay có tiêu chuẩn trung bình. Sản phẩm sản xuất của công ty gồm: Kềm Inox, Kềm da 2T, Kềm da 2V, Kềm da 3, dũa, nhíp, kéo. Trung bình một năm sản xuất ra 4.500.000 sản phẩm trong đó mặt hàng Kềm là 3.500.000 sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là 3.000.000- 3.500.000 sản phẩm kềm. Thị trường nước ngoài chiếm 15% còn lại trong nước chiếm 85%. 4.2. Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất sản phẩm gồm 13 công đoạn chính. Trong đó đã có 10 công đoạn đã được tự động hoá như khâu nhập định hình, làm nguội, phay bào, lắp ráp, đánh bóng, xi mạ, in chử, còn lại một số công đoạn phải sử dụng lao động thủ công vì đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm bắt buộc như khâu mài lưỡi. 4.2.1.Chặt thép: Từ nguyên liệu chính là thép không rỉ và thép SC45T nhập khẩu từ Ấn Độ và Đài Loan đưa vào sản xuất được chặt thành những thanh sắt nhỏ. 4.2.2.Tạo hình mang: Thanh thép nhỏ được đưa vào lò nung đỏ và đưa qua máy tạo hình mang Kềm. Tạo hình cán: Những thanh thép được tạo hình mang xong nung đỏ một lần sau đó đưa qua máy dập tạo cán, rồi đưa qua máy cắt bỏ những rìa thừa của cạnh thép. Phẳng (phay): Sau khi qua công đoạn tạo cán, thanh thép sẽ được đưa vào công đoạn phay để tạo mặt phẳng cho mang nhằm tạo lớp thép nối giữa hai thanh thép nhỏ thành một cây phôi. Tạo kềm sơ chế : Tạo kềm sơ chế bao gồm những công đoạn: khoan tạo cốt kềm, tạo mặt phẳng kềm, tạo hình lưỡi, uốn cong hình cán sau đó được gọi là kềm đen. Nhiệt luyện: Kềm đen sẽ được đưa qua nhà máy nhiệt luyện và lò nung nóng nhằm tạo độ cứng cho mũi kềm. Đánh bóng: Sau khi tạo độ cứng, mũi kềm sẽ được đưa qua đánh bóng để xử lý bề mặt chuẩn bị cho giai đoạn xi mạ. Xi mạ: Sau khi xử lý bề mặt xong, dùng hoá chất để xi mạ. In: Kế tiếp là giai đoạn in nhãn hiệu sản phẩm trên cán và mũi kềm. Mài bén: In nhãn xong, kềm được chuyển sang giai đoạn móc mũi và mài bén mũi kềm. Khâu KCS: Sản phẩm được đưa khâu KCS để kiểm tra độ bén của lưỡi kềm. Vệ sinh: Khi sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng được chuyển sang giai đoạn vệ sinh kềm. Vô bao bì: Sản phẩm được làm sạch rồi đưa vào bao bì đóng gói. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY KỀM NGHĨA KCS PHÂN LOẠI IN XI MẠ ĐÁNH BÓNG VÔ BAO VỆ SINH CN CHẶT TẠO KỀM SƠ PHAY TẠO HÌNH TẠO HÌNH MANG CHẶT Hình thức sổ sách kế toán tại công ty Với quy mô, đặc điểm sản xuất của công ty như trên, công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Trình tự ghi chép hình thức sổ kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chuyên dùng Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày: Ghi vào cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc bao gồm: hóa đơn GTGT, phiếu xuất, phiếu nhập,… kế toán xử lý và ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các tài khoản. Đồng thời Công ty sử dụng một số sổ nhật ký đặc biệt để phản ánh những phát sinh thu chi tiền mặt, dịch vụ mua vào, bán ra. Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt tổng hợp và ghi sổ cái. Số liệu sổ cái sẽ tổng hợp và ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaocaothuctap.doc
  • docbaocaothuctapchuong2.doc
  • docnhanxetva kiennghi.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan