Chuyên đề kế toán thành phẩm - Đơn vị thực tập công ty TNHH thương mại Quang Phát

Từ khi bước chân vào ngưỡng cửa của trường, em đã có ước mơ nhỏ bé sau này ra trường sẽ trở thành một kế toán viên thực thụ phù hợp với xu thế xã hội ngày nay. Nay ước mơ của em sắp thành hiện thực được thầy cô chắp cánh và giúp đỡ cho em có khả năng tự tạo trong cuộc sống sau này. Quả thật qua hai năm tu dưỡng ở trường em thấy mình đã trưởng thành rất nhiều, đầy đủ về mặt kiến thức lẫn tinh thần, chính là nhờ công lao to lớn của các thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo, nhiệt tình trong việc giảng dạy chúng em. Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường đã giúp em nắm được phần nội dung cũng như các phần hành kế toán và nhất là chuyên đề kế toán thành phẩm mà em đã chọn. Nhưng những kiến thức đó chỉ trên lĩnh vực lý thuyết để giúp em nắm vững được kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề của mình, nhà trường đã cho chúng em đi thực tập, làm quen với công tác kế toán ở đơn vị doanh nghiệp. Từ đó chúng em có thể lấy lý luận làm sáng tỏ thực tế và đồng thời lấy thực tế đó soi dọi cho lý thuyết, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.

doc48 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề kế toán thành phẩm - Đơn vị thực tập công ty TNHH thương mại Quang Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 tăng 4,3% năm 2005 so với năm 2004 tăng 7,5% chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi và đang trên đà phát triển. - Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 tăng 4,2%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 13,8% vì doanh thu tăng qua các năm. - Số lao động bình quân năm 2004 so với năm 2003 tăng là 11,4% năm 2005 so với năm 2004 tăng 15,4% để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất. - Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên là do doanh nghiệp làm ăn có lãi cụ thể là doanh thu tăng qua các năm nên việc trả thù lao cho người lao động cũng được tăng lên qua các năm. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 7,14%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 13,3%. 2. Những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chức năng: Lưu chuyển và thực hiện giá trị hàng hóa. - Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm. + Quy trình công nghệ sản xuất. Bột, hóa chất, màu Giai đoạn phân tán Giai đoạn nghiền Giai đoạn pha sơn 1 Giai đoạn pha sơn 2 Giai đoạn pha sơn 3 Giai đoạn pha màu Giai đoạn kiểm tra sơn Giai đoạn đóng thùng Thành phẩm Tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại các cửa hàng từ Bắc đến Trung. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 - Giá trị sản lượng đ 13.264.063 17.722.481 24.124.888 Sản lượng chủ yếu đ 15.372.709 20.311.250 - Doanh thu đ 1.535.004 20.021.976 32.939.974 Sản lượng chủ yếu đ 14.146.485 18.578.076 30.434.298 Trọng lượng Lít 1.033.315 1.339.769 1.617.501 Sản phẩm chủ yếu Lít 992.248 1.292.029 1.616.802 Số lượng sản phẩm chủ yếu 1.000t 15.046.519 16.658.722 17.179.124 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Công ty TNHH TM Quang Phát là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, mô hình quản lý theo hình thức tập trung. Bộ máy quản lý cẩu công ty được thiết kế như sau: Đứng đầu là Giám đốc (chủ tịch Hội đồng quản trị). Là người chịu trách nhiệm phụ trách chung chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là người đại diện hợp pháp của công ty. Giúp việc cho giám đốc gồm có 2 phó giám đốc. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Các phòng chức năng thực hiện nghiệp vụ chức năng, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh về từng mặt. - Phòng tổ chức hành chính. Tham mưu cho giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, điều hòa tuyển chọn và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu và điều kiện lao động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. Quản lý những khâu liên quan đến công tác hành chính. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty phụ trách công tác thi đua, khen thưởng… bảo vệ tài sản của công ty. - Phòng tài chính kế toán. Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản, thực hiện chức năng giám sát bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kinh doanh. Có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới marketing tổ chức các hợp đồng mua bán, vận chuyển, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức các của hãng đại lý, các điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ từ đó quyết định sáng suốt trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. - Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho giám đốc, nghiên cứu tổ chức, quản lý khoa học kỹ thuật… bảo quản trong thiết bị KCS thuộc phòng kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượng vật tư nhập kho, quản lý chất lượng từng khâu troing quá trình sản xuất, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. - Ban bảo vệ: chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự của công ty. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty PGĐ. kinh doanh Kế toán trưởng PGĐ Kỹ thuật sản xuất Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng Tài chính - Kế toán Phân xưởng bột bã tường Giám đốc Phân xường sơn nước 4. Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo cơ chế tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng tài vụ của nhà máy. Đội ngũ kế toán gồm có 8 người. Trong đó có 1 kế toán trưởng và 7 nhân viên kế toán. - Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng phụ trách chung và chịu trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của phòng kế toán. - Một phó phòng kế toán kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiêm kế toán tổng hợp. - Kế toán TSCĐ: có trách nhiệm giúp kế toán hạch toán tổng hợp số liệu, ghi chép và phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình khấu hao và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. - Mọt kế toán tiền lương: phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Tính đúng, đủ kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán thanh toán vốn bằng tiền: giải quyết các khoản thanh toán bằng tiền. - Kế toán nguyên vật liệu, CCDC ghi chép tổng hợp số liệu và tình hình mua bán vận chuyển bảo quản nhập, xuất, tồn. Tổ chức đánh giá phân loại NVL, CCDC phù hợpvới nguyên tắc và yêu cầu quản lý. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: phản ánh tình hình, nhập xuất kho thành phẩm. Tình hình tiêu thụ. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý số tiền có trong két phản ánh tình hình tăng, giảm tiền mặt tại quỹ. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung đảm bảo sự tập trung thống nhất trong công tác kế toán. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán VVL Kế toán thanh toán vốn bằng tiền Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Thủ quỹ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thànhp hẩm Hình thức sổ kế toán mà đơn vị đang áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ Bảng kê Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết 1 2 3 4 8 6 7 5 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu - Cách tính thuế GTGT Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ = Doanh số bán ra x % thuế suất thuế GTGT theo quy định - Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị thực tế hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế hàng thực nhập trong kỳ - Giá trị thực tế hàng xuất trong kỳ + Những thuận lợi, khó khăn trong công tác kế toán của đơn vị tập trung - tức là toàn bộ công tác kế toán ở công ty được tập trung vào phòng kế toán, thu thập và xử lý thông tin. Làm cho việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả bộ máy kế toán của đơn vị được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho bộ phận kế toán như máy vi tính, thường xuyên bổ sung các văn bản chế độ kế toán mới. - Kế toán làm việc tại văn phòng nhà máy bố trí hợp lý, mỗi kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng thực hiện các nghiệp vụ nhất định, không có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Trong công tác kế toán công ty luôn tuân thủ nguyên tắc kế toán đúng chuẩn mực kế toán, sổ sách đầy đủ công việc kế toán được máy vi tính hỗ trợ nên công việc kế toán đượctiến hành nhanh hơn, đảm bảo ghi chép sạch sẽ, số liệu cập nhật liên tục, đầy đủ. - Khó khăn: Do đặc thù sản phẩm đa dạng, khó thực hiện phần mềm kế toán. Việc tập hợp và phân bổ chi phí khó khăn. Do cơ chế áp dụng kế toán phân xưởng nên gây khó khăn cho việc tính toán kế toán viên vẫn phải ghi chép thủ công, làm nháp còn máy vi tính chỉ giúp đỡ ghi chépin ra bút toán tập trung. Lời nói đầu Từ một học sinh tốt nghiệp PTTH và được bước vào trường QLKTCN Từ Sơn - Bắc Ninh để tiếp tục học tập và rèn luyện tại trường em cảm thấy rất vinh dự và tự hào được sống trong tình cảm thầy cô, bạn bè dưới mái trường thân yêu với em tất cả đã đi sâu vào trong trí nhớ. Trong thực tế việc chỉ học lý thuyết thôi thì chưa đủ vì vậy muốn hiểu sâu nắm chắc các nghiệp vụ phải dựa trên cơ sở thực hành thực tế có như vậy mới có những nghiệp vụ vững vàng. Chính vì thế mà lý thuyết và thực hành phải đi đôi với nhau không thể tách rời: "Học đi đôi với hành Lý thuyết đi đôi với thực tiễn" Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản phẩm sản xuất ra luôn đứng trước những khó khăn gay gắt của cơ chế thị trường. Muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường ngoài chỉ tiêu mẫu mã, khối lượng thì chất lượng thành phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, là một trong những yêu cầu cơ bản của sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp sản xuất để phát huy chức năng vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động và vai trò kinh doanh đòi hỏi phải có sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm nói riêng tại Công ty TNHH TM Quang Phát phải tổ chức công tác kế toán hợp lý nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác để đáp ứng nhu cầu quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong một thời gian thực tập tại công ty với sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế về công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm nói riêng và đề tài chọn là: "Thành phẩm" với mục đích nhằm hiểu rõ hơn về công tác kế toán thành phẩm cả về mặt bản chất, nội dung và hình thức thực hiện. Do trình độ và thời gian thực tập có hạn cho nên chuyên đề của em chỉ mới đề cập đến vấn đề cơ bản nhất, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô giáo bộ môn cùng các anh chị trong phòng Kế toán để giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Việt Hường và các anh chị trong phòng kế toán. Em xin chân thành cảm ơn! Phần II Chuyên đề: kế toán thành phẩm I. Tầm quan trọng, nhiệm vụ của phần hành kế toán đã chọn. 1. Tầm quan trọng. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty TNHH TM Quang Phát thông qua việc đi sâu nghiên cứu tại công ty em nhận thấy rằng: Trong các doanh nghiệp sản xuất, việc sản xuất ra sản phẩm và được thị trường chấp nhận đúng mẫu mã quy cách, chất lượng sản phẩm mà kết quả thu được của quá trình sản xuất là sản phẩm (thành phẩm). Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm phải đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách được kiểm nghiệm chặt chẽ, sản phẩm sản xuất ra nhằm mục đích để bán. Sản phẩm gồm nhiều thành phẩm và bán thành phẩm. "Thành phẩm" là sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến trong doanh nghiệp hoặc thuê ngoài gia công chế biến song đã được kết thúc sau quá trình sản xuất được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, được nhập kho hay đem bán thẳng. Đối với những sản phẩm đã chế biến xong ở một giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ sản xuất qua kiểm tra kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quy định gọi là thành phẩm. Thành phẩm quyết định doanh nghiệp đó có tiếp tục sản xuất mặt hàng đó nữa hay không, có tiêu thụ được mặt hàng đó hay không nó cũng quyết định cho kết quả của doanh nghiệp đó sau kỳ sản xuất. Như vậy ta có thể thấy rằng thành phẩm có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Đối với quá trình sản xuất nó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. 2. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm Để quản lý tốt thành phẩm và phân phối sử dụng đúng theo quy định của Bộ Tài chính kế toán thành phẩm phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và tình hình tồn kho thành phẩm và tình hình thanh toán với nhà nước các khoản thuế tiêu thụ thành phẩm phải nộp. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận có liên quan thực hiện tốt chế độ ghi chép ban đầu về nhập kho, xuất, tồn kho thành phẩm, tham gia kiểm kê đánh giá thành phẩm. - Hạch toán chính xác kịp thời tình hình nhập, xuất, cung cấp số liệu đầy đủ kịp thời. Trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ của kế toán thành phẩm với đặc điểm và tình hình chung của công tác kế toán ở công ty cùng với sự tìm tòi học hỏi và được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán trên em tự nhận thấy rằng cần đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn nữa phần hành kế toán thành phẩm để làm chuyên đề rieng cho báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cũng như các anh chị trong phòng Kế toán của công ty để em có thể thu thập số liệu và tìm hiểu sâu hơn phần hành này để chuyên đề của em được hoàn thành tốt. II. Phương pháp hạch toán 1. Kế toán chi tiết thành phẩm - ở kho thủ kho dùng thẻ kho ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng. Cuối tháng phải ghi sổ tồn kho đã tính được trên thẻ kho và vào sổ số dư - cột số lượng. - ở phòng kế toán mở sổ số dư dùng cho cả năm để ghi sổ tồn kho thành phẩm của từng loại vào cuối tháng thu chi trên giá trị cuối tháng ghi nhận được sổ số dư do thủ kho gửi lên kế toán căn cứ vào số tồn kho về số lượng mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư và đơn giá nội bộ để tính ra số tiền của từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu giá trị để ghi vào cột số tiền ở sổ số dư. - Cơ sở để thu thập số liệu. Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thành phẩm để kế toán ghi sổ chi tiết thành phẩm và vào thẻ kho sau đó vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Bảng kê được lập hàng tháng và là cơ sở để tính hệ số giá thành phẩm, kế toán căn cứ vào các thẻ kho sổ chi tiết sau đó ghi vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Sau đây là sơ đồ trình tự luân chuyển. Chứng từ gốc phiếu nhập kho phiếu xuất kho Thẻ kho Thủ quỹ Sổ số dư Bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn 1 2 4 5 3 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) - Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ để ghi thẻ kho, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi vào sổ kế toán. - Nội dung và cách ghi: Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, sản phẩm hàng hóa tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến. Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập kho và ngày, tháng nhập phiếu, họ tên người nhập vật tư, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho và tên nhập kho. Cột A, B, C, D: ghi số thứ tự tên nhãn hiệu quy cách, mã số, đơn vị tính của vật tư, sản phẩm. Cột 1: ghi số lượng hoặc hóa đơn theo lệnh nhập kho. Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho. Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hoạch toán hoặc giá hóa đơn tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư sản phẩm thực nhập. Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư sản phẩm hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho. Dòng số tiền (viết bằng chữ): Ghi tổng số tiền lên phiếu nhập kho bằng chữ phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư hàng hóa mua ngoài hoặc 3 liên đối với vật tư sản xuất). Đặt giấy than viết một lần và phụ trách ký (ghi rõ họ tên) người nhập kho mang phiếu đến kho để nhập vật tư sản phẩm nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người nhập ký vào phiếu, thủ kho giữ 2 liên để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng Kế toán để ghi sổ kế toán và 1 liên lưu lại nơi nhập phiếu, liên 3 người nhập giữ. + Căn cứ để ghi phiếu nhập kho: Căn cứ biên bản kiểm nghiệm sản phẩm phiếu nhập kho phải căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành qua kiểm nghiệm đúng chất lượng tiêu chuẩn mẫu mã, phẩm chất nhập kho khi có thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho khi nhập kho thành phẩm kế toán phải kiểm tra xác định đạt chuẩn kỹ thuật, chất lượng mới được nhập kho thành phẩm. Khi nhập kho phải cân đong đo đếm chính xác và phải có phiếu nhập kho thành phẩm. Phiếu nhập kho thành phẩm được lập thành 3 liên, 1 liên được lưu ở nơi nhập phiếu, thủ kho giữ 1 liên để ghi sổ sau đó chuyển cho phòng Kế toán để ghi sổ kế toán. Đơn vị Địa chỉ Phiếu nhập kho số 053 Ngày 08 tháng 12 năm 2005 Nợ 155 Có 157 Mẫu số: 01 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người giao hàng: Đoàn Thanh Sơn Theo số ngày tháng 12 năm 2005 Nhập tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4= 2 x 3 1 Sơn tường Alex A100 - 18 Sơn tường Alex A105 - 18 A10018 A10518 Thùng Thùng 280 90 102.000 168.000 28.560.000 15.120.000 Cộng 370 43.680.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi ba triệu sáu trăm tám mươi ngàn đồng chẵn. Nhập, ngày 08/04/2005 Phụ trách đơn vị cung tiêu, bộ phận có nhu cầu nhập (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho số ngày 8/12/2005 định khoản như sau: Nợ TK 155: 43.680.000 Có TK 154: 43.680.000 Đơn vị Địa chỉ Phiếu nhập kho số 078 Ngày 11 tháng 12 năm 2005 Nợ 155 Có 154 Mẫu số: 01 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người giao hàng: Đoàn Thanh Sơn Theo số ngày tháng 12 năm 2005 Nhập tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4= 2 x 3 1 Sơn tường Alex A101 - 18 Sơn tường Alex A109 - 18 A10118 A10918 Thùng Thùng 200 75 143.000 282.637 28.600.000 21.197.775 Cộng 275 49.797.775 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi chín triệu bảy trăm chín mươi bảy ngàn bẩy trăm bẩy năm ngàn đồng chẵn. Nhập, ngày 11/12/2005 Phụ trách đơn vị cung tiêu, bộ phận có nhu cầu nhập (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho số ngày 11/12/2005 định khoản như sau: Nợ TK 155: 49.797.775 Có TK 154: 49.797.775 Đơn vị Địa chỉ Phiếu nhập kho số 062 Ngày 15 tháng 12 năm 2005 Nợ 155 Có 154 Mẫu số: 01 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người giao hàng: Đoàn Thanh Sơn Theo số ngày tháng 12 năm 2005 Nhập tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4= 2 x 3 1 Sơn tường Alex A102 - 18 A10218 Thùng 210 163.000 34.230.000 Cộng 34.230.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Ba mươi tư triệu hai trăm ba mươi ngàn đồng chẵn. Nhập, ngày 15/12/2005 Phụ trách đơn vị cung tiêu, bộ phận có nhu cầu nhập (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho số ngày 15/12/2005 định khoản như sau: Nợ TK 155: 34.230.000 Có TK 154: 34.230.000 Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - vT) - Mục đích Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng hoặc bán, dùng làm căn cứ để hoạch toán chi phí sản xuất tính giá thành thành phẩm và kiểm tra việc sử dụng định mức tiêu hao vật tư sản phẩm. - Nội dung cách ghi. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều phiếu vật tư, sản phẩm cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc mục đích sử dụng khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ. Tên địa chỉ của đơn vị Số và ngày, tháng, năm lập phiếu. Lý do sử dụng và kho xuất vật tư, sản phẩm. Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự tên nhãn hiệu, quy cách, mã số, đơn vị tính và mã số sản phẩm. Cột 1: Ghi số lượng sản phẩm, vật tư theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng. Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho. Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tùy theo quy định hạch toán của đơn vị) và tính thành tiền của vật tư sản phẩm, thực tế đã xuất kho (cột 4 = 2 x 3). Dòng cột: Ghi tổng số tiền của vật tư, sản phẩm thực tế đã xuất kho. Dòng số tiền (viết bằng chữ): ghi tổng số tiền trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho do các bộ phận hoặc do phòng cung ứng lập (tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng đơn vị) thành 3 liên đặt giấy than viết 1 lần sau khi lập phiếu xong phụ trách các bộ phận sử dụng, bộ phận cung ứng ký (ghi rõ họ tên) giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh sau khi xuất kho thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho (ghi rõ họ tên). Liên 1: Lưu ở bộ phận lập biểu. Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán. Liên 3: Người nhận vật tư, sản phẩm, hàng hóa để ghi sổ kế toán bộ phận sử dụng. Khi xuất kho thành phẩm chứng từ mà kế toán sử dụng là phiếu xuất kho, phiếu xuất kho thành phẩm cũng được lập thành 3 liên sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt, đóng dấu sau khi giao nhận hàng. Thủ kho và người mua cùng ký nhận vào các liên, 1 liên giao cho người mua, 1 liên thủ kho để vào thẻ khi sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Sau khi sản xuất xong sản phẩm nhập kho thì phải tiến hành xuất kho thủ kho phải lập phiếu xuất kho và có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan và thủ trưởng đơn vị xác nhận đã xuất kho sản phẩm. * Căn cứ để ghi phiếu xuất kho. Căn cứ vào hóa đơn GTGT do phòng sản xuất kinh doanh lập sau đó thủ kho tiến hành ghi phiếu xuất kho thành phẩm. Hóa đơn (GTGT) Mã số: 01 GTKT - 3LL Liên 3: Nội bộ ĐQ/2001B Ngày 10 tháng 12 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM Quang Phát Địa chỉ: 114C3 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Số tài khoản: 0 1 0 0 9 5 5 5 6 4 Điện thoại: MS Họ tên người mua hàng: Nguyễn Tiến Dũng Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Kết cấu không gian TATS Địa chỉ: 61 - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. Số tài khoản: 0 1 0 0 9 5 5 5 6 4 Hình thức tài khoản: TM MS STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Sơn tường Alex A100 - 18 Thùng 100 102.000 10.200.000 Sơn tường Alex A105 - 18 Thùng 50 168.000 8.400.000 Cộng tiền hàng 18.600.000 Thuế suất GTGT % 1.860.000 Tổng cộng tiền thanh toán 20.460.000 Số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi triệu bốn trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Đơn vị: Địa chỉ: Phiếu xuất kho Số 22 Ngày 26 tháng 4 năm 2006 Nợ 632 Có 155 Mẫu số 02 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Tiến Dũng Địa chỉ: 61 - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. Lý do xuất kho: Xuất bán Xuất tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất Sơn tường Alex A100 - 18 A10018 thùng 100 102.000 10.200.000 Sơn tường Alex A105-18 A10518 thùng 50 168.000 8.400.000 Cộng tiền hàng 150 18.600.000 Cộng thành tiền (bằng tiền): Mười tám triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn. Nhập ngày 26 tháng 4 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho số 112 ngày 10/12/2005 định khoản Nợ TK 632: 18.600.000 Có TK 155: 18.600.000 Hóa đơn (GTGT) Mã số: 01 GTKT - 3LL Liên 3: Nội bộ ĐQ/2001B Ngày 14 tháng 12 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM Quang Phát Địa chỉ: 114C3 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Số tài khoản: 0 1 0 0 9 5 5 5 6 4 Điện thoại: MS Họ tên người mua hàng: Hoàng Công Minh Tên đơn vị: Công ty TNHH Khang Minh Địa chỉ: Khu C2 - thị trấn Đông Anh Số tài khoản: 0 1 0 2 2 3 8 2 1 9 Hình thức tài khoản: TM MS STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Sơn tường Alex A101 - 18 Thùng 100 143.000 14.300.000 Cộng tiền hàng 14.300.000 Thuế suất GTGT 10 % tiền thuế GTGT 1.430.000 Tổng cộng tiền thanh toán 15.730.000 Số tiền (viết bằng chữ): Mười lăm triệu bảy trăm ba mươi ngàn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Đơn vị: Địa chỉ: Phiếu xuất kho Số 143 Ngày 14 tháng 12 năm 2005 Nợ 632 Có 155 Mẫu số 02 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người nhận hàng: Hoàng Công Minh Địa chỉ: Khu C2 - thị trấn Đông Anh Lý do xuất kho: Xuất bán Xuất tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất A B C D 1 2 3 4 = 2 x 3 Sơn tường Alex A101 - 18 A10018 thùng 100 143.000 14.300.000 Cộng tiền hàng 14.300.000 Cộng thành tiền (bằng tiền): Mười bốn triệu ba trăm ngàn đồng chẵn. Nhập ngày 14 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho số 112 ngày 14/12/2005 định khoản Nợ TK 632: 14.300.000 Có TK 155: 14.300.000 Hóa đơn (GTGT) Mã số: 01 GTKT - 3LL Liên 3: Nội bộ ĐQ/2001B Ngày 20 tháng 12 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM Quang Phát Địa chỉ: 114C3 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Số tài khoản: 0 1 0 0 9 5 5 5 6 4 Điện thoại: MS Họ tên người mua hàng: Nguyễn Trọng Anh Tên đơn vị: Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Địa chỉ: Khu 10 Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. Số tài khoản: 0 1 0 0 1 0 5 4 7 9 Hình thức tài khoản: TM MS STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Sơn tường Alex A102 - 18 Thùng 90 163.000 14.670.000 Sơn tường Alex A109 - 18 Thùng 20 282.637 5.652.740 Cộng tiền hàng 20.322.740 Thuế suất GTGT 10 % tiền thuế GTGT 2.322.274 Tổng cộng tiền thanh toán 22.235.014 Số tiền (viết bằng chữ): Mười hai triệu ba trăm năm mươi năm nghìn không trăm mười bốn đồng Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Đơn vị: Địa chỉ: Phiếu xuất kho Số 265 Ngày 20 tháng 12 năm 2005 Nợ 632 Có 155 Mẫu số 02 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Trọng Anh Địa chỉ: K10 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Lý do xuất kho: Xuất bán Xuất tại kho: Thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất A B C D 1 2 3 4 = 2 x 3 Sơn tường Alex A102 - 18 A10018 thùng 90 163000 14.670.000 Sơn tường Alex A109 - 18 A10918 20 282.637 5.652.740 Cộng tiền hàng 110 20.322.740 Cộng thành tiền (bằng tiền): Hai mươi triệu ba trăm hai mươi hai ngàn bảy trăm bốn mươi đồng. Nhập ngày 20 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho số 112 ngày 20/12/2005 định khoản Nợ TK 632: 20.322.740 Có TK 155: 20.322.740 Thẻ kho (Mẫu số 06 - VT) - Mục đích Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật tư sản phẩm ở từng kho làm căn cứ xác định tồn kho thực tế của vật tư sản phẩm và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. - Nội dung và cách ghi. Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật tư sản phẩm cùng nhãn hiệu quy cách ở cùng một kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu trên, nhãn hiệu quy cách, đơn vị tính, mã số vật tư sản phẩm sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày (tên, nhãn hiệu, quy cách, mã số vật tư sản phẩm phải phù hợp với sổ kế toán chi tiết sản phẩm hàng hóa). Hàng ngày thẻ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng cuối ngày tính số tồn kho. Theo quy định nhân viên kế toán thành phẩm vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó xác nhận vào thẻ kho (cột 4). Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh trên thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định. Sau đây là thực hành số liệu thực tế trên thẻ kho. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho về tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm. Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký và xác nhận của KT Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Dư đầu tháng 3.694 8/12 053 8/12 Nhập kho sơn tường Alex A 100 - 18 280 3974 8/12 053 8/12 Nhập kho sơn tường Alex A 105 - 18 90 4064 10/12 112 10/12 Xuất kho sơn tường Alex A100 - 18 Xuất kho sơn tường Alex A105 - 18 100 50 3964 3914 11/12 078 11/12 Nhập kho sơn Alex A101 - 18 Nhập kho sơn Alex A109 - 18 200 75 4114 4189 14/12 143 14/12 Xuất kho sơn Alex A101 - 18 100 4089 15/12 062 15/12 Nhập kho sơn Alex A102 - 18 210 4299 20/12 265 20/12 Xuất kho sơn Alex A102 - 18 Xuất kho sơn Alex A109 - 18 90 20 4209 4189 Cộng cuối tháng 1780 1632 Tồn cuối tháng 3842 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ chi tiết thành phẩm - Mục đích: Sổ này dùng cho kế toán để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn về số lượng và giá trị của từng thứ NVL sản phẩm, hàng hóa ở từng kho làm căn cứ đối chiếu việc ghi chép của thủ kho. - Nội dung cách ghi. Đầukỳ, lấy số lượng và giá trị tồn kho của từng vật liệu, dụng cụ thi vào cột 10, 11. Cột 1: Ghi ngày, tháng ghi sổ. Cột 2: Ghi số liệu, ngày, tháng từng chứng từ nhập, xuất, ghi nội dung chứng từ. Cột 5: Ghi đơn giá của từng thứ vật liệu hàng hóa, đơn giá nhập ghi theo giá mua ghi trên hóa đơn. Đơn giá xuất kho có thể sử dụng một trong các phương pháp ghi: ghi theo giá bình quân gia quyền hoặc giá mua của từng phần (giá đích danh). Sử dụng phương pháp tính giá và xuất nào nói trên cũng phải đảm bảo sự tương ứng giữa số lượng và giá trị tồn kho. Cột 6, 7: Ghi số lượng và số tiền theo phiếu nhập kho. Cột 8, 9: Ghi số lượng số tiền theo phiếu xuất kho. Cột 10, 11: Ghi số lương, giá trị tồn kho cuối ngày. Định kỳ kế toán đối chiếu kiểm tra số lượng nhập, xuất, tồn từng thứ, từng loại thành phẩm, sản phẩm, hàng hóa với thủ kho. Cuối tháng cộng số phát sinh trong tháng và tính số dư cuối tháng cả về số lượng và giá trị. Dòng cộng cuối tháng được sử dụng lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm hàng hóa. Tên kho: Thành phẩm Tên thành phẩm: Sổ chi tiết thành phẩm Chứng từ Diễn giải Ngày N - X Nhập Xuất Tồn SH NT SL HT TT SL HT TT SL HT TT Tồn kho 3694 562.994.578 053 8/12 Nhập kho sơn 8/12 280 28.560.000 591.554.578 90 15.120.000 606.674.578 078 11/12 200 28.600.000 635.274.578 75 21.197.775 656.472.353 062 15/12 210 34.230.000 690.702.353 112 10/12 Xuất kho 10/12 100 10.200.000 680.502.353 50 8.400.000 672.102.353 143 11/12 14/12 100 14.300.000 657.802.353 265 20/12 20/12 90 14.670.00 643.132.353 20 9.652.740 637.479.613 Cộng số phát sinh 1780 279.640.347 1632 205.155.312 637.479.613 Tồn kho 3842 Kế toán căn cứ vào thẻ kho và các chứng từ liên quan để vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Thành phẩm Tháng 12/2005 Nhóm hàng Tồn kho đầu tháng Nhập kho trong tháng Xuất kho trong tháng Tồn kho cuối tháng Sơn tường Alex 562.994.578 279.640.347 205.155.312 637.479.613 Tổng cộng 562.994.578 279.640.347 205.155.312 637.479.613 Sổ số dư Nguyên tắc, trình tự nội dung - Nguyên tắc ở kho: chỉ theo dõi về mặt số lượng ở phòng kế toán: chỉ theo dõi về mặt giá trị - Trình tự cách ghi, nội dung + Tại kho: hàng ngày hoặc định kỳ (3 đến 5 ngày) sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho cho tập hợp chứng từ theo nhóm quy định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất ghi số lượng, số hiệu chứng từ của từng nhóm sản phẩm, xong đính kèm theo phiếu nhập, phiếu xuất giao cho phòng kế toán cuối tháng kế toán căn cứ vào thẻ kho, thủkho ghi số lượng thành phẩm tồn cuối tháng của từng loại thành phẩm để vào sổ số dư do kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng. + Tại phòng kế toán bằng khi nhận chứng từ nhập xuất thành phẩm, hàng hóa ở kho, kế toán kiểm tra việc phân loại chứng từ và ghi giá thực tế tính tiền cho từng loại chứng từ, tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập xuất theo từng nhóm thành phẩm ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, căn cứ vào số tiền ghi trên phiếu giao nhận chứng từ khi nhận sổ số dư kế toán kiểm tra và ghi chỉ tiêu giá trị vào sổ số dư sau đó, đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn với sổ số dư. Kế toán căn cứ vào thẻ kho và các chứng từ gốc liên quan vào sổ số dư. Sổ số dư Năm 2005 Tên quy cách sản phẩm ĐVT Đơn giá Số dư cuối tháng 11 Số dư cuối tháng 12 SL TT SL TT Nhập kho 3.694 562.994.578 Sơn tường Alex A100 - 18 Thùng 102.000 280 28.560.000 Sơn tường Alex A105 - 18 Thùng 168.000 90 15.120.000 Sơn tường Alex A101 - 18 Thùng 143.000 200 28.600.000 Sơn tường Alex A109 - 18 Thùng 282.637 75 21.197.775 Sơn tường Alex A102 - 18 Thùng 163.000 210 34.230.000 Xuất kho Sơn tường Alex A100 - 18 Thùng 102.000 100 10.200.000 Sơn tường Alex A105 - 18 Thùng 168.000 50 8.400.000 Sơn tường Alex A101 - 18 Thùng 143.000 100 14.300.000 Sơn tường Alex A102 - 18 Thùng 163.000 90 14.670.000 Sơn tường Alex A109 - 18 Thùng 282.637 20 5.652.740 Tổng cộng 3842 637.479.613 Phương pháp tính toán, tính giá, phân bổ, phương pháp tập hợp chi phí. - Công ty TNHH TM Quang Phát tính giá thành phẩm theo giá vốn thực tế nhưng thành phẩm của doanh nghiệp luôn có sự biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau để phục vục cho việc hạch toán kịp thời chính xác giá trị thành phẩm xuất kho được đánh giá theo thực tế. Giá thực tế thành phẩm nhập kho = Giá thành sản xuất thực tế (3 khoản mục) (Chi phí NVLTT, NCTT, chi phí SXC) - Trường hợp thuê ngoài gia công chế biến. Giá thực tế thành phẩm nhập kho = Giá thành sản xuất thực tế + Chi phí liên quan đến việc thuê ngoài gia công chế biến (chi phí vận chuyển, bốc dỡ) - Giá thực tế của thành phẩm xuất kho. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho theo giá thực tế. Giá thực tế thành phẩm nhập kho = Giá thực tế của thành phẩm xuất kho Tức là nhập kho theo giá nào thì xuất kho the giá đó. Kế toán tổng hợp thành phẩm Thành phẩm là một bộ phận thuộc hàng tồn kho cẩu doanh nghiệp trong hạch toán thành phẩm. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán thành phẩm. - Kế toán sử dụng TK 155 "thành phẩm". Nội dung: TK 155 "thành phẩm" phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm. + Kết cấu tài khoản. - Trị giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho - Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho - Trị giá thực tế của thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê - Trị giá thực tế của thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê Dư: Giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho + Phương pháp hạch toán. - Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 155 Có TK 154 - Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng theo giá vốn Nợ TK 632 Có TK 155 Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc; phiếu nhập kho và các sổ sách liên quan để vào sổ kế toán: bảng kê số 8, bảng kê số 9, nhật ký chứng từ số 8, sổ cái TK 155. Trình tự vào sổ kế toán được thể hiện như sau: Phiếu nhập phiếu xuất Bảng kê số 8 Sổ cái TK 155 Bảng kê số 9 Nhật ký chứng từ số 8 Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Bảng kê số 9 Nội dung trình tự ghi sổ, cơ sở ghi sổ, cách ghi Bảng kê số 9 dùng để tính giá thực tế thành phẩm, hàng hóa (TK 155, TK 156). Kế toán căn cứ vào các nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ số 5 ghi Có TK 331 Nhật ký chứng từ số 6 ghi Có TK 151 Nhật ký chứng từ số 7 ghi Có TK 154 Để ghi bảng kê số 9, bảng kê số 9 gồm có các cột sau: Cột 1, 2: Ghi số thứ tự và chỉ tiêu. Cột 3, 4: Ghi giá thực tế của thành phẩm. Dòng 1, 2: Ghi số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng từ các nhật ký chứng từ. Dòng 3, 4, 5, 6, 7: Ghi các số liệu từ các nhật ký chứng từ (5, 6, 7). Dòng 8: Cột số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng = dòng 1 + dòng 2. Dòng 9: Ghi chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán. Dòng 10: Ghi số xuất dùng trong tháng. Dòng 12: Ghi tồn kho cuối tháng (= dòng 8 - dòng 11). Bảng kê số 9 Tính giá thực tế của thành phẩm (TK 155) Tháng 12/2005 STT Chỉ tiêu TK 155 "thành phẩm" HT TT 1 2 3 4 1 I. Số dư đầu tháng 562.994.578 2 II. Số phát sinh trong tháng 279.640.347 3 Từ các NKCT 4 NKCT số 7 279.640.347 5 III. Cộng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng (I + II) 842.634.925 6 IV. Hệ số chênh lệch giữa giá HT và giá TT 7 V. Hệ số chênh lệch 8 VI. Xuất trong tháng 205.155.312 9 VIII. Tồn kho cuối tháng (III - VI) 637.479.613 Công ty tính giá thành phẩm nhập kho theo giá thực tế và xuất kho theo giá thực tế đích danh nên không có hệ số chênh lệch giữa giá HT và TT. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan để vào bảng kê số 8. Bảng kê số 8 Nhập - xuất - tồn Thành phẩm (TK 155), hàng hóa (TK 156) Bảng kê số 8 phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm tại kho thành phẩm theo giá thực tế. - Nội dung trình tự cơ sở ghi, cách ghi. Bảng kê số 8 gồm có các cột số thứ tự, số hiệu ngày, tháng của chứng từ để ghi diễn giải nội dung chứng từ ghi sổ, các cột phản ánh số phát sinh bên Nợ, bên Có của TK 155 đối ứng với Nợ TK liên quan. - Cơ sở lập bảng kế 8. Là các chứng từ hóa đơn nhập - xuất và các chứng từ liên quan số dư đầu tháng được lấy từ số dư TK 155 (chi tiết từng loại hàng hóa, nhóm hàng, từng loại thành phẩm nhóm thành phẩm). Số dư cuối tháng phản ánh số tồn kho cuối tháng được lấy từ số dư đầu tháng. Số tồn kho cuối tháng = Số dư đầu tháng + Số phát sinh Nợ - Số phát sinh Có Bảng kê số 8 được mở cho từng tài khoản số hiệu từ trong bảng kê nhiều hay ít phụ thuộc vào việc theo dõi phân loại thành phẩm của doanh nghiệp. Số liệu tổng hợp của bảng kê số 8 sau khi khóa sổ cuối tháng hoặc cuối quý được dùng vào bảng NKCT số 8. Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết và các bảng biểu vào bảng kê số 8. Tên kho: Thành phẩm Tên thành phẩm: Bảng kê số 8 Nhập - xuất - tồn kho Thành phẩm (TK 155) Số dư đầu tháng: 562 994 578 tháng 12/2005 STT Chứng từ Ghi nợ TK 155 - Ghi Có các TK Ghi Có TK 155 - Ghi Nợ các TK SH NT Diễn giải 155 Cộng Nợ TK 155 632 Cộng Có TK 155 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 053 8/12 Nhập kho sơn 370 43.680.000 43.680.000 2 078 11/12 Nhập kho 275 49.797.775 49.797.775 3 062 15/12 Nhập kho 210 34.230.000 34.230.000 4 112 10/12 Xuất kho 150 18.600.000 18.600.000 5 143 14/12 Xuất kho 100 14.300.000 14.300.000 14.300.000 6 265 20/12 Xuất kho 110 20.322.740 20.322.740 … Cộng 1780 279.640.347 279.640.347 1632 20.155.312 205.155.312 Số dư cuối tháng: 637.479.613 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên Bảng kê số 8 phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, nhập kho theo giá thực tế. Xuất kho theo giá vốn hàng bán. Kế toán thành phẩm căn cứ vào bảng kê số 8 và các chứng từ liên quan để vào NKCT số 8. Nhật ký chứng từ số 8 Ghi Có các TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512, 521, 532, 632, 641, 642, 711, 811, 911. Nhật ký chứng từ số 8 nhằm phản ánh tình hình thành phẩm xuất kho kế toán căn cứ vào bảng kê số 8 để ghi vào sổ này. Nội dung cách ghi: Nhật ký chứng từ số 8 gồm có các cột và các dòng sau: Cột 1: Ghi số thứ tự. Cột 2: Ghi số hiệu TK ghi Nợ. Cột 3: Ghi có TK 155 đối ứng với Nợ các TK. Từ cột 4 đến cột 19: Ghi số hiệu của TK Có TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512,… 911. Cột 20: Ghi tổng cộng của các dòng. Các dòng từ 1đến 12 ghi Nợ các TK đối ứng với có của các TK trên. Dòng cộng: Cộng tất cả các số hiệu trên TK ghi Nợ đối ứng với Có của các TK. Bộ, Tổng cục Đơn vị Nhật ký chứng từ số 8 Ghi Có các TK 155,… Tháng 12/2005 Mẫu số 08/NKCT Ban hành theo TT số 28 ngày 31/03/1995 của BTC STT Số hiệu TK ghi Nợ Ghi có các TK Ghi Nợ các TK … 155 … Cộng 1 2 3 4 5 6 7 632 Giá vốn hàng bán 205.155.312 205.155.312 Cộng 205.155.312 205.155.312 Đã ghi sổ cái ngày tháng 12 năm 2005 Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Nhật ký chứng từ số 8 ghi Có các TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512, 532, 632, 641, 642, 711, 811, 911 nhưng chuyên đề của em viết về "thành phẩm" cho nên chỉ phát sinh bên Có của TK 155 đối ứng với Nợ của TK 632 theo giá vốn kế toán căn cứ vào bảng kê số 8, NKCT số 8 và các chứng từ có liên quan để ghi vào sổ cái. Sổ cái TK 155 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T… T11 T12 Cộng 154 279.640.347 179.640.347 Cộng số phát sinh Nợ 279.640.347 279.640.347 Tổng số phát sinh Có 205.155.312 205.155.312 Số dư cuối tháng Nợ 562.994.578 637.479.613 637.479.613 Có Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Cách vào sổ cái TK 155 "thành phẩm": Sổ cái được mở riêng cho từng tài khoản kế toán căn cứ vào bảng kê số 8 và NKCT số 8 để ghi vào sổ cái. Sổ cái TK 155 có số dư đầu năm Nợ, Có. Cột 1: Ghi có các tài khoản đối ứng với Nợ TK 155 Cột 2 đến cột 12: Ghi từng tháng phát sinh các nghiệp vụ và cột cộng. Dòng: Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK 155 được thể hiện ở các tháng. Dòng: Cộng phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của TK 155 Dòng số dư cuối tháng = lấy số dư đầu kỳ + Phát sinh Nợ - phát sinh Có. Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 154 TK 155 TK 632 DĐK: 562.994.578 (1) 43.680.00 (2) 49.797.775 (3) 34.230.00 (4) 18.600.000 (5) 14.300.000 (6) 20.322.740 279.640.347 205.155.312 DCK: 637.479.643 3. Đánh giá, nhận xét về kế toán "thành phẩm" Thông qua phần báo cáo trên em có một số nhận xét như sau về tình hình công tác quản lý kinh tế, công tác quản lý kế toán tại công ty đối với kế toán thành phẩm. - Về ưu điểm: Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ và trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm ham học hỏi gắn bó với công việc. Họ đượcd dào tạo ngoại ngữ tiếng anh đầy đủ sử dụng thành thạo máy vi tính luôn tìm tòi sáng tạo trong lao động, có trách nhiệm và luôn hoàn thành công việc được giao. Công ty áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ" với hình thức này thì việc ghi chép cũng có phần khó khăn vì thành phẩm được chia làm nhiều loại nên hạch toán có phần khó khăn. Tình hình sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho và xuất kho và không tập trung nên việc hạch toán không tránh khỏi sự nhầm lẫn và sai sót. Việc nhập kho thành phẩm và xuất kho thành phẩm mang tính liên tục mà công tác kế toán lại làm thủ công, làm nháp nên khối lượng công việc nặng nề và cũng có phần chậm hơn so với công tác kế toán hiện nay trên thị trường. Thành phẩm nhập kho phải được bộ phận KCS kiểm tra chặt chẽ đúng mẫu mã, chất lượng mới được nhập kho cho nên tránh được tình trạng sản phẩm hỏng hoặc kém chất lượng. Sản phẩm sản xuất ra với một khối lượng lớn, nhiều chủng loại nên việc hạch toán phải hết sức chính xác, kịp thời, đầy đủ đúng quy định kế toán tài chính hiện nay cũng như công tác kế toán thành phẩm nói riêng mang lại hiệu quả cao và mang tính thiết thực. Nhận xét: qua thời gian thực tập tại công ty kết hợp giữa lý thuyết học tại nhà trường và sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Việt Hường cũng như các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp em đi sâu vào chuyên đề kế toán thành phẩm qua đây em xin có một số nhận xét sau. Về ưu điểm: Nhìn chung công tác kế toán thành phẩm ở nhà máy hết sức nhiệt tình, hạch toán đầy đủ chính xác, kịp thời tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. Việc ghi chép vào sổ rõ ràng cẩn thận không trùng lặp đúng quy định của BTC. Các chứng từ và phương pháp hạch toán đầy đủ thiết thực đúng mẫu quy định. Hình thức áp dụng sổ kế toán phù hợp với những sản phẩm của nhà máy hạch toán chi tiết đúng chuẩn mực kế toán. Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác thành phẩm của nhà máy vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải được khắc phục. - Do cơ chế quản lý và sự thay đổi chế độ kế toán từ đó kéo theo các phần hành kế toán phải thay đổi theo dẫn đến sự cập nhật các chương trình phần mềm kế toán còn nhiều hạn chế. Do giá cả thị trường thay đổi thất thường nên việc hạch toán có phần khó khăn và phức tạp hơn, hệ thống kế toán vẫn còn cồng kềnh và phức tạp. Nhìn chung tình hình công tác kế toán thành phẩm của công ty phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, việc ghi chép sổ sách kế toán sạch sẽ đúng chế độ chính sách quy định của Bộ Tài chính. Công việc luôn luôn được hoàn thành đầy đủ, khách quan trung thực. Phần III: Kết luận Những thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán hiện nay ở đơn vị. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM Quang Phát thông qua quá trình học hỏi nghiên cứu thực tế em có một số nhận xét sau: + Thuận lợi Công ty tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ sắp xếp bố trí phân công trong công tác phù hợp với quy mô sản xuất và yêu cầu của công ty. Công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán với việc áp dụng hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán tại công ty tương đối cao. Cán bộ kế toán được đào tạo từ bậc trung học trở lên. Bộ máy kế toán được bố trí hợp lý từng bộ phận nên rất thuận lợi cho việc hạch toán kế toán. Công tác kế toán được trang bị khá đầy đủ về điều kiện làm việc cũng như đồ dùng làm việc như máy vi tính, phòng ban rộng rãi thoải mái, máy in, máy fax,… Sổ sách kế toán được làm sạch sẽ, ghi chép một cách đầy đủ, chính xác đúng quy định của Bộ tài chính. Bên cạnh những thuận lợi đó thì không thể không kể đến những khó khăn mà công tác kế toán của công ty nói chung và công tác kế toán thành phẩm nói riêng mà công ty còn gặp phải. Công ty sản xuất sản phẩm với nhiều loại trên quy trình công nghệ hiện đại, sản phẩm sản xuất ra nhiều loại nên rất khó phân bổ và khó theo dõi về đơn giá của từng loại. Sản phẩm sản xuất ra cùng một loại nhưng nhiều chủng loại nên khó cho việc hạch toán. Việc nhập kho và xuất kho thành phẩm kế toán phải kiểm tra và xác định đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mới được nhập kho, kế toán phải kiểm tra khối lượng xem đã cân đong đo đếm chính xác chưa và phải có phiếu nhập kho. Việc ghi chép của kế toán còn phải làm bằng tay làm nháp nên rất khó khăn trong việc hạch toán, không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn trong khi hạch toán và ghi sổ, tình hình nhập kho thành phẩm và xuất kho lại diễn ra liên tục nên việc kiểm tra ghi chép của kế toán hết sức phức tạp. Phòng tài chính kế toán nói chung và kế toán thành phẩm nói riêng hiện tại công ty còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực và việc hạch toán. Với sự điều hành trực tiếp của kế toán trưởng đã thực hiện tốt công tác kế toán ở đơn vị. Bộ máy kế toán của nhà máy hoạt động đúng chức năng, mỗi nhân viên kế toán làm việc năng động, nhanh, gọn, đầy đủ. Hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc kiểm tra các bộ phận từ khi lập dự toán kế hoạch cho đến khi quyết toán. Đối với kế toán thành phẩm: kế toán phản ánh đầy đủ số lượng chất lượng và giá thực tế của thành phẩm nhập kho và xuất kho theo đúng tiến độ và đúng quy định của Bộ tài chính. + Đề xuất kiến nghị. Sau một thời gian thực tập tại công ty, thông qua quá trình học hỏi nghiên cứu thực tế cũng như kiến thức lý thuyết học tại nhà trường. Cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán cũng như sự dìu dắt tận tình từng bước của cô giáo hướng dẫn thực tập Nguyễn Việt Hường đã giúp em tự tin hơn để đi vào nghiên cứu thực tế công tác kế toán. Do kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo. Em xin có một số đề xuất sau: - Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cần thiết như máy vi tính,… phục vụ cho việc hạch toán. - Củng cố, tăng cường, đào tạo bồi dưỡng hơn nữa cho cán bộ kế toán nói chung và công tác thành phẩm nói riêng, đôn đốc và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác kế toán để nhằm nâng cao hơn nữa bộ máy kế toán của đơn vị. - Kiến nghị. + Công ty TNHH TM Quang Phát đóng tại Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguồn vốn tự có. Cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tính tích cực sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Hiện nay do sản phẩm sản xuất ra gặp phải thị trường cạnh tranh gay gắt. Công ty luôn phải cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. + Nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc tìm thị trường cho sản phẩm, phải luôn tìm cách tiếp cận thị trường để xác định hướng kinh doanh tạo điều kiện thông thoáng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng với hiệu quả cao nhất. Kết luận Từ khi bước chân vào ngưỡng cửa của trường, em đã có ước mơ nhỏ bé sau này ra trường sẽ trở thành một kế toán viên thực thụ phù hợp với xu thế xã hội ngày nay. Nay ước mơ của em sắp thành hiện thực được thầy cô chắp cánh và giúp đỡ cho em có khả năng tự tạo trong cuộc sống sau này. Quả thật qua hai năm tu dưỡng ở trường em thấy mình đã trưởng thành rất nhiều, đầy đủ về mặt kiến thức lẫn tinh thần, chính là nhờ công lao to lớn của các thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo, nhiệt tình trong việc giảng dạy chúng em. Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường đã giúp em nắm được phần nội dung cũng như các phần hành kế toán và nhất là chuyên đề kế toán thành phẩm mà em đã chọn. Nhưng những kiến thức đó chỉ trên lĩnh vực lý thuyết để giúp em nắm vững được kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề của mình, nhà trường đã cho chúng em đi thực tập, làm quen với công tác kế toán ở đơn vị doanh nghiệp. Từ đó chúng em có thể lấy lý luận làm sáng tỏ thực tế và đồng thời lấy thực tế đó soi dọi cho lý thuyết, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. Sau 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH TM Quang Phát em đã bước đầu làm quen với công tác kế toán, em đã hiểu và nhận thức sâu hơn về phương pháp hạch toán của công ty. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên phần báo cáo của em có gì sai sót mong thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán chỉ bảo và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thành phẩm mà em đã chọn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Việt Hường và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH TM Quang Phát. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32679.doc
Tài liệu liên quan