Chuyên đề Kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Than Hà Tu

Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải tiến hành mở thêm cột TK 335 “CPPT” trong bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 để theo dõi cụ thể và đảm bảo chi phí phát sinh. Việc tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ tránh được những biến động đột biến về chi phí sản xuất góp phần ổn định giá thành sản phẩm giúp cho việc phân tích giá thành được thuận lợi.

doc47 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Than Hà Tu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Loại chi phí này có : chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí tiền lương nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ hàng hoá. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí khánh tiết, hội nghị.... Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ quản lý chi phí theo định mức, theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành và kế toán sử dụng cách phân loại này để tập hợp chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ. 1.2.1.2. Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này chi phí sản xuất cũng như toàn bộ chi phí họat động kinh doanh doanh nghiệp đều chia thành các yếu tố sau: - Chi phí về nguyên vật liệu: yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí thu mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí về nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương của người lao động như BHYT, BHXH, KPCĐ. Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng quĩ lương của doanh nghiệp từ đó hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động. - Chi phí về khấu hao TSCĐ: yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao tất cả TSCĐ dùn vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Việc nhận biết yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giúp các nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản, từ đây hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất thích hợp cho tiến trình sản xuất kinh doanh. - Chi phí về dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ yếu tố chi phí này giúp cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn. - Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí bằn tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Nhận biết yếu tố chi phí nàygiúp các nhà quản trị hoạch định được lượng tiền mặt chi tiêu, hạn chế tồn đọng tiền mặt. Phân loại chi phí theo yếu tố cho thấy tỷ trọng cấu thành chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm,lao vụ làm căn cứ xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng lao động và phục vụ công tác thống kê chi phí theo yếu tố. 1.2.1.3. Phân loại chi phí theo cách tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm lao vụ. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp :là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng,...) chúng ta có thể qui nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, chúng dễ nhận biết và hoạch toán chính xác. - Chi phí gián tiếp: là các loại chi phí lên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp, quy nạp cho từng doanh thu theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Khi thực hiện phân bổ cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ cho phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí phân bổ cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ lựa chọn. Vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí nếu muốn có những thông tin đúng đắn, chân thực về chi phí, kết quả lợi nhuận cho từng sản phẩm, dịch vụ và từng loại hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với các khoản mục trên báo cáo tài chính. - Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng để bán. đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ: là chi phí để phục vụ hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh và được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh. Với cách phân loại chi phí trên giúp doanh nghiệp nắm được chi phí bỏ ra cho một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu và những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ dể từ đó giảm bớt hay có cách quản lý các chi phí đó một cách chặt chẽ 1.2.1.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí cơ bản và chi phí chung; - Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiêp. Đối với chi phí chung cần thiết phải tiết kiệm triệt để, hạn chế, thạm chí loại trừ các khoản chi phí không cần thiết, tăng cường quản lý chi phí chung theo dự toán, chế độ chi tiêu. - Chi phí cơ bản: là chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Do liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, vì vậy không thể cắt bỏ một loại chi phí cơ bản nào mà phải phấn đấu giảm thấp các định mức tiêu hao, hoặc cải tiến quy trình công nghệ, hợp lý hoá quy trình sản xuất. Với cách phân loại này có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.2.1.6. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động chi phí được chia thành: - Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, số giờ máy hoạt động... trong doanh nghiệp sản xuất biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng... - Chi phí bất biến: là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị Với cách phân loại trên giúp cho nhà quản lý biết được với mỗi khối lượng sản phẩm hoàn thành thì cần bao nhiêu chi phí cố định và bao nhiêu chi phí biến đổi, từ đó có hướng điều chỉnh các yếu tố chi phí cho phù hợp. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất sản phẩm (lao vụ , dịch vụ) phát sinh ở các địa điểm khác nhau liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khác nhau tức là tới nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau,do vậy cần xác định được đối tượng chịu chi phí để tập hợp chi phí phát sinh. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là xác định nơi phát sinh và nơi chịu chi phí. Do vậy đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn mà chi phí cần phải tập hợp theo đó phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí được xác định phụ thuộc vào tổ chức sản xuất kinh doanh và qui trình công nghệ của từng doanh nghiệp. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ nếu qui trình công nghệ giản đơn, số loại sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất không nhiều. - Đối tượng tập hợp chi phí có thể là nhóm sản phẩm cùng loại nêú doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng loại. - Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất nếu doanh nghiệp tổ chức kinh doanh có phân chia nhiều bộ phận quản lý sản xuất. - Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng công đoạn sản xuất kế tiếp nhau nếu qui trình công nghệ phân chia thành nhiều bước, nhiều công đoạn. 1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí: Phương pháp tập hợp chi phí trong trường hợp doanh nghiêp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”, TK627 “ Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xúât phát sinh trong kỳ. - Sử dụng TK154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” vừa phản ánh vốn sản phẩm dở dang vừa tính giá thành sản xuất của sản phẩm . - Sử dụng TK155 “ Thành phẩm” để phản ánh thành phẩm tồn kho . - Theo phương pháp kê khai thường xuyên viêc ghi chép tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng được tiến hành một cách thường xuyên liên tục trên cơ sở các chi phí theo khoản mục đã tập hợp được trong kỳ, cuối kỳ tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất từ các tài khoản tâp hợp chi phí sản xuất sang tài khoản tinh giá thành sản phẩm là Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hơp chi phí để tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kỳ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.Việc tập hợp chi phí sản xuất vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” ở mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, tuy nhiên theo trình tự chung sau: - Tập hợp và phân bổ chi phí trực tiếp - Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung - Đánh giá sản phẩm dở dang trong kỳ Dưới đây là sơ đồ tập hợp chi phí trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK 111 TK 152,153 TK 621 TK 154 K/c chi phi NVLTT TK152 VL,PL nhập kho TK 334,335,338 TK 622 K/c CP TK142 NCTT TK 632 TK 155 Zspht Z TP K/c CP N.Kho Xuất bán TK 214 SXC TK157 TP TP gửi bán gửi bán TK 331 Tiêu thụ ngay Quy trình kế toán chi phí sản xuất kinh doanh. . Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay. Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ. Tài khoản này phải mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. - Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Vật liệu xuất kho dùng vào SX sản phẩm, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc bảng phân bổ vật liệu sử dụng vào sản xuất trong kỳ để ghi: Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Có TK 152 “ Nguyên vật liệu” hoặc TK 611 “ Mua hàng” ( phương pháp kiểm kê định kỳ). + Vật liệu mua ngoài đưa thẳng vào sản xuất sản phẩm, kế toán căn cứ vào hoá đơn người bán ghi: Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”(thuế GTGT khấu trừ) Có TK 111, 112, 331, ... + Vật liệu chưa sử dụng hết vào sản xuất sản phẩm và phế liệu thu hồi hết trong quá trình sản xuất sản phẩm được đánh giá để nhập kho, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng định khoản: Nợ TK 152 “ NVL” hoặc TK 611 “ Mua hàng”(phương pháp KKĐK) Có TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” + Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành kế toán ghi: Nợ TK 154 “ CPSXKDDD” ( nếu sử dụng phương pháp KKTX) Nợ TK 631 “ Giá thành sản xuất” (nếu sử dụng phương pháp KKĐK) Có TK 621 “ CPNVLTT” Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK152 TK621 TK152 xuất kho sử dụng VL sử dụng thừa nhập kho TK111,112 TK154 Mua về dùng ngay K/c vào TK tính giá thành Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như: tiền lương, tiền công,các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ và chi phí theo quy định. Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng giá thành. - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: + Căn cứ bảng tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Có TK 334 “ Phải trả công nhân viên” + Căn cứ vào bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622 “ CPNCTT” Có TK 338 “ PTPNK” (19% tiền lương phải trả) + Căn cứ tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 “ CPNCTT” Có TK 334 “ PTCNV” + trích tiền lương nghỉ phép của công nhân SX, căn cứ bảng trích tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 622 “ CPNCTT” Có TK 335 “CPTT” + Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “ CPSXKDDD”( nếu sử dụng phương pháp KKTX) Nợ TK 631 “Giá thành SX” (nếu sử dụng phương pháp KKĐK) Có TK 622 “ CPNCTT” Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 334 622 154 Tiền lương chính Kết chuyển vào TK tính của CNtrực tiếp giá thành 335 Trích lương nghỉ phép của CN trực tiếp 338 Trích BHXH,BHYT, KPCĐ 111,141 Các khoản được chi trực tiếp bằng tiền Chi phí sản xuất chung Chi phí SX chung là chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất và những khoản chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. Thuộc chi phí này bao gồm: - Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. - Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. - Chi phí về công cụ dụng cụ dùng phục vụ ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê sửa chữa TSCĐ, tiền vận chuyển, tiền chi cho công tác bảo vệ môi trường. - Chi phí bằng tiền khác:là khoản chi phí ngoài các khoản chi phí đã nêu trên phát sinh ở phân xưởng.tổ,đội sản xuất như: chi phí về văn phòng phẩm bảo hộ lao động, công tác phí... Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí sản xuất chung: Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tónh giá thành. Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. - Kế toán chi phí sản xuất chung: + Căn cứ bảng tính lương phải trả cho cán bộ, nhân viên quản lý phân xưởng và các klhoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 334 “ PTCNV” Có TK 338 “PTPN”( 19% theo lương phải trả) + Căn cứ tiền ăn ca phải trả cho cán bộ, nhân viên phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 334 “ PTCNV” + Căn cứ vào chứng từ xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 152 “ NLVL” hoặc 611 “ Mua hàng”( KKĐK) + Căn cứ vào chứng từ xuất công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 153 “ CCDC” hoặc TK 611 “ Mua hàng”(KKĐK) Xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ hai hoặc nhiều lần, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” (số phân bổ cho kỳ này) Nợ TK 142 “ CPTT” (số còn lại phân bổ sau) Có TK 153 “ CCDC” hoặc TK 611 “ Mua hàng” + Công cụ dụng cụ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng ở phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 111, 112, 331, ẳ + Căn cứ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phân bổ số khấu hao sử dụng chung cho TSCĐ ở phân xưởng: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 214 “ HMTSCĐ” + Căn cứ hoá đơn tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước hoặc các bảng tính tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước sử dụng chung ở phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” Có TK 111, 112, 331, ẳ + Căn cứ vào các chứng từ về các khoản chi khác thuộc phạm vi phân xưởng đã thanh toán bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” Có TK 111, 112, 141, ẳ + Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “ CPSXKDDD” Có TK 627 “ CPSXC” Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 334,338 627 154 Chi phí về CNV trực tiế Phân bổ và kết chuyển vào TK tính giá thành 152,153 Chi phí NVL, CCDC 214 Khấu hao TSCĐ 331,111,112 Các chi phí bằng tiền Chi phí mua ngoài 1.3 Giá thành 1.3.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành là giới hạn bù đắp chi phí, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp chi phí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, là xuất phát điểm để xác định giá cả, cước phí dịch vụ,... Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý cỉa doanh nghiệp giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. 1.3.2 Phân loại giá thành. Do giá thành là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh nên phấn đấu để không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý giá thành của doanh nghiệp Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch, việc tính toán xác định giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính toán giá thành định mức cũng đuợc tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh xem có tuân thủ các định mức không? có sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật... để tiết kiệm được chi phí và phấn đấu hạ thấp gía thành thực tế không? - Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở số liệu kế toán phản ánh theo chi phí thực tế cấu thành giá trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Theo phạm vi tính toán gía thành được chia thành 2 lọai: - Giá thành sản xuất: là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng để tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trích cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của mỗi doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ ( giá thành sản phẩm tiêu thụ ): bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được tiêu thụ... Giá thành toàn bộ sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Để tính được giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ sản xuất được doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với những đặc diểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thường tính giá thành sản xuất cuẩ sản phẩm, lao vụ sản xuất được theo các phương pháp sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn: Đây là phương pháp hạch toán giá thành theo sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực... Đặc điểm của các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Công thức tính giá thành: Tổng giá thành Giá trị SP Chi phí SXKD Giá tri SP sản phẩm hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đơn vị = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Nếu doanh nghiệp SX, dịch vụ cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc không tính đến sản phẩm dở dang thì phương pháp này gọi là phương pháp tổng cộng chi phí: = 1.3.3.2. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định gia stheo mục đích tận thu ). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Tổng giá thành sản Giá trị SP Chi phí SX Giá trị SP Giá trị phẩm chính hoàn = dở dang + KD phát sinh - dở dang - sản phẩm thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ Phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải qui đổi các loại sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số qui đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số một được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Tổng số Số lượng hoàn Hệ số qui sản phẩm = ồ [ thành của từng ´ đổi của ] tiêu chuẩn loại sản phẩm từng loại Giá thành đơn Tổng giá thành các loại SP chính hoàn thành trong kỳ vị sản phẩm = tiêu chuẩn Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn Giá thành Hệ số qui đổi vị của từng = đơn vị SP ´ của từng loại loại sản phẩm tiêu chuẩn sản phẩm Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chínhmà không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm màgiữa các loại sản phẩm chính không thể xác lập một hệ số qui đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm,... Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch. Tỷ lệ phân bổ Tổng gía thành thực tế của các loại sản phẩm chính thực tế cho từng = loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm chính = ´ Tỷ lệ Phương pháp đơn đặt hàng. Đây là phương pháp tính gía thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuát loại nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính gía thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hoá theo từng đơn đặt hàng. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thoả thuận theo hợp đồng sản xuất. Phương pháp phân bước. Phương pháp phân bước áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn chỉnh. Các giai đoạn công nghệ có thể thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham gia vào quá trình chế biến có tính chất liên túđể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải được tổ chức chi tiết theo từng giai đoạn công nghệ hoặc theo từng phân xưởng sản xuất riêng biệtcó thể tham gia vào quy trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp định mức. Phương pháp này chỉ áp dụng trong những doanh nghiệp dã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công, cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từngloại sản phẩm được sản xuất ra, ngay cả các chi tiết để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân đẫn đến thay đổi này...Những phát hiện này giúp cho nhà quản lý có căn cứ đề ra quyết điịnh hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. = ± ± Phương pháp liên hợp. Có thể tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo phương pháp liên hợp bằng cách kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành. Có thẻ kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số và tỷ lệ trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là sản phẩm. Có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là bộ phận sản phẩm còn đối tượng tập hợp giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản xuất của sản phẩm. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “ CPSXKDDD” Có TK 621 “ CPNVLTT” - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “ CPSXKDDD” Có TK 622 “ CPNCTT” - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “ CPSXKDDD” Có TK 627 “ CPSXC” - Cuối kỳ doanh nghiệp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang chuyển sang kỳ sau. Trị giá sản phẩm dở dang đã đánh giá được chính là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ được ghi vào dòng dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 154 “ CPSXKDDD”, kế toán sẽ tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo phương trình sau: = + - = + - Tổng giá thành SX của sản phẩm SX được trong kỳ nếu nhập kho thành phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 155 “ Thành phẩm” Có TK 154 “ CPSXKDDD” 1.3.5 Lập bảng tính giá thành của sản phẩm. Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm là phương tiện để kế toán ghi chép, phản ánh vịêc tính giá thành ( chứng từ nghiệp vụ nội sinh) đồng thời là phương tiện cung cấp thông tin về sản lượng sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm dã sản xuất được phục vụ cho yêu cầu quản lý SX kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm nhằm phản ánh kết quả SX và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nên đòi hỏi kế toán phải lập các bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất và theo các khoản mục giá thành đã xác định hoặc quy định, thể hiện khi xât dựng kế hoạch giá thành. Căn cứ để lập bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Muốn lập được bảng tính giá thnhf kế toán phải căn cứ vào Biên bản kiểm kê , đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đã kiểm kê đánh giá được. Trong biên bản kiểm kê phải ghi õ chi phí cấu thành giá của sản phẩm dở dang đã tính được và căn cứ vào sổ chi tiết của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong kỳ, được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu ở các sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mở cho loại sản phẩm này. Mẫu bảng tính giá thành SX của sản phẩm SX như sau: bảng tính giá thành sản xuất Của ẳ ẳkỳ tính giá thành ẳ Sản lượng sản xuất được ẳ ẳ T T Khoản mục giá thành SPDD đầu kỳ CPSXPS trong kỳ SPDD cuối kỳ Tổng giá thành SX Giá thành đơn vị SP 1 Vật liệu chính ẳ 2 Vật liệu phụ 3 Tiền lương 4 Các khoản trích theo lương 5 Khấu hao TSCĐ 6 Chi phí CCDC 7 Tiền điện dùng vào SX 8 ẳ ẳ Cộng chương2 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than hà tu 2.1 Chi phí sản xuất và các cách phân loại phổ biến a. Chi phí sản xuất Bản chất chi phí sản xuất trong doanh nghiệp khai thác than là những phí tổn về tài nguyên, vật chất,về lao động để tạo ra sản phẩm than.Trong đó: +Chi phí về tài nguyên: thuế khai thác tài nguyên + Chi phí về vât chất: chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất như thuốc nổ, xăng, dầu, mỡ, chi phi vận tải thuê ngoài... + Chi phí về lao động: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương trả cho công nhân sản xuất, các khoản phụ cấp... b. Phân loại chi phí: Có nhiều cách để phân loại chi phí song trong những doanh nghiệp khai thác than chỉ sử dụng 2 cách phân loại cơ bản đó là: * Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất,cũng như toàn bộ chi phí hoạt động kinh dôẳnh doanh nghiệp đều đươc phân chia thành các yếu tố sau: + Chi phí về nguyên vật liệu; + Chi phí về nhân công; +Chi phí về khấu hao tài sản cố định; + Chi phí về dịch vụ mua ngoài; + Chi phí bằng tiền khác. * Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này chi phớcản xuất được phân chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên liệu,vật liệu,nhiên liệu như thuốc nổ, xăng, dầu, mỡ, ... - Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí về tiền lương, tiền công, các loai phụ cấp có tính chất lương, các khoản trich theo lương(trích BHXH,BHYT,KPCĐ) tiiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng và những khoản chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng. Các chi phí như: - Chi phí tiền lương công nhân quản lý ở phân xưởng; - Chi phí vât liệu dùng chung cho sản xuất ở phân xưởng; - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng; - Chi phí công cụ dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng; - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng: như chi phí về tiền điện,tiền nước,tiền điên thoại,tiền thuê sửa chữa TSCĐ ...; - Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ; - Chi phí bằng tiền khác: chi phí về văn phòng phẩm,bảo hộ lao động,công tác phí... Ví dụ : cách phân loại chi phí của Công ty Than Hà Tu - Trên sổ kế toán chi tiết tập hợp chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm các khoản mục: - Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh trên sổ chi tiết TK621 bao gồm chi phí:nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm: tiền lương công nhân sản xuất, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất. - chi phí sản xuất chung bao gôm: tiền lương công nhân quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu,công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác sử dụng sản xuất ở các phân xưởng. - Chi phí cho từng phân xưởng được phân loại theo yếu tố chi phí, bao gồm các yếu tố: + chi phí vật liệu; + chi phí nhiên liệu; + chi phí động lực; + chi phí tiền lương công nhân sản xuất; +tiền bảo hiểm xã hội; + tiền ăn ca; + khấu hao TSCĐ; + sửa chữa TSCĐ; + chi phí thuê ngoài; +chi phí khác; 2.2. Tổ chức kế toán tâp hợp chi phí sản xuất ở Công ty Than Hà Tu 2.2.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ khai thác than là phức tạp trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nên đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp khai thác than là từng giai đoạn công nghệ. Ví dụ: Đối tượng tập hợp chi phí của công ty Than Hà Tu: Đối tượng tập hợp chi phí của công ty là từng giai đoan công nghệ.Các giai đoạn công nghệ bao gồm: + Công nghệ Khoan-Nổ; + Công nghệ Xúc; + công nghệ Sàng; + Vận tải; +Chế biến than gia công; Trên cơ sở đối tượng chi phí đã được xác định kế toán doanh nghiệp tiến hành mở sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuât chi tiết cho từng đối tượng,ở mỗi đơn vị sản xuất có một nhân viên thống kê theo dõi và ghi sổ các khoản chi phí của đơn vị mình để báo cáo vê kế toán đơn vị,trên cơ sở đó kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chi tiết cho từng đối tượng. 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất * Trình tự kế toán tập hợp chi phí theo từng khoản mục Các doanh nghiệp khai thác than đều hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Do đó các doanh nghiệp này sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trong điều kiện áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trên cơ sở phân bổ chi phí theo từng khoản mục,các doanh nghiệp khai thac than tiến hành tập hợp chi phí theo khoản mục và phân bổ chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí nêu trên. Đối với những chi phí sản xuất liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phíthi tiến hành tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó,đối với những chi phí liên quan đên nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tiến hành phân bổ cho các đối tượng đó. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp ở doanh nghiệp khai thác than bao gồm:chi phí về vật liệu,nhiên liệu,động lực sử dụng trực tiếp cho quá trình khai thác than như vật liệu nổ, thuốc nổ, sắt thép phụ kiện lò, dầu, mỡ các loại .......... Tất cả những doang nghiệp khai thác than chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhât đó là than nên kế toán doanh nghiệp không phải tiến hành phân bổ chi phí nguyên vât liệu trực tiếp mà xác định mức tiêu hao trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Căn cứ vào nhu cầu của bộ phân sản xuấtvà phiếu xuất nguyên vật liệu kế toán xác định chi phí nguyên vật trực tiếp cho từng đối tượng chụi chi phí, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT TK152 TK621 TK152 VL xuất kho sử dụng VL sử dụng thừa vào SX SP nhập kho TK111,112 TK154 VL mua về dùng K/c CPNVLTT ngay vào SXSP vào TK tính giá thành b. Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm như : tiền lương cho công nhân bộ phận khoan ,xúc ,gạt ..., tiền lương công nhân ở những phân xưởng sản xuất phụ trợ , tiền lương công nhân xưởng điện, công trường bơm, đường dây .Các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT , KPCĐ ) của công nhân sản xuất . Các khoản phụ cấp có tính chất như : Tiền thưởng làm thêm ca, thêm giờ, sản phẩm vượt kế hoạch ...tiền ăn ca. Chi phí công nhân trực tiếp được tập họp và phân bổ trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Căn cứ để tính lương: Có 2 cách tính lương. - Đối với những phân xưởng sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm tiếp tạo ra sản phẩm thì lương được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. - Đối với những phân xưởng sản xuất phụ trợ thì lương được xác định theo thời gian lao động . - Đối với các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ ,công ty thực hiện trích theo tỷ lệ quy định của nhà nước cụ thể KPCĐ : 2% trên tổng quỹ lương , BHXH :15% và BHYT 2% vào giá thành trên lương cơ bản của CBCN. Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp: - Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để phản ánh chi phí nhân công doanh nghiệp phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ. ậ Công tu Than Hà Tu tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đơn vị (công trường, phân xưởng, tổ, đội) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2004 của Cty than Hà Tu TK đối ứng Đối tượng Ghi có TK 334 tiền lương Ghi có trong 338 Tổng số Trong đó BHXH BHYT KPCĐ 622 1 Chi phí Khoan 122.253.800 10.024.800 6.683.200 12.896.500 2.445.100 622 2 Chi phí Xúc 580.910.300 47.634.800 31.756.500 4.260.000 11.618.300 622 4 C. trường than 44.944.400 3.685.500 2.457.000 329.600 89.900 622 5 Chi phí sàng 373.102.900 30.594.600 20.396.300 2.736.100 7.462.200 622 6 Đoàn xe VT 1.231.099.700 100.950.200 67.300.100 9.028.100 24.622.000 622 7 CB than gia công 337.209.000 27.651.200 18.434.100 2.472.900 6.744.200 622 CP NC trực tiếp 2.689.520.100 220.541.100 147.627.200 19.723.200 53.790.700 * Kế toán chi phí nhân công: - Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, tổng số tiền lương phải trả là 2.689.520.100, kế toán ghi: Nợ TK 622: 2.689.520.100 Có TK 334: 2.689.520.100 - Căn cứ bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: 220.541.100 ó TK 338: 220.541.100 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154: 2.910.061.200 Có TK 622: 2.910.061.200 c. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung ở các doanh nghiệp khai thác than bao gồm : - Chi phí lương cho công nhân quản lý phân xưởng, tiền trợ cấp độc hại. - Chi phí NVL dùng chung cho sản xuất phân xưởng - Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất ở phân xưởng - Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng - Chi phí sửa chữa TSCĐ - Chi phí bằng tiền : Chi phí tiền điện , nước, điện thoại - Chi phí mua ngoài khác : Văn phòng phẩm, bảo hộ lao động .v.v... * Căn cứ ghi sổ : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH , kế toán xác định chi phí tiền lương cho công nhân quản lý phân xưởng Căn cứ vào phiếu xuất kho NVL , công cụ dụng cụ xuất dùng cho phục vụ sản xuất ở phân xưởng Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ , kế toán xác định khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng . Căn cứ vào nhu cầu và thực tế chi phí sửa chữa TSCĐ ở phân xưởng ,kế toán xác định chi phí sửa chữa TSCĐ dùng ở phân xưởng. Căn cứ vào phiếu chi , phiếu thanh toán , kế toán xác định chi phí bằng tiền, chi phí mua ngoài phục vụ sản xuất ở phân xưởng. * Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí sản xuất chung: - Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ để cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí chung cho các đối tượng cần tính giá trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. * Kế toán chi phí sản xuất chung - Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho cán bộ, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 627: 3.655.825.374 Có TK 334: 3.378.766.674 Có TK 338: 277.058.700 - Căn cứ vào chứng từ xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627: 1.340.186.837 Có TK 152: 1.340.186.837 - Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phân bổ số khấu hao sử dụng chung cho TSCĐ ở phân xưởng: Nợ TK 627: 289.717.037 Có TK 214: 289.717.037 - Căn cứ vào chứng từ về các khoản chi phí khác thuộc phậm vi phân xưởng đã thanh toán bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 627: 30.134.695 Có TK 111: 30.134.695 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154: 5.315.863.943 Có TK 627: 5.315.863.943 * Tổng hợp chi phí sản xuất : Cuối tháng kế toán DN tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành : Sơ đồ hạch toán 152,111 621 154 152,111 Tập hợp cp NVLTT Kết chuyển sang TK Các khoản giảm cp Tính giá thành 334,338 622 155 Tập hợp cp NCTT Kết chuyển sang TK giá thành SP nhập Tính giá thành kho hoàn thành 214,153 627 157 Tập hợp chi phí Kết chuyển Hàng gửi bán sản xuất chung 632 Bán thẳng 2.3 - Tính giá thành sản phẩm Các doanh nghiệp khai thác than đều tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ và về cơ bản để tạo ra sản phẩm than phải trải qua các giai đoạn sau : + Công nghệ Khoan, nổ mìn + Công nghệ Xúc + Công nghệ sàng + Vận tải + Chế biến và gia công Do quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm phức tạp trải qua nhiều giai đoạn công nghệ do đó hầu hết các doanh nghiệp khai thác than đề sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước ( Kết chuyển song song ) Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành của bán sản phẩm . Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến , còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó tiến hành kết chuyển về bộ phận tổng hợp để xác định giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp tính giá thành ở các DN khai thác than được thể hiện qua sơ đồ sau: Tổng giá thành sản xuất của thành phẩm than Chi phí công đoạn sàng tính cho thành phẩm Chi phí công đoạn xúc tính cho thành phẩm Chi phí công đoạn khoan - nổ tính cho thành phẩm Chi phí công đoạn CBGC tính cho thành phẩm Chi phí công đoạn vận tải tính cho thành phẩm Chi phí công đoạn Khoan - Nổ CP công đoạn chế biến , gia công Chi phí công đoạn xúc Chi phí công đoạn sàng Chi phí công đoạn vận tải công đoạn khoan - nổ công đoạn xúc công đoạn sàng vận tải chế biến và gia công chi phí khoan - nổ tháng 12/2004 TT Yếu tố chi phí Số dư đầu kỳ Phát sinh Khoan Phát sinh Nổ CP chung phân bổ Tổng phát sinh Dư cuối kỳ Khoan cho Hà Lầm Chuyển vào Z Đất 1 Vật liệu 1.178.967.419 192.918.833 2.053.214.083 18.520.213 2.264.653.129 1.389.056.948 80.065.293 1.974.498.308 2 Nhiên liệu 23.218560 29.706.600 - 3.138.175 32.844.775 20.145.806 1.161.205 34.756.324 3 Động lực 53.096.708 104.682.376 - - 104.682.376 64.208.412 3.700.975 89.869.697 4 Tiền lương 131.128.711 213.738.800 - - 213.738.800 131.099.709 7.556.592 206.211.211 5 BHXH 10.875.080 17.562.600 - - 17.562.600 10.750.187 619.641 17.032.851 6 Ăn ca 5.232.931 9.490.000 - - 9.490.000 5.820.825 335.513 8.566.593 7 S/c TSCĐ - 800.000.000 - - 800.000.000 490.619.287 28.283.463 281.025.250 8 Thuê ngoài 160.058.827 - - - - - - 160.058.827 9 Chi phí khác 2.529.324 - - - 5.590.400 3.428.951 197.645 4.493.128 Cộng 1.609.621.000 1.445.403.609 2.053.214.083 21.658.388 3.520.276.080 2.159.211.000 124.457.000 2.846.229.080 Sản lượng 225.000 430.178 290.000 1.464,2 363.714 Z Đơn vị 7.153,87 8.183,30 7.445,56 85.000,00 7.825,46 chương 3 một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty than hà tu Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Than Hà Tu. Qua tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp khai thác than và qua thực tế ở Công ty Than Hà Tu tôi có thể đưa ra một số ý kiến nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Than Hà Tu Như sau: Nhìn chung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than đều tuân thủ theo chế độ kế toán mới và phù hợp với đặc điểm SXKD của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính toán và quy nạp các loại chi phí vào giá thành thích ứng với đặc điểm SXKD của DN mình, quy trình hạch toán chi phí phù hợp với các đối tượng tính giá thành vừa thực hiện được mục tiêu tính giá thành vừa phục vụ cho việc hạch toán kinh tế trong nội bộ từng DN. Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí ở các DN khai thác than vừa phục vụ yêu cầu quản lý của DN vừa đáp ứng yêu cầu kiểm tra của nhà nước . Hiện nay các DN khai thác than đều sử dụng kế toán máy để tổ chức công tác kế toán đã làm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kế toán rất nhiều,công tác kế toán được tổ chức khoa học đồng bộ và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt là các thông tin kế toán luôn được cập nhật nhanh chóng phục vụ yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp .Chính việc sủ dụng kế toán máy đã tạo điều kiện cho kế toán chi phí và tinh giá thành sản phẩm được hạch toán khoa học chính xác hơn. Về đối tượng hạch toán chi phí các doanh nghiệp khai thácthan đều xác định đối tượng tập hợp chi phí theo giai đoạn công nghệ là hoàn toàn phù hợp với qui trình công nghệ cũng như điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Tất cả các nội dung phân loại chi phí và tập hợp đối tượng chi phí đã phục vụ cho việc tính giá thành phân bước ( kết chuyển song song ) đơn giản hơn, dễ dàng hơn.Từ việc phân loại chi phí,xác định đối tượng tập hợp chi phí đến tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp khai thác than thể hiên tính khoa học, thống nhất, đồng bộ tiến dần đến sự hoàn thiện trong công tác kế toán của các doanh nghiệp khai thác than. Công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định, theo các khoản mục trực tiếp, chi phí sản xuất chung là tương đối đầy đủ. Công việc ghi chép tiến hành bắt đầu từ phân xưởng, lập chứng từ và tổng hợp số liệu. Việc hạch toán chính xác các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, kế toán đã góp phần gắn trách nhiệm, quyền lợi của người lao động và nhân viên phân xưởng với kết quả công việc họ được giao. Tuy nhiên bên cạnh đó trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn một số thiếu sót, hạn chế. Để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và cung cấp các thông tin kế toán cho giám đốc quyết định chính xác Công ty cần quan tâm đến vấn đề sau: Do đặc điểm của hoạt động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất của Công ty mang tính thời vụ cao, chi phí phát sinh giữa các kỳ có chênh lệch lớn, nên để ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giữa các kỳ, kế toán cần phải có biện pháp xử lý một cách hiệu quả. Công ty cần thực hiện trích trước các khoản chi phí như chi phí tiền lương công nhân nghỉ phep, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. ã ý kiến 1: Việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. Đây là khoản mục chi phí được thừa nhận chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ song thực tế chưa phát sinh chi phí tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ phép đã dự tính. Trước hết Công ty cần xác định tỷ lệ trích trước hàng tháng. Tỷ lệ này xác định căn cứ vào số lượng công nhân sản xuất, mức lương bình quân của công nhân, thời gian nghỉ phép của mỗi công nhân bình quân một năm, mức lương trả cho công nhân nghỉ phép để tính cho phù hợp. Kế toán sủ dụng TK 335 “ Chi phí phải trả” để trích trước hàng tháng. - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuât, kế toán ghi: Nợ TK 622 “ CPNCTT” Có TK 335 “ CPPT” - Khi chi phí tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335 “ CPPT” Có TK 334 “ PTCNV” Chi phí này được theo dõi chi tiết cho từng khoản trích trước, từng đối tượng chịu chi phí, do đó các bảng phân bổ, bảng kê mở thêm cột để ghi Có TK 335 cho phù hợp. ã ý kiến 2: Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để ổn định chi phí sản xuất giưã các kỳ, do nguyên giá TSCĐ rất lớn và đặc điểm sản xuất của Công ty mang tính thời vụ nên nếu xảy ra sự cố máy móc, thiết bị hỏng bất ngờ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá TSCĐ lớn nên chi phí suả chữa rất cao. Vì vậy Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời hạn sử dụng của máy móc thiết bị để lập dự chữ kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị. - Khi tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh số chi phí sửa chữa TSCĐ dự tính phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 627 “ CPSXC” ( TK 641, TK 642) Có TK 335 “ CPPT” - Khi việc sửa chữa lớn đã hoàn thành toàn bộ, chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh để phản ánh vào TK 241(2413) “ Sửa chữa lớn TSCĐ” được kết chuyển sang TK 335 “ CPPT”, kế toán ghi: Nợ TK 335 “ CPPT” Có TK 241(2413) “ SCLTSCĐ” Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải tiến hành mở thêm cột TK 335 “CPPT” trong bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 để theo dõi cụ thể và đảm bảo chi phí phát sinh. Việc tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ tránh được những biến động đột biến về chi phí sản xuất góp phần ổn định giá thành sản phẩm giúp cho việc phân tích giá thành được thuận lợi. Lời cảm ơn Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc, các phòng ban của Công ty Than Hà Tu. Em xin cảm ơn các cô, các chú trong phòng kế toán, những người đã tận tình giúp đỡ em trong suôt thời gian thực tập tại Công ty. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính kế toán của trường Đại học dân lâp Phương Đông, những thầy cô đẫ giành hết tâm huyết để dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo: PGS, TS Lê Thị Hoà, cô đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do kiến thức còn nhiều hạn chế, nên Báo cáo thực tập và Báo cáo chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự thông cảm của các thầy, cô để em sẽ cố gắng hơn trong những bài viết sau. Sinh viên Bùi thuý Hằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0710.doc
Tài liệu liên quan