Chuyên đề Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Nhờ kinh nghiệm và sự hiểu biết về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như danh tiếng của một trong những Công ty kiểm toán lớn nhất thế giới đã đưa Deloitte Việt Nam trở thành cánh chim đầu đàn trong làng kiểm toán Việt Nam hiện nay. Deloitte Việt Nam luôn cố gắng đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức cao đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường. Ngành kiểm toán đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể đứng vững trước sự phát triển không ngừng của các công ty kiểm toán đòi hỏi Deloitte Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa quy trình quy trình kiểm toán BCTC, trong đó đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

doc86 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới giá bán: KTV thu thập bảng tổng hợp giá bán được phê duyệt bởi ban giám đốc. Cần chú ý rằng giá bán đã thay đổi rất nhiều lần trong năm 2009 và thông thường giá bán trên hóa đơn thực tế bé hơn giá niêm yết theo thỏa thuận giữa người bán và người mua. Kiểm toán viên từ số liệu thu thập được, tiến hàng tính toán giá bán trung bình trong năm để ước tính doanh thu (giấy tờ làm việc thể hiện ở [8144]) và tiến hành phân tích những biến động lớn. Mẫu xe KTV ước tính DT ghi sổ Threshold (tính theo Công thức A ở trên) Chênh lệch KQ T/m Số lượng Giá bao gồm VAT Giá chưa có VAT Doanh thu [1] [2] [3=4/1.05] [4=1*3] CAPTIVA LT 29,298,857 28,619,877 749,250 (678,980) Đạt Captiva LT 495 33,640 32,038 15,858,857 New Captiva LT 420 33,600 32,000 13,440,000 CAPTIVA AUTO 18,714,714 18,503,521 749,250 (211,193) Đạt Captiva LT Z 255 35,750 34,048 8,682,143 New Captiva LT Z-G 291 36,200 34,476 10,032,571 MATIZ (M200-VAN) 6,422,143 6,028,073 749,250 (394,069) Đạt Spark VAN 675 9,990 9,514 6,422,143 VIVANT CHEV SE 2,113,305 2,054,229 308,134 (59,075) Đạt Vivant SE 101 21,970 20,924 2,113,305 GENTRA SX 57,312,857 52,481,403 749,250 (4,831,455) KT {e} Gentra SX 3,225 18,660 17,771 57,312,857 M200 LT 51,964,190 47,223,753 749,250 (4,740,437) KT {e} SPARK LT 3,856 14,150 13,476 51,964,190 MATIZ SE 101,333 86,472 12,971 (14,861) KT {e} Matiz SE 8 13,300 12,667 101,333 ……. …. … … … … … … Tổng cộng 14,062 240,713,066 Ghi chú: KTV giải thích đến các chênh lệch lớn hơn Threshold đối với từng loại sản phẩm {e}: KTV kiểm tra đến bảng “Báo cáo số lượng” của phòng kinh doanh để kiểm tra số lượng đặc biệt là đối với các mặt hàng bán chạy nhất, kiểm tra chính sách bán hàng, đối chiếu với hợp đồng, hóa đơn. Sau khi kiểm tra, KTV nhận thấy do chính sách bán hàng của Công ty có thay đổi lớn đối với các mặt hàng trên (do thay đổi giá bán) nên có sự chênh lệch giữa doanh thu ước tính và doanh thu ghi sổ, nhưng việc ghi nhận của khách hàng là hợp lý. Qua đây, KTV xác định cần phải tăng cường kiểm tra chi tiết biến động giá cả của các dòng sản phẩm trong năm vừa qua. Kết luận: Đạt được mục tiêu 1.4.2.3.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết Các thủ tục kiểm toán chi tiết được thực hiện tương ứng với các thủ tục kiểm toán tổng hợp trên theo chương trình kiểm toán mẫu. Dựa trên chương trình kiểm toán đã lập, KTV sẽ thực hiện các bước công việc và được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV. Bảng 1.21: Bảng tổng hợp doanh thu Diễn giải Tổng cộng Doanh thu bán hàng 243,885,232 Xe ô tô 240,713,066 Phụ tùng thay thế 3,061,364 Chi phí bảo dưỡng 110,802 Trừ 72,073,846 Thuế tiêu thụ đặc biệt 71,550,927 Hàng bán bị trả lại 95 - Xe ô tô 0 - Phụ tùng thay thế 95 Giảm giá 522,824 Doanh thu thuần 169,162,138 Trong năm qua, Công ty có nhiều lần thay đổi chính sách kinh doanh và yếu tố thay đổi nhiều nhất là giá bán của các dòng sản phẩm. KTV tiến hành tổng hợp biến động giá và tính giá trung bình của các dòng sản phẩm trong năm, phục vụ cho việc kiểm tra giá bán và việc ước tính doanh thu trong năm. Bảng 1.22: Bảng tổng hợp giá trung bình trong năm CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội ĐT: (84.4) 852 4123 Fax: (84.4) 852 4143/4119 44 81 Khách hàng Công ty ô tô XYZ Người lập: NTH Kỳ 31/12/2009 Người xoát xét: THC Nội dung Tổng hợp giá bán trung bình trong năm Mục tiêu: Tính giá bán trung bình của các dòng xe trong năm Nguồn: KTV thu thập giá của các lần thông báo thay đổi mức giá của phòng kinh doanh, tiến hành tính giá trung bình. Mẫu xe Giá bán đã bao gồm thuế TTĐB, VAT Giá trung bình 1/1-4/1 5/1-31/1 3/2-8/3 9/3-31/3 1/4-5/5 6/5-31/5 1/6-30/6 1/7-31/7 1/8-31/12 Matiz SE 13,300 13,300 13,300 13,300 13,300 13,300 13,300 13,300 13,300 13,300 Spark VAN 10,200 10,200 9,900 9,900 9,900 9,900 9,900 9,900 9,900 9,990 Vivant MT 23,300 22,800 22,400 20,900 25,000 23,800 25,000 25,000 25,000 23,650 ……… .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... Captiva LT 35,100 34,400 33,500 33,500 37,800 36,300 37,800 36,200 37,800 35,750 Kết luận: Đạt được mục tiêu Để đảm bảo số bán và giá cả được ghi nhận trung thực hợp lý, KTV tiến hành đối chiếu bổ sung số liệu từ các nguồn độc lập. Bảng 1.23: Bảng đối chiếu số lượng xe bán ra CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội ĐT: (84.4) 852 4123 Fax: (84.4) 852 4143/4119 45 81 Khách hàng Công ty ô tô XYZ Người lập: NTH Kỳ 31/12/2009 Người xoát xét: THC Nội dung Đối chiếu số lượng xe bán ra Mục tiêu: Đối doanh số bán từ các nguồn độc lập Nguồn: Thu thập báo cáo bán hàng từ phòng kinh doanh, đối chiếu với số trên sổ kế toán. Mẫu xe Trên báo cáo phòng kinh doanh Số KT Lệch T/m 1 2 3 4 5 …. 12 Tổng cộng Matiz SE 3 0 0 0 0 …. 0 8 8 - Spark VAN 43 55 63 83 42 …. 35 675 675 - Gentra SX 72 93 110 246 159 …. 453 3,225 3,225 - ……………. … … … … … … … … … … New Captiva LT Z-G 0 0 0 0 0 …. 51 289 291 2 {d} Tổng cộng 431 503 1,139 835 846 …. 1,672 14,060 14,062 2  Kết luận: Đạt được mục tiêu Giải thích: {d}: Trong năm 2009 có 2 chiếc xe Captiva LT Auto đã bán và có lỗi ở động cơ, công ty và khách hàng đã có thỏa thuận để đưa 2 xe về nhập lại kho. Công ty đã giao cho phòng chăm sóc khách hàng giải quyết việc này. Hai chiếc xe bị lỗi sau đó được sửa chữa, 1 chiếc đã được bán cho khách hàng mới vào tháng 7, 1 chiếc được giao đến cho ông giám đốc tài chính và được ghi nhận là doanh thu bán hàng nội bộ. Bảng 1.24: Bảng kiểm tra giảm giá hàng bán CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội ĐT: (84.4) 852 4123 Fax: (84.4) 852 4143/4119 46 81 Khách hàng Công ty ô tô XYZ Người lập: PTL Kỳ 31/12/2009 Người xoát xét: HLH Nội dung Kiểm tra tính hiệu lực, chính xác của việc ghi nhận giảm giá hàng bán Mục tiêu: Đối chiếu doanh thu ghi nhận ở phòng kinh doanh với ghi nhận của kế toán Thực hiện: Thu thập số liệu từ phòng kinh doanh, đối chiếu với số liệu với phòng kế toán Phòng kinh doanh theo dõi lượng hàng từng chuyến xuất, đồng thời theo dõi doanh thu tiền JPY (có đơn giá cụ thể) POP 544,662 MP 1,665,000 [1710] POP/MP 0.31 R 2 Số gần nhất trên bảng chọn mẫu 2 N 2 Như vậy số mẫu cần kiểm tra là 2, KTV chọn những mẫu có giá trị lớn để tiến hành kiểm tra. Chứng từ Diễn giải Số tiền Kiểm tra đến Ngày Số [1] [2] [3] 30-11-09 PT 11108 Giảm giá từ đại lý Trung Sơn(20%) 838,96 P P P 30-09-09 PT 91004 Giảm giá từ đại lý An Hưng (20%) 177,01 P P P Chú thích: {1} Kiểm tra đến hợp đồng, hóa đơn bán hàng. {2} Dữ liệu về giá bán được cập nhật từ phần mềm tự động của Công ty, KTV kiểm tra đến tổng giảm giá hàng bán và tài liệu liên quan. {3} Kiểm tra đến chính sách giảm giá được phê duyệt bởi ban giám đốc. => Đồng ý với khách hàng. Về doanh thu từ việc nhận bảo hành và bán phụ tùng, phòng kinh doanh theo dõi lượng hàng từng chuyến xuất, đồng thời theo dõi doanh thu tiền JPY (có đơn giá cụ thể). Hệ thống quản lý sản phẩm phụ tùng thay thế được đưa vào hoạt động tại đầu năm 2008, theo đó việc quản lý ở kho phải thực hiện đồng thời với quản lý hóa đơn bán hàng. Giá bán của sản phẩm này được cập nhật trong hệ thống tự động của công ty là bằng giá bán của lần bán cuối nhân với hệ số tiêu chuẩn là 2.68. Khi phụ tùng thay thế được đặt mua thì số lượng, chủng loại và quy cách sản phẩm sẽ được cập nhật vào phần “Đặt mua”, thông tin từ phần này sẽ được cập nhật lên hệ thống và được chuyển đến kho, hóa đơn được phát hành bởi hệ thống, kèm theo giá cả và số lượng trên báo cáo chuyển hàng. Người mua sẽ được nhận hàng khi hóa đơn được phát hành và công ty nhận được báo cáo từ phòng kế toán là đã thu được tiền. Quá trình thực hiện doanh thu đối với sản phẩm phụ tùng thay thế là khá chặt chẽ, KTV nhận định là không có sai phạm về mặt ghi nhận đúng kỳ. KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và việc ghi nhận doanh thu từ việc sửa chữa, bảo hành và bán phụ tùng thay thế Bảng 1.25: Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu bán phụ tùng, dịch vụ bảo hành CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội ĐT: (84.4) 852 4123 Fax: (84.4) 852 4143/4119 47 81 Khách hàng Công ty ô tô XYZ Người lập: PTL Kỳ 31/12/2009 Người xoát xét: HLH Nội dung Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của việc ghi nhận doanh thu bán phụ tùng, bảo hành Mục tiêu: Đối chiếu doanh thu ghi nhận ở phòng kinh doanh với ghi nhận của kế toán Thực hiện: Thu thập số liệu từ phòng kinh doanh, đối chiếu với số liệu với phòng kế toán Để kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi nhận doanh thu, KTV thu thập số liệu bộ phận “Đặt mua”, bộ phận kế toán phụ trách sản phẩm phụ tùng thay thế (phòng kế toán), báo cáo bán hàng (phòng kinh doanh) kiểm tra đến báo cáo trên sổ cái tài khoản doanh thu của khách hàng. Tổng mẫu 3,172,166 Phụ tùng thay thế 3,061,364 Sửa chữa và bảo hành 110,802 MP 1,665,000 [1710] POP/MP 2 R 2 Số gần nhất trên bảng 2 N 3 Như vậy số mẫu cần phải kiểm tra là 3 mẫu, KTV chọn 3 mẫu có giá trị lớn để kiểm tra Chứng từ Tên khách hàng Số hóa đơn Doanh thu Số tiền (USD) Kiểm tra đến Ngày Số Giảm trừ VAT Tổng thu [a] [b] [c] [d] [e] Phụ tùng thay thế: 3/11/2009 6669-1 An Hùng 007005 704.39 140.88 56.35 619.86 P P P P P 30/10/2009 6592-1 An Thái 006907 111.82 - 11.18 123.00 P P P P P 16/12/2009 3097-1 An Thái 008890 125.88 25.18 10.07 110.77 P P P P P Bảo hành: P P P P P 23/11/2009 4174-1 An Thái 008355 45.14 - 2.26 47.40 P P P P P Chú thích: [a] Kiểm tra đến phiếu đặt hàng của khách hàng, đối chiếu với hóa đơn. [b] Kiểm tra đến báo cáo thu tiền hàng ngày của phòng kế toán, đối chiếu với báo cáo của phòng kinh doanh. [c] Kiểm tra đến báo cáo doanh thu của phòng kinh doanh [d] Kiểm tra và đối chiếu chính sách giảm giá của khách hàng đã được phê duyệt bởi BGĐ [e] Kiểm tra đến giá bán được áp dụng theo chính sách bán hàng của Công ty. => Đồng ý với khách hàng Kết luận: Đạt được mục tiêu Bảng 1.26: Bảng kiểm tra kỳ ghi nhận doanh thu CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội ĐT: (84.4) 852 4123 Fax: (84.4) 852 4143/4119 48 81 Khách hàng Công ty ô tô XYZ Người lập: PTL Kỳ 31/12/2009 Người xoát xét: HLH Nội dung Kiểm tra late cut-off, early cut-off Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu, đảm bảo tính đúng kỳ Thực hiện: Chọn những báo cáo chuyển hàng từ bộ phận vận chuyển trong vòng 8 ngày đầu năm 2010, kiểm tra đến báo cáo doanh thu để xem xét việc ghi nhận doanh thu có bị ghi sai kỳ không Kiểm tra Late cut-off: Ngày giao hàng Mẫu xe Năm trên hóa đơn Khách hàng Kiểm tra T/m 5/1/2010 SPARK LT 2010 Mai Linh Bac Trung Bo P 5/1/2010 SPARK LT 2010 Mai Linh Bac Trung Bo P …. …. …. …. …. …. 5/1/2010 SPARK LT 2010 Mai Linh Bac Trung Bo P 6/1/2010 Spark Van 2010 Phuong Nam Agent P Kiểm tra Early Cut-off: Chọn những hóa đơn trong 8 ngày đầu năm 2010, kiểm tra đến báo cáo vận chuyển để xem xét việc ghi nhận doanh thu có bị ghi sai kỳ không Hóa đơn Số tiền Mẫu Tên khách hàng Năm báo cáo vận chuyển Kiểm tra T/m Số Ngày 001310 02/01/2010 35,400 Lacetti SE Nghe An Car Company 2009  {a} 001289 02/01/2010 72,809 Captiva D LTA Hoang Nam Agents 2009  {a} 001275 07/01/2010 19,400 Lacetti SE Nam Thai Agents 2010 P …. …. …. …. …. …. …. …. 001172 05/01/2009 19,500 Lacetti SE Phuong Nam Agents 2010 P 001136 05/01/2009 17,900 Gentra SX Phuong Nam Agents 2010 P Giải thích: {a} Qua kiểm tra tài liệu liên quan đến báo cáo vận chuyển, KTV phát hiện thấy ngày trên báo cáo chuyển hàng là 30/12/2009. Như vậy đáng lẽ doanh thu này là của năm 2009 nhưng kế toán đã có sự nhầm lẫn giữa ngày nhận báo cáo và ngày ghi trên báo cáo nên đã hạch toán doanh thu này vào năm 2010. Tổng chênh lệch này là 35,400 + 72,809 = 118,209 USD lớn hơn mức chênh lệch tổng thể Threshold là 92,500USD. KTV đề nghị bút toán điều chỉnh doanh thu Nợ TK phải thu đại lý: 118,209 USD Có TK doanh thu : 118,209 USD Kết luận: Đạt được mục tiêu 1.4.2.4. Kết thúc kiểm toán Đối với khách hàng là Công ty ô tô XYZ Công ty cũng thực hiện các bước của Công việc kết thúc kiểm toán tương tự như Công ty điện tử ABC. Riêng Công ty XYZ, KTV có đề nghị bút toán điều chỉnh, vì vậy để làm cơ sở cho việc lập Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý, KTV sẽ lập báo cáo tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Tất cả các điểm còn tồn tại trong hệ thống kế toán và hệ thống KSNB cùng với các sai sót kế toán phát hiện được trong quá trình kiểm toán (nếu có) đều được đưa vào bảng tổng hợp để báo cáo và thảo luận với Ban lãnh đạo công ty khách hàng. Các vấn đề này sẽ được thống nhất xử lý trước khi lập báo cáo kiếm toán. Công việc này sẽ do trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện. Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán, Công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với các bút toán điều chỉnh (nếu có) cho các khách hàng. Bảng 1.27: Bảng tổng hợp vấn đề phát sinh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Mục tiêu: Kết luận kiểm toán khoản mục DT Người lập: HLH 15/2/2010 Công việc: Tổng hợp các ghi chép trên giấy làm việc Người soát xét: PTL 27/1/2010 Nguồn dữ liệu: Số liệu khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2009 KTV đề nghị bút toán điều chỉnh đối với khoản mục TSCĐ như sau: Nợ TK 131: 118,209 USD Có TK 515: 118,209 USD Kết luận: Khoản mục DT được kế toán phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. 1.4.3. Tổng kết quy trình kiểm toán doanh thu Sau khi xem xét thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai công ty khách hàng là Công ty điện tử ABC - là công ty sản xuất và Công ty ô tô XYZ – là công ty thương mại có thể thấy được sự khác biệt cơ bản về quy trình kiểm toán doanh thu tại hai công ty như sau: Sơ đồ 1.1: Sự khác biệt về quy trình kiểm toán tại hai khách hàng Công ty ABC Công ty XYZ Không tiến hành phân tích sự biến động tổng doanh thu của từng chủng loại sản phẩm Phân tích sự biến động về doanh thu của Tổng Công ty và của các chủng loại sản phẩm Chỉ xây dựng mô hình ước tính chung cho các chủng loại sản phẩm và xây dựng mô hình ước tính cho một chủng loại sản phẩm đặc thù Xây dựng mô hình ước tính cho tất cả các chủng loại sản phẩm của Công ty. Mô tả Threshold trên một giấy tờ làm việc và sử dụng chung cho tất cả mô hình ước tính Không mô tả Threshold trên một giấy tờ làm việc riêng biệt mà tính toán Threshold trực tiếp trên mỗi mô hình ước tính Thực hiện việc kiểm tra chi tiết riêng biệt so với việc xây dựng mô hình ước tính. Thực hiện kết hợp việc kiểm tra chi tiết cùng với việc xây dựng các mô hình ước tính. Qua sự phân biệt trên ta có thể thấy được việc áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu đối với các công ty có đặc điểm khác nhau là khác nhau, qua đó chứng tỏ các KTV đã linh hoạt sử dụng quy trình thích hợp đối với từng công ty nhằm đem lại hiệu quả kiểm toán cao nhất. Bên cạnh những điểm khác nhau, thông qua quá trình tìm hiểu thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng tại 2 công ty có nghành nghề kinh doanh và hoạt động kinh doanh khác nhau là Công ty điện tử ABC Việt Nam – là công ty sản xuất và Công ty ô tô XYZ– là công ty chuyên kinh doanh thương mại, ta có thể thấy rằng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty Deloitte được thực hiện rất chặt chẽ bao gồm 3 bước lớn gồm: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện kiểm toán nên trong mỗi bước lại được chia nhỏ thành các bước chi tiết hơn. Vì thế, quy trình kiểm toán của Deloitte được thực hiện thực tế gồm 7 bước: Bước 1: Các hoạt động trước kiểm toán. Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Bước 5: Tổng hợp và lập báo cáo. Bước 6: Các hoạt động sau kiểm toán. Bước 7: Đánh giá lại toàn bộ cuộc kiểm toán. Có thể tóm tắt quy trình đó qua sơ đồ sau: Thực hiện Công việc trước kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tìm hiểu về chính sách và hệ thống kế toán. - Tìm hiểu về hệ thống KSNB với khoản mục doanh thu, thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết - Đánh giá PM và MP của doanh thu. - Đánh giá rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu. - Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu - Thủ tục kiểm toán chi tiết Thực hiện kế hoạch kiểm toán Kết thúc kiểm toán - Soát xét giáy tờ làm việc của KTV và đánh giá kết quả thực hiện. - Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC. - Thu thập thư giải trình của khách hàng. - Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý. - Công việc thực hiện sau kiểm toán. - Đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Sơ đồ 1.2:Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu PHẦN II: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM. 2.1. Nhận xét, đánh giá về kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty Deloitte Việt Nam thực hiện Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Deloitte Việt Nam cũng như nghiên cứu thực tế quá trình kiểm toán tại Công ty có thể nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức quản lí, kinh doanh cũng như đối với quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty như sau: Điểm mạnh Về việc áp dụng phần mềm AS/2 Công ty đã áp dụng thành công phần mềm kiểm toán AS/2, AS/2 chính là một công cụ kiểm toán rất hữu ích, tiện dụng cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. AS/2 có những hướng dẫn chi tiết cho KTV (MAP) trong việc thực hiện từng phần hành kiểm toán trong đó có phần hành doanh thu. Đặc biệt, KTV rất thuận tiện và dễ dàng trong việc tham chiếu các phần hành kiểm toán và công việc của những KTV cùng nhóm. Thêm vào đó, công việc soát xét của KTV cấp cao cho mỗi cuộc kiểm toán trở nên dễ dàng hơn. AS/2 giúp KTV tiết kiệm thời gian và công sức cho mỗi cuộc kiểm toán. Phần mềm AS/2 hỗ trợ trong việc lưu trữ tệp tài liệu theo dạng bản mềm rất khoa học và dễ sử dụng, điều này có ý nghĩa trong việc lưu tài liệu để làm tài liệu tham khảo cho các năm kiểm toán tiếp theo. Về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty Deloitte Việt Nam thực hiện Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Deloitte Việt Nam vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy trình chung của một cuộc kiểm toán bao gồm 3 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên trong mỗi bước của quy trình lại được phân nhỏ thành các bước chi tiết hơn. Vì thế, quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Deloitte đã gồm 7 bước. Việc chia nhỏ quy trình này sẽ giúp Công việc của KTV được hướng dẫn một cách cụ thể hơn, các công việc KTV thực hiện luôn luôn đảm bảo hiệu quả ở mức độ cao nhất, ít có sai sót xảy ra do mức độ chặt chẽ của quy trình. Hơn thế nữa, việc chia nhỏ này cũng giúp các KTV cấp cao có thể dể dàng kiểm soát công việc của các KTV, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán luôn ở mức cao nhất. Về việc đánh giá hệ thống KSNB: Việc đánh giá này được Deloitte Việt Nam thực hiện thông qua việc đánh giá ban đầu về khách hàng. Mọi chính sách kiểm toán của khách hàng đối với khoản mục doanh thu đều được KTV thu thập một cách đầy đủ. Những thông tin ban đầu này được KTV lưu trong phần chỉ mục 4000 – tìm hiều hệ thống KSNB của AS/2. Trong việc mô tả hệ thống KSNB của khách hàng về khoản mục doanh thu, KTV thường sử dụng một trong ba phương pháp gồm: bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, bảng tường thuật và lưu đồ. Việc lựa chọn phương pháp nào là hoàn toàn phụ thuộc vào KTV và phụ thuộc vào đặc trưng riêng của từng khách hàng. KTV có thể lựa chọn một phương pháp để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp để mô tả rõ hơn về quy trình kiểm soát đối với từng nghiệp vụ hay khoản mục của khách hàng. Chẳng hạn, đối với việc kiểm toán Công ty ABC, đây là một khách hàng lâu năm của Công ty, KTV qua đánh giá hệ thống KSNB thì nhận thấy Công ty ABC có quy trình hạch toán, ghi nhận doanh thu không quá phức tạp hay có thể chứa đựng nhiều rủi ro do doanh thu của Công ty chủ yếu từ doanh thu hàng bán cho công ty mẹ, quy trình đặt hàng và đối chiếu doanh thu giữa Công ty ABC với Công ty mẹ khá chặt chẽ, nên KTV có thể sử dụng nguồn tài liệu đối chứng đáng tin cậy từ đây, từ đó có thể giảm được các thủ tục kiểm toán. Về việc thực hiện các thủ tục phân tích: trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty, các thủ tục phân tich được thực hiện tương đối có hiệu quả. Hiệu quả ở đây không chỉ là trên khía cạnh giúp cho KTV giảm bớt được các thủ tục kiểm tra chi tiết, mà việc thực hiện hiệu quả các thủ tục phân tích giúp KTV có được cái nhìn tổng quát hơn, đánh giá được chính xác hơn các sai sót trong quá trình thực hiện. Mô hình ước tính được KTV xây dựng dựa trên nguồn số liệu tương đối tin cậy, đồng thời công thức ước tính sát với thực tế tại khách hàng đã đảm bảo số liệu ước tính tương đối chính xác và kết quả so sánh là đáng tin cậy. Chẳng hạn, đối với việc ước tính doanh thu của công ty ô tô XYZ, KTV đã tiến hành tổng hợp và kiểm tra chi tiết 2 yếu tố của doanh thu đó là giá bán và số lượng bán nhằm đảm bảo mô hình được xây dựng dựa trên các yếu tố đáng tin cậy và vì thế mô hình ước tính là tin cậy. Về việc phối hợp công việc của các KTV trong nhóm kiểm toán: Giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích hợp với từng đối tượng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Các KTV đã triển khai và một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực và hợp lý của Báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Mặc dù mỗi kiểm toán viên được phân công các phần việc khác nhau nhưng khi thực hiện các kiểm toán viên đã biết kết hợp chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn đối với kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty ABC, KTV thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tham chiếu thông tin đã được kiểm toán của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán phần hành thành phẩm, phải thu…việc này nhằm tránh sự trùng lặp không cần thiết trong quy trình kiểm toán, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí. Về việc kiểm tra, soát xét chất lượng cuộc kiểm toán: Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu. Bản thân mỗi KTV phải tự đánh giá công việc mình đã làm xem có đạt yêu cầu hay không, đồng thời mỗi KTV sẽ có sự đánh giá của KTV cấp cao hơn. Việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá công việc sẽ giúp phát hiện được các sai sót trong quá trình thực hiện để có các biện pháp khắc phục và điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình kiểm toán trưởng nhóm kiểm toán thường xuyên soát xét công việc của các kiểm toán viên khác trong nhóm để hướng dẫn và bổ sung kịp thời các thủ tục nếu cần thiết. Một ưu điểm rất đáng ghi nhận nữa đó là Công ty thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực kinh tế cho nhân viên, vì vậy các kiểm toán viên luôn được trang bị đầy đủ kiếm thức cũng như các quy định mới nhất. Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam có bộ phận đào tạo chuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất tóm tắt các điểm mới và thay đổi chủ yếu rồi gửi đến các KTV, tạo điều kiện tốt nhất cho các KTV vì thế các KTV luôn được trang bị các thông tin về pháp luật chính xác và kịp thời nhất. Hạn chế Về việc áp dụng phần mềm AS/2: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu được áp dụng tại Công ty được ứng dụng từ chương trình kiểm toán doanh thu của Deloitte áp dụng cho các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Anh, Nhật,... Mặc dù đã có nhiều thay đổi để thích nghi với môi trường kinh tế tại Việt Nam, tuy nhiên sự thay đổi đó vẫn chưa thực sự phù hợp cho công việc kiểm toán khoản mục doanh thu các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước. Về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty thực hiện Thứ nhất, quy trình kiểm toán doanh thu đôi lúc còn phức tạp, nhiều công đoạn, nhiều bước đôi khi là không cần thiết. Việc ứng dụng máy móc quy trình này sẽ làm tăng thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Thực tế đã chứng minh, đối với nhiều khách hàng, việc ứng dụng toàn bộ quy trình trong kiểm toán doanh thu là không cần thiết mà trái lại nó còn không mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công việc. Thứ hai, việc kiểm toán doanh thu tại Công ty chủ yếu thực hiện các thử nghiệm cơ bản mà chưa thực sự chú trọng nhiều đến việc đánh giá hệ thống KSNB về doanh thu của khách hàng, Công việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng còn chiếm ít thời gian. Việc chú trọng thực hiện các thử nghiệm cơ bản nhiều khi là không cần thiết nếu khách hàng có hệ thông KSNB về doanh thu hoạt động tương đối có hiệu quả. Chính điều này đã khiến khối lượng công việc của KTV tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó việc thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu được trình bày theo hình thức tường thuật và bảng câu hỏi mà không sử dụng hình thức lưu đồ. Hình thức tường thuật cho phép miêu tả chi tiết và đầy đủ các thông ti về khách hàng nhưng rất khó bao quát toàn bộ thông tin. Trong khi đó, hình thức lưu đồ lại cho phép các KTV có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của khách hàng một cách đơn giản, dễ ghi nhớ. Chẳng hạn, theo thực tế kiểm toán tại 2 công ty ABC và XYZ, Công ty Deloitte Việt Nam còn thực hiện ít thử nghiệm kiểm soát cho việc đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB của khách hàng. Các câu hỏi áp dụng cho hai công ty chưa biến đổi linh hoạt cho phù hợp với đặc thù hoạt động của mỗi công ty. Thứ ba, kỹ thuật phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số hạn chế cho KTV trong việc tính và so sánh các chỉ tiêu trong việc thực hiện các thủ tục phân tích là sự chưa đầy đủ về số liệu thống kê của ngành dẫn đến việc liên kết với các chỉ tiêu của ngành còn chưa được thực hiện nhiều. Chính điều này đã làm giảm đi rất nhiều mức độ hiệu quả và độ tin cậy trong việc thực hiện các thủ tục phân tích. Qua quy trình kiểm toán hai Công ty ABC và XYZ có thể nhận thấy KTV thường chú trọng việc phân tích biến động doanh thu giữa các năm của khách hàng nhưng ít chú trọng đến phân tích biến động doanh thu của khách hàng trong mối tương quan với ngành nghề và môi trường kinh doanh. Sức ép về thời gian và tiến độ Điều này có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc kiểm toán: Doanh thu của một doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố tác động của môi trường kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có hoạt động khá phức tạp và có nhiều biến đổi về doanh thu trong năm thì để giảm thiểu rủi ro kiểm toán, KTV phải tăng cường khối lượng công việc kiểm toán của mình. Nếu như Công ty không thực hiện các cuộc kiểm toán giữa năm để dàn bớt công việc thì công việc sẽ dồn vào cuộc kiểm toán cuối kỳ rất lớn, cộng với sức ép đảm bảo tiến độ sẽ làm cho KTV làm việc quá sức và đôi khi là không đủ thời gian để bao quát hết công việc, vì vậy hiệu quả làm việc thấp, có thể dẫn đến rủi ro kiểm toán. Chất lượng nhân sự nhiều lúc chưa đảm bảo: Đôi lúc vào mùa bận, Công ty không bố trí đủ nhân lực cho cuộc kiểm toán do đó nhiều nhân viên phải thực hiện kiểm toán các khoản mục mà mình chưa được đào tạo bài bản cũng như chưa có kinh nghiệm để thực hiện kiểm toán các khoản mục này. Chẳng hạn, khoản mục doanh thu là một khoản mục khá phức tạp, mang tính trọng yếu cao nên thường được kiểm toán bởi KTV cao cấp nhưng nhiều cuộc kiểm toán do thiếu nhân sự nên các trợ lý KTV được giao đảm nhiệm phần hành này. Sự thiếu về cả kinh nghiệm lẫn đào tạo có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho việc kiểm toán khoản mục này. 2.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện Hiện nay, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế theo hướng đa dạng hóa và hợp tác rộng rãi với các nền kinh tế trên thế giới. Dịch vụ kiểm toán theo đó cũng hòa nhập vào sân chơi quốc tế, trong thời gian tới Việt Nam phải mở rộng dịch vụ kiểm toán cho các đối tác nước ngoài tham gia. Đây là một thách thức lớn đối với một nền kiểm toán còn non trẻ như Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của chúng ta thường thuê các Công ty kiểm toán nước ngoài do chưa tin tưởng vào chất lượng và uy tín của các Công ty kiểm toán trong nước. trước hoàn cảnh này, tạo lập một phong cách chuyên nghiệp, theo chuẩn quốc tế là mục tiêu và cũng là phương châm mà Deloitte Việt Nam hướng tới nhằm tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng. Một yếu tố khác cần quan tâm là cạnh tranh. Cạnh tranh có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như kiểm toán nói riêng. Cạnh tranh là một điều kiện thuân lợi để mỗi công ty tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên vị trí dẫn đầu. Xu thế cạnh tranh ngày nay là cạnh tranh về chất lượng chứ không thiên về cạnh tranh giá cả như trước đây. Chính thế, nâng cao chất lượng dịch vụ là điều vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với một doanh nghiệp kiểm toán, vốn hoạt động dựa trên dịch vụ đảm bảo, cung cấp lòng tin cho người quan tâm. Như đã nói ở lời mở đầu, khoản mục doanh thu là một khoản mục thường xuyên xảy ra, mang tính trọng yếu chính vì vậy để đảm bảo được tín tin cậy của các BCKT thì Công ty Deloitte Việt Nam phải hết sức chú trọng đến việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này. Hơn nữa, qua thực tế kiểm toán đã chỉ ra một số hạn chế trong quy trình kiểm toán của Công ty, vì vậy để có thể giữ vững vị thế của một Công ty kiểm toán lớn, có uy tín thì Công ty Deloitte Việt Nam phải hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán của mình, mà cụ thể ở đây là quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu. 2.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty Deloitte Việt Nam Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Deloitte là một tất yếu khách quan, tuy nhiên nó cũng phải tuân thủ chặt chẽ luật kế toán, kiểm toán chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các quy định hiện hành khác. Dựa trên những hạn chế còn tồn tại và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, em xin có một số đề xuất sau để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán tại Công ty: Về việc áp dụng phần mềm kiểm toán AS/2: Do thực tế hoạt động của các Công ty tại Việt Nam có sự khác biệt so với hoạt động của các công ty trên thế giới. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh, luật pháp và các yếu tố vi mô và vĩ mô đều có những yếu tố không tương đồng. Vì vậy, khi áp dụng quy trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu của Deloitte toàn cầu vào các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải có sự biến đổi cho phù hợp với thực tế hoạt động tại Việt Nam. Về quy trình kiểm toán Quy trình kiểm toán nên có sự thay đổi linh hoạt đối với từng loại hình khách hàng, có thể khách hàng này cần sử dụng nhiều thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích, nhưng khách hàng khác cần tập trung vào việc kiểm tra chi tiết nhiều hơn. Để có thể xác định được chương trình kiểm toán hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ các KTV có kinh nghiệm, có đầu óc phán đoán nghề nghiệp. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đó là việc tìm hiểu để hiểu rõ môi trường kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, Công ty nên duy trì nhóm kiểm toán ổn định, nên có người đã từng thực hiện kiểm toán ở các năm trước. Điều này sẽ đem lại thuận lợi trong việc đánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng cũng như nhóm kiểm toán sẽ suôn sẽ và dễ dàng hơn trong việc trao đổi, làm việc với khách hàng. Công việc đánh giá hệ thống KSNB: thực tế việc đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của KTV. Tuy nhiên, tại Deloitte Việt Nam việc đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB với khoản mục doanh thu còn chưa được chú trọng thực hiện, chủ yếu KTV thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Điều này làm mất thời gian, công sức. Vì vậy, Công ty cần tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu. Các thử nghiệm này nên tập trung đánh giá sự hiện diện của hệ thống KSNB và sự hoạt động có hiệu quả hay không của hệ thống này. Để thực hiện được điều này, ngay từ ban đầu KTV nên kết hợp với nhận định nghề nghiệp cùng với hiểu biết của mình về lĩnh vực hoạt động của khách thể kiểm toán nhằm đánh giá mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán để có thể áp dụng hiệu quả phương pháp kiểm toán. Việc thực hiện các thủ tục phân tích: Việc thực hiện thủ tục phân tích nhiều khi đem lại hiệu quả rất lớn cho cuộc kiểm toán, KTV có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, qua việc phân tích KTV có thể có được nhận định ban đầu về sai phạm và rủi ro của cuộc kiểm toán từ đó có hướng kiểm tra chi tiết bổ sung phù hợp. Do vậy Công ty nên tập trung hơn vào việc thực hiện thủ tục này để có thể giảm được chi phí và thời gian kiểm toán. Giảm bớt áp lực các cuộc kiểm toán cuối năm Công ty nên tăng cường thực hiện các cuộc kiểm toán giữa năm: Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cuộc kiểm toán sơ bộ về doanh thu cho khách hàng. Có thể kiểm toán 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng tùy theo từng lọai hình doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, việc thực hiện các cuộc kiểm toán sơ bộ sẽ giúp cho việc thực hiện kiểm toán cuối năm Công việc trở nên đơn giản hơn và theo đó chi phí kiểm toán sẽ giảm mà hiệu quả của cuộc kiểm toán lại được tăng cao. Nâng cao trình độ và năng lực làm việc của nhân viên, phân công việc phù hợp với năng lực của các KTV Hàng năm Công ty phải duy trì việc đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên cũng như yêu cầu nhân viên phải tự cập nhật các thông tin kinh tế, pháp luật liên quan do thường xuyên có sự thay đổi trong chế độ, chuẩn mực kế toán kiểm toán về doanh thu. Đây là điều cực kỳ quan trọng, bởi chỉ có nắm vững các chế độ chuẩn mực kế toán, kiểm toán thì KTV mới thực hiện cuộc kiểm toán một cách thuận lợi, tránh việc xảy ra sai phạm và đảm bảo yêu cầu về chất lượng cho cuộc kiểm toán. bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và cập nhật các chuẩn mực kế toán và kiểm toán mới, Công ty cần tìm hiểu và nắm bắt được sự thay đổi của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội và của nền kinh tế. Việc nắm bắt được sự thay đổi của khoa học công nghệ sẽ giúp KTV không bị bỡ ngỡ trước những thay đổi hiện đại trong quá trình hạch toán ghi nhận doanh thu. Bên cạnh đó, việc lớn mạnh của thị trường chứng khoán sẽ giúp KTV có được khá nhiều thông tin hữu ích từ thị trường này, nhất là các chỉ tiêu tài chính quan trọng, từ đó phục vụ đắc lực trong công việc của mình. KẾT LUẬN Nhờ kinh nghiệm và sự hiểu biết về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như danh tiếng của một trong những Công ty kiểm toán lớn nhất thế giới đã đưa Deloitte Việt Nam trở thành cánh chim đầu đàn trong làng kiểm toán Việt Nam hiện nay. Deloitte Việt Nam luôn cố gắng đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức cao đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường. Ngành kiểm toán đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể đứng vững trước sự phát triển không ngừng của các công ty kiểm toán đòi hỏi Deloitte Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa quy trình quy trình kiểm toán BCTC, trong đó đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Qua một thời gian thực tập tại Công ty Deloitte Việt Nam, được học tập và làm việc trong một môi trường làm việc thật sự chuyên nghiệp và năng động đã giúp cho em có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về công tác tổ chức kiểm toán cũng như quy trình kiểm toán tại Công ty, đây là một nguồn vốn hết sức quý báu phục vụ cho công việc của em sau này. Chuyên đề thực tập của em đã nêu lên một số nét khái quát nhất trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Deloitte Việt Nam cũng như quy trình kiểm toán chung. Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên hướng dẫn Tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các anh chị tại Công ty. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu thực tế nên bài viết của em còn có nhiều sai sót. Em mong nhận được sự góp ý từ giáo viên hướng dẫn và các anh chị tại Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Mai Thị Hồng Thịnh PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán tổng hợp và chi tiết khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty điện tử ABC Thủ tục kiểm toán tổng hợp STT Thủ tục kiểm toán tổng hợp 1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu bao gồm: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 2 Kiểm tra doanh thu: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại: Tính hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu: Trình bày và tính giá 5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff 6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff 7 Đối chiếu việc ghi nhận doanh thu với phòng kinh doanh 8 Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu bằng ngoại tệ Thủ tục kiểm toán chi tiết STT Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không? Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu nhận trước, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu trao đổi hàng hóa,... Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không? 2 Kiểm tra doanh thu Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra doanh thu 1. Thu thập hoặc tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo. 2. Ước tính doanh thu dựa trên các số liệu độc lập. Có thể sử dụng các số liệu sau khi xây dựng số ước tính: Sản lượng năm trước, năm nay và giá bán; Doanh số bán, giá trị hàng bán trả lại; giá vốn hàng bán, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; Doanh thu bán hàng cho các khách hàng lớn; số liệu thống kê toàn ngành; những thay đổi trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới giá bán và doanh thu. 3. Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu của khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mức độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu. Có thể sử dụng các phương pháp phân tách như: Phân tách theo kỳ, theo tháng, quý hoặc theo tuần; Phân tách theo tài khoản, theo nhóm mặt hàng; Theo bộ phận hoặc địa điểm bán hàng. 4. Tính toán giá trị Threshold để xác định mức độ chênh lệch trọng yếu giữa số ước tính của KTV và số liệu thực tế ghi sổ. 5. So sánh số ước tính và số liệu hạch toán của kế toán. Nếu số chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold cần phải thu thập, tìm thêm các bằng chứng và tìm ra sự giải thích hợp lý cho sự chênh lệch. Nếu chênh lệch nhỏ hơn threshold thì có thể quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc không. Đánh giá kết quả kiểm tra. Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu: Nếu việc ghi nhận giá vốn không được đồng thời thực hiện với việc ghi nhận doanh thu. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ chứng từ gốc ban đầu như: Hóa đơn bán hàng hặoc phiếu xuất kho. Đối với các mẫu đã được lựa chọn cần thực hiện các thủ tục sau: 1. Kiểm tra tới hóa đơn bán hàng nếu được chọn từ phiếu xuất kho. 2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm. Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếu với chính sách giá của Tổng Công ty. 3. Xác định những khoản phụ thu và những khoản khác trên hóa đơn. 4. Đảm bảo rằng doanh thu được ghi nhận đúng kỳ. 5. Đối chiếu số tiền ghi trên hóa đơn với số tiền ghi trên Nhật ký bán hàng. 6. Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái. 7. Đánh giá kết quả kiểm tra. 3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp giá trị hàng bán bị trả lại. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và BCTC của đơn vị. Ước tính giá trị hàng bán bị trả lại dựa trên nguồn dữ liệu độc lập. Các dữ liệu có thể sử dụng để xem xét như: Sản lượng hàng bán bị trả lại và giá bán từng thời kỳ. Chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, đối chiếu với các chứng từ chi tiền trả lại khách hàng, các nghiệp vụ hạch toán phải trả hoặc các nghiệp vụ ghi giảm phải thu tương ứng. Đối chiếu với các phiếu nhập hàng và hóa đơn bán hàng gốc. Khẳng định rằng các khoản chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra 4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu Xem xét các khỏan sau có được hạch toán, trình bày và phân loại đúng hay không? 1. Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan. 2. Doanh thu bán thành phẩm. 3. Doanh thu bán nguyên liệu. 4. Doanh thu bán phế liệu. 5. Doanh thu khác. Đánh giá kết quả thực hiện. 5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff Chọn tất cả các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh 2 ngày sau ngày kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu với phiếu xuất hàng và các tài liệu có liên quan. Đánh giá kết quả kiểm tra. 6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff Điều tra các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh trong tháng 12/2009. Đảm bảo rằng các khoản ghi giảm doanh thu này được hạch toán đúng kỳ. Chọn tất cả các khoản ghi giảm doanh thu được hạch toán trong tháng 12/2009. Đối chiếu với phiếu nhập và các chứng từ có liên quan để đảm bảo rằng các nghiệp vụ này được hạch toán đúng kỳ. Rà soát các khoản nợ phức tạp khác liên quan đến việc ghi nhận doanh thu trong tháng 12/2009, sau đó đối chiếu tới các chứng từ và tài liệu liên quan để đảm bảo chúng được ghi nhận đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra. 7 Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ Đánh giá tính hợp lý của phương pháp hạch toán doanh thu có gốc ngoại tệ. Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp doanh thu có gốc ngoại tệ. Chọn mẫu một số nghiệp vụ hạch toán chênh lệch tỷ giá, thực hiện các thủ tục sau: 1. Xem xét các tỷ giá áp dụng để hạch toán có hợp lý hay không? 2. Tính toán lại các khoản chênh lệch tỷ giá nếu cần. C. Đánh giá kết quả kiểm tra. (Nguồn từ chương trình kiểm toán các khoản mục của Công ty Deloitte Việt Nam) Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán tổng hợp và chi tiết khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty ô tô XY Thủ tục kiểm toán tổng hợp STT Thủ tục kiểm toán tổng hợp 1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu bao gồm: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 2 Kiểm tra doanh thu: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán 4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu: Trình bày và tính giá 5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff 6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff Thủ tục kiểm toán chi tiết STT Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không? Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu nhận trước, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu trao đổi hàng hóa,... Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không? 2 Kiểm tra doanh thu Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra doanh thu 1. Thu thập hoặc tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo. 2. Ước tính doanh thu dựa trên các số liệu độc lập. Có thể sử dụng các số liệu sau khi xây dựng số ước tính: Sản lượng năm trước, năm nay và giá bán; doanh số bán, giá trị hàng bán trả lại; giá vốn hàng bán, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; doanh thu bán hàng cho các khách hàng lớn; số liệu thống kê toàn ngành; những thay đổi trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới giá bán và doanh thu. 3. Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu của khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mức độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu. Có thể sử dụng các phương pháp phân tách như: Phân tách theo kỳ, theo tháng, quý hoặc theo tuần; phân tách theo tài khoản, theo nhóm mặt hàng; theo bộ phận hoặc địa điểm bán hàng. 4. Tính toán giá trị Threshold để xác định mức độ chênh lệch trọng yếu giữa số ước tính của KTV và số liệu thực tế ghi sổ. 5. So sánh số ước tính và số liệu hạch toán của kế toán. Nếu số chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold cần phải thu thập, tìm thêm các bằng chứng và tìm ra sự giải thích hợp lý cho sự chênh lệch. Nếu chênh lệch nhỏ hơn threshold thì có thể quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc không. Đánh giá kết quả kiểm tra. Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu: Nếu việc ghi nhận giá vốn không được đồng thời thực hiện với việc ghi nhận doanh thu. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ chứng từ gốc ban đầu như: Hóa đơn bán hàng hặoc phiếu xuất kho. Đối với các mẫu đã được lựa chọn cần thực hiện các thủ tục sau: 1. Kiểm tra tới hóa đơn bán hàng nếu được chọn từ phiếu xuất kho. 2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm. Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếu với chính sách giá của Tổng Công ty. 3. Xác định những khoản phụ thu và những khoản khác trên hóa đơn. 4. Đảm bảo rằng doanh thu được ghi nhận đúng kỳ. 5. Đối chiếu số tiền ghi trên hóa đơn với số tiền ghi trên Nhật ký bán hàng. 6. Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái. 7. Đánh giá kết quả kiểm tra. 3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp giá trị hàng bán bị trả lại. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và BCTC của đơn vị. Ước tính giá trị hàng bán bị trả lại dựa trên nguồn dữ liệu độc lập. Các dữ liệu có thể sử dụng để xem xét như: Sản lượng hàng bán bị trả lại và giá bán từng thời kỳ. Chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, đối chiếu với các chứng từ chi tiền trả lại khách hàng, các nghiệp vụ hạch toán phải trả hoặc các nghiệp vụ ghi giảm phải thu tương ứng. Đối chiếu với các phiếu nhập hàng và hóa đơn bán hàng gốc. Khẳng định rằng các khoản chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra 4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu Xem xét các khỏan sau có được hạch toán, trình bày và phân loại đúng hay không? 1. Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan. 2. Doanh thu bán thành phẩm. 3. Doanh thu bán nguyên liệu. 4. Doanh thu bán phế liệu. 5. Doanh thu khác. Đánh giá kết quả thực hiện. 5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff Chọn tất cả các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh 2 ngày sau ngày kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu với phiếu xuất hàng và các tài liệu có liên quan. Đánh giá kết quả kiểm tra. 6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff Điều tra các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh trong tháng 12/2009. Đảm bảo rằng các khoản ghi giảm doanh thu này được hạch toán đúng kỳ. Rà soát các khoản nợ phức tạp khác liên quan đến việc ghi nhận doanh thu trong tháng 12/2009, sau đó đối chiếu tới các chứng từ và tài liệu liên quan để đảm bảo chúng được ghi nhận đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra. (Nguồn từ chương trình kiểm toán các khoản mục của Công ty Deloitte Việt Nam) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiểm toán (Auditing) – ALVIN A.ARENS & JAMES K.LOEBBECKE – NXB Thống kê Giáo trình lý thuyết kiểm toán – GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Khoa kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân) – NXB Tài chính tháng 11/2006 Giáo trình Kiểm toán tài chính - GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Khoa kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân) – NXB Tài chính tháng 2006 Kiểm toán – NXB Thống kê 2006 – Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khoa kế toán – kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Kiểm toán tài chính – NXB Thống kê 2006 – TS Võ Văn Nhị - Trần Anh Hoa – Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Dung Kiểm toán – TS. Vương Đình Huệ - Đoàn Xuân Tiên – NXB Tài chính năm 1996 Tài liệu nội bộ của Công ty Deloitte Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010. GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31577.doc
Tài liệu liên quan