Chuyên đề Kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI, Quan hệ thương mại Việt – Nga

- Phát hành bảo lãnh của VCB trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của IMB, thời hạn tới 3 năm. - Xác nhận các L/C nhập khẩu hàng Việt Nam do IMB phát hành, thời hạn tới 1 năm. Thủ tục để doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng sang Nga sớm được thanh toán: trong trường hợp các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nga được thanh toán bằng L/C trả tiền ngay mở tại IMB, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất trình chứng từ phù hợp với L/C tại hệ thống VCB, VCB sẽ thanh toán trực tiếp ngay cho các nhà xuất khẩu toàn bộ số tiền ghi trong hoá đơn thương mại mà không phải chờ xác nhận hối phiếu từ phía ngân hàng mở L/C (IMB). Đối với các giao dịch bảo lãnh và xác nhận L/C, doanh nghiệp hai nước cũng được hỗ trợ tối đa từ phía ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cũng như thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và bảo lãnh. Các ngân hàng Nga không phải ký quỹ khi thực hiện các giao dịch bảo lãnh và xác nhận L/C. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa các hệ thống ngân hàng nói riêng và trong quan hệ kinh tế thương mại nói chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong quan hệ ngân hàng này để tạo ra các tiền đề cho các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp hai nước.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI, Quan hệ thương mại Việt – Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1998 là một mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới được mở rộng trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Trong thời gian này đã mở ra những hy vọng mới, lạc quan hơn về khả năng hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, trong đó có hợp tác thương mại đầu tư ngày càng được mở rộng. 2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Cho đến trước năm 2000, quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt – Nga nói chung và quan hệ thương mại nói riêng, được đánh dấu bằng sự kiện Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải sang thăm Nga vào tháng 9 năm 2000. Trong chuyến thăm này một loạt Hiệp định đã được ký kết, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hợp tác hợp tác song phương. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga V. Putin vào 3/2001 lần 1, lần 2 vào tháng 11 năm 2006 với việc Tuyên bố chung Nga – Việt và một loạt các Hiệp định được ký kết lại một lần nữa củng cố và tạo dựng thêm cơ sở pháp lý cho một số lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, nhất là phát triển hợp tác thương mại. Tháng 9 năm 2007 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm chính thức Nga theo lời mời của Tổng thống V. Putin càng thắt chặt thêm tình hữu nghị hợp tác thương mại giữa hai nước. Chiều 11/9/2007, tại điện Cremli, Tổng thống Liên bang Nga tiếp Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (ảnh: P. Tuấn) Theo số liệu của Bộ Phát triển Kinh tế Nga hoạt động ngoại thương giai đoạn 2000-2007 diễn ra trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh tăng cao và nhu cầu nội địa được mở rộng, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới hết sức thuận lợi. Kim ngạch ngoại thương năm 2005 tăng lên đến hơn 1 tỷ USD , tăng 15%, so với những năm 90 khi kim ngạch thương mại là 350 - 400 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương năm 2005 được giải thích bởi khối lượng xuất khẩu giảm do giá trên thị trường của các mặt hàng năng lượng và các mặt hàng khác giảm. Nhìn chung theo đánh giá của Bộ phát triền kinh tế Nga thì kim ngạch ngoại thương năm 2008 sẽ tăng lên. Cho đến năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD. Xuất khẩu từ 2000 – 2001 đạt khối lượng cao nhất, tuy nhiên năm 2001 nhập khẩu tăng với tốc độ cao. Trong bối cảnh giảm tỷ giá của đồng Rúp thì hiệu quả của các thương vụ xuất khẩu tăng lên đáng kể. Mặc dù nhu cầu trong nước ngày càng lớn, song lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu không ngừng tăng đã làm cho hạn ngạch xuất khẩu trong công nghiệp phát triển khai thác và trong các ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Liên bang Nga cho biết, kim ngạch buôn bán giữa hai nước trong năm 2001 đạt hơn 517 triệu USD, tăng 60% so với năm trước đó. Khối lượng trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Nga 6 tháng đầu năm 2002 đạt gần 330 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2001, trong năm 2002 - 2003, con số này tăng lên 700 - 800 triệu USD; năm 2004 đạt 820 triệu USD, đến năm 2006 con số này là 650,9 triệu USD. Bảng 2.5: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Liên bang Nga (Đơn vị: Triệu USD) Năm Kim ngạch XK của Việt Nam Kim ngạch NK từ Nga Tổng Kim nghạch XNK 1996 85 186,5 271,5 1997 125 158 283 1998 126,2 216,3 342,2 1999 115 245,6 360,6 2000 123 240,5 363,5 2001 195 376,8 571,8 2002 187,4 501 688,4 2003 160 492 652 2004 170 650 820 2006 349,3 303,6 652,9 Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại – Bộ Công Thương – 2007 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nga Biểu đồ 2.5: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam - Liên bang Nga (triệu USD) Năm 2006, Việt Nam nhập khẩu từ Nga khoảng 349,3 triệu USD và Việt Nam xuất khẩu sang Nga 303,6 triệu USD. Cũng như trước đây, Việt Nam nhập khẩu của Nga chủ yếu là máy móc, thiết bị toàn bộ cho ngành điện và khai thác dầu lửa, ô tô tải và phụ tùng, kim loại đen và các sản phẩm kim loại, phân hoá học, sản phẩm hoá học và dầu mỏ. Bộ phát triển Kinh tế và Thương mại Nga cho rằng, mức độ gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu của Nga sang Việt Nam còn hạn chế vì phí vận tải rất tốn kém, hơn nữa có sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Tây Âu và Mỹ. Nga nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu như cao su, dược thảo, đồ gia vị, các mặt hàng thực phẩm như chè, cà phê, gạo, thịt, mì ăn liền và nhu yếu phẩm. Trong năm 2000, Liên bang Nga đứng thứ 21 về xuất khẩu và đứng thứ 14 về nhập khẩu của Việt Nam, còn quá thấp so với tiềm năng và thế mạnh của hai nước. Do bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực sẽ còn suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu như dệt may, da giầy, hàng điện tử, hàng nông sản,… thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga là một công việc trọng tâm. Điều này xuất phát từ thực tế là sau một thời gian dài suy thoái, thì nền kinh tế Nga đã đạt được thành tựu tăng trưởng bền vững trong gần 8 năm trở lại đây. Cụ thể, GDP năm 2003 tăng 7,3%; năm 2004 và năm 2005 mức tăng là 7,5%; năm 2006 đạt 6,7%; năm 2007 đạt 8,1%. Điều này có nghĩa là thị trường Nga ngày càng phát triển ổn định và Nga sẽ là một thị trường có triển vọng đang lên và nhu cầu chắc chắn vẫn tiếp tục tăng. Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này không những giúp nước ta có thêm thị trường để phát triển sản xuất, mà còn có thể giảm mạnh được tỷ lệ nhập siêu đã quá lớn hiện nay. Quan hệ thương mại kim ngạch trao đổi hai bên từ chỗ 350 – 400 triệu USD vào những năm 90 và đã lên tới hơn 1 tỷ USD năm 2005, trung bình tăng 15%/ năm và Việt Nam luôn là nước nhập siêu. Nhưng từ năm 2006 trở lại đây tỷ lệ nhập siêu giảm đi đáng kể. 2.2.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Nga sang Việt Nam 2.2.2.1. Xuất khẩu Bảng 2.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Việt Nam( 2006) Mặt hàng Trị giá (Nghìn USD) Tốc độ tăng trưởng từ 2002-2006 (%) Tổng xuất khẩu 303.630 5 Nhiên liệu thô, dầu khí, sản phẩm chưng cất 106.429 57 Sắt thép 82.109 - 4 Thiết bị cho lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, nồi chưng cất, thiết bị và máy móc,… 19.886 2 Phân bón 12.017 - 8 Thiết bị điện, điện tử 10.616 23 Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007  Nhờ việc giá khí thiên nhiên tăng cho nên thu nhập ngoại tệ từ việc xuất khẩu gas trong những năm gần đây sẽ tăng. Tuy nhiên, do giá của các mặt hàng năng lượng khác giảm nên tổng mất mát từ việc thay đổi giá của nhiên liệu khoáng đạt 3,2 tỷ USD. 2.2.2.2. Nhập khẩu: Khối lượng nhập khẩu tăng tạo điều kiện ổn định tỷ giá ngoại tệ và củng cố đồng rúp, thống nhất thuế nhập khẩu, dẫn đến giảm lượng thuế trong giá các mặt hàng nhập khẩu, mở rộng tiêu dùng trong nước và nhu cầu đầu tư. Bảng 2.7: Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nga từ Việt Nam năm 2006 Các sản phẩm chính % Tổng NK (nghìn USD) Tăng trưởng (2002 – 2006) Các sản phẩm chính (% của KNNK theo lĩnh vực) Tổng nhập khẩu 137,727,919 31% Nhập khẩu từ Việt Nam 349,295 (0,25%) 45% Cá, tôm, cua, ghẹ, động vật mềm… 106,173 (30,39%) 159% Cá phi lê, miếng tươi hay đông lạnh (83,77%), cá xông khói, cá thịt ăn kiêng (7,74%); loại khác (8,48%) Giày dép 41,745 (11,95%) 93% Giày da (62,21%); giày dép vải bố (18,09%); giày dép đế bằng nhựa và cao su (16,47%); loại khác 3,33%) Càfê, trà và gia vị 41,738 (11,95%) 26% Càfê (70,27%); trà (24,53%); tiêu bột và tiêu hạt (4,9%); gia vị khác (0,29%) Các loại quần áo, trang phục 25,891 (7,41%) 92% Quần áo nam nữ (52,1%); Vest nam nữ 24,6%; loại khác (7,95%) Ngũ cốc 17,974 (5,15%) 3% Gạo (100%) Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007 Nga nhập khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị mà tỷ trọng của các mặt hàng này năm 2002 chiếm 37 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2001, nhập khẩu các sản phẩm chế tạo máy tăng 28,8%. Năm 2001, nhập khẩu máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải đạt 14 tỷ USD, tăng 31,7%, trong đó, nhập khẩu ô tô con tăng 1,6 lần, đạt 115 chiếc và nhập khẩu xe ô tô tải tăng 1,6 lần. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu 164,7 tỷ USD. 2.2.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã và đang có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hơn so với trước, bởi ngoài các mặt hàng truyền thống như nông sản thì hiện nay Việt Nam xuất sang Nga cả những mặt hàng hải sản và thủ công mỹ nghệ, những mặt hàng truyền thống. Nhìn chung hàng hoá của Việt Nam xuất sang Nga phần lớn là những mặt hàng có mức thuế thấp, việc xuất khẩu những mặt hàng này có lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam chủ yếu là hải sản, giầy dép, hàng dệt may, cà phê, hạt tiêu, điều, gạo, cao su, chè, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ. Bảng 2.8: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga (triệu USD) Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 Hải sản 10,9 21,0 128,7 118,6 Giày dép 8,1 4,7 18,7 28,3 Dệt may 44,8 29,8 62,4 78,3 Thủ công mỹ nghệ 2,7 3,1 4,0 10,0 Rau quả 0,8 12,8 22,0 22,4 Hạt tiêu 6,2 6,0 8,1 13,1 Hạt điều 4,4 9,2 18,1 21,6 Gạo 29,3 10,8 17,3 13,4 Chè 6,8 6,8 10,1 11,8 Cà phê 0,2 0,7 12,6 27,6 Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007 Các mặt hàng từ Nga được nhập khẩu về Việt Nam, với một nền kinh tế phát triển, Nga có khả năng cung cấp cho Việt Nam rất nhiều hàng hoá quan trọng từ máy móc thiết bị đến nguyên liệu cần thiết. Chính vì vậy khi mở rộng quan hệ với Nga thì Việt nam có thể nhập trực tiếp các mặt hàng đó. Bảng 2.9: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga (TriệuUSD) Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 Xăng dầu 0,1 129,9 128,7 162,7 Phân bón 69,5 42,8 53,3 55,7 Gỗ và các sản phẩm gỗ 2,7 2,1 1,6 2,0 Nguyên phụ liệu dệt may 1,2 1,0 0,9 0,2 Sắt thép 329,7 405,7 141,4 179,3 Linh kiện điện tử 2,2 0,4 1,3 0,4 Ôtô nguyên chiếc 23,2 13,9 7,1 4,4 Hoá chất 0,7 1,7 5,5 3,7 Nguồn: Bộ Công Thương, Trung tâm Thông tin Thương mại, 2007 2.2.4. Đánh giá chung 2.2.4.1. Trong giai đoạn trước Nhìn chung nhịp độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước vẫn chưa bằng thời kỳ còn tồn tại Liên Xô và càng chưa tương xứng với quan hệ truyền thống và tiềm năng của hai nước. Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay có thời kỳ giảm, có thời kỳ tăng đáng kể, nhưng nếu so sánh với trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của cả nước thì mức độ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn ở mức độ quá thấp. Vì sao Việt Nam và Liên bang Nga, cả hai nước có tiềm năng lớn về sản xuất hàng hoá, nhưng kim ngạch buôn bán giữa hai nước còn ở mức độ thấp, nhất là thời kỳ đầu của những năm 90. Tình hình này có thể được giải thích bằng những lý do cơ bản sau: Trong giai đoạn đầu của những năm 90 (1991-1993), quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga, trong đó có quan hệ kinh tế – thương mại bị ngưng trệ. Nguyên nhân của sự ngưng trệ này là do chính sách đối ngoại mà theo đó mọi quan hệ kinh tế của Nga thời kỳ này chỉ chú trọng tới quan hệ với các nước châu Âu - Đại Tây Dương, mà trước hết là Mỹ, nghĩa là chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”, còn quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong đó có Việt Nam gần như bị lãng quên. Nga đã coi Việt Nam như một nước cần phải trả nợ, chứ không phải một đối tác để làm ăn. Việt Nam khi đó rất khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác thương mại mới, cho nên đã nhanh chóng mở rộng quan hệ thương mại của mình với các nước láng giềng trong khu vực. Về nhập khẩu từ Nga, nhìn chung có tiến triển tốt, (trừ năm 1995 bị giảm mạnh tới 49,9% so với năm 1994), không phải do Việt Nam không có khả năng mua hàng hoá của Nga theo giá cả thế giới, mà là do: sự giảm sút của các xí nghiệp Nga trước đây vẫn sản xuất hàng xuất khẩu sang Việt Nam, tính cạnh tranh gay gắt ở thị trường Việt Nam, chất lượng hàng hóa của Nga thường thua kém so với hàng hoá của các nước tư bản đang được lưu thông trên thị trường Việt Nam, thuế xuất khẩu, chi phí vận tải hàng hoá ở Nga cũng cao, hơn nữa khả năng tự trang trải về tài chính của các doanh nghiệp Nga thời kỳ đó quả thực rất khó khăn. Những phân tích ở trên chứng tỏ rằng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga là quan hệ hợp tác truyền thống, sau thời kỳ Liên Xô tan rã, mà cụ thể là giai đoạn 1991-1999, do những hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương mại giữa hai nước tạm thời bị thu hẹp. Hiện nay Việt Nam đang là một trong những bạn hàng chính của Nga ở Đông Nam á, chiếm khoảng 15% khối lượng buôn bán hai chiều giữa Nga với khu vực Đông Nam á, và 20% buôn bán của Nga với ASEAN. Nhu cầu về hàng hóa trên thị trường đối với hai nước rất lớn, Việt Nam vẫn là một thị trường quan trọng và có nhiều triển vọng đối với các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Nga, như máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, dầu lửa, sắt thép, phân bón, bông sợi… Riêng kim loại đen và phân bón chiếm tới hơn 50% nhập khẩu của Việt Nam từ Nga. Ngược lại, Việt Nam cũng là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm truyền thống mà thị trường Nga vốn ưa thích như: lương thực, thực phẩm, cao su, chè, cà phê, rau quả nhiệt đới, giầy dép, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, Nga là thị trường ngày càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp Việt Nam vì khó thâm nhập và có độ rủi do cao. 2.2.4.2. Trong giai đoạn hiện nay Kim ngạch thương mại hai chiều vượt được 1 tỷ USD năm 2005 nhưng sau đó lại theo chiều đi xuống và năm 2007 khó đạt được con số 1 tỷ USD. Nga cũng chỉ có 40 dự án đầu tư vào Việt Nam. Vì thế hai nước xác định đạt kim ngạch 5 tỷ USD vào năm 2010 USD. Trong giai đoạn 1991- 2006, Việt Nam và Nga đã ký 50 văn kiện hợp tác song phương. Quan hệ Việt Nam và Nga đã có bước phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2006 đạt 800 triệu USD, Việt Nam xuất sang Nga chủ yếu là hạt điều, hoa quả, cà phê, gạo, thuỷ sản đông lạnh, hàng dệt may, giầy dép và nhập khẩu từ Nga các mặt hàng sắt, thép, phân bón, xăng dầu và máy thiết bị … Dầu khí và năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước và là hướng ưu tiên trong quan hệ thương mại của hai nước. Để tăng cường sự có mặt của hàng hóa của Việt Nam tại Nga và ngược lại, các khoá họp thường niên của Uỷ ban liên chính phủ được tổ chức lần lượt ở hai nước nhằm báo cáo tình hình quan hệ hai bên, đồng thời đưa ra các biện pháp cấp thiết nhằm tăng cường quan hệ thương mại hai bên. Chúng ta có thể tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong những năm tới. Hiện nay năm 2008 tổng thống mới đắc cử ông Đ.Medvedev do tổng thống Putin bổ nhiệm đang thiết lập một chính sách kinh tế, ngoại thương mới. Hi vọng quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai nứơc sẽ đẩy lên một tầm cao mới. Chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9 năm 2007 đã thắt chặt mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, và chắc chắn tình hợp tác hữu nghị sẽ đựơc nâng lên một tầm cao mới. Buôn bán hai chiều Việt – Nga sẽ đạt 5 tỷ USD như chuyến thăm Liên bang Nga của thủ tướng nước ta 9/2007 đã đề ra. Chương 3 Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Thương mại Việt – Nga 3.1. Triển vọng hợp tác Việt – Nga 3.1.1. Những căn cứ Để có thể đánh giá một cách chính xác triển vọng hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan những cơ sở có thể ảnh hưởng đến tình hình phát triển quan hệ hai nước như: quan hệ chính trị giữa hai nước, khả năng phát triển kinh tế và thị trường của từng nước. - Từ phía Liên bang Nga, tình hình sẽ thuận lợi hơn cho phát triển quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước. Hiện nay, nền kinh tế Nga đang nhanh chóng có những tin tức tốt lành: tăng trưởng GDP cao, dự trữ ngoại hối cao và thặng dư thương mại cao. Theo đánh giá gần đây, mức lạm phát là vừa phải, tiền tệ ổn định, cải cách thuế có những tiến triển tốt và bước đầu có những kết quả lạc quan, khung pháp luật đang được hoàn thiện. Những hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 1998 đã không còn, và phát triển nhanh chóng trong từng lĩnh vực. Năm 2006, kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước giảm xuống đến mức 652,9 triệu USD. Nguyên nhân là giảm 45% xuống đến mức 447 triệu USD về mức xuất khẩu hàng thép cán, máy móc và thiết bị, các xe ôtô và phụ tùng đồng bộ từ Nga. Cùng thời gian này mức nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng70%, lên đến 402 triệu USD, ở hàng loạt mặt hàng, mức nhập khẩu từ Việt Nam vào Nga đã tăng nhiều lần: ví như mức nhập khẩu giầy dép đã tăng 2,4 lần, cà phê tăng 10 lần. Nhờ đó lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch thương mại giữa hai nước đã có tính chất gần như là cân bằng. Trong 5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch trao đổi hàng hoá đã đạt 362,4 triệu USD tức là nhiều hơn 1/4 so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời mức xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga đã tăng 60%. Hơn thế nữa Liên bang Nga còn có những thế mạnh về sản xuất các mặt hàng cung cấp cho Việt Nam để phát triển đất nước như máy móc, thiết bị, vũ khí nguyên vật liệu, các công nghệ cao, các phát minh sáng chế, các chuyên gia kỹ thuật. Hàng hoá của Nga luôn là loại hàng có chất lượng tốt, bền với giá cả cạnh tranh. Nga là nước xuất khẩu các mặt hàng có sẵn nguyên liệu trong nước trong đó thiên về sản xuất công nghiệp nặng. Thế mạnh của Nga là khai thác và xuất khẩu dầu mỏ đây là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nga. Thị trường Nga là thị trường tương đối dễ tính, nhu cầu của thị trường rất đa dạng trong đó nhu cầu về hàng bình dân là khá lớn vì vậy hàng Việt Nam khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Nga. Gần đây Liên bang Nga có chủ trương nhập một số lượng lớn hàng công nghiệp nhẹ và thực phẩm nên đây cũng chính là một lợi thế lớn để cho Việt Nam có thể xuất sang Nga những mặt hành này. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga sang Việt Nam là phân bón, sắt thép, xăng dầu các loại… - Từ phía Việt Nam. Kinh tế Việt Nam, kết thúc năm 2007, đạt mức tăng trưởng là 8,48% với mức tăng trưởng kinh tế này thì Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư an toàn nhất. Điều này có được nhờ những thay đổi cơ bản trong cách thức quản lý nền kinh tế, sự thông thoáng trong cơ chế, thị trường. Xuất khẩu tăng cao, vượt kế hoạch, tăng 21,5% đạt 48,4 tỷ USD, tuy nhiên nhập khẩu cũng lớn. Nhập khẩu tăng rất mạnh, tăng tới 36,8% lên 61,5 tỷ USD. Nhập siêu tăng mạnh, lập mức cao kỷ lục mới, lên tới 13,1 tỷ USD, gấp 2,6 lần năm 2006 và chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù nhập siêu lớn nhưng lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua tỷ giá USD/VND lại giảm 0,32%. Việt Nam là một nước có tiềm năng để đầu tư và trao đổi thương mại: Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, đất nước có nguồn nhân lực trẻ và khá dồi dào, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một yêu cầu cấp bách trong khi đó thị trường Nga lại đòi hỏi những mặt hàng thực phẩm này nên thị trường Nga có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông nghiệp Việt Nam. Nga không chỉ là thị trường tiêu thụ khổng lồ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn là nhà cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho công cuộc hiện đại hoá và xây dựng đất nước gồm các ngành luyện kim đen, luyện kim màu, công nghiệp hoá chất, phân bón vi lượng, vật liệu xây dựng, thiết bị và phương tiện vận tải… Những mặt hàng này nếu nhập từ Nga thì có giá thành không quá cao so với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường khác. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Nga là gạo, hàng may mặc, giày dép, cao su, hải sản, chè, rau quả… Nhìn chung, Việt Nam và Liên bang Nga là hai thị trường có thể hoàn toàn bổ sung cho nhau. Nga có khả năng cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ cho các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, đặc biệt là máy móc thiết bị trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ, điện lực, luyện kim, máy canh tác nông nghiệp, các loại phân bón, hoá chất… Theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam, máy móc, thiết bị của Nga chắc chắn, bền, phù hợp với điều kiện một ngành công nghiệp của ta, giá cả lại phải chăng. Hơn nữa, máy móc và thiết bị mà ta đã nhập từ Nga trước đây nay đang cần phụ tùng thay thế để sửa chữa, nâng cấp. Ngược lại, đối với các mặt hàng nông sản – thực phẩm thị trường Nga cũng có nhu cầu rất lớn. Trong khi Việt Nam lại vốn có ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này như: gạo, chè, hoa quả nhiệt đới, thịt gia súc, gia cầm… Hơn nữa, Nga là một thị trường khá dễ tính, đòi hòi về chất lượng hàng hóa không đến nỗi khắt khe như thị trường các nước Mỹ, Nhật, EU… Đây là thuận lợi lớn cho hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập thị trường truyền thống này. 3.1.2. Triển vọng Tình hình hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đang diễn ra hết sức thuận lợi. Hai nước đang tăng cường và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao quy mô buôn bán thương mại song phương và tăng kim ngạch thương mại cho phù hợp với tiềm năng hợp tác. ở tầm vĩ mô, Chính phủ của hai nước đều coi việc phát triển kinh tế - thương mại là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia. Trước những năm 90 quan hệ thương mại của Việt Nam vào Nga chiếm 80%, sau những năm 90 thu hẹp lại còn 2%.Trong mấy năm gần đây, Việt Nam chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu của Nga và khoảng 1,5 - 2% kim ngạch xuất khẩu của Nga. Các quan chức Bộ Kinh tế cho biết rằng theo thoả thuận về việc trả nợ của Việt Nam cho Nga bằng hàng hoá và một số dự án trong ngành công nghiệp năng lượng, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước có thể tăng lên đến trên 3 tỷ USD mỗi năm vào những năm sắp tới khi có hai chuyến thăm chính thức của hai nhà lãnh đạo hai nước con số này chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Các con số này được công bố dựa trên cơ sở đánh giá những nỗ lực của hai bên trong khuôn khổ hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ, cũng như căn cứ vào tình hình giao thương giữa hai nước thời gian qua. Với mức tăng kim ngạch năm sau so với năm trước là 1,5 – 2 lần trong hai năm vừa qua, những dự báo này là hoàn toàn hợp lý. Vì vậy với mối quan hệ truyền thống Việt – Nga thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch song phương giữa hai nước. - Một số mặt hàng của Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt vào thị trường Nga trong những năm tới: + Hải sản Năm 2006 Nga nhập khẩu hải sản từ Việt Nam 128,7 triệu USD; trong năm 2007 các con số này tương ứng là 128,7 triệu USD, ngoài ra còn nhập từ Aixơlen, Nauy, Anh, Ailen. Nga hầu như không nhập cá của các nước nhiệt đới. Tôm đông lạnh Nga nhập khẩu hàng năm khoảng 6.000 - 10.000 tấn, nguồn cung cấp chính là các nước Tây Âu, có một ít của Hàn Quốc và Thái Lan. Tôm đông lạnh loại nhỏ của Việt Nam cũng xuất khẩu sang Nga nhưng với khối lượng không đáng kể. + Rau quả tươi và chế biến Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới cho nên có rất nhiều và đa dạng các sản phẩm rau quả trồng trọt. Nếu phát huy được thế mạnh này thì rất có lợi cho Việt Nam trong việc xuất khẩu, bởi chi phí sản xuất thấp trong khi doanh thu lại cao.Trong những năm gần đây, về quả nhiệt đới, thị trường Liên bang Nga tiêu thụ chủ yếu là chuối với số lượng lớn khoảng 5.000 tấn/năm. Năm 2006 Nga nhập khẩu mặt hàng rau quả tươi với trị giá là 22,1 triệu USD, con số này năm 2007 là 22,4 triệu USD. Sản lượng mà Việt Nam khai thác và xuất khẩu rau quả tươi có tăng nhưng không đáng kể. Các loại cam quýt Nga cũng nhập với khối lượng tương đối lớn nhưng chủ yếu từ các nước Địa Trung Hải, bởi giống và chất lượng quả có múi của các nước này đồng đều và tốt hơn so với hàng của ta, chi phí vận tải lại thấp nên cam quýt của ta không thể cạnh tranh được nổi trên thị trường Châu Âu của Nga. Các loại quả nhiệt đới khác như dứa, xoài Liên bang Nga nhập với khối lượng không đáng kể chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của giới trung và thượng lưu ở một số thành phố lớn. Vì vậy, trong tương lai ta chưa thể xuất khẩu các loại quả tươi như xoài, dứa, vải, chôm chôm, măng cụt, khế, đu đủ sang vùng châu Âu của Liên bang Nga được. Về rau quả chế biến, nếu tổ chức sản xuất tốt thì có thể thu được một khối lượng tương đối lớn các mặt hàng: dứa miếng và dứa khoanh, chuối sấy, nước dứa nói riêng và nước quả nói chung, dưa chuột muối, khoai tây chế biến, tương ớt. Nhưng để có thể xuất khẩu có hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trường Nga thì các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến bao bì, đóng gói sản phẩm. Để tránh thuế nhập khẩu thành phẩm, tăng cơ hội thâm nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu khả năng liên doanh với Nga sử dụng nguyên liệu đưa từ Việt Nam sang. + Cây công nghiệp Hạt điều và lạc nhân là hai mặt hàng mà Nga có nhu cầu nhập khẩu để làm bánh kẹo. Tuy nhiên, dung lượng thị trường không lớn như trước đây. Lạc của các nước bán sang Nga đều có giá bán thấp hơn của ta, đặc biệt là lạc Trung Quốc. Năm 2007 Việt Nam xuất sang Nga 5,1 nghìn tấn hạt điều có trị giá là 21,6 triệu USD. Ngoài ra Nga còn nhập khẩu của Việt Nam 17,8 nghìn tấn càphê; hạt tiêu là 3,9 nghìn tấn; cao su là 17,9 nghìn tấn (2007). Nga có nhu cầu nhập khẩu hàng năm là 20 - 30 nghìn tấn dầu dừa dùng cho công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa, mỹ phẩm,… Nga hiện tại đang rất cần nguồn cung cấp ổn định trong thời gian tới, do nhà cung cấp chính của Nga trước kia là Indônexia cung cấp dầu dừa cho Nga. Vì vậy Việt Nam cũng nên tận dụng những lợi thế sẵn có của mình để xuất mặt hàng này sang Nga. Nga hàng năm nhập một khối lượng lớn chè nguyên liệu từ các nước ấn Độ, Trung Quốc và Sri - Lanka. Nguyên liệu này được đưa vào các nhà máy chế biến chè của Nga để đóng gói thành chè mang nhãn hiệu Nga. Năm 2007 Nga nhập từ Việt Nam một khối lượng lớn chè có trị giá 11,8 triệu USD. + Hàng công nghiệp nhẹ Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nga từ Việt Nam là 62,4 triệu USD, con số này năm 2007 là 78,3 triệu USD. Trong những năm qua, hàng may mặc của ta nhập khẩu vào Nga chủ yếu là hàng rẻ tiền, bình dân, kiểu dáng đơn giản, chất lượng thấp, chủ yếu là để tiêu thụ tại các vùng nông thôn. Những năm gần đây, hàng Trung Quốc, hàng Thổ Nhĩ Kỳ cạnh tranh với hàng của ta rất mạnh. Mẫu mã của họ phong phú, bắt kịp nhu cầu thị trường, họ lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh (cho các khách hàng Nga thanh toán chậm) nên hàng của ta ngày càng mất chỗ đứng. Trong một vài năm gần đây, chúng ta đã phối hợp với một số doanh nghiệp Việt Nam tại Nga tìm bạn hàng tiêu thụ hàng may mặc có chất lượng cao hơn hàng bình dân (nhưng chưa phải là hàng cao cấp), chấp nhận cho khách hàng trả chậm 80% từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Để xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nga với khối lượng lớn, ngoài việc cải thiện mẫu mã theo kịp thời trang, nâng cao chất lượng hàng hoá cũng như bao bì, nhãn hiệu, ngành may mặc Việt Nam cần mạnh dạn bỏ chi phí để khảo sát thị trường một cách sâu sát từ đó xác định đúng hướng đi. Vì vậy, cần tổ chức cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tham gia các hội chợ lớn về hàng tiêu dùng và hàng may mặc được tổ chức tại Nga để họ có thể xác định được mặt hàng nào là mặt hàng có thể xuất khẩu sang Nga. Về giầy da, Nga nhập khẩu chủ yếu từ Italia, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Giầy da của Việt Nam về quy cách và tiêu chuẩn nhìn chung không phù hợp với khí hậu và thời tiết của Nga nên không được ưa chuộng. Năm 2006 Nga nhập từ Việt Nam trị giá hàng giầy dép là 18,7 triệu USD, năm 2007 là 28,3 triệu USD. Nếu ta tổ chức sản xuất được theo dây truyền hiện đại, giầy model mới, hướng vào đối tượng tiêu dùng là thanh niên thì có thể có triển vọng thâm nhập thị trường tốt hơn kiểu giầy cổ điển. Mặt hàng ta cần hướng vào thị trường này là giầy thể thao các loại. Trong thời gian tới, ta cần chú trọng đưa loại giầy thể thao chất lượng tương đối cao, tốt nhất là giầy hợp tác hoặc liên doanh sản xuất với các hãng đồ thể thao nổi tiếng như Nike, Reebock, Adidas… + Thủ công mỹ nghệ Đồ gốm mỹ nghệ: Năm 2006 Nga nhập 1,4 triệu USD đồ gốm mỹ nghệ, năm 2007 là 4,2 triệu USD, hiện nay mặt hàng này của ta thua hẳn hàng Trung Quốc về kiểu dáng, chất lượng và giá cả. Cho nên, trong tương lai chúng ta cần phải tích cực đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng. + Hàng thêu ren: trong những năm qua hàng thêu ren của ta như vỏ chăn, áo gối, ga trải giường, bộ khăn trải bàn được xuất sang Nga chủ yếu qua đường trả nợ. Gần đây, hàng thêu ren rất khó tiêu thụ do giá thành cao hơn nhiều so với hàng nội địa, đồng thời lại bị hàng Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ cạnh tranh mạnh. + Hàng mây tre đan: sau khi khủng hoảng tài chính, thị trường các mặt hàng này bị thu hẹp đáng kể. Hàng mây tre đan của ta chủ yếu được bày bán tại các chợ với khối lượng nhỏ. Xét về kiểu dáng, chất lượng, hàng hoá của Việt Nam kém phong phú và đa dạng so với hàng của Indonesia và Tây Ban Nha nên chưa được bày bán tại các cửa hàng cao cấp. Do đó, cần phải có sự đầu tư thích ứng để nâng cao, đa dạng hoá mẫu mã và chủng loại. Năm 2006 Việt Nam xuất sang Nga hàng mây tre đan có trị giá 2,6 triệu USD, năm 2007 con số này là 3,8 triệu USD. Về nhập khẩu, cần phải thừa nhận một điều rằng, hiện nay nhập khẩu từ Nga không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao nữa do nhu cầu thị trường đã thay đổi. Một trong những mặt hàng nhập khẩu từ Nga đạt giá trị kim ngạch cao nhất đó là máy móc thiết bị, ôtô… nhưng hiện nay những mặt hàng nhập từ các nước tư bản ngày một nhiều, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam. Hiện nay Việt Nam còn rất nhiều ôtô, máy móc chuyên dụng nhập từ Nga từ những năm trước đây, nay cần được sửa chữa, nâng cấp nhằm kéo dài tuổi thọ trong điều kiện chúng ta chưa có khả năng mua máy mới. Chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu này bằng việc nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga - Một số mặt hàng thế mạnh của Nga mà Việt Nam có thể hợp tác + Hợp tác dầu khí: Công nghiệp dầu khí hiện nay là đầu tầu cho toàn bộ nền kinh tế Nga. Nga đã và đang tăng cường mở rộng thăm dò, khai thác và xuất khẩu. Ngành đã đem lại một nguồn thu lớn và chính dầu khí đang là sức mạnh của nền kinh tế Nga giúp đất nước này từng bước thanh toán nợ nần và đầu tư sản xuất. Tính đến tháng 4/2004 không kể liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Nga có 46 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn 250 triệu USD, đứng thứ 21 trong tổng số 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng công nghiệp dầu khí đã chiếm tới 24% tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro thành lập năm 1981 cho đến nay vẫn là biểu tượng của sự hợp tác Việt - Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Trong những năm 1981 - 2006 lợi nhuận thu được từ bán dầu mỏ của Vietsovpetro khai thác tại Việt Nam là 33,5 tỷ USD. Theo chỉ số uy tín của chương trình phát triển Liên hợp quốc, Vietsovpetro đứng thứ 5 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Năm 2006 Việt nam nhập khẩu từ Nga 206 nghìn tấn xăng dầu các loại tương đương với 162,7 triệu USD. Con số này năm 2007 có tăng lên do nhu cầu của thị trường là 264,6 nghìn tấn tương đương 128,7 triệu USD. + Hợp tác năng lượng: Năng lượng là lĩnh vực hợp tác chính giữa hai nước, được Nga coi là hướng ưu tiên. Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp hàng đầu của Nga trong lĩnh vực này như Zarubezneft, Gazprom đã tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở cho ngành năng lượng Việt Nam. Trong lĩnh vực năng lượng thời gian qua hai bên tiếp tục hợp tác có hiệu quả. Nga đã tham gia hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng nhà máy điện Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW. Nhà máy thuỷ điện Sêsan - 3 xây dựng tháng 5/2003 với số vốn tín dụng 100 triệu USD của chính phủ Nga. Phía Nga tiếp tục cung cấp vật tư, phụ tùng, thiết bị để duy trì, cải tạo và sửa chữa các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện và các mạng lưới điện do Liên Xô cũ giúp ta xây dựng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nga tích cực tham gia đấu thầu quốc tế các dự án mới. Các tổ chức Việt nam và Nga đã hợp tác xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, nhà máy nhiệt điện tại Hải Phòng, Thăng Long, Cẩm Phả. Hợp tác trong lĩnh vực hiện đại hoá các cơ sở năng lượng đã được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức Nga. + Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ. Hợp tác khoa học kỹ thuật được phát triển theo nhiều hướng, bao gồm chuyển giao cho Việt Nam những kết quả nghiên cứu khoa học và các công trình chế tạo thử nghiệm dưới dạng công nghệ dây truyền sản xuất thiết bị tập lái và thử nghiệm, trên cơ sở đó tổ chức các cuộc hội thảo và trình diễn. Hai bên đã thông qua 24 hướng ưu tiên trong lĩnh vực hợp tác và chuyển giao công nghệ, phần lớn trong số đó đã ký kết được hợp đồng và đang triển khai thực hiện, như nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất biểu đồ công nghệ điều chế chất vi sinh bảo vệ thực vật, các loại vật liệu mới trên cơ sở sợi cácbua - hyđrô, các sản lượng giấy đặc biệt, kích thích tăng sản lượng mủ cho cây cao su… + Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: kỹ thuật quân sự, văn hoá, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao. Mỗi năm hàng trăm sinh viên Việt Nam tiếp tục sang Nga học tập. Và rất nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác văn hoá giữa hai nước được tổ chức thường xuyên đã góp phần củng cố, tăng cường sự gắn bó giữa hai dân tộc Việt – Nga. 3.3. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nga 3.2.1.Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu sang Liên bang Nga Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, trong điều kiện của Việt Nam, nên thực hiện theo phương châm: Thu hút đầu tư nước ngoài kết hợp với khuyến khích đầu tư trong nước, tạo nên nhiều hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, cổ phần… một cách nhộn nhịp. Đầu tư nước ngoài, cần bao gồm cả những người Việt Nam đang định cư, kinh doanh ở nước ngoài… bằng mọi cách để thu hút được nhiều nguồn vốn cho phát triển sản xuất; tuy nhiên không nên ỷ lại quá nhiều vào nguồn vốn của nước ngoài, mà theo tinh thần: phát huy cao nội lực để tranh thủ và sử dụng tốt ngoại lực; và phải biết biến ngoại lực thành nội lực để phát triển nhanh năng lực sản xuất để sản xuất hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh mẫu mã, giá cả, chất lượng của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó có thị trường Nga. Hiện nay, ở Việt Nam việc tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại để sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng cao cũng bắt đầu được chú ý, chẳng hạn: phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, vùng sản xuất nông – lâm, ngư nghiệp lớn và tập trung…; nâng cấp hoặc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp (nhất là các xí nghiệp may) với các qui mô tương đối lớn, vừa, nhỏ… có công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Từ đó, nâng cao được năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động. Đầu tư theo chiều sâu, tăng cường hiện đại hoá các cơ sở sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều kiểu mẫu hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế… là điều có ý nghĩa quyết định đối với xuất khẩu chẳng những ở thị trường Nga, mà cả trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia trên thế giới, trước hết phải kể tới Mỹ, Nhật Bản, EU… Thường thì những nước này chấp nhận được mức giá tương đối cao, song chất lượng phải theo tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường Nga bị chia thành hai khu vực: khu vực chấp nhận mức giá cao, chất lượng tốt, chưa nhiều, thường nghiêng về hàng hoá của EU (may mặc, giầy dép), của các nước Nam Mỹ (cà phê, chè, rau, quả…); khu vực chấp nhận giá thấp, chất lượng không cao (chủ yếu là hàng may mặc, giầy dép) thường nghiêng về hàng của Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Song với sự đang vươn lên của hàng Việt Nam, cả về chất lượng và giá cả, thì chỉ một tương lai không xa, mọi hàng hoá của Việt Nam có lợi thế sẽ chiếm lĩnh được thị trường Nga. 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Điều này liên quan tới việc chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu những hàng hoá, không chỉ là những hàng hoá truyền thống, mà cả những hàng hoá mới; hoặc những hàng hoá đã được chế biến và chế biến tinh, giảm tới mức tối đa hàng nguyên liệu, hàng sơ chế. Chẳng hạn: chuyển từ xuất khẩu nông sản thô sang xuất khẩu nông sản chế biến, đồ hải sản khai thác được, cũng như các sản phẩm khác không thể chỉ qua sơ chế mà phải đầu tư dây chuyền sản xuất để có thể chế biến thành phẩm và đóng hộp. Các sản phẩm thực phẩm nên được pha chế theo dạng đóng hộp, hoặc bao gói theo tiêu chuẩn quốc tế, có mã số, mã vạch và được bảo quản lạnh. Ngay cả cao su cũng không nên xuất theo dạng cao su nguyên liệu, mà nên xuất theo dạng hàng hoá thành phẩm theo đơn đặt hàng, được ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước… Hoặc xuất khẩu hàng may mặc, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ… cơ quan thương vụ, với chức năng tham tán của Chính Phủ, cần nghiên cứu khả năng “cầu” của thị trường để tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước. Khuyến khích và hỗ trợ hàng xuất kkẩu. Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nga, cũng như xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều thị trường của các nước khác trên thế giới đều phải được coi trọng như nhau. Do đó chính sách khuyến khích và hỗ trợ hàng xuất khẩu là chung cho mọi thị trường của tất cả các nước. Theo chính sách này, mọi hàng hoá xuất khẩu đều được hỗ trợ đầu vào, bảo đảm hiệu quả cho sản xuất và xuất khẩu được lâu dài, đương nhiên là có ưu tiên nhiều cho những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước. Thủ tục hỗ trợ của Nhà nước cần phải hết sức đơn giản, không gây chậm trễ, phiền hà đối với các doanh nghiệp. Nhà nước không nên phân biệt về các hình thức vay vốn, hay lãi suất đối với mọi doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Chính Phủ cần mở rộng hơn nữa chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường và cho tất cả mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhất là đối với những loại hàng mà Việt Nam đang có nhiều tiềm năng như: lương thực, thực phẩm, chè, cà phê, rau quả hộp, rau quả tươi, hạt tiêu, hạt điều, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giầy dép… Như trên đã khẳng định, Việt Nam vẫn đang cần nhập nhiều loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, dầu lửa, sắt thép, phân bón… từ Nga. Những loại hàng này của Nga, giá không cao, song chất lượng lại đang thua kém những loại hàng cùng loại của các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản… đang lưu thông trên thị trường Việt Nam. Sự điều tiết tự nhiên của cơ chế thị trường là thuận mua, vừa bán. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó việc ưu tiên nhập khẩu những vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến để phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá lại càng là một nhu cầu bức thiết. Nhưng Việt Nam và Liên bang Nga không chỉ là quan hệ thị trường, mà còn là quan hệ truyền thống đầy tình nghĩa. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên được sự ủng hộ hết mình mà nhân dân Nga đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng đầy khó khăn của những cuộc kháng chiến cứu nước, cũng như trong cả thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; cho nên không có khó khăn nào không thể vượt qua được; sự hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, hoá chất, cơ khí, luyện kim, nông nghiệp, thông tin, khoa học và kỹ thuật… là cơ sở vững chắc để tiếp tục phát triển hơn nữa các mối quan hệ, trong đó có quan hệ kinh tế và quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong quan hệ nhập khẩu hàng từ Nga, phía Việt Nam nên chủ động đề xuất những mẫu mã, các thông số kỹ thuật với phía Nga. Và ngay cả phía Nga muốn xuất hàng sang Việt Nam, cũng phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu khả năng “cầu” ở thị trường Việt Nam. 3.2.3. Tổ chức xuất nhập khẩu Cả hai nước cần phải thiết lập tốt các kênh giao nhận và vận tải hàng hoá với những phương tiện vận tải đa dạng, lập các kho hải quan, thực hiện dịch vụ chuyển khẩu và quá cảnh hàng hoá, xúc tiến mạnh việc thành lập các xí nghiệp liên doanh về kinh doanh xuất nhập khẩu của mỗi nước tại nước kia, để có thể phát huy mạnh và tranh thủ những điều kiện thuận lợi của mỗi bên. Để buôn bán với Nga, nhất định phải có luồng tàu biển hợp lý, cước phí vận tải ở mức chấp nhận được. Đây là công việc cực kỳ khó khăn bởi vướng phải một mâu thuẫn nan giải: hàng không nhiều thì không có luồng tàu hợp lý, nhưng nếu không có luồng tàu hợp lý thì kim ngạch buôn bán sẽ không thể nhiều. Để tháo gỡ vấn đề này, Việt Nam phải tăng cường đội tàu vận chuyển đến cảng Vladivostok và các cảng phía đông với mức giá cạnh tranh hoặc Nhà nước hỗ trợ một phần giá cước. Trong thời gian 1 hoặc 2 năm đầu Chính phủ sẽ trợ một phần cước phí cho các doanh nghiệp, những tàu chạy tuyến Nga sẽ được miễn mọi khoản thu của Nhà nước như: cước phí cập cầu, phí hoa tiêu, thuế vốn, thậm chí hoàn thuế nhiên liệu (nếu có)… để giảm chi phí. Ngoài ra, Việt Nam và Liên bang Nga đều là thành viên của APEC, do đó cả hai nước cần phấn đấu thực hiên những mục tiêu chung mà APEC đã đề ra, đó là: - Thúc đẩy tự do hoá thương mại giữa các quốc gia bằng biện pháp giảm bớt thuế, dần dần tiến tới phi thuế; huỷ bỏ việc cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thực hiện cạnh tranh bình đẳng; thuận lợi hoá việc đi lại và giao lưu của các nhà doanh nghiệp. - Thống nhất và công khai hoá thủ tục xuất nhập khẩu, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, thủ tục hải quan, ngoại hối, ngân hàng… Nếu điều này sớm được thực hiện, nó sẽ giúp cho quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được mở rộng. - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi với tất cả các quốc gia, trên mọi lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng về kinh tế, năng lượng, giao thông vận tải, bảo hiểm hàng hoá, viễn thông và thông tin. Một hệ thống thông tin thị trường chính xác sẽ cung cấp đầy đủ các dữ liệu, giúp cho các doanh nghiệp của cả hai quốc gia phân tích, đánh giá, đưa ra các quyết định sát thực, tránh được những thiệt hại, rủi ro… mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. 3.2.4. Phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam đang kinh doanh tại Liên bang Nga Hiện nay, ở Liên bang Nga có khoảng 300 công ty và các cơ sở kinh doanh của người Việt Nam đang hoạt động dưới hình thức doanh nhân tư nhân 100% vốn của nước ngoài hoặc tự có, hoặc liên doanh Nga – Việt, với năng lực vốn ước khoảng 300 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động của họ rất đa dạng, song phần lớn là kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng tiêu dùng. Họ tự mình chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm nguồn tài chính, chủ động liên doanh liên kết, tự hạch toán, tự trang trải… bằng mọi cách sinh lợi nhuận để tự tồn tại và phát triển. Họ ít nhiều đã làm được chức năng là cầu nối cho quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Nhiều hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước không trực tiếp bán được cho các doanh nghiệp của Nga, đã phải thông qua họ; hoặc họ đã làm môi giới cho nhiều hợp đồng bán hàng của Nga cho Việt Nam. Một số nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Nga đã khá thành công trong việc cung cấp về Việt Nam các loại sản phẩm khác nhau do đó, cần phải coi trọng và tận dụng mọi khả năng của họ; họ là những người marketing khá chuẩn xác; các cơ quan hữu quan của nước ta nên thường xuyên cung cấp cho họ những thông tin về khả năng “cung” cũng như khả năng “cầu” của thị trường trong nước, cho họ vay vốn đặt hàng, họ làm cầu nối cho quan hệ thương mại giữa hai quốc gia… Có thể tiến tới cho họ hưởng các quyền lợi và ưu đãi về thủ tục hành chính – pháp lý, cũng như tín dụng – thanh toán như một doanh nghiệp trong nước, ví dụ như xét vay vốn và bảo lãnh tín dụng. 3.2.5. Cải thiện các phương thức thanh toán Hiện nay quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đang được phát triển trên một tầm cao mới, nhưng hai bên đang vấp phải khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thanh toán giữa hai bên, đó là các doanh nghiệp Nga rất thiếu vốn lưu động, do đó các giao dịch mua bán họ thường xuyên yêu cầu trả chậm. Để khắc phục khó khăn này có hai phương pháp cấp tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp Nga như sau: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng quốc tế Matxcơva (IMB) ký Hiệp định khung về tài trợ thương mại. Theo đó, VCB cam kết sẽ cung cấp cho IMB một hạn mức tín dụng trị giá 20 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nga. Đây là thoả thuận đầu tiên về hạn mức tín dụng được ký kết giữa các ngân hàng hai nước, đã được hai bên ký biên bản ghi nhớ trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin. Theo hiệp định vừa ký, hạn mức tín dụng 20 triệu USD sẽ được sử dụng trong các dịch vụ sau: Tài trợ cho các nhà nhập khẩu Nga trong các hợp đồng nhập khẩu hàng Việt Nam với lãi suất ưu đãi và thời hạn tới 1 năm; Phát hành bảo lãnh của VCB trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của IMB, thời hạn tới 3 năm. Xác nhận các L/C nhập khẩu hàng Việt Nam do IMB phát hành, thời hạn tới 1 năm. Thủ tục để doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng sang Nga sớm được thanh toán: trong trường hợp các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nga được thanh toán bằng L/C trả tiền ngay mở tại IMB, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất trình chứng từ phù hợp với L/C tại hệ thống VCB, VCB sẽ thanh toán trực tiếp ngay cho các nhà xuất khẩu toàn bộ số tiền ghi trong hoá đơn thương mại mà không phải chờ xác nhận hối phiếu từ phía ngân hàng mở L/C (IMB). Đối với các giao dịch bảo lãnh và xác nhận L/C, doanh nghiệp hai nước cũng được hỗ trợ tối đa từ phía ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cũng như thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và bảo lãnh. Các ngân hàng Nga không phải ký quỹ khi thực hiện các giao dịch bảo lãnh và xác nhận L/C. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa các hệ thống ngân hàng nói riêng và trong quan hệ kinh tế thương mại nói chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong quan hệ ngân hàng này để tạo ra các tiền đề cho các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp hai nước. 3.2.6. Một số giải pháp khác - Xúc tiến xây dựng những xí nghiệp liên doanh trên cơ sở thế mạnh của mỗi nước. Đất nước Việt Nam vốn có dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, lao động chịu khó tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó nước ta còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lai là đất nước thiên về sản xuất nông nghiệp với hơn 70% dân số làm trong lĩnh vực này vì thế nước ta sản xuất ra nhiều mặt hàng có thể chế biến ngay tại chỗ. Bên cạnh đó Nga lại có lao động với trình độ chuyên môn cao cộng với nguồn đất đai với nhiều khoáng sản vô cùng quý giá. - Đẩy mạnh việc đưa hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Viễn Đông và các nước SNG trên cơ sở từ các cảng biển của Việt Nam đi đến các cảng phía đông của Nga. Để tạo điều kiện cho việc này hai nước cần đơn giản hoá thủ tục hải quan thực hiện giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính phiền hà, thêm nữa hai bên cũng phải thống nhất các phương thức thanh toán. Hơn nữa việc không thể thiếu là phải cải tạo hệ thống cảng biển trở nên hiện đại hơn không chỉ thu hút hàng hoá từ hai nước mà còn từ nhiều nước khác. - Xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ ngơi ở các vùng biển đẹp ở Việt Nam cho dân Viễn Đông trong khi giá rét để tránh rét, đồng thời xúc tiến các giải pháp du lịch nhằm thu hút khách du lịch từ Việt Nam sang Nga để ngăm những công trình vĩ đại, những dòng sông thơ mộng và hùng vĩ và những rừng Bạch Dương bát ngát đặc trưng của nước Nga. Kết Luận Liên bang Nga là một quốc gia nằm hoàn toàn ở bán cầu bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trải dài từ châu á sang châu âu. Một quốc qia đông dân có đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và đây cũng là nước có nguồn tài nguyên giàu có vào bậc nhất thế giới. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để cho nền kinh tế Liên bang Nga tiếp tục phát triển. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã được thiết lập từ lâu trên cơ sở mối quan hệ truyền thống, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử nhưng hiện nay đã có những chuyển biến tích cực theo xu thế chung của thời đại. Quan hệ đó đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế nói chung và mối quan hệ thương mại nói riêng giữa hai nước ngày càng phát triển. Trong hơn 50 năm qua, quan hệ truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Liên bang Nga đã đạt được những thành tựu quan trọng và hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Kết quả tốt đẹp của quan hệ hợp tác Việt – Nga đã góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước chúng ta, đã và đang đóng góp tích cực vào sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Nga mãi mãi là người bạn gần gũi và tình nghĩa. Ngày nay, những chuyển biến sâu sắc của tình hình thế giới, những vận hội và thách thức của quá trình toàn cầu hoá, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, cũng như yêu cầu và mục tiêu phát triển của mỗi nước đòi hỏi quan hệ Việt – Nga trong thế kỷ XXI phải được nâng lên một tầm cao mới. Mặt khác, việc củng cố và phát triển lên tầm cao mới quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt – Nga trên tinh thần đối tác chiến lược còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và Liên bang Nga, đóng góp tích cực vào việc củng cố xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu á - Thái Bình Dương và trên Thế giới. Trong bối cảnh mới khi Việt Nam ra nhập WTO, triển vọng thúc đẩy quan hệ hai nước là rất lớn, cùng với những giải pháp được hai chính phủ và nhà nước hai bên đưa ra. Chúng ta tin tưởng rằng, quan hệ hợp tác truyền thống nhiều mặt Việt Nam – Liên bang Nga sẽ phát triển tương xứng với bề dày truyền thống và tầm vóc lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống Việt – Nga, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thời đại. chính vì vậy nhiệm vụ này chúng ta cần có một số giải pháp để tăng cường mối quan hệ Việt – Nga và thúc đẩy nhanh đưa hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga. Tài liệu tham khảo 1. pGS.ts Đỗ Trọng Quang, Sự vươn lên của nước Nga, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 2007. 2. Nguyễn Duy Quý, Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001. 3. PGS.TS Ông Thị Đan Thanh, Địa lý kinh tế xã hội thế giới, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội, 2007. 4. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu. Kinh tế Liên bang Nga năm 2000 và triển vọng, 2001. 5. Thông tấn xã Việt Nam, Thông điệp Liên Bang của Tổng thống Nga V. Putin, 2008. 6. Báo Nhân dân, Hà Nội mới, thời báo kinh tế Việt Nam, Ngân hàng, Đầu tư, Tài chính các số. 7. Niên giám thống kê các năm. 8. Tạp chí Ngoại thương các số. 9. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 10. http:// www. Google.com 11. 12. 13.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28534.doc
Tài liệu liên quan