Chuyên đề Lợi ích của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng tiềm năng kinh tế của các nhà máy thủy điện toàn thế giới vào khoảng 7300 TWh/năm. Trong số này, 32% là đã khai thác, trong đó có sự đóng góp của Thuỷ điện nhỏ. Ước tính đến năm 2010 từ nhà máy thuỷ điện nhỏ lượng điện sẽ nhận được 220 TWh/năm, còn tổng công suất của chúng sẽ đạt đến 55 GW. Các dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện nhỏ đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể, đồng thời thời gian hoàn vốn thông thường vào khoảng 10 năm. Chỉ có một số các nước của EU có các biện pháp đặc biệt để phát triển Thuỷ điện nhỏ. Trong các điều kiện như vậy, không dễ có sự đầu tư của tư nhân nếu thiếu sự bảo trợ cần thiết của chính quyền các nước và của cộng đồng châu Âu. Chúng ta liệt kê ra đây các công ước phản ánh sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực năng lượng này. • Công ước khung của Liên hiệp quốc về vấn đề thay đổi khí hậu, định hướng bởi việc hạn chế thải CO2 (đã được Hội đồng Bảo an thông qua và là điều luật bắt buộc) đã tính đến vai trò đặc biệt của thuỷ điện nhỏ trong bối cảnh giảm thiểu các tác hại tạo ra từ khu vực năng lượng. • Sách trắng về Chiến lược và kế hoạch thực hiện trong lĩnh vực phát triển các nguồn năng lượng tái sinh ở châu Âu (tháng 11 năm 1997). Trong chương nói về thủy điện nhỏ đã đánh giá rằng đến thời điểm này mới chỉ khai thác được khoảng 20% tiềm năng kinh tế của Thuỷ điện nhỏ. Ngoài ra, nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đã xây dựng nhưng còn chưa được vận hành. Phương hướng đến 2010 có thể bổ sung 4500 MW từ các Nhà máy thuỷ điện nhỏ là mục tiêu thực tế hoàn toàn có thể đạt được. • Chiến dịch khởi phát tương ứng với chiến lược và kế hoạch thực hiện của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng; trong chương “Vị trí then chốt” đã xác định nhiệm vụ phát triển các nhà máy thuỷ điện nhỏ. • Sách xanh về việc cung cấp năng lượng an toàn tại Cộng đồng châu Âu đã thiết lập mục tiêu đến năm 2010 sẽ có đến 24% năng lượng điện nhận được là năng lượng xanh (có nghĩa là các nguồn năng lượng tái sinh). Tính khả thi của các dự án xây thêm các nhà máy thủy điện quy mô lớn là rất thấp vì nó vấp phải sự phản ứng cục bộ khá mạnh chỉ có các Nhà máy thuỷ điện nhỏ là có viễn cảnh phát triển. • Các nguyên tắc chủ đạo của Hiệp hội quốc tế về bảo vệ môi trường đã có sự thống nhất cao bảo đảm cho sự phát triển các nguồn năng lượng tái sinh.Vốn đầu tư để phát triển nguồn năng lượng tái sinh, trong đó có thuỷ điện nhỏ, được xem là vốn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường. Do tính ưu việt của nó, thuỷ điện nhỏ đã được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển. Ngoài các ưu điểm như vốn đầu tư không lớn, không đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị thủy điện quá phức tạp và phải xây dựng các hồ chứa nước lớn, tiết kiệm được nguồn năng lượng điện truyền thống.; thì một ưu điểm nổi trội của loại hình này là Thuỷ điện nhỏ ít làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và khả năng tự cung tự cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, ít dân cư. Điều kiện tự nhiên của nước ta cũng rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện nhỏ. Trong tình hình khủng hoảng thiếu năng lượng điện hiện nay do nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh thì việc cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa từ nguồn điện của các nhà máy điện lớn sẽ càng khó khăn. Việc xây dựng thuỷ điện nhỏ không cần đầu tư vốn lớn, có thể tranh thủ huy động vốn từ các xí nghiệp nhỏ hay tư nhân. Bởi vậy, sử dụng các kinh nghiệm của thế giới về việc phát triển thuỷ điện nhỏ ở nước ta trở nên cần thiết và cần được quan tâm hơn.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi ích của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn:[UN News C enter] Hình 1.5. Các dự án CDM đã được đăng ký tính đến 15/8/2006 Nguồn:[Thông tin BĐKH - Số 2/2006] Hình 1.6. Số CER dự tính thu hàng năm từ các dự án CDM đã được đăng ký tính đến 15/8/2006 Nguồn:[Thông tin BĐKH - Số 2/2006] Đó là tình hình BĐKH trên thế giới cũng như hành động của thế giới nhằm ứng phó với hiện tượng BĐKH. Còn biểu hiện của BĐKH và các tác động của nó ở Việt Nam sẽ được nêu ở phần tiếp ngay sau đây: Ở Việt Nam Ngày 6/4/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010”. Theo đó, kế hoạch đưa ra 5 nhiệm vụ : X ây d ựng v à ho àn thi ện khung ph áp l ý c ủa Vi ệt Anm li ên quan đ ến Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, CDM. Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện tổ chức và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Đẩy mạnh hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học liên quan đến BĐKH. Nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác quốc tế Xây dựng tổ chức các hoạt động thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, CDM trong các ngành Ng ày 2/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 130/2007/QĐ – TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM. Căn cứ “Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/4/2007, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký Quyết định số 1016/QĐ – BTNMT thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Ngày 30/7/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký Quyết định thành lập Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã có hai dự án CDM là: Dự án “Thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông” Dự án "Khôi phục nhà máy thuỷ điện nhỏ Sông Mực ở Việt Nam" Nguồn:[ cdm. Unfccc.int/Projects/registered.html] Đánh giá hiệu quả thủy điện vừa và nhỏ Các tiêu chí lựa chọn thủy điện vừa và nhỏ Tiêu chí kinh tế - kỹ thuật Các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ xây dựng theo nguyên tắc sử dụng năng lượng trực tiếp từ dòng sông, một số trạm có thể sử dụng điều tiết ngày đêm hoặc điều tiết tuần hay mùa, các trường hợp chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác nếu không ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu tuyến đập thì cũng xem xét, nghiên cứu. Chủ yếu là chọn các vị trí có đầu nước cao, riêng đối với những lưu vực lớn nhưng không có độ chênh cao về địa hình thì có thể chọn kiểu nhà máy sau đập với chiều cao đập có thể xem xét đến mức ngập ít nhất, nghĩa là ảnh hưởng ngập tác động đến môi trờng tự nhiên và môi trường kinh tế-xã hội ít nhất. Chỉ nghiên cứu những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ với mục đích phát điện thuần tuý, còn các công trình có khả năng lợi dụng tổng hợp hoặc phải tạo cột nước bằng cách xây đập dâng cao thì cần xem xét chi tiết và cân nhắc kỹ ở giai đoạn sau, giai đoạn này chỉ có thể nêu ở dạng tiềm năng. Tiêu chí môi trường Không xem xét các công trình làm ngập khu dân cư hoặc có diện tích đất canh tác bị ngập nhiều, có thể căn cứ theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới như sau: 5 kw công suất đặt/ cho 1 ha ngập 7 kw công suất đặt / di chuyển 1 người Những công trình nằm trong các vùng nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn Quốc Gia hoặc các khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ sẽ không được xem xét và đánh giá là không có tính khả thi. Tiêu chuẩn thiết kế Theo TCXD VN 285 : 2002 đối với các nhà máy thuỷ điện có quy mô công suất từ 5 đến 50 MW thì cấp thiết kế công trình là cấp III. Mức bảo đảm thiết kế: P=85% Xác định tần suất lưu lượng lũ thiết kế : P=1% Xác định tần suất lu lượng lũ kiểm tra: P=0,2% Tần suất lũ thiết kế dẫn dòng thi công P = 10% Tần suất lũ thiết kế lưu lượng chặn dòng P = 10% Phát điện Nlm = 8,1MW < 50MW Đập đất trên nền đất nhóm B H = 31,m < 35m Tính toán thủy năng và kinh tế năng lượng Tính toán thủy năng Tính toán các thông số thuỷ năng dựa trên đường duy trì lưu lượng bình quân ngày được xây dựng tại tuyến công trình. Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày là hàm của lưu lượng bình quân ngày theo tần suất. Công suất trung bình thời đoạn của nhà máy xác định theo công thức sau: N = K * Qtb * H Trong đó: N: Công suất trung bình thời đoạn KW. K: Hệ số nhà máy lấy bằng hằng số là 8,3 được lấy thiên thấp do đã tính đến tổn thất cột nước trong đó. Qtb: Lưu lượng trung bình qua tuốc bin; H: Cột nước phát điện được xác định như sau: H = Zthl - Zhl –hw Zthl: Cao trình mực nước thượng lưu. Zhl: Cao trình hạ lưu trong giai đoạn quy hoạch được lấy hằng số. Tuyến năng lượng Kênh dẫn vào là kênh đào, mặt cắt hình thang, đủ đảm bảo dẫn lưu lượng nhà máy ứng với các mực nước. Cửa lấy nước : Kết cấu bê tông cốt thép, Đờng hầm dẫn nước : Chọn đường kính hầm với vận tốc dòng chảy trong hầm khi Qmax = 3,0 m/s ¸ 3,5 m/s (lưu lượng lớn nhất), độ dốc hầm từ 0,1% đến 5% Kênh dẫn nước : tất cả các công trình do kênh dẫn đều nằm ở bờ suối dốc, để vận hành an toàn chọn kênh dẫn là kênh bê tông cốt thép. Bể áp lực : Tính toán kích thước bể áp lực theo điều kiện thuỷ lực mực nước lớn nhất, nhỏ nhất của bể, kích thước đường ống áp lực. Bể áp lực kết cấu là bê tông cốt thép. Mái đào là mái 1:1 Tính toán chỉ tiêu kinh tế và xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ “ Hiệu ích và Chi phí” bằng cách đánh giá hiệu quả công trình theo giá trị năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp Một số chỉ tiêu tính toán về mặt kinh tế: - Công suất lắp máy (Nlm), - Công suất đảm bảo theo P= 85% ( Nđb ), - Điện năng bình quân nhiều năm ( Eo ). - Điện năng mùa lũ (Eml) - Điện năng mùa kiệt ( Emk) - Giá bán điện mùa khô : 4,1 USD/kWh - Giá bán điện mùa lũ : 3,25 USD/kWh (giá bình quân cả năm khoảng 3,8 USD/kWh.). - Thời gian thi công: 2,5 năm - Đời sống hoạt động kinh tế ( tuổi thọ kinh tế ) của công trình : 30 năm - Năm bắt đầu vận hành: nửa cuối của năm thứ 3 xây dựng - Chi phí vận hành và bảo dưỡng ( O&M): 1,5% - Tuổi thọ của thiết bị: sau 30 năm hoạt động coi nh khấu hao hết - Tỷ lệ chiết khấu ( OCC ) : 10% ( xác định theo giá cơ hội của vốn đầu tư từ khu vực Đông Nam Á). - Thời điểm quy về hiện tại: từ năm bắt đầu bỏ vốn. - Tỷ suất hối đoái 1 USD = 16.000 VNĐ - Giá trị năng lượng sơ cấp : 5,4 USD/KWh. - Giá trị năng lượng thứ cấp : 2,5 USD/KWh Trong giai đoạn quy hoạch để cho cùng mặt bằng so sánh các công trình đều được tính bán điện tại thanh cái và cha (có xem xét đến tổn thất). Việc xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ là sự tổng hợp nhều chỉ tiêu và yếu tố. Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng nhất là chỉ tiêu kinh tế. TIỀN NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ CUẨ TỈNH LÀO CAI Tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai Nguồn:[ Website chính phủ] Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/1/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 635.708ha (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới. Địa hình Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Khí hậu Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi). Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ  230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm. Thủy văn Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới có độ cao trung bình 900m so với mặt nước biển và năm trong vùng xân thực mạnh nên có hệ thống sông suối khá dày đặc, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua, là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh), Sông Chảy (124 km chiều dài chảy qua tỉnh). Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều suối lớn, nhỏ trong đó có 107 suối dài từ 10km trở lên. Hệ thống sông, suối dày đặc là tiềm năng cho phát triển thuỷ điện (một loại vàng trắng). Sông Hồng có lưu vực: 44.092 km2, diện tích lưu vực tại Lào Cai: 4.580 km, có nhiều suối lớn như: Ngòi phát, Ngòi San, Ngòi Bo, Ngòi Đường… Sông Chảy có lưu vực 4.580 km2, mật độ suối: 1,09 km/km2, độ dốc bình quân lưu vực: 24,6%, có nhiều suối lớn như: Ngòi Nghĩa Đô, Ngòi Nâm Fàng,… Nguồn nước ngầm của Tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3, chất lượng khá tốt. Theo thống kê thuỷ văn, trung bình hàng năm bề mặt địa hình tỉnh Lào Cai tiếp nhận khoảng 15 tỷ m3 nước mưa, lượng bốc hơi khoảng 5,5 tỷ m3, còn lại 9,5 tỷ m3 nước mặt. Hiện tại mới sử dụng khoảng 60 triệu m3nước trong khi khả năng có thể khai thác vào mùa kiệt khoảng 0,9 m3. Với nguồn tài nguyên nước như trên, theo quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Lào Cai đã được phê duyệt và đang quy hoạch bổ xung, tại Lào Cai có thể đầu tư khoảng 122 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (từ 1MW – 90 MW), tổng công suất trên 1000MW. Căn cứ vào khả năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, ngành Công nghiệp đang tập trung mọi khả năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển thuỷ điện, để thuỷ điện trở thành thế mạnh phát triển Công nghiệp Lào Cai. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và những thuận lợi khi đầu tư vào thủy điện vừa và nhỏ Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai Về Công nghiệp: Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp (CN) trên địa bàn tháng 2-2008 khoảng 88,35 tỷ đồng (theo giá cố định 1994): CN khai thác tăng 34,2%, trong đó quặng apatit loại 2 tăng 105%,quặng fenspat tăng 116,3%, riêng quặng đồng giảm 7,9%. CN chế biến tăng 23,6%, trong đó phân NPK tăng 101,4%, xi măng tăng 159,3%,... CN điện, nước tăng 15,7% . Dự kiến GTSX 2 tháng đầu năm của CN trên địa bàn (giá cố định 1994) đạt 182,8 tỷ đồng, tăng 24,8% cùng kỳ 2007 và bằng 13,1% kế hoạch 2008, trong đó: CN trung ương có GTSX trên 109,4 tỷ đồng, tăng 9,8 % cùng kỳ 2007 và đạt 12,23% kế hoạch 2008 . CN địa phương có GTSX trên 62,9 tỷ đồng, tăng 34,6% cùng kỳ 2007 và đạt 14,63% kế hoạch 2008 . Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có GTSX khoảng 10,5 tỷ đồng đạt 13,9% kế hoạch 2008. Thương mại và dịch vụ: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng này là 4,24 triệu USD = 106% so với tháng trước và tăng 113,5% cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính xuất khẩu trong tháng của địa phương (chủ yếu vẫn xuất cho Trung Quốc) là: Giầy dép các loại, hàng rau quả, thực phẩm chế biến, quặng các loại.… Sau 2 tháng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 8,24 triệu USD= 233,2% cùng kỳ 2007 và đạt 25,76% kế hoạch 2008. Doanh thu vận tải tháng 2-2008 dự kiến khoảng 8,29 tỷ đồng, bằng 95% so với tháng trước và tăng 27,8% cùng kỳ 2007. Hoạt động vận tải hành khách trong tháng do địa phương quản lý tăng so với tháng trước 2,5%, nhưng vận tải hàng hoá lại giảm 5,6% (do nghỉ tết). Xã hội: Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Phấn đấu đến năm 2008, 100% số xã đạt chuẩn giáo dục trung học đúng độ tuổi, và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường: 98,5%. Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm. Xoá đói giảm nghèo: trung bình mỗi năm 3% số hộ nghèo trên địa bàn Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ: 95%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 60%. Tỷ lệ thôn, bản được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 33%. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 75%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá: 70%. Tỷ lệ cơ quan, trường học được công nhận đạt danh hiệu đơn vị văn hoá: 90%. Cấp điện: 100%  số xã có điện lưới; 75%  số hộ dân được sử dụng điện. Cấp nước sinh hoạt: cơ bản dân cư thành thị đều được sử dụng nước sạch và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trường học: 80% số phòng học được kiên cố hoá. Trạm y tế: 60% các trạm y tế xã được xây dựng đạt theo chuẩn quốc gia. Giao thông: cơ bản hoàn thành việc xây dựng đường giao thông liên thôn tới các thôn, bản; 100% tuyến đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối chống trơn lầy, trong đó 60% tuyến là mặt đường đá dăm láng nhựa. Những thuận lợi khi đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ Để khảo sát một công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tốn khoảng một tỷ đồng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoản tiền và thời gian mà nhiều DN tham gia đầu tư chấp nhận được. Mặt khác, đầu tư vào thuỷ điện, việc giải phóng mặt bằng đơn giản không phức tạp như đầu tư vào các khu công nghiệp khác. Yếu tố này hết sức quan trọng đối với các DN đầu tư hiện nay. Đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ phù hợp với khả năng  vốn và trình độ của nhiều DN, có tỷ suất lợi nhuận trên  suất đầu tư cao. Nhà máy thuỷ điện dùng sức nước để phát điện nên ít tốn kém. Vì vậy, chi phí bình quân cho 1kwh điện rất thấp.  Theo thống kê chi phí sản xuất 1kwh điện với thuỷ điện tại Việt Nam hiện nay chưa đến 2cent, trong khi mức bán ra có thể đạt 5cent/kwh. Như vậy một nhà máy thuỷ điện nhỏ có suất  đầu tư dưới 1 triệu USD chỉ 8 năm đã có thể thu hồi được vốn. Hiện trạng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai Theo kết quả nghiên cứu tổng quan các tài liệu đã thu thập được. Trên địa bàn thỉ Lào Cai hiện có các trình thủy điện như: Mường Khương, Trịnh Tường – Bát Xát, Ngòi Phát, Bản Xèo, Ngòi San, Chu Linh, Cát Cát, Sử Pan, Nậm Cún, Bắc Hà,…..Trong đó, phần lớn các trạm thủy điện vừa và nhỏ đã xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả. Các công trình thủy điện này không cung cấp đủ điện năng cho các vùng lân cận. Hàng năm, ngành điện Lào Cai vẫn nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu khoảng 5 MW. Trong khi đó với hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh Lào Cai rất thuận lợi trong việc phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Do đó, tỉnh đã có quy hoạch đến năm 2010 sẽ xây dựng 56 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ có các công trình thủy điện vừa và nhỏ như sau: Bảng 2.1. Các công trình thủy điện vừa và nhỏ STT Tên công trình Công suất lắp máy (Mw) Sản lượng (106 kwh) Vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Hệ thống Ngòi Nhù – 43 công trình 231,4 1868,8 4152,6 2 Hệ thống Ngòi Bo – 19 công trình 228,8 989,6 4519,9 3 Hệ thống Ngòi Đum – 3 công trình 73,7 335 1374 4 Hệ thống Nậm Gia Hô – 1 công trình 2 9 92 5 Hệ thống Ngòi Đường – 2 công trình 11,2 46,8 194 6 Hệ thống Ngòi Phát – 16 công trình 137,1 610,4 2499,4 7 Hệ thống Ngòi Xan – 7 công trình 51 215 1023,5 8 Sông Nậm Chạc – 2 công trình 8 40,6 134 9 Suối Trát – 1 công trình 2,4 7,19 38,75 10 Sông Phố Cũ – 2 công trình 3,5 14,39 75,94 11 Suối Nà Lắc – 1 công trình 1,6 6,47 35,82 12 Suối Bản Mạc – 1 công trình 1,6 6,51 31,88 13 Sông Lũng Pô – 2 công trình 2,7 11,13 60,64 14 Sông Nậm Thi – 4 công trình 8,6 31,97 174,9 15 Sông Chảy – 4 công trình 142 590,83 2576,41 16 Suối Làn Tử Hồ – 3 công trình 16,4 66,59 287,75 17 Suối Trung Đô – 1 công trình 1,4 5,95 29,4 18 Sông Nậm Phàng – 6 công trình 64 322,3 1171,63 19 Suối Nậm Lúc – 1 công trình 1,1 4,53 23,1 20 Ngòi Nghĩa Đô – 4 công trình 9 40,47 180,39 21 Ngòi Phương – 1 công trình 3,75 15,72 68,29 Tổng: 124 công trình 1020 4376 18744,3 Nguồn:[Công ty tư vấn xây dựng điện 1] Trong đó thông tin một số công trình thủy điện được trình bày dưới đây: Hệ thống Ngòi Bo có: Công trình thuỷ điện Sử Pán 2 do Công ty cổ phần thuỷ điện Sử Pán 2 (thuộc Tổng công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư vừa được khởi công tại thôn Hoàng Liên, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa. Đây là công trình nằm trong quy hoạch bậc thang thuỷ điện Ngòi Bo có tổng công suất lắp máy là 34,5 MW. Cùng với những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt xây dựng trước là: Séo Chung Hô, Sử Pán 1, Nậm Củn, Tà Thàng, Nậm Sài, Nậm Toóng. Công trình thuỷ điện này có nhiệm vụ khai thác thuỷ năng thuộc thượng nguồn Ngòi Bo, nhằm phục vụ nhu cầu điện năng trong vùng và cung cấp điện lên hệ thống điện quốc gia mỗi năm 140 triệu Kwh. Thuỷ điện Sử Pán 2 có tổng vốn đầu tư là 667,5 tỷ đồng, thi công trong thời gian 3,5 năm (dự kiến hoàn thành vào 31/5/2010) Việc thực hiện đầu tư dự án thuỷ điện Sử Pán 2 sẽ góp phần cải thiện một phần sự thiếu hụt điện năng cho hệ thống điện trong các năm tới cũng như thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Hệ thống Ngòi Phát có: Công trình thuỷ điện Ngòi Phát nằm trên địa phận huyện Bát Xát được khởi công xây dựng vào cuối quý III năm 2002. Đây là công trình có công suất phát điện lớn nhất trong số những công trình thuỷ điện đã được khởi công xây dựng từ trước đến nay tại Lào Cai. Đây cũng là công trình nằm ở độ dốc, địa hình mấp mô và tuyến kênh dẫn phải xuyên qua lòng núi. Thuỷ điện Ngòi Phát nằm trong Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 có xét tới triển vọng năm 2020 (gọi tắt là Tổng sơ đồ V hiệu chỉnh). Tổng sơ đồ này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/03/2003. Ngày 04/07/2005 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 904/TTg-CN cho phép đầu tư dự án thuỷ điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai. Dự án khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần vào kinh tế địa phương và góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia đầu thế kỷ XXI. Công trình suối Trát: Dự án Nhà máy Thủy điện suối Trát nằm trên địa phận thôn Trát, thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) là một điển hình về huy động doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào lĩnh vực xây dựng thuỷ điện (theo hình thức BOT). Nhà máy Thủy điện suối Trát công suất 2,4 MW với vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành công trình thủy điện, ở đây sẽ hình thành khu du lịch sinh thái với diện tích 30 ha. Đến nay, đã giải ngân trên 20 tỷ đồng, trong đó có gần 2 tỷ đồng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Hệ thống thủy điện trên sông Chảy: Nhà máy Thủy điện Bắc Hà được đặt tại xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà- nằm cách TP Lào Cai 50km, sử dụng nguồn nước của dòng sông Chảy để vận hành. Đơn vị làm chủ đầu tư và thi công là Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI).   Công trình Thủy điện Bắc Hà có diện tích lưu vực 3.465km2 với dung tích toàn bộ hồ chứa nước là 171,1 triệu m3. Theo thiết kế, đập bê-tông trọng lực có chiều cao lớn nhất là 77,6m và chiều dài theo đỉnh là 438m. Công suất lắp máy 90MW, gồm 2 tổ máy phát điện. Sản lượng điện trung bình 378 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Hình 2.2. Sơ đồ phân bố các công trình thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai Nguồn:[Công ty tư vấn xây dựng điện 1] Nhu cầu điện của tỉnh Lào Cai đến năm 2010 Tổng cộng: 319,58 GWh Trong đó: + Công nghiệp và xây dựng: 229,09 GWh chiếm 69,91%. + Nông nghiệp: 0,68 GWh chiếm 0,2 %. + Quản lý, tiêu dùng: 84,82 GWh chiếm 25,6 %. + Thương mại: 5,76 GWh chiếm 1,7%. + Hoạt động khác: 11,23 GWh chiếm 3,4%. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,2%/năm, thì sản lượng điện cần phải có vào năm 2020 sẽ lên tới 167.022GWH. Nếu vào lúc ấy, mỗi năm chúng ta có 10 triệu tấn thân, 12 tỷ mét khối khí đốt dành cho sản xuất điện, tận khai thuỷ điện tới 50 tỉ kWh và 1,5 tỉ kWh địa nhiệt điện (một dạng năng lượng hiện còn chưa được khai thác) thì vẫn còn thiếu 37 tỉ kWh điện. Vậy việc khuyến khích đầu tư phát triển thuỷ điện là hết sức cần thiết. Phương hướng phát triển của thủy điện Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 Tính đến tháng 5 năm 2007 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 36 đơn vị được UBND tỉnh cho phép đầu tư 56 công trình thuỷ điện với tổng công suất 778,1 MW, tổng vốn đầu tư 14.200 tỷ đồng. Trong đó có 3 thuỷ điện hoàn thành đầu tư, 8 công trình đang thi công, 12 công trình đã khởi công, 6 công trình chuẩn bị khởi công, số còn lại đã có hồ sơ dự án. Dự kiến giai đoạn 2006-2010 hoàn thành đầu tư phát vào lưới điện quốc gia trên 400 MW, tương ứng 1.500 triệu KWH, doanh thu đạt khoảng 1000 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, các nhà máy thuỷ điện sẽ góp phần cùng toàn ngành công nghiệp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010. Khả năng thuỷ điện của tỉnh là trên 1.100 MW (trên 110 điểm), trong đó đã khảo sát 98 điểm thuỷ điện từ 0,1-90 MW, Lào Cai đã được chính phủ đồng ý cho cơ chế riêng về phát triển thuỷ điện trong đó ưu tiên liên doanh liên kết với nước ngoài. Theo lộ trình, đến năm 2010, công nghiệp thuỷ điện sẽ đạt 300 MW, tương ứng với 1,2 tỷ Kwh và đến năm 2015 sẽ hoàn thành đầu tư 64 công trình, công suất lắp máy đạt 851 MW, tạo ra sản lượng đạt trên 3 tỷ Kwh/năm. Quy hoạch bổ sung thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai Ngày 22/4/2008, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh cũng đã ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai; Bộ Công Thương cũng đã ra Quyết định phê duyệt hiệu chỉnh, bổ sung: “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010 có xét đến 2015”.  Việc phê duyệt điều chỉnh phát triển điện lực, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2010 phụ tải điện đạt công suất cực đại 170MW, điện thương phẩm đạt trên 855 triệu KWh, có xét đến năm 2015 công suất cực đại bằng 305 MW, điện thương phẩm gần 1,6 tỉ KWh, tốc độ điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 là trên 13%. Trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 13.3%/năm; nông lâm – thuỷ sản tăng 15,2%/năm...   Do vậy, Lào Cai tiến hành quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện gồm: Lưới điện truyền tải; lưới điện trung thế ; lưới điện hạ thế... Về quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ, tỉnh Lào Cai có trên 100 dự án, với công suất hơn 1.000 MW. Từ đó, Lào Cai phê duyệt Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ và tiến độ xây dựng các công trình để đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn năng lượng tỉnh Lào Cai.   Công bố quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai là nhằm mục tiêu khai thác tốt tiềm năng thuỷ điện gắn với việc phát triển điện lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai trong giai đoạn mới.   Nội dung cụ thể của bản Quy hoạch được giới thiệu trong phần phụ lục. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TỈNH LÀO CAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Theo tiêu chí kinh tế Từ việc bán điện thành phẩm Lợi ích từ việc bán điện có thể tính thông qua công thức tính: B1 = Q1 * P Trong đ ó: B1: Là lợi ích từ việc bán điện ($) Q1: Là sản lượng điện của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (kwh) P: Là giá điện thành phẩm ($/kwh) Lợi ích từ các hồ chứa thuỷ điện Khai thác du lịch Để phát huy lợi thế từ du lịch nhằm thu hút ngày càng đông du khách đến với mình, Lào Cai đã tổ chức tuyên truyền, quảng bá các danh thắng, tiềm năng và thế mạnh của du lịch của mình thông qua các kênh: truyền hình, sách, báo và qua những sản phẩm lưu niệm do bà con các dân tộc tự làm. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Tây Nam (Trung Quốc) với các địa phương trong nước và vùng Đông Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, Lào Cai đã từng bước đưa du lịch - ngành công nghiệp không khói - trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các địa danh của Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà, cửa khẩu quốc tế, đền Thượng, đền Bảo Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng... đã hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Các địa phương có điểm du lịch như thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà cũng không ngừng đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, đáp ứng nhu cầu của du khách. Đến nay, trong toàn tỉnh đã có 230 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 2.500 phòng, trong đó có 1 khách sạn được công nhận 4 sao, 1 khách sạn 3 sao và 5 khách sạn 2 sao. Lào Cai đang phấn đấu đạt 1 triệu khách du lịch trong và ngoài nước trong mùa du lịch 2008. Để làm được điều này, Lào Cai đã và đang triển khai các đề án phát triển du lịch, đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng phục vụ du khách. Giữ gìn, tôn tạo những khu, điểm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo hướng chất lượng cao nhưng vẫn phải giữ được nét độc đáo, đặc trưng của từng địa phương, dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân trong việc ứng xử văn minh phục vụ du khách, từ đó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Gắn các lễ hội, những hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc với hoạt động du lịch, phát triển du lịch làng bản, làng nghề phục vụ du khách. Đặc biệt có thể sử dụng các hồ chứa thuỷ điện để phục vụ cho việc phát triển các loại hình du lịch. Với các mặt hồ chứa thuỷ điện có diện tích tương đối lớn như của nhà máy thuỷ điện Nà Le, Mường Khương ta có thể mở mô hình du lịch sinh thái (chèo thuyền, kết hợp với các tour du lịch bản làng….). Du lịch sinh thái kiểu kết hợp này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn mang lại lợI ích về mặt môi trường. Tuy nhiên, việc tính toán cho lợI ích du lịch từ các hồ chứa thuỷ điện rất khó tính toán. Để đạt kết quả chính xác cần có thời gian, kinh nghiệm và kinh phí. Do đó, trong khuôn khổ của chuyên đề này không đưa ra con số tính toán cụ thể; mà chỉ là giới thiệu về lợi ích du lịch của các hồ chứa thuỷ điện mà thôi. Nuôi trồng thủy sản Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 1.400 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Riêng năm 2007, sản lượng thu hoạch thuỷ sản nuôi ước đạt gần 2.000 tấn, góp phần đáng kể bổ sung nguồn thực phẩm phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao. Sau khi xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng do tận dụng mặt nước từ các hồ, đập thủy lợi và phát điện. Theo nghiên cứu và tính toán thì diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các huyện phía nam tỉnh Lào Cai. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lớn bao gồm ao, hồ, ruộng trũng và sông suối đến năm 2015 ước tính sẽ đạt 1.449,01 ha trên địa bàn toàn tỉnh, tăng so với năm 2004 (chỉ có 946,77 ha) là 502,24 ha.Trong đó huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất là huyện Bảo Thắng với 632,86 ha, Mường Khương lợi dụng diện tích mặt nước của hồ thủy điện Nà Le và một số công trình khác trong vùng đã tăng được diện tích có mặt nước nuôi trồng thủy sản lên 23,49 ha năm 2015 (trong khi hiện tại không có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản), tương tự tại Si Ma Cai là 5,9 ha. Cùng nhiều mô hình khác, huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Văn Bàn đã và đang khuyến khích bà con mở rộng, phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động đồng bào các dân tộc nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập kinh tế cho các gia đình, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo. Tiếp nhận thành công quy trình kỹ thuật sản xuất cá giống của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, năm 2007 Trung tâm Thuỷ sản Lào Cai đã cung ứng được hơn 750.000 con giống cá rô phi đơn tính, phục vụ chương trình nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh. Con giống sản xuất ra được trung tâm Thuỷ sản kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, thú y thuỷ sản và dịch bệnh. Sau khi đưa vào nuôi thương phẩm tại Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên… cho thấy giống cá sinh trưởng và chống chịu bệnh cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết môi trường và phương thức nuôi của người dân địa phương. Theo dõi  ở các mô hình, sau gần 5 tháng nuôi, với khả năng đầu tư chăm sóc trung bình theo phương thức nuôi bán thâm canh miền núi, cá sinh trưởng tốt, không có dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Không chỉ có con giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng, người nông dân còn nâng cao trình độ canh tác trong chăn nuôi thuỷ sản, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việc nghiên cứu tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính  đực vừa được tổ chức nghiệm thu cơ sở trong tháng 10/2007, nhằm đánh giá sơ bộ kết quả ban đầu. Thành công là cơ sở để sản xuất giống thủy sản với số lượng lớn ổn định, kích thích nghi nuôi trồng tham gia phát triển kinh tế từ mô hình nuôi trồng thủy sản. Cá rô phi là đối tượng nuôi chưa sản xuất giống được tại Lào Cai, do vậy, từ thành công này, quy trình sản xuất được hoàn thiện phù hợp với điều kiện ở Lào Cai, sẽ đáp ứng tốt nhu cầu nuôi thủy sản thương phẩm của nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là các địa phương đang phát triển mạnh chăn nuôi thủy sản như: Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên và thành phố Lào Cai... Trong những năm tới Trung tâm Thủy sản sẽ là đơn vị tư vấn chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống tư nhân trong tỉnh ứng dụng công nghệ này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện dự án ''Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá chép lai V1'' trong năm 2008 để hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống 2 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực lào Cai. Phát triển nuôi thủy sản và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trong các hồ chứa, trên sông... nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, cung cấp thực phẩm tại chỗ và cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn, tiến tới xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 100.000 người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh biên giới. Đó là mục tiêu của thủy sản tỉnh Là Cai trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010. Cũng giống như lợi ích du lịch để tính toán kết quả cho lợi ích nuôi trồng thuỷ sản là tương đối khó. Xong không hẳn là không tính toán được. Nêu thu thập được con số chính xác về diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ Lào Cai, sản lượng thuỷ phẩm của các hồ thì ta có thể tính toán được lợi ích này theo công thức: B2 = Q2 * P * S Trong đó: B2: Là lợi ích thu được ($) Q2: Là sản lượng thuỷ phẩm (ước tính) bình quân trên một đơn vị diện tích nuôi trồng (tấn/m2) P: Là giá thuỷ phẩm tính theo giá thị trường ($/tấn) S: Là diện tích các hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ trong tỉnh dùng để nuôi trồng thuỷ sản (m2) Theo tiêu chí môi trường Hạn chế lũ Trong những năm qua, ngoài các hồ chứa phục vụ cấp nước, hệ thống hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai đã phát triển mạnh mẽ. Ngoài nhiệm vụ phát điện, hiệu quả của các hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ đối với công tác phòng chống lũ cũng rất to lớn. Hiện nay, ngoài giải pháp đê điều, hồ chứa nước thuỷ điện là giải pháp quan trọng thứ hai, đóng vai trò quyết định sự an toàn ch ô đ ồng b ào v ùng cao. Khi chưa có hệ thống các hồ chứa này, việc chống lũ chủ yếu dựa vào hệ thống đê điều và các công trình phân lũ, chậm lũ hỗ trợ. Sau trận lũ lịch sử năm 1971, cùng với hệ thống đê điều, việc sử dụng hệ thống các công trình phân, chậm lũ là điều kiện bắt buộc để chống được những trận lũ lớn. Song, hệ thống công trình phân, chậm lũ cũng chỉ hạ được một phần nhỏ mực nước đỉnh lũ, chưa kể đến những tổn thất khác nảy sinh trong quá trình thực hiện việc phân, chậm lũ. Nếu không có hệ thống các hò chứa thuỷ điện làm nhiệm vụ trữ nước thì thiệt hại do bão lũ gây ra là rất lớn. Việc tính toán lợi ích hạn chế lũ lụt của các hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ là rất phức tạp và tốn nhiều công sức, tiền của. Đặc biệt, để tính được lợi ích này đòi hỏi người làm phải có chuyên môn về cả lĩnh vực thuỷ văn và kinh tế. Do đó trong chuyên đề này chỉ trình bày định tính lợi ích này. Cải thiện vi khí hậu và môi trường sinh học Sau khi các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ đưa vào tích nước và vận hành, độ ẩm trong đất sẽ được cải thiện, vi khí hậu trong vùng cũng sẽ mát mẻ hơn, đặc biệt là vùng xung quanh những công trình tạo mặt thoáng lớn như công trình thủy điện Chu Linh – Cốc San với diện tích mặt hồ là 121 ha, công trình thủy điện Nà Le với diện tích mặt thoáng là 6,86 km2. Việc xây dựng các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ sẽ làm tăng độ ẩm của đất, không khí, giúp cho thảm thực vật trên cạn trong vùng phát triển hơn. Sau khi quy hoạch nếu diện tích đất rừng được mở rộng và được khoanh nuôi, bảo vệ thì các loài động vật trên cạn sẽ ít bị đe dọa và có thể phát triển tốt hơn trước. Đối với các hồ chứa phục vụ các dự án thủy điện như: Sử Pan, Nà Le, Chu Linh – Cốc San việc tạo ra một vùng lòng hồ trữ nước sẽ tạo hệ sinh thái nước trong lòng hồ và vùng ven bờ hồ. Cũng giống như lợi ích hạn chế lũ lụt, lợi ích cải thiện vi khí hậu và môi trường sinh học rất khó xác định. Nó đòi hỏi có thời gian tiếp cận, nhân lực và kinh phí. Giảm phát thải khí nhà kính Về mặt môi trường thì thuỷ điện vừa và nhỏ có nhiều lợi ích và tích cực hơn so với các nhà máy sản xuất điện chạy than khác. Không chỉ hạn chế lũ lụt, cải thiện vi khí hậu, môi trường sinh học mà còn hạn chế lượng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. Lợi ích từ việc giảm phát thải được tính theo công thức: B3 = Q3 * s Trong đ ó: B3: Là lợi ích từ việc giảm thải ($) Q3: Là lượng giảm thải (lượng phát thải cắt giảm được so với các nhà máy điện chạy than khác) và được quy đổi về CO2 tương đương (tấn) s: Là xuất phát thải (trong tính toán này s = 1,5($/tấn CO2 tương đương)_Theo IPCC) Tiềm năng dự án CDM của các nhà máy thủy diện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai Hiệp ước quốc tế về Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào tháng 2 năm 2005, đã thiết lập thị trường về môi trường lớn nhất và thực sự lần đầu tiên có trên thế giới cho việc "mua bán tín dụng cácbon”. Và lần đầu tiên nó cũng  xác lập các mục tiêu về cắt giảm phát thải mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển. Nghị định này cũng đề ra các cơ chế cho việc mua bán cácbon dựa trên các dự án, và cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện (bao gồm các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ) – là một trong những hình thức dự án thành công nhất "Cơ chế linh hoạt" của Nghị định thư Kyoto về mua bán cácbon cho phép bán lượng cắt giảm phát thải thực hiện được ở một quốc gia cho các quốc gia khác đang cố gắng đáp ứng các mục tiêu của họ. Chi phí cho việc đáp ứng các mục tiêu này và lượng cắt giảm khí nhà kính tính chung cho toàn cầu do đó sẽ đạt được với mức chi phí thấp nhất. Cơ chế của dự án Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto dựa trên các dự án được xây dựng tại các nước đang phát triển. CDM đã hoạt động, và cho đến nay đã có 269 dự án được cơ quan điều tiết quốc tế ghi nhận, trong số này có 40 dự án thuỷ điện, điều này cho thấy thế mạnh của lĩnh vực thủy điện (bao gồm các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ) Các dự án thuỷ điện (bao gồm các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ) cho phép cắt giảm lượng phát thải bằng cách thay thế nguồn điện khác bằng nguồn năng lượng không phát thải. Vì ở hầu hết các quốc gia, điện lưới chủ yếu là từ các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch, nên lượng cắt giảm phát thải có thể là rất lớn. Lượng lớn CO2 cắt giảm nhờ sản xuất 1 MWh năng lượng tái tạo đối với mỗi lưới điện một khác, từ mức thấp là 0,25 tấn CO2/MWh ở Braxin (chủ yếu từ thuỷ điện) đến mức cao là 1,1 tấn CO2/MWh ở Nam Phi (chủ yếu từ than).  Các dạng dự án Tất cả các dạng dự án thuỷ điện hiện đang được triển khai theo CDM hoặc JI, kể cả những dự án có hồ chứa tạo ra vùng ngập, chừng nào mà vùng bị ngập là nhỏ so với công suất phát điện. Các dạng dự án thuỷ điện dưới đây cho đến nay là thành công nhất trên thị trường cácbon: Các dự án thuỷ điện sử dụng dòng chảy cơ bản, Các dự án thuỷ điện sử dụng đập và hồ chứa hiện hữu, Các dự án quy mô lớn với vùng bị ngập tương đối nhỏ so với công suất phát điện, Các dự án thuỷ điện quy mô nhỏ (công suất lắp đặt dưới 15 MW). Cho đến nay, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM, tính theo các dự án đã đăng ký: 40 dự án thủy điện trong số 269 dự án dạng CDM đã được đăng ký. Như vậy, có thể thấy các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ của tỉnh Lào Cai rất có tiềm năng CDM. Và nếu thực hiện được dự án CDM cho các nhaaf máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai thì lợi ích sẽ không chỉ dựng lại là B1 B2 B3. KẾT LUẬN Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng tiềm năng kinh tế của các nhà máy thủy điện toàn thế giới vào khoảng 7300 TWh/năm. Trong số này, 32% là đã khai thác, trong đó có sự đóng góp của Thuỷ điện nhỏ. Ước tính đến năm 2010 từ nhà máy thuỷ điện nhỏ lượng điện sẽ nhận được 220 TWh/năm, còn tổng công suất của chúng sẽ đạt đến 55 GW. Các dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện nhỏ đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể, đồng thời thời gian hoàn vốn thông thường vào khoảng 10 năm. Chỉ có một số các nước của EU có các biện pháp đặc biệt để phát triển Thuỷ điện nhỏ. Trong các điều kiện như vậy, không dễ có sự đầu tư của tư nhân nếu thiếu sự bảo trợ cần thiết của chính quyền các nước và của cộng đồng châu Âu.  Chúng ta liệt kê ra đây các công ước phản ánh sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực năng lượng này. Công ước khung của Liên hiệp quốc về vấn đề thay đổi khí hậu, định hướng bởi việc hạn chế thải CO2 (đã được Hội đồng Bảo an thông qua và là điều luật bắt buộc) đã tính đến vai trò đặc biệt của thuỷ điện nhỏ trong bối cảnh giảm thiểu các tác hại tạo ra từ khu vực năng lượng. Sách trắng về Chiến lược và kế hoạch thực hiện trong lĩnh vực phát triển các nguồn năng lượng tái sinh ở châu Âu (tháng 11 năm 1997). Trong chương nói về thủy điện nhỏ đã đánh giá rằng đến thời điểm này mới chỉ khai thác được khoảng 20% tiềm năng kinh tế của Thuỷ điện nhỏ. Ngoài ra, nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đã xây dựng nhưng còn chưa được vận hành. Phương hướng đến 2010 có thể bổ sung 4500 MW từ các Nhà máy thuỷ điện nhỏ là mục tiêu thực tế hoàn toàn có thể đạt được. Chiến dịch khởi phát tương ứng với chiến lược và kế hoạch thực hiện của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng; trong chương “Vị trí then chốt” đã xác định nhiệm vụ phát triển các nhà máy thuỷ điện nhỏ. Sách xanh về việc cung cấp năng lượng an toàn tại Cộng đồng châu Âu đã thiết lập mục tiêu đến năm 2010 sẽ có đến 24% năng lượng điện nhận được là năng lượng xanh (có nghĩa là các nguồn năng lượng tái sinh). Tính khả thi của các dự án xây thêm các nhà máy thủy điện quy mô lớn là rất thấp vì nó vấp phải sự phản ứng cục bộ khá mạnh chỉ có các Nhà máy thuỷ điện nhỏ là có viễn cảnh phát triển. Các nguyên tắc chủ đạo của Hiệp hội quốc tế về bảo vệ môi trường đã có sự thống nhất cao bảo đảm cho sự phát triển các nguồn năng lượng tái sinh.Vốn đầu tư để phát triển nguồn năng lượng tái sinh, trong đó có thuỷ điện nhỏ, được xem là vốn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường.  Do tính ưu việt của nó, thuỷ điện nhỏ đã được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển. Ngoài các ưu điểm như vốn đầu tư không lớn, không đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị thủy điện quá phức tạp và phải xây dựng các hồ chứa nước lớn, tiết kiệm được nguồn năng lượng điện truyền thống...; thì một ưu điểm nổi trội của loại hình này là Thuỷ điện nhỏ ít làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và khả năng tự cung tự cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, ít dân cư.  Điều kiện tự nhiên của nước ta cũng rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện nhỏ. Trong tình hình khủng hoảng thiếu năng lượng điện hiện nay do nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh thì việc cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa từ nguồn điện của các nhà máy điện lớn sẽ càng khó khăn. Việc xây dựng thuỷ điện nhỏ không cần đầu tư vốn lớn, có thể tranh thủ huy động vốn từ các xí nghiệp nhỏ hay tư nhân. Bởi vậy, sử dụng các kinh nghiệm của thế giới về việc phát triển thuỷ điện nhỏ ở nước ta trở nên cần thiết và cần được quan tâm hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tin về BĐKH 2. Quy hoạch điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến 2015 3. Quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai 4. Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Lào Cai 5. www.ipcc.ch 6. www.climatex. org 7. www.unep.org 8. www.unfccc.int 9. www.laocai.gov.vn 10. www.epu.edu.vn 11. www.reenco.com.vn 12. www.thuydienhanoi.com 13. www.nea.gov.vn 14. www.moi.gov.vn 15. www.qppl.laocai.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI _______________ Số: 14/NQ-HĐND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________ Lào Cai, ngày 26 tháng  10 năm 2007 NGHỊ QUYẾT Thông qua kết quả rà soát sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến 2015 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI KHOÁ XIII - KỲ HỌP THỨ 10 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực; Sau khi xem xét Tờ trình số 88/TTr-UBND ngày 04/10/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đề nghị thông qua dự án sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến 2015, Báo cáo thẩm tra số 36/BC-BKT ngày 17/10/2007 của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp; HĐND tỉnh Lào Cai khoá XIII - Kỳ họp thứ 10, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua kết quả rà soát sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến 2015. Kết quả rà soát sửa đổi, bổ sung quy hoạch đã cơ bản đảm bảo các nguyên tắc, mục tiêu chủ yếu sau: 1. Nguyên tắc - Phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung; quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh. - Tuân thủ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực. 2. Mục tiêu: 2.1. Đáp ứng nhu cầu điện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. - Năm 2010: Công suất cực đại đạt 170 MW, điện thương phẩm 855 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 31,2% năm. - Năm 2015: Công suất cực đại đạt 305MW, điện thương phẩm đạt 1.584 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 13,10% năm. 2.2. Đảm bảo đáp ứng được việc truyền tải hết sản lượng sản xuất ra của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai vào hệ thống điện quốc gia. Điều 2: Yêu cầu xây dựng quy hoạch: 1. Đấu nối thuỷ điện - Việc đấu nối các nhà máy thuỷ điện vào lưới điện phải tuân thủ 'Quy định đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia' ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ Công nghiệp. - Hệ thống đấu nối các thuỷ điện nhỏ phải đảm bảo truyền tải toàn bộ lượng điện năng được sản xuất ra của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo biểu đồ do Trung tâm điều độ quy định trên cơ sở khai thác tối đa khả năng vận hành của nhà máy. 2. Hệ thống truyền tải cao thế - Cấu trúc lưới điện được thiết kế đảm bảo có độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn quy hoạch kế tiếp. - Gam máy biến thế: Sử dụng các máy biến thế có công suất phù hợp với nhu cầu công suất của từng trạm biến áp. - Sự hỗ trợ giữa các trạm 110 kV được thực hiện bằng các mạch vòng trung thế. 3. Hệ thống lưới điện trung thế Lưới trung thế đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đô thị và hộ phụ tải quan trọng thiết kế mạch vòng, vận hành hở; đối với lưới khu vực nông thôn thiết kế hình tia. 4. Hệ thống lưới điện hạ thế Cấp điện áp phân phối hạ áp chọn thống nhất là 220/380V ba pha bốn dây có trung tính nối đất trực tiếp. - Dây dẫn: + Khu vực thành phố Lào Cai, thị xã, khu đô thị, khu du lịch: Dùng hệ thống cáp ngầm kết hợp cáp vặn xoắn. + Khu vực nông thôn các huyện: Dùng dây trần hoặc dây bọc cách điện. - Bán kính lưới hạ thế thiết kế: Thiết kế phù hợp với từng khu vực dân cư. 5. Nhu cầu sử dụng đất Tổng nhu cầu sử dụng đất để xây dựng mới các công trình điện trên phạm vi tỉnh Lào Cai đến năm 2010 là 1.770 ha, trong đó: - Đất giao cho ngành điện quản lý để xây dựng các công trình điện: 65 ha; - Đất giao cho nhân dân quản lý, ngành điện được sử dụng tạm thời để xây dựng lưới điện: 1.750 ha. Việc sử dụng đất, canh tác, xây dựng công trình của nhân dân trong phạm vi này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho: 1. UBND tỉnh Lào Cai hoàn thiện Quy hoạch trình Bộ Công thương phê duyệt; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện; hàng năm, báo cáo kết quả triển khai với HĐND tỉnh. 2. Thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khoá XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 19 tháng 10 năm 2007./. CHỦ TỊCH Sùng Chúng Phụ lục 2. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI _____________ Số: 26/2007/NQ-HĐND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________ Lào Cai, ngày 14 tháng 12 năm 2007 NGHỊ QUYẾT Về Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI KHOÁ XIII - KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực; Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập; Căn cứ văn bản số 2366/BCT-NLDK ngày 25/10/2007 của Bộ Công thương về việc thoả thuận bổ sung Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Lào Cai; Sau khi xem xét Tờ trình số 101/TTr-UBND ngày 26/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc đề nghị phê chuẩn Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai, báo cáo thẩm tra số 54/BC-BKT ngày 07/12/2007 của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai: 1. Nguyên tắc quy hoạch 1.1. Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch phát triển Điện lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến năm 2015; đồng bộ với kế hoạch, tiến độ đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải 110 - 220 KV và các quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh; 1.2. Quy hoạch các công trình thuỷ điện phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện; 1.3. Nội dung của Quy hoạch phải đảm bảo theo Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 3836/QĐ-BCN ngày 22/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về ban hành đơn giá quy hoạch phát triển điện lực. 2. Mục tiêu 2.1. Khai thác tối đa và có hiệu quả tiềm năng về thủy điện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; 2.2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai và cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia. 3. Phương án quy hoạch bổ sung 3.1. Tổng số các công trình thủy điện vừa và nhỏ bổ sung vào quy hoạch là 19 công trình với tổng công suất lắp máy N1m = 74,6MW. (Vị trí và thông số các công trình chi tiết tại Phụ lục 1) 3.2. Tổng số các công trình tiềm năng để tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào Quy hoạch trong các g iai đoạn tiếp theo là 08 công trình với tổng công suất lắp máy N1m = 20,33MW. (Danh mục các công trình chi tiết tại Phụ lục 2) 4. Nhu cầu sử dụng đất Tổng nhu cầu sử dụng đất của 19 công trình là 943,9 ha, trong đó: - Diện tích sử dụng đất lâu dài để xây dựng hồ chứa nước, cụm công trình đầu mối, đường ống dẫn nước, tháp điều áp (hoặc bể áp lực), đường ống áp lực, nhà máy thuỷ điện, nhà vận hành, đường thi công vận hành là 756,7 ha. - Diện tích sử dụng đất tạm thời trong quá trình thi công để xây dựng khu phụ trợ, bãi thải, đường tạm thi công là 187,2ha. 5. Biện pháp bảo vệ môi trường 5.1. Các công trình khi đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường; 5.2. Trong quá trình triển khai đầu tư các dự án theo quy hoạch, phải hạn chế tối đa các tác động đến môi trường tự nhiên, đất canh tác, thảm thực vật, hạ tầng cơ sở và đời sống nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của dự án. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao: 1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này; hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch với HĐND tỉnh; 2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết; 3. Thường trực HĐND tỉnh thoả thuận sửa đổi, bổ sung quy hoạch khi có yêu cầu và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khoá XIII - kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007./. CHỦ TỊCH Sùng Chúng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10042.doc
Tài liệu liên quan