Chuyên đề Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại Hoàng Lâm

Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề mang tính chiến lược và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Công ty thương mại Hoàng Lâm được thành lập trong bối cảnh cung lớn hơn cầu. Nhờ có sự năng động, nhạy bén và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã đứng vững, ổn định, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Trong tương lai, Công ty sẽ khắc phục được những hạn chế, phát huy thành tích đã được, lợi nhuận của Công ty sẽ ngày càng tăng tiến và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại Hoàng Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ số quy đổi của gạch lát: 300 ´ 300 là 1 400 ´ 400 là 1,1 500 ´ 500 là 1,2 200 ´ 200 là + Còn chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bố theo giá trị của từng loại sản phẩm tiêu thụ. w Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty được thể hiện trong bảng 5 Bảng 5: Giá thành toàn bộ tính cho 1000đ doanh thu tiêu thụ STT Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch ST (Đồng) Tỷ trọng (%) ST (Đồng) Tỷ trọng (%) ST (Đồng) Tỷ trọng (%) 1 Chi phí N.V.L trực tiếp 449 49.61 442 48.25 -7 -1.36 2 Chi phí nhân công trực tiếp 34 3.76 38 4.15 4 0.39 3 Chi phí sản xuất chung 212 23.43 202 22.05 -10 -1.37 4 Giá thành sản xuất 695 76.80 682 74.45 -13 -2.34 5 Chi phí bán hàng 160 17.68 184 20.09 24 2.41 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 50 5.52 50 5.46 0 -0.07 7 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ 905 100.00 916 100.00 11 0.00 Qua bảng5 ta thấy: Năm 2002 giá thành toàn bộ cho 1000 đồng doanh thu tiêu thụ của Công ty là 916 đồng, tăng 11 đồng so với năm 2001. Như vậy trong năm 2002, để thu được 1000 đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ thêm 11 đồng chi phí so với năm 2001. Việc tăng chi phí này nguyên nhân chính là do chi phí bán hàng tăng lên. So với năm 2001 thì năm 2002 để 1000 đ doanh thu doanh nghiệp phải bỏ thêm 24 đ chi phí bán hàng, vào năm 2002. Ngoài ra chi phí nhân công cũng tăng thêm 4 đồng so với năm 2001, còn các khoản chi phí khác đều giảm. Để biết rõ hơn về tình hình và nguyên nhân tăng, giảm chi phí và giá thành ta cần đi sâu nghiên cứu từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. w Phân tích tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng cho sản xuất gồm phần lớn là đất sét, Feldspar, đá thạch anh và một số phụ liệu khác. Trong đó đất sét chiếm 70% còn lại là Feldspar và các phụ liệu khác. Chi phí NVL trực tiếp luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể (gần 50%) trong tổng giá thành toàn bộ tính cho 1000đ doanh thu vf năm 2002 tỷ trọng này đã giảm đi 1,36% so với năm 2001 (từ 49,61% - 48,25%) đây là một trong những nguyên nhân làm giá thành sản xuất tính cho 1000đ doanh thu giảm 13đ (tương ứng giảm 2,34%). Qua số liệu thực hiện trong năm 2002 (Bảng6. Trang bên) ta thấy chỉ số tiêu hao nguyên liệu xương (đất sét) tăng lên so với kế hoạch đặt ra là 0,25% do tỷ lệ sản phẩm/mộc không đạt kế hoạch tiêu hao nguyên liệu men trong năm 2002 thực hiện thấp hơn so với năm 2001 là 3,51% do đó đã tiết kiệm được 1,40 tỷ đồng trong tổng giá thành. Điều này cho thấy công tác quản lý và thực hiện quy trình công nghệ chưa tốt. Nhiệm vụ đặt ra trong năm tới (2003) đối với Công ty là phải tìm ra các biện pháp và sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm giảm định mức vật tư với mục tiêu giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. Bảng 6: Định mức vật tư cho 1 m gạch STT Loại vật tư ĐVT TH.2001 KH.2002 TH.2002 Chênh lệch TH 2001/TH 2002 TH 2002/KH2002 1 Nguyên liệu xương Kg/m2 - - - - - Gạch lát 200 ´ 200 Kg/m2 17.65 17.95 17.99 101.93 100.22 Gạch lát 300 ´ 300 Kg/m2 19.2 19.15 19.19 99.95 100.21 Gạch lát 400 ´ 400 Kg/m2 21.51 22.74 22.8 106.00 100.26 Gạch lát 500 ´ 500 Kg/m2 26.67 26.74 100.26 2 Nguyên liệu men Kg/m2 1.14 1.08 1.1 96.49 101.85 3 Nhiên liệu Kg/m2 1.93 2.03 2.05 106.22 100.99 4 Điện năng Kwh/m2 2.72 2.75 2.02 74.26 73.45 Đặc biệt khi nhu cầu về nguyên liệu chính tăng vọt, việc tiết kiệm nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng, công tác dự trữ nguyên vật liệu cần phải được quan tâm để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành nhất là trong điều kiện nguyên vật liệu khan hiếm như hiện nay. w Phân tích tình hình quản lý chi phí nhân công trực tiếp Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và tính thưởng theo sản phẩm vượt mức. Năm 2002 Công ty đã bố trí sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với khả năng, trình độ và năng lực của cán bộ, phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản lý, đồng thời sắp xếp lại đội ngũ công nhân, phù hợp với chuyên môn, tổ chức đào tạo lại về quy trình công nghệ kỹ năng vận hành thiết bị cho công nhân viên. Công ty đã tiến hành rà soát chế độ tiền lương, định mức lao động duy trì chế độ trả lương theo sản phẩm trên từng công đoạn và tính thưởng theo sản lượng vượt mức. Điều này đã khuyến khích người lao động làm việc có ý thức trách nhiệm hơn. Mức thu nhập bình quân năm 2002 của Công ty là 1.000.000đ/người/tháng. Chi phí nhân công là một trong những yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm. Năm 2002 chi phí nhân công tính cho 1000đ doanh thu là 38đ tăng 4đ so với năm 2001. Điều này chứng tỏ năng suất lao động của công nhân đã có phần giảm đi so với năm trước. w Chi phí sản xuất chung: Đây cũng là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành trong đó phần lớn là chi phí khấu hao TSCĐ, điện, nước phục vụ cho phân xưởng sản xuất. Nhờ quản lý tốt các khoản chi phí này (Thực hiện tốt việc tiết kiệm điện dùng cho sản xuất, cụ thể: Nếu năm 2001 để sản xuất m2 gạch cần 2,72 Kwh điện, kế hoạch năm 2002 là 2,75 thì thực tế chỉ mất 2,02 Kwh giảm 25,74% so với năm 2001 và giảm 26,55% kế hoạch đề ra - (Biểu 06). Đây là nguyên nhân chính là giảm giá thành sản xuất. w Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng tính cho 1000đ doanh thu là 184đ chiếm tỷ trọng 20,09% tổng giá thành và tăng 24đ so với năm 2002 tương ứng tỉ trọng tăng 2,41%. Điều này chứng tỏ Công ty rất chú trọng tới công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã tham gia rất nhiều chương trình nhằm quảng bá sản phẩm của mình tới mọi nơi, mọi vùng từ các thành phố lớn cho tới tận các vùng sâu, vùng xa của đất nước. Đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho 1000đ doanh thu trong cả hai năm 2001 và 2002 đều chiếm xấp xỉ 50đ. Tuy nhiên nếu xét về tỉ trọng thì năm 2002 giảm 0,07% so với năm 2001. Nhìn chung Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý chi phí và giá thành, hầu hết các khoản chi phí trong giá thành đều giảm, riêng chỉ có chi phí nhân công trực tiếp và chi phí bán hàng tăng lên do đó đã làm cho tổng giá thành tính cho 1000đ doanh thu tăng lên 11đ việc tăng giá thành do tăng chi phí bán hàng ỏ đây ta chưa thể đánh giá là hạn chế của Công ty vì nó còn liên quan tới kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải có những biện pháp tích cực, kịp thời trong việc quản lý chi phí và giá thành để không ngừng làm giảm giá thành sản phẩm nhằm thúc đẩy lợi nhuận của Công ty. 2.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty: Vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng, nó là điều kiện cần để mọi doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn có thể được hình thành từ nhiều nguồn vốn tự có, vốn chiếm dụng của khách hàng, vốn vay từ NHTM và tổ chức kinh tế khác và xét về mặt tính chất nó được biểu hiện dưới hai hình thức vốn lưu động và vốn cố định. Xét về nguồn hình thành thì nó bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần có một lượng vốn nhất định. Trong cơ chế thị trường như hiện nay để hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì vấn đề quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Năm 2002 Công ty đã tổ chức công tác quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đạt được kết quả lợi nhuận như đã trình bày ở trên? a. Để có cái nhìn khái quát về tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty trước hết ta xem xét cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn cố định và vốn lưu động (Bảng 07). Bảng 07: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2002/2001 ST (+/-) % (+/-) 1 Doanh thu tiêu thu Tr.đồng 213735 218762 5027 2.35 2 Lợi nhuận thuần Tr.đồng 3848 3686 -162 -4.21 3 Vốn SXKD bình quân Tr.đồng 174923 165099 -9824 -5.62 * Vốn lưu động bình quân Tr.đồng 63967 68796 4829 7.55 * Vốn cố định bình quân Tr.đồng 110956 96303 -14653 -13.21 4 Hiệu quả sử dụng vốn 0 * Vòng quay vốn SXKD V/năm 1.22 1.33 0.11 9.02 * Vòng quay vốn lưu động V/năm 3.34 3.18 -0.16 -4.79 * Vòng quay vốn cố định 2.04 2.37 0.33 16.18 5 Doanh lợi vốn % 0 * Doanh lợi vốn SXKD % 2.2 2.23 0.03 1.36 * Doanh lợi vốn lưu động % 6.02 5.36 -0.66 -10.96 * Doanh lợi vốn cố định % 3.47 3.83 0.36 10.37 Qua bảng7 ta thấy, vốn sản xuất kinh doanh bình quân của Công ty năm 2002 là165.099 triệu đồng, giảm 9.824 triệu đồng, tương ứng giảm 5,62% so với năm 2001. Việc giảm vốn sản xuất kinh doanh thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi so với năm trước. Trong đó cơ cấu vốn có sự thay đổi. Nếu như năm 2001 VCĐ là 110.956 triệu đồng chiếm 63% trong tổng vốn thì đến năm 2002 VCĐ là 96.303 triệu đồng chỉ chiếm 58% trong tổng vốn và giảm 14.654 triệu đồng so với năm 2001. Trong khi đó VLĐ năm 2002 tăng 4.829 triệu đồng so với năm 2000. Điều này chứng tỏ năm 2002 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, không phải đầu tư nhiều cho TSCĐ, mà chú trọng đầu tư vào TSLĐ để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất nhằm đạt được công suất tối đa. Trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu vòng quay vốn sản xuất kinh doanh năm 2002 tăng 0,11 vòng so với năm 2001. Chứng tỏ trong năm 2002 việc sử dụng vốn của Công ty đạt hiệu quả cao hơn năm 2001. Trong đó vòng quay VLĐ đạt 3,18 vòng/năm giảm 0,16 vòng/năm so với năm 2001, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty có phần giảm đi. Ngược lại, hiệu suất sử dụng VCĐ lại tăng 0,33 so với năm 2001. Qua đây ta thấy việc thay đổi cơ cấu VCĐ và VLĐ như năm 2002 là hợp lý hơn đem lại hiệu quả cao hơn so với năm 2001. Chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh năm 2002 cũng tăng 0,33% so với năm 2001. Tức là trong năm 2002 cứ 100 đ vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thì Công ty sẽ thu được 2,23 đồng lợi nhuận và tăng 0,33 đồng so với năm 2001.Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của Công ty năm 2002 là 165.099 triệu đồng được huy động từ các nguồn sau: + Vốn tự bổ sung: 14.432 triệu đồng + Vốn vay: 150.667 triệu đồng Để thấy rõ mặt mạnh, yếu của Công ty về việc quản lý và sử dụng vốn ta đi sâu nghiên cứu cụ thể tình hình quản lý và sử dụng từng loại vốn (VCĐ và VLĐ). w Tình hình quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty năm 2002. Qua số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 0,33, đây là biểu hiện tích cực của Công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng. Như chúng ta đã biết VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, do vậy để hiểu rõ hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ta đi tìm hiểu về tình hình TSCĐ của Công ty. Bảng 8 cho thấy TSCĐ của Công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và một số TSCĐ khác. Tổng nguyên giá TSCĐ tính đến ngày 31/12/2002 là 168.616.960 đồng tăng 3.983.154đồng so với cùng thời điểm của năm 2001TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm mới các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trong đó: Máy móc thiết bị tăng: 2.737.256 đồng. Thiết bị điện + VP tăng: 2.581.746 đồng. Phương tiện vận tải tăng: 76.110 đồng. Bảng 08. Tính tăng giảm tài sản cố định STT Loại TSCĐ Đầu năm TSCĐ tăng trong năm (NG) TSCĐ giảm trong năm (NG) Cuối năm NG Tỷ trọng (%) NG Tỷ trọng (%) 1 Nhà cửa 12868538 7.82 886202 16868540 10.00 2 Vật kiến trúc 5196350 3.16 368422 5196350 3.08 3 Máy móc, thiết bị 134481449 81.69 2737256 8429 136574260 81.00 4 Thiết bị điện và văn phòng 6612137 4.02 2581746 5457330 3.24 5 Phương tiện vận tải 5475332 3.33 76110 148905 4520480 2.68 Tổng 164633806 100 5395112 1411958 168616960 100.00 Cùng với việc xây dựng, mua sắm Công ty cũng đã tiến hành thanh lý một số TSCĐ đã lỗi thời, cho năng suất không cao làm nguyên giá TSCĐ giảm 1.411.958 đồng. Sự quan tâm đổi mới máy móc thiết bị cho sản xuất của Công ty đã làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty (như đã trình bày ở phần trên). Qua số liệu trên ta thấy Công ty rất chú trọng đầu tư mua sắm và đổi mới TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Số tài sản tăng trong năm là 5.395.112 đồng, trong đó chủ yếu mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và thiết bị điện phục vụ cho việc cung cấp điện năng. Có thể nói trong năm qua, việc sử dụng TSCĐ của Công ty tương đối hiệu quả. Quan sát bảng 9 (trang bên) sẽ thấy rõ hơn. Hầu hết TSCĐ được huy động vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể đầu năm TSCĐ chiếm 98,52%, cuối năm chiếm 98,8%, số TSCĐ chưa dùng và không cần dùng chiếm tỷ trọng không đáng kể. TSCĐ cần dùng cho đầu năm chiếm 0,18% đến cuối năm 0,1%. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý đầu năm chiếm 0,3% đến cuối năm là 1,1% tổng số TSCĐ của Công ty trong số TSCĐ không cần dùng chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, mặc dù vẫn tiếp tục hoạt động được nhưng đã lạc hậu, cho năng suất không cao nên Công ty loại bỏ. Tuy giá trị không lớn nhưng Công ty cũng cần có biện pháp thanh lý ngay để bổ sung thêm vốn vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ hơn nữa cũng như để giải phóng diện tích mặt bằng nhằm phục vụ cho các hoạt động khác. Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty tương đối tốt, đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Doanh lợi VCĐ của Công ty năm 2002 là 3,82% so với năm 2001 là 3,47%. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định ở trong năm 2002 cao hơn so với năm 2001 làm số lợi nhuận của Công ty tăng lên 0,35 đồng/100 đồng VCĐ. w Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ. Năm 2002 VLĐ bình quân của Công ty là 68.796 triệu đồng chiếm 42% trong tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân và tăng 4.829 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng tăng 7,55%. So với năm 2001 thì hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm 2002 không cao, các chỉ tiêu vòng quay VLĐ. Doanh lợi VLĐ đều giảm so với năm 2001. Cụ thể năm 2002 số vòng quay VLĐ là 3,18 vòng giảm 0,16 vòng so với năm 2001, doanh lợi VLĐ là 5,36% giảm 0,66% so với năm 2001. Để nắm rõ nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm 2002, ta đi tìm hiểu cơ cấu TSLĐ trong năm 2002 của Công ty thông qua bảng sau (Trang bên). Tính đến ngày 31/12/2002 tổng tài sản lưu động của Công ty là 70.783 triệu chiếm 45% trong tổng số tài sản của Công ty vào cuối năm. Trong đó vốn bằng tiền chỉ có 694.751 nghìn đồng chiếm 0,98% giảm so với cùng kỳ năm trước 814.833 nghìn đồng tương ứng giảm 53,98%. Như vậy vốn bằng tiền của Công ty là rất ít và do đó Công ty có thể gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán cũng như việc tận dụng cơ hội đầu tư. Trong khi đó các khoản phải thu chiếm 59.065.814 đồng, chiếm 83,45% trong tổng TSLĐ của Công ty tăng 4,88% so với năm 2001. Có lẽ đây là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Công ty bị chiếm dụng vốn quá lớn làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn. Đối với hàng tồn kho đến cuối năm 2002 là 9.972.469 đồng chiếm 14,09% trong tổng số tài sản lưu động. Trong đó chủ yếu là thành phẩm tồn kho, nó chiếm tới 75,21% trong tổng giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung, cụ thể quan sát biểu 11 ta sẽ thấy rõ hơn. Năm 2002 vòng quay vốn lưu động là 3, 18 vòng/năm tương đương với 113,2 ngày/1 vòng trong khi năm 2001 vòng quay VLĐ là 3,34 vòng/năm tương ứng 107,8 ngày/1 vòng. Như vậy năm 2002 hiệu quả sử dụng VLĐ đã giảm đi, số vòng quay VLĐ giảm đi làm cho thời gian luân chuyển VLĐ kéo dài thêm 5,4 ngày và do đó Công ty đã lãng phí một khoản VLĐ là 5,4 ´ 608.755 = 3.287.277 đồng so với năm 2001. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Bảng 9: Tình hình quản lý và sử dụng STT Chỉ tiêu 12/31/01 12/31/02 Chênh lệch ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST % Tỷ trọng (%) I Vốn bằng tiền 1509585 2.26 694751 0.98 -814834 -53.98 -1.28 1 Tiền mặt 658792 43.64 193872 27.91 -464920 -70.57 -15.74 2 Tiền gửi ngân hàng 850792 56.36 500879 72.09 -349913 -41.13 15.74 3 Tiền đang chuyển 0 0.00 II Các khoản phải thu 56319227 84.30 590659814 83.45 2746587 4.88 -0.85 1 Phải thu của khách hàng 53113199 94.31 55784379 94.44 2671180 5.03 0.14 2 Thuế GTGT được khấu trừ 3206028 5.69 3281434 5.56 75406 2.35 -0.14 III Hàng tồn kho 83008819 12.42 9972469 14.09 1671650 20.14 1.66 1 N.V.L tồn kho 1586069 19.11 1744676 17.49 158607 10.00 -1.61 2 Công cụ dụng cụ tồn kho 274765 3.31 291251 2.92 16486 6.00 -0.39 3 Chi phí SXKD dở dang 396244 4.77 435868 4.37 39624 10.00 -0.40 4 Thành phẩm tồn kho 6043740 72.81 7500673 75.21 1456933 24.11 2.40 IV Tải sản lưu động khác 679162 1.02 1049991 1.48 370829 54.60 0.47 Tổng tài sản lưu động 66808793 70783026 3974233 5.95 0.00 Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng. STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2002/2001 ST (+/-) % (+/-) 1 Tổng doanh thu tiêu thụ 1000đ 2 Doanh thu trung bình ngày 1000đ 3 Số dư BQ khoản phải thu 1000đ 4 Số du BQ hàng tồn kho 1000đ 5 Số dư BQ khoản phải trả 1000đ 6 Vòng quay vốn lưu động V/năm 7 Kỳ thu tiền trung bình Ngày Số dư bình quân các khoản phải thu năm 2002 là 57.692.520 đồng tăng 2.694.002 đồng tương ứng tăng 4,9% so với năm 2001 trong đó phần lớn là phải thu của khách hàng là những bạn hàng quen thuộc. Như vậy khoản vốn bị chiếm dụng là tương đối lớn trong khi vốn đi chiếm dụng của Công ty không đáng bao nhiêu. Năm 2002 trong số 150.667.456 đồng nợ phải trả thì số vốn chiếm dụng là 12.717.229 đồng chỉ chiếm 8,4%. Do đó hiệu quả sử dụng VLĐ bị giảm đáng kể. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Trong năm tới Công ty cần tìm mọi biện pháp làm giảm vốn bị chiếm dụng và tăng khoản vốn chiếm dụng các đơn vị khác. Cụ thể Công ty chỉ nên áp dụng chính sách báo chịu với các khách hàng đã quá quen thuộc hoặc những khách hàng mua với khối lượng lớn song họ phải thanh toán trước 30% giá trị của lô hàng. 70% còn lại nên khuyến khích họ thanh toán sớm bằng hình thức chiết khấu. Kỳ thu tiền trung bình năm 2002 là 94,9 ngày, tăng 2,3 ngày so với năm 2000. Nguyên nhân là do số dư bình quân các khoản phải thu năm 2002 tăng mạnh (4,9%). Mặc dù doanh thu bình quân ngày cũng tăng nhưng không đáng kể (2,36%). Như vậy để thu được các khoản vốn bị chiếm dụng thì Công ty phải mất thêm 2,3 ngày so với năm 2001. Điều này cũng làm cho tốc độ luân chuyển của VLĐ bị giảm đi. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp kịp thời thu hồi công nợ nhằm giảm tỷ lệ vốn bị chiếm dụng. Đồng thời có biện pháp tiêu thụ sản phẩm kịp thời giảm lượng sản phẩm tồn kho nhằm đẩy mạnh vòng quay VLĐ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Từ đó tạo điều kiện để phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty. Năm 2002 mặc dù còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý vốn song Công ty đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực không để cho những hạn chế đó chi phối và đã đạt được những kết quả khả quan. b. Nếu xét về nguồn hình thành lên vốn sản xuất kinh doanh ta thấy: Trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh cuối năm 2002 là 157.427.252 đồng thì nợ phải trả chiếm 141.851.803 đồng tức là chiếm hơn 90%. Trong khi đó vốn CSH chỉ đạt 15.575.449 đồng chiếm 9,9%. Như vậy hệ số nợ của Công ty là quá cao so với mức trung bình ngành (H = 0,901). Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2001 tỷ trọng nợ phải trả trong nguồn vốn đã giảm 2,2% đồng thời làm tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng 2,2%. Nếu xét nguồn tài liệu chi tiết ta sẽ thấy trong tổng số nợ phải trả thì phần lớn là vốn vay (vay ngắn hạn, dài hạn) chiếm 118.569.965 đồng tương ứng chiếm 83,6% trong tổng số nợ phải trả. Đây là cơ hội để doanh nghiệp phát huy tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính thông qua hệ số nợ làm tăng doanh lợi vốn CSH của Công ty, nếu như Công ty làm ăn có hiệu quả. Ngược lại nếu Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì đòn bẩy tài chính sẽ tác động ngược lại làm giảm lợi nhuận ròng và doanh nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Vì vậy, nhất thiết Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức sau: P'c = Trong đó: Pr là lợi nhuận thuần C là vốn chủ sở hữu. P'T là tỷ suất lợi nhuận thuần trên tổng số vốn. HV là hệ số nợ. Trong điều kiện P'T > 0, nếu HV càng lớn, thì P'C càng lớn và ngược lại P'T < 0 thì P'C < 0, khi đó HV càng lớn thì P'C sẽ càng nhỏ. Vì vậy, để phát huy được tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính thì đòi hỏi Công ty nhất thiết phải hoạt đôngj có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng vốn phải lớn hơn lãi suất tiền vay. Thực tế Công ty trong năm 2002 có P'T = 2,23% và P'C = Như vậy trong khi bình quân 100đ vốn sản xuất kinh doanh chỉ thu được 2,23đ lợi nhuận thuần thì 100đ vốn sở hữu lại thu được 22,3đ lợi nhuận thuần chứng tỏ trong năm qua Công ty đã phát huy được tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính nhờ việc không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm qua, xác định các nhân tố tác động tới lợi nhuận và mức độ tác động của từng nhân tố để từ đó có thể đưa ra những phương hướng giải quyết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận qua bảng số liệu sau: Bảng 11: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty STT Loại sản phẩm Sản lượng tiêu thu (m2) Giá bán/m2 (1000đ) Giá vốn/m2 (1000đ) C.phí BH&QLDN/m2 (1000đ) 2001 2002 2001 2002 2001 2002 2001 2002 1 Gạch lát 200 ´ 200 (A) 20631 331894 56.6 50.6 35.10 32.8 11.9 11.8 2 Gạch lát 200 ´ 250 (B) 1172542 750398 60.5 54.5 38.30 43.7 12.7 12.7 3 Gạch lát 300 ´ 300 (C) 2290121 2615942 54.9 48.2 40.40 34 11.5 11.3 4 Gạch lát 400 ´ 400 (D) 245108 546083 63.7 56.8 41.90 37.9 13.4 13.3 5 Gạch lát 500 ´ 500 (E) 28014 66.5 44.6 15.6 6 Gạch viền (F) 2857 39504 54.4 50.1 43.8 40.6 11.4 11.7 Từ số liệu trên ta tiến hành phân tích lợi nhuận của Công ty trong năm 2002 để thấy rõ sự biến động của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu quy ước: Ln0, Ln1: là tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ln0, ln1: là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh/1m2 gạch tương ứng của năm 2001 và năm 2002. Sl0, Sl1: là sản lượng tiêu thụ tương ứng của năm 2001 và 2002. g0, gv1: là giá vốn của 1m2 gạch tương ứng của 2001 và 2002. gv0, gv1: là giá vốn của 1m2 gạch tương ứng của 2001 và 2002. Cb0, Cb1: là chi phí BH và chi phí QLDN tính cho 1m2 gạch tương đương. Ta có các chỉ tiêu của năm 2001 Ln0 = w Các chỉ tiêu thực tế năm 2002 = 50,6 - 32,8 - 11,8 = 6 (đ) = 54,6 - 34,7 - 12,7 = 7,2 (đ) = 48,3 - 34,0 - 11,30 = 3,0 (đ) = 56,8 - 37,9 - 13,3 = 5,6 (đ) = 66,5 - 44,6 - 15,6 = 6,3 (đ) = 50,1 - 40,6 - 11,7 = -2,2 (đ) Ln1 = = 18.389.701 (đ) Như vậy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2002 so với năm 2003 là: Ln = Ln1 - Ln0 = 18.389.701 - 20.264.191 = - 1.874.490 (đ) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 đạt 1.874.490 đồng có thể do ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá bán đơn vị sản phẩm, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. * Để xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ta đi xác định ảnh hưởng của từng nhân tố. + Do ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ: Sản lượng tiêu thụ tăng, giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Công ty, làm lợi nhuận tăng, giảm theo một tỷ lệ nhất định. Mức độ ảnh hưởng của nó được xác định theo công thức sau: (đ) (đ) SL = 20264191 ´ = 20264191 ´1,145740 - 20264191 = 2953304 (đ) + Do ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm tiêu thụ: K = Do ảnh hưởng của lợi nhuận cá biệt: ln = Ln1 - (ng.đ) Trong đó: * Do ảnh hưởng của giá bán đơn vị: (đ) *Do ảnh hưởng của giá vốn hàng xuất bán đơn vị sản phẩm: (đ) * Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố ta có: Ln = SL + K + g + gv + Cb = 2.953.304 + (-499.212) + (-27.445.280) + 22.517.563 + 599135 = -1.874.490 (đ) = Ln1 - Ln0 3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Công ty thương mại Hoàng Lâm: Từ những kết quả trên ta có thể rút ra một số nhận xét về những thành tích và tồn tại của Công ty trong quá trình thực hiện lợi nhuận sản xuất kinh doanh năm 2002: So với năm 2001 tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã giảm 1.874.490 đ như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 đã bị giảm sút, đòi hỏi các nhà quản lý Công ty cần phải quan tâm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Để đánh giá được chính xác và cụ thể kết quả nói trên qua đó mà đề xuất các biện pháp cần thiết cho công tác quản lý. Ta cần dựa vào mức độ và tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố cụ thể. + Trước hết do khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2002 đã tăng 14,57% so với năm 2001 đã làm cho lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên tương ứng là 2.953.304 đồng. Đây được coi là thành tích của Công ty trong quá trình sản xuất cũng như làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty cần phải duy trì và phát huy để góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty trong những năm tới. + Thứ hai: Do thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ đã làm lợi nhuận sản xuất kinh doanh giảm 499212 đồng. Tuy mức độ giảm không đáng kể nhưng Công ty cũng cần phải xem xét. Có thể nói việc thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ làm giả nhưng trên là do tác động của thị trường. Do nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm có sự thay đổi làm thay đổi kết cấu tiêu thụ của công ty. Vì xét trên góc độ quản lý thì chẳng có một nhà quản lý nào lại có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh mà theo đó lại làm giảm lợi ích của bản thân họ. Từ những kết quả này đòi hỏi các nhà quản lý cần xem xét kiểm tra lại phương án sản xuất và có biện pháp kịp thời kết cầu mặt hàng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong những năm tới. + Thứ ba: Giá bán của sản phẩm trong kỳ có sự biến động tương đối lớn so với năm 2001. Cụ thể hầu hết các mặt hàng đều giảm. Gạch lát 200 ´ 200 năm 2002 giá bán 50,6 nghìn đồng/m2 giảm 6,0 nghìn đồng so với năm 2001. Gạch lát 200 ´ 250 năm 2002 giá bán là 54,5 nghìn đồng/m2 giảm 6,0 nghìn đồng so với năm 2001. Gạch 300 ´ 300 giảm 6,7 nghìn đồng/m2. Gạch 400 ´ 400 giảm 6,9 nghìn đồng/m2. Gạch biển giảm 4,3 nghìn đồng/m2. Chính vì thế đã làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng đáng kể, so với năm 2001 giảm 27.445.280 đồng. Việc giảm giá bán của hầu hết các loại sản phẩm có thể là do tác động của thị trường, do tình trạng cung vượt quá cầu về sản phẩm gạch ốp lát trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay giảm giá bán có thể là biện pháp tích cực để thúc đẩy tăng khối lượng tiêu thụ. Cụ thể do chính sách giảm giá mà 2002 khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã tăng 14,575 so với năm 2001. Tuy nhiên ở đây Công ty cần phải cân nhắc giữa khoản lợi nhuận thu được do tăng khối lượng tiêu thụ với lợi nhuận mất đi do giảm giá bán cụ thể việc giảm giá bán ở đây là không có hiệu quả vì lợi nhuận mất đi quá lớn so với khoản lợi nhuận thu được do tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra việc giảm giá bán còn có thể do giá vốn của sản phẩm giảm đi vì giá nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất giảm so với năm 2000. + Thứ tư: Giá vốn hàng xuất bán (thực chất là giá thành) trong kỳ đã thay đổi, trong đó sản phẩm gạch lát 200 ´ 200 (A) giảm từ 35,1 nghìn đồng/m2 năm 2001 xuống còn 32,8 nghìn đồng/m2 năm 2002, của sản phẩm gạch 200 ´ 250 (B) từ 38,3 nghìn đồng/m2 xuống còn 34,7 nghìn đồng/m2, của sản phẩm gạch 300 ´ 300 (C) từ 40,4 nghìn đồng/m2 xuống còn 34 nghìn đồng/m2. Sản phẩm gạch 400 ´ 400 từ 41 nghìn đồng/m2 xuống còn 37,9 nghìn đồng/m2 sản phẩm gạch viên từ 43,8 nghìn đồng/m2 xuống còn 40,6 nghìn đồng/m2 giảm giá vốn nói trên đã làm lợi nhuận năm 2002 tăng lên 22.517.563 đồng so với năm 2001. Đây được coi là thành tích lớn của Công ty trong việc sử dụng lao động, vật tư và tiền vốn trong quá trình sản xuất. Nếu đối chiếu ảnh hưởng của nhân tố này với ảnh hưởng của nhân tố giá bán ta nhận thấy vẫn chưa hợp lý việc giảm giá bán làm lợi nhuận giảm 27.445.280 đồng thì giảm giá vốn chỉ làm lợi nhuận tăng thêm 27.517.563 đồng. Điều này đòi hỏi Công ty phải cân nhắc kỹ việc điều chỉnh giá bán. + Cuối cùng: Việc thay đổi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã làm lợi nhuận tăng 599.135 nghìn đồng, tuy không đáng kể nhưng dù sao nó cũng phản ánh hiệu quả công tác quản lý, công tác bán hàng. Như ở trên chúng ta đã biết mặc dù Công ty chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm khá lớn nhưng chi phí này hoàn toàn không phải là khuyết điểm mà nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tóm lại qua phân tích chi tiết ở trên ta có thể đi đến kết luận rằng việc giảm hoạt động từ sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 so với năm 2001 chủ yếu là do giá bán sản phẩm của Công ty giảm mạnh. Giảm giá bán có thể là do điều kiện khách quan do cung về sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường vượt quá so với cầu. Do ngày càng có nhiều công ty, nhà máy gạch ốp lát ra đời mặt khác do gạch ngoại tràn vào quá nhiều. Để chiến thắng trong cạnh tranh, đứng vững trên thị trường buộc Công ty phải sử dụng chính sách giá làm vũ khí song Công ty phải áp dụng nó một cách linh hoạt hợp lý, phải cân nhắc giữa giá bán với giá vốn với khối lượng tiêu thụ để đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Công ty và đảm bảo vẫn giữ được uy tín trên thương trường cũng như lâu dài. Chương III Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty thương mại hoàng lâm 3.1.Định hướng phát triển và nhiệm vụ trong năm tới của Công ty: Từ những kết quả đã đạt được trong năm 2002 Công ty đã đề ra một số phương hướng và nhiệm vụ trong năm tới (2003). Để phát huy những kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được và khắc phục kịp thời những khó khăn hạn chế còn tồn tại cuả năm 2002 nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2003. Đòi hỏi Công ty trong năm tới phải phát huy hết hiệu lực, phải hoàn thành tốt hơn, hiệu quả hơn những thiết bị hiện có, đồng thời không ngừng đầu tư đổi mới những thiết bị hiện đại thay thế những thiết bị đã cũ, đã lạc hậu, để làm ra những sản phẩm đẹp hơn, với giá thành thấp hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo đà phát triển lâu dài của Công ty Mục tiêu của năm 2003 là không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng sản xuất và tiêu thu, tìm nguồn nguyên vật liệu mới với giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản xuất ra những sản phẩm bền đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tiếp tục đầu tư cho công tác bán hàng nhằm đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ đồng thời để giữ vững uy tín với khách hàng nhằm chiến thắng trong cạnh tranh Công ty luôn lấy chính sách chất lượng làm hàng đầu: "Chỉ sản xuất những sản phẩm phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng". Các chỉ tiêu cụ thể: + Sản lượng sản xuất: 4.700.000m2. + Sản lượng tiêu thụ: 4.700.000m2. + Doanh thu tiêu thụ: 231.340 triệu đồng. + Lợi nhuận trước thuế: 37.847 triệu đồng. + Thu nhập bình quân 1.200.000 đồng/người/tháng. Từ tình hình thực tế của Công ty Hoàng Lâm năm 2002 và những mục tiêu phương hướng của Công ty năm 2003 tôi mạnh dạn đưa ra một số bện pháp, kiến nghị góp phần vào công tác phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty: 3.2.1. Cần phát huy một cách tối đa năng lực sản xuất hiện có nhằm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Làm thế nào để tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ - đó là bài toán đòi hỏi Công ty cần phải giải quyết trong những năm tới. Như chúng ta đã biết trong những năm qua cả hai dây chuyền sản xuất đều sản xuất, đều sẵn sàng hoạt động và hoạt động liên tục, do đó để tăng cường khối lượng sản phẩm sản xuất thì không phải là quá khó. Tuy nhiên làm thế nào để tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ - đây mới là vấn đề đáng quan tâm, trong khi trên thị trường khối lượng sản phẩm gạch lát của các công ty, các nhà máy cung ứng ra ngoài càng nhiều. Cả những sản phẩm nội địa, với nhiều mẫu mã đa dạng kiểu dáng và những sản phẩm nhập ngoại có giá trị cao, mẫu mã đẹp và giá cả phải chăng. Để làm được điều đó đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp cụ thẻ và thiết thực. Theo tôi trong năm tới Công ty cần phải triển khai một số giải pháp mới trong công tác bán hàng, cụ thể. + Đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục hoàn thiện bộ phận marketing để có nhiều ý kiến đóng góp trong việc đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời có kế hoạch đặt hàng sản xuất hợp lý nhằm mục đích sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, hạn chế tình trạng trong sản xuất với số lượng ít phải liên tục thay đổi các thông số công nghệ thuật cao nhằm thu hút được sự chú ý của khách hàng. Đối với thị trường miền Trung và miền Nam trong những năm qua Công ty cũng đã có sự quan tâm khá sâu thông qua việc mở các đại lý và trực tiếp cung cấp sản phẩm cho họ. Tuy nhiên phần thị trường tiềm năng ở khu vực này vẫn còn khá lớn, hầu như Công ty chỉ có những đại lý ở các vùng trung tâm, thành phố còn các tuyến huyện, nông thôn chưa được quan tâm nhiều, đây là vấn đề đòi hỏi Công ty cần xem xét trong năm tới. + Tăng cường mọi mối quan hệ với các công ty tư vấn thiết kế xây dựng công ty xây dựng nhằm đẩy mạnh và xúc tiến bán hàng vào các khối công trình lớn, đặc biệt ngày nay khi mà nhu cầu xây dựng không ngừng tăng, ngày càng có nhiều các khu công nghiệp, khu chung cư, khu đô thị mới ra đời các trường học, các công ty lớn không ngừng được xây dựng. Đây là nguồn tiêu thụ không nhỏ cho sản phẩm của Công ty. + Xây dựng một cách linh hoạt các chương trình khuyến mại nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, đưa ra các mức thưởng để tạo điều kiện và kích thích tâm lý phấn khởi của họ khi tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong năm 2003 Công ty cùng áp dụng một số chính sách ưu đãi, khuyến mại khách hàng mua nhiều sẽ được giảm giá: mua 10 hộp tặng 1 hộp nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm đồng thời có chế độ thưởng cho các đại lý bán được nhiều hàng. Tuy nhiên trong những năm tới cần phải quan tâm hơn nữa. Cùng với việc tăng cường công tác mở rộng thị trường, tăng cường tiêu thụ sản phẩm, Công ty cũng phải chú ý tới công tác thu hồi công nợ. Cần quy định rõ có số dư nợ của từng đại lý trong từng thời kỳ để cân đối được chế độ sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao chất lượng là biện pháp quan trọng hàng đầu để giữ được uy tín với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới đến với Công ty nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và góp phần làm tăng lợi nhuận do Công ty đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì yếu tố chất lượng càng trở lên quan trọng. Năm 2002 vừa qua Công ty có nhiều chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như xiết chặt kỷ luật công nghệ, duy trì hình thức chấm điểm theo ca theo tỷ lệ chất lượng sản phẩm và trả lương theo từng công đoạn để khuyến khích người lao động gắn trách nhiệm của họ với công việc được giao, đồng thời không ngừng đào tạo, đào tạo lại trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để họ có khả năng đảm nhiệm tốt công việc được giao. Ngoài ra Công ty còn tiến hành phổ biến chính sách chất lượng tới mọi thành viên trong Công ty và yêu cầu mọi người phải thuộc, hiểu, và tuân theo. Tuy nhiên trong năm qua chất lượng sản phẩm vẫn chưa đảm bảo tỷ lệ sản phẩm loại 1 và tỷ lệ sản phẩm trên mộc đều không đạt kế hoạch. Đòi hỏi trong năm tới Công ty cần xiết chặt hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát tới từng công đoạn sản xuất, có chính sách khen thưởng và kỷ luật cụ thể để khuyến khích công nhân viên làm viêc tận tình hơn. Công ty cần có sự đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo kể cả cán bộ và công nhân viên. Để nâng cao trình độ và năng lực của họ, Công ty cần đầu tư một khoản chi phí cử cán bộ đi học các lớp trong và ngoài giờ đặc biệt là các nhân viên phòng kế hoạch và phòng kinh doanh. Cán bộ đi học cần có sự phân chia ngành nghề đào tạo chuyên sâu, chẳng hạn cán bộ phòng kỹ thuật phụ trách phần mẫu mã cần được đào tạo thêm trình độ về mỹ thuâtj tại các trường đại học mỹ thuật, đại học công nghiệp... Cán bộ phòng kinh doanh cần đào tạo thêm về marketing và quản trị doanh nghiệp ở các trường đại học khối kinh tế. Tóm lại các chuyên môn mà họ cử đi học phải phù hợp và phục vụ đắc lực cho lĩnh vực mà họ phụ trách. Đối với công nhân trong Công ty, có đến hơn 30% chưa qua đào tạo dây chuyền hạn chế về kỹ thuật sản xuất, về chuyên môn họ mới chỉ qua các khoá đào tạo cơ bản và làm việc trên kinh nghiệm do đó trong quá trình sản xuất không thể không mắc phải những sai sót, và chỉ cần sai sót ở một khâu, một công đoạn, một cá nhân cũng làm giảm chất lượng cho hàng loạt sản phẩm, gây tổn thất cho Công ty. Vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đòi hỏi có sự tinh vi chính xác đến từng công đoạn thì Công ty nên tạo điều kiện về thời gian cũng như về kinh phí để đào tạo đội ngũ công nhân, nhằm nâng cao tay nghề cho họ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, đảm bảo đem lại kết quả về lâu dài cho Công ty. 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý chi phí, tiếp tục phấn đấu hạ giá thành sản phẩm: Quản lý tốt chi phí nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp quan trọng để góp phần phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trong rất lớn vì vậy việc quản lý tốt nguyên vật liệu là đặc biệt cần thiết ngay từ khâu khai thác, thu mua vận chuyển bảo quản cho tới khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất. Việc khai thác nguyên vật liệu trong năm qua, Công ty đã có nhiều cố gắng tìm được nguồn nguyên liệu mới (đất sét) tại Hà Bắc có trữ lượng lớn, chất lượng cao và thuận tiện trong công tác vận chuyển vì vậy mà trong năm 2002 giá thành sản xuất của Công ty đã giảm đáng kể. Tuy nhiên chi phí cho việc khai thác vẫn còn giá cao, đồng thời công tác bảo quản nguyên vật liệu tại kho vẫn chưa được chú trọng, làm cho tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu tương đối lớn và chất lượng không đảm bảo đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Trong những năm tới để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng giữ vững uy tín cho Công ty đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp kịp thời trong việc bảo quản nguyên vật liệu, cụ thể xây dựng thêm các kho tàng bến bãi, nhằm dự trữ nguyên vật liệu đủ cho nhu cầu sản xuất tối thiểu là 3 - 4 tháng. Trong năm qua do làm tốt công tác quản lý vật tư làm cho định mức vật tư trên một m2 gạch giảm đáng kể, cụ thể tiêu hao men giảm 3,51% tiết kiệm được 1,40 tỷ đồng, tiêu hao điện năng giảm 25,7% so với năm 2001, góp phần giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên mức tiêu hao nguyên vật liệu xương - loại nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong giá thành lại tăng 1,92% so với năm 2001. Điều đó cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất vẫn còn có nhiều khe hở, nhiệm vụ đặt ra trong năm tới, đối với Công ty là phải tìm ra các biện pháp quản lý mới, những giải pháp, sáng kiến và cải tiến kỹ thuật làm giảm định mức vật tư với mục tiêu giảm giá thành. Đặc biệt Công ty nên xem xét cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, thay thế những thiết bị quá cũ, quá lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại hơn. Đồng thời phải tổ chức rà soát lại lực lượng lao động kỹ thuật phân công và giao nhiệm vụ chuyên trách ở từng công đoạn quan trọng trong dây chuyền trên cơ sở kỹ càng hiểu biết của từng công nhân về thiết bị và công nghệ. Mặt khác Công ty cần tiến hành phổ biến và hướng dẫn cho công nhân về tầm quan trọng và những ảnh hưởng của các công việc ở từng vị trí tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra Công ty có thể tổ chức cho cán bộ quản lý đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các Công ty lớn trong việc quản lý tổ chức sản xuất cũng như bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu và quản lý các khoản chi phí khác. Từ đó về áp dụng vào Công ty mình nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh cho Công ty. 3.2.4. Điều chỉnh kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cho hợp lý nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho công ty: Kết cấu sản phẩm tiêu thụ trước hết chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan do nhu cầu của thị trường về từng loại sản phẩm ở mỗi thời điểm khác nhau. Tuy nhiên để đá ứng nhu cầu thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao lợi nhuận đòi hỏi các nhà quản lý phải có cái nhìn linh hoạt năng động trước sự biến động không ngừng của thị trường để có biện pháp kịp thời điều chỉnh khối lượng sản phẩm sản xuất giảm thiểu lượng hàng tồn kho góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận của Công ty. Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuạn cao, giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì mặc dù lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi nhưng tổng số lợi nhuận sẽ tăng lên hoặc ngược lại. Trong năm 2002 vừa qua những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao là gạch lát 200 ´ 200, gạch lát 200 ´ 250, gạch lát 400 ´ 400, gạch lát 500 ´ 500, riêng sản phẩm gạch viền trong hai năm qua đều bị thua lỗ vì vậy trong sản xuất hạn chế những mặt hàng mang lại lợi nhuận thấp thua lỗ như gạch lát 300 ´ 300 và gạch viền. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 3.2.5. Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: Vốn của Công ty là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty là tiền đề cũng như là điều kiện quyết định mọi hoạt động của Công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là biện pháp hữu hiệu làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp để làm tốt công tác này cần có một số giải pháp cụ thể sau: + Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh tránh tình trạng thừa hay thiếu vốn làm giảm hiệu quả của đồng vốn, đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho quá trình mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá. Là một doanh nghiệp sản xuất Công ty có tỷ trọng vốn lưu động tương đối lớn, chiếm tới gần 60% tổng vốn kinh doanh trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao (gần 90% tổng vốn lưu động) làm cho việc sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung của Công ty kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cần chủ động lập kế hoạch và xác định nhu cầu vốn cần thiết, đồng thời có biện pháp dự trữ vật tư tiêu thụ sản phẩm hợp lý và có kế hoạch thu hồi công nợ kịp thời tránh tình trạng vốn ứ đọng không sinh lời gây nên hiện tượng thiếu vốn giả tạo ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. + Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn cố định trên cả hai mặt hiện vật và giá trị. Mặc dù vốn cố định chiếm tỉ trong không lớn, song nó là bộ phận rất quan trọng của Công ty. Việc sử dụng hiệu quả vốn cố định cũng góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận của Công ty. Về mặt hiện vật: Cần phải thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng bảo quản tài sản cố định. Trong năm 2002 nói chung công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định khá hiệu quả, phần lớn các tài sản cố định đều được sử dụng vào sản xuất kinh doanh, tỷ trọng tài sản cố định chưa cần dùng và không cần dùng không đáng kể, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa cao. Trong năm tới Công ty cần thực hiện một số yêu cầu sau: Về quản lý tài sản cố định: Công ty phải tăng cường công tác quản lý từ khâu mua đến khâu sử dụng, tiến hành phân loại tài sản cố định theo từng tiêu thức để xác định trọng tâm của công tác quản lý, tiến hành giao tài sản cố định cho từng bộ phận, từng phòng ban và từng cá nhân quản lý để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo quản tránh tình trạng mất mát, hư hỏng tài sản cố định. Về sử dụng tài sản cố định: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần phải tận dụng và khai thác hết công suất của máy móc thiết bị cũng như diện tích nhà xưởng để tăng năng suất lao động, đối với phương tiện vận tải phải bố trí hợp lý lộ trình chuyên chở, hạn chế thời gian "chết" gây lãng phí tài sản cố định. Về bảo quản tài sản cố định: Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định, có kế hoạch sửa chữa định kỳ cũng như thường xuyên kiểm tra giám sát tài sản cố định trong quá trình hoạt động để phát hiện những hỏng hóc và sửa chữa thay thế kịp thời, tránh tình trạng hỏng trước thời hạn. Về mặt giá trị: Công ty phải có kế hoạch khấu hao tài sản cố định hợp lý để thu hồi vốn cố định đảm bảo đầu tư đổi mới tài sản cố định đúng hạn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời cần quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định để có thể tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. + Thúc đẩy tăng nhanh vòng quay của vốn lưu thông qua việc dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho và thu hồi công nợ một cách hợp lý. Thực tế cho thấy ở Công ty vòng quay vốn lưu động năm 2001 là 3,34 vòng, năm 2002 là 3,18 vòng giảm 0,16 vòng so với năm 2001 làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng 2,9 ngày. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2002 đã giảm so với năm 2001. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm tới (2003) đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý: dự trữ nguyên vật liệu, công cụ đủ dùng trong 3 - 4 tháng, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm thiểu sản phẩm tồn kho. Mặt khác Công ty cần tăng cường công tác thu hồi công nợ nhằm hạn chế các khoản vốn bị chiếm dụng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như làm tăng lợi nhuận cho Công ty. 3.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp để nâng cao lợi nhuận ở Công ty thương mại Hoàng Lâm: 3.3.1. Về phía Công ty: Hoàn thiện chiến lược phát triển trong giai đoạn tới. Xây dựng kế hoạch cụ thể để phát huy năng lực sản xuất hiện có và đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Công ty phải tiếp tục đổi mới , đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh doanh, tài chính để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty và tăng thêm lợi nhuận. Công ty cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, dự báo cung cầu hàng hoá để cân đối giữa sản xuất và lưu thông, tránh tồn đọng vốn. Đồng thời không ngừng đổi mới chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để cạnh tranh được trên thị trường. 3.3.2. Về phía nhà nước: Đề nghị nhà nước có chủ trương chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận cho vay vốn đầu tư để Công ty thực hiện được các dự án mới. Đề nghị các bộ có liên quan quản lý thường xuyên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký, để tránh tình trạng đưa hàng kém chất lượng vào lưu thông, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng. Đề nghị nhà nước tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng, hạn chế độc quyền, có chính sách kích cầu hợp lý để tăng sự tiêu thụ sản phẩm trong nước. Đồng thời tăng cường quản lý giá cả. Kết Luận Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề mang tính chiến lược và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Công ty thương mại Hoàng Lâm được thành lập trong bối cảnh cung lớn hơn cầu. Nhờ có sự năng động, nhạy bén và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã đứng vững, ổn định, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Trong tương lai, Công ty sẽ khắc phục được những hạn chế, phát huy thành tích đã được, lợi nhuận của Công ty sẽ ngày càng tăng tiến và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Qua quá trình thực tập tại Công ty thương mại Hoàng Lâm, vận dụng những kiến thức đã học được ở nhà trường vào tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của Công ty. Cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo Phan Thu Hà và các cán bộ làm việc tại Công ty thương mại Hoàng Lâm, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tất yếu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô để bài viết được tốt hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2003 Sinh viên Trần Kiều Lý Danh mục chữ viết tắt TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ - TSLĐ : Tài sản cố định – Tài sản lưu động VLĐ - VCĐ: Vốn lưu động – Vốn cố định TNDN: Thu nhập doanh nghiệp CSH: Chủ sở hữu DNNN: Doanh nghiệp nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước VNĐ: Việt nam đồng TCKT: Tài chính kế toán SXKD BQ: Sản xuất kinh doanh bình quân DT: Doanh thu LN: Lợi nhuận NVL: Nguyên vật liệu BH: Bảo hiểm QLDN: Quản lý doanh nghiệp Tài liệu tham khảo Sách : Quản trị tài chính doanh nghiệp Sách: Tài chính doanh nghiệp Sách: Kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các văn bản, chính sách về quản lý thuế Báo, tạp chí liên quan đến Tài chính doanh nghiệp Các luận văn viết về lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục lục Lời nói đầu Chương I : 1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận................................................................02 1.1.Khái niệm lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận . 02 1.2.Tỷ suất lợi nhuận... 06 2. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 09 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới LN và những biện pháp 12 3.1.Các nhân tố 12 3.2.Những biện pháp 17 Chương II: 1. Một vài nét về Công ty 22 1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty 22 1.2.Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty 23 2. Thực trạng về LN và những biện pháp nâng cao LN 29 2.1.Những thuận lợi và khó khăn. 29 2.2.Kết quả sản xuất 32 3. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và lợi nhuận 66 Chương III: 3.1.Định hướng 70 3.2.Một số biện pháp 71 3.3.Một số kiến nghị 78 Kết luận 80 Danh mục chữ viết tắt 81 Danh mục tài liệu tham khảo 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33594.doc
Tài liệu liên quan