Chuyên đề Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ

Tình hình thiết bị tại Công ty Công ty Trần Vũ tính đến hết năm 2004 có thể nói đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, song vẫn có một số loại như băng tải, máy xúc, máy gạt, máy sàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Đại đa số thiết bị có chất lượng đạt yêu cầu phục vụ cho sản xuất, song có một số thiết bị chất lượng chưa cao, phụ tùng thay thế còn hạn chế nên phải chắp vá, làm việc kém hiệu quả, nên trong một số trường hợp do năng lực sản xuất không đáp ứng đủ, Công ty phải thuê ngoài. Vì thế trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty Công ty Trần Vũ vẫn phải tiếp tục chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc hiện đại sao cho đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đối với đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, Công ty có thể đi theo hai hướng là mua mới hoặc đi thuê. Nếu mua mới, lợi nhuận còn lại của Công ty để đầu tư vào tài sản cố định như những năm vừa qua thì không thể nào đáp ứng được. Từ đó Công ty phải đi vay để mua mới. “Thuê tài chính” cũng là một giải pháp cho Công ty Công ty Trần Vũ có thể tham khảo. Đây là một phương thức khá mới mẻ nhưng rất hữu ích đối với tình trạng thiếu vốn của Công ty, giúp Công ty không phải huy động tập trung một lượng vốn ngay tức thời để mua sắm tài sản cố định mà vẫn có thể sử dụng tài sản cố định vào sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, khi lựa chọn những phương thức thuê tài chính thì Công ty phải cân nhắc kỹ tới vấn đề chi phí sử dụng vốn.

doc50 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp lệnh tài chính kế tóan thống kê, các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính do Nhà Nước. Tham gia xây dung thực hiện kế hoạch tài chính và giá thành hàng năm. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu về tiền vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, sủa chữa lớn, XDCB của Công ty theo kế hoạch. Tăng cường theo dõi và thực hiện công tác công nợ theo qui định. Tham gia xây dung và thực hiện kế hoạch về công tác lao động tiền lương, đầu tư phát triển. Theo dõi chỉ đạo kế hoạch thu, chi về tài chính, nghiên cứu đề xuất các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng về vốn, vật tư, tài sản nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước như Thuế và các khoản phải nộp ngân sách khác Thường trực hội đồng kiểm kê TSCĐ, công cụ dụng cụ, vật tư, thức ăn gia súch lý vật tư tài sản Cùng với phòng chức năng làm tốt công tác lao động tiền lương , giải quyết kịp thơì tiền lương và các chế độ chính sách cho CBCNV Phối hợp với các phòng liên quan soạn thảo nội dung các Hợp đồng kinh tế, xem xét và chịu trách nhiệm về giá cả trong tất cả các hoạt động liên quan tới tài chính. Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, nghên cứu và ban hành kịp thời các quy định về trình tự thời gian công tác tài chính, thực hiện việc phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ. 2.1.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty. Từ những ngày đầu thành lập, Trần Vũ đã có tổng số vốn đầu tư tương đối lớn cả về vốn cố định và vốn lưu động bởi với Nghành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, và với các loại máy công trình thì cần đầu tư vốn lớn, trong đó vốn cố định chiếm tỷ trọng cao hơn vốn lưu động. Cụ thể như sau : * Tình hình vốn kinh doanh : Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền T.T(%) Số tiền T.T(%) Số tiền Tỉ lệ (%) A.TSLĐ & ĐT ngắn hạn -Tiền mặt tại quỹ 51837334 0.55 90075825 0.62 38238491 1.74 -Tiền gửi ngân hàng 20351630 0.22 181738778 1.25 161387148 8.93 -Phải thu của khách hàng 215820155 2.3 15938906 0.11 -199881249 0.074 -Hàng tồn kho 5683649050 60.63 7832058679 54.08 2148409629 0.89 B. TSCĐ & ĐT dài hạn TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao mòn l. kế 6143175522 2740630987 36.29 10376466617 4015042738 43.93 295887934 1.89 Tổng Tài sản 9374202704 100 14481236067 100 2444041953 1.54 ĐVT : 1000đ Tình hình nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.lệ (%) A. Nợ phải trả 1. Phải trả cho ngời bán 836011435 8.918 1631904584 11.19 795893149 1.95 2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN -19304598 -0.206 35675080 0.245 54979678 -1.85 3. Vay dài hạn 5110000000 54.51 8920400000 61.16 3810400000 1.75 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1. Nguồn vốn kinh doanh 3423635140 36.52 3964606563 27.18 540971423 1.16 2. Lợi nhuận chưa phân phối 23860727 0.255 33268106 0.228 9407379 1.39 Cộng 9374202704 100 14585854333 100 5211651629 1.56 Nhìn vào bảng số liệu về tình hình vốn và tài sản của công ty Trần Vũ qua 2 năm 2003 và 2004 ta thấy : Tài sản lưu động và đầu từ ngắn hạn năm trước tăng hơn năm sau trong đó tiền mặt năm 2003 chỉ chiếm tỷ trọng là 0.55 sang năm 2004 chiếm 0.62 và tỷ lệ là 1.74, tiền gửi ngân hàng năm 2004 chiếm tỷ lệ là 8.93 so với năm 2003. Ngoài ra Tài sản cố định của công ty năm sau cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn năm trước. đặc biệt điều đáng nói ở đây là khoản phải thu của khách hàng năm 2004 giảm đi so với năm 2003 điều đó chứng tỏ khả năng thu nợ của công ty là lớn. Và như vậy thì vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhanh hơn. Về nguồn vốn : Ta thấy nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn năm 2003 chiếm tỷ trọng 54.51% sang năm 2004 tăng lên là 61.16 trong khi nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng là 36.52 % năm 2004 chiếm tỷ trọng là 27.14% giảm so với năm 2003. Với chính sách và đường đi đúng đắn doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm như đã thấy ở trên và các kế hoạch đựoc vạch ra để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong những năm tới, thì hàng năm công ty luôn bổ sung phần lợi nhuận từ kết quả kinh doanh vào nguồn vốn của công ty, đồng thời công ty thường xuyên huy động vốn góp từ các thành viên trong công ty thể hiện : Ngoài việc huy động vốn từ các nhân viên trong công ty, Trần Vũ còn huy động vốn từ nhiều nguồn khác như vay từ các tổ chức tín dụng, vay từ Ngân hàng, vay từ liên doanh liên kết. Công ty mở tài khoản tại và luôn là bạn hàng của Ngân hàng NN & PTNT tại hà nội. 2.1.6. Quy trình sản xuất a. Quy trình sản xuất đá Granito: Sơ đồ các bước công nghệ sản xuất đá Granito: Hệ thống trộn vật liệu Kho, bãi vật liệu Khung cốt thép Sản phẩm sơ chế Đánh bóng, mài cắt góc Sản phẩm hoàn chỉnh b. Quy trình sản xuất thức ăn cho chăn nuôi Sơ đồ các bước sản xuất thức ăn cho chăn nuôi: Kho nguyên liệu Bộ phận nghiền nguyên liệu Bộ phận phối trộn Bộ phận cân KT chất lượng Đóng bao, gói dán nhãn mác Kho thành phẩm 2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2.2.1. Tình hình chung về lợi nhuận của Công ty trong 2 năm qua: Mặc dù trong thời gian vừa qua còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: thiếu hụt lao động bậc cao, thiếu trang thiết bị kĩ thuật công nghệ, khó khăn trong huy động vốn đầu tư cho sản xuất Nhưng với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn của tập thể CBCNV trong toàn Công ty, biết phát huy và khai thác những thế mạnh riêng của mình, nên Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh nhất định. bảng 2: tình hình thực hiện lợi nhuận qua 2 năm Đơn vị tính: 1000đ stt chỉ tiêu năm 2003 năm 2004 So sánh năm 03/04 1 Doanh thu thuần 9,345,606,297 12,980,008,746 3,634,402,449 2 Giá vốn hàng bán 7,145,428,269 9,924,205,929 2,778,777,660 3 Lợi nhuận gộp 2,200,178,028 3,055,802,817 855,624,789 4 Chi phí bán hàng 1,612,185,944 2,239,147,114 626,961,170 6 Lợi nhuận trớc lãi vay và thuế từ BH và CCDV 587,992,084 816,655,703 228,663,619 7 Lãi vay 554,816,293 770,450,000 215,633,707 8 Lợi nhuận trớc thuế từ BH và CCDV 33,175,791 46,205,703 13,029,912 9 Lợi nhuận sau thuế từ BH và CCDV 23,860,727 33,268,106 9,407,379 Trong năm 2004, cùng với sự tăng lên của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên đồng so với năm 2003. Nhìn chung, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu mặc dù chênh lệch không quá lớn. Điều này đã cho 2.778.777.660 thấy phần nào công tác quản lí giá thành nói chung của toàn Công ty đã có dấu hiệu tốt hơn năm 2003. Lợi nhuận gộp của Công ty trong năm 2004 tăng 855.284.789 đồng so với năm 2003. Để xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty trong năm 2004, ta cần phải xác định được chi phí bán hàng trong năm. Chi phí bán hàng của Công ty trong năm 2004 tăng 626.961.170 đồng. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng nhỏ hơn khá nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu, ta có thể nhận xét sơ bộ là tình hình quản lí chi phí bán hàng tương đối tốt. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2004 của Công ty tăng thêm 228.613.669 đồng so với năm 2003. Đây là kết quả tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lãi tiền vay năm 2004 tăng 215.613.707 đồng so với năm 2003. Đó là do Công ty đầu tư mở rộng sản xuất nên sử dụng rất nhiều vốn vay. Lượng vốn vay tăng nhanh kéo theo một khoản lãi tiền vay rất lớn tăng thêm. Trên đây là những đánh giá khái quát về tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty Công ty Trần Vũ trong năm vừa qua, có sự so sánh với tình hình thực hiện năm 2003. Để đánh giá chi tiết hơn những mặt đạt được hay những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cần phải đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của Công ty như: tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí, tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. 2.2.2 Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm Do mang những đặc điểm chung của ngành, Công ty Công ty Trần Vũ có những hoạt động sản xuất kinh doanh như sản xuất gạch Granitô đồng thời kinh doanh các loại máy xây dựng Các loại doanh thu này cộng với doanh thu từ bán sản phẩm thức ăn gia súc tạo thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty. bảng 3: kết cấu doanh thu của công ty Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004 và 2003 Số tuyệt đối (+/-) %(+/-) 1 Doanh thu từ thức ăn gia súc 4,672,803,149 5,451,603,673 778,800,525 14.29% 2 Doanh thu Đá Granito 2,803,681,889 3,634,402,449 830,720,560 22.86% 3 Doanh thu từ kinh doanh máy xây dựng 1,401,840,945 2,596,001,749 1,194,160,805 46.00% 4 Doanh thu từ sản xuất khác 467,280,315 1,298,000,875 830,720,560 64.00% 5 Tổng doanh thu từ BH và CCDV 9,345,606,297 12,980,008,746 3,634,402,449 28.00% Tuy nhiên bộ phận doanh thu từ những hoạt động tự làm hầu như được ghi nhận bằng với giá vốn hàng bán, hoặc là tuy có chênh lệch nhưng không đáng kể. Vì thế, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Công ty Trần Vũ chủ yếu là do tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc mang lại. Trên cơ sở đó, khi phân tích tình hình thức hiện lợi nhuận của Công ty ta sẽ đi vào phần doanh thu và giá vốn của sản phẩm thức ăn gia súc, lược bỏ phần doanh thu và giá vốn của các hoạt động khác. Trong thời gian gần đây, nhu cầu xây dựng trên thị trường trong nước cũng như thế giới tăng mạnh nên tình hình Gạch và các loại máy xây dựng tiêu thụ của Công ty Công ty Trần Vũ cũng trở nên tốt đẹp hơn Tóm lại Công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: tập trung đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Song bên cạnh đó cũng phải thấy rằng Công ty còn phải cố gắng hơn nữa thì mới đạt hiệu quả cao trong sản xuất 2.2.3. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của Công ty. Trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó. Nếu doanh thu không đổi, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng nếu chi phí giảm, và ngược lại. Các yếu tố chi phí có tác động ngược chiều đến lợi nhuận nên việc quản lý tốt các chi phí có tác dụng lớn trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty. Mặt khác, để thấy được 1 đồng doanh thu năm nay tăng hơn so với năm trước sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên hay giảm xuống thì chúng ta phải đánh giá được chất lượng quản lý của Công ty về các khoản mục chi phí. Tình hình chi phí bán hàng Đơn vị tính: 1000đ Stt Khoản mục Số tiền So sánh Năm 2003 Năm2004 1 Chí phí NVL 7,145,428,269 9,924,205,929 2,778,777,660 2 Chi phí quản lý và bán hàng 1,612,185,944 2,239,147,114 626,961,170 4 Chi phí tài chính 554,816,293 770,450,000 215,633,707 6 Cộng 9,312,430,506 12,933,803,043 3,621,372,537 Qua bảng trên ta thấy: Năm 2004 tổng chi phí kinh doanh tăng lên 3621372537 đồng trong đó khoản mục chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng lên 2778777660 đồng, nguyên nhân của việc tăng chi phí này là do khối lượng sản phẩm sản xuất tăng thêm, do giá cả đầu vào biến động mạnh ở một số nguyên vật liệu chủ yếu, đồng thời cũng một phần do thiệt hại trong sản xuất. 2.2.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều cần một lượng vốn nhất định. Thiếu vốn đang là tình trạng chung ở các doanh nghiệp hiện nay nên công tác quản lý và sử dụng thật hiệu quả số lượng vốn hiện có là biện pháp khắc phục phần nào tình trạng thiếu vốn đồng thời cũng là một giải pháp góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2004 tổng số vốn kinh doanh của Công ty Công ty Trần Vũ là: 3.964.606.563 đồng. Trong đó: Vốn cố định là: 2.561.243.620 đồng, chiếm 64,60% tổng vốn kinh doanh. Vốn lưu động là 1.403.362.943 đồng, chiếm 35,40% tổng vốn kinh doanh. Như vậy số vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn còn vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ mà Công ty lại là một doanh nghiệp sản xuất nên cơ cấu vốn như vậy là hợp lý bởi vì Công ty cần phải tập trung đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại và vốn cố định cần phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn. Để biết rõ hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong hai năm vừa qua ta đi xem xét chi tiết từng loại vốn cụ thể. 2.2.4.1. Vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần giá trị vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Tại Công ty Công ty Trần Vũ, tài sản cố định bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó tài sản cố định vô hình là những chi phí được Công ty bỏ ra và nó thoả mãn các điều kiện là tài sản cố định vô hình. Ví dụ như chi phí nghiên cứu khả thi các dự án, chi phí giải phóng mặt bằng còn tài sản cố định hữu hình được chia làm 4 nhóm như sau (với nguyên giá tính đến cuối năm 2004). Nhà cửa, vật kiến trúc:1.337.156.235 đồng. Máy móc thiết bị: 890.698.800 đồng. Thiết bị quản lí: 247.388.585 đồng. Ngoài ra còn một số tài sản cố định khác trị giá 89.000.000 đồng. Toàn bộ tài sản cố định của Công ty đều đang được sử dụng cho sản xuất kinh doanh, không có tài sản cố định chưa cần dùng tới. Việc tận dụng triệt để toàn bộ tài sản cố định của mình phục vụ cho sản xuất - kinh doanh đã khẳng định những cố gắng của Công ty ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cho đến khâu sử dụng tài sản vào sản xuất. Việc sử dụng cả tài sản cố định đã hết khấu hao vào hoạt động sản xuất phần nào cho thấy sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của Công ty, bởi lẽ khi quyết định sử dụng lượng tài sản này thì Công ty phải chấp nhận gánh chịu một khoản chi phí bảo dưỡng không nhỏ cũng như sự hao phí tăng thêm về chi phí động lực, nhiên liệu đối với loại tài sản là thiết bị máy móc. 2.2.4.2. Vốn lưu động. Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục. Năm 2004, tổng số vốn lưu động của Công ty Công ty Trần Vũ là 1.403.362.943 đồng. Vốn lưu động của Công ty được chia thành vốn lưu động trong khâu dự trữ và vốn lưu động trong khâu lưu thông. Trên đây là toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của Công ty Công ty Trần Vũ trong 2 năm 2003 và 2004. Có thể nói rằng trong năm 2004 vừa qua mặc dù còn gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã có những cố gắng rất lớn, đạt được một số kết quả nhất định: qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, doanh thu và lợi nhuận trước lãi vay và thuế tiếp tục tăng lên. Song bên cạnh đó Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế: chi phí sản xuất, đặc biệt là giá thành đơn vị sản phẩm tăng cao do quản lí chi phí không tốt, hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấptrong thời gian tới Công ty cần cố gắng hơn nữa để có được kết quả tốt hơn. 2.2.5. Những cố gắng của Công ty trong việc thực hiện lợi nhuận. Trong năm vừa qua, mặc dù lãi hàng năm chưa phải là cao so với số vốn mà công ty bỏ ra nhưng bên cạnh đó thì Công ty vẫn có một số cố gắng đáng ghi nhận: - Công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị với công nghệ tương đối hiện đại để đưa vào sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để có thể nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm, có điều kiện đem về lợi nhuận lớn hơn. - Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty ngày càng cao từ đó dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên theo; Công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đều đặn. - Trong những kết quả đạt được của Công ty Công ty Trần Vũ chúng ta cần phải kể đến công tác quản trị vốn tồn kho. Công ty đã lập kế hoạch sản xuất sát với tình hình sản xuất thực tế từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy nguyên vật liệu tồn kho ít, thành phẩm tồn kho không vì qui mô sản xuất tăng thêm mà bị đẩy lên cao. Điều này không chỉ giúp Công ty tiết kiệm một số vốn lưu động ứng trước mà còn làm giảm một khoản chi phí đáng kể cho việc lưu kho, bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá. Mặt khác công tác quản lí nợ phải thu được cải thiện, vốn không bị chiếm dụng nhiều vì thế mà Công ty có điều kiện tập trung vốn cho các hoạt động đầu tư khác Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên thì trong năm qua Công ty Công ty Trần Vũ vẫn còn một số tồn tại nhất định. 2.2.6. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân Trong năm 2004, một số khuyết điểm nổi bật nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó là: Thứ nhất: Mặc dù thực hiện đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nhưng lợi nhuận thu được thì không cao, không thể tận dụng hết những năng lực sản xuất do tài sản cố định đưa lại, tăng thêm doanh thu nhiều hơn nữa để có thể bù đắp chi phí khấu hao cũng như lãi tiền vay vốn kinh doanh. Thứ hai: Trong năm qua một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm của Công ty tăng lên đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài làm cho giá thành đơn vị sản phẩm cũng tăng lên. Điều này cho thấy công tác quản lý trong quá trình sản xuất của Công ty chưa đạt hiệu quả cao, nguyên vật liệu vẫn còn bị lãng phí, chưa tận dụng hết những tiềm năng về con người cũng như phương tiện sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Công ty vẫn còn một số tồn tại trên là do một số nguyên nhân như: - Công tác quản lý sản xuất của Công ty chưa sát sao, chặt chẽ, chưa có các biện pháp tài chính thích hợp đối với công nhân trong quá trình làm việc để nâng cao năng suất lao động của họ. - Nguồn mua nguyên vật liệu của Công ty còn phải gặp phải một số khó khăn như: thị trường thép có nhiều biến động, cùng với việc giá cả một số mặt hàng tăng cao dẫn đến việc giá mua nguyên vật liệu đầu vào bị tăng đột biến và làm cho chi phí nguyên nhiên vật liệu của Công ty tăng lên. - Sự khó khăn trong tìm kiếm vốn đầu tư khiến một số công đoạn phải thuê ngoài với chi phí lớn. - Sự thiếu thốn về công nghệ sản xuất, đặc biệt là trong các giai đoạn thăm dò, khấu thức ăn gia súc lò chợ khiến cho Công ty phải tốn rất nhiều chi phí các loại trong quá trình sản xuất . Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong năm vừa qua, trong năm tới đây, Công ty cần có những biện pháp thích hợp để tiếp tục phát huy được những kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững sau này. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Công ty Trần Vũ trong thời gian tới 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong một số năm tới. Sau 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty Công ty Trần Vũ tuy còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động song với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ CBCNV, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Công ty luôn giữ vững được vị trí của mình trên thị trường, không ngừng mở rộng và phát triển, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống CBCNV trong Công ty. Mục tiêu của Công ty trong những năm tới được thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển 5 năm sắp tới (2006- 2010) của Công ty . Sản xuất - kinh doanh tăng trưởng : 30-40% Tổng sản lượng thức ăn gia súc nguyên khai khai thác đạt 2.050 triệu tấn. Tổng doanh thu ước đạt bình quân: 100 - 110 tỷ đồng/ năm Thu nhập bình quân của người lao động đạt: 2,5 - 3 triệu đồng/ tháng Lợi nhuận đạt: 8 - 10 tỷ đồng/ năm Một mặt, Công ty thực hiện đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất theo chiều sâu, cụ thể trong năm 2005, Công ty đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất, lên đến 26 tỷ đồng.Từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các hộ tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Mặt khác, Công ty tập trung cho công tác đào tạo nhân lực, nâng cao tay nghề của công nhân viên, phấn đấu cho công nhân có trình độ tay nghề phù hợp với sự phát triển hiện đại của máy móc thiết bị. Đồng thời Công ty cũng đề ra mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thêm khách hàng bằng việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm từ đó nhằm tăng sức cạnh tranh của Công ty, nâng cao doanh thu tiêu thụ cũng như lợi nhuận. Do vậy để thực hiện được những phương hướng trên,Công ty cần sử dụng kết hợp các biện pháp tài chính - kế toán để thúc đẩy sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm chi phí từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty tạo ra thế tăng trưởng ổn định và khẳng định vị thế của Công ty trong tương lai. 3.2. một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty Công ty Trần Vũ. 3.2.1. Nhóm biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 3.2.1.1. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong kinh doanh, chất lượng hàng hoá có ảnh hưởng tới giá cả do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận. Chất lượng của hàng hoá đảm bảo thì tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng. Chiếm được lòng tin của khách hàng thực sự không phải là điều đơn giản. Không chỉ cần có một chiến lược quảng cáo mà điều quan trọng ở đây là phải nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. Lý luận kinh tế thị trường hiện đại cũng khẳng định rằng trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cạnh tranh về giá tuy cũng rất gay gắt nhưng vấn đề quyết định vẫn là cạnh tranh ngoài giá bằng chất lượng và công tác phục vụ khách hàng. Đối với Công ty Công ty Trần Vũ, để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì Công ty cần đi theo các hướng như sau: a) Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ: Trong những năm gần đây, Công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư mới máy móc, thiết bị và công nghệ phục vụ cho sản xuất, từ đó làm cho năng lực sản xuất của Công ty được nâng cao, hao phí lao động sống được giảm bớt. Có thể lấy ví dụ như mới đây Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sàng nghiền công suất lớn khiến năng lực sản xuất được cải thiện rõ rệt trong khâu chế biến thức ăn gia súc (Thức ăn gia súc nguyên khai giao dịch vụ năm 2003 là 58.682 tấn và thức ăn gia súc sạch là 121.599 tấn; sang năm 2004 thì thức ăn gia súc nguyên khai giảm chỉ còn 17.464 tấn còn thức ăn gia súc sạch lên đến 209.916 tấn). Đông thời, việc tăng cường công tác đầu tư theo chiều sâu bằng việc đổi mới máy móc thiết bị hiện đại đã nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ đó công tác tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại để nâng cao được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là sức cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. b) Nâng cao tay nghề, năng lực sản xuất của công nhân: Bên cạnh yếu tố khoa học kỹ thuật, con người có vai trò rất lớn trong việc sản xuất - kinh doanh của Công ty vì con người trực tiếp vận hành máy móc, ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc vẫn chịu sự chi phối của con người. Trong năm 2004 tổng số lao động của công ty là 800 người trong đó số công nhân đều được đào tạo qua trường trung học mỏ Hồng Cẩm_ Quảng Ninh. Song với việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đòi hỏi phải nâng cao khả năng điều hành máy móc thiết bị của công nhân là hết sức quan trọng, vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của Công ty là rất cần thiết. Để làm được điều này Công ty cần phải: + Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho CNV, Công ty có thể tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo rút kinh nghiệm trong các phân xưởng cũng như trong toàn Công ty, huấn luyện kỹ thuật kinh nghiệm, rút kinh nghiệm trực tiếp trên các máy móc thiết bị hiện đại. Đó chính là cơ sở để công nhân học hỏi kinh nghiệm, mở rộng khả năng chuyên môn của mình. Ngoài ra Công ty còn có thể mở các cuộc thi tay nghề giỏi để công nhân phấn đấu nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất. + Công ty cần sử dụng các biện pháp thưởng phạt thích hợp với công nhân như có chế độ tiền thưởng một cách phù hợp với việc nâng cao thành tích sản xuất để khuyến khích động viên công nhân sản xuất. Việc áp dụng lương sản phẩm của Công ty trong thời gian qua đã có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say với công việc hơn. Chế độ thưởng được thực hiện đúng mức, thưởng cho công nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, có những đóng góp tích cực cho Công ty. Trong năm qua, số tiền chi thưởng sáng kiến lên tới trên 90 triệu đồng. Ngoài ra Công ty còn luôn quan tâm đến đời sống của CBCNV, tạo điều kiện giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp phạt đối với những công nhân viên có ý thức lao động kém, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Thực hiện tốt các biện pháp trên chắc chắn Công ty sẽ có đội ngũ lao động lành nghề, kết hợp cùng với máy móc thiết bị hiện đại thì sản phẩm của Công ty sẽ đạt chất lượng cao. 3.2.1.2. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Mỗi hộ tiêu thụ thức ăn gia súc (xi măng, điện, đạm) có yêu cầu về loại thức ăn gia súc nhất định, hoặc nhu cầu về mức độ giá cả nhất định, Công ty vừa qua cũng đã quan tâm đến công tác pha trộn các loại thức ăn gia súc nhăm phù hợp với nhu cầu của mỗi hộ. Trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác này nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Sự đa dạng hoá sản phẩm này càng đặc biệt có ý nghĩa khi mà thị trường tiêu thụ không được thuận lợi. Nó sẽ giúp Công ty thu hút được những khách hàng khó tính nhất. 3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác sản xuất sản phẩm, tăng sản lượng khai thác, chế biến, tiêu thụ. Vừa qua, thị trường tiêu thụ thức ăn gia súc gặp nhiều thuận lợi. Thức ăn gia súc sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Trong thời gian tới, dự báo nhu cầu thị trường tiếp tục tăng cao, vậy nên, để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì Công ty cần tập trung mọi nguồn lực vào khai thác để đưa thức ăn gia súc ra nhiều hơn. Để tăng được sản lượng khai thác, Công ty cần phải chú ý đến các biện pháp sau: - Tăng số lượng các đường lò xây dụng cơ bản, đường lò chuẩn bị sản xuất. Công tác chuẩn bị sản xuất này phải được quan tâm thích đáng đảm bảo đáp ứng được tốc độ khai thác thức ăn gia súc của lò chợ. - Tăng cường đầu tư thêm các thiết bị sản xuất phục vụ cho khấu thức ăn gia súc cũng như thiết bị sản xuất chế biến nhằm tăng nhanh số lượng thức ăn gia súc thành phẩm. Đi đôi với việc đầu tư mới tài sản, thì Công ty cũng cần quan tâm đến việc sửa chữa bảo dưỡng để tận dụng tối đa năng lực sản xuất của thiết bị. Muốn tăng nhanh sản lượng khai thác thì không thể trông đợi vào việc khai thác thủ công mà buộc phải sử dụng máy móc công nghệ cao. Vì thế máy móc thiết bị phải luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt đáp ứng đủ cả về số lượng máy cũng như chất lượng máy. Như đã đề cập ở phần trên, yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất là con người. Dù máy móc có hiện đại đến đâu nhưng nếu thiếu sự đầu tư cho con người thì cũng không thể phát huy tối đa năng lực sản xuất được. Chính vì thế, song song với việc đầu tư vào thiết bị cần phải nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất của công nhân trong Công ty. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ: có đội ngũ công nhân tay nghề cao là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực sản xuất, nhưng việc có phát huy được hết tiềm năng của nguồn lực này hay không mới là điều quyết định tất cả đến khối lượng sản xuất. Đối với bất cứ một người lao động nào thì cũng đều muốn có thu nhập đủ để trang trải cuộc sống thường nhật, sau đó là mong muốn có mức sống sung túc hơn Họ lao động là nhằm kiếm tiền. Các chính sách như: thưởng, phạt, hỗ trợ thì tác động không nhiều đến ý thức kiếm tiền của họ thậm chí là chỉ có tác động nhỏ và nó cũng còn nhiều bất cập, nó chỉ nên dùng với mục đích khuyến khích người lao động chứ ta không thể coi nó đóng vai trò là một động lực thúc đẩy người lao động phát huy hết khả năng của mình. Mà động lực đó không phải cái gì khác, nó chính là chính sách trả lương của Công ty. Vừa qua, Công ty vẫn thực hiện trả lương theo sản phẩm, theo định mức lao động đối với bộ phận trực tiếp sản xuất. Đây là một chính sách lương hợp lí, tuy nhiên vẫn thấy có tình trạng công nhân đi làm muộn, rồi thì trong quá trình lao động, dường như vẫn còn một cái gì đó ngăn cản họ lăn xả vào công việc Vậy để góp phần xoá bỏ tình trạng này, tại sao chúng ta lại không trả lương theo hệ số luỹ tiến ? Như một số doanh nghiệp da giầy hay may mặc, họ đã thực hiện chính sách này theo hướng như: làm 100 sản phẩm đầu tiên thì mức lương là 10 đồng, 100 sản phẩm tiếp theo là 12 đồng thậm chí có thể chia ở mức nhỏ hơn như 30, hay 50 sản phẩm cùng một mức lương. Không nói đâu xa, như giá điện tiêu thụ mỗi tháng chúng ta phải trả cũng tính theo biểu giá luỹ tiến này, có thể nói cái biểu giá này có tác dụng tối đa hạn chế lượng điện năng lãng phí ở mỗi hộ gia đình, rồi trong ngành bưu chính viễn thông, cũng có thể thấy hiệu quả của biểu giá luỹ tiến này đối với doanh thu tiêu thụ. Trong ngành sản xuất thức ăn gia súc cũng vậy thôi, nếu chỉ trả lương theo sản phẩm thì cũng giống như là đối với bảng giá điện, hay giá cước viễn thông không tính theo luỹ tiến vậy. Nếu ban lãnh đạo Công ty Công ty Trần Vũ có thể tính toán lại đối với hình thức trả lương này thì hiệu quả mang lại trong công tác quản lí khối lượng sản phẩm sản xuất sẽ không hề nhỏ. Ta có thể vạch phác thảo qua như sau: Vì Công ty quản lí thời gian lao động theo ngày công, còn trả lương theo điểm; nên có thể chia như sau: Bình thường mỗi công nhân một tháng được chấm khoảng 2000 điểm có thể chia thành 4 mức, mỗi mức 500 điểm với cùng một mức giá, 4 mức giá khác nhau. Hoặc chia gấp khúc 1000 điểm, 500 điểm, 300 điểm, 200 điểm cũng với 4 mức giá, càng lên cao đơn giá càng tăng mạnh... Chính vì vậy, người lao động sẽ phấn đấu lên mức sản lượng có đơn giá thật cao bởi lên đơn giá cao thì với một đơn vị khối lượng lao động như cũ thì tiền nhận về đã cao hơn rất nhiều. Mặt khác, nếu chỉ làm được ở khối lượng hạn chế thì tiền công quá ít, buộc họ phải phấn đấu hơn. Chính sách này còn có tác dụng nhiều mặt trong quản lí thời gian lao động, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong giá thành sản phẩm Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này ở phần giá vốn hàng bán. 3.2.2. Nhóm biện pháp giảm chi phí. 3.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu, quản lí nhằm giảm giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là khoản chi phí lớn nhất trong tổng chi phí sản phẩm, vì vậy để tăng lợi nhuận thì Công ty Công ty Trần Vũ cần có các biện pháp để giảm giá vốn hàng bán (hay giá thành sản phẩm). Việc giảm được giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp tăng lợi nhuận của Công ty. a) Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó nếu giảm được chi phí này thì trực tiếp hạ được giá thành sản phẩm và từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như tăng thêm được lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty Công ty Trần Vũ cũng vậy, mặc dù nguyên vật liệu không tạo nên phần vật chất hữu hình ở sản phẩm thức ăn gia súc nhưng để có được một tấn thức ăn gia súc thì Công ty cũng mất một khoản chi phí nguyên, nhiên vật liệu khá lớn. Chi phí nguyên nhiên vật liệu chiếm 16,3 tỷ đồng trong số 58,8 tỷ đồng giá thành thức ăn gia súc sạch, tức là khoảng 28% trong tổng giá thành. Vì vậy, việc tiết kiệm được khoản chi phí này chiếm một vị trí quan trọng trong công tác quản lí chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Ta thấy khoản mục chi phí nguyên nhiên vật liệu của Công ty tăng lên 127% trong đó riêng chi phí nguyên vật liệu tăng 147% tương ứng 7,96 tỷ đồng. Mặc dù có thể cho là do một số lý do chủ yếu như: giá cả thị trường có sự biến động, một số loại nguyên vật liệu chủ yếu (như thép) biến động rất mạnh, do khối lượng khai thác tăng Nhưng trong năm qua vẫn có những sự cố trong sản suất, vì vậy làm cho Công ty phải tốn chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác để khắc phục. Mà những khoản chi phí này bỏ ra thì không hề nhỏ. Khoản chi phí nguyên vật liệu này ta hoàn toàn có thể tiết kiệm dược nếu như thi công các đường lò tốt hơn. Có thể nói rằng công tác quản lý sản xuất của Công ty chưa thật tốt, nên phải chi thêm chi phí nguyên vật liệu không đáng có. Trong năm tiếp theo, Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong quản lí sản xuất để hạ thấp khoản chi phí này, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Để có thể giảm khoản chi phí nguyên vật liệu Công ty nên áp dụng một số biện pháp như: - Tiếp tục xây dựng định mức khoán chi nguyên nhiên vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất - kinh doanh, thường xuyên đánh giá bổ xung để có định mức tiêu hao hợp lý hơn. Máy móc thiết bị của Công ty hầu hết đã được trang bị mới với công nghệ hiện đại vì vậy xây dựng định mức khoản chi nguyên nhiên vật liệu là việc rất cần thiết. - Sử dụng các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích ý thức trách nhiệm lao động của công nhân trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu. Có thể áp dụng các biện pháp thưởng, phạt vật chất cho các cá nhân, tập thể có thành tích tốt hoặc vi phạm định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo kế hoạch của Công ty. - Do giá cả nguyên nhiên vật kiệu không hề rẻ nên chi phí cho khoản mục này ngày càng tăng cao hơn theo qui mô sản xuất. Do đó trong thời gian tới Công ty cần đặc biệt quan tâm đến mọi công đoạn luân chuyển nguyên nhiên vật liệu, từ khâu thu mua, bảo quản lưu kho tránh hao hụt mất mát; đồng thời kiểm tra kĩ chất lượng nguyên vật liệu, vật liệu chèn chống phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, không để hỏng trong khi còn sử dụng đường lò. Chú ý đến tính khoa học và tính kinh tế phải song hành với nhau, bằng mọi biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, an toàn trong lao động, không để xảy ra tai nạn đối với công nhân là quan trọng nhất, kế đến là không phải mất thêm chi phí cho khắc phục sự cố. - Tích cực bồi dưỡng nâng cao tay nghề của công nhân, nâng cao ý thức của họ trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu. Mặc dù Công ty đã trang bị thêm rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại song năng suất lao động của Công ty vẫn phụ thuộc rất nhiều vào công nhân, đặc biệt trong khâu khấu thức ăn gia súc lò chợ. Do vậy công tác nâng cao tay nghề của công nhân viên là rất quan trọng. Hiệu quả lao động của họ tác động trực tiếp đến mức tiêu hao nguyên vật liệu và tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty. Việc nâng cao tay nghề của công nhân viên hiện nay không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn góp phần tiết kiệm các khoản chi phí nguyên vật liệu cho Công ty. b) Sử dụng khoa học, hợp lí chi phí nhân công: Chi phí nhân công cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty: 18.8 tỷ đồng tương ứng 32% tổng giá thành thức ăn gia súc sạch. Chi phí nhân công của Công ty trong năm tăng lên, nguyên nhân là do số lượng công nhân tăng, khối lượng công việc hoàn thành nhiều hơn. Song bên cạnh đó thì công tác quản lý thời gian lao động còn chưa tốt, vẫn còn tình trạng công nhân đi làm muộn và năng suất lao động của công nhân còn chưa cao, trình độ tay nghề của công nhân còn hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp tuyển dụng thích hợp, tránh tình trạng công nhân được tuyển dụng vào có trình độ tay nghề kém dẫn đến năng suất làm việc không cao. Về vấn đề này thì trong những năm tới Công ty cần kiên quyết hơn trong việc tuyển dụng công nhân, chỉ nên tuyển những công nhân có trình độ tay nghề cao và có năng lực làm việc thực sự. Mặt khác, Công ty cần có sự phối hợp đào tạo tay nghề, nâng bậc cho công nhân viên. Bởi vì như đã đề cập ở trên, chất lượng người lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản xuất của Công ty. Đồng thời cần có những biện pháp phạt thích đáng đối với những công nhân đi làm muộn, thiếu ý thức trong lao động làm ảnh hưởng đến người khác, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Công ty để nâng cao ý thức của người lao động. c) Tận dụng tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ giảm chi phí khấu hao: Khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty tăng 181%. Trong năm qua, Công ty đã thực hiện đầu tư lớn vào tài sản cố định nên khoản mục này tăng với tốc độ rất nhanh. Trong khi tốc độ tăng của sản lượng tính giá thành chỉ là 72,7% thì tốc độ tăng của chi phí khấu hao lớn hơn gấp 2,5 lần. Điều đó cho thấy chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm thức ăn gia súc đã tăng 2,5 lần so với năm trước. Khoản mục này ta khó có thể giảm số tăng tuyệt đối hay giảm tốc độ tăng của nó mà chỉ có thể giảm chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm mà thôi. Có nghĩa là chúng ta chỉ có thể tăng sản lượng khai thác lên thật nhiều, sao cho tốc độ tăng của sản lượng thức ăn gia súc khai thác tương đương với tốc độ tăng của chi phí khấu hao tài sản cố định. Công ty cần thực hiện việc lập kế hoạch quản lí sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của tài sản cố định; nâng cao sản lượng khai thác giảm chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm. d) Tiết kiệm chi phí dịch vụ mua ngoài: Khoản mục chi phí này năm qua tăng lên 152%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là qui mô khai thác tăng lên, mặt khác Công ty lại không có đủ phương tiện để tự làm hoàn toàn một số công đoạn như: bóc đất đá , đào lò, vận tải đất thải, nên phải đi thuê ngoài. Khoản mục chi phí này tăng lên làm cho giá thành một đơn vị thức ăn gia súc khai thác chế biến tăng lên, lợi nhuận của Công ty giảm đi. Trong thời gian tới, nếu điều kiện về vốn cho phép, Công ty cần tính toán để tập trung đầu tư tài sản có định cho các công đoạn trên, tránh việc phải đi thuê ngoài chịu giá cả cao. Tuy nhiên việc tính toán đầu tư phải làm thật tốt, phải cân nhắc đến tất cả các khoản thu nhập, chi phí có liên quan. Khi thực hiện phương án đầu tư tài sản thiết bị vào khâu này thì Công ty tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng mỗi năm; còn đối với chi phí phải bỏ ra, chúng ta không chỉ phải mất chi phí khấu hao tăng thêm cho số tài sản này mà còn mất chi phí phục vụ cho sự vận hành của chúng: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí duy tu bảo dưỡng Và một khoản chi phí rất lớn về lãi vay. Chúng ta cũng không thể không nhắc lại rằng trong năm qua, chi phí về lãi vay của Công ty là rất lớn, chi phí khấu hao cũng không nhỏ. Và chúng ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của Công ty ? Thế nên việc đầu tư này có ý nghĩa rất lớn liên quan đến sự sống còn và phát triển của Công ty. Khi thực hiện đầu tư, nếu thuận lợi thì sẽ có lợi nhuận rất cao. Nhưng nếu quản lí không tốt thì gánh nặng lãi vay sẽ làm kiệt quệ dần Công ty e) Tiết kiệm tối đa chi phí khác bằng tiền: Khoản mục này có tăng lên nhưng với tốc độ tăng không lớn như các khoản mục chúng ta vừa đề cập, và đối với khoản mục chi phí này Công ty phải quản lí chặt chẽ, chi tiêu phải có hoá đơn chứng từ đi kèm, tính toán chi li hiệu quả kinh tế mang lại nói chung, khoản chi phí này Công ty cần triệt để thực hiện tiết kiệm đến mức độ tối đa . 3.2.2.2. Thực hiện quản lí tiết kiệm chi phí bán hàng. Như đã đề cập trong chương hai, khoản chi phí bán hàng tập hợp trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty chỉ gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí dịch vụ mua ngoài chỉ là bốc xếp khâu bán hàng, khoản chi phí này tăng theo khối lượng tiêu thụ. Rất khó giảm trừ khoản này. Chi phí khác bằng tiền là các chi phí về kiểm định chất lượng sản phẩm, quảng cáo, chi cho hội nghị khách hàng Để giảm bớt các khoản chi phí này, trong những năm tới Công ty cần xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng một cách cụ thể và từ đó xây dựng định mức chi phí cho hội nghị, tránh tình trạng lãng phí một số khoản mục chi phí không cần thiết trong quá trình tổ chức hột nghị khách hàng như: chi phí liên hoan 3.2.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu, là chỗ dựa vững chắc để giúp các doanh nghiệp vững vàng tự tin trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Công ty Công ty Trần Vũ, vốn lưu động chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20% tổng vốn với giá trị gần 12 tỷ đồng, thì công tác này càng trở nên cần thiết. Trong năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được nâng cao hơn năm 2003 rất nhiều. Tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả vốn lưu động đều tăng lên so với năm trước. Năm 2005 tới đây, Công ty cần tích cực phát huy thành tích này, nâng cao hiệu quả sử dụng lượng vốn này hơn nữa. Để tiếp tục nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau đây: Một là : Xác định đúng đắn, hợp lý nhu cầu vốn lưu động. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên dưới các hình thái khác nhau: Tiền mặt, khoản phải thu, nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá thành phẩm tồn kho, tương ứng với quy mô, nhu cầu kinh doanh của mình. a) Đối với tiền mặt: Công ty cần thống kê số liệu từ các năm trước xem chu kì vận động của tiền như thế nào, lúc phải xuất tiền nhiều nhất là tháng, quý nào; chi tiết hơn là vào hời điểm nào trong quý Đồng thời các khoản chi đột xuất phải dụ tính được thời điểm xuất hiện cũng như qui mô của nó, đặc biệt chú ý vào các tháng quí 4, khi mà tình hình khai thác thuận lợi, nhu cầu rất có khả năng tăng vọt. Việc dự phòng đối phó với mọi tình huống xảy ra này có ý nghĩa rất quan trọng trước tiên là đối với khả năng thức ăn gia súch toán của Công ty, sau đó là việc chủ động trong chi tiêu b) Đối với khoản phải thu: Công ty cần dự tính trước khả năng bị chiếm dụng vốn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, khi nào xuất hiện khoản phải thu và khi nào thì thu được tiền về. Việc dự báo này cần thực hiện đối với tất cả các khách hàng quen thuộc cũng như khách hàng mới của Công ty. Công tác này giúp cho Công ty biết được khi nào mình sẽ bị thu hẹp khả năng thức ăn gia súch toán để có những giải pháp thích hợp đối với các khoản nợ phải trả hoặc đối với tình trạng thiếu vốn lưu động: Lấy tiền từ đâu để trả nợ, liệu có kịp thu tiền bán hàng để trả nợ hay không hay phải huy động tiền vay ngắn hạn c) Đối với vật tư tồn kho: Mỗi thời kì khác nhau thì Công ty cần một khối lượng vật tư không giống nhau. Có thể thấy ngay là trong các tháng mùa mưa thì sản xuất bị chậm lại, nguyên vật liệu không cần phải dụ trữ nhiều như các tháng mùa khô. Do đó phải xây dựng hợp lí kế hoạch vật tư tồn kho đối với từng thời điểm nhất định. d) Đối với lượng hàng hóa tồn kho cũng phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết. Như vậy giúp cho công tác chuẩn bị kho bãi thuận tiện hơn Hai là: Quản lý chặt chẽ vốn tồn kho dự trữ. Dự trữ hàng tồn kho có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty được diễn ra thường xuyên liên tục và đáp ứng được các thay đổi đột ngột do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Để quản lý tốt vốn tồn kho dự trữ, Công ty có thể tham khảo các biện pháp sau: - Xác định đúng đắn khối lượng nguyên nhiên vật liệu dùng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ để có kế hoạch cung ứng hợp lí . - Thường xuyên kiểm tra chất lượng kho bãi, kịp thời phát hiện những sai sót kĩ thuật trong bảo quản vật tư. Đặc biệt là đối với gỗ chống lò, nhất thiết phải kiểm tra thường xuyên về độ ẩm kho bãi, độ thông thoáng. Mặt khác phải nghiêm túc theo dõi khối lượng xuất nhập tồn, thời điểm nhập xuất, thực hiện nhập trước xuất trước. - Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với các loại vật tư hàng hoá cần thiết, đồng thời chú trọng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để giúp Công ty có nguồn tài chính bù đắp các khoản tổn thất có thể xảy ra do sự giảm giá các loại vật tư hàng hoá. Ba là: Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền một cách thích hợp. Trong các loại tài sản của doanh nghiệp tiền là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tài sản khác, chính vì vậy tiền dễ dàng trở thành đối tượng của việc tham ô lợi dụng. Bên cạnh đó vốn bằng tiền cũng là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thức ăn gia súch toán và tác động ngay đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp, bởi lẽ tình hình tài chính của một doanh nghiệp mạnh hay yếu trước hết biểu hiện ở khả năng thức ăn gia súch toán của doanh nghiệp và như vậy nếu khả năng thức ăn gia súch toán kém doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Để quản lí tốt vốn bằng tiền, Công ty Công ty Trần Vũ cần áp dụng một số biện pháp: - Cần phải xây dựng nguyên tắc chi tiêu bằng tiền mặt phù hợp; quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, chi tiêu phải có hoá đơn chứng từ hợp lí hợp lệ. - Cần thiết phải lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ một cách chi tiết, nghiêm túc, xác định tất cả các khoản thu chi bằng tiền để xem xét sự cân đối thu chi trong kì, cũng như dự trù các khoản chi tiêu trong tương lai. 3.2.4. Tiếp tục tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp với sửa chữa máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nó đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất tiên tiến, nó đã tác động sâu sắc đến hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là đối với doanh nghiệp khai thác thì có thể nói máy móc là chân tay của họ. Để có thể nâng cao sản lượng khai thác thì buộc họ phải áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, áp dụng những thành tựu đó còn có tác dụng rất lớn trong việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động của công nhân, hạ giá thành sản phẩm và tiếp tục nâng cao lợi nhuận của đơn vị. Rõ ràng trong thời điểm này sự đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị cũng như việc sửa chữa, nâng cấp chúng đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Công ty Trần Vũ nói riêng, hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển thì việc cơ giới hoá sản xuất đã được quan tâm đầu tư rất nhiều. Trong năm vừa qua, Công ty đầu tư hơn 22 tỷ đồng vào tài sản cố định trong đó gần 10 tỷ là máy móc thiết bị. Và năm 2005 tới đây, Công ty tiếp tục thực hiện đầu tư thêm gần 12 tỷ cho máy móc thiết bị sản xuất. Có thể nói đây là một quyết định rất táo bạo của Công ty. Tuy nhiên ta cũng cần nhận thức rằng sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thắng lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào cách thức đổi mới công nghệ. Có công nghệ thì sẽ có sản phẩm chất lượng cao. Hơn nữa, trong điều kiện ngày nay, máy móc dần thay thế con người, việc quản trị vốn cố định, quản lý tài sản cố định, quản lý máy móc thiết bị là khâu vô cùng quan trọng có thể quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trước hết là tích cực cải tiến đổi mới máy móc cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tránh được hao mòn vô hình của máy móc thiết bị không cần thiết. Sau đó là phải quản lý tốt kết hợp với sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để có thể sử dụng tốt và nâng cao năng suất của máy móc thiết bị. Tình hình thiết bị tại Công ty Công ty Trần Vũ tính đến hết năm 2004 có thể nói đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, song vẫn có một số loại như băng tải, máy xúc, máy gạt, máy sàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Đại đa số thiết bị có chất lượng đạt yêu cầu phục vụ cho sản xuất, song có một số thiết bị chất lượng chưa cao, phụ tùng thay thế còn hạn chế nên phải chắp vá, làm việc kém hiệu quả, nên trong một số trường hợp do năng lực sản xuất không đáp ứng đủ, Công ty phải thuê ngoài. Vì thế trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty Công ty Trần Vũ vẫn phải tiếp tục chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc hiện đại sao cho đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đối với đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, Công ty có thể đi theo hai hướng là mua mới hoặc đi thuê. Nếu mua mới, lợi nhuận còn lại của Công ty để đầu tư vào tài sản cố định như những năm vừa qua thì không thể nào đáp ứng được. Từ đó Công ty phải đi vay để mua mới. “Thuê tài chính” cũng là một giải pháp cho Công ty Công ty Trần Vũ có thể tham khảo. Đây là một phương thức khá mới mẻ nhưng rất hữu ích đối với tình trạng thiếu vốn của Công ty, giúp Công ty không phải huy động tập trung một lượng vốn ngay tức thời để mua sắm tài sản cố định mà vẫn có thể sử dụng tài sản cố định vào sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, khi lựa chọn những phương thức thuê tài chính thì Công ty phải cân nhắc kỹ tới vấn đề chi phí sử dụng vốn. Một vấn đề quan trọng khác là làm sao để Công ty lựa chọn được những công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại nhưng phải phù hợp với khả năng tài chính và những điều kiện cụ thể của Công ty. Tình trạng nhập khẩu máy móc thiết bị đã lạc hậu, khấu hao hết, đã bị thải loại ở các nước phát triển hơn, do sự kém hiểu biết hay cố tình đã từng xảy ra đối với không ít doanh nghiệp trong nước, làm tăng nguy cơ Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ của các nước phát triển. Để tránh được điều này, Công ty cần thận trọng trong công tác giao dịch kiểm tra về chất lượng của máy móc, thiết bị, về chế độ bảo dưỡng, bảo hành, thăm dò về các dịch vụ hậu mãi, tình hình và uy tín của đối tác chuyển giao công nghệ, thậm chí cần cả sự giúp đỡ, tư vấn của các công ty chuyển giao công nghệ. Chi phí để thuê chuyên gia tư vấn nhỏ hơn nhiều so với những chi phí khác bỏ ra để khắc phục hậu quả, hay sửa chữa những máy móc, thiết bị lạc hậu. Bên cạnh việc đầu tư thêm những máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại thì Công ty cần phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng đối với những tài sản cố định hiện có một cách định kỳ. Điều này đòi hỏi phải có được một đội ngũ công nhân sửa chữa có tay nghề cao. Để đảm bảo cho công tác sửa chữa được tiến hành tốt, về mặt tài chính, Công ty cần tính toán, dự trữ đủ vốn và điều quan trọng hơn là phải xác định được hiệu quả của việc sửa chữa đó. Nếu chi phí bỏ ra để sửa chữa mà lớn hơn giá trị còn lại của máy móc thiết bị hoặc công suất của máy móc thiết bị không còn đạt yêu cầu thì việc sửa chữa đó có thể là không hiệu quả và tốt hơn là Công ty nên thức ăn gia súch lý để mua mới tài sản khác. Song song với việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định là việc phải nâng cao trình độ tay nghề của công nhân để đáp ứng với khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trên đây là một số ý kiến đề xuất về các biện pháp nhằm mục đích góp phần nâng cao lợi nhuận tại Công ty trong những năm tiếp theo. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình từ phía các thầy, các cô cùng toàn thể Công ty để có thể ứng dụng các giải pháp trên vào thực tiễn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT660.doc
Tài liệu liên quan