Chuyên đề Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên

1. Xã Tân Liên là xã thuần nông, xa trung tâm thành phố, là đơn vị có nhiều tiềm năng lợ thế về điều kiện tự nhiên, lao động song tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp chậm, các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được nhân rộng. 2. Yếu tố trở ngại chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt để tăng giá trị trên đơn vị diện tích mang nét đặc trưng điển hình của xã thuần nông đó là:

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy trình chăm sóc… 2. Nhóm nhân tố xã hội: a. Dân cư và lao động: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mật độ dân số đông, đa số dân sống ở nông thôn. Người nông dân Việt Nam lại giầu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó lâu dài với đất đai,…đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Dân số nước ta được đánh giá là dân số trẻ. Vì vậy cũng là điều kiện để chúng ta có thể tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ. Làm cho chất lượng nguồn lao động nông nghiệp dần được nâng lên. Tuy nhiên dân cư trong nông nghiệp nông thôn vẫn còn giữ phong tục lạc hậu…nên cũng gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Mặc dù trong những năm gần đây chúng ta đã đầu tư xây dựng và cải tạo các cơ sở vật chất kỹ thuật song nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta vẫn chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trình độ kỹ thuật và công nghệ nước ta nhìn chung còn lạc hậu. Kết cấu hạ tầng ở tình trạng kém phát triển. c. Thị trường: III/ Kinh nghiệm mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở trong và ngoài nước: 1. Tại Hải Phòng: Tại Hải Phòng trong những năm gần đây có những mô hình điển hình sau: Mô hình ứng dụng công thức luân canh với cây trồng có giá trị kinh tế cao tại xã Cấp Tiến huyện Tiên Lãng đạt 85 triệu đồng/ha. Mô hình lúa chất lượng cao của trung tâm khuyến nông Hải Phòng năm 2002 ở xã Khởi Nghĩa huyện Tiên Lãng…đã đạt hiệu quả cao hơn 1,5 lần so với lúa lai và lúa thuần. Mô hình khoai tây Hà Lan của trung tâm khuyến nông Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng năm 200 đạt 31 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình tổ chức sản xuất hạt lai F1 ở huyện Vĩnh Bảo đạt 29 trtệu đồng/ha/vụ năm 2001-2002. Nghiêu cứu cải tiến cơ cấu cây trồng huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng của Phạm Văn Hà năm 2000. 2. Tại Trung Quốc: Trung Quốc có sự đầu tư lớn và bài bản hơn cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp đặc biệt là cải tạo lai tạo giống cây trồng vật nuôi. Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn năng suất cây trồng vật nuôi của Trung Quốc tăng lên rất nhanh. Trong sản xuất nông nghiệp Trung Quốc chú trọng đặc biệt đến sản xuất lương thực với quan điểm: “Phi lương bất ổn” Trung Quốc đặt nhiệm vụ sản xuất lương thực lên hàng đầu, tập trung mọi nguồn lực để sản xuất và tăng trưởng ổn định. Với việc ứng dụng khoa học công nghệ cho đến 1987, các xí nghiệp Trung Quốc đã tăng đột biến, tăng trưởng hàng năm đến 30% làm cho bộ mặt nông thôn Trung Quốc thay đổi đáng kể, tạo điều kiện cho người dân có thể mua sắm những máy móc nông nghiệp đưa vào sản xuất, giải phóng sức lao động, đem lại hiệu quả cao. Phần 2: Thực trạng và mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo: I/ Đặc điểm tự nhiện kinh tế xã hội: 1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Tân Liên là xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Vĩnh Bảo - Phía Bắc: Giáp với xã Vĩnh An. - Phía Đông: Giáp với huyện Tiên Lãng, sông Thái Bình. - Phía Nam: Giáp với thị trấn Vĩnh Bảo - Phía Tây: Giáp với Quốc lộ 10, xã Việt Tiến. b. Khí hậu thời tiết thuỷ văn: Xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng có đặc điểm khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới nóng ẩm, chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa Đông Nam á nên hàng năm khí hậu bị phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh rét, ít mưa gần năm tháng từ tháng XI đến tháng III năm sau. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài 5 tháng từ tháng V đến giữa tháng X. Tháng IV và tháng X là 2 tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c. Lượng mưa trung bình 1659mm, độ ẩm không khí 78 – 91%. Mùa đông lạnh giá là đặc điểm chung của khí hậu Miền Bắc, là điều kiện thuận lợi mở rộng cây vụ đông thành 1 vụ sản xuất nông nghiệp chính. Sông Thái Bình đoạn giáp xã Tân Liên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ triều biển, nhiễm mặn vào mùa đông, hệ thống cung cấp nước ngọt chủ động qua hệ thống sông Chang Dương cvủa huyện. c. Đất đai: Đất đai xã Tân Liên chủ yếu là đất phù sa Glây và đất chua mặn chiếm 76,46% nhóm đất không ảnh hưởng của chua mặn (Đất phù sa Feralít) chiếm 15,57%, thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất thịt trung bình và đất nhẹ thích hợp cho lúa và rau màu chiếm 83,37%, đất thịt nặng chiếm 16,47%. Địa hình địa mạo mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng. Địa hình tương đối chia thành 5 cấp, trong đó: - Địa hình cao, vàn cao chiếm 30,28%. - Địa hình vàn – vàn thấp chiếm 54,87%. - Địa hình trũng chiếm 14,85%. Tính chất hoá học: Các loại đất xã Tân Liên chủ yếu là đất chua PHkq= 3,62 - 4,68. Riêng đất phú sa bồi có PHkcl = 8. Tổng diện tích đất tự nhiên: 516,3 ha trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 336,3 ha. - Diện tích đất chuyên dùng: 28,1 ha. - Diện tích đất thổ cư: 25 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng: 14,29 ha. Bảng 1: Diện tích các loại đất ở xã Tân Liên: Chỉ tiêu loại đất Tính chất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ Phù sa bồi Pb 16,46 5,69 Phù sa Feralít Pf 45,02 15,58 Phù sa Glây Pg 134,58 46,55 Đất chua mặn SMi 86,46 29,91 Đất phù sa chua Phch 6,58 2,28 Thành phần cơ giới Thịt nhẹ c 68,91 23,84 Thịt trung bình d 172,09 59,53 Thịt nặng e 48,10 16,64 Địa hình Cao Đ1 4,18 1,45 Vàn cao Đ2 83,35 28,83 Vàn Đ3 81,30 28,12 Vàn thấp Đ4 77,33 26,75 Trũng Đ5 42,94 14,85 Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo 2. Đặc điểm kinh tế xã hội: a. Dân số lao động - Tổng số nhân khẩu: 5235 nhân khẩu, trong đó: + Nhân khẩu nông nghiệp: 4907 nhân khẩu. + Nhân khẩu phi nông nghiệp: 318 nhân khẩu. - Tổng số lao động 2870 lao động, trong đó: + Lao động trong độ tuổi 2600 lao động. + Lao động ngoài độ tuổi 270 lao động. - Phân bổ lao động trong độ tuổi lao động. + Lao động nông nghiệp: 1950 lao động. + Lao động thuỷ sản: 200 lao động. + Lao động công nghiệp – công thương nghiệp – xây dựng cơ bản 450 lao động. - Tổng số hộ: Toàn xã có 1280 hộ, trong đó: + Hộ nông nghiệp 1198 hộ. + Hộ phi nông nghiệp: 82 hộ - Một số chỉ tiêu khác: Tỉ lệ tăng dân số bình quân 0,56%. Diện tích đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là 2807,1 m2. Diện tích đất canh tác trên người là 642,4 m2. Diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp là 1724,6 m2. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Tân Liên - Hệ thống thuỷ lợi: Phía bắc xã Tân Liên giáp sông Thái Bình, tuy nhiên từ đầu thế kỷ thứ XX đoạn sông Thái Bình bị bồi lấp, nguồn nước chảy về đoạn sông Thái Bình qua đoạn Vĩnh Bảo từ hệ thống sông Hồng qua sông Luộc về Sông Thái Bình. Lưu lượng nước, chất lượng nước, phù sa phù hợp với yêu cầu sản xuất đất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Hệ thống thuỷ lợi toàn huyện bao gồm hệ thống các công trình đầu tư mới và hệ thống thuỷ lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh. Đầu tư cho thuỷ lợi, xã Tân Liên đã xây dựng được 08 trạm bơm điện, cứng hoá kênh mương sau trạm bơm được 4,195 km = 90% kênh mương tưới. Hiện nay xã Tân Liên đã có cơ bản chủ động tưới cho 250,7 ha diện tích đất chanh tác, bằng 86,7% diện tích, chất lượng nước, phù sa, phù hợp với yêu cầu sản xuất. - Hệ thống giao thông: Xã Tân Liên nằm trên quốc lộ 10 và tuyến giao thông quan trọng, nối liền các huyện thành phố và các tỉnh ngoài để phục vụ đời sống và phát triển kinh tế của huyện xã. Đường giao thông trong xã, thôn xóm, giao thông nội đồng cơ bản được rải nhựa, bê tông, thuận tiện cho việc vận chuyển phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá. - Năng lượng điện: 100% số hộ nông dân được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, toàn xã có 05 trạm biến thế, tổng công suất 690 KVA, đường dây tải điện đảm bảo chất lượng phục vụ, năng lượng điện tiêu thụ năm 2002 là 900000 KW/h. - Công cụ và các điều kiện sản xuất: Theo kết quả điều tra năm 2004 toàn xã có 01 máy kéo lớn, 11 máy kéo nhỏ, 12 máy bơm và 12 máy tuốt lúa, 13 máy sát gạo, 10 máy sấy hạt, 1 kho lạnh bảo quản giống khoai tây, 800m2 nhà lưới nhân giống khoai tây và rau màu. Từ năm 2003 thực hiện nghị quyết 8 của ban Thường vụ huyện uỷ Vĩnh Bảo về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, xã Tân Liên đã thực hiện song trong năm 2003, hiện nay bình quân xã còn 3,8 thửa/hộ. Như vậy hà tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Tân Liên được quan tâm đầu tư cải thiện phục vụ đồng bộ nhiều mặt trong sản xuất nông nghiệp để tiến tới chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. II. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của xã Tân Liên. 1.Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên. - Ngày nay công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học thế giới. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học đã trải qua 3 giai đoạn phát triển với những đặ trưng riêng. Hai giai đoạn đầu là công nghệ sinh học truyền thống ( lên men thực phẩm để sản xuất bia, dấm, sữa chua…) và công nghệ sinh học cận đại, (công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vitamim, axít hữu…). Hiện nay công nghệ sinh học đang phát triển ở giai đoạn hiện đại. Công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ en zin/ prôtêin, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học môi trường. Dựa trên thành tựu của công nghệ sinh học di truyền, người ta biết rõ từng loại gen và giải mã chúng, từ đó chế tạo các giống cây trồng vật nuôi chuyển gen cho năng xuất và chất lượng cao. Dựa trên thành tựu của công nghệ tế bào, người ta đã tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tạo giống vật nuôi bằng phương pháp cấy phôi. Trong trồng trọt, nghiên cứu đặc điển quang hợp của cây lúa, quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh. - Trong chăn nuôi đã thành công trong việc tạo ra các giống như: Lợn, gia cầm. Sinh học hoá nông nghiệp là một quá trình bao gồm nghiều nội dung rộng lớn và nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả ở xã Tân Liên trong những năm qua đã tiến hành đầu tư trong quá trình sinh học hoá nông nghiệp của huyện nhất là lĩnh vực giống. Bảng 2: Các chương trình khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao tại xã Tân Liên Thời vụ Đơn vị chuyển giao Chương trình chuyển giao Diện tích ( ha) Chiêm 2000 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 Bắc ưu 903 15 Chiêm 2001 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 Bắc ưu 903 20 Chiêm 2002 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 Bắc ưu 903,253 30 Mùa 2002 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 HYT 83 3 Đông 2002 Nhà máy cb cà chua Cùa chua thương phẩm TN52 5 Chiêm 2003 Viện rau quả Hà Nội ớt xuất khẩu Hàn Quốc 3 Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo. - Nội dung chuyển giao: Đơn vị chuyển giao đầu tư vật chất bao gồm khung, màn phủ nilông che mạ, giống phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, HTX tổ chức quy vùng sản xuất, tổ chức các hộ nông dân tham gia đầu tư công làm đất. Hiệu quả kinh tế của các mô hình chuyển giao thông qua các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật. + Tăng thu nhập cho nông dân qua diện tích gieo trồng từ 2,5 đến 4,5 lần so với cấy lúa thương phẩm. + Trang bị cho nông dân về thiết bị kỹ thuật trong sản xuất các loại cây trồng, giống cây trồng tiến bộ, duy trì và mở rộng diện tích sản xuất ở các vụ, các năm tiếp theo. + Giúp lãnh đạo địa phương có cơ sở sản xuất các loại cây trồng, giống cây trồng theo hướng sản xuất tâp trung, sản xuất hàng hóa, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2- Tình ứng dụng tiến bộ khoa học về cơ học. Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới thay thế lao động sức người và gia súc bằng động lực của máy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu, bằng phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao. Cơ giới hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở nền công nghiệp, cơ khí phát triển có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực, và máy công tác để thực hiện các khâu công việc canh tác, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua nhờ có sự phát triển chung về mặt bằng kinh tế, thu nhập của người nông dân đã tăng lên đáng kể , lên bước đầu đã có tích luỹ để đầu tư, mở rộng sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Vì thế số lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp đã tăng lên đáng kể. Bảng 3: Biểu tổng hợp tình hình trang bị máy móc cơ khí nông nghiệp ở xã Tân Liên Loại máy móc Năm 2004 Năm 2006 Đơn vị chiếc 1. máy kéo lớn 1 2 2. Máy keó nhỏ 11 28 3. Máy tuốt lúa 12 15 4. Máy bơm nước 8 10 5. Maý xát gạo 13 14 6. Maý sấy hạt 10 16 Nguồn: Đến năm 2006. Số lượng máy kéo nhỏ phù hợp với quy mô hộ gia đình tăng rất nhanh. Từ 11 cái năm 2004 tăng lên 28 cái năm 2006 với tốc độ tăng sau 2 năm là 5. Số lượng máy kéo lớn cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất ở xã đã tập trung hơn đặc biệt từ khi có chính sách dồn điền đổi thửa, nhiều thửa ruộng có diện tích lớn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất tập trung có diện tích lớn. Mặc dù số lượng máy nông nghiệp tăng lên đáng kể, bước đầu đáp ứng sđược nhu cầu sản xuất song những năm tới chúng ta cần phải đầu tư để nâng cấp hệ thống máy móc, công trình thuỷ lợi. Để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Cơ giới hóa vận chuyển trong nông nghiệp còn hạn chế, người dân chủ yếu dùng các phương tiện như: Xe thồ, dùng gánh để vận chuyển. Lên việc vận chuyển còn chậm và nguyên nhân là do người dân có mức thu nhập thấp, chưa có đủ khả năng mua sắm máy móc. Mặt khác do sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ vì vậy việc mua sắm máy móc về sau thời vụ sản xuất sẽ là khoảng thời gian nhàn rỗi, dẫn đến máy móc không được sử dụng lâu ngày bị hư hỏng. Quy mô ruộng đất còn nhỏ bé manh mún, nên việc sử dụng máy kéo lớn, các xe vận tải… khóa phát huy hết hiệu quả, chi phí cao hiệu quả lại thấp. Trong khi đó lao động nông thôn, sức kéo trâu bò dư thừa nhiều nên nhu cầu sử dụng các phương tiện cơ giới là chưa cao. Lao động nông nghiệp nông thôn có mức sống thấp, lao động lại mang tính thời vụ do vậy nhiều hộ nông dân vẫn không mukốn sử dụng máy móc vào sản xuất mà muốn tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Có thể nói vấn đề cơ giới hoá trong nông nghiệp nông thôn nói chung vẫn đang trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hoá với lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có biện pháp khắc phục hợp lý tình trạng trên để có thể dung hoà mâu thuẫn trên: Đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp sao cho có hiệu quả nhất đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá. Một nguyên nhân nữa cần nhắc tới là: Muốn cơ giới hoá nông nghiệp một cách toàn diện thì chúng ta phải có một nền tảng vững chắc, nền tảng đó ch ính là nền công nghiệp phát triển để có thể sản xuất ra các loại máy móc tiên tiến nhất, ngày nay khi hội nhập kinh tế đang diễn ra chúng ta đang có rất nhiều lợi thế song cũng gặp vô vàn khó khăn. Các hàng hoá từ nước bạn tràn ngập vào thị trường Việt Nam, đòi hỏi hàng hoá trong nước phải cạnh tranh cả về mẫu mã chủng loại, chất lượng hàng hoá. Chúng ta phải xây dựng được thương hiệu riêng để tạo được uy tín trên thị trường, sản xuất ra nhiều loại hàng hoá máy nông nghiệp có giá cả phù hợp với sức mua của người dân lao động nông thôn. 3.Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ lợi: - Thuỷ lợi hoá là quá trình thực hiện tổng thể các biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất, dưới lòng đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đời sống. Thuỷ lợi hoá là tiến bộ khoa học công nghệ nhằm cải tạo và chinh phục tự nhiên, trên cơ sở nhận thức các quy luật của tự nhiên, trước hết là các quy luật về nước, thời tiết khí hậu, dòng chảy của sông… luôn có diễn biến phức tạp, vì vậy thuỷ lợi hoá là quá trình lâu dài. - Thuỷ lợi hoá là quá trình tiến bộ khoa học công nghệ – công nghệ liên quan nước của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Yếu tố nước thường gắn liền với đất đai, sông biển, thời tiết khí hậu… vì vậy thuỷ lợi hoá có nội dung rộng lớn với những phạm vi khác nhau trên một vùng, một quốc gia thậm chí có vấn đề mang tính khu vực và quốc tế. - Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua, xã Tân Liên đã đầu tư cho việc xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi. Xã Tân Liên đã xây dựng được 08 trạm bơm điện. Đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho nông nghiệp. Nhiều kênh mương được cứng hoá 4195 km = 90% kênh mương. Hiện nay xã Tân Liên đã cơ bản chủ động tưới tiêu cho 250,7 ha diện tích đất canh tác = 86,7% đất diện tích, chất lượng nước, phù sa hợp với yêu cầu sản xuất từ nguồn nước Sông Hồng qua Sông Luộc về cửa Sông Thái Bình. Từ kết quả trên, hệ thống thuỷ lợi đã hỗ trợ trực tiếp cho ngành nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2004 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Đời sống của người nông dân được tăng lên rõ rệt. 4. Điện khí hoá: - Trong quá trình phát triển, nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng khác nhau. Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn là hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi… ở mọi vùng nông thôn. Như vậy thực hiện điện khí hoá nông nghiệp điện nông thôn là một quá trình rất lâu dài. - Trong nông nghiệp nông thôn việc sử dụng nguồn nắng lượng điện chủ yếu theo các hướng sau đây: Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động ở một số khâu sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi, chế biến, chăn nuôi…điện năng là nguồn đông lực chủ yếu của các xưởng cơ khí, xưởng chế biến nông lâm hải sản, các trạm bơm tưới tiêu. Sử dụng điện dưới dạng khác như nhiệt năng hay quang năng để chiếu sáng, sấy khô… Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn: Trong những năm qua xã Tân Liên đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống điện và đã đạt được: 100% số hộ nông dân được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Toàn xã có 05 trạm biến thế với tổng cộng công suất 690 KVA. Đường dây tải địên đảm bảo chất lượng, năng lượng điện tiêu thụ năm 2004 là 900000 kW/h. 5. Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ hoá học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên: - Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc sử đụng các phương tiện hoá học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn. - Hoá học ở nông nghiệp là quá trình liện tục của những tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các phương tiện hoá học của lao động nông nghiệp và của các phương tiện phục vụ đời sống nông thôn. Nội dung của hoá học trong nông nghiệp bao gồm: + Bổ sung và tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng. + Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuôc trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm. + Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại… + Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh hoạt nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp xã Tân Liên đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ…các loại thuốc này đã được kiểm định và mức gây hại đến sức khoẻ cuả con người được hạn chế. Nhiều loại thuốc độc hại đã bị cấm triệt để. Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức tuyên truyền phát động các đợt phun thuốc trừ sâu bệnh. Nên việc phòng trừ đạt hiệu quả cao đúng lúc đúng thuốc. Tuy vậy do nhận thức và trình độ cua rngười dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuôc ssao cho đúng liều lượng, nồng độ để đạt được hiệu quả cao nhất. III. Hiệu qủa của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên 1. Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt Trong những năm qua nhờ việc ứng dụngtiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trong vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng thiết bị khoa học công nghệ trong ngành trồng trọt góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt 2002 – 2004 xã Tân Liên: Số TT Loại cây trồng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 GTSX (tr.đ) %GTSX GTSX (tr.đ) %GTSX GTSX (tr.đ) %GTSX 1 Lúa 7993 85,1 8061 80,07 8045 76,6 2 Ngô 155,04 1,65 192 1,91 240 2,29 3 Cà chua 233,47 2,47 345,46 3,43 259 2,47 4 Khoai tây 217,8 2,32 126 1,25 84 0,8 5 Thuốc lào 225 2,4 225 2,23 255,84 2,44 6 ớt 0 0 223,2 2,21 219,6 2,0 7 Đậu đỗ 140 0 121,44 0,9 61,2 0,58 8 Dưa hấu 60 0,64 420 4,17 975 9,28 9 Rau màu các loại 120 1,28 100 0,99 103 0,98 10 Cây ăn quả 250 2,66 255 2,53 260 2,48 Tổng 9390 100 10068 100 10503 100 Nguồn: Phòng thống kê Qua bảng số liệu trên ta thấy: Sản xuất lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn (76,6 – 85,1%) Cât trồng có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng diện tích và giá trị sản xuất trồng trọt : Cà chua, khoai tây, ớt, Thuốc lào, Dưa hấu, Đậu đỗ chiếm 9,32 – 17,66% giá trị sản xuất. Cây ăn quả trong vườn tạp có diện tích khá chiếm 2,48 – 2,66% giá trị sản xuất trồng trọt, giá trị sản lượng đạt 5,44 triệu đồng/ha. 2. Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi - Những năm gần đây chăn nuôi đã trở thành những ngành quan trọng góp phần tăng thu nhập của các hộ nông dân. Nhiều trang trại chăn nuôi được thành lập với quy mô tương đối lớn và phương pháp chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp. Trong các trại đều sử dụng các giống lợn lai có tầm vóc lớn, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ nạc cao. IV: Một số mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên: Mô hình Thuốc lào + Dưa hấu hè + Lúa mùa trung + Rau, Khoai tây đông. - Vị trí thu hoạch: 1053 ha, được sản xuất trên đất phù sa chua, hệ thống tưới tiêu chủ động thuận tiện. - Quy trình kỹ thuật canh tác: + Thuốc lào: * ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống Thuốc lào ré trắng có năng suất, chất lượng tốt đã được chọn lọc và quy trình bón phân cân đối được tổng kết qua sản xuất nhiều năm của nhân dân địa phương. * Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày gieo hạt: Từ 5 – 10 tháng 1. Ngày trồng: Từ 10 – 20 tháng 2. Mật độ trồng: 23600 – 25000 cây/ ha. Lượng phân bón cho 01 ha, theo 03 mức phân bón trung bình: Mức cao: 16,6 tấn phân chuồng + 357,7 ki lô gam N2O + 104,9ki lô gam P2O5 + 330 ki lô gam K2SO4. Mức trung bình: 16,6 tấn phân chuồng + 255,5 ki lô gam N2O + 78,2 ki lô gam P2O5 + 280 ki lô gam K2SO4. Mức thấp: 14,3 tấn phân chuồng + 201,9 ki lô gam N2O + 17,1 ki lô gam P2O5 + 210 ki lô gam K2SO4. Chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh: Sau khi trồng thường xuyên kiểm tra bổ sung kịp thời những cây xấu, cây bị chết đảm bảo mật độ trồng. Thuốc lào rất cần ẩm, nhất là thời kỳ cây con, do vậy thời kỳ cây con phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm trong 10 ngày đầu chăm sóc vun sới, làm cỏ và tỉa bỏ lá già úa xung quanh gốc tạo thông thoáng cho cây. Tiến hành cấm ngọn khi cây Thuốc lào đã được số lá theo yêu cầu, sao cho mỗi cây trung bình 18 – 22 lá. Phòng trừ sâu bệnh: Do luân canh 2 cây trồng cạn liên tiếp nên có nhiều các đối tượng sâu hại như: Sâu xám, Sâu khoang Sâu tràm , Nhờn thuốc; Các đối tượng sâu bệnh hại trên đã được điều tra, theo dõi phát hiện và phòng trừ kịp thời bằng thuốc hoá học đặc hiệu. Ngày thu hoạch: 10 – 20 tháng 5. + Dưa hấu hè: - ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giống dưa hấu Hắc mĩ nhân mới có năng suất, chất lượng cao, che phủ bạt trên mặt luống, chăm sóc đúng kỹ thuật khuyến cáo của trung tâm khuyến nông Hải Phòng, Bón phân cân đối NPK và thụ phận bổ khuyến. - Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: + Ngày tra hạt vào bầu: Ngày 10 – 20 tháng 5. + Ngày trồng: 15 – 25 tháng 5. + Mật độ trồng: 9700 – 9800 cây/ ha. + Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 10,4 tấn phân chuồng + 178,9 ki lô gam N2O + 17,99 ki lô gam P2O5 + 143,3 ki lô gam K2O. Mức trung bình: 9,4 tấn phân chuồng + 158,4 ki lô gam N2O + 78,2 ki lô gam P2O5 + 116,6 ki lô gam K2O Mức thấp: 8,7 tấn phân chuồng + 116,3 ki lô gam N2O + 65,5 ki lô gam P2O5 + 95 ki lô gam K2O. - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Dưa hấu cần ẩm, nhưng không chịu được úng do vậy thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, khi dưa hấu dài 50 – 60cm dùng rơm, rạ phủ quanh gốc để tua cuốn giữ cho cây không bị lay. Phân bổ đều ngọn cây trên mặt luống để cây quang hợp tốt, tỉa bớt lá già, không để bộ lá quá dầy. Thụ phấn bổ khuyết . Phòng trừ sâu bệnh: Do luân canh 2 cây trồng cạn liên tiếp nên có nhiều các đối tượng sâu bệnh hại như: Sâu xám phá hại ở kỳ cây non dùng que đào bắt quanh gốc dưa vào sáng sớm; sâu vẽ bùa, rệp phát triển ở giai đoạn cây sinh trưởng tốt. Ngày thu hoạch: 20 – 25 tháng 7. + Lúa mùa: - ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống lúa lai CV1, gieo cấy mạ nan, bón phân cân đối. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Ngày gieo mạ: 17 – 20 tháng 7. Hình thức làm mạ: Mạ sân. Ngày cấy 26 – 30 tháng 7. Mật độ cấy: 38 – 40 khóm /m2, cấy 2 rảng trên khóm. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 7 tấn phân chuồng + 132,9 ki lô gam N2O + 72 ki lô gam P2O5 + 100 ki lô gam K2O. Mức trung bình: 7 tấn phân chuồng + 102,2 ki lô gam N2O + 64 ki lô gam P2O5 + 83,3 ki lô gam K2O Mức thấp: 5,5 tấn phân chuồng + 89,5 ki lô gam N2O + 57,8 ki lô gam P2O5 + 21,6 ki lô gam K2O. Ngày thu hoạch: 1 – 5 tháng 11. Khoai tây đông: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống khoai Hà Lan bảo quản lạnh, bón phân cân đối NPK. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng Ngày trồng 5 – 10 tháng 11. Mật độ cấy: 37000 – 38800 khóm/ ha. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình. Mức cao: 13,9 tấn phân chuồng + 140,5 ki lô gam N2O + 94,6 ki lô gam P2O5 + 108,3 ki lô gam K2O. Mức trung bình: 12,8 tấn phân chuồng + 115 ki lô gam N2O + 79 ki lô gam P2O5 + 83,3 ki lô gam K2O Mức thấp: 7,2 tấn phân chuồng + 68,3 ki lô gam N2O + 65,3 ki lô gam P2O5 + 33,3 ki lô gam K2O. - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên giữ ẩm cho khoai tây, nhất là ở giai đoạn củ phình to, làm cỏ sạch sẽ, cắt bớt lá già sát gốc. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện và hướng dẫn nông dân phòng trừ rệp, bọ trĩ, bệnh sương mai bằng các loại hoá học đặc trị đạt hiệu quả cao. Ngày thu hoạch: 25 – 31 tháng 1. Bảng 5: Kết quả kiểm tra 1 ha/ năm: Chỉ tiêu Đơn vị Thuốc lào Dưa hấu Lúa mùa Khoai tây đông Cả năm I. Mức đầu tư cao 1. CFVC Triệu đồng 12,0 12,2 5,3 10,5 40 2. Năng suất Tạ/ha 17,1 222,2 66 175 480,3 3. GTSX Triệu đồng 51,3 55,55 16,5 21 144,4 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 39,3 43,4 11,2 10,5 104,4 II. Mức đầu tư TB 1. CFVC Triệu đồng 10,3 11,6 4,6 8,2 34,7 2. NS Tạ/ha 15,7 197,6 63,3 161,1 437,7 3. GTSX Triệu đồng 47,1 49,4 15,8 19,3 131,7 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 36,8 37,8 11,2 11,1 97 III. Mức đầu tư thấp 1. CFVC Triệu đồng 9,7 10,4 3,9 6,6 30,6 2. NS Tạ/ha 13,9 180,6 60,4 137 391,9 3. GTSX Triệu đồng 41,7 45,15 15,1 16,4 118,4 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 32 34,75 11,2 9,8 87,7 Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học Nhận xét: Mô hình được bố trí công thức luân canh 4 vụ/ năm. Công thức luân canh truyền thống là: Thuốc lào + Lúa mùa. Bổ sung thêm vụ dưa hấu hè và vụ khoai tây đông cho tăng giá trị sản lượng từ 51,6 – 76,6 triệu đồng/ ha. Tổng giá trị sản lượng mô hình tăng theo tỷ lệ với tổng mức chi phí. 2. Mô hình: Dưa hấu xuân + đậu tương hè thu + Cà chua vụ sớm. - Dưa hấu xuân: + ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống dưa hấu Hắc mĩ nhân có năng suất chất lượng cao, che phủ bạt trên mặt luống, chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân cân đối và thụ phấn bổ khuyết. + Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày tra hạt vào bầu: 5 – 8 tháng 2. Ngày trồng: 5 – 10 tháng 2. Mật độ : 9800 – 10000 cây/ ha. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Ngày thu hoạch: 15 tháng 5. - Đậu tương hè thu: + ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống đâụ tương gắn ngày DV5 có năng suất chất lượng cao của viện nghiên cứu ngô, bón phân cân đối NPK, canh tác theo phương pháp làm đất tối thiểu. + Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày tra hạt 20 – 25 tháng 5. Mật độ 40 cây/ m2. Lượng phân bón theo 3 mức bón phân trung bình. - Cà chua vụ sớm : - ứng dung thiết bị kỹ thuật về giống cà chua VL 2910 có thời gian sinh trưởng vô hạn cho năng suất, chất lượng cao, làm giàn, bón cân đối NPK. + Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày tra hạt vào bầu: 15 - 20 tháng 7. Ngày trồng: 20 – 25 tháng 8. Mật độ trồng: 26350 – 26400 cây/ha. Bón phân theo 3 mức trung bình. + Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Cà chua cần ẩm nhiều ở thời kỳ cây con, cần nhiều nước ở thời kỳ ra hoa đến khi quả lớn, do vậy thời kỳ này có thể tưới đầm , làm giàn cho cà chua. Bảng 6: Hạch toán hiệu quả kinh tế 1 ha/năm Chỉ tiêu Đơn vị Dưa hấu xuân Đậu tương hè thu Cà chua sớm Cả năm I. Mức đầu tư cao 1. CFVC Triệu đồng 11,0 2,8 11,6 25,4 2. Năng suất Tạ/ha 250 18,1 416,7 684,8 3. GTSX Triệu đồng 62,5 14,5 50 127 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 51,5 11,7 38,4 101,6 II. Mức đầu tư TB 1. CFVC Triệu đồng 10,6 2,5 11,1 24,2 2. NS Tạ/ha 220,1 16,7 381,9 618,7 3. GTSX Triệu đồng 55 13,4 45,8 114,2 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 44,4 10,9 34,7 90 III.Mức đầu tư thấp 1. CFVC Triệu đồng 9 2,4 10,5 21,9 2. NS Tạ/ha 197 13,9 375 585,9 3. GTSX Triệu đồng 49,3 11,1 45 105,4 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 40,3 8,7 34,5 83,5 Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 3. Mô hình: ớt xuân + Lúa mùa + Rau đông. + ứng dụng thiết bị kỹ thuật về giống ớt xuất khẩu F1 cho năng suất, chất lượng, bón phân cân đối. + Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày gieo hạt trong vườn ươm: 5 tháng 2. Ngày trồng: 5 – 6 tháng 3. Mật độ trồng: 22220 – 22500 cây/ha. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 9 tấn phân chuồng + 102,2 ki lô gam N2O + 26,7 ki lô gam P2O5 + 33,3 ki lô gam K2O + 333,3 kilôgam phân con cò. Mức trung bình: 8,3 tấn phân chuồng + 63,9 kilôgam N2O + 53,4 ki lô gam P2O5 + 16,6 ki lô gam K2O + 222,2 kilôgam phân con cò Mức thấp: 11,9 tấn phân chuồng + 63,9 ki lô gam N2O + 26,7 ki lô gam P2O5 + 0 ki lô gam K2O + 194 kilôgam phân con cò. + Chăm sóc: Sau trồng phải thường xuyên kiểm tra bổ sung kịp thời những cây xấu, cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng. Cây ớt cần ẩm, nhất là thời kỳ cây con, do vậy thời kỳ cây con phải thường xuyên tưới giữ ẩm. - Lúa mùa: ứng dụng thiết bị kỹ thuật về giống lúa lai kháng bệnh bạc lá CV1, bón phân cân đối. + Các biện pháp kyx thuật áp dụng: Ngày gieo mạ: 18 – 20 tháng 6. Ngày cấy: 25 – 27 tháng 6. Mật độ cấy 38 – 40 khóm/m2. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 8,3 tấn phân chuồng + 127,8 kilôgam N2O + 75,5 kilôgam P2O5 + 116,7kilôgam K2O Mức trung bình:6,7 tấn phân chuồng + 76,7 kilôgam N2O + 35,5 ki lô gam P2O5 + 83,3 ki lôgam K2O Mức thấp: 6,8 tấn phân chuồng + 37 kilôgam N2O + 26,7 ki lô gam K2O + 380 kilôgam phân con cò. Ngày thu hoạch: 1 – 5 tháng 11. - Rau đông: + ứng dụng thiết bị kỹ thuật về trồng giống cải bắp của Nhật Bản có năng suất, chất lượng cao, bón phân cân đối. + Chăm sóc: Không tưới cho rau bằng nguồn nước thải, nước ao tù, nước phângày trồngươi. Sau khi trồng phải tưới ngay, nên tưới xung quanh gốc vào buổi sáng sớm và chiều mát liên tục ngày 1 – 2 lần. +Phòng trừ sâu bệnh: Cải bắp có nhiều loại sâu bệnh phá hoại như: Sâu tơ, sâu khoang, rệp, sâu xanh, bọ nhảy, sâu xám. Do vậy phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc hoá học theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Bảng 7: Hạch toán hiệu quả kinh tế 1ha/năm. Chỉ tiêu Đơn vị ớt xuân Lúa mùa Rau đông Cả năm I. Mức đầu tư cao 1. CFVC Triệu đồng 7,9 5 5,5 18,4 2. Năng suất Tạ/ha 354 65,3 540,7 961 3. GTSX Triệu đồng 63,7 16,3 27,1 107,1 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 55,8 11,3 21,6 88,8 II. Mức đầu tư TB 1. CFVC Triệu đồng 7,2 4,3 4,4 15,9 2. NS Tạ/ha 305,6 63,3 541,7 910,6 3. GTSX Triệu đồng 55 15,8 27,1 97,9 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 47,8 11,5 22,7 82 III.Mức đầu tư thấp 1. CFVC Triệu đồng 6,4 3,5 3,3 13,2 2. NS Tạ/ha 291,7 60,4 422 774,1 3. GTSX Triệu đồng 52,5 15,1 21,1 88,7 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 46,1 11,6 17,8 75,5 Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 4. Mô hình: Lúa + cá -ứng dụng thiết bị kỹ thuật về nuôi thả cá nước ngọt trên ruộng 2 vụ lúa, bổ sung thức ăn tinh. - Mô hình lúa + cá là chuyển diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang cải tạo nuôi cá kết hợp với cấy lúa. Trung bình diện tích đào ao thả cá bằng 1/4 của toàn diện tích cải tạo. Từ kết quả thực hiện mô hình: Lúa + cá của 2 hộ xã Tân Liên trong 1 năm ta thu được kết quả như sau: Bảng 8: Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Trọng lượng kg/con Sản lượng (Tấn) Đơn giá (đồng) Thành tiền I. Cá Con 40515000 1. Cá trôi Con 2300 0,5 1380 11000 15180000 2.Cá trắm Con 450 1,5 675 16000 10800000 3. Cá mè Con 950 0,7 665 9000 5985000 4. Cá chép Con 950 0,6 570 15000 8550000 II. Lúa Kg/sào 15780000 1. Vụ xuân Sào 20 180 3600 2300 8280000 2. Vụ mùa Sào 20 150 3000 2500 75000000 Tổng thu = 56295000 (đồng) Sau khi trừ chi phí thu được khoảng: 46295000 đồng. Nhận xét: Mô hình được bố trí trên vùng đất trũng, thường bị ngập úng và không thuận lợi cho việc sản xuất trồng trọt. Chuyển đổi công thức luân canh: Lúa + cá cho giá trị sản lượng 56,2 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với cấy 2 vụ lúa thâm canh ở mức trung bình. 5. Mô hình: Lúa xuân (lúa thuần ) + Lúa mùa(lúa thuần). - Lúa xuân: + áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống lúa Khang mằn 18. Ngày gieo mạ: 1 – 5 tháng 2. Ngày cấy: 15 – 20 tháng 2. Mật độ cấy: 38 – 40 khóm/m2. Ngày thu hoạch: 1 – 5 tháng 6. - Lúa mùa: + áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống lúa Khang mằn 18. Ngày gieo mạ: 10 – 15 tháng 7. Hình thức làm mạ: mạ sân. Ngày cấy: 15 – 20 tháng 7. Mật độ cấy: 40 – 42 khóm/m2. Lượng phân bón cho 1 ha theo 3 mức bón phân trung bình. Bảng 9: Hệ số tương quan giữa tổng CFVC với năng suất cây trồng: Công thức Tổng CFTB (Triệu đồng/ha) Năng suất thiết bị (Tạ/ha) Hệ số tương quan Lúa xuân 4,2 65,1 0,925 Lúa mùa 3,8 63 0,915 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học. Nhận xét: Tổng giá trị sản lượng mô hình tăng theo tỷ lệ với tổng mức nghiên cứu CFI, tổng chi phí tăng từ 7 đến 9 triệu đồng/ha, giá trị sản lượng mô hình đạt từ 29,3 đến 32,6 triệu đồng/ha.Trong đó: Lúa xuân 14,1 – 16 triệu đồng/ha lúa mùa 15,1-16,6 triệu đồng/ha. Thu nhập thuần đạt 22,7 đến 23,3, triệu đồng/ha. 6. Mô hình lúa xuân + lúa mùa + cà chua chính vụ. * Lúa xuân: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống lúa lai hai dòng VL20 có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng xuất, chất lương cao, bón phân cân đối. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Ngày gieo mạ 5-2. Hình thức làm mạ sân. Ngày cấy 20-2. Mật độ cấy 40-44 khóm/m2, cấy n2 dảnh/khóm. Lượng phân bón cho 1 ha theo 3 mức bón phân trung bình. Mức cao: 8,8 tấn phân chuồng + 127,8 kilôgam N2O + 797,8 kilôgam P2O5 + 116,7kilôgam K2O Mức trung bình: 8,1 tấn phân chuồng + 102,2 kilôgam N2O + 80 ki lô gam P2O5 + 100 ki lôgam K2O Mức thấp: 5,5 tấn phân chuồng + 97,1 kilôgam N2O + 57,8 ki lô gam P2O5 + 88,3 K2O. Ngày thu hoạch từ 5-10/6. * Lúa mùa: ứng dụng thiết bị kỹ thuật về giống lúa lai kháng bệnh bạc lá CV1, bón phân cân đối. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Ngày gieo mạ từ 2-3/7. Hình thức làm mạ: mạ sân. Ngày cấy 8-10/7. Mật độ cấy 38 khóm/m2. Lượng bón cho 1ha, theo 3 mức bón trung bình Mức cao: 8,3 tấn phân chuồng + 102,2 kilôgam N2O + 75,5 kilôgam P2O5 + 83,3 kilôgam K2O Mức trung bình: 6,8 tấn phân chuồng + 89,4 kilôgam N2O + 71,1 ki lô gam P2O5 + 66,7 ki lôgam K2O Mức thấp: 3,4 tấn phân chuồng + 54,9 kilôgam N2O + 53,3 ki lô gam P2O5 + 58,3 K2O. Ngày thu hoạch 20-25/10. * Cà chua chính vụ: ứng dụng thiết bị kỹ thuật về gieo trồng giống cà chua TN52 có năng xuất, chất lượng cao, làm giàn, bón phân cân đối. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày cha hạt và bầu 10/10. ngày trồng 30/10. Mật độ trồng 33.300 – 33.500 cây /ha. Lượng phân bón cho 1ha theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 8,9 tấn phân chuồng + 116,1 kilôgam N2O + 93,3 kilôgam P2O5 + 116,7 kilôgam K2O Mức trung bình: 8 tấn phân chuồng + 127,8 kilôgam N2O + 71,1 ki lô gam P2O5 + 100 ki lôgam K2O Mức thấp: 7 tấn phân chuồng + 115 kilôgam N2O + 57,8 ki lô gam P2O5 + 83,3 K2O. Ngày thu hoạch từ 10/1 -15/2 ( năm sau). Kết quả bảng 10 : Hoạch toán hiệu quả kinh tế 1ha/ năm Chỉ tiêu Đơn vị Lúa xuân Lúa mùa Cà chua chính vụ Cả năm I mức ĐT cao 1. CFVC Triệu đồng 4,8 4,5 7,1 16,4 2. NS Tạ/ha 67,4 65,3 319,4 452,1 3. GTS: Triệu đồng 15,5 16,3 19,2 51 4. TN thuần Triệu đồng 10,7 11,8 12,1 34,6 II Mức ĐT. TB 1. CFVC Triệu đồng 4,3 4,1 6,1 14,5 2. NS Tạ/ha 64,9 63,2 291,7 419,8 3. GTS: Triệu đồng 14,9 15,8 17,5 48,2 4. TN thuần Triệu đồng 10,6 11,7 11,4 33,7 II Mức ĐT. Thấp 1. CFVC Triệu đồng 3,7 3,3 5,7 12,7 2. NS Tạ/ha 61,8 60,8 180,6 303,2 3. GTS: Triệu đồng 14,2 15,2 10,8 40,3 4. TN thuần Triệu đồng 10,5 11,9 5,1 27,6 Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Nhận xét: - Mô hình được thực hiện trên chất đất có địa hình cao, thành phần cơ giới của đất thuộc loại đất thịt nhẹ, phù sa Glay, chế độ tưới tiêu bán chủ động. Mức độ thích nghi: rất thích nghi. - Được bố trí công thức luân canh 3 vụ /năm. - Công thức luân anh truyền thống là: Lúa xuân + lúa mùa. - Bổ sung thêm cà chua chính vụ cho tăng giá trị sản lượng tứng dụng 10,8 -19,2 triệu đồng/ha. - Tổng giá trị sản lượng mô hình tăng theo tỷ lệ với tổng mức chi phí, tổng chi phí tăng từ 12,7 – 16,4 triệu đồng/ha, giá trị sản lượng mô hình đạt 40,3 – 51,0 triệu đồng/ha. V – Một số tồn tại trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên trong những năm gần đây: 1. Tồn tại: - Việc áp dụng các giống mới trồng sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa bám sát nhu cầu thị trường lên sản phẩm sản xuất ra thường mang tính chất nhỏ bé, kém tiêu thụ. - Trình độ nhận thức của người dân còn hạ chế. - Đầu tư chi phí cho ứng dụng tiến bộ khoa học còn cao, không phù hợp với đầu tư của nông dân. - Chưa hình thành được một thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Nhiều tiền năng của vùng chưa được khai thác một cách hiệu quả và hợp lý nhất. 2. Nguyên nhân của tồn tại: - Những tồn tại cơ bản trong quá trình ứng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên là do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Được áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp còn chậm. - Cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư cho nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. - Thị trường tiêu thụ chưa phát triển, chưa gắn được sản xuất mới chế biến. - Hầu hết các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi đó người dân lại không có đủ lượng vốn cần thiết. - Công tác tổ chức quản lý của cán bộ còn lỏng lẻo, không thường xuyên liên tục. Phần 3 Giải pháp phát triển các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo. I . Giải pháp về giống cho sản xuất trồng trọt: - Định hướng trong phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện Vĩnh Bảo trong giai đoạn tới là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt tăng dần tỷ tọng ngành chăn nuôi và dịhc vụ. ngành trồng trọt sẽ phát triển theo hưsản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy các giải pháp khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hình thành các sản xuất hang hoá tập trung để nâng cao lợi thế cạnh tranh vào tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi tiếp tục đầu tư xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. về giống, tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng có tỷ xuất hàng hoá cao. nghiên cứu xây dựng hệ thống canh tác hợp lý, hiệu quả và bền vững để chuyển giao cho nông dân. - Giải pháp về ứng dụng giống mới. + Giống lúa: Đưa các giống lúa có tiềm năng, năng xuất cao chất lượng tốt vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng tại chỗ và thị trường. Vd: Như giống lúa: được đưa vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng lúa ổn định lương thực. + Giống ngô: ứng dụng các giống ngô lai VN17 – VN14 vào sản xuất.l + Rau đưa các giống rau có giá trị kinh tế cao đang được thị trường ưa chuộng vào sản xuất như ngô bao tử, cải bắcp tím, súp lơ xanh. vv. + Giống đậu tương: Đưa các giống đậu tương có năng xuất cao như ĐV5, DT84 vào sản xuất. + Giống khoai tây: sử dụng các giống khoai tây hà lan có năng xuất cao. - Kỹ thuật trồng trọt: Để các giống phát huy được thế mạnh và cho năng xuất cao thì cần phải tiến hành trồng đúng kỹ thuật. Các giống lúa tiến bộ như VĐ3, VĐ1, VĐ8, VĐ7 và một số giống lúa tiến bộ khác cần căn cứ vào thời gian sinh trưởng, bố trí các công thức luân canh phù hợp, bón phân phải đúng kỹ thuật theo yêu cầu của từng giống. phân chuồng phải ủ cho hoai mục và bổ sung thêm các loại phân vi sinh khác. II. Giải pháp cho ứng dụng khoa học công nghệ. - Đầu cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần một lượng vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn lại lâu vì vậy việc huy động vốn và sử dụng vốn phải có hiệu quả phát huy nguồn vốn lội lực và tranh thủ sự đóng góp từ nguồn vốn nước ngoài. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất: Sự khoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất là điều kiện quan trọng để thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. - Đầu tư hoàn thiện nâng cấp các công trình thuỷ lợi đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng. - Đầu tư hoàn thiện nâng cấp các công trình giao thông ở vùng truyển đổi mạnh: Nông lản là những sản phẩm tươi sống, mau hỏng lên việc giao lưu, tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng nhằm tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa trong giai đoạn tới cần ưu tiên đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng ở những vùng chuyển đổi mạnh. - Đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản vè chế biến nông sản nhằm giảm thiểu cơ hư hao sản phẩm, và nâng cao giá trị nông sản qua chế biến cần phải ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch. III. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn. - Lao động trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn chặt với đất đai, điều kiện tự nhiên, cây trồng vật nuôi, công cụ lao động vv. Vì vậy lao động trong kinh doanh nông nghiệp có những đặc điểm nhất định như lao động kinh doanh nông nghiệp có tính thời vụ. Tính thời vụ của lao động do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp quyết định. - Lao động trong kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Lao động trong kinh doanh nông nghiệp n hất là lao động trong trồng trọt, lâm nghiệp vào thuỷ sản chủ yếu hoạt động ngoài trời, vì vậy lao động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: Mưa, nắng, gío, bão, lũ lụt vv… Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển tốt và ngược lại. Vì vậy phải có những giải pháp hạn chế rủi ro, tăng thời gian làm việc và năng xuất lao động trong công tác tổ chức và sử dụng lao động trong kinh doanh nông nghiệp. Lao động nông nghiệp thường xuyên tiếp súc với cơ thể sống. Lao động trong kinh doanh nông nghiệp có kết cấu phức tạp không đồng nhấ. Nó khác với lao động trong công nghiệp và dịch vụ, lao động thời vụ…tính phức tạp của lao động nông nghiệp đòi hỏi phải tìm ra các hình thức tổ chức lao động thích hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm phát huy đầy đủ hiệu quả các tiềm năng sẵn có của cơ sở. - Nguồn lao động được xem xét trên 2 mặt: Số lượng và chất lượng. Số lượng lao động là toàn bộ những người lao động có khả năng lao động. Chất lượng nguồn lao động được biểu hiện ở trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ khéo léo, lành nghề, trình độ quản lý và kỹ thuật của người lao động. Số lượng và chất lượng lao động nguồn nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. ở nước ta nhìn chung chất lượng lao động còn thấp vì vậy chúng ta phải bnồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lao động bằng các biện pháp cụ thể như: + Phương pháp kèm cặp tại chỗ: Đây là phương pháp phổ biến và ít tốn kém trong quá trình sản xuất, cán bộ và người lao động khá, người có kinh nghiệm được phân công kèm cặp cán bộ, người lao động có trình độ thấp. người cưa có kinh nghiệm, mới vào nghề. Khi sử dụng phưương pháp này cần quy đinhj thời gian và yêu cầu kèm cặp. + Đào tạo bồi dưỡng theo những lớp bồi dưỡng ngắn hạn: Để thực hiện hình thức này các cơ sở sản xuất kinh doanh, tuỳ theo nhu cầu về số lượng, thời gian và kinh phí đào tạo để có thể tự mình mở lớp hoặc liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác mở lớp chung. + Đào tạo bồi dưỡng theo các lớp học tập trung dài hạn để nâng cao năng lực tổ chức quản lý điều hành cho cán bộ và người lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh cử người đi học theo các chương trình đào tạo dài hạn để có trình độ tay nghề công nhân kỹ sthuật đến trình độ trung học, đại học và sau đại học. + Tổ chức các chuyến thăm quan để học hỏi cách thức làm ăn của người khác. Phương pháp này giúp cho người nông dân trực tiếp nhìn thấy và biết được điều mới lạ nhằm giiúp cho họ học hỏi kinh nghiệm và thay đổi thái độ với những vấn đề canh tác lạc hậu. + Giảng dạy kỹ năng là phương pháp dạy và bồi dưỡng cho người lao động cách làm công việc nào đó theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong một thời gian nhất định nào đó. Thông qua giangr dạy kỹ năng giúp cho người nông dân biết cách làm ăn mới và giúp cho họ sửa đổi, cải tiến những vấn đề không còn phù hợp nữa. + Thảo luận nhóm: Tức là phương pháp trao đổi tư tưởng, ý nghĩa kinh nghiệm, quan điểm qua nhiều nghề khác nhau, thông qua phương pháp này người tham gia thảo luận có điều kiện học hỏi lẫn nhau và đóng góp nhiều kinh nghiệm sản xuất của mìhn cho nhóm. IV. Giải pháp về thị trường: - Nhằm giải quyết được khâu tiêu thụ sản phẩm, giaikr pháp về phát triển thị trường tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của huyện cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây. + Phát triển hệ thống thị trrường, hệk thống thương mại điện tử để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiêu thụ nông sản để cung cấp sthông tin cho người sản xuất. + Tăng cường đầu tư cho các hoạt động triển lãm, quảng cáo, tiếp thị để mở mang thị phần tiêu thụ nông sản. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại như: Hệ thống chợ, kho tàng, các tụ điểm giao lưu hàng hoá. + Xây dựng thương hiệu hàng hoá: + Xây dựng hệ thống kiểm tra, đăng ký chất lượng sản phẩm. - Gắn sản xuất với chế biến tạo thị trường tiêu thụ rộng nông sản nguyên liệu ấn định tại chỗ. - Đa dạng hoá các loại hình tiêu thụ nông sản cho nông dân, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia. - Phát triển các HTX nông nghiệp. V. Giải pháp về tổ chức thực hiện: - Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nông dân tích cực tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để dịch chuyển cơ cấu kinh tế về nâng cao thu nhập thông qua hoạt dộng tuyên truyền như: Hoạt động Đoàn thanh niên, hội phụ nữ… Kết luận Xã Tân Liên là xã thuần nông, xa trung tâm thành phố, là đơn vị có nhiều tiềm năng lợ thế về điều kiện tự nhiên, lao động song tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp chậm, các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được nhân rộng. Yếu tố trở ngại chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt để tăng giá trị trên đơn vị diện tích mang nét đặc trưng điển hình của xã thuần nông đó là: Diện tích đất manh mún phân tán, vốn đầu tư của nông hộ ít và thiếu, trình độ thâm canh các cây trồng có gía trị kinh tế cao, thấp và không đồng đều, chưa hình thành thươnbg hiệu của sản phẩm và thị trường tiêu thụ ổn định, đất đai khí hậu có những yếu tố ảnh hưởng kém đến sản xuất, mô hình HTX nông nghiệp chưa thực sự phát huy nhiệu quả. áp dụng phương pháp thảo luận cùng nông dân trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai với 4 nhóm cây trồng về thực tiễn, điều kiện sản xuất trên địa bàn xã Tân Liên đã xây dựng 3 phương án canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, phù hợp với điều kiện canh tác của các nhóm nông hộ có mức đầu tư và trình độ thâm canh khác nhau, trong đó: Phương án 1: Có mức đầu tư cao, có khả năng đạt giá trị sản lượng trung bình toàn xã từ 56,5 triệu đồng/ha đến 71,6 triệu đồng/ha. Phương án 2: Có mức đầu tư trung bình, có khả năng đạt giá trị sản lượng toàn xã từ 39,1 – 46 triệu đồng/ ha. Phương án 3: Có mức đầu tư thấp, có khả năng đạt giá trị sản lượng toàn xã từ 26 – 41,7 triệu đông/ ha. áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, bón phân cân đối, canh tác tiến bộ làm tăng đáng kể giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ở các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vêề giống lúa lai, lúa chất lượng. Bón phân cân đối đạt giá trị htừ 33,4 – 34,3 triệi đồng/ ha. Loại hình sử dụng lúa + cá và các loại hình sử dụng đất lúa màu, chuyên màu đều đạt giá trị sản xuất trên 45 triệu đồng/ ha. Kết quả thực nghiệm đã xác định: Các giống ngô trồng vụ đông trước ngày 12/10 đạt năng suất cao gồm có: LVN 24; LVN 15; LVN 20 có thới gian sinh trưởng 105 ngày, đạt năng suất 50 tạ/ ha. Các giống đậu tương thích hợp trồng vụ đông trong tháng 9 gồm: DVN 5; DT 96; DT 82; DT 90… đạt 21,79 – 41,7 tạ/ ha. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. 2. Giáo trình QTKDNN. 3. Báo cáo nghiên cứu KQKH huyện Vĩnh Bảo. 4, Nông nghiệp Niệt Nam trên con đường CNH, HĐH - Nxb TP HCM. 5. KHCN Việt Nam 2003 - Nxb Hà Nội 2004. 6. Niên giám thống kê 2004. ==============&============ mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31872.doc
Tài liệu liên quan