Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank

NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động cho vay của các NHTM, NHNN có thể mở rộng hoặc thắt chặt hoạt động cho vay của các NHTM trong tuỳ từng thời kỳ. Do vậy. để mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN thì NHNN cũng cần thể hiện vai trò của mình hơn nữa. NHNN nên có một quy chế cho vay riêng, một quy trình cho vay riêng với DNVVN, như vậy NHNN vừa có thể dễ dàng quản lý lại vừa hỗ trợ cho việc vay vốn của DNVVN. NHNN cần tăng cường vai trò thanh tra, giám sát với các NHTM. Hơn nữa tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, về phẩm chất cho các cán bộ để công tác thanh tra, giám sát được chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, NHNN cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ thông qua điều chỉnh lãi suất chiết khấu (tái chiết khấu), lãi suất cấp vốn ( tái cấp vốn), về tỉ lệ chuyển kì hạn của nguồn thành tài sản

doc91 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu và lợi nhuận của Techcombank qua các năm, đặc biệt là năm 2005 doanh thu tăng từ 494,465 tỷ đồng năm 2004 lên 905,47 tỷ đồng. Để có được sự tăng trưởng như vậy, Techcombank đã tăng vốn điều lệ hàng năm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2006 Techcom bank đã tăng vốn điều lệ từ hơn 600 tỷ lên 1500 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2007 thì vốn điều lệ Techcombank đã 2521 tỷ đồng. Như vậy trong những năm gần đây, Techcombank không những giữ vững tốc độ tăng trưởng mà năm sau còn tăng cao hơn năm trước. Năm 2007 cùng với sự gia tăng tổng tài sản là tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận. Ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng này qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng tại Techcombank được chia làm ba phần chính, cụ thể như sau: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định và phê duyệt. Trong giai đoạn này, phần tiếp nhận hồ sơ thường là do chuyên viên khách hàng ở các chi nhánh hoặc của khối Khách hàng DN Hội Sở.. Đồng thời với tiếp nhận hồ sơ, CVKH tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng. Lãnh đạo Phòng kinh doanh chi nhánh sẽ tiến hành kiểm soát nội dung thẩm định từ CVKH, Hội đồng tín dụng hoặc Giám đốc chi nhánh kiểm soát lại lần hai và tiến hành phê duyệt. Ở bước phê duyệt này có sự phân cấp rõ ràng. Đối với những khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh hoặc do chi nhánh yêu càu thì sẽ được chuyển lên tái thẩm định tại Phòng tái thẩm định và phê duyệt tại Khối tín dụng và quản trị rủ ro. Cấp phê duyệt tín dụng cuối cùng là Hội đồng tín dụng Hội Sở, Ban Tổng Giám Đốc, các chuyên gia tín dụng. Cấp này phê duyệt những khoản vay có giá trị lớn, vượt thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh, Khối Tín dụng và quản trị rủi ro. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình tín dụng vì giai đoạn này CVKH phải đánh giá ,thẩm định khách hàng, định giá tài sản đảm bảo rồi mới phê duyệt khoản vay. Sau khi phê duyệt tín dụng là giai đoạn thông báo cho khách hàng và ký hợp đồng. Thông báo tín dụng và ký hợp đồng tín dụng. CVKH sẽ phải thông báo cho khách hàng về khoản vay có được duyệt hay không. Nếu khoản vay được duyệt khách hàng sẽ phải hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh tiến hành soạn thảo các hợp đồng văn bản, sau đó mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng. Lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát lại hồ sơ, chứng từ trước khi ký hợp đồng. Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng. Sau khi ký hợp đồn tín dụng với khách hàng, Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh tiến hành nhận tài sản đảm bảo và tài sản này được nhập kho. Lãnh đạo Phòng kinh doanh sẽ kiểm soát việc nhận tài sản đảm bảo, sau đó Giám đốc chi nhánh ký duyệt. Việc nhận tài sản đảm bảo được duyệt thì mới được giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân CVKH phải kiểm tra việc sử dụng vốn, theo dõi hoạt động khách hàng. Hồ sơ tín dụng được lưu tại Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh, Ban này có nhiệm vụ đôn đốc, thu hồi nợ gốc và lãi vay. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng về số lượng DNVVN trong nền kinh tế cũng đã tạo ra một lượng lớn khách hàng vay vốn từ NHTM. Đối với Techcombank thì khách hàng là DNVVN chiếm đa số và đây cũng là đối tượng khách hàng mục tiêu được Techcombank tiếp tục chú trọng trong thời gian tới. Sau đây là những số liệu cụ thể về hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank. Dư nợ 2.3.1.1 Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng Dư nợ là số tiền ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Dư nợ phản ánh thực trạng cho vay đối với DNVVN của Techcombank. Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng. Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 5 502 100 8 716 100 22 976 100 Cho vay cá nhân 1 022 18,57 2 076 23,8 4 758 20,7 DNVVN 1110 20,17 2 134 24,5 7 986 34,76 Cho vay DN lớn 3241 58,9 4 160 47,7 9 986 43,46 Cho vay khác 129 2,36 346 4 246 1,08 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH) Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng dư nợ của Techcombank tăng dần qua các năm và tăng đột biến vào năm 2007. Nếu như năm 2006 tổng dư nợ mới chỉ tăng 3214 tỷ, tức là tăng khoảng 58% so với năm 2005 thì 2007 tổng dư nợ tăng lên 22 976 tỷ đồng, tăng 163,6 % so với năm 2006. Cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ tín dụng toàn Techcombank thì dư nợ đối với DNVVN cũng tăng lên đáng kể. Tính cho đến 311/12/12007 thì dư nợ tín dụng với khu vực này lên tới 7 986 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,76% trong tổng dư nợ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng dư nợ đối với DN lớn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2005 dư nợ là 3241 tỷ, chiếm 58,9%, năm 2006 tuy có tăng lên về dư nợ ( 4160 tỷ) nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm xuống còn 47,7% và đến năm 2007 tỷ trọng cho vay DN lớn lại tiếp tục giảm còn 43,46%. Để có thể thấy rõ hơn về sự thay đổi tín dụng của các loại DN phân theo quy mô qua từng năm ta xem biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng. Năm 2007 là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về hoạt động tín dụng của Techcombank, tổng dư nợ tăng gần 3 lần so với năm 2006. Trong đó cho vay DNVVN cũng được mở rộng đáng kể. Cùng với việc mở rộng chi nhánh ra nhiều tỉnh, thành phố khác, Techcombank đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Năm 2007 Techcombank đã mở rộng đến hơn 130 điểm giao dịch trên cả nước, và ưu tiên mở nhiều ở những trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp. Bên cạnh đó, Techcombank cũng chú trọng vào mảng rủi ro tín dụng DN, mảng này đã có nhiều thay đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó, quy trình tín dụng linh hoạt hơn song vẫn đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức hạn chế nhất. Trong đó phải kể đến rủi ro tín dụng DN với những cải tổ về quy trình phê duyệt và quy trình tín dụng. Dư nợ đối với khu vực DN này tăng lên cũng chứng tỏ rằng Techcombank đã thành công trong việc đưa hình ảnh, tên tuổi và uy tín của ngân hàng đến với khách hàng nói chung và khách hàng là DN nói riêng. Bằng việc cấp tín dụng cho các DNVVN ngân hàng đã khích lệ khối kinh tế khu vực tư nhân phát triển. DNVVN chiếm 97% tổng số DN trên cả nước, DNVVN cũng là đối tượng khách hàng chính của Techcombank. Tuy nhiên số lượng cho vay với loại hình DN này vẫn thấp hơn so với các DN lớn. Các DN lớn với số lượng ít nhưng lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Số lượng DNVVN giao dịch với Techcombank theo số liệu thống kê chỉ chiếm khoảng hơn 10% số lượng DNVVN trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 DN và ở Hà Nội có khoảng hơn 7000 DN. Như vậy, tín dụng với khu vực DN này vẫn còn rất dồi dào, Techcombank hoàn toàn có khả năng mở rộng cho vay hon nữa. Trong vài năm gần đây thì tỷ trọng cho vay DN lớn ở Techcombank đã giảm và thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của DNVVN và cho vay cá nhân. Điều này phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng: Techcombank hướng đến thị trường bán lẻ, trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất ở Việt Nam. Hơn nữa khi nền kinh tế hội nhập với thế giới, được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã có nhiều ảnh hưởng đến các DNVVN và hoạt động ngân hàng. Các DNVVN phải ngày càng hoàn thiện mình bằng cách minh bạch thông tin, thực hiện những dự án khả thi, hiệu quả… để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy mà việc vay vốn ngân hàng của DNVVN cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó ngân hàng có thể mở rộng cho vay. Một điểm nữa là nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên và tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Ngân hàng cho vay với mọi cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế nên cơ cấu cho vay của ngân hàng cũng phản ánh được hướng đi của nền kinh tế trong từng thời kỳ. 2.3.1.2 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn Hiện nay, đa số các NHTM thường cho DNVVN vay với kỳ hạn ngắn, số lượng khách hàng DNVVN vay trung-dài hạn là rất ít. Trong cơ cấu dư nợ của Techcombank phân theo kỳ hạn cũng phản ánh thực trạng như vậy. Chúng ta có thể thấy được điều này qua bảng sau: Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn Đơn vị : Tỷ VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ DNVVN 2 110 100 3 114 100 8 986 100 Ngắn hạn 1 756 83,22 2 543 81,67 7 246 80,63 Trung và dài hạn 354 16,78 571 18,33 1 740 19,36 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH) Nhìn bảng trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn đều tăng lên về số tuyệt đối theo từng năm, năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1756 tỷ đồng thì năm 2006 là 2543 tỷ đồng và năm 2007 là 7246 tỷ đồng. Như vậy năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNVVN của Techcombank tăng 4703 tỷ so với 2006 và năm 2006 tăng 787 tỷ so với 2005. Do dư nợ với khu vực DNVVN tăng qua các năm nên dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn cũng tăng theo. Tuy nhiên tỷ trọng của từng kỳ hạn vay khác nhau ở từng năm. Năm 2005 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 83,22% nhưng đến năm 2006 chỉ còn 81,67% và năm 2007 là 80,63%. Sự giảm tỷ trọng vay ngắn hạn đồng nghĩa với việc tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. DNVVN tăng vay trung và dài hạn trong năm 2006 không lớn nhưng năm 2007 tăng rất mạnh lên 1740 tỷ đồng. Việc này cho thấy một điều là các DN vay vốn ngân hàng để đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng là một hướng đi rất tốt, phù hợp với điều kiện cạnh tranh như hiện nay của các DNVVN. Để có sự minh họa tốt hơn về dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn ta xem xét biểu đồ sau: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn Ta thấy rõ ràng tổng dư nợ vẫn tăng lên qua từng năm nhưng tốc độ tăng của từng kỳ hạn lại khác nhau. Nhìn trên biểu đồ ta thấy cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh và mạnh hơn, cho vay trung-dài hạn cũng tăng nhưng tăng ít hơn. Tuy nhiên tỷ trọng của cho vay trung-dài hạn năm sau cao hơn năm trước mặc dù tăng không nhiều, năm 2005 tỷ trọng cho vay trung-dài hạn là 16,78%, năm 2006 tăng nhẹ lên 18,33% và năm 2007 là 19,36%. Như vậy, Techcombank cũng đã mạnh dạn hơn trong việc tài trợ trung-dài hạn đối với DNVVN, về phía DNVVN cũng đáp ứng tốt hơn điều kiện vay vốn ngân hàng, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nên có thể dễ vay ngân hàng hơn trước đây đối với những khoản vay trung-dài hạn là những khoản vay rủi ro cao hơn. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Techcombank. Tuy nhiên, năm 2007 tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tăng lên cũng phần nào phản ánh việc mở rộng cho vay trung-dài hạn, Techcombank đã tạo điều kiện cho các DNVVN đầu tư chiều sâu, về công nghệ và máy móc thiết bị. Điều này cũng nói lên rằng các DNVVN ngày càng kinh doanh tốt hơn, minh bạch thông tin hơn, khả năng quản lý của chủ DN cao hơn, khả năng lập các phương án kinh doanh tốt hơn... nên DN mới có thể vay vốn trung-dài hạn từ ngân hàng nhiều hơn. DN làm ăn tốt nên bắt đầu chú trọng đến công nghệ, tăng hàm lượng kĩ thuật trong mỗi sản phẩm, từ đó cũng sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng mở rộng cho vay cũng giúp cho DN có đủ vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm và quy mô kinh doanh, từ đó tạo đà cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các DNVVN thiếu vốn trung-dài hạn vẫn còn rất nhiều. Các NHTM chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tuy có tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu về vốn trung-dài hạn cho DNVVN. 2.3.1.3 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN Qua các năm cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ DNVVN thì dư nợ đối với từng loại hình DNVVN cũng tăng theo. DNVVN đang ngày một phát triển mạnh mẽ, tính cho đến cuối năm 2007, số lượng DNVVN chiếm khoảng 97% tổng số DN trên cả nước. Trong những khách hàng DN của Techcombank thì khách hàng là DNVVN cũng chiếm đến khoảng 80% trong tổng số. Chính vì vậy các ngân hàng luôn tìm cách mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng này. Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ DNVVN 2110 100 3114 100 8986 100 Công ty TNHH 535 25,4 692 22,2 2348 26,1 Công ty CP 547 25,9 793 25,5 2137 23,8 DN Tư nhân 495 23,4 778 24,9 1984 22,1 DN Nhà nước 533 25,3 851 27,4 2517 28 (Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH) Nhìn bảng số liệu trên ta thấy được từng loại hình DN có mức dư nợ tương đương nhau. Năm 2005 mức dư nợ gần như được chia đều cho bốn loại DNVVN này, trong đó DN tư nhân có kém hơn 1 chút với dư nợ là 495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,4% trong tổng dư nợ. Sang năm 2006 thì dẫn đầu trong tỷ trọng dư nợ DNVVN là các DN Nhà nuớc ( chiếm 27,4%), sau đó là công ty CP ( chiếm 25,5% ), thấp hơn một chút là DN Tư nhân ( chiếm 24,9% ) và cuối cùng là công ty TNHH (chiếm 22,2% thấp hơn so với tỷ trọng của loại hình DN này trong năm 2005 là 25,4 % ). Đến năm 2007, tỷ trọng đối với từng loại DN lại có sự thay đổi một chút. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là DN Nhà nước: chiếm 28%, chiếm tỷ tọng lớn thứ hai là công ty TNHH: chiếm 26,1%, công ty CP chiếm 23,8% và cuối cùng là DN Tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất với 22,1%. Như vậy ta thấy bốn loại hình DN có tỷ trọng gần bằng nhau trong tổng dư nợ, chênh lệch dư nợ đối với từng loại hình DN là không đáng kể. Để có thể hình dung được rõ ràng hơn về dư nợ cũng như tỷ trọng của từng loại hình DN ta xem xét biểu đồ sau: Biểu đồ 2.6: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN Trên thực tế, trong tổng số lượng khách hàng DNVVN thì DN Nhà nước chiếm rất ít, chủ yếu là các công ty CP, công ty TNHH và DN Tư nhân. Tuy số lượng ít nhưng về dư nợ hay tỷ trọng dư nợ thì DN Nhà nước vẫn tương đương với ba loại hình DN còn lại. Điều này chứng tỏ rằng khu vực DN Nhà nước vẫn được ưu tiên hơn. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì Nhà nước và Chính Phủ cần dỡ bỏ mọi rào cản, tạo điều kiện thương mại bình đẳng, tự do cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Về phía các ngân hàng, do vẫn còn tâm lý e ngại trước các DN ngoài quốc doanh, e ngại về khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo, trình độ quản lý... Nhưng trên thực tế cho thấy rất nhiều DN ngoài quốc doanh có tình hình tài chính tốt hơn những DN Nhà nước, khả năng trả nợ vay ngân hàng cũng cao hơn. Do vậy ngân hàng nên xem xét kĩ và tạo thuận lợi hơn cho khu vực DN ngoài quốc doanh. Đối với Techcombank chiếm đa số khách hàng DNVVN là công ty CP, công ty TNHH và DN tư nhân nên nếu mở rộng cho vay đối với những DN này, chắc chắn ngân hàng sẽ có một nguồn thu lãi lớn, góp phần nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và lợi nhuận của toàn ngân hàng. 2.3.1.4 Doanh số thu lãi Sự tăng trưởng rất nhanh và mạnh của hoạt động huy động vốn năm 2007 tạo nguồn để Techcombank tăng trưởng tín dụng đáng kể trong năm vừa qua. Tổng dư nợ toàn ngân hàng tăng gấp gần 3 lần so với năm 2006, vì vậy doanh thu từ lãi cũng tăng lên rất nhiều trong năm này. Chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng doanh số thu lãi trong ba năm gần đây qua bảng số liệu sau : Bảng 2.8: Doanh số thu lãi Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động Tín dụng 485 100 742 100 1 464 100 Cho vay DNVVN 364 75 571,4 77 1119,3 81,5 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH) Năm 2006 doanh thu từ lãi chỉ tăng 257 tỷ, tăng 53% so với 2005 thì năm 2007 tăng những 722 tỷ so với năm 2006 và tăng 97% so với thu lãi từ hoạt động tín dụng của năm 2006. Như đã nói ở trên, DNVVN chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng DN của Techcombank, và đây cũng là đối tượng chính mang lại doanh số thu lãi cho ngân hàng. Tỷ trọng doanh số thu lãi của DNVVN trong tổng số doanh thu lãi tăng dần qua các năm, năm 2005 tỷ trọng doanh số thu lãi DNVVN chiếm 75% trong tổng số thì đến năm 2006 tăng lên 77% và đặc biệt tăng lên 81,5% trong năm 2007. Ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.7: Doanh số thu lãi Năm 2007 là năm có doanh số thu lãi lớn nhất cho cả hoạt động tín dụng và lớn nhất đối với DNVVN. Doanh số thu lãi cũng có thể phản ánh mức độ mở rộng cho vay. Ngân hàng cho vay nhiều thì sẽ thu lãi được nhiều hơn. Riêng trong năm 2007, doanh số thu lãi với DNVVN đã chiếm 81,5% trong tổng doanh số thu lãi của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, với khả năng nguồn vốn huy động được, Techcombank còn có thể đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu vốn của DNVVN, tương xứng với khả năng huy động vốn của mình. DNVVN trong năm 2008 hay trong giai đoạn 2008-2010 vẫn là đối tượng khách hàng được Techcombank chú trọng. Trong cơ cấu tổ chức, Techcombank đã có riêng một khối là Khối dịch vụ khách hàng DN, trong dó có Phòng khách hàng DNVVN, thực hiện các giao dịch hay tài trợ cho đối tượng khách hàng là DNVVN. Chuyên môn hoá trong khâu quản lý và nghiệp vụ giúp cho Techcombank ngày càng nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng khi cấp tín dụng và đơn giản được một số bước trong quy trình cấp tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vay. 2.3.1.6 Dư nợ cho vay phân theo nhóm sản phẩm lớn Nếu phân chia theo nhóm sản phẩm ngân hàng cho DNVVN vay thì sản phẩm mà các DN vay nhiều nhất là vay vốn lưu động và vay bất động sản. Dư nợ cho vay vốn lưu động năm 2007 tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2005 và gấp gần 3 lần so với năm 2006. Dư nợ về cho vay bất động sản cũng rất lớn, trong một vài năm trở lại đây có nhiều ‘cơn sốt’ đất diễn ra đã thu hút một lượng vốn lớn vào thị trường bất động sản. Do vậy, các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng có con số dư nợ với hình thức cho vay này khá cao. Bảng 2.9: Dư nợ cho vay DNVVN phân loại theo nhóm sản phẩm lớn Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ DNVVN 2110 100 3114 100 8986 100 Cho vay vốn lưu động 798 37,82 1087 34,9 3475 38,67 Cho vay tài trợ XNK 206 9,76 404 12,97 1044 11,61 Cho vay bất động sản 589 27,9 970 31,14 2980 33,16 Cho vay khác 508 24,52 653 20,99 1487 16,56 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH) Các DNVVN luôn có nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên dư nợ cho vay vốn lưu động là sản phẩm ngân hàng được nhiều khách hàng là DNVVN sử dụng nhất. Chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong số đó là cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Dư nợ với hình thức này năm 2005 chỉ có206 tỷ, năm 2006 là 404 tỷ và năm 2007 là 1044 tỷ. Những con số này cũng cho thấy một thực trạng của DNVVN ở Việt Nam là it có quan hệ giao thương, buôn bán với nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu chưa thực sự phát triển. Nhiều DN chưa chuẩn bị cho mình thông tin, kiến thức cơ bản về quá trình quốc tế hoá, một số DN còn chưa nghĩ đến vấn đề này và chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh trong nước. Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới, các DN cần trang bị cho mình nhìều hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Ta sẽ thấy rõ hơn về tỷ trọng từng nhóm sản phẩm lớn trong cơ cấu cho vay DNVVN qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm sản phẩm lớn. 2.3.1.7 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ Việc phân chia nhóm nợ đối với từng khhoản vay giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn, trích lập dự phòng chính xác hơn từ đó nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Techcombank cũng đã rất chú trọng đến vấn đề rủi ro tín dụng nên đã thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro trong năm 2007. Linh hoạt trong quy trình cho vay nhưng vẫn đảm bảo khách hàng có khả năng trả nợ cao nên trong những năm gần đây, Techcombank luôn có tỷ lệ nợ loại một cao trong tổng dư nợ. Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ DNVVN 2110 100 3114 100 8986 100 1.Nợ loại 1 973 46,11 1467 47 7690 85,57 2.Nợ loại 2 556 26,35 721 23,15 620 6,9 3.Nợ loại 3 430 20,38 569 18,27 234 2,6 4.Nợ loại 4 121 5,73 175 5,62 145 1,61 5.Nợ loại 5 30 1,43 182 5,96 297 3,32 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH) Nhìn bảng trên ta thấy qua các năm tỷ lệ nợ loại 1 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 5 nhóm nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Techcombank khá tốt. Nợ loại 5 chiếm tỷ trọng khá lớn trong năm 2006 là 5,96% , tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống còn 3,32 % vào năm 2007. Tín dụng là hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng, và để hoạt động tín dung thực sự hiệu quả thì công tác quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ phải ngày càng được chú trọng. Techcombank đã xây dựng một chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng hợp lí , do vậy trong những năm trở lại đây tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm đi đáng kể. Biểu đồ 2.9: Dư nợ DNVVN phân theo nhóm nợ. Năm 2006, việc thành lập phòng Quản trị ruit ro Hội sở được xem là bước đầu tiên quan trọng trong việc thống nhất quản lý toàn bộ rủi ro, thì năm 2007, việc thành lập khối Tín dụng và Quản trị rủi ro của Techcombank trên cơ sở tư vấn của HSBC được coi như bước phát triển hoàn tất về cơ cấu tổ chức cho công tác quản trị rủi ro của Techcombank. Với việc thành lập khối đã giúp ban điều hành có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn ngân hàng. Đây là một lý do quan trọng cho con số 85, 57% nợ loại 1 trong năm 2007, mặc dù 2007 là năm Techcombank tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỚI DNVVN TẠI TECHCOMBANK. 3.1 Định hướng cho vay đối với DNVVN tại Techcombank 3.1.1 Định hướng phát triển DNVVN ở nước ta. Các chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng DNVVN có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia nói chung, đặc biệt là với những nước có nền kinh tế phát triển như Việt Nam nói riêng. Lực lượng các DNVVN vừa khai thác được tiềm năng vốn có trong dân, mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội lại vừa giúp tăng ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, từ năm 1986 khi Nhà nước chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần cho đến nay việc phát triển DNVVN luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm. Và Nhà nước coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO thì vấn đề cạnh tranh của DNVVN là vấn đề thực sự cấp bách, cần được sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước và Chính Phủ. Trong những năm trở lại đây Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho các DNVVN hoạt động. Đó là một số văn bản như Luật DN, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập DN… DNVVN được hưởng một số ưu đãi theo những Luật này như sau: Theo Luật khuyến khích đầu tư: “DNVVN được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất với mức từ miễn tiền thuê đất trong 3 năm đến miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.” Theo Luật thuế thu nhập DN: “ Các DNVVN được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN từ miễn thuế thu nhập DN trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập DN phải nộp trong 2 năm tiếp theo đến miễn thuế thu nhập DN trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập DN phải nộp trong 9 năm tiếp theo tuỳ ngành nghề, địa bàn đầu tư và số lượng lao động sử dụng “. Ngoài ra các DNVVN còn được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu. DNVVN được ưu tiên phát triển trong một ngành có lợi thế cho sự phát triển kinh tế như: các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế hàng nhập khẩu, có tính cạnh tranh cao, sản xuất nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các DN lớn… Bên cạnh những văn bản pháp luật thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước với DNVVN thì Chính Phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay DNVVN như: Nghị định số 178/199/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng và đã được sửa đổi bằng Nghị định số 85/2002/NĐ-CP, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Theo quy định tại Nghị định về trợ giúp phát triển DNVVN, Chính Phủ đã chỉ đạo chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiếp cận thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá; trợ giúp các DNVVN mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Để hỗ trợ vốn cho các DNVVN, Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/2/2001 về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN. DNVVN có dự án đầ tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay; có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay; không có các khoản nợ thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại tổ chức tín dụng. Ngoài những quy định của Nhà nước và Chính Phủ thì cơ quan có tác động trực tiếp đến hệ thống NHTM là NHNN cũng đã ban hành một loạt các văn bản qui định hoạt động cho vay đối với các DN trong đó có DNVVN bao gồm: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định này đã được sửa đổi bằng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN; Quyết định số 992/2001/QĐ-NHNN về mức cho vay không có bảo đảm của NHTM Cổ phần và Ngân hàng liên doanh; Quyết định số 993/2001/QĐ-NHNN về mức cho vay không có bảo đảm của NHTM Nhà nước, Quyết định 456/2002/QĐ-NHNN về cơ chế lãi suất thoả thuận… Quyết định 456 về cơ chế lãi suất thoả thuận đã cho phép các NHTM tự quyết định mức lãi suất cho vay trên cơ sở tự thoả thuận với khách hàng theo quy định của NHNN. Đây là một quyết định khá quan trọng, giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay, chủ động trong việc xây dựng chính sách lãi suất hợp lí với nhiều đối tượng DN trong đó có DNVVN, từ đó có thể mở rộng cho vay đối với DNVVN. Ngoài ra NHNN còn ban hành chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 21/5/2003 trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Những văn bản qui phạm pháp luật được Nhà nước, Chính Phủ và NHNN ban hành ra cho thấy một điều DNVVN ngày càng được chú trọng phát triển. Để có thể phát triển hiệu quả thì DNVVN cần một hành lang pháp lý qui định cho những hoạt động của mình. Định hướng phát triển DNVVN trong giai đoạn tới cũng là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phải hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới, do đó DNVVN phải thực hiện đổi mới mạnh mẽ, toàn diện từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ, đến trình độ cán bộ quản lý và nhân viên. 3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN tại Techcombank Mục tiêu của Techcombank đến năm 2010 là thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đề ra Techcombank đã có những kế hoạch, định hướng cụ thể trong thời gian tới. Định hướng đối với hoạt động tín dụng nói chung trong đó có định hướng tín dụng đối với DNVVN là một phần rất quan trọng trong định hướng chung của ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng được TGĐ ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Techcombank và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Techcombank. Trong giai đoạn 2005-2010, các nội dung chính trong định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng gồm: * Sản phẩm hiện tại, thị trường hiện tại Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu hiện tại của Ngân hàng thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có Đối với tín dụng tiêu dùng Tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt. Thúc đẩy việc bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện có, trong đó chú trọng đặc biệt vào các sản phẩm thẻ và tài trợ mua nhà và nua ô tô trả góp. Đối với tín dụng đầu tư cá nhân Phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập cao, trẻ tuổi và thành đạt. Thúc đẩy việc cho vay đầu tư chứng khoán niêm yết và cổ phần của các DN cổ phần hoá. Đối với tín dụng hộ cá thể Phát triển các nhóm khách hàng là các hộ kinh doanh cá thể tại các đô thị lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng có hoạt động ổn định, kinh nghiệm kinh doanh lâu đời. Thúc đẩy việc cho vay bằng sản phẩm ứng tiền nhanh. Đối với tín dụng doanh nghiệp Phát triển các nhóm khách hàng hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt. Trong đó đặc biệt chú trọng đến: Các DN tư nhân vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu Các DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các khu Công nghiệp. Các tổng công ty 90, 91 và các công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty này. Các DN nhà nước nhỏ và vừa đã thực hiện cổ phần hoá Các DN nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả có tổng doanh thu từ 0,5 đến 100 tỷ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn hoặc bằng 30 tỷ. Thúc đẩy việc cung cấp tín dụng để tài trợ xuất nhập khẩu, các hoạt động sản xuất, chế biến tạo giá trị gia tăng lớn thông qua các sản phẩm tín dụng hiện có như: tín dụng vốn lưu động theo món hoặc theo hạn mức, thấu chi DN và các hình thức cấp tín dụng trung dài hạn. * Sản phẩm hiện tại, thị trường mới Mở rộng thị trường hoạt động thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước trong đó chú trọng vào các thành phố lớn và các vùng phụ cận. * Hoàn thiện và mở rộng tuyến sản phẩm hiện tại Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hoá thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng. Tiếp tục mở rộng tuyến sản phẩm hiện có nhằm củng cố vị trí của Ngân hàng trong các thị trường mục tiêu hiện tại, đáp ứng tốt hơn với điều kiện cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng thị trường mục tiêu. * Tăng cường đào tạo Tăng cường đào taộ chuyên viên khách hàng và các cá nhân tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích tính cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng cho thấy trong giai đoạn tới Techcombank vẫn đặc biệt chú trọng đến các DNVVN, thúc đẩy cấp tín dụng cho DNVVN thông qua các sản phẩm tín dụng đa dạng. Khi ngân hàng mở rộng thị trường, đưa sản phẩm của mình ra thị trường mới cũng sẽ thu hút thêm nhiều DNVVN đến vay vốn ngân hàng hay việc hoàn thiện sản phẩm, mang đến nhiều tiện ích cho cả khách hàng và ngân hàng cũng giúp cho Techcombank mở rộng thị phần đối với các DNVVN. 3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN tại Techcombank 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. Marketing ngân hàng là hoạt động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời có các biện pháp kích cầu để khách hàng sử dụng sản phẩm ngân hàng nhiều hơn. Marketing ngân hàng không chỉ tác động vào môi trường vật chất mà còn tác động cả vào môi trường tinh thần của con người. Hoạt động này luôn phải nhanh chóng thay đổi theo sự thay đổi của thị trường và đảm bảo được mục tiêu cuối cùng là tăng khả năng sinh lợi, tăng sức mạnh trong cạnh tranh, an toàn trong kinh doanh. Có thể nói đây là mục tiêu mà tất cả các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng đều hướng tới. Trong định hướng phát triển thời gian tới, Techcombank đã chú trọng đặc biệt đến đối tượng khách hàng là DNVVN, vì vậy hoạt động Marketing cũng cần tập trung vào đối tượng này. Để có thể thực hiện tốt hoạt động Marketing thì ban đầu phải xác định được những loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung ứng cho DNVVN, ví dụ như Techcombank cung cấp các sản phẩm về thấu chi DN, cho vay vốn lưư động, cho vay trung-dài hạn... Những loại sản phẩm, dịch vụ này được xác định thông qua hình thức nghiên cứu thị trường: từ việc nghiên cứu tập tính, thói quen, nhu cầu, đặc điểm của các DNVVN, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của DNVVN như môi trường kinh tế, văn hoá, môi trường tự nhiên... đến khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình và của các ngân hàng khác. Từ đó ngân hàng sẽ tìm hiểu được từng loại sản phẩm phù hợp với từng loại hình DNVVN hoặc phù họp trong từng thời kì... Đối với từng loại sản phẩm ngân hàng sẽ phải xây dựng chính sách lãi suất và chính sách cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng- DNVVN. Marketing ngân hàng còn phải thể hiện tính sáng tạo nhất là trong việc tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm, đưa các sản phẩm và dịch vụ đến với DNVVN. Thường chỉ những DNBVVN ở những thành phố lớn mới có những hiểu biết nhất định và hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mà mình sử dụng. Những điều này đối với DNVVN ở các vùng xa thì khó khăn hơn do điều kiện cập nhật thông tin khó hơn. Vì vậy Marketing ngân hàng vừa tạo ra tính độc đáo, khác lạ của ngân hàng lại vừa tạo ra sự tin tưởng, an toàn về ngân hàng mình. Hơn thế nữa, Marketing ngân hàng còn cần đưa sản phẩm đến DNVVN ở tất cả những nơi Techcombank mở chi nhánh, tuyên truyền cho DNVVN hiểu về ngân hàng mình, về các sản phẩm và dịch vụ mà DNVVN có thể sử dụng. Như vậy cho vay với DNVVN sẽ được mở rộng hơn. 3.2.2 Cải tiến quy trình cho vay đối với các DNVVN. Một khó khăn đối với các DNVVN ở nước ta hiện nay khi vay vốn ngân hàng là thủ tục rườm rà, phức tạp, nhiều DN vay vốn không hiểu rõ được quy trình cho vay, chính vì thế mà các DN cũng khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Techcombank không chỉ cần một mức lãi suất có thể cạnh tranh với các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác mà còn cần cung cấp cho khách hàng nói chung, các DNVVN nói riêng một cách tốt nhất về những sản phẩm, dịch vụ của Techcombank. Vừa để tạo thuận lợi cho DVVVN có thể vay vốn nhiều hơn, vừa để tăng thu lãi từ hoạt động cho vay của ngân hàng thì Techcombank cần cải tiến quy trình cho vay phù hợp hơn với đặc điểm DNVVN. Các bước trong quy trình nên đơn giản, dế hiểu để tránh tình trạng DN vay vốn hiểu sai, vận dụng sai. Thủ tục vay vốn cũng nên được điều chỉnh không quá phức tạp, hạn chế một cách thấp nhất thời gian chờ đợi của khách hàng. Ví dụ như với những khoản chi nhánh ngân hàng cho vay mà phải trình duyệt lên Hội sở hay những khoản cho vay Hội sở cần thẩm định lại thì nên thực hiện một cách nhanh nhất để tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Dựa vào những thông tin thu thập được từ phòng Marketing ngân hàng để nắm được nhu cầu thực tế, cùng với những văn bản liên quan đến quy chế cho vay của ngân hàng đưa ra những điều chỉnh hợp lí, kịp thời trong quy trình tín dụng. Việc đổi mới quy trình còn cần cả sự kết hợp của công nghệ hiện đại, trình độ nhân viên để hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn chính xác, tránh sai sót làm mất thời gian của cả hai bên. 3.2.3 Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ với DNVVN Số lượng các DNVVN chiếm khoảng 97% trên tổng số DN trong cả nước, tham gia vào rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau. Mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có những đặc điểm khác nhau như khác nhau về chu kì sản xuất, về tính thời vụ, về thị trường sản phẩm, thời gian thu hồi vốn…Vì vậy nhu cầu về vốn của DNVVN không chỉ là rất lớn mà nhu cầu còn khác nhau tuỳ theo từng DNVV. Các sản phẩm cho vay của ngân hàng vì thế mà cũng cần đa dạng hơn. Các sản phẩm và dịch vụ Techcombank phục vụ cho đối tượng là khách hàng DN cũng có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên để đáp ứng hơn nữa nhu cầu vay vốn của DN đồng thời mở rộng hoạt động cho vay của mình thì Techcombank nên nghiên cứu và đưa ra thêm một số sản phẩm nữa. Bằng việc nghiên cứu thị trường mà ngân hàng có thể hướng tới những DN thuộc ngành nghề nào hay có quy mô vốn như thế nào, có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nào… Các sản phẩm cho vay đơn điệu cũng gây khó khăn cho DN khi sử dụng hình thức vay vốn không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, còn ngân hàng thì gặp khó khăn khi quản lý tiền vay. Do vậy việc đa dạng các sản phẩm cho vay cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. 3.2.4 Chính sách khách hàng Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ của nền kinh tế, đối tượng đến giao dịch với ngân hàng gồm cả cá nhân, DN và các tổ chức tài chính. Vì khối lượng khách hàng nhiều và đa dạng như vậy nên ngân hàng cùng một lúc không thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cả khách hàng. Trong từng giai đoạn, Techcombank phải xác định đúng đối tượng khách hàng mà mình hướng tới, đặc biệt trong hoạt động tín dụng thì việc này vô cùng quan trọng. Khi đã xác định đúng đối tượng khách hàng là các DNVVN thì ngân hàng phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm, giúp khách hàng hiều rõ sản phẩm, những tiện ích mà sản phẩm mang lại để có sự lựa chọn đúng đắn cho DN mình. Ngân hàng còn phải đi thực tế xuống từng DN vay vốn. Đi thực tế giúp cho cán bộ tín dụng nắm được tình hình làm ăn kinh doanh, kết hợp với cả những báo cáo tài chính của DN mà ngân hàng quyết định việc cho vay với DN. Ngoài ra ngân hàng nên có một chính sách lãi suất ưu đãi với DNVVN. Lãi suất là giá cả của khoản vay, lãi suất cao sẽ làm cho chi phí vốn lớn, làm giảm lợi nhuận của DN nhưng nếu lãi suất thấp sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Lãi suất của ngân hàng còn phải theo khung của NHNN, vì vậy lãi suất ưu đãi đối với DNVVN nhưng cũng phải hợp lí và linh hoạt. Thông thường mức lãi suất áp dụng với các DN quốc doanh thường cao hơn với những DN ngoài quốc doanh do tâm lý nhiều ngân nghĩ rằng DN quốc doanh rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên đối với một số DN có tình hình làm ăn tốt, ngành nghề kinh doanh triển vọng, kế hoạch kinh doanh khả thi, quan hệ lâu dài với ngân hàng thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ thấp hơn, như vậy có thể cho những DN này vay với lãi suất ưu đãi. Vay với lãi suất thấp sẽ làm tăng lợi nhuận của DN nên sẽ thu hút được nhiều DN đến vay vốn ngân hàng. Hơn nữa, trong một số dịp mang tính chất kỉ niệm nội bộ ngân hàng có thể đưa ra một số hình thức ưu đãi ngắn hạn cho DNVVN, như vậy vừa tăng thêm hình ảnh ngân hàng, vừa mở rộng được cho vay. 3.2.5 Đào tạo trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng Trong mọi hoạt động, lĩnh vực, ngành nghề kỹ năng con người luôn là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt đối ngành dịch vụ như ngân hàng thì kỹ năng con người lại càng quan trọng. Các chuyên viên khách hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng , hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thẩm định khách hàng, theo dõi, giám sát khách hàng… nên hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng cũng phụ thuộc không nhỏ vào các cán bộ ngân hàng. Những cán bộ ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, làm nghiệp vụ thì trình độ của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Vì vậy trong bất cứ thời kỳ nào trình độ cán bộ ngân hàng cũng phải được chú trọng đào tạo. Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn để nâng cao trình độ cho các cán bộ. Ngoài việc đào tạo về trình độ nghiệp vụ ngân hàng cũng nên đào tạo về tin học, ngoại ngữ, hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm máy tính. Thêm vào đó, ngân hàng cần có những chính sách về lương , thưởng, phụ cấp, bảo hiểm… đối với cán bộ ngân hàng, giúp cho họ yên tâm và thoải mái hơn khi công tác, gắn lợi ích của bản thân họ với lợi ích của ngân hàng. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và Chính Phủ Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân nói chung và các DNVVN nói riêng ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy Nhà nước và Chính Phủ cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể cho các DNVVN phát triển. Thứ nhất, muốn DNVVN phát triển thì những DN này phải có môi trường hoạt động được quy định rõ ràng, cụ thể. Những quy định này thực hiện thông qua nghị định, nghị quyết, quy chế… được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và đặ điểm DNVVN. Tuy nhiên, ở nước ta thường có hiện tượng chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật, đây cũng là một khó khăn trong hoạt động của DNVVN. Nhà nước nên có những biện pháp xử lý để tránh tình trạng này, tạo sự đồng bộ trong hệ thống các văn bản ban hành. Thông qua các văn bản pháp luật ban hành Nhà nước tạo ra cho tất cả các DN nói chung, DNVVN nói riêng một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả, bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần có yêu cầu với những cơ quan quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có DNVVN tạo điều kiện về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về xin cấp phép quyền sử dụng đất để thời gian có mặt bằng sản xuất nhanh hơn. Một số DNVVN không đủ vốn, công nghệ để thực hiện những dự án kinh doanh khả thi thì phải liên kết với những DNVVN khác. Đối với hình thức này Nhà nước cũng cần có những khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường cho sản phẩm, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế. Khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng là một đặc điểm chung của các DNVVN. Do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa cho các DNVVN trong việc vay vốn ngân hàng ví dụ như: nới lỏng các điều kiện về cho vay tín chấp, các điều kiện về tài sản đảm bảo tiền vay… 3.3.2 Kiến nghị với NHNN NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động cho vay của các NHTM, NHNN có thể mở rộng hoặc thắt chặt hoạt động cho vay của các NHTM trong tuỳ từng thời kỳ. Do vậy. để mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN thì NHNN cũng cần thể hiện vai trò của mình hơn nữa. NHNN nên có một quy chế cho vay riêng, một quy trình cho vay riêng với DNVVN, như vậy NHNN vừa có thể dễ dàng quản lý lại vừa hỗ trợ cho việc vay vốn của DNVVN. NHNN cần tăng cường vai trò thanh tra, giám sát với các NHTM. Hơn nữa tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, về phẩm chất cho các cán bộ để công tác thanh tra, giám sát được chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, NHNN cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ thông qua điều chỉnh lãi suất chiết khấu (tái chiết khấu), lãi suất cấp vốn ( tái cấp vốn), về tỉ lệ chuyển kì hạn của nguồn thành tài sản… 3.3.3 Kiến nghị với Techcombank Techcombank cần đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, sử dụng những phần mềm xử lý các hoạt động tín dụng mới nhất để có thể xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Techcombank đã xác định DNVVN là đối tượng khách hàng chính thì nên tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tình hình đặc điểm DNVVN để đưa ra nhiều sản phẩm cho vay DNVVN hơn nữa, đáp ứng nhu cầu vốn lớn của đối tượng khách hàng này. Ngân hàng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh, như vậy vừa phòng ngừa rủi ro vừa nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên tổ chức cho nhân viên những khoá học ngắn hạn ở trong hoặc ngoài nước, nhất là đối với cán bộ tín dụng để nâng cao nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm. 3.3.4 Kiến nghị với DNVVN Mối quan hệ giữa ngân hàng với DN là mối quan hệ tương hỗ, tỷ lệ thuận. Nếu hệ thống các ngân hàng phát triển thì có khả năng cho DN vay nhiều hơn và ngược lại nếu các DN làm ăn kinh doanh có hiệu quả, quan hệ vay-trả với ngân hàng tốt thì DN có thể vay vốn nhiều hơn và giúp ngân hàng tăng lợi nhuận. Như vậy ta thấy rằng ngân hàng và DN hỗ trợ lẫn nhau, do đó việc mở rộng cho vay không chỉ phụ thuộc nhiều vào ngân hàng mà cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào các DNVVN. Các DNVVN nên chú trọng hơn đến việc đào tạo tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động, trình độ quản lý cho những lãnh đạo. Riêng đối với bộ phận lãnh đạo chủ chốt của DN cần phải có cả kỹ năng lập và phân tích dự án. Khi lập ra một dự án phải có đầy đủ về giá thành, doanh thu, chi phí, thời gian thu hồi vốn… để ngân hàng thấy được tính khả thi của dự án. Thêm một yếu tố để ngân hàng tin tưởng các DNVVN hơn là báo cáo tài chính các năm của DN phải chính xác, phản ánh đúng thực tế tình hình DN, không nên lập các báo cáo mang tính hình thức để có thể vay vốn ngân hàng. Như vậy, ngân hàng sẽ tin tưởng DN hơn và muốn cho DN vay hơn, từ đó mở rộng cho vay. KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu về thực tế trong thời gian thực tập tại Techcombank, kết hợp với lý thuyết đã được học ở nhà trường, chuyên đề đã đưa ra một cách khái quát nhất về đặc, điểm, vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường và thực trạng của DNVVN ở Việt Nam, từ đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa DNVVN với ngân hàng trong xu hướng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN. Ngân hàng TMCP Techcombank với việc thực thi chủ trương của Đảng và Nhà nước, với định hướng phát triển của nền kinh tế, đã nhanh chóng chuyển cơ cấu đầu tư hướng vào các DNVVN. Tuy nhiên mở rộng hoạt động cho vay DNVVN là một vấn đề không chỉ Techcombank mà các cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN, NHTM cũng cần nghiên cứu để rút ra những phương thức cho vay, quy trình cho vay hợp lí, hạn chế được rủi ro. Do hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như hạn chế về thời gian nên những vấn đề em đưa ra không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS-TS Đào Hùng và các anh chị nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp đã giúp em có đầy đủ thông tin, số liệu để hoàn thành đề tài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình NHTM: PGS-TS Phan Thị Thu Hà- ĐH Kinh tế quốc Dân - Tạp chí Ngân hàng - Tạp chí Thị trường Tài chính- Tiền tệ - Giáo trình Quản trị NHTM- Peter S.Rose - Sổ tay tín dụng Techcombank - Sổ tay sản phẩm Techcombank - Báo cáo thường niên Techcombank - Báo cáo kết quả kinh doanh Techcombank - Nhiều tài liệu khác liên quan đến thực trạng DNVVN ở Việt Nam và hoạt động cho vay DNVVN ở các NHTM khác. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại DN: Doanh nghiệp DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ VND: Việt Nam Đồng CVKH: Chuyên viên khách hàng Công ty CP: Công ty cổ phần Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Phòng KHTH: Phòng kế hoạch tổng hợp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐÒ Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam 17 Bảng 1.2: Phân loại DNVVN ở Nhật Bản 17 Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn qua ba năm gần đây: 45 Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng huy động vốn từ DN 2006 46 Bảng 4: Tình hình tín dụng qua ba năm gần đây 47 Biêủ đồ 2.2: Cơ cấu cho vay với doanh nghiệp 2006 50 Bảng 2.3: Một số kết quả trong công tác phát hành và thanh toán thẻ 52 Bảng 2.4: Những chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm gần đây: 54 Biểu đồ 3: Biểu đồ về sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm 55 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng. 58 Biểu đồ 4: Biểu đồ dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng. 59 2.3.1.2 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 61 Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 61 Biểu đồ 5: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 62 Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN 63 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN 64 Bảng 2.8: Doanh số thu lãi 65 Biểu đồ 2.7: Doanh số thu lãi 66 Bảng 2.9: Dư nợ cho vay DNVVN phân loại theo nhóm sản phẩm lớn 67 Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm sản phẩm lớn. 68 Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ. 69 Biểu đồ 2.9: Dư nợ DNVVN phân theo nhóm nợ. 70 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam.............................17 Bảng 1.2 Phân loại DNVVN ở Nhật Bản............................................17 Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn qua ba năm gần đây...........................45 Bảng 2.2 Tình hình tín dụng qua ba năm gần đây...............................47 Bảng 2.3 Một số kết quả trong công tác phát hành và thanh toán thẻ..52 Bảng 2.4 Những chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm gần đây........54 Bảng 2.5 Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng..................58 Bảng 2.6 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn...........................61 Bảng 2.7 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN.................63 Bảng 2.8 Doanh số thu lãi.....................................................................65 Bảng 2.9 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm sản phẩm lớn.......67 Bảng 2.10 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ......................69 Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng huy động vốn từ DN 2006....................46 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay với DN 2006...........................................50 Biểu đồ 2.3 Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm........55 Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng..............59 Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn........................62 Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN.............64 Biểu đồ 2.7: Doanh số thu lãi................................................................66 Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm sản phẩm lớn...68 Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay DNVVN phâm theo nhóm nợ...................69 Sơ đồ cho vay thấu chi...........................................................................12 Sơ đồ cho vay trực tiếp từng lần............................................................13 Sơ đồ cho vay theo hạn mức..................................................................14 Sơ đồ cho vay luân chuyển.....................................................................15 Sơ đồ cho vay gián tiếp..........................................................................16 Sơ đồ tổ chức..........................................................................................41 Sơ đồ mạng lưới.....................................................................................45K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28514.doc
Tài liệu liên quan