Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX

Khi nền kinh tế của đất nước trên đà phát triển theo hướng ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thì sẻ tạo ra thuận lợi cũng như có nhiều hơn các cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Dược MEDIPLANTEX nói riêng. Bên cạnh đó mức độ cạnh tranh cũng như sự biến động của thị trường chắc chắn sẻ tăng lên, hội nhập vào kinh tế quốc tế sẻ kéo theo nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thừa tiềm năng cũng như tiềm lực xâm nhập vào thị trường trong nước trực tiếp cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra khi mức sống của người dân tăng thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa cũng sẻ cao hơn,.v.v. Đây chính là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Riêng với doanh nghiệp MEDIPLANTEX thì bên cạnh những thành công đã đạt được cần phải nỗ lực nhiều hơn để vừa giữ vững được thị trường hiện tại vừa có thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh của bản thân. Đó sẻ là những thách thức không nhỏ đối với quá trình hoàn thiện và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động bán hàng, kênh phân phối, . Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước như : Thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, chính sách thuế . Do đó, đổi mới kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty .

doc99 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty thực hiện đầy đủ 4 báo cáo bắt buộc: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng 20: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2005-2006 (nguồn : Phòng Tài chính- Kế toán). (đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2005 so 2004 Số tiền(±) Tỷ lệ% (±) I- Tổng doanh thu 440.735.658.077 474.458.246.678 33.722.588.601 7,65 (Gồm: DT hàng XK) 30.353.332.751 32.685.139.465 2.331.806.714 7,68 II- Các khoản giảm trừ DT: 5.022.488.386 33.297.833 -4.989.190.553 -99,34 Giá trị hàng bán trả lại 4.955.623.850 150.000 -4.955.473.850 -100,00 Giảm giá hàng bán 2.744.808 7.174.337 4.429.529 161,38 - Thuế DT & XK phải nộp 24.119.728 25.973.496 1.853.768 7,69 1. Doanh thu thuần 435.713.169.691 474.424.948.845 38.711.779.154 8,88 2. Giá vốn hàng bán 404.576.076.801 440.755.205.483 36.179.128.682 8,94 3. Lãi gộp 31.137.092.890 33.669.743.362 2.532.650.472 8,13 4. Chí phí bán hàng 10.954.969.733 11.134.496.314 179.526.581 1,64 5. Chi phí QL DN 10.452.753.446 8.922.551.590 -1.530.201.856 -14,64 6. Lãi thuần từ HĐ KD 9.729.369.711 13.612.695.458 3.883.325.747 39,91 7. Lãi từ hoạt động TC 1.089.336.221 542.950.890 -546.385.331 -50,16 + TN hoạt động TC 1.547.961.889 2.443.986.568 2.443.986.568 57,88 - CP hoạt động TC 458.625.668 1.901.035.678 1.442.410.010 314,51 8. Lợi nhuận khác -11.940.358 -26.028.253 -14.087.895 117,99 + Các khoản TN khác 3.420.000 0 -3.420.000 -100,00 Chi phí khác 15.360.358 26.028.253 10.667.895 69,45 9. Lợi nhuận trước thuế 10.806.765.574 14.129.618.095 3.322.852.521 30,75 10. Thuế thu nhập DN 184.455.956 596.293.066 411.837.110 223,27 11. Lợi nhuận sau thuế 10.622.309.618 13.533.325.029 2.911.015.411 27,40 bảng 21: Bảng cân đối kế toán : Bảng Cân Đối Kế Toán 2 năm 2005-2006 (trích) (Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán) (đơn vị tính :VNĐ) Tài Sản Số đầu năm Số cuối năm Cuối năm so đầu năm Số tiền(±) Tỷ lệ%(±) A-TSLĐ & ĐTNH 211.314.157.435 252.659.122.944 41.344.965.509 19,57 I- Tiền 6.282.131.876 7.748.650.749 1.466.518.873 23,34 1.Tiền mặt tại quỹ 654.057.456 2.065.182.031 1.411.124.575 215,75 2.Tiền gửi ngân hàng 5.628.074.420 5.680.288.793 52.214.373 0,93 3.Tiền đang chuyển 3.179.925 3.179.925 II-Các khoản phải thu: 94.938.858.683 116.962.933.258 22.024.074.575 23,20 1. Phải thu khách hàng 83.355.872.041 96.907.823.844 13.551.951.803 16,26 2.Trả trước cho người bán 9.760.072.323 6.592.190.615 -3.167.881.708 -32,46 3.Thuế GTGT được khấu trừ 1.789.351.740 2.132.773.734 343.421.994 19,19 4. Phải thu nội bộ 114.969.574 10.851.284.156 10.736.314.582 5.Các khoản phải thu khác 328.036.755 478.860.909 150.824.154 45,98 6.Dự phòng P.Thu khó đòi -409.443.750 409.443.750 -100,00 IV-Hàng tồn kho: 108.196.417.815 124.160.525.282 15.964.107.467 14,75 V-Tài sản lưu động khác: 624.237.132 788.550.632 164.313.500 26,32 VI-Chi sự nghiệp: 1.272.511.929 2.998.463.023 1.725.951.094 135,63 B- TSCĐ & ĐTDH: 11.879.081.799 16.756.530.482 4.877.448.683 41,06 I- TSCĐ: 11.879.081.799 16.756.530.482 4.877.448.683 41,06 1. TSCĐ hữu hình 11.879.081.799 16.756.530.482 4.877.448.683 41,06 Nguyên giá 24.901.772.376 31.686.093.641 6.784.321.265 27,24 Giá trị HMLK 13.022.690.577 14.929.563.159 1.906.872.582 14,64 TỔNG TÀI SẢN 223.193.239.234 269.415.653.426 46.222.414.192 20,71 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm Cuối năm so đầu năm Số tiền(±) Tỷ lệ%(±) A- NỢ PHẢI TRẢ : 203.589.765.584 242.998.617.546 39.408.851.962 19,36 I- Nợ ngắn hạn: 200.616.268.439 240.825.120.401 40.208.851.962 20,04 1.Vay ngắn hạn 160.447.741.980 173.529.040.068 13.081.298.088 8,15 2.Phải trả người bán 35.576.831.072 56.980.599.123 21.403.768.051 60,16 3. Người mua ứng trước 5.976.785.580 8.495.246.779 2.518.461.199 42,14 4.Thuế & khoản nộp NS -5.357.807.107 -7.024.307.202 -1.666.500.095 31,10 5. Phải trả CNV 11.941.606 -11.941.606 -100,00 6.Phải trả, phải nộp khác 3.960.775.308 8.844.541.633 4.883.766.325 123,30 II- Nợ dài hạn: 2.973.497.145 2.173.497.145 -800.000.000 -26,90 B-NGUỒN VỐN NGƯỜI SỞ HỮU 19.603.473.650 26.417.035.880 6.813.562.230 34,76 I- Nguồn vốn quỹ 17.472.658.237 22.409.573.998 4.936.915.761 28,26 1. Nguồn vốn KD 16.692.396.719 16.692.396.719 0 0,00 2. Lãi chưa phân phối 470.014.414 2.592.646.029 2.122.631.615 451,61 3. Nguồn vốn ĐTXDCB 2.814.284.146 2.814.284.146 II-Nguồn kinh phí khác 2.130.815.413 4.007.461.882 1.876.646.469 88,07 1.Quỹ khen thưởng, P.Lợi 311.099.658 287.729.658 -23.370.000 -7,51 2.Nguồn KP Sự nghiệp 1.819.715.755 3.399.540.755 1.579.825.000 86,82 3.Nguồn KP đã hình thành TSCĐ 320.191.469 320.191.469 TỔNG NGUỒN VỐN 223.193.239.234 269.415.653.426 46.222.414.192 20,71 ð Nhận xét chung: Phần tài sản: Nhìn chung kể từ khi cổ phần hóa từ cuối năm 2004, công ty đã chú trọng đầu tư mạnh TSCĐ hơn tăng 41,06% tính ở thời điểm cuối năm so với đầu năm 2006. Điều đó thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng hiện nay của thị trường. Phần nguồn vốn: Có một sự thay đổi rõ rệt trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu kể từ khi cổ phần hoá. Phần nguồn vốn quỹ tăng mạnh, các khoản nợ dài hạn cũng như vay dài hạn giảm chứng tỏ khả năng chi trả cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hoá là rất tốt. 2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh : a. Nhận xét chung : Qua báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta nhận thấy tổng lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2006 so với năm 2005tăng thêm một mức khá cao: 27,40%, cụ thể là từ 10.622.309.618 đ lên đến 13.533.325.029đ. Doanh thu năm 2006tăng nhẹ so với năm 2005 cụ thể tăng 7,65% cho thấy hiệu quả của công tác mở rộng mạng lưới bán hàng, thị trường tiêu thụ làm tăng doanh thu hàng bán trong năm. Tuy nhiên, sang năm 2006 thu nhập từ hoạt động tài chính giảm sút mạnh 50% do công tác quản lý chi phí tài chính chưa được tốt. Lợi nhuận sau thuế trong năm 2006 tăng so với năm trước là do công tác sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể, điều đó đã khiến khách hàng thêm tín nhiệm sản phẩm nên số lượng hàng bán bị trả lại trong năm 2006 giảm gần như 100% so với năm trước. Bên cạnh đó, chi phí quản lý bán hàng tăng ở mức hợp lý 1.64% còn chi phí quản lý doanh nghiệp được cải thiện đáng kể khi giảm được 14.64%. Tất cả điều đó cho thấy mục tiêu giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của công ty đã đạt được phần nào thành công. b. Phân tích hiệu quả kinh tế qua các chỉ số sau : v Hệ số lợi nhuận trên doanh thu: = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần bảng 22: biẻu hệ số lợi nhuận trên doanh thu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005 (%) 0,024 0,028 17 Ä Hệ số này phản ánh : 1 đồng doanh thu tạo được 0.024 đồng lợi nhuận, hệ số này ở năm 2006 tăng so với năm 2005 là 17% chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Điều đó cho thấy khả năng quản lý chi phí của công ty nhìn chung là tương đối tốt . Doanh thu thuần v Hệ số quay vòng của vốn = Tổng nguồn vốn bảng 23: biểu so sánh hệ số quay vòng của vốn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005 (%) 1,95 1,76 -9,80 Ä Hệ số này trong 2 năm đều lớn hơn 1, tức 1 năm vốn quay được hơn 1 vòng- một tỷ lệ khá tốt đối với việc sản xuất kinh doanh. Doanh thu và nguồn vốn huy động được trong 2 năm đều tăng, tuy nhiên hệ số này tại năm 2006 nhỏ hơn so với năm 2005 chứng tỏ khả năng quay vòng vốn của năm 2006 không bằng năm 2005. Lợi tức sau thuế v Hệ số lợi nhuận trên vốn = Tổng vốn chủ sở hữu bảng 24: biểu so sánh hệ số lợi nhuận trên vốn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%) 0,54 0,51 -5,46 Ä Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, cụ thể: cứ 1 đồng vốn cổ phần sẽ tạo được 0,54 và 0,51 đồng lợi nhuận vào cuối mỗi năm 2005 và 2006 tương ứng. Hệ số trên đã phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm, doanh thu và tổng vốn cổ phần đều tăng. Tuy nhiên có thể nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của năm 2006 giảm 5,46% so với năm 2005 do tốc độ tăng doanh thu (8,88%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cổ phần (34,76%) sau khi công ty tiến hành cổ phần hoá. 2.2 Bảng cân đối kế toán : a. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản : TSCĐ & Đầu tư dài hạn v Tỷ suất đầu tư = 100 x Tổng tài sản bảng 25: biểu so sánh tỷ suất đầu tư Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%) 5,32 6,22 16,86 Ä Hệ số này cho thấy tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tương đối nhỏ so với quy mô tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ suất đầu tư của năm 2006 tăng 16,86% So với năm 2005 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD, phát triển lâu dài, và thực tế công ty đang và sắp hoàn thành qua trình xây dựng thêm nhà máy mới ở Vĩnh Phúc mang tính chiến lược sau này. b. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn : Nguồn vốn CSH x 100 v Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn biểu 26: biểu so sánh tỷ suất tài trợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%) 8,78 9,81 11,64 Nợ phải trả x 100 v Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn bảng 27: biểu so sánh hệ số nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%) 91,22 90,19 -1,12 Ä Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp là rất thấp, chứng tỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn đa phần là nguồn đi vay từ phía bên ngoài để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp là 91,22% và 90,19% - rất cao, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn bên ngoài nhiều như vậy trong ngắn hạn là tốt chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín và chiếm được lòng tin từ các đối tác, ngân hàng, không cần huy động nguồn vốn vay thêm nữa.Tuy nhiên trong dài hạn thì điều đó là yếu thế vì những rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của bản thân doanh nghiệp sau này. Nhìn chung, tỷ suất tự tài trợ trong năm 2006 tăng 11,64% so với năm 2005 do quá trình cổ phần hoá làm tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, hệ số nợ năm 2006 cũng giảm 1,12% do sang năm 2006 doanh nghiệp được tài trợ bởi nguồn kinh phí sự nghiệp (tăng 86,82% so với năm trước đó) và nguồn vốn quỹ được bổ sung bằng lợi nhuận chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2005 đem lại. Điều đó đã khiến tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 20,71% so năm 2005, và vượt quá tốc độ gia tăng khoản nợ phải trả (là 19,36%).Chính vì vậy mặc dù tỷ lệ nợ có xu hướng tăng nhưng tính trên tổng nguồn vốn thì hệ số nợ năm 2006 vẫn giảm so với năm 2005. c. Phân tích khả năng thanh toán : Tổng tài sản v Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng nợ phải trả bảng 28: biểu so sánh hệ số thanh toán hiện hành Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005(%) 1,10 1,11 1,13 Giá trị thuần của TSLĐ v Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn bảng 29: biểu so sánh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005(%) 1,05 1,04 - 0,40 Tiền + ĐTNH + Các khoản phải thu v Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn bảng 30: biểu so sánh hệ số thanh toán nhanh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005(%) 0,50 0,52 2,64 Hệ số thanh toán hiện hành là tương đối cao (2 năm đều lớn hơn 1) chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là tương đối tốt. Hệ số thanh toán nợ trong ngắn hạn cũng tương đối tốt,hai năm đều có tỷ lệ >1 lần lượt là 1,05 và 1,04. Năm 2006 có hệ số thanh toán giảm 0,4% so với năm 2005 là do sang năm 2006, tổng nợ ngắn hạn tăng 20,04% so với năm 2005 (cụ thể giảm 40.308.451.962đ). Hệ số thanh toán nhanh của 2 năm đều < 1 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là không tốt. Điều đó cũng đã phản ánh phần nào kết quả của việc tài trợ cho tài sản đa phần là từ nguồn vốn vay từ bên ngoài, chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, kém bền vững trong lâu dài. Chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp trong ngắn hạn là mạo hiểm. Hệ số thanh toán nhanh tại năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2,64%. Sở dĩ có được kết quả khả quan hơn là do trong năm 2006 doanh nghiệp đã bổ sung được lượng tiền mặt thêm là 1.466.518.873 đ (tức tăng 23,34% so với năm trước đó) vào quỹ tiền mặt. Bên cạnh đó, do các khoản phải thu năm 2006 tăng lên đáng kể (cụ thể :khoản phải thu khách hàng tăng 16,26% và các khoản phải thu khác tăng 45,98%) khiến hệ số thanh toán nhanh trong năm 2006 được cải thiện rõ rệt . à Tóm lại, qua hai báo cáo tài chính phía trên đã khái quát được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như nhưng kết quả mà công ty CP Dược TW đạt được .Có thể nói, tuy mới bước sang hình thức cổ phần mới gần hai năm, tuy còn có những lúng túng ban đầu với hình thức sở hữu mới nhưng công ty đã dần tìm được cho mình cách thức quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình, tạo được tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo. 3. phân tích tình hình những hoạt động khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: 3.1 tình hình lao động của công ty: Lực lượng lao động luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, nó trực tiếp quyết định thành bại trong việc hoạch định và thực hiện những chính sách mà mỗi công ty đề ra. Hiểu rõ điều đó, ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến vấn đê tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để công ty luôn có được đội hình công nhân viên giàu kĩ năng, có tay nghề và trình độ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Theo số liệu mới nhất 6 tháng đầu năm 2006 công ty có 500 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 2 giáo sư; 2 tiến sĩ; 150 cán bộ trình độ trên đại học; 12 cán bộ trình độ thạc sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2; trên 100 cán bộ đạt trình độ trung cấp và còn lại là sơ cấp. Trong số đó có nhiều người có khả năng ngoại ngữ xuất sắc, trình độ chuyên môn giỏi cùng khả năng đàm phán tốt đã tạo lập cho công ty những mối quan hệ tốt trên thương trường quốc tế và mang về cho công ty những đơn đặt hàng từ phía các đối tác kinh doanh. Hiện giờ tại Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex có 2 hình thức trả lương: Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: được áp dụng chủ yếu đối với bộ phận gián tiếp của Công ty bao gồm: cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, hành chính và các nhân viên phục vụ. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: được áp dụng đối với khối sản xuất trong Công ty bởi vì những công việc này đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau. Căn cứ vào nghị định 197/CP ngày 31/12/94 của chính phủ về tiền lương, căn cứ vào thông tư số 05/2001-TT/LĐTBXH ngày 29/1/2001 và công văn số 4320-TL/LĐTBXH ngày 29/12/1998 của Bộ lao động thương binh và xã hội, công ty có nội dung quy định phương thức trả lương theo nguyên tắc sau: - Thực hiện phân phối theo lao động, tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động của từng người, từng bộ phận. - Căn cứ để phân phối lương là: + Trình độ chuyên môn, bậc lương, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc từng cá nhân. + Làm việc ở đâu được hưởng lương ở đó và tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao. 3.2 Các chính sách đãi ngộ và phúc lợi của công ty Bên cạnh việc chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo công ty cũng luôn quan tâm, chăm sóc đến đời sống tinh thần, nguyện vọng tâm tư của cán bộ CNV trong công ty. Hàng năm, công ty luôn dành những xuất đi học nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước cho những chuyên viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho công nhân viên tiếp tục học tập nâng cao tay nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ, nhằm đào tạo lực lượng lao đông kế cận, mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất vào các vị trí quan trọng. Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, CBCNVC còn được cử đi học các lớp chính trị, cảm tình Đảng, lý luận cao cấp, nâng cao vị trí, bậc lương theo chức vụ và thành tích đạt được. Về đời sống sức khoẻ - tinh thần của CBCNV cũng được quan tâm đáng kể, công ty định kỳ tổ chức khám sức khoẻ cho tất cả CNV, tiến hành mua bảo hiểm 100% cho tất cả mọi người trong công ty. Ngoài ra, công ty thường xuyên phối hợp với Công đoàn tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát, an dưỡng vào dịp hè hay du lịch thăm quan vào đầu xuân mới…Các hoạt động giả trí,giao lưu văn nghệ, hội diễn thể dục thể thao được tổ chức định kỳ đã thu hút đông đảo người lao động tham gia. Tiền lương, thưởng trong tháng, quý, năm các ngày lễ tết được đảm bảo trả đầy đủ theo đúng chế độ đã quy định. Bên cạnh đó, công ty có những chế độ khen thưởng động viên kịp thời những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phục vụ đắc lực công tác sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động cho những cá nhân đã đóng góp. Theo điều lệ BH-XH kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/95 của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành có liên quan đã ban hành, định kỳ công ty nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động theo chế độ quy định: - BHXH: + Công ty đóng 15% quỹ lương cơ bản + Người lao động đóng 5% quỹ lương cơ bản - BHYT: + Công ty đóng 2% quỹ lương cơ bản + Người lao động đóng 1% quỹ lương cơ bản. - KPCĐ: + Công ty đóng 1% quỹ lương cơ bản + Người lao động đóng 1% quỹ lương cơ bản. Bên cạnh nguồn lương chính, CBCNV trong công ty còn được hưởng tiền phụ cấp, gồm các khoản phụ cấp công tác phí, phụ cấp ca 3 và phụ cấp độc hại…Ngoài ra, khi CBCNV nghỉ phép trong mức qui định thì lương phép được bằng 100% mức lương cơ bản. ð Tóm lại, với những chính sách phúc lợi và đãi ngộ mà công ty CP Dược TW đã dành cho CNVC khiến họ thêm tin tưởng, yên tâm phấn đấu lao động sản xuất và nhiệt tình cống hiến trí lực vì lợi ích chung của công ty cũng như bản thân từng người. III. Đánh giá hoạt động kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX 1. Những ưu điểm và thuận lợi 1.1 Những thuận lợi khách quan có được : C Sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, cùng với đó là sự liên doanh liên kết giữa các quốc gia ngày càng nhiều tạo điều kiện cho công ty có thể thực hiện liên doanh liên kết với nhiều công ty khác nhau để mở rộng hoạt động kinh doanh. C Việt Nam ta là đất nước có khí hậu gió mùa nóng ẩm, rất thuận lợi cho sự phát triển của các cây thuốc Nam-Bắc và điều đó trở thành tiềm năng to lớn của nguồn dược liệu trong nước đối với các doanh nghiệp sản xuất cung ứng dược liệu trong đó có Mediplantex. Ban lãnh đạo công ty nhanh chóng nhận ra tiềm năng đó và đã xây dựng chiến lược: nhập cuộc vào thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu dược liệu, tinh dầu, tân dược và hương liệu. Tính đến nay, công ty đã có trong tay hơn 2.000 ha cây dược thảo trong đó có 1.000 ha cây thanh hao hoa vàng-một nguyên liệu tinh dầu quý trong quá trình điều chế thuốc. C Hệ thống văn bản pháp qui về dược được rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Bộ Y tế đã xúc tiến soạn thảo Bộ Luật Dược Việt Nam-là những chuẩn mực trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành Dược Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật lệ chung trong nước và thông lệ quốc tế. Công tác phòng chống thuốc thuốc giả, thuốc kém chất lượng tiếp tục được tiến hành phần nào phát hiện và ngăn chặn được thuốc giả trôi nổi trên thị trường. C Những năm gần đây, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu về dược phẩm cũng ngày càng tăng lên, thị trường sản phẩm tân dược đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tiền thuốc bình quân đầu người ở nước ta hiện nay là 8-10 USD/năm và theo dự báo của các chuyên gia thì trong những năm tới con số này sẽ tăng lên rất nhiều: khoảng 12-15 USD/năm vào năm 2010. Đây là một trong những thuận lợi chung của công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex. C Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng phát triển kéo theo ô nhiễm môi trường nảy sinh nhiều bệnh tật mới lạ và nguy hiểm. Đó tuy là xu hướng xấu của xã hội nhưng lại nghiễm nhiên đem lại cho các công ty sản xuất dược phẩm nói chung và Mediplantex nói riêng thêm cơ hội phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là sự trùng hợp chứ công ty không coi đó như là một thuận lợi mang tính chiến lược để khai thác triệt để. 1.2 Những ưu điểm mang tính chủ quan: C Nhận thấy được nhu cầu thuốc chuyên khoa trong nước là rất lớn cho nên công ty đã sớm xin giấy phép nhập khẩu thuốc từ nước ngoài để đảm bảo cung ứng cho thi trường trong nước. vì thế mà hiện nay công ty đã trở thành là công ty dược nhập khẩu thuốc nước ngoài nhiều nhất việt nam đồng thời cũng là nhà phân phối thuốc nước ngoài, chuyên khoa lớn nhất việt nam. thành công này xuất phát từ nhân thức về cơ hội kinh doanh của ban quản lý doanh nghiệp. hàng năm doanh thu từ nhập khẩu thuốc của công ty là cỡ khoảng 15 triệu USD B Những năm qua, công ty luôn sử dụng tốt đồng vốn được giao (1 phần từ ngân sách nhà nước), báo cáo thanh quyết toán kịp thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn và đầy đủ, liên tục bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận từ việc kinh doanh có hiệu quả hàng năm. B Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý nắm vững trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trẻ khỏe, năng động. Có thể nói, những người có công lớn, đóng góp trực tiếp để đưa dược liệu Việt Nam ra trên 20 nước trên thế giới là đội ngũ nhân viên thông thạo ngoại ngữ, khả năng ngoại giao và am hiểu nhiều về ngoại thương quốc tế. Công ty đã có nhiều kinh nghiệm chinh phục thị trường thế giới, tiếp cận đối tác tìm cơ hội kinh doanh như thông qua các đoàn công tác của Chính phủ, thông qua các thương vụ và đại sứ quán, mạng Internet, tích cực tham gia các triển lãm hoặc tự tổ chức đi.Với những hoạt động trên, công ty đã dần tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường trong và ngoài nước với thành tích đáng nể. Hơn 184 sản phẩm đang lưu hành trong nước với tỷ lệ biệt dược được nâng dần lên, doanh thu đạt 50-70 triệu đồng/năm trong những ngày mới chuyển đổi sang cổ phần nay đã tăng lên gần 500 tỷ đồng/năm, trong đó xuất khẩu đạt trên 2.5 triệu USD/năm. Thương hiệu Mediplantex đã dược nhận danh hiệu “Thương hiệu mạnh năm 2004” và giải thưởng cao quý “Sao Vàng đất Việt năm 2005” B Một điều thuận lợi mà ít công ty khác có được là cách dụng nhân khá “độc” mà Mediplantex đã làm. Đó là việc công ty thường xuyên mời các chuyên gia là các giáo sư, tiến sỹ và chuyên gia giỏi trong ngành đã nghỉ hưu tham gia cộng tác để học hỏi kinh nghiệm của họ. Kho chất xám quý báu này là chỗ dựa vững chắc để công ty tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu và dự án cấp Nhà nước, 3 đề tài cấp Bộ. Bước đầu đã nghiên cứu thành công 2 loại thuốc chống ung thư thay thế hàng ngoại nhập và đề tài bán tổng hợp thuốc sốt rét từ thanh hao hoa vàng đang mang lại hiệu quả tích cực. B Hệ thống chứng từ sổ sách của Công ty tương đối đầy đủ phù hợp với chế độ. Ngoài ra, Công ty còn tự thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách áp dụng cho Công ty mình để phù hợp với cơ cấu ngành dược và tiện lợi hơn trong việc hạch toán. Ngoài ra, việc công ty có sử dụng phần mềm kế toán máy khiến cho khối lượng công việc kế toán của các nhân viên được giảm đi đáng kể. B Với hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, nhiều sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, được cấp chứng chỉ chất lượng tại : Bỉ, Nhật, úc, Hồng Kông…và được tặng huy chương vàng, bạc tại các triển lãm thành tựu kỹ thuật quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. B Vừa mới đây thôi, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO- Một tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới đã kéo theo bao lợi ích kinh tế cho từng các nhân cũng như các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong tương lai không xa nước ta cũng gia nhập khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA. Theo chương trình này, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng sẽ giảm xuống 0%-5%, xoá bỏ các biện pháp hạn định về số lượng, các hàng rào phi thuế quan nhằm khuyến khích mậu dịch trong ASEAN và tăng cường sức cạnh tranh. Tham gia AFTA, hàng hoá Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN khác và ngược lại cánh cửa của thị trường Việt Nam sẽ được mở rộng đón nhận hàng hoá từ các nước ASEAN vào. Vì vậy, nếu biết nắm bắt và tận dụng những cơ hội trên thì công ty sẽ có được những thành công trọn vẹn hơn. 2. Những nhược điểm và khó khăn: 2.1. Khó khăn mang tính khách quan : D Việt Nam những năm gần đây, nền kinh tế tuy đã có những bước tiến khả quan song nhìn chung vẫn là một nước nghèo so với khu vực và toàn cầu, trong khi giá thuốc tân dược dường như là một mặt hành xa xỉ đối với thu nhập bình quân của người dân công chức thông thường. Đây thực sự là vấn đề vĩ mô rất khó cải thiện nếu đứng trên góc độ vi mô của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm như Mediplantex . D Tuy nhận thấy được tiềm năng nguồn dược liệu trong nước nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy để gây dựng được nguồn dược liệu không phải là dễ. Việc trồng trọt luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro từ việc thiếu vốn, thiếu quy hoạch tập trung, thiên tai liên miên đến sự bấp bênh của giá cả thị trường và thiếu những chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước. Vì vậy, các cấp quản lý cùng toàn thể công nhân phụ trách trồng và chăm sóc cây dược liệu vẫn phải đang cố gắng hết sức để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu chất lượng cho quá trình sản xuất sau đó. D Một vấn đề nổi cộm nữa là về sự bành trướng của thuốc ngoại trên thị trường nội địa. Trong nền kinh tế thị trường với xu thế quốc tế hoá, tự do hoá thương mại, cuộc cạnh tranh đang diễn ra hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong nước với nước ngoài. Rõ ràng đây là cuộc đấu không cân sức giữa các công ty, xí nghiệp dược phẩm trong nước với các công ty nước ngoài. Chúng ta thua họ cả về vốn kinh doanh, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, về marketing - đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, về độ đa dạng và chất lượng của sản phẩm... Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex nói riêng và ngành Dược Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với một thực tế là: Thuốc nội đang dần mất vị trí và bị lấn át bởi thuốc ngoại nhập theo nhiều con đường hợp pháp và không hợp pháp. Hiện nay thuốc sản xuất trong nước chỉ mới chiếm được khoảng 35% thị phần thị trường thuốc Việt Nam. Ngay cả đối với một số loại thuốc thông thường giá cả thuốc sản xuất trong nước thấp hơn nhiều so với thuốc ngoại. Điều này có thể hiểu được bởi vì thói quen, tâm lý thích dùng thuốc ngoại từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Và để thay đổi nhận thức này thì không phải là chuyện đơn giản, có thể giải quyết được trong một sớm một chiều. D Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt của thuốc ngoại cũng như thuốc từ các doanh nghiệp cùng ngành, hiện nay công ty còn phải đối mặt với tình trạng thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc quá hạn, thuốc kém chất lượng vẫn được bày bán trên thị trường đã gây ra những thiệt hại to lớn về tài chính cũng như uy tín của những đơn vị sản xuất thuốc chân chính. D sự biến động của đồng tiền như USD, vàng, VNĐ sẻ là khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường xuất nhập khẩu. khi đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén với thị trường tiền tệ để có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn nhằm đảm bảo những thuận lợi nhất cho công ty. 2.2 Nhược điểm mang tính chủ quan : L Có thể dễ dàng nhận thấy bộ máy quản lý của công ty là tương đối cồng kềnh và đồ sộ một cách không cần thiết. ví dụ : Cả bộ phận kế toán chỉ có từ 8 đến 9 phần hành kế toán mà bố trí tới tận gần 30 kế toán viên trong phòng. Trong khi công ty có áp dụng kế toán máy vào công việc hạch toán, tức đã hỗ trợ rất nhiều cho thời gian và công sức của kế toán viên nên việc bố trí nhân lực trên không những làm phức tạp hoá công tác quản lý, gây lãng phí nguồn nhân lực, công việc hạch toán sẽ chồng chéo lên nhau và làm tăng chí phí quản lý của doanh nghiệp hoặc phòng kinh doanh còn thiếu những người năng động năm bắt nhanh thị hiếu của khách hàng cũng như sử thay đổi nhanh của thị trường kinh doanh, chủ yếu vẫn tập trung nhiều ở bộ phận văn phòng – gây lãng phí nguồn lực. bộ máy điều hành còn cồng kềnh... L Mặc dù đã có nhiều cải tiến và nâng cấp trang thiết bị dây chuyền công nghệ là tương đối hiện đại so với các doanh nghiệp đồng ngành khác song vẫn không tránh khởi những hạn chế. Đó là một phần các thiết bị cải tiến chưa đồng bộ giữa các phân xưởng, và so với dây chuyền máy móc sản xuất thuốc tiên tiến trên thế giới thì vẫn còn khiêm tốn, thực trạng đó đã gây khó khăn cho vận hành, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu lớn. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của Mediplantex trên thương trường quốc tế. L Một thức tế nữa là hiện nay hoạt động quảng cáo của công ty chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Các hoạt động quảng cáo phần lớn mới chỉ dựa vào cảm tính, công ty quan sát thị trường rồi đưa ra những quyết định quảng cáo rất đơn điệu cho các mặt hàng. Phương tiện quảng cáo chủ yếu của công ty là báo chí nhưng thời gian không nhiều và không thường xuyên, chỉ tập trung vào những dịp cuối năm hay những dịp đưa sản phẩm mới vào thị trường. Còn các phương tiện truyền hình, phát thanh thì rất ít và nội dung quảng cáo thì tương đối chung chung, nhàm chán không tạo được nhiều ấn tượng. Công ty chưa thực sự chú trọng lắm đến công tác quảng bá sản phẩm khiến cho người tiêu dùng hay nhầm lẫn tên tuổi công ty với các công ty dược khác là điều dễ nhận thấy. L với việc nền kinh tế phát triển nhanh thì mức sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao do đó yêu cầu về chất lượng, mẫu mã chủng loại thuốc cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn, thêm vào đó có nhiều đối thử cạnh tranh trong việc nhập khẩu thuốc và xuất khẩu thuốc cho nên công ty sẻ có nhiều khó khăn trong việc xin giấy phép nhập khẩu thuốc bảng 31: mô hình đánh giá về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX là: CƠ HỘI (O) -Chiến lược phát triển ngành tạo ra hành lang pháp lý cho ngành dược phát triển. -Sự phát triển CNTT và hội nhập thế giới tạo điều kiện cho công ty tìm kiếm đối tác. -Nhu cầu thuốc chuyên khoa, thuốc OTC lớn. -Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng chưa khai thác, đặc biệt là vùng sâu vùng xa... THÁCH THỨC (T) -Khó khăn trong việc xin giấy nhập khẩu. - Hội nhập kinh tế tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp: cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. -Sự biến động của đồng EURO và USD cũng như tình hình lạm phát đồng nội tệ theo chiều hướng tăng lên gây khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu, dược phẩm... ĐIỂM MẠNH (S) -Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và quan hệ tốt với bạn hàng. -Đội ngũ nhân lục đông đảo,có trình độ. -Hệ thống phân phối rộng trải dài trên khắp cả nước -Các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu có uy tín lớn trong thị trường. TỔ HỢP (SO) -Công ty có khả năng kinh doanh trên cả nhóm thuốc chuyên khoa và thuốc biệt dược. -Công ty có điều kiện tốt để khai thác các thị trường tiềm năng. -Mở rộng thị trường ra nước ngoài đặc biệt là nhóm nguyên liệu điều trị sốt rét, tinh dầu. TỔ HỢP (ST) -Công ty cần xây dựng thương hiệu cho riêng mình và cho sản phẩm. -Nên chú trọng đầu tư liên doanh, liên kết tạo ra sản phẩm có chất lượng. ĐIỂM YẾU (W) - Vốn chủ sở hữu ít, hàng tồn kho nhiều. khả năng cạnh tranh của sả phẩm còn thấp. -Khó khăn trong kinh phí cho hoạt động nghiên cứu dự báo và phát triển. TỔ HỢP (WO) -Tận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước trong liên doanh, liên kết, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. -Huy động nguồn vốn từ các thành viên trong công ty và các nhà cung cấp. - sắp xếp lại hệ thống nhân sự, mở rộng thị trường. TỔ HỢP (WT) -Nên tập trung vào các sản phẩm mang nhiều lợi nhuận. -Nâng cao trình độ cuả cán bộ phòng nghiên cứu thị trường và nhập khẩu. -Tăng nhiều chi phí cho nghiên cứu và hoạt động marketing. Phần III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX TRONG THỜI GIAN TỚI I. Phương hướng phát triển CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX trong thời gian tới Nhận thức rõ được các thuận lợi và khó khăn của công ty mình, hội đồng quản trị cùng ban lãnh đạo đã đưa ra những định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới như sau: Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp thêm gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và nâng cao năng lực cũng như năng suất lao động. Tiếp tục phát huy chính sách trọng dụng nhân tài, bổ nhiệm những cá nhân có năng lực thực sự vào công tác điều hành quản lý, khuyến khích các ý tưởng mang tính sáng tạo và khả thi để có thể ứng dụng vào thực tiễn . Nhận thức được thị truờng quốc tế là quan trọng nhưng thị trường trong nước cũng không thể lơ là. Hiện nay công ty đang phát triển và không ngừng hoàn thiện mở rộng mạng lưới phân phối thuốc trên toàn quốc, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu về các loại thuốc giữa các khu vực thị trường đã, đang và sẽ chiếm lĩnh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc cạnh tranh với các thế lực kinh tế, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên quốc tế đang trở thành một áp lực vô cùng lớn đối với không chỉ Mediplantex mà còn đối với toàn thể các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác. Hiểu rõ được bài toán trên, công ty liên tục cải tiến chất lượng và mở rộng sản xuất, tập trung xây dựng thành công các tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm mà trong ngành dược phẩm quốc tế yêu cầu, tăng cường năng lực sản xuất mà tới đây là việc hoàn thành nhà máy sản xuất thuốc mới ở Vĩnh Phúc. Hiện nay, công ty đang có quan hệ hợp tác kinh doanh và nghiên cứu với gần 20 đối tác trên khắp các châu lục. Một ví dụ điển hình là hợp tác nghiên cứu giữa Mediplantex và 2 công ty bên Đan Mạch là Dansk Famaceutisk Industri và Eurocare Danmark về việc cải tiến sản xuất thuốc điều trị hiệu quả căn bệnh sốt rét. ý tưởng dự án là đối tác Đan mạch, thông qua sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác doanh nghiệp Danida, cùng Mediplantex nâng cấp trang thiết bị và quy trình sản xuất để đạt được tiêu chuẩn quốc tế GMP và GLP.Việc hợp tác này sẽ giúp liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam có thể cung cấp cho thị trường thế giới, trong đó có các cơ quan nhân đạo quốc tế - đây là nguồn tiêu thụ quan trọng của loại thuốc này,điều này đòi hỏi phải có giấy chứng nhận quốc tế mà hiện nay Mediplantex chưa có (mới chỉ có trong khu vực Aseans). Nhận thứ rõ rệt được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, công ty hiện đang có dự án chiến lược đầu tư cho việc này với nguồn kinh phí dự kiến ban đầu là 1 tỷ đồng. Hiện nay dự án đang chờ phê duyệt và nhận được nhiều nguồn đóng góp để sớm đi vào hiện thực. Nếu đạt được mục tiêu này, người dân sẽ biết đến và tiêu dùng sản phẩm công ty nhiều hơn, quan trọng hơn là Mediplantex sẽ góp phần đẩy lùi thuốc ngoại và biến phương ngôn : “người Việt nam dùng hàng Việt nam” thành hiện thực. II. Những biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX trong thời gian tới Xuất phát từ thực trạng trên, có thể đưa ra những phương hướng giải quyết mang tính thực tiễn sau: F Giá cả là một trong những yếu tố mang tính cạnh tranh đối với mọi loại hình doanh nghiệp, nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao chất lượng thì hạ giá thành sản phẩm cũng là một yếu tố thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì vậy, công ty nên tổ chức nghiên cứu tìm cách hạ giá thành sản phẩm , phân tích cơ cấu và các khoản mục giá tìm ra nguyên nhân tăng hoặc giảm giá, và phát hiện ra các khả năng có thể giảm giá thành từ đó hoàn thiện chính sách giá để đảm bảo giá hợp lý vừa phù hợp với túi tiền của khách hàng. (VD như: giám sát tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tránh lãng phí, quản lý chặt chẽ khâu thu mua nguyên liệu, cải tiến tổ chức sản xuất, khai thác tối đa công suất máy móc… ) F Tiếp tục tiến hành nâng cấp trang thiết bị sản xuất, dây chuyền máy móc hiện đại , công tác đầu tư nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho sản xuất phải tiếp tục được đẩy mạnh tạo điều kiện cho việc tăng năng suất và chất lượng thành phẩm, tăng tính cạnh tranh, tạo lòng tin và uy tín đến người sử dụng. F Với bộ máy cồng kềnh của công ty, ban quản trị công ty nên có những biện pháp cắt giảm số lượng nhân lực dư thừa, đơn giản hoá quá trình quyết định kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của yêu cầu công việc. Điều đó không những giúp cho công tác kế toán diễn ra hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo công việc giữa các bộ phận mà còn giúp công ty tiết kiệm chí phí quản lý doanh nghiệp. F Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng lao động trực tiếp: hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, đạt về chất lượng, nâng cao trình độ phẩm chất chính trị, tay nghề chuyên môn, xây dựng tác phong lao động công nghiệp trong sản xuất để có thể thích ứng và cạnh tranh được với lao động quốc tế khi Việt nam đã gia nhập WTO. F Quảng cáo trong ngành Dược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì bên cạnh mục đích thương mại thì việc thông tin, giới thiệu cho khách hàng nắm được những tiêu chí về thuốc như: công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng, chỉ định, chống chỉ định¼ là rất cần thiết. Trong tình cảnh rất nhiều doanh nghiệp cho ra các sản phẩm có mẫu mã, nhãn hiệu hay tên biệt dược gần giống nhau làm người tiêu dùng không có nhiều ấn tượng về các sản phẩm Mediplantex.Vì thế, công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing phù hợp, tạo ra tính khác biệt của các sản phẩm mang thương hiệu Mediplantex với các dược phẩm của các đơn vị khác.(Ví dụ: tăng cường quảng bá tên tuổi trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến khách hàng, từ chỗ chưa biết gì về xí nghiệp, sau khi đọc, nghe, xem quảng cáo nhiều lần thì sẽ quen thuộc với sản phẩm của công ty, từ đó tiến tới sử dụng thử rồi quen dần với nhãn hiệu của Mediplantex). F Tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết: Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng cạnh tranh, đối đầu nhau mà nhiều khi các doanh nghiệp cần phải biết liên kết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, khắc phục điểm yếu của nhau, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất bởi lẽ mỗi doanh nghiệp đều có những thế mạnh và điểm yếu nhất định về vốn, kĩ thuật, con người ... Việc CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX( tiền thân là dược TW II) liên doanh với xí nghiệp Dược phẩm T.W I (tháng 9/ 1993) nhưng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả Công ty nên tìm ra lý do bất cập gây ra việc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đó để tìm cách thoát gỡ, khắc phục kịp thời . Đồng thời bên cạnh đó công ty cũng nên có các chính sách để tham gia liên doanh liên kết với các doanh nghiệp dược nước ngoài có tiềm lực và công nghệ hơn hẳn công ty để có thể tận dụng được tiềm năng và công nghệ của họ. Đây là cơ sở cho việc phát triển lâu dài và bền vững của công ty trong điều kiện hội nhập hiện nay. F Huy động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả Sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, Công ty có thể huy động của công nhân viên chức từ nguồn tiền thưởng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí và huy động tiền nhàn rỗi của công nhân viên, huy động vốn của các cơ sở hợp tác kinh doanh, vay thêm vốn bên ngoài. Vấn đề vay tiền Ngân hàng và các cơ sở kinh doanh khác là hết sức cần thiết, vì vậy Công ty hãy cố gắng giữ chữ tín trong kinh doanh. Đồng thời Công ty xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý và có hiệu quả, thông tin về việc sử dụng vốn của Công ty cho công nhân viên để từ đó tạo thêm lòng tin cho công nhân viên với Công ty trong công việc và họ sẽ cho công ty vay tiền để triển khai các chiến lược của mình . - Đối với những tài sản cố định kém hiệu quả Công ty có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, giải toả hàng tồn kho bằng việc chấp nhận hoà vốn hoặc lỗ một chút để thu hồi vốn nhằm bổ sung số tiền đó vào việc thanh toán, tích cực thu hồi nợ . - Công ty nên hạch toá đầy đủ, kịp thời, chính xác số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế . - Công ty cũng nên chấn chỉnh lại công tác lập và thực hiện kế hoạch mua hàng hoá theo sát thực tế, xây dựng các định mức dự trữ hợp lý. Nhu cầu mua bán của Công ty cần phải được tính toán khoa học, cân nhắc mọi tiềm năng sẵn có như vốn, kho hàng, bến bãi, hệ thống cửa hàng. Mục tiêu của việc xác định kế hoạch là phải làm sao mua hàng về với lượng bán tối thiểu mà vốn vẫn đảm bảo yêu cầu kinh doanh F Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường Ngoài những vấn đề trên, để tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm Công ty cũng nên nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường về loại hàng hoá mà Công ty đang kinh doanh. Nghiên cứu nắm bắt thông tin càng đầy đủ, chính xác bao nhiêu càng giúp Công ty hoạch định chiến lược giải pháp kinh doanh đúng đắn bấy nhiêu, giảm được độ rủi ro bất ngờ . Tổ chức việc mua hàng cần hợp lý hơn tránh tình trạng hàng tồn kho động trong kho quá nhiều sẽ làm cho chi phí lưu kho, bảo quản kho và một số chi phí khác có liên quan sẽ tăng quá lớn. Hơn nữa, trước khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá Công ty hãy xem xét xu hướng biến động giá cả của loại hàng hoá đó. Vì sau khi kí kết hợp đồng trong thời gian dài hàng mới tới Công ty, trong thời gian này giá cả có thể bị biến động do tác động của tình hình kinh tế thị trường, xã hội và chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước . Mặt khác, Công ty nên tăng cường phát triển quan hệ với bạn hàng hơn nữa nhằm xúc tiến việc kí kết các hợp đồng kinh tế, tranh thủ khai thác triệt để thị trường truyền thống, đồng thời có những biện pháp mở rộng thị trường mới. Tăng lợi ích cho bạn hàng nhằm thúc đẩy các bạn hàng đầu tư thêm lực lượng III. Điều kiện thực hiện các biện pháp trên: Điều kiện về nguồn nhân lực: Trong điều kiện hiện nay thì doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài thì cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực, bởi suy cho cùng thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều cần phải có con người thực hiện. (các công việc do máy thực hiện tự động đều chịu sự kiểm soát của con người) do đó doanh nghiệp nói chung cần có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực, đối với doanh nghiêp MEDIPLANTEX thì mặc dù đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ song số lượng vẫn còn ít và sự nhạy bén về kinh doanh vẫn còn hạn chế. Để có thể phát triển bền vững hơn nữa thì cần có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tương lai bởi đội ngũ nhân lực của công ty là tương đối già ( độ tuổi trung bình của nhân viên ở công ty là 38 tuổi). Ngoài ra công ty cần có chính sách tiền lương thích đáng để thu hút thêm các nguồn nhân lực trẻ có trình độ vào phục vụ công ty. Điều kiện về công nghệ kỉ thuật: hiện nay với việc sự xâm lấn và cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp kinh doanh khác do đó điều kiện tiên quyết hiện nay của công ty là cần đổi mới công nghệ áp dụng thành tựu khoa học hiện đại vào sản xuất kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó giảm chi phí kinh doanh từ đó hạ giá thành sản phẩm, tạo sự canh tranh cao đối với hàng hóa của công ty với các sản phẩm thuốc của doanh nghiệp khác. Trước mắt là nhanh chóng xây dựng xong hệ thống nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP – WHO ở Vĩnh Phúc( dự kiến tháng 5/ 2007 sẻ khánh thành) Điều kiện về hệ thống quản lý: Công ty MEDIPLANTEX cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. đây là cơ sở để doanh nghiệp vươn lên tầm cao kinh doanh mới. đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 sẻ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh từ việc nhanh chóng trong ra quyết định kinh doanh, khắc phục sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý hiện nay. Điều kiện nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty hiện nay vẫn còn ít. Chính điều này làm cho công ty bị hạn chế khi tiến hành kinh doanh. Với nguồn vốn nhiều sẻ giúp cho cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhiều hơn, bởi bao giờ vốn mạnh thì doanh nghiệp cũng sẻ có nhiều thuận lợi trong quan trình kinh doanh. Đối với công ty mediplantex thì vốn rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi hiện công ty cần có nhiều vốn để triển khai xây dựng kênh phân phối bán thuốc cho công ty trên toàn quốc và hơn hết là xây dựng xong nhà máy sản xuất thuốc ở vĩnh phúc đạt tiêu chuẩn GMP – WHO 5. Điều kiện về chủng loại cây trồng để phục vụ cho công ty sản xuất và kinh doanh: Do nguồn hàng của công ty tự trồng hầu hết chỉ dừng lại ở một vài cây như: Thanh Hao Hoa Vàng; Cây Bạc Hà; Sả… Còn lại thì vẫn phải mua của các công ty khác, chính điều nay đã hạn chế nhiều trong việc tăng nguồn thu nhập cho doanh nghiệp. Vì thế trong thời gian tới doanh nghiệp cần đa dạng hóa loại cây trồng để vừa phục vụ sản xuất nhiều loại thuốc khác nhau vừa kinh doanh dược liệu. IV. Đề xuất: - Công ty cần tăng số lượng thuốc thiết yếu trong tổng số thuốc cung ứng và tập trung khai thác những thuốc đã hết quyền sở hữu công nghiệp - Công ty nên tập trung cung ứng các thuốc nằm trong danh mục của BHYT. - Để xác định nguồn thuốc cung ứng thích hợp thì công ty phẩi nâng cao năng lực và điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ. Đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên làm công tác này. - Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi nghiệp vụ ngoại thương cao do đó công ty thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ của bộ phận nhập khẩu hàng hóa. - Tiến hành nhập khẩu thuốc có số đăng ký (ĐK) và hạn chế thuốc không có số ĐK. - Vốn phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, với hoạt động mua thuốc thì nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt là vốn lưu động. Nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, việc trả lãi suất làm tăng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty cần làm tốt hơn các biện pháp để sử dụng nguồn vốn có hiểu quả như: + Huy động triệt nguồn vốn nội bộ băng từ nguồn vốn của các thành viên trong công ty, người cung cấp nguyên liệu và ngân hàng. + Tăng cường hoạt động thanh toán sau bán hàng, giảm khối lượng hàng tiêu thụ bằng bán chịu, khuyến khích thanh toán ngay bằng tiền mặt thông qua giá ưu đãi. + Tăng vòng quay vốn bằng cách giảm lượng hàng tồn kho. KẾT LUẬN Khi nền kinh tế của đất nước trên đà phát triển theo hướng ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thì sẻ tạo ra thuận lợi cũng như có nhiều hơn các cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Dược MEDIPLANTEX nói riêng. Bên cạnh đó mức độ cạnh tranh cũng như sự biến động của thị trường chắc chắn sẻ tăng lên, hội nhập vào kinh tế quốc tế sẻ kéo theo nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thừa tiềm năng cũng như tiềm lực xâm nhập vào thị trường trong nước trực tiếp cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra khi mức sống của người dân tăng thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa cũng sẻ cao hơn,.v.v.. Đây chính là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Riêng với doanh nghiệp MEDIPLANTEX thì bên cạnh những thành công đã đạt được cần phải nỗ lực nhiều hơn để vừa giữ vững được thị trường hiện tại vừa có thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh của bản thân. Đó sẻ là những thách thức không nhỏ đối với quá trình hoàn thiện và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động bán hàng, kênh phân phối,…. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước như : Thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, chính sách thuế ... Do đó, đổi mới kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty . Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo : HOÀNG MINH ĐƯỜNG – giảng viên Khoa Thương Mại Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Hà Hội, các anh chị ở các phòng ban của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX nói chung và phòng MARKETTING nói riêng, mà trực tiếp là tổ nghiên cứu thị trường đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập chuyên để này DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ********** 1. Bản mẫu đề án chiến lược kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG - MEDIPLANTEX trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 -2005 và giai đoạn 2006 – 2010. 2. Báo cáo tài chính các năm 2002; 2003; 2004; 2005; 2006 của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG – MEDIPLANTEX. 3. Danh mục các mặt hàng sản phẩm công ty đã từng đạt các giải thưởng qua các năm từ năm 1990 đến năm 2005. 4. Danh mục các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao trong giai đoạn 2001 -2005 5. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004) “ Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận”, giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh của khoa Kế Toán - Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, tr. 189 - 242, NXB Thống Kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Tuấn (2005) “Phát triển nguồn cung ứng thuốc ở các doanh nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005”, luận văn thạc sĩ khoa học Dược, trường đại học Dược, Hà Nội. 7. Quyết định số 4410/QĐ- BYT( 2004) quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về phê duyệt phương án cổ phần và chuyển Công ty Dược liệu trung ương 1 - Tổng công ty Dược Việt Nam thành Công ty cổ phần. 8. PGS. TS Hoàng Minh Đường - PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc(2006) Giáo trình môn “quản trị kinh doanh của doanh nghiệp thương mại” – Khoa Thương Mại, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Lao Động Và Xã Hội 9. Nguyễn Xuân Quang (2006), giáo trình “MARKETING Thương Mại” – Khoa Thương Mại , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Lao Động Và Xã Hội 10. GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân giáo trình “Kinh Tế Thương Mại” ( 2003), bộ môn Thương Mại –Khoa Thương Mại , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 9. Nguyễn Thị Thái Hằng (2005), Chính sách thuốc quốc gia, Chính sách thuốc thiết yếu quốc gia, Bải giảng Dược Xã Hội Học 10. Nguyễn Thị Ngọc (2004), “Đánh giá tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại Phòng Quân Y Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc Phòng”, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học 1999 - 2004. 11. Thủ tướng chính phủ (1995), “Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”. 12. Nguyễn Văn Yên (2004), “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất 1 số giải pháp quản lý sản xuất và cung ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế thị trường hiện nay”, đề tài tiến sĩ. 13. http// moh.gov.vn/cimsi.org.vn. 14. http//Mediplantex.com. 15. http//vnpca.org.vn. 16. www.Google.com. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 17. Jonatha. D. Quick, Jame. R. Rankin and other author (2003), Managing drug supply, Kumarian Press, USA MỤC LỤC ***** Tên mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31489.doc
Tài liệu liên quan