Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty may Thăng Long

Sự quan tâm đúng mực của Nhà nước và các cơ quan cấp trên là hết sức quan trọng nó tạo tiền đề vững chắc và góp phần định hướng phát triển cho các doanh nghiệp, giúp đỡ rất nhiều các công việc hoạch định và thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của họ. Ngành đệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế, thu hút nhiều lao động và tạo ra thu nhập lớn. Vì vây, Nhà nước nên có những chính sách trợ giúp đãi ngộ đối với sự phát triển của ngành dệt may nói chung và với công ty may Thăng Long nói riêng. Nhà nước nên hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp dệt may đay là một vấn đề hết sức bức xúc, nan giải và khẩn thiết cho việc đầu tư đồng bộ, hiện đại hoá máy móc thiết bị của công ty may Thăng Long cũng như của hầu hết các doanh nghiệp dệt may khác. Cần có những hoạt động cụ thể như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với sự ưu đãi về lãi suất hoặc thời gian hoàn trả. Cắt giảm thếu VAT từ 10% và 32% xuống còn 5% và 25% để tạo tích luỹ nội bộ cho công ty. Thường xuyên tổ chức các hội trợ triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước tạo ra sự thi đua cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tặng thưởng, tôn vinh, quảng bá những sản phẩm đạt chát lượng cao trong những cuộc thi chát lượng, khuyến khích người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng nội kiểu như phong trào “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để củng cố vị thế và uy tín của các doanh nghiệp trong nươc. Thêm vào đó, Nhà nước nên có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn và xử lý tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái. Đây có thể coi là một điểm nhức nhối trong quản lý thị trường. Hiện nay, tình trạng buôn lậu nhập hàng trái phép qua biên giới trốn thuế qua các cửa khẩu móng cái, Lạng Sơn. Có ít nhiều sự tiếp tay của một số cán bộ hải quan, biên phòng biến chất đã làm cho hnàg lậu hàng kếm chất lượng tràn ngậm thị trường. Những hàng hoá này chủ yếu được sản xuất ở trung quốc, do trốn thuế nên thường có giá rất rẻ chỉ bằng 1/2, thậm chí là bằng 1/3 giá các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước, gây bất ổn định trong thị trường và dồn các doanh nghiệp vào thế bất lợi về giá cả.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chia thành 2 phần: phần 1, kiểm tra chi tiết: Do thu hoá 1 kiểm, tye lệ kiểm 100% các chi tiết, nếu đạt ghi đạt và kí vào két bó hàng, chuyển sang công đoạn sau. Nếu không đạt ghi không đạt và kí vào két bó hàng để riêng chờ xử lý. Phần 2, kiểm tra cuối chuyền: Do thu hoá 2 kiểm, tỷ lệ kiểm 100% sản phẩm ra cuối chuyền. Nếu đạt thì nhập, nếu không đạt thì để riêng ở khu vực hàng không đạt coa hướng sửa chữa Ghi đầy đủ các kết quả kiểm tra + Kiểm tra công đoạn thành phẩm: Do tổ trưởng thu hoá và nhân viên tổ thu hoá thực hiện. Kiểm tra thông số thành phẩm đầu dây chuyền và trong quá trình sản xuất hàng thành phẩm ra chuyền, tỷ lệ kiểm tra 5% Kiểm tra kết quả ngoại quan theo tiêu chuẩn mã hàng, tỷ lệ kiểm tra 100% sản phẩm, ghi kết quả + Kiểm tra công đoạn hoàn thiện: thu hoá thực hiện Kiểm tra 100% sản phẩm sau là trước khi lồng túitheo tiêu chuẩn và bảng hướng dẫn là gấp bao gói ( độ êm phẳng cân đối, nhiệt độ là, sử dụng các phụ liệu trong đóng gói) Kiểm tra việc đóng hàng theo tỷ lệ mẫu, cỡ mẫu thing theo list Kiểm tra các thông tin được in trên mặt hòm theo quy định của từng mã Kết quả kiểm tra ghi đầy đủ vào biểu mẫu + Kiểm soát quá trình: Do nhân viên KCS thuộc phòng kỹ thuật chất lượng thực hiện KCS tại xưởng may: Dựa vào tiêu chuẩn quy định bởi từng mã: F Kiểm tra việc tuân thủ theo quy trình và chất lượng ở các công đoạn từ cắt, may, là đến khâu hoàn thiện đóng hòm tại các xưởng may, nếu phát hiện lỗi phải lập phiếu đề nghị sửa chữa chuyển tới bộ phận sai hỏng và phụ trách phòng để quyết định hướng giải quyết F Kiểm tra chất lượng hàng sản xuất đầu chuyền. F Kiểm tra chất lượng hàng sản xuất cuối chuyền. F Kiểm tra chất lượng hàng đã hoàn thiện nhập kho: Nếu đạt viết phiểu nhập kho, nếu không đạt viết phiếu sửa chữa. KCS tại xưởng giặt: Dựa vào tiêu chuẩn của từng mã hàng F Kiểm tra việc tuân thủ quy trình giặt sấy F Kiểm tra mẫu giặt so với mẫu: Mầu giặt và độ mềm của vải, mẫu chỉ, mẫu hình in. thêu ( nếu có) so với mẫu đối sau giặt F Kiểm lỗi sau giặt: lỗi vải, lỗi giặt, thủng rách sơ tướp F Kiểm tra thông số sau giặt F Tỷ lệ kiểm: 10% cho 1 đơn hàng F Ghi kết quả kiểm tra 2.3.Quá trình kiểm tra thành phẩm. Quá trình này nhằm hướng dẫn cách thức kiểm tra thành phẩm trước khi nhập kho hoặc xuất cho khách hàng. Quá trình kiểm tra thành phẩm được tiến hành theo trình tự sau Lấy mẫu. Tất cả các lô hàng đều được lấy mẫu, tỷ lệ thùng mẫu được xác định như sau - Nếu số sản phẩm mỗi thùng ≤ 15 thì số thùng lấy = - Nếu số sản phẩm trong thùng ≥ 15 thì số thùng lấy = 2 x Tỷ lệ lấy mẫu được xác định trong bảng 8 Bảng 8: Tỷ lệ lấy mẫu. Số lượng đơn hàng ( sản phẩm) Mẫu kiểm tra thông số ( ký hiệu) Mẫu kiểm tra ngoại quan ( ký hiệu) ≤ 50 D F Từ 51 đến 280 E G Từ 281 đến 500 E H Từ 501 đến 1200 F J Từ 1201 đến 3200 G K Từ 3201 đến 10.000 G L Từ 10.001 đến 35.000 H M > 35.000 H M Mức độ chấp nhận được xác định tại bảng 9 Trong trường hợp đồng phối mầu, phối cỡ thì số lượng mẫu lấy cho từng mẫu, từng cỡ như sau: Số lượng mẫu = số mẫu có trong thùng * tổng số thùng * tổng số mẫu cần lấy/ tổng số sản phẩm của đơn hàng Số lượng cỡ = số cỡ có trong thùng * tổng số thùng * tổng số mẫu cần lấy/ tổng số sản phẩm của đơn hàng Bảng 9: Mức độ chấp nhận. Ký hiệu Số lượng mẫu Mức độ chấp nhận sản phẩm ( sản phẩm) Cao Bình thường Thấp Chấp nhận K. chấp nhận Chấp nhận K. chấp nhận Chấp nhận K. chấp nhận D 8 0 1 0 1 0 1 E 13 0 1 0 1 1 2 F 20 0 1 1 2 2 3 G 32 1 2 2 3 3 4 H 50 2 3 3 4 5 6 J 80 3 4 5 6 7 8 K 125 5 6 7 8 10 11 L 200 7 8 10 11 14 15 M 300 10 11 14 15 21 22 Cách thức kiểm tra Khâu kiểm tra kiểm tra thành phẩm của công ty được chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn 1: kiểm tra bên ngoài thùng để xác định thông số thùng, kết cấu của thùng và mặt kể Giai đoạn 2: Kiểm tra sản phẩm nhằm tìm ra các lỗi còn tồn tại trên sản phẩm. Các lỗi tìm thấy được tập hợp để đánh giá chất lượng. Mức độ lỗi được qui định trong bảng 10 Giai đoạn 3: - Kiểm tra thông số căn cứ vào tiêu chuẩn thành phẩm Tiêu chuẩn chấp nhận căn cứ vào tiêu chuẩn thành phẩm Kết quả được ghi nhận vào phiếu kiểm tra chất lượng thành phẩm Bảng 10: Mức độ lỗi TT Mô tả Mức độ lỗi Nguy kịch Nặng Nhẹ 1 Lỗi sợi, lỗi dệt dẽ nhìn trong vòng 1 mét * * 2 Lỗi sợi, lỗi dệt khó nhìn trong vòng 1 mét * 3 Còn đầu chỉ ở vai, tay, thân trước, lưng * 4 Nếu gấp nhìn thấy trong vòng 1 mét * 5 Túi nghiêng 5 độ so với vị trí * 6 Gấu may không chuối, đầu gối không đều * 7 Đường may bị cong * 8 Khuyết bị sờn, toét * 9 Bản to măng séc không đều * 10 Nắp túi không êm * 11 Thiếu túi * 12 * Cách lấy mẫu của đơn hàng ABC, số lượng 2000 sản phẩm, đóng trong 50 thùng, mỗi thùng 40 sản phẩm của công ty may Thăng Long Bảng 11: Các số liệu lấy mẫu của đơn hàng Cỡ Mẫu 44 46 48 50 52 Total Green 3 1 4 2 3 15 Blue 2 3 1 3 3 10 Red 2 1 5 3 3 15 Total 8 5 10 8 9 40 Số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra là 125 sản phẩm Số lượng thùng mẫu là 15 thùng Số lượng mẫu của từng mẫu tính như sau: Green = 15* 50* 125: 2000 = 47 Blue = 10* 50 *125: 2000 = 31 Red = 15* 50* 125: 2000 = 47 Trong số 47 sản phẩm mầu Green thì lấy ở mỗi thùng 3 sản phẩm và thùng cuối cùng lấy 5 sản phẩm Trong số 31 sản phẩm mầu Blue thì lấy ở mỗi thùng 2 sản phẩm và thùng cuối cùng lấy 3 sản phẩm Trong số 47 sản phẩm mầu Red thì lấy ở mỗi thùng 3 sản phẩm và thùng cuối cùng lấy 5 sản phẩm Mỗi cỡ lấy như sau: Cỡ 44 = 8* 50* 32: 2000 = 6.4 sản phẩm Cỡ 46 = 5* 50* 32: 2000 = 4 sản phẩm Cỡ 48 = 10* 50* 32: 2000 = 8 sản phẩm Cỡ 50 = 8* 50* 32: 2000 = 6.4 sản phẩm Cỡ 52 = 9* 50* 32: 2000 = 7.2 sản phẩm Tổng số là 32 sản phẩm 2.4.Kiểm tra nguyên, phụ liệu Công ty có hướng dẫn cách kiểm tra nguyên liệu nhằm đảm bảo mọi thông tin cần thiết về chất lượng nguyên liệu được cập nhật và xem xét trước khi quyết định đưa vào sản xuất Kiểm tra nguyên liệu Nội cung của công việc là nhận list hàng nhập kho, mẫu nguyên liệu do phòng kế hoạch thị trường hoặc phòng kỹ thuật chất lượng cung cấp, việc đầu tiên trong công việc này là * Kiểm tra 100% các loại nguyên liệu trên máy 9 ( riêng máy dệt kim kiểm tra số lượng bằng cách cân trọng lượng): Các cây vải được đánh số thứ tự từ 1 đến hết theo từng mẫu, từng mã hàng hoặc từng lô. Trên mỗi cây vải phải ghi đầy đủ các thông tin ở đầu cây vải ( số thứ tự, cây vải, độ dài, khổ rộng, chất lượng: đạt hay không đạt). Kiểm tra độ dài cuộn vải: Độ dài đo được theo kết quả đồng hồ trên máy đo vải Kiểm tra khổ rộng cuộn vải: Cứ 10m đo khổ vải một lần, ghi lại hai kết quả (Khổ vải cả văng và khổ vải trừ văng), Nếu khổ vải trong một cuộn không ổn định thì kết quả được ghi lại theo khổ có số đo hẹp nhất cộng thêm 0.5 cm Cấu trúc, chỉ số, mầu sắc được xác định bằng cách so sánh với mẫu khách duyệt. Đựoc gọi là đạt khi so sánh giống với mẫu khách duyệt. Các hiện tượng được gọi là lỗi bao gồm F Mầu sắc: các mảng mầu không đều, chỗ đậm chỗ nhạt chạy dọc theo cuộn vải hoặc loang dần theo mép biên. F Lỗi dệt: Sợi vải bị đứt rạn, thủng rách, có những nút sợi nổi cục, nôỉ thành vệt dài hoặc các sơ vải khác mầu dệt lẫn trên bề mặt. Độ lệch canh sợi dệt canh sợi ngang không vuông với anh sợi dọc, độ được canh vượt quá 3cm/ 1.5m khổ rộng F Đối với kẻ sọc, karô: khoảng cách giữa các chu kỳ kẻ biến động lớn hơn 1%, đọ được kẻ vượt quá 2cm / 1.5m khổ rộng hoặc bị cong võng kẻ, độ võng vượt quá 2cm/ 1.5 cm khổ rộng F Đối với vải tráng nhựa, mex, dựng: Kiểm tra độ đồng đều của nhựa, mật độ keo dính * Kiểm tra co cơ lý, độ bền mầu, loang mầu và phát hiện lỗi sau giặt: - Lấy mẫu: lấy 10% số cây, mỗi cây lấy 1m cho vải qua giặt và 0.3 cho vải qua nhiệt. Với những lô, mẫu có số cây ít hơn 20 cây phải lấy ít nhất 2 mẫu thử, các mãu thử phải được ghi số thứ tự theo cây vải - Chuyển số vải đã được may định vị chiều dài rộng theo đúng canh sợi trước giặt kem theo tiêu chuẩn qui định chế độ giặt và mãu giặt. Xưởng giặt có trách nhiệm giặt mẫu theo qui định đó hoặc nghiên cứu giặt ra mẫu giặt của khách và ghi lại kết quả chế độ nghiên cứu - Nhận mẫu lên, là phẳng ở nhiệt độ quy định, để nguội - Ghi nhận các thông tin như độ co, mầu sắc mặt vải, độ mềm so với mẫu, các lỗi sau giặt - Đối với những đơn hàng có phối mầu: phải thử thêm độ dây mầu bằng cách may những miếng vải phối với nhau và mang xuống giặt thử theo chế độ giặt của đơn hàng đó. Nếu sau giặt không bị phải loang giữa các mầu đó thì được coi làđạt - Thử độ co nhiệt qua là: Dùng bút hoặc phấn vạch định vị chiều dài, rộng miếng vải là ( 20x 20cm) theo đúng canh sợi vải, là bằng bàn là hơi ở nhiệt độ quy định - Tất cả kết quả thử được ghi vào sổ - Photo biên bản gửi các đơn vị liên quan và lưu hồ sơ Nguyên phụ liệu Cách tiến hành kiểm tra nguyên phụ liệu khá phức tạp nó được thực hiện như sau: Lấy mẫu: toàn thể các phụ liệu được lấy theo từng mầu sắc chủng loại theotỷ lệ 5% mỗi loại của từng đợt nhập kho, mẫu lấy ngẫu nhiên theo từng 10 đơn vị Đối với chỉ: Kiểm tra theo các tiêu chuẩn như số lượng, chất lượng ( thử lực căng của chỉ bằng cách may thử trên máy may công nghiệp, nếu không bị đứt, xước thì đạt tiêu chuẩn; Mầu sắc: ánh mầu so với mẫu mầu đã duyệt. Kiểm tra bằng mắt thường ánh sáng tự nhiên, độ bền mầu thử bằng cách may vào vải cùng thông số mầu trắng và giặt trong vòng 15 phút sau đó so sánh với tiêu chí; chỉ số thành phẩm: so với mẫu đã được công ty hoặc khách duyệt) Đối với cúc nhãn và các phụ liệu khác: Số lượng đếm theo chiếc 100% số lượng nhập Thông số (mật độ, chỉ số) Chất lượng:Thông số kich cỡ: kiểm tra bằng cách đo thước đã hiệu chuẩn Mầu sắc, hình dáng, logo, chữ: kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng tự nhiên bằng cách so với mẫu Độ bền mầu: kiểm tra bằng cách đính hoặc may phụ liệu vào vải trắng cuàng chủng loại và là qua nhiệt, giặt nước, xà phong trong vaòng 45 phút và so sánh với tiêu chí Toàn bộ các kết quả được ghi lại vào sổ báo cáo Ta thấy rằng để kiểm tra một sản phẩm khá phức tạp và mất nhiều thời gian, bên cạnh đó quá trình kiểm tra chủ yếu là do mắt thường như thế chỉ có những công nhân có tay nghề cao mới có thể làm được công tác này.Vì thế công việc này phải được tinh giảm để công ty không mất nhiều thời gian Xem xét và xử lý sự không phù hợp tại các xí nghiệp của công ty. Công việc này nhằm đảm bảo việc xử lý sự không phù hợp tại các xí nghiệp được thực hiện chính xác có hiệu quả Quy trình thực hiện sự không phù hợp của sản phẩm như sau. * Công đoạn cắt: Khi phát hiện sản phẩm không phù hợp kỹ thuật tổ cắt lập biên bản báo cáo giám đốc xí nghiệp. Trong biên bản phải xác định rõ nguyên nhân sai hỏng. Nếu sai hỏng do công nhân trải vải, cắt phá… kỹ thuật tổ phải kiểm tra lại 100% số lượng trong bó hàng và cho sửa chữa ngay những sản phẩm sai hỏng Nếu sai hỏng ở mức độ không thể sửa chữa, kỹ thuật viên tổ cắt phải báo cáo ngay với giám đốc xi nghiệp để tiến hành kiểm tra sửa chữa Tất cả trường hợp bán thành phẩm cắt không phù hợp xuất phát từ lỗi của nguyên liệu đều phải tiến hành báo cáo với giám đốc xí nghiệp và phòng kỹ thuật chất lượng để làm việc với khách hàng Những trường hợp vải lỗi không sản xuất khi được phát hiện, nhân viên đổi bán có trách nhiệm thu hồi lại, cắt đổi, bán thay thế và thống kê số liệu đầy đủ chi tiết vào sổ đổi bán * Công đoạn may: - Khi phát hiện sản phẩm không phù hợp ở mỗi công đoạn may, kỹ thuật công đoạn lập biên bản đánh giá chất lượng công đoạn đó và báo cáo tổ trưởng thu hoá xí nghiệp, yêu cầu công nhân sửa chữa ngay sau đó - Trường hợp nguyên nhân lỗi sợi được phát hiện trong quá trình sản xuất, công nhân hoặc kỹ thuật công đoạn phải đưa tổ phó sản xuất để đem cắt đổi bán - Trường hợp phát hiện những chi tiết bán thành phẩm đúng ký hiệu bản cắt, đúng bó, đúng số thứ tự, bị sai mầu không thể lắp được phải báo cáo với tổ trưởng tổ thu hoá xí nghiệp để xem xét giải quyết - Kỹ thuật công đoạn kiểm tra 100% những sản phẩm sai hang sau khi sửa chữa được, yêu cầu tổ trưởng sản xuất nhận lại và cho công nhân sửa chữa ngay trong ngày - Đối với những sản phẩm không thể sửa chữa được, tổ trưởng tổ thu hoá báo cáo giám đốc xí nghiệp để giải quyết - Những sản phẩm sai hang sau quá trình giặt của nhà thầu phụ do lỗi của nguyên liệu, tổ trưởng tổ thu hoá lập biên bản, báo cáo giám đốc xí nghiệp, phòng kế hoạch thị trường để thoả thuận với khách hàng * Theo dõi bán thành phẩm đổi bán. Việc theo dõi bán thành phẩm đổi bán do nhân viên phụ trách kho của xí nghiệp thực hiện, được ghi vào sổ theo mẫu 3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. 3.1.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty. Do đặc thù sản xuất của ngành, lại là một công ty may mặc xuất khẩu có tỷ trọng hàng may gia công khá lớn, số lượng hàng hoá sản xuất được quy định bởi những đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng có những yêu cầu khác nhau về đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, mẫu mã... nên công ty cũng giống như các doanh nghiệp may khác có phương pháp và các chỉ tỉêu đánh giá chất lượng sản phẩm riêng ( không thể dùng phương pháp thông thường như hệ số phẩm cấp bình quân hay giá đơn vị bình quân hoặc phương pháp tỷ trọng). Công tác đánh giá chất lượng của công ty may Thăng Long được thực hiện theo đơn hàng cụ thể mà khách hàng ký với công ty thông qua những bản hợp đồng và bản tiêu chuẩn, những yều cầu kỹ thuật đi kèm theo. Do vây, việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở đây được hiểu là đánh giá sự phù hợp của sản phẩm sản xuất ra so với những gì khách hàng yêu cầu hay nói cách khác là đánh giá sự thoả mãn nhu cầu mỗi lô hàng tuỳ vào khúc hoặc phân đoạn thị trường mà sản phẩm của đơn hàng sẽ cung ứng, những yêu cầu về chất lượng và các dặc tính kỹ thuật có sự khác nhau. Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty như sau: Chỉ tiêu về kỹ thuật. Chỉ tiêu này phản ánh công dụng , chức năng của sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy định bởi các chỉ tiêu kết cầu . Các yếu tố này được thiết kế thưo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đo Các yếu tố thẩm mỹ. Yếu tố này đặc trưng cho sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, mầu sắc, trang trí, tính thời trang Tuổi thọ của sản phẩm. Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ mbảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hang của người tiêu dùng Độ an toàn của sản phẩm. Những chỉ tiêu an toang trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Khi thiết kế sản phẩm phải coi đây là các yếu tố quan trọng không thể thiếu của một sản phẩm Tính kinh tế của sản phẩm Đây là yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm có nguyên vật liệu nhập khẩu.Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng sử dụng làm cho giá thành sản phẩm giảm khi đó tăng lượng khách cho công ty Ta có thể tham khảo một ví dụ về cách đánh giá chất lượng qua việc xem xét các yêu cầu về mã hàng 03562- áo nhồi lông vũ ( được sản xuất tại xí nghiệp 3 ) Đặc điểm của áo jacket 2 lớp, nhồi lông vũ, mũ có 3 mảnh nhồi lông, có thể tháo rời, liên kết với thân bằng khoá. Thân trước có hai túi cởi; tay dời liên kết, tay rời liên kết với thân bằng khoá nách, cửa tay chun có cá tay, gấu bẻ máy có chun gấu, mép kéo khoá trước không có nẹp che khoá, có nẹp đỡ khoá ở dưới, vòng nách có khoá liên kết với tay. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Tất cả các đường may phải có mật độ mũi chỉ chắp = 4 mũi/ 1cm; diễn = 3.5 mũi/ 1cm. Các đường may chắp = 1cm Các đường may diễu hai đường song song = 0.15 cm + 0.64 cm Đầu và cuối: Các đường may lại mũi phải chắc chắn, trùng khít Sản phẩm may xong phải cân đối, phẳng, không bùng vặn, nhăn nhúm. Các chi tiết đối xứng phải cân đều hai bên. Các đường may diễu phải đều, thẳng, không để nhăn, vặn, déo Dùng kim nhỏ đầu tròn để may tránh vỡ mặt vải và lông vũ theo lỗ chân kim chiu ra ngoài. Toàn bộ chun gầu của sản phẩm và cửa tay phải tháo trước khi sản xuất 24 giờ để đảm bảo độ chun hồi. Làm thử 5 sản phẩm kiểm tra thông số kỹ thuật, thông số an toàn rồi mới sản xuất hàng loạt. Đối với băng dính, mặt bông bị sổ mép, yêu cầu hơ lửa, tránh sổ tuột trước khi sản xuất. Chú ý không để đen mép đốt Toàn bộ khoá nẹp + khoá nách mũi phải xì hơi trước khi sản xuất Sản phẩm may xong phải sạch sẽ, không dầu, phấn, không sót chỉ, xơ tướp.. Bảng 12: bảng thông số kích thước sản phẩm của công ty may Thăng Long Vị trí đo Cỡ 102 114 126 138 150 162 174 1/2 rộng ngực 46.5 49 51.5 54 58 62 66 1/2 rộng gấu 42 44 46 48 51 54 57 Rộng ngang ngực sau 38 40 42 44 46.5 49 51.5 Rộng ngang ngực trước 36 38 40 42 44.5 47 49.5 Dài áo sau giữa sống 45 50 55 60 65 70 75 Dài tay từ đầu tay 34 38 43 48 53 58 63 1/2 bắp tay đo vuông 21.5 22.56 23.5 24.5 26 27.5 29 1/2 của tay êm 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 Rộng mũ 24 25 25 26 26 27 27 Cao mũ 33 34 34 35 35 36 36 Rộng cổ từ khoá tới khoá 40.5 42.5 44.5 46.5 48.5 50.5 52.5 Bản to cổ sau 6 6 6 6 7 7 7 Cao cửa mũ đoạn giữa nẹp 5 5 6 6 7 7 8 Dài khoá mũ 36 38 40 42 44 46 48 Dài khoá nách 46 48 50 52 55.5 58.5 61.5 Dài khoá nẹp 47.5 52.5 57 61.5 67 72 76.5 Cắt chun gấu BTP 81 85 89 93 99 105 111 Cắt chun cửa tay BTP 1 bên 11 12 13 13 14 14 15 Nguồn: phòng kỹ thuật chất lượng Tất cả các lô hàng đều có những yêu cầu kỹ thuật và thông số kỹ thuật và bảng thông số kích thước như vậy đó cũng là cơ sở để đánh giá phân loại chất lượng sản phẩm. Loại A ( loại 1): Các sản phẩm đạt chất lượng như đã quy định hoặc nằm trong dung sai cho phép. Loại B ( loại II): Các sản phẩm đạt chất lượng ở mức thấp hơn so với quy định, cụ thể là không mắc lỗi nguy kịch hoặc một lỗi nặng hay nhẹ; sản phẩm loại này cần phải sửa chữa. Loại C ( phế phẩm): Những sản phẩm mắc lỗi vượt quá quy định trên ( mắc lỗi nguy kịch, hai lỗi hoặc ba lỗi nhẹ...) Bảng 13: Bảng những lỗi thông thường STT Mô tả lỗi Mức độ lỗi Nguy kịch Nặng Nhẹ 1 Lỗi sợi, lỗi dệt dễ nhìn trong vòng 1 mét 2 Lỗi sợi, lỗi dệt khó nhìn trong vòng 1 mét 3 Còn đầu chỉ ở vai, tay, thân trước, lưng 4 Nếp gấp nhìn thấy trong vòng 1 mét 5 Túi nghiêng 50 so với vị trí 6 Gấu may không chuốt, đầu gấu không đều 7 Đường may bị cong 8 Khuyết bị sờn, toét 9 Bản to măng sét không đều 10 Bản to đường viền không đều 11 Nấp túi không êm 12 Thiếu tú Thiểu túi Mỗi đơn đặt hàng được ký với công ty đều có yêu cầu về chất lượng rất khắt khe ( tỷ lệ phé phẩm thường chỉ 1à2%).Chất lượng sản phẩm của công ty khi giao hàng cho khách bao giờ cũng đạt tỷ lệ cao. Sản phảm loại I, những sản phẩm loại II thường không có hoặc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khi đó công ty sẽ nhanh chóng sửa chữa và giao lại cho khách hàng kịp thời khi được họ chấp nhận 3.2.Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công ty May Thăng Long coi việc kiểm tra là một khâu mấu chốt, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược sản phẩm của mình, cơ cấu hệ thống kiểm tra chất lượng của công ty được bố trí, tổ chức khá quy mô, đầy đủ bao gồm những cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có trình độ và rất tâm huyết trong công tác. Bộ máy được chia làm hai cấp: KCS công ty và KCS xí nghiệp thành viên: mỗi cấp có quyền hạn, vai trò cũng như chức năng nhất định trong công tác kiểm tra chất lượng. KCS công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc kỹ thuật, cùng với phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác kỹ thuật từ khi tiếp nhận tài liệu, mẫu mã, yêu cầu kỹ thuật trong hợp đồng đến việc thiết kế nên kế hoạch sản xuất, xây dựng những bản tỉêu chuẩn chất lượng và giao xuống các xí nghiệp thành viên trực tiếp kiểm tra thành phẩm trước khi giao cho khách hàng và trước khi nhập kho của công ty. KCS xí nghiệp chịu trách nhiệm cố vấn cho Ban Giám Đốc các xí nghiệp về tiêu chuẩn kỹ thuật, chịu sự chỉ đạo của ban giám Đốc và KCS công ty. Kiểm tra giám sát các bảng thiết kế mẫu mã những tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật trước khi giao cho công nhân trực tiếp sản xuất; kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi nhập kho thành phẩm của xí nghiệp. Mỗi cuộc kiểm tra chất lượng đều có những nội dung riêng tuỳ theo từng loại hàng mà xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, kiểm tra chất lượng ở hai cấp có những nội dung, cách thức chủ yếu được hướng dẫn trên một văn bản hướng dẫn kiểm tra thành phẩm đã được tổng giám đốc công ty phê duyệt. Những phần thưởng, bằng khen là những sự khích lệ tinh thần mang lại hiệu quả cho cả hai bên: tập thể và người lao động. Tuy vậy, chế độ phạt của công ty vẫn còn nhiều hạn chế do khó có thể phát hiện gây ra sản phẩm lỗi do người lao động làm ( thường chỉ được xác định là do xí nghiệp hay dây chuyền sản xuất gây ra) nên không thể áp dụng chính xác có thể coi đây là một trong những hạn chế trong công tác chất lượng quản trị của công ty 4. Những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng tại công ty. Vấn đề chất lượng sản phẩm là một vấn dề lớn mang tính tổng hợp vì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác của sản xuất kinh doanh. Qua những gì được trình bày ở trên đã phần náo giúp ta có nột cái nhìn tổng quát về thực trạng chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may Thăng Long. 4.1 Những kết quả đã đạt được. Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn, kinh doanh có hiệu quả của ngành dệt may Việt Nam, công ty may Thăng Long đã có được những thành tích lớn lao trên thị trường may mặc xuất khẩu kết quả đó là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố một trong số đó là thành công trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong suốt quá trình phát triển của mình, công ty đã xây dựng những chiến lựoc sản phẩm riêng cho từng giai đoạn cụ thể. Nhưng chiến lược nào cũng xác định nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, chất lượng con người, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng của quy trình công nghệ, hệ thống quản lý, tổ chức sản xuất... Tuy nhiên, công ty đã liên tục đổi mới, hiện đại hoá máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị tốt là một tiền đề quan trọng trong việc tăng năng xuất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, công ty đang có những máy móc khá hiện đại như máy thêu điện tử 20 chân. đây cũng là một lợi thế đáng kể của công ty trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp may mặc khác. Vấn đề nâng cao chất lượng lao động cũng đã được công ty quan tâm và đã có những tiến bộ rõ rệt. Chất lượng công nhân ngày càng tăng, biểu hiện là số lao động bậc cao ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cầu lao động làm cho mức bậc thợ bình quân tăng lên nhiều so với đầu những năm 90. Trình độ các quản lý cũng đã được nâng cao hầu hết đều tốt nghiệp đại học và sau đại học. Có được điều đó là do công ty luôn quan tâm đến việc cấp kinh phí cho việc đào tạo trình độ cán bộ và nâng cao tay nghề chuyên môn của công nhân. Chính vì thế,đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công nhân viên cũng luôn được đảm bảo và được cải thiện không ngừng. Luơng của công nhân tăng từ 755.000đ năm 1997 tăng 835.000đ năm 1998 và hiện nay đã đạt được hơn 1triệu đồng/ người/tháng. chế độ nghỉ ngơi, y tế... của người lao động được thương xuyên quan tâm chăm sóc, nhằm đạt được điều kiện tốt nhất để người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó hết mình với công ty. Một thành công đáng kể nữa của công ty là việc xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Điều nay cũng là một thuận lợi lớn giúp cho công ty mở rộng quan hệ với các bạn hàng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế. 4.2 Hạn chế và những vấn đề tồn đọng Do mới chuyển sang mô hình quản lý công ty nên việc xây dựng tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ có thực lực, đây là 1 vấn đề cần giải quyết từng bước. đội ngũ công nhân có tay nghề cao tuy đã tăng so với trước nhưng vẫn còn ít chưa đáp ứng tốt tình hình hiện nay, đó là do công ty chưa xây dựng đươc trường đào tạo công nhân kỹ thuật để làm nguồn nhân lực kế cận, khối lượng công việc của công ty lớn nên việc cắt cử cán bộ, công nhân đi học,chuyên tu gặp nhiều vướng mắc . Cũng giống như hầu hềt các doanh nghiệp khác thiếu vốn luôn là hạn chế nan giải nhất đối với công ty. Với nguốn kinh doanh hạn hẹp, việc đầu tư thay mới đồng bộ máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất khó có thể thực hiện được,thường phải mua sắm thay thề từng phần, từng bộ phận nên gây không ít ảnh hưởng cho chất lượng sản phẩm của công ty. ý thức của người lao động đối với vấn đề chất lượng sản phẩm chưa thực sự sâu sắc, một phần là do chế độ khuyến khích chất lượng chưa thực sự hấp dẫn họ, mặt khác công tác kiểm tra chất lượng chủ yếu dựa vào KCS nên không thể tránh khỏi những sai sót mang tính chủ quan. Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty May Thăng Long I. Định hướng về nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy công ty đã có những định hướng cụ thể sau: Huy động sự tham gia của các thành viên: khi tổ chức huy động được sự tham gia của các thành viên thì điều này sẽ thể hiện thông qua các hoạt động và các thái độ của các thành viên như sau: + Các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình + Các thành viên nhiệt tình chủ động với công việc + Các thành viên tự nâng cao nhận thức của mình + Các thành viên đoàn kết trong công việc, tăng cường sự trao đổi + Hài lòng với tổ chức, gắn bó với tổ chức + Có trách nhiệm hơn với các công việc của tổ chức. Tiếp cận theo hệ thống: công ty thực hiện như sau. + Tổ chức xác định được một hệ thống đầu vào đầu ra và các yếu tố có liên quan đến hệ thống. Xem xét xem mục tiêu của hệ thống bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào + Tổ chức đo lường các thông số của hệ thống đưa ra các biện pháp để cải tiến các kết quả đo lường này + Tổ chức mô hình hoá cấu trúc của hệ thống xem xét tới việc đạt được mục tiêu của hệ thống một cách hiệu quả + Đảm bảo sự hiểu biết về vai trò trách nhiệm của cá nhân và các bộ phận trong việc thực hiện mục tiên chung Tiếp cận quá trình: Thực hiện như sau + Xác định quá trình, xác định đầu vào, đầu ra các hoạt động bên trong quá trình + Qui định trách nhiệm trong các hoạt động của quá trình đó+ Nghiên cứu các bước trong quá trình, các biện pháp kiểm soát các thiết bị các phương pháp thực hiện và các yếu tố khác để đạt được kết quả mong đợi + Xác định mối quan hệ giữa các quá trình xem xét mức độ ảnh hưởng, sự tương tác giữa các quá trình lẫn nhau như thế nào? Tổ chức thanh tra chất lượng sản phẩm. + Thanh thanh tra trực tiếp chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. + Thanh tra chất lượng so với tiêu chuẩn đăng ký của sản phẩm + Thanh tra chất lượng sản phẩm đang lưu hành so với tiêu chuẩn quốc tế + Thanh tra qua ý kiến của khách hàng tiêu ding sản phẩm tại công ty Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định dến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng vị thế của sản phẩm hàng hoá Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thé giới. II. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty may Thăng Long. 1. Về phía công ty cổ phần May Thăng Long. 1.1. Sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng. 1.1.1. Biểu đồ pareto. Thực chất của biểu đồ parato là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề được ưu tiên giải quyết trước. Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó kích thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải tiến đó. Nội dung bao gồm: - Xác định các loại sai sót va thu nhập dữ liệu - Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé - Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót - Xác định tỷ lệ % theo sao số tích luỹ - Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên. Thứ tự dạng sai sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ dần - Vẽ đường tích luỹ theo số % tích luỹ đã tính - Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị Từ những khuết tật mắc phải của sản phẩm và biết được số lượng các khuyết tật đó ta thành lập một bảng dữ liệu được thống kê như sau: Bảng 14: Bảng các khuyết tật của sản phẩm may Dạng khuyết tật Số sản phẩm bị khuyết tật Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tích luỹ Tỷ lệ % khuyết tật tích luỹ Khuyết tật về cách dựng mex 10 34.48 10 10.53 Khuyết tật về cắt 7 24.12 9 9.47 Khuyết tật may lệch 4 13.79 19 20 Khuyểt tật trong khâu là, gấp 3 10.35 18 18.94 Khuyết tật khâu đóng gói 3 10.35 20 21.06 Khuyết tật thêu không đúng mầu vải 2 6.91 19 20 Tổng số 29 100 95 100 Qua bảng số liệu trên ta vẽ được một biểu đồ parato sau Biểu đồ1: Biểu đồ parato về các dạng khuyết tật Tỷ lệ % tích luỹ Tỷ lệ % các dạng khuyết tật 60 Tỷ lệ % các dạng khuyết tật 50 50 40 1 2 3 4 5 6 Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó kích thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải tiến đó. Để công ty có thể áp dụng thành công thì phải có đội ngũ cán bộ hiểu biết, có giữ liệu chính xác về các loại sai sót của các dạng khuyết tật hoặc có lỗi quy về mặt giá trị . Khi đó doanh nghiệp mới có thể áp dụng được biểu đồ 1.1.2. Sơ đồ nhân quả. Thực chất sơ đồ nhân quả là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó. Mục đích của sơ đồ nhân quả là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra những trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện chất lượng của đối tượng quản lý. Trong doanh nghiệp những trục trặc xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nhưng có 5 nhóm yếu tố chủ yếu: gọi là 5M ( Men, Materials, Manchines, Methods, Measurement) Các bước xây dựng sơ đồ để có thể áp dụng vào công ty bao gồm: Bước 1: Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích Bước 2: Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng đó Bước 3: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn, vẽ các yếu tố này như những xương nhánh chính của cá Bước 4: Tìm tất cả các yếu tố khác ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố chính vừa được xác định. Nhiệm vụ cơ bản là tìm ra đầy đủ các nguyên nhân gây trục trặc về chất lượng không để xót. Tìm ra các mối quan hệ giữa nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp với các nguyên nhân sâu xa để làm ra rõ quan họ hàng. Bước 5: Trên mỗi nhánh xương của từng yếu tố chính, vẽ thêm các nhánh xương dăm của cá thể hiện các yếu tố trong mối quan hệ họ hàng. Bước 6: Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ. Sơ đồ nhân quả có tác dụng rất lớn trong: Xác định nguyên nhân gây ra sai hỏng để loại bỏ kịp thời. Hình thành thói quen làm việc tìm hiểu xác định nguyên nhân gây ra trục trặc chất lượng. Đóng góp trong việc giáo dục đào tạo những người lao động tham gia vào quản lý chất lượng. Sơ đồ 4: Nguyên nhân gây sai hỏng của công đoạn may. May hỏng Máy móc Con người Phương pháp Nguyên vật liệu Trình độ Kỹ năng Cung ứng NVL Phương pháp sai Cũ May hỏng Việc xây dựng sơ đồ nhân quả cho ta thấy được nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quá trình may nhằm đưa ra được những biện pháp khắc phụ hiện tượng đó Phiếu kiểm tra chất lượng Để sử dụng phiếu kiểm tra một cách có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: Xác định rõ ràng kiểu loại phiếu sẽ sử dụng Thiết kế phiếu phải đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu Cách kiểm tra và mẫu số phải thống nhất Cách bố trí phải phản ánh theo trình tự quá trình và các hoạt động Ghi rõ nhân viên ghi phiếu kiểm tra,nơi kiểm tra và các bộ phận được thông báo khi xuất hiện các trường hợp bất thường Bảng 15: Phiếu kiểm tra các loại khuyết tật của công đoạn thêu Phiếu kiểm tra Sản phẩm: quần bò nữ Ngày kiểm tra: 28/12/2003 Giai đoạn sản xuất: cuối công đoạn may Phân xưởng: thêu Tổn số Công đoạn: thêu Ghi chú: kiểm tra toàn bộ Tên người kiểm tra: Hoàng Kim Liên Loại Kiểm tra Tổng Khuyết tật về mầu chỉ //// //// //// / 13 Khuyết tật đứt mét //// //// //// /// 15 Khuyết tật sùi chỉ /// 3 Khuyết tật bỏ mũi //// //// //// //// 16 Tổng cộng 47 Qua phiếu kiểm tra chất lượng trên ta thấy công ty có thể áp dụng phương pháp này nhằm thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lý theo cách này công ty có thể không cần phải ghi chi tiết các dữ liệu thu thập được mà chỉ cần ghi bằng ký hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót mà công ty cần đánh giá. 1.1.4 Biểu đồ phân bố mật độ Công ty có thể áp dụng cách lập biểu đồ phân bố mật độ theo các bước sau Bước1: Xác định giá trị lớn nhất Xmax và nhỏ nhất Xmin từ bảng dữ liệu đã cho. Bước 2: Tính độ rộng R của toàn bộ dữ liệu: R= Xmax – Xmin Bước 3: Xác định số lớp K. Số lớp K được chọn tương ứng với số dữ liệu thu thập. Có nhiều cách lựa chọn số lớp K, có 2 cách lựa chọn thường được áp dụng phổ biến. Cách thứ nhất, có thể lấy số lớp K bằng căn bậc hai của tổng số dữ liệu trong bảng. Cách thứ hai, trong một số trường hợp có thể lấy số lớp bằng số lớn hơn trong hai số hàng và số cột của dữ liệu. Bước 4: Xác định độ rộng của lớp: h = Xmax- Xmin Bước 5: Xác định các biên giới của lớp để lập biểu đồ cột, bắt đầu tại giá trị của dữ liệu nhỏ nhất theo công thức. Xmin+ h/2 Bước 7: Lập bảng phân bố tần suất bằng cách ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần lượt trong một cột. Đếm số lần suất hiện của các giá trị thụ thập trong từng lớp và ghi tần số xuất hiện vào cột bên cạnh Bước 8: Vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột Bước 9: Ghi các ký hiệu cần thiết trên biểu đồ Bước 10: Nhận xét biểu đồ, rút ra những kết luận cần thiết Dựa vào biểu đồ phân bố mật độ ta có thể thấy: Tỷ lệ hỏng thấp hay cao hơn chuẩn Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của các giới hạn tiêu chuẩn không? Độ phân tán của dữ liệu so với giới hạn tiêu chuẩn Sau khi tổng hợp phiếu điểu tra ta có bảng giữ liệu của vải ỏ bảng 16 Xmax= 2.3 và X min= 0.5 Độ rộng R= 2.3- 0.5 = 1.8 k = 10 Xác định chiều rộng của lớp: h = 1.8/10 = 0.18 Lờy h = 0.2 Bảng 11: Dữ liệu thống kê Đơn vị: m Bảng 16: 2.0 1.0 1.4 1.2 1.6 0.7 1.1 1.3 1.5 1.7 2.3 1.3 1.3 1.6 1.9 0.5 1.8 1.2 1.4 1.3 0.8 1.0 1.9 1.3 1.7 1.0 1.5 1.2 1.2 2.0 0.7 2.1 1.0 1.2 1.1 0.9 0.7 2.1 1.6 1.4 1.4 0.9 1.5 1.0 1.5 1.1 1.9 0.6 1.7 1.7 1.5 1.2 1.2 1.4 1.3 1.0 1.4 1.6 1.5 1.3 0.8 1.6 1.3 1.4 1.5 1.9 1.2 1.1 1.7 1.5 Nguồn: Phòng chất lượng Xác định đơn vị giá trị của lớp: h/2= 0.2/2 = 0.1 Xác định giới hạn trên và dưới của từng lớp lần lượt bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất như sau: Xmax+- h/2 = 0.5 + 0.1 = 0.6 = 0.5 - 0.1 = 0.4 Bảng 17: STT Biên giới lớp Giá trị giữa Kiểm tra Tần suất 1 0.4-0.6 0.5 / 1 2 0.6-0.8 0.7 /// 3 3 0.8-1.0 0.9 //// / 5 4 1.0-1.2 1.1 //// //// // 10 5 1.2-1.4 1.3 //// //// //// //// 16 6 1.4-1.6 1.5 //// //// //// /// 15 7 1.6-1.8 1.7 //// //// // 10 8 1.8-2.0 1.9 //// / 5 9 2.0-2.2 2.1 //// 4 10 2.2-2.4 2.3 / 1 Tổng cộng 70 Biểu đồ2: Biểu đồ phân bố mật độ 18 Tần suất 16 Series1 14 12 10 8 6 4 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Qua biểu đồ ta thấy có thể dựa vào biểu đồ phân bố mật độ để thấy được tỷ lệ hỏng thấp hay cao hơn chuẩn, giá trị trung bình có trùng với đường tâm của các giới hạn tiêu chuẩn không? Độ phân tán của dữ liệu so với giới hạn tiêu chuẩn, dạng phân bố chuẩn của hình để đưa ra những giải pháp phù hợp cho công ty làm cho chất lượng sản phẩm của côn ngày càng cao hơn 1.1.5. Sơ đồ lưu trình. Sơ đồ lưu trình tổng quát. Bắt đầu Các hoạt động Quyết định Kết thúc Không tốt Để lập một sơ đồ lưu trình cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau: Người xây dựng sơ đồ là những người có liên quan trực tiếp đến quá trình đó Tất cả các thành viên của quá trình đó cần tham gia vào thiết lập sơ đồ lưu trình Dữ liệu và thông tin phải trình bày rõ ràng cụ thể, dễ hiểu, dễ nhận biết Trong khi xây dựng sơ đồ lưu trình cần đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt Dự kiến đủ thời gian cho việc lập sơ đồ lưu trình Sơ đồ 5: Giải quyết khiếu nại khách hàng của Thaloga Phòng kế hoạch thị trường, kinh doanh tổng hợp Tổng giám đốc duyệt Thông báo lại kết quả cho khách hàng Xem xét đề xuất xử lý Khiếu nại khách hàng Tổng kết khiếu nại đơn vị ngoài có liên quan Xí nghiệp I Phòng kỹ thuật chất lượng Khi nhìn vào sơ đồ lưu trình ta có thể thấy hoạt động nào thừa không cần thiết cần loại bỏ chúng để công ty có thể tiến hành các biện pháp cải tiến và hoàn thiện. Sơ đồ lưu trình khi được áp dụng vào công ty sẽ làm cho công ty giảm cho phí cả về thời gian và tài chính Trách nhiệm xã hội ( SA8000) trong công ty. SA 8000 là một bộ tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do tổ chức công nhân quyền ưu tiên kinh tế ban hành. SA 8000 khi áp dụng có nhiều lợi ích như: Tăng năng suất lao động, tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình làm việc Thu hút người lao động giỏi, tạo sự yên tâm cho nhà cung cấp Tăng uy tín, xâm nhập thị trường lớn Thu hút người đầu tư, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật Tạo sự yên tâm cho khách hàng, tạo môi trường văn hoá tốt Như vậy, để áp dụng SA 8000 vào công ty may Thăng Long thì công ty cần có những yêu cầu sau: + Lao động trẻ em + Sức khoẻ và an toàn + Quyền tự do hiệp hội và thoả ước tập thể + Phân biệt đối xử + Kỷ luật + Thời gian làm việc + Bồi thường 1.5. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị đo lường sản phẩm. Máy móc thiết bị luôn là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không thể có sản phẩm tốt từ hệ thống máy móc lạc hậu, cũ nát và không đồng bộ. Hầu hết các doanh nghiệp của ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thiếu vốn, thiếu nhân lực, máy móc thiết bị qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở nên lạc hậu không đồng bộ. Trong quá trình phát triển , công ty may thăng long luôn quan tâm và coi trọng vấn dề mua sắm, thay thế , đổi mới máy móc thiết bị. Đến nay công ty đã có một cơ sở vật chất khang trang với những dây chuyền sản xuất hiện đại. Tuy vậy, với tính chất của dây chuyền sản xuất hàng loạt nên chỉ cần một bộ phận máy móc thiết bị nào đó cũ, xuống cấp sẽ gây nên tình trạng không đồng bộ của cả một hệ thống làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, công ty cần quan tâm hơn nữa đên công tác bảo trì, bảo dưỡng, thay tế máy móc thiết bị để đảm bảo tính liên tục trong sản xuất kinh doanh và không ngừng nânng cao chất lượng sản phẩm. 1.6. Giáo dục và đào tạo chất lượng. Để thực hiện và duy trì công tác quản lý chất lượng thì một điều quan trọng là phải có một đội ngũ cán bộ và người lao động luôn hiểu được vai trò, trách nhiệm và công việc của mình. Trong bối cảnh hiện nay, các công ty không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị thế cạnh tranh. Trong môi trường đó, đội ngũ lao động phải không ngừng được đào tạo và đào tạo lại một cách sâu rộng. Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại hiện tại và vượt qua những thử thách trong tương lai. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao trong bối cảnh thị trường, các công ty phải không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cương sức mạnh, nâng cao vị thế cạnh tranh. Để hoà nhập với thị trường thế giới Ban lãnh đạo của công ty may Thăng Long đã thấy được rằng khi tiến hành tốt công tác đạo tạo không chỉ doanh nghiệp mà người lao động cũng có những lợi ích cụ thể. Đối với công ty các lợi ích cụ thể đó là: Tăng cường khả năng sinh lợi cho công ty hoặc tạo ra thái độ tích cực hướng tới lợi nhuận; cải thiện kỹ năng và nhận thức nghề nghiệp ở tất cả các cấp trong công ty; tăng nhuệ khí của người lao động; làm cho mọi người thấy được các mục tiêu của tổ chức; khẳng định tính chân thực, tính cởi mở; cải thiện mối quan hệ giữa người quản lý và cấp dưới; tạo ra động lực phát triển công ty; học hỏi từ người học viên; giúp cho công tác chuẩn bị hướng dẫn công việc; giảm chi phí tư vấn bên ngoài... Đối với công nhân tựu trung lại cũng là lợi ích của công ty. Đã nhận thức được như vậy nhưng khả năng tài chính hạn hẹp nên số người được của đi đào tạo không nhiều. 1.7. Giải pháp về nâng cao ý thức người lao động Công nhân là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cũng là 1 nhân tố quan trọng, trực tiếp đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy là, ý thức, thái độ làm việc của người lao động có ảnh hưởng rất lớn và quyết định sản phẩm họ làm ra tốt hay xấu. Do những tồn tại trong nếp nghĩ từ thời bao cấp, ngườ lao động vẫn còn xem nhẹ vấn đề chất lượng sản phẩm, coi đó như là trách nhiệm của chỉ riêng những nhà quản trị hay các cấp lãnh đạo. Điều đó gây không ít khó khăn cho công tác quản trị chất lượng trong nền kinh tế mới bởi chất lượng sản phẩm, uy tín danh tiếng của doanh nghiệp được gây dựng từ những nền tảng cơ sở chính là những người lao động trong doanh nghiệp đó. Muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng thì điều trên hết phải làm là nâng cao ý thức của người lao động. Thường xuyên tổ chức các buổi học giáo dục ý thức lao động xoá bỏ tâm lý, phong cách làm việc của nền sản xuất nhỏ như chủ nghĩa cá nhân, ghen ghét, đố kị... tạo cho công nhân tác phong làm việc mới, tinh thần làm việc cao. Làm cho công nhân hiểu được rằng chất lượng sản phẩm gắn liền với quyền lợi, nghĩa vụ của họ, là chất lượng, là danh dự của chính bản thân họ, sản phẩm là dây nối của họ giữa công ty như mạch máu nối con tim với các bộ phận khác trên cơ thể con người; từ đó tạo lên sự gắn kết giữa người lao động với công ty, làm cho họ toàn tâm toàn ý gắn bó, vì mục tiêu chung của công ty. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng một chế độ thưởng phạt, chất lượng hợp lý.Tiền thưởng là một đòn bẩy rất có hiệu quả bởi nó mang tinh khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo cho người lao động niềm vui, sư hứng thú trong công việc, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.ở công ty may Thăng Long , hình thức này đã được áp dụng khá lâu và đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên, đẻ tâng cường hơn nữa hiệu quả của hình thức khuyến khích này thì bên cạnh những khoản thưởng cuối quý, cuối năm, thưởng cho hoàn thành và vượt kế hoạch...Công ty có thể đưa thêm vào một hình thức thưởng nữa là” thưởng cho việc giảm tỉ lệ hàng loại II” hay “ thưởng cho việc nâng cao hàng loại I”. Theo đó từ khi kiểm tra chất lượng ở cuối mỗi dãy dây truyền sản xuất, xác định được tỉ lệ loại I cao hơn ( hoặc tỉ lệ sản phẩm loại II thấp hơn) so với tỉ lệ quy định thì sẽ thưởng cho dây truyền đó bằng khoản chênh lệch giá trị giữa sản phẩm tốt và tăng thêm so với quy định. Đi đôi với việc thưởng thi cũng cần có biện pháp kỷ luật, chế độ phạt thích đáng đối với những trường hợp gây lỗi làm giảm chất lượng sản phẩm. Tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng chất lượng sản phẩm ở mọi khâu , mọi công đoạn sản xuất. Nếu phát hiện lỗi ở khâu, công đoạn nào thì khâu và công đoạn đó phải chịu trách nhiệm; lỗi nhẹ thì bị khiển trách, nhắc nhở; lỗi nặng hoăc nguy kịch thì phạt trừ lương, cắt thưởng của cả khâu và cụ thể đến từng công nhân sản xuất. Làm tốt các biện pháp này giúp cho người lao động trong công ty luôn có ý thức trách nhiệm coa khi làm việc, góp phần nâng cao không ngưng chất lượng sản phẩm của công ty. 2. Về phía tổng công ty Dệt May Tổng công ty Dệt may có nhiệm vụ. Thống nhất các công ty dệt may trong nước, tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất kinh doanh giữa các công ty và với vai trò như một nhạc trưởng trong dàn hợp xướng tổng công ty dệt may Việt Nam có trách nhiệm định hướng phát triển và quản lý vĩ mô tới quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Cung cấp vốn cho công ty thành viên để họ có thể nâng cao máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Tổng công ty cần có sự nghiên cứu tìm hiểu xác định chính xác những thông tin về thị trường để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng phát triển chung của thị trường trong khoảng thời gian nhất định để có những chiến lược kế hoạch phát triển cho phù hợp. Giúp các doanh nghiệp mở rộng các mối liên hệ, công tác làm ăn với thị trường thế giới qua việc tạo đều kiên, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia những triển lãm quốc tế, quảng bá và thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngoài đến may mặc Việt Nam qua các hoạt động du lịch... Có các chương trình giao lưu giữa các công ty nhỏ và tổ chức các buổi dã ngoại làm cho công nhân hăng hái làm việc tăng năng suất lao động của các công ty thành viên 3. Về phía nhà nước. Sự quan tâm đúng mực của Nhà nước và các cơ quan cấp trên là hết sức quan trọng nó tạo tiền đề vững chắc và góp phần định hướng phát triển cho các doanh nghiệp, giúp đỡ rất nhiều các công việc hoạch định và thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của họ. Ngành đệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế, thu hút nhiều lao động và tạo ra thu nhập lớn. Vì vây, Nhà nước nên có những chính sách trợ giúp đãi ngộ đối với sự phát triển của ngành dệt may nói chung và với công ty may Thăng Long nói riêng. Nhà nước nên hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp dệt may đay là một vấn đề hết sức bức xúc, nan giải và khẩn thiết cho việc đầu tư đồng bộ, hiện đại hoá máy móc thiết bị của công ty may Thăng Long cũng như của hầu hết các doanh nghiệp dệt may khác. Cần có những hoạt động cụ thể như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với sự ưu đãi về lãi suất hoặc thời gian hoàn trả... Cắt giảm thếu VAT từ 10% và 32% xuống còn 5% và 25% để tạo tích luỹ nội bộ cho công ty. Thường xuyên tổ chức các hội trợ triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước tạo ra sự thi đua cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tặng thưởng, tôn vinh, quảng bá những sản phẩm đạt chát lượng cao trong những cuộc thi chát lượng, khuyến khích người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng nội kiểu như phong trào “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để củng cố vị thế và uy tín của các doanh nghiệp trong nươc. Thêm vào đó, Nhà nước nên có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn và xử lý tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái. Đây có thể coi là một điểm nhức nhối trong quản lý thị trường. Hiện nay, tình trạng buôn lậu nhập hàng trái phép qua biên giới trốn thuế qua các cửa khẩu móng cái, Lạng Sơn... Có ít nhiều sự tiếp tay của một số cán bộ hải quan, biên phòng biến chất đã làm cho hnàg lậu hàng kếm chất lượng tràn ngậm thị trường. Những hàng hoá này chủ yếu được sản xuất ở trung quốc, do trốn thuế nên thường có giá rất rẻ chỉ bằng 1/2, thậm chí là bằng 1/3 giá các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước, gây bất ổn định trong thị trường và dồn các doanh nghiệp vào thế bất lợi về giá cả. Hơn nữa, Nhà nước cần phải bảo hộ cho uy tín, danh tiếng của từng thương hiệu doanh nghiệp sử lý nghiêm tình trạng làm hàng nhái hành giả xâm phạm thương hiệu bản quyền của các doanh nghiệp. Làm tốt việc đó là Nhà nước đã giúp các doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng bảo vệ uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty. Kết luận Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó tạo sức hấp dẫn thu hút người mua và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm còn tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Chính vì thế mà tôi đã chọn chuyên đề : “ Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may Thăng Long”. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Việt Hưng và các cán bộ phòng kỹ thuật chất lượng và phòng thị trường đã giúp đỡ tôi có những kiến thức cần thiết để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Tài liệu tham khảo. 1. Quy trình sản xuất cảu công ty may Thăng Long. 2. Báo cáo tài chính. 3. Sổ tay chất lượng. 4. http:// www.thaloga.com 5. Quy trình sản xuất 6. Theo dõi và đo lường sản phẩm 7. Qui trình kiểm tra nguyên vật liệu 8. Xem xét và xử lý sự không phù hợp của sản phẩm tại các xí nghiệp Mục lục bảng. Bảng 1: Chủng loại và số lượng máy móc thiết bị chủ yếu của công ty Bảng 2: thu nhập bình quân của người lao động qua 3 năm Bảng3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm Bảng 4: Danh sách các nhà cung cấp Bảng 5: Tình hình tài sản và nguồn vốn Bảng 6: Bảng 7: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm Bảng 8: Tỷ lệ lấy mẫu Bảng 9: Mức độ chấp nhận Bảng 10: Mức độ lỗi Bảng 11: Các số liệu lấy mẫu của đơn hàng Bảng 12: Thông số kích thước sản phẩm của công ty Bảng 13: Bảng những lỗi thông thường Bảng 14: Bảng về các khuyết tật của sản phẩm may Bảng 15: Phiếu kiểm tra các khuyết tật của công đoạn thêu Bảng 16: Bảng 17: Mục lục sơ đồ Sơ đồ 1: Mô hình sản xuất của Thaloga Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức của công ty sau khi cổ phần hoá Sơ đồ 4: Nguyên nhân gây sai hỏng của công đoạn may Sơ đồ 5: Giải quyết khiếu nại khách hàng Mục lục biểu đồ. Biểu đồ 1: biểu đồ parato về các dạng khuyết tật Biểu đồ 2: Biểu đồ phân bố mật độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24788.doc