Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Xí nghiệp dược phẩm trung ương I

Dự kiến sau khi tiến hành nghiên cứu sẽ giúp cho Xí nghiệp nắm bắt được chính xác hơn nhu cầu của thị trường từ đó sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm thích hợp, do đó sẽ làm tăng doanh thu của Xí nghiệp lên khoảng 15% tức khoảng 18.9 tỷ đồng(126*0.15), theo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hiện nay sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 18.9 tỷ*0.0138=261.09 triệu đồng, hàng hoá tồn kho sẽ giảm được 50% vì vậy chi phí bảo quản sẽ giảm khoảng 50%* 51.017 triệu*1%=225 triệu( Tồn kho năm 2001 là 51.017 triệu đồng với chi phí bảo quản dự trữ là 1% giá trị). Vậy trong ngắn hạn có thể thu được (255+226.1)-190=291.1 triệu đồng. Trong dài hạn nó sẽ đem lại lợi ích tăng thị phần của Xí nghiệp nếu Xí nghiệp có các chính sách marketing phù hợp.

doc135 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Xí nghiệp dược phẩm trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty Dược Việt Nam và năng lực sản xuất kinh doanh của XíNghiệp, dự kiến nhiệm vụ kế hoạch năm 2003 như sau: + Giữ vững và từng bước mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế; ổn định đời sống việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. + Đẩy mạnh phát triển mặt hàng thế mạnh cuả Xí nghiệp, nghiên cứu một số thuốc mới bằng nguyên liệu trong nước có chú trọng đến các mặt hàng phục vụ miền núi (sốt rét đường ruột...) + Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp và tiện cho người sử dụng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm + Đẩy mạnh xuất khẩu mở rộng thị trương nứoc ngoài Cụ thể có các chỉ tiêu là: a> Về sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất: 185 tỷ tăng 7% so với năm 2002 Doanh thu 140 tỷ tăng 10% so với năm 2002 Xuất khẩu 200.000USD tăng 235% so với năm 2002 Nộp ngân sách:4.5 tỷ tăng 7% so với năm 2002 Lợi nhuận:2 tỷ tăng 14% so với năm 2002 b> Đầu tư xây dựng: _ Hoàn thành việc thẩm định GMP các phân xưởng đã hoàn thành năm 2002 thực hiện xong phân xưởng Cefotaxim tiêm trong quý I năm 2003. _ Phấn đấu thực hiện đúng tiến độ đảm bảo chất lượng việc xây dựng nhà máy mới _ Xây dựngmới nhà mặt đường 106 TĐT _Hợp tác với đối tác có năng lực để khởi công xây dựng chung cư 85 TĐT. c> Phát triển thị trường: _Đẩy mạnh phát triển thị trường trong và ngoài nước _ Đề nghị thuốc bảo hiểm y tế chi trả thực hiện triệt để theo squy định của Bộ Y tế _ Đề nghị hiệp hội Dược cần có thống nhất giá bán các loại sản phẩm d> Khoa học công nghệ: _ Đầu tư thêm phương tiện và nhân lực cho công tác nghiên cứu mặt hàng mới _ Tăng cường chuyển giao công nghệ hợp tác ngiên cứu _ Nghiên cứ nâng cao chất lượng và hạn sử dụng một số mặt hang đã đựoc cấp số đăng ký e> Tài chính kế toán _ Thực hiện chês dộ bao cáo tài chính doanh nghiệp theo quyết định số 167/2000/QĐ_BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài Chính _ Xin cấp vốn đầu tư cho các công trình mới f> Tổ chức bộ máy đào tạo cán bộ công tác lao động tiền lương công tác đào tạo: _ Rà soát, xây dựng lại chức năng nhiệm vụ các đơn vị. Bố trí lao động hợp lý tiến hành giao khoán công việc cho các phòng ban bộ phận gián tiếpphục vụ _ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, cử cán bộ học các lớp quản lý kinh tế squản lý hành chính do Bộ Y Tế và Tổng công ty Dược Việt Nam tổ chức. _ Tổ chức học tập nâng cao tay nghề và thi nâng bậc cho công nhân Nhận xét: qua bảng kế hoạch sản xuắt năm 2003 của Xí Nghiệp như trên ta thấy rằng xí nghiệp đang có những bước đi đúng đắn điều đó được thể hiện như sau + Đối với vấn đề xuất khẩu : Xí nghiệp có kế hoạch tăng sản lượng xuất khẩu lên và giảm tỷ lệ nhập khẩu từ bên nước ngoài để giảm thiểu chi phí. + Đối với mặt hàng sản xuất : Do trong quá trình nghiên cứu thị trường Xí nghiệp nhân thấy trong những mặt hàng trên thì mặt hàng thuốc viên là có khối lượng tiêu thụ lớn hơn cả và có thể mang lại được nhiều doanh thu. Chính vì vậy Xí Nghiệp đã tập trung vào sản xuất mặt hàng này với khối lượng tăng lên và giảm khối lượng sản xuất mặt hàng còn lại. + Đối với chỉ tiêu lãi thực hiện: Do trong năm 2003 Xí Nghiệp vẫn đang tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng nhà máy tại sóc sơn cho lên chỉ tiêu lãi thực hiện sẽ vẫn giữ nguyên nhưng đầu tư cơ bản sẽ tăng lên. 4.2 Biện pháp để thực hiện : Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trên chúng ta cần thống nhất một số biện pháp sau: _ Không ngừng bồi dưỡng giáo dục chính trị tư tưởng kiên định mục tiêu kinh tế thị trương định hướng XHCN, thực hiện đường lối CNH_ HĐH kinh tế của Đảng. Trên cơ sổ đó cập nhật kiến thức chuyên môn văn hoá xã hội thường xuyên cho CBCBV góp phần tăng hiệu quả lao động. _ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trẻ lựa chon những cán bộ đảng viên có năng lực, có đức có tài, bổ nhiệm vào thay thế dần những cán bộ lớn tuổi trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, có ngoại ngữ, đủ sức khỏe, nhiệt tình , chủ động sáng tạo đủ năng lực gánh vác nhiệm vụ trong hiện tại, tương lai. _ Tiếp tục công tác nghiên cứu phát triể n sản phẩm có hiệu quả sản phẩm hợp tác nhượng quyền... Để thay thế dần các sản phẩm bị thua lỗ doanh số thấp . Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển thị trương trong và ngoài nước tạo thế vững chắc và tin cậy cho sản phẩm của XN. _ Thực hiện nghiêm túc định mức kinh tế kỹ thuật, phấn đấu triệt để trong các hoạt động của XN tiết kiệm vật tư nguyên liệu văn phòng phẩm điênj nước để góp phần tăng hiệu quả SXKD. _ Phẫn đấu đảm bảo chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín của XN trên thương trường. Có biện pháp đảm bảo chất lượng chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến các phương pháp và điều kiện sản xuất. Tuyệt đối không để xẩy ra nhầm lẫn kém chất lượng. _ Tiếp tục thực hiện tăng định mức lao động khoá sản phẩm cho các công đoạn, bậc công việc để phát huy năng lực lao động tốt đa ở các phân xưởng _ Phát huy dân chủ trong doanh nghiệp phát huy nội lực , các tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Phụ nữ... Động viên giáo dục đoàn viên đoàn kết thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần hoàn thành kế hoạch năm 2003. 5. Đánh giá thực trạng tình hình kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp dược phẩm trung ương I: Bảng 1.18 Tình hình thực hiện các chỉ tiôu tài chính và Kết quả sản xuất kinh doanh Nguồn Phòng kế hoạch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 KH TH %KH/TH KH TH %KH/TH I Giá trị sản xuất (giá CĐ 94) triệu đ 129.000 159.791 123,25 170.000 172.808 101,2 II Doanh Thu sản xuất _ Bán thành phẩm cho CTTƯ _Bán cho hệ thống bệnh viện nt 110.000 23.155 400 113.500 25.802 871,718 103,18 111,43 217,75 125.000 25.000 800 126.667 27.500 925 101,33 110 115,62 III Kim ngạch xuất khẩu _Xuất khẩu _Nhập khẩu 1000USD 100 1800 85,447 2.565,919 85,44 142,5 150 2.200 140 2465 93,33 112 IV Nộp ngân sách Nhà Nước triệu đ 3100 4000 129,032 4000 4200 105 V Lãi thực hiện nt 1300 1500 115,38 1700 1750 102,94 VI Đầu tư XDCB nt 68.000 7.000 10,29 70.000 9.000 12,857 VII Nhu cầu vốn lưu động nt 28.000 29.000 103,57 45.000 36.000 80 VIII Tổng số công nhân người 618 589 95,3 635 595 93,7 IX Phương án sản phẩm _Tổng số mặt hàng SX _ Nghiên cứu MH mới MH 70 10 88 19 125,71 190 75 12 88 12 117,33 100 X Nhóm sản phẩm SX _ Thuốc ống tiêm _ Thuốc viên _Thuốc nước ô,lọ viên lọ 35.000 2.100.000 350 41.277,19 2.031.983 557 117,93 96,71 159,14 38.500 3.000.000 300 38.112 1.807.627 409 98,992 60,23 136,333 Qua biểu trên ta thấy năm 1999 thì lãi thực hiện được của Xí Nghiệp là giảm so với kế hoạch đã đề ra. trước hết đó là do yếu tố khách quan đó là vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á. Về chỉ tiêu giá trị sản xuất: giữa các năm đều có sự tăng lên so với chỉ tiêu đã đề ra trong đó năm 2001 là vượt kế hoạch cao nhất 23,25%( hay 30.791 triệu đồng). Còn các năm khác thì chỉ vượt so với kế hoạch đề ra từ 1_3%. Về chỉ tiêu doanh thu sản xuất: nhìn chung thì chỉ tiêu này luôn vượt so với kế hoạch đã đề ra. Riêng chỉ có năm 2000 thì chỉ tiêu này giảm 1,44% so với kế hoạch đã đề ra. Nhưng đến năm 2001 cùng với sự nỗ lực của toàn bộ xí nghiệp và cùng với sự mạnh dạn mở rộng đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng thị trường điều đó đã giúp cho Xí nghiệp hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã đề ra. Về chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu: nói chung là tỷ lệ giữa xuất và nhập khẩu của Xí nghiệp vẫn còn chênh lệch rất lớn. Tuy nhiên số chênh lệch này ngày càng giảm giữa năm trước với năm sau. Đặc biệt là năm 2000 thì tỷ lệ xuất khẩu đạt 533,28%( hay 64,963 nghìn USD) so với kế hoạch cao nhất trong các năm. Còn về tỷ lệ nhập khẩu thì năm 2001 là năm có tỷ lệ nhập khâu cao nhất trong 4 năm trên vượt 42,5% so với kế hoạch. Điều đó cũng là do ảnh hưởng của nhu cầu sản xuất trong doanh nghiệp. Về chỉ tiêu nộp ngân sách: Trong những năm này thì công ty đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nộp ngân sách Nhà Nước trong đó đáng chú ý là năm 2001 vượt 29% so với kế hoạch đề ra. Về chỉ tiêu lãi thực hiện: nhìn chung chỉ tiêu này đều hoàn thành Kế hoạch đã đề ra số lãi thực hiện của Xí nghiệp đều tăng đều. Riêng có năm 1999 thì lãi thực hiện không vượt so với kế hoạch đã đề ra. Còn năm 2001 và năm 2002 thì chỉ tiêu này đều vượt 200_250 triệu đồng hàng năm. Về chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động: Về chỉ tiêu tổng số công nhân viên: Nói chung thì số công nhân viên của xí nghiệp so với kế hoạch đề ra đều không đạt. Chỉ riêng có năm 1999 là đạt kế hoạch. Về chỉ tiêu phương án sản phẩm : Nhìn chung hàng năm Xí nghiệp đều nghiên cứu ra trung bình từ 7_14 sản phẩm mới. và sản xuất ra từ 70_90 mặt hàng hàng năm. Điều này cho thấy công tác nghiên cứu và phát triển của Xí nghiệp hoạt động tương đối là có hiệu quả. Về chỉ tiêu Nhóm sản phẩm sản xuất: Hàng năm Xí nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường để đề ra các phương án sản xuất thích hợp cho mỗi chủng loại hàng. Để từ đó đat được hiệu quả kinh doanh. IV Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp dược phẩm trung ương I: 1. Những kết quả đạt được: Ta thấy tốc độ tăng trưởng cao năm nay so với năm trước,tạo được việc làm và thu nhập tương đối ổn định, nâng cao mức sống của cán bộ chông nhân viên trong toàn bộ Xí nghiệp do Xí nghiệp đã khai thác triệt để nội lực của mình. Đội ngũ lao động có tay nghề, có kinh nghiệm caođó là hững dựơc sỹ hoặc những người tốt nghiệp chuyên ngành Dược. Điều nay đã khẳng định công ty không chỉ đứng vững trong cơ chế thị trường đầy biến động rủi ro mà còn ngày càng phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh lĩnh vực đổi mới công nghệ và m ở rộng sản xuất kinhdoanh. Về mặt tài chính, công ty thực hiện chế hạch toán hoàn thành độc lập tập trung quản lý tình hình tài chính đang dần được ổn định và kiểm soát tốt. Các dự án đầu tư được đảm bảo về vốn và máy móc thiết bị. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh. Đây là một căn cứ vững chắc đảm bảo cho sự thành công của Xí Nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu. Trong những năm gần đây Xí nghiệp cũng đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường và coi đó là căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường. Việc xác định cơ cấu sản xuất của các mặt hàng đã góp phần làm tăng doanh thu của Xí Nghiệp lên đáng kể. Về giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp dược phẩm Trung ương I khá lớn chiếm 20% giá trị tổng sản lượng của các doanh nghiêp dược phẩm trung ương và 7% so với toàn quốc. Doanh thu của xí nghiệp đứng đầu trong số các xí nghiệp dược phẩm miền bắc luôn luôn tăng trưởng qua các năm :năm 1997 doanh thu đạt 91 tỷ; năm 1998 đạt 100 tỷ ; năm 1999 đạt 110 tỷ(tăng 10%). Như vậy có thể thấy rằng các sản phẩm của xí nghiệp chiếm thị phần tương đối lớn so với các đơn vị trong nghành Cũng như thuốc sản xuất trong nước thuốc của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I được bán với giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm nhâp ngoại cùng loại từ 5 đến 20 lần. Mạng lưới phân phối của Xí nghiệp đã hình thành.Hiện nay, tại các tỉnh lớn ở phía bắc đã có các chi nhánh, đại lý và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp tại chổ sản phẩm và các dịch vụ kèm theo cho khách hàng một cách thuận lợi nhất. Đội ngũ nhân viên Marketing của xí nghiệp cũng dã tiến hành một bước việc giới thiệu và đưa các sản phẩm thuốc vào một số bệnh viện mạng lưới bảo hiếm Y tế tại Hà Nội và một số tỉnh khác. Ngoài ra Xí nghiệp đã bước đầu quan tâm đến việc tham gia quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình các tạp chí ...và tham gia một số hội trợ triển lãm. Qua đó Xí nghiệp cũng giới thiêu được các sản phẩm của mình với khách hàng. Xí nghiệp cũng đã xây dựng một Webside thông tin quảng cáo riêng cho doanh nghiệp trên Internet(www.pharbaco.com.vn). Qua Webside này,xí nghiệp cũng đã nhận được một số thông tin phản hồi của khách hàng một số thư chào hàng và đã nhận được một số thông tin phản hồi của khách hàng một số thư chào hàng và đề nghị hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, Xí nghiệp còn sử dụng hình thức trao đổi liên lạc bằng thư điện tử có hiệu quả nhanh và chi phí thấp. 2. Những tồn tại: 2.1 Tồn tại : Bên cạnh những thành tích cơ bản XN còn những khuyết điểm cần phải nhắc đến để làm bài học _ Trong sản xuất có 2 tồn tại chính đó là: Các phân xưởng không chủ động thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật, hư hao lãng phí vật tư nguyên liệu còn nhiều; còn để tình trạng nhầm lẫn và chất lượng sản phẩm kém xẩy ra. _ Mối quan hệ và sự phân phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong XN còn yếu thiếu chủ động sáng tạo, linh hoạt. Việc xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất còn hạn chế ảnh hưởng đến năng lực sản xuất. Quản lý thuê sân quần vợt yếu kém dẫn đến nợ khó đòi. _Kế hoạch sản xuất kinh doanh tuy đã được xây dựng nhưng chưa thật chính xác và chưa bám sát được nhu cầu của thị trường nên xẩy ra tình trạng “đứt” hàng không đủ đối với một số mặt hàng và đối với một số mặt hàng khác lại tồn tại trong kho lâu _Tuy đã có chính sách chiết khấu linh hoạt đối với các kênh phân phối nhưng chưa thật phù hợp giữa các kênh và giữa các vùng địa lý với nhau _Các thông tin từ phía khách hàng các đối thủ cạnh tranh và các kênh phân phối chưa được phản hồi nhanh và đầy đủ nên việc thay đổi giá theo thị trường chưa thật linh hoạt _Chưa có sự phân định thị trường một cách rõ ràng cụ thể hợp lý giữa các kênh phân phối của Xí nghiệp nên còn tình trạng chồng chéo và tranh giành khách hàng của nhau _Các nhân viên của Xí nghiệp mới hoạt động độc lập chưa lâu chưa có nhiều kinh nghiệm mặt khác chưa được định hướng rõ về chức năng và nhiệm vụ nên hiệu quả họat động còn thập và một số hoạt động chưa thật đúng chức năng của Marketing _Một số mặt hàng mới ra đời chưa xây dựng được kế hoạch Marketing một các thật chi tiết và toàn diện nên không tiếp cận được với thị trường kinh doanh không có hiệu quả dẫn tới chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. _Việc quảng cáo và khuyến trương các sản phẩm tuy đã tiến hành nhưng còn rời rạc chưa đồng bộ do đó hiệu quả thấp không tập hợp được thành một chiến dịch. Kinh phí dành cho khuyếch trương quảng cao chưa được quan tâm thích đáng nền chưa xây dựng được thành một kế hoạch toàn diện lâu dài. _Chưa tổ chức tốt công tác đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên Marketing về kiến thức Marketing hiện đại, kỹ năng bán hàng kỹ năng thuyết khách hàng. Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng chưa được thường xuyên 3 Nguyên nhân của tồn tại 3.1 Nguyên nhân khách quan Thị trường dược phẩm còn nhiều tiềm năng, thuốc nội mới đáp ứng được 30% nhu cầu thị trường. Dân số tăng lên, mức sống của dân cư ngày càng tăng nên nhu cầu sử dụng thuốc tăng theo Thuốc là sản phẩm đặc biệt nên không phải bất cứ cơ sở nào cũng có thể sản xuất. Mặc dù vậy xí nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn là: Về thị trường dược phẩm: Trong cơ chế cũ, phần lớn các Xí nghiệp dược phẩm sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước mức độ cạnh tranh trên thị trường hầu như không có tạo nên sức ỳ lớn trong các cơ sở sản xuất. Bước sang cơ chế thị trường, cũng như bao ngành kinh tế khác, ngành dược phát triển hết sức sôi động, các đơn vị kinh doanh dược phẩm ngày càng nhiều làm cho cạnh tranh ngày càng quyết liệt gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Việc quản lý thuốc lưu hành trên thị trường còn nhiều bất cập, nhiều thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường gây khó khăn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đối với ngành dược, Bộ y tế đặt ra thời hạn năm 2002 các đơn vị trong ngành phải hoàn thành thủ tục đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn GMP làm cho chi phí của Xí nghiệp tăng lên rất lớn. Điều này làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao vì các doanh nghiệp phải đẩy mạnh khai thác thị trường hiện tại, bù đắp chi phí cho công nghệ GMP. Tâm lý “sính ngoại” cũng cản trở lớn cho thị trường nội, thu nhập người dân tăng lên do đó họ có thể mua được các loại thuốc của ngoại với giá cao hơn giá sản phẩm sản xuất trong nước. Theo khảo sát của một số chuyên viên thuộc tổng công ty dược Việt Nam, trong cùng một thời điểm, cùng một khu vực biên độ chênh lẹch giá giữa các cơ sở phân phối là rấtcao. Tại Hà Nội, một viên Ampicilin 0,5g ở quầy thuốc bệnh viện giá 500đ/ viên, ở hiệu thuốc quốc doanh giá 650 đ/viên, ở hiệu thuốc tư nhân giá 550 đ/viên ( theo báo thương mại thứ bảy ngày13/3/2001). Chính vì vậy, nhận xét ‘ kinh doanh dược là một ngành phát tài “ là không hề sai. Đây cũng là trở ngại cho nhà sản xuất trong kiểm soát giá để giữ được uy tín cho mình. Sức ép của sản phẩm thay thế; do trình độ dân trí ngày càng cao, kiến thức y dược đặc biệt là phương châm “ sử dụng thuốc an toàn hiệu quả” được tuyên truyền đến đại bộ phận dân cư nên quan niệm về sử dụng thuốc tân dược có thay đổi . Các phương pháp điều trị không dùng thuốc ngày càng được khuyến khích như châm cứu, xoa bóp, tập dưỡng sinh, dùng thuốc y học dân tộc. Đó là các sản phẩm thay thế thuốc tân dược.Đồng thời thuốc tân dược được khuyến cáo là con dao hai lưỡi có tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ con người nên xu thế dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đang dần dần thay thế thuốc tân dược trong đieèu trị bệnh thông thường. 3.2 Nguyên nhân chủ quan: Về quản lý và nguồn nhân lực: Sự năng động và khả năng thích ứng với điều kiện mới của ban giám đốc thể hiện tinh thần giám nghĩ dám làm đã đưa ra một kết quả khả quan. Đội ngũ công nhân đa phần là nữ chịu khó, khéo léo, có tay nghề và trách nhiệm phù hợp với công việc. Công nghệ và trang bị cơ sở hạ tầng tương đối rộng, hệ thống phân xưởng sản xuất chính được bố trí liênhoàn, hợp lý. Môi trường sản xuất phù hợp với yêu cầu của công việc. Công nghệ tương đối hiện đại, một số thiết bị hiện đại nhất Việt Nam cho phép khai thác những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao. Phương thức bán hàng được đổi mới, giá bán linh hoạt. Tuy nhiên còn có một số hạn chế là: Nguồn nhân lực: Bộ máy quản trị còn khá cồng kềnh, quy mô lớn, hiện nay Xí nghiệp còn tới 11 phòng ban trong khi chỉ có 4 phân xưởng sản xuất. Số lượng các phòng ban nhiều nên đôi khi quyết định chồng chéo không thống nhất quan điểm trong quản lý làm mất tính linh hoạt trong giải quyết công việ, giảm hiệu quả trong quản lý.Trình độ cán bộ quản lý còn đang trong gia đoạn tự hoàn thiện cho nên còn rất nhiều bất cập, đó là khả năng cập nhật sử dụng phương tiện quản lý hiện đại còn thấp. Đây cũng là ảnh hưởng của thời gian dài của cơ chế bao cấp, do đó khó tránh khỏi những lúng túng với những vấn đề mời nảy sinh, làm giảm hiệu quả và chất lượng lao động. Về cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ: Cơ sở hạ tầng được sử dụng từ khi mới thành lập, thiết bị được đầu tư đổi mới không đồng bộ do khả năng tài chính của Xí nghiệp có hạn gây khó khăn cho vận hành, ảnh hưởng đến năng suất, chất lướngp, mức tiêu hao nhiên, nguyên vật liệu lớn. Mặc dù đã đầu tư một số trang thiết bị nmới song Xí nghiệp vẫn khai thác dây chuyền công nghệ cũ là chủ yếu. Công tác tiêu thụ sản phẩm: chiến lược cạnh tranh mới đang được xây dựng, chưa hoàn thiện, việc nghiên cứu thị trường chủ yếu bằng cảm tính và sự phán đoán của một số cán bộ chủ chốt. Công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như quảng cáo, khuyến mại mới được thực hiện đơn lẻ chưa thành hệ thống để hỗ trợ giữa các khâu với nhau nên hiệu quả còn nhiều hạn chế. Công tác nghiên cứu sản phẩm mới còn dựa vào hàng ngoại để thiết kế bao bì, nhãn mác nên chưa có sự sáng tạo độc đáo. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Xí nghiệp dược phẩm trung ương I: 1. Phân tích môi trường bên ngoài: 1.1 Các cơ hội: Một là, Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam đựoc ban hành kèm theo nghị Quyệt số 37/CP ngày 20/06/1996 của Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu cụ thể trong đó rất chú trọng đến việc tổ chức lại nghành Dược áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, công tác quản lý, tận dụng các nguồn lực đêt phát triển ngành Công nghiệp Dược Việt Nam để nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Hai là, Căn cứ chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2020 và chính sáh quốc gia về thuốc, Bộ Y tế đã có những chủ trương về đầu tư công nghệ trang thiết bọ máy móc góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành công nghiệp Dược Việt Nam trong đó có chủ trương đầu tu7ư xây dựng hai nhà máy bào chế dược phẩm tiêu chuẩn GMP tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã đựoc Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Hiện nay xínghiệp Dược Phẩm Trung ương I đang tiến hành thực hiện dự án đầu tư xây dựng một trong hai nhà máy nói trên. Ba là, Dân số Việt Nam đông (gần 80 triệu người ), thu nhập bình quân đầu người thấp điều đó đòi hỏi sản xuất kinh doanh dược phẩm trong nước phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của Nhân dân về thuốc phòng và chữa bệnh. Bốn là, Qua tổng hợp tình hình bệnh tật ở Việt Nam các bênh viện nhiễm trùng và ký sinh trùng còn ở một tỷ lệ cao các bệnh về tim mạch hô hấp và thần kinh(bệnh ở các nứoc phát triển ) cũng đang có sự gia tăng rõ rệt trong những năm gần đây. Do vậy đòi hỏi việc sản xuất thuốc trong nước phải tiến tới cung ứng đầy đủ và đó chính là thị trường tiềm năng lớn của nghành Công nghiệp Dược Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, nhu cào thuốc của nhân dân ngày càng cao, bình quân mỗi người dân Việt Nam đựơc hưởng giá trị tiền thuốc mỗi năm trên dưới 5USD. Biểu 3.1 :Giá trị tiền thuốc bình quân người dân Việt Nam dùng Nguồn niên giám thống kê Năm 1995 1996 1997 1998 Giá trị (USD/người ) 3,8 4,5 5,1 5,5 Năm là, Hiện nay kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển việc tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như phát triển các ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp Dược nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi. Mặt khác kinh tế phát triển mức sống của nhân dân ngày càng cao nhu cầu của người dân về chất lượng bao bì mẫu mã thuốc chữa bệnh cũng đòi hỏi cao hơn vì thế công tác quản trị Marketing phải đựoc quan tâm hơn trước. Sáu là, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào chi phí nhan công tương đói rẻ so với các nươc khácđó là điều kiện tạo nên giá thành sản phẩm thâp. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp phổ thông và đại học rất được Nhà nướcvà các bộ nghành chú trọng và quan tâm nên trình độ chuyên mônt của cán bộ công nhân viên được nâng lên rõ rệt. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lược sản phẩm và hiệu quản sản l xuất kinh doanh trong những năm tới. Bẩy là, Hiện nay Việt Nam là một trong những thành viên của ASEAN và OPEC lại có vị trí địa lý thuận tiện đang thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường và tăng cường mở cửa hội nhâp quốc tế do đó ngoài phục vụ nhu cầu về thuốc trong nứơc các Xí nghiệp Dược phẩm còn có cơ hội xuất khẩu sảnphẩm sang các nước láng giềng và khu vực trước tiên là Lào CPC,Mianma,.. 1.2. Những nguy cơ và thách thức xuất phát từ các yếu tố môi trường xung quanh: _Nguyên liệu bào chế thuốc chủ yếu được cung cấp thông qua conđường nhập khẩu nên việc sản xuất kinh doanh luôn bị phụ thuộc vao việc nhâp khẩu nguyên liệu. Xí nghiệp nhậpkhẩu nguyên liệu bằng ngoại tệ sau khi xuất khẩu thuốc bán ra bằng tiền Việt Nam nên giá thành các sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên liêu và tỷ giá hối đoái. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đông Nam á và châu á đẫn đến tỷ giá ngoại tệ thay đổi nhiêuỳ lần làm các doanh nghiệp trong nứoc trong đó có các doanh nghiêp sản xuất phải gánh nhiều hâu quả và thất thu. Năm 1999 xuất hiện một khó khăn mới giá nguyên liệu đầu vào giảm liên tục trong cả năm nếu không mua nguyên liệu thì không có việc làm cho công nghân nhưng nếu mua nguyên liệu đầu tháng thì cuối tháng dù nguyên liệu chưa về đã biết bị lỗ do thị trường thế giới giảm giá (so với đầu năm giá Clorocid giảm 54% ,Ampicillin giảm 26%, Amoxiciclin giảm 20%,...) _Các sản phẩm thuốc nhập ngoại tràn lan lại được đưa giá lên cao dùng tiền chênh lệch để nuôi quảng cáo giá bán của các sản phẩm này rất cao nhưng do các công ty nứoc ngoài làm tốt công tác tuyên truyền quảng cáo (với kinh phí lớn) nên lượng thuốc ngoại nhâp tiêu thu trên thị trường Việt Nam rất nhiều hiện chiếm gần 80% sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước Biểu 3.2: Tình hình xuất nhập khẩu thuốc từ năm 1995_1998 Nguồn :cục quản lý dược Việt Nam Năm 1995 1996 1997 1998 Nhập khẩu Ngoại tệ Nội tệ(đồng) 279.500.000 3355 tỷ 349.400.000 4367,5 tỷ 388.500.000 5050,5 tỷ 415.700.000 5776,2 tỷ Tăng trưởng % 125% 11% 107% Tỷ lệ % so với tổng giá trị dược phẩm tiêu tậu trong nước 75,6% 78,1% 78,2% 78,3% _Việc cạnh tranh gay gắt không phải chỉ đối với các sản phẩm thuốc nhập ngoại mà giữa các Xí Nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước với nhau cũng xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh làm hạ giá sản phẩm một cách tuỳ tiện dẫn đến nhiều sản phẩm phải bán dưới mức giá thành sản xuất. Tổng Công Ty Dược phẩm Việt Nam cũng chưa có một quy hoạch tổng thể cho các Xí Nghiệp Dược thành viên để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và tăng cường đoàn kết, tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước đối với sản phẩm nhập ngoại. _Tâm lý sính hàng ngoại của một số bộ phận khách hàng Việt Nam luôn luôn nghĩ rằng hàng ngoại nhập tốt hơn hàng nội, mặc dù hàng của một số công ty ấn Độ ,Canada... không tốt hơn hàng Việt Nam, nếu chưa muốn nói là còn kém hơn. Hiện nay một số đơn vị sản xuất dược phẩm trong nước đã xây dựng được các phân xưởng sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế, do đó chất lượng sản phẩm sản xuất ra rất cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu. _Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ tích cực và triệt để đối với các sản phẩm dược sản xuất trong nước. Chưa có các luật chống hàng giả, chống phá giá, chống độc quyền nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. _Xu thế hội nhập của Việt Nam sẽ tạo điều kiện cơ hội xuất khẩu tốt cho các doanh nghiệp phát triển mạnh nhưng nó cũng là mối đe doạ lớn với các doanh nghiệp sản xuất mà sức cạnh tranh yếu. _Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dược nói chung và của Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I trong tình hình hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập cần phải giải quyết dưới góc độ Marketing nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh: _Đã hình thành đội ngũ nhân viên Marketing nhưng chưa có chiến lược hoạt động cụ thể đúng hướng. Đội ngũ nhân viên này hiện đang được sắp xếp hoạt động trong phòng kinh doanh nên chức năng nhiệm vụ chưa được xác định rõ ràng. Các hoạt động Marketing vì thế chưa đồng bộ và chưa có kế hoạch nhất quán, cụ thể nên hiệu quả thấp không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. _Việc nghiên cứu sản phẩm mới tại Xí Nghiệp chưa được phát triển một cách đúng mức. _Kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa sát chưa đáp ứng được nhu cầu nhanh nhậy của thị trường. _Giá thành sản phẩm còn cao dẫn đến tính cạnh tranh thấp do chưa giảm được tối đa các chi phí sản xuất chi phí phân phối. _Mạng lưới phân phối tuy đã hình thành và hoạt động tương đối có hiệu quả nhưng một số chính sách về chiết khấu phân chia thị trường... vẫn chưa thoả đáng, chưa tạo được điều kiện thuận lợi tối đa cho các kênh phân phối. Chưc có chiến lược mở rộng thị trường lâu dài. _Các hoạt động khuyếch trương sản phẩm mới tiến hành rời rạc, chưa tập hợp được thành chiến dịch. Việc khuyếch trương sản phẩm của các nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng chưa hiệu quả. Bảng3.3 ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: Cácnhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài Mức độ quan trọng của nhân tố đối với ngành Mức độ tác động của nhân tố đối với Xí nghiệp Xu hướng tác động Điểm tổng hợp 1. Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước 2 2 + +4 2. Thị trường mở khi Việt Nam gia nhập AFTA ký hiệp định thương mại Việt_ Mỹ 3 3 + +9 3. Nhu cầu tăng 2 3 + +6 4. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước 2 2 + +4 5. Sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty tư nhân, CTTNHH, CTCP và hàng dược phẩm nước ngoài. 3 3 - +9 6. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và độ an toàn 3 3 - -9 7. Giá nguyên vật liệu biến động 2 3 - -6 8. Tụt hậu về công nghệ 2 3 - -6 2. Phân tích môi trường bên trong của Xí nghiệp: 2.1 Điểm mạnh : Một là, Xí nghiệp dược phẩm trung ương I là một xí nghiêp có truyền thống lâu năm đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo nhiệt tình được đào tạo cơ bản có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong công tác quản lý. Hai là, Giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp dược phẩm Trung ương I khá lớn chiếm 20% giá trị tổng sản lượng của các doanh nghiêp dược phẩm trung ương và 7% so với toàn quốc. Doanh thu của xí nghiệp đứng đầu trong số các xí nghiệp dược phẩm miền bắc luôn luôn tăng trưởng qua các năm :năm 1997 doanh thu đạt 91 tỷ; năm 1998 đạt 100 tỷ ; năm 1999 đạt 110 tỷ(tăng 10%). Như vậy có thể thấy rằng các sản phẩm của xí nghiệp chiếm thị phần tương đối lớn so với các đơn vị trong nghành Ba là, Ban chấp hành Đảng bộ và Ban giám đốc Xí nghiệp luôn có các chủ trương đúng đắn về phát triển sản xuất đầu tư công nghệ, trang thiết bị nhà xưởng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu về thuốc của Nhân dân và tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài việc thường xuyên đổi mới và nâng cấp các phân xưởng sản xuất thuốc tiêm dòng b-lactam đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN “Thực hành sản xuất thuốc tôt”. Phân xưởng này đi vào hoạt động từ năm 1998 và là đơn vị duy nhất trong nước cung cấp thuốc tiêm dòng b-lactam đạt tiêu chuẩn GMP. Xí nghiệp đang đầu tư xây dựng thêm phân xưởng sản xuất thuốc viên dòng b-lactam, đến cuối năm nay sẽ tiến hành thủ tục xin cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP. Ngoài ra Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I đang tiến hành thực hiện dự án xây dựng một nhà máy mới đạt tiêu chuẩn quốc tế (GMP WHO) tại Sóc Sơn- Hà Nội dự án khả thi xây dựng nhà máy này đã được Thủ tướng phủ phê duyệt từ tháng 10/1999,xây dựng đang được thực hiện từng bước. Nhà máy được hoàn thiện sẽ trở thành một điển hình mới của ngành Công nghiệp Dược Việt Nam góp phần tích cực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước sẽ có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thuốc chữa bệnh của Nhân dân với chất lượng cao giá cả hợp lý tiến tới xuất khẩu và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế Bốn là, Xí nghiệp cũng từng bước cải tiến công tác quản lý trang bị mạng lưới máy tính hiện đại các chương trình phần mềm nhằm tăng hiệu quả quản lý và công tác thông kê kế toán. Năm là, Các mặt hàng truyền thống đa dạng có uy tín trên thị trường. Trong đó các loại thuốc kháng sinh và thuốc bổ của Xí nghiệp từng phục vụ tích cực cho quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nay vẫn được Nhân dân tín nhiệm sử dụng vì chất lượng cao. Sáu là, Cũng như thuốc sản xuất trong nước thuốc của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I được bán với giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm nhâp ngoại cùng loại từ 5 đến 20 lần. Bẩy là, Mạng lưới phân phối của Xí nghiệp đã hình thành.Hiện nay, tại các tỉnh lớn ở phía bắc đã có các chi nhánh, đại lý và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp tại chổ sản phẩm và các dịch vụ kèm theo cho khách hàng một cách thuận lợi nhất. Đội ngũ nhân viên Marketing của xí nghiệp cũng dã tiến hành một bước việc giới thiệu và đưa các sản phẩm thuốc vào một số bệnh viện mạng lưới bảo hiếm Y tế tại Hà Nội và một số tỉnh khác. Tám là, Xí nghiệp cũng rất quan tâm các hoạt động xã hội như ủng hộ đồng bào bão lụt bằng tiền mặt các cơ số thuốc tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng đóng góp xây dựng và cung cấp thiết bị y tế tại các vùng xâu vùng xa,... Qua đó vừa quan tâm, giúp đỡ cộng đồng, vừa giới thiệu, tuyên truyền về xí nghiệp cũng như các sản phẩm của Xí nghiệp. Năm 2000, Xí nghiệp đã đóng góp ủng hộ đồng bào bão lụt tại miền Tây nam bộ với tổng số tiền là 15.000.000 đồng và tổng số thuốc trị giá gần 80.000.000 đồng, nhiều đoàn đã đi về tận địa điểm bão lụt, trong đó Giám đốc Xí nghiệp trực tiếp chuyển tiển và thuốc đến tận tay đồng bào được Sở Y tế và nhân dân địa phương các tỉnh vùng lũ lụt (An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp) rất cảm kích. Chín là, Xí nghiệp đã bước đầu quan tâm đến việc tham gia quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình các tạp chí ...và tham gia một số hội trợ triển lãm. Qua đó Xí nghiệp cũng giới thiêu được các sản phẩm của mình với khách hàng. Xí nghiệp cũng đã xây dựng một Webside thông tin quảng cáo riêng cho doanh nghiệp trên Internet(www.pharbaco.com.vn). Qua Webside này,xí nghiệp cũng đã nhận được một số thông tin phản hồi của khách hàng một số thư chào hàng và đã nhận được một số thông tin phản hồi của khách hàng một số thư chào hàng và đề nghị hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, Xí nghiệp còn sử dụng hình thức trao đổi liên lạc bằng thư điện tử có hiệu quả nhanh và chi phí thấp. Mười là, Bước đầu Xí nghiệp đã xuất khẩu được một số mặt hàng sang một số nước như Irăc, Moldova, Belarus,.. Tuy số lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng đó là tiền đề cho việc phát triển xuất khẩu sau này. 2.2 Điểm yếu: Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây các Xí Dược phẩm đều được phân bổ kế hoạch phân bổ chỉ tiêu nguyên liệu nhiên vật liệu để sản xuất sản phẩm của các Xí nghiệp sản xuất không cần biết đến nhu cầu tiêu dùng thức tế của xã hội cả về số lượng chủng loại hàng hoá và bao bì mẫu mã các Xí nghiệp cũng ít nghiên cứu đến mô hinh và xu hướng tiến triển của bệnh tật để định hướng sản xuất kinh doanh. Do đó khi chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phẩn các Xí nghiệp Dược phẩm Việt Nam nói chung trong đó có Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung ương I không thể tránh khỏi một số bất cập điển hình là: _Xí nghiệp mới tập chung quan tâm đến sản xuất chứ chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing để đẩy mạnh kinh doanh. _Mặt hàng của Xí nghiệp tuy nhiên nhưng chủ yếu là mặt hàng truyền thống. Các mặt hàng mới không nhiều và việc phát triển sản phẩm mới chưa được chú trọng đúng mức. Thời gian nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mơia quá lâu không đáp ứng được yêu cầu nhanh nhậy của thị trường _Mẫu mã nói chung còn đơn giản chưa thu hút được sự chú yếu của khách hàng _Kế hoạch sản xuất kinh doanh tuy đã được xây dựng nhưng chưa thật chính xác và chưa bám sát được nhu cầu của thị trường nên xẩy ra tình trạng “đứt” hàng không đủ đối với một số mặt hàng và đối với một số mặt hàng khác lại tồn tại trong kho lâu _Chí phí sản xuất và lưu thông phân phối của một số mặt hàng còn lớn dẫn đến giá thành cao do đó không cạnh tranh được về giá bán với các đối thủ _Tuy đã có chính sách chiết khấu linh hoạt đối với các kênh phân phối nhưng chưa thật phù hợp giữa các kênh và giữa các vùng địa lý với nhau _Các thông tin từ phía khách hàng các đối thủ cạnh tranh và các kênh phân phối chưa được phản hồi nhanh và đầy đủ nên việc thay đổi giá theo thị trường chưa thật linh hoạt _Chưa có sự phân định thị trường một cách rõ ràng cụ thể hợp lý giữa các kênh phân phối của Xí nghiệp nên còn tình trạng chồng chéo và tranh giành khách hàng của nhau _Các nhân viên của Xí nghiệp mới hoạt động độc lập chưa lâu chưa có nhiều kinh nghiệm mặt khác chưa được định hướng rõ về chức năng và nhiệm vụ nên hiệu quả họat động còn thập và một số hoạt động chưa thật đúng chức năng của Marketing _Một số mặt hàng mới ra đới chưa xây dựng được kế hoạch Marketing một các thật chi tiết và toàn diện nên không tiếp cận được với thị trường kinh doanh không có hiệu quả dẫn tơi chu ký sống của sản phẩm ngắn _Việc quảng cáo và khuyến trương các sản phẩm tuy đã tiến hành nhưng còn rời rạc chưa đồng bộ do đó hiệu quả thấp không tập hợp được thành một chiến dịch. Kinh phí dành cho khuyếch trương quảng cao chưa được quan tâm thích đáng nền chưa xây dựng được thành một kế hoạch toàn diện lâu dài. _Chưa tổ chức tốt công tác đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên Marketing về kiến thức Marketing hiện đại, kỹ năng bán hàng kỹ năng thuyết khách hàng. Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng chưa được thường xuyên Bảng3.4 Ma trận các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong XN Các nhân tố kinh doanh bên ngoài Mức quan trọng của nhân tố đối với ngành Mức độ của nhân tố đối với Xí Nghiệp Xu hướng tác động Điểm tổng hợp 1. Sản phẩm có chất lượng cao 3 3 + +9 2. Hệ thống quản lý chất lượng tốt 3 3 + +9 3. Công nghệ tiên tiến 3 2 + +6 4. Cơ cấu tổ chức hợp lý 2 2 + +4 5. Thiết lập được mạng lưới phân phối 3 3 + +9 6. Uy tín, kinh nghiệm kinh doanh 3 3 + +9 7. Sản phẩm giá cao 3 3 - -9 8. Marketing còn yếu 3 3 - -9 9. Tình hình tài chính ổn định 2 3 - -6 10. Sử dụng máy móc thiết bị chưa có hiệu quả 2 2 - -4 3. Xây dựng hệ thống mục tiêu chiến lược: 3.1 phương hướng phát triển sản xuất-kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. Những năm gần đây, nhu cầu dược phẩm ngày càng tăng, thị trường sản phẩm tân dược cũng có phát triển mạnh mẽ. Đây là thuận lợi của các ngành dược nói chung và của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I nói riêng. Nhờ sự chỉ đạo của Bộ y tế, Tổng Công ty Dược Việt nam, các Xí nghiệp đã đi đúng hướng nên các mặt hàng sản xuất đã dần lấy lại uy tín. Nhà nước đã có những văn bản, quy định chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nên đã tạo cho ngành dược Việt Nam có cơ hội phát triển, kích thích các Doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh. Số mặt hàng thuốc đưa vào thị trường và người tiêu dùng sử dụng thuốc ngày càng đa dạng. Do đó Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I đã mạnh dạn xác định kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm gần đây, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt với đặc thù của ngành dược Việt nam đã đứng vững và có những bước phát triển hơn trước, đã tự đánh giá những khó khăn hiện tại và sắp tới mà Xí nghiệp đã và đang gặp phải. Xí nghiệp còn tồn tại những điểm yếu không dễ thuyết phục, tiêu chuẩn thuốc đặt ra rất cao, có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (các cấp Trung ương và địa phương) khi sản phẩm đưa xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn nữa. Trong ngành dược hiện nay để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cần phải đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt, được gọi là GMP ASEAN hoặc tiêu chuẩn ISO 9002. Muốn đạt tiêu chuẩn này Xí nghiệp phải có sự đầu tư, nâng cấp, phải đòi hỏi nguồn đầu tư rất lớn. Với dây truyền sản xuất thuốc tiêm bột kháng sinh liên doanh vơi Trung Quốc đã được công nhận GMP vào năm 1999 và dây truyền sản xuất thuốc kháng sinh viên dòng betalactam được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP vào năm 2001 đã nâng cao chất lượng thuốc của Xí nghiệp , nhưng đã tiêu tốn hàng chục tỉ đồng. Từ nay đến năm 2002 Xí nghiệp sẽ xây dựng thêm 2 dây truyền đạt tiêu chuẩn GMP phân xưởng thuốc viên thông thường và phân xưởng thuốc tiêm ống. Về mặt thị trường Xí nghiệp cũng như các ngành khác đã thoát ra khỏi ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á những năm trước, nhưng vẫn phải nỗ lực trong khâu tiêu thụ, đó là cuộc đấu tranh không cân sức giữa các công ty phát triển nước ngoài với các công ty trong nước về mọi mặt. Do vậy nếu không tận dụng những lợi thế của mình thì Xí nghiệp không thể tồn tại và phát triển được. Nguyên nhân chính đối với Xí nghiệp là vốn. Do không đủ vốn nên không dám đầu tư chiều sâu, không đủ xây dựng toàn bộ Xí nghiệp theo tiêu chuẩn GMP mà phải xây dựng dần dần, chất lượng thuốc vẫn chưa có cải tiến lớn, mẫu mã bao bì vẫn thấp, khâu quảng cáo, tiếp thị chưa tốt và còn bị khống chế bởi các quy định của Nhà nước. Vì vậy vấn đề chính là giải quyết đầu ra đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng chính là vấn đề cấp bách đặt ra cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I .Trên cơ sở nhận thức được thuận lợi và khó khăn, Xí nghiệp đã đề ra những phương hướng cụ thể trong những vấn đề như sau: - Đảm bảo sản xuất cung ứng thuốc có chất lượng lớn, giá cả vừa phải, cơ cấu các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. - Phát triển và không ngừng hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ thuốc, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu về các loại sản phẩm, giữa các khu vực thị trường của Xí nghiệp, giữa các đối tượng tiêu dùng . Xí nghiệp đặt trọng tâm vào thị trường truyền thống đã có uy tín trên cơ sở đó phát triển ra những thị trường tiềm năng khác. - Đảm bảo dự trữ, lưu kho an toàn và hiệu quả. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất; bảo quản, lưu thông và quản lý thuốc. - Phát triển và tận dụng các nguồn hàng sao cho việc sản xuất của Xí nghiệp là hợp lý nhất. - Quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chính trị, tay nghề chuyên môn, tác phong công nghiệp trong sản xuất. - Coi trọng công tác quản lý bộ máy sản xuất kinh doanh, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao. 3.2 Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là sản xuất các loại thuốc phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân, bên cạnh đó thuốc là mặt hàng đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoả và tính mạng con người nên Xí Nghiệp luon lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu hàng đầu. Với nhiệm vụ sản xuất đó, sẽ xác định được mục tiêu của Xí Nghiệp trong thời gian tới. Nhận thức rõ được những thuận lợi cũng như khó khăn thách thức của đất nước của ngành và của Xí Nghiệp khi bước vào thế kỷ XXI, căn cứ vào mục tiêu chiến lược 5 năm 2001_2005 , Xí nghiệp cần xác định địng hướng và mục tiêu phát triển trong 5 năm tới cho xí nghiêp như sau: Định hướng: Xây dựng và phát triển Xí nghiệp trở thành một Xí nghiệp vững mạnh lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Xây dựng xí nghiệp trở thành một xí nghiệp với dây truyền công nghệ hiện đại nhất và đạt tiêu chuẩn GMP_ Quốc tế để từ đó đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sản xuất ra. 3.3 nhiệm vụ kế hoạch năm 5 năm 2001_2005: Từ năm 2002 đến năm 2005 : Tăng mỗi năm bình quân 10% doanh thu so với năm trước Từ năm 2005 đến năm 2006: tăng 50% do chuyển sang sản xuất phần lớn tại nhà máy mới (2005 :149 tỷ; 2006 :223 tỷ) Để thực hiện tốt kế hoạch trên, ngay từ cuối năm 2001, đầu năm 2002 Xí nghiệp phải có phương án nghiên cứu sản phẩm mới cho giai đoạn này, chủ yếu dựa trên: _ Các loại dịch truyền _ Các loại sản phẩm thuốc tiêm kháng sinh bột _ Các sản phẩm làm từ nguyên liệu chiết khấu Định hướng mở rộng thị trường theo hai hướng: _ Trong nước (Vào miền trung miền nam và đồng bằng sông cửu long) _ Xuất khẩu sang các nước đang phát triển, các nước SNG Và nhiệm vụ thứ ba là phải từng bước cải tiến quản lý lao động. Ngoài việc vận động, giáo dục và đào tạo trong nước để cán bộ công nhân có đủ nhận thức và tay nghề cao có thể cử cán bộ công nhân ra nước ngoài học tập thực tập để nâng cao kiến thức tay nghề và công tác quản lý. Hoàn thành nhà máy mới với công suất dự án đưa ra ( vào năm 2003-2004) Nguồn vốn : khả năng vốn vay toàn bộ trong nước là chủ yếu ( nếu không vay được vốn Tây Ban Nha và OPEC ) với lãi suất 7%/ Năm. Nếu hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ được hưởng ưu đãi sau đầu tư là 3,5%/năm 4. Xây dựng ma trận SWOT Từ việc phân tích những cơ hội đe doạ cũng như điểm mạnh yếu như trên. Em xin đề xuất chiến lược cạnh tranh cho xí nghiệp dựa vào việc phân tích ma trận SWOT Bảng 3.5 Ma trận SWOT của Xí Nghiệp Dược phẩm trung ương I Ma trận SWOT Các cơ hội_O 1. Sự quản lý chặt chẽ của Nhà Nước 2. Thị trường mở rộng khi Việt Nam gia nhâpAFTA và ký hiệp định thương mại Việt Mỹ 3. Nhu cầu tăng 4. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà Nước Các mối đe doạ_T 1.Sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp tư nhân, CTTNHH, CTCP và các hãng phân phối nước ngoài. 2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và độ an toàn 3. Giá nguyên vật liệu biến động. 4. Tụt hậu về công nghệ Những điểm mạnh_S 1. Sản phẩm có chất lượng cao 2. Hệ thống quản lý chất lượng tốt 3. Công nghệ tiên tiến 4. Cơ cấu tổ chức hợp lý 5. Thiết lập được mạng lưới phân phối 6. Uy tín, kinh nghiệm kinh doanh S/O 1. Đầu tư mở rộng phát triển sản xuất 2. Củng cố và mở rộng thị trường S/T 3. Tập trung vào sản xuất sản phẩm có ưu thế hay khác biệt hoá 4. Nâng cao chất lượng sản phẩm Những điểm yếu_W 1. Sản phẩm giá cao 2. Marketing còn yếu 3. Tình hình tài chính ổn định 4. Sử dụng máy móc thiết bị chưa đạt mức hiệu quả W/O 5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường 6. Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước 7. Tích cực huy động nguồn tài chính bên ngoài W/T 8. Giảm giá bán thành sản xuất 9. Thực hiện quản lý chặt chẽ về tài chính 10. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị 5. Xây dựng chiến lược thị trường: 5.1 Vai trò của nghiên cứu thị trường: Thị trường đối với doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng, có tính chất sống còn. Các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển trong tương lai thì phải nắm bắt được đầu đủ các thông tin về thị trường như: nhu cầu thị hiếu của khách hàng, xu hướng biến đổi nhu cầu thị trường, các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu dùng của khách hàng,... Từ đó điều chỉnh cáchoạt đọng sản úât kinh doanh của mình phù hợp với sự biến động của thị trường, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thông qua dó nâng cao sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh trangh cho doanh nghiệp mình. Như vậy thị trường là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp. Vì vậy muốn cho Xí nghiệp luôn luôn phát triển và có lợi thế cạnh tranh thì Xí Nghiệp cần phải thúc đẩy hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường. Từ năm 2000 trở về trước hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường của Xí nghiệp do phòng kinh doanh đảm nhận. Ngoài chức nănmg chính là kinh doanh,ký kết cáchợp đồng, quản lý các hoạt động thu tiền của Xí nghiệp thì phòng kinh doanh còn phải đảm nhận thêm chức năng nghiên cứu nhu cầu thị trường về hinh thức phân phối, giá cả, sản lượng, các hoạt động sau bán hàng,... Do đó không thể đảm bảo tính chuyên môn hoá, các hoạt động nghiên cứu thị trường còn tỏ ra hời hợt, chưa nắm bắt được những thay đổi liên tục của thị trường. điều này dẫn tới lượng hàng tồn kho của Xí nghiệp ứ động nhiều, có khi phải huỷ bỏ một lượng lớn hàng hoá đã hết hạn sử dụng, gây tổn thất không nhỏ cho xí nghiệp. Nhận thấy yêu cầu đòi hỏi bức thiết, buộc xí nghiệp phải hình thành được phòng Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy đầu năm 2000 Xí nghiệp đã thành lập ban Marketing. Ban marketing ra đời đã có một số hoạt động tích cực trong việc nghiên cứu thị trường giúp Xí nghiệp nắm bắt được chính xác và kịp thời hơn nhu cầu cũng như các nhân tố ảnh hưởng, các xu hướng thay đổi nhu cầu thị trường.... giúp cho Xí nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, giảm bớt lượng hàng tồn kho. Tuy vậy, do mới được thành lập nên dù đã hết sức cố gắng nhưng hoạt động của Ban Marketing đạt hiệu quả chưa cao, sản phẩm của xí nghiệp vẫn chưa được chinh phục được các khách hàng ở thị trường miền Trung và miền Nam. Để có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh của Xí nghiệp thì ban Marketing cần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trương theo hướng tập trung vào các vấn đề sau: 5.2 Xác định nội dung cần nghiên cứu: Nghiên cứu về sản phẩm của xí nghiệp: cần làm rõ trong các sản phẩm đang có trên thị trường của Xí nghiệp thì sản phẩm nào có triển vọng nhất thông qua các chỉ tiêu về thị phần, tốc độ tăng trưởng trong những năm qua, doanh thu đạt được, khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra cũng phải xác định được lý do những sản phẩm người tiêu dùng ít hoặc chưa hề biết đến, những sản phẩm nào không thể cạnh tranh nổi trên thị trường, vấn đề bao gói ra sao...Từ đó điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất cho thích hợp. Nghiên cứu về giá cả: Cần là rõ giá bán của Xí nghiệp hiện nay là cao hay thấp so với đối thủ cạnh tranh, nguyên nhân của việc cao hay thấp hơn này, từ đó có kế hoạch xem phải tăng giảm bao nhiêu. Nghiên cứu về cách thức phân phối, khuyếch trương: phải nắm được các thông tin xem hiện nay ai là người bán sản phẩm của Xí nghiệp? Ai là ngưòi mua của Xí nghiệp? họ ở đâu? Họ mua như thế nào? Số lượng mua bao nhiêu? họ có yêu cầu đòi hỏi gì? bên cạnh đó phải kiểm tra xem các hình thức khuyếch trương của Xí Nghiệp hiện nay có hiệu quả hay không hay cần phải sử dụng hình thức nào cho phù hợp 5.3Xác định phương pháp nghiên cứu; Sau khi xác định đựơc các mục đích và nội dung nghiên cứu như trên, các cán bộ ban marketing phải giải quyết xem sẽ phải sử dụng phương pháp nghiên cứu nào, định tính hay định lượng. Phương pháp định tính là phương pháp thực hiện thông qua điều tra trên kênh phân phối của Xí nghiệp Phương pháp định lượng thì phải sử dụng các phương pháp dự báo điều tra kênh phân phối của Xí nghiệp 5.4 ước tính chi phí cho nghiên cứu: Chi phí nghiên cứu bao gồm: Chi phí về nhân lực, đào tạo, chi phí cho việc in ấn, gửi thư từ , chi phí máy tính, chi phí đi lại. Chi phi nhân lực( trong 2 tháng sử dụng lao động theo hợp đồng với mức lượng 1,5 triệu ): 50*1.500.000*2=150.000.000 đồng Chi phí đào tạo dự kiến khoảng:10.000.000 đồng Chi phí đi lại in ấn thư từ khoảng:10.000.000đồng Chi phí máy tính:2*10.000.000=20.000.000 đồng Tổng cộng: 190.000.000đồng 5.5 Kết quả dự kiến mang lại: Dự kiến sau khi tiến hành nghiên cứu sẽ giúp cho Xí nghiệp nắm bắt được chính xác hơn nhu cầu của thị trường từ đó sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm thích hợp, do đó sẽ làm tăng doanh thu của Xí nghiệp lên khoảng 15% tức khoảng 18.9 tỷ đồng(126*0.15), theo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hiện nay sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 18.9 tỷ*0.0138=261.09 triệu đồng, hàng hoá tồn kho sẽ giảm được 50% vì vậy chi phí bảo quản sẽ giảm khoảng 50%* 51.017 triệu*1%=225 triệu( Tồn kho năm 2001 là 51.017 triệu đồng với chi phí bảo quản dự trữ là 1% giá trị). Vậy trong ngắn hạn có thể thu được (255+226.1)-190=291.1 triệu đồng. Trong dài hạn nó sẽ đem lại lợi ích tăng thị phần của Xí nghiệp nếu Xí nghiệp có các chính sách marketing phù hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32375.doc
Tài liệu liên quan