Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà

Vốn luôn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, vốn lại trở lên vô cùng quan trọng, đặc biệt là vốn lưu động. Các doanh nghiệp hiện nay đều luôn chú trọng làm sao để có một cơ cấu vốn lưu động hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty Giầy Ngọc Hà ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta đã ở vào giai đoạn sôi động nhưng cũng kịp bắt nhịp với thương trường và đạt được những thành công mà tất cả các tổ chức kinh tế khác đều không dễ dàng đạt được. Có được điều đó, nguyên nhân chủ yếu là hợp Công ty đã tổ chức và sử dụng có hiệu quả hệ thống tài chính nói chung và nguồn vốn lưu động nói của Công ty.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu của hiệu suất sử dụng vốn lưu động có hai chỉ tiêu: + Số lần luân chuyển vốn lưu động (L). Nói lên số lần quay của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Công thức xác định: Trong đó: L: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ kế hoạch M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. Thông thường tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Vbq: vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ kế hoạch, được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Tuỳ theo số liệu để có cách tính thích hợp. Hoặc: Trong đó: VLĐđn: Số vốn lưu động đầu nămư VLĐcn: Số vốn lưu động cuối năm Vq1, Vq2, Vq3, Vq4: vốn lưu động bình quân các quý 1,2,3,4. Vđq1: vốn lưu động đầu quý 1. Vcq1,Vcq2,Vcq3,Vcq4: Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4. + Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K): Nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ: Công thức xác định như sau: Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. Thông thường tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Vbq: vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ kế hoạch, được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Tuỳ theo số liệu để có cách tính thích hợp. N: Số ngày trong năm. Hai hình thức tính hiệu suất trên đều có ý nghĩa kinh tế như nhau và kết quả tỷ lệ nghịch với nhau (vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả). Trong thực tế số ngày của một vòng quay vốn lưu động thường được sử dụng nhiều hơn. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh trình độ phát triển của trình độ sản xuất, phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật chất lượng của việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, trình định hoá và tình hình tổ chức của doanh nghiệp, đồng thời nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động: tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là tăng số vòng quay vốn trong 1 năm hoặc giảm số ngày của 1 vòng luân chuyển vốn lưu động sẽ dẫn tới việc tiết kiệm vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là giảm bớt lượng vốn chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo quy mô sản xuất ngày càng phát triển. Các loại vốn lưu động tiết kiệm: - Số tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể rút ra ngoài luân chuyển một số vốn nhất định để sử dụng vào việc khác: Công thức: Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối = Vốn lưu động năm kế hoạch - Vốn lưu động năm báo cáo Để có số tiết kiệm tuyết đối thì kết quả trên phải là số âm. - Số tiết kiệm tương đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể đảm bảo mở rộng quy mô sản xuất nhưng không tăng hoặc ít tăng vốn. Công thức: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối = (DTBH - Thuế)KH - (DTBH - Thuế)BC - Số vốn lưu động tăng thêm Vòng quay vốn lưu động BC 2.1.2. Mức sinh lợi vốn lưu động Công thức: Mức sinh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển sản xuất, dùng một số vốn có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, hoàn thành nhiều khối lượng xây dựng hơn, đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Tổ chức hợp lý các mặt hàng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giảm được rất nhiều các khoản chi phí nằm trong giá thành sản phẩm, dự trữ bán hàng và lợi nhuận được thực hiện nhanh chóng, khiến cho doanh nghiệp có đủ vốn để đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động được phân bổ ở các khâu cung cấp sản xuất, tiêu thụ. Vì vậy muốn tiết kiệm vốn lưu động cũng phải thực hiện các biện pháp thích hợp đối với từng khâu. * Đối với khâu dự trữ. - Lựa chọn đơn vị cung cấp hợp lý, cố định quan hệ hợp tác đối với đơn vị cung cấp để giảm bớ lượng nguyên vật liệu tồn kho và nguyên vật liệu đi trên đường. - Tăng cường công tác chuẩn bị nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. - Mua nguyên vật liệu làm nhiều lần với số lượng đủ cho sản xuất, kịp thời giải quyết vật tư ứ đọng, nhượng bán để giải phóng và thu hồi vốn. * Đối với khâu sản xuất: - Rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm một cách hợp lý bằng cách áp dụng những thành tựu kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại vào sản xuất để thời gian sản xuất và làm cho khối lượng sản phẩm làm dở cũng giảm đi. - Tăng cường kỷ luật sản xuất, tìm mọi cách loại bỏ việc phải ngừng sản xuất bộ phận. - Phải quy định mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và định mức này phải thường xuyên được cải tiến. - Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. * Đối với khâu lưu thông. - Ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để sản xuất ra đến đâu có thể tiêu thụ ngay đến đó. - Cải tiến công tác nhập kho, tuyển chọn và đóng gói sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian vốn nằm đọng ở khâu này. - Tăng cường công tác xuất hàng và vận chuyển hàng. - Khống chế chặt chẽ định mức tồn kho thành phẩm, phát hiện tình trạng vượt mức hoặc ứ đọng để có biện pháp giải quyết kịp thời. - Phải thường xuyên theo dõi khả năng chi tra cho người mua, giám sát việc chi trả không đúng hạn để áp dụng hình thức thanh toán có hiệu quả nhằm thu được tiền hàng kịp thời. 3. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động có hệ thống, doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời những thiếu sót về mặt sử dụng vốn lưu động và cũng có thể phát hiện ra những khả năng mới về cải tiến chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra trước: nhằm đạt được những chỉ tiêu tốt nhất về sử dụng vốn lưu động sự kiểm tra đó phải áp dụng đối với việc mua sắm, dự trữ, vận chuyển nguyên vật liệu đề phòng tình trạng dự trữ quá mức. Việc quy định mức dự trữ vật tư hàng hoá của các kho và mức mua sắm trong những kỳ nhất định của các nhân viên cung ứng bằng các chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu hiện vật có tác dụng đảm bảo mức dự trữ đã quy định. Việc kiểm tra trước cũng có thể áp dụng khi xác định kỳ hạn và mức độ tổ chức các nguồn vốn huy động như vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn bổ xung trong nội bộ doanh nghiệp, cũng có thể áp dụng khi quy định số lượng nguyên vật liệu sẽ mua bổ xung trong sản xuất và khi quy định kỳ hạn và biện pháp trả nợ. - Kiểm tra trong: được áp dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm với định mức vật tư đã dự kiến tránh tình trạng lãng phí ứ đọng vốn không cần thiết. - Kiểm tra sau: chủ yếu là kiểm tra trên cơ sở dùng những tài liệu tính toán, tài liệu báo cáo của doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp mà xem xét việc thực hiện các biện pháp kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và sự cải tiến việc sử dụng vốn lưu động. Việc kiểm tra có hệ thống đối với quá trình mua sắm vật tư, sản xuất và bán hàng trên cơ sở phân tích chặt chẽ để tìm mọi biện pháp tổ chức chính xác việc mua sắm, bảo quản và chi dùng vật tư... để chấm dứt những hiện tượng ứ đọng vốn về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm hàng hoá dự trữ thừa. Thường xuyên kiểm tra tiêu thụ sản phẩm vì tiêu thụ sản phẩm có tính chất quy định trong việc bảo đảm cho sự luân chuyển vốn lưu động không gặp khó khăn. Nếu tốn kho tăng lên thì phải có biện pháp làm cho hàng gửi đi tăng lên. Nếu số hàng tồn kho tụt xuống dưới mức bình thưòng tức là đã có những khó khăn rong khâu sản xuất. Mặt khác, còn phải xem xét khả năng tiêu thụ của số tồn kho thành phẩm. Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động hiện có được thể hiện trước hết ở quy mô hợp lý của các hàng tồn kho để đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Tiêu chuẩn để xem xét dự trữ có hợp lý hay không phải được phân tích trên cơ sở nhu cầu kế hoạch với sổ so thực tế của vốn của từng loại cụ thể. Nhờ đó mà có thẻ thấy được khả năng tăng hoặc giảm bớt một phần vốn lưu động, đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động. Chương II thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty giày ngọc hà I- Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty giầy Ngọc Hà 1- Đặc điểm chung của công ty giày Ngọc Hà 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty giày Ngọc Hà - Công ty giầy Ngọc Hà là một doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước cấp vốn ban đầu. Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập tại các ngân hàng công thương Đống Đa, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương và có con dấu riêng để giao dịch và mang tên "Công ty giầy Ngọc Hà" vì thế công ty hoàn toàn chủ động trong việc liên hệ ký kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước. Tiền thân của Công ty giầy Ngọc Hà trước kia là cơ sở hai của xí nghiệp giầy Hà Nội. Năm 1991, công ty được tách ra và chuyển về K12 Đốc Ngũ- Cống Vị- Ba Đình- Hà Nội. Nay là trụ sở chính của công ty lấy tên là xí nghiệp giầy Ngọc Hà với tổng số vốn là 1.733.000.000 đ. Xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập, hạch toán riêng biệt theo quyết định số 618/QĐ-VB, ngày 12/4/1991. Đến năm 1995 xí nghiệp chính thức đổi tên thành công ty giầy Ngọc Hà và trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội Khi mới thành lập, công ty chỉ có 400 công nhân viên chức (trong đó công nhân nữ chiếm 85%) với mặt bằng 10.904 m2 trong đó 9.342 m2 là nhà xưởng sản xuất công nghiệp và 1067 là nhà làm việc của khu vực gián tiếp và phục vụ sản xuất cơ điện, đời sống... Máy móc thiết bị được trang bị sản xuất là 200 máy một phân lớn là máy móc công nghiệp và một số máy chuyên dùng. - Trải qua một quá trình khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tay nghề của công nhân. Hiện nay công ty giầy Ngọc Hà đã đạt được những thành tựu nhất định, trước hết là việc mở rộng quy mô sản xuất so với ngày đầu thành lập tính đến ngày 31- 12- 1999 số công nhân viên chức của công ty là 1152 người, tăng 3 lần so với ngày đầu thành lập. Máy móc trang thiết bị không chỉ tăng về số lượng mà công ty còn đầu tư lắp đặt những thiết bị tiên tiến nhất để phù hợp với quy trình công nghệ của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 1998 như au: - Thu nhập bình quân đầu người/tháng: 542.164 đ/người - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 43.635.160.000 đ - Lợi nhuận thu được 350.000.000 đ - Tổng số vốn sản xuất kinh doanh 7.630.000.000 đ Trong đó: + Vốn cố định: 1.072.000.000 đ + Vốn lưu động: 169.000.000 đ + Vốn khác: 492.000.000 đ 2. Đặc điểm, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 2.1. Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh Công ty giầy Ngọc Hà là một doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn lần đầu, tuy nhiên công ty hoạt động độc lập và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty có thể tự chủ trong kinh doanh tự chủ tìm thị trường trong cũng như ngoài nước theo đúng những quy định pháp luật của Nhà nước. Những năm đầu thành lập sản phẩm của công ty rất được thị trường trong nước ủng hộ, không dừng lại ở đó ban lãnh đạo công ty từng bước tự tìm lối đi và chỗ đứng cho công ty trên thị trường quốc tế trong giai đoạn đất nước mới bước sang nền kinh tế mở và những cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên được bù đắp xứng đáng, sản phẩm của công ty đã được đem đi giới thiệu chào bán ở các nước Đông Âu và Angiêri năm 1992. Đến năm 1996 công ty đã chính thức ký hợp đồng sản xuất với các nước như Đài Loan, Nam Triều Tiên theo phương thức liên doanh sản phẩm của công ty có mẫu mã rất phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Ngoài ra nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ Đài Loan vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn cao. Đặc điểm của các loại sản phẩm tiêu dùng này là có thể để lâu, không bị hao hụt nên dễ dàng trong việc quản lý, đơn vị tính thường là chiếc đôi, song do yêu cầu quản lý nên khi sản xuất xong, sản phẩm đóng thành kiện từ 18- 20 đôi tuỳ thuộc giầy người lớn hay giầy trẻ em. 2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất công ty Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh song song với quá trình làm tốt công tác sản xuất, công ty giầy Ngọc Hà vẫn luôn từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý. Tuy gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đất nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, bộ máy quản lý đã dần được hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1: Tổ chức bộ máy công ty Giám đốc P.GĐ phụ trách KT P.GĐ phụ trách K D P.BV P.TC-HC P.kinh tế cơ điện P.kế hoạch vật tư P.tài vụ P.đời sống Phân xường giầy Phân xường may I Phân xường may II Tổ 1 Tổ 2 Tổ3 Tổ… Tổ 1 Tổ 2 Tổ3 Tổ… Tổ 1 Tổ 2 Tổ3 Tổ… Theo quy trình này thì - Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân của công ty, là người có quyền điều hành cao nhất công ty. - Hai phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kinh doanh tuỳ thuộc vào chuyên môn của mình để trực tiếp quản lý công ty theo 2 mảng kỹ thuật và kinh doanh. Đồng thời có trách nhiệm tham mưu, báo cáo với giám đốc về tình hình của công ty theo lĩnh vực phụ trách cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giám đốc giao phó. Các phòng ban của công ty đều có những nhiệm vụ riêng biệt. - Phòng bảo vệ phụ trách công tác bảo vệ, và an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy tham gia giám sát sự ra vào của công nhân trong công ty, nhắc nhở những vi phạm nhỏ (đi sai giờ, nghỉ giữa ca) hoặc báo cáo lên ban giám đốc những hiện tượng vi phạm nghiêm trọng của công nhân trong công ty (có hành vi phá hoại, đem thành phẩm ra ngoài công ty...) - Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách vấn đề về kỹ thuật và điện năng của công ty, bảo đảm cung cấp đầy đủ cũng như sự hoạt động tốt của thiết bị máy móc, quá trình công nghệ. - Phòng kỹ thuật điện cơ phụ trách các vấn đề về bố trí lao động phù hợp với tay nghề cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. - Phòng kế hoạch vật tư: lập và theo dõi các kế hoạch của công ty: kế hoạch vùng bán hàng, kế hoạch lao động... theo dõi việc mua bán vật tư, người thầu, người cung ứng vật tư. - Phòng kế toán- tài vụ: phụ trách công việc hạch toán, kế toán của công ty. Các phần như: theo dõi nguyên vật liệu giá thành. - Phòng đời sống: chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc cũng như sinh hoạt của cán bộ công nhân viên theo dõi việc ăn uống và nghỉ ngơi giữa 2 ca cán bộ công nhân viên . - Các phân xưởng sản xuất ra bán thành phẩm và thành phẩm theo đúng chức năng và được chia làm nhiều tổ để dễ theo dõi và quản lý. 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.1. Đặc điểm tình hình sản xuất và quy trình công nghệ. Nhà máy giầy Ngọc Hà đang phát triển trong hoàn cảnh đất nước đang trong cơ chế thị trường, thời mở cửa, nền kinh tế thị trường đã hình thành tương đối rõ ràng, quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng mở rộng. Những điều kiện đó đã mở ra những cơ hội rất lớn cho công việc sản xuất kinh doanh. Với đường lối phát triển đúng đắn, đặt trụ sở chính tại K12 Đốc Ngữ- Cống Vị- Ba Đình- Hà Nội đồng thời công ty đang mở các chi nhánh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Gia Lâm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là ở khu vực miền Bắc và một số các tỉnh lân cận với các sản phẩm như là: giầy, dép, túi sách da thời trang mang nhãn hiệu giầy Ngọc Hà. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giầy và vải bạt nhập từ Đài Loan để may mũi giầy và cao su làm đế giầy. Hoá chất sử dụng bao gồm o xy ti tan, paraphin bột mầu... và các hoá chất khác đóng vai trò chất độn, chất xúc tác làm dẻo cao su tăng độ bền và chống lão hoá. Khuôn kim loại dùng để dập ô dê. Cụ thể quá trình sản xuất giầy được diễn ra như sau: Cao su được cắt nhỏ, nghiền sơ bộ, trộn với các hoá chất rồi đưa vào máy cán. Giai đoạn cán có tác dụng làm mềm cao su và cán thành những tấm mỏng, những tấm cao su đó được cắt thành đế giầy và đưa qua bộ phận ép đế với cao su dán mỏng trên mặt đế. Phần thân giầy gồm 2 loại vải đã được bồi. Những mũ giầy đã hoàn thành được đưa sang bộ phận dập ô- dê sau đó đưa sang bộ phận gò giầy. Sản phẩm giầy sau khi đã hoàn thành được đưa sang bộ phận OTK để kiểm tra chất lượng, những sản phẩm có đóng dấu OTK mới được nhập kho thành phẩm. Bảng 2: Quy trình công nghệ sản xuất giầy Vải, cao su, hoá chất Đúc, đập đế giầy Bồi vải và cắt mũi giầy May hoàn thiện giầy dập bồi đế Quét keo và đế giầy, mũi giầy, vòng mũi giầy vào from giáp đế, gò giầy, lưu hoá, hoàn thiện Lồng giầy đóng gói Kiểm nghiệm Nhập kho thành phẩm 3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ Hoạt động tổ chức của công ty như sau: - Sản xuất và gia công hàng dệt may phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu uỷ thác xuất khẩu. - Sau khi nhận vật tư bên A giao thì kế toán làm thủ tục nhập kho hàng gia công sau khi đã được bộ phận kho tàng cân đo, đong đếm và thực nhận. - Khi tiến hành sản xuất thủ kho phải sản xuất cho bộ phận bán cắt ra bán thành phẩm rồi đưa đến các phân xưởng để làm các hoạt động sơ chế như: đúc đế giầy, bồi vải... đến khâu cuối cùng là đóng hàng vào thùng để trả cho bên A. 3.3. Đặc điểm mặt hàng và nguồn hàng kinh doanh chủ yếu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xác định đúng mặt hàng sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng vì nó phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, khả năng thu nhập nguồn hàng cũng như khả năng cung ứng của công ty. Từ đó công ty đã có những mặt hàng chiến lược, chủ động kịp kế hoạch kinh doanh tận dụng tối đa những cơ hội do thị trường đem lại. Theo nhận định ban đầu của các nhà chiến lược kinh tế của công ty thì thị trường trong nước và thị trường ngoài nước đang có nhu cầu lớn về các mặt hàng về giầy thể thao, túi, va li thời trang bằng các loại vật liệu vải dù, vải gió, vải tổng hợp, da... phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Bảng 3. Doanh thu các mặt hàng xuất khẩu Tên hàng Giá trị xuất khẩu (USD) Tốc độ tăng (%) Năm 2000 Năm 2001 1. Giầy da 2.302 6.906 300 2. Dép da 1.450 2.900 200 3. Giầy thể thao 2.500 6.250 250 4. Túi, ba lô da, dù 3.760 6.768 180 Cộng 10.012 22.824 223 Qua bảng trên ta thấy được giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng mạnh: tăng mạnh nhất là giầy thể thao. 3.5. Thực trạng và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qua bảng đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000- 2001 cho ta thấy được thực trạng của doanh nghiệp Bảng 4: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000- 2001 ĐVT: 1000 đ Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận KH TT KH TT KH TT 2000 5.000.000 5.428.305 4.300.000 4.657.328 700.000 770.977 2001 6.000.000 6.149.281 5.100.000 5.346.298 900.000 1.102.983 Qua bảng trên ta thấy rằng: Năm 2000 so sánh thực tế với kế hoạch + Tổng doanh thu thực tế tăng so với kế hoạch là 428.305.000 đ + Tổng chi phí thực tế so với kế hoạch tăng: 357.328.000 đ Vậy tổng lợi nhuận thực tế đạt được là 770.977.000 tăng so với kế hoạch là 70.977.000 đ. Năm 2001 so sánh thực tế với kế hoạch: + Tổng doanh thu thực tế tăng so với kế hoạch là 749.281.000 đ + Tổng chi phí thực tế so với kế hoạch là 246.298.000 d Do vậy lợi nhuận thực tế của công ty tăng là 1.102.983.000 đ Vượt kế hoạch đề ra là 202.983.000 đ. Ta so sánh hai năm 2000- 2001 Ta thấy tỉ lệ tăng năm sau hơn năm trước. - Doanh thu của năm 2001 cao hơn 2000 là 1.020.976.000 đ với tốc độ tăng là 118,8%. - Chi phí của năm sau cao hơn năm trước là 688.970.000 đ với tốc độ tăng là 114,7%. - Lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước là 332.006.000 đ, tốc độ tăng 143%. Như vậy qua 2 năm gần đây tình hình kt khu vực Đông Nam á cũng như Việt Nam còn rất chậm phát triển. Về mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các loại hàng nông nghiệp nhưng qua biểu đồ trên ta thấy được rằng công ty đã có những bước phát triển đúng đắn để có thể đưa được các mặt hàng của Việt Nam ra nước ngoài tạo được uy tín vững chắc cho thương hiệu giầy Ngọc Hà tạo điều kiện cho công nhân viên chức của công ty có thu nhập ổn định nâng cao đời sống. II. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty giầy Ngọc Hà. Công ty Giầy Ngọc Hà là một kiểu tổ chức kinh tế Nhà nước tuy nhiên HTX cũng có tính độc lập tương đối của một doanh nghiệp tư nhân cổ phần. Từ khi tách riêng công ty đã tự đứng trên đôi chân của mình giữa nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Công ty đã tự tìm kiếm thị trường, nguồn sản xuất kinh doanh, tự hạch toán độc lập lỗ lãi. Để có một tổ chức kinh tế có thể đứng vững trên thị trường điều tối quan trọng là phải có khả năng kinh tế cao lành mạnh, nguồn vốn lưu động dồi dào, đủ trang trải chi phí sản xuất kinh doanh và nhu cầu đầu tư. Vì thế việc phân tích nguồn vốn lao động và các yếu tố của nó sẽ cho ta biết thực trạng tài chính của công ty. 1. Tình hình tổ chức vốn lao động của công ty. 1.1. Phân tích khái quát nguồn vốn kinh doanh của HTX. Bảng 5. Nguồn vốn kinh doanh của công ty 2001 Đơn vị tính: 1000 đ Chỉ tiêu Giá trị I. Tài sản 1. Tài sản lưu động 8.406.549 2. Tài sản cố định 1.307.051 + Nguyên giá 934.451 + Hao mòn luỹ kế 372.600 Tổng cộng 9.731.600 II. Nguồn vốn 1. Nợ phải trả 5.769.405 a. Nợ ngắn hạn 4.496.707 - Vay ngắn hạn 1.867.000 - Người mua trả tiền trước 983.000 - Các khoản phải nộp Nhà nước 219.450 - Các khoản phải nộp khác 1.029.744 -Phải trả cho người bán 397.513 b. Nợ dài hạn 1.272.698 2- Nguồn vốn chủ sở hữu 3.944.195 - Nguồn vốn kinh doanh 1.149.076 - Quỹ phát triển kinh doanh 535.404 - Lãi chưa phân phối 976.989 - Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.282.726 Tổng cộng: 9.713.600 Qua bảng cân đối kế toán của công ty năm 2001 cho ta thấy được số vốn đem vào đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh là 9.713.600.000 đ. Với số vốn này thì công ty thuộc tổ chức kinh tế các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn ta có thể phân chia nguồn vốn của công ty ra làm 2 loại. * Nguồn vốn thường xuyên: Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn 3.944.195.000 + 1.272.689.000 = 5.216.893.000 đ * Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn = 4.496.707.000 đ Tổng số nợ (+) Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của công ty 5.769.405.000 = = 59,4% 9.713.600.000 Nợ dài hạn (+) Hệ số nợ dài hạn = Vốn chủ sở hữu 1.272.698.000 = = 32,3% 3.944.195.000 Vốn chủ sở hữu (+) Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng số vốn của công ty 3.944.698.000 = = 40,6% 9.713.600.000 Nguồn vốn thường xuyên (+) Tỷ lệ giữa nguồn vốn thường xuyên = và nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn tạm thời 5.126.893.000 = = 116% 4.496.707.000 Qua sự tính toán trên ta thấy khoản nợ ngắn hạn của công ty là tương đối lớn là 4.496.707.000 đồng. Hệ số nợ của công ty ở mức 59,4% là tương đối cao trong khi đó mức nợ dài hạn thì lại chỉ ở mức trung bình là 32,3%. Vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn kinh doanh của công ty là ở mức trung bình chiếm 40% số còn lại là 60%. Tỷ lệ giữa nguồn vốn thường xuyên và vốn vay tạm thời là 116%. Tỷ lệ này cho ta thấy mức độ ổn định thường xuyên của nguồn vốn kinh doanh của công ty là tương đối cao. Với sự phân tích trên, có thể đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty như sau: Là một doanh nghiệp của Nhà nước vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn chiếm 40,6% là một số vốn thấp và hệ số nợ cao chiếm 59,4%. Điều này cho ta thấy sự thiếu độc lập về mặt tài chính của công ty gần 3/5 số vốn của công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn vay của công ty cũng tương đối ổn định. Công ty cần có những biện pháp để giảm hệ số nợ, tăng sự chủ động về mặt tài chính. 1.2. Phân tích nguồn vốn lưu động của công ty Ta có thể căn cứ vào thời gian huy động vốn của công ty để chia nguồn vốn lưu động ra thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên. Trong đó: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Theo cách tính này thì nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2001 như sau. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = 8.406.549.000 - 4.496.707.000 = 3.909.842.000 đồng Nguồn vốn lưu động của công ty năm 2001 được sắp xếp như sau. Bảng 6. Nguồn vốn lưu động của công ty năm 2001 Chỉ tiêu Giá trị (1000 đ) Tỷ trọng (%) I. Tài sản lưu động 8.406.549 100 II. Nguồn vốn lưu động 8.406.549 100 + Nợ ngắn hạn 4.496.707 53,5 + Nguồn vốn lưu động thường xuyên 3.909.842 46,5 Tổng cộng 8.406.549 Như vậy, trong tổng số vốn huy động vào sản xuất kinh doanh của công ty là 9.713.600 thì có tới 8.406.549 là vốn lưu động chiếm 86,54%. Ta có thể thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty là tương đối lớn. Cũng từ số liệu ở trên ta thấy trong tổng số vốn lưu động lại chiếm phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn 4.496.707.000 đồng (so với 8.406.549.000 đồng) chiếm tới 53,5% trong khi đó nguồn vốn thường xuyên của công ty là 3.909.842.000 đồng chiếm 46,5%. Nguồn vốn lưu động của công ty được đảm bảo. Vốn lưu động có tính chất tạm thời là 53,5% và được đảm bảo bằng vốn lưu động thường xuyên, ổn định là 46,5%. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đáp ứng nhu cầu đầu tư và những cơ hội trong sản xuất kinh doanh việc phải vay nợ ở tỷ lệ cao cũng là điều dễ hiểu đối với công ty giầy Ngọc Hà. Tính đến 12/2001 nợ ngắn hạn của công ty là 4.496.707.000 đồng so với nguồn vốn lưu động là 8.406.549.000 đồng là một tỷ trọng tương đối lớn. Điều này đã nói lên tầm quan trọng của các khoản nợ ngắn hạn trong nguồn vốn công ty. Vì đây là nguồn vốn lưu động chủ yếu của công ty. Ta hãy xem xét kỹ các yếu tố của nợ ngắn hạn, số tiền và tỷ trọng của chúng trong nợ ngắn hạn để thấy rõ tầm quan trọng của từng loại đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản nợ của công ty đã được thể hiện chi tiết ở bảng 7. Bảng 7. Nợ ngắn hạn của công ty 2001 Nợ ngắn hạn Số tiền (1000 đ) Tỷ trọng (%) - Vay ngắn hạn 1.867.000 41,5 - Người mua trả tiền trước 983.000 21,8 - Các khoản phải nộp nhà nước 219.450 4,8 - Các khoản phải nộp khác 1.029.744 22,8 - Các khoản phải trả cho người bán 397.513 9,1 Tổng cộng 4.496.707 100 Từ bảng trên ta thấy công ty phải trả ngắn hạn một khoản tiền là 1.867.000.000 đồng chiếm 41,5% tổng các khoản nợ ngắn hạn. Đây là nguồn vốn chủ yếu rất quan trọng của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Khoản tiền vay ngân hàng dù lớn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cao của sản xuất kinh doanh. Do đó công ty đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác. Công ty phải vay ngoài với lãi suất cao một khoản là 397.513.000 đ chiếm 9,1% tổng số nợ ngắn hạn. Tận dụng một khoản trả trước cho người mua là 983.000.000 đồng. Đây là khoản nằm ngoài kế hoạch huy động vốn nhưng đã đóng góp đáng kể vào nguồn vốn của công ty chiếm 21,8% nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó công ty còn chiếm dụng 397.513.000 đồng chiếm 9,1% tổng số nợ ngắn hạn. Ngoài ra công ty còn sử dụng số phải nộp cho ngân sách nhưng chưa nộp với số tiền là 219.450.000 đồng chiếm 4,8% nợ ngắn hạn. Như vậy đóng góp chính cho vốn lưu động của công ty là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, mua trả trước, chiếm dụng vốn của người khác. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách tín dụng hợp lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng uy tín của công ty đang dần được nâng cao trong thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để xem xét kỹ càng hơn việc tổ chức huy động vốn lưu động của các yếu tố trên là tốt hay không tốt, tích cực hay không tích cực ta cần so sánh sự biến động của các khoản nợ ngắn hạn trong 2 năm 2000- 2001 Bảng 8. Tình hình tăng giảm các khoản nợ ngắn hạn của công ty năm 2000- 2001 ĐVT: 1000 đ Các khoản nợ ngắn hạn Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Vay ngắn hạn 1.723.451 1.867.000 + 143.549 Người mua trả trước 938.412 983.000 + 44.588 Phải trả người bán 232.950 397.513 + 164.563 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 197.230 219.450 + 22.220 Các khoản phải trả khác 1.123.755 1.029.744 - 94.011 Tổng cộng 4.215.798 4.496.707 + 280.909 Số liệu ở bảng 8 cho ta thấy nợ ngắn hạn ở năm 2001 so với năm 2000 tăng 280.909.000 đồng, số tăng này là do biến động của các khoản nợ ngắn hạn như sau: - Vay ngắn hạn tăng 143.549.000 đồng - Người mua trả tiền trước 44.588.000 đồng - Phải trả cho người bán 164.563.000 đồng - Các khoản phải nộp cho nhà nước 22.220.000 đồng - Các khoản vay ngoài được công ty trả bớt giảm: 94.011.000 đồng Như vậy các khoản nợ ngắn hạn của công ty năm 2001 với 2000 có sự thay đổi đáng kể, sự thay đổi này mang nhiều chiều hướng tích cực. Công ty đã làm tốt công tác tín dụng, chủ động trong việc huy động vốn. Cụ thể, khoản vay ngắn hạn ngân hàng tăng đáng kể: 143.549.000 đồng đây là khoản vay ổn định và được đảm bảo với lãi suất thấp thể hiện uy tín của công ty đối với các tổ chức tài chính lớn. Kéo theo đó là các khoản vay ngoài không ổn định mà lãi suất cao được giảm xuống. Số tiền người mua đặt trước và các khoản chiếm dụng vốn của người bán đều tăng, lần lượt là 44.588.000 đồng và 164.563.000 đồng thể hiện rằng công ty đã có uy tín khá cao đối với bạn hàng. Xét về góc độ tổ chức huy động vốn, công ty đang trong tình trạng phát triển khá tích cực. Trong quá trình kinh doanh luôn xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn giữa các bên làm ăn. Ta hãy xem xét mối quan hệ tài chính giữa công ty với khách hàng và các nhà đầu tư bằng việc so sánh nợ ngắn hạn với các khoản phải thu của công ty. Các khoản phải thu của công ty năm 2000- 2001 được chi tiết ở bảng 9. Bảng 9. Các khoản phải thu của công ty năm 2000- 2001 ĐVT: 1000 đ Các khoản phải thu 2000 2001 - Phải thu của khách hàng 726.260 904.640 - Trả trước cho người bán 964.240 311.240 - Các khoản phải thu khác 276.860 307.905 Cộng 1.967.360 1.523.785 Tỷ lệ phải thu so với số phải trả của công ty là 1.967.360 Năm 2000 = = 34% 5.769.405 1.523.785 Năm 2001 = = 26,4% 5.769.405 Trên thực tế công ty đã có nhiều biện pháp để thu hồi nợ nhưng lượng tiền các khoản thu vẫn còn lón. Tuy nhiên xem xét tỉ lệ trên, ta thấy số phải thu của công ty năm 2000 chỉ bằng 34% số phải thu của công ty. Tỷ lệ sử dụng vốn năm 2001 còn ít hơn là 26,4%. Như vậy công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng. Tỉ lệ này còn nói lên khả năng hoạt động tín dụng của công ty là khá cao. 2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của công ty Vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn. Tuy nhiên có vốn mới chỉ là bước đầu. Bước quan trọng hơn là phải sử dụng vốn như thế nào cho tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Với bảng 10 ta có thể đánh giá các chỉ tiêu của vốn lưu động để hiểu hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty. Vốn bằng tiền năm 2001 giảm so với năm 2000 một lượng tiền là 82.558.000 đồng và lượng tiền mặt của năm 2001 chỉ bằng 67% so với năm 2000. Tại quỹ tiền mặt tại ngân hàng của công ty lượng tiền giảm 47.000.000 đồng. Tiền là một loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu của hoạt động so với năm 2000 do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều giảm. Mặt khác lượng vốn bằng tiền của công ty chỉ duy trì ở khối lượng nhỏ 167.232.000 đồng chiếm 1,9% tổng số vốn lưu động năm 2001. Điều này thể hiện sự thiếu chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán. Tuy nhiên như ta đã xét. Công ty đang vay ngắn hạn với một số tiền là khá lớn, vay nợ thì phải trả do vậy tiền của công ty luôn ở trong lưu thông. Do đó việc vốn bằng tiền của công ty ít nhàn rỗi cũng là việc dễ hiểu. Các khoản phải thu của công ty năm 2001 so với năm 2000 đã được giảm từ 1.967.360.000 đồng xuống còn 1.523.785.000 đồng (giảm 443.575.000 đồng). Tuy nhiên đây không phải là hiệu quả của công tác thu hồi nợ, mà trái lại các khoản thu khác đều tăng như phải thu của khách hàng 178.380.000 đồng, phải thu khác 31.045.000 đồng. Lý do tăng lên là do công tác đã tăng lên một lượng đáng kể các khoản hàng đã bán là 653.000.000 đồng. Qua đây công ty cần xem lại công tác đôn đốc thu hồi nợ và hạn chế các khoản trả trước người bán, tránh tình trạng bị bạn hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện chất lượng công việc sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hãy xem tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2001. 2.1. Tình hình chung về sử dụng vốn lưu động. Qua bảng cân đối cho thấy vốn lưu động của công ty tại thời điểm 31-12-2001 là 8.406.549.000 đồng chiếm 86,54% tổng số vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn lưu động được thể hiện ở bảng 10. Bảng 10: Cơ cấu vốn lưu động ĐVT: 1000 đ TT Tài sản lưu động Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/2001 Giá trị % Giá trị % Số tuyệt đối % I Tiền 249.790 167.232 -82.558 67 - Tiền mặt 129.790 3,1 94.232 1,9 -35.558 - Tiền gửi ngân hàng 120.000 73.000 -47.000 II Các khoản phải thu 1.967.360 1.523.785 -443.575 77,5 - Phải thu khách hàng 726.260 24,7 904.640 18,1 +178.380 - Mức VAT đầu vào 964.240 311.240 -653.000 - Phải thu khác 276.860 307.905 +31.045 III Hàng tồn kho 927.045 4.036.234 +109.189 1,02 - Hàng mua đi 2.249.532 49,4 2.793.450 48 +543.918 CCDC trong kho 232.450 90.259 -142.191 - Hàng hoá tồn kho 1.445.063 1.152.525 -292.538 IV TSLĐ khác 1.792.037 2.679.298 +887.261 1,49 - Tạm ứng 967.767 1.296.740 +328.973 - Chi phí trả trước 278.650 22,8 513.212 32 +234562 Lỗ năm trước 545.620 869.346 +323.726 Tổng cộng 7.936.232 100 8.406.549 100 +470.317 1,05 Lượng hàng bán tồn kho của công ty ở mức khá lớn năm 2000 là 3.927.045.000 đồng và năm 2001 lại taưng 1,02 lần bằng 4.036.234.000 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của cả hai năm là do lượng hàng hoá đi đường (chiếm 2.793.234.000 đồng năm 2001) và hàng hoá tồn kho (chiếm 1.152.525.000 đ năm 2001). Do vậy công ty nên xem xét lại các phương thức mua bán vận chuyển hàng hoá nhanh gọn hơn để tránh rủi ro. Đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng nhằm giảm bớt lượng tồn kho. Có như vậy công ty mới nhanh quay vòng được vốn lưu động để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn. Tài sản lưu động khác của công ty tăng khá mạnh từ 1.792.037.000 đồng năm 2000 lên 2.679.298.000 đồng năm 2001 gấp 1,49 lần. Do việc tăng đồng loạt của các chỉ tiêu: tạm ứng tăng 328.973.000 đồng, chi phí trả trước tăng 234.562.000 đồng chờ kết chuyển tăng 323.726.000 đồng. Như vậy vốn lưu động 2 năm 2000- 2001 có nhiều biến chuyển khá lớn. Điều đáng lo là công ty chỉ có thể duy trì lượng vốn bằng tiền mặt khá thấp (chỉ chiếm 31,9% vốn năm 2001) trong khi lượng hàng tồn kho (chiếm 48%) và các khoản phải thu (chiếm 18,1% vốn lưu động năm 2001) là quá cao. Điều này giải thích tại sao doanh nghiệp lại phải vay một khoản nợ ngắn hạn cao như vậy. Công ty cần phải có biện pháp giảm lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu, tăng vốn bằng tiền để giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo an toàn về tài sản chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong khâu thanh toán. Tiền là tài sản linh hoạt nhất dễ dàng có thể chuyển hoá thành các tài sản khác. Đó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán tức thời của công ty. Tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng luôn biến động bởi nó nằm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với lượng tiền nhất định công ty có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vốn bằng tiền nhiều chưa phải tốt, điều quan trọng là ta phải biết sử dụng lượng tiền đó như thế nào cho hiệu quả nhất. Tại thời điểm cuối năm 2001 tiền vốn của công ty là 167.232.000 đồng một lượng tiền tương đối nhỏ đối với một công ty có số vốn kinh doanh khá lớn như công ty giầy Ngọc Hà. Tuy nhiên, công ty chưa có khoản nợ đến hạn nào. Để làm rõ tình hình quản lý vốn trong khâu thanh toán ta cần xét đến các khoản phải thu của công ty. - Căn cứ vào bảng 9 ta có số liệu sau (+) Phải thu khách hàng năm 2001 tăng với năm 2000 từ 726.260.000 đồng lên 904.640.000 đồng tăng 178.380.000 đồng. (+) Các khoản phải thu năm 2000 là 276.860.000 đồng, năm 2001 là 307.905.000 đồng tăng 40.045.000 đồng (+) Tuy nhiên, tổng các khoản phải thu lại giảm xuống năm 2000 là 1.967.360.000 đồng, năm 2001 là 1.523.785.000 đồng giảm 443.575.000 đồng. Tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động là năm 2000 Tổng các khoản phải thu 1.967.360 = = 24,7% Tổng số vốn lưu động 7.936.232 Năm 2001 Tổng các khoản phải thu 1.523.785 = = 18,1% Tổng số vốn lưu động 8.406.549 Tỉ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động càng cao thì càng gây bất lợi cho công ty. Tuy nhiên năm 2001 đã giảm xuống nhiều so với năm 2000 từ 24,7% xuống còn 18,1% điều này có nghĩa là trong năm 2001 công ty bị các bạn hàng chiếm dụng 18,1% trong tổng số vốn lưu động. Thế nhưng con số này chưa phải là cao nếu ta xét đến tỷ trọng các khoản nợ trên tổng số vốn của công ty là 59,4%. Điều này thể hiện việc vay nợ và chiếm dụng vốn của công ty với các nhà đầu tư và bạn hàng còn cao hơn khá nhiều. 3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty 3.1. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty Với một uy tín đã tạo được cho khách hàng và nhà đầu tư, khả năng hoạt động với công ty đã vào nguồn vốn lưu động với tỷ trọng lớn là các khoản tài trợ ngắn hạn, nhờ đó, công tyđã có một khả năng tài chính mạnh trong đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như các cơ hội trên thương trường. Tuy nhiên để đánh giá đúng sự lành mạnh về tài chính cũng như khả năng ứng phó với những diễn biến xấu trên thương trường ta hãy xét đến cả hệ số thanh toán của công ty. Đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh khả năng thanh toán của công ty, theo số liệu bảng cân đối kế toán năm 2001 * Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản nợ 9.713.600.000 = = = 1,15 Tổng nợ 8.406.549.000 * Hệ số thanh toán hiện thời Tổng TSLĐ + Đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng TSLĐ = = Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn (vì đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty = 0) 8.406.549.000 = = 1,86 4.496.707.000 * Hệ số thanh toán tức thời: Tiền + Các khoản phải thu 167.232.000 + 1.523.785.000 = = = 37,6% Nợ ngắn hạn 4.496.707.000 Nếu ta xét hệ số thanh toán tổng quát tỉ lệ giữa tài sản và tổng các khoản nợ là 1,15 lần. Thể hiện tổng tài sản của công ty có khả năng đảm bảo tương đối tốt cho các khoản nợ, tuy nhiên tỉ suất thanh toán hiện thời lại bằng 1,86 so với mức hợp lý là 2 lần. Tỷ suất này cho thấy công ty gần đủ để trang trải nợ nần và các khoản nợ ngắn hạn. Công ty đã mạnh dạn vay nợ ngắn hạn ngân hàng một khoản khá lớn. Để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty và tránh rủi ro công ty cần có biện pháp giảm các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ ngắn hạn ở mức cao cũng làm tỉ suất thanh toán tức thời của công ty với mức thấp 0,276 ở đây ta cần xét đến khảon tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền là ít. Đây là nguyên nhân thứ hai sau ngắn hạn làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty. Để thấy rõ công tác và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ta cần tìm hiểuquản lý, sử dụng vốn của công ty. 3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty giầy Ngọc Hà năm 2001 Ta đã xem xét thực trạng quản lýv à sử dụng vốn lưu động ở công ty giầy Ngọc Hà. Mọi biện pháp để quản lý và sử dụng vốn lưu động đều nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn lưu động, tăng lợi nhuận. Do đó những thông tin quan trọng nhất đối với người quan tâm đến vốn lưu động là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động . * Chỉ số lần luân chuyển vốn (L) Doanh thu thuần L = Vốn lưu động bình quân năm 2000 của công ty (VLĐ) Trong đó doanh thu thuần của công ty là 15.429.748.000 đ Vậy số lần luân chuyển vốn lưu động của năm 2001 là Chương III Một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà 1- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Giải pháp trên đây, qua những chỉ số đặc trưng, ta đã phần nào hiểu rõ thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty Giầy Ngọc Hà. Tuy là một Công ty được ra đời muộn màng với hình thức quản lý mới, tiến hành sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh cao, gặp khó khăn về nhiều mặt, Công ty Giầy Ngọc Hà đã đạt được khá nhiều thành công: Chỉ sau 2 năm Công ty đứng vững được trên thị trường. Đặc biệt, trong những thành công đó không thể kông kể đến một khả năng tài chính ổn định và tương đối lành mạnh mà Công ty Giầy Ngọc Hà đã tạo dựng được, góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên cũng phải nói rằng trong thực tế không có mô hình quản lý tài chính nào là tối ưu, trong nhiều điều kiện con người không thể đạt được mọi thứ như kế hoạch đề ra. Theo đó, việc quản trị vốn lưu động của Công ty không phải là không có những yếu điểm và hạn chế. Với những kiến thức đã được học, đọc trong nhà trường và kiến thức thực tế hạn chế, em xin mạnh dạn đưa ra một số viện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty như sau: Một là: Công ty cần phải chủ động hơn nữa trong việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động Hai là: Chú ý trong tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá Ba là: Làm tốt công tác thu hồi tiến hành và cải thiện tình hình thanh toán công nợ của Công ty 2- Một số kiến nghị của người viết Trên cơ sở những giải pháp trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Thứ nhất: Để chủ động hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn lưu động Với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong điều kiện buôn bán khó khăn hiện nay, không thể thiếu vốn tiền tệ. Vì thế,việc xây dựng kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lao động là việc tổ chức huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu qủa sử dụng vốn. Để đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao, hợp tác xã cần chú trọng tới một số vấn đề chủ yếu sau: - Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động, từ đó có biện pháp huy động vốn kịp thời, đầy đủ. - Trên cơ sở nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, hợp tác xã cần xây dựng lên kế hoạch huy động, bao gồm việc lựa chọn, nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn hiện có của Công ty, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro có thể xẩy ra và tạo cho hợp tác xã một cơ cấu vốn linh hoạt. Như ở chương II đã đề cập, số vốn lưu động mà hợp tác xã sử dụng, ngoài phần vốn lưu động có tính chất thường xuyên ra, hợp tác xã chủ yếu dựa vào các nguồn sau: + Người mua trả tiền trước + Vay ngắn hạn ngân hàng + Phải trả cho người bán + Vay khác Để đạt hiệu quả cao hơn, Công ty cần phải năng động, nhạy bén trong việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn lưu động có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty, trước hết là nguồn vốn lưu động do người mua trả tiền trước. Tại thời điểm cuối năm 2000, số vốn từ nguồn này là: tổng nợ ngắn hạn. Đây là nguồn vốn có nhiều ưu điểm như: không phải kèm thêm những điều kiện ràng buộc về tài chính, đồng thời lại chiếm phần khá quan trọng trong nguồn vốn lưu động của Công ty, nên Công ty cần khai thác tối ưu nguồn vay này. Bước sang năm 2001, có thể Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu mua và tìm kiếm nguồn khách hàng, vì vậy Công ty nên có sự thương lượng thống nhất với khách hàng về khoản tiền ứng trước sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Công ty nên chủ động yêu cầu họ tăng số tiền tạm ứng lớn hơn có thể hoặc tìm kiếm những khách hàng mới có khả năng thoả mãn yêu cầu đòi hỏi cuả hợp tác xã. Bên cạnh đó cần thống nhất quy định thời gian thanh toán để hợp tác xã có thể nhận được tiền nhanh hơn. 2.2. Thứ hai: Để tích cực đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Đối với Công ty Giầy Ngọc Hà, sau hơn 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động khó khăn và nhiều thử thách nhất của Công ty đến nay vẫn là công tác tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Mặt hàng có sản phẩm Giầy dép Việt Nam xác định là mặt hàng có lợi thế so sánh cao so với ưu đãi của Nhà nước cho ngành công nghiệp nhẹ nên đã diễn ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các nhà sản xuất kinh doanh loại hàng này. Điều đó đã giải thích phần nào lượng hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn 66.601.000 chiếm 26,19% tổng số tài sản. Và đây cũng là nhược điểm nhiều, giảm độ an toàn của tình trạng tài chính, vòng quay vốn lưu động thấp và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần đặc biệt chú trọng công tác thị trường, trong đó cần chú ý một số điểm sau: - Với thị trường trong nước, tìm hiểu những mặt hàng và loại sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá, lối sống của những người dân địa phương. Đối với thị trường này, Công ty không nên tập trung gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân, với giá cả phù hợp như: quần áo lót, quần áo ngủ, màn tuyn và quần áo bảo hộ lao động. - Với thị trường nước ngoài: Thị trường xuất nhập hàng may mặc càng có tính cạnh tranh cao ở nước ta, Hợp tác xã là đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ nên cần chọn cho mình phương hướng hoạt động kinh doanh riêng. Nếu như Công ty sản xuất giầy dép lớn ở nước ta hiện nay phần lớn xuất khẩu. Bên cạnh đó tìm kiếm thêm các mặt hàng gia công xuất khẩu, tìm kiếm các bạn hàng cùng ngành và đề nghị gia công thuê cho họ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đồng thời, Công ty cũng cần năng động và táo bạo hơn trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường mới thông qua các mối quan hệ làm ăn, với các bạn hàng, khách hàng và bằng chính nỗ lực của mình. Công tác thị trường và việc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm không những làm tăng nhanh tốc độ của vòng quay vốn lưu động, đảm bảo ổn định và làm trôi chảy hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo cho Công ty những cơ hội mở rộng quan hệ làm ăn, mở rộng loại mặt hàng sản phẩm từ đó tăng dần quy mô của Công ty. 2.3. Thứ ba: Để làm tốt công tác thu hồi tiền hàng và cải thiện tình hình thanh toán công nợ của Công ty Khả năng thang toán công nợ và công tác thu hồi tiền hàng cũng là một chỉ tiêu nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Qua những số liệu đã phân tích, ta thấy việc vay nợ và chiếm dụng vốn giữa Công ty và các bạn hàng diễn ra khá phổ biến. các khoản nợ phải trả của Công ty là: trong Công ty. Trong khi các khoản phải thu cũng tương đối lớn là tài sản lưu động. Việc vay nợ lẫn nhau trong kinh doanh là chuyện bình thường, thậm chí ở một mức độ nhất định nó thể hiện uy tín của Công ty với bạn hàng, bổ sung nguồn vốn lưu động của Công ty một nguồn vốn lưu động đáng kể làm tăng thêm tiềm lực tài chính. Tuy nhiênn cần phải đặt các khoản công nợ trong vòng kiểm soát và khả năng thanh toán của Công ty nhằm tránh rủi ro, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững. Để đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng tài chính, vấn đề trước tiên đặt ra với Công ty hiện nay là giảm các khoản nợ ngắn hạn, tăng khả năng thanh toán đề phòng rủi ro. Việc giảm các khoản bợ ngắn hạn không phải bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất và đầu tư, thắt lưng buộc bụng trong các chi phí sản xuất kinh doanh, mà chính là việc đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Cụ thể là, Công ty phải có các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm tránh hiện tượng tồn kho quá nhiều và vốn lưu động bị ứ đọng nhiều như hiện nay. Đồng thời hạn chế bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Muốn làm được thế, Công ty cần đưa ra các biện pháp kiên quyết hơn, chẳng hạn như: - Đưa ra tỷ lệ chiết khấu phù hợp, hấp dẫn cho các khách hàng thanh toán sớm hoặc đúng hạn. - Giảm giá cho những khách hàng có đơn đặt hàng nhiều nhằm tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn. - Đảm bảo các hợp đồng thanh toán bằng việc ghi rõ các khoản phạt hành chính thậm chí cả các hình thức phạt hình sự nếu hợp đồng bị vi phạm - Bản thân Công ty cũng phải luôn sòng phẳng, rành mạnh về các khoản nợ để tạo niềm tin và uy tín với bạn hàng - Có các biện pháp mạnh, kiên quyết với các con nợ cố tình dây dưa, trốn tránh. Nếu cần có thể mượn đến các cơ quan pháp luật của Nhà nước. Tóm lại, khi làm tốt công tác thu hồi hàng và cải thiện khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gặp ít rủi ro hơn và sẽ không gây sự mất cân đối về mặt tài chính. Kết luận Vốn luôn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, vốn lại trở lên vô cùng quan trọng, đặc biệt là vốn lưu động. Các doanh nghiệp hiện nay đều luôn chú trọng làm sao để có một cơ cấu vốn lưu động hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty Giầy Ngọc Hà ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta đã ở vào giai đoạn sôi động nhưng cũng kịp bắt nhịp với thương trường và đạt được những thành công mà tất cả các tổ chức kinh tế khác đều không dễ dàng đạt được. Có được điều đó, nguyên nhân chủ yếu là hợp Công ty đã tổ chức và sử dụng có hiệu quả hệ thống tài chính nói chung và nguồn vốn lưu động nói của Công ty. Trong kỳ thực tập cuối hoá, em có may mắn được thực tập ở Công ty và thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng và một số ít ỏi ý kiến để tổ chức tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động đã được đề cập trong bài viết này. Trong thời gian thực tập ở Công ty Giầy Ngọc Hà, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo Công ty, cán bộ phòng tổ chức, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp. "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Giầy Ngọc Hà". Em xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Do trình độ hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô và các cán bộ của Công ty, để em có thêm kiến thức khi chuẩn bị rời ghế nhà trường và cuộc sống Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2002 Người thực hiện Vũ Thị Thanh Huyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32697.doc