Chuyên đề Một số giải pháp đối với công tác giám sát ngân hàng thuơng mại cổ phần chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực Hà Nội

Ngày nay, trình độ công nghệ thông tin càng phát triển lên tầm cao mới, đòi hỏi công tác giám sát phải cập nhật để tiếp nhận giúp nghịêp vụ giám sát được nâng cao hơn, chính xác hơn, nhanh chóng, kịp thời như áp dụng phần mềm máy tính vào tính toán phí, bản báo cáo.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đối với công tác giám sát ngân hàng thuơng mại cổ phần chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay từ các nguồn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc những khoản cho tổ chức tín dụng khác vay; - Các khoản do Thủ tướng Chính phủ quy định về mức cho vay tối đa. Hạn chế tín dụng Thực hiện theo Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau: * Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: - Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng; Thanh tra viên; - Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; - Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; * Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Hoạt động bảo lãnh - Tổng số tiền bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần được phản ánh ở phần tài sản ngoại bảng. Số tiền bảo lãnh cho một khách hàng so với vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo ở tỷ lệ cho phép theo quy định tại điều 7 Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Cụ thể như sau: + Tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần phải trả thay cho khach hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay vàdư nợ do trả thay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần thì ngân hàng thương mại cổ phần phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng theo quy định. Khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt qúa 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần thì ngân hàng thương mại cổ phần cùng các tổ chức tín dụng khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này. + Ngân hàng thương mại cổ phần xác định mức bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình, bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần. - Xác định tỷ trọng các khoản trả thay bảo lãnh chiếm trong tổng giá trị cam kết bảo lãnh. - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh thì dư nợ cho vay và dư nợ trả thay bảo lãnh với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn. * Căn cứ để xác định: Tỷ lệ và danh mục nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn được nêu tại Điều 2-Quyết định 297/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 hiện nay đã hết hiệu lực và được thay bởi công văn số 457 NHNN và Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN ngày23/4/2003: + Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn đối với ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân: 30% - Nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm: + Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức tín dụng khác; + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức, cá nhân; + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân; + Nguồn vốn huy động trong nước dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn; * Công thức tính toán tỷ lệ: Tỷ lệ(%) nguồn vốn Tổng dư nợ cho _ Vốn tự có được sử dụng _ Nguồn vốn huy cho vay trung, dài hạn cho vay trung, dài hạn động trung, dài hạn ngắn hạn sử dụng cho = vay trung, dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn Lưu ý: Trong trường hợp tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn < Nguồn vốn huy động cho vay trung và dài hạn và Vốn tự có được sử dụng cho vay trung dài hạn thì không cần tính toán tỷ lệ trên. Khả năng chi trả * Tính toán các yếu tố tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các loại tài sản Nợ phải thanh toán ngay. Tài sản Có có thể thanh toán ngay > = 1 Tài sản Nợ phải thanh toán ngay * Đánh giá khả năng chi trả theo các nội dung sau: - Tỷ lệ giữa tài sản có thể thanh toán ngay tối thiểu phải bằng với các loại tài sản Nợ phải thanh toán ngay. - Đánh giá việc quản lý rủi ro thanh khoản, xem xét tính cân đối về vốn và sử dụng vốn; - Uy tín và khả năng huy động vốn trên thị trường, sự tăng trưởng về tài sản Có dựa trên sự tăng trưởng về vốn huy động. An toàn vốn tối thiểu - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định theo công thức: Vốn tự có > = 8% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Tài sản có rủi ro Khi tính toán tỷ lệ an toàn tối thiểu phải trừ Vốn tự có các khoản đầu tư vào Tổ chức tài chính khác dưới hình thức góp vốn mua cổ phần. Theo quy định tại Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5, ngày 23/6/1998 thì tổ chức tín dụng cổ phần có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu liên tục trong 3 tháng liên tiếp không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Kết quả kinh doanh Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Các khoản mục thu, chi của Ngân hàng thương mại cổ phần được phản ánh đầy đủ, chi tiết theo từng nghiệp vụ trên Bảng cân đối tài khoản kết toán hàng tháng theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định 166/NĐ-CP, ngày 19/11/1999 về chế độ tài chính đối với Ngân hàng thương mại cổ phần. Trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu số lỗ luỹ kế và số tiền trích lập Dự phòng rủi ro còn thiếu lớn hơn 50% so với Vốn tự có. Tính toán một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần - Lợi nhuận/Tài sản Chỉ tiêu này chỉ ra hiệu quả khai thác tài sản là thước đo hiệu quả đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả hoạt động của tất cả các tài sản, bao gồm cả tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như tài sản cố định, đất đai, bất động sản. + Phân tích: Một mức lợi nhuận thấp so với tài sản có thể là kết quả của chính sách cho vay hay đầu tư không năng động, hoặc có thể do chi phí hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần quá cao so với quy mô. Ngược lại, mức sinh lợi so với tài sản cao thường phản ánh Ngân hàng thương mại cổ phần có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạn mục tên tài sản trước những biến động của nền kinh tê. Tuy vậy, nếu tỷ lệ này quá cao, cũng có thể tổ chức đó đang phải đối đầu với những rủi ro lớn do thực hiện các hoạt động cho vay hoặc đầu tư quá mạo hiểm. + Lợi nhuận/ Vốn tự có Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả của một đồng vốn tự có. - Phân tích: Mức sinh lời trên vốn tự có cao là mục tiêu của các Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia Bảo hiểm tiền gửi, song nếu tỷ suất này quá lớn so với vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn vay hay Ngân hàng thương mại cổ phần đã huy động quá nhiều vốn từ các đối tượng khác để cho vay, làm tăng rủi ro kinh doanh. + Lợi nhuận/Thu nhập Chỉ tiêu này cho thấy khả năng mang lại lợi nhuận của một đồng thu nhập, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả của công tác giám sát chi phí của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia BHTG. Các yếu tố khác - Tỷ lệ mua sắm đầu tư vào tài sản cố định Thực hiện theo điều 88 Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn Nghị định số 166/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ, cụ thể: Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào Tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của Tài sản cố định không vượt quá 50% Vốn tự có. - Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần Giám sát việc chấp hành giới hạn về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy định góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng( trừ tổ chức tín dụng hợp tác) cụ thể như sau: + Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác, cụ thể: . Góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp: Góp vốn của chủ đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh Mua cổ phần của công ty cổ phần . Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần. + Mức vốn góp, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp với vốn điều lệ của doanh nghiệp đó tối đa không được vượt quá tỷ lệ sau: . Ngân hàng:11% Trường hợp Tổ chức tín dụng góp vốn với các chủ đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, mức góp thực hiện theo các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật và phải được Thống đốc NHNN chấp thuận bằng văn bản. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng trong cả các doanh nghịêp so với Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của Tổ chức tín dụng khác không được vượt quá tỷ lệ: Ngân hàng: 30% + Mức góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng trong một tổ chức tín dụng khác, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả các tổ chức tín dụng khác do tổ chức tín dụng khác quy định. + Tổng số vốn của Tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. + Trường hợp tổ chức tín dụng góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam, mức góp vốn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ. CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI Vài nét về Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi – khu vực Hà Nội Năm năm qua, cùng với việc ổn định bộ máy tổ chức và triển khai đầy đủ các hoạt dộng nghiệp vụ về Bảo hiểm tiền gửi, BHTGVN đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tới các khu vực trong cả nước. Và tại Hà Nội là Bảo hiểm tiền gửi Chi nhánh khu vực Hà Nội. Chi nhánh được thành lập theo Quyết định số 108/2001/QĐ – HĐQT ngày 26/12/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 27/5/2002. Chi nhánh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh và Bắc Giang. Cơ cấu tổ chức Tổ chức tại chi nhánh khu vực Hà Nội bao gồm: Ban giám đốc, phòng hành chính nhân sự, phòng tổng hợp, phòng giám sát từ xa, phòng kiểm tra và tư vấn khách hàng 1, phòng kiểm tra và tư vấn khách hàng 2, phòng chi trả và theo dõi sau thu phí, phòng kế toán và bộ phận kiểm soát nội bộ. Sơ đồ: Phòng giám đốc Phòng phó giám đốc Phòng phó giám đốc Phong hành chính nhân sự Phòng tổng hợp Phòng giám sát từ xa Phòng kiểm tra và tư vấn khách hàng 1 Phòng kiểm tra và tư vấn khách hàng 2 Phòng chi trả và theo dõi thu phí Phòng kế toán Bộ phận kiểm soát nội bộ Thực trạng công tác giám sát đối với Ngân hàng thương mại cổ phần tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh khu vực Hà Nội. 1. Thực trạng công tác giám sát đối đối với NHTMCP Sau hơn ba năm hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh khu vực Hà Nội đã dần xây dựng được vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nền kinh tế thông qua các tác động của hệ thống này đối với hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam. Và BHTGVN – Chi nhánh khu vực Hà Nội đã thu được những thành công bước đầu - tạo nền tảng vững chắc, ổn định và phát triển. Đặc biệt là đã, đang và sẽ tiếp tục đảm bảo hệ thống ngân hàng mạnh, có tín nhiệm và hấp dẫn đối với mọi khách hàng, kể cả các pháp nhân và thể nhân trong nước, nước ngoài để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi vào việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống xã hội. Những kết quả đã đạt được này từ chính sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí và quyết tâm của toàn chi nhánh, được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh. Song chúng ta không thể quên sự đóng góp quan trọng của công tác giám sát đối với Ngân hàng thương mại cổ phần. Bởi công tác giám sát đó được coi như công việc đi đầu nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các Ngân hàng thương mại cổ phần đồng thời phát hiện sớm, báo trước và có biện pháp phòng tránh những rủi ro có thể gặp phải. Và trong thời gian qua, công tác giám sát đối với Ngân hàng thương mại cổ phần đã thu được những kết quả về Bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động ngân hàng sau: 1.1 Giám sát về việc chấp hành các quy định pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi Về việc đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, số lượng các Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn. Như từ khi Chi nhánh khai trương hoạt động đến tháng 3/ 2005 đã có 6 NHTMCP đăng ký và quý III/2005 đã có 7 đơn vị: Ngân hàng Nhà Hà Nội, Ngân hàng ngoài Quốc Danh, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng Kỹ Thương, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng Hàng Hải. Qua công tác giám sát, không có một đơn vị nào không tự giác đăng ký tham gia BHTG. Đây là kết quả thể hiện việc giám sát công bằng, chặt chẽ và việc đôn đốc nhắc nhở kịp thời của Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội. Đồng thời nó còn khẳng định được vai trò của BHTGVN đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần. Tính và nộp phí Bảo hiểm tiền gửi Đối với loại hình bảo hiểm tiền gửi, việc tính phí là do người tham gia bảo hiểm nhận. Công thức tính phí chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội đã và đang sử dụng: (S0 + S1)/2 + S1 + S2 x 0.15 P = 3 100 x 4 Trong đó: - P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong kỳ; - S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí BHTG. - S1, S2 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG. - 0.15/100 x 4 là tỷ lệ phí phải nộp cho một quý trong năm. Nếu các NHTMCP mà tính toán nhầm lẫn sẽ gây ảnh hưởng đến việc nộp phí của BHTGVN. Trong trường hợp thừa, tổ chức BHTGVN có thể gửi trả lại số tiền thừa đó kèm theo bảng tính lại phí do BHTGVN – Chi nhánh HN tính toán và không thực hiện trả lãi phần dư thừa trên. Còn phát hiện thấy có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, tổ chức BHTGVN sẽ truy thu số phí còn thiếu và có thể áp dụng một số hình thức xử lý sau: - Cảnh báo đơn vị vi phạm lần đầu do nguyên nhân khách quan - Phạt tiền đối với số phí nộp thiếu theo mức do Hội đồng quản trị BHTGVN quy định nhưng không được cao hơn mức quy định:0.1%/ngày. - Nếu vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm quy định ngoài việc nộp đủ số phí số phí còn thiếu còn phải chịu phạt theo mức 0.1%/ngày đối với số phí chậm nộp. + Phạt tiền theo mức 0.06%/trên số phí tính thiếu đối với đơn vị vi phạm lần đầu + Phạt tiền theo mức 0.08%/ngày trên số phí tín thiếu đối với đơn vị vi phạm lần 2 Theo quy định trên đối với các trường hợp tính phí sai và nộp chậm, NHTMCP phải nộp phạt. Song hiện nay, chi nhánh vẫn chưa thực hiện việc phạt theo quy định trên đối với việc tính sai phí mà chỉ áp dụng đối với nộp chậm phí. Trong thời gian qua, hầu hết các Ngân hàng thương mại cổ phần đã tính và nộp phí tương đối đầy đủ và đúng thời gian quy định theo quy định của tổ chức BHTGVN. Về việc nộp phí của NHNTMCP theo từng quý tăng lên: Đơn vị: Nghìn đồng stt Ngân hàng thương mại cổ phần Sô phí phải nộp Quý II/2005 Số phí phải nộp QuýIII/2005 Tăng (+) Giảm (-) Số ngày nộp chập so với quy định 1 NH Nhà Hà Nội 574.132 631.543 57.411 2 NH Ngoài Quốc Doanh 652.801 696.088 43.287 3 NH Quốc tế VN 635.456 721.340 85.884 4 NH Kỹ Thương 825.150 915.546 90.396 5 NH Quân Đội 486.919 561.939 75.020 6 NH Đông Nam Á 255.783 470.904 215.121 7 NH Hàng Hải 205.390 205.390 (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, chỉ tính riêng trong năm 2005 theo quý thì việc phí phải nộp cho BHTGVN tăng lên. Tính đến 28/10/2005 các Ngân hàng thương mại cổ phần gửi bảng tính phí cho BHTGVN – Chi nhánh khu vực HN của quý IV/2005 chiếm 100% và không một đơn vị nào có số ngày nộp chậm so với quy định. Điều này khẳng định sự nghiêm chỉnh về việc nộp phí của các NHTMCP. Để đạt được kết quả trên là do công tác giám sát rất chặt chẽ, thông báo kịp thời các thông tin đồng thời cảnh báo trước cho các NHTMCP. Và đặc biệt là Chi nhánh khu vực HN đã chủ động nghiên cứu và ban hành quyết định số 28/QĐ-BHTGv8 ngày 03/9/2004 về quy trình theo dõi phí BHTG tại chi nhánh. Về việc báo thời kỳ Theo quy định, mỗi quý, năm NHTMCP phải nộp báo cáo cho BHTGVN- chi nhánh khu vực HN. Chi nhánh khu vực HN cũng đã có công văn hướng dẫn cụ thể phù hợp với NHTMCP. Bắt đầu từ quý II/2002, tất cả các NHTMCP đã gửi báo cáo cho chi nhánh đúng thời gian, không một đơn vị nào cố tình vi phạm giúp cho chi nhánh khu vực có được thông tin đầy đủ đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả 1.2 Giám sát về việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng Chúng ta biết, để nắm được tình hình hoạt động và chiến lược của NHTMCP thì điều đầu tiên ta phải quan tâm là nắm bắt được nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của NHTMCP đó. Tài sản Nợ Qua nội dung đánh giá của bộ phận giám sát ta thấy nguồn vốn ngày càng tăng. Cụ thể quý III/2005): Đơn vị: Triệu đồng stt NHTMCP Tổng tài sản Nợ Vốn huy động Tổng số Bao gồm Thị trường I Thị trường II Tổng số Trong đó số tiền đươc BH 1 NH QuốcTế 7.383.964 6.647.189 4.165.743 2.484.447 2 NH Nhà 6.225.748 4.902.751 2.837.700 2.065.051 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4.954.960 4.509.383 2.702.935 1.806.448 4 NH Quân Đội 7.256.048 5.797.320 5.219.756 577.565 5 NH Kỹ Thương 10.433.526 9.023.031 6.253.491 2.769.540 6 ĐôngNamÁ 4.783.681 4.405.038 2.098.617 2.306.422 7 NH Hàng Hải 3.339.262 2.996.317 2.753.851 242.465 (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN - Chi nhánh khu vực Hà Nội) - Vốn huy động: Tính đến 30/9/2005, tổng nguồn vốn huy động của 7 Ngân hàng TMCP là 38.281.030 triệu đồng, chiếm 86,21% tổng tài sản nợ, trong đó: + Vốn huy động từ thị trường I là 26.032.093 triệu đồng, chiếm 68% nguồn vốn huy động. + Vốn huy động ở thị trường II là 12.248.938 triệu đồng, chiếm 32% nguồn vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng stt NHTMCP Tổng tài sản Nợ Vốn vay Tổng số Bao gồm Vay NHNN Vay BHTGVN Vay các TCTD khác Nhận vốn để cho vay tài trợ 1 NH QuốcTế 7.383.964 111.244 - 111.244 - 2 NH Nhà 6.225.748 660.459 514121 91.979 54.359 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4.954.960 - - - - 4 NH Quân Đội 7.256.048 739.053 145594 - 593.459 5 NH Kỹ Thương 10.433526 465.917 294278 171.638 - 6 ĐôngNamÁ 4.783.681 90 - 90 - 7 NH Hàng Hải 3.339.262 28.286 28.286 - - S 44.377189 2005048 982278 374.951 647.819 (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Tổng số vốn vay của 6 Ngân hàng TMCP là 2.005.048 triệu đồng, chiếm 4.52% tổng tài sản nợ, trong đó: + Vốn vay của Ngân hàng Nhà Nước là 982.278 triệu đồng, chiếm 49% tổng số vốn vay. + Vốn vay của các TCTD và các tổ chức khác là 1.022.770 triệu đồng, chíem 51% tổng số vốn vay. - Vốn và các quỹ Đơn vị: Triệu đồng stt NHTMCP Tổng số tài sản Nợ Vốn và các quỹ Tổng số Vốn tự có Trong đó Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư Các loại quỹ khác Vốn cấp 1 Vôn cấp 2 1 NH QuốcTế 7383964 442535 411854 411854 29266 1415 2 NH Nhà 6225748 448374 267314 267314 177247 3813 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4954960 244101 243830 243830 - 271 4 NH Quân Đội 7256048 472350 448368 448368 17903 6079 5 NH Kỹ Thương 10433526 630516 577987 577987 42548 9981 6 ĐôngNamÁ 4783681 210838 201198 201198 - 640 7 Hàng Hải 3339262 212322 212319 212319 - 3 S 44377189 2652035 236280 236280 266964 22202 Tổng số vốn và các quỹ của 7 NHTMCP là 2.652.035 triệu đồng, chiếm 5,97% tổng số tài sản nợ. - Tài sản nợ khác Đơn vị: Triệu đồng stt NHTMCP Tổng số tài sản Nợ Tài sản Nợ khác Kết quả kinh doanh Lãi Lỗ 1 NH QuốcTế 7383964 124811 58205 - 2 NH Nhà 6225748 111035 103129 - 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4954960 127375 54101 - 4 NH Quân Đội 7256048 132177 114148 - 5 NH Kỹ Thương 10433526 173168 176694 - 6 ĐôngNamÁ 4783681 162221 24494 - 7 Hàng Hải 3339262 65369 36969 - S 44377189 896156 567940 - (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Tài sản nợ khác là 896.156 triệu đồng, chiếm 2.02% tổng tài sản nợ. - Lãi, lỗ trong kinh doanh Tính đến 30/9/2005, cả 7 NHTMCP đều có chênh lệch thu lớn hơn chi với số tiền là 567.940 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1.28% tổng tài sản nợ, trong đó: NHTMCP Kỹ Thương có số chênh lệch thu chi lớn nhất là 176.894 triệu đồng. NHTMCP Đông Nam Á có số chênh lệch thu chi thấp nhất(24.494 triệu đồng). Tất cả các NHTMCP đều hoạt động có lãi, chứng tỏ công tác giám sát của chi nhánh BHTGVN- chi nhánh khu vực HN rất sát xao đặc biệt là đối với các đơn vị nhỏ hay đơn vị có nguy cơ rủi ro xảy ra. Đây là chỉ tiêu cũng được BHTGVN- chi nhánh khu vực HN giám sát một cách chặt chẽ bởi kết quả kinh doanh thể hiện trực tiếp các NHTMCP lãi hay lỗ thông qua chênh lệch thu chi.Nó đánh giá được tình hình hoạt của NHTMCP theo từng quý, để có những biện pháp thúc đẩy các NHTMCP phát triển. * Đánh giá cơ cấu và diễn biến tài sản Nợ + Tính đến 30/9/2005 tổng nguồn vốn của 7 NHTMCP là 44.402.209 triệu đồng, tăng so với quý II/2005 là 10.146.919 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29,62% trong kỳ này mức tăng trưởng nguồn vốn một phần do các NH có tăng trưởng nguồn vốn, một phần lớn là do chi nhánh nhận thêm NHTMCP Hàng Hải - tổng nguồn vốn của ngân hàng này đến 30/9/2005 là 3.339.262 triệu đồng. Trong đó vốn huy động tăng so với quý II/2005 là 5.908.179 triệu đồng. (tính riêng đối với 6 NHTMCP đã thực hiện giám sát trong quý II/2005 chưa tính đến NHTMCP Hàng Hải) - Vốn huy động của 7 NHTMCP chủ yếu ở thị trường I là 26.032.093 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động ở thị trường I chiếm 68% tổng số nguồn vốn huy động. - Trong tổng nguồn vốn huy động từ thị trường I: + Tiền gửi không kỳ hạn là 7.353.575 triệu đồng, chiếm 28,25% tổng nguồn vốn huy động tử thị trường I + Tiền gửi có kỳ hạn là 18.678.518 triệu đồng, chiếm 71,75% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường I Qua bảng số liệu trên ta thấy, có 6/7 NHTMCP có vốn huy động tăng so với quý II/2005, cụ thể: + NH Quốc Tế đến 30/9/2005 vốn huy động đạt 6.647.189 triệu đồng, tăng so với quý II/2005 là 1.493.211 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 28,97%. + NH Nhà vốn huy động đạt 5.797.320 triệu đồng, tắn so với quý II/2005 là 1.196.883 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 32,3% + NH TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vốn huy động đạt 4.509.383 triệu đồng, tăng so với quý II/2005 là 952.926 triệu đồng, tỷ lệ tăng 26,79% + NH Quân Đội vốn huy động đạt 5.797.320 triệu đồng, tăng so với quý II/2005 là 454.555 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8.51% + NH Kỹ Thương vốn huy động đạt 9.023.031 triệu đồng,tăng so với quý II/2205 là 276.307 triệu đồng, tỷ lệ tăng 3,16% + NHTMCP Đông Nam Á vốn huy động tăng cao nhất cả về số lượng và tỷ lệ đạt 4.405.038 triệu đồng, tăng so với quý II/2005 là 1.534.295 triệu đồng, tỷ lệ tăng 53,45% - Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thị trường I thì vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao 71,75% nên việc sử dụng vốn của các NHTMCP có thể chủ động để phù hợp với kỳ hạn huy động vốn. Qúa trình phân tích tình hình về cơ cấu tài sản nợ của NHTMCP cho ta thấy, nguồn vốn tăng nhanh liên tục, chúng tỏ NHTMCP hoạt động có hiệu quả. Điều này thể hiện rõ vai trò quan trọng của tổ chức BHTGVN. Bởi tổ chức BHTGVN luôn tạo ra tâm lý an toàn, uy tín cho các đối tượng gửi tiền, các tổ chức tín dụng khác và việc thực hiện tốt công tác giám sát của cán bộ phòng giám sát- chi nhánh BHTG khu vực HN. Ngoài chỉ tiêu về cơ cấu tài sản Nợ, còn các chỉ tiêu giám sát khác thể hiện việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt độnog ngân hàng. Cơ cấu tài sản Có Trong cơ cấu tài sản Có bao gồm cho vay, Vốn khả dụng, tiền gửi tại các TCTD khác, Tài sản cố định và tài sản khác. Thực tế, Chi nhánh BHTGVN khu vực HN đã thường xuyên giám sát các tỷ lệ này và nhận thấy rằng nguồn vốn không ngừng tăng lên. Nó thể hiện quy mô hoạt động của NHTMCP càng được mở rộng. Bởi qua nguồn vốn này sẽ đảm bảo cho các NHTMCP phòng tránh, giảm thiểu được rủi ro. Điều này cũng là một thông tin quan trọng cho tổ chức BHTGVN –Chi nhánh khu vực HN vì rủi ro của các NHTMCP cũng chính là rủi ro của BHTG. Đồng thời nó thể hiện rõ được công tác giám sát tại chi nhánh. Công tác giám sát có tốt thì mới đảm bảo được nguồn vốn tăng cho NHTMCP. Cụ thể: - Cho vay và các hình thức đầu tư: stt NHTMCP Tổng tài sản Có Cho vay và các hình thức đầu tư Tổng số Cho vay các tổ chức KT, cá nhân Cho vay các TCTD khác Dự phòng phải thu khó đòi Đầu tư vào chứng khoán Dự phòng giảm giá chứng khoán Góp vốn mua cổ phần Tổng số Trong đó: góp vốn với TCKT Tổng số Trong đó góp vốn đóng tài trợ 1 Quốc Tế 7383984 5044203 4087056 100819 - (15821) 845556 - 26592 26092 2 Nhà 6225748 4354677 3170045 232777 20080 5842) 938168 - 19530 19530 3 Ngoài quốc Danh 4934960 2580651 2547456 20466 - (431) - - 13160 9780 4 Quân Đội 7255048 5021972 4729972 - - (62386) 255338 - 99048 29148 5 Kỹ thương 10469526 7307380 5493895 4896 - (129536) 1927833 - 10288 7288 6 Đông Nam Á 4793681 2485514 1033718 - - (2204) 1138000 - 16000 - 7 Hàng Hải 3339262 2255644 2239695 - - (17220) 25812 - 7356 7356 S 44402209 26750040 23301837 358960 20000 (233439) 5130708 - 191974 99194 Cho vay và các hình thức đàu tư của 7 NHTMCP là 28.750.040 triệu đồng, chiếm 64,78% tổng tài sản có, trong đó: + Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân là 23.301.837 triệu đồng, tăng so với quýII/2005 là 4.118.548 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 24,31% - chưa tính NHTMCP Hàng Hải. + Cho vay các TCTD khác là 358.960 triệu đồng + Đầu tư vào chứng khoán là 5.130.708 triệu đồng + Góp vốn mua cổ phần là 191.974 triệu đồng + Dự phòng phải thu khó đòi là (-233.439) triệu đồng - Vốn khả dụng, tiền gửi tại TCTD khác: Đơn vị: trịêu đồng STT NHTMCP Tổng số tài sản Có Vốn khả dụng, tiền gửi tại các TCTD Tổng số Trong đó Vốn khả dụng Tiền gửi tại TCTD 1 NH Quốc Tế 7.383.984 2.220.677 89.598 2.131.078 2 NH Nhà 6.225.748 1.700.679 51.665 1.649.014 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4.934.960 793.009 62.954 730.055 4 NH Quân Đội 7.255.048 1.962.873 77.529 1.885.344 5 NH Kỹ Thương 10.469.526 2.917.957 135.469 2.782.489 6 ĐôngNamÁ 4.793.681 2.439.064 34.324 2.404.740 7 Hàng Hải 3.339.262 986.985 38.562 948.423 S 44.402.209 13.021.243 490.101 12.531.142 (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Tổng số vốn khả dụng và tiền gửi tại các TCTD của 7 NHTMCP là 13.021.243 triệu đồng, chiếm 29,33% tổng tài sản có. Trong đó: + Vốn khả dụng là 490.101 triệu đồng, chiếm 3,76% vốn khả dụng và tiền gửi tại các TCTD. + Tiền gửi tại các TCTD khác là 12.531.142 triệu đồng, chiếm 96,24% vốn khả dụng và tiền gửi tại các TCTD khác. - Tài sản cố định và tài sản khác Đơn vị : triệu đồng stt NHTMCP Tổng tài sản có Tài sản cố định và TS khác Tài sản có khác Tổng số Trong đó Gía trị còn lại của TSCĐ Tài sản khác 1 NH Quốc Tế 7.383.984 2.220.677 89.598 9.189 94.272 2 NH Nhà 6.225.748 1.700.679 51.665 4.879 128.367 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4.934.960 793.009 62.954 31.255 1.517.383 4 NH Quân Đội 7.255.048 1.962.873 77.529 61.706 99.389 5 NH Kỹ Thương 10.469.526 2.917.957 135.469 15.738 153.301 6 ĐôngNamÁ 4.793.681 2.439.064 34.324 59 154.392 7 Hàng Hải 3.339.262 986.985 38.567 733 23.085 S 44.402.209 13.021243 490.101 123.558 2.170.189 (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Tài sản cố định và tài sản khác của 7 NHTMCP là 460.297 triệu đồng, chiếm 1,04% tổng tài sản có, trong đó: + Gía trị còn lại của TSCĐ là 336.739 triệu đồng. + Tài sản khác là 123.558 triệu đồng - Tài sản có khác: Tài sản khác của 7 NHTMCP là 2.170.630 triệu đồng, chiếm 4,88% tổng tài sản có. * Đánh giá cơ cấu tài sản Có - Tổng tài sản có của 7 NHTMCP là 44.402.209 triệu đồng trong đó: Tài sản có sinh lời là 40.735.894 triệu đồng, chiếm 91,74% so với tổng tài sản có. - Hoạt động tín dụng của các NHTMCP diễn ra chủ yếu ở thị trường I ( đạt 23.301.837 triệu đồng), chiếm 81,05% dư nợ cho vay và các hình thức đầu tư. Ngoài các chỉ tiêu về tcơ cấu tài sản Nợ, Có còn có các chỉ tiêu giám sát khác thể hiện việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. 1.3 Các chỉ tiêu giám sát Vốn tự có Các NHTMCP có nguồn vốn đều vượt quá so với quy định và tăng dần qua các quý, cụ thể chỉ xét riêng quý III/2005 ta thấy: stt NHTMCP Tổng nguồn vốn Vốn tự có Tổng số Trong đó Vốn cấp 1 Tổng số Trong đó vốn điều lệ Vốn cấp 2 Quy định Thực hiện Tăng giảm so với quý trước 1 NH Quốc Tế 7.392.984 411.854 411.854 71000 400000 75000 2 NH Nhà 6.225.748 267.314 267.314 71000 250000 - 3 NH Ngoài Quốc Doanh 4.934.960 243.830 243.830 71000 243753 - 4 NH Quân Đội 7.255.048 448.368 448.368 71000 385000 35.000 5 NH Kỹ Thương 5.466.526 577.987 577.987 71000 503075 90.375 6 ĐôngNamÁ 4.790.681 201.198 201.198 71000 200000 50.000 7 Hàng Hải 3.330.262 212.319 212.319 71000 200000 200000 S 30396209 2362870 2362870 490000 2181828 450375 (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Quan sát biểu đồ thấy, đến 30/9/2005 Vốn tự có của 7 NHTMCP là 2.362.870 triệu đồng, chiếm 5,32% tổng nguồn vốn, trong đó: + Vốn điều lệ là 2.181.828 triệu đồng, tăng so với quý II/2005 là 250.375 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 14,46%(chưa tính NHTMCP Hàng Hải) + Có 4/6 NH có vốn điều lệ tăng so với quý II/2005 đó là: Ngân hàng Quốc Tế, NH Quân Đội, NH Kỹ Thương, NH Đông Nam Á. + Có 2/6 Ngân hàng vốn điều lệ không tăng so với Quý II/2005 là: NH Ngoài Quốc doanh, NH Nhà. Chất lượng tài sản Có * Chất lượng tín dụng Đối với chỉ tiêu này cần được theo dõi, giám sát một cách thường xuyên nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử phạt thích hợp. Căn cứ vào số liệu giám sát chất lượng tín dụng của quý III/2005: STT Tên tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Tổng dư nợ Trong đó Nợ xấu Trong đó Tổng số Tỷ lệ % so với tổng dư nợ Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng số Tỷ lệ % so với tổng dư nợ Tổng số Tỷ lệ % so với tổng dư nợ Tổng số Tỷ lệ % so với tổng dư nợ 1 Quốc Tế 4.187.875 37.032 15.536 0.37% 5.890 0.14% 15.606 0.37% 2 Nhà 3.402.821 23.682 2.746 0.08% 582 0.02% 20.353 0.60% 3 Ngoài Quốc Doanh 2.567.922 22.351 13.766 0.54% 8.579 0.33% 6 0.00% 4 Quân Đội 4.729.972 63.933 31.347 0.66% 13.734 0.29% 18.853 0.40% 5 Kỹ Thương 5.498.794 142.130 27.042 0.49% 23.873 0.43% 91.215 0.66% 6 Đông Nam Á 1.033.718 2.203 - 0.00% - 0.00% 2.203 0.21% 7 Hàng Hải 2.239.695 38.550 17.624 0.79% 13.283 0.59% 7.643 0.34% 8 S 23.660.797 329.881 108.062 0.46% 65.941 0.28% 155.878 0.66% (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Qua số liệu: đến 30/9/2005 của các NHTMCP là 329.881 triệu đồng, chiếm 1,39% so với tổng dư nợ, trong đó: + Cả 7 NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3% + Trong tổng số nợ xấu của 7 NHTMCP là 329.881 triệu đồng, trong đó bao gồm: . Nợ dưới tiêu chuẩn là 108.062 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,46% so với tổng dư nợ . Nợ nghi ngờ là 65941 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,28% so với tổng dư nợ . Nhóm nợ có khả năng mất vốn chiếm số lượng va tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ xấu ( là 155.878 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,66% so với tổng dư nợ) Các NHTMCP đều thực hiện đúng quy định, đảm bảo đúng tỉ lệ an toàn, không xảy ra tình trạng kiểm soát đặc biệt do có nguy cơ mất khả năng thanh toán… Các yếu tố khác * Tỷ lệ mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định Đơn vị: triệu đồng stt NHTMCP Tỷ lệ đầu tư, mua sắm TSCĐ Vốn tự có cấp 1 Gía trị còn lại TSCĐ Gía trị còn lại cảu TSCĐ/VTC cấp 2 (%) 1 Quốc Tế 411.854 15.804 3,84% 2 Nhà 267.314 15.804 5,91% 3 Ngoài Quốc Doanh 243.830 15.804 6,48% 4 Quân Đội 448.368 15.804 3,52% 5 Kỹ Thương 577.987 15.804 2,73% 6 Đông Nam Á 201.198 15.804 7,85% 7 Hàng Hải 212.319 15.804 7,44% S 2.362.870 110.6215 4,68% (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Căn cứ vào số liệu trên ta thấy: không có đơn vị nào sử dụng vốn tự có để đầu tư mua sắm tài sản cố định vượt quá mức quy định của Nhà nước. Từ kết quả trên khẳng định được việc nghiêm chỉnh chấp hành đúng tỉ lệ an toàn đồng thời nó cũng khảng định được công tác giám sát chặt chẽ, sát xao… của chi nhánh khu vực HN. * Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần Căn cứ vào bảng số liệu lỷ lệ góp vốn mua cổ phẩn của các NHTMCP tại quý III/2005: Đơn vị: Triệu đồng STT NHTMCP Giới hạn góp vốn, mua cổ phần VĐL+QDT Tổng mức đầu tư thương mại Tỷ lệ tổng mức ĐTTM/(VĐL+QDT) 1 Quốc Tế 404.044 26.592 6,58% 2 Nhà 257.786 19.530 7,58% 3 Ngoài Quốc Doanh 243.795 13.160 5,40% 4 Quân Đội 411.657 99.048 24,06% 5 Kỹ Thương 556.331 10.288 1,85% 6 Đông Nam Á 200.412 16.000 7,98% 7 Hàng Hải 200.731 7.356 3,66% S 2.274.757 191.974 8,44% (Nguồn: Báo cáo tình hình giám sát BHTGVN quý III/2005 - Chi nhánh khu vực Hà Nội) Các đơn vị góp vốn, mua cổ phần trong mức cho phép theo quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, bộ phận giám sát tại chi nhánh BHTGVN khu vực HN đã thu được những kết quả bước đầu tốt đẹp. Nó tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng và sự đóng góp đáng kể vào nội dung chung của tổ chức BHTGVN, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển an toàn của hệ thống NHTMCP. Thông qua giám sát, chi nhánh đã kịp thời thông báo cho các NHTMCP để chia sẻ thông tin đồng thời cảnh báo những nguy cơ mất an toàn do vi phạm quy định, ngăn chặn, hạn chế rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, hoạt động giám sát còn góp phần tích cực vào tăng nguồn vốn huy động BHTGVN của các NHTMCP thông qua việc tuyên truyền chính sách BHTGVN đến với đông đảo quần chúng. Những thành công và kết quả đạt được trên đã giúp các công nhân viên phòng giám sát. Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội tích luỹ được những kinh nghiệm trong công tác giám sát, giúp cán bộ giám sát trưởng thành thêm bước và nâng cao kỹ năng là có thêm kinh nghiệm trong nghiệp vụ. 2. Những hạn chế, tồn tại của công tác giám sát đối với NHTMCP Mặc dù hơn 3 năm qua, công tác giám sát đã thu được những thành công song bên cạnh đó công tác giám sát còn bộc lộ những hạn chế sau: Quy chế giám sát Chúng ta biết rằng, hiện nay tổ chức BHTGVN mới chỉ ban hành quy chế giám sát đối với các NHTMCP mà chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến tình trạng công tác giám sát chưa chuẩn, chưa có hệ thống chỉ tiêu cốt yếu. Nhất là kiểm soát mức độ an toàn từ đó chưa thể đánh giá một cách chính xác, đầy đủ, tình hình hoạt động của các NHTMCP ổn định, phát triển hay không. Điều này làm cho công tác giám sát gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, tự dự báo thấp. Chỉ tiêu giám sát chưa đầy đủ Công tác giám sát tại chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội đã thực hiện được khá đầy đủ chỉ tiêu theo quy định của BHTGVN như việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG của các NHTMCP, tài sản Nợ, tài sản Có, vốn tự có, chất lượng tín dụng, tỷ lệ mua sắm, đầu tư vào TSCĐ, tỷ lệ góp vốn cổ phấn song còn một số chỉ tiêu chưa thực hiện được: thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, hoạt động bảo lãnh, khả năng thanh khoản… Trên thực tế các chỉ tiêu này luôn luôn biến động và chưa có đủ cơ sở do đó rất khó giám sát đòi hỏi phải giám sát thực hiện hàng ngày nhưng ở đây chỉ mới thực hiện theo hàng tháng, quý. Việc giám sát các chỉ tiêu này còn nhiều tồn tại, khó khăn cần giải quyết. Mặt khác, các chỉ tiêu này trong công tác giám sát đối với các NHTMCP nằm trong hệ thống chỉ tiêu chung, ít có những chỉ tiêu giám sát cụ thể cho NHTMCP. Dẫn đến việc đánh giá, đôn đốc, dự báo kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro có thể xảy ra cho các NHTMCP còn chưa cao. Trong công tác giám sát có giám sát từ xa công tác giám sát từ xa là phương thưc mới mang tính hiện đại. Nó được hình thành trên cơ sở nghiên cứu tài liệu ở nước ngoài và đã, đang được thực hiện. Song việc vận dụng vào nước ta chưa có thực tế kết hợp với điều kiện kinh tế - xã họi khác nước ngoài nên khó tránh khỏi những lúng túng, sai lầm ban đầu. Đội ngũ cán bộ giám sát Công tác giám sát dòi hỏi người giám sát không chỉ có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ mà còn phải có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghịêm. Và phải luôn luôn được bồi dưỡng,,,, nâng cao. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin. Song việc bồi dưỡng cho cán bộ còn hạn chế, chưa có chuyên sâu hơn vừ các lĩnh vực mới tại Việt Nam: Thị trường chứng khoán, thị trường tài chính… để từ đó dễ dàng hơn trong việc phân tích tài chính của các NHTMCP. Việc phối hợp giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ chưa được nhịp nhàng, “ăn khớp” Nội dung giám sát là phân tích, đánh giá đầy đủ tình hình hoạt động của các NHTMCP, mức tuân thủ các quy định pháp luật về BHTG, tham khảo kết quả xếp hạng các NHTMCP của NHNN để bổ sung cho việc xác định rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của NHTMCP. Qua đó chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội nắm vững được tình hình tài chính của NHTMCP nhằm chỉ đạo công tác kiểm tra được kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm và đưa ra các quy định cảnh báo cần thiết. Nhưng thực tế, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu cho kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của NHTMCP. Sự liều lĩnh sau khi được bảo hiểm là tình trạng người đóng bảo hiểm sẽ trở nên bất cẩn và dễ dàng thực hiện các hành vi có độ rủi ro cao vì nghĩ rằng mọi rủi ro sẽ được cơ quan bảo hiểm gánh chịu và đền bù. Và sự ưu ái của Nhà nước đối với các NHTMCP cũng xảy ra. Đó là các Ngân hàng lớn về vốn, quy mô hoạt động, mạng lưới phục vụ, và chiếm một thị phần đáng kể trong hoạt động ngân hàng. Việc đổ vỡ của ngân hàng này không chỉ gây thiệt hại đối với hệ thống ngân hàng mà còn đến cả toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ và cơ quan quản lý có xu hướng bảo vệ bằng mọi cách dẫn đến tình trạng các Ngân hàng này dễ có xu hướng lao vào hoạt động có rủi ro cao cũng như bất cẩn trong việc cấp tín dụng kết quả có thể thua lỗ hoặc mất khả năng thanh toán, tạo gánh nặng cho ngân sách. Và thực trạng này dã có dấu hiệu ở một vài ngân hàng quốc doanh. Cũng có thể tình trạng đó tạo ra sự phân biệt đối xử, không công bằng giữa ngân hàng lớn với ngân hàng vừa và nhỏ. Chính thực trạng này làm cho công tác giám sát đối với các NHTMCP gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc. Do yêu cầu đổi mới nhanh chóng của công nghệ thông tin nên việc thực hiện hoạt động: vừa làm, vừa thử nghiệm, vừa trang bị kỹ thuật đã giúp cho phân tích, tổng hợp số liệu nhanh chóng, kịp thời, cung cấp cho lãnh đạo nắm bắt tổng quát về hoạt động của các NHTMCP. Từ đó, có biện pháp xử lý. Song việc ứng dụng công nghệ vào công tác giám sát so với một số nước trong khu vực và trên thế giới còn chưa theo kịp. Mảng truyền thông hai chiều từ NHTMCP với bộ phận giám sát chi nhánh còn chưa có. Nội dung giám sát còn nặng về hệ thống số lịêu, so sánh tăng giảm, một số chỉ tiêu: nguồn vốn, khả năng thanh toán, thu chi chưa được xây dựng, xếp loại đối với các NHTMCP. Các nội dung thông tin được đề cập trong công tác giám sát còn lặp đi lặp lại, thiếu tính thuyết phục và dễ nhàm chán. Thực hiện chế độ báo cáo và chất lượng báo cáo Tại chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội, báo cáo duy nhất và có độ tin cậy nhất đối với công tác giám sát đới với NHTMCP là bản cân đối tài khoản kế toán của NHTMCP. Bản cân đối này quy định ở tài khoản cấp 3 mang tính pháp lý cao, song chưa thực sự phản ánh một cách chi tiết các yếu tố, tỷ lệ cần phân tích. Mặt khác, thông tin khi đến được bộ phận giám sát thì không còn tính thời sự: hệ số đảm bảo vốn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng… Vì bộ phận giám sát tiếp cận được báo cáo hàng tháng sớm nhất cũng phải 10 ngày của tháng sau. Hơn nữa, số liệu trong báo cáo còn nhiều nội dung thiếu chính xác: nợ quá hạn, thu chi…có những đơn vị còn gửi báo cáo chưa đều, đủ, chưa tự giác gửi báo cáo đột xuất khi có sự thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một phần là do thái độ hợp tác cảu các NHTMCP trong việc nộp báo cáo. Nhiều trường hợp còn cố tình gây khó dễ cho cán bộ chi nhánh. Và hiện nay chưa có một số biện pháp, chế tài gì áp dụng, xử lý dữ liệu đó. Và để đánh giá hiệu quả công tác giám sát có thể dựa vào chất lượng báo cáo, xếp loại từ đó khuyến khích các NHTMCP chấp hành tốt quy định và kinh doanh có hiệu quả. Nhưng thực tế, chưa có căn cứ chung để đánh giá chất lượng báo cáo. Từ đó làm công tác phân tích khá vất vả, cán bộ phân tích đôi khi biết là báo cáo không chính xác, không đáng tin cậy có thể vẫn phải tin bởi chẳng có nguồn tin nào khác. Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả. CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁM SÁT NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN CHI NHÁNH BHTG KHU VỰC HÀ NỘI. Công tác giám sát của chi nhánh BHTG khu vực HN đối với NHTMCP là công tác có tầm quan trọng đặc biệt. Nó ra đời và hoạt động nhằm giúp các NHTMCP hoạt động yếu kém có thể rút khỏi kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không làm ảnh hưởng đến người gửi tiền, và ảnh hưởng tới Ngân hàng khác nhờ vậy làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hơn. Giúp các NHTMCP hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng và phát triển. Và làm tốt công tác giám sát đối với NHTMCP sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng các hoạt động khác. Do đó giải pháp phát triển công tác giám sát rất cần thiết và quan trọng. Để phát triển công tác giám sát đối với NHTMCP, em xin nêu ra một số giải pháp sau: 1.Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của phòng giám sát Phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức của phòng giám sát sẽ giúp cho công việc giám sát không bị dồn nén, hiệu quả công việc cao hơn và chuyên sâu hơn. Và cùng với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi người cán bộ cần có trình độ chuyên môn sâu về nghiệp vụ mình đảm nhiệm. Đồng thời phải đảm bảo tính độc lập của bộ phận, sự phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không giao nhiệm vụ của bộ phận này cho bộ phận khác làm. Hiện nay, ở chi nhánh một cán vộ quản lý theo địa bàn và khối lượng đơn vị tham gia khá lớn, điều này rất khó phù hợp trong tương lai. Do vậy, chi nhánh cần phải phân tổ giám sát theo từng chỉ tiêu, không những phân tổ quản lý theo hiện tại mà còn theo địa bàn, chỉ tiêu: - Phân tổ giám sát về tỷ lệ mua sắm tài sản cố định - Phân tổ giám sát về tính và nộp phí bảo hiểm - Phân tổ giám sát về nguồn vốn và sử dụng vốn - Phân tổ giám sát về chất lượng tín dụng 2. Việc bố trí nhân sự và đào tạo cho cán bộ phận giám sát Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại thì cần thiết phải có một đội cán bộ có khả năng xử lý thông tin, có chuyên môn nghiệp vụ cao, có kỹ năng …Để được như vậy, chi nhánh cần nhìêu sự quan tâm đào tạo và phát triển nhân lực. Các cán bộ làm công tác giám sát phải được trang bị kiến thức về kinh tế vĩ mô, toán kinh tế lượng, phân tích kinh tế… kiến thức về quản lý tài chính cho hoạt động ngân hàng , vấn đề mới như thị trường tài chính, thị trường chứng khoán… do vậy chi nhánh cần: - Thường xuyên mở lớp đào tạo nâng cao nghịêp vụ về công tác giám sát và cập nhật thông tin mới, kiến thức mới về kinh tế tài chính, thị trường chứng khoán… Cần hình thành một mô hình đào tạo thường xuyên kết hợp với việc kiểm tra chất lượng đội ngũ cán bộ giám sát - Tăng cường bồi dưỡng tin học, sử dụng trang thiết bị hiện đại. - Luôn luôn trau dồi kiến thức,trình độ kinh nghiệm về nghiệp vụ trên thế giới. Hơn nữa, để hoạt động có hiệu quả, bản thân các cán bộ giám sát phải tự tiềm hiểu sâu về nghịêp vụ của mình và nghịêp vụ khác để có cái nhìn tổng thể, khách quan và chính xác hơn. Phối hợp chặt chẽ công tác giám sát từ xa với kiểm tra tại chỗ Chúng ta biết, công tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Nhưng công tác này chỉ dừng lại ở báo cáo, kiểm tra phí bảo hiểm của NHTMCP. Các chỉ tiêu về an toàn chỉ do bộ phận kiểm tra thực hịên. Vậy để kết hợp hai hoạt động này theo hình thức: - Chuyển kết quả phân tích và giám sát cho bộ phận kiểm tra dể nghiên cứu, nếu xảy ra vấn đề gì thì tổ chức kiểm tra sẽ xác minh cụ thể và có bịên pháp xử lý. - Phối hợp trong việc: tiếp nhận các báo cáo của NHTMCP, nghiên cứu kết quả giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ để xử lý. - Phối hợp giữa giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ để đánh giá và xếp loại theo kỳ giám sát. Phương pháp xếp loại căn cứ vào tài liệu phân tích kết quả giám sát kết hợp với tài liệu kiểm tra tại chỗ. 4. Các thông tin về NHTMCP phải được chú trọng và nâng cao hơn nữa đồng thời phải công khai thông tin. Để công tác giám sát đạt hiệu quả, độ chính xác cao, kịp thời đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin về đơn vị mình sẽ giám sát và kỹ năng xử lý thông tin. Muốn vậy, chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội phải xây dựng cơ chế khai thác thông tin từ đơn vị chức năng có liên quan đến NHTMCP và cơ chế thông tin trực tiếp từ các NHTMCP cho chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội cần được xây dựng kịp thời. Bên cạnh đó, với số lượng khách hàng lớn, phòng giám sát cần sớm xây dựng chương trình dự trữ và cập nhật thông tin về các NHTMCP và các khách hàng gửi tiền tại tổ chức đó. Một mạng nội bộ trong toàn chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống BHTGVN cũng cần được xây dựng. Bởi với cách quản lý thông tin về khách hàng thủ công, nếu một đơn vị NH có nhiều chi nhánh trong cả nước xảy ra tình huống cần chi trả BHTG thì việc xác định chi trả cho mỗi người gửi tiền tại một chi nhánh đảm bảo trong giới hạn chi trả là rất phức tạp, khó có thể thực hiện kịp thời và chính xác. Và bên cạnh mang nội bộ và mạng truy cập thông tin từ các đơn vị có liên quan, một ngân hàng lưu trữ thông tin dự phòng cần được xem xét và có kế hoạch xây dựng. Mặt khác, phải quy định rõ việc công khai thông tin tình hình hoạt động của NHTMCP trong bản báo cáo hàng tháng gửi cho phòng giám sát để đảm bảo công tác giám sát đánh giá chính xác, kịp thời. Và việc công khai chất lượng và hoạt động của mình thì các NHTMCP sẽ giảm bớt sự liều lĩnh, bất hợp pháp( nếu có)trong tổ chức mình,đồng thời giúp giảm khối lượng công việc giám sát, theo dõi do được chia sẻ với công chúng và phát hiện nhanh và ngăn chặn kịp thời các hành vi nguy cơ. Vì khi các NHTMCP bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, trước mắt là các số liệu về các chỉ tiêu bắt buộc theo quy định của BHTGVN, NHNN. Đối với cổ đông, người gửi tiền, khách hàng có được nhiều thông tin chính xác về chất lượng và hoạt động của NHTMCP sẽ giúp họ có được quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, giao dịch với ngân hàng. Điều đó giúp BHTGBVN ngăn ngừa được nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, thực hiện biện pháp này còn khá yếu kém và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ đổ bể kinh tế lớn và thua lỗ nặng của một vài ngân hàng. 5. Thực hiện tốt công tác xử lý sau giám sát Hiện nay, bộ phận giám sát đang tập trung xử lý những đơn vị vi phạm về phí bảo hiểm, về nộp báo cáo còn lại các nội dung trọng tâm liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các NHTMCP chưa thực hiện được, hệ thống cảnh báo về tỷ lệ trong hoạt động ngân hàng còn mang nặng tính hình thức, tính pháp lý còn hạn chế… Vậy phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác giám sát và hệ thống cảnh báo(cảnh báo xa là cảnh báo ở tầm vĩ mô trên cơ sở tác cả các chỉ tiêu trong vịêc chấp hành pháp luật về phí BHTG, tỷ lệ an toàn trong hoạt động an toàn. Cảnh báo gần được hình thành từ nhận định của giám sát vi mô). Một hệ thống cảnh báo hợp lý và hịêu quả sẽ hạn chế một cách tối đa nhất sự đổ vỡ của các NHTMCP. 6. Cần phải có hệ thống chính sách hợp lý và hoàn thiện hơn Một chính sách phù hợp đối với BHTGVN phải xét tới vịêc giảm thiểu được rủi ro. Tuỳ tình huống cụ thể, có thể sử dụng nhiều biện pháp chính sách như; thu phí dựa trên sự phân loại và xếp hạng rủi ro của tổ chức nhận tiền gửi, xác định phạm vi và mức giới hạn đền bù bảo hiểm đủ thấp, đề ra các yêu cầu lượng vốn trong tài khoản đủ lớn bắt buộc đối với NHTMCP, tăng cuờng minh bạch hoá và phổ biến thông tin tài chính từ đó giúp cho việc giám sát “ nhẹ nhàng” hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, môi trường pháp luật và kinh tế cũng là những vấn đề cần được quan tâm nhằm thiết lập và tăng cường hịêu quả cho công tác giám sát. Phải có một thể chế luật pháp vững chắc, các chính sách phù hợp, xác định phạm vi và giới hạn đền bù của tiền gửi được bảo hiểm phù hợp: đó là quy định rõ những hình thức tiền gửi nào được bảo hiểm( ví dụ như tiên gửi nội tệ, tiền gửi ngoại tệ, tiền gửi giữa các ngân hàng…) giới hạn đền bù là bao nhiêu. Điều này giúp cho công tác giám sát chính xác hơn. 7.Cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng Để công tác giám sát đánh giá một cách chính xác, hiệu quả và đôn đốc,dự báo kịp thời cho các NHTMCP đòi hỏi phải kết hợp với khách hàng tham gia gửi tiền. Từ đó biết được thông tin chính xác, và có bịên pháp phù hợp. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các NHTMCP. 8. Áp dụng công nghệ thông tin vào giám sát Ngày nay, trình độ công nghệ thông tin càng phát triển lên tầm cao mới, đòi hỏi công tác giám sát phải cập nhật để tiếp nhận giúp nghịêp vụ giám sát được nâng cao hơn, chính xác hơn, nhanh chóng, kịp thời như áp dụng phần mềm máy tính vào tính toán phí, bản báo cáo.. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32309.doc
Tài liệu liên quan