Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK

Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng, Ngân hàng Nhà nước cùng với các ngân hàng thương mại nhất thiết phải phối hợp chặt chẽ, củng cố hệ thống thông tin tín dụng, tạo kênh thông tin phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của NHNN và cung cấp thông tin phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, mở rộng phạm vi nội dung và nâng cao chất lượng thông tin của CIC, tăng cường sự điều phối và tổ chức cung cấp thông tin của CIC qua các biện pháp cụ thể như sau: Cần nghiên cứu, sửa đổi những quy định về yêu cầu bắt buộc cung cấp thông tin của các ngân hàng thương mại bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần cho NHNN; làm rõ những yêu cầu về tính trung thực, tính đầy đủ, tính cập nhật của thông tin được cung cấp, trách nhiệm của các ngân hàng và chế tài áp dụng trong trường hợp thông tin cung cấp không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Có như vậy, những thông tin do các ngân hàng cung cấp (thông tin đầu vào) mới đảm bảo độ tin cậy và do đó, chất lượng thông tin khai thác được trong toàn hệ thống (thông tin đầu ra) mới có giá trị, mới phục vụ được các yêu cầu của công tác thẩm định. Mở rộng nội dung hoạt động của hệ thống thông tin tới việc thu thập thông tin về kinh tế, thương mại và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng, tiến tới thực hiện thu thập thông tin trực tiếp tại doanh nghiệp . Kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của CIC sao cho thống nhất được thông tin trong phạm vi cả nước đồng thời tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin. Tích cực trao đổi thêm thông tin với các đầu mối thông tin trong nước như Tổng Cục thống kê, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải Quan, Văn phòng Chính phủ để tạo nguồn cung cấp thông tin không chỉ về tín dụng mà cả các thông tin về thị trường, quy hoạch phát triển, định hướng và chính sách trong từng thời kỳ. Tăng cường xúc tiến quan hệ với các tổ chức thông tin quốc tế để thu thập thông tin về các tổ chức và các cá nhân nước ngoài muốn đầu tư hoặc quan tâm đến kinh tế Việt Nam Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra tổ chức các hội nghị chuyên đề về tín dụng (trong đó có thẩm định dự án) và mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để tăng cường kiến thức về kỹ thuật thẩm định cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về thẩm định dự án, quản lý rủi ro hoạt động cho vay theo dự án giữa các bộ phận làm công tác này tại các ngân hàng.

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của ngành nghề nói chung và của khách hàng nói riêng ). Phương án vay, nhu cầu cần vay (số tiền, thời hạn, lãi suất), dự kiến phướng án bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)… Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh của khách hàng. 1.3. Nhân viên A/O thông báo cho khách hàng các thông tin: Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang có. Các thông tin công khai khác về ngân hàng. 1.4. Nếu điều kiện của khách hàng phù hợp với điều kiện của Ngân hàng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp hồ sơ cần thiết để phục vụ công tác thẩm định.Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc lập các mẫu biểu khác theo yêu cầu của ngân hàng thì cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn. 2.1. Cán bộ tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của ngân hàng về nội dung cần phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ. 2.2. A/O tiếp nhận hồ sơ, lập 02 giấy biên nhận (giao 01 bản cho khách hàng, giữ 01 bản). 2.3. A/O bàn giao hồ sơ tài sản đảm bảo cho phòng Thẩm định tài sản đảm bảo để thẩm định giá trị tài sản đảm bảo (Công việc này cần được tiến hành ngay sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ tài sản bảo đảm). Bước 3: Thẩm định khách hàng. 3.1. Nhân viên A/O thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư: a. Thẩm định khách hàng. Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng. Thẩm định về tư cách, lai lịch, trình độ, uy tín người vay (chủ doanh nghiệp). Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển, uy tín doanh nghiệp….. Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính. Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng, đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng. b. Thẩm định về phương án, dự án vay. 3.2. Nhân viên thẩm định tài sản thẩm định tài sản đảm bảo. a. Nhân viên thẩm định tài sản nhận Giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ tài sản đảm bảo từ Phòng A/O. b. Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản đảm bảo để: Nắm thông tin khái quát về tài sản. Hẹn thời gian để tiến hành thẩm định. Đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản (nếu cần). Đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản. c. Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản. d. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản đảm bảo. e. Đánh giá hiện trạng của tài sản. f. Đánh giá giá trị tài sản. g. Xác định tính chuyển nhượng của tài sản đảm bảo. h. Lập biên bản định giá tài sản đảm bảo. i. Nhân viên thẩm định tài sản yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung các giấy tờ pháp lý có liên quan. Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng. 4.1. Nhân viên A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ. 4.2. Nhân viên thẩm định tài sản lập báo cáo thẩm định tài sản, chuyển trưởng phòng ký duyệt. 4.3. Nhân viên A/O nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên thẩm định tài sản, tập hợp bộ hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (2-5 ngày từ khi nhận tài sản bảo đảm). 4.4. Ngay sau khi Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng duyệt hồ sơ, nhân viên A/O báo cáo trưởng phòng nội dung chỉ đạo hoặc sửa và lập thông báo cho khách hàng. Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng. 5.1. Ngay sau khi nhận được nghị quyết, nhân viên A/O lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo. 5.2. Nhân viên thẩm định tài sản soạn hợp đồng bảo đảm tiền vay, Giấy đăng ký giao dịch bảo đảm, Giấy uỷ quyền ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và Giấy giới thiệu. 5.3. Nhân viên thẩm định tài sản liên hệ với khách hàng để đến Ngân hàng hoặc Cơ quan công chứng ký Hồ sơ tài sản đảm bảo. 5.4. Nhân viên A/O nhận lại bộ hồ sơ tài sản đảm bảo đã hoàn thiện, lập 03 phiếu nhập kho, thực hiện nhập kho tài sản đảm bảo. Trưởng phòng A/O ký kiểm soát. 5.5. Nhân viên A/O lập và trình lãnh đạo Phòng, Ban tổng giám đốc ký duyệt hồ sơ tín dụng. Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng. 6.1. Nhân viên A/O chuyển 01 bản chính Hợp đồng tín dụng+khế ước vay và các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. 6.2. Nhân viên giao dịch kiểm tra tính hợp lệ, hướng dẫn khách hàng viết uỷ nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt, tiến hành giải ngân và hạch toán nội, ngoại bảng, chuyển tiền…… 6.3. Nhân viên A/O nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học. Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay. Trong bước này nhân viên A/O phải thực hiện những việc sau: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Thông báo và đôn đốc trả lãi hàng tháng. Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc khi đến hạn. Đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi (nếu có đơn đề nghị của khách hàng). Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ. 8.1. Khi khách hàng trả hết nợ, nhân viên A/O có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan biết. 8.2. Nhân viên A/O lập Giấy đề nghị giải toả tài sản đảm bảo kèm tờ trình thanh lý đã được phê duyệt, 01 bản sao Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển Phòng thẩm định tài sản để làm thủ tục giải chấp. 8.3. Nhân viên A/O đóng lại từng tập Hồ sơ tín dụng, lập danh mục từng loại hồ sơ, chuyển Trưởng phòng ký xác nhận nhằm tránh thất lạc hồ sơ bên trong, bảo đảm tính pháp lý đầy đủ tại thời điểm giải ngân. Nội dung thẩm định Thẩm định về tư cách của cá nhân vay 1. Hỏi thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước) ngay sau khi nhận hồ sơ (qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo thông tin từ các nguồn khác). Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình. Trình độ học vấn, chuyên môn. Trình độ hiểu biết pháp luật. Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương trường. Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác. Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với cán bộ tín dụng để hoàn thiện các thủ tục vay vốn để bao đảm điều kiện vay theo quy định của ngân hàng nhà nước và VP Bank. Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường. Đánh giá về quan hệ của khách hàng với VPBank và các tổ chức tín dụng khác. Quan hệ tín dụng của cá nhân với VPBANK Liệt kê các quan hệ tín dụng của cá nhân với VPBANK Xác định tổng dư nợ hiện tại Đánh giá chất lượng tín dụng trong mối quan hệ của doanh nghiệp với VPBANK Quan hệ tín dụng của cá nhân với tổ chức tín dụng khác Chỉ ra tên tổ chức tín dụng mà khách hàng hiện đang ký kết hợp đồng Thu thập số liệu về tổng dư nợ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng Đánh giá, thẩm định chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán, mức độ uy tín của khách hàng. 1.3.4.3.2 Thẩm định về tài chính : Thẩm định tài chính: là việc xem xét, đánh giá các bảng dự trù tài chính, trên cơ sở đó xác định các luồng lợi ích và chi phí tài chính dự án, so sánh các luồng lợi ích tài chính này trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền với chi phí và vốn đầu tư ban đầu để đưa ra kết luận về hiệu quả tài chính của dự án và mức độ rủi ro của dự án để có thể khắc phục kịp thời. Sự cần thiết của thẩm định tài chính: Với tư cách là nhà tài trợ cho dự án, ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm đến phương diện thẩm định tài chính của dự án vì nó thể hiện rõ nhất mục tiêu tài trợ của ngân hàng và cũng là thế mạnh, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng. Vì thế, thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn được các ngân hàng chú trọng về cả nội dung và hình thức thẩm định Thẩm định dự án về mặt tài chính giúp ngân hàng phần nào dự báo được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng dự án để có thể chọn lọc được các cơ hội đầu tư tốt, có khả năng thu hồi vốn và do đó hạn chế được rủi ro phát sinh. Thẩm định kém chất lượng có thể dẫn đến một quyết định cho vay sai lầm, ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến cả ngân hàng, chủ đầu tư và thậm chí toàn xã hội. Thẩm định tài chính góp phần làm lành mạnh hoạt động đầu tư, hoạt động đầu tư được mở rộng với các thủ tục được đơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc của dự án góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, do đó sẽ tác động tích cực tới mọi mặt của nền kinh tế – xã hội. Thẩm định tài chính làm tăng khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, làm tăng vòng quay của vốn tín dụng, tạo ra hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho khách hàng có những khách hàng trung thành và những khoản thu lớn bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng. Do vậy, thẩm định tài chính là một hoạt động vô cùng cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của tất cả các ngân hàng. Từ đó có thể thấy rằng việc củng cố và hoàn thiện công tác thẩm định tài chính là tất yếu khách quan với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tài chính là nội dung quan trọng của dự án vì xét cho cùng, nó thể hiện được hiệu quả của việc sử dụng vốn trong đầu tư dự án. Do đó, nội dung tài chính của khách hàng và NHTM tài trợ vốn đặc biệt quan tâm. Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay. Đánh giá thực lực tài chính của khách hàng để phục vụ phương án đó. Nhận xét xem nhu cầu vay đó có phù hợp với các quy định của VPBank hay không ? 1.3.4.3.4 Thẩm định tài sản bảo đảm I/ Yêu cầu Việc định giá phải thực hiện chính xác, kịp thời, hợp lệ, khách quan. Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phái đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau : + Quyền sở hữu tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đem thế chấp, cầm cố và không có tranh chấp. + Giá trị tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có giá trị và ngân hàng có đủ căn cứ, có khả năng và phương tiện để xác định giá trị tài sản đó theo các quy định của chính phủ, quy định của ngân hàng nhà nước và của VP Bank. + Tính chuyển nhượng của tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng được trên thị trường khi cần thiết. Nhân viên thẩm định TSBĐ phải có kiến thức về nghiệp vụ, nắm vững các quy định của nhà nước và Vp Bank liên quan đến giá cả và cách tính giá trị tài sản, có khả năng đánh giá tổng hợp về tài sản như : giá cả, tính chuyển nhượng, sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tài sản. Trường hợp nhân viên thẩm định TSBĐ có quan hệ với chủ tài sản thế chấp, cầm cố (họ hàng, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế) và khả năng làm ảnh hưởng đến công việc đánh giá thì phải chủ động báo cáo với phụ trách phòng để phân công cán bộ khác thay thế. Ngoài ra có thể thuê cơ quan có chức năng, cơ quan chuyên môn đánh giá trong các trường hợp sau : Mức giá theo quy định của nhà nước chênh lệch lớn so với mức giá thị trường ; Mức giá sổ sách kế toán theo dõi chênh lệch so với mức giá thị trường ; Nhân viên thẩm định TSBĐ không đủ căn cứ xác định giá ; Do khách hàng yêu cầu. Sau khi nhân viên thẩm định TSBĐ, lãnh đạo phòng có trách nhiệm phê duyệt. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm cao ( mức độ cao của giá trị TSBĐ do TG Đ quy định ), lãnh đạo phòng có trách nhiệm đánh giá thêm một lần nữa ( hai người thẩm định đánh giá ). II/ Quy trình thực hiện : 1/ Nhận yêu cầu công việc và hồ sơ tài sản Trên cơ sở Giấy yêu cầu đánh giá tài sản thế chấp của các bộ phận yêu cầu và có ý kiến phân công của phụ trách phòng đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên được giao nhiệm vụ đánh giá tài sản thế chấp cầm cố liên hệ với bộ phận đưa ra yêu cầu để tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. 2/ Tiếp xúc với khách hàng, hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu hồ sơ tài sản. Sau khi tiếp nhận bàn giao hồ sơ, công việc từ bộ phận liên quan yêu cầu đánh giá, nhân viên thẩm định TSBD liên hệ với chủ sở hữu cầm cố, thế chấp để : Nắm sơ bộ, khái quát về tài sản được đem thế chấp, cầm cố, bố trí thời gian để tiến hành thẩm định, đánh giá tài sản. Đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản. Xem xét đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản, kiểm tra sơ bộ hồ sơ về mặt số lượng và đề nghị khách hàng cung cấp đủ ( nếu thấy hồ sơ chưa đủ theo quy định của pháp luật và của VPBANK hoặc thấy cần thiết ). 3/ Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và phân loại tài sản. 3.1. Phương pháp đánh giá. - Kiểm tra tài sản trên hồ sơ. - So sánh giữa hồ sơ và các quy định của pháp luật, của VP BANK về sự hợp pháp hợp lệ của tài sản. 3.2. Nội dung đánh giá. - Xác định tài sản đem cầm cố thế chấp có phù hợp với chủng loại và điều kiện nhận cầm cố, thế chấp theo quy định của VPBANK hay không (các laoij tài sản và điều kiện nhận cầm cố thế chấp thực hiện theo phụ lục kèm theo quy trình này ). Nếu thuộc đối tượng nhận cầm cố thế chấp thì tiếp tục đánh giá, không đúng thì ngừng việc đánh giá, báo cáo laij phụ trách phòng để thông báo cho bộ phận yêu cầu định giá. - Chứng từ, hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố phải là bản gốc ( bản chính) theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành loại giấy tờ, chứng từ đó. Chứng từ phải còn nguyên bản, không bị rách nát. Ghi rõ ràng bằng mực không phai, phải đọc được, không sửa chữa tẩy xóa. Nếu có sửa chữa, tẩy xóa thì phải có xác nhận của cơ quan phát hành. Nội dung phải hợp lệ, rõ ràng và chỉ được hiểu theo một cách, không được có thể hiểu theo hai hoặc nhiều cách khác nhau. - Kiểm tra tính thực tế, sự hợp lệ, hợp lý của trật tự phát hành các chứng từ về ngày tháng năm phát hành, thời điểm phát hành, còn hiệu lực pháp luật và phải có sự dẫn chiếu về tài sản trong các giấy tờ liên quan. - Thời hạn sử dụng, sở hữu còn lại của tài sản phải lớn hơn thời gian thế chấp, cầm cố. - Tài sản quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có bản đăng ký quyền sở hữu theo quy định. - Tài sản quy định phải mua bảo hiểm thì phải mua bảo hiểm. - Nguồn gốc của tài sản cầm cố thế chấp phải hợp pháp. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với bất động sản. Xác định người chủ sở hữu của tài sản đó. Số thành viên ùng sở hữu tài sản : Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (số hộ chiếu) của từng thành viên sở hữu tài sản nếu là đồng sở hữu. Tên, địa chỉ giao dịch, người lãnh đạo, giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh nếu sở hữu tài sản là pháp nhân, đồng thời kèm theo sự chấp thuận của chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền cho đem tài sản cầm cố thế chấp. Người có liên quan đến tài sản : người thực tế đang sinh sống, quản lý tài sản, quan hệ với chủ sở hữu, người thừa kế… Xác định tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, hay kê khai góp vốn chưa. Các tranh chấp, khiếu kiện về tài sản. Nếu không có tranh chấp, khiếu kiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với động sản, hàng hóa, dây chuyền, máy móc, thiết bị. Xác định người chủ sở hữu của tài sản đó. Số thành viên cùng sở hữu tài sản : Tên, tuổi, địa chỉ, số CMND (số hộ chiếu) của từng thành viên sở hữu tài sản nếu là đồng sở hữu. Tên, địa chỉ giao dịch, người lãnh đạo, giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh nếu người chủ sở hữu tài sản là pháp nhân, đồng thời phải có sự chấp thuận cầm cố của chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền cho đem tài sản đi cầm cố thế chấp. Riêng đối với tài sản là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền đều phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan phát hành. Xác định tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, hay kê khai góp vốn chưa. Các tranh chấp, khiếu kiện về tài sản. Đánh giá hiện trạng của tài sản Đối với bất động sản Quyền sử dụng đất Vị trí địa lý của tài sản : Địa chỉ của tài sản, vị trí của thửa, lô đất. Việc quản lý thửa đất phải được cơ quan quản lý theo dõi trên hồ sơ như : Số của tờ bản đồ, số của thửa đất…tài sản đã đăng ký giao dịch bảo đảm chưa, đăng ký ở đâu ? Diện tích mặt bằng thửa đất, kích thước của mỗi cạnh… Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? Bao lâu ? Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn. Tài sản đang sử dụng, ngừng sử dụng? Lý do ? Tình trạng thửa đất hiện tại và tương lai : Quy hoạch giải tỏa, Nhà nước thu hồi (Nếu nhà nước đã có chủ trương bằng văn bản hoặc chính thức công bố quy hoạch) , thời gian sử dụng còn bao lâu ?... Nhà ở, công trình xây dựng. Diện tích xây dựng công trình, tổng diện tích xây dựng của công trình xây dựng trên đất, số tầng…theo hồ sơ và theo thực tế. Kết cấu của công trình xây dựng trên đất. Tính năng, mục đích sử dụng của công trình xây dựng. Năm xây dựng, dự kiến sử dụng, thời hạn sử dụng còn lại. Nếu các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng được thế chấp, cầm cố thì phải kê chi tiết từng loại tài sản về số lượng, tình trạng theo hồ sơ và theo thực tế. Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn. Tài sản đang sử dụng, ngừng sử dụng, lý do ? Đối với động sản, máy móc, thiết bị. Địa chỉ, đơn vị (người) đang bảo quản, lưu giữ, sử dụng tài sản. Tính năng sử dụng của tài sản, nhà sản xuất, uy tín của nhà sản xuất, của tài sản trên thị trường, thời hạn sử dụng còn lại, khả năng sản xuất, công nghệ… Thòi hạn sử dụng của tài sản nếu là dây chuyền máy móc, thiết bị phải bao gồm cả lịch sử của máy móc, bản vẽ ký thuật, hướng dẫn sử dụng… Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn. Đánh giá giá trị tài sản Căn cứ đánh giá Căn cứ theo văn bản của Nhà nước quy định về việc định giá trị, tính khấu hao… Theo sổ sách kế toán theo dõi, quản lý tài sản. Hồ sơ chứng từ liên quan đến tài sản và giá trị tài sản. Giá thị trường ở thời điểm định giá của tài sản tương tự chuyển nhượng. Giá tham khảo do các cơ quan định giá cung cấp Mục đích đánh giá Định giá giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán (Đối với tài sản theo dõi trên sổ sách kế toán); giá trị theo quy định của nhà nước (Đối với tài sản nhà nước quy định mức giá) ; giá mua (Đối với tài sản hình thành từ việc mua bán). Định giá giá trị tài sản theo giá trên thị trường trong thời điểm định giá để tham khảo. + Đối với tài sản thuê cơ quan định giá thì giá trị do cơ quan định giá cung cấp cũng là giá trị tham khảo. + Một số tài sản có nhiều giá khác nhau thì xác định giá theo phương pháp bình quân hoặc bình quân gia quyền tính trên cơ sở ít nhất là 2 mức giá trở lên. + Trên cơ sở xác định giá trị tài sản theo quy định và giá tham khảo tài sản đó, VPBANK và khách hàng thống nhất định giá trị tài sản làm căn cứ cho vay, bảo lãnh. Xác định giá trị tài sản Tài sản là bất động sản Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất xác định theo giá quy định của Nhà nước. Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất ở, đất chuyên dùng, đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó không do ngân sách nhà nước cấp, đất mà các hộ gia đình, cá nhân nhận quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc do nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc trung ương ban hành áp dụng tại thời điểm thế chấp. Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê ; đất được Nhà nước cho các tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất 5 năm ; đất được Nhà nước cho các tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất 5 năm và tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê (nếu có) và tiền thuê đã trả cho nhà nước sayu khi đã trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng. Đất được nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê, khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư trên đất đó, thì giấ trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng. Đất được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để dử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuoi trồng thủy sản, là muối ; đất được nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại dưới 5 năm, thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà ngườ thuê đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn giảm. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Thông qua các thông tin đại chúng, thông tin thị trường, thông tin từ đồng nghiệp, thông tin từ các trung tâm địa ốc, giá chuyển nhượng cho tài sản tương tự tại thời điểm đánh giá, cơ quan định giá… Nhà ở, công trình xây dựng Giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán. Giá trị còn lại của nhà cửa, công Nguyên giá nhà cửa, Khấu hao cơ bản Trình xây dựng = công trình xây dựng - đã trích Giá trị của công trình theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Cơ sở xác định : Theo ý kiến của khách hàng, thông qua từ đồng nghiệp, từ các trung tâm đấu giá, mua bán tài sản và các thông tin đại chúng khác, cơ quan định giá… Tài sản là động sản Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền. Xác định giá trị theo sổ sách theo sổ sách kế toán. Xác định giá trị kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc ; công trái nhà nước ; thẻ tiết kiệm ; cổ phiếu, trái phiếu của các công ty cổ phần hưởng lợi theo lãi suất quy định trước …xác định : Giá trị tài = Mệnh giá + Hoa lợi, lợi tức còn được hưởng đến Sản thời điểm đánh giá Theo giá thị trường tại thời điểm đánh giá Cơ sở xác định : Là giá thị trường tại thời điểm định giá, thông qua các thông tin thị trường, UBCK nhà nước, thị trường chứng khoán, cơ quan định giá… Kết quả đánh giá Xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, hoặc giá tham khảo. Xác định giá trị tài sản theo giá sổ sách kế toán. So sánh giữa giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán và giá trị tài sản theo giá tham khảo trên thị trường. + Nếu giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán (hoặc giá quy định) lớn hơn giá trị tài sản tính theo giấ tham khảo hoặc giá trị trên thị trường thì giá trj tài sản thế chấp, cầm cố sẽ đuwocj xác định theo giá trị tài sản tính theo giá tham khảo hoặc giá trị trên thị trường. + Nếu giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán nhỏ hơn giá trị tài sản tính theo giá trị tham khảo hoặc giá trị trên thị trường thì giá trị tài sản thế chấp, cầm cố sẽ được xác định theo giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán. + Trường hợp đặc biệt khác phải được ban TD/ Hội đồng tín dụng quyết định. Xác định tính chuyển nhượng của tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với bất động sản Xem xét xu hướng giá tăng hay giảm trong tương lai. Xác định các lợi thế và bất lợi ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng và giá bán của tài sản như : + Cảnh quan môi trường. + Quy hoạch hiện tại và tương lai. + Vị trí địa hình, hình dạng lô đất ngôi nhà, sự cân đối phù hợp của nhà và đất. + Hướng, thế nhà và những vấn đề thuộc quan niệm, phong tục + Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí khu vực, an ninh văn hóa thương mại… Khả năng chuyển nhượng trên thị trường; đối tượng tiêu dùng, sử dụng ; nhu cầu thị hiếu của thị trường… 1.3.4.4 Ví dụ minh họa Bên vay : Ông Đỗ Trung Thành Sinh ngày : 19/12/1977 CMND số 011830832 do công an Hà Nội cấp ngày 5/12/2008 Vợ là bà Trần Nguyệt Ánh Loại sản phẩm tín dụng : Cho vay trả góp mua nhà - Phạm vi cho vay : đối với cá nhân hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với nơi VP Bank đóng trụ sở - Đối tượng món vay : + chi phí mua nhà, mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây nhà mới, mua căn hộ, xây dựng sửa chữa hoặc nâng cấp nhà. + chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình sửa chữa xây dựng nhà. - Thời hạn vay : + Vay trả góp mua nhà tối đa 10 năm + Vay trả góp mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ , hoặc xây dựng sữa chữa nâng cấp nhà tối đa 5 năm - Mức cho vay : theo quy định của VP Bank trong từng thời kỳ cụ thể - Phương thức trả nợ : tiền gốc và lãi được trả thành nhiều kỳ (theo tháng, quý ) tùy theo thu nhập dự kiến của khách hàng, được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng. -Lãi suất cho vay và phương thức tính lãi + Lãi suất cho vay: áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank qui định trong từng thời kỳ tuỳ theo thời hạn cho vay: lãi suất cố định (nếu thời hạn cho vay không quá 12 tháng); lãi suất thả nổi (nếu thời hạn cho vay quá 12 tháng). Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng quyết định cụ thể đối với từng món vay. + Phương thức tính lãi: tiền lãi vay trả góp được trả lãi hàng tháng và tính theo dư nợ thực tế. Hợp đồng vay 1 : Mục đích vay : trả tiền mua căn hộ số 4 tầng 5 khu P01 khu đô thị mới Nam Thăng Long và căn hộ số 307 nhà T9 khu đô thị Happy House Garden Mức tín dụng: 807.000.000 Lãi suất 1.07% Tài sản bảo đảm : căn hộ số 506 nhà 9B xã Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội với trị giá 632.000.000 Căn hộ số 1120 nơ 3 phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai thuộc sở hữu của ông Đỗ Trung Thành và bà Trần Nguyệt Ánh số 10123372804 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 1/12/2004 trị giá 610.000.000. Hợp đồng được ký kết vào ngày 17/01/2008. Hợp đồng vay 2 : Mục đích vay : sửa chữa nhà 37B khu BII bán đảo Linh Đàm Mức tín dụng 200.000.000 VNĐ Thời hạn 12 tháng Lãi suất : 15% / năm Phương thức thanh toán 3 tháng / một lần. Tài sản bảo đảm : 1 xe BMW, biển KS 29V-6146 và quyền thụ hưởng bảo hiểm vật chất xe trong suốt thời gian vay. Duyệt cho vay ngày 13/12/2008 Dự toán xây nhà : Tổng cầu 279.500.000 VNĐ trong đó vốn tự có 79.500.000 VNĐ, số vốn cần vay là 200.000.000 VNĐ Dự toán chi phí sửa chữa nhà : - Sơn bả bằng sơn Dulux 1300 m2 * 65.000 84.500.000 - Lắp đặt sàn gỗ Pơmu 70.000.000 - Sửa chữa mua 3 bộ thiết bị WC và phụ kiện 60.000.000 - Mua sắm bàn ghế, tủ và nội thất khác 50.000.000 - Chi phí khác 15.000.000 Thẩm định tài sản bảo đảm : Xe ôtô nhãn hiệu BMW, màu ghi, biển đăng ký 29V- 6146, số khung 99113, số máy N46B20CA, sản xuất năm 2004 tại VN, thụ hưởng bảo hiểm vật chất toàn bộ xe trong suốt thời gian cho vay. Đăng ký xe ôtô số 058239 do phòng cảnh sát giao thông CA thành phố Hà Nội cấp ngày 13/08/2008 đăng ký lần đầu ngày 22/12/2004 đứng tên chủ sở hữu. Hiện trạng : Đang sử dụng Xe đang lưu hành tốt, thân vỏ có nhiều vết xước nhỏ, xe chạy khoảng 23.000 km. Tổng điểm 83 Tài sản bảo đảm loại trung bình Hợp đồng vay 3 : Mục đích vay : mua nhà số 11 phố Nhà Chung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Mức tín dụng 1.500.000.000 Thời gian : 60 tháng Lãi suất : 12.75 % Phương thức thanh toán : Gốc lãi trả hàng tháng Tài sản bảo đảm : căn nhà số 506 nhà 9B xã Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, theo giấy chứng nhận số 10123371881 cấp ngày 28/11/2003 trị giá 632.000.000. Nhà 408 nơ 5 Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. thuộc sở hữu của ông Đỗ Trung Thành và vợ là bà Trần Nguyệt Ánh theo “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số 10123371652 do UBND thành phố cấp ngày 12/12/2003 trị giá 1.045.000.000. Nhà 11 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.giá trị là 2.688.000.000 Lãi suất : cố định trong 12 tháng đầu, kỳ điều chỉnh tiếp là 6 tháng 1 lần điều chỉnh theo lãi suất kỳ hạn 12 tháng - Thẩm định tư cách cá nhân Ông Đỗ Trung Thành sinh năm 1977, tốt nghiệp đại học năm 1999 Thu nhập dự kiến cho thuê khu biệt thự 37B bán đảo Linh Đàm 16.000.000 Doanh thu từ cửa hàng quần áo 40.000.000 Tổng thu nhập 56.000.000 Chi phí sinh hoạt gia đình 10.000.000 Chênh lệch thu chi hàng tháng 46.000.000 Kế hoạch trả nợ : Trả lãi và gốc mỗi tháng trong đó 6 tháng đầu 10 triệu . Lãi giảm theo dư nợ thực tế Thẩm định tài sản bảo đảm : + Căn hộ 408 Hoàng Liệt 74, 66 m2 , thẩm định tài sản 1.045.000.000. Cho vay tối đa 680.000.000 tương đương 65 % giá trị tài sản + 506 Hoàng Liệt 57,5 m2 , TĐTS 632.000.000 Vay TĐ 411.000.000 + Số 11 Nhà Chung TĐTS 2.688.000.000 vay TĐ 1.747.000.000 Quan hệ với tổ chức tín dụng : Tốt Hợp đồng ST vay Dư nợ hiện tại MĐV Ghi chú Mua ôtô 200 triệu 0 oto mercedes c200K Đã thanh lý Mở thẻ 420 triệu 220 Mở thẻ Platinum Đang sử dụng LD 0801600098 807 triệu 7 Mua nhà chung cư Đến hạn 17/01/09 LD0834800028 200 triệu 0 Sửa nhà Đã thanh lý Tổng điểm 88 Xếp hạng rủi ro A+ Xếp hạng tài sản bảo đảm : Mạnh Chỉ tiêu Kết quả Điểm Yếu tố nhân thân, lai lịch 1. Tiền án tiền sự không 6 2.Tuổi 25-55 5 3.Trình độ học vấn ĐH 4 4.Nghề nghiệp Kinh doanh 1 5.Thời gian công tác (năm) >5 5 6. Thời gian làm công việc hiện tại >5 5 7.Cư trú nhà riêng 7 8.Số người ăn theo <3 người 2 9.Thu nhập hàng năm của cá nhân >120 triệu 7 10. Thu nhập hàng năm của gia đình >240 triệu 7 yếu tố tài chính 11. tỷ trọng vốn vay trên tổng PA xin vay <30% 6 12.tình hình trả nợ với các ngân hàng chưa quá hạn 6 13. trả lãi chưa trả chậm 5 14. tổng nợ (bao gồm cả khoản đang xét) <30% 6 15. dịch vụ sd của VP Bank tiền gửi + chuyển tiền 5 16. loại tsbd BDS nội thị 5 17.mức biến động tsbd có thể xảy ra 1-20% 1 18. giá trị tsbd/vốn vay (%) 236.70% 5 tổng 88 Duyệt cho vay ngày 8/01/2009 Do A/O cá nhân Nguyễn Thị Minh Phượng thực hiện. 1.4 Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại VPBANK 1.4.1 Những kết quả đạt được Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng của VPBank đã đạt được những bước phát triển vững chắc, tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự tái khẳng định định hướng xây dựng ngân hàng là ngân hàng bán lẻ, đối tượng phục vụ chủ yếu là người tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì những kết quả đạt được trong cho vay cá nhân đã và đang đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển của VPBank. Lợi nhuận của VPBANK đã bị ảnh hưởng nặng nề khi ngân hàng đã phải gồng mình với khó khăn trong thanh khoản với mức lãi suất huy động cao chưa từng có trong phần lớn thời gian của năm, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng thu hẹp. Kết thúc năm 2008, tình hình hoạt động của VPBANK đã vượt qua một năm khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VPBANK năm 2008 đạt gần 199 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so với kế hoạch ban đầu và kỳ vọng của Cổ đông VPBANK, nhưng là nỗ lực của tất cả cán bộ và nhân viên Ngân hàng. Chi nhánh Đông Đô – 362 Phố Huế chỉ mới được thành lập vào năm 2007 nhưng bộ phận tín dụng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến thời điểm 31/12/2008 thì đã có 292 cá nhân được vay với tổng số tiền cho vay là 79.787.314.841 đồng. Thời gian thẩm định thường kéo dài phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tài sản bảo đảm và tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên cũng đủ và hợp lý để ngân hàng có thể đưa ra những nhận xét sát với thực tế nhất để có thể quyết định cho vay hay không. Cũng như các ngân hàng khác, nôi dung thẩm định của VPBANK đã được chi tiết và cụ thể hóa ở mức tối đa. Đảm bảo có thể đi sâu vào thực tế của mỗi khách hàng, hạn chế rủi ro cho khoản vay. Vấn đề đặt ra tại thời điểm hiện tại là đội ngũ nhân viên phải luôn được đào tạo về nghiệp vụ thẩm định để có thể thực hiện các nội dung trên một cách hiệu quả nhất nhằm đem lại chất lượng cao cho công tác thẩm định.Trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì việc gặp phải các rủi ro trong tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể lường trước được diễn biến kinh tế, khi nước ta còn là một nước đang phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của bên ngoài. 1.4.2 Ưu điểm So với các Ngân hàng khác thì thực sự ngân hàng VPBANK đã có được một đường lối đúng đắn khi nhận ra được vai trò quân trọng của công tác thẩm định, mặc dù công việc này còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo dư nợ luôn bằng 0 nhưng nó cũng có một số ưu điểm chính sau : Ngân hàng đã xác định được mục tiêu của việc định giá tài sản bảo đảm là phải sát với giá thị trường. Khi xác định giá trị TSBĐ có tham khảo giá của những giao dịch đã thực hiện Xác định được những trường hợp mà cán bộ thẩm định không thực hiện viện ước tính được thì có thể lấy giá của những nhà thẩm định giá chuyên nghiệp làm giá tham khảo. Phương pháp thực hiện định giá không quá khó. Chủ yếu là phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp chi phí. 1.4.3 Nhược điểm Thời gian thẩm định kéo dài với các điều kiện phức tạp khiến cho nhiều khách hàng chuộng hình thức tín dụng đen hơn , mặc dù lãi suất cao. Ngân hàng dựa vào pháp luật để làm căn cứ xét tính hợp lý và hợp pháp của cá nhân nhưng pháp luật thì lại không hề chặt chẽ và tỏ ra là một công cụ thiếu hiểu quả. Nhận thức về luật của người tiêu dùng và bên phía ngân hàng còn chưa nhất quán. Sử dụng phương pháp so sánh chấm điểm để xét cho vay, và điều này còn bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm điểm và đưa ra các chỉ tiêu. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VP BANK Thẩm định là bước quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng để quyết định liệu ngân hàng có cho vay hay không. Để đảm bảo an toàn cho các khoản vay của ngân hàng, quy trình thẩm định cần tiến hành một cách chặt chẽ, đầy đủ, đúng đắn, khách quan, nhưng vẫn đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Để làm được như vậy, ngân hàng cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định hơn nữa. Những định hướng phát triển Với phương châm “An toàn – Hiệu quả -Phát triển”, định hướng hoạt động sử dụng vốn của VPBANK trong thời gian tới là : tiếp tục đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc, có chất lượng trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư, chú trọng đầu tư cho các ngành, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ. Để có thể đạt được mục tiêu phát triển tín dụng một cách bền vững, có hiệu quả, cần phải chú trọng quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định phương án, dự án vay vốn, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH Để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược phát triển của VPBANK đến năm 2010, đặc biệt là định hướng hoạt động cho vay, thì ngân hàng cần thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ trong đó việc nâng cao chất lượng thẩm định là một trong những nhân tố giữ vai trò quan trọng. Từ thực tế hoạt động thẩm định tại VPBANK và qua nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo hoạt động này tại một số ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: 2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động ngân hàng: Để nâng cao chất lượng thẩm định, vấn đề trước hết là phải định hướng và có nhận thức đúng đắn về công tác thẩm định. Thẩm định đóng vai trò tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trước khi ra quyết định cuối cùng đối với một khoản vay. Đồng thời, thẩm định phải dần hoàn thiện với vai trò tư vấn cho khách hàng, xây dựng dự án, phương án kinh doanh mang tính khả thi và có hiệu quả cao. Thẩm định phải đứng trên quan điểm phục vụ khách hàng, cho dù quyết định của ngân hàng có cho vay hay không cũng khiến cho khách hàng hài lòng và sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng, không chỉ là dịch vụ tín dụng mà còn các dịch vụ ngân hàng khác. Hoạt động thẩm định nằm trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng có gắn kết với các nghiệp vụ khác nhằm phát huy vai trò của công tác thẩm định, phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ. Công tác thẩm định cần được quán triệt về cả nội dung và quy trình thẩm định trong toàn hệ thống VPBANK. Không chỉ các cán bộ trực tiếp thẩm định mà còn các bộ phận khác có liên quan như bộ phận nguồn vốn, quan hệ khách hàng…cũng cần hiểu biết về công tác thẩm định để có thể tư vấn toàn diện cho khách hàng. Khi thẩm định dự án được quy trình hoá, công nghệ hoá chú trọng sự phù hợp với định hướng hoạt động cho vay trong định hướng chung sẽ trở thành thế mạnh trong kinh doanh của ngân hàng. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế, thẩm định có thể được xem xét đánh giá trên nhiều khía cạnh, xuất phát từ nhiều quan điểm như của chủ đầu tư, của cơ quan thẩm định nhà nước, của nhà tài trợ…Với ngân hàng, thẩm định phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án; nhận thức rõ lợi ích của ngân hàng trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khách hàng. Để thuận tiện theo dõi và đánh giá, các nội dung thẩm định cần được sắp xếp theo nhóm, chẳng hạn như : thẩm định về chủ đầu tư, thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật, thẩm định về phương diện tài chính, thẩm định về điều kiện bảo đảm tiền vay. 2.2. Nâng cao chất lượng thông tin: Chất lượng thẩm định phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn thông tin thu thập được. Muốn như vậy, ngân hàng cần xấy dựng hệ thống thông tin nội bộ có chất lượng cao bằng cách thiết lập mối liên hệ chặt chẽ về thông tin giữa VPBANK với Sở giao dịch cũng như các Chi nhánh và Phũng giao dịch. Những thụng tin liờn quan đến dự án, việc thẩm định được nhanh chóng cung cấp, đảm bảo kịp thời và thông suốt trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hoá các nguồn thu thập thông tin: Thông tin trực tiếp do các chủ đầu tư cung cấp như, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế kỹ thuật… Nhưng để đảm bảo thông tin cung cấp phù hợp, ngân hàng cần tiếp cận với các thông tin đó thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn, quan sát và tìm hiểu trực tiếp để có thể xác định độ chính xác của thông tin. Nguồn thông tin này rất quan trọng, nó phản ánh ý thức, thái độ, điều kiện, năng lực của các chủ đầu tư trong việc đi vay vốn. Thông tin từ trung tâm tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Đây là trung tâm đầu mối thu thập thông tin tín dụng liên quan đến khách hàng của các Ngân hàng Thương mại. Trung tâm này là một bộ phận trực thuộc Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước do đú cú nhiều lợi thế trong việc thu thập thụng tin. Thông tin lấy từ thị trường, các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành nghể để xác định vị thế của chủ đầu tư trên thị trường. Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý và các đầu mối cung cấp thông tin quan trọng như Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạc và Đầu tư, Uỷ ban vật giá Chính phủ, các tổ chức hiệp hội ngành nghề để tạo nguồn thông tin không chỉ về tín dụng mà cũn cả thụng tin về thị trường. 2.3. Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng: Từ thực tiễn cho thấy rằng, một trong những vấn đề có tính quyết định đến chất lượng thẩm định phụ thuộc vào chất lượng các công việc từ hoạch định chính sách đến việc thẩm định, xét duyệt, cho vay, thu nợ, trong đó con người là chủ thể của mọi hoạt động. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Do vậy để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cần xây dựng, đào tạo và phát triển một đội ngũ cán bộ tín dụng về số lượng, tinh về chất lượng, đầy đủ những tiêu chuẩn nhất định về trỡnh độ kiến thức, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức. Trong mỗi cán bộ tín dụng phải nắm chắc quy trình nghiệp vụ, nhạy bộn trong phân tích để có những quyết định đúng đắn. Kinh nghiệm, tư cách đạo đức, tính trung thực của mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng là những chuẩn mực hết sức cần thiết. Tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng nên chú trọng việc tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn, hiểu biết về Tài chính – Ngân hàng tốt, tư duy nhạy bén, sáng tạo, ưu tiên với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định. Đồng thời ngân hàng cần có những chính sách thu hút các chuyên gia, các cán bộ thẩm định giỏi về làm việc. Đào tạo cán bộ: Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định và phân tích. Các lớp đào tạo bồi dưỡng có thể trực tiếp do các cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng giảng dạy, hoặc thuê các chuyên gia trong và ngoài nước đến giảng dậy. Ngân hàng nên bố trí cho cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong và ngoài nước. Bố trí cán bộ: Ngân hàng cần căn cứ vào tính chất phức tạp, độ quan trọng của dự án, năng lực của mỗi cán bộ để phân công cán bộ thẩm định và phụ trách các dự án phù hợp với trình độ và sở trường của mỗi người. Hơn nữa, ngân hàng cần tiến hành xem xét và rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ thẩm định. Đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc, chú ý sắp xếp các cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao và ý thức vươn lên trong công việc vào những vị trí quan trọng. 2.4. Nâng cấp công nghệ Với thực trạng và điều kiện của ngân hàng hiện nay, việc có một hệ thống công nghệ hiện đại là một giải pháp gópphần nâng cao chất lượng thẩm định. Ngân hàng cần trang bị cho bộ phận thẩm định đầy đủ các phương tiện làm việc tuỳ theo chất lượng công việc để có thể truy cập và xử lý một số lượng thông tin lớn, áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại. 2.5 Công tác thẩm định tài sản bảo đảm Thứ nhất, Nhân lực cho lĩnh vực định giá tài sản bảo đảm tăng thêm cả về mặt số lượng và chất lượng. Vì khối lượng công việc thẩm định của ngân hàng là rất lớn, điều này dễ ngay áp lực công việc cho cán bộ thẩm định; tăng chất lượng thẩm định viên nghĩa là tạo điều kiện cấp kinh phí cho cán bộ theo học khoá đào tạo thẩm định viên, và thi lấy thẻ thẩm định viên (tuỳ theo kinh phí của ngân mà có cử số cán bộ thẩm định của ngân hàng đi học), khi đó chữ kí của thẩm định viên mới có giá trị pháp lý nếu có hiện tượng tranh chấp. Việc định giá tài sản đảm bảo là một công việc khó thực hiện vì nó không đơn giản chỉ là việc định giá tài sản có giá trị hiện tại, mà nó còn có tính đến giá trị tương lai của BĐS; điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có một cái nhìn tổng quát về BĐS, nhận định được những yếu tố nào của thị trường ảnh hưởng đến giá trị tương lai của BĐS như quy hoạch, đưa ra một giá trị BĐS hợp lý không gây thiệt cho khách hàng, không gây rủi ro cho ngân hàng. Để làm được điều này đòi hỏi các cán bộ thẩm định của ngân hàng phải có kiến thức trước hết về lý luận khoa học về ngành nghề thẩm định giá, sau đó là kinh nghiệp chuyên môn. Cũng có thể nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định bằng cách tuyển những người học đúng chuyên ngành, mà không phải mất chi phí đào tạo thêm. Thứ hai, là khi tham gia định giá BĐS theo phương pháp so sįnh trực tiếp thì nên lấy những thông tin chính xác như lấy các giao dịch ở các trung tâm địa ốc của các ngân hàng thương mại, ở các trung tâm giao dịch BĐS của cơ quan có thẩm quyền hay có thể đến tận có BĐS chứng có để xem xét đánh giá. Thứ ba, xây dựng một hệ thống dữ liệu cơ sở dữ liệu về hoạt động định giá BĐS thế chấp trong toàn hệ thống Ngân hàng một cách cụ thể và nhanh chóng, giúp cho việc lấy thông tin của các cán bộ nhanh hơn và có cơ sở hơn, giúp cho việc quản lý hoạt động định giá thuận tiện hơn Thứ tư, chúng ta nên kết hợp các phương pháp định giá lại để định giá. 3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 3.1. Những kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ Chính phủ cần ban hành qui định cụ thể chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán và báo cáo thông tin, đồng thời xây dựng và ban hành những quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, những chế tài áp dụng đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng những chế độ đó. Có như vậy, những thông tin do khách hàng cung cấp cho các ngân hàng sẽ trung thực hơn và có độ tin cậy cao hơn, giúp ngân hàng đánh giá tình hình tài chính cũng như triển vọng trong tương lai của khách hàng một cách đúng đắn hơn. Chính phủ và các Bộ ngành cần nghiên cứu thành lập hoặc khuyến khích thành lập các tổ chức, doanh nghiệp chuyên thu thập, đánh giá thông tin, xếp hạng doanh nghiệp, tư vấn đầu tư… ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc mua bán thông tin, dịch vụ tư vấn và trách nhiệm của các bên liên quan. Qua thực tế, thấy rằng công tác thẩm định cho vay tại các ngân hàng nước ngoài gặp nhiều thuận lợi hơn ở các ngân hàng trong nước là ở chỗ họ có sự trợ giúp của các tổ chức thu thập thông tin chuyên nghiệp, các tổ chức tư vấn độc lập. Nguồn thông tin đa dạng sẽ quyết định chất lượng thẩm định tại ngân hàng và do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cho vay của ngân hàng. 3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng, Ngân hàng Nhà nước cùng với các ngân hàng thương mại nhất thiết phải phối hợp chặt chẽ, củng cố hệ thống thông tin tín dụng, tạo kênh thông tin phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của NHNN và cung cấp thông tin phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, mở rộng phạm vi nội dung và nâng cao chất lượng thông tin của CIC, tăng cường sự điều phối và tổ chức cung cấp thông tin của CIC qua các biện pháp cụ thể như sau: Cần nghiên cứu, sửa đổi những quy định về yêu cầu bắt buộc cung cấp thông tin của các ngân hàng thương mại bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần cho NHNN; làm rõ những yêu cầu về tính trung thực, tính đầy đủ, tính cập nhật của thông tin được cung cấp, trách nhiệm của các ngân hàng và chế tài áp dụng trong trường hợp thông tin cung cấp không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Có như vậy, những thông tin do các ngân hàng cung cấp (thông tin đầu vào) mới đảm bảo độ tin cậy và do đó, chất lượng thông tin khai thác được trong toàn hệ thống (thông tin đầu ra) mới có giá trị, mới phục vụ được các yêu cầu của công tác thẩm định. Mở rộng nội dung hoạt động của hệ thống thông tin tới việc thu thập thông tin về kinh tế, thương mại và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng, tiến tới thực hiện thu thập thông tin trực tiếp tại doanh nghiệp . Kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của CIC sao cho thống nhất được thông tin trong phạm vi cả nước đồng thời tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin. Tích cực trao đổi thêm thông tin với các đầu mối thông tin trong nước như Tổng Cục thống kê, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải Quan, Văn phòng Chính phủ… để tạo nguồn cung cấp thông tin không chỉ về tín dụng mà cả các thông tin về thị trường, quy hoạch phát triển, định hướng và chính sách trong từng thời kỳ... Tăng cường xúc tiến quan hệ với các tổ chức thông tin quốc tế để thu thập thông tin về các tổ chức và các cá nhân nước ngoài muốn đầu tư hoặc quan tâm đến kinh tế Việt Nam Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra tổ chức các hội nghị chuyên đề về tín dụng (trong đó có thẩm định dự án) và mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để tăng cường kiến thức về kỹ thuật thẩm định cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về thẩm định dự án, quản lý rủi ro hoạt động cho vay theo dự án giữa các bộ phận làm công tác này tại các ngân hàng. 3.3. Kiến nghị với khách hàng Như phần trên đã đề cập, phần lớn thông tin mà ngân hàng có được để thẩm định là thông tin do khách hàng cung cấp. Chất lượng của những thông tin này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của chủ đầu tư, khả năng quản lý và đặc biệt phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh cũng như việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư. Do đó, để nâng cao chất lượng cho vay đem lại những tiện ích ngân hàng cho khách hàng, đề nghị các doanh nghiệp - chủ đầu tư chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán đồng thời chủ động, tích cực cung cấp thông tin trung thực cho các ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp và tài chính khách hàng. Điều quan trọng hơn cả là các khách hàng, ngân hàng, vẫn độc lập cần phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở cùng có lợi, vì lợi ích của từng cá nhân, vì lợi ích của toàn xã hội. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, cùng với quá trình tìm hiều về sự hình thành phát triển cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBANK, tôi nhận thấy công tác thẩm định là công tác rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nói riêng và sự tồn tại của ngân hàng nói chung. Có thể thấy là về mặt lý thuyết thì công tác thẩm định đã khá hoàn thiện, nhưng còn việc thực hiện nó để đem lại hiệu quả cao nhất trong thực tế thì còn gặp nhiều bất cập, về mặt nhân sự, công nghệ, hay luật pháp…Trong công tác thẩm định của VPBANK bên cạnh những ưu điểm còn có những nhược điểm. Ta có thể thấy nguyên nhân của nó không chỉ là nguyên nhân chủ quan mà còn có những nguyên nhân khách quan. Vậy để có thể nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngân hàng cần phát huy thế mạnh của mình và sửa chữa các nhược điểm từ chính nguyên nhân của nó. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình phân tích nghiên cứu đề tài nhưng vì bên cạnh mặt kiến thức hạn chế còn có sự hạn chế về mặt thông tin, nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung của các thầy cô và các nhà chuyên môn, các bạn để chuyên đề thêm phần hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế đầu tư _ PGS. TS . Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương. Phân tích kinh tế dự án đầu tư _ Vũ Công Tuấn Báo cáo thường niên VPBANK 2007 Báo cáo hội đồng quản trị VPBANK 2008 Nghiệp vụ tín dụng VPBANK Tài liệu tham khảo “Quy trình định giá”, TS. Nguyễn Thế Phán Tài liệu trên mạng : Vpbank.com , …. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21739.doc
Tài liệu liên quan