Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Ngày nay, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhu cầu về đất đai, trong đó có đất ở đô thị ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đất đai trở thành một hàng hoá trong thị trường bất động sản đầy sôi động. Do sức ép của nhu cầu phát triển và đòi hỏi nhu cầu cuộc sống, các hiện tượng mua bán đất, lấn chiếm đất công vẫn diễn ra tràn lan. đặc biệt, Long Biên là một quận được thành lập từ một huyện ngoại thành, với hành lang pháp lý thiếu chặt chẽ, sự thiếu đồng bộ của bộ máy quản lý Nhà nước trước đây thì hiện tượng vi phạm trên càng phổ biến. Việc vi phạm trên gây thiệt hại lớn tới quỹ đất của Nhà nước cũng như của quận Long Biên. Việc quản lý tốt nguồn vốn đất đai trong thời gian tới là một yêu cầu rất cần thiết được đặt ra đối với chính quyền quận Long Biên. Qua 2 năm thành lập, một trong những biện pháp quản lý đất đai được chú trọng là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nắm bắt được vai trò quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quận Long Biên đã coi đây là một nhiệm vụ cần tập trung thực hiện và phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Trong quá trình thực hiện công tác này, quận Long Biên đã đạt được một số những kết quả khả quan, tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu xót.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Hội đồng kê khai đăng ký cấp phường trong thời gian 10 ngày tại các tổ dân phố để nhân dân đóng góp ý kiến, nếu không có khiếu nại UBND phường lập tờ trình kèm theo danh sách trích ngang, hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký chuyển lên quận, huyện xét duyệt. 5/ Các hồ sơ có vướng mắc hoặc khiếu kiện sẽ được phân loại tương tự như trên và chỉ xét sau khi đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hoặc sau khi đã rút lại khiếu nại. Bước 3: Xét duyệt hồ sơ cấp quận, huyện: 1/ Phòng Địa chính – Nhà đất cấp quận, huyện có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký do UBND cấp phường chuyển lên để thẩm định, kiến nghị việc cấp hay chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, kiến nghị các khoản phải nộp theo quy định được ghi nợ để được cấp Giấy chứng nhận. 2/ Các trường hợp đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận, phòng Địa chính - Nhà đất lập danh sách đề nghị cấp Giấy chứng nhận (phụ lục 3), tờ trình (phụ lục số 2) và bản thảo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (phụ lục 4) để Chủ tịch UBND quận ký trình Thành phố. 3/ Các trường hợp có vướng mắc phải xử lý, phòng địa chính nhà đất tập hợp hồ sơ báo cáo hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp quận xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Sau khi xét duyệt hội đồng lập biên bản kiến nghị trường hợp nào được cấp, trường hợp nào để lại bổ xung hồ sơ và trường hợp nào không cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp được hội đồng thông qua, phòng địa chính nhà đất lập danh sách đề nghị cấp Giấu Chứng nhận, tờ trình và bản thảo Giấu Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đề chủ tịch UBND quận lý trình thành phố 4/ phòng địa chính nhà đất cấp quận có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ kê khai đăng k, biên bản xét duyệt, tờ trình, bản thảo giấy chứng nhận của các trường hợp được đề nghị cấp cho sở địa chính – nhà đất để thẩm định và hoàn tất thủ tục trình ubnd thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận 5/ Riêng những trường hợp chủ sử dụng đất, sở hữu nhà có nhu cầu sớm được cấp giấy chứng nhận mà không phải chờ theo đợt phân loại và xem xét của hội đồng cấp phường có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng địa chính – nhà đất quận, huyện nhưng các hội phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định. Phòng địa chính nhà đất quận, huyện phối hợp với ubnd cấp phường, thị trấn thẩm tra nguồn gốc đất và các điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định, lập biên bản thẩm tra, tổng hợp hồ sơ để UBND quận, huyện trình ubnd thành phố cấp giấy chứng nhận theo cách thức như trên. Bước 4: Trình UBND thành phố ký giấy chứng nhận Sở địa chính nhà đất thẩm định hồ sơ kê khai đăng ký và xét duyệt do quận, huyện chuyển lên và trình ubnd thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận. Những trường hợp không đủ diều kiện sẽ chuyển trả lại quận, huyện thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi bổ xung để hoàn thiện hồ sơ và thời gian thực hiện Đối với những trường hợp có đầy đủ giấy tờ hợp lệ xin cấp đổi giấy chứng nhận sở địa chính – nhà đất trực tiếp thẩm định và làm thủ tục trình ubnd thành phố ký cấp giấy chứng nhận Sở địa chính nhà đất có trách nhiệm lưu trữ và quản lý toàn bộ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và bản lưu giấy chứng nhận đã được ký Bước 5: Phương thức giao Giấy chứng nhận 1/ Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận sẽ được sở địa chính nhà đất giao giấy chứng nhận cho chủ nhà ngay tại văn phòng sở Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản thu theo quy định, sở địa chính nhà đất sẽ có thông báo chuyển cục thuế thành phố để chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai Sở địa chính nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao giấy chứng nhận cho chủ nhà, chủ nhà được thực hiện các quyền theo luật định Trường hợp chủ nhà có đơn xin chậm nộp, Sở địa chính nhà đất sẽ đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, khi thực hiện các quyền theo luật phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Chủ nhà phải có trách nhiệm nộp khi thực hiện các quyền theo luật định. Sau khi nộp, chủ nhà tới sở địa chính – nhà đất để đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào Giấy chứng nhận vào sổ đăng ký quản lý. 2/ Đối với các trường hợp do UBND quận, huyện trình, sau khi Giấy chứng nhận chưa được UBND Thành phố ký, Sở Địa chính – Nhà đất vào sổ đăng ký tại Sở, đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, khi thực hiện các quyền theo luật phải nộp đủ theo quy định” đối với các trường hợp phải nộp các khoản thu theo quy định vào Giấy chứng nhận (cả bản giao cho chủ nhà và bản lưu) và chuyển trả Giấy chứng nhận (bản cấp cho chủ nhà) cho UBND quận, huyện. UBND quận, huyện có trách nhiệm tổ chức việc trao Giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi. Trường hợp chủ nhà muốn được nộp ngay, UBND quận, huyện phối hợp với Cục thuế Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Thành phố tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận tiện cho người dân trên địa bàn quận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính – Nhà đất để đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ” vào Giấy chứng nhận và vào sổ đăng ký quản lý. 3/ Sở Địa chính – Nhà đất, phòng Địa chính – Nhà đất quận, huyện và UBND cấp phường có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận và theo dõi biến động nhà, đất theo mẫu quy định, đồng thời tổ chức nghiệm thu để đưa vào quản lý. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định 65/QĐ - UB Căn cứ quyết định số 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau đây. Bước 1: Thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận: UBND huyện quyết định thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận theo đề nghị của UBND xã , bao gồm các thành viên: - Chủ tịch UBND xã : Chủ tịch Hội đồng; - Chủ tịch HĐND xã : Phó chủ tịch Hội đồng; - Cán bộ Địa chính xã : Uỷ viên thường trực; - Chủ tịch MTTQ xã : Uỷ viên; - Cán bộ Tư pháp ; Thống kê : Uỷ viên; Khi xét cấp Giấy chứng nhận cho thôn nào thì mời Trưởng thôn đó làm Uỷ viên. Hội đồng thành lập 1 tổ công tác gồm những người có trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật do cán bộ Địa chính làm tổ trưởng để giúp hội đồng phân loại hồ sơ trước khi đưa ra xét duyệt. Bước 2: Tổ chức kê khai đăng ký quyền sử dụng đất 1/ UBND xã tổ chức cho nhân dân kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Hội đồng xét cấp GCN chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và tổ chức việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình đang sử dụng đất tại địa bàn xã. Hồ sơ kê khai đăng ký gồm: - Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu). - Hồ sơ kỹ thuật thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất được UBND xã xác nhận. - Các giấy tờ có liên quan về quyền sử dụng đất (nếu có). 2/ Phân loại và xét duyệt hồ sơ kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Tổ công tác của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận phân loại hồ sơ kê khai và trình Hội đồng xét duyệt theo các loại sau: - Các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định. - Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, cần xem xét và có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. 3/ Niêm yết công khai kết quả phân loại, xét duyệt. Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận niêm yết công khai kết quả phân loại, xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 10 ngày tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã hoặc các thôn để nhân dân kiểm tra, phát hiện những trường hợp phân loại, xét duyệt chưa đúng. Sau thời gian công khai hồ sơ, Hội đồng tổ chức xác minh và giải quyết các khiếu nại (nếu có), lập Tờ trình và Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; các trường hợp cần xử lý trước khi cấp Giấy chứng nhận, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Bước 3: Phòng Địa chính – Nhà đất có trách nhiệm thẩm định và báo cáo cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: 1/ Nội dung thẩm định: - Kiểm tra danh sách các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Thẩm định tính đầy đủ và chính xác của các loại Hồ sơ, Tờ trình về việc cấp Giấy chứng nhận. 2/ Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, kèm theo báo cáo thẩm định gồm: - Trích ngang của các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Dự thảo Quyết định cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký. 3/ Thống nhất với uỷ ban nhân dân xã báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện quyết định biện pháp xử lý đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận 4/ Tham mưu giúp uỷ ban nhân dân huyện báo cáo uỷ ban nhân dân thành phố (qua sở địa chính – nhà đất) phê duyệt cấp giấy chứng nhận với các trường hợp thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân thành phố (kèm theo hồ sơ của các trường hợp và danh sách trích ngang) Bước 4: Tổ chức giao giấy chứng nhận. Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ khi UBND huyện hoặc UBND thành phố phê duyệt cấp Giấy Chứng nhận, UBND xã tiến hành 1/ Thông báo công khai cho nhân dân biết các nội dung sau - Danh sách các trường hợp được cấp Giấy Chứng nhận. - Các khoản tiền phải nộp (hoặc được chuẩn nộp) ngân sách nhà nước theo quy định trước khi nhận Giấy Chứng nhận - Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấu Chứng nhận, lý do và hướng giải quyết. 2/ Tổ chức giao giấy chứng nhận cho từng hộ tại UBND xã hoặc từng thôn, vào sổ theo dõi cấp Giấy Chứng nhận 3/ Lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính Phòng địa chính – nhà đất huyện có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với UBND các xã để lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp Giấy Chứng nhận quy định tại thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất 4.6 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm các cơ quan tổ chức sau: 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn biển với quyền sử dụng đất ở. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương II: Thực trạng công tác đăng ký cấp GCN QSD đất ở trên địa bàn quận Long Biên qua 2 năm thành lập 2004 – 2005 Giới thiệu chung về quận Long Biên Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Quận Long Biên được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/2004 theo nghị định số 132/NĐ-CP ngày 6/11/2003 trên cơ sở tách từ toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khôi và các khối thị trấn: Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang, thuộc huyện Gia Lâm.Tuy mới được thành lập, nhưng quận Long Biên có đặc điểm về điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay Quận Long Biên có 14 phường: Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khôi, Sài Đồng, Đức Giang, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Phúc Đồng, Phúc Lợi với tổng diện tích tự nhiên 6038,24 ha; dân số 170.706 người. Bảng diện tích tự nhiên các phường Quận Long Biên ( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên) Phường Diện tích (ha) Phường Diện tích (ha) 1. Gia Thuỵ 120,32 8. Ngọc Thuỵ 898,99 2. Ngọc Lâm 113,04 9. Việt Hưng 383,44 3. Bồ Đề 379,92 10. Long Biên 723,13 4. Phúc Đồng 494,76 11. Thạch Bàn 527,21 5. Phúc Lợi 619,69 12. Cự Khôi 486,94 6.Thượng Thanh 488,09 13. Đức Giang 240,64 7. Giang Biên 471,41 14. Sài Đồng 90,67 Vị trí địa lý: Quận Long Biên là cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh,Gia Lâm. Quận Long Biên thuộc tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc, theo quy hoạch chung được xây dựng là một trong những trung tâm công cộng lớn của thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Diện tích quận Long Biên rộng, trên địa bàn tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Quốc lộ 5 nối liền các tỉnh phía Bắc, Cảng Hải Phòng, Cái Lân, sân bay Nội Bài và có nhiều loại hình giao thông thuận tiện nối với trung tâm thành phố. Vì vậy Quận Long Biên trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội. Do được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của 3 thị trần Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang và 11 xã hiện nay quận Long Biên có diện tích đất tự nhiên là 5993,02 ha, chiếm 6,55% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố và chiếm 34,47% huyện Gia Lâm cũ, trong đó đất đô thị chiếm 83,42% vì thế quận Long Biên hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Cơ cấu sử dụng đất quận Long Biên tính đến ngày 1/1/2005 như sau: + Tổng diện tích tự nhiên là: 5993.02 ha. Trong đó. - Đất nông nghiệp: 2004.02 ha, chiếm 33.44 % Tổng diện tích tự nhiên toàn quận. - Đất phi nông nghiệp: 3819.7 ha, chiếm 63.74% Tổng diện tích tự nhiên toàn quận. - Đất chưa sử dụng: 169.31 ha, chiếm 2.82% Tổng diện tích tự nhiên toàn quận. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quận Long Biên năm 2004 Quận Long Biên có nhiều ao, hồ, đầm tự nhiên và có hệ thống sông kênh rạch dồi dào thuận lợi cho việc tưới tiêu thuỷ lợi và điều hoà môi trường sinh thái. Quận giáp với 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, trong đó sông Hồng chảy qua là 30 km, sông Đuống chảy qua la 17,5 km. Đất của quận Long Biên chủ yếu có 3 loại: đất phù sa đê, đất phù sa ngoài đê và đất bạc màu. phần lớn đất đai của Quận thuộc đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đuống bồi đắp. Đây là loại đất rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bố đều ở khắp nơi các phường trong Quận, nhóm đất bạc mầu tập trung chủ yếu ở giáp huyện Đông Anh. Về khí hậu, nhìn chung Quận Long Biên có điều kiện khí hậu chung với khí hầu Hà Nội, thuộc vùng Đồng băng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới và cận nhiệt đới, là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa vùng Đông á (gió mùa Đông Bắc) từ tháng 10 đến tháng 4 và gió mùa Đông Nam xuất hiện trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình cả năm 23,40C, độ ẩm trung bình cả năm là 84,5%, lượng mưa trung bình cả năm là 1802 mm, khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong tháng 7 và 8 thường xảy ra bão là điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống người dân nói chung. Về quốc phòng an ninh, đất đai sử dụng cho mục này chiếm 1 tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của quận gồm khu sân bay Gia Lâm, khu trại pháo quân đội…. Nhìn chung tuy mới đi lên từ một huyện ngoại thành nhưng quân Long Biên bước đầu đã có nhiều mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Đây là nền tảng quan trọng để quận Long Biên đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân xứng đáng là cửa ngõ Đông Bắc, tạo điều kiện cho kinh tế thủ đô ngày càng mở rộng theo hướng Đông Bắc. Điều kiện kinh tế – xã hội Là một quận được tách ra từ một huyện nông thôn ngoại thành, trong đó diện tích đất đô thị hiện tại chiếm 83,42% diện tích đất đô thị huyện cũ, Quận Long Biên đã có nhiều nền tảng cho phát triển kinh tế -xã hội. Là cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, cửa ngõ tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, với nhiều tuyến đường giao thông huyến mạch (Đường 5, Quốc lộ 1) và thuận tiện nối liền với trung tâm thủ đô, sân bay Nội Bài, Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh Quận Long Biên càng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển về mọi mặt cũng như lưu thông hàng hoá dịch vụ. Về phát triển kinh tế Những năm qua, thực hiện quy hoạch phát triển thủ đô về phía Bắc, Trung ương và thành phố đã tập trung đầu tư nhiều dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật trọng điểm, xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới làm cho diện mạo Quận Long Biên có những bước thay đổi căn bản và nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Long Biên phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hiện trên địa bàn Quận có nhiều khu công nghiệp: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Hanel, khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Đức Giang. Trong đó khu công nghiệp Sài Đồng B là một trong những khu công nghiệp làm ăn có hiệu quả nhất của thủ đô và cả nước. Địa bàn Quận Long Biên cũng là nơi tập trung 202 cơ quan đơn vị Trung ương và thành phố, 398 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hợp tác. Vì vậy Quận Long Biên có nhiều nền tảng thuận lợi của một trung tâm kinh tế hành chính, kỹ thuật tổng hợp. Năm 2004 các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận: Về công nghiệp duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất 17%, đạt kế hoạch. Định hướng phát triển công nghiệp của Quận trong tương lai được điều chỉnh với yêu cầu của Quận mới, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, ít ô nhiễm môi trường. Về thương mại tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 17%, vượt 1% so với kế hoạch được thành phố giao, nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao hiện nay đã bắt đầu hình thành và phát triển: dịch vụ y tế, dịch vụ Ngân hàng, bưu chính viễn thông, các dịch vụ phục vụ khu công nghiệp. Ngoài ra với những điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, sông ngòi cùng với truyền thống kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ lâu đời của người dân nơi đây, với nguồn nhân lực dồi dào Quận Long Biên cũng hứa hẹn là thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng hiệu quả. Quận có quy chế khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái với dịch vụ du lịch, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng: trồng rau an toàn, nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa và cây cảnh. Đặc điểm xã hội So với nhiều Quận nội thành khác trong thành phố hiện nay Long Biên có mức dân số chưa cao chỉ khoảng 170.706 người. Với diện tích tự nhiên rộng nhất, dân số Long Biên hầu như thấp nhất, mật độ dân số trung bình là 2.827 người/km2. Tuy vậy, Long Biên có nguồn lao động khá phong phú 94.092 người chiếm 55% dân số Quận. Trong đó lao động phi nông nghiệp là 80.681 người chiếm 85,87%; lao động nông nghiệp là 13.411 người chiếm 14,43%. Bảng tổng hợp cơ cấu dân số Quận Long Biên (tính đến 1/1/2004) Tên đơn vị (Phường) Số hộ đến 1/7/03(hộ) Dân số (Người) Tỷ lệ sinh % Tổng lđ (người) LĐNN (người) LĐ PNN (người) Ngọc Thuỵ 4.326 9.721 14,9 9.928 - 9.083 Ngọc Lâm 4.562 19.604 13,0 9.846 - 9.841 Bồ đề 3.956 16.159 10,8 9.062 944 8.714 Long Biên 2.329 6.994 18,4 4.224 8 1.752 Thượng Thanh 3.110 7.820 14,0 5.660 348 4.265 Đức Giang 5.532 13.153 13,9 21.689 2.472 21.689 Việt Hưng 2.010 4.600 13,2 3.722 1.395 2.627 Giang Biên 1.138 18.568 15,9 2.680 - 1.580 Phúc Đồng 1.631 7.884 14,7 3.790 1.100 2.701 Sài Đồng 3.403 9.455 15,7 5.812 1.089 5.812 Gia Thuỵ 2.379 11.300 15,0 5.251 - 8.033 Phúc Lợi 2.038 5.652 14,0 4.466 218 2.836 Thạch Bàn 2.750 25.767 13,7 5.150 1.630 3.140 Cự Khối 1.312 14.029 16,8 2.755 1.102 1.653 Tổng số 40.476 170.706 14,1 94.092 13.411 80.681 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên Cùng với nhiều hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác Quận Long Biên cũng đang có nhiều dự án xây dựng các công trình công cộng như sân chơi, vườn hoa… phục vụ nhu cầu tinh thần cho người dân. Trên địa bàn Quận hiện có 27 trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông, có 1 bệnh viện đa khoa tại phường Đức Giang đáp ứng nhu cầu sức khoẻ cho nhân dân Hiện nay, với nhiều khu công nghiệp hoạt động trên điạ bàn trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã góp phần giải quyết hàng chục nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp. Điển hình là các khu công nghiệp sau: Bảng số lượng lao động tại các khu công nghiệp Long Biên Tên khu công nghiệp (KCN) Số lao động trực tiếp KCN Sài Đồng B 3800 KCN Hanel 980 KCN Đài Tư 750 KCN Đức Giang, trong đó 5650 CT Hoá Chất Đức Giang 500 CT May Đức Giang 1200 CT Kim Khí Đức Giang 960 CT Xăng dầu Khu vực I 600 Nhà máy diêm 1700 Nhà máy nước Gia Lâm 650 CT Cầu 14 700 CT Thạch Bàn 4500 Ngoài ra với sự tăng nhanh các hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn số lượng lao động trong các ngành này cũng tăng lên nhanh chóng. 3. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội quận long biên tới công tác đăng ký cấp GCN QSD đất Quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thủ đô Hà Nội nói chung của quận Long Biên nói riêng luôn đi liền quá trình đô thị hoá.Trong các quá trình đó ở Long Biên, các khu đô thị mới đang dần được hình thành với ngày càng nhiều những cơ sở hạ tầng, những khu công nghiệp… Chúng làm thay đổi tính chất của cả một vùng, trước đây là những cánh đồng làng mạc, nay trở thành những khu đô thị mới hiện đại. Các dự án phát triển các khu đô thị mới, phát triển cơ sở hạ tầng… tất yếu dẫn đến thu hồi đất nông nghiệp, đất ở, rồi đền bù giải phóng mặt bằng làm cho công tác quản lý đất đai trở lên phức tạp hơn. Việc quận Long Biên được thành lập trên cơ sở các xã, thị trấn của huyện Gia Lâm không đơn giản chỉ là vấn đề thay đổi tên gọi từ huyện thành quận, từ xã thành phường. Mà trong đó là cả một sự thay đổi lớn từ bộ máy quản lý, phương thức quản lý kinh tế, xã hội của địa phương cho đến những thay đổi của cơ sở hạ tầng, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế xã hội…. để đáp ứng nhu cầu mới đối với một quận nội thành Hà Nội. Từ những thay đổi đó gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý đất đai, do có sự thay đổi từ đất nông thôn sang đất đô thị, dẫn tới hàng loạt những thay đổi trong quan hệ đất đai (tính chất, mục đích sử dụng, giá cả đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đối với đất đai…). Đó cũng là điều kiện ảnh hưởng tới công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên điạ bàn quận Long Biên. Là 1 quận được chia tách từ huyện Gia Lâm, do vậy hạ tầng đô thị có xuất phát điểm thấp, chỉ đáp ứng được từ 20-30% so với yêu cầu của một quận nội thành. Công tác quy hoạch trước đây được xây dựng trên cơ sở của một huyện ngoại thành nên chứa đựng nhiều nội dung cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy có một số dự án quy hoạch đã được duyệt và triển khai góp phần tạo nên tốc độ đô thị hoá nhanh nhưng bộ mặt đô thị còn manh mún, chắp vá, không được tổ chức có hệ thống và định hình không rõ nét. Các quy hoạch chi tiết đã có là các quy hoạch cắt rời của các khu công nghiệp và khu đô thị mới, chưa đạt được tính đồng bộ thống nhất do chưa có quy hoạch 1/2000 trên toàn địa bàn quận. Việc thiếu quy hoạch cũng ảnh hưởng tới quản lý đất đai nói chung, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trước đây của huyện Gia Lâm cũng có ảnh hưởng lớn tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của quận Long Biên. Với tình hình quản lý của một huyện ngoại thành còn lỏng lẻo, tình trạng sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai là rất phổ biến. Đặc biệt là từ khi có thông tin quy hoạch của thủ đô (việc thành lập quận Long Biên) thì các hiện tượng này càng trở lên nghiêm trọng. ở 1 số phường, với đặc điểm là đất nông nghiệp không nằm tập trung mà nằm phân tán trong các khu dân cư, do vậy xuất hiện các hiện tượng lấn chiếm đất công, mua bán trao tay và tranh thủ làm nhà trên đất nông nghiệp. Tiếp đó, từ khi có quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập quận Long Biên, cùng với giá cả của đất tăng cao, tốc độ xây dựng và hiện tượng mua bán nhà đất trở lên sôi nổi hơn. Trong đó các vụ mua bán trao tay trở lên ngày càng nhiều. Việc này ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này của quận Long Biên, do biến động đất đai, mục đích sử dụng đất thay đổi, cũng như các thông tin về chủ sử dụng đất thay đổi….. Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Long Biên có ảnh hưởng lớn tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quận. Nó là đặc trưng của quận Long Biên, không giống với bất cứ quận nào của thành phố. Đó là những nhân tố không thuận lợi cho công tác quản lý đất đai nói chung, cho công tác cấp giấy chứng nhận nói riêng. Đặc biệt, đối với một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, mới tiếp nhận công tác của quận, thì đó là những thách thức cần vượt qua. Do vậy, để có thể thực hiện tốt các công tác, đòi hỏi sự chỉ đạo sát xao của thành phố Hà Nội. II. Đánh giá hiện trạng công tác đăng ký, cấp GCN QSD đất ở trên điạ bàn Quận Long Biên qua 2 năm thành lập 2004-2005 Những kết quả đạt được Qua 2 năm thành lập 2004, 2005, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quận Long Biên đã đạt được 1 số kết quả khả quan: Trong năm 2004, quận Long Biên mới được thành lập và đến hết quý I/2004 Thành phố mới có quyết định uỷ quyền và văn bản hướng dẫn cho quận cấp giấy chứng nhận. Mặc dù với rất nhiều những khó khăn ban đầu của việc tiếp quản và tiến hành thực hiện trong điều kiện mới, các cán bộ địa chính của quận đã nhanh chóng bắt tay thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cơ bản thực hiện được kế hoạch của thành phố giao. Kết quả thực hiện công tác năm 2004 như sau: Kế hoạch Thành phố giao: 6.000 giấy Tổng số giấy đã cấp : 5.244 giấy Trong đó: - Cấp theo QĐ65/QĐ-UB : 3.454 giấy. - Cấp theo QĐ69/QĐ-UB 300 giấy. - Số GCN Sở trình TP cấp: 190 giấy - Chuyển dịch nhà đất : 1.300 giấy. Đạt 87,40% kế hoạch năm. Trong năm 2005, từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ năm 2004, cùng với những điều kiện mới, công tác cấp giấy chứng nhận có nhiều khả quan hơn và đạt được 1 số kết quả tích cực. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố giao năm 2005 là 9175 giấy. Văn phòng đăng ký đất và nhà quận Long biên báo cáo kết quả thực hiện như sau: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên tính đến ngày 14/12/2005 được 9220 hồ sơ đạt 100.5 % so với kế hoạch của thành phố giao. Công tác cấp giấy chứng nhận tiếp tục được tiến hành, tính đến ngày 24/12/2005, số hồ sơ đã hoàn thiện và xét duyệt là10.127 hồ sơ đạt 110,38% kế hoạch được giao. Như vậy, UBND quận Long Biên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thành phố giao (trong năm 2005), góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội là cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2005. bảng tổng hợp kết quả cấp GCN QSD đất năm 2005 (tính đến ngày 24/12/2005) tt Tên phường kế hoạch năm 2005 Số hồ sơ đã xét duyệt trong đó tỷ lệ thực hiện/kế hoạch (%) Số hồ sơ được cấp GCN số hồ sơ được vào sổ đăng ký địa chính 1 Ngọc Lâm 1200 1414 595 819 117,83 2 Sài Đồng 200 258 156 102 129,00 3 Đức Giang 500 554 257 297 110,80 4 Ngọc Thuỵ 2000 1890 1290 600 94,50 5 Bồ Đề 900 1016 754 262 112,89 6 Gia Thuỵ 300 407 66 341 135,67 7 Long Biên 950 385 371 14 40,53 8 Thạch Bàn 950 1000 868 132 105,26 9 Cự Khối 500 675 530 145 135,00 10 Giang Biên 600 711 584 127 118,50 11 Thượng Thanh 950 1162 867 295 122,32 12 Phúc Lợi 25 120 95 25 480,00 13 Phúc Đồng 50 170 100 70 340,00 14 Việt Hưng 50 365 365 0 730,00 Tổng cộng 9175 10127 6898 3229 110,38 Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Long Biên Những tồn tại Bên cạnh 1 số kết quả đạt được, nhìn chung tiến độ thực hiện công tác cấp GCN QSD đất 2 năm qua còn rất chậm, còn tồn tại nhiều hạn chế chưa khắc phục được. Có thể thấy được những hạn chế đó là: + Tiến độ lập và xét duyệt hồ sơ của các phường còn rất chậm. Dẫn đến năm 2004, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không hoàn thành kế hoạch thành phố giao. Trong năm 2005, mặc dù ngay từ đầu UBND quận đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các phường xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận cho từng tháng, từng quý, nhưng hầu hết các phường đều không hoàn thành tiến độ đề ra (trong những tháng đầu năm, tiến độ xét duyệt chỉ được đẩy nhanh vào những tháng cuối năm). Bên cạnh những phường tích cực hoàn thiện hồ sơ như Thượng Thanh, Ngọc Thuỵ, Giang Biên, Thạch Bàn, Việt Hưng, thì vẫn còn những phường có tiến độ rất chậm như Sài Đồng, Cự Khối, Long Biên, Gia Thuỵ + Chất lượng hồ sơ chưa cao, nhiều trường hợp thiếu thông tin về chủ sử dụng, thông tin nguồn gốc đất chưa rõ ràng, yếu tố về diện tích, vị trí công trình không đầy đủ… dẫn đến số lượng phải trả về nhiều, có những phường đối phó bằng hình thức trình hồ sơ đã bị trả về mà chưa được xác minh bổ sung theo yêu cầu. Trong quá trình hoàn thiện và xét duyệt hồ sơ, một số phường vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định phân loại xét duyệt hồ sơ như: - Hồ sơ chuyển dịch nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, các công trình khác. - Hồ sơ nằm trong quy hoạch đã có quyết định thu hồi. Những hồ sơ của các hộ gia đình được UBND xã trước đây tự cấp đất trái thẩm quyền, không thông tin đầy đủ chính xác thời điểm giao đất, các giấy tờ liên quan. Nhưng Hội đồng xét duyệt hồ sơ vẫn thông qua và trình UBND quận cấp giấy chứng nhận. + Công tác thẩm định ở Phòng Đăng ký đất và nhà chưa đồng bộ, thống nhất. Còn tình trạng tùy tiện trả hồ sơ không rõ lý do. Trách nhiệm mỗi cá nhân chưa cao. + Trong quá trình thực hiện do tính chất phức tạp của các hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất, việc xác định nguồn gốc, chủ sử dụng thay đổi. Mặt khác trong một thời gian dài do buông lỏng quản lý về đất đai, hồ sơ địa chính cập nhật không đầy đủ đồng bộ (Bản đồ, Sổ mục kê…). Đa số các hộ đang sử dụng đều không có giấy tờ về đất chiếm 90%, các hộ sử dụng đất, nhận thừa kế, chia cho, chia tách thửa không làm các thủ tục đầy đủ theo quy định nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập hồ sơ đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Một số cán bộ, nhân viên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đầu tư nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng trong thực tiễn nên hiệu quả công việc chưa cao, đặc biệt là đối với cán bộ địa chính cấp phường. Việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với UBND các phường còn hạn chế. Một số phường do trước đây buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai dẫn đến còn tình trạng cấp đất trái thẩm quyền, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang an toàn bảo vệ các công trình … chưa được giải quyết dứt điểm. + Phải kể đến một tồn tại lớn nữa là việc số hồ sơ tồn đọng còn nhiều, đã được kê khai từ lâu, đến khi xét cấp giấy chứng nhận đã có nhiều biến động, nên nhiều nội dung được xét làm căn cứ cấp giấy chứng nhận không đủ. Đây là một số tồn tại cần được giải quyết và khắc phục để có thể hoàn thành tốt hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận nói chung, quản lý đất đai nói riêng của quận Long Biên. Nguyên nhân Các vấn đề còn tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Long Biên 2 năm vừa qua là do nhiều nguyên nhân gây ra. Có cả các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân cũ cùng với những nguyên nhân mới phát sinh. Tất cả các nguyên nhân đó có thể chia thành nhóm các nguyên nhân chủ yếu sau: 3.1 Nguyên nhân do quy trình thủ tục và cơ chế phát luật liên quan đến công tác cấp GCN QSD đất. ở nước ta, có thể thấy rằng thủ tục hành chính và cơ chế pháp luật đang trong quá trình từng bước hoàn thiện. Hiện nay, không chỉ riêng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà trong rất nhiều các công tác khác, thủ tục hành chính và cơ chế pháp luật đang là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả của công tác đó. Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Long Biên, quy trình thủ tục và các chính sách pháp luật liên quan gặp một số vấn đề vướng mắc cần được khắc phục là: - Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai chưa kịp thời, nhiều nội dung còn chung chung nên đã gây nhiều khó khăn cho các cấp các ngành khi thực hiện. Chậm có quy định của Thành phố và hướng dẫn của Sở chuyên ngành. Việc Luật đất đai thay đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 nhưng Nghị định 181/NĐ-CP/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ đến ngày 29/10/2004 mới ban hành nên UBND thành phố và Sở chuyên ngành chưa có sự chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời dẫn đến sự lúng túng khi thực hiện với tâm lý vừa làm, vừa chờ gây tình trạng ách tắc trong khâu xét duyệt hồ sơ ở cấp phường. - Chưa có hướng dẫn cụ thể về hành lang bảo vệ đê khi xét cấp GCN quyền sử dụng đất giữa Pháp lệnh bảo vệ đê điều năm 1990 và Nghị định 171/NĐ-CP của Chính phủ. - Các trường hợp thuộc khu vực cấp đất trái thẩm quyền theo kháng nghị 712 và quyết định 361/QĐ-UB của UBND huyện Gia Lâm hiện vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo cụ thể của cấp có thẩm quyền nên gần 500 trường hợp vẫn chưa được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND các phường chưa thật sự sát sao, chưa coi trọng và tập trung đúng mức cho công tác cấp giấy chứng nhận. Phương pháp lập hồ sơ còn máy móc, cầu toàn, chưa thật sự cải cách vì vậy mà số lượng hồ sơ chuyển về phòng Tài nguyên và môi trường là rất thấp. Nguyên nhân làm chậm tiến độ xét duyệt hồ sơ là do thiếu quy hoạch chi tiết khu đất ở. Hơn nữa, khi hoàn thiện hồ sơ phải đi kiểm tra thực địa và ký nhận ranh giới các chủ hộ liền kề và cụm dân cư mất nhiều thời gian, mặt khác các hộ dân chưa thấy được ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giúp cán bộ địa chính hoàn thiện hồ sơ để xét cấp giấy chứng nhận. Nguyên nhân do trình độ hiểu biết và ý thức phát luật của người dân Quận Long Biên Đối với người dân tại các quận nội thành trước đây của Hà Nội như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa… thì việc đăng ký cấp sổ đỏ không phải là vấn đề xa lạ, vì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị đã được tiến hành ở nơi đây từ những năm trước. Tuy nhiên, đối với quận Long Biên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trước đây do huyện Gia Lâm và UBND thành phố Hà Nội thực thi. Đất ở trước đây của quận được xét vào loại đất ở nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất ít và không phổ biến. Do vậy, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là khá xa lạ đối với hầu hết người dân quận Long Biên. Cho nên, từ khi quận Long Biên được thành lập, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị mới thực sự diễn ra mạnh mẽ. Nhận thức của nhân dân các xã ngoại thành trước đây về các cơ chế, chính sách còn chưa được nắm bắt kịp thời với trình độ nhận thức của khu dân cư đô thị. Mặt khác, công tác tuyên truyền ở các cấp, các ngành chức năng chưa thường xuyên liên tục nên dẫn tới sự hiểu biết của nhân dân và các đối tượng sử dụng đất về Luật đất đai còn hạn chế trong công tác quản lý sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân do năng lực và phẩm chất của cán bộ làm công tác cấp GCN QSD đất trên địa bàn Quận Long Biên. Là một quận vừa mới thành lập, do đó đội ngũ cán bộ quản lý đất đai nói chung, làm công tác địa chính nói riêng gặp phải những khó khăn đáng kể, gây ảnh hưởng tới công tác cấp giấy chứng nhận. - Cán bộ phòng Địa chính nhà đất và đô thị do tách quận nên số lượng thiếu, phương tiện, điều kiện làm còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được kịp khối lượng công việc. 1 số cán bộ còn trẻ nên còn ít kinh nghiệm trong công tác. - Từ khi quận đi vào hoạt động đến tháng 4/ 2004 UBND thành phố ra quyết định số 60/QĐ - UB ngày 20/4/2004 về việc cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 65/2001/QĐ - UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố đối với những trường hợp ở các phường của UBND quận Long Biên trước đây thuộc các xã của huyện Gia lâm. Mặt khác trong thời điểm này diễn ra bầu cử HĐND ba cấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định công tác cán bộ ở các Phường. - Cán bộ Địa chính phường thiếu, kinh phí hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của 1 số cán bộ Địa chính cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai tại địa phương, khả năng nghiên cứu Luật đất đai và các văn bản thi hành Luật còn hạn chế, chưa hoàn toàn độc lập tự chủ trong công tác quản lý đất đai. - Cùng với việc thiếu cán bộ, việc phân công cán bộ tại phòng Đăng ký Đất và Nhà trực thuộc phòng Tài nguyên và môi trường chưa hợp lý làm ảnh hưởng tới tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một cán bộ không được chuyên môn hoá trong công việc mà phải đảm nhận nhiều khâu, nhiều công việc trong công tác cấp giấy chứng nhận. Nguyên nhân khác - Trải qua một thời gian dài trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước ta dưới thời bao cấp nên hồ sơ quản lý đất đai không có hoặc có nhưng không đầy đủ. Bản đồ đo vẽ năm 1960, năm 1974 thiếu hệ thống sổ sách như sổ mục kê, sổ Đăng ký cấp giáy chứng nhận bị thất lạc hoặc không đầy đủ. Mặt khác tốc độ đô thị hoá tại các phờng đô thị nhanh bản đồ gốc địa chính đo vẽ năm 1993 đã quá lâu không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận . - Trong năm 2004 tiến hành bầu cử HĐND 3 cấp, nên các phường trong 6 tháng đầu năm 2004 chưa có nhiều hồ sơ trình Hội đồng xét duyệt cấp giấy chứng nhận của quận để cấp giấy chứng nhận. - Nhiều hộ nằm trong vùng quy hoạch các khu đô thị Việt Hưng – Sài Đồng – Thạch Bàn, chỉnh trang đường Ngô Gia Tự, Cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài. Các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không có hoặc thiếu. - Trong năm 2005 các phường phải triển khai công tác Kiểm kê đất đai. Một số phường phải tập trung công tác giải phóng mặt bằng như Long Biên, Đức Giang; Có phường vướng mắc trong công tác cán bộ như Ngọc Lâm; Có phường còn trì trệ như Sài Đồng, Long Biên… - Trong quá trình kê khai đăng ký của các chủ hộ gia đình không chính xác về diện tích về hình thửa, kích thước, thiếu thông tin về nguồn gốc đất ở nhà ở và tình hình sử dụng đất ở và nhà ở dẫn đến việc hoàn thiện phân loại hồ sơ chậm. - Các phường chưa tập trung hoàn thiện hồ sơ tổ chức xem xét phân loại xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định còn nặng về xử lý nên không đẩy nhanh tiến độ. Mặc dù đã có kế hoạch của UBND quận về lịch xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đa số các phường đều chưa thực hiện được đúng kế hoạch. Chương III. 1 số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp GCN QSD đất ở trên địa bàn quận Long Biên I. Phương hướng chỉ đạo Qua 2 năm thành lập, quận Long Biên đã có được một số thành tựu nhất định trong nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó có công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nắm được vai trò quan trọng của công tác này, thành phố Hà Nội và UBND quận Long Biên đã giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phòng Đăng ký Đất và Nhà quận Long Biên thực hiện. Trong năm 2006, phòng tiếp tục nhận được nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận với kế hoạch được giao là cấp 6832 giấy cho các phường. 2 năm qua, bên cạnh một số thành tích đạt được thì công tác cấp giấy chứng nhận vẫn còn một số tồn tại nhất định. Do vậy để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm tới, cũng như để có thể làm tốt công tác sau này, phòng Đăng ký Đất và Nhà đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm 2006 là: 1/ Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của Quận uỷ, UBND quận và các sở ban ngành thành phố có liên quan. 2/ Tổ chức công tác tuyên truyền và ý nghĩa của việc cấp GCN để nhân dân biết và phối hợp thực hiện nhằm hoàn thành chỉ tiêu cấp GCN do thành phố giao. 3/ Kiện toàn bộ máy cán bộ chuyên môn Địa chính, Đô thị từ quận tới phường để đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn. 4/ Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan và chính quyền cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 5/ Tăng cường công tác kiểm tra và trực tiếp cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn công tác chuyên môn, tháo gỡ những vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm tra tình hình vi phạm đất đai, kiến nghị xử lý theo quy định pháp luật. 6/ Bồi dưỡng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho chính quyền cơ sở. 7/ Công bố công khai quy hoạch để nhân dân biết để thực hiện, hoàn chỉnh hồ sơ Địa chính, tổ chức quản lý hồ sơ theo quy định hiện hành. II. Giải pháp II.1. Về quy trình, thủ tục đăng ký, cấp GCN QSD đất Cấp giấy chứng nhận là hoạt động quản lý của Nhà nước được tiến hành theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ. Từ việc đăng ký đến khi hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo các khâu, các bước rõ ràng. kết quả của bước trước sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện bước sau. Do vậy, một quy trình được xây dựng tốt sẽ giúp cho việc thưc hiện công tác được tốt. Vì vậy, với quy trình cấp giấy chứng nhận như hiện nay ở Long Biên cần phải tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục cho hoàn thiện hơn. - Để có thể đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận ở quận Long Biên trong thời gian tới, một trong những giải pháp trước hết là cần tăng cường cơ chế “một cửa” tại các phường trong công tác này. Người dân ở các phường làm hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay tại phường. Phường vừa là nơi nhận hồ sơ vừa là nơi trả giấy chứng nhận dưới sự kiểm soát của quận. Việc thực hiện cơ chế một cửa giúp người dân bớt phải đi lại nhiều trong việc đăng ký, kê khai hồ sơ và lấy giấy chứng nhận, đồng thời giúp giảm sự tập trung hồ sơ cần xét duyệt ở cấp quận. - Qúa trình xét duyệt hồ sơ cần phân cấp rõ ràng, tránh trùng lặp theo hướng tăng cường thẩm định cấp phường, giảm dần thẩm định cấp quận. Để làm tốt được việc này cần cắt cử cán bộ cấp quận xuống các phường tham gia hội đồng xét duyệt, đồng thời quy định chặt chẽ mối ràng buộc và trách nhiệm pháp lý của các cá nhân trong hội đồng xét duyệt - Ngoài ra, việc kiểm tra thực địa thửa đất khi xét duyệt hồ sơ cũng gây mất nhiều thời gian cho cán bộ địa chính quận. Để có thể giảm được công việc này cần giao cho cán bộ phường thực hiện trước khi đưa hồ sơ lên quận. Tiếp tục thực hiện Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tham mưu giúp UBND Quận ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các công việc chuyên môn của ngành. Xây dựng quy trình cấp GCN theo tinh thần cải cách hành chính trên nguyên tắc rõ từng công đoạn với thời gian cụ thể, xác định trách nhiệm tới từng cá nhân theo địa bàn và tiến độ; Lập bản hướng dẫn công tác cấp GCN đối với những trường hợp điển hình, hướng dẫn chi tiết việc xử lý đối với các trường hợp phức tạp hay gặp phải. II.2. Về các nhân tố ảnh hưởng Cơ chế chính sách phát luật về đất đai, nhà ở Mặc dù các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai cũng như hướng dẫn thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nội dung tương đối rõ ràng, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn nảy sinh những vấn đề bất cập mà trong các văn bản chưa có hoặc khó áp dụng. Do vậy, khi tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận, gặp những trường hợp phức tạp cán bộ phường cũng như cán bộ quận cần có những kiến nghị kịp thời lên cấp trên để UBND thành phố có những quyết định hướng dẫn kịp thời. Cần phải rà soát lài các văn bản liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tránh sự chồng chéo giữa các văn bản. Cần ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có nội dung cụ thể hơn ở cấp quận, cấp phường để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quận, từng phường. Trình độ hiểu biết và ý thức phát luật của người dân Là một quận mới thành lập, do vậy còn tồn tại rất nhiều những người dân chưa nắm vững các quy định của pháp luật, thiếu hiểu biết làm cản trở tiến độ cấp giấy chứng nhận. Do vậy, trong thời gian trước mắt, quận Long Biên cần tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân về luật đất đai cũng như những quy định của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thành lập các địa điểm giải đáp pháp luật tại các phường. - Trong hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát kèm những văn bản hướng dẫn thực hiện cho người dân…… - Tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai qua hệ thống phát thành của các phường, của quận. Bên cạnh hình thức giáo dục, tuyên truyền thực hiện biện pháp hành chính bằng cách ban hành những quy định xử phạp chặt chẽ đối với những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Đội ngũ cán bộ làm công tác cấp GCN QSD đất Trước hết, phải nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp Đảng uỷ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai để tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của Quận uỷ, UBND quận và các sở ban ngành thành phố có liên quan. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ địa chính phường có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao tham gia vào công tác cấp giấy chứng nhận. Kiện toàn Hội đồng xét cấp GCN ở phường với đầy đủ thành phần theo quy định. Chấn chỉnh đội ngũ cán bộ chuyên môn ở Phòng và ở phường, từ chối ký hợp đồng tiếp đối với cán bộ không hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận. Thường xuyên mở các đợt tập huấn, bồi dưỡng công tác chuyên môn, kiến thức pháp luật cho cán bộ địa chính Phòng Đăng ký Đất và Nhà quận và cán bộ phường. Tham mưu UBND quận, phòng Tổ chức chính quyền củng cố bộ máy cán bộ địa chính, đô thị từ quận tới cơ sở cả về số lượng và chất lượng đảm bảo thực hiện tốt công tác Quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên môi trường, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức ngành có trình độ đại học đúng chuyên ngành. Một số giải pháp khác Bên cạnh những giải pháp trên, cần thực hiện các giải pháp về tổ chức thực hiện cũng như các giải pháp để nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Tổng rà soát công tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất ở và QSH nhà ở, hoàn thiện và đề xuất UBND thành phố cho ý kiến chỉ đạo đối với các hồ sơ còn vướng mắc về nguồn gốc đất và hiện trạng các hộ đang sử dụng nhằm giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác cấp GCN, tiến tới thành lập bản đồ Địa chính chính quy và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Tăng cường kiểm tra, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm Luật đất đai, lấn chiếm đất công xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất lấn chiếm. Triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nguồn tài nguyên. Xây dựng quy chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà theo tinh thần rõ người, rõ việc rõ thời gian và trách nhiệm, thực sự cải cách hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khẩn trương thiết lập hồ sơ đối với các cụm dân cư, tổ dân phố mà có nguồn gốc sử dụng đất có tính ổn định cao, không có tranh chấp. Xây dựng kế hoạch cấp GCN cho từng tuần của từng tháng, gắn trách nhiệm đối với cán bộ thực hiện kế hoạch. Trước hết các phường phải tổ chức phát tờ khai bổ sung cho tất cả các chủ sử dụng đất trên địa bàn chưa được cấp GCN để bổ sung thông tin theo quy định, đồng thời nắm chính xác số lượng GCN cần phải cấp theo địa giới hành chính của từng phường để xây dựng kế hoạch thực hiện sát thực Kết luận Ngày nay, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhu cầu về đất đai, trong đó có đất ở đô thị ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đất đai trở thành một hàng hoá trong thị trường bất động sản đầy sôi động. Do sức ép của nhu cầu phát triển và đòi hỏi nhu cầu cuộc sống, các hiện tượng mua bán đất, lấn chiếm đất công vẫn diễn ra tràn lan. đặc biệt, Long Biên là một quận được thành lập từ một huyện ngoại thành, với hành lang pháp lý thiếu chặt chẽ, sự thiếu đồng bộ của bộ máy quản lý Nhà nước trước đây thì hiện tượng vi phạm trên càng phổ biến. Việc vi phạm trên gây thiệt hại lớn tới quỹ đất của Nhà nước cũng như của quận Long Biên. Việc quản lý tốt nguồn vốn đất đai trong thời gian tới là một yêu cầu rất cần thiết được đặt ra đối với chính quyền quận Long Biên. Qua 2 năm thành lập, một trong những biện pháp quản lý đất đai được chú trọng là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nắm bắt được vai trò quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quận Long Biên đã coi đây là một nhiệm vụ cần tập trung thực hiện và phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Trong quá trình thực hiện công tác này, quận Long Biên đã đạt được một số những kết quả khả quan, tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu xót. Qua đề tài này, em mong được đem lại cái nhìn tổng quan cho người dân, cũng như cơ quan quản lý quận Long Biên thấy được về vấn đề đăng ký cấp giấy chứng nhận tại địa phương mình. Từ đó, em mong rằng đề tài sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận tại quận. Một lần nữa, em chân thành cảm ơn thầy giáo – ThS Nguyễn Hữu Đoàn. Chân thành cảm ơn các cô, các chú và các anh chị tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Quản lý đô thị – GS.TS Nguyễn Đình Hương, ThS Nguyễn Hữu Đoàn – NXB Thống kê 2003. 2. Giáo trình Kinh tế đô thị – GS.TS Nguyễn Đình Hương, ThS Nguyễn Hữu Đoàn – NXB Giáo dục Hà Nội 2002. 3. Luận văn tốt nghiệp 42-14 Địa chính 4. Luận văn tốt nghiệp 43-01 Môi trường và đô thị 5. Luật Đất Đai 2003. 6 .Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. 7. Nghị định 60/NĐ-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. 8.Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 10/08/2004 của UBND thành phố về việc phân cấp quyền thẩm định, quyết định cấp giấy chứng nhận tại đô thị Hà Nội giữa UBND thành phố và các quận, huyện. 9. Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/08/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành sửa đổi “quy trình kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội” 10. Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “ quy trình về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội” 11. Quyết định số 24/2004/QĐ-TNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định vềgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 12. 1 số các báo cáo tổng kết, bảng biểu, số liệu của quận Long Biên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32325.doc
Tài liệu liên quan