Chuyên đề Một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn

Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là một kênh thông tin giúp cho Ngân hàng đối phó với các vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về các doanh nghiệp, các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, của Nhà nước. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thực tế thông tin tín dụng mà Trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng, còn thiếu tin cậy. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. 2.2. Thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Để hiểu rõ thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng, chúng ta cần xem xét nợ quá hạn qua các khía cạnh sau: 2.2.1. Theo loại cho vay: Bảng 4: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại cho vay. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 10.046 55,34 10.761 57,34 7.071 52,60 Trung dài hạn 7.462 41,11 7.359 39,22 5.727 42,60 Cho vay khác 645 3,55 645 3,44 645 4,80 Tổng cộng 18.153 100,00 18.765 100,00 13.443 100,00 Tỷ lệ NQH/Dư nợ 3,01 2,28 1,49 Nguồn; Báo cáo tín dụng năm 2000, 2001,2002 Đơn vị: triệu VNĐ Nhìn vào bảng cơ cấu nợ quá hạn theo loại cho vay, ta nhận thấy tổng dư nợ quá hạn năm 2002 giảm mạnh so với năm 2001, trong khi hai năm trước con số này ở mức trên 18 tỷ VNĐ. Trong từng chỉ tiêu cụ thể, năm 2001 so với năm 2000 thay đổi không đáng kể, nhưng từ năm 2002, các chỉ tiêu đã cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ nơ quá hạn/ Dư nợ năm 2002 là 1,49 so với năm 2001 là 2,28 điều này có được là do tổng dư nợ quá hạn năm 2002 giảm so với năm 2001, nhưng dư nợ cho vay năm 2002 lại tăng so với năm 2001. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng nỗ lực trong việc thu nợ đến hạn, đặc biệt là với các dự án gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu khó khăn áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu nợ, cố gắng không để phát sinh nợ mới. Nợ quá hạn ngắn hạn hầu như không thay đổi trong hai năm 2000,2001, dư nợ mới khoảng 10 tỷ VNĐ . nhưng dư nợ này giảm mạnh trong năm 2002, trong khi dư nợ cho vay tăng đều từ năm 2000 đến nay. Điều này chứng tỏ Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đã sử dụng các biện pháp cho vay và thu nợ rất hiệu quả, cần tiếp tục phát huy. Trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn, dư nợ quá hạn cũng giảm dần từ năm 2000 đến nay, trong khi dư nợ cho vay có xu hướng tăng dần. Như vậy, trong cả lĩnh vực này Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đã hoạt động rất hiệu quả. Đối với cho vay khác, dư nợ quá hạn không thay đổi từ năm 2000 đến nay. Đây là khoản cho vay thanh toán đối với xí nghiệp quản lý Nhà nước, và Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đang nỗ lực để thu hồi nợ này. Có thể nói, trong cả ba năm mà không phát sinh dư nợ mới nào ở khoản cho vay này là một nỗ lực rất lớn của cả Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Có thể nói, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng trong thời gian qua đã hoạt động rất hiệu quả nhằm tăng dư nợ cho vay đồng thời hạn chế nợ quá hạn phát sinh, tạo lợi nhuận lớn nhất có thể cho Ngân hàng. Điều đó là do cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã phân tích, thẩm định chọn lựa các dự án cho vay rất kỹ càng, đồng thời có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. 2.2.2. Theo khả năng thu hồi Cơ sở để đánh giá các khoản nợ khó thu hồi, không có khả năng thu hồi tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng: - Khoản nợ mà khách hàng cố ý lừa đảo, không trả. - Các khoản dư nợ vay ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dich bệnh dẫn đến khó khăn không trả được nợ vay Ngân hàng. - Dư nợ của khách hàng đã có quyết định tuyên bố phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động. - Các khoản vay tư nhân, cá thể đã chết không còn khả năng trả nợ, không còn người thừa kế theo quy định. - Khoản vay không phát huy được hiệu quả đầu tư, kinh doanh thua lỗ triền miên, không được ngân sách cấp bù. - Các khoản vay mà sau khi phát mại tài sản vẫn không đủ trả nợ, người vay hết tài sản hoặc đã bị đi tù. Tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng, nợ khó đòi bao gồm: - Số nợ vay đã quá hạn trả trên 360 ngày. - Các khoản nợ được đánh giá là khó thu hoặc không có khả năng thu hồi. Nó bao gồm cả số dư nợ của các khoản vay còn trong hạn, quá hạn nhưng có đủ cơ sở để Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đánh giá là khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi. Bảng 5: cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi Đơn vị; Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) NQH thông thường 843 4,64 1145 2,42 10 0,07 NQH khó đòi 17.308 95,36 18.311 97,58 13.433 99,93 Tổng cộng 18.153 100,00 18.765 100,00 13.433 100,00 Tỷ lệ NQH/Dư nợ 2,87 2,22 1,49 Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2000, 2001,2002 Đơn vị: Triệu đồng Năm Theo số liệu trên ta nhận thấy, trong cả ba năm 2000, 2001, 2002 nợ khó đòi chiếm tỷ trọng rất lớn (đều trên 95%) trong số nợ quá hạn. như vậy hầu hết các khoản nợ quá hạn là khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi. Đó là điều mà Ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng cần quan tâm xen xét trong thời gian tới. Trong năm 2002, dư nợ khó đòi giảm mạnh so với hai năm trước, giảm hơn 5 tỷ. Nhưng trong quý IV năm 2002, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đã thu hồi được khoảng 2 tỷ đối với các công ty như; Công ty TNHH trang trí nội thất, Công ty VLXD và XNH Hồng Hà, HTX Tiến Bộ, HTX Tự Lực. Điều đó cho thấy sự cố gắng lớn Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh trong năm. Bên cạnh đó, nợ quá hạn thông thường ngày càng giảm và luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Dư nợ quá hạn thông thường năm 2001 chỉ bằng khoảng ẵ so với năm 2000, đặc biệt năm 2002 con số này chỉ là 10 triệu. Tính đến thời điểm tháng 4/2003, số dư nợ quá hạn này đã được thu hồi. Điều này cho thấy một dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay và thu hồi nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Tuy nhiên với tỷ lệ nợ khó đòi chiếm trên 95% tổng nợ quá hạn là một con số nói lên rủi ro tiềm ẩn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu nợ, xử lý các khoản nợ khó đòi này. Đối với nợ quá hạn thông thường các biện pháp xử lý, thu hồi thường không quá khó khăn và thu hồi được tỷ lệ cao. Tuy nhiên nợ khó đòi lại là vấn đề cần quan tâm để có biện pháp kiên quyết nhằm thu hồi, giảm tỷ lệ khó đòi trong thời gian tới. 2.2.3. theo thời gian quá hạn. Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) Dưới 180 ngày 251 1,38 454 2,42 5 0,04 Từ 181 - 360 ngày 592 2,91 0 0 5 0,04 Trên 360 ngày 13.907 76,61 14.910 79,46 10.528 78,32 Liên quan đến vụ án 3.401 19,10 3401 18,12 2.905 21,60 Tổng cộng 18.153 100,00 18.765 100,00 13.443 100,00 Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2000, 2001,2002 Năm Năm 2002 cả 4 chỉ tiêu trên đều giảm, đặc biệt dư nợ quá hạn dưới 180 ngày và từ 181 đến 360 ngày, mỗi chỉ tiêu dư nợ chỉ có 5 triệu VNĐ. Thực tế đến thời điểm này (tháng 4 năm 2003) khoản dư nợ quá hạn này đã được thu hồi hết. Với nợ quá hạn trên 360 ngày, có sự ổn định trọng hai năm 2000 và 2001 vào khoảng 14 tỷ VNĐ, nhưng đến năm 2002, dư nợ quá hạn đã giảm mạnh chỉ còn khoảng 10,5 tỷ VNĐ. Nợ quá hạn liên quan đến vụ án hầu như không thay đổi từ năm 2000 đến nay, 3.401 triệu VNĐ năm 2000,2001, và 2905 triệu đồng năm 2002. Trong đó có khoản nợ quá hạn liên quan vụ án của Trung tâm Công nghệ hoá môi sinh, mà khoản nợ của Trung tâm bắt đầu chuyển sang nợ quá hạn khó đòi vào năm 1994, Chi nhánh khởi kiện vào năm 1996. Đến nay, mặc dù Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng rất tích cực làm việc với cơ quan thi hành án nhưng bản án chưa được thi hành, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đang đề nghị Ngân hàng Công thương Việt Nam có biện pháp giúp đỡ và giải quyết vụ án này. Tình hình thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng trong các năm vừa qua cho thấy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đã có những bước cải tiến đáng ghi nhận trong việc hạn chế và xử lý nợ quá hạn. Tính đến 31/12/2002, dư nợ quá hạn giảm đáng kể trong khi dư nợ cho vay vẫn tăng đều, ở mức 904 tỷ VNĐ. Đâ là một dấu hiệu đáng mừng mà Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng cần duy trì và phát huy nhằm đưa Chi nhánh phấn đấu đạt mục tiêu: “phát triển – an toàn – hiệu qủa”. 3. Công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Như phân tích của phần trên thì nợ quá hạn phát sinh từ tài sản tín dụng trung dài hạn chiếm phần lớn số nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Do đó, trong các biện pháp xử lý nơ quá hạn ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng có những biện pháp xử lý theo sự chỉ đạo của Chính phủ. 3.1. Thực hiện xử lý nợ quá hạn theop chỉ đạo của Chính phủ Đối tượng xử lý: - Các đối ngoại Nhà nước. - Các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ hải sản, xây dựng, … - Tư nhân, cá thể, hộ nông dân thuộc ngành nghề: nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Phạm vi xử lý nợ quá hạn: Theo thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT/NHNH – BTC, phạm vi xử lý nợ quá hạn là: - Nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/1996 của các Ngân hàng thương mại quốc doanh mà dư nợ đó vẫn còn đến 30/9/1997. - Những khoản nợ quá hạn đã được Chính phủ cho phép khoanh từ năm 1995 về trước, sẽ được xử lý trong thanh toán công nợ giai đoạn II và các quy định khác của Chính phủ và Liên bộ. Theo công văn số 147/CP-KTTK, phạm vi được xử lý nợ quá hạn theo chỉ đạo tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng còn gồm: - Những khoản nợ chưa đến hạn (chưa được đưa vào quá hạn) song xét thấy người vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn do đó không phản ánh nợ quá hạn tại thời điểm được xử lý. - Các khoản nợ đến hạn không trả được do nguyên nhân khách quan nhưng chưa chuyển sang nợ quá hạn tại thời điểm được xử lý. - Các khoản nợ đã được Liên bộ tạm khoanh năm 1995 theo chỉ đạo của Chính phủ. - Những khoản nợ của doanh nghiệp liên doanh nhưng các đối tác trong liên doanh đã giải thể. - Nợ vay thanh toán công nợ. - Những khoản nợ Ngân hàng Công thương Việt nam cho vay theo chỉ định nhưng chưa được xử lý (nợ bị thiệt hại do thiên tai, đối tượng đã giải thể ngừng hoạt động, dự án không phát huy hiệu quả, các dự án có thời gian trả nợ dài hơn thời gian hoạt động của tài sản đầu tư, hoặc trên 10 năm). - Những khoản nợ do thiên tai thuộc đối tượng hộ nông dân, công ty tư nhân, công ty TNHH. 3.1.1. Giãn nợ: giãn nợ là việc Ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ của khoản vay từ 3 đến 5 năm, trong thời gian này Ngân hàng vẫn tính và thu lãi món nợ đó. Đối tượng giãn nợ: doanh nghiệp Nhà nước. 3.1.1.1. Nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn được xem xét giãn nợ. Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, nhưng do yêu cầu của nền kinh tế hoặc của địa phương mà doanh nghiệp đó cần phải tiếp tục duy trì hoạt động. 3.1.1.2. Hồ sơ thủ tục giãn nợ. - Văn bản đề nghị của doanh nghiệp, có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (doanh nghiệp trung ương: Bộ chuyên ngành, doanh nghiệp địa phương: cấp quyết định thành lập doanh nghiệp) về sự cần thiết duy trì hoạt động của doanh nghiệp, phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và của người cho vay. - Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và kế hoạch trả nợ Ngân hàng sau khi hết hạn giãn nợ được cơ quan quản lý chuyên ngành và Ngân hàng cho vay thoả thuận. - Khế ước vay vốn (do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng ký sao y). Đối với những món nợ sau khi được Ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn đồng ý giãn nợ, số nợ gốc được chuyển từ nợ quá hạn, nợ khó đòi sang nợ trong hạn đồng thời Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng yêu cầu khách hàng đến ký biên bản bổ xung hợp đồng tín dụng để xác định lại lịch trả nợ phù hợp với thời gian giãn nợ theo quy định. 3.1.2. Khoanh nợ. Khoanh nợ nói chung được hiểu là sự can thiệp của Nhà nước nhằm tách một phần nợ khó đòi, nợ khó có khả năng thu hồi ra khỏi tổng số nợ có vấn đề của một Ngân hàng thương mại. Nói cách khác, khi Nhà nước tiến hành khoanh nợ thì tổng số nợ có vấn đề của một Ngân hàng thương mại được chia làm 2 phần: nợ khoanh và nợ có vấn đề. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nợ khoanh theo nguyên tắc sau: - Ngân hàng thương mại khoanh nợ cho doanh nghiệp X (đồng) và chuyển số nợ đó sang tài khoản phải thu không tính lãi tiếp. Nợ vay được khoanh X (đồng) tách từ dư nợ Ngân hàng Nhà nước sang tài khoản phải thu của Ngân hàng thương mại. - Ngân hàng Nhà nước khoanh nợ X (đồng) cho Ngân hàng thương mại tương ứng, không tính lãi tiếp và khoản X (đồng) được chuyển từ tài khoản cho vay của Ngân hàng thương mại sang tài khoản phải trả của Ngân hàng Nhà nước. Đối tượng được khoanh nợ: Doanh nghiệp Nhà nước. Có thể nói khoanh nợ có tác dụng tích cực tới việc giảm nợ quá hạn của Ngân hàng thông qua: - Nâng cao khả năng thu hồi vốn vay của Ngân hàng do tình hình tài chính của khách hàng được cải thiện. - Giảm nợ quá hạn phát sinh từ nợ lãi. - Tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại cũng được cải thiện. Tuy nhiên việc khoanh nợ chỉ có tác dụng khi khách hàng trả được nợ do tình hình tài chính được cải thiện. Trong trường hợp ngược lại thì vẫn dẫn đến tổn thất và khoanh nợ chỉ là một giải pháp mang tính chất tình thế. 3.1.2.1. Nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn được xêm xét khoanh nợ. - Do những khách hàng có chức năng xuất – nhập khẩu hàng hóa trực tiếp bị ảnh hưởng của việc thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước (cấm xuất khẩu gỗ, gạo, mất thị trường). - Do sắp xếp lại doanh nghiệp. - Cho vay theo chỉ định hoặc quyết định của cấp trên (chủ yếu phát sinh ở Ngân hàng Công thương Việt nam, cho vay theo kế hoạch của Nhà nước, cho vay để thực hiện các chính sách bình ổn về giá cả…) 3.1.2.2. Hồ sơ, thủ tục khoanh nợ. - Các văn bản liên quan trực tiếp đến việc phát sinh nợ quá hạn của các doanh nghiệp. - Đề nghị của các doanh nghiệp, có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (doanh nghiệp trung ương: Bộ chuyên ngành, doanh nghiệp địa phương: uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập doanh nghiệp) , của Ngân hàng thương mại quốc doanh về nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn. - Phương án kinh doanh có hiệu quả và kế hoạch trả nợ Ngân hàng sau khi hết hạn khoanh nợ được cơ quan quản lý chuyên ngành và Ngân hàng cho vay thoả thuận. - Khế ước vay vốn (do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng ký sao y). Đối với những món nợ sau khi được Ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn đồng ý cho khoanh nợ, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng yêu cầu khách hàng đến ký biên bản bổ xung hợp đồng tín dụng để xác định lại lịch trả nợ phù hợp với thời gian giãn nợ theo quy định. Sau khi được sự đồng ý cho giãn nợ, khoanh nợ, dư nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng giảm xuống. Nhưng rủi ro tiềm ẩn từ các món nợ này vẫn tương đối cao và có thể làm phát sinh nợ quá hạn vào những năm sau do khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng thuộc diện được xử lý theo cách này chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh làm ăn thua lỗ, có dự án kém hiệu quả. Chính vì thế việc cait thiện môi trường hoạt động và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mới là giải pháp lâu dài. 3.1.3. Xoá nợ. Xoá nợ là việc xoá bỏ các khoản nợ có vấn đề ra khỏi bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Thông thường việc xoá nợ chỉ được thực hiện đối với các khoản nợ đã được khoanh mà vẫn không có khả năng thu hồi. Khi đã thực hiện việc xoá nợ thì tình hình tài chính của Ngân hàng sẽ được cải thiện rõ rệt, nợ có vấn đề giảm đúng bằng nợ được xoá. Song đối với nhà nước, việc xoá nợ sẽ làm nhà nước mất đi một phần tài sản của Nhà nước đúng bằng phần nợ đã được xoá vì khi thực hiện xoá nợ, song song với việc giảm tài sản của Nhà nước sẽ là việc giảm nguồn từ Nhà nước hay việc tăng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Cũng có khi Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành chứng khoán để tạo nguồn cho việc cấp bù vốn cho Ngân hàng thương mại. Việc xoá nợ không phải lúc nào cũng thực hiện được vì các lý do sau: - Nếu nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước không đủ thì việc xoá nợ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tiền tệ. - Việc giảm nguồn của Ngân hàng thương mại cũng có thể đưa Ngân hàng vào tình trạng rủi ro hơn. - Việc tăng vốn của Ngân hàng do ngân sách cấp cũng đồng nghĩa với việc tổn thất ngân sách, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền tài chính quốc gia. - Việc phát hành trái phiếu cũng sẽ làm tăng gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. 3.1.3.1. Nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn được xem xét xoá nợ. a. Nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh đối với các khách hàng vay là các doanh nghiệp Nhà nước, các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ hải sản, xây dựng,… tư nhân, cá thể, hộ nông dân thuộc các ngành nghề: nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và là khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân hàng. b. Đã có quyết định tuên bố phá sản của Toà án nhân dân hoặc quyết định giải thể đối với các khách hàng cho vay là các doanh nghiệp Nhà nước, các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ hải sản và là khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân hàng. c. Do khách hàng vay là tư nhân, cá thể, hộ nông dân thuộc các ngành nghề; nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đã chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật (điều 91 Bộ Luật Dân Sự) hoặc tuyên bố là mất tích (điều 88), không còn khả năng để trả nợ Ngân hàng, không còn người thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật. 3.1.3.2. Hồ sơ, thủ tục: a. Hồ sơ đề nghị xoá nợ do nguyên nhân a. - Đề nghị của bên vốn vay - Biên bản xác định thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, mất mùa, tai nạn, dịch bệnh đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ và số vốn thiệt hại, có đề nghị hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương vào thời điểm xảy ra thiệt hại, cụ thể như sau; Doanh nghiệp Nhà nước: xác nhận của UBND tỉnh, thành phố, xác nhận của Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp ( đối với doanh nghiệp Nhà nước địa phương) hoặc tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp Nhà nước trung ương), xác nhận của cơ quan chức năng có liên quan đến nguyên nhân này ở địa phương, xác nhận của Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố và Ngân hàng cho vay. Hợp tác xã: xác nhận của UBND cấp xã, phường, UBND huyện, quận, cơ quan chức năng có liên quan đến nguyên nhân này ở địa phương, Ngân hàng cho vay. Tư nhân, cá thể, hộ sản xuất: xác nhận của UBND cấp xã, phường, công an xã, phường và Ngân hàng cho vay. - Khế ước vốn vay. b. Hồ sơ đề nghị xoá nợ quá hạn do nguyên nhân b. - Quyết định tuyên bố phá sản của Toà án hoặc quyết định giải thể (có công chứng). - Phương án giải thể phân chia tài sản của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán quá trình giải thể của doanh nghiệp (hoặc báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp). - Khế ước vốn vay (do Giám đốc Chi nhánh ký). c. Hồ sơ đề nghị xoá nợ quá hạn do nguyên nhân c. - Các giấy chứng minh việc khách hàng đã chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật (trường hợp đã chết hoặc tuyên bố là mất tích, bị chết của Toà án theo các điều 60,63,99,91 của Bộ Luật Dân sự). - Khế ước vốn vay (do Giám đốc Chi nhánh ký) Chi nhánh làm tờ trình có xác định rõ số nợ đề nghị được giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ gồm cả gốc và lãi lên Ngân hàng Công thương Vịtt Nam để trình Ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn trung ương xem xét quyết định. Các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi được xoá, được khoanh 3 năm, 5 năm được hạch toán vào cùng một tài khoản tổng hợp ngoại bảng. Tuy nhiên, tài khoản này được mở chi tiết theo danh mục nợ được xoá và nợ khoanh để thuận tiện cho việc theo dõi. Là những giải pháp mang tính bao cấp nên cả khoanh nợ và xoá nợ đều có những hạn chế nhất định. Cụ thể là Ngân hàng không phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn mà mình gây ra nên có thể không thúc đẩy việc cải thiện chất lượng hoạt động Ngân hàng. Và sau khi tình hình nợ quá hạn được xử lý thì nợ quá hạn khác lại phát sinh. Rõ ràng việc xử lý theo hai biện pháp trên chỉ mang tính tình thế chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân của vấn đề nợ quá hạn. 3.2. Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng trực tiếp xử lý. Bên cạnh việc xử lý nợ quá hạn như trên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng còn có các biện pháp riêng để xử lý nợ quá hạn trong cho vay thương mại hoặc các khoản nợ không được xử lý theo chỉ đạo của cấp trên. 3.2.1. Gia hạn nợ, điều chỉnh hạn nợ. Gia hạn nợ: là việc Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thừi gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng xem xét cho gia hạn nợ. - Thời gian gia hạn nợ đối với ngắn hạn tối đa bằng thời hạn cho vay đã thoả thuận hoặc bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 12 tháng. - Thời hạn gia hạn nợ vay trung dài tối đa bằng 1/3 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ đến hạn trả chưa trả được và nếu không được gia hạn nợ thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Số lần gia hạn nợ không hạn chế. Sau khi đã được gia hạn, khoản nợ này trở thành khoản nợ thông thường. Trong thời gian gia hạn, khoản vay này phải chịu một lãi suất lớn hơn lãi suất thông thường nhưng nhỏ hơn lãi suất nợ quá hạn. Điều này kích thích khách hàng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cảnh báo cho họ biết nếu họ tiến hành sản xuất kinh doanh không có hiệu qủa, không tìm được nguồn trả nợ cho Chi nhánh thì món vay sẽ trở thành nợ quá hạn. Điều chỉnh kỳ hạn nợ: là việc Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ trong thời gian cho vay đã được xác định trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng không trả nợ vay đúng kỳ hạn đã thoả thuận như trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xác định lại số lần trả nợ và số tiền mỗi lần trả phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng và môi trường kinh tế. Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn nợ thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng chuyển số nợ đến hạn trả của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được thực hiện đối với các khoản cho vay trung và dài hạn và cả ngắn hạn. Việc đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của khách hàng cũng như việc giải quyết cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng được thực hiện trước khi đến hạn trả nợ. Khi đến hạn trả nợ, khách hàng phải trả nợ có 3 trường hợp xảy ra: - Khách hàng trả cho Chi nhánh đầy đủ số tiền nợ gốc và lãi vay. - Khách hàng chi trả một phần tiền gốc, chi nhánh chuyển số tiền nợ gốc từ nợ trong hạn sang nợ quá hạn. - Khách hàng không có khả năng trả nợ, chi nhánh chuyển số tiền nợ gốc từ nợ trong hạn sang nợ quá hạn. Các khoản nợ quá hạn phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất trong hạn. Đây là một hình phạt kinh tế do khách hàng đã không thực hiện đúng cam kết trả nợ cho Chi nhánh. 3.2.2. Khai thác. Biện pháp này được Chi nhánh với khách hàng truyền thống, có quy mô hoạt động lớn. Chi nhánh tiến hành tổ chức buổi gặp gỡ tiếp xúc, hội thảo với doanh nghiệp tại Chi nhánh hoặc tại doanh nghiệp nhằm cùng bàn bạc để giải quyết các khoản nợ quá hạn, tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể từng bước trả được gốc và lãi. Thông qua các buổi gặp gỡ cởi mở, Chi nhánh hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, từ đó đưa ra các lời khuyên về quản lý doanh nghiệp, về quy mô hoạt động, về thị trường, về đối tác làm ăn cho doanh nghiệp. Chi nhánh cho khách hàng vay ngắn hạn tạo nguồn thu để trả nợ khi khách hàng đệ trình được phương án sử dụng có hiệu quả, có tính khả thi. Trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng xen xẻét kỹ lưỡng các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, các hợp đồng mua bán hàng hoá, tình hình và triển vọng thị trường sản phẩm mà họ kinh doanh, khả năng tạo nguồn vốn với kỳ vọng là khách hàng sẽ cải thiện được tình hình tài chính và thanh toán được nợ gốc lẫn nợ mới và lãi cho Chi nhánh. 3.2.3. Đôn đốc giám sát các khoản nợ quá hạn thông thường. Khi đến hạn trả nợ, khách hàng không tự giác trả nợ cho Chi nhánh thì Chi nhánh tiến hành trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại các để thu nợ, thu lãi hoặc nhờ thu qua Ngân hàng bạn nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh không đủ để thanh toán toàn bộ và khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác hoặc yêu cầu người bảo lãnh vốn vay trả thay. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường, cán bộ tín dụng phụ trách tích cực bám sát, theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, liên tục đến địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm tra và gửi giấy nhắc nợ (có ghi rõ số nợ quá hạn, lãi suất, thời gian quá hạn, biện pháp xử lý có thể áp dụng khi khách hàng không trả được nợ), theo dõi tài khoản tiền gửi của họ có phát sinh số dư Có. Kiểm soát trưởng hoặc kiểm soát viên cùng với trưởng phòng tín dụng, cán bộ tín dụng phụ trách đơn vị kiểm tra lại việc thực hiện theo quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng để xác định lại xem có bỏ qua bước nào không, xác định lại nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn là do Chi nhánh, khách hàng hoăc do nguyên nhân khác. sau đó sẽ đến địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để rà soát tổng dư nợ vay các loại của khách hàng, xác định khả năng trả nợ của khách hàng, nguyên nhân chi tiết dẫn đến nợ quá hạn để xác định định tính chất của khoản nợ quá hạn và đưa ra các biện pháp xử lý có hiệu quả nhất. 3.2.4. Giảm miễn lãi cho khách hàng. Quy chế giảm miễn lãi vay đối với khách hàng vốn vay tại Ngân hàng Công thương Việt nam được ban hành kèm theo QĐ số 053/QĐ-HĐBT-NHCT ngày 13/6/2002. Quy chế này được áp dụng đối với bên vay thực sự có khó khăn về tài chính do các nguyên nhân khách quan, nhằm tạo điều kiện cho bên vay khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh và trả được nợ vay của Chi nhánh. Theo quy chế này, Ngân hàng giảm miễn lãi cho những khách hàng vốn vay taị Ngân hàng Công thương thuộc một trong các trường hợp sau: - Bị tổn thất về tài sản, có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn về tài chính. - Các trường hợp bất khả kháng mà pháp luật có quy định khách hàng được miễn một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự - Các khoản vay của khách hàng được xem xét giảm miễn lãi theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Lãi vay của các khoản nợ tồn đọng khó đòi từ trước 01/01/2001 được xử lý theo đề án cơ cấu lại tài chính Ngân hàng Công thương Việt nam đã được Chính phủ phê duyệt. - Mức lãi được giảm, miễn phải phù hợp với khả năng tài chính và việc thực hiện chính sách khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt nam từng thời kỳ. Ngoài ra chỉ giảm miễn lãi đối với khách hàng chưa trả phần lãi khách hàng đã trả không được tính giảm miễn lãi. Việc giảm miễn lãi được tiến hành hàng quý và phải thông qua hội đồng giảm miễn lãi theo quy định tại Quy chế này. Hồ sơ xét giảm miễn lãi gồm; - Đơn xin giảm miễn lãi của khách hàng. - Bảng kê các khoản nợ gốc, lãi đã trả, chưa trả của món vay hoặc hợp đồng vay vốn xin giảm miễn lãi. - Bản sao các hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng cầm cố , hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản (nếu có). - Tờ trình thẩm tra của bộ tín dụng hoặc của người được giao thẩm tra. - ý kiến đề nghị giảm miễn lãi của cán bộ thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro, lãnh đạo phòng kinh doanh. - Biên bản họp hội đồng miễn giảm lãi. Ngoài hồ sơ, giấy tờ theo quy định trên, các trường hợp cụ thể phải có thêm các giấy tờ theo quy định. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương được quyền quyết định giảm miễn lãi đối với khách hàng vốn vay thuộc các mức sau: - Toàn bộ phần lãi phạt quá hạn. - Phần lãi tính theo lãi suất trong hạn. Mức quyết định của Chi nhánh được xét giảm miễn lãi cho mỗi khách hàng trong một năm tối đa không quá: - 300 triệu đồng đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước. - 100 triệu đồng đối với khách hàng là các pháp nhân khác, doanh nghiệp tư nhân công ty hợp danh. 30 triệu đồng đối với khách hàng là cá nhân Việt nam, cá nhân nước ngoài, hộ gia đình, tổ hợp tác. Đối với các trường hợp khoản nợ vay đủ điều kiện được giảm miễn lãi nhưng số lãi xin giảm miễn có một phần hay toàn bộ lãi vay mượn mức trên, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng lập tờ trình và sáo hồ sơ gửi về Trụ sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. 3.2.5. Thanh lý. Sau khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thu được nợ thì Chi nhánh thực hiện các biện pháp sau; - Đối với các khoản nợ quá hạn có tài sản thế chấp, cầm cố. + Chi nhánh khuyến khích khách hàng tự bán tài sản. Đồng thời Chi nhánh giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản và bán tài sản của khách hàng để có thu nợ ngay sau khi người bán nhận đựơc tiền. + Các tài sản mà Chi nhánh đã siết nợ hoặc gán nợ có đầy đủ hồ sơ và quyền sở hữu hợp pháp thì Chi nhánh tiến hành làm việc với cơ quan nội chính, trung tâm bán đấu giá tài sản để thực hiện việc phát mại, hoá giá để hồi thu nợ. + Các tài sản mà Chi nhánh chưa có quyền sở hữu hợp pháp thì Chi nhánh tích cực làm việc với khách hàng, các cơ quan hữu quan để hoàn thành thủ tục theo quy định hiện hành và có thể xử lý một cách nhanh nhất. - Các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng bình thường nhưng lại cố tình dây dưa không chịu trả hết nợ cho Chi nhánh sẽ thông báo cho bộ chủ quản (nếu là doanh nghiệp trực thuộc bộ, ngành), UBND tỉnh, thành phố (nếu là doanh nghiệp địa phương),UBND quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn sở tại (nếu là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân) để cùng đôn đốc và dùng các biện pháp cưỡng chế để thu nợ. 3.2.6. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. Theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 1999, Chi nhánh đã tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro trong hoạt động của chi nhánh được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh mức trích lập của chi nhánh được xác định như sau: Nhóm 1: những khoản cho vay chưa đến kỳ hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ ra hạn) : 0% dư nợ. Nhóm 2: những khoản cho vay có bảo đảm quá trình trả nợ dưới 180 ngày, những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày, số tiền trả vay cho người được bảo lãnh nhưng chưa hồi được trong thời gian dưới 30 ngày: 20% tài sản nhóm này. Nhóm 3: Những khoản cho vay đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến 360 ngày, những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến 180 ngày, số tiền trả thay được người bảo lãnh nhưng chưa hồi phục được tổng thời gian từ 30 ngày đến 90 ngay: 50% tài sản nhóm này. Nhóm 4: những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên, số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên: 100% tài sản nhóm này. Khi bị tổn thất về tài sản, chi nhánh xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý: - Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi của tập thể và cá nhân gây ra phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Sau khi đã tận thu mọi khoản thu, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ của mình, phát mại tài sản cầm cố, thế chấp và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, chi nhánh sử dụng khoản dự phòng rủi ro để bù đắp với các rủi ro: + Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người được bảo lãnh là các tổ chức đã bị phá sản, giải thể hoặc không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc do Nhà nước thay đổi chính sách. + Cá nhân vay vốn bảo lãnh vay vốn đã chết, mất tích, bị tòa án kết tù giam hoặc không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi chính sách. Ngoài ra trong trường hợp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nếu không thu đủ giá trị của các khoản nợ đó thì ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp lượng thiếu hụt đó. Trường hợp số tiền dự phòng trích đầu năm không đủ để xử lý rủi ro, cần báo cáo với Ngân hàng Công thương Việt Nam cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét. Số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại thời điểm 31/12 hàng năm, chi nhánh phải hoàn lại để trả số tiền dự phòng đã trích. Số tiền thu hồi được từ những rủi ro đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro sau khi trừ các chi phí có liên quan và thuế (nếu có) hoặc hạch toán vào thu nhập bất thường trong hoạt động của chi nhánh. Nhận xét: CNNHCTII – Hai Bà Trưng có đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, được đào tạo cơ bản, có đạo đức nghề nghiệp. Khách hàng của CNNHCT II – Hai Bà Trưng đa dạng, nhiều tiềm năng, không ngừng tăng trưởng, đặc biệt tập trung nhiều Tổng công ty 90, 91 có doanh số hoạt động lớn tại chi nhánh. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp là do chi nhánh thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, phân tích kỹ tình hình tài chính của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng, nâng cao vai trò kiểm tra nội bộ, tăng cường gặp gỡ nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm kiếm các biện pháp tích cực tháo gỡ, giúp đỡ khách hàng khi gặp khó khăn, cố gắng và tích cực thu nợ đến hạn, đặc biệt là các dự án có dấu hiệu khó khăn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng. Do thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp hạn chế và giải quyết nợ quá hạn nêu trên, trong thời gian qua Chi nhánh đã thu hồi được một lượng lớn các khoản nợ quá hạn tồn đọng. Bên cạnh đó, với các cố gắng không được pháp sinh thêm nơ quá hạn nên dư nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng luôn có xu hướng giảm theo thời gian qua. **************************** - Phân loại theo thời gian quá hạn (dưới 180 ngày, từ 180 ngày đến 360 ngày, nợ khó đòi – trên 360 ngày). - Phân loại theo nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Đây là những nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Ngân hàng như: vấn đề về quản trị điều hành; không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc sử dụng vốn vay của khách hàng; cán bộ chi nhánh không thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ; cán bộ chi nhánh bị thoái hóa biến chất. + Nguyên nhân khách quan: Do nguyên nhân bất khả kháng như: cơ chế chính sách, thiên tai dịch hoạ, sắp xếp lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thay đổi cơ chế chính sách, chỉ thị của cấp trên. Do nguyên nhân về phía khách hàng như: kinh doanh thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng có chủ ý lừa đảo hoặc do khách hàng vay bị phá sản. - Phân tích theo tài sản đảm bảo (có đảm bảo, không có đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng xử lý tài sản…). - Phân tích khả năng thu hồi của các khoản nợ quá hạn. Thông qua phân tích nợ phải đề ra được hướng giải quyết và biện pháp xử lý thích hợp đối với từng nhóm khách hàng cũng như từng nhóm vay cụ thể. Các biện pháp xử lý nợ phải dựa trên cơ sở chính sách , chế độ, các quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ. 2.2.2. Đẩy mạnh công tác thu nợ. Trên cơ sở phân tích nợ định kỳ, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng cần áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi thích hợp với thực trạng từng khoản nợ quá hạn nhằm đạt hiệu quả thu hồi cao nhất, thời gian ngắn nhất, chi phí xử lý nợ thấp nhất. Khi người vay đến để thanh toán khoản nợ quá hạn thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng tiến hành thu nợ theo trình tự sau: Thu gốc quá hạn, thu lãi trong hạn, thu lãi quá hạn. Vì vậy đối với các khoản nợ đã quá hạn trên 12 tháng, nếu khách hàng chỉ có khả năng trả gốc và lãi theo lãi suất thông thường thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng nên xem xét và quyết định chỉ thu lãi theo lãi suất thông thường. Trong trường hợp khách hàng thực sự khó khăn, Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng nên thu hồi phần gốc trước và thu hồi lãi sau. Như vậy sẽ đề phòng trường hợp người vay mất khả năng trả nợ trong tương lai, giảm gánh nặng lãi quá hạn cho bên vay. Mặt khác, nếu thu lãi trước sẽ tạo thành thu nhập và phải nộp thuế cho ngân sách Nhà nước trong khi chưa thể thu hết nợ của người vay và đâyn là điều bất lợi cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Nếu bên vay đã trả được nợ gốc, chưa trả lãi thì khế ước vay vốn vẫn được lưu lại tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng và Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng cùng khách hàng thoả thuận về kế hoạch trả lãi. 2.2.3. Yêu cầu cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán doanh nghiệp Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả có nợ đọng kéo dài mặc dù Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng đã tiến hành các biện pháp để giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng có thể yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, Hội đồng quản trị tổng công ty 91 lựa chọn và quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp này. Ngoài ra, có thể tiến hành cho thuê, bán, khoán các doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi áp dụng các biện pháp này, các Giám đốc doanh nghiệp sẽ là người có năng lực, có quyền tự chủ trong kinh doanh cùng với người lao động tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, dần dần phục hồi và phát triển doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng sẽ từng bước thu hồi được nợ. Ngoài ra, với số tiền thu được do cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp có thể được dùng để trả nợ cho Chi nhánh hoặc Chi nhánh có thể tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá và tham gia điều hành doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không trả được nợ trong một số trường hợp, Chi nhánh có thể chuyển vốn vay thành vốn góp vào doanh nghiệp kèm theo là việc cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Chi nhánh chuyển số tiền đó từ hình thức cho vay sang hình thức đầu tư và trở thành người “ngồi cùng thuyền với doanh nghiệp”. Biện pháp này phụ thuộc vào quy mô vốn chủ sở hữu của Chi nhánh. Để thực hiện biện pháp này còn cần có sự đồng ý của Ngân hàng Công thương Việt Nam vì nó có liên quan đến việc đem vốn tự có của Chi nhánh đi đầu tư. 2.2.4. Chuyển giao cho tổ chức mua bán nợ tồn đọng (ODNI). Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của bản thân Chi nhánh mà còn đòi hỏi sự hướng dẫn, giúp đỡ của Chính phủ và Nhà nước trong việc ra đời ODNI. Các khoản mà Chi nhánh bán có thể là nợ có hạn thông thường, nợ khó đòi mà chi phí của nó là quá lớn hoặc Chi nhánh không muốn trực tiếp xử lý. Các khoản nợ này sẽ được bán cho ODNI và Chi nhánh nhận được một khoản tiền nhỏ hơn mà mình đã cấp tín dụng. Như vậy, Chi nhánh vẫn phải chịu một khoản rủi ro tín dụng, những chi phí này có thể nhỏ hơn chi phí mà Chi nhánh phải gánh chịu nếu giữ lại nó. Biện pháp này làm tăng tính chủ động của Chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn. Yêu cầu đặt ra với biện pháp này là Chi nhánh cần xác định rõ khoản nợ nào được bán và giá bán là bao nhiêu là phù hợp, nhằm đảm bảo được lợi ích của Chi nhánh mà ODNI có thể mua được. 2.2.5. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đây là biện pháp được dùng để xử lý các khoản nợ khó đòi mà khả năng thu hồi là rất thấp. Các khoản nợ này thường được Chi nhánh cho vay không có đảm bảo hoặc đảm bảo một phần, do đó Chi nhánh có quyền đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bị phá sản, Chi nhánh có thể thu hồi được tất cả hoặc một phần của khoản nợ gốc. Điều này tốt hơn trường hợp Chi nhánh không thu được nợ gốc, mà lại còn mất thêm chi phí giám sát, quản lý khoản nợ khi doanh nghiệp chưa bị phá sản. Khi khoản cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố thì Chi nhánh là chủ nợ có đảm bảo và do đó Chi nhánh sẽ không có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Nhưng tình hình sẽ khác đi nếu sau khi bán tài sản thế chấp, cầm cố mà không đủ thanh toán nợ cho Chi nhánh thì Chi nhánh sẽ có chủ nợ không đảm bảo và có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để thu được nợ từ tài sản còn lại của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cán bộ tín dụng cần theo dõi tình hình của doanh nghiệp để có thể bán tài sản thế chấp, cầm cố trước khi doanh nghiệp bị các chủ nợ khác yêu cầu tuyên bố phá sản. Nếu đến khi có quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Chi nhánh muốn bán tài sản thế chấp, phải có được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán Toà án, hoặc phải để cho tổ thanh toán tài sản bán. Tất nhiên giá bán lúc này không thể cao được. Như vậy, Chi nhánh đã bỏ lỡ cơ hội tối đa hoá số tiền thu được. Chi nhánh cần xác định đúng mình là loại chủ nợ nào của doanh nghiệp khi thực hiện biện pháp này nhằm có biện pháp xử lý hợp lý nhất. Các doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp này là các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho Chi nhánh sau khi đã áp dụng các biện pháp khai thác hoặc cố tình dây dưa không chịu trả nợ. 2.2.6. Xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Sau khi thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không thu hồi được nợ gốc hoặc nợ khó đòi của doanh nghiệp Nhà nước không được phép phá sản nhưng không được xử lý theo Thông tư 03, Chi nhánh sẽ ghi giảm khoản nợ khó đòi vào quỹ dự phòng rủi ro. Xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để làm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, biện pháp này mới được thực hiện từ năm 1999, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 08/02/1999. Các khoản nợ được xử lý theo biện pháp này sau đó sẽ được theo dõi ở tài khoản ngoại bảng. Khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, Chi nhánh cần kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ của bộ hồ sơ xin xoá nợ theo hướng dẫn của quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5. Việc xử lý tốt các khoản nợ bằng biện pháp này sẽ làm giảm các khoản nợ khó đòi tại Chi nhánh và giảm được thời gian, công sức theo dõi, giám sát, đòi nơ đồng thời sẽ làm tăng chi phí hoạt động của Chi nhánh. 3. Kiến nghị. 3.1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Đề nghị Ngân hàng Công thương Việt Nam sớm ban hành quy chế sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, trong đó quy định rõ mức nào Trung ương tự phán quyết, mức nào uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh được quyết. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn tồn đọng. - Dựa trên các văn bản, pháp lệnh của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, Ngân hàng Công thương Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra những văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Chính phủ đối với các thành viên của mình. Bên cạnh đó cũng cần trao quyền tự chủ cho các Chi nhánh hoạt động kinh doanh của mình nhằm giúp các Chi nhánh có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các giải pháp xử lý các khoản nợ quá hạn, nhanh chóng thu hồi vốn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mình. - Ngân hàng Công thương Việt Nam cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện mua bán nợ để các Chi nhánh có thể tham gia bán nợ khi tổ chức mua bán nợ được thành lập, cùng các văn bản hướng dẫn về việc góp vốn vào các doanh nghiệp mà các công ty cổ phần, liên doanh. - Cần trang bị các thiết bị mới nhằm thu hút khách hàng thực hiện giao dịch qua mạng đảm bảo hoạt động nhanh chóng, thông suốt, hiệu quả và an toàn. - Đề ra các mức khen thưởng hợp lý, khuyến khích tinh thần sáng tạo, tận tâm của cán bộ đối với các Chi nhánh, qua đó củng cố bộ máy tổ chức xây dựng Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, an toàn nhất Việt Nam. 3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. 3.2.1. Điều chỉnh thời hiệu khởi kiện vi phạm hợp đồng tín dụng. Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế, theo quy định tại điều 31 khoản 1 pháp lệnh hợp đồng kinh tế, là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp trong các quan hệ tín dụng, khi đã hết thời gian vay vốn mà khách hàng chưa trả được nợ thì Ngân hàng không khởi kiện ngay mà tìm mọi cách thu nợi, đến khi có đủ căn cứ để xác định là khách hàng khong có khả năng trả nợ thì Ngân hàng mới khởi kiện ra Toà án kinh tế. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thường kéo dài hơn 6 tháng, do đó việc khởi kiện của Ngân hàng không thể thực hiện được vì đã quá thời kiện và bị Toà án bác đơn. Vì vậy, đối với các quan hệ tín dụng cần được xác định lại thời hiệu khơie kiện, có thể tính từ thời điểm Ngân hàng xác định là khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc thời hiệu khởi kiện vụ án sẽ kéo dài tới 12 tháng thay vì 6 tháng. 3.2.2. Kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng về xử lý tài sản thế chấp. Những quy định trong Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về việc xử lý tài sản đảm bảo rất có ích và thiết thực đối với các Ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý cho các Ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo. Theo Nghị định này, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý theo phương thức đã được thoả thuận trong hợp đồng trong trường hợp nợ đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Trường hợp các bên không xử lý được tài sản đảm bảo tiền vay theo các phương thức đã thoả thuận, thì Ngân hàng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ hoặc chuyển giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Trường hợp tài sản đảm bảo tiền vay không xử lý được do không thoả thuận được giá bán thì Ngân hàng có quyền quyết định giá bán để thu hồi nợ. Tiền thu được từ xử lý tài sản đảm bảo tiền vay sau khi trừ đi các chi phí xử lý, Ngân hàng sẽ thu theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các chi phí khác (nếu có). Trong thực tế, việc Ngân hàng dùng tài sản thế chấp để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn và trở ngại. Vì vậy, Ngân hàng thực hiện quyền phát mại tài sản đảm bảo theo Nghị định 178 cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố trên thực tế không chỉ liên qua đến các Ngân hàng thương mại và khách hàng mà còn liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp mà cho đến nay chưa có hoàn chỉnh một văn bản hương dẫn cụ thể việc xử lý vấn đề này về trình tự, thủ tục, trách nhiệm và quyền hạn. Nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần có Thông tư liên bộ: Ngân hàng Nhà nước – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp – Việnkiểm soát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Tổng Cục Địa chính hướng dẫn và thống nhất các biện pháp giải quyết, xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ cần yêu cầu các cơ quan Nhà nước hữu quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của mình để Ngân hàng, các tổ chức – cá nhân có căn cứ thực hiện. Bên cạnh đó, cần ban hành các quy định về xét xử vắng mặt nhằm làm giảm các khó khăn cho Ngân hàng khi phát mại tài sản thế chấp. Ngân hàng hoàn toàn có quyền được bán tài sản đó mà không cần hỏi ý kiến khách hàng, đồng thời bản hợp đồng tín dụng được coi là căn cứ pháp lý để bắt buộc, cưỡng chế người vay phải hợp tác với Ngân hàng trong việc làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản. 3.2.3. Đưa ra chính sách về xử lý tài sản thế chấp nhằm khắc phục những khó khăn của Ngân hàng thương mại khi phát mại tài sản. Quy định nhiều hình thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố mà các bên có thỏa thụân lựa chọn khi ký kết hợp đồng tín dụng: + Bên thế chấp, cầm cố tự bán tài sản. + Cả hai bên cùng bán tài sản + Giao cho tổ chức tín dụng bán tài sản + Thỏa thuận bằng các phương thức khác - Nâng cao quyền hạn của tổ chức tín dụng, quyền chủ động bán tài sản thế chấp, cầm cố trong các trường hợp tài sản thế chấp không được xử lý theo hướng tích cực để thực hiện nghĩa vụ trả nợ như: + Sau một thời gian quy định kể từ ngày đến hạn trả nợ mà tài sản không được các bên xử lý theo các phương thức đã thỏa thuận. +Bên thế chấp, cầm cố tài sản vắng mặt không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không có người thừa kế trả nợ hoặc người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ. - Đưa các quy định về việc xử lý quyền sử dụng đất đối với tài sản thế chấp và đất đai . + Quy định chi tiết trình tự, thủ tục các bước tiến hành của từng phương thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. + Đề ra nhiều phương thức bán tài sản để các bên vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện của từng nơi và của các bên (như bán trực tiếp cho người có nhu cầu, bán đấu giá thông qua trung tâm hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản,…). + Thu nợ bằng chính tài sản thế chấp, cầm cố nếu tổ chức tín dụng đồng ý và thấy cần thiết để dùng vào kinh doanh khai thác và dễ bán thu tiền về. - Đối với các tài sản và công trình trên đất cần được định giá theo hiện hành. - Ngoài ra, Chính phủ cần thành lập trung tâm bán đấu giá trong cả nước đáp ứng yêu cầu xử lý tài sản thế chấp nhất là đấu giá quyền sử dụng đất. Giảm phí bán đấu giá phải nộp cho trung tâm hay doanh nghiệp bán đấu giá đối với tài sản có giá trị cao. Bên cạnh đó cần đơn giản hóa thủ tục hành chính pháp lý, giảm các giấy tờ không cần thiết tạo điều kiện để tài sản mua bán chuyển nhượng dễ dàng. Chính phủ cần có những quy định rõ ràng về trật tự giải quyết tài sản thế chấp co nhiều tổ chức khác nhau. 3.2.4. Chính phủ nên cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp và Ngân hàng. Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là một kênh thông tin giúp cho Ngân hàng đối phó với các vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về các doanh nghiệp, các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, của Nhà nước. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thực tế thông tin tín dụng mà Trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng, còn thiếu tin cậy. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ thực tiễn đó đòi hỏi CIC phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho ngân hàng. CIC cần phối hợp và thu thập thông tin từ các tổ chức Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33575.doc
Tài liệu liên quan