Chuyên đề Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và trở thành vấn đề nóng bỏng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Xu hướng toàn cầu hoá bùng nổ, buộc các nước phải đẩy nhanh quá trình liên kết với nhau trong các tổ chức của khu vực và thế giới. Trong điều kiện đó, đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế phải ngày càng hoàn thiện để tiến kịp các nhu cầu về thanh toán đang ngày càng mở rộng tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Hệ thống Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán, giữ vị trí quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển đó. Các phương thức thanh toán và công nghệ ngày càng phát triển, cạnh tranh của các Ngân hàng trong thanh toán quốc tế ngày càng gay gắt. Hoạt động TTQT mà đặc biệt là việc thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức. Do đó các ngân hàng đều đặt ra cho mình giải pháp nhằm phát triển hoạt động này. Qua thực tiễn hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây, có thể nói đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, là một công cụ đắc lực trong hoạt động thanh toán quốc tế, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu trong hoạt động nhập khẩu và phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây và một số địa phương lân cận. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động này vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Mong rằng với một số giải pháp đề cập trong luận văn này, cùng với sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, Ngân hàng Công thương Hà Tây sớm giải quyết được những tồn tại, khắc phục được những hạn chế để ngày càng phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Hà Tây nói riêng và của đất nước nói chung. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về mọi mặt của Ban lãnh đạo, của các Anh, Chị phòng Kinh doanh đối ngoại, các thầy cô giáo khoa Thương mại, đặc biệt Thầy giáo hướng dẫn TS Đỗ Ngọc Tước đã hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình để em hoàn thành luận văn này.

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Các điều kiện này phải được các bên tham gia thoả thuận và cùng đưa ra quyết định thống nhất thì hoạt động thanh toán mới có thể thực hiện được. I.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế * Đối với Ngân hàng TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng, tăng cường việc sử dụng vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp có quan hệ TTQT với Ngân hàng (NH). Qua đó giúp NH phát triển được các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh trong ngoại thương và các nghiệp vụ NH quốc tế khác trên cơ sở thu hút được nguồn vốn ngoại tệ. Hoạt động TTQT giúp NH đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng. Qua đây nâng cao uy tín của NH trên trường quốc tế, làm tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp NH hoà nhập với hệ thống ngân hàng thế giới. * Đối với nền kinh tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động TTQT là cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu (X- NK) hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT ngày càng khẳng định được vai trò này khi các quốc gia đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu và coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đối ngoại (KTĐN). Trong hoạt động KTĐN, do sự khác biệt về vị trí địa lý làm cho các bên tham gia hạn chế trong việc tìm hiểu khả năng tài chính, thanh toán, uy tín của đối tác, đồng thời trong điều kiện tiền tệ luôn biến động, việc tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh doanh X-NK hạn chế được rủi ro, nhờ đó thúc đẩy hoạt động KTĐN phát triển. I.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế Trong hoạt động TTQT, phương thức thanh toán giữ một vị trí quan trọng. Quan hệ TTQT được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán, đó là phương pháp, cách thức tiến hành nghiệp vụ nhất định, thông qua đó người nhập khẩu trả tiền, nhận hàng và người xuất khẩu giao hàng nhận tiền. - Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định. - Phương thức nhờ thu (Collection of payment) Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát hành. Nhờ thu được phân thành hai loại sau: - Nhờ thu trơn: Là phương thức thanh toán, trong đó người bán ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua chỉ dựa trên hối phiếu mình lập ra. - Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán, trong đó người bán ủy nhiệm cho NH phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm, yêu cầu NH chỉ giao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua khi họ đã thanh toán tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu. - Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) Tín dụng chứng từ là phương thức mà NH mở phát hành một thư tín dụng cam kết trả tiền cho người bán hay bất cứ người hưởng lợi nào khác do tín dụng chứng từ đã được chuyển nhượng, nếu các chứng từ đó được lập phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Bản chất phương thức này là cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng. Nếu như phương thức chuyển tiền và nhờ thu bất lợi cho một bên người mua hoặc người bán, NH chỉ là trung gian không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán thì phương thức tín dụng chứng từ có hiệu quả hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: người bán đảm bảo đựơc thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ hoàn chỉnh và hợp lệ, người mua cũng đảm bảo được nhận hàng đúng thời hạn và qui định trong hợp đồng. Đây là phương thức công bằng nhất, kết hợp được lợi ích cho cả hai bên mua và bán. Chính ưu điểm nổi bật này mà đa phần các hoạt động ngoại thương thỏa thuận thực hiện bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Đây là nội dung chính của luận văn nên những vấn đề cụ thể về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ được trình bày ở phần sau. I.2. Phương thức tín dụng chứng từ I.2.1. Định nghĩa thư tín dụng và các bên tham gia Theo qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500) Phòng Thương mại quốc tế, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù được gọi hay mô tả thế nào, mà theo đó một ngân hàng (NH phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (Người yêu cầu phát hành thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình: Phải tiến hành việc trả tiền cho hoặc theo lệnh của một người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền cho các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát. - Hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu. - Hoặc uỷ quyền cho một NH khác tiến hành chiết khấu khi chứng từ qui định được xuất trình với điều kiện là các nội dung của tín dụng được thực hiện đúng. Các chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ gồm: 1. Người làm đơn (Applicant): Thường là người mua hàng, người nhập khẩu (NK) hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác. 2. NH phát hành L/C (Issuing bank): Là NH mở thư tín dụng, đại diện nhà NK. 3. Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người bán, nhà xuất khẩu (XK) hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. 4. Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là NH ở nước người XK, phục vụ người XK. Ngoài bốn chủ thể trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể còn có một số NH trung gian tham gia quá trình thanh toán: 5. Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm bảo chắc chắn của L/C thì một NH có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NH phát hành. Thông thường NH xác nhận là một NH lớn có uy tín. 6. Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, NH chỉ định có thể là: NH chiết khấu, NH thanh toán, NH chấp nhận. 7. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank): Là NH được uỷ quyền của NH mở chuyển tiền cho NH đòi tiền. I.2.2. Các loại thư tín dụng (Letter of Credit-L/C) L/C là một cam kết trả tiền của NH phục vụ nhà NK theo đó sẽ trả ngay hoặc đến một ngày nhất định hoặc một thời điểm xác định trong tương lai trả một số tiền nhất định cho người hưởng với điều kiện họ xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo. Các loại thư tín dụng: - Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) - Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) - Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) - L/C không huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) - L/C chuyển nhượng được (Transferable L/C) - L/C tuần hoàn (Revolving L/C) - L/C giáp lưng (Back to back L/C) - L/C đối ứng (Receiprocal L/C) - L/C dự phòng (Stand by L/C) - L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C) I.2.3. Bộ chứng từ Trong phương thức thanh toán L/C, bộ chứng từ là yếu tố không thể thiếu. Chứng từ là cơ sở để người thụ hưởng có quyền được đòi tiền, là căn cứ để các NH cũng như người NK chấp nhận thanh toán hay từ chối nghĩa vụ chi trả của mình. Nó được lập theo lật lệ và tập quán của các quốc gia nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế, chúng có thể trở thành đối tượng mua bán, chuyển nhượng. * Các loại chứng từ: Chứng từ là những văn bản chứa đựng thông tin về hàng hoá, về vận tải, về bảo hiểm...dùng để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng hoặc khiếu nại đòi bồi thường. - Chứng từ hàng hoá gồm có: hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng... - Chứng từ vận tải gồm: vận đơn đường biển, chứng từ vận tải hàng không, vận đơn liên hợp - Chứng từ bảo hiểm gồm hai loại: Hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. I.2.4. Qui trình nghiệp vụ thanh toán L/C * Qui trình nghiệp vụ L/C chứng từ Nghiệp vụ thanh toán L/C được thực hiện theo các bước sau: Ngân hàng phát hành (Issuing bank) (2) (5) (6) Ngân hàng thông báo (Advising bank) (8) (7) (1) (6) (5) (3) Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) (4) HĐ Người thụ hưởng (beneficary) (1) Người nhập khẩu (NK) làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến NH của mình yêu cầu mở một thư tín dụng (L/C) cho người xuất khẩu (XK) hưởng. (2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, NH phát hành sẽ lập một L/C & qua NH đại lý của mình ở nước XK thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến người XK. (3) Khi nhận được thông báo này NH thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C đó, khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. (4) Người XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị NH mở L/C sửa đổi bổ sung L/C cho phù hợp với HĐ. (5) Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình thông qua NH thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán. (6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu. (7) NH phát hành đòi tìên người NK và chuyển bộ chứng từ cho người NK sau khi nhận được tiền hay chấp nhận thanh toán. (8) Người NK kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. I.3. Vai trò của NH trong thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C I.3.1. Vai trò của ngân hàng khi phát hành L/C Trong nghiệp vụ phát hành L/C, NH đóng vai trò là người phát hành cam kết, người đại diện cho bên nhập khẩu, chịu trách nhiệm thực hiện cam kết thanh toán với điều kiện người hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Trách nhiệm của NH là rất lớn nhưng chịu rủi ro cao. Lúc này, NH không chỉ tham gia với vai trò trung gian thanh toán đơn thuần mà đã cam kết ràng buộc trách nhiệm trong tín dụng thư. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho chính NH và cho cả người NK, Ngân hàng phải căn cứ vào hợp đồng, vào đơn xin mở cũng như các qui định, tập quán thanh toán để phát hành một L/C chặt chẽ, bổ sung được những điều khoản bất lợi hay chưa chặt chẽ của hợp đồng. Thông qua nghiệp vụ phát hành, ngân hàng cũng phát huy vai trò trung gian tài chính trong việc cung cấp các dịch vụ như tài trợ nhập khẩu, tư vấn về các thủ tục trong thương mại quốc tế, tư vấn trợ giúp về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.... I.3.2. Vai trò của ngân hàng khi thanh toán L/C nhập khẩu Tiến hành thanh toán là NH đã thực hiện trách nhiệm cam kết của mình khi phát hành L/C. Việc kiểm tra chứng từ phù hợp theo đúng L/C qui định và trên tinh thần của UCP có ý nghĩa quan trọng đối với cả NH và người NK. Vì các sai sót ở các bước sẽ trực tiếp gây rủi ro cho NH: rủi ro về lừa đảo hay rủi ro khi chính NH phát hành không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu. Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, ngân hàng còn có vai trò thông báo, tư vấn cho khách hàng về thực trạng của bộ chứng từ. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện vai trò trung gian tài chính khi thực hiện các dịch vụ như tài trợ thanh toán, mua bán ngoại tệ...góp phần không nhỏ giúp cho quá trình thanh toán và nhận hàng của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Tóm lại, vai trò của NH phát hành khi phát hành và thanh toán L/C có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những điều khoản khi phát hành ảnh hưởng trực tiếp đến những điều kiện thanh toán và ngược lại. Vì vậy NH phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu để đạt được hiệu quả vừa phòng tránh được rủi ro. I.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ I.4.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng * Chất lượng dịch vụ của ngân hàng Dịch vụ của ngân hàng trong thanh toán tín dụng chứng từ rất đa dạng. - Dịch vụ phát hành L/C: Phải đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi, an toàn cho doanh nghiệp. Dịch vụ này được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ chặt chẽ cho hợp đồng thương mại của doanh nghiệp, thậm chí hạn chế được những điều khoản bất lợi của người nhập khẩu trong hợp đồng. - Dịch vụ bảo lãnh L/C: Để tránh rủi ro và hỗ trợ tạo sự tin tưởng cho các bên tham gia. * Kỹ năng của nhân viên ngân hàng Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn dựa trên chứng từ. Vì vậy kỹ thuật kiểm tra và xử lý tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho cả NH và doanh nghiệp, là cơ sở cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và an toàn đồng thời góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế. * Chính sách tài trợ nhập khẩu của ngân hàng Các hợp đồng ngoại thương thường có giá trị lớn khiến cho các doanh nghiệp (DN) khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện thanh toán toàn bộ, thêm vào đó là thời hạn ký quỹ dài làm cho DN bị đọng vốn lớn. Vì vậy NH có chính sách tài trợ hợp lý sẽ hỗ trợ cho DN trong thanh toán, từ đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp phát triển. Đó cũng là cơ sở cho hoạt động thanh toán hàng nhập của NH phát triển. * Qui mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH là hoạt động chính tạo ra nguồn vốn ngoại tệ cho NH. Có nguồn ngoại tệ dồi dào và hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả NH mới có thể thoả mãn được nhu cầu ngoại tệ của DN trong thanh toán. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngoại hối còn cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro cho các nguồn thu, chi ngoại tệ của các doanh nghiệp X-NK. I.4.2. Các nhân tố khách quan * Chính sách và pháp luật của nhà nước Các chính sách kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực X-NK, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT. Việc ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động X-NK là nhân tố quan trọng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kinh doanh X-NK an tâm, tin tưởng, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh. Một hành lang pháp lý ổn định và thông thoáng sẽ giúp ích cho DN trong tìm kiếm đối tác và thoả thuận giao dịch. Hoạt động ngoại thương có phát triển, các NH mới có thể phát huy tốt vai trò trung gian thanh toán của mình. Khách hàng (KH) là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, các NH chỉ là trung gian giúp cho quá trình thanh toán của KH diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, giảm thiểu rủi ro. Muốn mở rộng hoạt động TTQT, phải mở rộng KH cả về số lượng lẫn chất lượng. Có như vậy KH mới mở rộng được quan hệ ngoại thương của mình, từ đó giúp NH phát huy tốt vai trò trung gian thanh toán. Nhận xét Với ưu thế vượt trội bởi khả năng dung hoà được lợi ích của cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu, phương thức tín dụng chứng từ đang ngày càng khẳng định vai trò của nó trong hoạt động TTQT. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam, uy tín trên thị trường quốc tế chưa rộng và chưa vững chắc thì việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng nhập là nhu cầu tất yếu. Để nền kinh tế đất nước phát triển bắt kịp với khu vực, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phát huy tốt hơn nữa vai trò trung gian thanh toán của mình, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế. Việc tìm hiểu và phân tích những vấn đề lý luận chung về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phục vụ hàng nhập khẩu, là cơ sở để đối chiếu thực tế hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại một ngân hàng cụ thể - Ngân hàng Công thương Chi nhánh Tỉnh Hà Tây (NHCT HT). Chương II: Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại nhct hà tây II.1. Giới thiệu khái quát về NHCT Hà Tây Ngân hàng Công thương Hà Tây là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở tại Thị xã Hà Đông-Tỉnh Hà Tây. Ngân hàng có nhiệm vụ huy động vốn trong xã hội và thực hịên những dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, góp phần ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Chi nhánh NHCT HT là NH chuyên doanh được thành lập theo Quyết định số 127/QĐNHNN ngày 30/08/1991 của Thống Đốc Ngân hàng Việt Nam. Phạm vi hoạt động kinh doanh đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số vùng lân cận. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương Hà Tây bao gồm: - Ban lãnh đạo - 7 phòng chức năng vừa trực tiếp kinh doanh đồng thời làm chức năng hướng dẫn, nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo tất cả các đơn vị trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế chính sách và pháp luật. - 3 chi nhánh cấp 2 và một phòng giao dịch với chức năng kinh doanh tương đối toàn diện trong các nghiệp vụ đầu tư và cho vay, công tác huy động vốn, tiền tệ kho quỹ và kế toán thanh toán. - 16 quỹ tiết kiệm cơ sở. * Sơ đồ mô hình tổ chức của NHCT HT Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kiểm tra nội bộ Phòng khai thác và quản lý nguồn vốn Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ Chi nhánh NHCT Nguyễn Trãi Chi nhánh NHCT Quang Trung Phòng giao dịch Xuân Mai Quỹ tiết kiệm số: 1,2,3,9,10,11 Quỹ tiết kiệm số: 6,8,18 Quỹ tiết kiệm số: 4,5,7,12,14 Quỹ tiết kiệm Xuân Mai II.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hà tây II.2.1. Công tác huy động vốn Với phương châm phát huy tối đa nguồn vốn huy động tại chỗ với nhiều hình thức huy động vốn. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhìn chung là tăng trưởng khá và tương đối ổn định, cơ cấu nguồn vốn cũng có lợi cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên Chi nhánh vẫn rơi vào tình trạng thiếu vốn nội tệ phải nhận của NHCT VN, năm 2005 đã nhận của NHCT VN gần 500 tỷ đồng (chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư của Chi nhánh). (Minh họa tình hình huy động vốn của NHCT HT trong bảng 2.1- Phụ lục) II.2.2. Công tác đầu tư vốn Chi nhánh (CN) đã xây dựng mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình cụ thể, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. CN đã tập trung lượng vốn khá lớn (gần 600 tỉ) để đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của tỉnh Hà Tây. (Minh họa tình hình dư nợ cho vay và đầu tư của NH – bảng 2.2 – Phụ lục) II.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại * Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ Năm 2005, doanh số ngoại tệ mua vào đạt 16.609.484 qui USD, bán ra đạt 16.678.424 qui USD. Nhìn chung công tác kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh luôn bám sát biến động của tỷ giá và nhu cầu của khách hàng để vừa đảm bảo được sự thuận lợi cho khách hàng vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. * Nghiệp vụ chi trả kiều hối Chi nhánh thực hiện việc nhận và trả kiều hối cho khách hàng chủ yếu tại bốn tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Đặc biệt từ 2003, Chi nhánh thực hiện việc chi trả kiều hối qua hình thức chuyển tiền nhanh Western Union làm tăng sự thuận lợi cho khách hàng. Việc chi trả kiều hối tại chi nhánh luôn được đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng người, đúng tỷ giá quy định nên đã tạo được sự tin tưởng trong khách hàng. Chính vì vậy mà dịch vụ này luôn phát triển mang lại nguồn phí đáng kể cho chi nhánh. * Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế Nhìn chung hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh đều có sự tăng trưởng. Với uy tín và kinh nghiệm ngày càng được nâng cao, CN đã chiếm được đa phần thị phần TTQT trên địa bàn. Trong đó phương thức thanh toán L/C vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.(Minh họa – bảng 2.3- Phụ lục) II.2.4. Một số hoạt động khác của NHCT HT * Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của NHCT Hà Tây gồm: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, các chương trình vay vốn ưu đãi, đồng tài trợ cho vay hợp vốn với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn thành vốn dài. Nghiệp vụ bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng.... * Dịch vụ thanh toán điện tử * Hoạt động kho quỹ II.3. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây II.3.1. Thủ tục và qui trình thực hiện tại NHCT Hà Tây Các thủ tục và qui trình thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ được NHCT Hà Tây áp dụng đúng theo qui định của NHCT VN cho Chi nhánh loại I. Bao gồm các bước sau: - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ - Đăng ký và phát hành L/C nhập khẩu + Tạo điện L/C + Kiểm soát L/C - Tạo điện sửa đổi - Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán/chấp nhận thanh toán - Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu - Lưu trữ chứng từ II.3.2. Thực trạng thanh toán L/C hàng nhập tại NHCT Hà Tây Là chi nhánh mở món L/C nhập khẩu đầu tiên trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, phương thức thanh toán L/C nhập là thế mạnh của hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nói chung. Đây là một nghiệp vụ có yêu cầu chuyên môn cao, cán bộ thực hiện vừa cần có kiến thức về thanh toán, vừa phải thông thạo tiếng Anh, nắm bắt được các tập quán hoặc qui định riêng trong hoạt động thanh toán quốc tế nếu không dễ dẫn đến rủi ro. Các cán bộ thanh toán của chi nhánh với kiến thức và kinh nghịêm của mình đã hoàn thành tốt công tác, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận chung của Chi nhánh và đặc biệt nâng cao uy tín của Chi nhánh trong phạm vi địa bàn hoạt động, trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương VN. (Minh họa Bảng 2.4 -Phần phụ lục) Từ bảng 2.4 có thể thấy hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh trong hai năm qua không có nhiều biến động. Các món hàng chủ yếu đều được thanh toán bằng đồng USD chiếm từ 80% đến 90% trên tổng giá trị thanh toán. Năm 2004, Chi nhánh mở 82 món L/C trị giá 5.843.978 qui ra USD. Mặc dù giảm về số lượng 19 món so với năm trước, nhưng số tiền tăng 89.113 USD tương đương tăng 1,58% so với 2003. Tiến hành thanh toán 108 món, giảm so với năm trước thanh toán 9.264.635 USD. Số lượng L/C nhập, mở và thanh toán giảm do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Một số doanh nghiệp vượt hạn mức tín dụng trong năm, như Công ty Sông Đà VIII trong năm 2003 tiến hành 4 món trị giá hơn 1 triệu USD nhưng sang 2004 hết hạn mức tín dụng. - Một số doanh nghiệp thu hẹp mặt hàng nhập khẩu. - Các doanh nghiệp chuyển từ hình thức thanh toán L/C sang nhờ thu, chuyển tiền. - Hơn nữa cùng kỳ năm trước là thời kỳ thanh toán ồ ạt của một L/C nhập trị giá trên 9 triệu USD do đó số món và số tiền thanh toán sẽ vượt trội hơn. Nhìn chung, hoạt động thanh toán L/C hàng nhập của chi nhánh trong năm 2004 là tương đối ổn định, chứ không có sự đột biến. Số lượng thanh toán cũng có giảm đáng kể do số món thanh toán lớn từ năm 2002 còn lại. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn hạn chế về cả số lượng và trị gía là do nguyên nhân chủ yếu của sự cắt giảm hạn mức, giảm đầu tư của ngân hàng. Quý I năm 2005, chi nhánh thực hiện mở 36 món L/C nhập, số tiền 1.894.260 qui USD, tăng 64% về số món nhưng giảm 2% về giá trị. Thanh toán 30 món số tiền 1.112.200 qui USD. Quý II mở 28 món trị giá 1.590.934 qui USD. Sáu tháng cuối năm số lượng mở L/C tăng khá đặc biệt là quý IV với 53 món làm tăng tổng số của năm 2005 lên 153 món L/C nhập trị giá 8.368.598 qui USD, tăng 71 món so với năm 2004; thanh toán 138 món L/C nhập trị giá 5.860.040 quy USD tăng 30 món. Có thể thấy do sự cắt giảm đầu tư của ngân hàng vào hoạt động thanh toán hàng nhập trong 2 năm qua đã làm cho doanh số hoạt động của L/C mặc dù có tăng nhưng không đáng kể. Tuy hoạt động thanh toán bằng L/C nhập vẫn giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động thanh toán của toàn chi nhánh. II.3.3. Đánh gía chung * Những thành tựu đạt được Thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế tại NHCT Hà Tây (Bảng 2.3). Việc phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại NHCT Hà Tây được quyết định bởi nhiều yếu tố như : + Yếu tố về qui chế, qui trình: Các Chi nhánh đã được nâng cao quyền và trách nhiệm như là nâng mức uỷ quyền duyệt mở L/C, quy định tỷ lệ ký quĩ với nhiều mức khác nhau phù hợp với từng loại khách hàng. Về kỹ thuật nghiệp vụ ngày càng được cải tiến...Khai thác những mẫu điện SWIFT (hệ thống viễn thông tài chính quốc tế) đưa vào chương trình thanh toán quốc tế từ đó giảm bớt được thời gian luân chuyển điện của chi nhánh vừa đảm bảo an toàn, bí mật. Từ đó chi nhánh luôn có các chính sách hợp lý để tài trợ cho khách hàng, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống. Cụ thể thông qua tỷ lệ ký quĩ hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng, góp phần hỗ trợ không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng: Chính sách ưu đãi cho các khách hàng truyền thống như HATAPHAR hay Việt Nhật là tỷ lệ ký quỹ của hầu hết các món mở L/C đều ở mức 0%. Tham gia và thực hiện mở L/C theo mẫu điện SWIFT cho nên NH đã làm cho việc mở và thanh toán L/C nhanh chóng, an toàn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho KH, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại (NHTM) khác trong cùng địa bàn. Đặc biệt hiện nay NH đã được phép thực hiện thanh toán trực tiếp với các đơn vị nước ngoài, càng giúp cho qui trình thanh toán của NH được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó yếu tố không kém phần quan trọng góp phần vào tăng trưởng thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ là yếu tố con người. Nếu không có các cán bộ giỏi nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và thông tỏ các thông lệ quốc tế thì không có được kết quả đáng khích lệ trên. Hiểu rõ được vai trò quan trọng của yếu tố này, NHCT Hà Tây đã tổ chức thi tuyển cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt. Ngoài ra Chi nhánh thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp ngắn ngày do NHCT Việt Nam tổ chức. + Yếu tố tài trợ nhập khẩu: NHCT VN uỷ quyền cho các Chi nhánh được phép ưu đãi lãi suất trong khung của Tổng giám đốc đối với KH chiến lược, KH có uy tín để thu hút KH. Bố trí những cán bộ tín dụng có trình độ ngoại ngữ, am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương theo dõi các KH có liên quan đến xuất nhập khẩu. + Nguồn ngoại tệ: Qua số liệu trên cho thấy hoạt động XK có thu ngoại tệ hầu như không đáng kể so với nhu cầu NK làm cho cầu về ngoại tệ luôn là áp lực lớn đối với NHCT HT. Tuy nhiên NHCT VN đã có những biện pháp hỗ trợ kịp thời một phần ngoại tệ khi xảy ra tình trạng khan hiếm, mặt khác, NHCT HT chủ động mở rộng quan hệ với các NHTM khác, đã áp dụng hình thức mua bán giao ngay, kỳ hạn nên đã đáp ứng kịp thời tương đối đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của KH. + Phí dịch vụ: NHCT VN luôn thay đổi biểu phí dịch vụ cho phù hợp và tăng tính cạnh tranh với các NHTM khác, ngay từ tháng 4/2005 biểu phí lại được thay đổi phù hợp hơn trong đó cắt giảm một số loại phí nhất định. Đặc biệt NHCTVN đã trao quyền cho các chi nhánh được phép định mức phí phù hợp với các NHTM trên địa bàn, có ưu đãi đối với các KH chiến lược. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được nguồn thu cho chi nhánh. + Có lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác trong cùng địa bàn: Trong địa bàn Tỉnh Hà Tây hiện nay có 4 NHTM Nhà nước: NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây, NH Đầu tư và Phát triển Hà Tây, NH Công Thương Hà Tây và NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - là những NHTM lớn nhất VN hiện nay nhưng xét về nghiệp vụ TTQT và đặc biệt trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập thì NHCT Hà Tây có lợi thế hơn cả. Phòng kinh doanh đối ngoại ra đời ngay từ những ngày đầu thành lập Chi nhánh, đây là chiến lược đón đầu cho hội nhập quốc tế. Từ tháng 8/2001, Chi nhánh đã được NHCT VN công nhận là NH thanh toán quốc tế loại I, được phép thanh toán trực tiếp với các NH quốc tế. Điều này đã tạo nên lợi thế cho chi nhánh vì các NHTM khác trên cùng địa bàn vẫn phải thực hiện thanh toán thông qua Hội sở chính làm cho tiến trình thanh toán chậm và kém linh hoạt hơn. Chính nhờ các ưu điểm nói trên đã tạo cho hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, nâng cao uy tín trong và ngoài nước. II.3.4. Những tồn tại và nguyên nhân * Những tồn tại có nguyên nhân từ phía Ngân hàng Do KH xuất khẩu rất ít nên nguồn ngoại tệ để NHCT Hà Tây đáp ứng nhu cầu NK hàng hoá của KH chủ yếu mua từ NHCT VN. Trong khi đó, quy định về kinh doanh ngoại tệ của NHCT VN cũng làm cản trở hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh. Do không phải lúc nào NHCT VN cũng đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho KH thanh toán L/C của Chi nhánh, buộc NHCT HT phải tìm mua từ nguồn khác nhưng theo qui định thì NHCT HT không được bán ngoại tệ cho các NH khác nên khi cần ngoại tệ cũng khó mua được ngoại tệ của họ. Trong khi đó, khách mở L/C thường chỉ có VND, chỉ trông chờ vào nguồn mua của NH để thanh toán nên vào thời điểm khan hiếm ngoại tệ mà nhu cầu thanh toán L/C cao gây khó khăn rất lớn cho NHCT HT. Việc cắt giảm hạn mức tài trợ nhập khẩu của chi nhánh cũng làm giảm đáng kể nhu cầu thanh toán bằng phương thức chứng từ, tài trợ nhập khẩu bị cắt giảm, tỷ lệ ký quỹ tăng lên làm ảnh hưởng lớn đến việc thanh toán của doanh nghiệp. Mặc dù Chi nhánh và Hội sở chính (HSC) đã nối mạng trực tuyến, song việc xử lý các bức điện đến, đặc biệt là điện chuyển tiền của KH (MT100) còn chậm. Chương trình IBS (Hệ thống liên NH) nội bộ chưa có những thay đổi phù hợp với nhu cầu hoạt động thanh toán thực tế của NH. * Những tồn tại, vướng mắc có nguyên nhân từ phía khách hàng Trình độ hiểu biết về kinh doanh X- NK của các doanh nghiệp VN còn non yếu, trình độ am hiểu về TTQT còn rất hạn chế nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được nhà nước cho phép kinh doanh X-NK. Vì vậy dễ bị phía nước ngoài lợi dụng trong khi ký hợp đồng (HĐ) NK. Đến khi phát hiện ra những bất lợi thì đã ký HĐ rồi muốn sửa đổi tất yếu sẽ gặp rắc rối và chi phí phát sinh. Việc thiếu thông tin và các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài nên không mua được hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, phải mua hàng qua các trung gian với giá bị đẩy lên cao làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH vì thông thường các L/C phát hành đều được NH tài trợ. * Những tồn tại ở tầm vĩ mô - Hành lang pháp lý cho hoạt động NH nói chung, TTQT nói riêng của VN còn thiếu và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật NH nhưng các Nghị định hướng dẫn thực hiện chậm ban hành, hơn nữa điều kiện để thực thi luật còn chưa đầy đủ, chúng ta chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao dịch thanh toán X- NK, chưa có các hướng dẫn về việc áp dụng UCP, INCOTERMS. Sự khác biệt giữa luật quốc gia và các điều luật quốc tế ít nhiều gây khó khăn cho các bên tham gia thanh toán L/C. Các văn bản hiện hành quy định còn chồng chéo, hiệu lực pháp lý chưa cao. Có những mặt hàng năm nay được phép nhập khẩu nhưng năm sau lại không, làm cho các doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài tiến thoái lưỡng nan. Thủ tục hành chính trong hoạt động nhập khẩu rườm rà, mất thời gian thậm chí làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và NH. Sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan chưa chặt chẽ, chức năng của từng bộ ngành đặc biệt là chức năng tham gia của NH trong quản lý nhập khẩu chưa được làm rõ cũng là trở ngại cho hoạt động TTQT. Nhận xét Nhìn chung bên cạnh những thành tựu khả quan mà NHCT Hà Tây đã đạt được trong những năm qua thì những tồn tại trên dù là khách quan hay chủ quan đều khó tránh khỏi. Trong cơ chế thị trường, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NH khác, NHCT Hà Tây nói riêng và NHCT VN nói chung cần có những giải pháp hữu hiệu để phát huy thành tựu đã đạt được đồng thời giảm thiểu những mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng thanh toán hàng nhập bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Qua việc tìm hiểu, đánh giá về thực tiễn hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với hoạt động của Chi nhánh. Chương III: Một số giải pháp phát triển thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà tây III.1. Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập tại NHCT Hà Tây Là một chi nhánh trong hệ thống NHCT VN, NHCT HT nắm vững và tuân theo những định hướng phát triển chung của toàn hệ thống. Bên cạnh đó phát huy các thế mạnh riêng có của mình, đặc biệt hoạt động TTQT là một trong những hoạt động mà Chi Nhánh đã có chủ định hoạt động ngay từ khi mới thành lập và đã tích lũy được những kinh nghiệm và thành công đáng kể. Thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ phức tạp, có yêu cầu cao, nhưng NHCT Hà Tây đã thực hiện tốt và trở thành mảng cạnh tranh có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm gần đây, kết quả của hoạt động TTQT cũng như thanh toán hàng nhập so với các phương thức khác chưa phải là lớn vì đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ để nhập khẩu quá nhỏ so với đầu tư tín dụng của NHCT HT. Do đó tìm ra giải pháp phát triển thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ góp phần đẩy mạnh được đầu tư tín dụng ngoại tệ và sẽ góp phầnlàm gia tăng nguồn thu cho NHCT Hà Tây, phù hợp với tiến trình phát triển chung của các Ngân hàng hiện nay. Để có thể phát triển hoạt động thanh toán L/C hàng nhập NHCT Hà Tây cần vạch ra một số mục tiêu cụ thể: - Đảm bảo thực hiện tốt chương trình hiện đại hoá - INCAS. - Hoạt động một cách có hiệu quả, tăng niềm tin của khách hàng cũng như các Ngân hàng đại lý đối với ngân hàng. Tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng tháo gỡ các khó khăn trong công tác thanh toán nhập khẩu. - Nâng cao đầu tư tín dụng cho hoạt động TTQT, giảm tỷ lệ ký quỹ, giảm phí thanh toán tới mức có thể để thu hút khách hàng nhiều hơn nữa. - Mở rộng các dịch vụ của hình thức thanh toán này. - Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt, có trách nhiệm cao với công việc. - Mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài. Để đạt được các mục tiêu đề ra NHCT Hà Tây cần có những giải pháp hữu hiệu và khả thi. III.2. Một số giải pháp mở rộng phương thức thanh toán hàng nhập tại NHCT Hà tây III.2.1. Giải pháp đối với Ngân hàng * Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ Trong quy trình này chúng ta cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản liên quan tới rủi ro trong thanh toán thư tín dụng hàng nhập sau: Định mức ký quỹ một cách hợp lý: Là điều kiện tốt nhất để Ngân hàng hạn chế và tránh được rủi ro trong quá trình thanh toán hàng nhập. Vì hiện nay định mức ký quỹ vẫn cao đối với các doanh nghiệp không phải là KH truyền thống. Nếu không có khoản ký quỹ thì người nhập khẩu có thể không thanh toán cho NH khi mà NH đã thanh toán cho người xuất khẩu. Tuy nhiên định mức ký quỹ là một việc làm không đơn giản bởi lẽ với mức kỹ quỹ quá cao thì sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu nên nhà NK có thể bỏ NH chuyển qua quan hệ với NH khác chấp nhận mức kỹ quỹ thấp hơn, như vậy sẽ làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh của NH. Nếu định mức kỹ quỹ quá thấp sẽ không đảm bảo được việc thanh toán của khách hàng và nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả sẽ rất lớn. Việc đưa ra định mức ký quỹ hợp lý cần được các chuyên gia nghiên cứu kỹ, căn cứ vào các yếu tố sau: Uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, khả năng tiêu thụ hàng nhập về, hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập về, tỷ lệ trượt giá của đồng tiền... * Giải pháp chiến lược khách hàng Với phương châm “Ngân hàng tồn tại bởi khách hàng”, chính sách khách hàng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động của NH. Thắng lợi của chính sách khách hàng chính là kết quả của sự kết hợp thực hiện tốt một loạt các công tác khác nhau. - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Khách hàng luôn cần đến một NH không gây khó khăn cho họ và sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ họ trong mọi hoạt động giao dịch. NH cũng cần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng, có những chính sách ưu đãi khách hàng quen, có uy tín và cố gắng giảm chi phí, điều kiện kỹ quỹ mở L/C phù hợp cho các khách hàng khác. NH cũng nên coi lợi ích của KH như lợi ích của mình, khi có những tranh chấp xảy ra NH cần đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. NH nên tham mưu cho khách hàng để tránh bị động sau này. - Tăng cường công tác tư vấn khách hàng: Người nhập khẩu gây rủi ro cho NH khi họ mất khả năng thanh toán hoặc cố tình vi phạm các cam kết. Khi đó để đảm bảo lợi ích cho nhà nhập khẩu cũng như quyền lợi của mình NH nên cố vấn cho họ những vấn đề như: nên mở loại thư tín dụng nào cho phù hợp, đưa các điều khoản như thế nào vào tín dụng thư, tư vấn cho đơn vị trong việc chấp nhận các yêu cầu của bên bán khi mở L/C, sửa đổi L/C sao cho không tổn hại đến lợi ích của mình. Trong lĩnh vực này NH là người có nhiều kinh nghiệm nên có thể đưa ra những ý kiến hợp lý cho nhà NK. - Giá cả phí dịch vụ: Biểu phí cạnh tranh là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Cần có những chính sách linh hoạt với từng loại khách hàng. * Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng Công nghệ NH Là một trong những nhân tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động và sử dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và quản lý thông tin. Với chính sách mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới, hiện nay nhiệm vụ hiện đại hoá công nghệ NH là điều không thể thiếu. NHCT Hà Tây cũng đã và đang từng bước áp dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động của mình. NH đã trang bị nhiều máy tính hiện đại, máy fax, máy điện tân tiến…Tuy vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế nhưng sự cố gắng của NH trong việc trang bị các thiết bị hiện đại nâng cao khả năng phục vụ khách hàng cho ta thấy được quyết tâm của NH trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đem lại lợi ích cho KH và cho chính mình. * Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C Ngân hàng cần củng cố mạng lưới kinh doanh của mình, tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ để có đủ khả năng thanh toán L/C. Muốn vậy NH cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng các bàn thu đổi ngoại tệ, quản lý việc sử dụng ngoại tệ và đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ để phục vụ thanh toán X- NK. III.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế,hoạt động ngoại thương Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc, dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nên các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các phương thức TTQT. Vì vậy cần có những giải pháp khắc phục như: - Nâng cao trình độ về ngoại thương cho cán bộ X- NK của doanh nghiệp: Thiếu trình độ, kiến thức về ngoại thương là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam luôn bị thiệt thòi, bị chèn ép về giá cả, về các điều khoản hợp đồng, về chứng từ thanh toán khi tham gia vào các thương vụ. Do đó việc nâng cao trình độ ngoại thương đối với các cấp lãnh đạo và cán bộ kinh doanh X- NK là rất cần thiết. - Tìm hiểu sự tin cậy của đối tác: Trong hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn đối tác, bởi vì dù tiến hành theo phương thức nào thì chất lượng hàng hóa vẫn phụ thuộc vào người xuất khẩu, còn NH chỉ tham gia với vai trò trung gian thanh toán. Vì thế uy tín và mối quan hệ giữa hai bên được đặc biệt coi trọng. Các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn như qua hệ thống NH, cơ quan báo chí thương vụ và mạng Internet…, để từ đó có những thông tin cập nhật, đầy đủ, chính xác về đối tác của mình để từ đó tránh được những rủi ro. III.3. Một số kiến nghị III.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến hành thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam: Giám sát các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ và các hình thức mua bán ngoại tệ khác... - Công tác điều hành chính sách tỷ giá cần linh hoạt phù hợp với thực tế. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố nhạy cảm, nó không chỉ ảnh hưởng tới lĩnh vưc xuất nhập khẩu mà còn tác động tới toàn bộ các mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần với những bước đi thích hợp. - Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước: Để công tác phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để có điều kiện thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. III.3.2. Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam và NHCT Hà Tây - Ban hành những tài liệu hướng dẫn thực hiện quy trình thanh toán một cách đầy đủ chi tiết. NHCT Việt Nam cần ban hành những tài liệu chi tiết hơn về quy trình thực hiện, về cách thức kiểm tra bộ chứng từ trên tinh thần UCP 500 và có sự tham khảo các tài liệu của các ngân hàng nước ngoài có uy tín. Đưa ra những trường hợp vướng mắc thực tế và các quan điểm giải quyết khác nhau của các ngân hàng quốc tế, để cán bộ thanh toán có thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm xử lý. - Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ TTQT. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thanh toán viên là việc rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của xu thế hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh đã có được những kiến thức và kinh nghiệm nhất định nhưng vẫn luôn cần được bồi dưỡng và nâng cao bằng những cách như: mở các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ do các chuyên gia trong và ngoài nước về TTQT giảng dạy; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, học tập kinh nghiệm trong nội bộ NH và liên NH; tổ chức định kỳ các đợt kiểm tra về năng lực chuyên môn của các cán bộ TTQT để từ đó đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ vào những vị trí phù hợp với năng lực của từng cán bộ tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường của mình. - Tăng cường mối quan hệ đại lý với các NH quốc tế để mang lại sự thuận tiện trong thanh toán và nâng cao uy tín của NHCT VN trên trường quốc tế. - Cần liên hệ chặt chẽ với khách hàng để hạn chế rủi ro, lừa đảo thương mại: Khi nhận được bộ chứng từ NHCT Hà Tây nên liên hệ với người mua để nắm vững thông tin xem người bán giao hàng như thế nào và người mua có sẵn sàng thanh toán không ?.... - Cân nhắc các điều kiện đảm bảo thanh toán và xem xét các điều kiện đòi tiền. III.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng - Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và trình độ thanh toán quốc tế: Một vấn đề bức thiết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN là phải tổ chức đào tạo cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế, bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải nắm vững nghiệp vụ và thông lệ thanh toán quốc tế mà cụ thể là cần nắm vững nội dung UCP và các thông lệ quốc tế khác để hiểu rằng hợp đồng và L/C, chứng từ và hàng hoá là độc lập nhau, cần nâng cao kỹ năng trong việc lập chứng từ và kiểm tra nội dung L/C... Khi soạn thảo HĐ ngoại thương doanh nghịêp cần tìm hiểu kỹ về thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản đặc biệt là điều khoản thanh toán, trước khi ký hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác...Vì các điều khoản của HĐ chặt chẽ là cơ sở để làm tốt việc thanh toán L/C sau này và khi lựa chọn phương thức thanh toán L/C phải hết sức chú ý đến yêu cầu nghiêm ngặt của bộ chứng từ. - Tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng bạn hàng nước ngoài: Dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu nhưng nếu đối tác cố tình lừa đảo thì quyền lợi của các doanh nghiệp VN vẫn có thể bị vi phạm. Các vụ tranh chấp xảy ra đều do doanh nghiệp chưa chú trọng chọn đúng đối tác trong kinh doanh. Việc tìm hiểu thực lực và uy tín của bạn hàng là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp có thể thông qua Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm thông tin Tín dụng thuộc NHNN VN để có các thông tin đáng tin cậy về đối tác làm ăn. Hoặc các doanh nghiệp có thể nhờ các NH phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống các NH đại lý tại nước ngoài. Trong quan hệ mua bán với nước ngoài cần phải tuân thủ thông lệ quốc tế không trái vơí luật pháp quy định của Việt Nam. - Tranh thủ sự tư vấn của Ngân hàng: Để tránh rủi ro cho mình, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ về vốn từ các NHTM còn cần phải dựa vào các NH để nắm bắt thêm thông tin. Xin tư vấn thêm về các điều khoản thanh toán quốc tế trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra thì NH cũng có thể hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho khách hàng Việt Nam nhất là thanh toán được thực hiện bằng L/C. Nhận xét chung: Trên đây là một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập tại NHCT Hà Tây. Nhìn chung muốn hoạt động TTQT mà đặc biệt là thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ phát triển thì không chỉ có NHCT Hà Tây, mà các cấp các nghành có liên quan và ngay cả các doanh nghiệp cũng cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể và có những giải pháp hợp lý đồng bộ thực hiện những mục tiêu đó. Hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế rất được các NHTM quan tâm phát triển, NHCT Việt Nam cũng như NHCT Hà Tây không nằm ngoài xu hướng đó. Để mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này, NHCT cần có sự quan tâm đúng mức và đầu tư hợp lý, thực hiện mục tiêu đưa thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trở thành mảng canh tranh có hiệu quả của Chi nhánh cũng như toàn hệ thống. Kết luận Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và trở thành vấn đề nóng bỏng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Xu hướng toàn cầu hoá bùng nổ, buộc các nước phải đẩy nhanh quá trình liên kết với nhau trong các tổ chức của khu vực và thế giới. Trong điều kiện đó, đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế phải ngày càng hoàn thiện để tiến kịp các nhu cầu về thanh toán đang ngày càng mở rộng tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Hệ thống Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán, giữ vị trí quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển đó. Các phương thức thanh toán và công nghệ ngày càng phát triển, cạnh tranh của các Ngân hàng trong thanh toán quốc tế ngày càng gay gắt. Hoạt động TTQT mà đặc biệt là việc thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức. Do đó các ngân hàng đều đặt ra cho mình giải pháp nhằm phát triển hoạt động này. Qua thực tiễn hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây, có thể nói đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, là một công cụ đắc lực trong hoạt động thanh toán quốc tế, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu trong hoạt động nhập khẩu và phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây và một số địa phương lân cận. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động này vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Mong rằng với một số giải pháp đề cập trong luận văn này, cùng với sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, Ngân hàng Công thương Hà Tây sớm giải quyết được những tồn tại, khắc phục được những hạn chế để ngày càng phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Hà Tây nói riêng và của đất nước nói chung. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về mọi mặt của Ban lãnh đạo, của các Anh, Chị phòng Kinh doanh đối ngoại, các thầy cô giáo khoa Thương mại, đặc biệt Thầy giáo hướng dẫn TS Đỗ Ngọc Tước đã hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình để em hoàn thành luận văn này. Mục lục Trang danh mục các ký tự viết tắt Chữ viết tắt Nguyên văn L/C Thư tín dụng NH Ngân hàng NHCT Ngân hàng Công thương NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà Nước TTQT Thanh toán quốc tế UCP 500 Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 500 SWIFT Hệ thống viễn thông tài chính quốc tế X- NK Xuất nhập khẩu KH Khách hàng DN Doanh nghiệp HĐ Hợp đồng Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS. Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục – 1996. 2. PGS.TS. Lê Văn Tề , Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, nhà xuất bản thống kê- 2002. 3. Nguyễn Trọng Thuỳ,Toàn tập về UCP, nhà xuất bản thống kê – 2003. 4. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến,Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương,Nhà xuất bản thống kê -2005. 5. NHCT Việt Nam, Qui trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống INCAS,Tháng 5/2004 6. NHCT Hà Tây, Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác các năm 2004, 2005. 7. NHCT Hà Tây, Báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại các năm 2004, 2005. 8. Tạp chí ngân hàng 9. International Chamber of Commerce,Incoterm 2000. Phụ lục * Một số bảng biểu Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Hà Tây 2003- 2005 Năm Tổng vốn huy động (tỉ đồng) % tăng/giảm 2003 886 28.4% 2004 943 6.4% 2005 1.088 15.4% (Nguồn: Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác NHCT HT các năm) Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay và đầu tư của NHCT HT 2003- 2005 Năm Dư nợ cho vay (tỉ đồng) Số lượng tăng/giảm (tỉ đồng) % tăng/giảm 2003 1.146 194.2 20.4% 2004 1.279 133 11.6% 2005 1.183 - 96 - 7.5% (Nguồn: Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác NHCT HT các năm) Bảng 2.3: Kết quả hoạt động TTQT tại NHCT HT 2004- 2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh Thanh toán T/T 4.102.471 9.459.820 130.59% Thanh toán nhờ thu 7.085.354 3.353.300 - 52.68% Thanh toán L/C + L/C xuất + L/C nhập 304.657 5.843.978 358.570 5.860.040 17.7% 43.2% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại NHCT Hà Tây) Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán L/C nhập tại NHCT HT 2003 -2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số món 101 82 153 Trị giá USD 4.406.147,30 5.266.445,53 6.469.421 Trị giá JPY 59.350.000 32.196.400 45.100.000 Trị giá EUR 236.000 95.597,90 914.711,80 Trị giá GBP 220.588,23 229.500 Trị giá SGD 15.382 17.770 32.514 Tổng trị giá qui USD 5.754.865 5.843.978 8.368.597,71 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngọai NHCT HT)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36377.doc
Tài liệu liên quan