Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An

Trên thực tế sự phát triển của ngành đã trải qua rất nhiều thời kỳ. Trước những năm 1882 cây chè chỉ phục vụ trong nước và được xem là sản phẩm quí tiến cống vua chúa. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển ngày càng tìm ra những công dụng mới từ sản phẩm chè . Do vậy nhu cầu về chè ngày càng tăng. Việc sản xuất chè ngày càng được chú ý diện tích chè Việt Nam thời kỳ này đạt 13305 ha đồi , chè sản lượng chè khô bình quân mỗi năm là 6 000 tấn/năm. Từ năm 1945 cây chè tiếp tục được chú ý phát triển .Đến năm 2005 tổng diện tích ước tính khoảng 118504 ha, sản lượng búp tươi lên tới 537049 tấn tương đương với 115 000 tấn chè khô, đứng thứ 7 thế giới về mức sản lượng. Sản phẩm trong giai đoạn này chuyển từ phục vụ thị trường trong nước sang xuất khẩu. Cây chè đã , đang và sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế .

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 816 118 504 1 Lâm Đồng 23 200 24 700 25 178 25 449 25 300 2 Thái Nguyên 13 400 14 500 15 285 15 574 16 400 3 Hà Giang 12 400 13 300 14 135 14 388 14 900 4 Yên Bái 11 400 1 200 12 390 12 500 12 300 5 Phú Thọ 8 400 9 700 10 773 10 773 12 900 6 Nghệ An 4 378 5 328 6 078 6 806 7 204 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Mặc dù diện tích gieo trồng chè theo điều tra thống kê năm 2006 có giảm so với năm 2005. Nhưng phần diện tích chè cho sản phẩm vẫn tăng qua các năm cùng kỳ. Năm 2006 diện tích chè cho sản phẩm là 4 265 ha tăng 200 ha so với năm 2005 và tăng 79,28% so với năm 2001. Diện tích chè kinh doanh của tỉnh Nghệ An hiện xếp thứ 7 cả nước và cũng chỉ xếp sau các tỉnh có ưu thế phát triển chè. Bảng 10 : Diện tích chè kinh doanh của 7 tỉnh đứng đầu cả nước 2001 – 2005 TT Đơn vị Năm 2001 2001 2003 2004 2005 Cả nước 74679 77279 86121 90963 94265 1 Lâm Đồng 20200 20600 21192 22438 22600 2 Thái Nguyên 11600 12000 12713 13249 14100 3 Hà Giang 6800 7700 8928 9611 10900 4 Yên Bái 8900 9600 10010 10009 10300 5 Phú Thọ 7200 7700 8270 8270 10300 6 Tuyên Quang 3300 3300 5104 5141 5500 7 Nghệ An 2379 2379 2710 3638 4065 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Những năm 2001 – 2006 Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể về mặt diện tích. Song đến năm 2006 diện tích gieo trồng chè mới chỉ chiếm 2,65 % diện tích đất Nông nghiệp ( Chưa kể đất Lâm nghiệp ) chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. - Về năng suất của chè : những năm gần đây các giống chè có năng suất được khuyến khích đưa vào sản xuất, việc hỗ trợ đầu tư sản xuất chè về mặt kỹ thuật, vốn, vật tư phân bón … lên đã tạo được một điều hết sức đặc biệt là Nghệ An là một trong những tỉnh có năng suất chè đứng đầu cả nước. Năm 2005 năng suất chè Nghệ An là 65,31tạ bút tươi/ha. Trong khi đó năng xuất trung bình cả nước là 56,9 tạ búp tươi/ha. Đặc biệt năm 2006 năng suất chè Nghệ An đạt tới 75,26 tạ biúp tươi/ha, tăng gần 10tạ/ha.. Bảng 11 : Năng suất chè búp tươi các tỉnh có diện tích gieo trồng lớn nhất cả nước năm 2001 – 2005 Đơn vị : tạ búp tươi/ha TT Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Cả nước 45,6 54,8 52,1 54,1 56,9 1 Lâm Đồng 47,4 65,4 65,7 64,7 67,8 2 Thái Nguyên 59,0 62,7 53,7 61,8 66,1 3 Hà Giang 30,0 30,3 30,5 30,8 31,6 4 Yên Bái 50,6 54,2 50,0 52,3 58,5 5 Phú Thọ 43,5 50,6 54,5 54,5 61,8 6 Nghệ An 58,0 59,9 61,6 65,9 65,31 ( Nguồn : tổng cục thống kê ) Qua bảng số liệu ta thấy năng suất cây chè Nghệ An đang từng ngay được nâng lên, cho lên việc phát triển cây chè ở các vùng núi phía tây Nghệ An là khá thích hợp. Nghệ An cũng đã có những đầu tư, ứng dụng tốt các biện pháp thâm canh tăng năng suất vừa phát huy được các lợi thế của mình, vừa khắc phục dần những khó khăn tồn tại. Người nông dân trồng chè đang từng ngày tin tưởng cây chè sẽ khắc phục những khó khăn của họ, giúp họ làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Mặc dù, năng suất chè búp tươi năm 2006 đạt tới 75,26 tạ/ha, nhưng năng suất ở các huyện không đều nhau. Ở Kỳ Sơn năng suất cao nhất 90 tạ/ha, Quỳnh Lưu 88,24 tạ/ha; Thanh Chương 76,06 tạ/ha tuy nhiên một số vùng năng suất lại rất thấp như Quì Hợp có năng suất 54,07 tạ/ha. Sở dĩ có sự khác nhau về năng suất như vậy là do : các địa phương sử dụng các giống chè khác nhau, ở một số vùng còn trồng những giống chè có năng suất thấp, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như khả năng đầu ở lại cho vườn chè ở mỗi địa phương là khác nhau, kĩ thuật chăm sóc không phải ở đâu cũng làm đúng được …. - Về mặt sản lượng : Sản lượng chè Nghệ An trong những năm trở lại đây tăng nhanh chóng, đến năm 2006 thì sản lượng chè búp tươi của tỉnh đạt 32 098 tấn , tăng 20,9% so với năm 2004 gấp 2,3 lần so với năm 2001. Sản lượng chè Nghệ An cụ thể như sau : Bảng 12: Sản lượng chè và tốc độ tăng trưởng chè Nghệ An và Cả nước giai đoạn 2001 – 2006 Năm Cả nước Nghệ An Sản lượng ( Tấn ) Tốc độ tăng sản lượng ( % ) Sản lượng ( Tấn ) Tốc độ tăng sản lượng ( % ) 2001 344398 - 13798 - 2002 423667 23,02 14267 3,4 2003 448608 5,89 16669 16,84 2004 493084 9,91 23985 43,89 2005 537049 8,91 26549 10,69 2006 32098 20,9 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Với mức sản lượng này, Nghệ An cũng chie xếp sau các tỉnh có lợi thế phát treỉen chè ở Việt Nam, đó là các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái. Bảng 13 : Sản lượng chè búp tươi 7 tỉnh đứng đầu cả nước 2001 – 2005 Đơn vị : Tấn TT Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lâm Đồng 95700 134800 139180 145097 153300 2 Thái Nguyên 68400 75200 68300 81895 93200 3 Yên Bái 45000 52000 50006 55004 60300 4 Phú Thọ 31300 39000 45059 45059 63700 5 Tuyên Quang 16700 20000 27680 30698 33600 6 Hà Giang 20400 23300 27260 29576 34400 7 Nghệ An 13798 14267 16669 23985 26549 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Nhìn chung việc sản xuất chè búp tươi nguyên liệu ở Nghệ An đang có những bước tiến quan trọng cả về mặt diện tích, năng suất và sản lượng. Điều đó chứng tỏ vai trò của cây chè trong ngành Nông nghiệp của Nghệ An. 2. Thực trạng chế biến chè Cùng với tốc độ tăng diện tích chè kinh doanh, hoạt động chế biến chè cũng dần được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chế biến chè búp tươi nguyên liêụ trong toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 công ty chịu trách nhiệm thu mua và chế biến đó là : Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An, Công ty NCN 3/2, và Công ty Nông nghiệp Xuân Thành. - Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An được thành lập năm 1992 là doanh nghiệp nhà nứơc duy nhất được giao nhiệm vụ sản xuất - chế biến và kinh doanh sản phẩm chè. Công ty có 5 xí nghiệp chế biến chè xuất khẩu thành viên, trong đó 3 xí nghiệp ở Thanh Chương là xí nghiệp chè Thanh Mai, xí nghiệp chè Hạnh Lâm, xí nghiệp chè Ngọc Lâm và 2 xí nghiệp ở Anh Sơn là xí nghiệp chè Bãi Phủ, xí nghiệp chè Anh Sơn. Các xí nghiệp thu gom nguyên liệu tại địa bàn quản lý của mình . Công suất chế biến của các nhà máy này vào khoảng 102 tấn/ngày. Trong đó có 5 dây chuyền chế biến chè đen với tổng công suất 54 tấn/ngày, và 8 dây chuyền chế biến chè xanh với công suất 48 tấn/ngày. Ngoài ra công ty đang triển khai xâuy dựng một dây chuyền chế biến chè đen ở xí nghiệp Hạnh Lâm với công suất 12 tấn/ngày. - Tại công ty NCN 3/2 và công ty Xuân Thành đều đã có nhà máy chế biến với tổng công suất 12 tấn/ngày Ngoài ra ở huyện Thanh Chương có khoảng 80 lò chế biến mini nằm rải rác ở các hộ dân, với tổng công suất là 20 tấn/ngày. Đưa tổng công suất chế biến của toàn tỉnh lên 134 tấn/ngày, trong khi đó nguyên liệu cung cấpchỉ đáp ứng 90 tấn/ngày vào khoảng 67% Về mặt tinh chế, Nghệ An có một dây chuyền sản xuất chè túi tại xí nghiệp chế biến chè Vinh, với công suất 100 kg/ngày, thuộc sự quản lý của công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Các dây chuyền chế biến có công suất khá cao đáp ứng tốt nhu cầu chế biến chè nguyên liệu của tỉnh. Mặc dù vậy trình độ chế biến chè ở Nghệ An cong thấp cà không đồng đều, trong quá trình chế biến còn có những giai đoạn chế biến thủ công lên chưa hiệu quả. Việc này diễn ra nhiều ở các nhà máy mini của các hộ nông dân, sản phẩm của các hộ chủ yếu là sơ chế chất lượng chưa được đảm bảo Các dây chuyền công nghệ chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đài Loan, Nhật Bản, Liên Xô … sản phẩm chè Nghệ An hầu như chưa có khâu ướp hương, sản phẩm chưa đa dạng do vậy chất lượng chưa cao không có ưu thế trên thị trường. Các cơ sở chế biến gắn kết với các trung tâm của vùng chừ nguyên liệu. Người nông dân sau khi thu hoạch chè sẽ vận chuyển tới xưởng của nhà máy chế biến. Các búp chè được phân loại theo các cấp :A, B, C, D và có giá từ 1600 – 2000 đồng/1kg chè búp. Chính việc liên kết này đã giúp người dân yên tâm sản xuất . Một vấn đề khó khăn đó là vụng nguyên liệu thường không tập trung nó phân tán theo chiều dài khoảng 2 – 3 Km, do vậy các cơ sở chế biến cần có phương tiện vận chuyển để giảm thiếu ảnh hưởng xấu tới chất lượng của chè búp. Bên cạnh đó thì cũng tồn tại một khó khăn khác đó là tình trạng người nông dân bán chè búp nguyên liệu cho tư thương vì tư thương mua với giá thường cao hơn so với giá của công ty , và người nông dân không phải vận chuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu, hoạt động kém hiệu quả. Ở Nghệ An sản phẩm chế biến chè chủ yếu gồm : Chè xanh rời, và chè đen rời các sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Về sản phẩm tinh chế có chè đen túi nhúng, chè xanh túi nhúng, và chè xanh nhài. Như vậy sản phẩm chế biến của chè ở Nghệ An rất hạn chế về chủng loại. Trong năm 2006, toàn tỉnh đã chế biến được 5670 tấn chè búp khô xuất khẩu, tăng 6,78% so với năm 2005. Trong đó sản lượng chè đen khô chế biến là 3969 tấn, chiếm 70%, còn lại là chè xanh khô chế biến. Và như vậy với tổng công suất chế biến 134 tấn/ngày, các doanh nghiệp đã hoạt động gần 240 ngày và mỗi ngày cho gần 16 tấn chè khô xuất khẩu. Sản phẩm chè khô chế biến tăng mạnh qua các năm. Riêng sản phẩm tinh chế mặc dù công suất đạt 100kg/ngày nhưng năm 2006 chỉ tinh chế được 10 tấn. Qua thực tế này cho thấy các cơ sở chế biến chè khô và tinh chế chè khô hoạt động chưa hết cống uất của mình. Một là thiếu nguyên liệu chè búp tươi cho các cơ sở chế biến sản phẩm, hai là sản phẩm tinh chế chè Nghệ An chưa thực sự được người tiêu dùng biết đến, sức cạnh tranh trên thị trường của chè Nghệ An là rất yếu. Mặt khác vốn đầu tư cho chè chế biến cao, độ rủi ro lớn nên chè Nghệ An chỉ dừng ở xuất khẩu chè búp khô, do vậy giá trị thấp. Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được cấp quyền kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh, mọi sản phẩm chè Nghệ An chủ yếu thông qua doanh nghiệp nhà nứoc này. Mặc dù thị trường quốc tế trong thời gian qua có nhiều biến động nhưng công ty vẫn giữ được thị trường như : Pakistan; Ấn Độ; Ba Lan; Liên Bang Nga …Năm 2006 sản lượng chè búp xuất khẩu của là 5500 tấn, tăng 1000 tấn so với năm 2005. Bảng 14 : Sản lượng chè chế biến và sản lượng chè xuất khẩu của Nghệ An năm 2001- 2006 Đơn vị: Tấn TT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 I Sản lượng chế biến 2759,6 2853,4 3333,8 4797,0 5309,6 5670,0 1 Sản lượng chè đen 1931,7 1940,3 2300,3 3357,9 3557,4 3969 2 Sản lượng chè xanh 827,9 913,1 1033,5 1439,1 1752,2 1701 II Sản lượng chè xuất khẩu 2573 1808 3300 4050 4500 5500 1 Sản lượng chè đen xuất khẩu 1569,6 1283,7 2079 2754 2925 3850 2 Sản lượng chè xanh xuất khẩu 1003,4 524,3 1221 1296 1575 1650 ( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Nghệ An ) Sản xuất chè luôn gắn liền với công tác chế biến, sản lượng chè búp tươi Nghệ An trong những năm gần đây tăng kéo theo sản lượng chè chế biến cũng tăng. Sản lượng chè chế biến Nghệ An năm 2005 chỉ chiếm 4,62%sản lượng chè chế biến cả nước. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng về mặt sản lượng chè chế biến chè Nghệ An những năm gần đây khá nhanh. Do có sự đầu tư trong công tác sản xuất và mở rộng khả năng chế biến. Bảng 15 : Sản lượng chè chế biến, tốc độ tăng của sản lượng chè chế biến của cả nước và của Nghệ An 2001-2005 Năm Cả nước Nghệ An sản lượng chè chế biến Tốc độ tăng ( %) Sản lượng chè chế biến Tốc độ tăng ( % ) 2001 73710 - 2759,6 - 2002 90721 23,09 2853,4 3,40 2003 95062 4,79 3333,8 16,84 2004 105580 11,07 4797 43,89 2005 115000 8,94 5309,6 10,69 III. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN. 1. Hiệu quả chung của sản xuất- chế biến chè Nghệ An. Nhìn chung ngành chè Nghệ An đã thực sự có vị trí quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà. Đời sống của người trồng chè đã thực sự khởi sắc, nhất là cư dân miền núi. Ngày nay họ không còn cảnh chạy ăn từng bữa, mà còn có của ăn của để, mua sắm những tiện nghi sinh hoạt như Tivi, Xe máy…Cây Chè đã là một trong những cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nơi mảnh đất đầy nắng gió và khắc nghiệt. 1.1.Hiệu quả sản xuất. Trong năm 2006 sản lượng chè búp tươi đạt được là 32 098 tấn, với đơn giá bình quân là vào khoảng 1950 đồng/kg, tổng doanh thu mà sản xuất chè đạt được là 62 591,1 triệu đồng. Doanh thu bình quân là 14,6757 triệu đồng/ ha. Trong khi đó chi phí trồng mới và chi phí 3 năm kiến thiết cơ bản phân bổ cho 12 năm kinh doanh là 5,449 triệu đồng/ ha (Tính theo phương pháp luỹ tiến với mức lãi suất hiện hành là 8%/ năm.). Chi phí đầu tư hang năm cho 1 ha chè kinh doanh là 6,931 triệu đồng/ ha. Như vậy tổng chi phí đầu tư là 12,38 triệu đồng/ha/năm. Do đó lợi nhuận sản xuất năm 2006 đạt được là 2,2957 triệu đồng/ha, nâng tỷ suất lợi nhuận sản xuất trên tổng các doanh thu năm 2006 là 15,64 %. So với cây Lạc, cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Nghệ An, cây mà trong năm 2006 doanh thu đạt đươc là 322539 triệu đồng và doanh thu bình quân là 14, 78 triệu đồng/ ha. Cây chè cũng không còn thua kem nhiều về mặt doanh thu/ha. 1.2.Hiệu quả chế biến. Cũng trong năm 2006 sản lượng chè khô chế biến đạt được là 5670 tấn, với đơn giá bình quân 14, 5 triệu đồng/ tấn đem đến tổng doanh thu cho chế biến chè Nghệ An là 82 215 triệu đồng. Giá thành sản phẩm chè khô theo tính toán của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là 12 000 đồng/ kg chè búp khô. Nên tổng chi phí chế biến là 68 040 triệu đồng. Vì vậy lợi nhuận mà lĩnh vực chế biến chè Nghệ An đạt được là 14 175 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận chế biến trên tổng doanh thu năm 2006 là 17,24 %. 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An Như chúng ta đã biết trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An chỉ có Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An, doanh nghiệp Nhà nước vừa có nhiệm vụ sản xuất – chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trong suốt thời gian vừa qua, công ty đã đi vào hoạt động thực sự có hiệu quả phát triển chè Nghệ An thành một ngành mũi nhọn, cây chè là loại cây cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhà và có giá trị xuất khẩu lớn hơn một số sản phẩm cây trồng khác. Với tư cách là chủ dự án đầu tư phát triển chè Nghệ An công ty đã làm tốt các vai trò của mình: - Vai trò trung tâm tư vấn kỹ thuật, dịch vụ vốn, giống, vật tư, phân bón tới tận tay người trồng chè. - Thực hiện vai trò chuyển tiếp các chính sách của tỉnh như: trợ giá giống, trợ giá vật tư, phân bón, cước vận chuyển, lãi suất vay ưu đãi… - Và đặc biệt về cơ chế giá: Công ty giữ nguyên giá đầu năm, hàng quý Công ty cùng Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đi khảo sát giá một lần để đảm bảo đầu ra cho người sản xuất, tránh tổn thất cho người sản xuất chè. Nhờ tạo được lòng tin của người sản xuất quy mô công ty đang từng ngày lớn mạnh, và có tầm ảnh hưởng cao. Năm 2006, Công ty đã quản lý phần nửa diện tích gieo trồng chè của tỉnh, thu mua phần lớn sản lượng búp tươi quản lý hầu hết các cơ sở chế biến lớn và kênh tiêu thụ chè chủ lực của chè Nghệ An. Năm 2006, tổng doanh thu của Công ty đạt 69,3 tỷ đồng vượt mục tiêu đặt ra là 20% đồng thời tăng 15,5% so với năm 2005. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng các loại vốn đạt 11,25%, trong khi đó tiêu chuẩn kế hoạch là 8%. Như vậy công ty đã hoạt động và có doanh thu lợi nhuận cao. Nhờ hoạt động có hiệu quả nên cũng trong năm 2006 tổng số tiền nộp ngân sách tối thiểu (trừ thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng ngoại) là 4,375 tỷ đồng vượt so với mục tiêu kế hoạch là 25%. Hiện công ty có 1338 lao động có trong danh sách với mức lương bình quân là 1,66 triệu đồng/1lao động/tháng, đảm bảo việc làm thường xuyên 100% cho người lao động. Ngoài ra công ty còn giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn toàn tỉnh bằng cách đầu tư khuyến khích mở rộng diện tích trồng chè, có chính sách phù hợp thu hút người lao động. Đóng góp vào các quỹ phúc lợi 29 triệu đồng vượt 10% so với tiêu chuẩn đặt ra. Riêng ông Hồ Ngọc Sỹ - Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An được đề nghị khen thưởng danh hiệu thi đua Giám đốc doanh nghiệp giỏi năm 2005. Ngoài ra trên địa bàn toàn tỉnh còn có các loại hình sản xuất kinh doanh khác như tư nhân (quy mô nhỏ), hộ gia đình … hoạt động gần hoặc trong vùng chè nguyên liệu của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Họ tự sản xuất chè hoặc mua của các hộ nông dân các vườn chè riêng khác, tự chế biến bằng thủ công. Sản phẩm chè tiêu thụ thông qua các hệ thống bán buôn, bán lẻ hoặc bán lại cho Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Loại hình này đang từng ngày phổ biến ở cư dân nông thôn, ngoài các nông trường, xí nghiệp quốc doanh và đang cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống của nông dân nông thôn. CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI Trong những năm vừa qua ngành chè Nghệ An đã cơ những bước phát triển đáng ghi nhận, sự tăng nhanh về diện tích, sản lượng và năng suất. Cũng nhờ sự phát triển của ngành chè mà bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đặc biệt là nông thôn ở các huyện miền núi phía tây. Hiện nay thì cây chè là 1 trong 10 loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Trong hoàn cảnh Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì ngành chè Nghệ An cũng như nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước vận hội mới với rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đang chờ đón chúng ta. Do vậy việc hoạch định, và xác định hướng đi đúng cho cây chè Nghệ An là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của cây chè. Đứng trước hoàn cảnh này cần xác định rõ phương hướng cũng như xá định các giải pháp đúng đắn để đưa ngành chè Nghệ An phát triển manh hơn nữa. I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN Trong những năm tới hướng phát triển cho cây chè Nghệ An là tận dụng tối đa tiềm lực về đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây chè. Bên cạnh đó cần có biện pháp để nâng cao chất lượng chè chế biến, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1. Mở rộng diện tích trồng chè Theo số liệu thống kê diện tích chè năm 2006 là 5478,9 ha, chiếm 2,65 % trong đất nông nghiệp và 26,38 % trong cơ cấu diện tích các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Mặt khác sản lượng chè búp tươi chỉ đủ để đáp ứng 67 % năng lực chế biến của các nhà máy. Như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Trong những năm tới Nghệ An sẽ tiếp tục đấy mạnh mở rộng diện tích vì thực tế việc phát triển cây chè trong những năm qua đã thu được nhiều thành quả to lớn. Năm 2006 bình quân 1ha chè kinh doanh cho doanh thu 14,6757 triêụ đồng, trong khi đó 1ha cam Vinh cho doanh thu 11,819 triệu đồng, 1ha Dứa cho doanh thu 14,401 triệu đồng, 1ha Lạc cho doanh thu 14,78 triệu đồng…Chứng tỏ chè là cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhân dân từ chỗ thiếu ăn nay đã đủ ăn và có thể sắm được các vật dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như phương tiện đi lại. Chính vì vậy cây chè được tỉnh Nghệ An xem như là một cây mũi nhọn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Một thực tế là hiện nay ở Nghệ An vẫn còn nhiều diện tích đất trống chưa được khai thác, đây chủ yếu là những đồi cây Mua, Sim mọc, những đồi này rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Cũng vì những lí do trên mà tỉnh Nghệ An đã có chủ trương đẩy mạnh diện tích trồng chè. Mục tiêu của tỉnh đặt ra đến năm 2010 diện tích trồng chè toàn tỉnh đạt 13000 ha. 2. Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá lớn Nhìn chung ngành chè Nghệ An vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, một phần nhỏ có thể được xem là sản xuất hàng hoá nhưng cũng chỉ là bước sơ khai. Đây là một điều bất lợi cho ngành chè, chính vì vậy muốn ngành chè Nghệ An phát triển mạnh mẽ thì phải thúc đẩy cho ngnàh chè Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn ở đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế biến. Họ ràng buộc với nhau bởi lợi ích của mỗi bên, vì vậy mà họ cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của nhau. 3. Mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm Cùng với việc mở rộng diện tích , nâng cao trình độ thâm canh thì việc mở rộng thị trường đầu ra cũng hết sức quan trọng, nó góp phần làm cho việc tiêu thụ được dễ ràng hơn, qua đó thúc đẩy sản xuất - chế biến chè phát triển. Như chúng ta đã biết thị trường rất quan trọng nó quyết định hành vi của người sản xuất. Nếu người sản xuất nào không tuân theo các qui định của thị trường thì sẽ không thể thành công đươc. Hướng phát triển cho thị trường chè Nghệ An đó là phục vụ xuất khẩu. Việt Nam đã ra nhập WTO thị trường được mở rộng chính vì vậy mà chè Nghệ An dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế. Tuy nhiên việc xâm nhập này cần dựa trên việc duy trì tốt thị trường truyền thống. Việc mở rộng thị trường là cần thiết và phải được làm trước một bước. Nó quyết định tới phương hướng cũng như qui mô hoạt động của các doanh nghiệp chế biến. Mở rộng thị trường trong điều kiện hiện nay cần liên kết liên doanh với các doanh nghiệp kinh doanh chè trong nước, nhất là việc trở thành thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam ( Vinatea ). Nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chè Nghệ An, giảm thiểu sự cạnh tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè, nâng cao hiệu quả sản xuất- chế biến chè. 4. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế cũng đồng nghĩa với việc chè Nghệ An phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm chè trên thế giới. Do vậy cần phải có biện pháp làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chè Nghệ An. Giải pháp được xem là quan trọng nhất đó là việc nâng cao chất lượng chè từ các khâu thu hái, phân loại, cũng như các qui trình chế biến phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó việc làm mới mẫu mã, đa dạng các sản phẩm chế biến từ chè cũng được xem là biện pháp hữu hiệu để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm chè. Đa dạng hoá sản phẩm cho phép chúng ta đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường, từ nhu cầu cấp thấp tới nhu cầu cấp cao. Do vậy việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm là việc làm cần thiết. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN Từ năm 2001 trở lại đây cây chè đã phát huy tốt vai trò của mình ở tỉnh Nghệ An. Nó thực sự đã trở thành một lối thoát cho các huyện ở phía tây. Chính vì những thành quả đã đạt được mà Nghệ An cần chú ý hơn trong công tác sản xuất - chế biến chè. Điều này được thể hiện rõ trong phương hướng phát triển cây chè của tỉnh, và nó được cụ thể bằng các giải pháp sau : 1. Rà soạt, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển vùng chè nguyên liệu Việc rà soát qui hoạch đối với các diện tích chè là việc làm rất cần thiết. Nó cho phép người quản lý nắm được diện tích đã sử dụng và phần diện tích đất chưa sử dụng. Và nó cho phép chúng ta kiểm tra việc qui hoạch thiết kế trước đó đã phù hợp hay chưa. Mặt khác đây cũng là cơ sở để các cơ quan, ban ngành tiến hành việc qui hoạch lại, xác định hướng phát triển cho cây chè một cách phù hợp nhất với những điều kiện của tỉnh. Việc qui hoạch được xác định cụ thể như sau : - Đối với những diện tích chè trồng bằng hạt, có tuổi năng suất thấp thì tiến hành trồng mới, với các giống mới cho năng suất cao. - Đối với những vườn chè có tuổi song vẫn còn khả năng thu hái thỉ có thể trồng mới, hoặc tận dụng thu hái thêm một vài năm nhưng việc thu hái này cần tiến hành trên cơ sở đốn đau và thực hiệnchăm sóc tốt như thời kỳ kiến thiết cơ bản. - Đối với những vườn chè cho năng suất cao, sức sống kinh tế mạnh thì cần đầu tư duy trì và bồi dưỡng phù hợp. - Các diện tích đồi trống năm trong vùng qui hoạch cần tiến hành đưa vào trồng mới để nâng cao diện tích. Để mở rộng diện tích, cần qui hoạch phát triển thêm những vùng chè nguyên liệu có tiềm năng, nhằm tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến. Ưu tiên cho các vùng có diện tích lớn, có mạng lưới đường giao thông thuận lợi. Với điều kiện của Nghệ An hiện nay cần tiếp tục ổn định các vùng chè nguyên liệu hiện có và đang phát huy hiệu quả như vùng chè nguyên liệu của xí nghiệp chè Thanh Mai, xí nghiệp chè Ngọc Lâm, xí nghiệp chè Hạnh Lâm ( Thanh Chương ), mở rộng diện tích chè ở các vùng nguyên liệu đã quy hoạch như Anh Sơn, Quỳ Hợp, Con Cuông, Quế Phong và một số vùng chè của Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP2, TNXP5 ở Thanh Chương ). Phổ biến và tiến hành mở rộng diên tích trồng chè ở các vùng thử nghiệm thành công như vùng chè Tuyết Shan ở huyện Kỳ Sơn. Tiến hành thử nghiệm thêm các vùng lân cận, những vùng có điều kiện tương tự song chưa tìm ra cây trồng thích hợp và cho hiệu quả. Xoá bỏ, tiến hành trồng mới lại 600 ha diện tích chè hạt và phần diện tích chè PH1 đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Trong quá trình qui hoạch cần tiến hành đầu tư, thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất cho vùng chè bao gồm : - Thiết kế hệ thống đường: đường trục là đường nối liền các khu sản xuất với nhau, khô sản xuất với bên ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, cũng như sự giao lưu giữa các vùng.Và xây dựng hệ thống các loại đường khác đường lên đồi, đường quanh đồi, đường lô, đường viên chân đồi - Thiết kế đai rừng chắn gió, trống xói mòn đất, hạn chế sự lây lan của sâu bệnh. Các loại cây dung để làm đai chắn gió như keo tai tượng, keo lá tràm và các loại cây lâm nghiệp khác hạn chế dùng bạch đàn - Các công trình khác như : Bể chứa nước, hố ủ phân, kho chứa … - Ngoài ra việc mở rộng qui hoạch diện tích chè có thể đi đôi với việc di dân, khai hoang vùng kinh tế mới, nên cần xây dựng thêm các công trìng phục vụ đời sống, tạo điều kiện cho con em họ có điều kiện phát triển. 2. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, chế biến 2.1 Nghiên cứu đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất Trên thực tế đến năm 2005 diện tích các giống chè có chất lượng cao như : LGP1, LDP2, … chiếm 77%. Vẫn còn 23% các giống chè trung du và PH1 có chất lượng chưa thực sự cao lại đòi hỏi đầu tư lớn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cần mở rộng diện tích chè có chất lượng cao. Ngoài hai giống LDP1, LDP2 có thể tiến hành trồng thử nghiệm một số giống như Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, TRI 2024 … là những giống đã qua khảo nghiệm và có triển vọng ở Nghệ An. Tiến hành nghiên cứu lai tạo những giống mới trên cơ sở các giống đã có để có một giống chè tối ưu hơn hoặc nhập giống từ nước ngoài về. Các giống mới này phải được kiểm định về chất lượng. Khi đưa vào sản xuất cần tiến hành trồng thử nghiệp trước khi trồng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Song song với việc đưa giống mới vào sản xuất thì cần tiến hành tập huấn kỹ thuật cho người dân trồng chè. Làm cho người dân hiểu và biết cách trồng và chăm sóc cho các giống mới này, để giống phát huy được hết các ưu điểm của nó và đạt được hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo chất lượng giống cần tiến hành quản lý giống theo đúng qui định của nhà nước để đảm bảo chất lượng của giống cây. Các vườn ươm giống của hộ gia đình cũng như của cácdoanh nghiệp cần phải được thực hiện theo đúng qui trình sản xuất giống, đảm bảo đủ tiêu chuẩn kinh tế - kĩ thuật. Để khuyến khích người dân phá bỏ những diện tích chè có năng suất thấp, để trồng thay vào đó là phần diện tích chè có chất lượng cao thì tỉnh cần có chính sách hỗ trợ hợp lý. Như các chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, hỗ trợ vốn đầu tư … 2.2. Nghiên cứu lựa chon các vật tư phân bón phù hợp Chè Nghệ An được trồng trên những đồi dốc về mùa mưa rất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Sau mỗi lần mưa cần tiến hành bón phân cho đất để đảm vảo cho cây chè đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt.Thường bón thêm phân Lân để chè chống rét, bón phân hữu cơ như: Phân chuồng, phân xanh,… nhằm tăng độ mùn và tầng dày cho đất Ngoài ra cần bón phân cho chè theo định kỳ hàng năm. Tuy nhiên lượng phân bón bao nhiêu là phù hợp, và bón theo cách nào ( qua đất hay qua lá ) thì cần phải được nghiên cứu kỹ để có thể cung cấp đủ lượng phân bón cũng như đạt hiệu quả cao nhất. Cách bón chủ yếu cho chè đó là cày hai bên hang chè cách gốc chè khoảng 20 cm và sâu khoảng 20 cm. Bón phân vào hai rãnh vừa cày sau đó lấp đất lại. Lớp đất ẩm làm cho phân dễ hoà tan và cây chè dễ hấp thu, tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng. Nếu bón song có mưa nhỏ là tốt nhất do vậy cần chọn thời điểm để bón phân để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó chúng ta cần tiến hành phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho chè. Hạn chế sử dụng thuốc hoá học. Thực hiện các biện pháp phòng là chính, việc phòng này thường được tiến hành ngay khi bắt đầu bằng việc sử dụng vôi bột để xử lí sau khi đốt. Khi dịch bệnh xảy ra cần tiến hành diệt nhanh, diệt gọn, không để lan rộng. Cây chè thường bị một số loại sâu bệnh như là : Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Bệnh phồng lá chè ..do đó cần hướng dẫn cho bà con biết cách nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh.Như nhện đỏ nâu : -Triệu chứng gây hại: Thường tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già. Khi cây chè bị nhện hại nặng, mật độ nhện nâu tăng cao, các lá chưa bị rụng nhiều, chúng có thể gây hại lên các lá non và rải rác cả mặt dưới lá. -Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Rufast 3EC với lượng 0,15 lít/ha pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng 8-25 ml/10 lít nước và phun 400-700 lít nước thuốc/ha; Nissorun 5 EC dùng 0,4-0,6 lít/ha pha với 400 lít nước; Dandy 15 EC với lượng 1,0-1,5 lít/ha pha với 600 lít nước. Điều đặc biệt cần chú ý là việc bón phân qua lá hay phun thuốc trừ sâu, thì sau khi phun phải chờ một thời gian mới được thu hái, để tránh hiện tượng nhiễm độc. Để đảm bảo chất lượng chè tỉnh cần tổ chức kiểm tra dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè búp. Trên thị trường hội nhập quốc tế, việc đảm bảo tỷ lệ chất hoá học trong sản phẩm chè là điều rất quan trọng nó cho phép chè của Nghệ An xâm nhập vào các thị trường, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tránh gây những tổn thất không không đáng có cho người tiêu dung. Tuy nhiên việc quản lý này là hết sức khó khăn do vậy việc tuyên chuyền cho người sản xuất là chủ yếu. 2.3. Đầu tư các dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến và hiện đại Hiện nay, năng lực chế biến của các xí nghiệp rất đảm bảo cho nguồn cung cấp nguyên liệu chè búp tươi của Nghệ An. Nhưng để cân đối với lượng nguyên liệu búp tươi tăng do mở rộng diện tích và đầu tư tăng năng suất trong những năm tới, thì cần phải xây dựng nhiều những dây chuyền hiện đại, đặc biệt là các dây chuyền tinh chế chè. Nhằm nâng cao chất lượng chè cũng như đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ chè đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng. Mục tiêu của tỉnh Nghệ An là đến năm 2010 đầu tư công nghệ chế biến nhằm nâng công suất chế biến lên 218 tấn búp tươi/ ngày. Nên kế hoạch của tỉnh Nghệ An là: - Năm 2007-2008: Đầu tư xây dựng mới dây chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới nhà máy chế biến chè xanh tại Tổng đội TNXP7 Quế Phong với công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè đen tại Xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 12 tấn/ngày. - Năm 2009-2010: Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 6 tấn/ ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Hạnh Lâm công suất 6 tấn/ ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Ngọc Lâm công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Anh Sơn công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Tổng đội TNXP8 Kỳ Sơn công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới nhà máy chế biến chè đen tại Tổng đội TNXP7 Quế Phong với công suất 12 tấn/ngày. Như vậy đến năm 2010 tổng công suất chế biến chè Nghệ An là 206 tấn búp tươi/ ngày, theo tính toán còn thiếu 12 tấn mới hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên để chế biến hết nguyên liệu cần phải tu sữa, nâng cấp thêm một số nhà máy hiện có để tăng công suất đáp ứng nhu cầu chế biến, nhất là những tháng nhiều nguyên liệu trong năm. Việc đầu tư đổi mới là rất cần thiết tuy nhiên lại rất tốn kém, với 8 dây chuyền chế biến chè xanh và 2 dây chuyền chè đen cần số vốn lên tới 42 000 triệu đồng, nâng cấp, bảo dưỡng, tu sửa các dây chuyền hiện có cần 2 000 triệu đồng, tổng cộng số vốn cần là 44 000 triệu đồng. Do vậy tỉnh Nghệ An cần tiến hành từng bước. Đối với các doanh nghiệp có tiềm năng thì có thể nhập khẩu các dây chuyền hiện đại, các doanh nghiệp chưa có điều kiện thì thì có thể tiến hành đổi mới dần dần, từng khâu, từng giai đoạn … Việc chuyển giao khoa học công nghệ cần có sự tham gia của các phòng ban kỹ thuất của tỉnh, nhà nước trong khâu thẩm định để tránh mua phải những dây chuyền công nghệ lạc hậu. Việc đầu tư khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc số lượng công nhân trong các nhà máy chế biến giảm do vậy thất nghiệp tăng. Do đó cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho những công nhân này có được việc lam ổn định, đảm bảo cuộc sống cho họ. 2.4. Công tác khuyến nông cũng cần được đẩy mạnh Tăng cường công tác khuyến nông để tăng nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người trồng chè, tiếp thu được các biện pháp thâm canh kỹ thuật cho người trồng chè, tiếp thu được các biện pháp thâm canh kỹ thuật tiếp cận với các phương thức sản xuất tiên tiến … Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần tiến hành tổ chức đội ngũ cán bộ khuyến nông có trình độ và năng lực. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông xã, cho người trồng chè. Đồng thời tiến hành các đoàn tham quan học tập ở một số điển hình trong tỉnh để tăng thêm nhận thức cho người trồng chè . Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã hoạt động khá hiệu quả trong những năm qua. Năm 2006, tổ chức được 12 lớp tập huấn cho 580 lao động nghèo thuộc 8 huyện vùng núi vùng cao, xây dựng 8 mô hình trình diễn trong dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm. Trung tâm đã mở 77 lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và công tác khuyến nông cho trên 5841 cán bộ kỹ thuật, khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn xã. Đặc biệt đã mở 40 lớp cho gần 2000 đồng bào dân tộc di dân từ long hồ Bản Vẽ về Thanh Chương tham gia vào sản xuất chè. Công tác khuyến nông cho người nông dân trồng chè còn có trong các dự án: Dự án phát triển chè công nghiệp Nghệ An, dự án phát triển kinh tế 10 huyện vùng núi phía tây Nghệ An, đề án phát triển vùng chè nguyên liệu,… 3. Giải pháp về vốn. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và phương hướng phát triển chè công nghiệp trong những năm tới, đặc biệt là phát triển sản xuất- chế biến chè, tỉnh Nghệ An cần huy động một lượng vốn không nhỏ. Vốn đầu tư trồng lại, trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản, vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như: Đường, điện, thuỷ lợi, cơ sở chế biến,…. Tất cả những yêu cầu đó tỉnh Nghệ An cần có những giải pháp về vốn một cách có hiệu quả. - Huy động vốn góp trong cư dân: Hơn 70% cư dân sống ở nông thôn và có đến 9,6 % hộ thuộc diện hộ nghèo( 2005), thực tế cuộc sống đa phần nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là cư dân nơi vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Thu nhập chưa cao do vậy vốn đầu tư tái sản xuất ( của người trồng chè ), vốn đầu tư trồng mới của người nông dân là hạn chế. Vì vậy huy động vốn góp trong cư dân chủ yếu là huy động vốn góp ngày công lao động để khai hoang, trồng mới, chăm sóc, làm đường…và phân hữu cơ. Những vốn góp thiết thực và dồi dào trong cư dân nông thôn. Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ thích hợp để khuyến khích thu hút người nông dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển, mở rộng sản xuất- chế biến chè. Ngoài ra tỉnh cần có những chủ trương thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khơi dậy các nguồn vốn tiết kiệm từ phía nhân dân. - Tăng cường ngân sách cho sự phát triển sản xuất - chế biến chè. Tỉnh Nghệ An cần trích một khoản ngân sách thích hợp để hỗ trợ người trồng chè, cũng như doanh nghiệp thu mua và chế biến. Ưu tiên vốn hàng năm để góp phần cân đối đủ nguồn vốn cho phát triển sản xuất - chế biến chè, kip thời thực hiện tốt các chế độ, chính sách như chính sách hỗ trợ về giống cho người sản xuất, vốn làm công tác khuyến nông, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trợ giá đầu ra cho sản phẩm chè,… - Chủ trương cho các ngân hàng cho hộ nông dân vay vốn để mở rộng diện tích trồng chè. Ưu tiên nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Từ đó khuyến khích người trồng chè vay vốn tổ chức sản xuất. Ngoài việc cho vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay vốn dài, các ngân hàng cần đơn giản các thủ tục vay vốn hơn. Vì nếu thủ tục vay vốn phức tạp thời gian chờ đợi để được vay vốn lâu, không kịp thời vụ gieo trồng, người nông dân sẽ có tâm lý e ngại vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác cần mở rộng hệ thống tín dụng ngân hàng tới tận cơ sở cho phép phục vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các ngân hàng cần có các biện pháp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của nông dân như cử cán bộ đi điều tra thực tế, kiểm tra thông qua ngành chè… - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình dự án phát triển. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng. Trong những năm tới đây cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất nhiều. Sản phẩm chè có cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế. Tỉnh Nghệ An cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh, tạo hành lang pháp lý và tiền đề quan trọng tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và sẵn sàng đầu tư vào Nghệ An. Các nước có thể đầu tư bằng cách cung ứng và chuyển giao công nghệ về giống, về dây chuyền chế biến, về phân bón,… 4. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và người lao động 4.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ ngày càng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành chè Nghệ An. Trong điều kiện hội nhập kinh tế có nhiều vấn đề khó khăn mà ngành che Nghệ An sẽ gặp phải,vì vậy cần nhanh chóng đào tạo, củng cố thêm kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường… - Cán bộ khuyến nông là người trực tiếp tiếp xúc, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, là người giúp đỡ nông dân tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao năng suất lao động. Do vậy, người cán bộ khuyến nông phải là người có năng lực, có trình độ và phải gắn bó với ngành sản xuất. Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, xu hướng mở rộng sản xuất là tất yếu, tỉnh Nghệ An cần đầu tư đào tạo thêm đội ngũ cán bộ khuyến nông và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho họ. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất. - Cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng cần phải thích nghi với điều kiện mới, nhạy bén và sáng tạo trong công tác quản lý. Như vấn đề về quản lý chất lượng giống, phân bón, dư lượng chất hoá học, quản lý vốn…thực sự có hiệu quả. Đây là mắt xích quan trọng trong phát triển sản xuất và chế biến Chè, giúp sản xuất - chế biến Chè đi đúng phương hướng mục tiêu đã định. - Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt nhất công tác tiêu thụ sản phẩm. Hội nhập quốc tế cần tìm hiểu rõ các hành lang pháp lý của nơi nhập khẩu, tránh những vụ kiện tụng. Mặt khác, với một thị trường rộng lớn và nhiều biến động, cần có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu tìm hiểu, dự báo thị trường. Nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng…để thoả mãn và ngày càng thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất và chế biến chè, vì vậy tỉnh Nghệ An ngoài những thị trường truyền thống cần mở rộng thêm thị trường mới. Lên việc tăng cường đầu tư đào tạo cán bộ thị trường là rất cần thiết. 4.2.Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Đối với người trồng Chè, cần tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được các chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây Chè, yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển từng loại giống chè…Ứng với một chu kỳ, một giai đoạn phát triển có các biện pháp chăm sóc, bón phân, tưới nước, cắt tỉa, tạo tán…Họ hướng dẫn cho người nông dân cách phòng trừ dịch bệnh, giúp người nông dân làm chủ được kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với người lao động trong chế biến cũng cần phải có trình độ để sử dụng máy móc một cách có hiệu quả nhất. Hiểu công dụng của từng bộ phận, từng quy trình sản xuất, điều khiển hoạt động của máy móc… Muốn nâng cao chất lượng người lao động trước hết cần có những điều kiện đảm bảo cuộc sống của họ. Đảm bảo được điều kiện sinh hoạt phát triển như: Ytế, trường học, văn hoá, thông tin…Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có những biện pháp thu hút người trồng chè tham gia các buổi tập huấn, có chính sách hỗ trợ về học tập và sức khoẻ cho con em họ, thu hút nguồn lao động có trình độ về phục vụ cho ngành chè của tỉnh. Mặt khác, cần có các chính sách đảm bảo nguồn thu nhập cho người sản xuất - chế biến Chè. Giúp họ yên tâm tin tưởng vào cây chè, tập trung sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng Chè. 5. Trên cơ sở chuyên môn hoá cây Chè cần tiến hành trồng và nuôi cây con thích hợp với điều kiện của vùng Chè. Trên các vùng chuyên môn hoá cây Chè cần tiến hành nghiên cứu đưa các loại cây, con phù hợp như: Trồng xen canh, nuôi các loại gia cầm,…Nhất là vào thời điểm chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có thể tiến hành trồng một số loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: Cây lạc, cây rau củ vào khoảng trống giữa hai hàng chè, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, vừa giữ cho đất luôn được ẩm, tơi xốp và giữ được chất dinh dưỡng. Vào thời điểm chè bước vào giai đoạn kinh doanh có thể khoanh vùng, nuôi gia cầm để tăng thêm thu nhập và giữ cho đất luôn được sạch cỏ, hỗ trợ một ít chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế sâu bệnh…Ngoài ra, cần tiến hành trồng cỏ vùng chân đồi kết hợp nuôi gia súc lớn vừa tận dụng được đất trống xói mòn, vừa có sức kéo và một khối lượng phân hữu cơ lớn. Đây là một hướng đi thích hợp trong điều kiện kinh tế xã hội tỉnh nhà, đời sống của người sản xuất còn nhiều khó khăn. 6. Tăng cường mối liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chè. 6.1. Các doanh nghiệp chế biến phải được đặt trong vùng nguyên liệu đang quy hoạch, gắn kết chặt chẽ và chủ động với vùng nguyên liệu. Sản xuất chè cũng như sản xuất nông nghiệp khác, đều được tiến hành trên phạm vi rộng lớn, tập trung theo vùng là rất cần thiết để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Song sự tập trung đó chỉ mang tính chất tương đối, một số hộ sản xuất xa các nhà máy chế biến. Còn các nhà máy chế biến chỉ có thể đặt nơi trung tâm vùng chè. Nếu nhà máy đặt cách xa vùng nguyên liệu sẽ tăng chi phí vận chuyển dẫn tới tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của Chè. Ngoài ra việc vận chuyển xa, ảnh hưởng tới chất lượng chè búp tươi. Chè dễ bị ôi hoặc héo. Vì vậy ngoài sự tập trung thu mua ở xưởng chế biến, cần có các phương tiện vận chuyển lưu động trực tiếp thu mua chè búp tươi ở những vườn chè ở xa nhà máy. Để sự gắn kết giữa người sản xuất và nhà máy chế biến ngày càng chặt chẽ, tỉnh cần có các chủ trương, chính sách thỏa đáng tạo sự tin tưởng giữa người sản xuất và chế biến như: Chủ trương làm hợp đồng với người nông dân trong thu mua chè nguyên liệu, chính sách trợ giá đầu ra cho nhà máy chế biến, tặng thưởng những hộ có sản phẩm chè nhập vào nhà máy lớn… 6.2. Tổ chức các cuộc thi tuyển chọn giống, sản phẩm có chất lượng cao. Hàng năm tỉnh cần tiến hành các cuộc thi tuyển chọn giống, sản phẩm chè nhằm phát hiện ra các giống Chè tốt có ưu thế khi phát triển ở Nghệ An, các sản phẩm chè chế biến được người tiêu dùng ưa thích có chất lượng đảm bảo từ đó tặng thưởng khích lệ cho người sản xuất cũng như nhà máy chế biến. Sau mỗi cuộc thi ở trong tỉnh, cần chọn lựa các sản phẩm có chất lượng đưa đi tham gia vào các hội chợ đồ uống, hội chợ sản phẩm nông nghiệp trên quy mô lớn. Qua đó, khảo sát tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, tìm kiếm thực hiện chíếm lĩnh thị trường. Cần phải nâng cao vị thế chè Nghệ An tại thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. 6.3. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xúc tiến hoạt động xây dựng đăng ký bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm. Một thực tế rõ ràng rằng, nhiều mặt hàng nông sản ở nước ta rất có giá trị và chất lượng tốt nhưng không có thương hiệu, nên phải chấp nhận xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế hoặc xuất khẩu trung gian qua các đại lý thu mua nước ngoài. Do đó làm giảm giá trị hàng hoá của nó. Vấn đề xây dựng, quảng bá xúc tiến hoạt động đăng ký và bảo vệ thương hiệu là vấn đề quan trọng. Chè Nghệ An chủ yếu xuất khẩu dưới dạng chè khô, chè sơ chế đơn giá xuất khẩu là 1005USD/ tấn, thấp hơn đơn giá chung của cả nước là 148 USD/ tấn. Trong khi đó, các sản phẩm này về các nước nhập khẩu tiến hành ướp hương tinh chế lại đóng gói và mang nhãn hiệu, thương hiệu khác có giá trị xuất khẩu cao hơn. Vì vậy tỉnh Nghệ An cần có các chương trình quảng bá sản phẩm chè bằng cách tham gia các hội chợ, đăng ký nhãn hiệu bảo vệ nhằm tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tìm hiểu khẩu vị người tiêu dùng những nước, những thị trường tiềm năng để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Từ đó xúc tiến thương mại tạo uy tín và mở rộng thị trường. 6.4. Tiến hành liên doanh, liên kết trong khâu xuất khẩu chè. Trên thực tế ở VIệt Nam có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè và rất nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu chè vào cùng một thị trường. Dẫn tới tình trạng nhiều người bán, ít người mua, tạo ra sự cạnh tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp Việt Nam làm cho giá trị sản phẩm chè bị hạ thấp xuống. Để tránh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, công ty đầu tư phát triển Chè Nghệ An, đơn vị duy nhất được giao quyền sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn của tỉnh cần có phương hướng và tổ chức liên doanh,liên kết với các doanh nghiệp trong nước, tham gia vào tổng công Chè Việt Nam. Phải tạo ra sự gắn kết chặt chẽ với ngành Chè cả nước, tránh tranh giành khách hàng của nhau. Và từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu chè Nghệ An. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ là điều kiện quyết định mở rộng sản xuất - chế biến chè. Khối lượng tiêu thụ lớn, giá trị xuất khẩu cao sẽ khuyến khích sự phát triển trong sản xuất và chế biến Chè phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện hội nhập, sự gắn kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 7. Đảm bảo các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng. Những năm vừa qua, cả người sản xuất và người chế biến đều được hưởng chế độ ưu đãi. Người trồng chè được tham gia bảo hiểm xã hội và có chế độ về hưu như người công nhân. Trong những năm sắp tới, các chính sách về bảo hiểm phúc lợi xã hội cho người lao động cần được chú ý hơn. Đảm bảo mọi người dân được phát triển một cách toàn diện, được trợ cấp khi có tai nạn xảy ra… Hoàn thiện hệ thống chính sách cho người lao động nhằm nâng cao mức sống cho người dân, không chỉ đảm bảo về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. C. KẾT LUẬN Trên thực tế sự phát triển của ngành đã trải qua rất nhiều thời kỳ. Trước những năm 1882 cây chè chỉ phục vụ trong nước và được xem là sản phẩm quí tiến cống vua chúa. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển ngày càng tìm ra những công dụng mới từ sản phẩm chè . Do vậy nhu cầu về chè ngày càng tăng. Việc sản xuất chè ngày càng được chú ý diện tích chè Việt Nam thời kỳ này đạt 13305 ha đồi , chè sản lượng chè khô bình quân mỗi năm là 6 000 tấn/năm. Từ năm 1945 cây chè tiếp tục được chú ý phát triển .Đến năm 2005 tổng diện tích ước tính khoảng 118504 ha, sản lượng búp tươi lên tới 537049 tấn tương đương với 115 000 tấn chè khô, đứng thứ 7 thế giới về mức sản lượng. Sản phẩm trong giai đoạn này chuyển từ phục vụ thị trường trong nước sang xuất khẩu. Cây chè đã , đang và sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế . Nghệ An là tỉnh có ưu thế để phát triển cây chè, hiện nay năng suất chè của Nghệ An vào tốp cao nhất cả nước nhưng chất lượng thấp hơn các loại chè ở các tỉnh khác. Ở Nghệ An cây chè đang phát huy vai trò trong nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế ở khu vực nông thôn. Phát triển chè góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân, nâng cao cuộc sống ở nông thôn, góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Với thực tế hiện nay ở Nghệ An việc pháp triển cây chè là một hướng đi đúng cần được tiếp tục đẩy mạnh trong những năm tới. Trong xu thế hội nhập WTO có nhiều thuận lợi và khó khăn mới đòi hỏi phải có hướng đi đúng cho cây chè Nghệ An , để đảm bảo cho cây chè phát triển tốt trong những năm tiếp theo. Chuyên đề đã chỉ ra một số biện pháp để phát triển cây chè Nghệ An trong những năm tới. Chuyên đề hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trần Quốc Khánh và sự giúp đỡ sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An. Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Trần Quốc Khánh và tập thể cán bộ sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo tổng kết năm 2006, nhiệm vụ chủ yếu năm 2007 ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn Nghệ An - Uỷ ban nhân dân tỉnh, sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Nghệ An 2. Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010 - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An 3. Phan Xuân Đồng: “ Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.” 4. Báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh xét thi đua- khen thưởng của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An . 5. Báo cáo thống kê về Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2006. Cục Thống kê Nghệ An. 6. Văn bản hướng dẫn kỹ thuật trồng chè LDP1, LDP2 và một số giống chè có chất lượng cao. Phòng Kỹ thuật- Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An. 7. Đề án phát kinh tế- xã hôi 10 huyện miền núi phía tây, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. 8. Các văn bản chính sách của tỉnh Nghệ An giai đoạn 1998 – 2003. 9. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005. 10. Tấn Phong: “ Chè Việt Nam động thái và những bước chuyển của doanh nghiệp”. 11. Nguyễn Văn Tạo: “ Sản xuất và thị trường chè của Việt Nam.” 12. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. 13. Giáo trình công nghệ trồng trọt 14. Giáo trình kinh tế nông thôn. 15. Các địa chỉ trang web: - Www.Mard.gov.vn - Www. Agroviet.gov.vn - Www.nciec.gov.vn - Www.nghean.gov.vn - Www.vinatea.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32093.doc
Tài liệu liên quan