Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Đô thị hoá sẽ đưa đến một kết quả tất yếu là giảm dần các diện tích đất sử dụng lãng phí, hoang hoá. Tuy nhiên, đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô tận vô hạn; hơn lúc nào hết công tác quản lý quỹ đất quốc gia lại phải đặc biệt quan tâm như hiện nay. Để quản lý đất có hiệu quả, sắp xếp phân bổ các quỹ đất sao cho sử dụng hiệu quả tiết kiệm Nhà nước cần phải kiểm soát cũng như nắm chắc được quỹ đất cả nước. Vấn đề đó phụ thuộc không nhỏ vào công tác đăng ký, kê khai CGCNQSDĐ trên các địa bàn tỉnh thành cả nước. Diện tích đất ở ngày càng tăng đặc biệt là ở các thành phố, đô thị lớn. Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của đất nước là nơi hấp dẫn các nguồn lao động; vì thế trong những năm gần đây dân số thủ đô tăng đột biến chủ yếu do di cư từ các tỉnh lẻ về “an cư - lạc nghiệp”. Quản lý đất đai nói chung và quản lý đất ở nói riêng trở nên phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Mặc dù là huyện ngoại thành nhưng Đông Anh cũng không nằm ngoài các tác động đó.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó. Do nằm sâu trong khu vực đô thị nên cụm công nghiệp này cần chuyển sang công nghiệp sạch như sản xuất cấu kiện xây dựng bằng thép, cơ khí, chế tạo máy ... với cấp vệ sinh công nghiệp IV và V có khoảng cách khu dân cư 50 - 100 m. Cụm công nghiệp Tây đường sắt (ký hiệu CN 14) có diện tích 37.51 ha, dự kiến đây là cụm công nghiệp địa phương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với cấp độ vệ sinh công nghiệp cấp IV và V. Khu công nghiệp Đông Cổ Loa (ký hiệu CN15) có diện tích 108.82, phần diện tích nằm trong huyện Đông Anh là 77,96 ha. Loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chủ yếu là cơ khí, sinh học. điện tử, gắn liền với khu vực nghiên cứu công nghệ cao tại phía Bắc của khu công nghiệp này. Khu công nghiệp Đông Anh (ký hiệu CN 16) có diện tích 768 ha là khu công nghiệp đa ngành (có quy hoạch chi tiết riêng). Quy hoạch các khu ở :68 đơn vị ở và 2 đơn vị ở có yêu cầu riêng là Phương Trạch và di tích Cổ loa có tổng diện tích 3.095,39 ha và được bố trí như sau: Khu đô thị O30 có 4 đơn vị ở với dân số khoảng 30.700 người, tổng diện tích đất là 306,18 ha, đất ở chiếm 94,85 ha mật độ xây dựng 30- 35%. Khu đô thị O31 gồm hai phần (31A và 31B) được tổ chức thành 11 đơn vị ở với dân số khoảng 102.600 người, tang diện tích đất là 427,84 ha, đất ở chiếm 261,37 ha, mật độ xây dựng 30- 35%. Khu đô thị O32 gồm hai phần (O32A và O32B) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dan số khoảng 101.200 người, tổng diện tích đất là 585,92 ha, đất ở chiếm 325,19 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O33 được tổ chức thành 4 đơn vị ở với tổng diện tích đất là 137,94 ha, đất ở chiếm 84,17 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Ngoài ra ở đấy còn có đơn vị ở Phương Trạch có yêu cầu riêng, nằm trong ranh giới Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại cấp thành phố. Quy mô dân số là 75.100 người. Khu đô thị O34 chia thành hai phần( 34A và 34B) được tổ chức thành 9 đơn vị ở và một đơn vị ở có yêu cầu riêng nằm trong ranh giới khu di tích Cổ Loa với dân số khoảng 98.200 người, tổng diện tích đất là 392,98 ha, đất ở chiếm 227,36 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O35 chia thành hai phần (O35A và O35B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 74.700 người, tổng diện tích đất là 318,31 ha, đất ở chiếm 168,85 ha, mật độ xây dựng từ 30- 40%. Khu đô thị O36 chia thành hai phần (O36A và O36B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 79.100 người, tổng diện tích đất là 338,33 ha, đất ở chiếm 183,51 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O37 chia thành ba phần (O37A, O37B và O37C) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dân số khoảng 110.500 người, tổng diện tích đất là 587,89 ha, đất ở chiếm 341,66 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu vực nông thôn Các khu dân cư nông thôn Thị trấn Đông Anh và các xã Kim Nỗ, Vân Nội, Kim Chung nằm trọn trong phần đô thị và sẽ chuyển dần thành các đơn vị ở- phường trong đô thị. Phần lớn diện tích các xã Mai lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc,Tiên Dương và Cổ Loa đều thuộc phần đô thị, chỉ còn một phần nhỏ diện tích đất nông thôn hoặc đất ngoài bãi. Các xã này được tổ chức nhà vườn và cây xanh sinh thái của đô thị. Dân cư trong các khu vực còn lại sẽ hướng các tiện nghi dịch vụ công cộng tại các khu đô thị liền kề. Các xã còn lại vẫn có diện tích đủ lớn để duy trì hoạt động về quản lý và hành chính như hiện tại, được phân thành hai loại: Liền kề với khu vực đô thị gồm: Đại Mạch, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Uy Nỗ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thị hoá. Mỗi xã có một trung tâm xã (ký hiệu TTX), khi đô thị mở rộng sẽ trở thành thị tứ hoặc trung tâm đơn vị ở và sử dụng các dịch vụ công cộng không thường xuyên như trường phổ thông trung học, phòng khám đa khoa ... chung với khu vực đô thị liền kề. Tách xa khỏi khu vực đô thị gồm: Liên Hà, Thuỵ Lâm, Vân hà, Dục tú và Việt Hùng. Ngoài việc xây dựng các trung tâm xã, dự kiến xây dựng một trung tâm cụm xã (ký hiệu TTCX) tại xã Liên Hà, nơi tập trung đầu mối giao thông liên huyện, xã, tiếp cận thuận lợi khu vực đô thị và ga Việt Hùng. Tại đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ không thường xuyên như trường phổ thông trung học, bệnh viện ..., các cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp nông thôn. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp Tiếp tục phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tại các làng, xã và liên xã có đủ quy mô để tạo thành một cơ sở kinh tế, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạn chế các tác hại về môi trường : Công nghiệp thu gom, bảo quản và chế biến rau, hoa, quả, sữa; Giết mổ hoặc chế biến thực phẩm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (lợn nạc ...)… Quỹ đất khoảng 170 ha (10-12ha/xã) dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp (chỉ tiêu 10m2/người). Dự kiến xây dựng một khu công nghiệp nông thôn tại khu trung tâm cụm xã (trung tâm dịch vụ nông thôn) Liên Hà với quy mô dự kiến 20-25 ha để thu hút các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp. Một số nhận xét Từ số liệu trên cho thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, bởi đây là khu dân cư nông thôn ở ngoại thành, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm như rau xanh, hoa quả… Đặc biệt các loại đất khác còn nhiều, chưa có sự quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý. Vì vậy, đây là nơi có tiềm năng thu hút các nhà máy, xí nghiệp… là địa điểm thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Việc xây dựng và quy hoạch một cách đồng bộ nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả cao nhất. Tình hình đất ở : bình quân diện tích đất ở theo nhân khẩu : 52,674 m2/người; theo hộ gia đình: 222,153 m2 /người. Như vậy, theo bình quân diện tích này thì người dân sống rất thoải mái và rộng rãi. Diện tích của huyện có sự biến động lớn đất ở nhiều xã được cắt chuyển thành phường nên có sự thay đổi về địa giới hành chính và còn chưa phân bố hợp lý. Vì vậy, cần phải có sự quy hoạch lại các khu đất ở, quy định chặt chẽ mục đích sử dụng đất tránh lãng phí. Nhà ở là một loại bất động sản vì nhà ở là tài sản không thể di dời được. Mỗi chủ sở hữu đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật. Trên địa bàn huyện sở hữu nhà mang các hình thức sau: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: là nhà ở được tạo lập bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Nhà ở thuộc các tổ chức lập bằng vốn đất ở các tổ chức này huy động hoặc nhà ở đất ở các tổ chức, cá nhân biếu tặng hợp pháp. Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: là nhà ở đất ở tư nhân tạo bằng cách xây dựng, mua bán, thừa kế hợp pháp. Hiện nay trên địa bàn huyện nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là chủ yếu, còn nhà ở thuộc các tổ chức kinh tế- chính trị – xã hội còn chiếm tỷ lệ nhỏ nên cần phải đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ ở cho người sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. 2.2.2. Tình hình biến động quỹ đất giai đoạn 2000 – 2006 của huyện. Qua số liệu đã thống kê, kiểm kê từ năm 2000 – 2006 xác định được sự biến động trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện như sau : Bảng 2 : So sánh biến động đất đai năm 2006 so với năm 2000 của huyện Đông Anh Đơn vị : ha LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH NĂM 2000 (ha) DIỆN TÍCH NĂM 2006 (ha) TĂNG(+) GIẢM(-) 1/ Đất nông nghiệp 7512 6772 -9.85% 2/ Đất ở 2506.5 2715 +7.67% 3/. Đất công nghiệp 670.24 686.02 +2.3% 4/ Đất khác Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1085.6 2356.6 -5.3% Đẩt quốc phòng an ninh 865.3 1478.54 +11.2% Đất có mục đích công cộng 972 1150.9 +6.5% Đất tín ngưỡng 788.7 720 -0.7% Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1256.3 928.76 -7.1% Đất chưa sử dụng 672.8 213.42 +13.5% Đất khác 852.52 852.52 0 Tổng 18.230 18.230 0 (Theo nguồn số liệu phòng địa chính và nhà đất huyện Đông Anh) Theo bảng số liệu trên nhận thấy, giai đoạn năm 2000-2006 huyện đã có những chuyển biến lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội. Điều đó được thể hiện rõ qua sự biến động của các loại đất sử dụng trên địa bàn huyện : Đất nông nghiệp giảm 9.85% so với năm 2000. Đất ở tăng 7.67% so với năm 2000. Đất công nghiệp tăng 2.3% so với năm 2000. Các loại đất khác có tăng và chỉ loại đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 5.3%. Tổng diện tích các loại đất không tăng, nó chỉ chuyển đổi từ các loại đất này sang đất khác. Đó là sự chuyển dịch từ loại đất nông nghiệp, đất mặt nước chuyên dùng, đất tín ngưỡng tôn giáo, đất công trình sự nghiệp sang các loại đất khác. Đó là sự chuyển đổi hợp lý giữa các loại đất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đất dùng cho các mục đích công cộng và đất quốc phòng là loại đất có nhiều biến động do quá trình đô thị hoá, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng nâng cao hiệu quả quy hoạch kiến trúc cảnh quan thủ đô. Bên cạnh các dự án được triển khai mở rộng quỹ đất công cộng Nguyên nhân chủ yếu của những biến động đất trên là do: Quá trình đô thị hoá phát triển kinh tế tăng nguồn cung nhà ở và cung các loại đất phi nông nghiệp, giảm đất nông nghiệp. Sai số cho phép trong cách đo đạc tính toán Quá trình chuyển đổi các loại đất từ loại này sang loại khác. Một số khu đất sử dụng không hiệu quả được thu hồi và sử dụng vào mục đích khác. Lấn chiếm, sử dụng đất sai quy hoạch. 2.2.3. Công tác quản lý đất của huyện Đông Anh tính đến năm 2006. Huyện Đông Anh xuất phát điểm là một huyện thuần nông, vị trí địa lý cũng như khí hậu ở đây tương đối phù hợp với nghề trồng lúa. Ngày nay, khi đất nước đang phát triển, các loại hình kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng kéo theo hàng loạt các nhu cầu bất động sản làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặc dù là một huyện ngoại thành, nhưng Đông Anh cũng là huyện của Hà Nội - trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Chính vì vây, đây là một trong những nơi tiến hành đô thị hoá sớm nhất trên cả nước. Cho đến nay, Đông Anh đã trở thành một huyện có tỷ lệ các loại đất rất đa dạng, tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác phân loại đất để tiến hành CGCNQSDĐ. Xác định được vai trò quan trọng của quản lý đất đai nói chung và quản lý công tác CGCNQSDĐ nói riêng, trong những năm qua cùng với sự ra đời của bộ luật đất đai mới năm 2003 cán bộ địa chính của phòng đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý đất đai và đã có những kết quả đáng khích lệ. Huyện đã có sự phân loại các loại đất : nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng; trong các loại đất lại chia rất rõ ràng cụ thể cho từng loại đất; có sự phân biệt giữa đất đô thị và đất nông thôn. Đó chính là căn cứ quan trọng cho việc quản lý đất đai. Các khâu thực hiện trong quá trình đăng kí và xét duyệt luôn được làm đúng theo các trình tự quy định của pháp luật. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm 2006 vừa qua, huyện đã lập báo cáo thuyết minh về tình hình sử dụng đất trên địa bàn và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Tuy nhiên hiện nay, tình hình thực hiện các dự án về khu đô thị, thương mại có nhiều biến động và chậm tiến độ nên ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch của huyện. Thực hiện theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước, trong năm 2006 vừa qua huyện đã tiến hành kiểm kê, rà soát lại tình hình sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: luôn cố gắng giải quyết kịp thời, thoả đáng các đơn thư khiếu kiện đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của người dân trên đại bàn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã thuộc huyện thực hiện công việc đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra . Số giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà bất hợp pháp trên địa bàn đã giảm đi đáng kể. Người dân đã nhận thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Vì vậy nên khi thực hiện chuyển nhượng về đất đai đều có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền – cán bộ địa chính xã hoặc huyện. Hiện nay, cơ cấu sử dụng các loại đất đang dần chuyển đổi. Đòi hỏi cán bộ quản lý đất đai phải có trình độ để tiến hành phân loại cho chính xác các loại đất cũng như quy hoạch sử dụng đất trên các xã của huyện. Công tác quản lý đất của huyện còn nhiều thô sơ, thủ công gây những khó khăn trong quản lý sử dụng đất giai đoạn đổi mới hiện nay. 2.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại địa bàn huyện Đông Anh. Từ tình hình thực tế trên, Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ , xác nhận hồ sơ pháp lý ban đầu, giúp chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ về nhà ở , với mục tiêu để phục vụ công tác quản lý nhà nước đồng thời đáp ứng được yêu cấu nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Công tác CGCNQSDĐ được tổ chức kê khai đăng ký lập hồ sơ ban đầu thực hiện nguyên tắc cấp theo nguyên tắc không có tranh chấp, ổn định trên cơ sở tự khai, tự chịu trách nhiệm về tài sản sở hữu của mình. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tính đến năm 2004 đạt 39.623 giấy chứng nhận trên tổng số 43.704 giấy chứng nhận đạt 90,66%. Cấp giấy chứng nhận theo quyết định 65/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận đất ở, ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn năm 2003 đã cấp được 4249/6000 kế hoạch. Cấp giấy chứng nhận theo Quyết định 69/QĐ- UB ngày 18/8/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở năm 2003 đã cấp được 1589/2100 kế hoạch đạt 74,04%. Bảng 3: Tổng hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn của 3 khu đô thị năm 2004 STT Tên thị trấn Số HS phải kê khai đăng ký Số hộ đã kê khai đăng ký Số GCN đã cấp Số GCN đã giao Số hồ sơ còn lại 1 Đông Anh 2.926 2.926 1.412 1.412 1.514 2 Cổ Loa 1.100 1.100 560 560 540 3 Bắc Thăng Long 2.171 2.171 1.247 1.247 924 Tổng 6.197 6.197 3.219 3.219 2.978 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh Từ bảng trên ta thấy, đến tháng 2 năm 2004 hội đồng xét duyệt của phòng tài nguyên môi trường và địa chính huyện cấp được 3.219 giấy chứng nhận trong tổng số hồ sơ kê khai đăng ký là 6.197 chiếm 51,94%; đã giao hết số giấy chứng nhận đã cấp còn lại số hồ sơ chưa cấp là 2.978 giấy chứng nhận. Bảng 4: Tổng hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn của 20 xã TT Tên phường Số HS phải kê khai đăng ký Số HS đã kê khai đăng ký Số HS trình duyệt đã cấp Số HS còn lại 1 Bắc Hồng 1.527 1.527 532 995 2 Dục Tú 2.093 2.093 833 1.260 3 Đại Mạch 950 577 293 657 4 Đông Hội 1.938 1.938 292 285 5 Hải Bối 2.010 2.010 551 1.459 6 Kim Chung 2.034 2.034 1.840 194 7 Kim Nỗ 1.686 1.686 1.572 114 8 Liên Hà 320 320 202 118 9 Mai Lâm 1.193 1.193 229 964 10 Nam Hồng 1.905 1.905 1.536 369 11 Nguyên Khê 850 850 290 560 12 Tàm Xá 1.527 1.527 532 995 13 Thụy Lâm 2.093 2.093 833 1.260 14 Tiên Dương 950 577 293 657 15 Uy Nỗ 1.938 1.938 292 285 16 Vân Hà 2.010 2.010 551 1.459 17 Vân Nội 2.034 2.034 1.840 194 18 Việt Hùng 1.686 1.686 1.572 114 19 Võng La 320 320 202 118 20 Xuân Canh 1.193 1.193 229 964 Tổng 16.506 15.145 8.170 6.975 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh Như vậy, trong thời gian qua thực hiện quyết định 65/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận dất ở, ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn uỷ ban nhân dân huyện cấp được 8.170 giấy chứng nhận đạt 53,95 %, còn lại 6.975 giấy chứng nhận ; trong đó số hồ sơ kê khai đăng ký là 16.506 hồ sơ và số hồ sơ đã kê khai đăng ký là 15.145 hồ sơ. Bảng 5: Tổng hợp tiến độ cấp giấy chứng nhận của các xã tính đến 31/12/2004 TT Tên phường Tổng số GCN cần cấp Kế hoạch giao cấp năm 2004 Đã cấp đến 31/12/2004 % so với kế hoạch năm 2004 % đạt so với tổng HS cần cấp Số GCN còn phải cấp 1 Bắc Hồng 2.926 905 1.554 171,71% 53,11% 1.372 2 Cổ Loa 1.100 400 619 154,75% 56,27% 481 3 Dục Tú 2.171 1.000 1.455 145,50% 67,02% 716 4 Đại Mạch 1.527 700 1.139 162.71% 74,54% 388 5 Đông Hội 2.093 750 1.190 158,67% 56,86% 903 6 Hải Bối 950 200 398 199,00% 41,89% 552 7 Kim Chung 1.938 550 785 142.72% 40,51% 1.153 8 Kim Nỗ 2.010 640 871 136,09% 43,33% 1.139 9 Liên Hà 2.034 1060 1.860 175,47% 91,45% 174 10 Mai Lâm 1.100 400 619 154,75% 56,27% 481 11 Nam Hồng 1.600 480 640 133,33% 40,00% 960 12 Nguyên Khê 1.193 450 578 128,44% 48,45% 615 13 Tàm Xá 1.905 1.250 1.827 146,16% 95,91% 78 14 Tàm Xá 1.200 500 640 128,00% 53,33% 1.372 15 TiênDương 2.034 1060 1.860 175,47% 91,45% 174 16 Uy Nỗ 950 200 398 199,00% 41,89% 552 17 Vân Hà 1.100 400 619 154,75% 56,27% 481 18 Vân Nội 2.171 1.000 1.455 145,50% 67,02% 716 19 Việt Hùng 1.686 1120 1.602 143,03% 95,02% 84 20 Võng La 2.926 905 1.554 171,71% 53,11% 1.372 21 Xuân Canh 1.100 400 619 154,75% 56,27% 481 22 Xuân Nộn 2.171 1.000 1.455 145,50% 67,02% 716 23 Vĩnh Ngọc 1.527 700 1.139 162.71% 74,54% 388 Tổng 24.333 10.005 15.158 151,50% 62,30% 9.175 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh Nhìn vào bảng trên ta thấy tất cả các xã đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đáng kể nhất là xã Uy Lỗ đạt 199% so với kế hoạch năm 2004. Uy Lỗ và Võng La gần như đã hoàn thành công tác CGCNQSDĐ chỉ còn 84 và 78 giấy chứng nhận cần cấp trong năm 2005. Hai xã này cũng là những xã có tiến độ CGCNQSDĐ nhanh nhất, đạt 95,02% và 95,91% so với tổng số giấy chứng nhận cần cấp. Như vậy, tính đến hết năm 2004 huyện Đông Anh đã cấp được15.158 giấy chứng nhận trên tổng số 24.333 giấy chứng nhận cần cấp đạt 62,30 % so với tổng số giấy chứng nhận . Có thể nói rằng, để đạt được kết qủa như vậy cán bộ địa chính huyện cũng như các cơ quan có liên quan của huyện đã có rất nhiều cố gắng trong việc cập nhật các văn bản chính sách và có sự chỉ đạo kịp thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh công tác này. Trong quý I năm 2005, do phải thực hiện kiểm kê đất đai nên huyện mới chỉ cấp được 581 giấy chứng nhận trên tổng số 1077 giấy chứng nhận , đạt 53,95% so với kế hoạch cấp giấy chứng nhận trong quý I. 2.4. Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận tại huyện Đông Anh 2.4.1. Kết quả đã đạt được Về phía Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh a/. Chính sách quản lý Nhà nước về đất đai Quận uỷ, Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh đã tập trung chỉ đạo, kịp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành; các cấp trong công tác CGCNQSDĐ để tạo sự phối hợp chặt chẽ của các ngành với các cấp uỷ Đảng và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phường, thị xã, trị trấn đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, xuyên suốt từ huyện đến cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện công tác CGCNQSDĐ, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đã thành lập ban chỉ đạo chính sách nhà ở đất ở, thường xuyên kiểm tra, đề ra các biện pháp tích cực tạo nhiều thuận lợi cho các cấp các ngành thực hiện công tác CGCNQSDĐ . Quận đã chỉ đạo vừa tổ chức thực hiện CGCNQSDĐ theo kế hoạch, vừa thực hiện CGCNQSDĐ theo nhu cầu đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Các trường hợp chưa được CGCNQSDĐ một phần là do diện tích đất bị mất các loại giấy tờ cần thiết mà chính quyền thì chưa chủ động kiểm tra; rà soát tính ổn định của loại đất sử dụng. Một phần là do sự ràng buộc của các nghĩa vụ tài chính - nguyên nhân người dân không nhiệt tình làm thủ tục CGCNQSDĐ. Để tháo gỡ vướng mắc trên Uỷ ban nhân dân huyện đã linh hoạt trong việc cho phép người sử dụng đất chậm nộp nghĩa vụ tài chính và ghi trên giấy chứng nhận đã giải toả được cơ bản vướng mắc trong nhân dân. Phối hợp với các cấp cơ sở thống kê, kiểm kê đất theo quy hoạch nhanh chóng chứng minh các khu đất ổn định CGCNQSDĐ cho người dân. Liên tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục, cử cán bộ trực tiếp giúp dân kê khai để đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ. Từ năm 2002 Thành phố đã phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện tổ chức xét duyệt CGCNQSDĐ, trong quá trình thực hiện Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc kịp thời. Huyện cũng đã áp dụng một cách có hiệu quả và sáng tạo những văn bản trên. Công khai kết quả của công tác CGCNQSDĐ; khu vực chưa có bản đồ địa chính cán bộ hướng dẫn người dân trực tiếp đo vẽ tạo cho người dân cảm giác yên tâm. b/. Công tác quy hoạch : Trước đây xét CGCNQSDĐ phải phù hợp với quy hoạch nay giải quyết những khu vực nằm trong quy hoạch nhưng chưa cắm mốc giới quy hoạch, chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn tổ chức xét CGCNQSDĐ, các trường hợp sử dụng đất tại khu vực đô thị có giấy tờ hợp lệ nhưng chưa làm nhà ở thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. c/. Kết quả cải cách thủ tục hành chính đẩy nhanh tiến độ CGCNQSDĐ Trước đây khi thẩm định CGCNQSDĐ phải có nhiều ngành tham gia, phức tạp mà hiệu quả không cao, cụ thể là quản lý đất riêng, quản lý nhà riêng, phức tạp do đó Thành phố đã thống nhất quản lý nhà đất về một mối, ngày 29/1/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 10/1999/QĐ - TTg thành lập Sở Điạ chính Nhà đất đã tạo điều kiện rất cơ bản thống nhất tập trung chỉ đạo CGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở .Đông Anh là một huyện bước đầu cũng đã làm tôt công tác này. Quá trình thực hiện đã trình Thành phố chỉ đạo giảm bớt thủ tục rườm rà, không hiệu quả ; chỉ đạo bỏ khâu Hội đồng xét duyệt cấp quận, huyện trên cơ sở nâng cao vai trò, trách nhiệm của Phòng Địa chính Nhà đất và đô thị quận, huyện. Hội đồng cấp xã nay chủ yếu xác nhận thời gian sử dụng đất và sử dụng đất không có tranh chấp khiếu kiện. Hàng năm xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể trình Uỷ ban nhân dân Thành phố giao kế hoạch CGCNQSDĐ cho các quận, huyện, chỉ đạo thực hiện một đầu mối giải quyết cấp Giấy chứng nhận theo kế hoạch tại xã và trả kết quả tại xã. Đối với dân có nguyện vọng được cấp theo nhu cầu thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận được nộp tại ba nơi : xã, huyện và Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để người dân lựa chọn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân không phải đến nhiều nơi. d/. Công tác tổ chức thực hiện CGCNQSDĐ Lập kế hoạch và giao các chỉ tiêu cụ thể tới các xã; trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đã có sự phân công cán bộ giám sát theo dõi kết quả của từng cơ sở. Tiến hành tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở xã. Đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cụ thể: phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền về chính sách pháp luật, phản ánh kết quả đã đạt được và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, giải thích những vấn đề bức xúc công luận của nhân dân. e/. Về thực hiện nghĩa vụ tài chính Huyện Đông Anh đã thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ của các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, xây dựng nhà ở nộp vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, việc cấp giấy chứng nhận này đã góp phần hạn chế đáng kể giao dịch ngầm nhằm làm trong sạch thị trường nhà đất tạo điều kiện và khuyến khích giao dịch chính thức. Về phía người dân Được sự tuyên truyền hướng dẫn các văn bản pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân nơi đây đã có những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Do đó, lượng hồ sơ kê khai đăng ký CGCNQSDĐ tăng lên trên tổng số diện tích đất cần kê khai CGCNQSDĐ trung bình 5%-6%/năm. Hiện tượng khai báo sai thông tin thực tế của thửa đất cũng giảm dần. Các giao dịch trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được người dân thực hiện minh bạch trên các loại hồ sơ giấy tờ theo quy định; từ đó giúp nhà quản lý đất nắm bắt và kiểm soát quỹ đất chặt chẽ hơn. 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân. Những tồn tại Một thực tế dễ nhận thấy là đất chưa cấp sổ đỏ tại phường vẫn tồn tại mặc dù không nhiều ảnh hưởng đến tiến độ CGCNQSDĐ theo kế hoạch của huyện. Kết quả thực hiện CGCNQSDĐ qua các năm chưa năm nào đạt được chỉ tiêu huyện đưa ra, chỉ năm 2004 là năm đạt tỷ lệ phần trăm trên kế hoạch cao nhất những năm gần đây là trên 40%. Nguyên nhân quan trọng làm chậm tiến độ CGCNQSDĐ của huyện là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi làm GCNQSDĐ. So với các quận nội thành, giá đất ở của huyện là thấp, được tính theo các vị trí ngoại thành trung bình từ 10-20 triệu/ m2 nhưng khi xác định phí sổ đỏ theo công thức : Phí sổ đỏ = tiền sử dụng đất + 4% phí chuyển nhượng + 1% lệ phí đất + 1% lệ phí nhà. Như vậy để được cấp một CGCNQSDĐ thì mức phí có khi lên đến hàng chục triệu. Với giá nhà càng cao thì khoản tiền này càng lớn và như vậy người dân không có khả năng trả phí nên họ sẽ không tiến hành kê khai đăng ký hoặc có kê khai nhưng không chính xác. Trong trường hợp nào thì kết quả đều là làm giảm hiệu quả và chậm công tác CGCNQSDĐ của xã. Bên cạnh đó, hạn chế về nhận thức của nhân dân cũng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận. Một số người chưa thực sự quan tâm đến việc giúp chính quyền và cộng tác với chính quyền như việc xác định kê khai bổ sung hồ sơ khó khăn hoặc phối hợp với chính quyền cơ sở giải quyết những vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở. Mặc dù thành phố, Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất đã rất quan tâm, hướng dẫn nghiệp vụ, thường xuyên tập huấn nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ cấp quận xã không đồng đều, không đủ lực lượng thực hiện, đội ngũ này lại hay thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết liên tục do đó giải quyết hồ sơ chậm. Công tác xét duyệt ở các hội đồng cấp huyện và hội đồng cấp xã do phải xem xét đến tính hợp pháp, hợp lệ, xác định ranh giới, nguồn gốc và thời gian sử dụng phức tạp dẫn đến quá cầu toàn do liên quan đến nghĩa vụ tài chính phải thu nộp đã làm mất nhiều hệ thời gian chậm tiến độ Công tác kê khai đăng ký từ năm 1998 đến nay có nhiều biến động về số lượng nhưng chưa kịp thời cập nhật, chỉnh lý biến động, công tác này đến nay mới được thực hiện, số lượng mới phát sinh và số lượng nhà tự quản chưa được kê khai đăng ký là một con số đáng kể cần được tập trung giải quyết. Tình trạng các ngành, bộ, cơ quan chủ quản chưa chịu bàn giao quỹ nhà "tự quản" nên hộ dân tại nhiều khu tập thể cũ vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Hậu quả là không chỉ gây thất thu Ngân sách về thuế đất, tiền xây nhà… mà còn gây ra không ít những lộn xộn, phức tạp trong việc chuyển nhượng nhà ở tại các khu tập thể. Mặt khác, do không ai quản lý, bảo dưỡng nên các khu này cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng vì quá niên hạn sử dụng. Một số xã tuy đã chỉ đạo nhưng chưa có những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận, chưa tập trung đủ lực lượng, còn để phân tán khi có nhiệm vụ khác, chưa xác định được đây là công tác cần quan tâm thường xuyên. Cán bộ các bộ phận được phân công giải quyết hồ sơ còn mang nặng tư tưởng xin cho còn sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy, né tránh, phiền hà. Lực lượng cán bộ chuyên trách công tác này còn yếu, thiếu cả chuyên môn nghiệp vụ, khi giải quyết công việc còn quá cứng nhắc vận dụng không linh hoạt thiếu chủ động nên hiệu quả giải quyết công việc chưa cao. Không chỉ có vậy, nhiều cán bộ làm công tác này vẫn còn tình trạng "găm" hồ sơ hoặc ''om'' sổ đỏ đã được quận, huyện duyệt cấp không trả ngay cho dân. Do vậy, đã xuất hiện tình trạng hồ sơ không có vướng mắc gì cấp trên đã phê duyệt nhưng phải đến hàng năm, người dân mới được cầm sổ đỏ trong tay. Thậm chí có trường hợp cán bộ địa chính đã "gợi ý khéo" để người dân chóng có sổ đỏ hoặc muốn nhanh gọn trong việc xin giấy phép xây nhà, chuyển nhượng…. để làm ảnh hưởng lớn đến lòng tin của nhân dân. Thực tế còn tồn đọng nhiều hồ sơ nhà đất nằm trong diện bất khả kháng chưa thể cấp sổ đỏ được. Đó là những trường hợp hộ khẩu KT3 (hộ khẩu tạm trú), hồ sơ tranh chấp chưa giải quyết xong, dạng hồ sơ còn nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều hay hành lang an toàn lưới điện, dạng nhà thuộc diện cải tạo, thuộc phạm vi di tích lịch sử văn hoá đã xuống hạng. Đó là chưa kể một số trường hợp bị thất lạc hồ sơ trong quá trình phân cấp việc cấp sổ đỏ từ thành phố về các quận, huyện bắt đầu có hiệu lực từ năm ngoái. Công tác cải cách hành chính đã được Thành phố chỉ đạo sau khi đã phân cấp giao huyện tổ chức thẩm định, quyết định cấp Giấy chứng nhận thì giảm bỏ Hội đồng cấp quận nhưng hiện nay huyện vẫn họp Hội đồng xét duyệt nên phần nào kéo dài thời gian, chậm tiến độ, Hội đồng xã xét còn cầu toàn, phức tạp. Hồ sơ còn lại có nhiều khó khăn phức tạp, liên quan tới những chính sách quản lý trước đây và hồ sơ kê khai thiếu nhiều nội dung và biến động nhiều cần phải bổ sung, đồng thời còn nhiều hồ sơ nằm trong khu vực không phù hợp quy hoạch như các hành lang bảo vệ đê, công trình công cộng… cần được xử lý. Nhà chung cư chưa được cấp sổ đỏ cũng là một vấn đề bức xúc mà nhiều người dân quan tâm. Tuy nhiên chính quyền chưa giải quyết được việc này. Nguyên nhân Đặc điểm về tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện là có đất di tích lịch sử, mặt quản lý Nhà nước chưa được chặt chẽ khiến tình trạng lấn chiếm đất sử dụng sai quy hoạch diễn ra phổ biến. Do cần phải tập trung thời gian giải quyết , xử lý các vụ vi phạm pháp luật; các loại đất còn chưa được xử lý triệt để theo pháp luật thì chưa thể được kê khai đăng ký CGCNQSDĐ, vô hình chung làm chậm tiến độ CGCNQSDĐ . Một số khu tập thể đã được các cơ quan, đơn vị trên bàn giao cho các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về đất đai như công ty kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội hoặc bàn giao cho UBND huyện, xã quản lý. Các hộ dân thuộc các khu tập thể trên đang tiến hành các thủ tục cần thiết để được mua thanh lý và CGCNQSDĐ quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khu tập thể thuộc các bộ, ngành, cơ quan chủ quản vẫn chưa tiến hành bàn giao quỹ nhà cho các cơ quan có thẩm quyền nên nhiều hộ gia đình vẫn chưa được CGCNQSDĐ . Giữa cán bộ địa chính và người dân chưa hiểu nhau. Cán bộ địa chính chưa hướng dẫn chu đáo cụ thể cho người dân hiểu vai trò quan trọng của công tác này cũng như hướng dẫn cách kê khai đăng ký cho chính xác các thông tin làm chậm trễ công tác CGCNQSDĐ. Công tác tuyên truyền về kê khai đăng ký CGCNQSDĐ trên địa bàn phường chưa được thường xuyên, liên tục nên nhân dân thiếu cập nhật các quy định mới để thực hiện đúng theo khung pháp luật. Phường chưa có các biện pháp tích cực và hướng giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm như các trường hợp xây dựng nhà trái phép và không phép của nhân dân. Các văn bản chính sách về đất đai chồng chéo mà chưa được cụ thể, chi tiết. Đến cán bộ địa chính còn khó cập nhật thì người dân không thể hiểu và thực hiện chính xác theo quy định vì họ không biết phải làm như thế nào. Nhà nước quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi CGCNQSDĐ chưa phù hợp với thực tế ảnh hưởng đến tâm lý của người dân vì không đủ khả năng tài chính nên sẽ không dám kê khai đăng ký CGCNQSDĐ. Hiện nay, mặc dù đã có chính sách cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với việc CGCNQSDĐ song tiến độ cấp giấy vẫn chậm vì người dân vẫn e ngại. Chương 3 : Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước những vấn đề đất đai , nhà ở rất nóng bỏng và phức tạp luôn luôn được quan tâm giải quyết triệt để, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho nhân dân thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển công bằng văn minh. Cùng với nhà nước, các cấp chính quyền, Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất Hà Nội phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đông Anh đã và đang tiếp tục phát huy những thành tựu tốt đẹp đã đạt được, luôn luôn năng động sáng tạo trong công việc, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở đi vào nề nếp, có khoa học, đạt hiệu quả cao đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân an tâm trong vấn đề về nhà ở và đất ở, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dụ án được dễ dàng hơn. Trên cơ sở sự biến động của thị trường, huyện đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cho thời gian tới. Bảng 6: Kế hoạch thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại 14 phường trên địa bàn huyện Đông Anh STT Tên phường Tổng số GCN cần cấp năm 2005 Kế hoạch cấp GCN năm 2005 Quý I Quý II Quý III Quý IV 1 Bắc Hồng 1.372 36/138 522 453 259 2 Cổ Loa 300 0/30 114 99 57 3 Dục Tú 716 25/72 272 237 135 4 Đại Mạch 2.000 105/80 783 760 377 5 Đông Hội 903 88/90 345 298 170 6 Hải Bối 552 0/55 210 183 104 7 Kim Chung 1.153 51/80 440 416 217 8 Kim Nỗ 1.139 32/80 435 410 214 9 Liên Hà 98 0/98 0 210 0 10 Mai Lâm 84 0/84 53 0 0 11 Nam Hồng 660 44/66 251 218 125 12 Nguyên Khê 1.000 152/70 381 360 189 13 Tàm Xá 78 0/78 0 72 0 14 Thụy Lâm 560 48/56 213 185 106 15 Tiên Dương 1.372 36/138 522 453 259 16 Uy Nỗ 300 0/30 114 99 57 17 Vân Hà 716 25/72 272 237 135 18 Vân Nội 2.000 105/80 783 760 377 19 Việt Hùng 903 88/90 345 298 170 20 Võng La 552 0/55 210 183 104 21 Xuân Canh 1.153 51/80 440 416 217 22 Xuân Nộn 1.139 32/80 435 410 214 23 Vĩnh Ngọc 1.000 152/70 381 360 189 Tổng cộng 10.615 581/1.077 3.966 3.619 1.953 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh Cho đến năm năm 2005 huyện Đông Anh chỉ còn phải cấp 10.615 giấy chứng nhận . Tính đến hết quý I huyện cấp được 581 giấy chứng nhận , còn phải cấp 10.034 giấy chứng nhận trong thời gian tới. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ CGCNQSDĐ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cần phải có sự phối hợp của các ngành, các cấp từ Trung Ương đến địa phương, từ Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đến Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài nguyên môi trường & Đô thị huyện Đông Anh cũng như việc xuống các cở sở xã. Quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường huyện, được sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng qua quá trình nghiên cứu chuyên đề thực tập; em xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau : 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cũng như các chính sách về đất ở. Văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận theo luật định. Cùng với sự phát triển của đất nước, bộ luật để quản lý Nhà nước về đất đai đã không ngừng được thay đổi cho phù hợp với thực tế. Gần đây nhất là Luật đất đai 2003, Luật nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản; bên cạnh đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các bộ luật trên. Sự ra đời của nhiều loại văn bản gây ra hiện tượng chồng chéo nhiệm vụ, trách nhiệm không được phân công cụ thể rõ ràng vì vậy nhiều khi chưa nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý Nhà nước. Hệ thống luật và pháp lệnh về đất đai và nhà ở chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế. Ví dụ như: Nghị định 60/CP của chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị ban hành năm 1994 trong đó đã có quá nhiều điều xa vời so với thực tế hiện nay. Hay như nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ quy dịnh về khung giá đất, quy định trong khung giá tuy có hệ số điều chỉnh nhưng vẫn còn rất thấp so với thực tế, làm cho công tác thu tiền lệ phí để cấp giấy chứng nhận còn chậm do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiến độ CGCNQSDĐ. Việc hoàn thiện dần hệ thống pháp luật cho cụ thể hơn, sát với thực tế hơn; sửa đổi thay thế ngay một số văn bản đã quá cũ kĩ, lạc hậu không phù hợp với tình trạng thực tế là yêu cầu mang tính chiến lược. Nhanh chóng ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các bộ luật mới : Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản. Chỉnh sửa và đổi mới những loại văn bản không còn phù hợp với thực tế tạo những thông thoáng cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đặc biệt, khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO cần nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật quốc tế tránh những thiệt hại xảy ra trong khi thu hút đầu tư nước ngoài khi họ tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để có hệ thống pháp luật hoàn thiện, cán bộ cấp trên phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thi hành luật của các cấp cơ sở. Có như vậy mới nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng cũng như tính hợp lý của pháp luật để từ đó đổi mới những điểm chưa phù hợp. Một ví dụ điển hình : Việc ghi nợ vào CGCNQSDĐ ở và quyền sở hữu nhà ở tuy đã được cho phép nhưng chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định về vấn đề này để tạo điều kiện cho người dân tích cực hơn nữa trong việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận. Để khắc phục hạn chế này, Nhà nước một mặt nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn, mặt khác Phòng Tài Nguyên Môi Trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện có những buổi phổ biến cho người dân biết các quy định trong các văn bản pháp luật nhà nước mới ban hành, hướng dẫn họ một cách cụ thể đặcbiệt là vấn đề họ đang quan tâm : quy định về thu tiền cấp giấy chứng nhận 3.2.2. Chính sách quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà n ước về tổ chức sử dụng đất và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý khoa học và hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của xã hội tạo điều kiện b ảo vệ môi trường đất. Quy hoạch luôn phải đi trước một bước, là một biện pháp mang tính chiến lược của quốc gia vì nó ảnh hưởng đến quỹ đất của cả nước. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển làm thế nào để phân bổ các quỹ đất cho hợp lý theo từng khu dân cư, từng khu công nghiệp, khu đô thị mới… Từ đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy cũng như quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, đất ở và nhà ở nói riêng cần được chú trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để các nhà quản lý nắm bắt được tình hình quỹ đất của từng địa phương, từng vùng, từng khu vực… để có biện pháp quản lý thích hợp và làm cho người sử dụng đất biết được phạm vi quyền hạn của mình với việc sử dụng đất sao cho phu hợp với quy định của nhà nước. Diện tích đất đai cũng như đất ở thì có hạn và ngày càng có xu hướng bị thu hẹp do đô thị hoá quá nhanh, nhu cầu của người dân về xây dựng nhà ở quá lớn, nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đường giao thông, khu thương mại, khu công nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Vì vậy, với diện tích có hạn đó để xây dựng được hợp lý mà vẫn tiết kiệm được quỹ đất cho tương lai thì cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thật cụ thể và phải được thực hiện đúng theo quy hoạch. Thông qua việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước sẽ quản lý, phân bổ đất hợp lý và hiệu quả hơn. Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện là một việc làm rất cần thiết. Bởi từ đó người dân có thể biết được khu đất nào thuộc vào diện tích xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu đất nào dành cho xây dựng nhà ở để tránh tình trạng một số người lợi dụng chức quyền hoạc sự quen biết biết trước được quy hoạch, găm đất, đầu cơ đất đai nhằm thu lợi bất chính, tránh tình trạng sử dụng sai quy hoạch. Việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho rộng rãi sẽ tránh được tình trạng nhà vừa xây xong đã bị dỡ bỏ hoặc thu hồi gây nên những thiệt hại không đáng có cho người dân cũng như tiền của Nhà nước trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Trong công tác CGCNQSDĐ ở thì bản đồ quy hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xét cấp giấy chứng nhận. Quy hoạch sử dụng đất càng chi tiết bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ địa chính thực hiện việc xét cấp giấy chứng nhận dễ dàng và nhanh chóng bấy nhiêu. Do đó, chất lượng công tác quy hoạch phải được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, nước ta còn thiếu nhiều cán bộ có kinh nghiệm và trình độ quy hoạch. Cần thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài, bên cạnh đó cần bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quy hoạch qua các khoá học ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. 3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính Việc hợp nhất theo mô hình “ Dịch vụ hành chính Công”, Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất đã đạt được những hiệu quả ban đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất đã thực hiện nhiệm vụ đăng ký, xử lý các thủ tục liên quan đến nhà đất tiến tới CGCNQSDĐ nhanh chóng, đơn giản hoá bộ máy, phân trách nhiệm theo cấp rõ ràng. Kế thừa những kinh nghiệm đó, phòng Tài nguyên môi trường huyện Đông Anh cần cố gắng đơn giản thủ tục rút ngắn thời gian, tránh phiền hà cho người dân. Rút ngắn thời gian bằng cách nâng cao tính chính xác trong khâu phân loại hồ sơ, xét duyệt để cấp giấy chứng nhận cho người dân, đẩy nhanh tiến độ CGCNQSDĐ . Hiện nay, việc hoạt động theo mô hình “ Dịch vụ hành chính Công” là cần thiết. Nó phân rõ trách nhiệm giữa dịch vụ tư vấn và thủ tục hành chính công, đảm bảo sự công bằng cho người dân xin cấp giấy chứng nhận , làm như vậy cũng là giảm nhẹ công việc cho cán bộ của Phòng và cũng đảm bao tiến độ cấp giấy chứng nhận được nhanh hơn. Bên cạnh những mặt tích cực của cơ chế “ một cửa” cũng cần phải thấy những mặt không tích cực của nó, đó là việc thực hiện cơ chế một cửa có thể dẫn đến cán bộ địa chính được trao một quyền rất lớn khiến họ có thể vì lợi ích và mục đích riêng mà gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân hoặc móc ngoặc với nhà đầu tư thu lợi bất chính. Vì vậy, kết hợp với cải cách hành chính cần thường xuyên giám sát, kiểm tra kết quả của chính sách này từ đó có hình thức khen thưởng và xử phạt thích đáng. 3.2.4 Đổi mới khoa học công nghệ Công cụ làm việc của Phòng Tài nguyên môi trường còn rất thô sơ và lạc hậu chỉ có một máy vi tính đã cũ từ lâu; hầu hết mọi dữ liệu đều lưu trên sổ sách. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tiến độ làm việc của cán bộ địa chính : tra cứu số liệu, bảo quản dữ liệu giảm hiệu quả làm việc đặc biệt hiện nay khi mà thị trường giao dịch quyền sử dụng đất ngày càng phát triển không thể sử dụng các công cụ thô sơ; sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng đẩy nhanh và thực hiện chính xác các thông số kỹ thuật bản đồ trong quá trình CGCNQSDĐ. Vì vậy, phải đưa tin học vào để đo đạc, khảo sát, quy hoạch sẽ nhanh và chính xác hơn. Quy hoạch sử dụng đất sẽ được công khai tới người sử dụng đất một cách chính xác cho họ xác định cơ hội đầu tư trên thửa đất của mình một cách hiệu quả hơn. Đầu tư cung cấp hệ thống máy tính và kết nối Internet là một giải pháp hữu hiệu. Một mặt giúp cán bộ địa chính thực hiện các thông tin trong hồ sơ nhanh gọn, lưu trữ dễ dàng các dữ liệu. Mặt khác, nó còn là công cụ cho cán bộ địa chính nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Bằng việc truyền tải các dữ liệu về pháp luật cũng như các thông tin xung quanh chính sách pháp luật đó đến với người dân như thế nào trên mạng, nhà quản lý sẽ có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực trạng. Mặc dù, chi phí đầu tư ban đầu trong việc đổi mới khoa học công nghệ là cao nhưng nó sẽ tiết kiệm được cả thời gian và công sức cho công tác CGCNQSDĐ sau này và quan trọng hơn là nó nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. 3.2.5. Chính sách tài chính Tài chính là chính sách tác động trực tiếp đến tâm lý của người dân vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế; ở bất kỳ cấp quản lý Nhà nước về đất đai nào cũng cần quan tâm chú ý đến chính sách tài chính. Theo quyết định số 23/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội quy định nghĩa vụ tài chính ở mức cao. Nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 mà một phần hay toàn bộ diện tích thửa đất không có các giấy tờ theo quy định mà đã xây dựng nhà ở trên phần diện tích vượt quá hạn mức quy định thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất vượt hạn mức theo giá đất do UBND thành phố quy định tại thời điểm quyết định CGCNQSDĐ. Trường hợp sử dụng đất ổn định từ 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 mà không có giấy tờ theo quy định được CGCNQSDĐ nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính : 50% tiền sử dụng đất với phần diện tích nằm trong hạn mức quy định và 100% tiền sử dụng đất với phần diện tích đã xây dựng nhà ở. Nhiều hộ gia đình không có khả năng nộp nên không muốn đăng ký CGCNQSDĐ. Cần xem xét lại mức thu phí sổ đỏ này. Một giải pháp trước mắt của Nhà nước là cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính, đó là một giải pháp tạm thời không thực hiện lâu dài được vì nó ảnh hưởng quá lớn đến lơi ích của người sử dụng đất. Trên thực tế, bản chất của vấn đề chính là giá đất. Vì giá đất cao nên đẩy mức phí thu quá sức trả của người dân. Điều chỉnh thị trường cho cung cầu nhà ở tương đối ổn định làm mất đi nhu cầu sốt giá nhà ở “ảo” thì mức giá nhà “ảo” cao sẽ giảm đúng với giá trị thực của thửa đất đó. Tình hình mua bán nhà ở hiện nay trên địa bàn thành phố đã có nhiều ổn định, do Nhà nước cũng như các nhà đầu tư BĐS thực hiện một số chính sách tích cực như : nhà ở cho người thu nhập thấp, mua nhà trả góp, mua nhà trên kiến trúc của công trình … 3.2.6. Không ngừng nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ tại Phòng Tài nguyên môi trường của huyện Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ phòng Tài nguyên môi trường trong sạch, vững mạnh có trình độ chuyên môn cao. Thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật và kiến thức chuyên ngành. Cần trang bị các trang thiết bị hiện đại như các thiết bị đo vẽ, máy tính, máy quét… Phát huy trách nhiệm lãnh đạo cấp xã, phường, thị trấn. Cấp này đóng vai trò hết sức quan trọng – họ phải thấy hết được trách nhiệm chủ động tìm mọi biện pháp tháo gỡ vướng mắc thì mới đẩy nhanh được tiến độ. Đồng thời tăng cường quyền hạn, nhiệm vụ cho cấp cơ sở trong khâu kê khai đăng ký, đo vẽ sơ đồ xác định nguồn gốc nhà đất, xét duyệt để cấp giấy chứng nhận . Tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết những vướng mắc và báo cáo những vấn đề mới nảy sinh với lãnh đạo quận để có biện pháp xử lý kịp thời. Củng cố, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ chuyên trách của phường, xã đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Ngoài các biện pháp chủ yếu nêu trên, uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh kết hợp với Phòng Tài nguyên môi trường huyện cần chủ động phối hợp với các phòng ban có liên quan, Uỷ ban nhân dân các xã; phường; các thị trấn trong lĩnh vực quản lý đất đai , quản lý đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch mà trọng tâm là đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ và cấp phép xây dựng. Công tác CGCNQSDĐ cần phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành nhiều cấp có liên quan như: Bộ tài chính, Bộ Xây dựng, Sở tư pháp,… Đặc biệt cần có cự phối hợp nhịp nhàng giữa Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất với Sở tư pháp, phòng Tài nguyên Môi trường với phòng tư pháp trong việc giải quyết các tranh chấp về đất đai và nhà ở , sớm giải quyết số giấy chứng nhận còn tồn đọng trong thời gian qua, giải quyết nhanh chóng kịp thời những phát sinh có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận để đẩy nhanh tiến độ theo đúng mục tiêu và kế hoạch. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến luật đất đai, thủ tục quy trình CGCNQSDĐ ở trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm truyền tải thông tin về chủ trương chính sách đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp xã hội. Thực hiện cải cách quản lý đất đai trên mọi mặt hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững. KẾT LUẬN Đô thị hoá sẽ đưa đến một kết quả tất yếu là giảm dần các diện tích đất sử dụng lãng phí, hoang hoá. Tuy nhiên, đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô tận vô hạn; hơn lúc nào hết công tác quản lý quỹ đất quốc gia lại phải đặc biệt quan tâm như hiện nay. Để quản lý đất có hiệu quả, sắp xếp phân bổ các quỹ đất sao cho sử dụng hiệu quả tiết kiệm Nhà nước cần phải kiểm soát cũng như nắm chắc được quỹ đất cả nước. Vấn đề đó phụ thuộc không nhỏ vào công tác đăng ký, kê khai CGCNQSDĐ trên các địa bàn tỉnh thành cả nước. Diện tích đất ở ngày càng tăng đặc biệt là ở các thành phố, đô thị lớn. Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của đất nước là nơi hấp dẫn các nguồn lao động; vì thế trong những năm gần đây dân số thủ đô tăng đột biến chủ yếu do di cư từ các tỉnh lẻ về “an cư - lạc nghiệp”. Quản lý đất đai nói chung và quản lý đất ở nói riêng trở nên phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Mặc dù là huyện ngoại thành nhưng Đông Anh cũng không nằm ngoài các tác động đó. Đông Anh có vị trí và khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; những năm gần đây đô thị hoá và phát triển kinh tế đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp do sự chuyển đổi đất sang đất ở, đất công nghiệp …thay đổi không nhỏ bộ mặt của huyện. Diện tích đất ở tăng kéo theo công tác CGCNQSDĐ ở giai đoạn gần đây đạt những kết quả đáng khích lệ : trên 40% hồ sơ đã được CGCNQSDĐ ở nhưng cũng gặp không ít khó khăn trở ngại làm chậm tiến độ CGCNQSDĐ ở. Cùng với các cơ quan quản lý đất đai có liên quan, uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài nguyên môi trường đã nỗ lực đưa ra những biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác này. Quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường huyện Đông Anh đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích về một nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở : công tác CGCNQSDĐ ở. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của … và sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tài nguyên em đã giúp em hoàn thành chuyên đề này ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đất đai 2003 2. Các quyết định - Quyết định 14/2003/QĐ - BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20/10/2003 về việc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Quyết định 69/1999/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 18/8/1999 về việc ban hành sửa đổi “Qui định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị Thành phố Hà Nội”. 3. Các nghị định - Nghị định 60/CP của Chính phủ ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. - Nghị định 61/CP của Chính phủ ngày 5/7/1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở. 4. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia. 5. Tạp chí xây dựng ( số tháng 1, tháng2, tháng 4, tháng 9 năm 2004) 6. Tạp chí địa chính 7. Tạp chí bất động sản( số tháng 8/2004) 8. Báo kinh tế đô thị NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32229.doc
Tài liệu liên quan