Chuyên đề Một số hiểu biết và kiến nghị xung quanh vấn đề hình thành, phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Từ những nghiên cứu tổng quan trên, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định lại vai trò đòn bẩy của mô hình TĐKT đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Và sự hình thành các TĐKT được thừa nhận như một xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để có thể có được những TĐKT đúng nghĩa, có khả năng làm đối tác và cạnh tranh được với các TĐKT trong khu vực và trên thế giới thì đòi hỏi phải có sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước và sự chuẩn bị chu đáo của bản thân các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nếu chúng ta có được các nhìn đồng bộ và những bước đi đúng đắn kĩ lưỡng trong quá trình hình thành thì các TĐKT sẽ tạo ra được những “cú hích” đưa nền kinh tế nước ta vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Bài viết chỉ xin đóng góp một số hiểu biết sơ lược về lý luận cũng như thực tiễn của quá trình hình thành các TĐKT ở Việt Nam. Do hạn chế về kiến thức của bản thân và thời gian thực hiền đề tài nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn TS Lê Ngọc Thông đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số hiểu biết và kiến nghị xung quanh vấn đề hình thành, phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác công ty thành viên. Tập đoàn còn quản lý tập trung cả lưọi nhuận và trực tiếp điều hành dòng tiền luân chuyển của các công ty con. Đối với các công ty con mà tập đoàn có góp vốn, tập đoàn thực hiện việc bảo lãnh để các công ty này vay vốn ngân hàng. Điều này làm ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm giữa các thành viên trong tập đoàn. Như vậy, tập đoàn kinh tế làm cả hai chức năng cơ bản là kinh doanh như một doanh nghiệp và thực hiện liên kết kinh tế. Cơ quan quyền lực của tập đoàn này bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hoặc hội đồng giám đốc, Ban giám đốc ở cả công ty mẹ, công ty con cháu… Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu, có thể có các thành viên là người của chính phủ nếu chính phủ có vốn góp. Các thành viên hội đồng quản trị không được huởng lương, chỉ được hưởng phụ cấp. Hôi đồng quản trị có thể cử một hoặc nhiều thành viên tham gia điều hành công ty, hoặc làm giám đốc điều hành., nếu cử theo nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ đó không quá 5 năm. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng Giám Đốc của công ty. Công ty mẹ cử cán bộ của mình tham gia hội đồng quản trị hoặc hội đồng giám đốc các công ty thành viên theo tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ trong các công ty thành viên. 4. Điều kiện cần thiết hình thành các tập đoàn kinh tế. 4.1. Các doanh nghịêp có nhu cầu và khả năng liên kết với nhau về kinh tế, trong đó liên kết bền chặt về vốn là mối liên kết chủ đạo. Khi các doanh nghiệp chưa có nhu cầu liên kết chặt chẽ dưới hình thức thành lập một doanh nghiệp mới cùng kinh doanh, cùng điều hành thì có thể cùng nhau chấp nhận mối liên kết lỏng trong kinh doanh như ký kết hợp đồng cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất, hợp đồng hợp tác kinh doanh chia sẻ sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, chỉ đến khi nhiều doanh nghiệp có liên kết bền chặt với nhau về vốn thì mới có thể phát triển thành hình thức tập đoàn kinh tế. 4.2. Có khả năng tập trung về vốn. Việc tích tụ tập trung vốn truớc hết phải xuất phát từ việc các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập trên cơ sở hoạt động kinh doanh có lãi sẽ tự tích luỹ để nâng cao có tiềm lực tài chính, đầu tư và phát triển. Tích tụ tới mức độ nào đó, các doanh nghiệp sẽ cùng góp vốn đầu tư hình thành thêm các doanh nghiệp mới, đầu tư vào các doanh nghiệp khác, mua lại doanh nghiệp hoặc thôn tính thông qua sát nhập các doanh nghiệp khác mở rộng quy mô và ngành nghề. Đây là lúc vốn đã tập trung ở một mức độ cao, từ đó có thể hình thành lên các tập đoàn kinh tế. 4.3. Có trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá kinh doanh. Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển nhanh và mạnh làm cho phân công quốc tế và hợp tác chuyên ngành có xu thế chia nhỏ, đồng thời xuất hiện xu thế phát triển của sản xuất hiện đại nhất thể hóa quốc tế mà hạt nhân là sự phân công quốc tế hiện đại và tổ chức lại cơ cấu ngành. Có sự đa dạng hoá loại sản phẩm và dịch vụ, đa dạng thị trường để giảm thiểu rủi ro và biến động thị trường, biến động trong ngành sản xuất kinh doanh chủ chốt của tập đoàn doanh nghiệp với sự tham gia đa dạng về thành viên trong tập đoàn. 4.4. Trình độ phát triển khoa học công nghệ. Trong những năm gần đây, thành quả của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, kỹ thuật không gian, được áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của xã hội và trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Nếu trước đây, trong xã hội công nghiệp, nguồn lực chủ yếu là sức lao động, các nguồn nguyên liệu và nguồn năng lượng thì hiện nay, nguồn lực chủ đạo để phát triển kinh tế là tri thức của con người. Động lực thúc đẩy kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng phát triển là cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ làm cho hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất ngày càng cao, tốc độ chuyển hóa thàh những thành tựu của khoa học công nghệ thành sản phẩm hàng hóa ngày càng nhanh, chu kỳ sản xuất hàng hóa ngày càng được rút ngắn.Những yếu tố này là môi trường quan trọng tọ ra nhu cầu cần thiết phải liên kết các doanh nghiệp riêng lẻ thành các tập đoàn kinh tế lớn. 4.5. Trình độ phát triển của thị trường. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế dù theo hình thức nào cũng đều phải xây dựng một nền tảng ban đầu là các nguồn vốn, lao động nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển sẽ tăng khả năng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Quá trình phát triển thị trường hiện nay đang được hình thành với sự tác động tổng hợp của các quy luật trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Những quy luật chủ yếu là quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ.Thông qua các quy luật có thể điều tiết được hoạt động của các đơn vị kinh tế. Thị trường thế giới hiện nay đang là một thị trường rất rộng lớn được hình thành qua nhiều giai đoạn bao trùm lên tất cả nền kinh tế trên thế giới. Việc hình thành các tổ chức kinh tế trên thế giới về chính trị thương mại tài chính đã tác động mạnh mẽ lên thị trường. Thị trường trên thế giới hiện nay cũng đã hình thành ở nhều khu vực kinh tế và hỗ trợ nhau cùng phát triển vừa có tác động chống cạnh tranh, đó là các thị trường khu vực hoặc các diễn đàn và các tổ chức các nước có cùng quan điểm. Việc hình thành khu vực thị trường làm cho cạnh tranh trên thị trường thế giới càng mạnh mẽ dẫn đến việc thúc đẩy nhanh chóng các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hoạt động tại nhiều lĩnh vực. 4.6. Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô. Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô quốc tế đang được phục hồi và phát triển, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nên ảnh hưởng của các quyết định về chính sách của một nước sẽ được nhân rộng ra các nước khác. Mối liên hệ chặt chẽ ngày càng tăng giữa các nước trong cùng khu vực cũng thấy lí do phải tạo ra một mạng lưới khu vực nhằm ngăn chặn và chống lại khủng hoảng kinh tế. Vì mối liên kết thương mại và tài chính ngày càng tăng giữa các nước trong khu vực nên nếu một nền kinh tế hoạt động kém sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế láng giềng. Thực tế này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ của các nước láng giềng. TĐKT là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế. 4.7. Trình độ khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế. Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ.Xu thế chuyển động của các cuộc cạnh tranh trên thế giới giữa các doanh nghiệp của các nền kinh tế chủ yếu trên hành tinh đòi hỏi ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo phải vươt qua giai đoạn hội nhập chính trị quốc tế trên nhiều mặt. Những khác biệt trong các chính sách quốc gia chi phối cạnh tranh, những quy chế tài chính những tiêu chuẩn của sản phẩm của môi trường, những điều kiện về việc làm những thị trường công, những trợ cấp của nhà nước cho khoa học và công nghệ là những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh trên các thị trường khác nhau. 5. Vai trò của TĐKT trong nền kinh tế quốc dân. Lý do mà mô hình TĐKT đạt được sự thống trị của nó là ở sự vượt trội về sức mạnh bền vững, tính cạnh tranh và tính hiệu quả trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể là: TĐKT có khả năng tập trung, điều hoà vốn, khắc phục sự hạn chế và thiếu vốn của từng đơn vị riêng biệt. Nó làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả tập đoàn cũng như từng đơn vị thành viên trong tập đoàn. Bên cạnh đó, mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất phương hướng chiến lược phát triển kinh doanh, đồng thời hạn chế sự cạnh tranh của các tập đoàn khác. Tiềm lực kinh tế vững chắc cho phép TĐKT đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Một số mô hình quản ký của các TĐKT trên thế giới. Mô hình của Mỹ Mô hình của Mỹ là mô hình thống nhất ngang, có những đặc trưng sau: Có hội đồng giám đốc bao gồm nhiều giám đốc phụ trách theo các tiêu thức khác nhau về khách hàng, khu vực, bộ phận, … Chú trọng lợi ích của chủ đầu tư và người lao động. Thực hiện theo nguyên tắc giám đốc, mức độ luật định thấp. Về yếu tố chính phủ: duy trì môI trường ổn định để các thị trường tự do hoạt động, tuy nhiên tự do trong khuôn khổ. Công đoàn tham gia tự nguyện nhưng yếu. Về quyền cổ đông: Sở hữu rộng rãi và việc chi trả cổ tức cá nhân được ưu tiên hàng đầu khi công ty phá sản. Về quyền người lao động: Bị hạn chế, hầu như không được tham gia vào công việc điều hành công ty. Về thị trường chứng khoán: đóng vai trò rất lớn trong việc cấp vốn và giám sát hoạt động của công ty. Về vai trò của ngân hàng: bị hạn chế trong việc sở hữu và kiểm soát công ty. Mô hình của Nhật Mô hình của Nhật là mô hình thống nhất ngang mở rộng, có những đặc trưng sau: Thành lập ban giám đốc và có uỷ ban quản lý. Chú trọng lợi ích của gia đình là trên hết. Về yếu tố chính phủ: Can thiệp mạnh vào nền kinh tế, thực thi chính sách ủng hộ và định hướng phát triển. Quan chức chính phủ và giới kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ. Công đoàn hoạt động chủ yếu và chịu ảnh hưởng của giới chính trị. Về quyền cổ đông: Các cổ đông có vai trò ngang nhau. Về quyền người lao động: có nhiều ảnh hưởng bởi họ làm việc lâu dài và gắn bó với công ty. Về thị trường chứng khoán: đóng vai trò vừa phải. Về vai trò ngân hàng: đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn nhưng kém quan trọng trong việc quản lý. Mô hình của Trung Quốc Là mô hình tách rời ngang, có những đặc trưng sau: Thành lập hội đồng quản trị và ban giám đốc, ban giám sát trên cơ sở xử lý hài hoà mối quan hệ giữa ‘ba hội mới’ và ‘ba hội cũ’ (Ban chấp hành đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn, Đại hội công nhân viên chức). Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch hội đồng quản trị do một người kiêm nhiệm. Đẩy mạnh việc phát triển công ty có nhiều chủ đầu tư thông qua việc đa dạng hoá và quyền cổ phần nhằm hình thành cơ cấu quản trị có pháp nhân công ty. Mối quan hệ của cá nhân, hành vi, tổ chức là sự kết hợp vừa mang tính lịch sử với các cơ chế chính thức. Về yếu tố chính phủ: phi tập trung hoá quyền lực, xoá bỏ sự can thiệp thoái quá của nhà nước, hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang mầu sắc Trung Quốc. Như vậy, các TĐKT trong các mô hình trên phát triển và vận hành theo các nguyên tắc cốt lõi của nền kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, phát triển sở hữu tư nhân gắn với lợi ích cá nhân, sự diều tiết và quản lý nhà nước linh hoạt có chủ đích trong một số ngành nghề nhất định. Thực tế các tập đoàn phát triển không theo một mô hình, thể chế cứng nhắc hoặc khuôn mẫu nào mà nó thay đổi linh hoạt dựa trên nhu cầu phát triển của tập đoàn trong từng giai đoạn. Những bài học kinh nghiệm của các TĐKT trên thế giới Con đường hình thành Hình thành tập đoàn kinh doanh là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, vốn kinh doanh. Nguồn vốn tự tích luỹ đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành các tập đoàn kinh doanh. ở các nước tư bản phát triển quá trình thành lập các tập đoàn là quá trình tập trung sản xuất, tập trung vốn. Quá trình này diễn ra theo các phương thức khác nhau bằng con đường thôn tính thông qua việc mua lại các công ty nhỏ yếu hơn biến chúng thành một bộ phận không thể tách rời của công ty mẹ hay theo con đường tự nguyện sát nhập với nhau để hình thành những công ty lớn hơn. Trong khi đó ở các nước công nghiệp hoá đi sau, các tập đoàn được hình thành và phát triển chủ yếu bằng tích tụ và liên doanh nhằm tăng vốn, khả năng sản xuất, khả năng chuyển giao công nghệ nước ngoài và khả năng cạnh tranh. Dù hình thành bằng cách nào thì tập đoàn cũng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự tích luỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân các công ty. Các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản chủ yếu khởi đầu từ lĩnh vực thương mại hoặc ngoại thương các tập đoàn này thường chuyên môn hoá trong các hoạt động thương mại với một số sản phẩm nhất định. Qua quá trình hoạt động, phát triển, quy mô và cơ cấu kinh doanh dần được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh Đối với Mỹ và một số nước Châu Âu, các tập đoàn lại bắt đầu từ các hoạt động sản xuất. Thông qua kết quả của các hoạt động sản xuất mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng... Có sự khác biệt này là do những nét đặc thù của môi trường kinh doanh ở mỗi nước quy định. Đối với các nước kém phát triển, khởi điểm bắt đầu từ các doanh nghiệp sản xuất có vai trò rất lớn đến xây dựng và hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Mô hình tổ chức Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ liên kết kinh tế Nhìn chung tập đoàn kinh tế là một hình thức tổ chức kinh tế lỏng vì phần lớn chúng không có tư cách pháp nhân. Trong tập đoàn luôn có một công ty mẹ và các công ty thành viên. Công ty mẹ và các công ty thành viên có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ về mặt chiến lược, tài chính, tín dụng. Các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các thành viên chủ yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế được điều khiển bởi các hợp đồng hoặc thoả thuận kinh tế. Phương thức quản lý Hầu hết các TĐKT đều áp dụng chính sách quản lý theo kiểu phi tập trung hoá. Có một ban quản trị chung để quản lý tập đoàn và trụ sở thường nằm ở công ty mẹ. Ban quản trị tập đoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế, còn các thành viên hoàn toàn tự chủ trong quyết đình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở các công ty thành viên có ban quản trị, ban giám đốc riêng để lãnh đạo. Kiểu quản lý này vừa phát huy được tính năng động tự chủ của các công ty thành viên, vừa tạo sự thống nhất chung trong tập đoàn Các loại hình tập đoàn Theo tính chất sở hữu Các tập đoàn tư bản lớn ngày nay có nguồn gốc từ những công ty sở hữu gia đình. Từ sở hữu của tư bản cá biệt chúng chuyển dần thành sở hữu của tập thể các nhà tư bản độc quyền. Nhìn chung chúng mang sắc thái của sở hữu tư nhân nhưng lại gắn bó chặt chẽ với chính phủ các nước và đại diện cho sức mạnh kinh tế của nước đó (ở Mỹ). Hình thức hỗn hợp dưới dạng công ty cổ phần là một hình thức được ưa chuộng vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời phản ánh được lợi ích của nhiều bên tham gia trong tập đoàn (ở Châu Âu) Theo tính chất ngành nghề Các tập đoàn liên kết những công ty trong cùng một ngành nhưng hình thức này hiện nay không còn phổ biến. Loại hình tập đoàn theo liên kết dọc giữa các ngành trong cùng một dây truyền công nghệ vẫn còn là phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Các tập đoàn này hoạt động có hiệu quả cao và bành trướng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nước trên thế giới. Để thành lập một tập đoàn kiểu này cần phải: Có được một công ty đủ lớn, có uy tín để quản lý và kiểm soát các công ty khác, đồng thời có thể đảm bảo kiểm tra tài chính và sự lệ thuộc của các công ty thành viên. Có được một ngân hàng có quy mô và khả năng cần thiết để có thể đảm bảo phần lớn tín dụng cho tập đoàn. Có những mối liên hệ nhiều mặt với nhà nước. Một trong những điều kiện hết sức quan trọng để thành lập và phát triển loại hình tập đoàn này là cần phải có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin toàn cầu... Ngày nay một TĐKT mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nghề và mô hình đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng chính hiện nay có cơ cấu gồm một ngân hàng, một công ty thương mại, và các công ty sản xuất công nghiệp. Vai trò của Nhà nước Nhà nước có vai trò cực kỳ to lớn với sự tồn tại, phát triển của các TĐKT, thể hiện qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường kinh tế xã hội cần thiết cho các tập đoàn hoạt động. Vai trò của nhà nước được thể hiện trên các mặt sau: Nhà nước duy trì trật tự, ổn định xã hội Nhà nước xây dựng môi trường pháp luật đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các tập đoàn phát triển nhưng cũng đảm bảo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động (ví dụ như luật chống độc quyền) Nhà nước định hướng đúng xu hướng phát triển làm tiền đề cho các quyết định của các tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác. Phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các tập đoàn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN HIỆN NAY Mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Phương thức hình thành TĐKT ở Việt Nam Các TĐKT Việt Nam có thể hình thành theo những phương thức sau: Thứ nhất, dựa vào một số TCT91 có quy mô tương đối lớn, trình độ quản lý tương đối cao, trang thiết bị công nghệ cao có sự liên doanh liên kết với nhiều đối tác trong và ngoài nước để tập trung sức xây dựng thành TĐKT. Để làm được điều đó thì quan trọng nhất là thực hiện cổ phần hoá các DN thành viên mà TCT nắm cổ phần khống chế, chi phối từ 51% - 100% vốn điều lệ. Tuy vậy, đối với các TĐKT được hình thành theo cách này cần phải có tổ chức tài chính độc lập và bộ phận nghiên cứu triển khai. Thứ hai, thành lập TĐKT từ những doanh nghiệp, công ty hiện có, hình thành các công ty mẹ, công ty con thuộc thành phần kinh tế khác. Quá trình đổi mới, sắp xếp và phát triển các DNNN, quá trình triển khai thực hiện luật DN, luật đầu tư nước ngoài hiện nay là cơ hội tốt để hình thành các TĐKT. Quá trình phát triển này sẽ dần hình thành: Công ty mẹ: Có quy mô lớn về doanh thu, máy móc thiết bị và lao động, hiệu quả kinh doanh cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất lớn, có chiến lược phát triển lâu dài... Các công ty con (công ty thành viên): Là những công ty thuộc mọi thành phần kinh tế mà công ty mẹ có cổ phần lớn, có tác động quyết định đến chiến lược phát triển của công ty con. Các công ty con có thể được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện tham gia tập đoàn và có quyền lựa chọn, đăng ký với công ty mẹ để tham gia. Các DN sản xuất kinh doanh độc lập, các đơn vị nghiên cứu triển khai, đơn vị dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế liên kết lại với nhau thành lập TĐKT để thực hiện một chiến lược kinh doanh thống nhất, tích tụ, tập trung vốn, tạo thế cạnh tranh mạnh nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn. Các DNNN có tiềm lực kinh tế mạnh được trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến đầu tư vào các DN khác (như thông qua mua cổ phần...) và biến các DN này thành các công ty con của mình. Như vậy, việc thành lập TĐKT cho dù bằng cách nào thì cũng cần phải có một môi trường vĩ mô thông thoáng, hệ thống luật lệ đồng bộ và hoàn chỉnh có thể mới tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của các TĐKT. Loại hình TĐKT Việt Nam Mô hình ĐTKT ở Việt Nam sẽ có những điểm cơ bản giống với ĐTKT trên thế giới: quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề trong đó có ngành nghề kinh doanh chủ đạo và cơ cấu sở hữu, cơ cấu tổ chức tương tự. Nhưng trong bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội ở nước ta thì TĐKT cũng có điểm khác biệt. Do vậy, TĐKT ở Việt Nam có các hình thức sau: + Về sở hữu có: TĐKT sở hữu hỗn hợp (đa sở hữu) gồm có DNNN, các CTy TNHH, CTy CP và các đơn vị thành viên có thể là đơn vị hạnh toán độc lập, phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. TĐKT có một sở hữu là TĐKT gồn các DNNN hoặc TĐKT nhà nước. + Về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Có TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực, sản phẩm nhưng trong đó có một ngành, một lĩnh vực chuyên môn hoá giữ vị trí then chốt và có TĐKT chuyên ngành. + Về liên kết kinh tế: - TĐKT được hình thành dựa trên các liên kết theo chiều dọc tức là những tập đoàn được tập hợp trên cơ sở hợp nhất những công ty, xí nghiệp có liên hệ với nhau bởi quy trình công nghệ thống nhất từ khâu khai thác nguyên liệu, chế biến gia công, hoàn chỉnh sản phẩm, tiêu thụ trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính, mỗi công ty đảm nhiệm sản xuất một bộ phận, một công đoạn nhưng vẫn giữ tính độc lập về hình thức tổ chức của các đơn vị thành viên. TĐKT này sẽ hoạt động trong các ngành luyện kim, dệt may, nông nghiệp, công nghiệp chế biến... - TĐKT hình thành dựa trên cơ sở các mối quan hệ liên kế ngang tức là các công ty hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực hợp nhất lại trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính còn các thành viên thì vẫn duy trì sự độc lập tương đối về hình thức tổ chức.TĐKT này sẽ hoạt động trong các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng...), cơ khí chế tạo... - TĐKT hình thành dựa trên cơ sở các mối liên kết hỗn hợp tức là gồm các công ty sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. + Về hình thức tổ chức TĐ tổ chức theo mô hình một pháp nhân độc lập còn tất cả các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc TĐ tổ chức theo mô hình phân tán. Khi đó, TĐ sẽ là một pháp nhân độc lập đồng thời các đơn vị thành viên cũng có thể là một pháp nhân độc lập. TĐ tổ chức theo mô hình hỗn hợp: Khi đó TĐ là một pháp nhân, đơn vị thành viên vừa là pháp nhân độc lập vừa là pháp nhân phụ thuộc. Cơ cấu tổ chức quản lý TĐKT Việt Nam Cơ cấu tổ chức chung nhất của TĐKT ở Việt Nam là một tổ hợp các DN liên kết với nhau theo mô hình “công ty mẹ, công ty con” . Công ty mẹ có thể là một công ty cổ phần, CTy TNHH hoạt động theo luật DN, có thể có vốn góp của nhà nước (dưới dạng cổ phần chi phối – trên 51% hoặc cổ phần khống chế – ít hơn 50% nhưng có quyền quyết định các vấn đề tổ chức, nhân sự, chiến lược của công ty mẹ) hoặc nhà nước sở hữu 100% vốn. Công ty con là CTy CP, CTy TNHH có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật DN. Công ty con bị công ty mẹ nắm giữ 100% vốn theo điều lệ hoặc ít hơn. TĐKT có thể có tổ chức tài chính – ngân hàng cổ phần, công ty tài chính, đơn vị sự nghiệp, viện nghiên cứu triển khai, trường đào tạo... Cơ cấu tổ chức của TĐKT gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành, Giám đốc và các đơn vị thành viên. Cơ chế quản lý của TĐ chủ yếu được xây dựng trên mối quan hệ liên kết theo kiểu “công ty mẹ – công ty con” và các quan hệ hợp đồng kinh tế . Công ty mẹ là một DN giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn vào các công ty con theo nhiều cấp độ, chi phối các công ty con tuỳ theo tỉ lệ vốn đầu tư vào công ty con. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít thể hiện trên các mặt: Quan hệ về tổ chức; quan hệ về vốn và tài sản; quan hệ về kinh tế, tài chính; quan hệ về kế hoạch hoá đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật; và quan hệ về tổ chức nhân sự. Mối quan hệ giữa các thành viên trong TĐ chủ yếu là mối quan hệ về lợi ích kinh tế được điều khiển bằng các hợp đồng, thoả thuận kinh tế. Ngoài ra, trong mô hình tổ chức các TĐKT ở Việt Nam thì nhà nước cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐ mà chỉ điều tiết hoạt động của tập đoàn thông qua các chính sách, đòn bẩy kinh tế. Quan hệ giữa các bộ với TĐKT là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tổ chức kinh doanh trong ngành, lĩnh vực đó. Các bộ đề ra chiến lược và kế hoạch phát triển ngành, định mức kinh tế kĩ thuật, chính sách, chế độ... chung thống nhất cho mọi DN kinh doanh trong ngành, thực hiện sự kiểm tra giám sát hoạt động của DN theo pháp luật. Nhà nước quản lý phần vốn của mình trong các TĐKT thông qua đại diện chủ sở hữu nhà nước trong hội đồng quản trị của tập đoàn. Thực trạng Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời gian qua Hiện có 8 tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt đề án thí điểm công ty mẹ, công ty con như bưu chính viễn thông, than- khoáng sản, dầu khí, điện lực, công nghiệp tàu thuỷ, dệt may, cao su, tài chính – bảo hiểm. Đó có thể coi là các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đang có ở nước ta. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp mạnh, liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới một bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc theo mô hình của các tập đoàn kinh tế tư nhân như FPT, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên… Về trình độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất kinh doanh Đa số các tập đoàn kinh tế thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao động, máy móc thiết bị, số các doanh nghiệp thành viên. Năm 1999, giá trị cổ phiếu của Tập đoàn General Electric là 259 tỉ USD, Tập đoàn Exxon là 172 tỉ USD, Tập đoàn Coca cola là142 tỉ USD, Tập đoàn Philipmorit có 112 tỉ USD, Tập đoàn Toyota motor là 86 tỉ USD. So với các tập đoàn kinh tế trên thế giới và khu vực, các tổng công ty của ta chưa thực sự là tập đoàn kinh tế xét theo tiêu chí quy mô (trước hết là về vốn). Tính đến tháng 6 năm 2003, 17 tổng công ty 91 có tổng số vốn nhà nước là 95.000 tỷ đồng, bình quân vốn nhà nước ở mỗi tổng công ty là 5.588 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD). Trong số 17 tổng công ty 91, có tới 14 tổng công ty có số vốn dưới 1000 tỷ đồng. Do mỗi nước có trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất và có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể riêng, nên sự so sánh đơn giản ấy sẽ có thể dẫn tới nghi ngờ hoặc phủ định khả năng hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp này. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để tập đoàn kinh tế hình thành và hoạt động có hiệu quả, phát huy được thế mạnh, cần có mức vốn thấp nhất là 12.000 tỷ đồng – tương đương 750 triệu USD. Về mối quan hệ liên kết Về thực chất, tập đoàn kinh tế là công ty cổ phần với mối liên kết kiểu công ty mẹ – công ty con. Hiện nay, mô hình công ty mẹ – công ty con là hình thức liên kết phổ biến của tập đoàn kinh tế ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng tập đoàn kinh tế ở nước ta. Về môi trường kinh doanh Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp. Môi trường kinh doanh vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của tập đoàn là đòi hỏi búc xúc và quan trọng. Đó chính là điều kiện sống còn để hình thành và phát triển tập đoàn. Môi trường để tập đoàn kinh tế hình thành và hoạt động có hiệu quả bao gồm: + Môi trường pháp lý: Gồm hệ thống pháp lý và các văn bản pháp quy, trong đó đặc biệt quan trọng là các luật về kinh doanh, chống độc quyền và các quy chế khung về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức kinh doanh. Chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tự do liên kết kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có chính sách phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư. Hệ thống pháp luật có liên quan đến tập đoàn kinh tế phải có tác dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích tập đoàn kinh tế phát triển, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh trong hoạt động của tập đoàn kinh tế. + Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp, sự phát triển của các quan hệ phân công, hiệp tác… Về trình độ cán bộ quản lý Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Sẽ là vô cùng nguy hiểm khi Nhà nước trao một lượng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô tập đoàn kinh tế. Mặt khác, sẽ là quá mạo hiểm khi doanh nghiệp tư nhân nào lại đem doanh nghiệp và vốn của mình gia nhập tập đoàn kinh tế nhà nước mà đội ngũ cán bộ ở đó yếu kém. Cho nên, một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế là phải có đội ngũ chủ doanh nghiệp, cũng như đội ngũ các nhà quản lý điều hành có tài, giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để ngang tầm với quy mô tập đoàn kinh tế. Hiện nay cả nước có 74 TCT 90 và 17 TCT 91. Về mặt tài sản tất cả đều thuộc sở hữu nhà nước. Các TCT hiện chiếm một số vốn khổng lồ khoảng 53.000 tỷ đồng, bằng 72% tổng số vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp. Về bản chất, các TCT này chịu sự chi phối của nhân tố tổ chức - hành chính thuần tuý hơn là nhân tố công nghệ - thị trường. Về mặt kinh doanh, hầu hết các TCT kinh doanh đơn ngành, đơn lĩnh vực. Điều đặc biệt cần nói là ngoại trừ những TCT có "điều kiện hoặc ưu đãi đặc biệt" như dầu khí, bưu chính viễn thông, còn lại kết quả kinh doanh của các TCT đạt hiệu quả rất thấp. Như trên có thể thấy rằng, chiến lược phát triển các tập đoàn kinh tế được xây dựng trên nền tảng các TCT vốn dĩ khá ốm yếu và chủ yếu sống được nhờ dựa vào trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Chúng ta đã bắt đầu quyết tâm thực hiện chiến lược của mình bằng cách đi ngược lại nguyên tắc sơ đẳng nhất trong kinh doanh, dù là chỉ những thực thể lành mạnh, kinh doanh cú hiệu quả mới có cơ hội phát triển cơ cấu tổ chức của mình. Chúng ta mong muốn xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh và kỳ vọng vào nó rất nhiều nhưng về bản chất các tập đoàn này chỉ là sự thoát thai từ những TCT Nhà nước được bao cấp nhưng vẫn yếu kém và thua lỗ kéo dài. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời gian qua Những thành tựu đạt được Trong số 8 tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt đề án thí điểm thành Tập đoàn kinh tế, một số Tập đoàn đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong phạm vi bài viết này xin nêu điển hình mô hình của hai Tập đoàn là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Ngày 17/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Mô hình Tổ chức Tập đoàn Bưu chính Viễn thông: Tập đoàn BC-VT đươc thành lập theo mô hình “công ty mẹ , công ty con”. Công ty mẹ là TĐ BC-VT , là công ty nhà nước do nhà nước quyết định thành lập và sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo luật DNNN, bao gồm : Đơn vị quản lý đường trục viễn thông được hình thành trên cơ sở sắp sếp, tổ chức lại các Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Viễn thông liên tỉnh(VTN). Đơn vị quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn được hình thành trên cơ sở sắp sếp tổ chức lại Công ty Tài chính Bưu điện. Các cơ quan quản lý, điều phối các nguồn lực về chiến lược phát triển, tài chính ,nguồn nhân lực, marketing... Trung tâm Thông tin Bưu điện chịu trách nhiệm về các quan hệ công chúng, truyền thông. Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ là: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào các Công ty con theo quy định của pháp luật, giữa quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ thương hiệu, thị trường: điều hành thống nhất mạng lưới: trực tiếp quản lý và kinh doang mạng lưới viễn thông đường trục. Đối với các Công ty con: Các Công ty con do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn: Các Công ty viễn thông vùng được thành lập trên cơ sở sáp nhập các Công ty quản lý mạng viễn thông tại các bưu điện tỉnh, thành phố, và các trường công nhân bưu điện; Các Công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông gồm: Công ty phát triển phần mềm và truyền thông (VASC), Công ty điện toán và truyền dữ liệu(VDC); Các đơn vị sự nghiệp gồm: Học viện công nghệ BCVT, các bệnh viện Bưu điện ... Các Công ty con do công ty mẹ sở hữu vốn trên 50% gồm các công ty thông tin di động, các công ty tư vấn chuyên nghànhBCVT, các công ty cung cấp dịch vụ Internet và giá trị gia tăng. Các Công ty do công ty mẹ sở hữu vốn dưới 50% gồm các công ty sản xuất thiết bị, các công ty công nghiệp phần mềm, các công ty xây lắp bưu điện, các công ty thương mại bưu điện, công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện công ty cổ phần du lịch bưu điện. Các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và công nghệ thông tin có vốn góp của tập đoàn trên nguyên tắc tự nguyện. Tập đoàn BC-VT Việt Nam (công ty mẹ) TCT Bưu chính: -64 bưu điện tỉnh -CTy VPS, VPSC -CTy in tem -Các CTy LD, CP Các CTy liên kết. -Các Cty LD -Các Cty CP -Các Cty liên kết tự nguyện CTy con (100% vốn): -Các CTy VT miền -CTy VASC -Đơn vị sự nghiệp + HVCNBCVT + Các bệnh viện CTy con (>50% vốn): -CTy VMS, GPC -CTy VĐC -CTy tư vấn BC-VT CTy con (<50% vốn): -Các CTy công nghiệp -Các CTy xây lắp -CTy thương mại -CTy GT gia tăng -CTy phần mềm.. Mô hình của tập đoàn BCVT như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh Sau khi chuyển đổi lên mô hình Tập đoàn, VNPT đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn cho Nhà nước. Năm 2007, doanh thu của VNPT đạt 45.300 tỷ đồng (~2.8 tỷ USD), tăng 14.08% so với năm 2006. Nộp ngân sách Nhà nước 6.917 tỷ đồng, tăng 12.78% so với năm 2006. Năm 2007, VNPT đã phát triển mới được 9.88 triệu thuê bao điện thoại (trong đó có 8.8 triệu thuê bao di động) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổ chức lại TCT Dỗu khí Việt nam và các đơn vị thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (công ty mẹ) bao gồm văn phòng và các phòng, ban tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc; các Ban quản lý dự án do Tập đoàn là chủ đầu tư; các chi nhánh, văn phòng đại diện; trung tâm Công nghệ thông tin, Viễn thông và tự động hoá dầu khí. Các công ty con + Công ty con do Tập đoàn nắm 100% vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên Cung ứng nhân lực và dịch vụ dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Thăm dò và Khai thác Dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Điện lực dầu khí Cà Mau Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ + Công ty con do Tập đoàn nắm trên 50% vốn điều lệ TCT cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí TCT Tài chính cổ phần Dầu khí VN TCT cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí TCT cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí TCT cổ phần Bảo hiểm dầu khí TCT cổ phần Vận tải dầu khí Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Công ty cổ phần Dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí Công ty cổ phần phân đạm và hoá chất dầu khí Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí Công ty TNHH dầu khí Mekong + Doanh nghiệp do Tập đoàn Dầu khí VN nắm 50% vốn điều lệ: Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xô Công ty du lịch Dầu khí Phương Đông + Các công ty liên kết do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm trên 50% vốn điêu lệ Công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc Công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng miền Nam + Doanh nghiệp khoa học công nghệ: Viện Dầu khí Việt nam + Các cơ sở đào tạo: Trường Đào tạo nhân lực dầu khí Kết quả hoạt động kinh doanh Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Tập đoàn năm 2007 cao hơn so với năm 2006 và có đóng góp quan trọng cho nguồn ngân sách nhà nước. Doanh thu toàn Tập đoàn năm 2007 đạt 213.400 tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch, tăng 18.4% so với năm 2006, chiếm gần 19% GDP của cả nước. Đây là mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay và là lần đầu tiên Tập đoàn đạt mức doanh thu vượt 200.000 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước đạt 85.950 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch và tăng 7.4% so với năm 2006, chiếm 29.8% tổng thu ngân sách nhà nước. Kết quả sản xuất, kinh doanh quý 1 năm 2008 đạt và vượt. Tổng doanh thu đạt 69.390 tỷ đồng, bằng 146.2% kế hoạch quý 1 và 37.7% kế hoạch năm; nộp ngân sách 30.506 tỷ đồng, bằng 208.63% kế hoạch quý 1, chiếm 35% tổng thu ngân sách nhà nước quý 1 năm 2008. Những bất cập, tồn tại Thực tế trên thế giới đã có nhiều Tập đoàn kinh tế đã thất bại, điển hình là sự thất bại của các Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc như Daewoo, Hanbo…Từ đó đặt ra câu hỏi đối với chúng ta là vì sao các Tập đoàn kinh tế lơn từng là niềm tự hào của Hàn Quốc lại lần lượt sụp đổ. Nguyên nhân sâu sa bắt nguồn tự sự hình thành các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc là kết quả của những ý chí chủ quan chứ không phải là sự phát triển tự nhiên từ nhu cầu thực sự của sản xuất kinh doanh. Do mong muốn có được những tập đoàn kinh tế mạnh, chính phủ Hàn Quốc trong nhiều năm đã dành quá nhiều ưu ái, đặc biệt là cung cấp các khoản tín dụng khổng lồ với lãi suất thấp để phát triển các tập đoàn kinh tế của nước này. Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế này luôn bị bóp méo, sự phát triển về quy mô tổ chức vượt quá trình độ quản lý. Những sai lầm này tích tụ ngày một lớn và tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn này. Nguy hại hơn nữa là dẫn đến sự phá sản của cả nền kinh tế vốn được coi là tấm gương hay sự thần kỳ kinh tế. Với Việt nam, mô hình Tập đoàn còn là khái niệm khá mới mẻ. Do vậy, trong những bước đầu hình thành nên những Tập đoàn kinh tế còn tồn tại nhiều bấp cập. Đó chính là những vướng mắc còn tồn tại trong các TCTNN. - Thứ nhất, bản chất của Tập đoàn kinh tế Việt Nam là sự thoát thai từ những TCTNN bao cấp. Ngoài trừ dầu khí, bưu chính viễn thông, điện lực, còn lại kết quả kinh doanh của các TCT đều đạt hiệu quả thấp. Chỉ riêng điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông đã chiếm xấp xỉ 65% tổng vốn tự bổ sung của tất cả các TCT 91. Còn có tình trạng nguồn vốn của các TCT phụ thuộc vào vốn NSNN, trong khi nguồn vốn trong xã hội bị hạn chế do cơ cấu đơn sở hữu là chủ yếu. Như vậy, Chúng ta chủ trương xây dựng các Tập đoàn kinh tế trên nền tảng những TCT quốc doanh thua lỗ triền miên. Trên thực tế, từ các TCT phát triển thành tập đoàn là sự biến đổi về chất và phải thông qua phát triển kinh tế chứ không phảI chỉ nhờ những quyết định hành chính và với hy vọng nhận được thêm những nguồn đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước. - Thứ hai, mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong TCT dựa trên cơ sở hành chính của các quyết định “thu gom” các doanh nghiệp đã tồn tại trước khi có TCT với tính chặt chẽ của liên kết hành chính nhưng lỏng lẻo về quan hệ kinh tế và phân chia lợi ích như các tập đoàn. Về cơ bản đó là liên kết của các đơn vị thành viên thuộc một sở hữu duy nhất (Nhà nước), trong khi các tập đoàn trên thế giới có đan xen và đa dạng về sở hữu. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai xây dựng đề án hình thành tập đoàn dầu khí, điện lực, than, công nghiệp xi măng, dệt may, bưu chính viễn thông. Đây là những TCT có quy mô lớn, mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác. Tuy nhiên, lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án hiện nay là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần, quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý trong bộ máy quản lý tập đoàn); thương hiệu của tập đoàn; quy mô vốn điều lệ và các tiêu chí khác để xác lập tập đoàn; cơ chế chính sách đối với tập đoàn. Ngay như địa vị pháp lý của tập đoàn vẫn còn những ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không tư cách pháp nhân, đăng ký hay không đăng ký, có hay không bộ máy quản lý riêng. Hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nguyên tắc hình thành tập đoàn trên cơ sở TCT Nhà nước: thuần tuý thị trường hay chỉ cần quyết định hành chính hay kết hợp cả 2 nguyên tắc trên. Thứ ba, dù là Tổng công ty 90/91 hay là Tổng công ty được thành lập sau đó thì sự minh bạch về sở hữu vẫn không được tôn trọng. Vốn của Tổng công ty hay của các công ty thành viên vẫn là vốn cả Nhà nước - thuộc sở hữu toàn dân. Tổng Giám đốc Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng trong các DNNN nói chung, trong các Tổng công ty nói riêng xẩy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Chúng ta vô cùng đau xót khi những tiêu cực của các Tổng công ty lớn như Tổng công ty vàng, bạc, đá quí; Tổng Công ty dâu tằm tơ; Tổng công ty dầu khí Việt Nam; Tổng Công ty hàng hải Việt Nam... - Thứ tư, chúng ta đã gộp các công ty độc lập đang hoạt động để thành lập một Tổng công ty. Đó là sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn". Vì vậy, phần lớn Tổng công ty ở nước ta là đơn ngành và được hình thành theo mệnh lệnh hành chính. - Thứ năm, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt. Bởi lẽ, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Việc hỗ trợ về công nghệ, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của Tổng công ty cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. - Thứ sáu, chúng ta đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty. Và để kiểm soát hoạt động của bộ máy điều hành, ở một số Tổng công ty có thêm tổ chức là Hội đồng quản trị. Thực tế cho thấy, những văn bản chỉ đạo đã có và ngay cả khi có Hội đồng quản trị, hiện tượng tham ô, tham nhũng, gian lận trong kinh doanh... vẫn cứ xảy ra. Hơn nữa, một hệ thống quản lí hành chính, cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ở các công ty thành viên. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TĐKT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Về phía doanh nghiệp 1.1. Việc hình thành TĐKT phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của doanh nghiệp Cần phải hiểu rằng, mô hình tập đoàn là sản phẩm của một quá trình tích tụ tư bản kéo dài, đến khi đủ lớn thì bản thân nội tại của nó đủ tiềm năng sẽ trở thành tập đoàn dưới sự thừa nhận của thị trường, chứ không phải là một sự sắp xếp duy ý chí, sự lắp ghép cơ học một số doanh nghiệp như nhiều trường hợp đang diễn ra ở nước ta. Đẩy nhanh quá trình TĐKT là cần thiết nhưng không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn và thành lập tràn lan. Bởi với cách làm như thế sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát những mâu thuẫn nội tại và cơ bản không giải quyết được những tiêu chí, bản chất của tập đoàn. 1.2 Nhận thức việc hình thành TĐKT nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng sức mạnh liên kết giữa các thành viên Cùng với sự tiến bộ của lực  lượng sản xuất, trước hết là khoa học và công nghệ, quá  trình hợp  tác, liên kết gắn bó lâu dài, nhằm mục đích  tăng cường tiềm lực cạnh  tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, hoà hợp, kết hợp với nhau về cả phương diện liên kết ngang lẫn liên kết dọc thành một tập đoàn, công ty lớn hơn. Trong quá trình này, mối liên hệ giữa cạnh tranh và liên kết vận động phát triển một cách biện chứng không ngừng. Chính nhân tố cạnh tranh trên thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp sáp nhập với nhau. Sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp làm hạn chế cạnh tranh  trong nội bộ một ngành, nhưng đồng  thời lại tăng cường sức cạnh  tranh của  tổ chức  trên  thị  trường, nhất là thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đúng đắn vấn đề này, không nên lợi dụng mối liên kết để tạo ra “một lớp vỏ bọc hào nhoáng hoành tráng khuyết trương”. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang, xác lập mối quan hệ bạn hàng và nhanh chóng hình thành hệ thống phân phối. Cần nhận thức được rằng cạnh tranh và hợp tác luôn song hành trong hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Vấn đề nguồn nhân lực trong TĐKT: việc quản trị một TĐKT với quy mô lớn với nhiều mối quan hệ chằng chịt, đan xen là một trong những thách thức đặt ra với các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, bản thân các nhà quản trị doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt kiến thức lẫn bản lĩnh kinh doanh để có thể đảm đương được vai trò của mình trong hành trình tiến ra biển lớn với những bứt phá mới. Nó đòi hỏi người thuyền trưởng ngoài sự thông hiểu về kiến thức hàng hải còn phải có một bản lĩnh vững vàng, sự năng động nhạy bén và khả năng ứng phó để sẵn sàng đương đầu với các thách thức, bão táp trong suốt cuộc hành trình trên đại dương. 1.3 Trước khi quyết định thành lập, các TĐKT phải tự chủ về chiến lược kinh doanh Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động trong việc xác định các mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tức là, các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược mặt hàng và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn đúng chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng mà đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh, tạo ra bản sắc riêng có, những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp mình thông qua đó mà thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu. 1.4 Xây dựng bộ máy cán bộ quản trị điều hành TĐKT Bước vào sân chơi toàn cầu hóa, việc thành công hay thất bại của các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào vị trí giám đốc điều hành bởi đây chính là “linh hồn” của một doanh nghiệp. Có thể nói rằng cho đến nay, điều hành về quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị TĐKT nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các chương trình đào tạo của chúng ta vẫn còn mang nặng tính lý thuyết và xem nhẹ phần thực tiễn. Vì vậy, giải pháp trước mắt là cần thiết lập các chương trình liên kết với nước ngoài trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự quản trị, điều hành TĐKT. Trong đó , cần coi trọng cả mặt lý thuyết và thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu “đi tắt đón đầu” trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho TĐKT đã, đang và sẽ hình thành trong tương lai. 2. Về phía Nhà nước 2.1 Vai trò định hướng Nhà nước chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi bằng cơ chế chính sách chứ không can thiệp vào công việc nội bộ của tập đoàn; không sử dụng những mệnh lệnh hành chính đối với TĐKT; không tạo ra cơ chế “xin - cho” đối với sự hình thành và hoạt động của tập đoàn. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ của các TĐKT. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần đầu tư kinh tế đan xen với nhau nhằm phát huy thế mạnh, chia sẻ rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh của các TĐKT trong nước với các TĐKT nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 2.2 Nhà nước tạo điều kiện cho việc hình thành các TĐKT của các TCT Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Để tạo điều kiện cho các TĐKT ra đời và phát triển, Chính phủ cần gấp rút hoàn thện các quy định về tổ chức và hoạt động của TĐKT. Về vấn đề kinh tế tư nhân, theo ý kiến của một số tập đoàn, chủ trương của Nhà nước là rất cởi mở, rõ ràng và tạo điều kiện cho khối này phát triển. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa có một định hướng cụ thể nào nhằm khuyến khích việc thành lập và hoạt động của mô hình TĐKT tư nhân. Thậm chí, hiện tại chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về TĐKT, mà thực chất xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi. Hệ thống tiêu chí để xác định về tập đoàn đến nay cũng chưa có. Đó là chưa kể đến những nghiên cứu sâu, cụ thể để hình thành một chiến lược tổng thể thúc đẩy sự phát triển của mô hình mới đầy triển vọng này. Chính vì thế, những nhân tố mới về TĐKT tư nhân ở Việt Nam vẫn đang phải hoạt động dò dẫm và chưa có được những định hướng mang tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, chủ trương ủng hộ khối kinh tế tư nhân phát triển của Nhà nước chỉ là ở tầm vĩ mô, còn tại các cơ quan, ban ngành thực thi chủ trương này thì không hẳn là như vậy. Khi nói đến hê thống luật pháp của Việt Nam, các nhà đầu tư thường tỏ ra rất “ngán ngẩm” bởi tính rườm rà, thiếu tính minh bạch. Theo kết quả cuộc khảo sát mới công bố của Tổ chức Tư vấn về rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), hệ thống luật pháp của Hồng Kông và Singapore được đánh giá đứng đầu châu Á. Trong khi đó đội sổ là Indonesia, Philippines, kế đến là Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc khảo sát thường niên của PERC được tiến hành ở 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, dựa trên sự phản hồi của giới kinh doanh nước ngoài hoạt động tại khu vực. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu tổng quan trên, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định lại vai trò đòn bẩy của mô hình TĐKT đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Và sự hình thành các TĐKT được thừa nhận như một xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để có thể có được những TĐKT đúng nghĩa, có khả năng làm đối tác và cạnh tranh được với các TĐKT trong khu vực và trên thế giới thì đòi hỏi phải có sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước và sự chuẩn bị chu đáo của bản thân các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nếu chúng ta có được các nhìn đồng bộ và những bước đi đúng đắn kĩ lưỡng trong quá trình hình thành thì các TĐKT sẽ tạo ra được những “cú hích” đưa nền kinh tế nước ta vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Bài viết chỉ xin đóng góp một số hiểu biết sơ lược về lý luận cũng như thực tiễn của quá trình hình thành các TĐKT ở Việt Nam. Do hạn chế về kiến thức của bản thân và thời gian thực hiền đề tài nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn TS Lê Ngọc Thông đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn, GS. TS. Nguyễn Đình Phan: Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Doãn Hữu Tuệ: Tập đoàn kinh tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Báo: Nghiên cứu kinh tế - số 349 – 6/2007 Lựa chọn mô hình hoạt động cho tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí công nghiệp – Kì 1- 8/2007 Phạm Thị Thanh. Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng. Tạp chí: Nghiên cứu kinh tế - Số 342 -11/2006 Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế. Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Số 31 – 2007 TS. Ngô Trí Tuệ: Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính tại các TCT và TĐKT Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 107-5/2006 Từ tổng công ty đến tập đoàn. Thời báo Kinh tế Sài gòn - số 34 - 8/2007 Việt Nam chưa có tập đoàn kinh tế đúng nghĩa - Danchi.com.vn Một số vấn đề lý luận về tập đoàn kinh tế thương mại - Tapchibvc@mpt.gov.vn Tập đoàn hóa: Lượng đổi, chất có đổi - Vnmedia.vn Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ công ty con. Liệu có “bình mới rượu cũ” - vietnamnet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37246.doc