Chuyên đề Một số vấn đề về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bưu điện Hà Nội

Thị trường chắc chắn sẽ sôi động hơn khi có sự tham gia của các công ty nước ngoài lớn và có kinh nghiệm. Các doanh nghiệp trong nước sẽ trưởng thành hơn. Hội nhập có thể là điều kiện tốt để mở rộng kinh doanh ra quốc tế nhưng trước khi làm được việc đó thì các doanh nghiệp cần phải hoạt động tốt ngay tại thị trường trong nước của mình. Và chỉ có quyết liệt đổi mới, cải cách, nâng cao sức cạnh tranh mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó Bưu điện Hà Nội phải rất tích cực năng động trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản và làm sao cho các dự án luôn đạt được hiệu quả tối đa. Có như vậy khi đứng trước thách thức lớn HNPT mới có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, trong một môi trường mới. Qua chuyên đề trên tôi hy vọng góp một phần công sức nhỏ bé cho công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bưu điện Thành phố Hà Nội sao cho ngày càng hiệu quả hơn.

doc56 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n một bước đáng kể. Việc để xuất đã sát hơn với nhu cầu. Công tác giám sát, quản lý đã được chú trọng. Công tác đầu tư XDCB đã đáp ứng được nhu cầu phát triển mạng lưới, giải quyết hết các khu vực thiếu số, thiếu cáp, phục vụ tốt công tác phát triển thuê bao. Nhiều dự án trọng điểm được triển khai nhanh, đặc biệt dự án hệ thống điện thoại vô tuyến nội thị xây lắp và đưa vào khai thác chỉ trong vòng 3 tháng. Công tác chuẩn bị đầu tư được quan tâm chỉ đạo. Trong năm đã xây dựng xong toàn bộ kế hoạch đầu tư và lập dự án đầu tư giai đoạn 2003-2005. Kết quả cụ thể: *Thực hiện các công trình VNPT phê duyệt: 488tỷ đồng (đạt 55,1% kế hoạch vốn, bằng 278,8% thực hiện năm 2001). Tỷ lệ hoàn thành phần kế hoạch tập trung cao hơn năm 2001, tuy nhiên so với kế hoạch vốn chỉ ở mức trung bình (55,1%) do hầu hết các dự án chuyển mạch 2003-2005 và một số dự án trọng điểm có giá trị ngoại tệ lớn đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục hoặc mới bắt đầu triển khai lắp đặt. *Các công trình VNPT phân cấp HNPT phê duyệt: Đã thực hiện 143,6 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch vốn, trong đó chủ yếu là các công trình mạng cáp (đạt 106tỷ), thi công 3205m2 sàn xây dựng, trang bị mới 5 xe ô tô các loại, 115 máy tính. Phần kế hoạch phân cấp có tỷ lệ hoàn thành cao do đã áp dụng các biện pháp rút ngắn thủ tục triển khai các công trình như: Thực hiện thông qua các dự án nhỏ lẻ; phân tải một số công trình... Năm 2002 đã lắp mới 11tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng 20.888số, mở rộng cho 66 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng 58.588 số. Đưa dung lượng toàn mạng điện thoại cố định lên 575.406 số của 16 tổng đài HOST, 122 tổng đài vệ tinh, trong đó dung lượng đã phát triển là 516.090 số, hiệu suất sử dụng 90%. Xây lắp và đưa vào sử dụng 709km cáp chính với tổng dung lượng 54.000đôi, 37,5 km cống bể và 260km cáp quang, đưa năng lực mạng ngoại vi lên 683.550 đôi cáp đồng, 756,5 km cáp quang, 3.971 km cống bể. Đã thực hiện quyết toán 384 công trình với tổng giá trị 122,9 tỷ đồng. Nghiên cứu công nghệ và triển khai lắp đặt, đưa dịch vụ vô tuyến nội thị (City phone) vào khai thác. Triển khai thử nghiệm dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL) với thiết bị của các hãng Siemens, Alcatel và LG, xây dựng và trình Tổng công ty cấu trúc mạng ADSL Hà Nội. Thử nghiệm thiết bị truy nhập V5.2 của Huawei, thiết bị kết nối V5.2 của USTstarcom, các thiết bị đầu cuối truyền số liệu tốc độ cao. Công tác chuẩn bị đầu tư VNPT đã phê duyệt 17 dự án với tổng vốn 810 tỷ đồng (trong đó vùng BCC có 4 dự án, vùng Tây Nam 13 dự án). HNPT phê duyệt theo phân cấp 59 dự án với tổng vốn đầu tư là 229,3tỷ đồng (Vùng BCC 25 dự án và vùng Tây Nam 34 dự án) Tiến độ giải ngân vốn đã có tiến bộ, đến nay tổng số vốn của NTTV đã giải ngân là 33,24 triệu USD, đạt 19,14% kế hoạch giải ngân đến hết năm 2003. Năm 2003: Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với NTTV Năm 2003 là năm thứ ba ngành Bưu điện thực hiện chiến lược hội nhập và phát triển Bưu chính Viễn thông, năm có nhiều sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô, là năm đầu tiên thực hiện phương án đổi mới tổ chức sản xuất theo mô hình mới. Thị trường Bưu chính viễn thông tiếp tục bị chia xẻ, cạnh tranh mạnh mẽ. Trước những cơ hội và thách thức đó, cán bộ công nhân viên Bưu điện TP Hà Nội đã phát huy những thuận lợi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô và đất nước, nỗ lực phấn đấu vượt lên mọi khó khăn, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm 2003. Doanh thu: Tổng doanh thu phát sinh đạt 2576tỷ đồng, vượt 7,3% KH, tăng 14,4% so với 2002 Phát triển thuê bao: Phát triển mới: 125.000 thuê bao điện thoại, vượt 4,2%KH, tăng 48,9% so với 2002 Thuê bao Internet 1260: phát triển 5.700 thuê bao, vượt 14%KH, tăng 47%2002 Thuê bao Mega VNN: phát triển 2.800thuê bao, vượt 12% KH Nộp Ngân sách thành phố: 129tỷ, tăng 10,5% 2002 Năng suất lao động: 450triệu đồng/người/năm, tăng 13% 2002 Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2003 Năm 2003 là năm thứ năm triển khai hợp đồng, năm cuối của giai đoạn xây dựng. Khối lượng triển khai cả về thiết bị và mạng với tổng số 87 dự án (trong đó có 55 dự án chuyển tiếp từ năm 2002). Với tổng giá trị là 78 tỷ đồng và 11,9 triệu đô la Mỹ – lớn nhất so với các kỳ kế hoạch trước (IP 1998, IP Y2, IP Y3). Đã xây lắp 209.000 số chuyển mạch, 40.000 đôi cáp gốc, 112 km cống bể, đưa một số hệ thống quản lý vào khai thác phục vụ mạng lưới. Có thể nói đến thời điểm này một số mục tiêu cơ bản của giai đoạn xây dựng đã gần hoàn thành, tổng số máy phát triển mới trên mạng sẽ đạt tới 240.000 số sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng 18189 số còn lại (bao gồm 11.189 số NEC và 7000 số Alcatel); Các tiêu chí khác như dung lượng ngoại vi bổ sung, cấu hình truyền số liệu...HNPT đang thảo luận với NTTV để thực hiện tiếp. Với sự phát triển nhanh của mạng lưới BCC, đặc biệt là khu vực phía Bắc sông Hồng trong thời gian qua, việc định hướng đầu tư tiếp như thế nào cho khu vực BCC khi hết giai đoạn xây dựng cũng là một vấn đề cần xem xét trong thời gian tới. Công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới được chú trọng, hoàn thành thử nghiệm và chính thức cung cấp dịch vụ ADSL cho khách hàng; nghiên cứu, triển khai thực hiện các dịch vụ gia tăng của mạng City phone; tiến hành thử nghiệm dịch vụ Free Phone, dịch vụ Video theo yêu cầu, công nghệ IP băng rộng; xây dựng đề án thử nghiệm nâng cấp dịch vụ mạng thông minh, đề xuất các giải pháp ứng dụng NGN vào tổng đài Tandem nội hạt. Công tác chuẩn hoá hệ thống được làm tốt, thực hiện pháp lệnh đo lường, tiến hành kiểm định lại các thiết bị đo lường tại các đơn vị trực thuộc; xây dựng phương án trang bị và quản lý máy đo mạng viễn thông tin học; xây dựng các tiêu chuẩn về đo kiểm cho các dịch vụ ADSL, Cityphone, Mạng riêng ảo... Năm 2004 Năm 2004, cùng với toàn ngành HNPT cũng có những thuận lợi cơ bản, đó là: Việt Nam thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt Mỹ, bắt đầu thực hiện một số cam kết về tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư nhằm hoàn tất lộ trình giảm thuế khối ASEAN (AFTA) vào năm 2006. Kinh tế xã hội Thủ đô tiếp tục tăng trưởng do chính sách khuyến khích, ưu tiên tăng trưởng kinh tế của Đảng, Chính phủ. Môi trường đầu tư trong nước tiếp tục sôi động. Đó là những yếu tố thuận lợi, đồng thời là những thách thức to lớn cho lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông nói chung và HNPT nói riêng. Kinh tế phát triển sẽ có tác động làm cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính, viễn thông, Internet sẽ gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó xu hướng giảm cước các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông trong nước, việc tham gia của các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông mới sẽ tiếp tục tác động mạnh đến doanh thu và thị phần của Bưu điện Hà Nội. Doanh thu phát sinh: 2706tỷ đồng, tăng 16,46 so với 2003 Vốn đầu tư: Tổng chi phí 834,1tỷ đồng tăng 6,9% so với 2003 Năng suất lao động theo doanh thu tăng trên 8% Tổng giá trị đầu tư XDCB: Thực hiện được 793 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch . -Kế hoạch tập trung: 565 tỷ đồng (70% kế hoạch) -Kế hoạch phân cấp: 278 tỷ đồng (90% kế hoạch) Cũng như những năm trước phần lớn giá trị đầu tư để tăng cường năng lực mạng điện thoại cố định. Đã thực hiện lắp mới 2 tổng đài HOST và 33 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng 142.971 số, mở rộng 77 tổng đài với tổng dung lượng 119.400 số. Tháo dỡ, thay thế các tổng đài cũ thuộc hệ thống NEAX Mai Hương, Giáp Bát bằng các hệ thống tổng đài mới với công nghệ tiên tiến. Xây lắp và đưa vào sử dụng 859 km cáp chính với tổng dung lượng 107.200 đôi, 160,2 km cống bể và 37,6 km cáp quang. Đưa năng lực mạng ngoại vi lên 790.750 đôi cáp đồng, 682 km cáp quang, 1.097 km cống bể. Nhìn chung công tác đầu tư XDCB năm 2004 đã đáp ứng được yêu cầu. Các dự án được triển khai đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước, của ngành, của VNPT và của HNPT kể từ các khâu chuẩn bị đầu tư , lập trình, thẩm định, phê duyệt, các thủ tục thầu, triển khai dự án, kết thúc và quyết toán... Về việc thực hiện kế hoạch tập trung do VNPT giao, do có khó khăn trong việc triển khai một số dự án lớn nên tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 70%, nhưng khối lượng hoàn thành cao hơn hẳn so với các năm trước. Phần kế hoạch phân cấp của HNPT đạt 90%, chủ yếu do các đơn vị triển khai nhiều công trình đột xuất phục vụ phát triển thuê bao điện thoại. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn như đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở một số đơn vị chưa đủ mạnh, có những đề xuất chưa sát với thực tế, việc cung cấp cho các công trình giai đoạn đầu năm 2003 còn chậm...nhưng có thể nói so với năm 2002 công tác này đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, thể hiện ở các nội dung sau: -Công tác chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã được chú trọng chỉ đạo sát sao, đặc biệt tiến độ các công trình được bám sát, đôn đốc thường xuyên. Hệ thống văn bản theo dõi, báo cáo được các chủ dự án thực hiện nghiêm túc. Đã có nhiều giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các công trình như các giải pháp về cung ứng cáp (mua cáp nguyên cuộn, sử dụng linh hoạt cáp dự phòng, đưa vào hợp đồng với các nhà cung cấp cáp những điều khoản ràng buộc chặt chẽ hơn về tiến độ, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới, kinh doanh dịch vụ như: dự án ADSL, dự án Cityphone giai đoạn 2, các dự án Host Giáp Bát, Host Thanh Trì, các công trình khẩn phục vụ phát triển thuê bao... Đã xúc tiến quan hệ với các chủ đâu tư, triển khai mạng lưới tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư mới. Thành lập ban chỉ đạo lĩnh vực này, tổ chức hội nghị các chủ đầu tư để giới thiệu về thông tin phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông tin học và một số hình thức hợp tác giữa chủ đầu tư các khu và bưu điện để phát triển mạng lưới, cung cấp các dịch vụ đến khách hàng. Trong năm đã tổ chức triển khai mạng lưới tại các khu đô thị Định Công, Linh Đàm..., đồng thời triển khai ký biên bản ghi nhớ, lập đề cương xây dựng mạng lưới với nhiều dự án trên địa bàn. Năm 2005: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, triển khai hợp đồng với NTTV Năm 2005 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức vì mức độ cạnh tranh ngày càng lớn nhưng với sự quyết tâm Bưu điện Hà Nội vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện, cụ thể: Doanh thu: Tổng doanh thu phát sinh năm 2005 đạt 2.854,78 tỷ đồng, bằng 103,67% kế hoạch năm, trong đó: -Doanh thu Bưu chính – Viễn thông đạt 2822,82 tỷ đồng (103,2% KH năm) -Doanh thu khác đạt 1,11 tỷ đồng, bằng 74,2% KH năm -Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đạt 30,84 tỷ đồng, bằng 180% kế hoạch năm Nộp ngân sách nhà nước: 224 tỷ đồng, trong đó VAT là 185,9 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế: 288,59 tỷ đồng, bằng 105,46% KH năm Về Xây dựng cơ bản: -Phần kế hoạch tập trung: đạt 17,114 tỷ đồng và 7,785 triệu USD (bằng 49,2% kế hoạch) -Phần kế hoạch phân cấp: đạt 227,8 tỷ (bằng 80,3% kế hoạch) Trong năm đã đưa vào mạng lưới 33.800 số chuyển mạch, 13.260 cổng ADSL, 132.000 đôi cáp gốc, 263 km cống bể, 1155 m2 sàn xây dựng. Công tác quản lý đầu tư XDCB tuy gặp nhiều khó khăn do có nhiều thay đổi trong quy định của Nhà nước và của Tổng công ty, về cấp phép thi công cũng như biến động giá nguyên liệu. Nhưng về cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển mạng lưới, phát triển dịch vụ. Kế hoạch đầu tư đã được chuẩn bị và xây dựng mang tính chủ động, phù hợp với định hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường. Chất lượng công trình khảo sát, lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế và dự toán công trình đã được nâng cao. Công tác thực hiện các thủ tục đầu tư, giám sát đầu tư thường xuyên được hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Chủ trương phân cấp, uỷ quyền cho các đơn vị cơ sở trong việc quyết định các thủ tục đầu tư đã phát huy tác động tích cực, các dự án về cơ bản đã đáp ứng tiến độ để ra, tình trạng thiếu số, cáp phát triển thuê bao đã giảm nhiều so với các năm trước. Các đơn vị đã linh hoạt vận dụng các giải pháp tình thế bằng các công trình nhỏ lẻ, đột xuất, sử dụng vật tư dự phòng vay mượn... Công tác đấu thầu có nhiều cải tiến, tổ chức thực hiện nhiều gói thầu mang tính cạnh tranh hơn với các hình thức đấu thầu hạn chế, rộng rãi. Công tác thẩm định của các đơn vị chức năng đã được cải thiện, đã phát huy tích cực sự phối hợp giữa đơn vị chức năng thẩm định với đơn vị chủ đầu tư và các bên liên quan để rút ngắn thời gian thẩm định và ra quyết định phê duyệt. Các dự án lớn về thiết bị tổng đài, các dự án dịch vụ ADSL được quan tâm sâu sát nên tiến độ thực hiện rất khẩn trương đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của thị trường. Công tác triển khai thi công mạng lưới ở các khu đô thị, nhà cao tầng đã có rất nhiều cố gắng, đã ký thoả thuận xây dựng mạng BCVT tại 57khu đô thị mới, nhà cao tầng. Công tác tìm kiếm, chuẩn bị mặt bằng nhà trạm có nhiều chuyển biến đáng kể. Tận dụng sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Thành phố để hướng tới mục tiêu không những sẵn sàng mặt bằng lắp đặt thiết bị theo từng kỳ kế hoạch mà còn mở rộng mặt bằng quản lý và giao dịch, chăm sóc khách hàng. Công tác quyết toán công trình được chú trọng, nhiều dự án có vướng mắc từ các năm trước đã được quyết toán dứt điểm, các dự án mới triển khai với sự chuẩn bị thủ tục chặt chẽ, kỹ lưỡng ở từng khâu, góp phần vào việc quyết toán gọn các công trình mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh với NTTV tiếp tục được triển khai. Tổng vốn đã giải ngân của hợp đồng đến nay đạt 59,557 triệu USD. Phối hợp tốt với đối tác để triển khai các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, đào tạo của hợp đồng. Trong đó đã sử dụng nguồn vốn BCC đào tạo cho 97 lượt người cả trong và ngoài nước. 2.3.2 Đầu tư cho nguồn nhân lực Năm 2002: Công tác phát triển nguồn nhân lực năm 2002 được tăng cường hơn các năm trước. Năm 2002 số lượng cán bộ công nhân viên chức được cử đi học ở tỷ lệ tối đa. Ngoài việc chú trọng đào tạo trong các lĩnh vực quản lý, kỹ thuật…Bưu điện Hà Nội đã tăng cường đào tạo trong các lĩnh vực như công nghệ mới, bồi dưỡng kiến thức Marketing, chiến lược nghệ thuật kinh doanh, giao tiếp và chăm sóc khách hàng. Việc đào tạo được tiến hành cả trong và ngoài nước với nhiều khoá học chất lượng cao, góp phần nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh cũng như đáp ứng về kỹ thuật và các mặt họat động khác của đơn vị. Do đã tích lũy được kinh nghiệm tổ chức các khoá đào tạo cho 1787 lượt cán bộ, trong đó 125 người đào tạo ngoài nước, 54 người học lớp cao cấp lý luận chính trị, chi phí cho lên tới hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó còn tổ chức nhiều hội nghị tập huấn nghiệp vụ về Bưu chính, Viễn thông, đầu tư xây dựng cơ bản, TCKTTK và các lĩnh vực khác… Năm 2003: Trong năm đã cử 1910 lượt người đi đào tạo, trong đó đào tạo ngắn hạn có 1807 lượt, trong đó 125 lượt người đào tạo ngoài nước, dài hạn 103 lượt. Đến nay cơ cấu trình độ cán bộ Bưu điện Hà Nội bao gồm: Sau đại học 1%; Đại học va cao đẳng 37%; (tăng 12% so với 2002); trung cấp 10%, còn lại là công nhân đã qua đào tạo. Trường bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ đã triển khai tốt các khoá đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt đã kịp thời bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giao dịch viên, tình nguyện viên phục vụ Seagames 22. Tiếp tục triển khai chương trình đổi mới công tác quản lý lao động, đổi mới quản lý tiền lương và phân phối thu nhập. Triển khai đơn giá tiền lương năm 2003, tiền lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện, việc trả lương đã chú ý đến các yếu tố: năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Trong năm đã nâng bậc và chuyển chức danh lương cho 571 người, thi chuyển hợp đồng lao động 667 người, thi nâng bậc 488 người, thi chuyển hưởng lương kỹ sư, chuyên viên 108 người, thi nâng ngạch do Tổng công ty tổ chức cho 18 người. Năm 2005 Công tác đào tạo đã bám sát nhu cầu thực tế lao động sản xuất của các đơn vị, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị các kiến thức về kinh doanh và kỹ năng giao tiếp của cán bộ công nhân viên.Trong năm có 2754 lượt người được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, 84 lượt người tham dự dài hạn, 84 người được cử đi đào tạo nước ngoài. Việc đào tạo theo dự án được kết hợp giữa hoạc tập trong nước với tham quan học tập nước ngoài đã giảm bớt tiết kiệm rất nhìêu chi phí về tiền bạc và thời gian, chất lượng đào tạo vẫn được đảm bảo. Bên cạnh đó công tác đào tạo tại chỗ cũng được các đơn vị chủ động triển khai một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao, trong năm đã tổ chức đào tạo tại chỗ cho 3200 cán bộ công nhân viên, tổ chức ôn tập và thi nâng bậc cho 960 người, chuyển chức danh cho 155 người, thi chuyển hợp đồng lao động cho 141 người, thi tuyển dụng lao động cho 195 người. Hợp đồng hợp tác kinh doanh với NTTV tiếp tục được triển khai. Tổng vốn đã giải ngân của hợp đồng đến nay đạt 59,557 triệu USD. Phối hợp tốt với đối tác để triển khai các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, đào tạo của hợp đồng, trong đó đã sử dụng nguồn vốn BCC đào tạo cho 97 lượt ngừơi cả trong và ngoài nước. 3.Một số kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 3.1 Kết quả đầu tư Vốn đầu tư XDCB thông qua hoạt động đầu tư chuyển hoá thành những dạng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, thể hiện ở các tài sản cố định mới tăng và năng lực sản xuất mới. Đó là hai chỉ tiêu chính thể hiện kết quả đầu tư xây dựng cơ bản. Để đánh giá kết quả đầu tư xây dựng cơ bản của HNPT, trước hết chúng ta xem xét một số chỉ tiêu giá trị tài sản cố định mới tăng của HNPT trong bảng sau: Bảng 4: Giá trị TSCĐ mới tăng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 -Giá trị TSCĐ mới tăng 210 250 275 307 -Vốn ĐT thực hiện 682 708 772 704 -Vốn ĐT thực hiện/1đv TSCĐ huy động 3.25 2.83 2.81 2.29 Nguồn: Bưu điện Tp Hà Nội Bảng 5: Năng lực sản xuất tăng thêm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu tỷ đ 2228 2576 2706 2854.78 Doanh thu BC-VT tỷ đ 2200 2512 2694 2822.82 NS lao động(triệu/ng/năm) 370 450 480 500 Số thuê bao cố định tb 264.432 289.100 344.100 412.100 Mật độ máy điện thoại / 100 dân máy 10,5 11,4 13,3 15,5 Lượng gọi quốc tế 1000 phút 12.330 13.565 15.600 17.940 Lượng gọi liên tỉnh -- 135.617 158.617 182.410 209.771 Lượng gọi nội hạt -- 923.547 1.088.263 1.251.503 1.439.229 Hộ gia đình hộ 599.391 6507.880 668.514 715.295 Dân số ngưòi 2.650.951 2.824.951 2.982.569 3.126.472 Ngoại vi Cống bể km 616,6 875,6 1.155,8 1.245 Cáp gốc đôi 396.374 555.810 685.500 718.500 Đôi cáp km ___ 141.798 186.533 223.839 Chuyển mạch Số lượng TĐ HOST - 5 9 16 16 Số lượng TĐ vệ tinh - 74 83 112 119 Tổng đài Tandem - 0 0 1 2 Vô tuyến cố định - 1 1 1 2 Lines - 345.000 382.000 488.400 529.200 Cửa trung kế C7 - 1.430 1.732 2.490 2.783 Truyền dẫn Trạm viễn thông - ___ 123 160 160 Kênh vi ba - 25 37 40 45 Trạm vi ba - 10 12 16 18 Tuyến viba ít kênh - 5 6 8 9 Tuyến SDH cáp quang vòng ___ 25 26 26 Luồng SDH cáp quan - ___ 6.363 9.576 9.576 Nguồn : Báo cáo tổng kết 2002-2005 của Bưu điện thành phố Hà Nội Như vậy, các kết quả phản ánh năng lực sản xuất tăng thêm đều tăng ổn định, một số công trình được xây dựng từ các năm trước chuyển sang, hoàn thành trong năm thực hiện và được đưa vào sử dụng làm cho năng lực sản xuất tăng thêm. 3.3Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định mới tăng và năng lực sản xuất tăng thêm mới chỉ phản ánh được mặt lượng để đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một doanh nghiệp. Để nghiên cứu mặt chất của vốn đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả để thấy được một số khía cạnh khác phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản được biểu hiện trên nhiều mặt nhưng khái quát nhất có thể xem xét là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh như thế nào dựa vào một số chỉ tiêu tổng hợp. Bảng 6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu ĐV 2003 2004 2005 Tổng số Vốn đầu tư tỷđ 631,6 793 419,92 1.844,52 Máy điện thoại máy 82.000 83.900 80.757 - Doanh thu tỷ 2.576 2706 2.854,8 8.036,8 ĐTTB/đường dây tăng thêm tr.đồng/đường dây 12,18 14 13,69 Tỷ lệ vốn đầu tư/Doanh thu % 24,52 29,30 14,64 Nguồn: Bưu điện Hà Nội *Chỉ tiêu đầu tư trung bình trên một đường dây tăng thêm Chỉ tiêu đầu tư trung bình trên một đường dây tăng thêm được sử dụng để tính giá trị đầu tư đưa vào phát triển mạng viễn thông và dự báo nhu cầu đầu tư trong tương lai. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư cho mạng chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi và các công trình khác, ngoài ra còn có chi phí phân công, cước phí vận chuyển thiết bị máy móc, giá nhà đất... Tỷ lệ đầu tư trung bình trên một đường dây tăng thêm của HNPT đã có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng chỉ tiêu này vẫn còn khá cao vì trong thời gian qua HNPT tập trung vào việc đầu tư mới và mở rộng khá nhiều nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Mặt khác, các yếu tố về giá nhân công, giá nhà đất của Hà nội cũng khá cao so với địa phương khác nên chỉ tiêu này phản ánh tương đối hiệu quả đầu tư của một đơn vị mà không thuận lợi khi so sánh với các đơn vị khác. Trong thời gian tới, do giá thành thiết bị giảm xuống, một số thành phần mạng được sản xuất trong nước, suất đầu tư trên một đường dây có thể giảm xuống. Đây là lúc nên tăng cường đầu tư phát triển mạng để tận dụng yếu tố chi phí vì trong giai đoạn sau năm 2005, mục tiêu đầu tư của Tổng công ty sẽ chuyển sang cung cấp mạng đa dịch vụ, cần đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới và hiện đại, có thể chi phí đầu tư trên một đường dây tăng thêm tăng lên. *Chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư so với doanh thu Đây là chỉ tiêu tính 1 đồng vốn đầu tư sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng hoàn trả vốn của doanh nghiệp nên cũng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư của các năm trước đã phát huy tích cực, khả năng khai thác mạng tăng lên nên đã tạo ra doanh thu cao. Mặt khác khi so sánh với các đơn vị khác trong Tổng công ty chúng ta thấy hiệu quả vốn đầu tư của HNPT vẫn cao hơn các đơn vị khác chứng tỏ khả năng hoàn trả vốn đầu tư và sinh lợi tốt. Chúng ta có thể tham khảo tình hình đầu tư vào viễn thông so với doanh thu của một số nước khác như sau: Bảng 7: Tỷ lệ vốn đầu tư so với doanh thu của một số nước trên thế giới Tên nước Tỷ lệ vốn đầu tư/doanh thu (%) Campuchia Trung Quốc Singapore Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Anh 108 65 21 25 52 10 12 Nguồn: Viện kinh tế Bưu điện Thông thường tỷ lệ hợp lý do ITU (Liên minh viễn thông quốc tế) đưa ra là 40%, tức là một đồng vốn đầu tư sinh ra 2,5 đồng doanh thu. Với các nước phát triển cao tỷ lệ này là 24-28%, tức là sinh ra 4 đồng doanh thu. Đối với VNPT, tỷ lệ vốn đầu tư so với doanh thu thì thời gian đầu có thể vì ngành bưu điện đã đầu tư đi thẳng vào công nghệ hiện đại, vốn phải lớn. Vì vậy trước đây 1 đồng vốn chỉ sinh ra 1,9đồng doanh thu. Hiệu quả vốn không cao nên tỷ lệ tái đầu tư thấp, sẽ không có lợi trong việc mở rộng và huy động vốn. Hơn nữa do không sử dụng hiệu quả vốn vay, các khoản nợ lớn, khả năng thu hút tài chính giảm, HNPT sẽ khó huy động vốn đầu tư trong dài hạn hoặc sẽ phải vay ngân hàng thương mại với lãi suất cao. Vì vậy trong thời gian tới HNPT cần có những biện pháp cải tiến công tác đầu tư XDCB có hiệu quả hơn để đồng vốn đầu tư được sử dụng một cách có lợi nhất, làm tăng sức sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. *Chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ kết quả sử dụng vốn, nó cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này đánh giá 1 đồng giá trị tài sản cố định sẽ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Bảng 8: Hệ số sử dụng tài sản cố định Năm Giá trị TSCĐ (tỷ đồng) Doanh thu (tỷ đồng) Hệ số sử dụng 2003 750 2.576 3,43 2004 819 2.706 3,30 2005 912 2854,8 3,13 Nguồn: Bưu điện Hà Nội Qua bảng trên ta thấy hệ số sử dụng tài sản cố định của HNPT qua các năm đều đạt khá cao. Điều này chứng tỏ các tài sản cố định có sẵn và mới được tạo ra đều được khai thác hiệu quả. Giá trị TSCĐ tăng đi đôi với việc tăng doanh thu phản ánh việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của HNPT. Đây là yếu tố cần được phát huy trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng TSCĐ vì đầu tư xây dựng cơ bản không chỉ biểu hiện kết quả bằng các tài sản cố định tăng thêm mà mục đích cuối cùng là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.Những khó khăn tồn tại trong công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB tại Bưu điện Hà Nội Qua sự phân tích khá kỹ lưỡng và sâu sắc ở trên chúng ta có thể thấy rằng tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã có những kết quả khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn hạn chế như sau: * Kế hoạch vốn đầu tư dàn trải, chưa sát tình hình thực hiện Qua mỗi năm, kế hoạch đầu tư của HNPT thường được đặt ra rất cao với giá trị lên tới hàng trăm (thậm chí hàng nghìn) tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư phát triển mạng là rất lớn và không ngừng tăng lên do đó các đề xuất đầu tư từ các đơn vị luôn được đặt ra. Tuy nhiên nếu sắp xếp hết tất cả các đề xuất thì kế hoạch đầu tư trở nên ngoài khả năng thực hiện. Ngoài ra kế hoạch đầu tư của HNPT thường là phân tán, việc thực hiện không dứt điểm và bị kéo dài nhiều năm gây lãng phí và tổn thất. *Công tác quản lý sử dụng vốn còn thiếu chặt chẽ -Công tác chuẩn bị lập dự án còn chưa được chú trọng đúng mức. Việc thẩm định các dự án đầu tư còn kéo dài, thiếu các chuyên gia có chuyên môn sâu để thẩm định các nội dung của chuyên ngành dự án. -Công tác phê duyệt dự án còn chậm. Việc chậm chễ trong khâu phê duyệt thể hiện tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác thẩm định. Mặt khác việc kéo dài thời gian của khâu này cũng làm cho các dự án bị chậm trễ trong triển khai các công đoạn sau như lập dự toán thiết kế, đấu thầu, thi công công trình... Bộ máy tổ chức thực hiện dự án đã được HNPT tổ chức cụ thể cho từng loại công trình như các công trình kiến trúc, các dự án thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), các dự án viễn thông. Tuy nhiên việc thực hiện dự án vẫn không đạt được kế hoạch đầu tư đề ra. Việc thực hiện đấu thầu cũng như kiểm tra, kiểm soát hoạt động đấu thầu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do các thủ tục, quy chế đầu tư xây dựng đang còn trong thời kỳ hoàn thiện, có nhiều thay đổi với các NĐ 42, 43/CP, các NĐ 52, 88/CP. Trong khi đó các dự án thực hiện trong các kỳ chuyển đổi nên chưa theo kịp việc triển khai thực hiện. Mặt khác, nguyên nhân chủ quan là do các đơn vị liên quan chưa thực hiện đầy đủ quy trình đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều dự án triển khai trong khi chưa có đầy đủ các thủ tục cần thiết như giải phóng mặt bằng, bảo hiểm công trình... Việc cấp phát vốn đầu tư của HNPT thường phải trải qua nhiều bước trình duyệt từ cấp lãnh đạo đến các đơn vị thực hiện rồi mới giải ngân cho nhà thầu. Vì vậy khâu này cũng thường bị kéo dài, gây ứ đọng vốn. Mặt khác, các yêu cầu về quản lý đầu tư ngày càng chặt chẽ, cần nhiều thủ tục phức tạp nên việc giám sát thực hiện thủ tục cấp phát vốn cho các dự án gặp những khó khăn nhất định. Công tác thanh quyết toán thường rất chậm chễ, hồ sơ thanh quyết toán chưa đáp ứng yêu cầu, có công trình hoàn thành xong nhưng việc thanh quyết toán có thể kéo dài đến 1 năm. Do vậy, kết quả hoàn thành báo cáo không phản ánh đúng thực trạng thực hiện đầu tư. Việc triển khai các dự án thuộc khu vực dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh với hãng NTT còn chậm. Phần lớn các dự án thuộc kế hoạch đầu tư của năm trước nhưng năm sau mới giải ngân được hợp đồng. Tình trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như: Do tính đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh là chỉ chia sẻ lợi nhuận mà không thành lập pháp nhân nào nên việc phân định vai trò của hai bên chưa rõ ràng. Các hồ sơ dự án có chất lượng chưa cao do sự phức tạp và yêu cầu của phía đối tác, và cũng một phần do những thoả thuận chưa thống nhất của hai bên nên cần hoàn thiện trong thời gian sắp tới Chương II: Giải pháp tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư Xây dựng cơ bản tại Bưu điện Hà Nội 1.Định hướng phát triển và nhu cầu đầu tư giai đoạn 2006-2020 Bước sang thế kỷ 21 với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thời đại của kỹ thuật số chúng ta sẽ tiếp cận một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin với những tiến bộ vượt bậc mà ngay cả con người cũng khó hình dung hết được. Đồng thời với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, mở cửa để phát triển, hội nhập được ưu tiên, chú trọng đòi hỏi ngành Bưu chính viễn thông phải có phương hướng và bước đi phù hợp với xu thế phát triển chung. Trước tình hình đó HNPT cũng cần xác định cho mình một phương hướng đầu tư và phát triển phù hợp, đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh chung của toàn ngành. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư giai đoạn tới Với vai trò là một bộ phận trong hệ thống thông tin quốc gia, hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới của HNPT cần dựa trên phương hướng chung của toàn ngành trong giai đoạn 2006-2020, đó là: -Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, đồng bộ đều khắp, đủ sức đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội. -Phổ cập các dịch vụ Bưu chính viễn thông trong mọi mặt đời sống kinh tế xã hội: y tế, giáo dục từ xa...đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế với mục tiêu: chất lượng cao, giá thành hạ, đưa các dịch vụ tiếp cận người sử dụng một cách kịp thời, chính xác, an toàn và văn minh. -Đầu tư cho mạng bưu chính viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng theo hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến có dung lượng lớn, tốc độ cao hướng tới xã hội hoá thông tin vào thế kỷ 21. -Xa lộ thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin được đầu tư theo hướng cáp quang hoá mạng quốc gia. Mạng bưu chính viễn thông Việt Nam sau năm 2010 đạt trình độ của các nước phát triển và có tốc độ phát triển bền vững. Bên cạnh đó, do đặc điểm về địa bàn hoạt động, HNPT cũng cần quan tâm đến các xu hướng mở rộng của các khu đô thị mới Hà Nội để định hướng phát triển mạng lưới. Theo hướng phát triển mới, Hà Nội sẽ tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn 2006-2020 nhằm phát triển một số khu đô thị mới, bao gồm: -Về phía Bắc: Mở rộng khu đô thị Bắc Thăng Long, Vân Từ, các khu công nghiệp tập trung, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Cái Lân (Hải Phòng) -Vế phía Tây Bắc: Nam cầu Thăng Long dọc theo quốc lộ 32, dọc theo quốc lộ 6 khu Yên Hoà. -Dọc vành đai 3 về phía Bạch Mai, Định Công và khu du lịch Linh Đàm dọc theo quốc lộ 1. -Vế phía Tây: Xuân Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn Theo đó diện tích Hà Nội chắc chắn sẽ mở rộng hơn rất nhiều. Dân số tăng cao, quy mô dân số và phân bổ dân cư đô thị sẽ được cân đối phù hợp với những tính chất nhất định. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông sẽ rất lớn về số lượng và đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày càng cao. Để có mạng lưới bưu chính viễn thông hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp với quy hoạch chung của Hà Nội, HNPT cần xác định hướng đầu tư có xét đến hướng quy hoạch trên. Căn cứ vào định hướng phát triển giai đoạn tới, nhu cầu về dịch vụ viễn thông của Hà Nội được dự báo như sau: Bảng 9: Dự báo nhu cầu phát triển dịch vụ viễn thông Chỉ tiêu ĐV 2006 2010 2015 2020 Mật độ điện thoại máy/100 dân 42 49 55 64 Số máy điện thoại máy 780.000 1.500.000 1.750.000 1.890.000 Thuê bao Internet1260 account 15.000 22.000 27.560 30.200 Thuê bao MegaVNN thuê bao 15.700 20.000 25.500 28.900 Nhắn tin thuê bao 125.000 150.000 180.000 200.000 Bảng 10 Dự báo nhu cầu dịch vụ Bưu chính Chỉ tiêu ĐV 2010 2020 Bưu phẩm, bưu kiện 1000cái 50.000 85.000 Báo chí 1000tờ 150.000 200.000 Bưu cục cái 200 280 Bán kính phục vụ km/bưu cục 1 0.5 Đường thư cấp 2 đường 50 100 Đường thư cấp 3 đường 75 150 Phương tiện vận chuyển ôtô/xe máy 100 1700 250 3000 Như vậy trong những năm tới đây, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ vẫn rất lớn cả về số lượng và chất lượng. Thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch tập trung. Để đáp ứng sự phát triển đó HNPT cần có một phương hướng phát triển mạng bưu chính viễn thông hoàn chỉnh, đồng bộ với quy hoạch chung của thủ đô và theo định hướng phát triển của ngành Bưu điện Việt Nam trong thời gian tới. Phương hướng đầu tư Sau khi kết thúc giai đoạn 2000-2005, thực hiện tập trung đầu tư vào mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng quy hoạch cải tạo lại cơ sở hạ tầng phù hợp với mô hình quản lý, khai thác, trong giai đoạn tới HNPT sẽ thực hiện phát triển mạng với mục tiêu chính như sau: -Giai đoạn 2006-2010: Mục tiêu đầu tư căn cứ vào quy hoạch đầu tư xây dựng đô thị đợt đầu, HNPT sẽ xây dựng đồng bộ hoá với việc cải tạo xây dựng các công trình như khu dân cư, các công trình giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng vào xây dựng ổn định các hệ thống thông tin khu vực mở rộng hữu ngạn sông Hồng. -Giai đoạn 2010-2020: Giai đoạn này là mục đích đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin bưu điện theo hướng quy hoạch xây dựng đô thị đến năm 2020 và tiếp tục đầu tư xây dựng khu phát triển mới vùng Bắc sông Hồng. Trong giai đoạn tới HNPT đã đề ra hướng phát triển như sau: Phát triển mạng viễn thông: -Mạng chuyển mạch: Do công nghệ thông tin hiện nay đang phát triển mạnh, khả năng xử lý dung lượng của các tổng đài điều khiển trung tâm trong thời gian tới sẽ được nâng lên, các hệ thống dung lượng lớn sẽ được đưa vào sử dụng trên mạng. Hệ thống chuyển mạch sẽ được xây dựng phù hợp với từng vùng phục vụ, đảm bảo dung lượng tối đa xử lý các hệ thống chuyển mạch hiện có. Theo kết quả tính toán đến năm 2020 hệ thống chuyển mạch trên mạng thành phố trung tâm sẽ có 25 tổng đài điều khiển trung tâm với tổng dung lượng 1.980.000 số. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó, từ nay đến năm 2020 HNPT sẽ cần đầu tư xây dựng thêm 16 tổng đài điều khiển trung tâm, mở rộng dung lượng thay thế và nâng cấp các tổng đài điều khiển trung tâm hiện có để đảm bảo phát triển tổng dung lượng lên 1.980.000 số vào năm 2020, ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống chuyển mạch. Mạng truy nhập Phương thức của mạng truy nhập đến năm 2020 là cáp đồng chiếm 40%, cáp quang 50% và vô tuyến 10%. Trong đó: - 100% các loại cáp trên đường phố được đưa xuống cống bể để đảm bảo chất lượng và mỹ quan thành phố. -Mạng cống bể sử dụng các công nghệ tiên tiến -Mạng ngoại vi được thiết kế, quy hoạch đồng bộ với các cơ sở hạ tầng của thành phố để đồng bộ hoá trong thi công và bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm phát triển của các nước tiên tiến là cáp quang hoá mạng nội hạt, đến năm 2020 HNPT sẽ xây dựng mạng cáp quang thuê bao với mục tiêu: -Quy hoạch mạng cáp quang thuê bao đảm bảo dung lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ mới, thay thế dần mạng cáp đồng để nâng cao chất lượng thông tin. -Mạng cáp quang thuê bao xây dựng trên phạm vi các thuê bao trong cùng một vùng tổng đài vệ tinh thay thế hệ thống cáp đồng, mạng thuê bao cáp sợi quang sẽ được xây dựng thành các mạch vòng thuê bao. Trong mạch vòng thuê bao cáp sợi quang, ngoài việc cung cấp các dịch vụ điện thoại, mạng này sẽ có khả năng đáp ứng được yêu cầu truyền dẫn của các dịch vụ mới đòi hỏi tốc độ và chất lượng thông tin cao. -Mạng cáp quang thuê bao đến 2020 sẽ phải xây dựng đạt dung lượng 1.000.000 số, cung cấp khoảng 50% nhu cầu mạng, thay thế cho mạng cáp đồng. Mạng ngoại vi Mạng này sẽ được quy hoạch với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu và đồng bộ với hệ thống truy nhập và chuyển mạch. Dự kiến đầu tư cho mạng ngoại vi của HNPT như sau: -Đến năm 2010: Cống bể : 3,470km Cáp đồng : 13,880km Cáp quang : 17,350km Mạng thông tin di động Hiện nay mạng thông tin di động toàn thành phố Hà Nội nói riêng và viễn thông Việt Nam nói chung gồm 2 hệ thống mạng di động, đó là: -Mạng TTDĐ VMS với khoảng một triệu thuê bao đang hoạt động -Mạng TTDD Vinaphone có khoảng hai triệu thuê bao đang hoạt động Như vậy tổng số thuê bao đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội là khá cao và sắp tới nhu cầu sẽ ngày càng tăng mạnh tuy nhiên sẽ khó bùng nổ như những năm qua, có khả năng sẽ bão hoà trong vài năm tới. Cùng với sự phát triển của đô thị Hà Nội, các chuỗi đô thị đối trọng và đô thị vệ tinh của Hà Nội được xây dựng có thể làm tăng tổng số thuê bao vào năm 2020. Để đảm bảo sự phát triển ổn định và thống nhất, hệ thống thông tin di động Hà Nội sẽ được xây dựng theo hướng sau: -Kết hợp hai hệ thống thông tin di động hiện đang khai thác thành một hệ thống chung cho khu vực Hà Nội. -Phân vùng và quy hoạch các vùng tổng đài tổng hợp đảm bảo chất lượng phủ sóng. -Xây dựng mạng tổng đài với 3 tổng đài chính, mỗi tổng đài gồm 5 trạm điều khiển, các trạm phục vụ với bán kính khoảng 1km -Các đường truyền dẫn sử dụng phương thức cáp sợi quang, ngoài ra sử dụng các tuyến truyền dẫn viba có sẵn và xây dựng mới làm dự phòng. Cùng với việc lắp đặt các trạm thông tin di động, các tổng đài điện thoại di động sẽ được xây dựng chung với các đường truyền dẫn, giảm kinh phí đầu tư cho việc xây dựng các cột anten. *Mạng viễn thông nông thôn Được xây dựng theo hướng đáp ứng được đầy đủ viễn thông cho các thôn xóm trên địa bàn Hà Nội, đưa các dịch vụ viễn thông đangkhai thác trong quy hoạch đô thị đến các vùng ngoài đô thị, đồng thời các đường truyền cho các trạm cũng sẽ được nâng cấp bằng hệ thống cáp sợi quang nâng cao chất lượng thông tin. Để tạo điều kiện cho nhân dân vùng nông thôn được sử dụng các dịch vụ viễn thông, HNPT sẽ xây dựng các điểm Bưu điện Văn hoá xã cho toàn bộ các xã ngoại thành Hà Nội với các nội dung phục vụ: Cung cấp các dịch vụ về lưới thông tin bưu điện, xây dựng các phòng đọc, thư viện sách báo, khai thác các dịch vụ về tín dụng. *Phát triển mạng bưu chính Mạng bưu chính Hà nội sẽ được đầu tư xây dựng với định hướng: -Xây dựng các trung tâm chia chọn bưu chính được tự động hoá, cơ giới hoá nhờ sự phát triển của kỹ thuật hiện đại -Nâng cấp, mở rộng và thực hiện hiệ đại hoá mạng phục vụ (giảm bán kính phục vụ của các bưu cục trên địa bàn Hà Nội) -Mở ra các dịch vụ bưu chính mới nhằm phục vụ mọi nhu cầu về bưu chính Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Để đáp ứng nhu cầu phát triển như đã đặt ra, HNPT cần đầu tư với khối lượng vốn (dự kiến) như sau: Bảng 11: Dự kiến vốn đầu tư cho mạng BCVT tới năm 2020 Diễn giải ĐV Số lượng ĐG (usd) Thành tiền Cống bể km 3.750 85.000 318.750.000 Cáp quang km 18.550 3500 64.925.000 Cáp đồng km 14.110 4000 564.400.000 Thiết bị truy nhập quang số 1.500.000 600 900.000.000 Dung lượng TTDD số 150.000 4500 675.000.000 Mặt bằng nhà trạm m2 350.000 350 1.225.000 Dung lượng tổng đài MR số 1.500.000 300 450.000.000 Thiết bị truyền dẫn bộ 70 600.000 42000.000 Phương tiện vận chuyển cái 300 30.000 9000.000 Thiết bị khai thác BC trạm 150 3000.000 450.000.000 Tổng số 2. Giải pháp về nguồn vốn Đầu tư cho Bưu chính viễn thông là một cơ hội mang tính thời đại ở các nước phát triển. ơ nước ta, do vốn tích luỹ trong dân còn thấp, môi trường pháp lý và kinh tế còn chưa đủ tính thuyết phục nên khả năng huy động vốn trong nước còn hạn chế. Do vậy, HNPT cần có chính sách thông minh và linh hoạt, đa dạng để huy động các nguồn vốn vay và sử dụng vốn có hiệu quả tốt nhất. *Đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu xây dựng cơ bản Theo tính toán của các chuyên gia thì từ nay đến năm 2020 số vốn đầu tư mà bưu điện Hà Nội cần là khoảng 27,000 tỷ đồng. Trong những năm qua bưu điện Hà Nội đã qua giai đoạn đặt nền móng cho việc tạo dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn đóng góp chủ yếu cho bưu điện Hà Nội là vốn vay, chiếm khoảng 50%. Giai đoạn 2000-2005, tỷ lệ tích luỹ nội bộ của bưu điện Hà Nội sẽ tăng lên, nguốn vốn vay có thể giảm xuống, nhưng vẫn sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn vào khoảng 35-40%. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, tốc độ phát triển vốn liên hoàn trong giai đoạn này cần phải đạt bình quân 15%/năm. Sang giai đoạn 2006-2010 cần đạt khoảng một nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2010-2020, bưu điện Hà Nội sẽ có khả năng tự đầu tư mạnh hơn và chủ động huy động vốn qua thị trường vốn, tốc độ phát triển cần đạt 20%/năm. Như vậy, đến năm 2020, tổng số vốn huy động được sẽ là 27,000 tỷ đồng, đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của HNPT. Để huy động được khối lượng vốn như trên HNPT cần chủ động tích luỹ và tập trung vốn lâu dài với một phương hướng cụ thể như sau: + Xây dựng phương án huy động tối đa các nguồn vốn được cấp bao gồm vốn ngân sách cấp và vốn VNPT cấp. + Có chính sách và cơ chế huy động vốn thích hợp, mở rộng quan hệ với các đối tượng tín dụng trong và ngoài ngành Bưu điện. +Thực hiện cổ phần hoá đơn vị thành viên, săp xếp tổ chức tài sản và nhân sự quản lý kinh doanh để thực hiện cổ phẩn hoá có hiệu quả. Đây là phương thức huy động vốn quan trọng cho đầu tư trong giai đoạn tới của HNPT cũng như VNPT. +Trong giai đoạn mới, HNPT cần có một khối lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên với tình trạng huy động trong nước như giai đoạn vừa qua thì sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn, do vậy việc huy động vốn nước ngoài là tất yếu để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản nhưng phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế và trả được nợ. Như vậy chiến lược lâu dài của HNPT là phát huy tối đa nguồn vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao trong vốn đầu tư và có sử dụng vốn nước ngoài. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập là huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định và vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, HNPT cần cân nhắc mối quan hệ giữa phân bổ vốn đầu tư giữa các loại công trình trọng điểm, có hiệu quả tài chính với các công trình công ích hay hỗ trợ, ít có giá trị thu hồi vốn để xác định các nguồn vốn huy động cho phù hợp. *Các nguồn vốn huy động Trong cơ cấu huy động vốn thời gian qua của HNPT đã có xu hướng giảm dần nguồn vốn được cấp phát từ Tổng công ty. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của HNPT chủ yếu dựa vào vốn vay và vốn tự huy động. Hàng năm, vốn đầu tư xây dựng cơ bản được VNPT cân đối và huy động cho rất nhiều các đơn vị thành viên khác, mặt khác VNPT còn phải hỗ trợ cho một số đơn vị ít có lãi, có nhiệm vụ phục vụ công ích hoặc ở vùng sâu vùng xa với chi phí đầu tư rất lớn. Do vậy nguồn vốn từ phía Tổng công ty cấp cho Bưu điện Hà nội sẽ không phải là chủ đạo và sẽ được sử dụng dựa trên cơ sở đánh giá, lựa chọn dự án theo nhu cầu thật cần thiết, theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Tổng công ty để đảm bảo đủ vốn cho đầu tư cho các công trình trọng điểm của toàn mạng. Khối lượng vốn cấp cho các dự án đều phải có sự xác định về phương án kinh doanh, tính toán hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội để nguồn vố cấp này đem lại lợi ích cho toàn ngành Bưu điện Hà nội cũng như sự phát triển chung của toàn Tổng công ty. Nguồn vốn vay có tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư của bưu điện Hà Nội. Bưu điện Hà Nội có thể sử dụng đồng thời cả hai loại vốn vay là vay từ ngân hàng và vay cán bộ công nhân viên. Việc huy động nguốn vốn vay cần được chú ý đến các vấn đề sau đây: +Xây dựng thống nhất và hoàn thiện kế hoạch vay vốn cụ thể, chính xác về các dự án và khối lượng vốn vay cần thiết. Đối với từng dự án được vay vốn đánh giá phương hướng hoạt động để có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ cả gốc lẫn lãi. +Khối lượng vốn vay cần được tính toán sát với nhu cầu của dự án để tránh tình trạng vay tràn lan, dự trữ dẫn đến phụ thuộc vào các khoản vay nợ. +Việc chuẩn bị kế hoạch vốn vay cần được sự đồng ý và thống nhất với Tổng công ty để có thể bố trí bảo lãnh cho vay vốn thích hợp. Về vốn vay CBCNV: Hiện nay Nhà nước đã cho phép ngành Bưu điện phát hành tín phiếu huy động vốn trong cán bộ công nhân viên trong từng đơn vị để đầu tư với lãi suất cố định cao hơn lãi suất ngân hàng. Vốn huy động được tập trung vào những đơn vị dự án cụ thể. Người tham gia ngoài phần lãi cố định còn được chia một phần lãi khuyến khích tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh của đồng vốn. Theo kinh nghiệm huy động vốn của các nước châu Âu, phương pháp này giống như một giải pháp trung gian khi chưa có hoạt động huy động vốn bằng cổ phần hoá. Về đối tượng, HNPT có thể không chỉ hạn chế vay từ CBCNV của mình mà có thể mở rộng ra các cơ quan đoàn thể khác trong ngành Bưu điện. 3.Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại HNPT Hiện nay, qua nhiều lần điều chỉnh và hoàn thiện, hoạt động quản lý đầu tư XDCB của HNPT đã được cải tiến về nhiều mặt, góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư cũng như sử dụng vốn XDCB. Tuy nhiên công tác trước tình hình nhu cầu cấp thiết của đầu tư XDCB gia tăng thì công tác quản lý vẫn phải được nâng cao thêm nữa. Một trong những vấn đề đó là sự chia nhỏ trong quản lý, tuy nó có thể kiểm tra khách quan các mặt của dự án, nhưng lại tạo ra nhiều thủ tục hành chính, cản trở cho việc thực hiện dự án. Do đó HNPT cần có những biện pháp sau: -Thực hiện nhanh chóng, đồng bộ các khâu thủ tục phê duyệt kiểm tra, rút ngắn thời gian phê duyệt xuống còn khoảng 2 tháng đối với dự án thuộc kế hoạch tập trung của Tổng công ty có giá trị trên 10tỷ đồng. Thời gian phê duyệt khoảng một tháng với các dự án có giá trị nhỏ hơn. -Các bộ phận chức năng cần thực hiện đồng bộ và nhanh chóng các khâu thẩm định và phê duyệt dự án. Không để kéo dài tình trạng công trình đã hoàn thành mà không được phê duyệt quyết toán trong thời gian kéo dài, gây lãng phí và ứ đọng. -Trong từng bộ phận, cần xác định rõ chức năng và nhiệm vụ, tránh tình trạng chồng chéo. Cụ thể: Phòng ban liên quan đến quản lý đầu tư gồm: phòng Quản lý viễn thông, phòng Đầu tư XDCB, phòng kế hoạch kinhdoanh và phòng Tài chính kế toán. Trong đó, phòng quản lý viễn thông chuyên trách trong tư vấn cấu hình công nghệ và thẩm định kỹ thuật dự án. Phòng kế hoạchkinh doanh chịu sắp xếp vốn và phòng Tài chính kế toán giải quyết thủ tục giải ngân và thanh quyết toán công trình. Còn phòng Đầu tư XDCB phê duyệt dự án thuộc kế hoạch phân cấp, là trung tâm quản lý dự án, tập trung lo trọn gói toàn bộ các thủ tục cho một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, đi vào hoạt động. -Để trợ giúp cho hoạt động của các phòng ban liên quan, HNPT nên đầu tư trang bị một trung tâm quản lý bằng máy tính được kết nối với các máy tính từ các đơn vị thực hiện dự án tới trung tâm đặt tại bộ phận Đầu tư XDCB. Trung tâm này sẽ theo dõi thông tin về toàn bộ dự án từ khi bắt đầu đến khi trở thành TSCĐ về các mặt tiến độ triển khai, quá trình thực hiện, thẩm định, quyết toán. Theo cách này, việc trao đổi, báo cáo và trình duyệt của các bộ phận chức năng với các bộ phận thực hiện được trao đổi trực tiếp, làm giảm bớt thời gian của các thủ tục hành chính, đồng thời công việc của các bộ phận chức năng quản lý được sắp xếp tập trung và khoa học hơn. -Tăng cường sử dụng các phần mềm máy tính trong việc xử lý các thông tin cập nhật các nguồn thông tin khác nhau để có sự đánh giá khách quan về vấn đề cần xem xét. -Cần có chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong công tác thẩm định và xét duyệt dự án cho các cán bộ trong công tác đầu tư. -Cần bổ sung thêm một số cán bộ có năng lực và cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài để tiếp thu các phương pháp hiện đại trong công tác quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư. *Công tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê, kiểm toán nội bộ Công tác quản lý tài chính, kế toán được thống kê, đặc biệt quan tâm, tình hình tài chính của HNPT được duy trì ổn định. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý tiền mặt, đảm bảo an toàn công quỹ tại các đơn vị trực thuộc. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước, các chỉ tiêu nộp ngân sách đều được thực hiện đầy đủ, đúng hạn. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB được quan tâm chỉ đạo sao sát, nhiều dự án có vướng mắc từ các năm trước đã được quyết toán dứt điểm, các dự án mới triển khai được chuẩn bị chặt chẽ về mặt thủ tục, kỹ lưỡng ở từng khâu, góp phần vào việc quyết toán gọn các công trình mới. Trong năm HNPT đã duyệt quyết toán cho 310 công trình xây dựng cơ bản với tổng giá trị 201.5 tỷ dồng và trình Tổng công ty phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của 39 công trình với tổng giá trị 453.4 tỷ đồng. Ngoài ra đã uỷ quyền cho Giám đốc đơn vị trực thuộc phê duyệt quyết toán các dự án tồn đọng từ năm 2004 trở về trước có tổng vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng. kết luận Viễn thông – một lĩnh vực gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) khó khăn nhất với Mỹ đã kết thúc tại Washington. Qua lần đàm phán này viễn thông Việt Nam vẫn giữ được những gì cần phải giữ liên quan đến an ninh quốc phòng và lợi ích kinh tế quốc gia. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn ở phía trước. Thị trường chắc chắn sẽ sôi động hơn khi có sự tham gia của các công ty nước ngoài lớn và có kinh nghiệm. Các doanh nghiệp trong nước sẽ trưởng thành hơn. Hội nhập có thể là điều kiện tốt để mở rộng kinh doanh ra quốc tế nhưng trước khi làm được việc đó thì các doanh nghiệp cần phải hoạt động tốt ngay tại thị trường trong nước của mình. Và chỉ có quyết liệt đổi mới, cải cách, nâng cao sức cạnh tranh mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó Bưu điện Hà Nội phải rất tích cực năng động trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản và làm sao cho các dự án luôn đạt được hiệu quả tối đa. Có như vậy khi đứng trước thách thức lớn HNPT mới có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, trong một môi trường mới. Qua chuyên đề trên tôi hy vọng góp một phần công sức nhỏ bé cho công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bưu điện Thành phố Hà Nội sao cho ngày càng hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Từ Quang Phương đã tận tình hướng dẫn tôi làm chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị làm việc tại HNPT đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc thực tế để có thể hoàn thành bài chuyền đề của mình một cách tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo tổng kết năm 2002, 2003, 2004, 2005 của Bưu điện Hà Nội. Báo Bưu điện Việt Nam Bưu điện Việt Nam trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước – NXB Hà Nội Báo cáo Quy hoạch mạng lưới BCVT HNPT Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng Niên giám thống kê Bưu điện Việt Nam 2000-2005 Nguồn Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32802.doc
Tài liệu liên quan