Chuyên đề Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010

Quá trình hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá lại các nguồn lực và điều kiện cho phát triển, dựa vào các định hướng lớn được xác định trong các Báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Hoành bồ để đặt ra phương hướng quy hoạch đến năm 2010. Mục tiêu cơ bản của công tác quy hoạch là: Tạo căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương phát triển, các kế hoạch hợp tác và đầu tư, đón trước cơ hội nhằm phối hợp và hoà nhập với quá trình phát triển và vận động mạnh mẽ của Tỉnh Quảng Ninh, của vùng Đông Bắc vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước đồng thời Ngiên cứu toàn diện, tập trung lý giảI những vấn đề then chốt trong quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực và các nhiệm vụ then chốt. Đồng thời đề xuất các danh mục cần đầu tư trong giai đoạn đến năm 2010, tính toán, đặt ra các giải pháp những bước đi phù hợp với điều kiện của huyện.

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống văn hoá cơ sở. 3.1.1.6 Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái Phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác sử dụng lãnh thổ. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội huyện Hoành Bồ từ nay đến năm 2010 được xấc định như sau: Về kinh tế: -Tăng trưởng kinh tế bình quân; 26-28%/năm. + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 38- 40%/năm. + Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 24-25%/năm. + Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 8-9%/ năm. - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 12,5% Về xã hội: Thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,6% Giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Hàng năm tạo việc làm cho từ 500 đến 700 lao động. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 16% vào năm 2010. Nâng cao mức sống dân cư, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%( theo tiêu chí mới) Đến năm 2010 khoảng 80% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh. Về xây dựng đảng, chính quyền và đoàn thể: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, đoàn thể nhân dân ở cơ sở đạt vững mạnh từ 65% trở lên. Phát triển đảng viên mới đạt 5% trở lên so với tổng số đảng viên của đảng bộ huyện. 3.1.3 Điều chỉnh phương hướng phát triển ngành và lĩnh vực kinh tế: 3.1.3.1 Công nghiệp, Tiểu Thủ Công Ngiệp: Phát triển công nghiệp là hướng quan trọng, đóng góp phần quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với một huyện miền núi ven biển như Hoành Bồ. Đặc biệt với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thích hợp cho việc phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng; tạo thế cho ngành công ngiệp - xây dựng phát triển mạnh, ổn định làm động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn. Phát huy các ngành có thế mạnh của huyện ( vật liệu xây dựng). Xây dựng một số ngành công nghiệp mới với công nghệ sạch, công nghệ cao phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung trong tương lai. Phát triển ngành xây dựng ngày càng tiên tiến, hiện đại. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu, đưa các thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ, tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng trong các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để tập trung vốn cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Kết hợp khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của huyện với tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài ( bao gồm cả trong và ngoài nước). Có sự phối hợp, hỗ trợ, phân công chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của công nghiệp Trung Ương, công nghiệp địa phương và công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng của huyện, phù hợp với định hướng và lợi thế của huyện Hoành Bồ như công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Nhằm thu hút nhiều lao động, phát huy hiệu quả đầu tư nhanh, góp phần tăng trưởng cao và tích luỹ lớn cho nền kinh tế trên địa bàn huyện. Lập quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung của huyện. Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp đồng bộ, đặc biệt lưu ý đến phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển công nghiệp gồm giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hiện đại hoá. Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ về tín dụng, mặt hàng sản xuất, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư bên ngoài; khuyến khích các dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất. Phát triển công nghiệp là một hướng quan trọng,góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Chú trọng phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh và thu hút nhiều lao động. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ lâm nghiệp, nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công ngiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề. Quy hoạch để sớm triển khai xây dựng một số khu, cụm công nghiệp, quy hoạch các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dành cho phát triển công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp. Định hướng phát triển một số ngành CN- TTCN chủ yếu; Xuất phát từ những lợi thế của huyện Hoành Bồ về vị trí địa lý, về đất đai, về thị trường tiêu thụ, nguồn nhân lực, có thể đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo quy mô lớn và theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hướng hiện tại và tương lai của công nghiệp huyện là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo theo hướng liên kết với các cơ sở công nghiệp của TP.Hạ Long và khu vực, đi từ lắp ráp, tiến tới sản xuất tại chỗ.Chuyển dịch cơ cấu theo hướng đi tắt đón đầu,kết hợp với các ngành công nghệ thấp tới các ngành công nghệ cao ngang tầm phát triển khoa học công nghệ của thế giới và khu vực.Phát triển công nghiệp phải hướng mạnh sang xuất khẩu,khai thác các tiềm năng nguyên liệu tại chỗ. Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trên địa bàn và khu vực lân cận trong những năm tới là nhiều, hơn nữa, nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển vật liệu xây dựng lại phong phú, do vậy, cần phát huy nguồn nguyên liệu của địa phương để đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ như: sản xuất xi măng sản xuất gạch nung, sản xuất vôi, gach tunnel .v.v. Đối với sản xuất xi măng: Dự tính 2 nhà máy xi măng Thăng Long và Hạ Long với công suất mỗi nhà máy 800 ngàn tấn xi măng tại Hoành Bồ và 1.2 triệu tấn clinke cho cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hai nhà máy trên sẽ đi vào hoạt động trong năm 2008 và phát huy hết công suất vào giai đoạn sau. Mở rộng các cơ sở sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của huyện và khu vực phụ cận nói chung và phục vụ cho các dự án xây dựng trong những năm tới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy Xi măng, sản xuất bao bì xi măng, gạch. Công nghiệp khai thác: Lợi thế nổi trội của huyện là có nguồn than đá, nguồn đá vôi, cát sỏi, đất sét lớn; trong tương lai, cần quy hoạch khai thác than với quy mô lớn hơn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, quy hoạch và sắp xếp các doanh nghiệp khai thác để đảm bảo nguồn tài nguyên được khai thác theo quy trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Công nghiệp cơ khí chế tạo: Là ngành công nghiệp quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện, ngành có khả năng thu hút nhiều lao động nhưng đòi hỏi lao động có tay nghề cao, vốn đầu tư nhiều. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp này trong giai đoạn đầu là sản xuất nông cụ, tiến tới xây dựng các xí nghiệp vệ tinh của thành phố Hạ Long để từng bước thay thế các chi tiết máy nhập ngoại bằng các chi tiết máy sản xuất trong nước, bên cạnh đó cần phát triển các cơ sở sửa chữa máy, thiết bị. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành đã có truyền thống và nhiều ưu thế, cần được phát triển mạnh mẽ trên cơ sở đổi mới công nghệ để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước vầ xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Hướng chính phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là sản xuất đồ dân dụng, gia công xuất khẩu, sản xuất bao bì, đồ nhựa, đồ mộc. Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Cùng với phát triển các ngành công nghiệp nêu trên, cần hết sức coi trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến tăng trung bình 11%/ năm. Cần chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sau: Dệt may: Phát triển các cơ sở nhỏ may gia công phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng tại địa phương. Củng cố, phát triển các cơ sở dệt may. Chế biến nông sản: Phát triển các cơ sở chế biến hoa quả vừa và nhỏ nhằm khai thác các loại sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Chế biến lâm sản các loại: Gỗ sẻ, ván sàn, ván ghép thanh, giấy, bột giấy, các loại dược liệu. Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giết mổ tập trung để cung cấp cho tiêu dùng ở khu công nghiệp - đô thị, thành phố. Công nghiệp chế biến khác: Chế biến phân vi sinh, chế biến rác thải, phát triển Bioga phục vụ cho trang trại, nhân dân vùng sâu, vùng cao. Sản xuât hàng xuất khẩu: Phát triển sản xuất các loại hàng mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu tại chỗ. Vật liệu xây dựng: Mở rộng các cơ sở sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung, gạch nung, vôi. Cơ khí: Phát triển các cơ sở sữa chữa cơ khí dân dụng, ô tô, xe maý, sữa chữa đồ điện, điện tử dân dụng; chế tạo nông cụ cầm tay, đồ sắt xây dựng. Sản xuất đồ mộc: Phát triển nghề mộc phục vụ xây dựng và đồ mộc gia dụng, chú trọng mộc cao cấp. Để khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: Khai thác và mở rộng thị trường, liên kết với các đơn vị trong tỉnh để tìm kiếm các thị trường xuất khẩu sản phẩm. Có sự quan tâm hỗ trợ về vốn đầu tư của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, của các chương trình giải quyết việc làm...Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại các ngành nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Đổi mới phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Bố trí các cơ sở công nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch các khu cụm công nghiệp của tỉnh, địa bàn huyện sẽ duy trì các khu cụm công nghiệp đã hình thành, kết hợp với hình thành các khu đô thị mới. Hoàn thiện cụm công nghiệp Hoành Bồ tại thôn An Biên – xã Lê Lợi với diện tích quy hoạch 41ha (2006- 2020), cụm công nghiệp Thống Nhất với diện tích dự kiến 150ha (2011-2020). Lao động trong ngành công nghiệp: Nhằm đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng công nghiệp, trong tương lai nhu cầu lao động trong công nghiệp sẽ tăng nhanh đòi hỏi cần đẩy mạnh công tác đào tạo công nhân kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao.Dự tính năm 2010 lao động công nghiêp khoảng 5,5 ngàn người, 3.1.3.2 Phát triển nông lâm nghư nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Có vị trí quan trọng đối với ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện, cơ sở để ổn định đời sống, thực hiện công nghiệp hoá trên địa bàn. Những quan điểm chung: - Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển khu công nghiệp, du lịch của tỉnh và thành phố Hạ Long. - Huy động được mọi năng lực sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong mối liên hệ hữu cơ: nông - lâm- ngư gắn với chế biến, xây dựng nền nông nghiệp sạch, sinh thái bền vững, đa dạng sản phẩm, thâm canh cao và đạt tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. a. Phương hướng chung về phát triển nông nghiệp: - Tập trung thâm canh cây lương thực trên diện tích có điều kiện về thuỷ lợi, đồng thời chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. - Tiếp tục chuyển một phần diện tích sản xuất cây lương thực kém hiệu quả và tận dụng đất đồi núi để trồng các cây hàng hoá. Hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị và hiệu quả cao. b. về ngành trồng trọt: Do đất canh tác một số khu vực bị thu hẹp nên các năm tới cần tiếp tục hoàn thành khu khai hoang Bắc Cửa Lục, thực hiện cải tạo đưa vào sản xuất cây hàng năm 350-400 ha, giữ ổn định đất canh tác như hiện có, đồng thời tận dụng đất đồi núi để mở rộng đất nông nghiệp. Về lương thực phấn đấu đảm bảo cơ bản nhu cầu lương thực cho hộ nông dân. Dự kiến sản lượng lương thực đến năm 2005 đật 15.500 tấn, năm 2010 đạt tên 20.000 tấn, sản lượng lương thực bình quân đạt 600 kg/người. - Hình thành vùng chuyên canh lúa cao sản ở Thống Nhất, Sơn Dương, Lê Lợi với tổng diện tích khoảng 1.200 ha. Ngoài ra còn một số vùng phân tán ở các xã và thị trấn Trới. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: vụ xuân chuyển 90% diện tích lúa xuân sớm sang cấy xuân muộn khoảng 700 ha. Chuyển diện tích lúa mùa chủ động tưới tiêu sang gieo cấy lúa mùa sớm 1.200- 1.300 ha để trồng cây vụ đông ở các xã: Thống Nhất, Lê Lợi, Sơn Dương, Việt Hưng, Đại Yên, thị trấn Trới với các loại cây ngô, hoa, rau. - Ngoài phát triển lương thực chú trọng phát triển một số loại cây trồng như: Cây mía đen: là cây truyền thống được sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân trong huyện, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả quy mô trồng từ 100 ha hiện nay lên 180 ha vào năm 2005 và 350-400 ha vào năm 2010 ở các vùng: Sơn Dương, Thống Nhất, Trới, Việt Hưng. Cây hoa: Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hoành Bồ – Hạ Long- Cẩm Phả, mở rộng ra Hải Phòng, Hải Dương. Hiện nay toàn huyện trồng 76 ha, trong 5 năm tới đưa khu vực trồng hoa các loại với diện tích 200 ha. Diện tích trồng hoa vụ đông bố trí ở diện tích trồng lúa mùa sớm. Bên cạnh việc trồng hoa, cần phát triển việc trồng cây cảnh phong lan vì Hoành Bồ khá đa dạng về nguồn gien thực vật và có thị trường tiêu thụ là thành phố Hạ Long và khách du lịch. Cây ăn quả: Hiện nay, Hoành Bồ đã có gần 900 ha cây ăn quả các loại như: vải, nhãn, bưởi, mận, mơ, na, hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ năm 1994 đến 1998 huyện đã cải tạo trồng tập trung vào các cây có hiệu quả cao theo hướng xây dựng các trang trại gồm các loại: nhãn, vải, na, hồng. Định hướng đến năm 2000 toàn huyện sẽ trồng thêm 1.500 ha cây ăn quả tập trung vào loại cây: vải, nhãn, nha, hồng và cải tạo chăm sóc diện tích cây ăn quả đã trồng trước 1994, tạo nguồn hàng cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ ở thành phố Hạ Long. Như vậy, đến năm 2000 toàn huyện định hình có 2.500 ha cây ăn quả ở vùng trung du và vùng cao. Diện tích cho sản phẩm hàng hoá ổn định là 1.500 ha vào năm 2010. Với diện tích 1.500 ha trồng mới tập trung trồng ở các vùng: + Các xã vùng cao: 200 ha tập trung trồng ở Đồng Lâm, Tân Dân, Hoà Bình. + Các xã còn lại: Dân Chủ, Quảng La, Sơn Dương, Bằng Cả, Vũ Oai, Thống Nhất, Việt Hưng, Đại Yên trồng 1.200 ha. Chuyển khoảng 100 ha diện tích đất trồng cây hàng năm ( chuyên màu) không có hiệu quả sang trồng cây ăn quả: tập trung ở Thống Nhất, Sơn Dương, Vũ Oai, một số diện tích nhỏ ở các xã khác. Chuyển khoảng 600 ha diện tích đã trồng bạch đàn ở Vũ Oai, Thống Nhất, Bằng Cả, Sơn Dương, Việt Hưng và các diện tích ven chân đồi núi sang trồng cây ăn quả như: nhãn, vải để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Các loài cây khác như lạc, đậu tương, dưa được đẩy mạnh phát triển để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong nội bộ huyện và ngoài huyện. c. Quy hoạch ngành chăn nuôi: - Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc tại các hộ gia đình ở vùng cao như trâu, bò, dê, và các loài gia cầm như gà, vịt để trở thành nguồn hàng hoá có giá trị. - Chú trọng chuyển đổi chất lượng đàn bò bằng cách tạo giống lai hoặc nhập nội. + Đàn lợn: hiện nay toàn huyện có 16.920 con (1/10/1998), tập trung phát triển đàn lợn đến năm 2005 là 22.000 con, đến năm 2010 là 30.000 con, d. Lâm nghiệp: Quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn Hồ yên lập, Cao Văn, rừng bảo tồn Đồng Sơn- Kỳ Thượng. Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng để nhân dân trồng rừng và phát triển kinh tế trang trại. e. Thuỷ sản: Chuyển mạnh nuôi trồng thuỷ sản sang hướng thâm canh và bán thâm canh, chủ yếu là nuôi tôm cá nước ngọt và nước lợ theo phương pháp công nghiệp, hướng phát triển 900- 1.000 ha từ nay đên 2010, tập trung phát triển ở các khu vực có nhiều ao hồ, ven biển và một số nơi ruộng trũng chuyển sang nuôi cá ở các xã. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước ao, hồ, sông, ruộng trũng để nuôi cá nước ngọt ( cá chép, rô phi), và các loại đặc sản như lươn, ếch, ba ba.Hình thành vùng nuôi trồng thuỷ sản Bắc Cửa Lục. 3.1.3.3. Thương mại, dịch vụ: Quan điểm và mục tiêu phát triển: Khai thác tôí đa lợi thế so sánh của huyện để phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch theo hướng đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các loại hình dịch vụ, phục vụ sản xuất và đơì sống. Mở rộng và hoàn thiện hợp lý mạng lưới chợ nông thôn, tiếp tục nâng cấp các chợ xã, chợ khu vực và mở thêm những chợ ở những nơi có nhu cầu, tào điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện có cơ hội kinh doanh mở rộng thị trường. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tư xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, duy trì tốt chế độ chợ phiên đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc. Chú trọng mở rộng thị trường giao lưu hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài huyện. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, bưu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, ngân hàng. Phát triển thị trường tài chính tương ứng với vị trí và yêu cầu của địa bàn tạo điều kiện cho các tổ chức, tín dụng đa dạng hoạt động, phát triển các nghiệp vụ tiền tệ, thanh toán, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm. Hoạt động ngân hàng chuyển mạnh theo hướng đa dạng hoá các hình thức cho vay tín dụng, mở rộng mạng lưới kinh doanh tiền tệ, huy động tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân giải quyết nhu cầu cho vay tại chỗ tạo vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Từng bước hình thành thị trường vốn, thị trường tiền tệ, lao động, phát triển dịch vụ thu đổi ngoại tệ. Đa dạng các loại hình du lịch, hình thành các khu vui chơi giải trí, du lịch văn hoá sinh thái, tập trung khai thác tốt thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Khuyến khích phát triển mạng lưới kinh doanh các loại hình dịch vụ và du lịch như môi giới buôn bán, tư vấn đầu tư, sữa chữa, vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ khách du lịch và các dịch vụ vui chơi giải trí . Xã hôi hóa một số dịch vụ công ích như vệ sinh môi trường, quản lý hè phố cây xanh. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hướng các hoạt động của thị trường theo đúng quy định của pháp luật, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh Mục tiêu phát triển + Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ thời kỳ 2006 – 2010 bình quân đạt 29.3%/năm; thời kỳ 2011 – 2020 đạt 13.6%/năm. + Cơ cấu GDP ngành các ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 36,2% năm 2005 lên 38.4% năm 2010 và 44% vào năm 2020. Phát triển mạnh hệ thống thương mại, tiếp tục củng cố lại hệ thống chợ trung tâm ở thị trấn Trới, trung tâm các xã. Đầu tư nâng cấp chợ trung tâm huyện trở thành trung tâm thương mại của huyện. Phương hướng phát triển: Thương mại nội địa: Phát triển thương mại nội địa theo hướg trọng tâm trước hết vào thị trường của thị trấn Trới, TP.Hạ Long và các khu vực phụ cận nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu về công cụ, vật tư phục vụ sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Chú trọng lưu thông các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như phân bón, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng ( nhất là xi măng, sắt thép), thuốc chữa bệnh và các mặt hàng tiêu dùng cao cấp khác. Chú trọng phát triển các dịch vụ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm: rau, hoa quả, mía… phát triển, mở rộng thị trường sang các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Củng cố mạng lưới thương nghiệp, kể cả thương nghiệp hộ gia đình, quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. Khẩn trương xây dựng thị trấn Trới trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của Tỉnh, làm chức năng là trung tâm phát luồng hàng hoá và đầu mối các hoạt động thương mại chính. Xây dựng hệ thống chợ tại thị trấn Trới, kết hợp với hệ thống chợ tại các xã nhằm phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Xuất nhập khẩu: Phát triển mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu với sự tham gia của các thành phần kinh tế, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thay đổi tập quán sản xuất và phương thức kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Dịch vụ vận tải: Là địa bàn hoạt động kinh tế tương đối sôi động. Vì vậy, đòi hỏi dịch vụ vận tảI cần được phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện tai, địa bàn huyện có 2 phương thức vận tải chính là đường bộ và đường thuỷ, ngày càng có xu hướng gia tăng mật độ hàng hoá và hành khách vận chuyển. Nhiệm vụ chính phát triển dịch vụ vận tảI trong thời gian tới là đáp ứng, thoả mãn nhu cầu vận chuyển của xã hội, giảm giá thành vận chuyển để tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm. Để đáp ứng mục tiêu trên, trước hết cần tổ chức các tuyến vận tảI ngoại thị trong mối liên kết với các vùng phụ cận. Cùng với tổ chức các tuyến đối ngoại là tổ chức vận tải công cộng từ trung tâm huyện đến các xã, ngay từ những năm trước mắt huyện cần tổ chức tốt mạng lưới xe công cộng để hạn chế sự gia tăng xe cá nhân, giảm bớt sự ách tắc giao thông trong tương lai. Dịch vụ bưu chính viễn thông: Bưu chính viễn thông có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế- xã hội của huyện Hoành Bồ, nhu cầu về các dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng đa dạng. Vì vậy, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng như: chuyển phát nhanh, tiết kiệm bưu điện, thư tín, internet, dịch vụ điện thoại… Các hình thức dịch vụ khác: Tài chính, ngân hàng, kiểm soát, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và đáp ứng kịp thời các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Du lịch: Phát triển du lịch của huyện trước mắt cũng như lâu dài phải gắn kết hợp chặt chẽ với hệ thống du lịch của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hướng phát triển du lịch của huyện trong giai đoạn đến năm 2010 chủ yếu là du lịch văn hoá dân tộc, du lịch sinh tháI tại các xã Quảng La, Bằng Cả, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Tân Dân. Đẩy mạnh việc phát triển các mô hình vườn rừng kết hợp với phục hồi các bản sắc văn hoá người Dao tạo thành các điểm du lịch văn hoá, sinh thái rừng, hỗ trợ cho khu du lịch biển Hạ Long. Mục tiêu phát triển du lịch trong các giai đoạn tới là đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch. Phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội: Dân số và nguồn lực: Dân số: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên của huyện ở mức 0,9%/năm từ nay đến năm 2010 Nguồn nhân lực: Chất lượng và số lượng nguồn lao động đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của huyện cũng như của tỉnh. Dự kiến năm 2010 lực lượng lao động trong toàn huyện Hoành Bồ có khoảng 25,27 nghìn người, chiếm 55% tổng số dân. Phấn đấu mỗi năm tạo thêm việc làm mới cho khoảng 600-700 lao động. Nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80-85% vào năm 2005 và 85-90% vào năm 2010. Dự kiến số người làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 30% tổng số lao động đến năm 2005, khoảng 35% vào năm 2010.Như vậy, số lao động phi nông nghiệp khoảng 9695 người vào năm 2010. Bình quân mỗi năm thời kỳ 2005-2010 tăng thêm khoảng 550 người từ nông nghiệp chuyển sang. Y tế: Phát triển sự nghiệp y tế theo quan điểm kết hợp haì hoà giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, giữa phòng bệnh và chữa bệnh. Xây dựng bệnh viện thị trấn Trới là một trung tâm khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của huyện. Phấn đấu 80% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 Thực hiện có hiệu quả các chương trình phòng chống các bệnh xã hội, đảm bảo không để xảy ra bệnh dịch lớn. Tăng cường bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Thực hiện tốt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 16% vào năm 2010. Tạo điều kiện để tăng cường các trang thiết bị cho bệnh viện đa khoa của huyện để đáp ứng quy mô dân số từ 45 ngàn đến 49 ngàn người, tiếp tục đầu tư nâng cấp bệnh viện trên địa bàn huyện để khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và vùng phụ cận, nâng cao hiệu quả của các trạm y tế xã. Đến năm 2010 thành lập trung tâm y tế dự phòng huyện, phát triển cơ sở cung cáp dịch vụ y tế tại các cụm công nghiệp, cụm dân cư. 100% cơ sở chế biến thực phẩm phục vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế các cấp, đảm bảo định biên và cơ cấu trình độ nguồn nhân lực y tế. Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các trạm y tế, xã đều có bác sỹ,100% số thôn có cán bộ y tế. Nâng tổng số giường của trung tâm y tế huyện lên 90 giường vào năm 2010 Chú trọng phát triển y học cổ truyền trên địa bàn phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và du lịch, khuyến khích phát triển vùng trồng cây dược liệu. Để đảm bảo mục tiêu trên, huyện cần có khoảng 30% bác sỹ, dược sỹ có trình độ chuyên khoa sau đại học, trên 10% y tá có trình độ cao đẳng trở lên vào năm 2010. Giáo dục- đào tạo: Giáo dục- đào tạo la một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian tới cần đổi mới phương thức, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Triển khai tốt chương trình phổ cập giáo dục trung học phổ thông, đến năm 2010 đạt 3/13 xã. Đẩy mạnh việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho công tác dạy và học; xây dựng kiên cố hoá, cao tằng hoá theo hướng chuẩn hoá; phấn dấu đến năm 2010 có 50% trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I Đào tạo nghề: Tăng cường đào tạo nghành nghề phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong những năm tới. Nâng cấp trường cao đẳng kỹ thuật nghề mỏ Hồng Cẩm, nhằm đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40% vào năm 2010. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình trường lớp, làm tốt công tác giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Quan tâm đến công tác quản lý chất lượng của loại hình phổ thông dân tộc nội trú và các lớp nội trú dân nuôi ở vùng cao. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình trường lớp. Phát triển các lớp dạy nghề cho học sinh phổ thông. Cải tiến công tác quản lý và tổ chức giáo dục. Kết hợp giáo dục toàn diện và giáo dục chuyên sâu nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tiến hành kiên cố hoá trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác dạy và học. Văn hoá- thông tin: Hoạt động văn hoá thông tin phải bám sát thực tiễn hơn nữa nhằm cổ vũ, động viên mọi tầng lớp dân cư nâng cao nhận thức và quan điểm về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình địa phương thông qua mở các chuyên mục đi sâu vào lĩnh vực hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Quan tâm đến công tác tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật với nông nghiệp và nông thôn, công tác chuyển đổi phương hướng sản xuất trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp hoá trên địa bàn. Nâng cao dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của nhân dân ngày một tương đồng với sự phát triển kinh tế xã hội. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Thực hiện pháp luật hoá hoạt động văn hoá thể thao, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, báo chí, xuất bản phẩm, internet, dịch vụ văn hoá bản quyền...Quan tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ và phẩm chất bản lĩnh các văn nghệ sĩ. Đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục, thể thao trong mọi tâng lớp dân cư, phong trào thể thao quần chúng. Tiếp tục tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tổ chức tốt các lễ hội, gắn với phát triển du lịch văn hoá. Tích cực tuyên truyền các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào và nâng cao chất lượng xây dựng làng, khu phố văn hoá và gia đình văn hoá. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Phấn đấu đến năm 2010,100% số xã có làng văn hoá. Thể dục- thể thao: Đẩy mạnh các phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Thực hiện tốt công việc thuộc chức năng của huyện để cùng với các cơ quan của tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trung tâm văn hoá thể thao của huyện. Phát triển các cơ sở tập luyện thể dục, thể thao. Khuyến khích xây dựng một số nhà thi đấu, bể bơi, sân tenit...để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Thực hiện xã hội hoá công tác thể dục thể thao. Công tác xã hội khác: Cần kết hợp và thực hiện tốt các dự án lồng ghép. Mở rộng ngành nghề tăng thu nhập, thực hiện tốt các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội bức xúc. Phấn đấu giải quyết nhiều việc làm mói, bình quân hàng năm tạo việc làm cho khoảng 600-700 lao động thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển lao động nông thôn sang làm dịch vụ, nghề thủ công. Khuyến khích và chủ động tổ chức các dịch vụ môi giới tìm việc làm, xuất khẩu lao động phổ thông sang một số nước để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tích luỹ kỹ thuật, kiến thức quản lý. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Tranh thủ nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo và xây dựng quỹ vì người nghèo cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, phát động rộng rãi toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liết sỹ, những người có công với nước, đảm bảo cho các đối tượng chính sách co mức sống trên mức trung bình của địa phương. 3.1.3.4 Kết cấu hạ tầng. Quan điểm chung: Phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng của huyện đến năm 2010 từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh. Ưu tiên xây dựng các tuyến trục chính và các đường vành đại. Xây dựng, nâng cấp mạng lưới đường giao thông, mạng lưới bưu chính viễn thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước cho các xã. Các mục tiêu cụ thể: Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông đối ngoại: Hoàn thiện dự án nâng cấp đường quốc lộ 279: nối huyện Hoành Bồ với các tỉnh phía Bắc. Hoàn thiện các tuyến giao thông, cầu từ thị trấn Trới đi các xã Xây dựng mới cầu Trới trên tuyến tỉnh lộ 326, hoàn thành nâng cấp tỉnh lộ 326(2006-2010). Giao thông tĩnh: Hoành Bồ là huyện tiếp giáp với thành phố Hạ Long và gần các thành phố, khu công nghiệp trong tỉnh, nhu cầu vận chuyển liên khu vực lớn, do vậy, cần bố trí các bến xe theo các hướng tuyến của các tuyến đường liên tỉnh. Xây dựng bến xe khách trung tâm huyện, trung tâm các xã Quảng La, Tân Dân, Đồng Sơn, mở các tuyến xe khách từ trung tâm huyện đến các xã Quảng La- Tân Dân- Sơn Động (Bắc Giang), tuyến Trới- Sơn Dương- Đồng Sơn... Mạng lưới giao thông đô thị: Sớm triển khai xây dựng các tuyến đường trục, các tuyến vành đai như đường bao, đường nối các khu đô thị... Xây dựng, nâng cấp mở rộng các tuyến đường cho thị trấn Trới. Đối với các tuyến đường thôn xóm trong khu dân cư tiếp tục thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Mạng lưói cấp nước: Phấn đấu đến năm 2010 khoảng 80%, theo tiêu chuẩn quốc gia bình quân 120 lít/người/ngày. Nâng cấp nhf máy nước Đồng Ho. Nghiên cứu xây dựng đập nước Lưỡng kỳ để cung cấp nước cho khu công nghiệp và đô thị trong tương lai. Trước mắt cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối nước. Ưu tiên xây dựng mạng lưới cấp nước cho các điểm đô thị mới Mạng lưói cấp điện: Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện sinh hoạt dân dụng bình quân đầu người đến năm 2010 khoảng 900kwh/năm. Nhu cầu điện năng toàn huyện năm 2010 vào khoảng 38,7 triệu Kwh. Đòi hỏi cần phải mở rộng công suất của các trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu trên. Củng cố và mở rộng mạng lưới cao áp và trung áp, đặc biệt là các trạm biến áp tại các khu đô thị và khu công nghiệp. Hoàn thành xây dựng trạm biến áp 500kv, đường điện 220 kv nhà máy nhiệt điện Sơn Động đấu nối với tuyến 220 kv hiện có tại Quảng La. Đến năm 2010, 100% họ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tăng cường công tác quản lý mạng lưới và hệ thống phân phối điện giảm tỷ lệ tổn thất. Mạng lưới Bưu chính- Viễn thông: Là ngành thuộc hệ kết cấu hạ tầng, có nhiều ưu thế trong quá trình hiện đại hoá vì vậy cần được ưu tiên phát triển nhanh, đi trước một bước để thực hiện đại hoá vì vậy cần được ưu tiên phát triển nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhanh hơn. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính- viễn thông nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Phát triển mạnh Bưu chính- Viễn thông của huyện phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phù hợp với chiến lược tăng tốc của ngành Bưu chính- Viễn thông. Sử dụng có chọn lọc các cơ sở hiện có, đồng thời áp dụng những khoa học tiên tiến, hiện đại nhằm theo kịp trình độ khoa học của các nứoc trên thế giới, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng BC-VT thị trấn Trới trở thành trung tâm BC-VT của toàn huyện, có năng lực quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Phát triển BCVT của huyện được trọng tâm vào các mục tiêu chủ yếu sau: - Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành, vượt nhịp độ tăng trưởng GDP trên địa bàn. Nâng tỷ trọng GDP ngành BCVT ở mức 0,5-1% GDP trên địa bàn, nhịp độ tăng trưởng GDP của ngành đạt từ 12-14% thời kỳ 2006-2010. - Đáp ứng thoả mãn nhu cầu về BCVT trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện “ 3T” trong bưu chính: Tốc độ, tiêu chuẩn, tin học. - Phấn đấu đến năm 2010 đạt bán kính phục vụ 1 bưu cục là 3,5 km. Số dân trung bình 1 bưu cục là 7.000 người năm 2010. Mật độ điện thoại đến năm 2010 là 18 máy/100 dân Định hướng phát triển: Đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại như: Công nghệ SDH, công nghệ ATM mạng truyền số liệu diện rộng toàn cầu internet, mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng thông tin cá nhân (PCN) tiến tới mạng thông minh (IN). Về diện báo công cộng, điện báo thuê bao: Thời gian đầu phát triển vừa phải sau đó sẽ giảm dần khi các phương thức điện thoại, fax, thông tin truyền số liệu phát triển. Về truyền dẫn: Cáp quang hoá tuyến dẫn ở huyện, tăng cường mạng cáp ngầm tới các hộ thuê bao. Mạng lưới bưu chính: Phát triển theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá cho các tuyến nội thị. Xây dựng trung tâm chia chọn tự động tại huyện. Trang bị máy vi tính, máy đóng dấu xoá tem cho tất cả các bưu cục. Mạng lưới thoát nước và vệ sinh môi trưòng: Thoát nước: Xây dựng đồng bộ mạng lưới thoát nước bao gồm hệ thống cống ngầm, làm mới một số kênh tiêu. Mục tiêu xây dựng hệ thống thoát nước là hình thành hai hệ thống thoát nước riêng biệt: hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải. Bảo vệ môi trường sinh thái: Phát triển và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập nhau của quá trình phát triển. Tốc độ phát triển càng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển cần quan tâm đúng mức đến các giải pháp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường và mức độ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Để hạn chế sự huỷ hoại môi trường thiên nhiên do con người gây ra, cần giải quyết tốt những vấn đề sau đây: Đối với khu vực đô thị: Cần quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải, tổ chức thu gom rác thải tại các nơi dân cư sống tập trung, có nơi chứa và xử lý rác thải xa khu dân cư, xa nguồn nước. Đối với các khu công nghiệp: Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và khu rác thải công nghiệp, phân khu chức năng theo mức độ ô nhiễm để kết hợp xử lý nước và rác thải. Không bố trí các cơ sở công nghiệp chứa chất độc hại gần các khu dân cư. Đối với các làng nghề cần quy hoạch khu vực sản xuất tập trung và hệ thống xử lý nước để tránh ô nhiễm khu vực dân cư. Khu vực nông thôn: Tổ chức vận động các gia đình xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống chuồng trại cần có các giải pháp nhu gom phân gia súc. Từng bước tổ chức các đội thu gom rác thải và có nơi chứa theo quy định của địa phương. Tăng cường trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng các công viên. Nghiên cứu xây dựng nghĩa trang công viên phục vụ nhu cầu của thành phố Hạ Long và nhân dân trong huyện. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn: Đầu tư trang bị các phương tiện như thùng rác công cộng, xe thu gom, xe vận chuyển rác. Rác thải được vận chuyển đến và chôn lấp tại bãi rác sau đó phải xây dựng một bãi rác mới. Bảo vệ rừng ngập mặn, đảm bảo môi trường Vịnh Hạ Long. 3.2 Những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 3.2.1 Huy động nguồn vốn và chính sách đầu tư có tập trung. Nguồn vốn đầu tư là rất lớn, để thực hiện kế hoạch đầu tư dự án quy hoạch đã kiến nghị nhiều giải pháp, quan trọng nhất vẫn là giải pháp huy động được vốn. Theo khái tính về nhu cầu vốn đầu tư đảm bảo cho mức tăng trưởng bình quân chung của nền kinh tế như quy hoạch đề ra, thì phải có vốn đầu tư cho cả thời kỳ 1999-2000 khoảng 30 đến 31 tỷ đồng và thời kỳ 2001-2010 khoảng 500-550 tỷ đồng, gồm cả vốn cho xây dung kết cấu hạ tầng và phát triển xã hội. Thời kỳ 1999-2000 nền kinh tế huyện tự đảm bảo 10-20% nhu cầu, thời kỳ 2001-2010 nền kinh tế tự đảm bảo 20-30% tổng nhu cầu. Phần vốn thiếu hụt huyện sẽ kêu gọi thông qua các nguồn vốn: - Nguồn vốn của các chương trình mục tiêu Quốc gia: như chương trình xây dung vùng kinh tế Đông Bắc, chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hỗ trợ đồng bào dân tộc ĐBKK, dự án trồng 5 triệu ha rừng, giáo dục y tế, DS- KHHGD, văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình… đầu tư trên địa bàn. - Nguồn vốn của các Bộ, ngành TW, các địa phương khác, các tổ chức kinh tế- xã hội trong và ngoài nước hỗ trợ. - Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Trung ương và Tỉnh hỗ trợ chủ yếu đầu tư cho các loại công trình thiết yếu, do tỉnh quản lý phân bổ và giao đến từng xã để thực hiện. - Nguồn vốn hợp tác quốc gia : ODA (nếu có), kể các viện trợ và vốn vay, thực hiện đầu tư theo dự án hoặc chương trình. - Nguồn vốn tín dụng đầu tư: Chủ yếu cho vay phát triển sản xuất. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện theo cơ chế hiện hành. - Nguồn vốn do tỉnh, huyện huy động: từ các thành phố, thị xã, các quận, huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế- xã hội đóng trên địa bàn, tham gia dưới ba hình thức: + Nhận xây dung một công trình cụ thể nào đó trên địa bàn xã. + Hỗ trợ vốn cho xã để kết hợp với các nguồn vốn khác đầu tư công trình. + Giúp đỡ bằng ngày công lao động trực tiếp hoặc bằng tiền tương ứng. Hết sức coi trọng việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư, hiệu quả của công việc đầu tư và khả năng thu hồi vốn, trả nợ. Vì vậy, huyện cần có chính sách đầu tư ưu tiên trong giai đoạn 1999-2010 cơ cấu đầu tư của Hoành Bồ theo hướng như sau: Bảng 3. 1 : Dự báo cơ cấu đầu tư Đơn vị:% 1999-2010 Trong đó 1999-2005 2006-2010 Toàn nền kinh tế 100 100 100 - Dịch vụ và kết cấu hạ tầng 58 55,2 59,9 - Công nghiệp- xây dung 30,2 25,2 33,5 - Nông- ngư nghiệp 11,8 19,6 6,6 3.2.2 Tìm kiếm mở rộng thị trường: Ngoài việc chú trọng thị trường tại huyện Hoành Bồ cần tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm và mở rộng thị trường bên ngoài, nhất là các đô thị và khu công nghiệp, cũng như các thị trường nước ngoài để xuất khẩu. Trong đó và trước hết cần coi trọng thị trường Hạ Long, Uông Bí và qua hành lang đường 18 đến các nơi khác. Tăng cường công tác thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin về thị trường, giá cả để cho các tổ chức kinh tế, người sản xuất nắm bắt nhanh nhạy, xác định các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thích ứng với thị trường. Mặt khác cần chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ và sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh được trên thị trường. Tích cực tìm thị trường mới, kể cả thị trường xuất khẩu. Chú trọng mối quan hệ khăng khít giữa các khâu trong một quá trình sản xuất. Trong đó thương nghiệp trên địa bàn huyện cần được sắp xếp, tổ chức và quản lý theo hướng hình thành các đại lý thu mua, tiêu thụ sản phẩm ở các trung tâm thị trấn, thị tứ và các điểm nút giao thông. 3.2.3 Dân số, kế hoạch hoá gia đình và đào tạo nguồn nhân lực: Phát triển các trung tâm chuyên môn và công tác tuyên truyền để thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, giảm hơn nữa tỷ lệ gia tăng dân số xuống dưới 1,8%, nâng cao thể lực và trí lực cho nhân dân trong huyện. Chủ động bằng nhiều cách khác nhau thực hiện đào tạo mới nguồn lao động có đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường. Tập trung đào tạo để mỗi xã đến năm 2010 có ít nhất 3-4 cán bộ có trình độ Đại học về trồng trọt, chăn nuôI, thuỷ sản và kinh tế; mỗi xã có ít nhất 2-3 cán bộ có trình độ Đại học về y dược. Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa có trình độ vừa có tâm huyết với nghề. Đào tạo giáo viên dạy nghề để đảm bảo dạy nghề cho người lao động tại chỗ. Đào tạo các chủ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chủ hộ gia đình có trình độ chuyên môn về quản lý kinh doanh. Đào tạo lại cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mưu cho các cấp chính quyền, đào tạo công chức nhà nước các cấp. - Quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục đào tạo: + Nâng cao chất lượng đào tạo các cấp, có chính sách khuyến khích động viên học sinh giỏi. + Chú trọng đầu tư xây dung cơ sở vật chất cho các trường và quan tâm đến đời sống và trình độ của đội ngũ giáo viên. - Khuyến khích thu hút nhân tài: có các chính sách thoả đáng để có thể thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi từ trung ương hoặc từ các vùng lân cận đóng góp vào việc xây dung kinh tế xã hội của địa phương. 3.2.4 Vận dụng một cách sáng tạo các cơ chế và chính sách quản lý kinh tế trên địa bàn huyện: Tiếp tục giảI phóng năng lực sản xuất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, động viên tối đa nguồn lực trong huyện và ngoài huyện. Thực sự dân chủ hoá trong đời sống kinh tế xã hội. Đảm bảo cho mọi người trong khuôn khổ pháp luật được quyền tự do sản xuất kinh doanh, được đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất và quyền thu nhập hợp pháp giá trị làm ra. Được quyền tự do hành nghề, lựa chọn nơI làm việc, thuê mướn nhân công… khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội. Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước để đóng vai trò chủ đạo chi phối các thành phần kinh tế khác trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất VLXD, chế biến nông sản thực phẩm, quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. Trong hoạt động thương mại, xuất khẩu tiêu thụ đầu ra của sản xuất nông, công nghiệp, dịch vụ và đời sống… mặt khác, cần chuyển cơ chế quản lý sang hình thức mới như cổ phần hoá hoặc khi cần thiết có thể giảI thể hoặc đấu thầu cá cơ sở là ăn kém hiệu quả. - Cụ thể hoá các chính sách ưu tiên trong các lĩnh vực sử dụng đất đai, thuế, tín dụng…tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút nhiều nguồn vốn và sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Tích cực đề nghị nhà nước điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các nguồn thu chi trên địa bàn của huyện, thực hiện thu chi ngân sách đứng và có hiệu quả cao nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Tâng cường công tác cảI cách hành chính, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức các cấp, triệt để chống tham nhũng và nâng cao trình độ quản lý điều hành các ngành. - Thực sự đổi mới hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp để vai trò điều hành sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá nông thôn của ban quản lý HTX tập trung vào các dịch vụ thiết yếu mà từng hộ xã viên không làm đựơc hoặc làm không có hiệu quả ( nước, giống, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kỹ thuận…) Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực sự là đơn vị sản xuất cơ bản. Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân an tâm đầu tư làm ăn lâu dài, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện. 3.2.5 Tận dụng tối đa sự hợp tác giữa huyện với tỉnh và trung ương. Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, hợp tác tạo cú hích ban đầu cho sự phát triển của huyện cần tranh thủ tối đa sự hợp tác, giúp đỡ của trung ương và tỉnh. Trung ương và tỉnh hỗ trợ về phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin ( nhất là cung cấp thông tin kinh tế, tiếp thị, tiến bộ kỹ thuật- công nghệ…) Chuyển giao công nghệ, đào tạo, giúp huyện triển khai, nghiên cứu các dự án lớn để kêu gọi vốn bên ngoài… huyện chủ động xây dung những cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của huyện để huy động toàn dân tham gia xây dung và thực hiện quy hoạch, khuyên khích phát triển làng, xã, sức mạnh cộng đồng. 3.2.6 áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường Luôn quán triệt vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật và bảo vệ tài nguyên môI trường trong việc triển khai công tác quy hoạch. - Trước hết cần đẩy mạnh khâu áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp. + Lựa chọn tập đoàn cây thích hợp có giá trị kinh tế cao cho chương trình trồng cây gây rừng theo phương châm “đất nào cây nây”. Đặc biệt, khâu lựa chọn giống và các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc rừng. Chú trọng khâu chế biến và tiêu thụ để giảI quyết đầu ra một cách ổn định chắc chắn cho ngành lâm nghiệp với các sản phẩm nhựa thông, gỗ, quế… + Trong nông nghiệp, tích cực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chọn bộ giống lúa và hoa mầu phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, xây dựng lịch thời vụ và phổ biến sâu rộng cho từng người nông dân, tìm kiềm các cây trồng vật nuôI mới có giá trị kinh tế cao để nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc nuôI gia súc gía cầm và nuôI trồng thuỷ sản. - Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: cần thay thế dần các thiết bị, công nghệ cũ bằng công nghệ thiết bị mới. Có sự ưu tiên cho các dự án đầu tư với trang thiết bị và công nghệ mới. - Luôn coi trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường bằng việc truyền thông, phổ biến chính sách và bằng các quy định cụ thể dưới luật. 3.2.7 Tổ chức thực hiện quy hoạch trên cơ sở hoạch định các dự án ưu tiên đầu tư: Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tiến hành xây dựng các dự án, công trình cụ thể và tiến hành quy hoạch chi tiết để triển khai các kế hoạch đầu tư. Nhu cầu đầu tư cho quá trình xây dựng và phát triển là rất lớn nên nguồn vốn huy động cần phải được xem xét một cách hợp lý để định ra các dự án ưu tiên. Khi các dự án ưu tiên được xác định sẽ là cơ sở khoa học và trở thành chủ trương thống nhất trong việc thực hiện các bước đI của công tác quy hoạch. Thứ tự ưu tiên cần được bổ xung và điều chỉnh để thích hợp với những tình thế phát triển mới. Từ thực tế thường xuyên tiến hành hoàn thiện quy hoạch cho sát với tình hình mới trên tinh thần mềm dẻo, linh hoạt, thiết thực. Sauk hi được duyệt cân phổ biến quy hoạch cũng như các quy hoạch chi tiết để nhân dân biết và thực hiện. Kết luận Quá trình hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá lại các nguồn lực và điều kiện cho phát triển, dựa vào các định hướng lớn được xác định trong các Báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Hoành bồ để đặt ra phương hướng quy hoạch đến năm 2010. Mục tiêu cơ bản của công tác quy hoạch là: Tạo căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương phát triển, các kế hoạch hợp tác và đầu tư, đón trước cơ hội nhằm phối hợp và hoà nhập với quá trình phát triển và vận động mạnh mẽ của Tỉnh Quảng Ninh, của vùng Đông Bắc vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước đồng thời Ngiên cứu toàn diện, tập trung lý giảI những vấn đề then chốt trong quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực và các nhiệm vụ then chốt. Đồng thời đề xuất các danh mục cần đầu tư trong giai đoạn đến năm 2010, tính toán, đặt ra các giải pháp những bước đi phù hợp với điều kiện của huyện. Trong quá trình thực hiện đến nay nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra trong quy hoạch cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện để phát huy lợi thế của huyện; đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế lên một bước trong quá trình hội nhập. Tài liệu tham khảo 1.Báo cáo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh 2.Báo cáo của Đảng bộ huyện Hoành Bồ 3.Mạng Internet 4. Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XII 5.Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XXI 6. Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Hoành Bồ lần thứ XXII. 7. Điều chỉnh, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2010 8. Quy hoạch phát triển các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện. 9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2000-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt. 10.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ giai đoạn 2000-2005. 11.Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam 12. Đỗ Doãn Hải, Trương Xuân Khiêm – Quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT Việt Nam – 1995 tuyển tập hội thảo phát triển kết cấu hạ tầng – Hội xây dựng Việt Nam. 13. Số liệu cơ bản điều tra nông thôn của cục thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 1995. 14. Quy hoạch sử dụng đất phát triển ngành thuỷ sản Quảng Ninh thời kì 1997 – 2010 của sở thuỷ sản tháng 4/1998. 15. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Hoành Bồ thời kì 2003 – 2010. 16.Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ năm 2005. 17. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2000-2010 của các huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Quảng Hà. 18. Tổng quan phát triển ngành thuỷ sản Quảng Ninh giai đoạn 1996-2010 19. Hệ thống báo cáo tổng kết năm và tổng kết 5 năm thời kỳ 2000-2005 20. Đề tài tổng quan của UBND tỉnh về: Khai thác sử dụng đất hoang hoá ven sông, ven biển và mặt nước nhằm phát triển kinh tế và bố trí ổn định dân cư đến năm 2000 và 2010 tỉnh Quảng Ninh, Quyết định 2107 QĐ/UB ngày 28 tháng 8 năm 1996 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10561.doc
Tài liệu liên quan