Chuyên đề Một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh ở công ty bách hóa số 5 Nam Bộ

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đã gặp không ít những khó khăn từ thị trường đem lại, cũng như những khó khăn từ nội bộ trong doanh nghiệp như khả năng thiếu vốn kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Nhưng bên cạnh đó thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có nhiều thuận lợi như các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, sức mua trên thị trường lớn, thị trường được mở rộng.Vì vậy để có thể tận dụng được những lợi thế đó và khắc phục khó khăn các doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, xác định được hướng đi đúng đắn cho mình.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh ở công ty bách hóa số 5 Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và nhiều quầy hàng khác nhau từ lương thực thực phẩm cho đến đồ điện tử và các loại kim, cơ khí. Bên cạnh những điều công ty đã làm được thì vẫn có những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu thị trường. -Công ty chưa có sự chú ý đúng mức đến hoạt động nghiên cứu thị trường, mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát chưa cụ thể nên thông tin nắm được vẫn chưa chi tiết. -Công tác nghiên cứu thị trường của công ty chủ yếu là do bộ phận phòng kinh doanh chứ chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nghiên cứu thị trường . -Công ty chưa có khoản mục rõ ràng về những chi phí nghiên cứu thị trường cụ thể như chi phí giao dịch với khách hàng và những chi phí khác liên quan. 2.3.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ Việc hoạch định ra các chiến lược và kế hoạch phát triển cho công ty trong tương lai là một điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của công ty. Quá trình hoạch định các chiến lược và kế hoạch của công ty do ban giám đốc phụ trách. Những thông tin cho quá trình hoạch định được lấy từ quá trình nghiên cứu thị trường và tình hình thực tại của công ty. Trong quá trình hoạch định chiến lược và kế hoạch, ban giám đốc của công ty đã đưa ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ và tùy theo mục tiêu của công ty, chứ công ty chưa có chiến lược về kế hoạch phát triển lâu dài mà các chiến lược và kế họach của công ty do ban giám đốc đề ra chỉ có thời hạn ngắn thường là trong tháng hoặc quý do đó nó làm hạn chế rất lớn đến chiến lược phat triển lâu dài của công ty. Vì thế trong quá trình thực hiện nếu có gì cản trở hay bất cập trong khi thực hiện thì ban giám đốc sẽ trực tiếp phân tích, đánh giá và đưa ra biện pháp điều chỉnh. Phương pháp này giúp cho công ty có thể năng động khi tiếp xúc với tình hình thực tại nhưng nó lại không có mục tiêu cho sự phát triển lâu dài. Bên cạnh đó công việc này bị phụ thuộc nhiều vào công tác nghiên cứu thị trường của công ty. Nếu công tác nghiên cứu thị trường của công ty không đạt hiệu quả thì việc hoạch định chiến lược, kế hoạch của công ty sẽ bị sai lệch với thực tế, điều này rất nguy hiểm đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng việc nghiên cứu thị trường của công ty lại chưa có phòng ban chuyên trách mà chỉ phụ thuộc vào nhân viên trong phòng kinh doanh nên việc nay chưa có hiệu quả dẫn đến công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch của công ty chưa đạt được những kết quả như mong đợi. 2.3.3. Hoạt động huy động huy động nguồn lực vào kinh doanh Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đặc thù là công ty thương mại nên hoạt động nghiệp vụ kinh doanh được chia thành 3 loại hình nghiệp vụ khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau đó là: nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ dự trữ do đó công ty phải huy động và bố trí các nguồn lực vào từng nghiệp vụ khác nhau, cụ thể là: Công ty đã huy động nguồn vốn vào kinh doanh một cách tối đa. Nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm cụ thể như năm 2000 vốn lưu động của công ty là 3 tỷ VNĐ, nhưng đến năm 2003 vốn lưu động của công ty là 4.442.576.000 VNĐ. Còn vốn cố định phục vụ cho xây dựng cơ bản cũng tăng qua các năm như năm 2000 vốn cố định của công ty là 1.500.000.000 VNĐ nhưng đến năm 2003 vốn cố định của công ty là 2.100.000.000 VNĐ và toàn bộ số vốn này dùng để thực hiện vào các nghiệp vụ mua, bán hàng hoá. * Huy động nguồn lực vào mua hàng Công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ kinh doanh trong ngành thương mại với vai trò là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng nên mục đích của công ty là bán được hàng với tốc độ nhanh, với khối lượng nhiều để tăng doanh thu và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Để đạt được điều này công ty đã chú trọng đến nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng để năm chắc được thông tin về nhu cầu đó. Chỉ có thế việc mua hàng của công ty mới tránh được sai lầm, khắc phục được tình trạng hàng ứ đọng chậm tiêu thụ. Nhưng bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thì việc tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa cho công ty cũng là điều hết sức được công ty chú trọng để có thể tìm được nhà cung cấp hàng hóa cho mình với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất và đảm bảo đủ lượng hàng có thể cung cấp cho các quầy hàng của công ty phục vụ người tiêu dùng. Công ty chủ yếu tập trung vào khai thác nguồn hàng ở trong nước do đó nguồn hàng này chiếm số lượng lớn và tăng dần. Trong năm 2000 tỷ trọng nguồn hàng trong nước là 65% với giá trị nguồn hàng là 18,116,735 nghìn đồng. Năm 2001, tỷ trọng nguồn hàng trong nước là 76,5% và giá trị nguồn hàng là 22,508,655 nghìn đồng tăng 24,3% so với năm 2000 tương ứng với 4391320 nghìn đồng. Năm 2002, tỷ trọng nguồn hàng trong nước là 77,1% và trị gía nguồn hàng là 23491722 nghìn đồng. So với năm 2001 tăng 4,37% tương ứng với 983667 nghìn đồng. Trong năm 2003 cùng với sự phát triển của nghành thương mại cả nước. Hoạt động mua hàng của công ty cũng có nhiều thay đổi,tỷ trọng nguồn hàng trong nước là 24518310,25 nghìn đồng, chiếm 77,62% nguồn hàng của công ty và tăng 4,3% so với năm 2002 tương ứng với 1026588,25 nghìn đồng. Như vậy nguồn hàng trong nước tăng dần theo các năm. Lý do là do công ty mở rộng, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh của mình và do cơ chế mở cửa của nước ta nên có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất ở trong nước cũng như các doanh nghiệp liên doanh được thành lập. Do đó, có thể cung cấp tốt lượng hàng hóa cho công ty, hạn chế được việc nhập khẩu hàng hóa. Bảng cơ cấu nguồn hàng. Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nguồn hàng trong nước 18116735 65 22508055 76.5 23491722 77.1 24518310.25 77.62 4391320 22.24 983667 4.37 1026588.25 4.3 Nguồn hàng khác 9755165 35 6914239 23.5 6983462 22.9 7067263.54 22.38 - 2840926 - 29.12 69223 1.01 83801.54 1.2 Tổng giá trị 27871900 100 29422294 100 30475184 100 31585573.79 100 1550394 5.56 1052890 3.58 1110389.79 3.64 Nguồn phòng kinh doanh. * Huy động nguồn lực vào bán hàng ở công ty Trong quá trình kinh doanh của công ty thì khâu bán hàng là khâu quan trọng nhất, nó có ảnh hưởng rất lớn đến qua trình hoạt động kinh doanh của công ty và doanh thu hàng năm. Chính vì thế khâu này được công ty cực kỳ chú trọng trong công tác tổ chức kinh doanh của mình. Đối với lượng hàng hóa bán buôn, mua bán theo hợp đồng: mà người mua hàng là các chủ thể kinh doanh thường mua hàng với khối lượng lớn, thì tùy thuộc vào số lượng hàng hóa và phương thức giao nhận, thanh toán. Công ty phân công số nhân viên kinh doanh sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu công việc và tạo sự thỏa mái tin tưởng đối với khách hàng tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho cả hai bên (công ty và khách hàng). Trong năm 2000 giá trị nguồn hàng bán buôn trong công ty đạt 15497580 nghìn đồng. Năm 2001 giá trị lượng hàng bán buôn đã là 17962891 nghìn đồng tăng 15,9% so với năm 2000. Và cho đến năm 2002 thì giá trị nguồn hàng bán buôn trong công ty đã là 19413424 nghìn đồng, tăng tương ứng là 1450533 nghìn đồng tăng 8,08% so với năm 2001.Tính đến năm 2003 thì giá trị nguồn hàng bán buôn trong công ty là 20869430,8 nghìn đồng tăng tương ứng với 1456006,8 nghìn đồng tăng 7,5% so với năm 2002 (nguồn phòng kinh doanh) như vậy lượng hàng hóa bán buôn trong công ty tăng lên trong các năm gần đây nhưng tỷ lệ tăng giữa các năm có xu hướng giảm. Đối với hình thức bán lẻ: thường diễn ra ở quầy hàng của công ty thì cán bộ của phòng giao dịch kinh doanh siêu thị đã căn cứ vào mức tiêu thụ hàng hóa ở cửa hàng bình quân trong một ngày để chuẩn bị hàng hóa và các điều kiện cần thiết đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của các loại khách hàng trong ngày. Bên cạnh đó việc tạo môi trường trong các gian hàng sao cho văn minh khoa học và lịch sự tạo sự thỏa mái cho khách hàng là một điều cần thíêt mà cán bộ quản lý của công ty quan tâm đến. Để thực hiện tốt khâu bán hàng ở công ty thì nguyên việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng thôi thì vẫn chưa đủ mà cần một yếu tốt nữa đó chính là trình độ, thái độ của nhân viên bán hàng trong công ty bởi vì đối với công ty đây là một lực lượng hết sưc quan trọng để thực hiện mục tiêu, phương án kinh doanh và tạo sự thoải mái cho khách hàng. Chính vì biết rõ được vấn đề này nên các cán bộ tổ chức của công ty đã luôn chú trọng đến vấn đề giáo dục và nâng cao nghiệp vụ bán hàng cho các nhân viên bán hàng của mình để có thể đạt được những yêu cầu như: tinh thông về nghiệp vụ, kỹ thuật hàng hóa về những loại mặt hàng mà mình phụ trách để tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khách hàng trong quá trình mua bán cũng như sử dụng. Người bán hàng phải có thái độ vui vẻ, lịch sự, biết chủ động mời chào khách đúng lúc, kịp thời, gây được thiện cảm ngay từ phút gặp gỡ, có tính kiên trì nhẫn lại trong giao tiếp, tính trung thực trong ứng xử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng và bán được nhiều hàng. Giúp cho việc nâng cao cho việc nâng cao uy tín của quầy hàng cũng như của công ty. Trong năm 2000 gía trị lượng hàng hóa bán lẻ trong công ty đạt 15747580 nghìn đồng. Đến năm 2001 giá trị lượng hàng bán lẻ đạt 15117939 nghìn đồng giảm 3,99% so với năm 2000 và cho đến năm 2002 lượng hàng hóa bán lẻ đạt 14765140 nghìn đồng giảm 2,33% so với năm 2001. Năm 2003 giá trị hàng bán lẻ là 14868495,98 nghìn đồng tăng 0,7% so với năm 2002 tương ứng với 103355,98 nghìn đồng. Như vậy giá trị lượng hàng hóa bán lẻ trong các năm gần đây có xu hướng giảm dần. Bảng kết quả bán hàng của công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ. Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng doanh thu 31245120 100 33080830 100 34178564 100 35737926.78 100 1835710 5.89 1097734 3.32 1559362.78 4.56 Doanh thu bán lẻ 15747580 50.4 15117939 45.7 14765140 43.2 14868195.98 41.6 -629601 -3.99 -352799 -2.33 103355.98 0.7 Doanh thu bán buôn 15497580 49.6 17962891 54.3 19413424 56.8 20869430.8 58.4 1835710 15.9 1450533 8.08 1456006.8 7.5 Nguồn phòng kinh doanh. 2.2.4. Tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ: Như đã nói ở trên, công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ là công ty thương mại kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị, hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động bán buôn và bán lẻ các loại hàng hóa phục vụ tiêu dùng, là người trung gian giưã người sản xuất và người tiêu dùng. Nên nghiệp vụ của công ty gồm hai lĩnh vực đó là ngiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ bán hàng. Trong đó nghiệp vụ mua hàng của công ty đã thực hiện rất tốt với việc cung cấp đủ lượng hàng hóa bán ra cho siêu thị. Để làm được điều đó phòng giao dịch siêu thị đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng để từ đó biết được nhu cầu của thị trường mà lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp và tìm nhà cung cấp hàng hóa tốt nhất. Bên cạnh đó đội ngũ mua hàng luôn luôn khai thác các mặt hàng mới để đa dạng hóa các mặt hàng trong siêu thị và mở rộng quy mô kinh doanh. Riêng đối với khâu bán hàng trong gian hàng siêu thị trong năm vừa qua, công ty đã chú trọng mở rộng thêm diện tích kinh doanh bằng việc mở rộng và cải tạo khu vực bên đường Nguyễn Thái Học và các nhân viên của quầy hàng mới đã nhanh chóng chuẩn bị hàng và quầy kệ để có thể khai thác gian hàng mới.Bên cạnh đó, công ty đã đưa ra môt phương thức giao dịch, thanh toán mới bằng việc cấp thẻ khách hàng cho những khách hàng thân thiết,thường xuyên của công ty để tạo điều kiên thuận lợi cho những khách hàng đó trong việc mua hàng và thanh toán tiền hàng. Bảng kết quả bán hàng theo nhóm mặt hàng. Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu 31245120 33080830 34178564 35358425.07 1835710 5.88 1097734 3.32 1331278.97 3.76 Lương thực thực phẩm 18056555 18614583 19468110 20344174.95 558028 3.09 853527 4.59 876064.95 4.5 Hàng gia dụng 5036713 6229120 6401645 6568087.77 1192407 23.7 172525 2.77 166442.77 2.6 Hàng may mặc 2152798 2236264 2129325 2056927.95 83466 3.88 -106939 -4.8 72397.05 -3.4 Mỹ phẩm và các chất tẩy dửa 2012186 2434749 2665928 2921857 422563 21 231179 9.49 255929 9.6 Hàng da 1152945 1101592 1103968 1100651.1 -51353 -4.5 2376 0.22 3311.9 -0.3 Văn phòng phẩm 1081081 1035430 1018521 1002224.7 -45651 -4.2 -16909 -1.6 -16296.3 -1.6 Kim cơ khí 1049836 999041 99456 992606.8 -50795 -4.8 -4445 -0.4 -1989.2 -0.2 Các lọai khác 703015 430051 396471 371889.8 -272964 -3.9 33580 -7.8 -24581.2 -6.2 Nguồn phòng kinh doanh Nhìn vào bảng bán hàng theo nhóm mặt hàng của công ty trong các năm vừa qua (từ 2000-2003) doanh thu bán hàng của công ty về các nhóm mặt hàng là không đồng đều. Trong đó mặt hàng lương thực thực phẩm là mặt hàng chủ lực của công ty vẫn đạt doanh thu cao và tăng dần trong các năm từ 2000 -2003. Tuy tỷ lệ tăng chưa cao nhưng cũng tạm chấp nhận được. Bên cạnh đó doanh thu của nhóm hàng đồ gia dụng cũng tăng nhưng tăng không đáng kể từ 5036713 nghìn đồng vào năm 2000 đến 6401645 nghìn đồng vào năm 2002 và đến năm 2003 doanh thu của nhóm hàng này là 6568087.77 nghìn đồng. Còn nhóm các mặt hàng còn lại thì có xu hướng giảm là do tính cạnh tranh trên thị trường của các loại mặt hàng này cao và do công ty chưa chú trọng phát triển. Kết quả hoạt động kinh doanh của gian hàng siêu thị trong năm 2003 Chỉ tiêu Kế hoạch(tỷ đồng) Thực hiện(tỷ đồng) Tỷ lệ đạt(%) Doanh số 19 17,537.724 92 Lãi 1.9 1,737.723 91 Lương 0,23 0,23 Nguồn phòng kinh doanh Như vậy trong năm 2003 gian hàng siêu thị của công ty đã đạt được 92% doanh số bán so với kế hoạch mà công ty đã đề ra, đây cũng là kết quả đáng mừng vì trong năm vừa qua nền kinh tế trong năm nói riêng và thế giới nói chung có nhiều biến động xấu như khủng hoảng kinh tế ở một số nước, nạn dịch sart đã là cho nền kinh tế của các nước khủng hoảng và thị trường hàng hóa của nước ta cũng giảm sức mua. Mức lãi của quầy hàng trong năm 2003 là 1,737723 tỷ đồng đạt 91% so với kế hoạch. Tuy mức lãi chưa đạt được mức kế hoạch nhưng vì doanh số bán của công ty giảm nên mức lãi đó có thể tạm chấp nhận được. Bên cạnh những kết quả hoạt động nghiệp vụ doanh nghiệp đạt được thì cũng có những điều mà công ty còn hạn chế đó là: trong khâu mua hàng và cung cấp hàng hóa cho siêu thị thì có những ngành hàng xuất hàng quá nhiều cho quầy hàng về số lượng cũng như chủng loại hàng hóa khi quầy hàng hóa không yêu cầu lấy. Về chứng từ có những tháng chưa cập nhật kịp thời cho kế toán do vậy làm cho bên kế toán gặp nhiều khó khăn khi làm báo cáo và hạch toán kết quả kinh doanh. Đối với khâu bán hàng thì có những quầy hàng chưa chủ động xin hàng cho nên tình trạng hàng hết không có bán vẫn xảy ra. Bên cạnh đó thì việc vệ sinh hàng hóa không được thường xuyên làm cho khách hàng chưa được hài lòng. Cán bộ công nhân viên bán hàng đôi lúc còn to tiếng nói chuyện thoải mái hay tập trung nói chuyện làm mất mĩ quan của siêu thị. Việc chấp hành nguyên tắc chế độ và nội quy, quy chế của công ty có lúc còn chưa tốt. 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ 2.4.1 Những kết quả đạt được Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu Tỷ đồng 28,538 31,5 34 45 Số lao động Người 165 165 158 155 Tiền lương Triệu đồng 987 987 1.016 1.128 Lợi nhuận Triệu đồng 195 220 188 160 Nguồn phòng kế toán Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua ta thấy doanh thu hàng năm của công ty tăng dần. Năm 2000 doanh thu của công ty mới chỉ đạt 28,538 tỷ đồng nhưng đến năm 2001 doanh thu của công ty đã là 31,5 tỷ tăng 10,4 %. Đến năm 2002 doanh thu của công ty đạt 34 tỷ đồng, tăng 7,9% và đến năm 2003 doanh thu đã đạt 45 tỷ đồng tăng 32,3%. Như vậy chứng tỏ được rằng hoạt động kinh doanh của công ty có những bước tiến đáng kể, chỉ trong vòng 4 năm doanh thu của công ty đã tăng 16,462 tỷ đồng. Sự thành công đó là do công ty đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp với việc tăng lượng mặt hàng kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường bằng việc trang bị các phương tiện tiên tiến giúp cho hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa loại hình kinh doanh. Số lao động trong công ty giảm dần từ 165 cán bộ nhân viên trong năm 2000 xuống còn 155 cán bộ nhân viên trong năm 2003. Điều đó cho thấy công ty đang từng bước cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và nhân viên trong công ty để cho không còn tình trạng thừa, thiếu nhân viên và trưng dụng những người scó năng lực để phù hợp với xu thế hiện tại. Đời sống của cán bộ nhân viên cũng được công ty chú trọng và nâng cao. Tuy số lao động trong công ty giảm dần những mức chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong công ty lại tăng đáng kể. Tổng mức chi trả tiền lương trong năm 2000 và 2001 chỉ là 987 triệu đồng, nhưng đến năm 2003 con số đó đã là 1,128 tỷ đồng. Các cán bộ quản lý công ty đang đề ra mục tiêu cố gắng duy trì mức lương cơ bản cho nhân viên đạt 290.000 đồng trong nhiều năm và có chế độ khuyến khích kịp thời đồi với người lao động để có thể tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhưng mức lợi nhuận của công ty lại có sự biến đổi không ổn định và có xu hướng giảm dần từ 220 triệu năm 2001 xuống còn 160 triệu vào năm 2003. Mức lợi nhuận của công ty giảm là do công ty đã tăng mức trả lương cho cán bộ công nhân viên và đầu tư mở rộng diện tích kinh doanh, mở thêm một số quầy hàng ở phía đường Nguyễn Thái Học để phục vụ cho mục đích phát triển lâu dài của công ty. Nhìn chung trong các năm vừa qua hoạt động kinh doanh của công ty đã gặt hái được những kết quả khả quan đáng khích lệ. Nhưng để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, công ty cần phải có những kế hoạch phát triển lâu dài và tổ chưc kinh doanh hợp lý hơn. 2.4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân Thứ nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty cũng gặp không ít những khó khăn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của mình như là: Quá trình huy động vốn vào kinh doanh còn thiếu, đó là vấn đề cấp bách đạt ra với công ty. Với số vốn kinh doanh hiện tại công ty chỉ đủ để duy trì hoạt động kinh doanh chứ không cho phép đầu tư xây dựng mở rộng quy mô kinh doanh tạo doanh thu cho công ty. Vốn do nhà nước cấp cho công ty theo chỉ tiêu ngày càng giảm, vay tiền của ngân hàng thì thủ tục rườm rà không dễ dàng,chi phí sử dụng cao do đó dễ mất cơ hội kinh doanh. Một vấn đề nữa là công ty thường bị chiếm dụng vốn do khách hàng không thanh toán tiền ngay sau khi đã nhận được hàng của công ty và thường dây dưa kéo dài. Trong cơ chế thị trường thì việc bán hàng trả chậm cũng có tác dụng rất lớn cho việc tăng doanh số nhưng việc tồn đọng nợ trong thời gian dài cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, nhất là tốc độ quay vòng vốn của công ty trong khi đó lãi vay ngân hàng công ty vẫn phải trả đầy đủ và đúng hạn. Trong biện pháp huy động vốn từ nhân viên do công ty chưa có biện pháp khuyến khích mà thường là bắt buộc nên gây ra một số bất bình trong nội bộ công ty. Do nguồn vốn hạn chế nên việc trích quỹ cho đào tạo đội ngũ nhân viên còn thiếu và chưa đều. Thứ hai về mặt dịch vụ các cửa hàng chuyên doanh bên ngoài do bộ máy quản lý gọn nhẹ và chỉ tập trung vào kinh doanh một số mặt hàng nên họ năng động hơn trong kinh doanh và thực hiện các khoản dịch vụ tốt hơn trong cửa hàng của công ty như dịch vụ bao gói, lắp đặt, sửa chữa, vận chuyển... Thứ ba trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt cùng sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng đã làm cho hoạt động quảng cáo marketing thực sự đem lại hiệu quả to lớn. Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ là một doanh nghiệp thương mại, cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường thế nhưng công ty không thực sự chú trọng đến công tác này. Mặc dù công ty đã cử các cán bộ trực tiếp đến các đơn vị có nhu cầu về hàng hóa để tìm hiểu,chào hàng đây chỉ là hình thức khai thác các nhu cầu có sẵn mà không đi vào khai thác các nhu cầu tiềm năng chính vì thế các mặt hàng kinh doanh của công ty phần lớn là đáp ứng tiêu dùng cho nhu cầu có sẵn mà thiếu những mặt hàng tiềm năng. Thứ tư việc áp dụng hình thức chuyên môn hóa trong việc phân công lao động lao động đã đem lại hiệu quả trong công việc nhưng cũng phát sinh những hạn chế nhất định. Các nhân viên trong công ty chỉ chú trọng vào công việc của mình chứ không đa dạng hóa trong công việc nên khó có thể bổ sung cho nhau trong công việc Thứ năm về vấn đề kích thích lao động trong công ty chưa được quan tâm đặc biệt là kích thích về vật chất. Tuy mức thu nhập của nhân viên có tăng nhưng vẫn còn thấp nên chưa kích thích được tính hăng say trong công việc. Việc đào tào và phát triển nguồn nhân lực chỉ tập trung ở một số bộ phận chứ chưa nhân rộng ra toàn công ty. Cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn chưa đồng đều, trình độ quản lý còn nhiều bất cập nên chưa phát huy được tính tập thể. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao và hiểu biết về kinh doanh vẫn còn yếu. Bộ máy quản lý hành chính còn cồng kềnh nên thiếu tính nhanh nhẹn năng động. Thứ sáu vế mặt hàng kinh doanh : Tuy công ty kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng nhưng chưa sâu do đó chưa thỏa mãn tốt nhu cầu người tiêu dùng điều đó gây khó khăn cho hoạt động của công ty. Tất cả những khó khăn trên đều được ban giám đốc của công ty xem xét và nghiên cứu để từng bước khắc phục. Tuy vấn đề đó đã được giải quyết phần nào nhưng hiện tại nó vẫn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Chương III Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ 3.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới 3.1.1. Phương hướng Trước tình hình kinh tế hiện nay đòi hỏi công ty phải có phương hướng đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển. Nhận thấy vấn đề bất cập này ban lãnh đạo của công ty đã cố gắng đổi mới, phát triển các loại hình kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh hợp lý, bố trí lại lực lượng lao động nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm, phát triển nguồn vốn và hoàn thành nghĩa vụ do nhà nước giao ban giám đốc công ty đã đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới, cụ thể là : -Xây dựng các kế hoạch liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa và tạo nguồn cung ứng hàng hóa tốt. -Công ty chủ động đứng ra ký kết hợp đồng để làm đại lý cho các hãng sản xuất trong nước và nước ngoài để thu hút khách hàng mới và từng bước tiếp cận với nhóm khách hàng có thu nhập cao. -Mở rộng hoạt động siêu thị cả về chiều rộng và chiều sâu bao gồm quy mô, địa bàn hoạt động, con người và trang thiết bị, công ty cũng chú trọng mở thêm các siêu thị ở các khu dân cư mới. -Xây dựng đội ngũ nhân viên, cán bộ kinh doanh và quản lý có đủ năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu hiện tại -Đẩy mạnh hình thức bán lẻ bằng việc chuyển một phần bộ phận bán hàng theo quầy sang bán hàng siêu thị. -Tiếp cận tốt với các kênh phân phối ở các tỉnh -Chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ cho khách hàng để thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng và xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp -Giảm các chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận của công ty . 3.1.2. Mục tiêu Để có thể khẳng định được mình trong tương lai thì công ty cần phải có một mục tiêu xác định và phù hợp với thực lực hiện tại. Chính vì thế lãnh đạo công ty đã xem xét, nghiên cứu,tìm hiểu và đưa ra các mục tiêu thực hiện trước mắt như sau: -Đảm bảo phát triển đa dạng hóa mặt hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường -Phấn đấu tự chủ về mặt tài chính -Đẩy mạnh các kinh doanh bán lẻ và bán buôn -Nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân viên trong công ty -Trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động -Phấn đấu tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Năm 2004 công ty phấn đấu tăng doanh thu 10% và nộp ngân sách từ 7-8% so với năm 2003 3.1.3. Nhiệm vụ Bên cạnh việc đề ra các mục tiêu cho tương lai ban giám đốc của công ty cũng xác định những nhiệm vụ trước mắt cần phải thực hiện như sau: -Phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ bằng các phương thức đào tạo liên tục hoặc đào tạo thường xuyên tài chỗ để có thể tiếp cận với hình thức kinh doanh mới tránh tình trạng gặp khó khăn khi phải tiếp xúc với các phương tiện kinh doanh hiện đại và các phương thức bán hàng kiểu mới. -Có các biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán ra để tăng doanh số bán bằng việc khuyến khích vật chất đối với nhân viên bán hàng và thực hiện chế độ khoán đối với từng tổ bán hàng làm cho họ có tính tự chủ hơn trong kinh doanh để có thể phát huy năng lực của mình làm tăng năng suất lao động trong công ty . -Cần duy trì và mở rộng kinh doanh siêu thị và các hình thức tự chọn khác. -Bố trí lại công tác quản lý lực lượng lao động một cách hợp lý khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động của toàn công ty. -Công ty chú trọng việc sắp xếp lại các ngành hàng và nhóm mặt hàng kinh doanh sao cho hợp lý đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty cần xác định mặt hàng chủ lực mang lại lợi nhuận cao để từ đó định hướng phát triển và kinh doanh phù hợp. Đối với những mặt hàng đem lại lợi nhuận không cao công ty cần xem xét và có biện pháp cải thiện và đa dạng hóa các mặt hàng . 3.2. Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ Qua thời gian thực tập và tìm hiểu,phân tích quá trình kinh doanh của công ty từ năm 2000-2003. Đồng thời căn cứ vào phương hướng,mục tiêu,nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới em xin nêu ra một số những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh như sau: *Thứ nhất về công tác nghiên cứu thị trường Thị trường nó ảnh hưỏng rất lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh cuả một công ty, vì ở đó hội tụ đầy đủ các yếu tố như: tính cạnh tranh, khách hàng, đối tác…Do đó công tác nghiên cứu thị trường để tìm hiểu và nắm bắt tình hình thị trường là một điều hết sức quan trọng đối với công ty, nó liên quan đến sự thành bại cuả công ty. Vì vậy công ty nên thành lập một phòng ban riêng chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường và phải thường xuyên đưa nhân viên đi tìm hiểu tình hình thực tế ở thị trường để thu thập các thông tin như : Thông tin về nhà cung cấp, về chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, nhu cầu khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi của cơ chế chính sách của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh đó thì công ty cũng phải đầu tư kinh phí nhiều hơn cho hoạt động này như kinh phí về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí đi laị cho các nhân viên nghiên cứu thị trường…Để cho hoạt động nghiên cứu thị trường đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó các cán bộ quản lý trong công ty cần phải gắn hoạt động nghiên cứu thị trường với hoạt động kinh doanh của công ty thành một hệ thống có thể bổ trợ được cho nhau. *Thứ hai về hoạt động tạo nguồn hàng Hoạt động tạo nguồn mua hàng cuả công ty trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt. Đội ngũ chịu trách nhiệm về công tác tạo nguồn hàng trong thời gian qua đã cung cấp được đủ lượng hàng bán trong siêu thị, không để tình trạng thiếu hàng hoá ở các quầy hàng. Nhưng để phù hợp với xu thế hiện tại và phát triển trong tương lai thì bộ phận mua hàng cần phải thực hiện những công việc sau: -Thay thế các mặt hàng kinh doanh có doanh thu thấp bằng các mặt hàng khác có doanh thu cao hơn. -Tìm kiếm và thiết lập tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng trong thời gian dài để có thể mua được hàng hoá nhanh, đúng chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý để có thể tạo điều kiện cạnh tranh được trên thị trường. -Giảm đến mức tối đa có thể về chi phí mua hàng để giá cả hàng hoá trong siêu thị không cao hơn giá cả hàng hoá cùng loại ở bên ngoài -Cần phải liên lạc thường xuyên với các nhà cung ứng để trao đổi tình hình thay đổi giữa hai bên và từ đó có biện pháp thích hợp để phù hợp với những thay đổi đó. -Phải thanh toán nhanh các khoản nợ cho nhà cung ứng nhằm tạo uy tín và mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Để làm được điều này không phải là dễ vì nó liên quan đến tình hình vốn của công ty và phụ thuộc vào việc có bán được hàng hay không. Do đó phải có sự hỗ trợ của ban giám đốc chứ riêng một mình bộ phận thu mua sẽ không làm được. -áp dụng nhiều phương thức thu mua khác nhau như là: Ký kết hợp đồng mua dài hạn hoặc tiến hành phương thức mua trực tiếp, hạn chế phương thức mua qua trung gian để giảm chi phí thu mua. -Tổ chức đào tạo thêm cho các nhân viên thu mua để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nhằm đáp ứng với nhu cầu của công việc trong hiện tại. -Riêng đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm là ngành hàng chủ lực của công ty thì cần phải bổ sung thêm các chủng loại hàng hoá có chất lượng cao để có thể bán được nhiều. Bên cạnh đó công ty cũng nên xem xét lại các mặt hàng đang có chiều hướng đi xuống như chè, thuốc, quần áo…và có biện pháp tìm mặt hàng thay thế. *Thứ ba về hoạt động quảng cáo Quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty,nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này. Quảng cáo sẽ tạo ra trong khách hàng uy tín của công ty và làm cho nhiều người biết đến công ty và từ đó có thể lôi kéo khách hàng mới. Trong thời gian qua công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến hoạt động quảng cáo thương hiệu của mình. Để có thể phát triển tốt hơn trong thời gian tới công ty cần phải chú ý và quan tâm một cách đúng mức đối với hoạt động này bằng việc xây dựng kế hoạch quảng cáo như : Ngân sách dành cho quảng cáo, phương tiện truyền thông cần sử dụng cho quảng cáo, xác định mục tiêu cho quảng cáo… Để xác định mục tiêu cho quảng cáo cần phải trả lời các câu hỏi sau : -Loại hàng hoá kinh doanh chính là gì? -Hình ảnh công ty đang hướng tới? -Công ty như thế nào so với đối thủ cạnh tranh? -Công ty đưa ra dịch vụ gì cho khách hàng ? -Cái gì trong công ty có thể thu hút khách hàng ? -Ai là khách hàng tiềm năng của công ty? Công ty có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau nhưng việc đầu tiên đó là công ty cần chú trọng đến hình thức quảng cáo tại các quầy hàng bằng chính các đội ngũ nhân viên bán hàng, bằng cách bài trí trong các quầy hàng…Bên cạnh đó công ty nên áp dụng thêm các biện pháp quảng cáo như dán áp phích, chăng dây biểu ngữ tại các gian hàng trong siêu thị, in tờ rơi…Bên cạnh đó công ty cũng phải tính toán ngân sách dành cho quảng cáo hợp lý để đạt được mục tiêu quảng cáo. Nhưng lượng kinh phí đó phải phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Hàng quý các cán bộ phụ trách quảng cáo trong công ty cần phải xem xét, đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo. *Thứ tư về công tác bán hàng Công tác bán hàng là một khâu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty,vì nó trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty. Trong thời gian vừa qua công tác bán hàng của công ty chưa đạt được hiệu qủa cao như mong muốn bởi vì hiện nay công ty vẫn áp dụng phương thức bán kiểu cũ. Phương thức bán hàng của công ty chỉ đơn thuần áp dụng hai hình thức đó là bán lẻ và bán buôn .Để có thể đứng vững được trên thị trường và phát triển trong tương lai công ty phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, dụng cụ bảo quản và trưng bầy hàng hoá tại các gian hàng, quầy hàng để thu hút khách hàng tạo sự thuận lợi cho việc mua hàng của khách. Do công ty chủ yếu là kinh doanh siêu thị nên trong các quầy hàng của công ty có nhiều loại hàng hoá khác nhau do đó cách bài trí hàng hoá sao cho phù hợp là một điều cần phải làm để tạo môi trường thông thoáng cho siêu thị. Điều này trong thơì gian qua công ty vẫn chưa thực hiện được tốt, các quầy hàng còn lộn xộn chưa có tính khoa học vì thế trong thời gian tới công ty cần phải thực hiện tốt điều này. Đội ngũ nhân viên bán hàng chưa thực hiện được tốt những yêu cầu mà ban giám đốc đề ra, thái độ phục vụ khách hàng chưa được nhiệt tình đôi khi tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng. Trong thời gian tới công ty nên tổ chức đào tạo, giáo dục đạo đức bán hàng cho các nhân viên quầy hàng để có thể đáp ứng được phương thúc bán hàng mới trong tương lai. Các quầy hàng trong công ty cần phải sắp xếp bố trí sao cho có thể tạo được lối đi đủ rộng cho khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể di chuyển nhanh chóng từ quầy hàng này sang quầy hàng khác mà không gặp khó khăn. Bố trí sắp xếp lại các nhóm,ngành hàng thành những khu vực riêng, phân bổ rõ ràng để cho khách hàng dễ tìm kiếm hàng hoá họ cần. Đối với các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng mua bán tùy hứng thì được bầy ở những vị trí, khu vực khách hàng hay lui tới ví dụ như ở cửa ra vào, còn đối với những mặt hàng đòi hỏi thời gian lựa chọn thì phải bố trí ở những nơi vắng hơn tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh việc bố trí lại quầy hàng và đầu tư đổi mới trang thiết bị thì việc tổ chức sắp xếp,khuyến khích các nhân viên trong đội ngũ bán hàng cũng là một điều quan trọng mà công ty cần phải làm.Do đó công ty nên có những chính sách đãi ngộ hay khuyến khích bằng tài chính đối với các nhân viên bán hàng để họ nhiệt tình và hăng say trong công việc.Biện pháp khuyến khích bao gồm tiền thưởng,tiền phạt.Hình thức thưởng phạt phải được thực hiện nghiêm minh chính xác nếu không nó lại chính là điều tạo ra sự bất bình.mất niềm tin của nhân viên đối với ban lãnh đạo. Dịch vụ cho khách hàng cũng cần phải được công ty quan tâm đến. Để thực hiện tốt dịch vụ cho khách hàng công ty cần phải có những biện pháp,kế hoạch cụ thể thì mới làm tốt được. Những dịch vụ cho khách hàng chủ yếu là: -Nhận đặt hàng qua điện thoại,bưu điện -Dùng hình thức bao gói tặng phẩm cho khách hàng -Nhân viên trong công ty phải giúp khách hàng chọn hàng nếu như khách hàng yêu cầu. *Thứ năm về việc thực hiện cơ chế khoán Đây là hình thức có thể áp dụng trong công ty. Nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, khắc phục tình trạng trì trệ trong kinh doanh, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả làm việc của nhân viên, gắn trách nhiệm cuả nhân viên với công ty. Cơ chế khoán trong kinh doanh cuả công ty cần được thực hiện như sau: Công ty nên giao quầy hàng cho các nhóm nhân viên cuả công ty để họ tự tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh, tự trang trải các chi phí phát sinh và nộp lại một phần lợi nhuận cho công ty. Tuy công ty giao quầy hàng cho các nhân viên tự chủ hoạt động nhưng các cán bộ kiểm tra cuả công ty vẫn phải thường xuyên kiểm tra xem xét các nhân viên quầy hàng để họ phải chấp hành đầy đủ những quy định cuả công ty như là chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá… Bên cạnh đó để thực hiện cơ chế khoán có hiệu quả thì đội ngũ quản lý trong công ty phải tính toán mức khoán sao cho phù hợp tránh tình trạng khoán cao làm cho nhân viên bán hàng đẩy mức giá bán hàng hoá lên cao làm ứ đọng hàng hoá,giảm uy tín của doanh nghiệp. Công ty cũng có chế độ khen thưởng cho các quầy hàng khi quầy hàng thực hiện đúng thời hạn, đủ mức quy định và có biện pháp hỗ trợ khi cần thiết. *Thứ sáu về nâng cao hiệu quả dự trữ Trong quá trình kinh doanh cuả công ty thì hoạt động dự trữ đóng một vai trò rrất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đủ lượng hàng hoá trong công ty và chất lượng cuả các loại hàng hoá đó. Dự trữ mà không hợp lý sẽ làm tăng lượng hao hụt hàng hoá dẫn đến làm tăng giá cả hàng hoá do đó hoạt động dự trữ trong thời gian tới cần thực hiện nhiệm vụ sau: -Đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống kho và mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình bảo quản hàng hoá. -Xác định danh mục các loại hàng hoá cần dự trữ, khối lượng hàng hoá dự trữ. -Xác định nhu cầu hàng hoá, lượng hàng nhập về trong kế hoạch kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, xác định lượng tồn kho và khả năng khai thác nguồn hàng để từ đó bố trí lại kho bãi cho hợp lý và phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá. Công ty nên đẩy mạnh hình thức kinh doanh mua thẳng chuyển thẳng cho khách hàng để hạn chế mức dự trữ, tránh được chi phí nhập xuất và tình trạng quá tải của kho. *Thứ bảy về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Hiện nay công tác tổ chức, bố trí lao động trong công ty vẫn chưa hợp lý và còn nhiều vấn đề bất cập.Một số phòng ban còn hiện tượng dư thừa lao động nguyên nhân là do lực lượng lao động này từ thời bao cấp để lại. Phần lớn số lao động này đều nằm trong biên chế cuả công ty. Năng suất lao động cuả nhóm người này không cao, trình độ chuyên môn còn yếu do đó khó có thể đáp ứng được tình hình hiện tại cuả công ty. Muốn khắc phục được tình trạng này công ty phải tổ chức đào tạo lại nguồn lao động này. Công ty phải luôn tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn ngắn hạn,dài hạn cho đội ngũ lao động trong công ty nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ lao động nắm bắt được những thay đổi hện tại và có thể thích nghi với môi trường kinh doanh mới và các phương tiện hiện đại cuả khoa học kỹ thuật ngày nay. Bên cạnh việc đào lại đội ngũ lao động sẵn có trong công ty thì công tác tuyển dụng lao động mới cũng phải thay đổi. Lao động mới vào công ty phải qua kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn tránh tình trạng cũ là đã bỏ qua giai đoạn phỏng vấn để có thể tuyển dụng được lực lượng lao động có chuyên môn và trình độ cao phục vụ cho quá trình tổ chức kinh doanh cuả công ty. Ngoài việc tuyển dụng, đào tạo để năng cao chất lượng đội ngũ lao động trong công ty thì công ty phải chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động công ty cần có các chế độ đãi ngộ lao động hợp lý, có biện pháp khuyến khích khả năng vốn có trong mỗi lao động, tổ chức các phong trào thi đua và tạo môi trường thuận lợi cho lao động để các nhân viên trong công ty có thể nhiệt tình, hăng say lao động tạo nên thế lực cho công ty. Về việc đãi ngộ lao động công ty có thể sử dụng hai hình thức là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính như : -Tiền lương: Là nguồn thu nhập chính, cơ bản cuả người lao động trong công ty vì thế công ty nên chủ động tăng mức lương cho người lao động để đảm bảo mức sống và làm cho họ yên tâm công tác. -Tiền thưởng: Đây là công cụ để khuyến khích người lao động nó kính thích người lao động làm vượt mức kế hoạch đề ra. Công ty nên áp dụng nhiều hình thức thưởng như : +Thưởng vào dịp lễ tết lớn +Thưởng cuối quý cho những người lao động có thành tích tốt trong quý. +Bán hạ giá hàng hoá cho người lao động trong công ty. +Trích hoa hồng cho nhân viên bán hàng theo gía trị hàng hoá họ bán. Bên cạnh đó công ty cũng nên thực hiện công tác tổ chức, bố trí sắp xếp lại đội ngũ lao động sao cho phù hợp với năng lực cuả họ và chuyển đổi vị trí công tác cuả các nhân viên trong công ty sao cho phù hợp. Công ty nên có các chương trình thi đua giữa các phòng ban, cá nhân và có chế độ thưởng phạt đúng mức đối với người lao động. Bên cạnh các biện pháp trên công ty cần tăng cường công tác quản lý,giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm cuả người lao động về giờ giấc lao động *Thứ tám về huy động và sử dụng vốn. Công ty bách hoá số 5 Nam Bộ cũng giống như các công ty khác hoạt động trong thị trường Việt Nam. Tình hình thiếu vốn luôn là căn bệnh kinh niên đối với các công ty. Vì hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên lượng vốn công ty cần để đưa vào kinh doanh là tương đối nhiều. Với số vốn ít ỏi như hiện nay thì công ty chỉ đủ để duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại chứ không đủ để công ty mở rộng mạng lưới kinh doanh, đầu tư trang thiết bị hiện đại hay xây dựng thêm các quầy hàng, cửa hàng. Do đó việc huy động và tạo thêm nguồn vốn cho công ty là một diều hết sức quan trọng và cần thiết nên ban lãnh đạo công ty cần quan tâm đến vấn đề này. Việc tạo vốn cho công ty cần được thực hiện thông qua các biện pháp: -Tạo vốn từ việc huy động ở các cán bộ,nhân viên trong công ty đóng góp. Hoạt động này vừa phần tạo thêm nguồn vốn cho công ty và cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm cuả cán bộ,nhân viên với công ty hơn. -Tạo vốn từ việc đi vay ở ngân hàng hay từ các quỹ tín dụng khác. -Đẩy mạnh việc liên doanh liên kết với các công ty, các nhà sản xuất khác để tạo thêm vốn. -Hàng năm phải trích quỹ từ lợi nhuận thu được để đầu tư, đổi mới trang thiết bị. -Tranh thủ vốn từ các nhà sản xuất bằng việc tận dụng các khoản nợ trả chậm đối với các nhà sản xuất. Bên cạnh việc tạo nguồn vốn thì để phát triển nguồn vốn trong công ty thì việc sử dụng vốn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng vì thế các cán bộ quản lý trong công ty cần phải có biện pháp sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý để tránh lãnh phí, thất thoát ví dụ như : -Tiết kiệm triệt để chi phí kinh doanh cuả công ty. -Sử dụng triệt để các máy móc thiết bị trong công ty. -Phân cấp, sử dụng các tài sản cố định để gắn trách nhiệm cuả cán bộ nhân viên trong công ty với các tài sản mà họ sử dụng. -Xác định đúng nhu cầu về trang thiết bị và đầu tư một cách hợp lý tránh tình trạng dư thừa. -Giao vốn kinh doanh, phân cấp tự chủ kinh doanh và hoạch toán cho từng bộ phận quầy hàng. -Xác định lượng vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ nhằm huy động hợp lý các nguồn bổ sung. *Thứ chín về công tác kiểm tra kiểm soát. Như ta đã biết quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong công ty đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh và khả năng hoàn thành kế hoạch hay vượt mục tiêu cuả công ty. Do đó để có thể phát triển tốt trong tương lai thì công ty nên thực hiện tốt công tác kiểm tra,kiểm soát. Nó thể hiện ở những vấn đề sau: Hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong công ty cần phải được tiến hành một cách đồng bộ ở tất cả các khâu, các phòng ban trong công ty. Công ty nên tổ chức một phòng ban riêng chuyên giám sát các hoạt động liên quan đến quá trình kinh doanh cuả mình. Bên cạnh đó ở các phòng ban và nhất là tổ bán hàng cần phải cử cán bộ kiểm tra hàng tháng xuống trực tiếp hiện trường để kiểm tra và xem xét tình hình thực hiện ở nơi đó. Cụ thể như là các cán bộ kiểm tra càn phải kiểm tra thái độ lao động cuả các nhân viên trong công ty và tình hình tài chính ở các bộ phận. Sự kiểm tra này phải được tiến hành một cách công bằng, nghiêm túc và thường xuyên. Công việc kiểm tra phải được gắn với sự thi đua trong công việc để khuyến khích người lao động,tạo tính tự giác trong lao động nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động trong công ty. Đối với những lao động vi phạm thì phải kịp thơì giáo dục, uốn nắn và dùng các biện pháp kỷ luật hay phạt hành chính. Bên cạnh công tác kiểm tra người lao động thì việc kiểm tra hàng hoá về chất lượng, số lượng…cũng là một điều hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì hoạt động này sẽ giúp cho công ty tăng uy tín cuả mình đối với khách hàng,tạo sự tin tưởng ở khách hàng và tránh được hiện tượng thất thoát hàng hoá mà không rõ nguyên nhân. Việc kiểm tra hàng hoá còn giúp cho lãnh đạo công ty biết được mức tiêu thụ cuả các lọai hàng hoá trong công ty để nắm bắt được các mặt hàng chủ lực từ đó có biện pháp phát triển mặt hàng đó để tăng doanh thu cho công ty. 3.3. Một số kiến nghị nhằm tạo lập môi trường thực hiện giải pháp Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước như ở nước ta hiện nay thì quá trình hoạt động kinh doanh cuả các doanh nghiệp trong nước hay các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam chịu tác động rất lớn từ các cơ chế, chính sách cuả Chính phủ như thuế, pháp luật, vốn…Do đó để cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường Việt Nam đạt kết quả kinh doanh tốt thì nhà nước ta cần có các chính sách hợp lý hơn để khuyến khích quá trình sản xuất - kinh doanh ở các doanh nghiệp cụ thể như : Nhà nước có cơ chế chính sách bảo hộ các nhà sản xuất - kinh doanh trong nước bằng việc tăng cường công tác kiểm tra để tránh trốn lậu thuế,buôn bán hàng lậu, hàng giả, gian lận thương maị tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong kinh doanh trên thị trường nước ta. Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng cách tăng nguồn vốn phân bổ hàng năm cho các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp có đủ vốn kinh doanh khi đứng trước tình hình hiện tại. Bên cạnh đó nhà nước cần phải điều chỉnh lại hệ thống ngân hàng và các hệ thống tín dụng khác…Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn và kinh doanh. Cùng với việc cải tạo lại các hệ thống ngân hàng và các quỹ tín dụng thì nhà nước cũng phải có biện pháp giảm mức lãi suất cuả vay ngắn hạn ,dài hạn cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể đảm bảo được mức lợi nhận trong kinh doanh , mức lãi suất đó phải ổn định trong thời gian dài để cho các doanh nghiệp có thể hoạch định được chiến lược kinh doanh cuả mình trong thời gian dài. Ngoài ra nhà nước còn phải có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập về vốn, kinh nghiệm kinh doanh để các doanh nghiệp đó có thể đứng vững được trên thị trường tránh tình trạng các doanh nghiệp vừa mới thành lập đã phải rút lui khỏi thị trường . Nhà nước phải tổ chức lại bộ máy pháp lý sao cho các chính sách, pháp luật phải đồng bộ, ổn định trong thời gian dài giúp cho các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động kinh doanh. Các văn bản pháp luật phải ngắn gọn, dễ hiểu,cô đọng và các thủ tục hành chính phải đơn giản tránh phức tạp rườm rà. Bộ máy pháp lý nước ta vẫn còn quan liêu và còn gian lận nhiều làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không phải do các yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp mà do các yếu tố khách quan bên ngoài. Bên cạnh đó nhà nước phải đầu tư xây dựng tốt các cơ sở hạ tầng như đường xá, trung tâm triển lãm và các phương tiện vận tải chuyên trở như đường sắt,đường biển…Tạo điều kiện cho việc lưu thông các hàng hoá được nhanh giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh . Nhà nước cần tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị cuả các ngành thông tin liên lạc như bưu điện, truyền hình, radio, internet và ngành điện lực để đáp ứng tốt nhu cầu cuả các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin,truyền đạt thông tin đến các đối tác và khách hàng để các doanh nghiệp hoạt động trong nước có thể hội nhập tốt với xu thế thời đại. Nhà nước phải chú trọng phát triển các trung tâm xúc tiến thương mại nhằm cung cấp các thông tin thị trường cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn tránh tình trạng các doanh nghiệp thiếu nguồn thông tin thị trường. Bên cạnh đó nhà nước cần chú trọng việc tổ chức các hội chợ ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp xúc tốt với thị trường nước ngoài và tìm đối tác làm ăn. Nhà nước cũng cần phải có các chính sách khuyến khích xuất khẩu hợp lý để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước tham gia vào xuất khẩu hàng hoá để tăng nguồn ngoại tệ trong nước và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đã gặp không ít những khó khăn từ thị trường đem lại, cũng như những khó khăn từ nội bộ trong doanh nghiệp như khả năng thiếu vốn kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực có trình độ.. Nhưng bên cạnh đó thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có nhiều thuận lợi như các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, sức mua trên thị trường lớn, thị trường được mở rộng..Vì vậy để có thể tận dụng được những lợi thế đó và khắc phục khó khăn các doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, xác định được hướng đi đúng đắn cho mình. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty bách hóa số 5 Nam Bộ trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh đã đạt được những thành công đáng kể. Để đạt được những thắng lợi đó các cán bộ quả trị nhân viên trong công ty đã hết sực cố gắng trong việc định hướng phát triển cho công ty và phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Hòa với xu thế phát triển chung của cả nước, công ty đã từng bước củng cố vị thế của mình trên thị trường và không ngừng phấn đấu, phát triển để tăng quy mô hoạt động, tạo uy tín đối với khách hàng và góp phần làm phát triển ngành thương mại của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Trong thời gian thực tập tại công ty, qua tìm hiểu tình hình thực tiễn và phân tích các số liệu thống kê trong công ty. Trên cơ sở đó em đã nhận ra được những thuận lợi và khó khăn trong công ty khi đứng trước tình hình hiện nay. Từ đó em mạnh dạn nêu ra một số đề xuất, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng do trình độ và kiến thức của mình còn hạn trế nên bài viết của em không tránh khỏi được những sai sót. Em rất mong được những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy, cô giáo. Qua đây một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Xuân Hương và các cô chú cán bộ trong công ty bách hóa số 5 Nam Bộ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giỏo trỡnh quản trị doanh nghiệp thương mại Chủ biờn: PGS. TS Hoàng Minh Đường TS Nguyễn Thừa Lộc 2. Giỏo trỡnh kinh tế thương mại. Chủ biờn: PGS. TS Đặng Đỡnh Đào 3. Giỏo trỡnh quản trị doanh nghiệp thương mại dành cho cao học Chủ biờn: TS Nguyễn Xuõn Quang. TS Nguyễn Thừa Lộc 4. Những nguyờn lý tiếp thị- Tỏc giả Ph. Kotler. 5. Giỏo trỡnh Marketing thương mại tập I, II- 1995. Chủ biờn: PGS. TS Nguyễn Bỏch Khoa. 6. Giỏo trỡnh Marketing thương mại. Chủ biờn: TS Nguyễn Xuõn Quang. 7. Giỏo trỡnh kinh tế chớnh trị Tập I, II- Trường đại học KTQD HN 8. Bỏo và tạp chớ ngành thương mại. 9. Bỏo cỏo tong kết hoạt động kinh doanh cỏc năm của cụng ty Bỏch hoỏ số 5 Nam Bộ. 10. Giới thiệu chung về cụng ty Bỏch hoỏ số 5 Nam Bộ. 11. Luận văn cỏc khoỏ. Lời cam đoan Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành bởi nỗ lực của bản thân, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Xuân Hương, không sao chép từ các chuyên đề khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội ngày 17 tháng 5 năm 2004 Ký tên Đinh Ngọc Tú Nhận xét của đơn vị thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33617.doc
Tài liệu liên quan