Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình

Cùng với xu hướng của nền kinh tế thì các quan hệ tín dụng ngày càng phát triển đó giúp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để hoạt động tín dụng ngày càng tốt thì việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đóng một vai trò quan trọng, đây là một công việc phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, chủ thể. Cho nên nó đòi hỏi một sự nghiên cứu sâu sắc và có những giải pháp đồng bộ với sự quyết tâm nỗ lực thực hiện từ nhiều phía. Thẩm định tài chính dự án cũng chỉ là một trong những nội dung cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi ra quyết định cho vay. Song trong giới hạn về thời gian và phạm vị chi phí, chuyên đề đã thực hiện các công việc sau:

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1260000000 1400000000 1400000000 1400000000 1400000000 1400000000 1400000000 KEO NÓNG VÀO BÌA 735000000 840600000 840600000 945000000 1050000000 1050000000 1050000000 1050000000 1050000000 1050000000 CHI PHÍ QLDN,PX 711760000 813440000 813440000 915120000 1016800000 1016800000 1016800000 1016800000 1016800000 1016800000 CF BÁN HÀNG 355880000 460720000 460720000 457560000 508400000 508400000 508400000 508400000 508400000 508400000 DOANH THU HOÀ VỐN 5335463006 5098588789 4803350766 4508140869 4212960609 3917733586 3622505627 3622505627 3622505627 3622505627 ĐIỂM HOÀ VỐN 455031126 438755427.9 413348930 387944852.5 362543325.4 337137774.2 311732142.3 311732142.3 311732142.3 311732142.3 Doanh thu hòa vốn = Điểm hoà v ốn = CHỈ TIÊU THỜI GIAN CỦA DỰ ÁN NĂM ĐẦU TƯ NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 CÔNG SUẤT (%) 80 80 90 100 100 100 100 100 100 100 DÒNG TIỀN DƯƠNG 1831228068 2192227707 2192227707 2685967122 3089015050 3179706538 3283358026 3283358026 3283358026 3283358026 KHẤU HAO 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 571588067.5 932587707 932587707 1426327122 1829375050 1920066538 2023718026 2023718026 2023718026 2023718026 GIÁ TRỊ THANH LÝ DÒNG TIỀN ÂM -12596040000 DÒNG TIỀN THUẦN -12596040000 1831228068 2192227707 2192227707 2685967122 3089015050 3179706538 3283358026 3283358026 3283358026 3283358026 BẢNG 3: BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN, TÍNH NPV, IRR Nguồn Phòng khách hàng 1 T ỉ suất chiết khấu 12%. NPV = 2.470.191.891,7 VNĐ IRR = 16% BẢNG 4 Bảng tính độ nhạy của dự án ( t ính NPV, IRR khi CFSX tăng 10%) CHỈ TIÊU THỜI GIAN CỦA DỰ ÁN NĂM ĐẦU TƯ NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 CÔNG SUẤT (%) 80 80 90 100 100 100 100 100 100 100 DÒNG TIỀN DƯƠNG 1488016933 1848041267 1938732755 2298757378 2879145269 2969836768 3060528245 3270398026 3060528245 3060528245 KHẤU HAO 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 1259640000 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 228376933 588401267 679092755 1039117378 1619505269 1710196768 1800888245 2010758026 1800888245 1800888245 GIÁ TRỊ THANH LÝ DÒNG TIỀN ÂM -12596040000 DÒNG TIỀN THUẦN -12596040000 1488016933 1848041267 1938732755 2298757378 2879145269 2969836768 3060528245 3270398026 3060528245 3060528245 Nguồn Phòng khách hàng 1 Khi bi ến phí tăng thêm 10% , với tỉ suất chiết khấu 12% thì: NPV = 979.315.175,12 VN Đ. IRR = 14% B ANG 5 : BIỂU TÍNH LÃI VAY VỐN CỐ ĐỊNH CHỈ TIÊU NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 DƯ NỢ ĐẦU NĂM 6298020000 5248350000 4198680000 3149010000 2099340000 1049670000 SỐ TIỀN TRẢ NỢ 1049670000 1049670000 1049670000 1049670000 1049670000 1049670000 DƯ NỢ CUỐI NĂM 5248350000 4198680000 3149010000 2099340000 1049670000 0 DƯ NỢ BÌNH QUÂN 5773185000 4723515000 3673845000 2624175000 1574505000 524835000 LÃI PHẢI TRẢ 755762000 629802000 503841660 377881200 251920800 125960400 Nguồn Phòng khách hàng 1 * Nhận xét của cán bộ tín dụng: - Tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng : Công ty hoạt động tăng trưởng ổn định, kinh doanh nhiều năm có lãi, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Tính khả thi của dự án: dự án có khả năng đem lại hiệu quả cao về nhiều mặt như hiệu quả về kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và Công ty có khả năng thực hiện - Mức độ đáp ứng của tài sản bảo đảm tiền vay : Cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản * Kết luận : Doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn theo chế độ tín dụng hiện hành . 2.3. Đánh giá về chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHCT Ba Đình. 2.3.1 Những kết quả đạt được. * Về tình hình dư nợ. Dư nợ cho vay: Đến hết 31/12/2005, tổng dư nợ cho vay đạt 2816 tỷ. So với cuối năm 2004 tăng 922 tỷ (48,7%), trong đó dư nợ VNĐ 1950 tỷ, tăng 641 tỷ, dư nợ ngoại tệ quy VNĐ đạt 866 tỷ, tăng 281 tỷ Mức dư nợ tăng cao hơn so với đầu năm 2005 chủ yếu là do chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại chi nhánh như Công ty cổ phần VILEXim vay 25 tỷ, VINAFOOD vay 665 tỷ đồng... đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậy tình hình dư nợ của chi nhánh đến cuối năm đã có nhiều biến chuyển tốt. * Về chất lượng thẩm định tài chính dự án: - Thẩm định tài chính dự án được tiến hành không chỉ trước, mà còn trong và sau khi cho vay. Do đó ngân hàng đã giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động cho vay theo dự án. - Công tác thẩm định được tiến hành một cách chặt chẽ và có sự kết hợp với các công tác khác trong tổng thể. - Ngân hàng đã có một hệ thống phương pháp thu thập thông tin hiệu quả và máy móc hiện đại giúp cho cán bộ thẩm định có thể thu thập được đầy đủ nhất thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định.(Thu thập thông tin từ doanh nghiệp, thông tin của ngân hàng sẵn có, thông tin do những người liên quan đến khách hnàg cung cấp, thông tin qua mạng và báo chí....). - Ngân hàng cũng nắm rõ tình hình hoạt động và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên đã đưa ra phương pháp giải ngân hợp lý 2.3.2 Một số hạn chế. * Ngân hàng chưa sử dụng triệt để những chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp để dự đoán triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Chẳng hạn như trong dự án mẫu trên thì ngân hàng chỉ quan tâm đến chỉ tiêu về lỗ lãi, chứ các chỉ tiêu về thanh toán hay hiệu quả sử dụng vốn chưa được đề cập đến. * Ngân hàng chưa chú trọng đúng mức đến đánh giá độ nhạy của dự án. Trong dự án điểm làm ví dụ thì ngân hàng chỉ phân tích độ nhạy của dự án với giả định chi phí tăng 10%. Trong thực tế thì có rất nhiều nhân tố có thể biến đổi như doanh thu giảm do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, hay là công suất không như dự đoán... Tất cả đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án nên cần phân tích độ nhạy với cả các yếu tố này hoặc tổng hợp tác động của các yếu tố này đến dự án. * Ngân hàng xác định dòng tiền vẫn chưa hợp lý, chưa tính đến biến động của các khoản phải thu phải trả hay tồn kho. Hoặc như trong ví dụ mẫu thì khi xác định dòng tiền chưa tính đến giá trị thanh lý TSCĐ khi hết dự án. * Ngân hàng quá tập trung vào khả năng trả nợ của các dự án mà có thể bỏ qua các dự án có triển vọng. Ngân hàng tính toán nguồn trả nợ dựa vào khấu hao và lợi nhuận ròng nên các dự án có mức khấu hao nhanh có khả năng dễ được vay vốn hơn vì có khả năng trả nợ cao mặc dù dự án khác có NPV, IRR cao hơn nhưng khấu hao chậm nên nguồn trả nợ ít hơn. * Lãi suất chiết khấu: Việc xác định chính xác mức lãi suất chiết khấu cho từng dự án đầu tư là công việc rất phức tạp và không phải cán bộ thẩm định nàp cũng có thể làm tốt điều này vì lãi suất chiết khấu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, mỗi loại dự án đầu tư khác nhau có những thông số khác nhau thì cần phải xác định mức lãi suất chiết khấu khác nhau cho phù hợp. Hiện nay tại chi nhánh cán bộ thẩm định xác định lãi xuất chiết khấu chủ yếu dựa trên lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng mà chưa thể xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý riêng cho từng dự án, trong ví dụ trên, mức lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng là lãi suất cho vay trung và dài hạn: 12%/năm. Vì vậy có thể nói mức lãi suất chiết khấu ở đây chưa phản ánh chính xác dòng tiền chiết khấu của dự án do vậy ảnh hưởng phần nào đến kết luận của công tác thẩm định tài chính dự án và quyết định tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, môi trường kinh tế trên thế giới và trong nước hiện nay luôn có những biến động phức tạp đặc biệt là tỷ lệ lạm phát ngày càng có xu hướng gia tăng, giá cả các yếu tố luôn thay đổi không ổn định thì việc xác định mức lãi suất chiết khấu mà không tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát thì kết quả của công tác thẩm định tài chính dự án sẽ không còn là căn cứ đáng tin cậy để ra quyết định tín dụng đúng đắn nữa. * Việc phân công, tổ chức điều hành trong công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh còn chưa hiệu qủa và hợp lý. Hiện nay chi nhánh vẫn chưa có phòng thẩm định tài chính dự án riêng biệt mà công tác thẩm định này vẫn do cán bộ tín dụng vừa tìm kiếm khách hàng, vừa phân tích tín dụng, vừa thẩm định dự án trong đó có thẩm định tài chính dự án, vừa theo dõi việc giải ngân hàng và thực hiện thu nợ thực hiện. Mỗi dự án do một cán bộ tín dụng đảm nhận nên có trường hợp cán bộ thẩm định đưa ra những đánh giá mang tính chất chủ quan, thậm chí là không chính xác nhất là khi cán bộ thẩm định đó chưa đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong công tác thẩm định và không am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án. Tuy đã có sự đổi mới rất nhiều trong công tác tổ chức điều hành, có sự giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, các bộ phận đều đã đổi mới quy trình làm việc sao cho thuận lợi và nhanh gọn nhất cho khách hàng mà vẫn đảm bảo đúng quy định nhưng sự phối hợp này vẫn chưa thật sự hiệu quả, thời gian và quy trình thẩm định vẫn còn kéo dài, gây phiền hà cho khách hàng và giảm hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng. 2.3.3. Những nguyên nhân gây ra hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT Ba Đình. a/ Nhóm nguyên nhân chủ quan: * Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam trong đó có NHCTBĐ không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định.Việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế sau: Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào; hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng; ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa, có tính hình thức. * Thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng còn nhiều hạn chế , hiện nay chi nhánh tuy có điều tra thêm và xác định lại mức độ chính xác của thông tin nhưng mức độ còn thấp, đa số sử dụng thông tin do khách hàng cung cấp, Chi nhánh vẫn chưa tạo được sự thống nhất và liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác của Nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kiểm toán... để quản lý chặt chẽ thông tin về khách hàng trong tất cả các khâu. Ngân hàng tuy đã có sử dụng hình thức điều tra trực tiếp khách hàng tại địa điểm sản xuất để thẩm định những thông tin do khách hàng cung cấp nhưng điều này còn hạn chế đặc biệt là đối với những khách hàng hoạt động trên địa bàn xa, hoặc hoạt động phân tán trên nhiều địa bàn thì ngân hàng khó có thể thực hiện điều này. Hiện nay ngân hàng chưa sử dụng phổ biến hình thức thẩm định thông tin về khách hàng qua các trung gian như công ty tư vấn về các lĩnh vực hoạt động của dự án, chủ yếu vẫn dựa vào trình độ và kinh nghiệm làm việc của các bộ thẩm định do sự hạn chế về kinh phí hoạt động nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khâu điều tra, đánh giá thông tin về dự án . * Khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án: Theo lý tuyết, tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động nhưng trong hồ sơ dự án mà chủ dự án trình lên ngân hàng chỉ nêu ra mức vốn cố định của dự án mà không đề cập đến nguồn vốn lưu động của dự án nên ngân hàng dù có yêu cầu khách hàng giải trình nhưng cũng không xác định được chính xác mức vốn lưu động của dự án. Việc không xác định được chính xác mức vốn lưu động và tổng vốn đầu tư của dự án làm giảm tính chính xác và mức tin cậy của kết quả thẩm định đặc biệt là khi tính toán các chỉ tiêu liên quan đền dòng tiền của dự án. * Khi thẩm định doanh thu- chi phí của dự án: Đây là những nội dung có phạm vi rất rộng, ngân hàng không có điều kiện để điều tra nghiên cứu thị trường về mức cung cầu sản phẩm của dự án, công suất của máy móc, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào của dự án, khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm hay sự ổn định trong việc cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất... nên các chỉ tiêu tài chính trong thẩm định của ngân hàng chi mang tính chất ước lượng dựa trên những dự toán của chủ dự án. Điều này rất dễ xảy ra với các khách hàng quen thuộc của ngân hàng hay là khách hàng do một cán bộ thẩm định chuyên phụ trách, cán bộ thẩm định có thể bị ảnh hưởng của mối quan hệ với khách hàng của ngân hàng trong quá khứ và kinh nghiệm thẩm định của bản thân nên dễ dẫn đến thái độ chủ quan trong khi thẩm định, coi nhẹ việc xác minh lại thông tin do khách hàng cung cấp, điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. * Tuy ngân hàng đã đưa thẩm định rủi ro của dự án vào nội dung thẩm định tài chính dự án nhưng việc phân tích độ nhạy của dự án còn mang tính đơn điệu và chung chung, chưa sát thực. Đa số các dự án đều phân tích độ nhạy theo một mức thay đổi cố định trong các năm thực hiện dự án nên không phản ánh được mức độ thay đổi chính xác của các yếu tố trong từng năm tác động đến việc thực hiện dự án. b/ Nhóm nguyên nhân khách quan: * Từ môi trường kinh tế- xã hội: Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường đã nhiều năm nhưng thị trường nước ta còn nhỏ lẻ, nền kinh tế thị trường chưa phát triển toàn diện, hoạt động kinh tế còn manh mún chưa tập trung nên nhu cầu đầu tư theo dự án tuy có gia tăng về cả số lượng và quy mô nhưng chất lượng dự án đầu tư còn chưa cao. Các định hướng vĩ mô của nền kinh tế chưa khuyến khích mạnh mẽ hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trong nước nên chưa thúc đẩy hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng phát triển, công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay chưa có điều kiện hoàn thiện tốt hơn. * Môi trường pháp lý: Những quy định của Chính Phủ hay của Bộ tài chính hiện nay còn chưa rõ ràng và thiếu chính xác nhiều khi các văn bản pháp luật ban hành có nội dung “chồng chéo” thậm chí mâu thuẫn nhau nên gây khó khăn cho ngân hàng trong khi thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án. Các chính sách của Nhà nước ban ra được thay đổi liên tục giữa các bộ, ngành làm cho mọi hoạt động cũng phải thay đổi theo. Có những chính sách, quy định vừa mới ban hành các chủ dự án và ngân hàng chưa quen áp thì đã lại được sửa đổi bổ sung, điều chỉnh theo quan điểm vừa làm vừa sửa dẫn đến việc ra đời của hàng loạt những quy định mới, chính sách mới... Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường hoạt động không hiệu quả, giảm tính ổn định, tính chính xác và tăng khả năng xảy ra rủi ro của dự án, gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính dự án. * Từ phía chủ dự án: Môi trường kinh tế ngaỳ càng phát triển đa dạng và luôn biến động không ngừng, nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế ngaỳ càng tăng, bên cạnh các nhà đầu tư tư có chiến lược kinh doanh giỏi, có năng lực quản lý và điều hành công việc thi cũng có những nhà dầu tư chưa có kinh nghiệm hoặc không đủ năng lực kinh doanh. Với họ có thể chưa an hiểu hết về các thủ tục quy định của ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn nên thông tin họ cung cấp cho ngân hàng có thể thiếi sót hoặc chưa phải là thông tin quan trọng nhất nên kết quả thẩm định tài chính dự án của ngân hàng sẽ không cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên cũng có những nhà đầu tư có kinh nghiệm trong kinh doanh và quản lý dự án nhưng họ có tính làm sai sự thật, lừa dối nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng vì vậy hồ sơ dự án xin vay vốn của họ khá hàon chỉnh ít sai sót thậm chí rất khả thi và hiệu quả. Vì vậy thái độ trung thực hay không của chủ dự án trong việc cung cấp thông tin về dự án cho ngân hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án, đòi hỏi người cán bộ thẩm định tài chính dự án cá có kinh nghiệm và trình độ trong công việc thì mới phát hiện và phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Để phát hiện điều này là cực kỳ khó khăn với các ngân hàng, không thể biết trước các hành vi của chủ dự án có thể thực hiện khi họ cố tình lừa gạt ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần kiểm tra về năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của chủ dự án trước khi thẩm định tài chính dự án để đảm bảo đồng vốn đầu tư của ngân hàng được sử dụng an toàn, đúng mục đích và hiệu quả. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 3.1.Định hướng cho hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình. 3.1.1.Định hướng chung: * Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2006. - Tổng nguồn vốn huy động 4270 tỷ, trong đó VNĐ đạt 3950 tỷ. - Dư nợ cho vay nền kinh tế 2800 tỷ, trọng đó VNĐ 1977 tỷ, trong đó tỉ trọng nợ xấu là 1,07%. - Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ đã được xử lý 43300 triệu đồng. - Thu dịch vụ ngân hàng: gấp 2 lần thực hiện năm 2005. - Lợi nhuận chưa trích DPRR là 140 tỷ đồng. * Biện pháp thực hiện: - Đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tiếp tục tìm kiếm và khai thác các doanh nghiệp có nguồn gửi lớn tại chi nhánh, trong đó chú ý tới các Ban quản lý dự án có sử dụng vốn từ các tổ chức quốc tế, chuyển vốn về giải ngân tại chi nhánh. Đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi dân cư với lãi suất linh hoạt, hình thức khuyến mãi khách hàng phong phú. Quảng bá kịp thời các tiện ích, giá trị gia tăng của các sản phẩm huy động vốn. - Nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn: Tiếp tục khai thác các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn, đồng thời phân tích đánh giá, chọn lọc xếp hạng khách hàng vay vốn để xác định giới hạn vay vốn cho từng đơnvị, trước khi ký hợp đồng tín dụng năm 2006, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ chính sách pháp luật của nhà nước. Trong quá trình cho vay, phải thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu dư nợ và tiếp tục tăng trưởng tín dụng bền vững. Về thu nợ đã được xử lý: phân công cho từng cán bộ tín dụng, cán bộ phụ trách chịu trách nhiệm thu nợ của từng đơn vị đã được xủ lý theo kế hoạch được giao. Định kỳ có kiểm điểm tiến độ thực hiện. Chú trọng hơn nữa tới cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu dùng. - Hoàn thiện và phát triển mạng lưới, nghiệp vụ kinh doanh theo cơ cấu lại tổ chức của hệ thống NHCTVN tại chi nhánh, phát triển thêm 3 điểm giao dịch trước tháng 6/2006. - Đổi mới cơ chế quản trị điều hành trong công tác chỉ đạo phù hợp với chương trình hiện đại hoá, phân công, phân cấp rõ ràng từ giám đốc đến từng nhân viên để đảm bảo xử lý công việc nhanh chóng, có hiệu quả và đảm bảo an toàn tài sản theo quy chế quản lý của hệ thống NHCTVN. - Phát triển các dịch vụ ngân hàng mang tính đột phá đặc biệt là công tác phát hành thẻ và các dịch vụ khác nhằm nâng cao tỉ trọng thu nhập về dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2006 phát hành được 8000 thẻ. - Thực hiện khai thác các kết quả của chương trình hiện đại hoá theo tiến độ hoàn thành chương trình hiện đại hoá INCAS và thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của hệ thống NHCTVN nhằm xử lý nhanh các giao dịch, đồng thời đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối của toàn hệ thống. - Mỗi cán bộ nhân viên phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm và thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ dưới nhiều hình thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để đáp ứng được nhu yêu kinh doanh theo tình hình mới với phong cách gaio dịch văn minh, lich sự, không để công việc châm trễ, mọi vướng mắc của khách hàng phải được giải quyết kịp thời, thoả đáng. - Nghiêm túc thực hiện các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra, kiểm soát và kịp thời khắc phục theo yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra những sai sót, vi phạm. An toàn tuyệt đối kho quỹ và thực hiện tốt các quy định bảo mật và khai thác của NHCT yêu cầu như: Mã thẩm quyền, an ninh trong thanh toán điện tử, niêm yết các quy định về an toàn bảo mật thông tin tại nơi làm việc và các điểm giao dịch... - Triển khai trụ sở làm việc tại 126 Đội Cấn theo phê duyệt của NHCTVN. Phấn đấu để công trình sớm được khởi công vào đầu quý II năm 2006. 3.1.2. Một số định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT chi nhánh Ba Đình. Trong thời gian qua, ngân hàng công thương nhi nhánh Ba Đình đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung dài hạn trong đó công tác thẩm định tài chính được nâng lên vi trí hàng đầu. Năm 2006, ngân hàng hứa hẹn nhiều thành công mới và ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình đã có nhiều định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án trong năm nay: - Thẩm định tài chính dự án phải đứng trên quan điểm người cho vay để xem xét tính khả thi của dự án, nhận thức rõ lợi ích cảu ngân hàng gắn bó chặt chẽ với lợi ích của dự án. - Phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của ngành và phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng giai đoạn - Công tác thẩm định tài chính dự án phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả dự án xin vay trong cả 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay. - Tổ chức thu thập thông tin, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án. Đẩy mạnh công nghệ hoá các quy trình thẩm định đảm bảo cho công tác thẩm định tài chính chính xác và kịp thời hơn. - Công tác thẩm định tài chính dự án phải phù hợp với tính đa dạng trong đầu tư, cung ứng vốn cho nền kinh tế với nhiều hình thức khác nhau. - Công tác thẩm định phải được hoàn thiện để trở thành thế mạnh trong kinh doanh và trong cạnh tranh qua việc tham mưu, tư vấn thẩm định cho doanh nghiệp, do đó cần có sự tổng kết đúc rút kinh nghiệm thường xuyên. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHCT chi nhánh Ba Đình. 3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tài chính dự án. Nhân tố con người luôn là trung tâm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong công việc nói chung và trong công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng. Do dó việc đầu tiên ngân hàng cần làm để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đó là nâng cao trình độ cán bộ thẩm định. Muốn có được đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi vể chuyên môn và có đạo đức tốt ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau: * Về khâu tuyển dụng: - Tuyển dụng những nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy thuộc các trường đại học cao đẳng có chuyên ngành phù hợp với làm nghiệp vụ thẩm định. - Tổ chức tuyển dụng công khai, dân chủ để đảm bảo lựa chọn được những người giỏi nhất vào làm những công việc xứng đáng. - Công việc tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải do hội đồng tuyển dụng thực hiện. - Những người vượt qua kỳ thi tuyển phải qua thời gian thử việc để đánh giá khả năng ứng dụng các kiến thức trong công việc thực tế. Tránh tình trạng một số người khi thi tuyển vào điểm số cao nhưng sau khi làm việc lại máy móc, kém năng động. * Điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của ngân hàng. * Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người. * Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, tận dụng kinh nghiệm, kiến thức của những người đi trước, các ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch chung, ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm. * Có chính sách thu hút, ưu đãi các chuyên gia giỏi về làm việc, cộng tác viên và cố vấn cho chi nhánh. * Bên cạnh những giải pháp trên, các ngân hàng cũng nên phát triển hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư. 3.2.2.Tăng cường thu thập, phân tích thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư: Nhằm khắc phục rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng, ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài. Ngày nay, thông tin được sử dụng như một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh. Các tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng phải tăng cường sử dụng thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi ích cho bản thân cũng như lợi ích kinh tế- xã hội. Trong công tác thẩm định tài chính dự án, thông tin cũng đóng vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả thẩm định, hạn chế rủi ro, ngân hàng sẽ yên tâm với những dự án khả thi. Ngược lại nếu thông tin thiếu chính xác, không cập nhật sẽ có thể dẫn đến những sai lầm khi ra quyết định cho vay những dự án không có khả năng trả nợ đem lại những khoản nợ xấu ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thẩm định. Do vậy, việc xây dựng, củng cố phát triển hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác lịp thời nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định là nhu cầu bức thiết đối với ngân hàng. Thực tế cho thấy, nguồn thông tin duy nhất mà ngân hàng có được chủ yếu do các chủ đầu tư cung cấp với chất lượng không đảm bảo, các thông tin này thường thiếu và không chính xác, phần nhiều mang tính chủ quan. Để có được nguồn thông tin có chất lượng tốt, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau: 3.2.2.1. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng. Hiện nay, ngoài ngoài những hồ sơ tài liệu do chính doanh nghiệp gửi lên với mục đích vay vốn, cán bộ thẩm định còn có những cuộc gặp gỡ với khách hàng, trực tiếp đến cơ sở của họ. Song để có thể thu được thông tin chính xác và hiệu quả nhất, ngân hàng cần thực hiện một số công việc sau: - Tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi trực tiếp với khách hàng. Nhờ đó ngân hàng có thể thu thập được những thông tin không có trong hồ sơ vay vốn, cán bộ thẩm định cũng có cơ hội yêu cầu chủ đầu tư giải thích những vưỡng mắc, không rõ ràng hoặc có mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn. - Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn bằng cách gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với cán bộ nhân viên doanh nghiệp đó, tham quan cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc, xem xét thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra ngân hàng còn có thể thu thập thông tin từ doanh nghiệp thông qua các cơ sở hữu quan, các ngân hàng khác mà doanh nghiệp có quan hệ, các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp và qua sự khảo sát trên thị trường. - Bên cạnh đó, giữa các NHTM cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. - Mặc dù ngân hàng có thể thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn bằng nhiều nguồn khác nhau song nguồn thông tin đầy đủ, chính xác nhất là mối quan hệ bạn hàng lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng cần phải chủ động tạo ra niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng như: Sự ưu đãi lãi suất, điều kiện vay vốn, tiến hành tổ chức hội nghị khách hàng để có những khen thưởng thích đáng đối với những khách hàng lâu năm. 3.2.2.2.Thiết lập một hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin. Trong thời gian tới, ngân hàng ngân hàng cần mở thêm phòng thông tin và phòng ngừa rủi ro đáp ứng nhu cầu thông tin cho toàn hệ thống nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng. Nguồn thông tin không chỉ từ báo chí, văn bản pháp quy như hiện nay mà còn có thể khai thác từ nhiều nguồn, đồng thời xây dựng một bộ phânj chuyên nghiên cứu, dự báo thông tin phục vụ trực tiếp chi nhánh. Hệ thống này có thể thực hiện dự trữ dữ liệu bằng các phần mềm tin học đủ mạnh. Giữa các phòng ban với nhau cần có hệ thống thông tin đa chiều: đặc biệt giữa các phòng nguồn vốn, kế toán, kinh doanh và phòng thông tin. Khi một khách hàng đến vay vốn tại chi nhánh thì tài khoản và tất cả những khoản thanh toán qua ngân hàng đều được theo dõi thường xuyên bởi phòng kế toán. Song cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng lại giao dịch trực tiếp với khách hàng cũng cần nắm được thông tin này. Cán bộ thẩm định phải coi trung tâm thng tin của chi nhánh là một nguồn đáng tin cậy, có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của họ. Để làm được điều này thì phòn thông tin phải chủ động trong công tác khai thác thông tin về khách hàng từ rất nhiều nguồn như trên internet và trên thị trường. 3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án. Trên cơ sở quy trình thẩm định tài chính dự án do ngân hàng Nhà nước quy định, ngân hàng công thương Việt Nam cũng đã ban hành sổ tay tín dụng trong đó quy định rõ về quy trình thẩm định tài chính dự án để áp dụng chung cho toàn hệ thống. Tuy nhiên nội dung quy trình thẩm định còn mang tính chất hướng dẫn chung, chưa thẩm định một cách chi tiết và cụ thể, mới chỉ nêu ra các nội dung cần thẩm định, các chỉ tiêu cần tính toán mà chưa có quy định cụ thể về cách thức đánh giá, nhận xét về các nội dung, chỉ tiêu này để ra quyết định cuối cùng của công tác thẩm định tài chính dự án mà chủ yếu dựa vào nguyên tắc khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính này. Vì vậy, khi thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định và ngân hàng cần chú ý hoàn thiện trên các khía cạnh sau đây: 3.2.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án. * Tổng vốn đầu tư: Đây là chỉ tiêu mà các ngân hàng thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác định cụ thể vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn. Muốn vậy các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá cuả nhà nước hay qua việc nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả trong và ngoài nước... Bên cạnh đó cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu tư. Trong một số truờng hợp, ngân hàng có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết. Đối với các dự án mua sắm các thiết bị phụ tùng, cán bộ thẩm định cần phải nắm vững những thông tin về giá cả, dịch vụ sau khi mua... Đối với các dự án xây dựng, đặc biệt các dự án có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính toán các chi phí liên quan còn phải tính đến yếu tố lạm phát, tỉ giá... Không ít những dự án gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do giá vất liệu tăng mà trước đó khi thẩm định không tính toán đến. Ngoài ra ngân hàng cần quan tâm đến tiến độ bỏ vốn đầu tư. * Chi phí: Việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh phải được tham khảo quy định của bộ tài chính, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và trên thị trường. Các loại chi phí như: chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động, chi phí thuê đất, chi phí thuê chuyên gia... Không nên chấp nhận mặc nhiên cách tính toán của doanh nghiệp hay tuỳ tiện tăng lên để an toàn. Đối với các dự án của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó , các cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu các dự án và doanh nghiệp mới hoàn toàn, các chỉ tiêu của các doanh nghiệp tương tự cũng là những tham khảo tốt. Còn những chi phí như thuê mua cửa hàng, chi phí thuê chuyên gia, các chi phí mang tính chất thị trường thì cán bộ nên tham khảo trên thị trường. Xuất phát từ thực tế, các chủ đầu tư do mong muốn có được quyết định nhận tài trợ của ngân hàng, mặt khác họ đoán được tâm lý ngân hàng hay quan tâm đến các chỉ số NPV, IRR, nguồn trả nợ nên họ thường tính chi phí mua máy móc thiết bị cao, do đó KHCB cao hơn thực tế. Doanh nghiệp vừa giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp vừa có nguồn trả nợ từ khấu hao cao mà các con số này thì không chính xác. Do đó khi thẩm định, ngân hàng cần xem xét kỹ để đảm bảo tính chính xác cảu các chi phí này. Ngân hàng cần nhận thức rằng khấu hao cơ bản không phải là nguồn trả nợ sẵn có mà nó chỉ là con số trên sổ sách, và không có ý nghĩa khi đự án không khả thi. * Doanh thu: Muốn tính chính xác doanh thu của dự án, cán bộ thẩm định cần phải xác định được xu hướng biến động của từng yếu tố, đặc biệt là yếu tố thị trường như: sự bảo đảm nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ, các sản phẩm cùng loại, giá bán, khả năng cạnh tranh của sản phẩm... Để xác định chính xác các yếu tố trên, ngân hàng cần thẩm định tốt thị trường về các mặt như quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, cung cầu các sản phẩm mà dự án dự định sản xuất, đối tượng tiêu thụ sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm.. Tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như thị phần, phân tích thế mạnh so với sản phẩm cùng loại, đánh giá về khối lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ, vòng đời của sản phẩm, đánh giá xu hướng giá cả của sản phẩm khi giá nguyên vật liêu thay đổi, sự thay đổi của sản phẩm thay thế... Ngoài ra, xét đến công nghệ của dự án, vấn đề đặt ra của dự án là phải có công nghệ tối ưu, không bắt buộc phải là công nghệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất mà là công nghệ phù hợp với trình độ và năng lực của công nhân vì trình độ của công nhân chưa cao, chưa sử dụng được hết công suất của công nghệ hiện đại. Như vậy sẽ lãng phí, giá thành sẽ phải nâng lên vì đầu tư lớn, tiêu thụ khó khăn vì giá thành cao. 3.2.3.2.Xác định lãi suất chiết khấu và thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án * Lãi suất chiết khấu là yếu tố quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, PI, PP... Vì vậy ngân hàng cần xác định một mức lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng dự án. Với một dự án đầu tư có thể có nhiều nguồn huy động vốn khác nhau vào các thời điểm khác nhau với các mức lãi suất khác nhau nên việc áp dụng một tỷ suất chiết khấu hợp lý sẽ đánh giá được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn,ngược lại. Tuy nhiên khi ngân hàng xác định tỷ suất chiết khấu hợp lý cho dự án cần bảo đảm: bù đắp được rủi ro của dự án , phản ánh được chi phí sử dụng vốn, phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của dự án và tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư của dự án, mức độ rủi ro của ngành... Để nâng cao mức độ chính xác của lãi suất chiết khấu thì khi thẩm định tài chính dự án ngân hàng cần xem xét các mức lãi suất chiết khấu khác như: lãi suất cho vay trung_ dài hạn trên thị trường trong nước và thế giới, mức sinh lời bình quân của nghành... * Thẩm định dòng tiền của dự án: Dòng tiền của dự án là cơ sở để cả ngân hàng và chủ dự án xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Vì vậy cần xác định chính xác dòng tiền ròng hàng năm của dự án. Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0): CF0 = - Tổng vốn đầu tư . Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án ( trừ năm cuối): NCFt = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay. thanh lý TSCĐ) và giá trị thu hồi của TSLĐ ròng của dự án. * Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: Khi ngân hàng thẩm định tài chính dự án thì cán bộ thẩm định cần xem - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR > lãi suất ngân hàng. - Thu nhập hiện tại thuần NPV > 0. - Thời gian hoàn vốn không nên kéo dài quá 10 năm( trừ một số trường hợp đặc biệt có thể chấp nhận được). - Điểm hoà vốn trên doanh thu của dự án không nên vượt qua 70%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng, mỗi dự án đều có những đặc điểm và hoàn cảnh thực hiện riêng. Nếu ngân hàng chỉ sử dụng riêng lẻ một vài chỉ tiêu để thẩm định thì không thể đánh giá chính xác được hiệu quả của dự án đặc biệt là những dự án có NPV cao nhưng IRR lại thấp hơn lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của ngân hàng hay mức sinh lời trên vốn đầu tư bỏ ra lại thấp...Vì vậy ngân hàng nên lựa chọn và kết hợp một số chỉ tiêu tài chính thích hợp để đánh giá dự án. * Đánh giá khấu hao và khả năng trả nợ của dự án: Điều ngân hàng đặt lên qua tâm hàng đầu khi thẩm định tài chính của dự án là ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu nợ gốc và lãi mỗi năm? nguồn trả nợ được lấy từ đâu? sau bao lâu thì ngân hàng thu hồi đủ vốn đã đầu tư? Nguồn trả nợ của dự án = % Khấu hao TSCĐ trích lại để trả nợ + % Lợi nhuận sau thuế hàng năm trích để trả nợ + Nguồn khác Trong cơ cấu nguồn trả nợ của dự án, ngân hàng cần quan tâm đến hai nguồn tài chính quan trọng của dự án là khấu hao TSCĐ và lợi nhuận sau thuế. Khấu hao TSCĐ: Đây là nguồn trả nợ quan trọng nhất từ dự án, tuy nhiên việc tính khấu hao phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động và vòng đời của dự án.. Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ, chủ dự án thường lựa chọn phương pháp tính khấu hao nhanh( khấu hao luỹ thoái, khấu hao theo tỷ lệ giảm dần...) để tăng nguồn trả nợ, rút ngắn thời gian trả nợ, tăng chi phí để giảm thuế thu nhập phải nộp hàng năm. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng phương pháp và tỷ lệ tính khấu hao TSCĐ theo đúng chế độ kế toán để đảm bảo thu hồi vốn của chủ đầu tư cũng như đảm bảo khả năng sinh lời và trả nợ của dự án. Lợi nhuận sau thuế: Thông thường ngân hàng tính trích 30 đến 50% lợi nhuận sau thuế của dự án để hình thành nguồn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên trong những năm đầu tư hoạt động của dự án thì ngân hàng thường chỉ tính trích % Khấu hao TCSĐ hàng năm để trả nợ ngân hàng vì trong những năm đầu tư hoạt động của dự án, lợi nhuận thường rất nhỏ thậm chí là thua lỗ. Sau khi tính được nguồn trả nợ cho dự án thì ngân hàng lập bảng cân đối trả nợ trung_dài hạn ngân hàng theo mẫu sau: STT Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 ... ... Năm n 1 Nguồn trả nợ: - %Khấu hao cơ bản. - %Lợi nhuận sau thuế. - Nguồn bổ sung 2 Dự kiến trả nợ hàng năm. 3 Cân đối 3.2.3.3. Tăng cường phân tích độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án nhằm kiểm tra mức độ nhạy cảm của các chỉ tiêu tài chính với sự biến động của một số yếu tố. Phân tích độ nhạy cho phép xác định mức độ quan trọng của các yếu tố( nguồn rủi ro) và các chiều hướng tác động của các yếu tố đó đến kết quả dự án. Ngân hàng cần luôn giả thiết các yếu tố, tình huống có khả năng tác động đến dự án trong tương lai như: chi phí nguyên vật liêu tăng, doanh thu nhỏ hơn dự kiến, thay đổi lãi suất chiết khấu, lạm phát, chính sách thuế cua nhà nước, tỷ giá... để tính toán độ nhạy cảm của các chỉ tiêu tài chính với các yếu tố. Nếu dự án vẫn có hiệu quả khi các biến động đó xảy ra và các biến số trong phân tích có dấu hiệu ít ảnh hưởng đến lợi ích của dự án thì nó được đánh giá là có tính khả thi vững chắc và có độ an toàn cao. Ngược lại cần xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất giải pháp, có kiến nghị nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro hoặc từ chối dự án. Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như giảm tỷ lệ vay vốn của ngân hàng trong dự án, yêu cầu lãi suất cao hơn. Ngân hàng cần biết đây là phương pháp rất phổ biến hiện nay và nó đóng vai trò rất quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án. 3.2.4. Những giải pháp hỗ trợ về thẩm định. * Lập quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định. Cho đến nay, rất ít ngân hàng có các khoản chi phí trợ giúp cho quá trình thẩm định. Bởi các ngân hàng chưa tính đến việc bỏ chi phí thu thạp thêm những thông tin có giá trị, nguồn thông tin mà ngân hàng có đều là sẵn có hoặc do khách hàng cung cấp, do nhà nước quy định hay chỉ tiêu kỹ thuật của ngành, do kinh nghiệm đúc rút được... Bản thân các cán bộ làm công tác thẩm định cũng nhận thấy sự cần thiết của các khoản chi phí hỗ trợ cho công tác trong quá trình thẩm định như: những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, đi thực tế tại các doanh nghiệp, kiểm tra liên tục trong quá trình giải ngân và xem xét doanh nghiệp sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay không. Do vậy rất cần thiết cho chi nhánh là lập một quỹ riêng gọi là quỹ hỗ trợ thẩm định. Quỹ này hoạt động với mục đích hỗ trợ các chi phí trong quá trình thẩm định tài chính dự án. Nó góp phần làm giảm bớt khó khăn cho cán bộ khi tiến hành thẩm định, tạo điều kiện cho quá trình thẩm định thuận lợi hơn. Để làm được việc này có thể làm theo các cách sau: hoặc là chi một khoản kinh phí nhất định cho mỗi dự án khả thi hoặc chi theo phần trăm khi món vay được thực hiện. Những chi phí này trước mắt có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng, song xét về lâu dài đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án. * Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá dự án đầu tư. Công việc thẩm định dự án không chỉ đơn thuần là việc thẩm định các phương diện của dự án và cho vay mà nó còn bao hàm những việc như: theo dõi, giải quyết những vưỡng mắc trong quá trình cho vay. Cán bộ thẩm định nên thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án, so sánh với các ý kiến thẩm định trước đó, rút ra những thành công và bất hợp lý trong quá trình thẩm định. Các bài học qua các dự án điển hình sẽ là cơ sở đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm cho những dự án sau. Đồng thời thông qua cán bọ thẩm định có thể nâng cao trình độ thẩm định của mình. Chi nhánh nên thường xuyên kiểm soát tiến độ bỏ vốn đầu tư, xem xét vòng luân chuyển vốn đầu tư cho từng giai đoạn, từng hạng mục...Từ đó có những biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn, đồng thời kiểm soát được chủ đầu tư có sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. 3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án: Nhằm thực hiện tốt quá trình chuyên môn hoá hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng nên quan tâm hàng đầu tới nhóm giải pháp về tổ chức điều hành. Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng. Các dự án được đưa đến NH có quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Vì vậy, việc phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế, trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư; thực hiện chuyên môn hoá trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng và bản thân nghiệp vụ thẩm định cũng cần được chuyên môn hoá theo ngành, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống của ngân hàng nhằm phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Cần có sự kết hợp giữa Ngân hàng Trung ương và các chi nhánh của từng ngân hàng. Ngân hàng Trung ương sẽ là nơi chỉ đạo toàn bộ hoạt động về nghiệp vụ thẩm định, ra các văn bản pháp lý trong hệ thống ngân hàng và trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định nói chung. Ở các chi nhánh thì nên thành lập tổ thẩm định trực thuộc phòng tín dụng hoặc tách thành một phòng, ban riêng. 3.3. Một số kiến nghị để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Ba Đình. Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, em xin đề xuất một số ý kiến sau: 3.3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. - Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. - Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. - Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. 3.3.2. Đối với NHNN - NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. - Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định. 3.3.3 Đối với chủ đầu tư. - Để giúp cho ngân hàng có thể nâng cao chất lượng thẩm định dự án, có quyết định chính xác trong việc cho vay theo dự án, tránh trương hợp từ chối không cho vay những dự án có hiệu quả thì các doanh nghiệp xin vay vốn phải cung cấp đầy đủ cho ngân hàng những tài liệu cần thiết đúng như quy định, những tài liệu này phải chính xác, trung thực, tránh tình trạng sửa đổi số liệu. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp vì khi đánh giá dự án ngân hàng sẽ không thấy được những rủi ro từ dự án. - Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án. - Các chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt. KẾT LUẬN Cùng với xu hướng của nền kinh tế thì các quan hệ tín dụng ngày càng phát triển đó giúp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để hoạt động tín dụng ngày càng tốt thì việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đóng một vai trò quan trọng, đây là một công việc phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, chủ thể. Cho nên nó đòi hỏi một sự nghiên cứu sâu sắc và có những giải pháp đồng bộ với sự quyết tâm nỗ lực thực hiện từ nhiều phía. Thẩm định tài chính dự án cũng chỉ là một trong những nội dung cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi ra quyết định cho vay. Song trong giới hạn về thời gian và phạm vị chi phí, chuyên đề đã thực hiện các công việc sau: 1. Đã nêu khái quát hoạt động cơ bản của NHCTBĐ trong cơ chế thị trường. Nêu ra sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án. Hệ thống hóa những chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong thẩm định tài chính dự án và đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng. 2. Xem xét thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHCTBĐ, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân dẫn tới các hạn chế đó. 3. Đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án và đề xuất một số kiến nghị. Đấy là những nội dung rất rộng mà đề tài này chỉ xin tiếp cận đến khía cạnh. Những giải phải và kiến nghị đưa ra chỉ là những đóng góp nhỏ vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng công thương Ba Đình. Em xin nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các cán bộ Ngân hàng. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Đàm Văn Huệ đã hướng dẫn giúp đỡ em tận tình chu đáo trong quá trình viết chuyên đề và chị Đào Thị Chinh, cán bộ tín dụng phòng khách hàng một, đó tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại chi nhánh để em có thể hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-/ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Edward W. Reed và Ed ward K.Gill. 2-/ Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Đại học kinh tế quốc dân. 3-/ Phân tích và quản lý các dự án đầu tư. Nguyễn Ngọc Mai. 4-/ Quản trị dự án đầu tư. Nguyễn Xuân Thuỷ. 5-/ Phân tích kinh tế các dự án. SQUIRE. L. 6-/ Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài chính các số năm 2004, 2005, 2006. 7 -/ Báo cáo kinh nghiệm tại Hội nghị thẩm định dự án của các Ngân hàng thương mại. 8-/ Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ năm 2003, 2004, 2005. 9-/ Các hồ sơ thẩm định tai phòng khach hàng 1, NHCT BĐ. 10-/ Sổ tay tín dụng – NHCT BĐ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32762.doc
Tài liệu liên quan