Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Hà tây

Cho đến thời điểm hiện nay, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập, ngân hàng nhà nước đã ban hành những quy định mới để hướng hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế như quyết định 493/2005 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài môi trường thuận lợi, các ngân hàng cần phải nâng cao sức mạnh nội tại của mình thì mới có thể nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng không phải là vấn đề mới nhưng vẫn còn mang tính thời sự. Trong thời gian đi thực tập tại NHCT Hà Tây, được tìm hiểu thực tế, em đã viết về đề tài này. Với đề tài này đã giúp em tìm hiểu được rõ nét hơn về thế nào là chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến nó và tìm hiểu thực tế chất lượng tín dụng đối với DNNN cổ phần hoá tại Hội sở NHCT Hà tây, từ đó em đã đề ra một số giải pháp cho ngân hàng cũng như kiến nghị với nhà nước và các cơ quan liên quan. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dầu đã cố gắng, nhưng do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Duy Hào và các cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng doanh nghiệp – NHCT Hà Tây đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thấy: Hoạt động tín dụng năm 2004 có sự tăng trưởng đáng kể. Dư nợ tín dụng năm 2004 tăng 201653 triệu so với năm 2003, tỷ lệ tăng 47.1% so với năm 2003. Doanh số cho vay năm 2004 tăng 40261 triệu so với năm 2003, tỷ lệ tăng 8.2%; trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng rất lớn 26.1% còn doanh số cho vay trung dài hạn giảm 37%. Năm 2005 cũng có nét tương đồng giống năm 2004 ở chỗ doanh số cho vay trung dài hạn giảm rất nhiều đến 94.7%. Nguyên nhân trong 2 năm 2004 và 2005 tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn, tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ. Theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam tập trung tín dụng cho các ngành nghề có lợi thế thương mại, lợi thế so sánh cao, chỉ cho vay các dự án khả thi có hiệu quả, thu hồi các khoản nợ của các dự án kém hiệu quả… nên tại Hội sở NHCT Hà tây đã lựa chọn khách hàng để cho vay, chỉ cho vay các khách hàng kinh doanh có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng còn doanh số cho vay trung dài hạn giảm. Tại hội sở NHCT Hà tây do tỷ lệ cho vay trung dài hạn đã khá cao nên năm 2005 không nhận các dự án mới để đầu tư mà chỉ giải ngân các dự án đã ký hợp đồng tín dụng từ những năm trước đây như dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Ngang. Năm 2005 quy mô tín dụng tại Hội sở NHCT Hà tây giảm so với năm 2004 cả về doanh số cho vay và dư nợ cuối kỳ. Dư nợ năm 2005 giảm so với năm 2004 là 66177 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10.5%, trong đó dư nợ trung dài hạn giảm 6.7%. Nguyên nhân sang năm 2005 các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, có khách hàng tiếp tục cho vay nhưng có khách hàng không đủ điều kiện thì ngân hàng không cho vay tiếp. Ngân hàng đã áp dụng biện pháp quản lý luồng tiền bằng cách yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại NHCT Hà Tây và ký hợp đồng chuyển doanh thu vào tài khoản đó; chỉ cho vay những khách hàng đó. Dư nợ cho vay trung dài hạn giảm phù hợp với chỉ đạo của NHCT Việt Nam và phù hợp với xu hướng hiện nay. Dư nợ quá hạn đến 31/12/2005 tại Hội sở NHCT Hà Tây là 970 triệu, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0.18%. Đây là nợ quá hạn thời điểm do nguồn thanh toán cuối năm chuyển từ kho bạc về chậm. Đến 5/01/2006, ngân hàng đã thu đủ cả gốc và lãi khoản nợ quá hạn này. 2.2.3.2 Tình hình cho vay đối với loại hình doanh nghiệp. a. Dư nợ cho vay đối với DNNN, công ty cổ phần nhà nước 3 năm qua. Bảng 6: Dư nợ cho vay đối với DNNN, công ty cổ phần tại Hội sở NHCT Hà Tây. Đơn vị: Triệu đồng. Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004  +/-  %  +/- %  DNNN 358241 405416 259902 47175 13.2% -145514 -35.9% -NH 172144 185976 56980 13832 8.0% -128996 -69.4% -TDH 186097 219440 202922 33343 17.9% -16518 -7.5% CTy cổ phần 43796 117872 130067 74076 169.1% 12195 10.3% -NH 53222 71279 53222 18057 33.9% -TDH 43796 64650 58788 20854 47.6% -5862 -9.1% (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCT Hà Tây) Dựa vào bảng số liệu này ta có nhận xét sau: Năm 2004 quy mô tín dụng đối với DNNN và công ty cổ phần đều tăng trưởng so với năm 2003. Dư nợ tín dụng của DNNN tăng 13.2%, còn công ty cổ phần nhà nước tăng rất cao 169%. Sang năm 2005, dư nợ tín dụng đối với công ty cổ phần tiếp tục tăng trưởng 10.3% so với năm 2004, trong khi đó dư nợ tín dụng đối với DNNN giảm 35.9% so với năm 2004. Nguyên nhân do sang năm 2004 có thêm 5 DNNN chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, trong khi các công ty cổ phần đã chuyển đổi năm 2003 vẫn tiếp tục quan hệ tín dụng với ngân hàng - đều là những khách hàng truyền thống của ngân hàng, giao dịch thường xuyên với ngân hàng với khối lượng lớn. Sự giảm sút về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với DNNN năm 2005 phù hợp với toàn chi nhánh NHCT Hà tây (phân tích ở phần trên). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là năm 2005 tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp. Dịch cúm gia cầm đã làm thiệt hại lớn đến nền kinh tế, giá vàng tăng đột biến, chỉ số giá tiêu dùng tăng khá cao. Một số loại sản phẩm như: sắt thép, xi măng tăng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù Chính phủ đã có chính sách can thiệp giá thép, các công trình đã được phép tính giá thép mới nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn như: các công trình xây dựng đã hoàn thành bàn giao song chủ đầu tư lại chưa có vốn để thanh toán. Các doanh nghiệp xây lắp công trình giao thông, xây dựng cơ bản vốn thanh toán rất chậm. Quá trình thanh toán vốn còn quá nhiều phiền hà nên đã dẫn đến nợ phải thu của các doanh nghiệp lớn. Mà NHCT Hà Tây có rất nhiều khách hàng trong lĩnh vực này như công ty cổ phần giao thông Hà Tây, công ty công trình giao thông 116, công ty quản lý đường bộ 1 Hà Tây,… Ngân hàng đã giảm dư nợ cho vay với ngành xây dựng cơ bản, chỉ cho vay các công trình có nguồn vốn thanh toán chắc chắn. Cho vay trung dài hạn năm 2005 đối với cả hai loại hình doanh nghiệp đều giảm so với năm 2004 (Cho vay trung dài hạn năm 2005 giảm so với năm 2004 đối với DNNN là 7.5%, đối với công ty cổ phần là 9.1%). Điều này là phù hợp với chủ trương của NHCT Việt Nam giảm bớt cho vay trung dài hạn, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn. Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNN năm 2005 giảm 69.4%, trong khi đối với công ty cổ phần tăng 33.9%. Điều này cũng góp thêm cơ sở để khẳng định chỗ đứng của các công ty cổ phần, khẳng định hiệu quả của các công ty cổ phần đã tạo nên niềm tin, uy tín đối với ngân hàng. Đánh giá tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNN và công ty cổ phần nhà nước so với tổng dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Hội sở NHCT Hà tây. Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp tại hội sở NHCT Hà tây trong 3 năm qua. Nhìn vào 3 biểu đồ trên ta có thể nhận thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay của DNNN chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng có chiều hướng giảm dần qua các năm lần lượt là 84%, 64%, 46%. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với công ty cổ phần nhà nước cũng như đối với các loại hình doanh nghiệp khác (DN tư nhân, công ty cổ phần khác, công ty TNHH tư nhân, công ty có vốn nước ngoài) tăng đều qua 3 năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với công ty cổ phần nhà nước tăng trưởng qua 3 năm là 10%, 19%, 23%. Từ đây ta có thể đưa ra kết luận, DNNN hiện nay vẫn là khách hàng lớn của ngân hàng, nhưng xu hướng sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng đối với DNNN mà tăng tỷ trọng quy mô tín dụng đối với các công ty cổ phần nhà nước, các loại hình doanh nghiệp khác. Xu hướng này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Dòng chảy của vốn ngân hàng sẽ được rót vào những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo. Để đánh giá thêm độ an toàn tín dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp, sẽ đánh giá dư nợ tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm năm 2005. Bảng 7: Dư nợ tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm đối với doanh nghiệp tại Hội sở NHCT Hà Tây năm 2005 Đơn vị: Triệu đồng. DN ngắn hạn DN trung dài hạn DN không có bảo đảm DN có bảo đảm Tổng dư nợ DN không có bảo đảm DN có bảo đảm Tổng dư nợ DNNN 45811 11169 56980 48257 154665 202922 Cty cổ phần Ngân hàng 71279 71279 58788 58788 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCT Hà Tây) Dựa vào đây ta có thể nhận thấy, dư nợ trung dài hạn chủ yếu là dư nợ có bảo đảm, tỷ lệ dư nợ có bảo đảm trong trung dài hạn đối với DNNN là 76%, đối với công ty cổ phần nhà nước là 100%. Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm cao như vậy sẽ là cơ sở để đảm bảo an toàn tín dụng hơn cũng là điều kiện buộc các doanh nghiệp phải làm ăn hiệu quả hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với DNNN thấp hơn là do năm 2005 tổng công ty Sông Đà - khách hàng truyền thống của ngân hàng có dự án trung dài hạn “Thuỷ điện Cần Đơn” với khối lượng vốn tín dụng trên 120 tỷ rất lớn được vay không có bảo đảm vì đây là một công trình quốc gia nên đảm bảo nguồn thanh toán chắc chắn từ Chính phủ nếu xẩy ra rủi ro, chứng tỏ vẫn còn hiện tượng Nhà nước ‘bà mẹ đỡ đầu’ cho các DNNN trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại nhà nước. Đối với cho vay ngắn hạn, tỷ lệ dư nợ có đảm bảo thấp hơn so với cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dư nợ có bảo đảm trong cho vay ngắn hạn đối với DNNN là 19.6%, đối với công ty cổ phần nhà nước là 0%. Tỷ lệ này thấp là do cán bộ tín dụng áp dụng biện pháp quản lý luồng tiền thanh toán của khách hàng để thu hồi nợ và cho vay ngắn hạn chỉ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp, vòng quay của vốn là ngắn. b. Doanh số cho vay đối với DNNN và công ty cổ phần nhà nước. Bảng 8: Doanh số cho vay đối với DNNN và công ty cổ phần nhà nước tại Hội sở NHCT Hà Tây. Đơn vị: Triệu đồng. Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004  +/-  %  +/- %  DNNN 441267 315958 134465 -125309 -28.4% -181493 -57.4% -NH 340466 271770 134465 -68696 -20.2% -137305 -50.5% -TDH 100801 44188 0 -56613 -56.2% -44188 -100.0% CTy cổ phần 32576 162700 119470 130124 399.4% -43230 -26.6% -NH 1400 135033 116241 133633 9545.2% -18792 -13.9% -TDH 31176 27667 3229 -3509 -11.3% -24438 -88.3% (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCT Hà Tây) Căn cứ vào bảng 8 có thể rút ra nhận định sau: Doanh số cho vay đối với DNNN giảm qua các năm, năm 2004 giảm 125.309 triệu đồng so với năm 2003, tỷ lệ giảm 20.2%; năm 2005 giảm 181.493 triệu đồng so với năm 2004, tỷ lệ giảm 50.5%. Trong đó doanh số cho vay trung dài hạn giảm rất nhiều năm 2004 giảm 56.2% so với năm 2003, năm 2005 giảm 100% so với năm 2004. Sự sụt giảm này hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của NHCT Việt Nam và xu hướng hiện nay giảm tỷ trọng cho vay quốc doanh như đã phân tích ở phần trên. Doanh số cho vay đối với công ty cổ phần năm 2004 tăng 130124 triệu đồng so với năm 2003, tỷ lệ tăng 399.4%. Sự tăng trưởng về quy mô tín dụng đối với công ty cổ phần đã góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHCT Hà Tây. Năm 2005 thì ngược lại, doanh số cho vay giảm 43.230 triệu đồng, tỷ lệ giảm 26.6% so với năm 2004. Nhưng mức giảm về doanh số cho vay đối với công ty cổ phần nhà nước ít hơn so với DNNN. Điều này là do hoạt động tín dụng năm 2005 chững lại so với năm 2004. Xu hướng doanh số cho vay đối với DNNN giảm xuống nhưng thị phần của DNNN trong hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Biểu đồ 5: Cơ cấu doanh số cho vay đối với từng loại hình doanh nghiệp tại Hội sở NHCT Hà Tây. Dựa vào biểu đồ này thấy rõ, DNNN vẫn là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, nhưng mấy năm nay tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống từ 90% năm 2003 đến 40% năm 2005. Tỷ trọng về doanh số cho vay đối với công ty cổ phần nhà nước và doanh nghiệp khác đang tăng lên. Tỷ trọng cho vay đối với công ty cổ phần nhà nước từ 7% năm 2003 tăng lên 31% năm 2004, đến năm 2005 tỷ trọng đó là 35%. Tỷ trọng cho vay DNNN giảm xuống trong khi tỷ trọng cho vay công ty cổ phần nhà nước tăng lên là do: Về số lượng, các DNNN tiến hành cổ phần hoá nên số lượng DNNN giảm xuống và đương nhiên số lượng các công ty cổ phần tăng lên và tiếp tục quan hệ tín dụng với ngân hàng nên cho vay đối với công ty cổ phần nhà nước tăng lên; Về chất lượng, các DNNN sau cổ phần hoá sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và có sự tăng trưởng về lợi nhuận nên được ngân hàng xem xét và mở rộng đầu tư hạn mức tín dụng. Chẳng hạn như công ty cổ phần que hàn Việt Đức trước cổ phần hoá hạn mức tín dụng là 8 tỷ, sau cổ phần hoá vào năm 2004 hạn mức tín dụng tăng lên là 14 tỷ; công ty cổ phần bao bì song đà - hạn mức tín dụng cũng tăng từ 5 tỷ lên 20 tỷ; cổ phần dược phẩm Hà Tây… Điều này đã góp phần khẳng định có sự tăng trưởng tín dụng đối với các DNNN sau khi cổ phần hoá tại Hội sở NHCT Hà Tây. 2.2.4 Tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Hội sở NHCT Hà Tây. Đi đôi với công tác đầu tư vốn, NHCT Hà Tây đã chú trọng đến công tác thu nợ. Bảng 9: Doanh số thu nợ đối với DNNN, công ty cổ phần nhà nước tại Hội sở NHCT Hà Tây. Đơn vị: Triệu đồng. Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004  +/-  %  +/- %  DNNN 388540 223875 279879 -164665 -42.4% 56004 25.0% -NH 327141 211811 263461 -115330 -35.3% 51650 24.4% -TDH 61399 12064 16418 -49335 -80.4% 4354 36.1% CTy cổ phần 21505 133542 116975 112037 521.0% -16567 -12.4% -NH 18572 127938 108184 109366 588.9% -19754 -15.4% -TDH 2933 5604 8791 2671 91.1% 3187 56.9% (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCT Hà Tây) Dựa vào bảng 9 nhận thấy: Doanh số thu nợ đối với DNNN năm 2004 giảm 164.665 triệu đồng so với năm 2003, tỷ lệ giảm 42.4%, trong đó doanh số thu nợ trung dài hạn giảm nhiều hơn 80.4%. Ngược lại, doanh số thu nợ đối với công ty cổ phần lại tăng lên rất nhiều năm 2004 tăng đến 521% so với năm 2003, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn tăng đến 588.9%. Điều này được lý giải là do sang năm 2004 có thêm 5 DNNN cổ phần hoá nên số DNNN giảm xuống, công ty cổ phần nhà nước tăng lên; các công ty cổ phần nhận lại nợ sau đó mới tiến hành trả nợ cho ngân hàng. Năm 2005 doanh số thu nợ tín dụng trung dài hạn tăng lên đối với cả hai loại hình doanh nghiệp này. Điều này chứng tỏ ngân hàng quản lý tốt tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệp, không có tình trạng thất thoát vốn. 2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng. 2.3.1 Những kết quả đạt được. Công tác đầu tư tín dụng tại Hội sở chính ngân hàng Công thương Hà Tây trong ba năm gần đây đã đạt được kết quả tốt và chất lượng tín dụng đối với các DNNN cổ phần hoá nói riêng là hiệu quả: + Đầu tư tín dụng theo phương châm “An toàn hiệu quả”, sàng lọc cho vay các khách hàng làm ăn có hiệu quả, cương quyết thu nợ các khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, không đủ điều kiện vay vốn. + Phân tích tình hình tài chính đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng Công thương Hà tây có dư nợ trên 1 tỷ đồng, phân tích đảm bảo nợ theo quy định. + Thực hiện phân tích, chấm điểm xếp loại các doanh nghiệp theo sổ tay tín dụng. + Tăng dư nợ tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. + Tăng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Đối với các DNNN cổ phần hoá, Ngân hàng Công thương Hà Tây đã thực hiện đúng quy trình xử lý mà NHCT Việt Nam hướng dẫn, tất cả các đơn vị khi tiến hành cổ phần hoá đều xử lý nợ theo cách là công ty cổ phần tiếp nhận lại nợ, vì vậy đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng. Sau khi chuyển đổi sở hữu, các đơn vị tiếp tục có quan hệ với ngân hàng, đó cũng chính là các khách hàng truyền thống của ngân hàng. Ngân hàng tiếp tục cung ứng vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy có sự tăng trưởng về quy mô tín dụng, đồng nghĩa với việc thu nhập của ngân hàng tăng lên. 2.3.2 Những vướng mắc của ngân hàng khi xử lý nợ đối với DNNN cổ phần hoá và nguyên nhân. Đối với chi nhánh NHCT Hà Tây không bị mất vốn khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Tuy nhiên những chi nhánh khác còn có những vướng mắc trong việc xử lý nợ của DNNN khi thực hiện cổ phần hoá mà NHCT Hà Tây cũng cần phải tránh bởi tiến trình cổ phần hoá đang diễn ra: Theo nghị định 69/2002/NĐ-CP và thông tư 05/2003/TT-NHNN thì đối với các DNNN có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán nợ quá hạn, tổng giám đốc ngân hàng thương mại nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được giãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định chuyển đổi trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Trong trường hợp doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay chưa trả ngân hàng với mức không vượt quá số lãi còn lại. Tuy nhiên cả nghị định 69 và thông tư 05 ở trên đều không quy định rõ những tiêu chí và điều kiện về khoanh, giãn nợ cho các doanh nghiệp này. Do vậy, ngân hàng không có cơ sở pháp lý để xác định DNNN nào đủ điều kiện được khoanh nợ và DNNN nào đủ điều kiện được giãn nợ. Mặt khác, khi tiến hành khoanh nợ cho khách hàng, ngân hàng lại không được trích lập dự phòng vào chi phí hoạt động kinh doanh nghiệp những khoản công nợ được khoanh này, sẽ không có nguồn để xử lý khi hết thời hạn khoanh nợ doanh nghiệp không trả được nợ. Khi đó cũng không có cơ sở vững chắc để đảm bảo doanh nghiệp sẽ trả được nợ khi hết thời hạn khoanh nợ. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ bị mất vốn. Các DNNN không trả được nợ ngân hàng thường là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tình hình tài chính không lành mạnh. Nhưng theo quy định tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC, các ngân hàng thương mại không là thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp, cho nên các ngân hàng thương mại, với tư cách là chủ nợ lại thiếu thông tin, bị động trong việc xem xét cho vay và thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện sắp xếp lại, nguy cơ khó thu hồi nợ hoặc mất vốn đối với ngân hàng thương mại tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều DNNN cố tình không thông báo phương án sắp xếp, tổ chức lại để trốn tránh trách nhiệm trả nợ hoặc một số Ban chỉ đạo cổ phần hoá đã loại trừ khoản nợ vay của NHTM ra khỏi giá trị của DN khi xác định giá trị DN để cổ phần hoá, nên DN mới đã không kế thừa khoản nợ cũ của DNNN cổ phần hoá. Hơn nữa trong thời gian qua công tác định giá doanh nghiệp không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp nên ngân hàng cũng không mặn mà gì việc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần. Mặt khác, việc góp vốn mua cổ phần của ngân hàng so với vốn điều lệ của doanh nghiệp đó tối đa không vượt quá 11% (theo quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5). Giải pháp thứ ba để xử lý nợ là bán các khoản nợ này cho các tổ chức mua bán nợ. Những khoản DNNN nợ ngân hàng không trả được thường là những khoản nợ xấu, nên không dễ dàng gì ngân hàng có thể bán các khoản nợ này cho các tổ chức mua bán nợ. Trong khi đó, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ tài chính được thành lập từ tháng 6/2003 với vốn điều lệ 2000 tỷ đồng, khó đáp ứng nhu cầu cần xử lý nợ khổng lồ của DNNN. Tổ chức xử lý nợ quốc gia của Việt Nam hoạt động vừa nhằm lành mạnh hoá tài chính thúc đẩy cổ phần hoá DNNN, vừa theo cơ chế hạch toán kinh doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo toàn vốn theo yêu cầu của cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho DNNN, tổ chức xử lý nợ quốc gia phải cân nhắc để tránh gặp rủi ro mất vốn do mua và xử lý nợ. Chính điểm này đã gây trở ngại trong việc xử lý nợ đối với các DNNN cổ phần hoá. Hiện nay, trên thực tế phát sinh trường hợp DNNN đã cổ phần hoá đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp con dấu mang tên doanh nghiệp mới và doanh nghiệp chưa làm xong thủ tục chuyển sang tên doanh nghiệp mới trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, nhưng hiện chưa có quy định về giá trị pháp lý đối với các hợp đồng dân sự, kinh tế phát sinh trong khoảng thời gian nói trên. Do đó, các hợp đồng tín dụng ký kết giữa doanh nghiệp mới với ngân hàng thương mại không thực hiện được đã gây ách tác hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mới. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng rất khó khăn trong việc theo dõi các khoản nợ cũ của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá. Thời gian thực hiện cổ phần hoá DNNN thường kéo dài, có thể đến 2 năm. Vì vậy, ngân hàng rất khó xác định khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong và sau chuyển đổi sở hữu, từ đó đã ảnh hưởng đến việc xem xét cho vay mới và thu hồi nợ cũ. Nảy sinh những vướng mắc trên là xuất phát từ các nguyên nhân sau: Hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, gây bất lợi cho ngân hàng và chưa có chỉ đạo sát sườn cho việc xử lý nợ như thông tư 126/2004, thông tư 05/2003, … Xuất phát từ nhân tố khách hàng, thiếu trung thực do khả năng quản lý yếu kém cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt,… Một phần nguyên nhân nữa là xuất phát từ nội lực của ngân hàng chưa đủ mạnh: trình độ cán bộ tín dụng chưa cao và tình trạng quá tải, cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm vai trò của cả kỹ sư xây dựng,…(thực trạng chung của ngành ngân hàng Việt Nam) dẫn đến chất lượng thẩm định dự án chưa cao, … CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY. 3.1 Định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng công thương Hà Tây và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng công thương Hà Tây. Căn cứ vào định hướng phát triển xã hội của đất nước và của địa phương, định hướng phát triển và hoạt động của Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng Công thương Hà tây đã đề ra phương hướng cho hoạt động tín dụng “Đầu tư tín dụng phải đảm bảo an toàn, phải làm chủ được tình hình tài chính của đơn vị trong quá trình thẩm định đầu tư và cho vay, tăng dư nợ trong tầm kiểm soát của Chi nhánh”. Mục tiêu được triển khai cụ thể là: Tổng dư nợ đầu tư và cho vay tăng 13% so với năm 2005 Đầu tư cho DNNN chiếm 44%/tổng dư nợ cho vay Đầu tư trung, dài hạn chiếm 40%/tổng dư nợ cho vay Đầu tư có bảo đảm chiếm 56%/tổng dư nợ cho vay Đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tây tăng 25% Triển khai mục tiêu đó, phòng khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng Công thương Hà Tây đã đề ra mục tiêu: Năm 2006 tổng doanh số cho vay dự kiến là 650 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 55% tổng doanh số cho vay. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên, phòng khách hàng doanh nghiệp đã đề ra những biện pháp cụ thể sau: + Chọn lọc khách hàng làm ăn thực sự có hiệu quả trên cơ sở phân tích xếp loại doanh nghiệp từ đó có hướng đầu tư vốn đúng mức, đảm bảo an toàn hiệu quả. Tập trung đầu tư vốn đối với các khách hàng, các sản phẩm, các ngành hàng có sức cạnh tranh cao, các khách hàng có vốn tự có lớn. + Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra thực tế tại các công trình đang thi công, kiểm tra tài sản thế chấp. + Thực hiện tốt công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích đảm bảo nợ theo kỳ. Quá trình thẩm định dự án phương án ngoài việc phân tích tài chính phải phân tích các chính sách của nhà nước, ngành hàng, thị trường. + Phân loại chính xác từng khách hàng để quyết định cho vay hạn mức hay cho vay từng lần. Các đơn vị xây dựng cơ bản phải chuyển sang cho vay từng công trình, từng dự án. + Tiến hành phân tích đáng giá từng khoản nợ, gia hạn nợ để tập trung đồng bộ các biện pháp thu nợ có hiệu quả, kiên quyết không để nợ quá hạn khó đòi phát sinh. + Nắm bắt kịp thời tiến trình cổ phần hoá của doanh nghiệp. Thực hiện chuyển nợ kịp thời từ các doanh nghiệp sang công ty cổ phần khi các công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động. 3.1.2 Định hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX chuẩn bị trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, đề phòng và khắc phục những lệch lạc tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá… Thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước”. Theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2006, cả nước phải sắp xếp 900 DNNN, trong đó cổ phần hoá khoảng 600 doanh nghiệp để đến cuối năm 2006 cả nước có khoảng 1800 doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn, 900 doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối, 700 doanh nghiệp nhà nước không giữ cổ phần chi phối và khoảng 500 công ty cổ phần mới thành lập có đầu tư vốn của Nhà nước, có 8 tập đoàn và 93 tổng công ty nhà nước. Vì vậy, có thể nói, năm 2006 là năm mở đầu chặng đường cuối khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại toàn bộ số DNNN còn lại đang vận hành theo mô hình cũ. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN cổ phần hoá. 3.2.1 Giải pháp cụ thể đối với doanh nghiệp. 3.2.1.1 Giải pháp đối với các DNNN trước khi cổ phần hoá. Ngân hàng chủ động tiếp cận các doanh nghiệp để nắm chắc tiến trình cổ phần hoá. Ngay từ bước đầu tiên khi doanh nghiệp có quyết định thực hiện phương án chuyển đổi, thành lập ban đổi mới doanh nghiệp. Ngân hàng thiết lập quan hệ và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan ra quyết định chuyển đổi (Bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước). Rà soát danh sách các DNNN đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thuộc đối tượng chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nắm vững kế hoạch thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp. Khi đó ngân hàng phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về những việc doanh nghiệp và ngân hàng cần làm khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Ngân hàng cùng với doanh nghiệp thỏa thuận về cách xử lý các khoản nợ vay, tài trợ thương mại. Trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán hết nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trước khi cổ phần hoá, ngân hàng có văn bản đề nghị cơ quan ra quyết định chuyển đổi DNNN, cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp sau chuyển đổi thực hiện nghĩa vụ trả mà doanh nghiệp trước đó đã thiết lập với ngân hàng. Ngân hàng phải nắm vững quá trình vận động của tiền vay, các hình thái tài sản của tiền vay tại từng thời điểm, đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng tiền ngân hàng không đúng mục đích cam kết. Đề nghị và cùng phối hợp với doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hiện có của doanh nghiệp để tăng cường trách nhiệm kế thừa nợ của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Phát triển sản phẩm trọn gói để tăng cường thu thập thông tin và quản lý khách hàng. Khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản, dịch vụ thanh toán… Tư vấn cho những doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá lựa chọn công ty chứng khoán công thương IBS làm đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành. Khi IBS tham gia vào quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp có thể đảm bảo phần nợ vay của ngân hàng không bị loại khỏi giá trị doanh nghiệp. 3.2.1.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá. Trong khoảng thời gian từ khi có Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp (ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) đến khi có Quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần, phát hiện sớm những yếu tố có thể làm giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (kinh doanh thua lỗ, hàng hoá chậm luân chuyển, ứ đọng,…) khiến doanh nghiệp buộc phải chuyển sang hình thức bán hoặc phá sản theo quy định tại khoản 2 điều 25 nghị định 187/2004, ngân hàng cần phải thận trọng khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, phải có biện pháp ứng phó kịp thời đảm bảo an toàn vốn vay. Khi doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần: Ngân hàng nên tư vấn cho doanh nghiệp tiền bán cổ phiếu nộp vào ngân hàng để giúp cho doanh nghiệp (vì nếu nộp vào kho bạc nhà nước khó lấy ra khi cần để phục vụ sản xuất kinh doanh) vừa để giúp ngân hàng huy động thêm được vốn. 3.2.1.3 Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá. Ngân hàng phải nắm được danh sách khách hàng cổ đông, thời gian thực hiện đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc… để thấy được trình độ, năng lực quản lý của bộ máy điều hành mới, từ đó để có cơ chế đầu tư phù hợp. Từng bước thăm dò để quyết định tiếp tục đầu tư tín dụng hay thu hẹp tín dụng. + Đối với ban điều hành cũ thì không bị dán đoạn nhiều để tiếp cận quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể yên tâm tiếp tục đầu tư vốn theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành. + Đối với ban điều hành mới, Ngân hàng phải thăm dò đánh giá trình độ, năng lực quản lý để quyết định tiếp tục đầu tư tín dụng hay thu hẹp tín dụng. Theo quyết định của Bộ tài chính sau khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp phải thực hiện bàn giao tài chính: + Nếu đơn vị thực hiện bàn giao tài chính chậm, có nghĩa là tình hình tài chính có vấn đề, Ngân hàng cần thận trọng trong việc đầu tư, đôn đốc khách hàng thực hiện bàn giao tài chính và tập trung thu nợ. + Với các tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng, yêu cầu đơn vị thực hiện chuyển đổi sở hữu và nộp vào Ngân hàng. Sau cổ phần hoá, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh tốt hơn, rất nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh nghiệp và điều đố đồng nghĩa với nhu cầu vốn ngày càng lớn. Và trong bối cảnh hiện nay tốc độ cổ phần hoá ngày càng tăng, đây sẽ là một khoảng trống thị trường rất tốt để các ngân hàng thương mại nhà nước có thể khai thác thị trường trên nền tảng đã sẵn có mối quan hệ tín dụng với các DNNN trước đó. Ngân hàng Công thương Hà Tây có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình theo hướng cung cấp trọn gói như triển khai sản phẩm cho vay cổ phần hoá (cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá vay vốn để mua cổ phần khi đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng như DNNN có quyết định CPH, vốn điều lệ trên 5 tỉ đồng, kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất, tình hình tài chính lành mạnh, trên 50 lao động, tỉ lệ cổ tức dự kiến trên 10%/năm (sản phẩm này đã được ngân hàng cổ phần quân đội triển khai từ tháng 11/2004); ngoài nhu cầu về huy động vốn, ngân hàng có thể hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về quản trị và chiến lược kinh doanh thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án, hiệu quả của dự án (Trước cổ phần hoá doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng dưới hình thức tín chấp hoặc quan hệ bảo lãnh còn sau khi cổ phần hoá, quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đi vào bản chất của dự án kinh doanh); tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá…Với việc phát triển sản phẩm trọn gói để tham gia với doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hoá sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tức là chất lượng tín dụng tốt vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng và an toàn tín dụng. 3.2.2 Giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng từ nội lực của ngân hàng 3.2.2.1 Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đó trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuân thủ quy trình và thể lệ cho vay là cơ sở thu hồi nợ, đảm bảo lành mạnh về vốn đầu tư và sinh lợi. Có bốn giai đoạn chính trong tiến trình quản lý rủi ro tín dụng: - Khởi đầu cho đến khi giải ngân và mục tiêu kinh doanh được chấp nhận, rủi ro được xem xét khi lập hồ sơ tín dụng, tiến hành thẩm định và quyết định cho vay. - Giám sát khách hàng vay vốn và theo dõi trả nợ. - Thu hồi nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn đầu giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ. Bốn giai đoạn này đều dựa vào chính sách tín dụng, quy trình và thủ tục kiểm soát, vì vậy để đảm bảo chất lượng tín dụng tốt thì nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và đặc thù của NHCT. 3.2.2.2 Đổi mới hoạt động quản trị nhân sự. Đây là một nhu cầu hết sức cấp bách không chỉ riêng của NHCT Hà tây mà của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện mạng lưới kinh doanh ngày càng mở rộng và xu thế hội nhập đang đến gần. Đổi mới hoạt động quản trị nhân sự bao gồm: chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và chính sách đãi ngộ. Chính sách tuyển dụng: Đặc thù của ngành ngân hàng là có mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Vì vậy để cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được chính xác về khách hàng mà trong điều kiện Việt Nam hiện nay chưa có thể thực hiện chuyên môn hoá hoạt động tín dụng theo từng lĩnh vực ngành nghề thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về trình độ chuyên môn, hiểu biết về các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng thì trước hết ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để có thể thu hút được những người có trình độ và tư cách đạo đức tốt. Việc tuyển chọn phải dựa trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng: + Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ cơ bản. Cán bộ tín dụng phải được đào tạo kiến thức nghiệp vụ cơ bản về tín dụng ngân hàng một cách chính quy. Trong quá trình làm việc, phải có tinh thần học hỏi, nghiêm túc học tập nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức để phù hợp và đáp ứng được sự vận động, phát triển của xã hội. Ngoài kiến thức chuyên môn, cán bộ tín dụng còn phải nắm bắt rõ về hệ thống pháp luật, kiến thức xã hội,… + Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp. Đây sẽ là yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau nhiều hơn, làm cho khách hàng thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ. + Phải có đạo đức và bản lĩnh, trách nhiệm nghề nghiệp cao. Chính sách đào tạo: Một chính sách tuyển dụng hiệu quả phải đi kèm với một chính sách đào tạo đúng đắn. Trên cơ sở phân tích nhu cầu cần thiết cho công việc và trình độ hiện tại của đội ngũ cán bộ nhân viên, xác định ra nhu cầu đào tạo. Muốn vậy, trước hết ngân hàng phải rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng hiện tại đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức hay chưa để sàng lọc đội ngũ cán bộ và có kế hoạch đào tạo bổ trợ kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tín dụng. Đối với cán bộ tín dụng mới thì phải được đào tạo, hướng dẫn từ quy trình nghiệp vụ của ngân hàng đến các kỹ năng cần thiết. Ngân hàng phải thường xuyên mở các đợt tập huấn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng: + Nâng cao trình độ kỹ thuật của các ngành sản xuất mà ngân hàng đầu tư chủ yếu để có nhận xét, đánh giá đúng những dự án sản xuất, kinh doanh nghiệp. + Nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp luật nhất là bộ luật dân sự, luật đất đai, luật phá sản, luật doanh nghiệp thống nhất sắp sửa có hiệu lực, luật ngân hàng, …để trong thực hiện xử lý công việc chặt chẽ không để khách hàng lợi dụng. Có thể bằng cách mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm. Đối với các cán bộ chủ chốt nên đầu tư kinh phí và có chính sách đào tạo riêng. Họ cần phải được tham gia các khoa học về tài chính ngân hàng do các chuyên gia quốc tế đào tạo để chuẩn bị cho điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế đang đến gần. Bên cạnh đó hình thức đào tạo nội bộ, nghĩa là những cán bộ có kinh nghiệm trong ngân hàng tiến hành giảng dạy hay trao đổi và chia sẻ với những cán bộ công nhân viên khác của ngân hàng dưới hình thức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề cũng là một giải pháp thiết thực và ít tốn kém chi phí mà ngân hàng cần phát huy. Chính sách đãi ngộ: Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Một chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ thu hút và duy trì được đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi và tạo động lực làm việc cho họ. 3.2.2.3 Nâng cao công tác thu thập thông tin. Việc nắm bắt thông tin về khách hàng, và dự án vay vốn một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác có ý nghĩa mang tính chất quyết định đến hiệu quả chất lượng tín dụng. Vai trò của thông tin rất cần thiết trong tất cả các giai đoạn của quy trình tín dụng: Giai đoạn trước khi giải ngân: Cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích về khách hàng để có căn cứ cho phán quyết tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần phải thu thập thông tin đáp ứng các yêu cầu: - Yêu cầu khách hàng phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu theo quy định (hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, thông tin về đội ngũ quản lý doanh nghiệp, thông tin về tình hình kinh doanh và tình hình tài chính, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay,…) và tiến hành kiểm tra độ tin cậy của nguồn thông tin từ doanh nghiệp. - Thu thập thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHCT Việt Nam và trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước. Tuy nguồn này còn chưa đầy đủ nhưng một phần nào giúp nhận diện khách hàng xin vay, triển vọng ngành nghề kinh doanh nghiệp và giúp ngân hàng biết được quan hệ tín dụng của khách với ngân hàng khác. Giai đoạn giải ngân: - Đối với những hợp đồng tín dụng có thời gian giải ngân dài, cán bộ tín dụng phải nắm bắt các thông tin liên quan đến sự thay đổi của doanh nghiệp như biến động về mô hình tổ chức, nhân sự, sản xuất kinh doanh nghiệp, …; sự biến động của dự án như tiến độ giải phóng mặt bằng, sự biến động giá cả thị trường trong nước và trên thế giới. - Để giám sát việc sử dụng vốn hợp lý của khách hàng, ngân hàng tiến hành kiểm tra cơ sở pháp lý của hoá đơn, chứng từ, đối tượng trên các hoá đơn chứng từ so với đối tượng đề nghị rút vốn và số tiền giải ngân được ghi trên chứng từ rút tiền… Giai đoạn sau khi giải ngân: Ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay bằng cách: - Đôn đốc khách hàng gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo cần thiết phục vụ việc quản lý và giám sát khách hàng. - Cán bộ tín dụng phải tích cực xuống địa bàn của khách hàng để kiểm tra tình hình thực tế. 3.2.2.4 Nâng cao năng lực thẩm định các nhu cầu tín dụng. Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của tín dụng là có nên cho vay hay không và cho vay như thế nào. Để trả lời và đi đến quyết định cuối cùng, cần thiết phải nâng cao năng lực thẩm định trên các mặt: Uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, cụ thể là: thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng; thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục đích cần đạt là: tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên góc độ động cơ vay, sư liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ; thẩm định danh tiếng, uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu của khách hàng khác về khách hàng vay vốn. Hoàn thiện thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng. Trước khi một nhu cầu cho vay được đáp ứng, viêc đánh giá nguồn trả nợ là cần thiết, giải quyết cả ba vấn đề trong quan hệ tín dụng là giá cả, rủi ro và lòng tin. Với ba nguồn đươc xếp thứ tự tronh việc thẩm định cần làm là: + Nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản tín dụng, nó phụ thuộc vào chính khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn. Vì vậy cần phải thẩm định các yếu tố: Năng lực quản trị như sự gia tăng vốn tự có, lợi nhuận và sự gia tăng lợi nhuận; Các yếu tố chất lượng hàng hoá, địa điểm doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, chi phí là những yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. + Nguồn từ chính năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Được dùng khi dự án vay thực hiện không thành công, khi đó bản thân vốn nội sinh của doanh nghiệp với tư cách người đi vay là nguồn thu khác của ngân hàng. Khi đó cần phải thẩm định năng lực của khách hàng, tức là xem xét các chỉ số tài chính về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp, … + Nguồn thứ ba là từ tài sản bảo đảm. Để đảm bảo tài sản thế chấp này là nguồn thu sau cùng từ khách hàng, ngân hàng cần hoàn thiện thẩm định trên các giác độ sau: - Đánh gía tài sản phải đúng với giá trị thị trường. Đây là việc khó nên ngân hàng cần hợp tác với các tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá những tài sản nằm ngoài khả năng của ngân hàng. - Về mức vốn cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo phải được khống chế khác nhau với các loại tài sản khác nhau, tuỳ theo mức độ biến động của nó và sức cạnh tranh hiện tại, không quy định mức cố định 60%, 70%. 3.2.2.5 Tăng cường công tác Marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý. Nền kinh tế thị trường với cơ chế cạnh tranh khốc liệt buộc các ngân hàng phải tăng cường nội lực của mình và sử dụng các chính sách marketing để giành lợi thế. Ngân hàng phải nắm bắt được những khoảng trống của thị trường để khai thác và có những chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn với đặc thù của Hà tây là “mảnh đất trăm nghề”, các làng nghề truyền thống cũng đang có nhu cầu vay vốn rất nhiều NHCT Hà tây nên triển khai các sản phẩm để thu hút thêm đối tượng khách hàng này. 3.2.2.6 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát. - Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát. - Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát. - Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra. 3.3 Kiến nghị. 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, các Bộ, ngành và cơ quan liên quan Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNN cổ phần hoá, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, kịp thời sửa đổi những kẽ hở trong các văn bản luật và chỉ đạo sát sườn đối với việc xử lý nợ của các DNNN cổ phần hoá: Hiện tại các ngân hàng thương mại đã được phép thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC ngân hàng). Nhưng do thiếu cơ chế chính sách, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, vốn nhỏ nên không đạt được kết quả như mong muốn. Cũng như DATC đang còn hạn chế trong cơ chế hoạt động. Vì vậy chính phủ nên kết hợp với bộ tài chính, ngân hàng nhà nước triển khai thành lập AMC quốc gia với tư cách là công cụ của chính phủ có trách nhiệm xử lý nhanh và hiệu quả nợ tồn đọng với mục tiêu là lành mạnh hoá hệ thống tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và thúc đẩy cổ phần hoá DNNN trên cơ sở nguyên tắc thị trường để tối đa hoá giá trị thu hồi giảm bớt ghánh nặng cho Chính phủ. Thông tư 126/2004/TT-BTC và Nghị định 187/2004/NĐ-CP đang còn có những quy định gây bất lợi cho ngân hàng như thành phần của ban đổi mới doanh nghiệp không có ngân hàng thương mại cho vay mà chỉ có ngân hàng nhà nước tham gia việc xử lý nợ,... Vì vậy nhà nước cần sớm có những điều chỉnh để tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động xem xét việc giảm miễn lãi cho doanh nghiệp và bổ sung ngân hàng cho vay vào thành phần ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp. Thời gian thực hiện cổ phần hoá DNNN kéo dài sẽ gây trở ngại cho ngân hàng trong việc xem xét cho vay mới và quản lý nợ cũ. Vì vậy, Chính phủ cần bám sát chặt chẽ hơn nữa tiến trình cổ phần hoá, có văn bản yêu cầu các ngành hữu quan xúc tiến việc hoàn thiện nhanh hồ sơ pháp lý tài sản các doanh nghiệp chuyển đổi, chẳng hạn như sớm cấp con dấu cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã đăng ký kinh doanh, sang tên các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất,… Nên quy định kiểm toán hàng năm là điều kiện bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh, nó là cơ sở để phản ánh thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ góp phần quyết định chất lượng thẩm định hiệu quả dự án. Ngân hàng nhà nước triển khai các nghị định của chính phủ một cách chi tiết hơn như quy định cụ thể điều kiện để DNNN được khoanh nợ hay giãn nợ. Ngân hàng nhà nước phải có văn bản quy định về thủ tục pháp lý của các giao dịch trong khoảng thời gian doanh nghiệp sau chuyển đổi đã có đăng ký kinh doanh nhưng chưa có con dấu mới. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu cho phép ngân hàng và doanh nghiệp chuyển đổi ký lại hợp đồng bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm ngay khi doanh nghiệp sau chuyển đổi được cấp đăng ký kinh doanh và làm xong thủ tục đăng ký mẫu dấu. 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam. Mười tám năm qua ngân hàng công thương Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Với vai trò quản lý, NHCT Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng cần phải có những điều chỉnh để đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững: Sớm ban hành quy định về cho vay, tài trợ thương mại, và bảo đảm tiền vay theo hướng không phân biệt điều kiện tín dụng giữa DNNN và các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng cường công tác thông tin cho các Chi nhánh trong hệ thống, cung cấp thông tin chung về hoạt động của ngành, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Xây dựng chính sách lương thưởng, đãi ngộ phù hợp để khuyến khích người lao động. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm trong quá trình cho vay. 3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương. Để có thể nâng cao hiệu quả của ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng thì sự quan tâm của chính quyền địa phương là rất cần thiết. Chính quyền địa phương cụ thể là uỷ ban nhân dân tỉnh, sở kế hoạch đầu tư sẽ nắm rõ tình hình của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngân hàng cần tranh thủ được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh, sở kế hoạch đầu tư nên công bố danh sách các DNNN tiến hành cổ phần hoá cũng như tình hình hoạt động chung của các doanh nghiệp để ngân hàng có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. 3.3.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Để tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc xử lý nợ, doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá phải hợp tác tích cực với ngân hàng như xác định lại số dư nợ ở ngân hàng, đảm bảo trong quá trình định giá không loại bỏ vốn của ngân hàng... Để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá, không chỉ cần có sự điều chỉnh từ các cơ quan có chức năng mà ngay chính bản thân các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa: tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý doanh nghiệp về quyền cổ đông; trình tự, thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty tránh tình trạng làm chủ “hình thức” hoặc “sai lệch vị trí” của người lao động và cổ đổng thiểu số trong doanh nghiệp sau khi chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá; Nâng cao vai trò quản lý của hội đồng quản trị, cần tạo ra sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên trong hội đồng quản trị… Kết luận Cho đến thời điểm hiện nay, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập, ngân hàng nhà nước đã ban hành những quy định mới để hướng hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế như quyết định 493/2005 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, … góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài môi trường thuận lợi, các ngân hàng cần phải nâng cao sức mạnh nội tại của mình thì mới có thể nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng không phải là vấn đề mới nhưng vẫn còn mang tính thời sự. Trong thời gian đi thực tập tại NHCT Hà Tây, được tìm hiểu thực tế, em đã viết về đề tài này. Với đề tài này đã giúp em tìm hiểu được rõ nét hơn về thế nào là chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến nó và tìm hiểu thực tế chất lượng tín dụng đối với DNNN cổ phần hoá tại Hội sở NHCT Hà tây, từ đó em đã đề ra một số giải pháp cho ngân hàng cũng như kiến nghị với nhà nước và các cơ quan liên quan. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dầu đã cố gắng, nhưng do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Duy Hào và các cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng doanh nghiệp – NHCT Hà Tây đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình ngân hàng thương mại. Chủ biên: TS.Phan Thị Thu Hà. 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương 3. Tài liệu tham khảo luật kinh tế. Nguyễn Hữu Mạnh. 4. Quản trị ngân hàng thương mại. Peter Rose 5. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Những vấn đề lý luận và thực tiễn. 6. Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. 7. Tạp chí ngân hàng số 9/2003, số 7/2004, số 5/2005, số 7/2005 8. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 20, 21/2005 9. Tạp chí tài chính 8, 12/2005 10. Các văn bản pháp luật về cổ phần hoá. 11. Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 của NHCT Hà Tây. MỤC LỤC PHỤ LỤC 1. Phụ lục bảng biểu Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản của NHCT Hà Tây Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NHCT Hà Tây trong 3 năm 2003-2005 Bảng 3: Cơ cấu doanh số cho vay, dư nợ theo thành phần kinh tế tại NHCT Hà Tây 2003-2005 Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn theo thời gian tại NHCT Hà Tây Bảng 5: Dư nợ, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp năm 2003-2005 Bảng 6: Dư nợ cho vay đối với DNNN, công ty cổ phần tại Hội sở NHCT Hà Tây Bảng 7: Dư nợ tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm đối với doanh nghiệp tại Hội sở NHCT Hà Tây năm 2005 Bảng 8: Doanh số cho vay đối với DNNN và công ty cổ phần nhà nước tại Hội sở NHCT Hà Tây Bảng 9: Doanh số thu nợ đối với DNNN, công ty cổ phần nhà nước tại hội sở NHCT Hà Tây 2. Phụ lục biểu đồ Biểu đồ 1: Huy động vốn tại NHCT Hà Tây theo loại tiền Biểu đồ 2: Cho vay theo thành phần kinh tế tại NHCT Hà Tây 2003-2005 Biểu đồ 3: Thị phần hoạt động tín dụng của P.KHDN so với NHCT Hà Tây Biểu đồ 4: Cơ cấu tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp tại Hội sở NHCT Hà Tây trong 3 năm 2003-2005 Biểu đồ 5: Cơ cấu doanh số cho vay đối với từng loại hình doanh nghiệp tại Hội sở NHCT Hà Tây DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHCT: Ngân hàng công thương NHNN: Ngân hàng nhà nước DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DN: Doanh nghiệp P.KHDN: Phòng khách hàng doanh nghiêp QD: Quốc doanh NQD: Ngoài quốc doanh DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36469.doc
Tài liệu liên quan