Chuyên đề Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao sự quản lý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tê – xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới hình nhiều hình thức. Ngoài nhu cầu tài chính cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thì nhu cầu tài chính cho sự hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước cũng phải được đáp ứng thường xuyên và ngày càng tăng. Vì vậy phấn đấu xây dựng một nền NSNN lớn mạnh, ổn định vững chắc mà nguồn thu chủ yếu là từ nội bộ. Song, để có được một nền NSNN như vậy thì cần phải giải quyết một loạt các giải pháp vĩ mô của nhà nước, trong đó có giải pháp thực hiện đổi mới cơ chế quản lý NSNN có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn đổi mới công tác quản lý NSNN thì phải xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý sao cho phù hợp yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp như trong chuyên đề đã nêu. Vai trò của công tác quản lý NSNN nêu trên cũng rất đúng với tất cả các địa phương, các ngành. Đối với huyện miền núi biên giới Hà Giang, vai trò của NSNN lại càng đặc biệt quan trọng khi đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - chính trị - xã hôi – an ninh và quốc phòng, khi đặt nó trong sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Vì lẽ đó, việc nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN là một yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Quản lý và sử dụng có hiệu quả NSNN là nghĩa vụ vừa là quyền lợi thiết thực của các cấp, các ngành, các đoàn thể từ trung ương đền địa phương, cơ sở là sự nghiệp của toàn dân của các thành phần kinh tế. Trong đó ngành tài chính – tiền tệ đóng vai trò trực tiếp và trọng yếu. Trên cơ sở đó xây dựng một nền NSNN của huyện vững mạnh góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đảng bộ đề ra.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của trưởng phó phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sự phân công, điều động của tổ chức. Phát huy tính dân chủ sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tích cực tham mưu, đề xuất và tự chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về tính chính xác trung thực của các số liệu thu – chi ngân sách, kế hoạch dự án trước khi trình duyệt đối với phần việc được giao. Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, 6 tháng, 1 năm với trưởng phòng. Chấp hành tốt chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu ngăn nắp, gọn gàng. Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của lãnh đạo cơ quan. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có nếp sống lành mạnh, trung thực cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, của quyền tham nhũng. Được tham gia học tập, nghiên cứu các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước phục vụ cho công tác chuyên môn và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được giao, do cơ quan hoắc do các cơ quan khác tổ chức theo sự phân công lãnh đạo của phòng. Được mời dự các cuộc họp (nếu cần thiết) của Ban lãnh đạo phòng với các ngành, các xã, thị trấn về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vức được theo dõi. Chuyên viên khi được tham gia phải chuẩn bị những ý kiến, các tài liệu liên quan cho lãnh đạo. Được thông tin về kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm; kinh phí quyết toán hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác của cơ quan, các quy định về tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cho cán bộ công chức. Cán bộ công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên. Trường hợp phát hiện ra quyết định của cấp trên là sai trái với quy định của pháp luật phải báo cáo trực tiếp với người ra quyết định và không chịu trách nhiệm về những hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý thu – chi ngân sách, mở đầy đủ hồ sơ, sổ sách để theo dõi tình hình thu – chi ngân sách, theo dõi các tài khoản tiền gửi, các khoản kinh phí cấp phát được giao nhiệm vụ quản lý theo tháng, quý, năm. Cán bộ phòng chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, chứng từ cấp phát kinh phí thuộc phạm vi được phân công. Phải thực hiện đúng quy trình lưu trữ hồ sơ, chứng từ do Bộ Tài chính quy định. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về số liệu, hồ sơ cấp phát, tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với đơn vị được phân công, chấp hành đúng quy định về trình tự cung cấp và luân chuyển chứng từ sang Kho bạc Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra cơ sở ít nhất 1 lần/quý để nắm tình hình. Nếu phát hiện vi pham chế độ quản lý Tài chính kịp thời uốn nắn các sai phạm giúp cơ sở. Trường hợp nghiêm trọng phòng trình cấp trên giải quyết. Sơ đồ : Phân công lao động của phòng như sau: Trưởng Phòng P.Trưởng phòng Phụ trách ngân sách huyện P.Trưởng Phòng Chuyên trách dự án giảm nghèo Bộ phận ngân sách huyện Bộ phận ngân sách xã, thị trấn Bộ phận tổng hợp kế hoạch, lập báo cáo tháng, quý, năm Bộ phận quản lý giá,thẩm XDCB… P.Trưởng Phòng Phụ trách ngân sách xã Với chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Bộ phận quản lý ngân sách (ngân sách huyện và ngân sách các xã) là một trong các bộ phận trong phòng tài chính – kế hoạch được giao cho cán bộ c huyên môn phụ trách và phân công cụ thể công việc theo chức năng nhiệm vụ: +Hướng dẫn cụ thể hóa các văn bản, chính sách của bộ tài chính và các cấp với ngân sách xã . +Tham mưu cho ban giám đốc sở tài chính trình UBND tỉnh về quy định tỷ lệ phân chia các khoản thu điều tiết và định mức chi tiêu thường xuyên làm cơ sở để các xã, phường, thị trấn thực hiện và là căn cứ để xây đựng dự toán ngân sách của các năm tiếp theo. +hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng hợp thu, chi ngân sách trên địa bàn, thực hiện lập, chấp hành quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương theo đúng luật ngân sác, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. + hướng dẫn xây dưng dự toán ngân sách xã, mức bổ sung cho ngân sách xã(trợ cấp cho các xã) +hướng dẫn chế độ báo cáo về hoạt động tài chính của ngân sách các xã theo quy định của luật NSNN +phòng tài chính kế hoạch tham mưu HĐND – UBND tỉnh ra các loại văn bản quy định về việc thu phí, lệ phí, vay, trả nợ, huy động đóng góp của cá nhân và các tổ chức tập thể.hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định của luật NSNN. + phòng tài chính kế hoạch huyện phối hợp với sở tài chính tỉnh mở lớp tập huấn nghiệp vụ triển khai, hướng dẫn, thực hiện chế độ kế toán ngân sách huyện và các xã trên địa bàn. Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công. 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch của phòng tài chính – kế hoạch * Những thuận lợi. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Uỷ, HĐND và UBND huyện cùng sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư Tỉnh Hà Giang . Sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp Đảng Uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức và các hội đoàn thể, sự ủng hộ của ngưới lao động và nhân dân toàn huyện. Đặc biệt là những thành tựu quan trọng và bài học kinh nghiệm của những năm đổi mới tiếp tục được khẳng định và phát huy, cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh về mọi mặt nhằm xây dựng Bắc Mê trở thành huyện kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Nhờ vậy trong những năm qua kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các vùng đều có bước phát triển. Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) trong 5 năm ( 2001 – 2005 ) tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 17,32% / năm, vượt 2,32% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra. Huy động nội lực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo. Với những kết quả thành tựu đạt được của những năm trước đã tạo thêm sức mạnh và niềm tin cho toàn Đảng và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh đó hệ thống chính trị của Đảng bộ không ngừng được củng cố vững chắc, năng động, sáng tạo, phát huy sức mạnh đoàn kết có ý chí quyết tâm vượt qua mọi thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm qua nhiều năm công tác am hiểu sâu chính sách của Đảng và Nhà nước. * Những khó khăn. Bắc mê vẫn còn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, trình độ nhận thức giữa các dân tộc, giữa các vùng không đồng đều, các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá còn thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động của thị trường, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao. Tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý có hướng gia tăng. Đặc biệt thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm, sự biến động phức tạp của giá cả thị trường, sự tăng giá của các mặt hàng…gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư, xây dựng, sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực điều hành quản lý của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, sự chuyển biến nhận thức chưa thực sự đều ở một số địa phương, cơ sở kể cả một số ngành ở huyện. Chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy chương trình phát triển. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý địa bàn của một số cơ sở còn yếu, công tác cải cách thủ tục hành chính chất lượng, hiệu quả chưa cao, tiến độ triển khai tại các xã, thị trấn còn chậm, điều kiện cho việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính còn thiếu thốn, giải quyết đơn thư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Mặc dù vậy, với trách nhiệm của mình cán bộ viên chức của ngành từ huyện đến xã đã có nhiều nỗ lực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo, khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ. * Quá trình xây dựng kế hoạch trong những năm gần đây - Quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê tiến hành xây dựng qui trình kế hoạch của đơn vị theo từng bước như sau: *Bước một: Thu thập và sửt lý thông tin của kế hoạch 5 năm trước, sau đó đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của 5 năm trước về các mặt như: Kết quả đạt được, những mặt tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Để thực hiện phòng cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện và kết hợp với UBND các xã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu thông qua các cuộc điều tra, thống kê theo yều cầu khi xây dựng kế hoạch cho từng lĩnh vực, trên cơ sở các báo cáo thực hiện của các ban ngành và cơ sở. Từ đó xây dựng thành một bản hệ thông số liệu đầy đủ phục vụ cho quá trình lập kế hoạch . Trên cơ sở các số liệu và thông tin đã thu thập được tiến hành sử lý và đánh giá từng thông tin và số liệu phù hợp với những thông tin cần thu thập, từ đó hoàn chỉnh một bản số liệu và thông tin phục vụ cho xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo. *Bước hai: Dự báo các phương án phát triển trong 5 năm tới và lập kế hoạch cụ thể. Từ những số liệu và thông tin thu thập được. Đặc biệt là qua xử lý phân tích đánh giá thông tin như ở bước một, mỗi lĩnh vực tiến hành xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau cụ thể: - Rút ra những thuận lợi và khó khăn của địa phương, cũng như lợi thế và tiềm năng của huyện nhà. - Đưa ra những mục tiêu tổng quát từ đó triển khai thành những chỉ tiêu cụ thể cho kế hoạch tới, chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu mang tính định hướng và mang tính định lượng tuỳ thuộc từng lĩnh vực công việc. - Đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện, mỗi giải pháp phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng lĩnh vực cụ thể và những quy định của nhà nước, dự kiến kinh phí để thực hiện. - Trên cơ sở bản dự thảo kế hoạch đã xây dựng được trình ban lãnh đạo phòng, lãnh đạo phòng tiến hành tổ chức cuộc họp cơ quan lấy ý kiến thảo luận trong cán bộ công chức để thống nhất thực hiện. - Hoàn thiện bản kế hoạch theo từng lĩnh vực gửi các ngành, lãnh đạo huyện tham gia ý kiến trở thành văn bản chính thức. *Bước ba: Giao kế hoạch. Dựa trên văn bản kế hoạch cho toàn huyện được xây dựng cho mỗi bộ phận trên cơ sở của bản kế hoạch đã được hoàn chỉnh ở bước hai, cụ thể hoá từng chỉ tiêu tổng quát, và một số giải pháp theo từng vùng chi tiết cho từng đơn vị. *Bước bốn: Tổ chức thực hiện và quy định thời gian báo cáo: Sau khi thực hiện ba bước trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê tiến hành họp và cùng chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, các ban ngành có liên quan cùng thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra. Phân công trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan thực hiện, đôn đốc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện công tác theo mức độ hoàn thành của từng cán bộ trong dịp phân loại công chức cuối năm. Quy định chế độ báo cáo đối với cơ sở, tuỳ quy mô của từng báo cáo, chế độ báo cáo là 6 tháng, năm và quá trình 5 năm. Mặt khác ngoài bốn bước như đã nêu, khi xây dựng kế hoạch về lĩnh vực sắp xếp của mỗi cán bộ phải xây dựng kế hoạch công tác trong tháng, quý, năm cần làm những gì để báo cáo lãnh đạo có chế độ phân bố hợp lý trong công việc nhằm thực hiện kế hoạch một cách song suốt. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và biến động chung về tình hình kinh tế chung của cả nước để điều chỉnh kế hoạch và lãnh đạo phòng điều phối công việc cho phù hợp với thực tế. - Quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm. Kế hoạch hàng năm là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm và được tiến hành theo các bước như sau: - Bước một: xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp gửi các ban, ngành, các xã, thị trấn. Xây dựng kế hoạch năm trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước(năm báo cáo): 6 tháng, 9 tháng, dự ước thực hiện cả năm. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm tiếp theo(năm kế hoạch). Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, tình hình thực hiện kế hoạch của mình(năm báo cáo) để xây dựng kế hoạch năm. - Bước hai: Tổ chức hội nghị kế hoạch toàn ngành để hướng dẫn kế hoạch và cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị khác, các xã, thị trấn tiếp tục hoàn thiện xây dựng kế hoạch năm. - Bước ba: Các đơn vị, xã, thị trấn báo cáo kế hoạch năm trình Uỷ Ban Nhân Dân huyện, tổng hợp kế hoạch toàn huyện gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư. - Bước bốn: Giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. - Bước năm: Triển khai tổ chức thực hiện, theo dõi, thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch tháng, quý tiếp theo. - Phương pháp xây dựng kế hoạch từ thông bản có sự tham gia của người dân(VDP). Lập kế hoạch từ cơ sở có người dân tham gia tức là người dân thảo luận, đánh giá những khó khăn trở ngại các nguồn lực cần thiết có thể huy động. Từ đó đề ra mục tiêu phát triển lâu dài, xác định những hoạt động hàng năm nhằm đạt được những mục tiêu và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các bước xây dựng kế hoạch theo phương pháp này như sau: - Bước một: Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội thôn, bản. Gồm các nội dung: + Thu thập thông tin + Phân tích và xử lý thông tin - Bước hai: Xây dựng kế hoạch ở cơ sở từ thôn bản. Gồm các nội dung: + Xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. + Lựa chọn thứ tự ưu tiên + Xây dựng kế hoạch hoạt động cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm ( có sự tham gia của người dân) tại thôn, bản. - Bước ba: Tổng hợp kế hoạch ở các cấp. + Tổng hợp kế hoạch từ các thôn bản đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã. + Tổng hợp kế hoạch các xã đến xây dựng kế hoạch của huyện. - Bước bốn: Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch . + Trình tự thẩm định và phê duyệt được thực hiện theo phân cấp của các đơn vị hành chính Nhà nước theo nguyên tắc : Thẩm định kế hoạch từ “ dưới” lên “trên”. + Phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện từ “trên” xuống “dưới”. - Bước năm: Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát các hoạt động thực hiện chế độ báo cáo. - Bước sáu: Đánh giá kế hoạch năm, xây dựng kế hoạch năm tiếp theo. - Những kết quả đạt được. Qúa trình tự xây dựng kế hoạch như trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê nhận thấy rằng quá trình xây dựng kế hoạch như trên nó theo một trình tự lôgic đảm bảo được thông tin hai chiều trong quá trình xây dựng kế hoạch, phát huy được tính chủ động trong công việc cho mỗi cán bộ trong cơ quan. Đặc biệt vai trò lãnh đạo được đề cao tạo thành một hệ thống quy trình đồng bộ. Do vậy những năm qua nhờ trình tự xây dựng kế hoạch như đã nêu đã đạt được một số kết quả đáng kể như: *Về chương trình phát triển: Quan tâm đầu tư thực hiện quy hoạch và đầu tư bằng các chương trình, dự án huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác triệt để thế mạnh, lợi thế của địa phương đến nay bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới dịch vụ thương mại nông thôn đã được hình thành góp phần đẩy nhanh quá trình đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn, ổn định định canh, định cư, đời sống đaị bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt. Các thành phần kính tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, được phát huy, trong đó kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, kinh tế dân doanh, hợp tác xã đóng vai trò quan trọng là hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp nông thôn. *Công tác thu chi ngân sách: Phòng đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung thu ngân sách bằng các biện pháp, tăng cường quản lý chi ngân sách, thực hiện chi tiết kiệm, cơ cấu lại các khoản chi, đáp ứng nhu cầu chi, tăng chi cho đầu tư phát triển nhất là chi các chương trình kinh tế trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, chi thực hiện các chính sách xã hội… Năm 2005 thu ngân sách từ các sắc thuế trên địa bàn ước đạt 12 tỷ đồng(đạt 100% kế hoạch giao) chi ngân sách địa phương đạt 97,063 tỷ đồng đạt 98% kế hoạch. Thu ngân sách tăng bình quân 22,7%/năm, năm 2006 đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI. Tổng chi ngân sách Nhà nước 23,8%/năm, quản lý và khác tốt các nguồn thu từ đất, nguồn thu ngân sách từ kinh doanh công thương nghiệp - dịch vụ. *Về chương trình thu hút đầu tư: Đồng thời với việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai thác nội lực và thu hút đầu tư từng bước được điều chỉnh và phát huy hiệu quả. Đến hết năm 2004 đã có 10 chương trình đầu tư trên dịa bàn huyện, có 7 chương trình đã triển khai thực hiện trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp với tổng giá trị ước đạt 76,5 tỷ đồng. Trong 5 năm 2001 – 2005 đã huy động được 2987 tỷ đồng cho đầu tư phát triển đã đầu tư xây dựng được 635 công trình, giá trị năng lực mới tăng thêm đạt trên 180 tỷ đồng. *Công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng: Đã lập xong dự án quy hoạch chung điều chỉnh thị trấn huyện. Triển khai xây dựng công trình theo phương thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là đã làm tốt công tác quy hoạch cho các công trình phúc lợi như nhà Văn hoá, trường học…Giải phóng mặt bằng . Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ. * Các chương trình mục tiêu: - Các dự án giảm nghèo: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công triình xây dựng cơ bản, mô hình nông nghiệp và hợp phần ngân sách phát triển xã. Trong năm 2005đã tiến hành mở và xét 17 gói thầu với 24 công trình( nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng 21 công trình) với tổng giá trị hợp đồng 6,1 tỷ đồng. bàn giao gần 600 bộ bàn ghế học sinh, giáo viên tiểu học, mẫu giáo cho các xã vùng dự án được đâud tư lớp học, dự toán các doanh mục công trình năm 2006 đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh duyệt; bàn giao 81 túi thuốc y tế 24 con bò giống, 152 con dê, 60 con lợn, 1400 con gà và bốn tủ sách khuyến nông với trên 9000 đầu sách các loại về trồng trọt, chăn nuôi cho các xã vùng dự án. - Chương trình 24 bản đặc biệt khó khăn: Xây dựng nương định canh và khai hoang ruộng ở các xã vùng III với tổng vốn đầu tư 138 triệu đồng, đầu tư xây dựng công trình cấp nước thuộc các xã con nhiều khó khăn ( hiện nay đã nghiệm thu, bàn giao sử dụng). Hỗ trợ xoá nhà tạm cho 50 hộ với tổng vốn 124 triệu đồng. - Công tác định canh định cư, chương trình 134- 135: Tiến hành dà soát địa bàn, ổn định định canh định cư, hoàn tất thử tục thanh quyết toán các công trình, nước sinh hoạt cho các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với tổng vốn đầu tư 500 triệu đồng đạt 100% giao. Triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ đợt 2 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng. 2.2.4 Thực trạng về quản lý NSNN của huyện bắc mê tỉnh Hà Giang * về thu ngân sách huyện Huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện luật NSNN và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính, từng bước đa công tác quản lý tài chính vào việc hoạt động có nề nếp từ việc lập chấp hành đến quyết toán NS, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện. Chi cụ thuế, kho bạc Nhà nước huyệ và phòng Tài chính (Đây là ba đơn vịm đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành NS huyện) đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND và HĐND huyện về công tác lập kế hoạch theo luật NSNN. Công tác chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê tương đối tốt, thường xuyên có sự hướng dẫn và kiểm tra của phòng Tài chính. Các nhân viên không ngừng rèn luyện, học tập, tìm tòi để nâng cao chất lượng công tác. Huyện đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, đã tạo môi trường thuận lợi để các cán bộ không ngừng lớn mạnh về đạo đức, tác phong, củng cố quan điểm, lập trường kiên định. Trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, ngành thực hiện dự toán NS bám sát mục tiêu và nghị quyết của huyện ủy, HĐND huyện cũng chỉ đạo về công tác thu ngân sách. Kết quả thu NSNN trên địa bàn đạt kết quả khá và toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất và tiền thuê đất để đạt kết quả cao, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành phối hợp với chi cục thuế chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường thu, chống thất thu, dư đọng. Nền kinh tế huyện BẮC MÊ quy mô còn nhỏ, sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp, ngành nghề chưa thực sự phát triển. Nguồn thu chủ yếu của huyện là thu ngoài quốc doanh và thu khác ngoài ngân sách. Số thu hàng năm đều vượt dự toán được giao và năm sacu cao hơn năm trước cụ thể: số thu năm 2006 vượt 39,2% so với dự toán tỉnh giao; năm 2007 vượt 71% dự toán tỉnh giao, tăng 49,1% so với năm 2006; năm 2008 số thu vượt 26% dự toán tỉnh giao, tăng 35,34% so với năm 2007; năm 2009 số thu vượt 46,7% dự toán tỉnh giao, tăng 26,3% so với năm 2008. Bảng 2.2 Tình hình thu NS huyện BẤC MÊ tỉnh Hà Giang qua các năm (2006 – 2009) Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung thu 2006 2007 2008 2009 Tổng thu NSNN trên địa bàn =I+II 3.451 5.147 6.915 8.731 I Tổng thu cân đối NSNN 3.197 4.885 6.527 8.069 1 Thu từ doanh nghiệp NNTW 315,7 1.309 1.646 765 2 Thu từ doanh nghiệp NNTW P 62,5 98 240 193 3 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 867,4 1.156 1.488 3.002 - Thuế GTGT 226,7 405 710 1.931 - Thu nhập doanh nghiệp 382 469 458 688 - Thuế môn bài 247,4 258 274 283 - Thuế tài nguyên 12 10 41 100 - Thu khác - 4 5 1 4 Lệ phí trước bạ 350 232 336 565 5 Thu phí và lệ phí 297 328 360 389 6 Các khoản thu về nhà đất 238 540 403 723 - Thuế nhà đất 83 139 133 152 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất 53 66 84 113 - Tiền thuê đất 21 94 112 179 - Thu tiền sử dụng đất NN 81 182 74 - - Bán nhà thuộc sở hữu NN - 60 - 4 7 Thu sự nghiệp kinh tế 300 369 350 360 8 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản - 13 - 82 9 Thu khác ngân sách 719 792 727 922 - Thu phạt hàng tịch thu - Đấu giá tài sản hàng tịch thu - Phạt phạm vi hành chính 10 Thu đấu giá quyền sử dụng đất - - - 638 11 Thu kết dư ngân sách 49 57 665 430 II Các khoản thu được để lại chi quản lý qua NSNN 254 262 388 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để XDCSHT 41 63 92 45 2 Thu học phí 50 12 86 93 3 Thu viện phí 163 187 210 521 Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang Trong những năm vừa qua các chỉ tiêu thu NS trên địa bàn không ngừng được tăng lên, từ năm 2006 với 3.451 triệu đồng lên 8.731 triệu dồng vào năm 2009. Trong các khoản thu đã thực hiện thì thu từ khu vực ngoài quốc doanh với các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, đạt mức cao nhất, từ 867,4 triệu năm 2006 lên tới 3.002 triệu năm 2009. Trong số các khoản thu thì thu về nhà đất là có nhiều biến động rõ rệt, đặc biệt là mục tiền thuê đất đã có sự gia tăng đáng kể từ mức 21 triệu năm 2006 lên tới 179 triệu năm 2009. Ngoài ra các khoản thu khác như sự nghiệp kinh tế, thu kết dư ngân sách vẫn duy trì được mức tương đối ổn định, ít có sự biến động nhiều. - Tình hình cân đối ngân sách địa phương (NSĐP). Tình hình cân đối NS ở địa bàn huyện BẮC MÊ tỉnh Hà Giang thể hiện qua các năm như sau: + Năm 2006: 3.451 + Năm 2007: 5.147 + Năm 2008:6.915 + Năm 2009: 8.731 Bảng 2.3 Tình hình cân đối ngân sách huyện từ năm 2006 – 2009. Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung thu 2006 2007 2008 2009 A Tổng thu NSNN trên địa bàn 3.451 5.147 6.915 8.731 1 Thu nội địa 3.197 4.885 6.527 8.069 2 Các khoản thu được để lại quản lý qua NSNN 254 262 388 662 B Tổng thu NSĐP = I + II 44.543 57.518 70.326 111.736 I Các khoản thu cân đối NSĐP 44.289 57.256 69.938 111.074 1 Thu NSĐP hưởng theo phân cấp 2.720 4.242 4.959 7.008 a Các khoản thu hưởng 100% 2.160 3.459 4002 5.115 b Thu phân chia theo tỷ lệ (%) NSĐP được hưởng 560 783 957 1.893 3 Thu bổ sung (trợ cấp cân đối) từ NS tỉnh 41.520 52.957 63.994 101.874 4 Thu kết dư NS năm trước 49 57 665 301 5 Thu chuyển nguồn NS năm sau - - 320 1.891 II Các khoản thu được để lại chi quản lý qua NSNN 254 262 388 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để XDCSHT 41 63 92 45 2 Thu học phí 50 12 86 93 3 Thu viện phí 163 187 210 521 C Tổng chi NS 44.485 56.854 70.131 111.128 1 Chi thường xuyên 42.438 56.272 67.855 89.395 2 Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua NS 254 262 388 662 3 Chi đầu tư phát triển 1.366 - - 5.071 4 Chi chương trình mục tiêu khác 429 - - 5 Chi chuyển nguồn NS năm sau 320 1.891 15.000 D Kết dư NSĐP 58 664,4 192 608 Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang Ghi chú: Thu NSĐP = Thu NS cấp huyện + thu NS hưởng theo phân cấp của cấp xã, thị trấn + thu để lại quản lý qua ngân sách cấp xã + kết dư NS cấp xã, thị trấn. Chi NSH là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung thông qua thu NSH nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền . Bảng 2.4 tình hình chi NSNN huyện Bắc Mê từ năm 2006-2009. Đơn vị tính : triệu đồng STT Nội dung chi 2006 2007 2008 2009 Tổng số 43.983 56.253 69.413 108.505 A Chi Cân đối Ngân sách 36.589 45.756 55.196 I Chi đầu t phát triển 1.366 - - 5.071 - Chi xây dựng cơ bản 1.366 - - - - Chi chơng trình 134 5.071 II Chi thờng xuyên 35.223 45.756 53.305 85.466 1 Chi quốc phòng 500 229 223 462 2 Chi an ninh 202 114 222 203 3 Chi giáo dục đầo tạo 22.434 28.020 34.028 49.773 4 Chi sự nghiệp y tế 2.072 2.312 3.386 4.263 5 Chi sự nghiệp van hoá thông tin 325 478 321 645 6 Chi sự nghiệp phat thanh truyền hình 366 473 626 751 7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 148 176 336 271 8 Chi đảm bảo xa hội 1.260 1.503 2.499 619 9 Chi sự nghiệp kinh tế 2.174 4.049 3.583 5.388 - sự nghiệp nông lâm thuỷ lợi 927 919 1.160 1.586 - sự nghiệp giao thông 599 1.965 1.678 1.400 - sự nghiệp kinh tế khác, và sự nghiệp môI trờng 647 1.164 744 1.932 - sự nghiệp kiến thiết thị chính - - - 232 - sự nghiệp địa chính - - -- 236 10 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 5.544 7.277 7.754 8.290 - Chi quản lý nhà nớc 3.552 4.832 4.287 5.041 - Chi hoạt động Đảng, tổ chức công đoàn 1.891 2.445 3.467 3.249 11 Chi khác ngân sách 297 777 326 464 12 Chi chuyển nguồn - 320 1.891 15.000 B Các khỏan thu đợc để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nớc 254 262 389 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng 41 63 93 45 2 Thu học phí 50 12 86 93 3 Viện phí 163 187 210 521 C Chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn 7.140 10.325 13.828 17.306 Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Bắc Mê 2.2.5 Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động quản lý NSNN Quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện bắc mê tronh thời gian qua còn có những ưu điểm sau: Phòng tài chính - kế hoạch đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.Qúa trình thực hiện nhiệm vụ của phòng luôn được giám sát, kiểm tra chặt chẽ, việc đầu tư xây dựng, đăng ký kinh doanh,… Kết quả: Quản lý ngân sách thực chất là quản lý dự toán thu, chi ngân sách nhà nớc. Để thực hiện thắng lợi dự toán thu chi ngân sách, hàng năm uỷ ban nhân dân huyện đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và dự toán ngân sách của uỷ ban nhân dân tỉnh giao để xây dựng và ban hành Cơ chế điều hành ngân sách; trên cơ sở cơ chế điều hành đó đã tăng cờng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các xã và thị trấn và đề ra các kế hoạch, giải pháp trong việc tăng thu, tiết kiệm chi ở từng cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn đạt hiệu quả cao nhất. * Về công tác quản lý thu - Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện dự toán thu đợc củng cố và có nhiều đổi mới, Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu đợc kiện toàn một bớc và luôn đợc các cấp uỷ chính quyền địa phơng quan tâm đúng mức; lực lượng thu đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ đợc nguồn thu đối tợng thu, do vậy đã chủ động tiến hành rà soát lại, đa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh, hàng tháng tập trung thu dóc số thuế mới phát sinh trong bộ thuế, không để tồn đọng, nhằm hạn chế thấp nhất thất thu cho ngân sách; công tác chỉ đạo và quản lý nguồn thu được củng cố và tăng cường, thực hiện công khai thủ tục kê khai nộp thuế, công khai mức thuế khoán ấn định, quản lý chặt chẽ chế độ hoá đơn chứng từ... tạo cho các đối tợng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảo đúng chính sách chế độ nhà nớc quy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu.Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ đợc triển khai thực hiện tốt theo quy định của nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu tăng so với khi cha sử dụng hoá đơn. Củng cố lại ban quản lý chợ, tăng cờng công tác quản lý chợ, sắp xếp lại chỗ kinh doanh theo vị trí, ngành hàng, góp phần lưu thông hàng hoá tăng thu ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoăc trốn lậu thuế. Ngay từ đầu năm uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo sát sao các ngành chức năng tăng cờng lực lượng phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn chống buôn lậu và gian lận thương mại trong việc buôn bán hàng Trung quốc trốn lậu thuế, buôn thuốc lá lá, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản gỗ, thướt nghiến và động vật hoang dã trái phép để tăng thu ngân sách. Do vậy, kết quả thu ngân sách của huyện đã đạt đợc những kết quả rất phấn khởi, số thu hàng năm đều vợt dự toán đợc giao và năm tăng cao hơn năm trớc, cụ thể: Số thu năm 2006 vợt 39,2% so Dự toán Tỉnh giao; năm 2007 vợt 71% dự toán, tăng 49,1% so năm 2006; năm 2008 số thu vợt 26% dự toán tỉnh giao, tăng 35,34% so với năm 2006; năm 2009 thu vợt 46,7% Dự toán tỉnh giao, tăng 26,3% so với năm 2008. Ưu điểm Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, xét riêng ở cấp độ huyện, tình hình kinh tế tài chính có những bước tiến đáng kể. Ngoài ra, ngân sách huyện còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sang tạo các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phát huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải quyết Nhược điểm Ngân sách huyện là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, nó chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan như: Việc cấp phát kinh phí qua nhiêu khâu trung gian, lam cho nguồn kinh phí đi vòng vèo mất thời gian.ngoài ra còn ảnh hưởng của các nhân tố khác như yếu tố về giá cả, về văn hóa xã hội. Người ta thường phân tích giá cả thông qua các chỉ số lạm phát; chỉ số giá tiêu dùng…. Tuy nhiên, NS lại có thể điều chỉnh được giá cả thông qua chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và một loạt các công cụ kinh tế vĩ mô khác tác động vào các quy luật kinh tế trên thị trường. * Nguyên nhân + Nguyên nhân chủ quan : Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trởng kinh tế, trợt giá ...Việc giao kế hoạch còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị. Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót, cha khai thác triệt để, cha có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra, việc để nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác vẫn nổi cộm. Trong công tác quản lý chi Ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nớc còn cha cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tợng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công. Việc thực hiện Luật ngân sách nhà nớc, các chế độ, chính sách, Pháp lệnh kế toán thống kê đôi khi còn sai lệch. Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về thuế chưa sâu rộng và thường xuyên, cán bộ làm công tác tuyên truyền và khả năng hướng dẫn, truyền đạt còn hạn chế,cha giải thích , làm cho các đối tợng nộp thuế thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế. Trình độ, năng lực ý thức trách nhiệm công việc của hầu hết cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế Đội ngũ cán bộ thuế còn yếu cả về năng lực, một số còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ch nắm chắc địa bàn, nắm chắc tình hình biến động cảu các hộ sản xuất kinh doanh. Việc tham mu cho chi cục thuế điều chỉnh thuế định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh cha kịp thời, gây thất thu về thuế. Công tác báo cáo định kỳ tháng quý cuả các đội thuế còn chậm, nội dung báo cáo chưa phản ánh hết tình hình quản lý nguồn thu trên địa bàn. Nên không tham mưu đầy đủ, kịp thời cho các cấp uỷ, chính quyền để đề ra các giải pháp tăng thu, và chống thất thu thuế. Công tác kiểm tra các đối tượng nộp thuế chưa thường xuyên,liên tục nhằm giúp đỡ, phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vần còn xảy ra. + Nguyên nhân khách quan: Những bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách còn tồn tại nhiều. Cơ chế phân cấp này đã làm cho Ngân sách huyện ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này, dẫn đến các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên nhiều làm cho việc thực hiện chi chậm trễ không kịp thời. Các quy trình thu còn rờm rà, chưa gọn nhẹ, cha tạo ra cho đối tượng chưa thực sự tự giảc trong việc tự tính, tự nộp. Các quy định về hoá đơn chứng từ, sổ sách ghi chép có một số chi tiết đã không phù hợp với hiện tại. Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng chây ỳ nộp thuế vẫn còn diễn ra. Mức trích thù lao cho cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu của ácc xã, thị trấn còn quá thấp ( 8% trên tổng số thu đợc). Vì hầu hết các xã nguồn thu ít nên số thu hàng năm quá nhỏ, số thu cảu ácc xã thấp nhất trong 1 năm là 10 triệu/xã, cao nhất là 125 triệu /xã; thì 8% trên tổng số thu là quá thấp không đủ chi phí và khuyến khích cán bộ uỷ nhiệm thu hoàn công việc. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN BẮC MÊ – TỈNH HÀ GIANG 3.1 Phương hướng, mục tiêu Mục tiêu của CNH, HĐH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó nhất thiết phải có nguồn tài chính to lớn và được bảo đảm ổn định và tăng trưởng cao. Trong đó trách nhiệm của NSNN đóng vai trò quyết định. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: "... chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển..." Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng nêu rõ: "... phấn đấu hạn chế tiến tới thăng bằng NS một cách tích cực, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chống thất thu và lạm thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết phục vụ lợi ích chung của sự nghiệp phát triển, cải tiến phân cấp quản lý kinh tế tài chính giữa trung ương và địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đảm bảo chủ quyền và ổn định quốc gia, nếu còn bội chi thì bù đắp bằng nguồn vốn vay, không đưa vào nguồn phát hành tiền" Tại hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VIII đã nêu rõ: "... nâng cao tính thực hiện của dự toán thu ngân sách hàng năm và thực hiện đúng chức năng chi NSNN trên ba lĩnh vực (chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ). Khống chế mức bội chi ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi và tăng dự trữ, không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách, trên cơ sở tăng thu tiết kiệm chi, Nhà nước tăng tỷ lệ ngân sách dùng cho đầu tư phát triển. Thực hiện chế độ kiểm toán với các đơn vị có sử dụng NSNN." Từ những phương hướng, nhiệm vụ chiến lược của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XII đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000: tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh cả 3 vùng, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện xoá đói giảm nghèo đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, văn hoá- thông tin- thể dục thể thao, y tế và thực hiện kế hoạch hoá dân số, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về đời sống và tiến bộ xã hội. Bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. . Để thực hiện phương hướng và mục tiêu nói trên, công tác quản lý tài chính, ngân sách lẫn quán triệt nguyên tắc, quan điểm chủ yếu sau đây: - Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện được chức năng của ngành và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Vừa nâng cao khả năng huy động cao các nguồn vốn tại chỗ, vừa nâng cao khả năng tiếp thu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động tài chính. - Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện trên cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế và phí. Phải trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, nghĩa là phải trên cơ sở đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển kinh tế-xã hội, tăng NSLĐ, để từ đó tăng được nguồn thu cho NS. - Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc quản lý tài chính. Đảm bảo phát huy công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của tài chính ngân sách, đảm bảo hành lang pháp lý cho các đơn vị, địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý NSNN. 3.2.Về những giải pháp Giải pháp 1: Quản lý NSNN Giữ vững đường biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, các nhà doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt chính sách tích luỹ vốn, nhất là vấn đề tiết kiệm rong dân cư và xã hội. Đây là một giải pháp quan trọng và thiết thực. Vấn đề tiết kiệm, đầu tư bền vững nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất heo hướng mọi người dân có vốn đều được tự do đăng ký sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Huyện cần cụ thể hoá và vận dụng các chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của mình trên cơ sở luật pháp về chế độ chính sách chung của Nhà nước. Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế cho các ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế-xã hội của huyện và tỉnh Hà Giang. Doanh nghiệp Nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN. Tăng cường công tác quản lý và khai thác nguồn thu cho NSNN với quan điểm là thu NSNN trong sự phát triển bền vững, tức là không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý, vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức thu tại điểm "giới hạn tối ưu" không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực... Giải pháp 2 : Hoạt động thu NSNN + Hoàn thiện hệ thống thu từ các hoạt động kinh tế mà trọng tâm là thuế. Thuế là phải thu chủ yếu của NSNN, là công cụ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể của nền kinh tế, bảo hộ hợp lý những mặt hàng trong nước sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội. Thuế là một công cụ đòn bẩy để kích thích phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Chính sách thuế Nhà nước ban hành đã được pháp luật hoá thì phải quán triệt đầy đủ đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, mọi cá nhân; phải tổ chức cho các đối tượng nộp thuế học tập, tìm hiểu để họ tự giác thực hiện. + Rà soát lại toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí đã ban hành trên địa bàn tỉnh, qua đó chấn chỉnh những điểm không còn phù hợp, bổ sung những khoản thu phí và lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước. Phải được công khai, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tổ chức thực hiện làm tốt công tác này, góp phần vào tăng thu cho NSNN. + Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng; thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng đối tượng, quản lý tốt nguồn thu, bao quát hết nguồn thu, chống thất thu phát sinh trên địa bàn. + Tăng cường nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy thu thuế, bao gồm cả nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế và việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế của Nhà nước; chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp tuỳ tiện về lợi ích cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích Nhà nước, coi thường pháp luật. + Khai thác tối đa lợi thế các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, đặt biệt là cửa khẩu Thanh Thuỷ để tăng nguồn thu cho NS địa phương. Ngành Hải quan phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như công an, cục thuế, giao thông vận tải, quản lý thị trường... để làm tốt công tác kiểm tra trong việc thực hiện áp mã, áp giá thuế suất. Phát hiện kịp thời những sai sót bất hợp lý trong công tác thu; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc dán tem các mặt hàng có thuế suất cao. 3.3 Đề Nghị Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện là một tất yếu đòi hỏi phải thực tiễn khách quan.các cơ quan quản lý ngân sách cấp huyện cần hiểu rõ và từng bước nâng cao chất lượng quản lý và điều hành ngân sách .tuy nhiên không chỉ ở ngân sách cấp huyện mà ở các xã trên địa bàn. Để có thể thực hiện tôt công tác khó khăn này đòi hỏi phải có sự tham gia, góp ý kiến của các ban ngành, đoàn thể chức năng và nhân dân. Vì vậy nhất thiết phải có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, HĐND – UBND huyện và cấp xã bằng toàn bộ hệ thống chính sách chế độ hợp lý, sát thực, đúng với lòng dân thì công tác quản lý ngân sách mới từng bước được hoàn thiện và đạt h iệu quả cao. 3.4 Kiến nghị Trong những năm qua ngân sách địa phương đã tích cực khai thác,nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn và được sự hỗ trợ có hiệu quả của NSTW, cho nên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của trên địa bàn huyện và các xã đặc biệt khó khăn.Nhờ đó mà các loại hình kinh tế mới được hình thành,cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa.Đồng thời cơ chế quản lý tài chính nói chung,NSNN nói riêng cũng có sự đổi mới cho phù hợp với hoạt dộng sản xuất – kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc mê trong những năm tới.Với tư cách là một cán bộ chuyên môn trong ngành tài chính, chúng tôi xin nêu lên một số kiến nghị sau: Kiến nghị 1: kiến nghị với huyện - Cân đổi mới phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp ngân sách để các cấp đó chủ động ,sáng tạo trong quản lý thu - chi có hiệu quả cao nhất.Tăng cường hơn nữa tính chủ động và giao quyền cho các cấp chính quyền huyện, xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ khai thác nguồn thu, bố trí kế hoạch chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, xã. - Cần phải có sự quy định cụ thể về việc quản lý, tuyển chọn, sử dụng và thay thế đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã một cách hợp lý giữa các cấp chính quyền và ngành chuyên môn vì theo phân cấp ngân sách thì ngân sách xã là một cấp ngân sách cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, tránh tình trạng để đội ngũ cán bộ xã thay đổi cùng với kỳ bầu cử của xã, làm cho công tác quản lý ngân sách xã không đi vào nề nếp, hoạt động kém hiệu quả. Kiến nghị 2 : kiến nghị với nhà nước - Đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ chiến lược phát triển đối với tỉnh miền núi như : chính sách thuế ưu tiên, miễn giảm thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh,đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất công nghệ chế biến, nông nghiệp,chính sách về giảm lãi suất cho vay và điều chỉnh thời hạn vay phù hợp với từng lĩnh vực đầu tư, các chính sách về phát triển văn hóa, xã hội. KẾT LUẬN Ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao sự quản lý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tê – xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới hình nhiều hình thức. Ngoài nhu cầu tài chính cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thì nhu cầu tài chính cho sự hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước cũng phải được đáp ứng thường xuyên và ngày càng tăng. Vì vậy phấn đấu xây dựng một nền NSNN lớn mạnh, ổn định vững chắc mà nguồn thu chủ yếu là từ nội bộ. Song, để có được một nền NSNN như vậy thì cần phải giải quyết một loạt các giải pháp vĩ mô của nhà nước, trong đó có giải pháp thực hiện đổi mới cơ chế quản lý NSNN có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn đổi mới công tác quản lý NSNN thì phải xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý sao cho phù hợp yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp như trong chuyên đề đã nêu. Vai trò của công tác quản lý NSNN nêu trên cũng rất đúng với tất cả các địa phương, các ngành. Đối với huyện miền núi biên giới Hà Giang, vai trò của NSNN lại càng đặc biệt quan trọng khi đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - chính trị - xã hôi – an ninh và quốc phòng, khi đặt nó trong sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Vì lẽ đó, việc nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN là một yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Quản lý và sử dụng có hiệu quả NSNN là nghĩa vụ vừa là quyền lợi thiết thực của các cấp, các ngành, các đoàn thể từ trung ương đền địa phương, cơ sở là sự nghiệp của toàn dân của các thành phần kinh tế. Trong đó ngành tài chính – tiền tệ đóng vai trò trực tiếp và trọng yếu. Trên cơ sở đó xây dựng một nền NSNN của huyện vững mạnh góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đảng bộ đề ra. Chuyên đề được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và nhờ các kiến thức đã tiếp thu được trong những năm học tập ở trường. ngoài ra, đạt được kết quả này còn phải kể đến sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Văn Hiển khoa khoa học quản lý. Kết quả này có sự giúp đỡ đáng kể của Phòng tài chính – kế hoạch huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang Em xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 1.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII,VIII. 2.Các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng 3.Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ CNH, HĐH đất nước,NXB Tài chính, HN 06/1996. 4.Luật NSNN 5.Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 6.Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện 7.Báo cáo thực hiện kết quả thu – chi NSĐP năm 2007 và những nhiệm vụ thu – chi NSĐP năm 2005 của UBND huyện 8.Báo cáo kết quả thực hiện thu – chi ngân sách và phương hướng, nhiệm vụ thu – chi ngân sách qua các của UBND huyện 9.Số liệu tổng hợp thu – chi NSĐP của chi cục thống kê – vật giá tỉnh Hà Giang. 10.Tài liệu giáo khoa của trường Đại học kinh tế quôc dân . 11.Các bài báo Đảng trên các tạp chí và các báo hàng ngày có liên quan đến đề tài. 12. Sách giáo trình khoa học quản lý MỤC LỤC Trang DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NSNN : Ngân sách nhà nước NSH: Ngân sách huyện CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa KT-XH: kinh tế- xã hội NS: Ngân sách UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND: hội đồng nhân dân XDCB: xây dựng cơ bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25709.doc
Tài liệu liên quan