Chuyên đề Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây

PHẦN GIỚI THIỆU Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây. Ý nghĩa của đề tài: Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Để bắt nhịp xu thế đó Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như là trên thế giới như: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN( AFTA) ký kết hiệp định thương mại Việt Nam_ Hoa Kỳ và tổ chức thương mại quốc tế WTO. Trong bối cảnh đó cả nền kinh tế và đặc biệt là ngành Ngân hàng, một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và mở cửa hầu như hoàn toàn trong cam kết gia nhập WTO. Trong khi đó, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được xếp vào ngành chủ chốt cần được cơ cấu lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để có thể tồn tại thì các ngân hàng trong nước phải nổ lực hết sức để tăng nguồn vốn, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, và đặc biệt là thu hút khách hàng về với Ngân hàng của mình. Muốn làm được điều đó thì việc nâng cao khả năng bán hàng của nhân viên Ngân hàng, và có một chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể là rất cần thiết. Nó làm gia tăng lượng vốn huy động cũng như là gia tăng dư nợ tín dụng làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần phát triển đất nước. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây” để nghiên cứu với hy vọng đề tài nay sẽ đóng góp được một phần hữu ích cho sự phát triển của đơn vị thực tập và làm nền tảng cho các nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn.  Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình chăm sóc khách hàng, những mặt hạn chế và những việc đã đạt đươc trong những năm vừa qua tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Tây. Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chăm sóc khách hàng nói chung cũng như chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng nói riêng tại chi nhánh VCB_Bình Tây  Câu hỏi nghiên cứu: Tình hình hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay như thế nào? Tình hình chăm sóc khách hàng của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bình Tây ra sao? Làm thế nào để có thể chăm sóc khách hàng tốt nhất vừa có lợi cho ngân hàng vừa có lợi cho khách hàng? .  Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên những số liệu có sẵn tại đơn vị thực tập trong những năm qua để so sánh, đối chiếu qua từng năm, từng thời kỳ để phân tích tình hình chăm sóc khách hàng, thái độ của khách hàng đối với chi nhánh. Đồng thời kết hợp với phương pháp chuyên gia để có những cơ sở cho việc đề suất giải pháp nâng cao hơn chất lượng hoạt động tín dụng thông qua việc chăm sóc khách hàng. Số liệu được sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn: chủ yếu Internet, báo chí, giáo trình, niêm giám thống kê, song nguồn số liệu chủ yếu vẫn là số liệu có được khi thực tập tại chi nhánh ngân hàng VCB_Bình Tây  Kết cấu chuyên đề: Chuyên đề “Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây” bao gồm: MỤC LỤC Chương I: GIỚI THIỆU VIETCOMBANK 1.1 Vài nét về VCB 2 1.2 Tổng quan về VCB_Bình Tây 5 1.2.1 Lịch sử hình thành 5 1.2.2 Qu á trình hoạt động và phát triển 6 1.2.3 B ộ m áy qu ản l ý 7 a. Sơ đồ tổ chức 7 b. Nhiệm vụ các phòng ban 7 1.2.4 Các hoạt động chủ yếu 14 Dịch vụ t ài khoản Dich vụ thanh toán Dich vụ bảo lãnh Dich vụ cho vay Bao thanh toán Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng điện tử Sản phẩm liên kết 1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 17 1.2.6 Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới 20 Chương hai: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VCB BÌNH TÂY 2.1 Lý thuyết chăm sóc khách hàng 22 2.1.1 Khái niệm khách hàng 22 2.1.2 Phân loai khách hàng 23 2.1.3 Khái niệm chăm sóc khách hàng 23 2.1.4 Đặc điểm khách hàng trong quan hệ tín dụng 24 2.1.5 Vai trò của khách hàng trong quan hệ tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 24 2.1.6 Phương pháp hiểu được nhu cầu của khách hàng 25 2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng 28 2.1.8 Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng 31 2.2 Sự cần thiết trong công tác chăm sóc khách hàng hiện nay 32 2.3 Thực tế hoạt động chăm sóc khách hàng tại VCB – Bình Tây trong thời gian qua: 41 ã Những điểm đã thực hiện tốt ã Một số vấn đề còn tồn tại 2.4 Kết quả hoạt động chăm sóc khách hàng thực tế tại VCB – Bình Tây: 43 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị 3.1 Nhận xét 54 Thuận lợi 54 Khó khăn 55 3.2 Đề xuất: 57 Giải pháp chung đối với tất cả các khách hàng Giải pháp riêng với nhóm khách hàng tiềm năng. Tiếp thị khách hàng mới 3.4 Kiến nghị: 66 Yêu cầu chung Yêu cầu sự kết hợp giữa các phòng ban Yêu cầu cụ thể đối với từng cán bộ Giám sát thực hiện

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: GIỚI THIỆU VIETCOMBANK 1.1 Vài nét về VCB 2 1.2 Tổng quan về VCB_Bình Tây 5 1.2.1 Lịch sử hình thành 5 1.2.2 Qu á trình hoạt động và phát triển 6 1.2.3 B ộ m áy qu ản l ý 7 a. Sơ đồ tổ chức 7 b. Nhiệm vụ các phòng ban 7 1.2.4 Các hoạt động chủ yếu 14 Dịch vụ t ài khoản Dich vụ thanh toán Dich vụ bảo lãnh Dich vụ cho vay Bao thanh toán Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng điện tử Sản phẩm liên kết ……….. 1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 17 1.2.6 Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới 20 1.1 Vài nét về VCB: Tên ngân hàng: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Bank for Foreign Trade of Vietnam) Tên viết tắt: Vietcombank Trụ sở chính: Toà nhà Vietcombank Tower 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm. Website: vietcombank.com.vn Quyết định thành lập số: 286/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 09 năm 1996 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 105922 ngày 03 tháng 04 năm 1993 do trọng tài kinh tế nhà nước cấp Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng, Tài chính, Tín dụng, Chứng khoán…. Ngày 01 tháng 04 năm 1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN) được thành lập theo quyết định 115/CP ngày 03 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ cục quản lý ngoại hối ngân hàng TW hoạt động với sự quản lý trực tiếp của NHNN với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước. Trong thời gian 1964-1975 NHNTVN đã thực hiện tốt hai nhiệm vụ chủ yếu là: phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc XHCN và đã đóng góp một phần hết sức quan trọng cho công cuộc chiến đấu ở miền Nam qua việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu chuyển tiền phục vụ cho việc mua sắm vũ khí, đạn dược, thuốc men cũng như lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam. Qua 45 năm Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu qua các mốc thời gian như sau: Năm 1978 Ngân hàng Ngoại Thương thành lập công ty tài chính ở Hồng Kông- Vinafico-Hong Kong. Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNTVN chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng. Năm 1993, NHNT được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng hai Năm 1993, NHNT thành lập Ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc ( First Vina Bank) nay là Shinhanvina Bank. Năm 1994, NHNT thành lập công ty thuê mua và đầu tư trực thuộc NHNT nay là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là Ngân hàng hàng nhất tại Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, thống đốc NHNN ra quyết định số 286/QĐ-NHS về việc thành lập lại Ngân Hàng Ngoại Thương trên cơ sở quyết đinh số 68/QĐ-NHS ngày 27 tháng 03 năm 1993 của thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, 91 quy định tại quyết định số 90/Q Đ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank For Forein Trade of Viet Nam, tên viết tắc là Vietcombank. Năm 1996, NHNT thành lập văn phòng đại diện tại Paris-Cộng Hoà Pháp, tại Moscow-Cộng Hòa Liên Bang Nga. Năm 1997, NHNT thành lập văn phòng đại diện tại Singapore. Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại cục sở hữu công nghệ, Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường Năm 1998, NHNT thành lập công ty cho thuê tài chính NHNT-VCB Leasing Năm 2002, NHNT thành lập công ty TNHH chứng khoán NHNT-VCBS. Năm 2003, NHNT được nhà nước trao tặng huân chương độc lập hạng ba. Năm 2003, NHNT được tạp chí Euromoney bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam. Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm Ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt” Năm 2004, NHNT được tạp chí the Banker bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm thứ 5 liên tiếp. Năm 2005, NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005- do hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) tổ chức dưới sự bảo trợ của ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và bộ bưu chính viễn thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này. Năm 2005, NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động” Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán-VCBF. Năm 2006, tồng giám đốc NHNT nhận giải thưởng “Nhà lãnh đạo ngân hàng Châu Á tiêu biểu” Năm 2006, vinh dự là một trong bốn đơn vị được trao danh hiệu “Điển hình sáng tạo” trong hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam. Năm 2006, Tổng Giám Đốc NHNT được bầu giữ chức Phó chủ tịch hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do thời báo kinh tế và cục xúc tiến bộ thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào top ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đoạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tăng giải thưởng này. Năm 2007, NHNT được bầu chọn là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007” do tạp chí Asia Money bình chọn. Qua 45 năm phát triển từ một Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đang dần được xây dựng thành tập đoàn tài chính đa năng, đa sở hữu. cuối năm 2007 Vietcombank đã tổ chức bán đấu giá thành công 6.5% vốn (tương đương khoảng 975 tỷ đồng với giá trúng thầu trung bình 107.860 đ/cổ phiếu. Như vậy sau 45 năm, Vietcombank từ một NHTMNN sẽ chính thức trở thành công ty đại chúng và rồi sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước). Đây không phải là đỉnh điểm đánh dấu 45 năm xây dựng và trưởng thành, mà còn là vươn lên phát huy mọi nguồn lực đã thực hiện chiến lược mới_xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính_ Ngân hàng đa năng, đa sở hữu. Với việc tăng cường quy mô về vốn, quy mô tài sản, mở rộng mạng lưới, mở rộng kênh phân phối sản phẩm tạo cho Vietcombank thực hiện việc đầu tư đa ngành, đầu tư dưới nhiều hình thức: tín dụng, liên doanh, thành lập doanh nghiệp mới, tham gia làm cổ đông chiến lược trong các tập đoàn kinh tế mạnh: Mở rộng nghiệp vụ quản lý vốn; trực tiếp bỏ vốn vào các quỹ đầu tư; quản lý vốn theo nhu cầu của khách hàng đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư tài chính...... 1.2 Tổng quan về VCB chi nhánh Bình Tây ( VCB_BT ): 1.2.1 Lịch sử hình thành: Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Bình Tây được thành lập theo quyết định số 207/QĐ-TCCB của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNT Việt Nam, chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 10 tháng 01 năm 1998 trên cơ sở kế thừa và phát triển phòng giao dịch Bình Tây của Vietcombank TP HCM. VCB-Bình Tây nằm trong chiến lược định hướng phát triển của hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương đó là: mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương ở những nơi có điều kiện phát triển, cung cấp nguồn vốn cho từng dân cư và các tổ chức kinh tế để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng cho các đối tượng cần vồn, góp phần thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại đất nước. Từ một ngân hàng có quy mô nhỏ là một phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Vietcombank TP HCM, qua nhiều năm phát triển dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc, mỗi nhân viên của Ngân hàng tích cực làm việc hết mình giới thiệu sản phẩm của mình. Cũng từ đây công tác tiếp thị quảng bá những sản phẩm tốt nhất của Ngân hàng cũng đã đến được với khách hàng. Tuy nhiên đễ chiếm được lòng tin của khách hàng không phải dể dàng có thể thực hiện ngay mà cần phải có thời gian, muốn khách hàng biết đến mình, và những sản phẩm của mình phải trải qua một khoảng thời gian dài dày công thuyết phục khách hàng. Cái khó nhất mà Vietcombank chi nhánh Bình Tây vào giai đoạn đó đã vượt qua khó khăn khi tiếp xúc với những khách hàng không có nhu cầu giao dịch, hoặc có nhưng chưa biết nhiều đến VCB-Bình Tây, hoặc nhầm lẫn với những Ngân hàng khác như Ngân hàng Công thương..... Nhưng ngày nay mọi người đã biết nhiều đến cái tên VCB-Bình Tây nhờ sự nổ lực không ngại gian khó của cán bộ nhân viên để giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, thuyết phục khách hàng. Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam về đổi mới công nghệ, các công trình công nghệ bán lẻ Silverblake VCB Online, và phát triển dịch vụ thẻ có hiệu quả tại chi nhánh, nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn như ngân hàng: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Ngân Hàng Việt Á, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn, Ngân Hàng Á Châu, Ngân Hàng Kỹ Thương...chi nhánh VCB-Bình Tây đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trên thương trường. 1.2.2 Quá trình hoạt động và phát triển: Trong khoảng thời gian 10 năm hoạt động với sự phát triển không ngừng, Ngân Hàng Ngoại Thương chi nhánh Bình Tây đã đạt được những kết quả khả quan, luôn giữ vững là ngân hàng đứng đầu trên khu vực Chợ Lớn, TP Hồ Chí Minh. Từ đó NHNT-BT đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế cả nước nói chung, và cho địa bàn quận 6 nói riêng. Ngày càng tạo dựng một vị thế lớn mạnh, có sức cạnh tranh với các ngân hàng bạn cả về công nghệ và nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết ngân hàng là một trung gian tài chính vừa thực hiện vai trò là người đi vay vừa là người cho vay các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế, là mạch máu góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, một ngân hàng có hoạt động tốt, nổi bật sẽ mang lại lợi ích rất lớn đối với nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định. VCB-Bình Tây đã thực hiện tốt sứ mệnh trung gian tài chính của mình. Để sau 10 năm hoạt động kết quả thu về cho thấy sự lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng. 1.2.3 Bộ máy quản lý: a. Sơ đồ tổ chức: P.GIÁM ĐỐC P.PHÓ GIÁM ĐỐC P.GD AN ĐÔNG P. GD GÒ VẤP P.GD BẢY HIỀN P.KẾ TOÁN P.NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP P.HCNS P.NGÂN QUỸ P.QHKH P.THANH TOÁN THẺ P.TTQT P.QUẢN LÝ RỦI RO P.KD DỊCH VỤ P.QUẢN LÝ NỢ P.VI TÍNH b. Nhiệm vụ các phòng ban: Ban giám đốc: gồm có một giám đốc và một phó giám đốc Chức năng của ban Giám đốc là đưa ra những quyết định và sự chỉ đạo giúp hệ thống bộ máy trong Ngân hàng hoạt động ổn định, hiệu quả. Là người quan trọng trong quá trình ra quyết định cuối cùng trong hoạt động tín dụng, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Một chức năng khác của ban Giám đốc là đề ra chiến lược chính sách mới phù hợp trong xu thế hội nhập kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mình. Phòng Quan Hệ Khách Hàng với chức năng chính là: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các đối tượng khách hàng trong nước theo đúng các thể lệ quy định của pháp luật, của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Thực hiện công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bảo lãnh nhằm đảm bảo an toàn vốn, theo dõi thu nợ (gốc và lãi) đúng hạn. Phối hợp với các phòng ban có liên quan và phòng nghiên cứu tổng hợp xây dựng hạn mức tín dụng kế hoạch trên cơ sở chỉ đạo của ban giám đốc, chấp hành chỉ tiêu về hạn mức tín dụng do TW giao. Lập hồ sơ kinh tế các đơn vị vay và cung cấp thông tin tư liệu kịp thời về các đơn vị vay vốn theo yêu cầu của ban lãnh đạo, lập hồ sơ vể thông tin khách hàng cho trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước theo quy định. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn khách hàng về các chế độ thể lệ tín dụng, bảo lãnh... để khách hàng hiểu rõ quy trình và thực hiện đúng quy trình. Phòng quản lý rủi ro: được tách ra từ phòng tín dụng nhằm chuyên môn hóa về khâu thẩm định trong cho vay với chức năng chủ yếu là thẩm định những dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm tham mưu cho ban Giám đốc và phòng Quan Hệ Khách Hàng để đưa ra quyết định cuối cùng. Đồng thời phòng này còn có chức năng khác là thu thập thông tin liên quan đến biến động thị trường theo ngành nghề và các thông tin khác cập nhật được để có thể nhanh chóng phát hiện rủi ro và thông báo cho phòng QHKH cùng bàn biện pháp xử lý. Phòng quản lý nợ: Thực hiện cung cấp số liệu và báo cáo kịp thời hoạt động tín dụng theo đúng quy định của VCB TW, và yêu cầu báo cáo đột xuất của ban Giám đốc Quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng có liên quan đến tín dụng bảo lãnh.... Phòng kế toán: Kế toán tài chính: Tổ chức thực hiện chế độ kế toán, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán- thống kê đúng quy định của VCB Việt Nam phù hợp pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước, quy định Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước. Phối hợp phòng nghiên cứu tổng hợp tham mưu cho ban Giám đốc về lãi suất huy động vốn, sử dụng vốn. Theo dõi quản lý chi tiêu nội bộ, mua sắm tài sản tại chi nhánh đúng quy định về quản lý chi tiêu toàn hệ thống do tổng Giám đốc ban hành. Lập kế hoạch tài chính tổng hợp và báo cáo phân tích, trên cơ sở đó theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính của chi nhánh. Theo dõi tình hình cân đối nguồn vốn, tình hình thực hiện ký quỹ bắt buộc tại Ngân hàng nhà nước Tham gia xây dựng đơn giá tiền lương của chi nhánh trên cơ sơ kết quả sản xuất kinh doanh và lao động tiền lương. Theo dõi quản lý tiền lương tiền thưởng của chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao. Kế toán giao dịch: Quản lý tài khoản tiền gởi, tiền vay, của các đơn vị tổ chức kinh tế trong nước như: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty liên doanh nước ngoài theo luật đầu tư. Mở tài khoản thanh toán séc cho cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước. Phục vụ thanh toán bằng VNĐ hoặc ngoại tệ cho khách hàng trong và ngoài hệ thống VCB. Quản lý tài khoản ngoại tệ của các tổ chức kinh tế trong nước kể cả của các ngân hàng tại Việt Nam theo đúng các quy định thuộc điều lệ quản lý ngoại hối và luật Ngân hàng thương mại. Thực hiện các nghiệp vụ khác do ban giám đốc giao. Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế Thanh toán xuất khẩu: Thu tiền hàng xuất khẩu theo sự ủy thác của khách hàng Việt Nam hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo mọi phương thức thanh toán theo thông lệ quốc tế. Sử dụng mọi nghiệp vụ liên quan L/C, nhờ thu.... lập thủ tục thanh toán, hạch toán, báo có cho đơn vị thụ hưởng khi nhận được báo có thanh toán của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện thanh toán ứng trước chứng từ xuất khẩu cho đơn vị xuất khẩu đã xuất trình chứng từ hợp lệ khi có yêu cầu trong trường hợp chưa có báo có của Ngân hàng nước ngoài. Lập báo cáo thống kê thanh toán theo định kỳ, và tư vấn cho khách hàng phương thức thanh toán tiền từ nước ngoài, đảm bảo an toàn chính xác. Thanh toán nhập khẩu: Tham mưu cho lãnh đạo về việc ký kết các văn bản liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại đối với Ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài. Tư vấn cho các đơn vị kinh tế trong việc thanh toán hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ đối ngoại qua ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ khác do ban Giám đốc giao. Phòng ngân quỹ:: Quản lý xuất kho quỹ an toàn, thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và giấy tờ có giá. Trong quá trình thu chi thủ quỹ thực hiện đúng tám động tác thu chi bắt buộc theo quy định của chế độ kho quỹ. Các món thu chi bắt buộc phải có bản kê phân loại tiền và có chữ ký của khách hàng. Bảng kê được lưu cùng với chứng từ thu chi tiền mặt. Cung cấp số liệu và dự kiến lượng nộp, rút tiền mặt ở Ngân hàng nhà nước để Phòng nghiên cứu tổng hợp kinh doanh ngoại tệ xây dựng kế hoạch tiền mặt tháng, quý, năm. Tiến hành bán, thu ngoại tệ, tiền cũ, tiền lưu niệm. Nghiên cứu đặc điểm tiền giả, giấy tờ có giá giả mạo, để phối hợp với các phòng ban khác có hướng xử lý nhanh chóng kịp thời. Thực hiện các nghiệp vụ khác do ban Giám đốc giao. Phòng kinh doanh dịch vụ: : Mở và quản lý tài khoản không cư trú. Chi trả kiều hối. Nghiệp vụ tiết kiệm ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ. Chuyển tiền đến, chuyển tiền đi từ nước ngoài. Thanh toán và nhờ thu séc du lịch do ngân hàng nước ngoài phát hành, bán tiền mặt ngoại tệ cho khách hàng xuất cảnh theo chế độ. Thanh toán chuyển tiền đến cho khách quốc tế vãng lai..... Nghiệp vụ chuyển tiền nhanh Lập báo cáo thống kê về nghiệp vụ PMD theo định kỳ quy định của VCB Việt Nam. ... Phòng phát hành thẻ : Nghiệp vụ phát hành thẻ: nhận và thẩm định hồ sơ xin sử dụng thẻ, cấp thẻ đối với thẻ thanh toán Vietcombank, trình ban Giám đốc nếu là thẻ tín dụng Vietcombank MasterCard để ban Giám đốc duyệt hạn mức tín dụng Nghiệp vụ thanh toán: thanh toán cho ngân hàng là đại lý chấp nhận thẻ Visa, Mastercard, JCB, Amex và thẻ thanh toán Vietcombank. Chi trả tiền mặt cho chủ thẻ. Công tác khách hàng: - Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ, các Ngân hàng đại lý. - Giải quyết khiếu nại thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước liên quan đến việc phát hành, thanh toán thẻ. - Thu thập thông tin, đề suất giải pháp phòng chống thẻ giả. - Tuyên truyền, quảng cáo khách hàng sử dụng thẻ. Phòng nghiên cứu tổng hợp: Nghiên cứu tổng hợp phân tích kinh tế và những vấn đề liên quan đến chi nhánh để tham mưu cho ban Giám đốc và các Phòng ban có liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược và chính sách kinh doanh của chi nhánh. Lập kế hoạch nguồn vốn, và sử dụng vốn, theo dõi chính sách lãi suất của chi nhánh. Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước và Ngân hàng Vietcombank Trung Ương. Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chuyển đổi cho khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế trong nước các công ty liên doanh theo tỷ giá công bố hàng ngày, theo quy chế của VCB-Bình Tây trên cơ sở hướng dẫn của vụ quản lý ngoại hối và Vietcombank Trung ương. kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn theo quy chế của Vietcombank phục vụ các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Phát hành thư bảo lãnh Ngân hàng, tái bảo lãnh trên cơ sở các bảo lãnh của ngân hàng đại lý nước ngoài. Theo dõi giải quyết các quan hệ đại lý Ngân hàng, quản lý bộ khóa mật mã của ngân hàng và chi nhánh. Phòng hành chính nhân sự: Bộ phận hành chính: Thực hiện công tác văn thư lưu trữ thông tin, liên lạc, in ấn tài liệu, lể tân, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành Fax, Telex của cơ quan. Phục vụ cho các phòng nghiệp vụ, bố trí xe, đăng ký mua vé máy bay hay phương tiện khác đáp ứng nhu cầu công tác chung. Phục vụ các cuộc họp của ban Giám đốc, các hội nghị hội thảo, tiếp khách. Theo dõi kiểm tra trong các cuộc thi đua khen thưởng,chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Quản lý theo dõi việc chấp hành nội quy kỹ luật của cán bộ công nhân viên. Quản lý cung ứng văn phòng phẩm, ấn chỉ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đăng ký bảo hiểm cho CB CNV và và bảo hiểm tài sản cơ quan, chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự và an toàn cơ quan. Chịu trách nhiệm về chi phí hành chính, kiểm tra xác nhận chi tiêu hành chính. Bộ phận hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc về sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác. Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác tổ chức quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ theo quy định của nhà nước, của ngành và của vcb việt nam. Chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục hồ sơ cho CB-CNV đi công tác học tập trong và ngoài nước. Quản lý hổ sơ, lý lịch của CB-CNV Phòng vi tính: Quản lý mạng lưới vi tính toàn chi nhánh để tổng hợp cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo của lãnh đạo. Quản lý và bảo mật chương trình ứng dụng. Nghiên cứu, sửa đổi, cải tiến chương trình phù hợp với chế độ kế toán, thống kê và quản lý kinh doanh của ngành. Chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật trong mua sắm máy móc thiết bị vi tính của toàn chi nhánh, nếu được Vietcombank Trung Ương ủy quyền mua, cũng chịu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị hiện có của toàn chi nhánh. Tổ kiểm soát: Giám sát, kiểm tra việc chấp hành chế độ thể chế của nhà nước, của ngành ngân hàng và của VCB Việt Nam về nghiệp vụ kinh doanh, quản lý và thu chi ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn tài sản nhà nước trên các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, hoạt động tín dụng, thanh toán, kế toán và ngân quỹ. Kiểm soát bảng cân đối kế toán theo định kỳ, báo cáo thu nhập, chi phí theo định kỳ, báo cáo quyết toán năm tài chính của chi nhánh. Kiểm soát thường xuyên về công tác kho, quỹ, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chi tiêu mua sắm tài sản, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản, công tác tín dụng vốn, việc thiết lập và sử dụng các quỹ của chi nhánh, công tác an toàn và bảo vệ kho quỹ. Phòng giao dịch thuộc chi nhánh: Phòng giao dịch Bảy Hiền Phòng giao dịch An Đông Phòng giao dịch Gò Vấp 1.2.4 Các hoạt động chủ yếu: Dịch vụ cho khách hàng cá nhân: Dịch vụ tài khoản: Tài khoản tiền gởi thanh toán: Phát hành thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế Phát hành séc Thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, bảo hiểm… Sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến Sử dụng dịch vụ thấu chi tài khoản cá nhân. Dịch vụ trả nhận lương tự động Dịch vụ thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế gồm Vietcombank Visa Vietcombank MasterCard cội nguồn Vietcombank Americard Express VietnamAlines American Express-Thẻ bông sen vàng Thẻ ghi nợ: đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt tại máy ATM Tiết kiệm và đầu tư: Tiết kiệm tính lãi định kỳ: khách hàng là những cá nhân có nhu cầu gởi tiết kiệm Chứng chỉ tiền gởi ngoại tệ Tiết kiệm kỳ hạn các loại Chuyển nhận tiền Chuyển nhận tiền quốc tế: gồm chuyển tiền đi nước ngoài, nhận tiền kiều hối. Dịch vụ Moneygram (nhận tiền trong 10 phút) Chuyển tiền trong nước Cho vay cá nhân: Cho vay cán bộ công nhân viên Cho vay cán bộ quản lý điều hành Cho vay mua nhà dự án Cho vay mua ôtô Thấu chi tài khoản cá nhân Ngân hàng điện tử Bảo lãnh Dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp: Dịch vụ tài khoản Dịch vụ quản lý tài khoản tiền gởi: Vietcombank nhận tiền gởi, quản lý, theo dõi số dư, và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác với chi phí thấp nhất. Dịch vụ quản lý vốn tập trung: Hổ trợ khách hàng trong công tác quản lý vốn qua khả năng giao dịch trực tuyến Online. Dịch vụ đầu tư tự động: Khi sử dụng dịch vụ này lúc tài khoản thanh toán của khách hàng vượt mức sàn, phần tiền vượt sẽ được tự động chuyển sang một tài khoản đặc biệt- tài khoản đầu tư tự động. Khi số dư tài khoản thanh toán giảm xuống thấp hơn mức sàn, tiền sẽ được tự động chuyển tử tài khoản đầu tư về tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Dịch vụ thanh toán gồm có: Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ thanh toán xuất khẩu Dịch vụ thanh toán nhập khẩu Dịch vụ cho vay: Cho vay vốn lưu động: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của khách hàng gồm cho vay từng lần và vay theo hạn mức tín dụng Cho vay dựa án đầu tư: nhằm đáp ứng nhu cầu hình thành mới hoặc mở rộng công suất đổi mới công nghệ, nhu cầu hình thành tài sản cố định/ bất động sản cho khách hàng. Dịch vụ bao thanh toán: Dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu: Sản phẩm Basic Export, Sản phẩm Standard Export, Preum Export Dịch vụ bao thanh toán nhập khẩu: Sản phẩm Basic Import, Sản phẩm Standar Import. Dịch vụ bao thanh toán trong nước: sản phẩm Standard Domestic, Premium Domestic Kinh doanh ngoại tệ: Dịch vụ mua bán kỳ hạn: cung cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua, bán ngoại tệ tại một thời điểm trong tương lai với tỷ giá xác định trước từ hiện tại Dịch vụ quyền chọn mua: cung cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai Dịch vụ hoán đổi ngoại tệ: cung cấp cho khách hàng có nhu cẩu mua, bán ngoại tệ trong trường hợp khách hàng có dòng tiền vào và ra là 2 đồng tiền khác nhau. Ngân hàng điện tử VCB_Money: được xây dựng trên nền tảng hiện đại giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua hệ thống máy tính tại trụ sở khách hàng mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Internet Banking: được xây dựng nhằm thực hiện cam kết đem Vietcombank đến với khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm liên kết: một số loại sản phẩm liên kết Thẻ thanh toán ( liên kết giữa Vietcombank và một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như hàng không, viễn thông) Dịch vụ cho vay trả góp khi mua sản phẩm của một số doanh nghiệp Dịch vụ thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. 1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian vừa qua: Trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nên nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây nhiều ngân hàng đã được thành lập, vì vậy luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Trong tình hình này Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bình Tây để nổ lực hết sức để đạt những thành tựu ngày càng tốt hơn cụ thể: Hoạt động huy động tiền gởi: : NHNT-Bình Tây không ngừng tăng trưởng về vốn điều này chứng tỏ thương hiệu của VCB-Bình Tây đã được xây dựng ngày càng vững chắc đã thu hút lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng, góp phần làm cho nguồn vốn huy động tăng qua từng năm như sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp nguồn vốn của chi nhánh (1998-2007) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chỉ tiêu huy động( tỷ đồng) 190 188 385 463 641 809 1027 1183 1267 1376 Nguồn: Tạp chí đặc san kỷ niệm 10 năm thành lập chi nhánh VCB_Bình Tây Vốn huy động năm 2007 đã tăng khoảng 7.2 lần so với năm 1998 lượng gia tăng do thông qua nhiều biện pháp huy động, tạo ra nhiều kênh huy động như: tiến hành trả lương qua tài khoản cho nhân viên ở các doanh nghiệp lớn, phát hành thẻ ATM ra mọi đối tượng, thẻ tín dụng, áp dụng nhiều hình thức huy động tiết kiệm cùng việc mở rộng mạng lưới... Về dịch vụ cấp tín dụng cho nền kinh tế: về mảng này chi nhánh luôn hoàn thành chỉ tiêu của hội sở giao. Công tác tín dụng bảo lãnh luôn được cũng cố nâng cao về chất lượng, kiểm soát được mức tăng trưởng tín dụng, nợ xấu được hạn chế ở mức cho phép. Các lĩnh vực tài trợ chủ yếu của VCB-Bình Tây là: Cho vay thu mua hàng nông sản xuất khẩu, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, bệnh viện như: Chi nhánh là chi nhánh đi tiên phong trong đầu tư thành lập khu công nghiệp Vĩnh Lộc ngay ngày đầu sơ khai với quy mô xây dựng 300 ha, và vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó chi nhánh còn cho vay xây dựng bệnh viện tim Tâm Đức, bệnh viện Phụ Sản, cho vay mua sắm trang thiết bị của bệnh viện cấp cứu Trưng Vương... mỗi bệnh viện chi nhánh đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép Cho vay nhập khẩu hạt nhựa. ...... Tình hình dư nợ tín dụng trong 10 năm qua có tốc độ tăng trưởng trong khoản 7-100%/năm. Với số liệu qua từng năm như sau: Bảng 2: Bảng tổng hợp tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (1998-2007) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chỉ tiêu cho vay( tỷ đồng) 231 273 575 631 755 1074 1500 1649 1138 1324 Nguồn: Tạp chí đặc san kỷ niệm 10 năm thành lập chi nhánh VCB_Bình Tây Dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng trong khoảng từ 7-110%/năm. Đến nay dư nợ tín dụng của NHNT chi nhánh Bình Tây đứng thứ 3/11 trong hệ thống NHNT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ 5.9% trong tổng dư nợ. Đến cuối năm 2007 dư nợ tín dụng đạt khoảng 1324 tỷ đồng tăng gấp 5.7 lần so với năm 1998. Các hoạt động dịch vụ khác: phát triển dịch vụ Ngân hàng là một trong những mục tiêu phát triển của cả nước, vì vậy chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp đổi mới công nghệ, áp dụng nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn TP HCM. Bên cạnh đó chi nhánh cũng luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống của Ngân hàng, để phục vụ khách hàng. Trong đó công tác TTQT phát huy được những lợi thế của một Ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua mạng SWIFT. Trong khoảng thời gian từ năm 1998-2007, doanh số xuất nhập khẩu bình quân hàng năm qua Vietcombank Bình Tây khoảng 222 triệu USD/năm; thanh toán xuất khẩu bình quân 51 triệu USD/năm. So sánh về qui mô, doanh số TT XNK đến cuối năm 2007 ước đạt 172 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 1998. doanh số thanh toán xuất khẩu đến cuối năm 2007 ước đạt 108 triệu USD tăng gấp 18 lần so với năm 1998. Kinh doanh ngoại tệ là cơ sở, tiền đề và công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động TTQT gặt hái được thành công. Chi nhánh đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại của Reuter phục vụ cho việc tham gia mua bán ngoại tệ và theo dõi biến động tỷ giá các loại ngoại tệ trên thế giới hàng ngày, hàng giờ. Để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp để mua đủ số lượng ngoại tệ cung ứng kịp thời cho khách hàng, và áp dụng biện pháp linh hoạt cho nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Doanh số mua bán ngoại tệ bình quân từ năm 1998 đến 2007 là 330 triệu USD/năm. Nếu từ năm 1998 doanh số mua bán ngoại tệ là 150 triệu USD thì đến năm 2007 doanh số mua bán ngoại tệ ước đạt 351 triệu USD tăng hơn 2.3 lần. Dịch vụ thanh toán thẻ: đến nay NHNT chi nhánh Bình Tây đã phát hành hơn 75.000 thẻ, và gần 1.000 thẻ tín dụng quốc tế, góp phần đưa thương hiệu NHNT ngày càng tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng thể hiện qua tốc độ phát triển các loại thẻ, đặc biệt là thẻ Connect 24. NHNT chi nhánh Bình Tây là một trong những Ngân hàng thanh toán được nhiều loại thẻ tín dụng nhất trên thị trường hiện nay. 1.2.6 Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đang dần tiến tới mục tiêu trở thành “ Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả các thị trường tài chính thế giới”. Để thực hiện mục tiêu lớn đó thì Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2010 như sau: Tổng tích sản tăng 21%/năm Huy động vốn tăng 20%/năm Tín dụng tăng 26%/năm Chi phí dự phòng rủi ro/tổng dư nợ trung bình xấp xỉ 1%/năm Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2.60% Tỷ lệ trích lập các quỹ và lợi nhuận sau thuế 16%/năm Bảng 3: Bảng kết quả kinh doanh ước tính đến năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2007E 2008F 2009F 2010F Tổng tài sản Triệu VNĐ 200,914,606 245,375,194 296,666,962 357,063,860 Cho vay Triệu VNĐ 85,355 107,547 135,509 170,742 Vốn điều lệ Triệu VNĐ 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 Lợi nhuận trước thuế Triệu VNĐ 2,574,936 3,609,026 4,649,830 5,958,836 Lợi nhuận sau thuế Triệu VNĐ 1,853,954 2,598,498 3,347,878 4,290,362 ROA % 0.92 1.06 1.13 1.20 ROE % 12 17 22 29 Cổ tức mỗi cổ phiếu( bằng tiền hay CP) VNĐ 0 693 893 1,144 Phòng phân tích - Công ty Chứng Khoán Thủ Đô CN HCM Hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã từng bước thực hiện thành công quá trình trở thành tập đoàn tài chính đa năng qua việc đã thành công cổ phần hóa trong năm 2007. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong I (in).doc
  • docbia.doc
  • docChuong II (in).doc
  • docChương III(in).doc
  • docDANH MỤC BẢNG BIỂU.doc
  • docDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.doc
  • docDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docket luan.doc
  • docloi cam on.doc
  • docLỜI MO ĐAU.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docNHẬN XET GVHD.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP.doc
  • docPhan gioi thieu (in).doc
Tài liệu liên quan