Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu

Một thực tế hiện nay không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới là các DNV&N thường xuyên gặp khó khăn trong việc huy động vốn để kinh doanh. Hầu hết, vốn tự có của các doanh nghiệp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động, phần còn lại dựa vào các nguồn tài trợ khác mà chủ yếu là vốn vay từ các NHTM. Vì vậy, vốn vay ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các DNV&N. Trong những năm gần đây, sự phát triển của các DNV&N đã thể hiện vai trò tích cực và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển thì phải giải quyết được vấn đề thiếu vốn. Trong thời gian thực tập, tôi nhận thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DNV&N còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp cũng như chưa thực sự đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu”. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, NHNN, bản thân các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như những hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm nên chuyên đề của tôi khó tranh khỏi những thiếu sót. Vì vây, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo để chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, tôi xinh chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thùy Dương, ban lãnh đạo, tập thể cán bộ phòng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi còn lại:thuế, quản lý, thông tin quảng cáo chi hỗ trợ đoàn thể, và các khoản chi khác 963 1166 203 21,1% 1 405 239 20,5% Chênh lệch TN - CP 3 646 3 998 352 9,6% 5624 1 626 44,6% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu 2.2.1. Các quy định, quy chế cho vay đối với DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, ban hành ngày 31/12/2001. - Văn bản số 3202/NHNo-05 hướng dẫn cho vay phát triển giống thủy sản, ban hành ngày 18/12/2000. - Văn bản số 733/NHNo-06 về cho vay kinh tế trang trại, ban hành ngày 28/03/2001. - Văn bản số 750/NHNo-06 hướng dẫn thêm một số điểm cho vay phát triển ngành nghề nông thôn, ban hành ngày 29/03/2001. - Quyết định 300/QĐ/HĐQT-TD ngày 24/9/2003 về việc ban hành qui định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Qui chế tổ chức và hoạt động của Ban thẩm định tại trụ sở chính và phòng ( tổ) thẩm định tại các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài ra còn có các văn bản khác có liên quan của chính phủ, thống đốc NHNN Việt Nam và của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với DNV&N Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam, bao gồm các bước sau: 1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. - Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các diều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. - Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. - Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng cho vay và thông báo lại cho khách hàng. - Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Trong thực tế hầu hết các khoản cho vay đều phải có tài sản đảm bảo. - Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng: + Giầy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản. + Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản ( nếu tài sản phải bảo hiểm theo qui định của pháp luật). + Các loại giấy tờ khác liên quan. - Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hình thành. - Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Ngoài các giấy tờ như trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng còn có thêm cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay vốn còn có: - Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất: + Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Trích lục bản đồ thửa đất. + Chứng từ nộp tiền thuế đất. + Và các giấy tờ khác có liên quan. 2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn. Cán bộ tín dụng kiểm tra nếu thấy hợp lý và hợp lệ sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thẩm định, nếu còn chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu. 3. Điều tra, thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. - Cán bộ tín dụng tìm hiểu khách hàng và dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được duyệt. - Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay. 4. Phân tích, thẩm định phương án vay vốn, áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay. - Cán bộ tín dụng cần phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. 5. Lập báo cáo thẩm định cho vay. 6. Tái thẩm định khoản vay. 7. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay. - Mức cho vay: Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, mức cho vay tối đa được quy định như sau: + Bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo nếu hình thức bảo đảm là thế chấp tài sản. + Bằng “gốc + lãi giấy tờ có giá - lãi tiền vay” nếu tài sản cầm cố là giấy tờ có giá. + Bằng 50% giá trị tài sản đảm bảo nếu tài sản cầm cố do khách hàng vay, bên bảo lãnh giữ, sử dụng hoặc bên thứ ba giữ. + Bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo nếu tài sản cầm cố do Ngân hàng giữ. + Trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức cho vay tối đa bằng 75% so với giá trị tài sản hình thành từ vốn vay; riêng giá trị quyền sử dụng đất, mức cho vay tối đa bằng 75%. - Lãi suất: áp dụng lãi suất cho từng loại vay là ngắn hạn hay trung và dài hạn do tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam hoặc giám đốc chi nhánh được ủy quyền quyết định. - Thời hạn cho vay: phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng - Phạt trả nợ trễ hạn: đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn gốc, lãi và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc, lãi thì khách hàng phải chịu lãi suất bằng 150% lãi cho vay trên khế ước đối với số nợ gốc chậm trả. - Trả nợ trước hạn: nếu khách hàng có khả năng trả nợ trước hạn thì NHNo&PTNT Diễn Châu cho phép khách hàng trả nợ trước hạn và áp dụng lãi suất trả trước hạn bằng lãi suất cho vay và lãi tiền vay chỉ tính trên số ngày thực vay. 8. Phê duyệt khoản vay. - Trưởng phòng tín dụng ghi ý kiến đề nghị giám đốc Ngân hàng phê duyệt sau khi đã kiểm tra phần thẩm định của cán bộ tín dụng. - Giám đốc NHNo&PTNT Diễn Châu ký quyết định cho vay hoặc không cho vay. - Nếu cho vay thì NHNo&PTNT Diễn Châu cùng khách hàng hoàn tất bộ hồ sơ cho vay. - Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết. 9. Giải ngân. Các cán bộ phòng ngân quỹ tiến hành giải ngân cho khách hàng. 10. Kiểm tra giám sát khoản vay. - Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. - NHNo&PTNT Việt Nam qui định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tuỳ theo độ an toàn của khoản vay. 11. Thu nợ lãi và gốc, xử lý các phát sinh. Đây là cơ sở hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động tín dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách tín dụng này. 2.2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu 2.2.3.1. Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu mang tính chất thời kỳ, thể hiện quy mô tín dụng của một ngân hàng trong cả năm hoạt động. Doanh số cho vay năm 2006: 171665 tr.đ tăng 33665tr.đ so với năm 2005 Trong đó: + Cho vay ngắn hạn: 114 088 tr.đ, tăng 22 303 tr.đ so với năm 2005 + Cho vay trung hạn: 57 577 tr.đ tăng 11 362 tr.đ so với năm 2005 Năm 2006, vốn tín dụng đầu tư phục vụ phát triển kinh tế huyện tập trung vào các nghành nghề, chương trình, đề án kinh tế của huyện như sau: Đầu tư vào các ngành kinh tế: - Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp: 92.506 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,38%/ tổng dư nợ, tăng so với năm 2005 là 20.662 triệu đồng, tốc độ tăng 28,76%. - Nghành thuỷ, hải sản: Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 18.085 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,4%/ tổng dư nợ, tăng so với đầu năm 5.063 triệu đồng, tốc độ tăng 38,9%. - Ngành tiểu thủ công nghiệp: 10 192 triệu đồng, tăng so với đầu năm 33,09% - Ngành dịch vụ thương nghiệp: 29 245 tr.đồng, tăng so với đầu năm 34,1%; - Ngành khác: 22.679 triệu đồng, tăng so với đầu năm 13,1%. ` Đối tượng đầu tư vốn phục vụ một số đề án đề án kinh tế của huyện: + Đấu tư vốn cho các hộ kinh doanh ở khu công nghiệp nhỏ của xã Diễn Hồng số tiền: 3725 triệu đồng. Cho vay phát triển các làng nghề ở Diễn Đoài, Diễn Kim…số tiền: 2 510 triệu đồng. + Đầu tư vốn phục vụ phát triển các ngành nghề ở nông thôn bằng nguồn vốn của WB số tiến 5 082 tr.đ. trong đó vốn của WB: 4 500 tr.đ + Đầu tư vốn XĐGN bằng nguồn vốn KFW cho 1 282 hộ với dư nợ 5211 tr.đ + Cho vay mua máy cày đa chức năng: Doanh số cho vay trong năm 586 triệu đồng, dư nợ 31/12/2005: 784 triệu đồng mua được 143 chiếc máy cày trong đó có 72 hộ vay mua máy cày được bù giá lãi suất vay 3 năm. Như vậy, ta thấy doanh số cho vay tăng theo từng năm trên từng loại nhành nghề kinh doanh, tỷ trọng giữa doanh số cho vay ngắn hạn không chênh lệch lớn, chứng tỏ ngân hàng đã điều hòa được nguồn vốn huy động vào cho vay. Tuy nhiên, so sánh với các ngân hàng khác thì tỷ trọng cho vay dài hạn của chi nhánh là khá cao. Đây cũng là vấn đề chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. 2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ Tổng dư nợ đến 31/12/2006 cuả chi nhánh đạt 173 297 triệu đồng, tăng 39 209 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 29,24 % . Bảng 5: Cơ cấu dư nợ Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005 so 2004 Năm 2006 Năm 2006 so 2005 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian 102 957 134 088 31 131 30,2% 173 297 39 209 29,2% + Dư nợ cho vay ngắn hạn 55 309 74 159 18 850 34,1% 95 467 21 308 28,7% + Dư nợ cho vay trung hạn 47 648 59 929 12 281 25,8% 77 830 17 901 29,8% Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 102 957 134 088 31 131 30,2% 173 297 39 209 29,2% + Dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh 0 8 350 8 350 18 500 10 150 121,6% + Dư nợ cho vay hộ GĐ 102 957 125 738 22 781 22,1% 154 797 29 059 23,1% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu Nhìn chung tổng dư nợ của chi nhánh tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. Thông qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy tổng dư nợ tăng đều theo từng năm. Năm 2005 đạt 134 088 triệu đồng, tốc độ tăng là 30, 2% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 173 297 triệu đồng, tốc độ tăng là 29,2% so với năm 2005. Đặc biệt, từ năm 2005 chi nhánh đã bắt đầu có dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 8.350 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 18.500 triệu đồng, tốc độ tăng là 121,6%. Như vậy, mặc dù năm 2004 tai chi nhánh chưa có dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng chỉ sau 2 năm thì tổng dư nợ tại chi nhánh đối với thành phần này đã có một con số đáng kể là 18, 5 tỷ đồng. Điều này thể hiện xu hướng phát triển của thị trường tiềm năng các DNV&N tại địa bàn huyện đối với ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới đòi hỏi ngân hàng cần có nhiều biện pháp nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng này. Bên cạnh đó, tình hình dư nợ của ngân hàng trung tâm và các chi nhánh cấp 3 cụ thể như sau: + Ngân hàng trung tâm: là đơn vị có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, tổng dư nợ đạt 82157 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 23 855 triệu đồng, tốc độ tăng 40,9%. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,15%. + Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Diễn Đồng: Tổng dư nợ đạt 34 660 tr. đồng, tăng so với năm 2005 là 6 142 tr.đồng, tốc độ tăng 21,5%. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,078%. + Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Bến Kiềng: Tổng dư nợ đạt 19 336 tr. đồng tăng so với năm 2005 là 3776 triệu đồng tốc độ tăng 24,3%., Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,021% + Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Yên Lý: Tổng dư nợ đạt 37 144 tr. đồng, tăng so với năm 2005 là 5 438 tr. đồng tốc độ tăng 17,1%., Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,027%. Nhìn chung, kết quả trên đã thể hiện chi nhánh trong thời gian qua đã không ngừng mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. 2.2.3.3. Vòng quay vốn tín dụng Đây là hai chỉ tiêu phần nào thể hiện hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng. Ta có vòng quay vốn tín dụng trong một số năm gần đây qua bảng sau: Bảng 6: Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Vòng quy vốn tín dụng 0.77 0.87 0797 - Ngắn hạn 0.943 1.054 0.986 - Trung - dài hạn 0.58 0.656 0.562 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu Như vậy, vòng quay vốn tín dụng qua các năm còn thấp. Nguyên nhân có thể do doanh số thu nợ giảm hoặc dư nợ tăng lên nhưng tốc độ tăng của dư nợ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Năm 2005, vòng quay vốn tín dụng cao hơn cả, điều đó có thể do công tác thu nợ có hiệu quả, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Vòng quay vốn tín dụng dài hạn của các năm so với các chi nhánh khác là khá cao thể hiện công tác thu nợ dài hạn của chi nhánh có hiệu quả. Số liệu thực tế cho thấy, năm 2005 tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ, do vậy vòng quay đã tăng và đạt mức cao nhất trong 3 năm qua trong cả ngắn hạn và trung - dài hạn. 2.2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh thì chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá. Ta có tình hình nợ quá hạn cụ thể từ các năm như sau: Bảng 7: Tỷ lệ nợ quá hạn ChØ tiªu N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 Sè tiÒn (tr.®) Tû träng (%) Sè tiÒn (tr.®) Tû träng (%) Sè tiÒn (tr.®) Tû träng (%) Tæng d­ nî 102.956 100 134.088 100 173.297 100 Nî qu¸ h¹n 153 0.15 221 0.165 166 0.096 Nî ng¾n h¹n 123 80.4 65 29.41 44 26.51 Nî trung, dµi h¹n 30 19.6 156 70.59 122 73.49 Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng năm 2004, 2005, 2006 NHNo&PTNT Diễn Châu Nhìn chung, chi nhánh đã đảm bảo an toàn đối với các khoản vay, trong khi tổng dư nợ tăng nhanh qua các năm nhưng nợ quá hạn vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong 2 năm 2004 và năm 2005 thì tỷ trọng nợ quá hạn có xu hướng tăng từ 0,15% lên 0,165%. Tuy nhiên đến năm 2006 thì tỷ lệ này đã có xu hướng giảm xuống còn 0,096%, cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh năm 2006 đã có những biến chuyển tốt. Trong năm 2006, tình hình nợ quá hạn cụ thể như sau: tổng nợ quá hạn 166 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.096% so với năm 2005 giảm 54 triệu đồng, tỷ lệ NQH/ TDN là 0,096%. Nî xÊu tõ N3- N5: 125 triÖu ®ång chiÕm tû lÖ 0,07%/ TDN. Trong đó : + Nợ quá hạn ngắn hạn: 39 tr.đ giảm 26tr.đ so với năm 2005 + Nợ quá hạn trung hạn 114 tr.đ giảm 33 tr.đ so với năm 2005 + Nợ quá hạn vốn dự án uỷ thác: 13 tr.đ tăng 4 tr..đ so vối năm 2005 Như vậy, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là thấp, cho thấy mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay là không cao. Điều này cũng thể hiện hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua là khá hiệu quả. 2.2.3.5. Doanh số thu nợ Có thể nói doanh số thu nợ là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của một ngân hàng. Tỷ lệ này cho ta thấy hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro của các món vay . Thực trạng doanh số thu nợ của chi nhánh trong một số năm như sau: Bảng 8: Doanh số thu nợ Đơn vị: triệu đồng ChØ tiªu N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 Tæng sè Tû lÖ (%) Tæng sè Tû lÖ (%) So víi n¨m 2004 Tæng sã Tû lÖ (%) So víi n¨m 2005 Møc % Møc % Doanh sè thu nî 89 600 100 106 838 100 17 238 19,24 132 457 100 25 619 23,98 Ng¾n h¹n 58 479 65,27 73 128 68,45 14 649 25,05 92 803 70,06 19675 26,91 Trung – dµi h¹n 31 121 34,73 33 710 31,55 2 589 8,32 39 654 29,94 5944 17,63 Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng các năm 2004, 2005, 2006 NHNo&PTNT Diễn Châu Ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên qua từng năm, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 19,24% và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 23,98%. Đồng thời, doanh số thu nợ qua con số tuyệt đối cũng tăng lên, đến năm 2006 đã đạt 132 457 triệu đồng. Có thể thấy những năm qua công tác thu hồi nợ của chi nhánh đã thực sự có sự tiến triển rất tốt, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh đã và đang có những bước tiến triển đi lên. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu 2.3.1. Kết quả đạt được Năm 2006, kinh tế toàn huyện Diễn Châu có giá trị sản xuất cả năm ước đạt 1.806,3 tỷ đồng, tốc độ phát triển kinh tế đạt 18.4%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 9.8%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 23.5%, xây dựng cơ bản tăng 24.4%, dịch vụ thương mại tăng 24,5%. Cơ cấu kinh tế bao gồm: ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 39,54%, công nghiệp, xây dựng chiếm 33,44% và dịch vụ chiếm 26,46%, nền kinh tế vẫn cơ bản là nông nghiệp trong đó dịch vụ, nông nghiệp là nghành kinh tế chủ yếu của huyện, công nghiệp lớn không có mà chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp nhỏ như sản xuất gạch ngói và cơ khí sửa chữa gò hàn. Hiện nay toàn huyện đã có 5 làng nghề nhưng đều mới được tỉnh Nghệ An công nhận từ năm 2003 và 2004, quy mô còn nhỏ chưa có danh tiếng trên thị trường. Hệ thống đường điện và trạm điện đã tới tất cả các thôn xóm trong huyện đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế. Về hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch bước đầu phát triển. Hệ thống thông tin liên lạc đạt 100% các xã có trạm bưu điện xã và hệ thống đài truyền thanh tới các thôn xóm trong xã đáp ứng yêu cầu đa dạng trong dịch vụ thông tin trong nước và quốc tế. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 6,15 triệu đồng, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới. Tình hình An ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện ổn định và được giữ vững. Tất cả các yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của ngân hàng được đảy mạnh, đặc biệt là hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do vậy, trong thời gian qua, ngân hàng đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, và đồng thời đây cũng là những thuận lợ để ngân hàng tiếp tục không ngừng nâng cao và mở rộng phạm vi hoạt động khinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện: - Doanh số cho vay cũng như dư nợ tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2006 là năm thành công của chi nhánh. Chi nhánh đã mở rộng đầu tư cho vay các chương trình kinh tế lớn của huyện, làm phong phú thêm các mối quan hệ kinh tế. Từ năm 2004, ngân hàng đã bắt đầu mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà chủ yếu là các DNV&N. Và đến nay, đã có hơn 30 DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặc dù số lượng doanh nghiệp vay vốn còn ít song trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay sẽ hứa hẹn các doanh nghiệp này ngày một đến với ngân hàng nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cho doanh số cho vay, tổng dư nợ của chi nhánh sẽ tăng lên trong từng năm, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng. - Tích cực mở rộng dư nợ đi đôi với nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng và hạot động tín dụng nói chung, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. - Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, với phong cách giao dịch văn minh, lịch sử tạo được ấn tượng và uy tín đối với khách hàng. Đặc biệt, chi nhánh luôn coi trọng trong các quan hệ tín dụng đối với các DNV&N trên địa bàn huyện, và xem đây là một mục tiêu chiến lược dài hạn của ngân hàng. - Chi nhánh luôn theo sát hoạt động kinh doanh của các DNV&N, khi các doanh nghiệp này gặp những khó khăn khách quan thì ngân hàng tìm cách tháo gỡ như gia hạn nợ đối với khoản vay… Đạt được những kết quả trên là do công tác chỉ đạo điều hành đã bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo của ngân hàng cấp Tỉnh. Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ công nhân viên trong cơ quan, đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã bám sát địa bàn, tiếp cận, hiểu rõ khách hàng cũng như nắm bắt được yêu cầu phát triển kinh tế của từng vùng kinh tế trong huyện, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp để triển khai kịp thời. Đồng thờ chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thông qua công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp trách nhiệm trong công việc cho cán bộ tín dụng. Tăng cường kiểm tra đối chiếu nợ, các sai sót phát hiện nghiêm túc chỉnh sửa nên hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay. Tuyên truyền thông báo về cơ chế tín dụng, thủ tục, điều kiên vay vốn, loại vay, lịch trực cho vay của cán bộ tín dụng đến khắp các địa bàn. Hơn nữa, chi nhánh được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền huyện, sự chỉ đạo của lãnh đạo, phòng ban của NHNo tỉnh, sự giúp đỡ của các đoàn thể, ban ngành huyện. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế - Công tác thẩm định dự án đầu tư của cán bộ tín dụng còn quá đơn giản, theo lối mòn cũ nên gây khó khăn cho việc đánh giá tính khả thi của dự án, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, nhất là khi ngân hàng bắt đầu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Tỷ lệ nợ quá hạn tuy ở mức thấp nhưng đã tăng dần qua các năm cho thấy công tác thu hồi nợ chưa thực sự hiệu quả. - Về công nghệ, mặc dù đã được trang bị một hệ thống máy tính tương đối hiện đại, đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên các buổi học để trang bị kiến thức tin học nhưng việc sử dụng hệ thống thông tin chưa phát huy hết hiệu quả. Hiện nay, các máy tính tại chi nhánh vẫn chưa thể truy cập mạng Internet nên việc truy cập kịp thời các văn bản pháp quy, các thông tư, chỉ thị liên quan đến hoạt động trong ngành còn nhiều thụ động, phải phụ thuộc vào ngân hàng cấp tỉnh. - Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi trong cơ chế thị trường vì hầu hết cán bộ tai đây đều được đào tạo từ thời kỳ bao cấp, thiếu lực lượng cán bộ trẻ có năng lực. Hiện nay, tai chi nhánh chỉ có 4 cán bộ trẻ nên nhìn chung sẽ thiếu một lực lượng cán bộ dự bị trong đơn vị. 2.3.2.2. Nguyên nhân - Việc thực hiện quy trình cho vay còn nhiều thiếu sót, chưa thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng để có kết quả đánh giá chính xác. Việc kiểm tra, kiểm soát khi cho vay nhiều khi còn mang tính hình thức, việc thẩm định dự án còn nhiều bất cập, chưa thống nhất vì chưa có bộ phận chuyên môn nhất là trong tổ thẩm định hiện chưa có cán bộ chuyên về hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính của các DNV&N còn rất nhiều hạn chế. - Hệ thống thông tin về khách hàng còn thiếu, chất lượng thông tin cung cấp chưa cao, thiếu tính cập nhật. - Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa cao - Công tác kiểm tra, kiểm soat nội bộ của chi nhánh vẫn chưa đạt yêu cầu, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, do đó đã không phát hiện lịp thờ các sai phạm và những hành vi tiêu cực trong hoạt động của ngân hàng. - Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đồng thời giá cả hàng hóa tăng nhanh, giá vàng, giá đất tăng mạnh… Hơn thế nữa, dịch cúm gia cầm và thời tiết biến chuyển thất thường đã ảnh hưởng đến đời sống dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. - Khách hàng không kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên ngân hàng rất khó năm bắt được năng lực thực sự của doanh nghiệp, đặc biệt là trong khâu thẩm định tài chính và giám sát việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp của cán bộ tín dụng. Trên đây là những kết quả đạt được và hạn chế của ngân hàng, đồng thời cũng đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đó. Từ đây, đưa ra một số giải pháp và một sô kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diễn Châu. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng chung về hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới Năm 2007, bám sát mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện, mục tiêu giải pháp chỉ đạo kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An nên chi nhánh đã đề ra những định hướng chung cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Trong đó, ngân hàng có đề ra các mục tiêu thực hiện kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau: Đến 31/12/2007 phấn đấu: Nguồn vốn: 159 728 triệu đồng, tăng 26 621 triệu đồng, tốc độ tăng 20% so với đầu năm. Dư nợ: 202 757 triệu đồng tăng, 29 460 triệu đồng, tốc độ tăng 17%. so với đầu năm. Nợ quá hạn dưới 1%. Kết quả tài chính đủ chi lương theo chế độ đảm bảo nâng cao đời sống cho CBCNV. Cơ quan đạt đơn vị xuất sắc, trong sạch vũng mạnh. 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với DNV&N Nhằm đạt đến mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững hoạt động cho vay đối với DNV&N, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể đề ra, chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu đã đề ra một số hướng hoạt động sau: - Ngân hàng xác định các DNV&N là các khách hàng tiềm năng với quy mô to lớn trong giai đoạn tới. Mặc dù hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ có 173 doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn còn ít có quan hệ tín dụng với chi nhánh song với xu hướng phát triển như hiện nay thì có thể thấy đây là một lực lượng khách hàng mục tiêu quan trọng. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến để các doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng ngày một nhiều hơn. - Tăng cường cán bộ tín dụng cả về số lượng và chất lượng. Ngân hàng cần lựa chọn các cán bộ có trình độ và đạo đức nghề nghiệp làm công tác tín dụng, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các kiến thức mới, nhất là các lớp bồi dưỡng về quản lý tài chính doanh nghiệp. - Thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp cao. Cần nâng cao chất lượng trong khâu thẩm định, nhất là thẩm định tài chính của doanh nghiệp vì hiện tại khâu này còn được thực hiện khá sơ sài, nhiều khi mang tính hình thức. - Triển khai đề án xếp hạng tín dụng, phân loại khách hàng. Đây sẽ là một quá trình vừa học, vừa làm nhằm tạo cơ sở quản lý rủi ro thống nhất đối với từng khách hàng. - Tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng. Hoạt động này thể hiện ở 3 nội dung cơ bản sau: + Tiếp tục hoàn thành chương trình quy chế hóa, quy trình hóa các hoạt động tín dụng. + Tuân thủ nghiêm túc các quy chế, quy trình tín dụng. + Tăng cường hiệu quả hoạt động của các phòng ban nhằm kiểm soát tốt rủi ro. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu 3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh Bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường để đảm bảo phát triển ổn định, lâu dài đều phải vạch ra những kế hoạch cụ thể cho từng quý, năm ( kế hoạch ngắn hạn) hay kế hoạch trung hạn, dài hạn. Có kế hoạch thì hoạt động của doanh nghiệp mới có thể thực hiện một cách trôi chảy, nhịp nhàng. Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó, nếu ngân hàng xây dựng được chiến lược kinh doanh, ngân hàng mới có những quyết sách đúng đắn theo mục tiêu và chiến lược đã định. Bởi lẽ chiến lược kinh doanh giúp ngân hàng chủ động hơn trước sự biến chuyển bất thường của môi trường kinh doanh. Thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diễn Châu tuy đã có xây dựng kế hoạch nhưng chỉ mới dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn. Trong môi trường kinh doanh thuận lợi, chu kỳ doanh nghiệp đang ở giai đoạn đi lên do vậy ngân hàng đã đạt được mục tiêu đặt ra, lợi nhuận đã tăng dần, năm 2002 là 2698 triệu đồng, năm 2004 là 3899 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu môi trường kinh tế tỏ ra bất lợi cho ngân hàng, chu kỳ kinh doanh đang ở thời kỳ đi xuống và một số biến động khác thì việc không có kế hoạch, mục tiêu dài hạn sẽ gây bất lợi cho chi nhánh. Nhất là trong gia đoạn hiện nay khi mà tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, cơ chế thị trường với sự thay đổi liên tục đặ biệt là trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, hệ thống ngân hàng cũng nằm trong sự biến động đó với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diễn Châu cũng vậy – Là một ngân hàng có uy tín trên địa bàn, hoạt động của chi nhánh đã và đang ngầy càng phát triển. Vì vậy, ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tế kinh tế của huyện và khả năng của ngân hàng. Trước hết, chi nhánh vẫn lấy mục tiêu chính là phục vụ khách hàng là nông dân, các cá nhân với các khoản vay nhỏ lẻ để phục vụ sản xuất – chăn nuôi và tiêu dung – đây là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Do vậy, để ngày càng phát triển, ngoài khách hàng truyền thống, chi nhánh cần mở rộng thêm mạng lưới khách hàng tiềm năng với các khoản vay lớn hơn ví dụ như cho các DNV&N vay vốn để sản xuất kinh doanh vì hiện nay trên địa bàn huyện cũng có tới 179 doanh nghiệp loại này. Mặt khác, nguồn vốn huy động của ngân hàng còn thấp, đây là vấn đề mà ngân hàn cần đặt ra chiến lược để công tác huy động vốn có hiệu quả hơn – tăng thu nhập cho ngân hàng khi không phải sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cấp trên. Như vậy, ta có thể thấy có kế hoạch dài hạn, ngân hàng sẽ xác định được thị trường mục tiêu cân đối với khả năng và quy mô của ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đó ngân hàng cần phải: - Mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng ( tránh bỏ trứng vào cùng một giỏ), với khách hàng truyền thống vẫn tiếp tục cấp tín dụng và có thể kèm theo các chính sách, dịch vụ ưu đãi… Với khách hàng mới, chi nhánh cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với nhiều chính sách thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo hiểu quả để thu hút khách hàng. - Xây dựng thương hiệu của chi nhánh ngân hàng một cách bền vững giữ vững lòng tin đối với khách hàng. - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng phát triển, đặc biệt là khi tiềm năng du lịch biển đang được khai thác, một số nhà máy đã bắt đầu đi vào hoạt động và có nhiều dự án đang được triển khai, đây là những khách hàng tương lai có thể phát triển mạnh mẽ. Do vậy, ngân hàng cần phải mở rộng thêm mạng lưới khách hàng trên cơ sở đánh giá xem xét một cách kỹ lưỡng và chính xác các phương án kinh doanh. Tóm lại, có được chiến lược kinh doanh đúng đắn trong từng thời kỳ, chi nhánh sẽ chủ động hơn với những biến động của môi trường trong quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng Đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng to lớn, có tính chất quyết định đến sự an toàn của việc cho vay từ việc chấp hành cơ chế, chính sách đến thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay, quyết định cho vay, kiểm tra và kiểm soát vốn vay, thu nợ. Khi cán bộ có trình độ và kinh nghiệm sẽ thẩm định, đánh giá được các nhu cầu vay một cách chính xác, phát hiện được những nhu cầu vay thiếu tính khả thi, lừa đảo làm giả hồ sơ… để từ chối cho vay, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Nói chung mọi hoạt động đúng sai, thành công hay thất bại đều có nhân tố chủ quan của con người. Vì vậy, chi nhánh cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng, nâng cao trình độ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định, điều tra cho vay, ứng dụng các văn bản chế độ của nghành và ngoại ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư hay thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, cử người đi tập huấn, đi học ở trong nước và nước ngoài để nắm bắt kịp thời được mọi quy định sửa đổi và mới của Nhà nước, của Ngân hàng cấp trên về hoạt động Ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu cần phân loại cán bộ tín dụng để từ đó giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp trình độ quản lý của cán bộ tín dụng nhằm đạt hiệu quả cao và quản lý chặt chẽ khách hàng. Bên cạnh chiến lược đào tạo của Ngân hàng, một yêu cầu không thể thiếu đối với các cán bộ Ngân hàng là ý chí không ngừng học hỏi, tự trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ cho bản thân mỗi cán bộ, tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ văn minh lịch sự, tận tình với khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần phải có đạo đức về nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm vì nếu cán bộ tín dụng mà thiếu trách nhiệm, có ý đồ tư lợi, móc ngoặc cho vay không đúng, không hiệu quả… thì sẽ gây tổn thất cho Ngân hàng. NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu nên thực hiện chế độ thưởng phạt kỷ luật công minh. Ví dụ như sẽ tổ chức thực hiện chế độ khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng. Chi nhánh sẽ thưởng về mặt vật chất cho những cán bộ tín dụng có các khoản vay tốt, thu lãi đầy đủ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp..còn kỷ luật đối với những cán bộ có tỷ lệ nợ quá hạn vượt mức cho phép, không thu lãi đầy đủ. Nhờ cơ chế này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn đối với các khoản cho vay của mình, qua đó giúp cho hoạt động và chất lượng cho vay cảu Ngân hàng sẽ được nâng cao. Muốn có đội ngũ cán bộ giỏi thì Ngân hàng phải chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng. Tuyển chọn thực sự các cán bộ có đức có tài thông qua các kỳ thi thật nghiêm túc và khách quan, tránh tình trạng con ông cháu cha vẫn còn phổ biến ở hầu hết các Ngân hàng như hiện nay. Chỉ có cán bộ thực sự có năng lực chuyên môn mới đáp ứng được nhu cầu của công tác kinh doanh trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chi nhánh Ngân hàng phải tạo được môi trường làm việc nghiêm túc, thoải mái, đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng Ngân hàng hoàn thành tốt các mục tiêu và kế hoạch đặt ra. 3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ lãnh đạo, đồng thời phối hợp chặt chẽ, khoa học, toàn diện công tác điều hành của cán bộ lãnh đạo - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lãnh đạo phòng, phân công cụ thể và toàn diện các công việc trong phòng nhằm đảm bảo tính thống nhất, khoa học. - Thành lập tổ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, tổ quản lý Ngân hàng huyện. - Phân chia cán bộ thành các mảng nghiệp vụ cho vay: mảng cho vay các doanh nghiệp và dự án lớn; mảng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; mảng cho vay cầm cố, tiêu dùng, tách cho vay DNV&N thành mảng nghiệp vụ riêng không gộp trong cho vay cá nhân như hiện nay. Và nếu có thể Ngân hàng tách thành phòng cho vay DNV&N riêng, không gộp tất cả các loại cho vay theo các thành phần kinh tế tại một phòng như hiện nay, song song với việc này là việc chuyên môn hoá trình độ cán bộ tín dụng để mở rộng hoạt động cho vay . 3.2.4. Tăng cường quảng cáo nhằm thay đổi nhận thức và tạo thói quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng Trong vài năm trở lại đây, nhà nước thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng của dân cư hiện nay là khá lớn. Tuy nhiên do khách hàng chưa thực sự biết nhiều, chưa nắm được đầy đủ các thông tin về hoạt động chung của Ngân hàng cũng như hoạt động cho vay của Ngân hàng nên số lượng khách hàng đến với Ngân hàng còn hạn chế về số lượng cũng như về quy mô giá trị của các khoản vay. Nhận thức đầy đủ về điều đó, việc tiến hành chiến lược quảng bá, tiếp thị sẽ vô cùng quan trọng nhằm tạo ra hiệu quả tích cực giúp Ngân hàng có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình.. Vai trò của chiến lược quảng cáo là giúp cho công chúng hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về sản phẩm của Ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm mới. Cho vay đối với DNV&N nên được xem là một mục tiêu chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới bởi số lượng các DNV&N ở trên địa bàn huyện đang ngày càng tăng lên nhanh chóng và nó chứa đựng một nhu cầu vay vốn là rất lớn. Chi nhánh cần sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để gây được thiện cảm của khách hàng với Ngân hàng như: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, khi khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng thì gửi và phân phát cho họ tài liệu về cho về cho vay hoặc treo các biểu ngữ ngoài chi nhánh, phòng giao dịch; Ngân hàng có thể liên hệ với công đoàn doanh nghiệp tiến hành các buổi hội thảo về cho vay cho tất cả những người có nhu cầu vay giúp cho họ có được hiểu biết về hoạt động cho vay của chi nhánh. 3.2.5. Đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động cho vay Công nghệ Ngân hàng hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến khách hàng. Chính công nghệ Ngân hàng hiện đại sẽ hấp dẫn và thu hút khách hàng đến với Ngân hàng mình và nó cũng là tiêu thức thể hiện hình ảnh của Ngân hàng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, việc đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào Ngân hàng là thiết thực và cần thiết đối với tất cả các Ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò của việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào Ngân hàng cũng như trước những nhu cầu đặt ra của nền kinh tế, chi nhánh phải không ngừng ứng dụng và đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại vào Ngân hàng mình để đảm bảo và nâng cao khả năng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Trong thời gian qua, chi nhánh đã từng bước chú ý, quan tâm đưa công nghệ Ngân hàng hiện đại vào hoạt động như: nối mạng nội bộ, thanh toán chuyển tiền điện tử, quản lý các khoản vay trên máy tính …Mặt khác, chi nhánh phải thường xuyên quan tâm tới việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm mới, hiện đại cũng như tạo mối quan hệ với các công ty tin học để có sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Ngoài ra, cơ sở vật chất của Ngân hàng cũng là tiêu thức để khách hàng đánh giá Ngân hàng hoạt động hiệu quả đến mức độ nào. Tâm lý của khách hàng bao giờ cũng thích đến với những Ngân hàng lớn, có cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại và thuận tiện vì khách hàng sẽ có tâm lý cảm thấy an tâm hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có những tìm hiểu, nắm bắt thông tin tổng hợp về tình hình vĩ mô ảnh hưởng đến cho vay đối với các DNV&N. Đó là các thông tin về những chiến lược, chính sách của chính phủ và Ngân hàng nhà nước có liên quan về tình hình biến động kinh tế-xã hội cũng như những biến động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ Ngân hàng trong và ngoài nước. Hoạt động cho vay khá nhạy cảm với các biến động kinh tế - chính trị - xã hội, do vậy, những thông tin tổng hợp vĩ mô như thế mang ý nghĩa quan trọng: tuỳ thuộc vào mức độ biến động là lớn hay nhỏ, chiều hướng tác động là tốt hay xấu mà các thông tin đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần nghiên cứu, điều tra tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay đối với DNV&N của các ngân hàng khác trên địa bàn huyện. Hiện nay, các Ngân hàng trong huyện đều tiến hành và có định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với các DNV&N. Nếu NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu tiến hành việc nghiên cứu, điều tra, phân tích được các ưu nhược điểm về hoạt động cho vay với các DNV&N hiện có tại các Ngân hàng, so sánh và rút kinh nghiệm cho Ngân hàng mình thì Ngân hàng sẽ xây dựng được một chính sách sản phẩm cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tiến hành điều tra, thu thập và phân tích thông tin về các DNV&N trên địa bàn. Thông qua đó, Ngân hàng nắm bắt được thông tin tổng hợp về các nhu cầu khác nhau của khách hàng cũng như các ý kiến đóng góp, phản hồi của người tiêu dùng về ưu nhược điểm của hoạt động này, cùng sự so sánh dưới con mắt của khách hàng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Chính việc thu thập thông tin tổng hợp này sẽ là cơ sở ban đầu giúp NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu vạch ra được chiến lược đúng đắn nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N. 3.2.6. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng - Thực hiện tốt quy trình tín dụng: Quy trình thủ tục đầu tư tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay, đặc biệt là với một ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có lượng khách hàng nhiều, món vay bình quân nhỏ, chi phí đầu tư vốn lớn.Chi nhánh cần đơn giản thủ tục cho vay gọn nhẹ, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, quy định rõ từng khâu công việc trách nhiệm cụ thể của cán bộ liên quan trong khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt khoản vay. Tùy theo tính chất phức tạp của từng ngành nghề kinh doanh mà đảm bảo cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động, quản lý chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: khi thực hiện cho vay, ngân hàng cần tìm thiểu tư cách pháp nhân của đơn vị vay vốn thông qua việc thu thập thông tin. Việc thu thập thông tin về khách hàng có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: trực tiếp phỏng vấn người xin vay, xem xét báo cáo tài chính, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các phương tiện thông tin đại chúng… Ngân hàng cần mở rộng phạm vi thu thập thông tin và cử cán bộ tín dụng xuống trực tiếp cơ sở để xác minh tính trung thực của thông tin. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng: Ngân hàng cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác thanh tra cả về nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ nhằm tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động thanh tra, đặc biệt là thanh tra tại chỗ. Bên cạnh đó, các cuộc thanh tra phải rõ rang, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức vi phạm để thông qua thanh tra, giám sát nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của chi nhánh, tạo niềm tin trong dân chúng. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với doanh nghiệp - Thứ nhất: Nâng cao trình độ chuyên môn của các kế toán viên: hiện nay, có một thực tế là các cán bộ kế toán làm việc tại các DNV&N trên địa bàn huyện phần lớn có trình độ chuyên môn thấp. Họ thường là các học viên mới ra trường tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc các cán bộ kế toán đã về hưu đi làm thêm cho các doanh nghiệp này. Một đặc điểm thương thấy là do thiếu lực lượng kế toán viên nên một người kế toán thường làm việc cho 2 hoặc 3 doanh nghiệp cùng lúc. Do đó, chất lượng của khâu kế toán tại các doanh nghiệp này rất thấp. Điều này sẽ dẫn đến các thông tin kế toán, tài chính thường không có độ chính xác cao gây rất nhiều khó khăng trong khâu thẩm định, xét duyệt các khoản vay. - Thứ hai: Doanh nghiệp cần lập hồ sơ tài chính theo mẫu chuẩn mà các quyết định thông tư của các cơ quan chức năng ban hành: Khi các doanh nghiệp này đến ngân hàng nộp hồ sơ xin vay vốn thì phần lớn các báo cáo tài chính thường là làm không đúng quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành. Do trình độ của các cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp thấp, không nâng cao tìm hiểu các thông tin, các quy chế, quy định mới của Bộ tài chính ban hành, chỉ thích làm theo các mẫu cũ mà đã biết trước nên không thể đáp ứng được đúng những yêu cầu mới khi làm các báo cáo tài chính. Vì vậy, khi ngân hàng nhận hồ sơ thì thường yêu cầu doanh nghiệp làm lại, hướng dẫn làm nên mất thêm nhiều thời gian. - Thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tạo cơ sở hoàn thành trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả là nền tảng để doanh nghiệp đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì sẽ không có đủ nguồn tiền trả lãi và gốc, gây rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Và ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn thu nhiều lợi nhuận thì không những doanh nghiệp đó trả được nợ mà còn trả đúng thời hạn, tạo uy tín với ngân hàng để còn vay vốn lâu dài tại ngân hàng đó. 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - Thứ nhất: NHNN cần sớm hoàn thiện việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng để tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc chỉnh sửa cơ chế và thể lệ nghiệp vụ. - Thứ hai: NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Việc thanh tra ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên tránh làm theo các đợt, thành cao trào, vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, vừ gây xáo trộng ảnh hưởng đên uy tín và hoạt động của các NHTM. Thường xuyên kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế tín dụng, bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng. Giải quyết các tồn tại và nâng cao năng lực, tín ổn định của các ngân hàng. - Thứ ba: Hiện đại hóa ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề để cho các NHTM trong chiến lược huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hóa hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế. 3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và các ban nghành có liên quan Nhà nước với chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có vai trò quản lý hoạt động kinh tế.Chính vì thế, một chính sách mới của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong môi trường kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và có nhiều biến động, để có thể tạo thuận lợi cho ngân hàng, nhà nước cần phải: - Thứ nhất: Tạo môi trường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn: hiện nay, khu vực nông nghiệp ở nước ta vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Do vậy, nhà nước cần phải đưa ra các chính sách hỗ trở phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất là đối với các vùng dân trí thấp, còn nghèo lại chịu nhiều thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động mùa vụ. Để hỗ trở, nhà nước cần phải có các dự án lớn để hỗ trở từng vùng, miền, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đê điều, giao thông thuận lợi để khuyến khích các đầu tư kinh tế khác. Cần có các chính sách ưu đãi về thuế và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản… Trong thời gian tới, nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để hỗ trở nông dân từng bước xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí. Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách tập trung vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn về một đầu mối ( như nguồn vốn ODA, vốn phát triển các xã vùng II, vùng III, miền núi, hải đảo, nguồn vốn của các tổ chức tiền tệ quốc tế) để đầu tư có trọng điểm, phát huy hiệu quả cao của đồng vốn đàu tư. - Thứ hai: Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của các đơn vị kinh tế nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng: một trong những khó khăn trong công tác đầu tư tín dụng với các DNV&N là vấn đề tài sản thế chấp rất nhỏ và tính pháp lý không cao. Để giải quyết vấn đề này cùng với văn bản của NHNN, Chính Phủ cần có những chỉ đạo hướng dẫn sự phối hợp của các ban nghành liên quan để xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mại tài sản ( khi có vấn đề) được diễn ra hợp lý, tạo điều kiện đề ngân hàng nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay. Hoàn thiện những quan hệ kinh tế dựa trên những văn bản pháp quy, quy định về các giao dịch kinh tế, hợp đồng tín dụng là rất quan trọng, cũng như có các hình thức phát triển, các phương thức thanh toán sao cho mọi quan hệ kinh tế đều được điều chỉnh bởi pháp luật một cách rõ rang, nghiêm minh, công bằng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Có các khung xử lý với các quan hệ trái pháp luật và đưa thông tin sai lệch cho các ngân hàng và đối tác. - Thứ ba: Nhà nước cần giao cho một số cơ quan tiến hành thống kê, tổng hợp các tỷ lệ tài chính của ngành rút ra hệ thống tỷ lệ trung bình hàng năm để làm căn cứ phân tích kinh tế và so sánh, đánh giá giữa các DN đang ở tình trạng nào một cách xác đáng và thực chất nhất tạo điều kiện cơ sở để ngân hàng có hướng đầu tư vốn hiệu quả. - Thứ tư: Về cơ chế chính sách và sự điều hành chung của Nhà nước, sự phối hợp của các ngành trong việc tạo điều kiện cho ngân hàng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Các cơ chế chính sách điều chỉnh đáng kể nhưng vẫn chưa tạo môi trường thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp, còn nhiều vướng mắc trong thủ tục hành chính. Sự phân công quản lý các doanh nghiệp chưa thực sự rõ rang để đảm bảo cho việc đầu tư của ngân hàng thuận lợi, sự chỉ đạo điều hành thiếu thống nhất từ trung ương đến địa phương. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng, nhà nước cần có những chỉ đạo kịp thời giải quyết cụ thể những vướng mắc của doanh nghiệp và ngân hàng trong quan hệ tín dụng. - Thứ năm: Bộ tài chính cần tổ chức tốt công tác kiểm tra, buộc các DN phải hạch toán theo pháp lệnh hạch toán thống kê đảm bảo các số liệu của báo cáo tài chính được kiểm tra chính xác và bắt buộc, nhằm giúp cho ngân hàng có được những thông tin tài chính trung thực, giúp cho việc phân tích tín dụng được chính xác. KẾT LUẬN Một thực tế hiện nay không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới là các DNV&N thường xuyên gặp khó khăn trong việc huy động vốn để kinh doanh. Hầu hết, vốn tự có của các doanh nghiệp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động, phần còn lại dựa vào các nguồn tài trợ khác mà chủ yếu là vốn vay từ các NHTM. Vì vậy, vốn vay ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các DNV&N. Trong những năm gần đây, sự phát triển của các DNV&N đã thể hiện vai trò tích cực và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển thì phải giải quyết được vấn đề thiếu vốn. Trong thời gian thực tập, tôi nhận thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DNV&N còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp cũng như chưa thực sự đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu”. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, NHNN, bản thân các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như những hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm nên chuyên đề của tôi khó tranh khỏi những thiếu sót. Vì vây, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo để chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, tôi xinh chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thùy Dương, ban lãnh đạo, tập thể cán bộ phòng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Hữu Tài ( chủ biên), 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống Kê. 2. TS. Phan Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Giáo trình Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê. 3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, 2003, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thông Kê. 4. Tạp chí Ngân hàng số các năm 2006, 2007. 5. Tạp chí tài chính số các năm 2006, 2007. 6. Luật các Tổ chức tín dụng. 7. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu các năm 2004, 2005, 2006. 8. Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu các năm 2004, 2005, 2006. 9. Sổ tay tín dụng sử dụng cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 10. Tạp chí tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0132.doc
Tài liệu liên quan