Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, đặc biệt qua nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của công ty. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu: Chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng quĩ tiền lương, chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến quĩ tiền lương, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quĩ tiền lương, để đánh giá hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của công ty trong hai năm 2000 và 2001. Ta nhận thấy hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty chưa thực sự cao. Hiệu quả này mới chỉ có được trên lý thuyết, nếu xem xét hiệu quả đó một cách độc lập. Còn khi ta xem xét hiệu quả đó trong mối quan hệ với vấn đề tiền lương khác thì trên thực tế nó chưa có hiệu quả. Cụ thể, qua phân tích ở chuyên đề này ta thấy quĩ tiền lương của công ty luôn được tiết kiệm và công ty luôn có khả năng giảm giá thành, nhưng song song tồn tại với hiệu quả đó là tiền lương bình quân của công ty có xu hướng giảm. Nếu phân tích nguyên nhân của hiệu quả đó thì hiệu quả đó có được là do tiền lương bình quân kỳ thực hiện giảm so với kỳ kế hoạch. Vì vậy trên thực tế hiệu quả chưa thực sự có.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kì kế hoạch. Thực tế cho thấy, trong hai năm 2000 và 2001 kế hoạch tiền lương bình quân của công ty đều không thực hiện được và tiền lương bình quân năm sau lại nhỏ hơn năm trước, năm 2000 tiền lương bình quân thực hiện là 649,4 nghìn đồng/ tháng đến năm 2001 giảm xuống còn 617,2 nghìn đồng/ tháng. Do đó, công ty luôn tiết kiệm quĩ tiền lương nhưng trên thực tế tiền lương bình quân lại giảm xuống. Cho nên, đặt ra vấn đề là làm sao vừa tiết kiệm được quĩ lương vừa tăng được tiền lương bình quân nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động. b. Chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến quĩ tiền lương của công ty Quĩ tiền lương của doanh nghiệp có thể được được xác theo công thức: V = T * TL Trong đó: V: Quĩ tiền lương của doanh nghiệp. TL: Tiền lương bình quân của doanh nghiệp. T: Số lao động bình quân của doanh nghiệp. Ta nhận thấy quỹ tiền lương phụ thuộc vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân. Nên khi hai yếu tố này thay đổi dẫn đế quỹ tiền lương cũng thay đổi theo. Nói cách khác biến động của quỹ lương thực hiện so với quỹ lương kế hoạch nhiều hay ít phụ thuộc vào sự thay đổi của hai yếu tố đó. Tiền lương bình quân thay đổi do các nhân tố như: Sự thay đổi trong quy định của nhà nước về các khoản mục trong tiền lương, sự thay đổi về thang bảng lương, sự thay đổi của tiền lương tối thiểu...Còn số lao động bình quân chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất- kinh doanh, sự xắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp, sự thay đổi của máy móc thiết bị... Tóm lại, quỹ tiền lương luôn có sự biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi sự thay đổi nhỏ của các yếu tố đó đều dẫn đến sự thay đổi trong quỹ tiền lương, mà trung quy lại ta có thể xem xét hai yếu tố ảnh hưởng chính, đó là tiền lương bình quân và lao động bình quân. Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh và báo cáo tình hình thực hiện lao động tiền lương hai năm 2000 và 2001 ta có bảng sau ( bảng 5 ): Để ước lượng mức độ ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động bình quân đến quỹ tiền lương ta coi sự ảnh hưởng của các nhân tố khác là nhỏ hoặc không có. Để có thể ước lượng được người ta sử dụng mô hình dưới đây: Mô hình ước lượng mức độ ảnh hưởng đến quỹ tiền lương của tiền lương bình quân và số lao động bình quân: + Số tương đối: TL0 TL1 = T0 . TL0 T0 . TL1 x T0 . TL1 T1 . TL1 = = V0 V1 IV T0 T1 x x = DIvTL DIvT + Số tuyệt đối: DV = (T! . TL1 - T0 . TL1) + (T0 . TL1- T0 . TL0) = TL1 (T1- T0) + T0 (TL1- TL0) = TL1 . DT + T0 . DTL = DVT + DVTL Ta sử dụng mô hình trên để ước lượng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố chính, cơ bản đến tình hình sử dụng quỹ tiền lương chung và quỹ tiền lương của từng bộ phân. * Ước lượng nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp của hai nhân tố tiền lương bình quân và lao động bình quân. Vận dụng mô hình trên ta có: - Biến động quỹ tiền lương năm 2000: + Số tương đối: IVdn= 0,93 = 1,036 x 0,898 + Số tuyệt đối: DVdn= -102753 = 46756,8 +(-149514,3) Nhận xét: Biến động quỹ tiền lương thực hiện năm 2000 giảm so với kế hoạch là 102753 nghìn đồng, tức giảm 7% trong đó do tăng số lao động bình quân là 46576 nghìn đồng ( 3,6% )và do giảm tiền lương bình quân là 149514,3 nghìn đồng tức (10,2%). - Biến động quỹ tiền lương năm 2001: + Số tương đối: IVdn= 0,935 = 1,000 x 0,935 + Số tuyệt đối: DVdn= -88689 = 0 + (-88689) Nhận xét: Quỹ tiền lương thực hiện năm 2001 giảm 6,5% so với kế hoạch ( 88689 nghìn đồng) do tiền lương bình quân thực hiện giảm 6,5% (88689 nghìn đồng), không chịu ảnh hưởng của số lao động bình quân. - Biến động quỹ tiền lương kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000: + Số tương đối: IVdn= 1,005 = 0,989 x 1,016 + Số tuyệt đối: DVdn= 6259 = 15838,15 + 22097,25 Nhận xét: Biến động quỹ tiền lương kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000 tăng 0,5% tức 6259 nghìn đồng do ảnh hưởng của số lao động bình quân giảm 1,1% ( giảm 15838,15 nghìn đồng )và ảnh hưởng của tiền lương bình quân tăng 1,6% (22097,25 nghìn đồng) - Biến động quỹ tiền lương thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000: + Số tương đối: IVdn= 0,94 = 0,99 x 0,95 + Số tuyệt đối: DVdn= -82430 =-14812,85+(-67616,50) Nhận xét: ảnh hưởng của số lao động bình quân và tiền lương bình quân đến quỹ lương thực hiện năm 2001 so với thực hiện 2000 là quỹ lương thực hiện 2001 đã giảm 6% so với thực hiện 2000 (giảm 82430 nghìn đồng), trong đó giảm do ảnh hưởng của lao động bình quân là 1% (14812,85 nghìn đồng) và giảm do ảnh hưởng của tiền lương bình quân là 5% (67616,5 nghìn đồng). *Xác định ảnh hưởng của các nhân tố tiền lương bình quân, số lao động bình quân đến quỹ tiền lương của các bộ phận lao động quản lý, công nhân sản xuất, dịch vụ, sửa chữa, vận tải: Tương tự như cách xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng quỹ tiền lương, vận dụng vận dụng mô hình trên ta có thể tính được mức độ ảnh hưởng của tiền lương bình quân, số lao động bình quân đến quĩ tiền lương của các bộ phận đó. Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng duới đây ( bảng 6 ): Từ bảng trên, ta có thể rút ra một số kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quỹ tiền lương trong các thời kỳ: * Quỹ lương thực hiện năm 2000 so với kế hoạch năm 2000: - Quỹ lương của lao động quản lý kỳ thực hiện năm 2000 giảm 23,7% tức 80455,1 nghìn đồng do ảnh hưởng của tiền lương bình quân giảm 23,7% tương đương 80455,1 nghìn đồng, không có sự ảnh hưởng của số lao động bình quân. - Quỹ lương của công nhân sản xuất kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch năm 2000 giảm 52%, tức 58297,9 nghìn đồng trong đó do ảnh hưởng của số lao động bình quân tăng 4,1% (41892,39 nghì đồng) và ảnh hưởng của tiền lương bình quân giảm 8,9% (tức 100190,49 nghìn đồng). - Quỹ lương của bộ phận sửa chữa kỳ thực hiện năm 2000 đã giảm 15,5% (tương đương 24938,8 nghìn đồng) trong đó ảnh hưởng của tiền lương bình quân làm giảm 15,5% (24938,8 nghìn đồng), không có sự ảnh hưởng của số lao động bình quân. - Năm 2000 quỹ lương của bộ phận vận tải kỳ thực hiện giảm 9% so với kỳkế hoạch, tức giảm 86544 nghìn đồng do ảnh hưởng của tiền lương bình quân giảm 9% ( 8654 nghìn đồng). * Quỹ lương thực hiện năm 2001 so với kế hoạch năm 2001: - Quỹ lương của bộ phận quản lý kỳ thực hiện giảm so với kế hoạch là 12,6 % ( 36106 nghìn đồng) do ảnh hưởng của tiền lương bình quân kỳ thực hịên giảm 12,6% so với kế hoạch (36106 nghìn đồng). - Quỹ lương của công nhân sản xuất kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch năm 2000 chịu ảnh hưởng của tiền lương bình quân giảm 5%, tức 52673 nghìn đồng kéo theo mức giảm tương ứng của quỹ tiền lương. - Năm 2001 quỹ lương của bộ phận dịch vụ kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch chịu ảnh hưởng của số lao động bình quân tăng là 15769,98 nghìn đồng (tăng 1,82%) và do tiền lương bình quân là -20125,08 nghìn đồng (giảm 18,8%) . Như vậy ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động bình quân đã làm quỹ lương thực hiện năm 2001 giảm 4% tương ứng 4355,1 nghìn đồng so với kỳ kế hoạch. - Đối với bộ phận sửa chữa quỹ lương thực hiện năm 2001tăng 0,1% ( 90 nghìn đồng) so với kế hoạch, trong đó do ảnh hưởng của số lao động bình quân là -8,3% tức -6988,18 nghìn đồng và ảnh hưởng của tiền lương bình quân là 9,2% ,tức 7078,19 nghìn đồng. - Quỹ lương của bộ phận vận tải năm 2001 kỳ thực hiện giảm so với kế hoạch là 5,4% tức 48407,5 nghìn đồng trong đó do giảm số lao động bình quân là 0,8% hay 6769,7 nghìn đồng do giảm tiền lương bìng quân là 4,7% hay 41637,84 nghìn đồng. * Quỹ lương kế hoạc năm 2001 so với thực hiện năm 2000: - Quỹ lương của lao động quản lý kỳ kế hoạch năm 2001 tăng 9,8% (25485,1 nghìn đồng) so với kỳ thực hiện năm 2000 trong đó do tăng số lao động bình quân là 5% hay 12390 nghìn đồng và do tăng tiền lương bình quân là 9,8% hay 25485,1 nghìn đồng. - Quỹ lương của công nhân sản xuất kỳ kế hoạch năm 2001 so với kỳ thực hiện năm 2000 tăng 1,6 % hay 16,774 nghìn đồng trong đó do số lao động bình quân tăng là -21700,599 nghìn đồng (tức -2% ), do tiền lương bình quân tăng là 38474,6 nghìn đồng (3,6%). - Đối với bộ phân dịch vụ, quỹ lương kế hoạch năm 2001 tăng 200,9% tức 53674 nghìn đồng so với thực hiện năm 2000 do số lao động bình quân tăng 83,8% hay 48572,72 nghìn đồng và do tiền lương bình quân tăng 9,6% hay 5101,37 nghìn đồng. - Quỹ lương của bộ phận sửa chữa kỳ kế hoạch năm 2001 so với kỳ thực hiện năm 2000 chỉ chịu ảnh hưởng của tiền lương bình quân giảm 56,3% hay 5959,4 nghìn đồng kéo theo mức giảm tương ứng của quỹ tiền lương. Đối với bộ phận vận tải quỹ lương kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000 tăng 2,6% hay 22694 nghìn đồng do ảnh hưởng tiền lương bình quân tăng là 9,1% (79474,5 nghìn đồng) và ảnh hưởng giảm của số lao động bình quân là 5,9% (56780,47 nghìn đồng). * Quỹ tiền lương thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000: - Quỹ lương của lao động quản lý kỳ thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000 giảm 4,1% tức 10530,9 nghìn đồng, do tăng số lao động bình quân là 4,5% tức 10824,19 nghìn đồng và do giảm tiền lương bình quân là 21354,98 nghìn đồng ( 1,4% ) - Quỹ lương của lao động sản xuất kỳ thực hiện năm 2001 so với kỳ thực thực hiện năm 2000 giảm 35899 nghìn đồng, tức 3,4% trong đó, do giảm của số lao động bình quân là 2% ( 20647,1 nghìn đồng ) và ảnh hưởng của tiền lương bình quân là 1,4% ( 15251,8 nghìn đồng). - Đối với bộ phận dịch vụ quĩ tiền lương thực hiện năn 2001 tăng so với thực hiện năm 2000 là 92,7 %( 49319 nghìn đồng ), do ảnh hưởng tăng của số lao động bình quân là 115,7% ( 55194,94 nghìn đồng ) và của tiền lương bình quân giảm là 11%(5875,95 nghìn đồng ). - Quĩ tiền lương của bộ phận vận tải thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000 giảm 2,9% tức 25713,5 nghìn đồng do số lao động bình quân giảm 6,7% tức 60927,32 nghìn đồng và tiền lương bình quân tăng 4%( 35213,81 nghìn đồng ). - Bộ phận sửa chữa kì thực hiện 2001 giảm so với kì thực hiện 2000 là 43,6% tương đương 59504,2 nghìn đồng trong đó, số lao động bình quân giảm 8,3% (6988,2 nghìn đồng), tiền lương bình quân giảm 38,5%, tức 52516 nghìn đồng. * Một số nhận xét chung từ kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quĩ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Thứ nhất, biến động quĩ tiền lương của doanh nghiệp đa số chịu ảnh hưởng của tiền lương bình quân, ít hoặc không chịu ảnh hưởng của số lao động bình quân. Thứ hai, kế hoạch tổng quĩ tiền lương và kế hoạch quĩ tiền lương của các bộ phận năm sau luôn lớn hơn năm trước nhưng thực hiện năm sau lại nhỏ hơn năm trước. Dẫn dến đa số các kì tiền lương bình quân thường làm giảm quĩ tiền lương thực hiện. Thứ ba, do quĩ tiền lương của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nên sự biến động trong quĩ tiền lương của bộ phận này lớn hơn so với bộ phận quản lý. Muốn giảm sự biến động của tổng quĩ tiền lương do sự biến động của các nhân tố thì việc giảm sự biến động trong quĩ tiền lương của công nhân sản xuất cần phải được quan tâm. Thứ tư, cá biệt năm 2000 số lao động bình quân kì thực hiện tăng 3,6% so với kế hoạch, do công ty mở thêm dịch vụ xăng dầu. Vì vậy năm 2000 biến động tổng quĩ tiền lương do ảnh hưởng của số lao động bình quân là lớn nhất so với các kì khác. c. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quĩ tiền lương. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của quĩ tiền lương người ta căn cứ vào tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động. Từ đó tính toán khả năng giảm giá thành của công ty. + Chỉ số tiền lương bình quân và chỉ số năng suất lao động bình quân được tính theo công thức: TL0 TL1 ITLL = IW W1 = W0 + Khi chỉ số năng suất lao động bình quân (IW) lớn hơn chỉ số tiền lương bình quân (ITL) thì công ty có khả năng giảm giá thành. Khả năng giảm giá thành (Z ) được tính theo công thức: do x -1 IW ITL = Z ( ) Bảng 7: Tổng hợp số liệu phân tích hiệu quả kinh tế của quĩ tiền lương Chỉ tiêu đơn vị 2000 2001 KH TH KH TH 1. Sản lượng tính đổi Tkm 6.000.000 6.227.589 6.400.000 6.588.430 2. Quĩ tiền lương 1000đ 1.466.494 1.363.741 1.370.000 1.281.311. 3. Lao động bq Người 169 175 173 173 4. Tiền lương bq tháng 1000đ 723,1 649,4 660,0 617,2 5. NSLĐ bq tháng (tính theo sản lượng) Tkm/Ng 2.958,58 2.965,52 3.082,85 3.173,62 6. Tỷ trọng tiền lương trong tổng giá thành % 23,4 20,8 20,1 18,0 (Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện lao động tiền lương năm 2000 và 2001) * Tính khả năng giảm giá thành của các năm - Khả năng giảm giá thành năm 2000: WKH 1,002 2965,52 = = WTH IW00 = 2958,58 + Chỉ số NSLĐ năm 2000: + Chỉ số TLBQ năm 2000: TLTH = TLKH ITL00 649,4 723,1 0,90 = = + Khả năng giảm giá thành là: -2,38% = 23,4 x -1 1,002 0,90 = Z01 ( ) - Khả năng giảm giá thành năm 2001: + Chỉ số NSLĐ năm 2001: WKH 1,03 3173,62 = = WTH IW01 = 3082,85 + Chỉ số TLBQ năm 2001:TLTH = TLKH ITL01 617,2 660,0 0,94 = = + Khả năng giảm giá thành là: -1,76% = 20,1 x -1 1,03 0,94 = Z01 ( ) - Kế hoạch khả năng giảm giá thành năm 2001 so với năm 2000(dựa vào kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000): + Chỉ số NSLĐ kế hoạch năm 2001: WTH00 1,04 3082,58 = = WKH01 IWkh = 2965,52 + TLTH00 = TLKH01 ITLkh 660,0 649,4 1,02 = = Chỉ số TLBQ kế hoạch năm 2001: -0,40% = 20,8 x -1 1,04 1,02 = ZTH ( ) + Khả năng giảm giá thành kế hoạch năm 2001 so với năm thực hiện 2000 là: - Thực hiện khả năng giảm giá thành năm 2001 so với năm 2000(dựa vào thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000): + Chỉ số NSLĐ thực hiện năm 2001: WTH00 1,07 3173,62 = = WTH01 IWTH = 2965,52 TLTH00 = TLTH01 ITLTH 617,2 649,4 0,95 = = + Chỉ số TLBQ thực hiện năm 2001: + Khả năng giảm giá thành thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000 là: -2,33% = 20,8 x -1 1,07 0,95 = ZTH01 ( ) Bảng 8: Hiệu quả kinh tế của sử dụng quĩ tiền lương Chỉ tiêu 2000 2001 2001so với 2000 KH TH 1. Chỉ số NSLĐ 1,002 1,03 1,04 1,07 2. chỉ số TLBQ 0,90 0,94 1,02 0,95 3. Khả năng giảm giá thành -2,38 -1.76 -0,40 -2,33 * Nhận xét về hiệu quả kinh tế trong sử dụng quĩ tiền lương của công ty: Một là, kế hoạch năng suất lao động của 2 năm 2000, 2001 và của 2001 so với 2000 đều đạt và vượt. Năm 2000 năng suất lao động tăng thấp hơn chỉ đạt 100,2% so với kế hoạch, nguyên nhân do số lao động bình quân tăng 6 người ( 3,6%) trong khi đó sản lượng tính đổi tăng 227589 Tkm ( 3,8% so với kế hoạch) dẫn đến năng suất lao động tăng thấp. Còn các năm khác tăng khá cao cụ thể năm 2001 thực hiện tăng 3% so với kế hoạch, kế hoạch năm 2001 tăng 4% so với thực hiện năm 2000 và thực hiện năm 2001 tăng 7%so với thực hiện năm 2000. Hai là, chỉ số năng suất lao động bình quân đều lớn hơn chỉ số tiền lương bình quân, dẫn đến điều kiện của khả năng giảm giá thành. Ba là, khi tăng 1 đơn vị tiền lương sẽ làm tăng hơn 1 đơn vị năng suất lao động, nói cách khác chi phí của 1 đồng tiền lương đã đem lại hiệu quả kinh tế. Iw/ITL: Cho biết cứ tăng 1 đơn vị tiền lương sẽ làm tăng bao nhiêu đơn vị năng suất lao động. Cụ thể năm 2000 cứ tăng 1 đơn vị tiền lương sẽ tăng 1,11 đơn vị năng suất lao động, năm 2001 con số này là 1,096. Như vậy trong cả 2 năm chi phí của 1 đồng tiền lương đã thu được hơn 1 đồng năng suất lao động. Bốn là, năm 2000 và 2001 công ty đều có khả năng giảm giá thành, ví dụ năm 2000 khả năng giảm giá thành là 2,38% và năm 2001 là 1,76%. Đặc biệt kế hoạch giảm giá thành năm 2001 đặt ra là 0,4%, thực tế thực hiện được là 2,33% đạt 582,5%. Điều này là do chỉ số tiền lương bình quân thực hiện giảm so với kế hoạch ( 0,95 so với 1,02), trong khi đó chỉ số năng suất lao động bình quân kì thực hiện tăng so với kì kế hoạch ( 1,07 so với 1,04), mặt khác do kế hoạch khả năng giảm giá thành quá thấp ( 0,4%) thấp hơn khả năng giảm giá thành năm 2000 và 2001. Do vậy thực hiện khả năng giảm giá thành năm 2001 so với 2000 khá lớn. Năm là, khả năng giảm giá thành của công ty phụ thuộc rất lớn vào việc không thực hiện được kế hoạch tiền lương bình quân, cụ thể năm 2000 kế hoạch tiền lương bình quân tháng là 723,1 nghìn đồng nhưng thực hiện chỉ được 649,4 nghìn đồng tương tự, năm 2001 kế hoạch là 660 nghìn đồng và thực hiện là 617,2 nghìn đồng. 2. Nhận xét chung về tình hình sử dụng quĩ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. a. Những mặt tích cực và tồn tại trong sử dụng quĩ tiền lương của công ty. a1. Mặt tích cực. Từ việc phân tích thực trạng sử dụng quĩ tiền lương ở công ty, ta nhận thấy trong sử dụng quĩ tiền lương công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định. Bằng việc sử dụng 3 chỉ tiêu ( mức độ sử dụng quĩ tiền lương, nhân tố ảnh hưởng quĩ tiền lương , hiệu quả kinh tế của quĩ tiền lương) để đánh giá hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương ở công ty. Ta có thể nhận thấy một số ưu điểm sau đây: - Tổng quĩ tiền lương và quĩ tiền lương của các bộ phận trong công ty qua các năm đều được tiết kiệm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi đó thực hiện sản lượng và thực hiện năng suất lao động qua các kì đều đạt và vượt. - Do chỉ số tiền lương bình quân luôn nhỏ hơn chỉ số năng suất lao động nên giá thành của công ty năm nào cũng có khả năng giảm và chi phí của 1 đồng tiền lương bỏ ra đã đem lại hiệu quả kinh tế. - Tỷ trọng tiền lương trong tổng giá thành của các năm 2000, 2001 kì thực hiện luôn nhỏ hơn kì kế hoạch và theo xu hướng thực hiện năm sau luôn nhỏ hơn thực hiện năm trước. a2. Những tồn tại. Bên cạnh những mặt đã đạt được, sử dụng quĩ tiền lương của công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau: Thứ nhất, tiền lương bình quân thực hiện của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 là 5%( 32200 Đ/tháng). Thứ hai, quĩ tiền lương của công ty trên lí thuyết luôn được tiết kiệm cả về tương đôí và tuyệt đối. Nếu xét một cách độc lập với các yếu tố khác thì đây là đều đáng mừng, nhưng nếu xét trong mối quan hệ với số với tiền lương bình quân thì tiết kiệm quĩ tiền lương phần lớn do giảm tiền lương bình quân giữa kì thực hiện và kì kế hoạch. Do đó vấn đề tiết kiệm hay vượt chi quĩ tiền lương cần xem xét đến mức độ tăng hay giảm của tiền lương bình quân. Vừa tiềt kiệm được quĩ tiền lương vừa nâng cao được đời sống cho người lao động luôn là đòi hỏi bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Thứ ba, công ty luôn có khả năng giảm giá thành, nhưng khả năng giảm giá thành lại phụ thuộc rất lớn vào việc không thực hiện được kế hoạch quĩ tiền lương. Trong khi năng suất lao động chỉ tăng được rất ít thì tiền lương bình quân lại giảm nhiều, dẫn đến chênh giữa chỉ số năng suất lao động và chỉ số tiền lương bình quân khá lớn. Cụ thể, chỉ số năng suất lao động năm 2000 là 1,002 và chỉ số tiền lương bình quân là 0,9, dẫn đến chênh lệch của hai chỉ số này là 0,102. Tương tự chỉ số năng suất lao động của năm 2001 là 1,03, chỉ số tiền lương bình quân là 0,94 và chênh lệch giữa chúng là 0,09. Vì vậy, có khả năng giảm giá thành, nhưng khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào chỉ số tiền lương bình quân luân nhỏ hơn 1 từ 0,06 - 0,1 đơn vị. Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, việc tạo ra khả năng giảm giá thành là rất cần thiết. Nhưng khả năng này khả năng này phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động lớn hơn tăng tiền lương bình quân và phải đảm bảo hai chỉ số này luôn lớn hơn 1 thì mới tạo ra hiệu quả của khả năng giảm giá thành. Một điều dễ nhận thấy là nếu thực hiện kế hoạch năng suất lao động đạt 100% và kế hoạch tiền lương bình quân có thể không đạt được thì vẫn có khả năng giảm giá thành .Nhưng khả năng giảm giá thành này là do chỉ số tiền lương bình quân nhỏ hơn 1 và chỉ số năng suất lao động = 1. Thứ tư, mức độ biến động quĩ tiền lương của công ty qua các kì thực hiện so với kế hoạch năm 2000, thực hiện so với kế hoạch năm 2001, kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000, thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000 chịu ảnh hưởng của tiền lương bình quân lớn hơn so với số lao động bình quân. Ví dụ, năm 2000 ảnh hưởng của số lao động bình quân đến tổng lương là 46.756,8 nghìn đồng và ảnh hưởng của tiền lương bình quân là -149.514,3 nghìn đồng hay năm 2001 ảnh hưởng của số lao động bình quân đến tổng quĩ tiền lương là 0 nghìn đồng và của tiền lương bình quân là -88689 nghìn đồng. Điều đó chứng tỏ rằng dao động của tiền lương bình quân lớn hơn dao động của số lao động bình quân. Mặt khác, ảnh hưởng của tiền lương bình quân là ảnh hưởng âm, tức tiền lương bình quân làm giảm quĩ tiền lương. Vấn đề đặt ra là làm sao để giảm được những ảnh hưởng âm của các nhân tố đến quĩ tiền lương của công ty, đặc biệt là ảnh hưởng của tiền lương bình quân. Trên đây là những mặt tích cực và hạn chế chủ yếu rút ra từ việc đánh giá hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Có những mặt vừa mang tính tích cực vừa mang tính hạn chế tuỳ theo giác độ quan sát, nghiên cứu. Song vấn đề tiền lương là vấn đề nhậy cảm, có mối quan hệ tương quan và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vì vậy nếu một mặt nào đó của vấn đề tiền lương mà nghiên cứu một cách đơn lẻ độc lập, không có sự tác động qua lại với các nhân tố khác thì có thể nó mang tính tích cực. Nhưng nếu xem xét nó trong mối quan hệ với nhiều nhân tố khác thì nó có thể là nguyên nhân của các hạn chế. Nói cách khác, tích cực hay hạn chế chỉ mang tính tương đối. b. Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng quĩ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại trong sử dụng quĩ tiền lương của công ty. Nó có thể là nguyên nhân mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng với mức độ khác nhau đến những tồn tại này. Qua thực tế xem xét nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng quĩ tiền lương ta có thể đưa ra những nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng quĩ tiền lương của công ty: Một là, do tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương không cao, trong khi đó biến dộng số lao động bình quân thực hiện của 2 năm khoảng 1,2 %thì quĩ tiền lương thực hiện của năm sau lại nhỏ hơn quĩ tiền lương thực hiện của năm trước ( năm 2000 quĩ tiền lương thực hiện là 1363741 nghìn đồng, năm 2001 chỉ còn 1281311 nghìn đồng). Dẫn đến tiền lương bình quân thực hiện của công ty có xu hướng giảm, mặc dù với mức độ giảm ít. Mặt khác, trên lý thuyết quĩ tiền lương được tiết kiệm cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Nhưng trên thực tế, tiết kiệm đó là do giảm tiền lương bình quân vì trong 2 năm đó số lao động bình quân biến động rất nhỏ. Hai là, từ nguyên nhân trên dẫn đến tiền lương bình quân của công ty không thực hiện được. Năm 2000 thực hiện bình quân tháng chỉ đạt 93,5% kế hoạch ( tức giảm 6,5% ), trong khi đó số lao động bình quân tăng 3,5%. Điều đó chứng tỏ biến động của tiền lương bình quân lớn hơn biến động của số lao động bình quân. Dẫn đến ảnh hưởng đến quĩ tiền lương của tiền lương bình quân lớn hơn so với số lao động bình quân. Mặt khác, do kế hoạch tiền lương bình quân không thực hiện được. Nên chỉ số tiền lương bình quân luôn nhỏ hơn một và nhỏ hơn chỉ số năng suất lao động. Dẫn đến trên lý thuyết công ty có khả năng giảm giá thành, nhưng đó là do chỉ số tiền lương bình quân nhỏ hơn một. Ba là, do thực hiện kế hoạch sản xuất- kinh doanh không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương. Năm 2000, thực hiện sản lượng chỉ đạt 103,79% kế hoạch, năm 2001 con số này là 103,97%. Mặt khác, thực hiện năng suất lao động bình quân năm 2000 chỉ đạt 100,23% kế hoạch, năm 2001 là 102,94% kế hoạch. Điều này tác động không nhỏ tới thực hiện kế hoạch quĩ tiền lương, tiền lương bình quân và hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sản xuất- kinh doanh không cao là do: - Hiện nay công ty đã đầu tư đổi mới nâng cấp hàng loạt các phương tiện vận tải trên các tuyến song công tác này vẫn còn chậm, còn hàng loạt các phương tiện cũ nát lạc hậu đã quá tuổi cần được đầu tư khôi phục, kiểm định lại để đưa vào tận dụng khai thác. Trên một số tuyến không đủ xe và xe không đủ tiêu chuẩn phải tạm ngừng khai thác. Việc đổi mới phương tiện trên thực tế chưa đáp ứng được so với yêu cầu do nguồn vốn hạn hẹp, thời gian để tiến hành thay thế dài, đặc biệt là phương tiện vận tải hàng hoá. - Cùng với khó khăn chung của các doanh nghiệp hiện nay là có sự cạnh tranh của các đơn vị cùng ngành. Công ty hiện nay đang chịu sự cạnh tranh trên hầu hết các tuyến công ty đang khai thác, nhiều tuyến có từ 30 đến 40 xe chạy lấn không bến. Số đầu xe và số chuyến khai thác trên một tuyến quá đông, phân bố tuyến và cự ly chưa hợp lý do điều kiện địa hình đã làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao. - Ngoài ra bộ phận xăng dầu của công ty cũng gặp không ít những khó khăn riêng như chưa khẳng định được chỗ đứng, chưa lôi kéo được khách hàng nên hiệu quả kinh doanh chưa cao, đặc biệt có những kỳ phải bù lỗ cũng là nguyên nhân tác động đến vấn đề quỹ tiền lương chung của doanh nghiệp. Thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của doanh nghiệp. Vì vậy đối với dịch vụ xăng dầu cần có những biện pháp đúng nhằm mở rộng phạm vi phục vụ ra bên ngoài tăng tính độc lập và tự trang trải góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. - Việc sửa chữa, khôi phục phương tiện còn chậm chưa đảm bảo được tiến độ làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Xưởng mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng yêu cầu nội bộ, việc phục vụ nhu cầu bên ngoài còn hạn chế. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. I. Xu hướng phát triển của công ty liên quan đến việc sử dụng quĩ tiền lương. Với sự chuyển mình của nền kinh tế và xu thế hội nhập phát triển, nền kinh tế đất nước đã có những bước tiến vững chắc thì ngành giao thông vận tải cũng đang từng bước hoà nhập cùng với xu thế chung đó. Trong những năm gần đây ngành giao thông vận tải đang tự khẳng định mình và cũng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung đó. Để theo kịp được với xu thế chung của sự phát triển và đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước, công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã đề ra hướng phát triển cho những năm tiếp theo trên cơ sở phát huy những mặt tích cực đã đạt được và khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế. Xu hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo là : - Phát huy mọi tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, tận dụng khai thác mọi nguồn lực nhằm duy trì và phát triển sản xuất, phấn đấu thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra. - Nâng cao chất lượng uy tín trong công tác phục vụ vận chuyển, duy trì khai thác và mở rộng thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng, với đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày một cao. - Tận dụng khai thác số phương tiện sẵn có, trên cơ sở đầu tư đổi mới phương tiện nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với tinh thần đa dạng hoá hình thức, phương pháp khoán trong doanh nghiệp. - Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ngiệp vụ nhằm kịp thời tháo gỡ điều chỉnh những phát sinh với phương châm cân bằng, ổn định phương án kế hoạch sản xuất- kinh doanh, ổn định và phát triển công tác dịch vụ xăng dầu, các dịch vụ khác và hướng dịch vụ mới . - Bố trí sắp xếp hợp lý lao động chuyên môn nghiệp vụ tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và của từng bộ phận. - Củng cố đẩy mạnh công tác quản lý xưởng sửa chữa. - Nâng cao năng lực khai thác các luồng tuyến sẵn có và có phương án nâng cao chất lượng một số tuyến và mở một số tuyến chất lượng cao. Với xu hướng này, qui mô và tỷ trọng quĩ tiền lương của các bộ phận sẽ có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng lớn và phức tạp hơn. Dẫn đến, trong thời gian tới công tác lập, quản lý và sử dụng quĩ tiền lương sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với hiện nay. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Từ sự tổng hợp đánh giá qua một số năm hoạt động trên các mặt hoạt động nói chung và vấn đề sử dụng quĩ tiền lương nói riêng của công ty. Ta nhận thấy cán bộ, công nhân viên trong công ty đã đạt được những thắng lợi đáng kích lệ. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục đòi hỏi tập thể lao động trong công ty tiếp tục phấn đấu hơn nữa, nêu cao tinh thần vượt mọi khó khăn. Trong thực tế vấn đề hiệu quả sản xuất- kinh doanh và vấn đề hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương có mối quan hệ tác động qua lại. Sản xuất- kinh doanh có phát triển thì mới tạo điều kiện nâng cao tiền lương cho nguời lao động và khi đó hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của doanh nghiệp mới có thể được nâng cao. Giải pháp cho vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương không chỉ có những giải pháp mang tính trực tiếp tác động đến quĩ tiền lương của doanh nghiệp. Mà còn có những giải pháp cho những vấn đề liên quan khác tác động gián tiếp đến vấn đề hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương, em xin nêu ra một số giải pháp cơ bản sau: Xác định quĩ tiền lương kế hoạch chính xác nhằm hoàn thành kế hoạch tiền lương bình quân. Ta nhận thấy, kế hoạch tiền lương bình quân trong những năm gần đây của công ty đều chưa thực hiện được, thậm chí thực hiện tiền lương bình quân còn có xu hương giảm. Do đó, nâng cao tiền lương bình quân bằng việc hoàn thành kế hoạch tiền lương bình quân là vấn đề cấp thiết dối với doanh nghiệp. Chỉ khi nào thực hiện đạt và vượt kế hoạch tiền lương bình quân thì việc tiết kiệm quĩ tiền lương và khả năng giảm giá thành của công ty mới có ý nghĩa. Việc thực hiện tiền lương bình quân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Song vấn đề xác định quĩ tiền lương kế hoạch có chính xác hay không có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện kế hoạch tiền lương bình quân. Yêu cầu đặt ra là phải xác định quĩ tiền lương kế hoạch chính xác và đầy đủ, không quá cao cũng không quá thấp. Nhưng mức độ chính xác của quĩ tiền lương kế hoạch lại phụ thuộc vào đơn giá tiền lương. kế hoạch quĩ tiền lương của công ty trong những năm qua là cao so với khả năng thực hiện. Vì vậy cần phải hoàn thiện những điều kiện đảm bảo đơn giá chính xác nhằm xác diịnh quĩ tiền lương kế hoạch chính xác hơn, bằng các biện pháp sau đây: a. Tiến hành xếp bậc công việc. Theo nguyên tắc trả luơng, phải căn cứ theo mức độ phức tạp của công việc không căn cứ vào cấp bậc công nhân. Điều này làm cho việc trả lương được công bằng và chính xác, đánh giá đúng hao phí lao động mà mỗi người đã bỏ ra. Mặc dù các công việc có thể rất khác nhau, có mức độ phức tạp nhất định, nhưng ta đều phải tiến hành lượng hoá chúng. Việc xác định mức độ phức tạp của công việc có ý nghĩa rất lớn trong việc xắp xếp, bố trí các chức danh, nhiệm vụ làm cho trình độ lành nghề và mức độ phức tạp của công việc phù hợp hơn. Tức là có căn cứ để bố trí những người có năng lực, trình độ vào những vị trí phù hợp nhất Hiện nay việc xếp bậc đối với công ty đang là yêu cầu bức xúc khi mà công ty tham gia vào nhiều lĩnh vực với nhiều công việc khác nhau. Mặt khác, với xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ còn nhiều công việc mới được tạo ra, song cũng có nhiều công việc cũ mất đi. Ví dụ, năm 2001, công ty mở thêm dịch vụ xăng dầu nên có thêm nhiều công việc mới. Do vậy công ty cần xem xét lại và xếp bậc các công việc mới trên cơ sở những yêu cầu và những bước cụ thể. Việc xếp bậc công việc có thể áp dụng phương pháp sau: Phương pháp phân tích cho điểm: Bước 1: Chia quá trình lao động thành những chức năng hoạt động và các yếu tố liên quan cần thiết. Mặc dù các công việc có thể rất khác nhau nhưng đều thực hiện những chức năng giống nhau, đó là: + Chức năng thực hiện: Gồm những động tác thực hiện công việc theo yêu cầu. + Chức năng tính toán: Gồm những công việc tính toán, phục vụ cho quá trình làm việc, đó có thể là những tính toán ban đầu, trong hoặc sau quá trình thực hiện công việc. + Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc: Gồm các công việc chuẩn bị ( nguyên vật liệu, tài liệu) và bố trí xắp xếp công việc tại nơi làm việc để quá trình làm việc đem lại hiệu quả cao. + Chức năng phục vụ ( điều chỉnh, sửa chữa máy móc, thiết bị...) để quá trình làm việc diễn ra một cách liên tục. + Yếu tố tinh thần trách nhiệm: Đó là sự đòi hỏi trách nhiệm ở những mức độ khác nhau đối với mỗi công việc cụ thể. Bước 2: Tính tỷ trọng của từng chức năng. Thông thường người ta căn cứ vào thời gian thực hiện mỗi chức năng trên tổng thời gian thực hiện công việc để tính tỷ trọng của từng chức năng. Muốn biết được tỷ trọng này ta phải khảo sát ở nhiều nơi, với nhiều thời điểm khác nhau. Bước 3: Xác định mức độ phức tạp của từng chức năng. Có nhiều phương pháp xác định mức độ phức tạp của từng chức năng. Thông thường khi đánh giá mức độ phức tạp của từng công việc theo từng chức năng người ta dùng phương pháp cho điểm. Xác định mức độ phức tạp của từng chức năng có thể được chia thành 3- 5 mức độ. Và điểm cho từng mức độ là điểm quy ước dùng để đánh giá mức độ phức tạp của từng chức năng, từng yếu tố. Bước 4: Dựa vào thang lương để tính toán tổng điểm lớn nhất, thông qua hệ số của thang lương. Tổng điểm lớn nhất = (hệ số lương max / hệ số lương min) * 100 Điểm min hay max cho từng chức năng, yếu tố là do người xắp xếp lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Số điểm max của 1 chức năng nào đó = Tỷ trọng của chức năng * Tổng điểm max. Bước 5: Đánh giá để chuyển từ điểm sang bậc. Tính tổng số điểm của các chức năng, yếu tố của công việc cần xếp bậc và chuyển từ bậc sang điểm căn cứ vào hệ số của thang lương. Ví dụ: Xếp bậc công việc của công nhân lái xe 50 chỗ. Bảng 9 : Điểm các chức năng, yếu tố đối với công việc của công nhân lái xe 50 chỗ. Chức năng yếu tố Độ phức tạp Tỷ trọng (%) Điểm Chức năng tính toán - Đơn giản - Trung bình - Phức tạp 5 1 4 6 3 5 8=160*5% Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm viêc - Đơn giản - Trung bình - Phức tạp 8 4 8 11 6 10 13=160*8% Chức năng tiến hành quá trình lao động - Đơn giản -Trung bình - Phức tạp 75 50 65 90 63 80 120=160*75% Chức năng phục vụ, điều chỉnh - Đơn giản - Trung bình - Phức tạp 8 4 7 10 5 9 13=160*8% Yếu tố tinh thần trách nhiệm - Không cao - Cao -Rất cao 4 1 3 5 2 4 6=160*4% Bảng 10: Thang lương của lái xe khách từ 40- 60 chỗ. Bậc I II III Hệ số 1,92 2,44 3,07 * Bội số thang lương = 3,07/1,92 = 1,6 - Tổng số điểm max = 160 - Tổng số điểm min = 100 * Đánh giá công việc: - Chức năng tính toán: (4 điểm) vì công việc tính toán của lái xe đơn giản. - Chức năng chuẩn bị tổ chức nơi làm việc: ( 6 điểm) như kiểm tra xăng dầu kiểm tra xe máy... - Chức năng tiến hành: (100 điểm) vì lái xe thực hiện công việc vất vả, khó khăn. - Chức năng phục vụ: (8 điểm) gồm điều chỉnh, sửa chữa máy. - Yếu tố trách nhiệm:( 6 điểm). *Tổng điểm là 118 điểm. *Chuyển từ điểm sang bậc: Bảng 11: Bảng căn cứ xác định cấp bậc công việc của lái xe khách 50 chỗ. Bậc Hệ số lương Tổng điểm Min Max I 1,92 - 100 II 2,44 101 127= (2,44/1,92)*100 III 3,07 128 160=(3,07/1,92)*100 Tổng điểm của lái xe khách 50 chỗ là 118 nằm trong khoảng từ 101- 127 thuộc bậc II. Vậy cấp bậc công việc của lái xe khách 50 chỗ là II. b. Phân công bố trí lao động hợp lý. Việc xác định cấp bậc công việc và đánh giá trình độ lành nghề của người lao động chính xác là căn cứ để phân công bố trí lao động hợp lý hơn. Mỗi công việc trong công ty đều có mức độ phức tạp nhất định và đòi hỏi người thực hiện cần phải có những điều kiện phù hợp như: Trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, năng lực quản lý, sự hiểu biết... Do đó nếu có sự phân công bố trí hợp lý người lao động thì tiền lương trả cho họ mới phản ánh đúng hao phí lao động mà mỗi người đã bỏ ra, khắc phục được hiện tượng làm công việc giản đơn nhưng lại hưởng mức lương cao và ngược lại làm công việc nặng nhọc, phức tạp, hao phí lao động lao động lớn thì lại hưởng mức tiền lương thấp. Thực tế trong những năm qua, bộ máy quản lý của công ty còn cồng kềnh, hiệu quả chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất- kinh doanh. Vì vậy ảnh hưởng tới việc thực hiện các chỉ tiêu của năm kế hoạch và hạn chế sự phát triển chung của doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề trên là việc phân công bố trí xắp xếp công việc chưa hợp lý, chưa triệt để khai thác tinh giảm biên chế. Một mặt vẫn tồn tại lao động dôi dư, mặt khác lại thiếu những lao động có trình độ, tay nghề không chỉ ở bộ phận lao động quản lý mà cả đối với công nhân sản xuất. Đây là một bất cập lớn đối với tiến trình hội nhập và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp ngày càng đi lên trong xu thế cạnh tranh thì việc phân công bố trí lao động cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Tiếp tục tiến hành xắp xếp bố trí lại bộ máy quản lý, kí kết lại hợp đồng lao động theo nhu cầu của sản xuất- kinh doanh, thông báo giải quyết số chấm dứt, số tạm dừng hợp đồng lao động, số chờ giải quyết chế độ. - Tinh giảm biên chế bộ máy quản lý theo xu hướng gọn nhẹ hiệu quả. Hiện nay bộ phận quản lý thường dao động từ 12 - 14% phấn đấu trong những năm tới giảm tỷ lệ này xuống còn 8- 11%, bằng các biện pháp như đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ người lao động nhằm bổ xung vào những vị trí còn thiếu, còn yếu. Bên cạnh đó cần xắp xếp lại các vị trí theo tiêu chuẩn chức danh, có kế hoạch đối với những lao động không còn phù hợp, những người đã đến tuổi hưu, những người đã đóng đủ BHXH bằng các biện pháp như thuyên chuyển công tác, cho nghỉ chế độ, khuyến khích hưu sớm. - Vận tải là lĩnh vực chính của công ty, vì vậy việc nâng cao tay nghề cho người lao động ở bộ phận này sẽ là điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt nhiện vụ sản xuất kinh doanh. Những lao động giỏi có đủ sức khỏe cần phải được khuyến khích, phân công bố trí vào những tuyến vận tải đường dài như các tuyến đi Lâm Đồng, Thanh Hoá, Hà Giang...Còn những lao động hạn chế về tuổi nghề, về sức khoẻ nên phân công bố trí vào những tyuến nội tỉnh, tuyến ngắn. Có như vậy mới khai thác hết tiềm năng của những lái xe giỏi, làm cho họ gắn bó với công ty hơn. - Tuyển chọn hợp lý chất lượng CB- CNV cả công nhân sản xuất và lao động quản lý để đảm bảo tính phù hợp và thích ứng với đặc điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho những vị trí những công việc cụ thể, căn cứ vào: +Vị trí : Đối với mỗi vị trí, công việc có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể đòi hỏi người thực hiện phải tiến hành. +Hiểu biết: Yêu cầu phải có những kiến thức cần thiết, kinh nghiệm bản thân, trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội, kiến thức quản lý... để hoàn thành được công việc. +Làm được: Mỗi công việc cụ thể đòi hỏi người thực hiện nó phải hoàn thành những việc nhất định theo yêu cầu đặt ra. +Trình độ: Yêu cầu về trình độ chuyên môn cần thiết, thích ứng với từng công việc cụ thể mà người thực hiện cần có để hoàn thành được công việc Từ hệ thống tiêu chuẩn chức danh xây dựng được, căn cứ vào đó để phân công bố trí lao động vào từng vị trí, từng công việc cho phù hợp. 2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất- kinh doanh, hoàn thành kế hoạch sản lượng và kế hoạch năng suất lao động. Vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương luôn có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là tiền đề của hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương. Vì vậy đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được coi là biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương. Hiện nay với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, thì công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây cần tăng cường những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhằm thực hiện kế hoạch sản lượng và kế hoạch năng suất lao động đạt kết quả cao. Những biện pháp đó là: a. Nghiên cứu và mở rộng thị trường. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào đó muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần quan tâm nghiên cứu đến vấn đề mở rộng thị trường. Khi nghiên cứu vấn đề thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết về khả năng mở rộng thị trường, về nhu cầu của khách hàng,về khách hàng tiềm năng... Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mở rộng thị trường có cơ sở thực tiễn và mang tính khả thi hơn. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây còn hạn chế, chưa chọn vẹn, các thông tin thu được chưa đầy đủ, chưa hệ thống. Ttrong những năm qua mặc dù công ty đã tiến hành nghiên cứu và khai thác nhiều tuyến mới trên cơ sở không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, để khai thác có hiệu quả và phát triển thị trường hơn nữa, công ty cần có những đổi mới trong công tác nghiên cứu thị trường, đó là: - Công ty cần xác định đúng vị trí của công tác nghiên cứu thị trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cần thiết phải có bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường. Song khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề thiếu kinh phí cho việc đào tạo cán bộ chuyên trách và kinh phí phục vụ nghiên cứu thị trường. Trong những năm tới, công ty cần có biện pháp đầu tư thêm kinh phí cho công tác này như bổ sung thêm nguồn vốn cho quĩ phát triển sản xuất nhằm tạo kinh phí cho công tác nghiên cứu thị trường hoặc giảm bớt các chi phí khác... - Do tính chất của ngành vận tải là phạm vi hoạt động rộng khắp, gắn liền với các tuyến đường, khách hàng là các cá nhân, các tổ chức có nhu cầu đi lại và nhu cầu này thường không ổn định. Vì vậy khi nghiên cứu thị trường cần tình đến những nhân tố khách quan, nhân tố thời vụ trong kinh doanh vận tải. Thông thường nhu cầu đi lại tăng vào tháng cuối năm, những tháng đầu năm (tháng 1,2,3 âm lịch hoặc vào những ngày lễ , tết, ngày nghỉ cuối tuần). Nghiên cứu thị trường phải tính đến và xem xét cụ thể sự biến động tăng, giảm của nhu cầu này là bao nhiêu trên từng tuyến khác nhau mà công ty đang khai thác. Từ đó có kế hoạch huy động, bổ xung phương tiện phù hợp cho các tuyến, nhằm khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng. - Duy trì và mở rộng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Chú trọng đến khách hàng tham quan hợp đồng, mở mới khu vực bến xe Xuân Mai đi các địa phương như Thanh Hoá, Thái Bình, Nghệ An... - Để có thể mở rộng được thị trường công ty còn phải tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh của mình trên các mặt hoạt động. Việc tìm hiểu này sẽ thu được những thông tin cần thiết như số đối thủ cạnh tranh, phương tiện hiện có của đối thủ, khả năng mở rộng thị trường của họ...Khi đó công ty sẽ có một bức tranh tổng hợp về đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó có thể đưa ra những phương sách thích hợp trong kinh doanh. b. Tận dụng khai thác phương tiện cũ đồng thời tăng cường đầu tư mới phương tiện. Khó khăn lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói chung và công ty cổ phần ô tô vận tải nói riêng là sự lạc hậu của các phương tiện vận tải. Tuy đã tiến hành đầu tư đổi mới phương tiện, song số xe cũ vẫn còn nhiều, khả năng thanh lý lại khó khăn. Để khắc phục điều này trong thời gian tới công ty cần thực hiện các giải pháp sau: - Tiếp tục tận dụng khai thác số phương tiện cũ bằng việc tân trang , đại tu và đưa vào sử dụng trên những tuyến ngắn, tuyến nội tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại cho những khách hàng có thu nhập chưa cao. - Đổi mới phương tiện bằng nguồn vốn phát triển kinh doanh, vốn vay của các tổ chức tín dụng. Mặt khác để có vốn đầu tư cho đổi mới phương tiện , công ty có thể đề nghị với cơ quan chủ quản cho vay lại số tiền do bán cổ phần để tiếp tục đầu tư đổi mới phương tiện. - Bên cạnh việc tận dụng khai thác và đổi mới phương tiên, công ty nên có kế hoạch thanh lý những phương tiện đã cũ không được phép lưu hành. c. Nâng cao chất lượng dịch vụ giảm chi phí vận tải. - Trong lĩnh vực vận tải chi phí cho hoạt động kinh doanh chủ yếu là chi phí xăng dầu, bến bãi, sửa chữa định kì, đột xuất... Để giảm được những chi phí này công ty cần có sự quản lý chặt chẽ, có những quy định, định mức chi phí cho từng tuyến đối với từng loại xe. Có như vậy chi phí vận tải của công ty mới có khả năng giảm xuống và khả năng giảm cước vận chuyển, phục vụ nhu cầu cho những khách hàng có múc thu nhập thấp. - Nâng cao chất lương phục vụ trên tất cả các tuyến hiện công ty đang khai thác với phương châm “Khách hàng là thượng đế” trên cơ sở lấy hiệu quả sản xuất- kinh doanh làm kim chỉ nam, đây là một yêu cầu bức xúc mà công ty đã, đang và sẽ phải tiến hành thực hiện. Trong vận tải hành khách, nhiều nhà xe chạy theo lợi nhuận dẫn đến hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu vi phạm luật lệ giao thông, chèn ép khách, chở khách nhưng chất đầy hàng hoá...mà quên đi lợi ích của khách hàng. Hiện tượng này còn xảy ra dưới hình thức “ Bán khách”, chạy lòng vòng để đón khách gây mất thời gian của khách hàng. Đây là một vấn đề lớn, vấn đề chung của nghành vận tải mà công ty cần có những sử lý thích đáng đối với những lái xe vi phạm nhằm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. - Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục duy trì tuyến chất lượng cao Hà Đông- Hoà Bình, tuyến nâng cao chất lượng Sơn Tây- Hà Đông. Và có chủ trương ngiên cứu mở thêm một số tuyến chất lượng cao khác nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng với yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao của nhân dân. d. Đối với bộ phận sửa chữa và bộ phận dịch vụ. Công ty cần tăng cường hơn nữa các biện pháp tiếp cận và mở rộng thị trường. Tiến tới không những phục vụ nhu cầu nội bộ mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. kết luận. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, đặc biệt qua nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của công ty. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu: Chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng quĩ tiền lương, chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến quĩ tiền lương, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quĩ tiền lương, để đánh giá hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của công ty trong hai năm 2000 và 2001. Ta nhận thấy hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty chưa thực sự cao. Hiệu quả này mới chỉ có được trên lý thuyết, nếu xem xét hiệu quả đó một cách độc lập. Còn khi ta xem xét hiệu quả đó trong mối quan hệ với vấn đề tiền lương khác thì trên thực tế nó chưa có hiệu quả. Cụ thể, qua phân tích ở chuyên đề này ta thấy quĩ tiền lương của công ty luôn được tiết kiệm và công ty luôn có khả năng giảm giá thành, nhưng song song tồn tại với hiệu quả đó là tiền lương bình quân của công ty có xu hướng giảm. Nếu phân tích nguyên nhân của hiệu quả đó thì hiệu quả đó có được là do tiền lương bình quân kỳ thực hiện giảm so với kỳ kế hoạch. Vì vậy trên thực tế hiệu quả chưa thực sự có. Từ những vấn đề trên, đã đặt ra cho công ty bài toán là làm sao vừa tiết kiệm được quĩ tiền lương, vừa có khả nằng giảm giá thành đồng thời làm cho tiền lương bình quân tăng lên qua các năm. Khi đó sử dụng quĩ tiền lương mới thực sự đem lại hiệu quả. Xuất phát từ ý nghĩa đó, với thời gian và trình độ có sự hạn chế. Chuyên đề này chỉ mong muốn tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất nhằm có cái nhìn tổng quát trong hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Để hoàn thành được chuyên đề này, đã có sự đóng góp rất lớn của cô Vũ Hoàng Ngân và tập thể CB- CNV trong công ty. Qua đây, em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô, các chú trong công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Tài liệu tham khảo 1. Sách: - Giáo trình kinh doanh lao động - PGS.TS. Phạm Đức Thành, TS. Mai Quốc Chánh - NXB Giáo dục 1998. - Giáo trình thống kê lao động - TS. Phan Công Nghĩa - NXB Thống kê 1999. 2. Văn bản pháp quy: - Nghị định 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ - Thông tư 13,14/ LĐTBXH - Thông tư ngày 10 tháng 4 năm 1997 của Bộ Lao động thương binh xã hội. - Thông tư 05/2001/TT - LĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2000 của Bộ Lao động thương binh xã hội. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận chung về tiền lương 4 I. Khái niệm tiền lương - quỹ tiền lương 4 1. Khái niệm về tiền lương - vai trò của tiền lương 4 2. Khái niệm quỹ lương 7 3. Hai mâu thuẫn đối với quý tiền lương 7 II. Phân loại quỹ tiền lương 10 1. Căn cứ vào mức độ biến động của các bộ phận trong quỹ tiền lương 10 2. Căn cứ theo thời kỳ 12 3. Căn cứ vào đối tượng trả lương 13 III. Các phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch 14 1. Dựa vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân 14 2. Dựa vào lượng lao động hao phí 14 3. Lấy tổng thu trừ tổng chi 15 4. Theo thông tư 05 ngày 29/01/2001 16 5. Tính theo đơn giá bình quân kỳ kế hoạch 18 IV. Phân tích quỹ tiền lương và vai trò của phân tích quỹ tiền lương 19 1. Khái niệm phân tích quỹ tiền lương 19 2. Vai trò của phân tích quỹ tiền lương 19 3. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương 20 V. Một số khái niệm về Công ty cổ phần 23 1. Khái niệm, đặc điểm về Công ty cổ phần 23 2. Cơ cấu tổ chức quản lý 23 Chương II: Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hà tây 25 I. Một số đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương 25 1. Quá trình hình thành và phát triển 25 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 26 3. Cơ cấu tổ chức 28 4. Đặc điểm nguồn nhân lực 31 5. Đối thủ cạnh tranh và các tuyến vận tải chính 32 6. Những thuận lợi và khó khăn trong lập quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty 35 II. Thực trạng sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây 36 1. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây 36 2. Nhận xét chung về tình hình sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà tây 53 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây 58 I. Xu hướng phát triển của Công ty liên quan đến việc sử dụng quỹ tiền lương 58 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà tây 59 1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch chính xác nhằm hoàn thành kế hoạch tiền lương bình quân 59 2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh hoàn thành kế hoạch sản lượng và kế hoạch năng suất lao động 65 Kết luận 69 Tài liệu tham khảo 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34463.doc
Tài liệu liên quan