Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam – Chi nhánh Láng Hạ

- Được sự quan tâm hỗ trợ của Eximbank - Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình hoạt động. - Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho chi nhánh định hướng đầu tư ngay từ đầu năm đã giúp phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho nền kinh tế. - Chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo mọi điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. - Một bộ phận khách hàng của Eximbank – Láng Hạ là khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và gắn bó với chi nhánh.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong kinh doanh. Do đó các Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn của Ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường nếu so với các Ngân hàng lớn thì các Ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay của các Ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Trong khi các Ngân hàng lớn cho vay được tại thị trường trong vùng thậm chí trong nước và cả quốc tế thì các Ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp, từng khu vực nhỏ, thêm vào đó do khả năng vốn hạn hẹp nên các Ngân hàng nhỏ không phản ứng nhậy bén được với sự biến động về lối sống, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Nếu khả năng vốn của Ngân hàng dồi dào thì chắc chắn ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay có đủ điều kiện mở rộng thị trường tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, càng khẳng định rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Vốn quyết định năng lực thị trường và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường. Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quymô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng. Khả năng thanh toán của Ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của Ngân hàng càng lớn. Vì vậy loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của Ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của Ngân hàng nói chung và với vốn khả dungj của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín, vừa nâng cao uy tín trên thương trường. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thực tế đã chứng minh : quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại của Ngân hàng là tiên đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động thời gian, thời hạn cho vay, quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của Ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện để bổ sung thêm vốn tự có, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của Ngân hàng trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, vốn của Ngân hàng lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường. Không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua, mua bán nợ, kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tạo thêm vốn cho Ngân hàng, đồng thời tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thương trường. 3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động. 3.2.1. Sự gia tăng và tính ổn định của vốn huy động. Khối lượng và cơ cấu hiện tại: Không thể nói đến hiệu quả huy động vốn cao nếu việc huy động vốn không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kế hoạch khối lượng vốn phải đạt quy mô nhất định theo kế hoạch hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời cơ cấu vốn cần hợp lệ, thể hiện giưa vốn huy động ngắn hạn với dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ. Sự tăng trưởng vốn huy động về số lượng và thời gian: Vốn huy động phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu về khối lượng vốn tín dụng, thanh toán, cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng gia tăng của Ngân hàng. Đồng thời vốn huy động phải có sự ổn định về thời gian. Nếu Ngân hàng có huy động được một khối lượng vốn lớn nhưng không ổn định thì thường xuyên có khả năng một dòng tiền lớn bị rút ra. Ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn đề thanh toán thì lượng vốn lớn cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ là không cao, ngược lại nếu nguồn vốn huy động ổn định Ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần số vốn đó và hoạt động kinh doanh có thu nhập cao. Nguồn vốn tăng đều qua các năm đạt mục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Xu hướng biến đổi cơ cấu theo hướng tích cực: Sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư … và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh. Xu hướng biến đổi cơ cấu huy động phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tương lai về cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay nội tệ và ngoại tệ. 3.2.2. Khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động. Lãi suất huy động: Lãi suất luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các chủ thể kinh tế. Người gửi tiền muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn có lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, Ngân hàng phải tìm cách đa dạng hoá lợi ích của các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của Ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn mỗi Ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với một lãi suất được chấp nhận trên thị trường. Chi phí huy động thường được đánh giá chủ yếu bởi mức lãi suất huy động từ nguồn, lãi suất huy động bình quân, tính bằng bình quân giữa gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn, chênh lệch đầu vào đầu ra. Các nguồn huy động cảu Ngân hàng có mức lãi suất, kỳ hạn, quy mô khác nhau. Mà trong thực tế khi cho vay không phân biệt rạch ròi là từ nguồn nào. Do đó Ngân hàng phải tính mức lãi suất bình quân đầu ra và đầu vào là dương. Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bìnhquân, sự đa dạng hoa trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết. Sự đa dạng hoá lãi suất làm tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà Ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả Ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn. Chi phí khác: Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn Ngân hàng còn phải chịu một số chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo … Nếu Ngân hàng giảm chi phí huy động bằng cách hạ lãi suất thì việc huy động vốn sẽ rất khó khăn vì không cạnh tranh được với các Ngân hàng khác. Do đó Ngân hàng cần phải giảm thiểu chi phí khác. 3.2.3. Độ đa dạng hoá các hình thức huy động. Số lượng các công cụ huy động: Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi Ngân hàng áp dụng một hệ thống các công cụ khác nhau trong quá trình huy động vốn. Số lượng các công cụ này tuỳ thuộc và cũng là một yếu tốt phản ánh năng lực của một Ngân hàng. Chỉ những Ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, có trình độ nhân viên cao, năng lực quản lý tốt mới có đủ điều kiện phát triển nhiều loại công cụ huy động vốn khác nhau. Sự đa dạng về kỳ hạn và các loại tiền tệ được sử dụng: Đó là khả năng huy động các nguồn vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả ngoại tệ, ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý. Nhờ đó Ngân hàng đạt được cơ cấu về kỳ hạn và loại tền mong muốn để đáp ứng được tối đa các nhu cầu sử dụng vốn tránh tình trạng thừa vốn ngắn hạn trong khi thiếu vốn trung dài hạn, thừa vốn nội tệ thiếu vốn ngoại tệ. 3.2.4. Một số chỉ tiêu khác. Ngoài các chỉ tiêu chính trên ,hiệu quả công tác huy động vốn còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau: Mức độ hoạt động của vốn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn .Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bao các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh) điều này được thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng tối đa. Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền ,rút tiền,cá dịch vụ kèm theo của NH.Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng . Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định . Một số chi tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn ,kỳ hạn thực tế của nguồn vốn . Trên đây là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn .Tuy nhiên,sử dụng một chỉ tiêu thì không thể phản ánh đầy đủ được ,mà cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới đánh giá đúng và thực chất hiệu quả công tác huy động vốn tại một NHTM. 3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay. Trong hoạt động của NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. 3.3.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn TỔNG VỐN HUY ĐỘNG VHĐ/TNV = –—–—–—–—–—–—–—–—– × 100% TỔNG NGUỒN VỐN Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn. 3.3.2. Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn VHĐ CÓ KỲ HẠN VHĐCKH/TNV = –—–———————— × 100% TỔNG NGUỒN VỐN Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại môt tổ chức tín dụng.Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định. 3.3.3 Dư nợ / Tổng nguồn vốn DƯ NỢ DN/TNV = –————————— × 100% TỔNG NGUỒN VỐN Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng. 3.3.4. Dư nợ / Tổng vốn huy động DƯ NỢ DN/TVHĐ = ———————————— × 100% TỔNG VỐN HUY ĐỘNG Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Nó còn cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa cao. 3.3.5. Nợ quá hạn / Dư nợ NỢ QUÁ HẠN NQH/DN = ———————— × 100% DƯ NỢ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. 4.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. 4.1. Ảnh hưởng của thẩm định tín dụng : Khi quyết định cung cấp một khoản vay, các ngân hàng bắt buộc phải có sự thẩm định, thông qua đó, có thể đánh giá được tính hợp lý hiệu quả của dự án đầu tư và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay. Đặc biệt, những khoản vay trung và dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro, khả năng linh hoạt kém nên thông qua công tác thẩm định, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay khối lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu, từ đó bảo đảm tính ổn định của cho vay. 4.2.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong ngân hàng cung cấp những khoản vay. Hơn nữa đánh giá rủi ro là công việc hết sức khó khăn do tính biến động và những yếu tố chủ quan từ nhiêu phía. 4.3. Ảnh hưởng của lãi suất cho vay: Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách cho vay và các hoạt động cho vay là những vấn đề phức tạp. chính sách lãi suất phải thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời phải là công cụ đấu tranh chống cho vay nặng lãi và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay. Chúng ta biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn mặc dù các dịch vụ kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như một trung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửi của khách hàng và tính lãi suất đối với những khoản tiền cho khách hàng vay. Với lãi suất cho vay quá cao : Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn. Trong một khoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực, ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngân hàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố tìm kiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải thường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây “ ách tắc” trong hoạt động cho vay. Lãi suất cho vay quá thấp : Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình trở nên tăng. Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động vốn, “ đi vay để cho vay ” để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn trên. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khăn nếu một mắt xích nào đó trong qú trình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại. Lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền “ khủng hoảng ngân hàng” và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối vớí ngân hàng đó. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – CHI NHÁNH LÁNG HẠ. I. Khái quát tình hình KT-XH Tp.Hà Nội và giới thiệu khái quát về Eximbank – Láng Hạ. 1. Khái quát tình hình KT-XH của TP Hà Nội năm 2007. Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội trong năm qua. GDP của Hà Nội ước tính 12,1% cao nhất trong 10 năm nay. Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế nhà nước ở lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng cao : trên dưới 30%. HN đã hoàn thành trong năm nay việc sắp xếp, cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, xuất khẩu trên địa bàn tăng đến 20%, đạt trên 4 tỷ USD. Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20%. HN là một trong 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Hiện trên 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở HN.  Thành phố thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng, tương đương 102% dự toán giao đầu năm.  Về quản lý và xây dựng đô thị: "Hiện tượng lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép đã giảm". Về giao thông, UBND thành phố báo cáo nhiều thành tích: ban hành và thực hiện đề án nhằm giảm ùn tắc, đưa vào sử dụng 2 cầu vượt cho người đi bộ, kiểm soát được tai nạn, duy trì tốt hoạt động của các tuyến xe buýt... Thành phố cũng cho rằng, đã tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế đều đạt và vượt kế hoạch, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng đều được thực hiện nghiêm ở "tất cả các cấp, các ngành". Về hạn chế, yếu kém cần khắc phục: Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng tiềm năng, công tác quy hoạch cũng như tiến độ xây dựng cơ bản còn chậm, hiệu quả phối hợp trong cải cách hành chính chưa cao... Năm 2008, thành phố đặt mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 12,5-13%. 2. Tình hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Eximbank – Láng Hạ. 2.1. Tình hình tổ chức. (Bảng 1) 2.2. Mạng lưới hoạt động : - Trụ sở chi nhánh : 60 Láng Hạ - Q.Đống Đa – TP.Hà Nội. - Phòng giao dịch trực thuộc : + Phòng giao dịch Hàng Bông : 169,171 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Phòng giao dịch Mỹ Đình : Tòa nhà The Manor. 2.3. Chức năng và nhiệm vụ chính của các đơn vị thuộc chi nhánh. - Ban giám đốc. Gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc. + Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. + Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật … của cán bộ công nhân viên đơn vị + Đại diện chi nhánh ký kết hợp đồng với khách hàng. + Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Xử lý và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh. Phòng Hành Chính – Ngân Quỹ. +Là tham mưu cho Ban Giám đốctrong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh,ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật. +Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động. +Ngoài ra, ở đây còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. +Là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp. - Phòng Kinh Doanh – Dịch Vụ. Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của các đơn vị vay vốn. Là nơi lập, thẩm định hồ sơ quay vốn và đề xuất cho vay hay không cho vay trước khi trình Ban Giám đốc phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ có liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu của các đơn vị quốc doanh, ngoài quốc doanh với các doanh ngiệp nước ngoài. Đây là bộ phận quan trọng quyết định đầu ra cho chi nhánh và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư đó. II.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Eximbank – Chi nhánh Láng Hạ. 1. Cơ cấu nguồn vốn. Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trước tiên phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Eximbank – Láng Hạ là một chi nhánh của Ngân hàng XNK Việt Nam vì vậy nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ và nhận vốn điều chuyển của Eximbank VN. Đối với nguồn vốn huy động tại Eximbank – Láng Hạ trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số báo cáo % Số báo cáo % Số báo cáo % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Vốn HĐ 81291.51 70.35 171125.12 74.44 434555.84 94.28 89833.61 110.5 263430.82 153.94 Vốn ĐC 30112.98 26.06 50494.32 21.97 10831.44 2.35 20381.34 67.68 -39662.88 -78.55 Vốn khác 4148.41 3.6 8242.06 3.6 15532.19 3.37 4093.65 98.68 7290.13 88.45 Tổng 115552.9 100 229861.5 100 460919.47 100 114308.6 98.92 231057.97 100.52 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2005 tổng nguồn vốn là 115552.9 triệu đồng; qua năm 2006 tổng nguồn vốn là 229861.5 triệu đồng tăng 114308.6 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 98.92%; đến năm 2007 tồng nguồn vốn là 460919.47 triệu đồng tăng 231057.97 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 100.52%. Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong thành phố ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó chi nhánh cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mỡnh để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể như sau: + Năm 2005: đạt 81291.51triệu đồng chiếm 70.35%/ tổng nguồn vốn + Năm 2006: đạt 171125.12 triệu đồng chiếm 74.44% / tổng nguồn vốn + Năm 2007: đạt 434555.84 triệu đồng chiếm 94.82% / tổng nguồn vốn Tuy nhiên, vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng vượt bậc , từ 81291.51 triệu đồng trong năm 2005 tăng đến 434555.84 triệu đồng vào năm 2007. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua thị trường tài chính Việt Nam phát triển mạnh mẽ và quan trọng hơn là chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trỡ được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vỡ đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn. Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ, chi nhánh Eximbank – Láng Hạ cũng được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ Eximbank Việt Nam. Trong 2 năm 2005 và 2006 nguồn vốn điều chuyển đều tăng và chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Cụ thể như sau: + Năm 2005: 30112.98 triệu đồng chiếm 26.06% / tổng nguồn vốn. + Năm 2006: 50191.32 triệu đồng chiếm 21.97% / tổng nguồn vốn. + Năm 2007: 10831.44 triệu đồng chiếm 2.35% / tổng nguồn vốn. Nguồn vốn điều chuyển tăng hay giảm do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của chi nhánh. Sở dĩ, năm 2007 vốn điều chuyển đã giảm 39662.88 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ giảm là 78.55% là do việc huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn tăng cao và do đó, chi nhánh không cần nhiều vốn điều chuyển từ ngân hàng mẹ xuống. Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn rất lớn từ Eximbank Việt Nam nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào cho phép chi nhánh chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư. 2. Tình hình huy động vốn. Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩmvà dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thìvấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính,Ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế.Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà cũng có ý nghĩa đối với toàn xó hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn. Đối với Eximbank – Láng Hạ, vốn huy động là một trong ba nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đó đạt được kết quả như sau: Bảng 3. Tình hình huy động vốn. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Tiền gửi thanh toán 13976.14 55839.94 121948.25 41863.8 299.54 66108.31 118.39 Không kỳ hạn 12415.76 51257.12 100816.47 38841.36 312.84 49559.35 96.69 Có kỳ hạn 1560.38 4582.82 21131.78 3022.44 193.39 16548.96 361.11 Tiền gửi tiết kiệm 67315.37 115295.18 312607.59 47979.81 71.3 197312.41 171.14 Không kỳ hạn 2194.54 2710.99 1058.36 516.45 23.53 -1652.63 -60.96 Có kỳ hạn 65120.83 112584.19 311549.23 47463.36 72.89 198965.04 176.73 Tiền gửi khác 4148.41 8242.06 15532.19 4133.65 99.64 7290.13 88.45 Tổng 85439.92 179377.18 450088.03 93937.26 109.95 270710.85 150.92 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ Qua bảng số liệu ta thấy số dư huy động vốn tăng trưởng vượt bậc hàng năm. Cụ thể, năm 2006 vốn huy động đạt 179377.18 triệu đồng tăng 93937.26 triệu đồng so cùng kỳ, tốc độ tăng 109.95%; đến năm 2007 vốn huy động đạt 450088.03 triệu đồng tăng 270710.85 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 150.92 %. Trong thời gian qua chi nhánh đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của Eximbank Việt Nam, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh Eximbank – Láng Hạ bao gồm các khoản tiền gửi chính sau đây: Tiền gửi thanh toán Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các tổ chức và các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng, hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi. Tuỳ vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. + Đối với tiền gửi không kỳ hạn: trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động như sau, năm 2005 đạt 12415.76 triệu đồng, qua năm 2006 đạt 51257.12 triệu đồng tăng 38841.36 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 312.84%; đến năm 2007 đạt 100816.47 triệu đồng tăng 49559.35 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 96.69 %. . Qua các số liệu trên cho ta thấy tốc độ tăng cao của tiền gửi thanh toán loại không kỳ hạn đã chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế có nhiều thuận lợi, các giao dịch mua bán diễn ra sôi động hơn lên loại tiền gửi này đã tăng. Loại tiền gửi này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp 0,02% / tháng, từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho ngân hàng. Còn đối các tổ chức kinh tế, việc chọn hình thức gửi tiền này nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện trong thanh toán. Do vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ. + Đối với tiền gửi có kỳ hạn: kết quả huy động được trong 3 năm qua như sau, năm 2005 đạt 1560.38 triệu đồng, năm 2006 đạt 4582.82 triệu đồng tăng 3022.44triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 21131.78 triệu đồng tăng 16548.96 triệu đồng so với năm 2006. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy trong các tổ chức kinh tế này trong thời gian qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả,thu nhập tăng lên,các đơn vị có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi nên gửi vào ngân hàng nhằm mục đích kiếm lãi. Tiền gửi tiết kiệm Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong thành phố, họ gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Do đó trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng tương đối lớn: Năm 2005: đạt 67315.37 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58.26%. Năm 2006: đạt 115295.18 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50.16%. Năm 2007: đạt 312607.59 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67.82%. Về chênh lệch số dư huy động của loại tiền gửi nàyqua các năm như sau:năm 2006 tăng 47979.81 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 71.28%; đến năm 2007 tăng 197312.41 triệu đồng, tốc độ tăng 171.14%.Trong thời gian qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dư của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại: có kỳ hạn và không kỳ hạn tuỳ vào mục đích gửi tiền của khách hàng. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đối với loại tiền gửi này khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong một thời gian ngắn mà chưa xác định lúc nào sử dụng nên họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy nhiên loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp ( dưới 20% ) so với tổng số tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh và số dư tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn biến động không đáng kể. Cụ thể: năm 2005 đạt số dư là 2194.54 triệu đồng; năm 2006 đạt 2710.99 triệu đồng tăng 516.45 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 23.53%; qua năm 2007 đạt 1058.36 triệu đồng giảm 1652.63 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 60.96%. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng,tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng cho phép ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư. Tại Eximbank – Láng Hạ số dư tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm trở lại đây đều tăng, cụ thể: năm 2005 đạt 65120.83 triệu đồng; năm 2006 đạt 112584.19 triệu đồng tăng 47463.36 triệuđồng so với 2005, tốc độ tăng 72.89%; còn năm 2007đạt 311549.27 triệuđồngtăng 198965.04 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 176.73%. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng và trong khi người dân vẫn có những sự lựa chọn hình thức đầu tư như đầu tư vào thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản…Nhưng nếu đầu tư vào những thị trường ở trên sẽ đi kèm với rủi ro rất lớn nếu họ không am hiểu về lĩnh vực tài chính tiền tệ do đó họ đã chọn hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gử inày đòi hỏi Eximbank – Láng Hạ cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố. Tóm lại, có thể nói trong 3 năm qua hoạt động huy động vốn của Eximbank – Láng Hạ đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. 3.Thực trạng về sử dụng vốn của chi nhánh. 3.1. Tình hình tín dụng của chi nhánh. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Bảng4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Cá Nhân 53376.12 112280.31 247444.32 58904.19 110.36 135164.01 120.38 Doanh nghiệp 189166.83 473813.27 716734.29 284646.44 150.47 272921.02 51.27 Tổng 242542.95 586093.58 964178.61 343550.63 141.65 378085.03 64.5 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay tăng trưởng hàng năm. Cụ thể năm 2006 đạt 586093.58 triệu đồng tăng 343550.63 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 141.65%; đến năm 2007 đạt 964178.61 triệu đồng tăng 378085.03, tốc độ tăng 64.5%. Trong thời gian này, Eximbank – Láng Hạ luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố, trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những nghành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay trong 3 năm qua đều tăng. 3.2.Phân tích doanh số thu nợ. Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng.Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá , kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng Bảng 5. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Cá Nhân 47352.19 22.46 107839.17 22.54 247444.32 27.72 60486.98 127.74 139605.15 129.46 Doanh nghiệp 163471.82 77.54 370544.09 77.46 645329.24 72.28 207072.27 126.67 274785.15 74.16 Tổng cộng 210824.01 100 478383.26 100 892773.56 100 267559.25 126.91 414390.3 86.62 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ 3.3.Tình hình dư nợ của chi nhánh. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Chi nhánh Eximbank – Láng Hạ mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng, kết quả dư nợ qua 3 năm như sau: Bảng 6. Dư nợ theo thành phần kinh tế. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cá nhân 28981.85 25.67 53329.45 23.74 48380.92 10.82 24347.6 84.01 -4948.53 -9.28 Doanh nghiệp 83927.55 74.33 171326.66 76.26 398658.1 89.18 87399.11 104.14 227331.44 132.7 Tổng 112909.4 100 224656.11 100 447039.02 100 111746.71 98.97 222382.91 98.99 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ hàng năm tăng lên. Cụ thể dư nợ năm 2006 đạt 224656.11 triệu đồng tăng 111746.71 triệu đồng so với cùng kỳ, tốc độ tăng 98.97% ; buớc sang năm 2007 dư nợ đạt 447039.02 tăng 222382.91 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 98.99%. Từ sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh, cho thấy thời gian này chi nhánh luôn có lượng khách hàng thường xuyên ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới. Chi tiết dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế trong năm 2007 như sau: + Dư nợ cho vay cá nhân: 48380.92 triệu đồng chiếm 10.82%/Tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 398658.10 triệu đồng chiếm 89.18%/Tổng dư nợ. Theo số liệu trên có thể thấy dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh, chiếm 10.82%. Cá nhân vay vốn chi nhánh hiện nay chủ yếu là vay mua, sửa chữa bất động sản, cho vay mua phương tiện vận tải, còn lại là cho vay tiêu dùng loại khác. Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngày một tăng, so với đầu năm số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng 23%, kéo theo đấy việc thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng cũng tăng, có thể thấy được điều này qua thu nhập từ lãi vay và thu phí dịch vụ ngân hàng và thu kinh doanh ngoại tệ tăng đáng kể so với năm 2006 (Bảng kết quả kinh doanh 2007) 3.4. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Bảng7. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. ĐVT: Triệu đồng; Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Cá nhân 50 150 1516.6 100 200 1366.6 911.07 Doanh nghiệp 0 950 3281.6 950 2331.6 245.43 Tổng 50 1100 4798.2 1050 2100 3698.2 336.2 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ Nguyên nhân nợ quá hạn Do các cá nhân và doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn khi tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Nhìn chung, trong 3 năm gần đây chi nhánh đã tích cực xử lý nợ quá hạn nhưng vẫn đang tăng là do thị trường kinh tế Việt Nam trong những năm trở lãi đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cho nên nhu cầu vay vốn của cá nhân , doanh nghiệp tăng cao cùng với việc cạnh tranh với các NHTM khác cho nên công tác thẩm định tín dụng cũng chưa được chặt chẽ. Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với ngân hàng, giả sử ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay. Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ cấp tín dụng. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng. 3.5. Về các hoạt động khác của chi nhánh ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Tích lũy đến 31/12/2007 Tích lũy trong năm 2006 1.Thanh toán quốc tế a.Thanh toán xuất khẩu 6,004.69 2,194.52 b.Thanh toán nhập khẩu 56,864.99 20,819.35 3.Dịch vụ thẻ quốc tế Số thẻ phát hành -Thẻ quốc tế 318 +Visa 7 +Master 2 +Visa Debit 520 49 -Thẻ Eximbank card 728 110 4.Doanh số g/dịch qua máy ATM(triệu đồng) 7,544.03 5.Doanh số chi trả kiều hối (ngàn USD) 954.14 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 – Eximbank Láng Hạ. 3.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Tổng thu nhập 9589.3 16333.66 40,933.79 6744.36 70.33 24,600.21 150.31 Thu lãi cho vay 8363.55 13575.59 34,032.85 5212.04 62.32 20,457.26 150.69 Thu lãi từ tiền gửi, đầu tư 433.6 855.5 1,985.86 421.90 97.3 1,130.36 132.13 Thu phí dịch vụ Ngân hàng 576.06 946.88 3,502.94 370.82 64.37 2,434.30 227.79 Thu kinh doanh ngoại tệ 175.86 695.75 1,406.20 519.89 295.63 573.36 68.84 Thu khác 40.23 259.94 5.94 219.71 546.13 4.93 488.12 Tổng chi phí 7101.92 13568.45 31,669.15 6466.53 91.05 18,100.59 133.40 Chi trả lãi huy động vốn 5668.95 9294.84 22,752.73 3625.89 63.96 13,457.88 144.79 Chi dịch vụ Ngân hàng 240.53 129.8 167.93 -110.73 -46.04 38.02 29.27 Chi kinh doanh ngoại tệ 442.84 583.48 140.64 31.76 Chi phí quản lý chung 1157.87 3117.51 6,518.91 1959.64 169.25 2,987.08 84.58 Chi nộp thuế 14.34 27.17 96.98 12.83 89.47 69.81 256.94 Chi khác 20.23 999.13 1549.12 978.9 4838.85 1,407.16 991.24 Lợi nhuận trước thuế 2487.38 2765.19 9,264.63 277.81 11.17 6,499.44 253.04 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh – Eximbank Láng Hạ. Theo bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2006 đạt được: + Tổng thu nhập đạt 99.55% so với kế hoạch đề ra.. + Tổng chi phí vượt quá 6.8% so với kế hoạch đề ra do chi phí quản lý chung cao (Chi về tài sản, chi thuê văn phòng, chi dự phòng rủi ro cao) + Tổng lợi nhuận đạt 74.69% so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên do chi nhánh phải trích dự phòng rủi ro chung là 559.38 triệu đồng, từ đó làm giảm lợi nhuận đạt được trong năm 2006. Thực tế lợi nhuận đạt được trong năm 2006 bằng 89.8% so với kế hoạch đạt ra. Các chỉ tiêu đạt được trong năm 2007: + Tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2007 là 9264.63 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ là 6499.44 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 235.04%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng là do: Tổng thu nhập tăng 150.61% trong đó chủ yếu là do thu lãi cho vay tăng150.69%, thu phí dịch vụ ngân hàng tăng 227.79% thu lãi tiền gửi đầu tư và thu kinh doanh ngoại tệ tăng. Trong khi đó tổng chi phí tăng 133.4%, tăng nhiều nhất là chi trả lãi huy động vốn và chi phí quản lý chung và chi khác. Cùng với sự tăng trưởng về hoạt động tín dụng và đầu tư như hiện nay của chi nhánh thì việc tăng chi phí huy động vốn là điều dễ thấy, ngoài ra chi phí quản lý chung tăng là do chi mua sắm TSCĐ, chi trả lương nhân viên do số lượng nhân viên tăng nhằm đáp ứng kịp thời quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra trong 12 tháng qua chi nhánh còn tiến hành trích dự phòng rủi ro kéo theo sự gia tăng chi phí kinh doanh. III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Eximbank – Chi nhánh Láng Hạ. Đánh giá hiệu quả hoạt động là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh giá đó để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm và phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. 1. Đánh giá tổng quan. Đối với hoạt động huy động vốn: + Năm 2006 thì tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 35.21% so với kế hoạch đề ra, trong đó nguồn vốn huy động từ Tiền gửi thanh toán tăng 86,1%, từ tiền gửi kho bạc tăng 4.81% Tổng dư nợ cho vay năm 2006 tăng 40.04% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn còn dư nợ quá hạn, trong đó cần chú ý là 1050 triều đồng, nợ có khả năng mất vốn là 50 triệu đồng + Năm 2007 thì tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt 460919.47 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2006 là 100.52%. Vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra về huy động vốn là 40.18%. Dư nợ cho vay của chi nhánh Láng Hạ là 447039.02 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 98.99%, trong đó nợ quá hạn chiếm 1.07%/ Tổng dư nợ của chi nhánh. Đối với hoạt động tín dụng, việc đánh giá hiệu quả được thực hiện thông qua một số chỉ tiêu sau đây: Bảng 8. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 115552.9 229861.5 460919.47 Vốn huy động Triệu đồng 81291.51 171125.12 434555.84 Vốn HD có kỳ hạn Triệu đồng 66681.21 117167.07 332681.01 Doanh số cho vay Triệu đồng 242542.95 586093.58 964178.61 Doanh số thu nợ Triệu đồng 210824.01 478383.26 892773.56 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 112909.4 224556.11 447039.02 Nợ quá hạn Triệu đồng 50 1100 4798.2 VHĐ/TNV % 70.35 74.45 94.28 VHĐCKH/TNV % 57.71 50.97 72.17 DN/TNV % 97.71 97.69 96.99 DN/VHĐ % 138.89 131.22 102.87 Nợ QH/ Dư nợ % 0.044 0.49 1.07 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng đáng kể, từ 70.35% trong năm 2005 lên 94.28% vào năm 2007. Thông thường một ngân hàng hoạt tốt khi tỷ số này đạt mức từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn sử dụng tại ngân hàng. Do đó , ngân hàng cần cố gắng duy trì tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của vốn huy động tại một tổ chức tín dụng, nếu tỷ lệ này quá lớn thì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng nếu tỷ lệ này quá thấp thì ngân sẽ không thể chủ động cho vay. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì ngân hàng có thể an tâm cho vay vốn khoảng 80% nguồn vốn này, vì thực tế ít gặp trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn. Tại Eximbank – Láng Hạ chỉ tiêu này đạt được qua các năm như sau: năm 2005 chỉ tiêu này là 57.71%, năm 2006 chỉ tiêu này giảm lên 50.97%, đến năm 2007 là 72.17%. Nhìn chung vốn huy động có kỳ hạn có tăng trưởng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động cho nên ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn để thu được nhiều lợi nhuận. Dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng, cho thấy hoạt động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Trong 3 năm qua, tại chi nhánh Eximbank – Láng Hạ chỉ tiêu này luôn đạt ở mức cao và có xu hướng ổn định , năm 2005 là 97.71%, năm 2006 là 97.69%, đến năm 2007 chỉ tiêu này đạt 96.99%. Qua đó cho thấy nguồn vốn hoạt động trong năm của chi nhánh tập trung hầu hết vào lĩnh vực cấp tín dụng, lĩnh vực này đã mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng trong 3 năm trở lại đây . Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa. Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động, thì 3 năm trở lại đây tình hình cho vay vốn của ngân hàng phần nào đạt hiệu quả cao hơn, chi nhánh đã sử dụng toàn bộ nguồn vốn huy động để cho vay, từ đó phát huy được hiệu quả của nguồn vốn huy động. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt. Trở lại tình hình nợ quá hạn tại Eximbank – Láng Hạ, cả 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là rất thấp, do đó có thể đánh giá là hoạt động tín dụng trong 3 năm qua của chi nhánh rất tốt. 2.Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh. 2.1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm hỗ trợ của Eximbank - Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình hoạt động. - Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho chi nhánh định hướng đầu tư ngay từ đầu năm đã giúp phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho nền kinh tế. - Chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo mọi điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. - Một bộ phận khách hàng của Eximbank – Láng Hạ là khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và gắn bó với chi nhánh. 2.2. Khó khăn. - Cơ cấu huy động vốn còn phụ thuộc phần nhiều huy động của các tổ chức kinh tế. - Chưa có nguồn vốn dành riêng cho việc đào tạo các nhân viên mới nên các nhân viên sẽ phải mất một thời gian để thích nghi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12024.doc
Tài liệu liên quan