Chuyên đề Nghiên cứu hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn

Đánh giá thực hiện công việc là một sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc trong sự so sánh với các tiêu chuẩn đã đựơc xây dựng từ trước và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động. Đặc biệt trong hoàn cảnh Nhà khách có hiện tượng cầu bằng trong hệ số công việc thì đánh giá hệ số hoàn thành chính xác để làm cơ sở cho việc trả lương là rất quan trọng. Đánh giá có hệ thống vì chúng ta có thể sử dụng một loạt các phương pháp đánh giá thực hiện công việc theo một quá trình. Tính chính thức thể hiện qua việc đánh giá công khai và bằng văn bản cụ thể hoặc đánh giá theo chu kỳ có sự thảo luận thông tin với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa rất quan trọng vì các thông tin đánh giá có thể giúp cho Ban lãnh đạo hoàn thiện quá trình tiền thưởng công việc cho người lao động. Hơn nữa dựa vào kết quả đánh giá Nhà khách sẽ có cơ sở để ra các quyết định về tiền lương, tiền thưởng và các vấn đề thăng tiến. Mặt khác, đánh giá công việc đúng đắn cũng tạo ra một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể người lao động.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i việc hoàn thiện theo hướng tinh giảm bộ máy. Trách nhiệm công việc được chia nhỏ hơn để đảm bảo việc đôn đốc kiểm tra từ cấp dưới, đồng thời giảm nhẹ công việc cho giám đốc Nhà khách, nhất là những công việc có tính chất sự vụ. Theo phân công nhiệm vụ mới, các phòng ban chức năng ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn phải chịu trách nhiệm về công việc của các tổ, nhóm trực thuộc. Trách nhiệm trong công việc của các phòng ban được giao cho các trưởng, phó phòng. Các phòng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc điều hành Nhà khách. Trong khi đó, phó giám đốc Nhà khách sẽ phụ trách các dịch vụ trực tiếp có liên quan đến khách hàng như dịch vụ phòng, các dịch vụ ăn, uống. Đây là một chuyển biến quan trọng bởi là một đơn vị kinh doanh loại hình Nhà hàng, khách sạn thì việc quan tâm tới chất lượng phục vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Những thay đổi trên thực sự là những biến chuyển tích cực trong công tác điều hành Nhà khách. Các bộ phận như tổ điện nước, tổ bếp thay vì báo cáo vượt cấp lên giám đốc hoặc phó giám đốc khi có việc cần chi tiêu hoặc phát sinh mâu thuẫn trong công việc giờ đây có thể báo cáo với cấp gần nhất như phòng Tổ chức hành chính hoặc phòng dịch vụ ăn uống để rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Trong một số trường hợp các phòng ban khác có thể giải quyết công việc, các phòng ban chuyên môn sẽ có sự phối hợp thực hiện để hoàn thành công việc chứ không cần thiết báo cáo giám đốc, giảm phiền hà và tăng khả hiệu quả trong công việc. Trong khi đó, việc dành riêng chức vụ Phó giám đốc để điều hành các dịch vụ liên quan trực tiếp tới khách hàng đảm bảo thông tin trao đổi qua lại giữa khách và đơn vị, từ đó có cái nhìn đa chiều hơn đối với khách hàng. Thay vì trước đây khách hàng đến Nhà khách chỉ có Lễ tân có nhiệm vụ tiếp xúc với họ, việc Phó giám đốc phụ trách vấn đề này đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng. Điều này trong tương lai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Nhà khách. Bởi lẽ khi cần mở rộng hoạt động cũng như thị trường trong, yêu cầu quan hệ khách hàng sẽ cần chú trọng hàng đầu. Việc xây dựng nhiệm vụ chức năng mới này của chức danh Phó giám đốc tạo tiền đề để xây dựng một hệ thống kinh doanh có hiệu quả hơn, đặt nhiệm vụ quan hệ khách hàng là điều kiện tiên quyết trong hoạt động. Cũng theo cơ cấu bộ máy tổ chức mới, bộ phận chuyên trách vấn đề tiền lương được hình thành tại phòng Tổ chức hành chính. Đây vừa là một tiến triển tích cực nhưng cũng ẩn chứa nhiều vấn đề tác động tới việc trả lương cho người lao động. Tổ Lao động tiền lương được hình thành chuyên trách có thể làm cho vấn đề trả lương tại Nhà khách hoạt động một cách có hiệu quả hơn khi mà nhân viên này tại phòng Tổ chức hành chính không chịu ảnh hưởng bởi các công việc khác nhau,đặc biệt vấn đề tiền lương là một vấn đề nhạy cảm và có yêu cầu khó khăn cũng như tác động lớn. Nhưng điều này cũng đồng thời chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố con người. Nhân lực trong công tác trả lương cũng cần đảm bảo chất lượng tốt để thực thi trách nhiệm của mình. Trong trường hợp nhân lực cho công tác trả lương không có khả năng hoặc chuyên môn yếu kém, đây sẽ là một gánh nặng cho hoạt động của Nhà khách. BẾP PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG THỊ TRƯỜNG(P.KINH DOANH) PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BÀN GIÁM ĐỐC TỔ BẢO VỆ TỔ ĐIỆN NƯỚC BỘ PHẬN BUỒNG, HỘI TRƯỜNG Hình 01 – Cơ cấu bộ máy tổ chức Nhà khách trước tháng 4-2008 Hình 02 – Cơ cấu tổ chức Nhà khách từ tháng 4 năm 2008 Tổ giặt là. Tổ phục vụ buồng PHÒNG PHỤC VỤ BUỒNG HỘI TRƯỜNG PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ hội trường Tổ bàn Tổ bếp, bảo quản TP. GIÁM ĐỐC PHÒNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG Tổ phục vụ bếp ăn PHÒNG KẾ TOÁN Tổ bảo vệ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Tổ văn phòng TCHC LĐtiền lương Tổ sửa chữa điện nước, tạp vụ. Tổ lễ tân PHÒNG THỊ TRƯỜNG Tổ tổng hợp. 2.1.5.Kế hoạch phát triển Nhà Khách Tổng Liên Đoàn giai đoạn 2009 – 2014. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn, Nhà khách vẫn có những kết quả đáng chú ý. Trong lĩnh vực phục vụ, Nhà khách đảm bảo phục vụ tốt việc ăn, nghỉ của khách; các Đại hội của Ban chấp hành, các Ban chuyên đề của Tổng liên đoàn, Công đoàn ngành TW, Công đoàn tổng công ty, nhất là các đại biểu về dự Đại hội X Công đoàn Việt Nam. Quá trình phục vụ hiệu quả của nhà khách được đánh giá cao và được đồng chí chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam khen thưởng. Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà khách cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình. Công suất phòng nghỉ đạt 75-80%, đảm bảo công việc hàng ngày cũng như thu nhập của cán bộ công nhân viên, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra, kết quả trong giai đoạn 2 năm 2005 – 2006 như sau: Bảng 02 – Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2006 Chỉ tiêu KH Tổng LĐ giao Thực hiện % hoàn thành Năm 2005 Doanh thu 12.000.000.000 15.274.894.464 127% Lợi nhuận 1.200.000.000 1.939.805.000 161,65% Thu nhập BQ CBCNV 1.600.000 đ/t 1.700.000 đ/t 106,25% Năm 2006 Doanh thu 16.000.000.000 18.615.014.654 116,34% Lợi nhuận 2.000.000.000 2.167.834.272 108,39% Thu nhập BQ CBCNV 2.000.000 đ/t 2.100.000 đ/t 105% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động năm 2005&2006, Phòng Kế Toán) Trong năm 2007, Nhà Khách đã tiến hành triển khai việc kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức và tinh giảm nguồn nhân lực. Theo tài liệu có được, số lao động thường xuyên của Nhà khách giảm từ 133 xuống còn 114 người. Tuy nhiên, thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên chức tăng đáng kể, trong khi các chỉ tiêu về doanh thu cũng như lợi nhuận trích nộp cấp trên đều hoàn thành. Cụ thể như sau: Bảng 03 – Kết quả kinh doanh năm 2007 Chỉ tiêu Kế hoạch cả năm Thực hiện cả năm % thực hiện so với kế hoạch Doanh thu 20.000.000.000 21.375.536.802 106.87% Lợi nhuận 4.713.000.000 4.891.447.466 103.79% Trích nộp lợi nhuận 2.184.525.000 2.797.945.000 137.66% Thu nhập bình quân 2.100.000 đ/t 2.200.000 đ/t 104.76% (Nguồn:Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2007, Phòng Kế Toán) Sang năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, Nhà khách vẫn đạt được những kết quả nhất định.Trong năm 2008, Nhà khách đã chủ động nâng cấp trang thiết bị, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng; khai thác phòng ăn , phòng nghỉ, hội trường, nâng cao kết quả kinh doanh, duy trì lượng khách ổn định , công suất phòng nghỉ đạt xấp xỉ 70%. Đặc biệt thu nhập bình quân người lao động vẫn tăng 33%, được đánh giá cao, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm việc làm và tiền lương như hiện nay. Bảng 04 – Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2008 Chỉ tiêu Kế hoạch cả năm (1000 đ) Thực hiện cả năm (1000 đ) % Thực hiện so với kế hoạch Doanh thu 22.015.000 25.410.000 115.4 Lợi nhuận 3.976.525 5.823.350 146.4 Trích nộp lợi nhuận cấp trên 2.357.253 3.245.005 137.66 Thu nhập bình quân người/tháng 2.200 2.800 133.3 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008,Phòng kế toán) Doanh thu bốn năm tăng trưởng liên tục. Trong khi đó các quý đều có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước. Nếu trong năm 2005, Nhà khách chỉ có được doanh thu 15 tỉ đồng thì sang năm 2008, con số này đạt 25,5 tỉ đồng, trung bình mỗi năm tăng đạt 20% so với năm trước. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận, từ 1.939.805.000đ trong năm 2005, sau 3 năm, lợi nhuận đạt 5.823.350.000đ tăng tới 200%. Tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên nếu đánh giá tổng quát, giá trị gia tăng lợi nhuận sau mỗi năm đạt không nhiều, đặc biệt là khi Nhà khách có số lượng lao động trên 100 người. Đó chính là điểm Nhà khách cần khắc phục trong tương lai, thông qua việc mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng lớn hơn. Trong năm 2009, trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, Nhà khách đặt mục tiêu duy trì kinh doanh ổn định, hướng tới tăng trưởng trong nửa sau của năm. Mục tiêu cụ thể bao gồm tăng doanh thu và lợi nhuận ở mức 5 – 7%, trích nộp lợi nhuận cấp trên đạt 2.900.000.000đ, đồng thời đảm bảo cuộc sống của người lao động thông qua duy trì mức lương tăng phù hợp ở 10%, đạt mức 3.080.000. Bên cạnh đó, Nhà khách cũng đặt cho mình mục tiêu xa hơn, đến giai đoạn 2010 -2014. Trọng tâm của giai đoạn này là nâng tầm Nhà khách trở thành khách sạn cao cấp, duy trì lợi nhuận hàng năm đạt cao, đồng thời đảm bảo cuộc sống của cán bộ công nhân viên. Nhận thức rõ mục tiêu này, Nhà khách định hướng mở rộng, phát triển các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, Nhà khách có kế hoạch đầu tư nâng cấp chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của trang thiết bị. Song song với đó là việc đào tạo nâng cao khả năng của người lao động, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, giúp Nhà khách phát triển nhanh và bền vững. Bảng 05: Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1 Doanh thu Tỷ đồng 30.17 34.1 38.2 41.05 45.7 2 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 6.74 7.55 9.1 11.2 13.06 3 Trích nộp ngân sách Tỷ đồng 3.74 4.42 5 5.97 7.05 Các chỉ tiêu cơ bản khác Số buồng TB Số khách tối đa KH thường xuyên 104 600 320 (Nguồn: Kế hoạch phát triển Nhà khách giai đoạn 2010 – 2014;Phòng Kinh doanh) Những mục tiêu này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Nhà khách nói chung cũng như vấn đề quản lý nhân lực và trả lương lao động nói riêng. Để đạt được những mục tiêu này, cần sự phối hợp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà khách Tổng Liên Đoàn, cùng sự quản lý có hiệu quả trong tất cả các mặt hoạt động. Chính vì thế, quản lý tốt một chi phí tỷ trọng lớn như tiền lương là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với đơn vị. Cũng cần nhấn mạnh rằng, để đạt được mục tiêu này, yếu tố nhân lực đóng vai trò trung tâm dẫn đến thành công. Yêu cầu đặt ra về con người là duy trì số lượng cũng như cơ cấu lao động nhưng vẫn đồng thời cần nâng cao chất lượng lao động. Để đảm bảo ổn định chiến lược về con người, các chế độ đãi ngộ cũng như tạo động lực làm việc thông qua vấn đề trả lương cần được đảm bảo hiệu quả. 2.1.6.Cơ cấu lao động tăng về chất và giảm về lượng . Trong mối quan hệ với vấn đề trả lương, yếu tố lao động là một trong những yếu tố đóng vai trò tác động chính. Trong các phương pháp cắt giảm chi phí nhân sự, tinh giảm bộ máy cũng mang lại những hiệu quả đáng kể. Nhận thấy rõ vấn đề này, trong các năm gần đây, Nhà khách đã chú trọng hơn đến việc quản lý số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu lao động. Điều này giúp Nhà khách chủ động trong hoạt động tuyển dụng, đào tạo, nâng lương nâng bậc… để tạo sự ổn định trong quản lý nguồn nhân lực. Do đó, Báo cáo về lao động đều được xem xét kỹ trong các năm từ 2006 – 2008: Bảng 06 – Cơ cấu lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Các chỉ tiêu đánh giá Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số LĐ TT% Số LĐ TT% Số LĐ TT% Tổng số LĐ 133 114 112 Theo tính chất LĐ LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp Theo giới tính LĐ nam LĐ nữ Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi Từ 30 - 45 tuổi Trên 45 tuổi 105 28 61 72 65 41 27 73.4 26.6 45.8 54.2 48.8 30.8 20.4 89 25 41 73 56 36 22 78.1 21.9 35.9 64.1 49.1 31.5 19.4 87 25 39 73 56 34 22 77.7 22.3 34.8 65.2 50 30.4 19.6 (Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Hình 03 – Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Nhà khách năm 2008 Nhận định về cơ cấu lao động của Nhà khách trong 3 năm vừa qua, số lượng lao động trực tiếp của Nhà khách giảm theo chủ trương tinh giảm cơ cấu tổ chức. Trong 3 năm, cơ cấu lao động trực tiếp giảm từ 105 lao động trực tiếp xuống 87 người trong năm 2008, chiếm 77.7% tổng số lao động, cùng với đó, tổng số lao động giảm từ 133 người xuống còn 112 người. Tuy số lượng lao động giảm nhưng lượng lao động gián tiếp gần như không thay đổi, đồng thời đảm bảo việc điều hành Nhà khách cũng như đảm bảo cơ cấu tiền lương của người lao động. Đặc biệt trong mối quan hệ mật thiết giữa tiền lương của người lao động, chi phí sản xuất và số lượng lao động, việc giảm số lượng lao động không cần thiết mang lại nguồn lực cho Nhà khách và cũng làm tăng quỹ lương chi trả cho người lao động. Cùng với đó, mục tiêu hướng tới bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhân sự cũng như các mặt hoạt động của Nhà khách. Cũng theo báo cáo về nguồn nhân lực của Nhà khách, tỷ lệ cũng như số lượng cán bộ công nhân viên qua đào tạo trình độ cao và chuyên sâu tăng từ 27 người được đào tạo trên Cao đẳng năm 2006, chiếm 20.2%, lên 35 người trong năm 2008, chiếm 30.6%. Tỷ lệ này cho thấy bước tiến khả quan trong cơ cấu nhân sự của Nhà khách, nâng cao trình dộ cán bộ công nhân viên nằm tăng khả năng công tác, đảm bảo hiệu quả lao động. Đây cũng là định hướng trong tương lai của Nhà khách trong mục tiêu tinh giảm bộ máy nhưng vẫn đảm bảo năng suất lao động thông qua việc đào tạo nâng cao hơn nữa tay nghề của người lao động. Bảng 07 – Trình độ đào tạo của cán bộ công nhân viên từ năm 2006 đến 2008 Tiêu thức Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số LĐ TT% Số LĐ TT% Số LĐ TT% Theo trình độ người lao động Đại học& trên đại học Cao đẳng Trung cấp Đào tạo khác 24 03 11 95 18 2.2 8.2 71.6 28 05 10 71 24.5 4.3 8.6 62.6 30 05 10 67 26.3 4.3 8.7 60.7 Tổng số 133 114 112 (Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Hình 04 – Trình độ lao động năm 2008 Thay đổi trong trình độ lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn thể hiện phần nào vấn đề trả lương tại đơn vị. Lượng lao động trình độ thấp cao đồng nghĩa với việc hiệu quả lao động không cao, đi kèm với đó là sự lãng phí trong quỹ lương của đơn vị. Đa phần bộ phần này lại có thâm niên công tác, có hệ số lương cao nên việc đánh giá kết quả cũng như thi đua khen thưởng không chính xác. Thay đổi trong cơ cấu và trình độ của người lao động mang lại dấu hiệu tích cực cho Nhà khách trong việc triển khai vấn đề trả lương theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.Nghiên cứu vấn đề trả lương tại NKTLĐ. 2.2.1.Hạch toán tiền lương và xác định hệ số cấp bậc công việc theo hướng đảm bảo tiền lương cho người lao động. Theo hệ thống hạch toán lương trước tháng 4 năm 2008, Nhà khách hạch toán lương theo hệ số lương và mức lương cơ bản của Nhà nước. Cùng với đó là rất nhiều hạn chế. Lương được tính theo 2 vòng: ΣQL – ΣTLV1 ΣH TLV1= HSLCB * 540.000 TLV2= * Hi ΣTL = TLV1 + TLV2 Trong đó TLV1, TLV2: Tiền lương theo các lần tính 1,2 HSLCB: Hệ số lương cơ bản tính theo thang lương của Nhà khách Hi:Hệ số cấp bậc công việc được Nhà khách tự xây dựng cho từng công việc được quy định cụ thể, từ 1.5 đến 4. ΣQL: Tổng Quỹ Lương được Nhà khách định trước theo điều kiện của mỗi tháng Như cách tính trên, một người lao động mới làm việc tại Nhà khách sẽ có tiền lương vòng 1 được tính như sau: TLV1 = 540 * 2.04 = 1101.6(nghìn đồng) Sauk hi tính tiền lương còng 2, trung bình tiền lương trong tháng của người lao động mới làm việc tại Nhà khách là 1500.000đ, với điều kiện sinh hoạt tại Hà Nội hiện nay thì thu nhập này không đủ để người lao động tái tạo sức lao động cũng như khuyến khích lao động cố gắng. Do đó, người lao động làm việc không nhiệt tình, năng suất lao động không cao. Bên cạnh đó, theo cách tính như trên, hệ thống lương không đảm bảo công bằng trong đánh giá kết quả việc hoàn thành công việc cũng như không tạo được tính khuyến khích trong làm việc khi người lao động được hưởng các quyền lợi về hoàn thành nhiệm vụ. Một người lao động có bậc cao hơn theo thang tính thì sẽ có trách nhiệm công việc cao hơn và sẽ nhận Hệ số vòng 2 cao hơn người khác. Như vậy theo cách tính cũ, nhân viên này sẽ nhận lương cao hơn không cần xét đến kết quả thực hiện công việc. Ngoài ra, một hệ quả xấu cần chú ý rằng nhân viên sẽ hạn chế lao động do tiền lương không phản ánh quá trình làm việc của họ. Chỉ cần làm việc ở mức độ thấp cũng có tiền lương tương đương với người làm việc cường độ cao và hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc Nhà khách đưa ra Quỹ tiền lương mỗi tháng cố định cũng làm giảm khả năng thi đua lao động của cán bộ công nhân viên. Người lao động không cố gắng hết sức mình đóng góp cho Nhà khách vì có hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra thì lương của họ cũng không được thực sự cải thiện. Đây thực sự là một vấn đề mang tính nguyên tắc trong quản trị. Bởi khi đáp ứng được nhu cầu, người lao động mới có thể đóng góp tốt cho nơi làm việc của mình. Xét thấy những hạn chế rất lớn kể trên có ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của người lao động cũng như hoạt động quản lý kinh doanh của Nhà khách,nhất là trong hoàn cảnh kinh tế trước mắt, Ban lãnh dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên Đoàn đã có sự điều chỉnh kịp thời trong cách hạch toán tiền lương của người lao động với nhiều điều chỉnh mới nhằm đảm bảo tiền lương cho người lao động cũng như hướng tới mục đích sử dụng tiền lương như một công cụ quản lý hiệu quả: Hướng vấn đề trả lương cho người lao động tới mục tiêu đảm bảo công bằng với sức lao động cũng như tạo thu nhập thích hợp bằng cách tính lương mới Quy định đánh giá kết quả công việc hàng tháng thông qua bình xét chất lượng lao động A,B,C,D trong Nội Quy Lao Động, kết quả bình xét ảnh hưởng tới cách tính lương của người lao động. Quỹ lương hàng tháng được tính toán dựa trên khả năng hoàn thành chỉ tiêu của tháng trước đó. Cụ thể lương được tính cho người lao động theo phương pháp mới bao gồm tiền lương theo kết quả và tiền lương theo chế độ(nếu có), cụ thể như sau: TL = TLKQ + TLCĐ Trong đó TLKQ: Tiền lương theo kết quả TLCĐ: Tiền lương theo chế độ (Nếu có) HSTL: Hệ số tiền lương của người lao động theo quy định mới. HSTLi = { (Hcv * K) + ( Htn + Hcm + Hnn)} * Hcv:Hệ số công việc. HTN:Hệ số thâm niên. HCM:Hệ số chuyên môn kỹ thuật được đào tạo HNN:Hệ số ngoại ngữ. Trong đó, hệ số tiền lương của người lao động được xác định lại theo công việc thực hiện của từng cá nhân cụ thể như sau: Bảng 08 – Hệ số công việc Mục Chức danh công việc Hệ số công việc Văn thư, rửa bát, tạp vụ 1.15 Giặt là 1.25 Sơ chế, bàn, bar, bảo vệ, cung tiêu, thủ kho 1.30 Nấu ăn, sửa chữa điện nước, sơn bả vôi, tổ phó bàn, lễ tân, thu ngân, lái xe. 1.35 Tổ trưởng bàn, tổ trưởng giặt là, tổ trưởng sửa chữa, tổ phó bếp, cán bộ TCHC, kế toán, thủ quỹ, NV thị trường, lễ tân. 1.37 Kế toán tổng hợp 1.42 Phó bộ phận buồng, phó phòng TCHC 1.7 Bếp trưởng 1.9 Phó phòng kế toán, thị trường , trưởng BP Buồng. 2.0 Trưởng phòng TCHC, thị trường, Dịch vụ ăn uống 2.5 Kế toán trưởng 3.0 Phó giám đốc 3.5 13 Giám đốc 4.1 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Các hệ số tham gia vào việc tính lương khác được quy định cụ thể trong Nội Quy Lao Động tại Nhà khách. Cụ thể gồm: Bảng 09 – Các hệ số tham gia vào việc trả lương Chỉ tiêu Tiêu chuẩn đánh giá Giá trị Chú thích Hệ số hoàn thành (K) 1.Mức A Được đánh giá dựa trên khả năng hoàn thành công việc trong tháng của người lao động, được qui định cụ thể trong Nội quy Nhà khách. 1 2.Mức B 0,8 3.Mức C 0,6 Hệ số thâm niên (HTM) Loại 1 Đủ 12 tháng công tác tại Nhà khách 0,02/N ≤ 0,4 Loại 2 Đủ 12 tháng công tác tại nơi khác 0,01/N ≤ 0,4 Hệ số ngoại ngữ (HNN) Theo đánh giá cụ thể của Giám đốc hoặc Trưởng các bộ phận. 0,05 Bắt buộc với lễ tân Hệ số chuyên môn (HCM) Đại học chính quy công lập (đúng ngành) 0,25 Đại học hệ khác (đúng ngành) 0,2 Cao đẳng, trung cấp (đúng ngành) 0,1 Đại học chính quy công lập (trái ngành) 0,15 Đại học hệ khác (trái ngành) 0,1 Cao đẳng, trung cấp (trái ngành) 0,05 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách TLĐ) 2.2.2.Xác định tỷ lệ % lương trong tổng doanh thu Nhằm khuyến khích người lao động làm việc tích cực, tạo ra doanh thu lớn hơn, thúc đẩy sự phát triển của Nhà khách, quỹ tiền lương của Nhà khách được quy định theo % doanh thu đạt được, cụ thể là 18%, trong đó bao gồm: - Quỹ phụ cấp chiếm: 0,15% tổng doanh thu. - Lương dành cho những ngày nghỉ phép chiếm: 1,12% doanh thu. - Quỹ dự phòng chiếm: 1.8% doanh thu. - Khi đó quỹ lương còn lại sẽ là: 14,93% so với doanh thu để chi trực tiếp cho tiền lương và tiền thưởng cụ thể: % để chia đơn giá tiền lương: 12,03% so với doanh thu. % so với quỹ lương còn lại sẽ được dùng để chi cho tiền thưởng. 2.2.3.Những chi phí tính theo lương cán bộ công nhân viên. 1 Quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà khách. Để dùng vào trả các khoản chi phí bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước. Hàng tháng đơn vị tiến hành trích lập quỹ bảo hiểm xã hội theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên trong tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết lập nhằm bảo đảm nguồn chi trả cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu Quỹ bảo hiểm xã hội Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động lập dựa trên tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỉ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% so với lương trong đó 15% là do Nhà khách trực tiếp trích nộp (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh), 5% còn lại là do công nhân viên trong Nhà khách đóng và được trừ vào lương hàng tháng. 2 Quỹ bảo hiểm y tế . Quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của chế độ tài chính hiện nay cũng được hình thành từ 2 nguồn: Một phần do đơn vị đóng trích vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng theo tỉ lệ quy định tính trên tổng số tiền lương thực tế phải trả, một phần do người lao động gánh chịu và được trừ vào lương. Tỉ lệ trích bảo hiểm y tế của Nhà khách hiện nay là 3% trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% trừ vào lương cấp bậc, chức vụ của công nhân viên . Qũy Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản... các khoản đóng Bảo hiểm y tế được nộp cho cơ quan chuyên trách thường dưới hình thức mua Bảo hiểm y tế . 3 Kinh phí công đoàn. Kinh phí công đoàn cũng được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ quy định dựa trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên. Số kinh phí công đoàn mà Nhà khách trích cũng được phân cấp quản lý và chỉ tiêu theo tỉ lệ quy định: Một phần nộp lên cơ quan quản lý cấp trên, một phần để lại Nhà khách để chi tiêu cho hoạt động công đoàn. Tỉ lệ trích kinh phí công đoàn hiện nay là 2%. Trong đó cụ thể bao gồm: Nhà khách trích kinh phí công đoàn 1% trong tổng quỹ lương làm kinh phí hoạt động công đoàn cơ sở. Người lao động đóng góp 1% lương, trong đó 70% nộp cấp trên, 30% giữ lại cho hoạt động công đoàn cơ sở. 4 Quỹ dự phòng Trong quá trình sản xuất, không phải lúc nào đơn vị cũng chủ động nhiều lúc do các ảnh hưởng khách quan không lường trước được hoặc do phân phối tiền lương vượt mức dẫn đến ngừng trệ quá trình kinh doanh . Từ đó trong Nhà khách đã hình thành quỹ lương dự phòng cho năm sau. Nguồn quỹ này được trích từ tổng quỹ lương. Tỉ lệ trích từ 10% đến 12% quỹ tiền lương. Các cấp lãnh đạo trong các đơn vị có trách nhiệm cung cấp định biên lao động của đơn vị, bố trí và xắp xếp lao động hợp lý trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ của công việc. Đối với những trường hợp do yêu cầu thực tế cần điều chỉnh hệ số đối với từng cán bộ công nhân viên thì phải nộp bảng phương án điều chỉnh hệ số phân phối từng đơn vị thông qua phòng Tổ chức hành chính để Giám đốc phê duyệt. Hàng tháng các đồng chí phụ trách các đơn vị phòng ban chịu trách nhiệm xếp loại khen thưởng cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm theo dõi việc bình tuyển. Nếu có hiện tượng chia lương theo chủ nghĩa bình quân thì Nhà khách tạm dừng thanh toán tiền lương của đơn vị và tiền lương đó sẽ đưa vào xung quỹ Phòng Tổ chức hành chính Nhà khách chịu trách nhiệm quản lý định biên lao động, quỹ dự phòng đơn vị và các quỹ dự phòng khác dùng vào các mục đích như: Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho các công việc phát sinh ngoài quy trình sản xuất, những công việc đột xuất, thanh toán tiền lương tiền thưởng làm thêm ngoài giờ chế độ. Bồi dưỡng thêm cho cán bộ công nhân viên khi làm ka 3. Khi đơn vị có nhu cầu sử dụng quỹ dự phòng, phụ trách các đơn vị lập danh sách cán bộ công nhân viên được thanh toán theo quy định của Nhà khách về phân phối tiền lương, tiền thưởng sẽ được báo cáo Giám đốc thông qua văn phòng kế toán tài vụ lưu dữ chứng từ và phiếu chi. 2.3.Đánh giá chung kết quả của những thay đổi trong chính sách tiền lương. 2.3.1.Những ưu điểm đạt được Sau một thời gian thực hiện cơ chế tiền lương mới, cùng với chủ trương tinh giảm bộ máy, việc phân phối lương cho cán bộ công nhân việc có những thay đổi đáng kể. Người lao động đã có được mức thu nhập cao hơn, đảm bảo cuộc sống và ổn định tinh thần cống hiến. Theo báo cáo về số lao động và thu nhập bình quân đầu người trong các năm 2006, 2007 và 2008 thì thu nhập này tăng đáng kể: Bảng 10 – Báo cáo lao động và thu nhập năm 2007 và 2008 STT Tổng lao động đầu kỳ báo cáo Lao động cuối kỳ báo cáo Bình quân trong kỳ Lương, thưởng các khoản phụ cấp có tính chất như lương. BHXH trả thay lương Các khoản thu nhập khác Tổng số Bình quân một người một tháng Nữ HĐ ngắn hạn Khác 2007 133 72 7 35 124 2.728.023.457 12.040.443 541.728.100 3.352.800.000 2.200.000 2008 114 73 6 33 113 3.164.015.000 10.971.000 622.988.500 3.797.974.500 2.800.000 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng liên đoàn) Hình 05 – Biểu đồ tiền lương giai đoạn 2005 - 2008 Thực tế tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn, vì có sự quản lý, điều hành tốt về công tác tiền lương đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là hình thức trả lương hiện tại áp dụng đã gắn người lao động với kết quả sản xuất của chính họ và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà khách thông qua chỉ tiêu doanh thu thực hiện . Hình thức trả lương cho người lao động như trên đã có tác dụng khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ ngày công chế độ trong tháng, khuyến khích mọi người có trách nhiệm cùng phấn tăng quỹ lương chung cho toàn đơn vị mình, đồng thời nó cũng khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật. Ngoài ra hình thức trả lương này còn phản ánh được sự phân biệt mức lương giữa các cá nhân có đặc điểm công tác, thâm niên khác nhau, do đó loại trừ được chủ nghĩa bình quân trong phân phối tiền lương. Một ưu điểm khác của chính sách tiền lương hiện nay cần nhắc tới là việc thi nâng lương nâng bậc của cán bộ lao động. Với cách chia các hệ số rõ ràng, việc thi nâng lương, nâng bậc để được hưởng chế độ đãi ngộ tiền lương cao hơn dễ dàng. Trong điều kiện khó khăn, việc nâng lương có thể khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ bản thân, tăng khả năng làm việc. Chính vì có tinh thần và ý thức cao như vậy, cộng với sự không ngừng đổi mới đã giúp cho cả một tập thể người trong đơn vị gắn bó với công việc mình làm hơn, đẩy nhanh năng suất lao động đã có tác dụng làm cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà khách ngày càng phát triển hơn nữa. 2.3.2.Những hạn chế cần khắc phục. Mặc dù chế độ tiền lương mới đã có những tác động tích cực nhất định tới vấn đề trả lương của Nhà khách Tổng Liên Đoàn, mang lại không khí làm việc mới cho người lao động nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Những điểm này có thể tác động tiêu cực tới công việc của người lao động, làm giảm năng suất lao động của Nhà khách, cụ thể bao gồm: Thứ nhất, mặc dù đã có mục tiêu trả lương theo đúng khả năng và cống hiến của người lao động, nhưng trên thực tế điều này chưa thực sự đạt hiệu quả. Do các bộ phận làm việc được tính một hệ số chung nên dẫn tới hiện tượng cầu bằng hệ số. Hay nói cách khác, đây hiện tượng quân bình trong lao động. Điều này tạo nên việc một số lao động không làm việc một cách nghiêm túc, hiệu quả và đòi hỏi hệ thống đánh giá công bằng, chính xác. Thứ hai, hệ số thâm niên công tác được tính theo năm đối với lao động tại Nhà khách. Đây là một điểm hạn chế đối với tiền lương của người lao động. Theo như quy định của Nhà khách, người lao động trong trường hợp công tác đủ 12 tháng tại Nhà khách sẽ được tính hệ số thâm niên là 0,02. Điểm đáng chú ý là những lao động làm việc với thời giam ít hơn 12 tháng sẽ không được tính hệ số này, làm giảm một phần không nhỏ thu nhập của họ. Hệ số trình độ chuyên môn được đào tạo HCM trong trường hợp người lao động làm việc trái ngành nghề hoặc mới ra trường được nhận làm việc có thể cao hơn người làm có chuyên môn cao nhưng không có bằng cấp chính quy. Thứ ba, lao động có chuyên môn cao tại Nhà khách như chuyên viên hưởng chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Theo như hệ số công việc theo như quy định hiện nay, chuyên viên có hệ số công việc 1,42, như vậy, cùng mức với kế toán viên tổng hợp.Do đó, chưa thực sự khuyến khích khả năng công tác của người lao động. Mức lương của người lao động có thể coi là tương đối ổn định nhưng với một số công việc như sửa chữa điện nước, nhân viên buồng làm ca thì việc tính phụ cấp độc hại hoặc tiền làm ca cần xác định chính xác, đảm bảo quyền lợi người lao động. Ngoài ra, vấn đề trả lương của người lao động trong Nhà khách còn gặp một số khó khăn trong năm tới, khi dự báo về doanh thu hạn chế được nhiều chuyên gia đưa ra. Doanh thu sụt giảm đồng nghĩa với quỹ tiền lương của người lao động, vốn được tính theo doanh thu giảm sút. Để đảm bảo quỹ tiền lương của người lao động, Nhà khách cần cân đối một số khoản thu chi không cần thiết, hướng tới việc tiết kiệm chi phí nhằm ổn định quỹ tiền lương. Với những hạn chế đó, Nhà khách vẫn cần điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện hơn nữa vấn đề trả lương của mình. Chỉ có như vậy, tiền lương mới thực sự là công cụ quản lý cũng như là động lực làm việc của người lao động. PHẦN 3 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNVẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG 3.1.Ý nghĩa của việc hoàn thiện vấn đề trả lương. Tiền lương có vai trò đáng kể đối với người lao động và cả các đơn vị kinh doanh. Cụ thể là: Đối với người lao động Duy trì đời sống: Tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số người lao động trong xã hội nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Kích thích lao động (tạo động lực), gắn trách nhiệm của người lao động vào sản phẩm: Chức năng này nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất. Về mặt nguyên tắc, tiền lương phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thoả đáng nhất. Tích luỹ: Với mức tiền lương nhận được, người lao động không những duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ. Phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự đói nghèo. Đối với đơn vị kinh doanh - Đối với các doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, kiểm soát tốt chi phí này đồng nghĩa với đơn vị kinh doanh có được một nguồn vốn lưu động lớn để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám sát lao động: Giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được những mục tiêu mong đợi, đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt hiệu quả cao. Hiệu quả của việc chi trả lương không chỉ tính theo tháng, quý mà còn được tính theo từng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp hoặc ở các bộ phận khác nhau. Điều hoà lao động: Đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý, theo nguyên tắc người lao động giỏi sẽ hưởng lương cao và ngược lại. ở đây người sử dụng lao động sẽ dùng mức lương để điều phối lao động. Chính vì những lý do đó, hoàn thiện vấn đề trả lương tại các đơn vị kinh doanh có ý nghĩa vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp phát triển. Thực hiện tốt vấn đề trả lương mang lại cho người lao động sức khỏe vật chất cũng như tinh thần tốt để lao động cống hiến cho Nhà khách.Trong hoàn cảnh khó khăn, vấn đề tiền lương được đảm bảo tạo cho người lao động sự tin tưởng và thoải mái. Mặt khác, đảm bảo tốt tiền lương của người lao động không đồng nghĩa với việc chi phí của Nhà khách tăng lên. Trong trường hợp quản lý tốt các mặt như số lượng, cơ cấu lao động hoặc các chi phí hao tổn khác, chi phí nhân lực nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh nói chung của đơn vị vẫn có thể đảm bảo không tăng. 3.2.Quan điểm và nguyên tắc cơ bản trong công tác hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn. 3.2.1.Chính sách tiền lương đảm bảo nguyên tắc chi phí sản xuất trong kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là một loại chi phí của các đơn vị kinh doanh. Các khoản chi phí luôn cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đồng thời phải tiết kiệm và hợp lý. Chi phí này của chủ sở hữu được bỏ ra trên cơ sở đầu tư vào khả năng lao động của công nhân viên có thể mang lại hiệu quả cho đơn vị, do đó mà năng suất lao động phải tương ứng với thù lao nhận được là một nguyên tắc đối với sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó lý luận đó, Nhà khách tiếp tục duy trì việc trả lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo tiền lương của người lao động xứng đáng được nhận là hợp lý cho những đóng góp của họ cho Nhà khách. 3.2.3.Đảm bảo tiền lương của người lao động trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nền kinh tế khó khăn cùng với lạm phát tăng cao đồng nghĩa với việc cuộc sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, nếu tiền lương của người lao động tiếp tục bị suy giảm, khả năng cống hiến sẽ bị giảm sút. Điều này sẽ dẫn tới một vòng tròn tiêu cực làm giảm khả năng của chính đơn vị khi mà người lao động làm việc hiệu suất thấp dẫn tới doanh thu sụt giảm. Vì vậy, nguyên tắc đặt ra đối với Nhà khách là cần đảm bảo tiền lương của người lao động trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Điều này đảm bảo việc giữ được nguồn lực con người cho sự phát triển trong tương lai của Nhà khách. Vấn đề đặt ra để thực hiện tốt mục tiêu này là việc thực hiện tốt nguyên tắc về chất lượng và số lượng lao động - tiền lương - chi phí - hiệu quả lao động. Làm tốt nguyên tắc trên, việc trả lương tương xứng với cống hiến của người lao động là điều hoàn toàn có thể. 3.2.3.Vấn đề trả lương phải phù hợp với mục tiêu quản lý nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển của Nhà khách trong tương lai. Đặt mục tiêu phát triển Nhà khách trở thành khách sạn cao cấp trong tương lai đồng nghĩa với việc Nhà khách cần duy trì một nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu của công việc. Vấn đề này đòi hỏi việc trả lương thích đáng cho nhân lực trình độ cao, đảm bảo việc cống hiến của họ với Nhà khách. Yêu cầu này cũng rất phù hợp với nguyên tắc về tiền lương đi đôi với hiệu quả bởi những lao động này có năng suất làm việc cao nên việc được hưởng đãi ngộ xứng đáng với khả năng là hợp lý. Tuy nhiên, chính sách tiền lương không chỉ cần có tác dụng khuyến khích người lao động cống hiến mà còn phải đảm bảo là một công cụ quản lý nhân sự hiệu quả. Thực hiện tốt việc trả lương là yêu cầu quan trọng tác động tới quá trình làm việc của cá nhân từng lao động. Trả lương đúng mới có giá trị duy trì kỷ luật lao động cũng như khuyến khích người lao động làm việc tốt. 3.3.Một số giải pháp cụ thể. Về cơ bản, cách thức tính lương và các mặt của vấn đề trả lương tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn hiện nay có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên trong đó cần có những giải pháp đặc biệt có thể đảm bảo được thu nhập của người lao động trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do quỹ tiền lương của Nhà khách được hạch toán theo doanh thu. Một số điểm khác cần thay đổi trong chính sách này là cần phải tính các hệ số chính xác cũng như công bằng hơn với từng cá nhân làm việc trong Nhà khách, đảm bảo đánh giá hoàn thành công việc phù hợp với thực tế. 3.3.1.Duy trì quỹ lương ổn định bằng cách tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết. Quỹ lương của Nhà khách hiện nay chiếm 18% tổng doanh thu. Với quỹ lương này, ảnh hưởng của doanh thu giảm là không quá lớn. Theo như báo cáo doanh thu qua các năm, quỹ tiền lương có giá trị từ 3 tới 4 tỷ đồng (trong năm 2008, quỹ tiền lương chiếm giá trị 3.797 triệu đồng). Quỹ lương không quá lớn nên có thể đảm bảo ổn định một cách tương đối, nhất là khi quỹ dự phòng của Nhà khách chiếm từ 10 – 12 % tổng quỹ lương. Tuy nhiên, doanh thu giảm sút cũng có tác động nhất định tới quỹ tiền lương cho người lao động. Để đảm bảo cho quỹ lương, Nhà khách có thể cắt giảm các chi phí hành chính khác, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh và quỹ tiền lương. Các khoản chi phí có thể cắt giảm tại Nhà khách bao gồm: chi phí điện nước, chi phí văn phòng phẩm, các khoản chi cho đi lại công tác và giảm thiểu các khoản chi phí hội họp không cần thiết. 3.3.2.Chia nhỏ và xây dựng lại các hệ số tham gia vào việc trả lương của người lao động. Như đã nêu, các hệ số tham gia vào việc trả lương hiện nay đều có những hạn chế nhất định. Để giảm thiểu tối đã những hạn chế này cần quy định cụ thể hơn nữa các khung hệ số, đảm bảo người lao động hưởng được hệ số tương ứng với những cống hiến của mình. Cụ thể là: Đảm bảo việc tính đúng đối với hệ số chuyên môn được đào tạo. Người lao động được đào tạo chính quy nhưng lao động trái ngành nghề thì việc tính hệ số chuyên môn (HCM) phải đánh giá trên cơ sở thực tế công việc có sử dụng chuyên môn đó hay không. Hệ số ngoại ngữ cần được đánh giá lại thường xuyên thông qua thi tay nghề. Hệ số này cũng cần được xác định trọng số trong từng công việc. Chẳng hạn đối với công việc lễ tân, trọng số của ngoại ngữ nên được tăng lên 1.5 trong khi đó trọng số đối với hệ số ngoại ngữ của các bộ phận như bếp hoặc buồng cần giảm xuống. Các chức danh công việc như buồng, bảo vệ, sửa chữa điện nước,…làm việc ca 3 hoặc làm việc trong môi trường độc hại cần bổ sung các phụ cấp độc hại và quy chế tính lương làm ngoài giờ, làm ca 3. Hệ số Thâm niên công tác nên được tính theo tháng thay vì tính theo năm. Như vậy sẽ đảm bảo được lao động làm việc tại Nhà khách được trả lương với thâm niên đúng như thực tế, tránh sự thiệt thòi cho người lao động như chế độ cũ khi tính hệ số theo năm: 0,0015/tháng cho mỗi lao động làm việc tại Nhà khách 0,001/ tháng cho mỗi lao động làm việc trước đó tại nơi khác Trong trường hợp các hệ số được xây dựng lại như đã nêu, tiền lương của người lao động có thể thay đổi đáng kể. Các hệ số chuyên môn, thâm niên nếu được tính đúng có thể mang lại thu nhập từ 300-500 nghìn đồng đối với người lao động. Thu nhập này có giá trị đáng kể, chiếm từ 10 tới 15% thu nhập trung bình của người lao động tại Nhà khách. Do đó, điều chỉnh những hệ số này là một yêu cầu cần thiết đối với vấn đề trả lương hiện nay tại Nhà khách Ngoài ra, các hệ số công việc cần một số điều chỉnh phù hợp với khả năng cũng như cống hiến của người lao động. Theo kiến nghị, các chức danh công việc như chuyên viên, kế toán viên.. có công tác chuyên môn đóng góp cao cho Nhà khách cần được đãi ngộ xứng đáng hơn. 3.3.3. Hoàn thiện việc đánh giá cấp bậc và chất lượng công việc. Tiêu chuẩn cấp bậc công việc phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động, có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc. Nói cách khác phân hạng cấp bậc là công việc có ý nghĩa ảnh hưởng rất lớn trong công tác tiền lương và là cơ sở bố trí người lao động đúng công việc, đúng trình độ. Đồng thời nó cũng quy định mức lương theo trình tự phức tạp của công việc, tạo điều kiện cho việc trả lương theo đúng chất lượng lao động. Về cấp bậc công nhân thì được thông qua thi nâng bậc, có hội đồng chấm thi, khi đưa vào danh sách thi nâng bậc đều phải có tiêu chuẩn rõ ràng. vấn đề quan trọng là phải xác định cấp bậc công việc cho từng khâu một cách đúng đắn để dựa vào đó trả lương cho công nhân theo đúng chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc còn có tác dụng quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch lao động, đặc biệt là kế hoạch tuyển chọn, bố trí và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sau đây chuyên đề xin trình bày cách xác định lại cấp bậc công việc bằng phương pháp cho điểm để Nhà khách có thể tham khảo. Nội dung của phương pháp này là dựa vào bảng điểm mẫu, tiến hành cho điểm theo mẫu, tổng hợp số điểm đạt được rồi so sánh xác định lại bậc tương ứng, từ đó làm cơ sở cho các hệ số công việc của người lao động được xác định hợp lý. Trình tự tiến hành như sau: Bước 1: Chia quá trình lao động thành các chức năng và các yếu tố. Tính chất phức tạp của công việc là do sự kết hợp của nhiều loại chức năng khác nhau tuỳ theo tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng, đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng lao động khác nhau. Các chức năng đó được so sánh với nhau để xác đinh mức độ phức tạp của công việc. Thông thường chức năng lao động được chia như sau: Chức năng tính toán Chức năng chuẩn bị và tổ chức công việc. Chức năng thực hiện quá trình lao động. Chức năng phục vụ điều chỉnh thiết bị. Bước 2: Xác định mức độ phức tạp của từng chức năng. Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ phức tạp của từng chức năng. thông thường khi đánh giá người ta dùng phương pháp cho điểm. Điểm là đơn vị tính quy ước. Số điểm thể hiện mức độ phức tạp của từng chức năng. Mỗi chức năng được chia làm 3-4 mức độ khác nhau: rất đơn giản, đơn giản, trung bình, phức tạp ứng với mỗi mức độ phức tạp thực hiện cho điểm từ tối thiểu tới tối đa. Bước 3: Quy định tổng số điểm của các mức độ phức tạp của các chức năng và cho điểm với yếu tố tinh thần trách nhiệm theo điểm mẫu. Bước 4: Chuyển từ điểm sang bậc. Mỗi công việc có mức độ phức tạp và quan trọng khác nhau. Căn cứ vào tổng số điểm của từng công việc để chuyển điểm sang bậc. Dưới đây là bảng điểm mẫu áp dụng cho ngành có thang lương 6 bậc với lương điểm là 200. Bảng 11 - Mẫu điểm áp dụng xây dựng cấp bậc công việc. Chức năng Mức độ phức tạp Số điểm Tối thiểu Tối đa 1. Tính toán Rất đơn giản Đơn giản Trungbình Phức tạp 0 3 4 8 0 3 4 10 2. Chuẩn bị và tổ chức công việc Rất đơn giản Đơn giản Trungbình Phức tạp 4 5 8 12 4 6 10 17 3. Thực hiện quá trình lao động Rất đơn giản Đơn giản Trungbình Phức tạp 63 80 100 125 71 90 110 145 4. Phục vụ điều chỉnh thiết bị Rất đơn giản Đơn giản Trungbình Phức tạp 0 3 4 8 0 3 6 11 5. Yếu tố trách nhiệm Rất đơn giản Đơn giản Trungbình Phức tạp 0 4 6 12 0 4 8 17 Bảng 12:Phương pháp bảng điểm - đồ thị. Bậc lương Tổng số điểm Thấp nhất Cao nhất I II III IV V VI 101 114 130 149 173 100 113 129 148 172 200 Thông qua đánh giá như trên, Nhà khách hoàn toàn có thể xây dựng được các hệ số một cách hợp lý, không có sự chênh lệch quá lớn giữa hệ số công việc của các bộ phận. Điều này trên thực tế đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới thu nhập thực chất của người lao động cũng như chính tâm lý làm việc của người lao động. 3.3.4.Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học. Đánh giá thực hiện công việc là một sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc trong sự so sánh với các tiêu chuẩn đã đựơc xây dựng từ trước và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động. Đặc biệt trong hoàn cảnh Nhà khách có hiện tượng cầu bằng trong hệ số công việc thì đánh giá hệ số hoàn thành chính xác để làm cơ sở cho việc trả lương là rất quan trọng. Đánh giá có hệ thống vì chúng ta có thể sử dụng một loạt các phương pháp đánh giá thực hiện công việc theo một quá trình. Tính chính thức thể hiện qua việc đánh giá công khai và bằng văn bản cụ thể hoặc đánh giá theo chu kỳ có sự thảo luận thông tin với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa rất quan trọng vì các thông tin đánh giá có thể giúp cho Ban lãnh đạo hoàn thiện quá trình tiền thưởng công việc cho người lao động. Hơn nữa dựa vào kết quả đánh giá Nhà khách sẽ có cơ sở để ra các quyết định về tiền lương, tiền thưởng và các vấn đề thăng tiến. Mặt khác, đánh giá công việc đúng đắn cũng tạo ra một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể người lao động. Hiện nay Nhà khách đang thực hiện việc xét lương cũng như điểm thưởng A, B, C dựa vào các chỉ tiêu: Số lượng ngày làm và giờ làm, chất lượng lao động, an toàn lao động, ý thức của người lao động... Qua thực tế áp dụng cho thấy hiệu quả đạt được khá tốt. Nhưng vẫn còn khó khăn khi phân loại vì khoảng cách giữa các loại rất gần. Đồng thời khó có các tiêu chí cụ thể với từng tiêu chí do đây là loại hình công việc không tạo ra sản phẩm cụ thể. Do đó chuyên đề xin đưa ra một giải pháp để thuận lợi cho việc chấm điểm thi đua. Phương pháp này gọi là phương pháp bảng điểm - đồ thị. Theo phương pháp này chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc được chia thành: Chỉ tiêu số lượng. Chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu thời gian lao động. Chỉ tiêu ý thức chấp hành kỷ luật. Bảng 13 - Bảng chấm công thi đua Họ tên: Đơn vị: Tên công việc: Ngày: Các yếu tố Kém Trung bình Khá Xuất sắc Đặc biệt Số lượng Chất lượng Thời gian Ý thức chấp hành kỷluật 16 16 21 10 17 17 23 00 18 18 24 12 19 19 25 13 20 20 26 14 Nhà khách công bố rộng rãi quy chế điểm để người lao động thực hiện khoanh tròn trên bảng, thuận tiện cho việc tập hợp. Đối với việc bình bầu thưởng khi có nhiều người đạt tiêu chuẩn thì có thể thực hiện công tác so sánh cặp. Phương pháp so sánh cặp là phương pháp so sánh từng người với tất cả những người khác trong tổ cùng đạt một chỉ tiêu nào đó nhưng bị giới hạn về số lượng để chọn ra người xứng đáng. Việc so sánh cặp sẽ tránh được lỗi thiên vị trong bình bầu. Cách tiến hành như sau: mỗi người được so sánh với từng người theo từng cặp, từng chỉ tiêu. sau đó ghi số liệu của từng người đánh giá tốt hơn vào ô, điểm số lần xuất hiện sẽ được người xuất sắc nhất. Chẳng hạn ở tổ 1 có 5 lao động A,B,C,D,E cùng đạt điểm, hiệu quả là 40. Số người theo chỉ tiêu xét thưởng là 3. Việc so sánh được tiến hành như sau: Bảng 14 - So sánh về hiệu quả lao động A B C D E Số điểm A - + + - 2 B + + + + 4 C - - + - 1 D - - - - 0 E + - + + 3 Ký hiệu: +: Người theo hàng hơn người theo cột. -: Người theo hàng kém người theo cột. Như vậy 3 người được thưởng là B, E, A. Khi thực hiện đánh giá, người đánh giá phải tránh một số lỗi sau: Lỗi thiên vị: Đó là khi ý kiến cá nhân của người đánh giá chi phối sự đánh giá. Lỗi thành kiến: Khi người đánh giá không thích một người nào đó. Lỗi do ảnh hưởngcủa sự kiện gần nhất: khi ý kiến của người đánh giá bị ảnh hưởng của hành vi tốt hoặc xấu mới xảy ra nhất của người lao động. Thực hiện những phương pháp này, Nhà khách có thể dễ dàng hơn trong việc bình xét kết quả lao động, làm cơ sở cho việc tính lương cũng như trích các khoản khen thưởng.Vấn đề công bằng cũng được đảm bảo khi người lao động đã được so sánh với mọi người trong cùng đơn vị, tổ. Từ việc so sánh công bằng này có thể làm cơ sở để xác định hệ số hoàn thành công việc K, đảm bảo việc trả lương đúng và đủ cho người lao động KẾT LUẬN Trong chiến lược xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh, vấn đề trả lương luôn luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi đơn vị kinh doanh, thậm chí là một vấn đề trọng tâm trong chính sách của đơn vị hay nói xa hơn là chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Làm tốt vấn đề trả lương không chỉ mang tính xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả trong kinh doanh. Nhận thức rõ điều này, Nhà khách Tổng Liên Đoàn đã tập trung sử dụng tiền lương như công cụ hiệu quả để quản lý cũng như khuyến khích lao động, nâng cao năng suất làm việc của cán bộ công nhân viên. Đặc biệt trong hoàn cảnh của một nền kinh tế ảm đạm, việc cắt giảm nhân công và chi phí nhân lực gia tăng như hiện nay, chính sách duy trì tiền lương ổn định cho người lao động của Nhà khách có giá trị khích lệ rất cao, khiến năng suất lao động ngày càng tăng lên. Trong thời gian thực tập tại Nhà khách, nhận thấy vấn đề trả lương tuy còn một số thiếu sót, nhưng xét trên tổng thể, việc trả lương của Nhà khách đã mang lại những hiệu quả nhất định. Vấn đề cần đổi mới là một số vấn đề nhỏ mà chuyên đề đã đề cập, về vấn đề đánh giá lao động cũng như tạo sự công bằng trong việc trả lương. Thực hiện tốt những vấn đề này, Nhà khách sẽ có động lực để phát huy nhân tố con người để tiến cao hơn trong tương lai. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn thầy giáo, PGS.TS.Lê Công Hoa cùng toàn thể cán bộ phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này. Hy vọng với những gì đã xây dựng, chuyên đề mang lại những giá trị thực tiễn cao cho hoạt động tiền lương tại đơn vị. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2009 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ Luật Lao Động và các văn bản hướng dãn thi hành, Nhà xuất bản lao động xã hội. 2.Nghị định số114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lao Động về tiền lương. 3.Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động Thương Bin và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 114/2002/NĐ-CP. 4.Quyết định số 1684/QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của công đoàn. 5.Các tài liệu có liên quan dưới sự cho phép của phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế toán, Nhà khách Tổng Liên Đoàn. 6.Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương tại tổng công ty điện lực Việt Nam - tác giả Nguyễn Quốc Hùng,năm 2008. 7.Luận án tiến sĩ: Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương tại các doanh nghiệp Nhà nước – tác giả Nguyễn Quang Thọ, năm 1992. 8.Wages and unemployment in Poland – Fabrizio Coricelli – The WordBank 1992. 9.The Wages question MacMillan&Co 1981. 10.Wage and Salary administration – South Western Publishing Co,1970. 11.Website: Molisa.gov.vn Của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21881.doc
Tài liệu liên quan