Chuyên đề Những biện pháp góp phần gia tăng nguồn vốn huy động tại ACB-Chi nhánh Văn Lang

LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất, đồng USD mất giá mạnh, giá dầu và giá vàng tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam, vượt qua những biến động ấy, đã đạt được những kết quả tích cực. GDP tăng trưởng 8,48%, đầu tư phát triển và xuất khẩu tiếp tục tăng. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài(FDI) đạt mức kỉ lục. Thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Tuy vậy, môi trường kinh doanh năm 2007, nhất là lĩnh vực ngân hàng, có những yếu tố không thuận lợi. Nhập siêu quá lớn, lạm phát và thị trường liên ngân hàng diễn biến phức tạp. Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh ngân hàng, chẳng hạn tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi trong quí 2, khống chế dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán. Trong quá trình sôi động của quá trình đổi mới, của quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới của nền kinh tế nước nhà. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu(ACB) là một tổ chức tín dụng với 15 năm hình thành và phát triển, đã nhận thức được vấn đề này, qua đó có những đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập phát triển này. Trong tất cả các hoạt động của ngân hàng đã thực sự phát huy vai trò huyết mạch của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn là kênh huy động rất hiệu quả, tạo vốn phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngân hàng Á Châu chi nhánh Văn Lang là một tổ chức kinh doanh tiền tệ-tín dụng cũng đang đứng trước tình hình đó. Các ngân hàng ngày càng mở ra càng nhiều, cho nên yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Á Châu chi nhánh Văn Lang là làm thế nào huy động được vốn tăng nhanh, mở rộng cho vay nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả vốn vay để ngày càng tạo ra nhiều thuận lợi cho ngân hàng tránh những rủi ro trong kinh doanh. Trong quá trình hoạt động một thực tế khách quan cho thấy chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Văn Lang không ngừng bổ sung và hoàn thiện, đi theo nó là một loạt các vấn đề thuộc cơ chế, chính sách, kĩ thuật, nghiệp vụ phải tiếp tục được nghiên cứu. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Văn Lang, được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa ngân hàng và các anh chị trong ngân hàng, đã giúp em đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó để em quyết định chọn đề tài: “Những biện pháp góp phần gia tăng nguồn vốn huy động tại ACB-chi nhánh Văn Lang” Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Á Châu-chi nhánh Văn Lang Chương 2: Phân tích tình hình huy động vốn tại ACB-chi nhánh Văn Lang Chương 3: Một số biện pháp, kiến nghị góp phần gia tăng nguồn tiền gửi tại chi nhánh.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Những biện pháp góp phần gia tăng nguồn vốn huy động tại ACB-Chi nhánh Văn Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH VĂN LANG Giới thiệu về ngân hàng Á Châu Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN. Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mã chứng khoán: ACB Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay: 263.005.996 cổ phiếu Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard. Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cũng trong năm này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đa nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chinhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đa thực hiện tái cấu trúc như làmột bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 – 2004). Cơ cấutổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở. Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM. Năm 2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. Trong 15 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau: Bảng 1: Chỉ số tài chính tín dụng ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 TỔNG TÀI SẢN 24.273 44.650 85.392 VỐN HUY ĐỘNG 22.341 39.736 74.943 DƯ NỢ CHO VAY 9.563 17.365 31.974 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 392 687 2.127 (Nguồn:Bản báo cáo thường niên ACB) Cơ cấu tổ chức Bảng 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Á Châu ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TR Ị TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN Ở HỘI SỞ SỞ GIAO DỊCH CÁC CHI NHÁNH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Mạng lưới hoạt động (Tính đến tháng 3/2008) Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Giao Dịch Chi nhánh Lê Văn Sĩ Chi nhánh Lê Ngô Cát Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Bến Thành Chi nhánh Khánh Hội Chi nhánh Châu Văn Liêm Chi nhánh Chợ Lớn Chi nhánh Phú Lâm Chi nhánh Bình Tây Chi nhánh Tân Thuận Chi nhánh Tùng Thiện Vương Chi nhánh Kỳ Hòa Chi nhánh Phú Thọ Chi nhánh Ngô Gia Tự Chi nhánh Lạc Long Quân Chi nhánh Ông Ích Khiêm Chi nhánh An Sương Chi nhánh Thủ Đức Chi nhánh Nguyễn Văn Trỗi Chi nhánh Phan Đình Phùng Chi nhánh Văn Lang Chi nhánh Cộng Hòa Chi nhánh Tân Bình Chi nhánh Bảy Hiền Chi nhánh Trường Chinh Chi nhánh Phan Đăng Lưu Chi nhánh Bình Thạnh Chi nhánh Lũy Bán Bích Chi nhánh Củ Chi Khu vực miền Bắc Sở Giao Dịch Hà Nội Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Cửa Nam Chi nhánh Chùa Hà Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Thủy Nguyên Chi nhánh Bắc Ninh Chi nhánh Hưng Yên Chi nhánh Quảng Ninh Khu vực miền Trung và Tây Nguyên Chi nhánh Huế Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Hội An Chi nhánh Bình Định Chi nhánh Đắc Lắc Chi nhánh Khánh Hòa Khu vực miền Đông Nam Bộ Chi nhánh Bình Dương Chi nhánh Đồng Nai Chi nhánh Vũng Tàu Khu vực miền Tây Nam Bộ Chi nhánh Long An Chi nhánh An Giang Chi nhánh Cần Thơ Chi Nhánh Cà Mau Định hướng trong tương lai Với tốc độ tăng trưởng nhanh trên gấp đôi tốc độ tăng trưởng của ngành như hiện nay, ACB sẽ duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, thu hẹp khoảng cách về quy mô so với các ngân hàng thương mại nhà nước. ACB từ năm 2008 tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Trước những thách thức của năm 2008 và những năm tiếp theo, ACB nỗ lực biến thách thức thành cơ hội. Đó là theo dõi và dự đoán các diễn biến của thị trường tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Đó là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong một thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài, khi các ngân hàng thương mại nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa và các ngân hàng nước ngoài còn bị giới hạn nhất định về phạm vi kinh doanh, chưa đủ mạng lưới chi nhánh cũng như nhân lực. Trên cơ sở tham khảo các mô hình quản trị của các ngân hàng, các tập đoàn lớn trên thế giới, thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, và mô hình quản trị hiện nay của mình, ACB từ năm 2008 sẽ chuyển đổi mô hình quản trị từ hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu sang hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách các lĩnh vực khác nhau của hoạt động ngân hàng và có thành viên độc lập. ACB luôn hướng tới quản trị, điều hành theo tập quán thực hành tốt nhất. Hội đồng quản trị ACB còn bao gồm thành viên ban điều hành để tạo mối nối giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong quá trình quản trị và điều hành. Đó là quá trình tách biệt giữa chủ sở hữu, công tác quản trị, và công tác điều hành nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói riêng và của các bên liên quan nói chung. ACB đa hình dung Tầm nhìn 2015, theo đó ACB phấn đấu là một trong 3 tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vào năm 2010 - 2011, Tập đoàn ACB dự kiến có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 15 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản vào khoảng 315 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 7 ngàn tỷ đồng. Tầm nhìn đó đòi hỏi ACB thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển, có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, có giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược và chương trình hành động cũng như kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình tăng trưởng, và chọn lựa thời điểm thích hợp trong quá trình thực thi. Môi trường hoạt động năm 2008 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trên thế giới, kinh tế Mỹ có thể suy thoái diện rộng kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu và khu vực, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồSng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động, sẽ quyết liệt hơn. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sẽ ngày càng quy củ hơn và tiếp tục là nơi thu hút đầu tư xã hội. Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5 mục tiêu: Tăng trưởng nhanh và bền vững. Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn. Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh và lợi nhuận cao. Chuẩn bị nhân lực kế thừa. Hoàn thiện văn hóa công ty. Năm 2008 còn là năm tạo tiền đề cho việc hiện thực hóa kế hoạch 2008 - 2010 của ACB: dự kiến năm 2010 tổng tài sản và dư nợ cho vay sẽ tăng gấp 3,6 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Để thực thi chiến lược này, năm 2008 ACB phấn đấu nâng chỉ tiêu hoạt động (bao gồm tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động tiền gửi khách hàng, và lợi nhuận) lên gấp 1,6 - 2 lần so với năm 2007. Các chỉ số tài chính chủ yếu như ROE sẽ được duy trì ở mức trên 30%; thu nhập ròng từ lãi/tổng tài sản bình quân 2,3%; thu nhập dịch vụ tăng gấp đôi. Vốn chủ sở hữu sẽ tiếp tục tăng thông qua việc dùng toàn bộ lợi nhuận chia cổ tức năm 2007 và thặng dư vốn 1.704 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ; chuyển đổi 550 tỷ đồng trái phiếu đổi thành cổ phiếu; và phát hành thêm 1.350 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (đa thực hiện trong tháng 02/2008). Ngoài ra, ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm: (1) triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống; (2) chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát; (3) giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn, và đầu tư của khách hàng; (4) tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động. Do môi trường kinh doanh của năm 2008 thay đổi nhanh như dự báo, ACB nhận thức được yêu cầu linh hoạt trong xây dựng các chương trình hành động ngắn hạn phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết liệt trong việc triển khai các dự án trọng điểm; và tận dụng tốt cơ hội. Với nỗ lực chung của tập thể ACB, 2008 sẽ là năm kết thúc một cách trọn vẹn chương trình hành động 5 năm 2004 - 2008, đồng thời tạo tiền đề thực hiện chiến lược kinh doanh 2008 - 2010 đầy tham vọng mà ACB đa đặt ra với tầm nhìn đến 2015. Giới thiệu về ngân hàng Á Châu-chi nhánh Văn Lang Quá trình thành lập Chi nhánh Văn Lang là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, là kênh phân phối của ACB tại TP.HCM Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 20/10/2005, ban đầu số nhân sự là 18 người, đến thời điểm hiện tại là 28 nhân viên, 90% nhân viên chi nhánh được qua đào tạo và có trình độ đại học trở lên. Hiện nay chi nhánh Văn Lang có 3 phòng giao dịch trực thuộc là: phòng giao dịch Gò Vấp, phòng giao dịch Nguyễn Thái Sơn, phòng giao dịch Thống Nhất. Cơ cấu tổ chức Bảng 3: Sơ đồ cơ cầu tổ chức của ACB-chi nhánh Văn Lang GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận HÀNH CHÁNH Phòng KINH DOANH PHÒNG GIAO DỊCH & NGÂN QUỸ Bộ phận A/O Bộ phận GIAO DỊCH – NGÂN QUỸ Bộ phận DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG VAY Bộ phận DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Bộ phận THANH TOÁN QUỐC TẾ Kết quả hoạt động trong thời gian qua Bảng 4: Kết quả hoạt động trong thời gian qua ĐVT: tỷ đồng Tiêu thức Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hiện tại Số dư huy động 68,5 360 650 750 Cá nhân 66 335 600 680 Doanh nghiệp 2,5 25 50 70 Cho vay 6,2 57,8 150 180 Cá nhân 5,9 37 125 150 Doanh nghiệp 0,3 20,8 25 30 Lợi nhuận -0,624 0,6 3,5 1 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Tình hình cạnh tranh trên địa bàn khá gay gắt, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đều tăng tốc nhằm giành lấy kết quả khả quan, do đó liên tục đưa ra những yêu đãi dành cho khách hàng ngày càng tốt hơn, tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Xung quanh chi nhánh hiện nay có khoảng 8 chi nhánh và các phòng giao dịch ngân hàng bạn do đó tình hình cạnh tranh khá gay gắt. Điểm mạnh: Thị trường Gò Vấp tập trung đông dân cư, phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh, xu hướng dân cư thiên về sử dụng các sản phẩm tiết kiệm, tài khoản và vay tiêu dùng. Huy động vốn tăng trưởng khá tốt, bên cạnh đó số lượng tài khoản thanh toán và các dịch vụ thanh toán cũng tăng trưởng tương tự. Về thị trường cho vay dư nợ tập trung là khách hàng cá nhân với các sản phẩm: cho vay mua nhà và xây dựng sửa chữa nhà, cầm cố sổ tiết kiệm, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Chất lượng tín dụng khá tốt tính đến 31/12/2007 không có khách hàng nào nợ quá hạn. Lượng khách hàng giao dịch của chi nhánh khá lớn, hiện nay chi nhánh luôn trong tình trạng quá tải trong giờ cao điểm, bình quân khách hàng hiện nay đến với chi nhánh từ 300 đến 400 người/ngày, đây là một lợi thế lớn cho chi nhánh trong việc thực hiện kế hoạch 2008. Đội ngũ nhân viên chi nhánh đa phần trẻ, có kinh nghiệm làm việc 1 năm trở lên, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra của hệ thống. Hiện nay chi nhánh đang triển khai và đưa vào hoạt động điểm nhận lệnh cùa sàn giao dịch vàng và đã được sự ủng hộ khá tốt từ khách hàng. Điểm yếu: Mặt bằng chật hẹp. Khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới vừa triển khai hơn 6 tháng do đó chưa có nhiều khách hàng. Định hướng trong thời gian sắp tới Thu hút khách hàng vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhiều hơn nữa. Tăng số dư tiền gửi huy động. Mở thêm phòng giao dịch và cuối năm 2008 sẽ có tất cả 5 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Tập trung vào nghiệp vụ cho vay vì nó mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4. CHƯƠNG 1.doc
  • doc1. LỜI CẢM ƠN.doc
  • doc2. LỜI NÓI ĐẦU.doc
  • doc3. mucluc CHƯƠNG 1.doc
  • doc5. mucluc CHƯƠNG 2.doc
  • doc6 .CHƯƠNG 2.doc
  • doc7. mucluc CHƯƠNG 3.doc
  • doc8. CHƯƠNG 3.doc
  • doc9 .ketluan - tailieuthamkhao.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan